LONTAR Vietnam

Page 1

Tháng mười hai 201 2

Ấ n p h ẩ m đ ặ t b i ệ t c ủ a V E C O I n d o n e s i a v à V E C O Vi ệ t N a m

Tuyên truyền về thực phẩn an toàn ở Việt Nam và Indonesia Ảnh: Caroline Huyghe

LONTAR - Tháng mười hai 201 2

1


Lời tựa/ Giới thiệu

Lời tựa/ Giới thiệu 2 3 4 5 6

16 Ảnh: Caroline Huyghe

Ấn phẩm đặc biệt VECO tự hào giới thiệu tới Quý vị ấn phẩm đặc biệt LONTAR do VECO Việt Nam và VECO In-đô-nê-xi-a hợp tác thực hiện. Trong quá trình triển khai chương trình phát triển chuỗi nông nghiệp bền vững, chúng tôi đã rút ra nhiều bài học kinh nghiệm và chuyên môn giá trị. “Thực phẩm an toàn cho sức khỏe” là chủ đề xuyên suốt ấn phẩm này và cũng là nội dung nhận được nhiều sự quan tâm tại cả hai quốc gia hiện nay. Nhằm cập nhật thông tin về chương trình, các cán bộ truyền thông của hai tổ chức đã có chuyến công tác trao đổi lẫn nhau trong thời gian 1 tuần. Tháng 8 vừa

qua, Caroline đã tới làm việc tại Java, In-đô-nê-xi-a và Anton cũng sang Việt Nam trong tháng 1 0. Đối với VECO và đối tác, ấn phẩm này là một tài liệu quan trọng nhằm trao đổi kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau, cùng nhìn nhận về các hoạt động đã và đang thực hiện … , cung cấp các thông tin, ý tưởng cho quá trình lập kế hoạch trong những năm tới đây.

Nhân dịp này, VECO kính chúc Quý vị mọi điều tốt đẹp nhất trong năm 201 3, một năm mới tràn đầy sức khỏe, hạnh phúc, thành công và tất nhiên … thật nhiều thực phẩm an toàn, bổ dưỡng!

Special “end-of-the-year” edition VECO is proud to welcome you to this special edition of the LONTAR, an edition developed jointly by VECO Indonesia and VECO Vietnam. Working on sustainable agricultural chain development both VECOs have gained valuable experience, but also encounter similar challenges. “Healthy Food” was chosen as the theme of this publication, a hot topic in both countries. To report on each other’s work, the communication officers swapped location for one week. Last Au-

2

LONTAR - Tháng mười hai 201 2

gust Caroline visited Java in Indonesia, and Anton visited Vietnam in October. For VECO and its partners this publication is an excellent occasion to exchange experiences, to reflect on our work and to give us some food for thought, which will help us in planning for the coming years. VECO wishes you all the best for 201 3. That the new year may bring you good health, a lot of joy, success, and of course... lots of delicious healthy food!

17 18 20 22 24

Lời tựa/ Giới thiệu Nhóm Biên tập Thông tin quốc gia Thông tin về VECO Indonesia Phóng sự

Quan điểm người tiêu dùng Tin chương trình Sống Khỏe - HFHL Tin quốc tế Đối tác viết Đội ngũ cán bộ Áp phích

Lontar (n) danh từ: cây cọ (Borassus flabellifer) là loài cây có lá được sử dụng để viết truyện; (n) danh từ: bản viết trên lá cọ, (v) và là động từ ném. Vì thế, chúng tôi coi LONTAR vừa là một danh từ vừa là một động từ. Tạp chí LONTAR là một phương tiện truyền thông để đưa tin về chuyền đề nông nghiệp bền vững điều mà Vredeseilanden (VECO) và các đối tác đang gây dựng.

Nhóm biên tập VECO Vietnam

Trưởng đại diện khu vực: Eduardo A Sabio Biên tập: Caroline Huyghe & Anton Muhajir Trợ giúp: Đối tác và cán bộ VECO Vietnam Trình bày: Syamsul "Isul" Arifin Địa chỉ Nhà số 4, khu chung cư 249A Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội, Việt Nam Tel: +84-4-6258 3640/41 Fax: +84-4-6258 3642 Email: vecovn@veco.org.vn Website: www.veco-ngo.org/veco-vietnam Ấn phẩm này được in bằng giấy tái chế theo đúng cam kết của Vredeseilanden phát triển bền vững về môi trường.


Nhóm Biên tập

Hỗ trợ Nông dân vì quyền lợi của người tiêu dùng Trên đường bay từ Việt Nam về Indonesia vào hồi giữa tháng 10/2012, tôi trung chuyển chuyến bay Suvarnabhumi ở Bangkok, Thái Lan. Trong lúcngồi chờ đợi chuyến bay về Bali, Indonesia, tôi đã xem tivi ở sân bay và tôi đã rất ngạc nhiên khi nghe được tin rằng thị trường rau ở Thái Lan đang bị khủng hoảng vì quốc gia này hiện đang phải đối mặt với vấn đề rau an không an toàn từ Trung Quốc tràn ngập trên thị trường Thái Lan. Một tuần sau khi tôi trở về Bali, tôi đã cố gắng tìm kiếm thông tin về thị trường rau ở Thái Lan trên mạng internet. Thông tin mà tôi đọc được lúc đó lần nữa xác nhận những gì tôi đã nghe tại sân bay. Nhiều loại rau ở Thái Lan đã được nhập khẩu từ Trung Quốc và không đáp ứng yêu cầu về tiêu chuẩn an toàn thực phẩm. Thông tin này đã làm tôi rất ngạc nhiên vì tôi vẫn nghĩ rằng Thái Lan luôn là một quốc gia xuất khẩu nhiều nông phẩm sang Indonesia nhưng hóa ra Thái Lan cũng tương tự như Việt Nam hay Indonesia, hiện đang tràn ngập khắp nơi những sản phẩm rau nhập khẩu không an toàn. Điều này có nghĩa là các quốc gia Đông Nam Á cần phải tự có những nguồn rau sạch và an toàn cho mình. Việc tràn ngập rau và hoa quả không an toàn này là một hiện tượng trớ trêu khi người tiêu dùng hiện đang có nhu cầu tiêu thụ nhiều hơn sản phẩm rau sạch và an toàn. Ví dụ tại Indonesia, người dân ngày càng hiểu hơn về tầm quan trọng của việc ăn thực phẩm tự nhiên sạch, an toàn, hữu cơ…Khi thu nhập của người dân ngày càng tăng, nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm hữu cơ tại Indonesia cũng ngày càng tăng. Các cửa hàng bán rau hữu cơ hiện đang mọc khắp nơi vì người dân có xu hướng muốn có lối sống an toàn, lành mạnh. Khi nhu cầu tiêu thụ thực phẩm an toàn từ phía người tiêu dùng càng cao thì dẫn tới việc gia tăng số lượng nông dân áp dụng các biện pháp canh tác hữu cơ và an toàn. Tại

Indonesia và Việt Nam, ngày càng nhiều bà con nông dân giảm sử dụng hóa chất hoặc chuyển hẳn sang canh tác hữu cơ các sản phẩm rau để cung cấp cho người tiêu dùng. Một hệ thống nhằm mục đích tạo lập niềm tin giữa nông dân và người tiêu dùng đó là hệ thống PGS. Thông qua hệ thống này, người tiêu dùng có thể hiểu được quy trình sản xuất rau mà họ mua và tiêu thụ. Và họ còn biết được việc chi tiêu tiền để mua rau an toàn có hợp lý không. Hệ thống này khá thú vị vì nó đem lại lợi ích cho cả bà con nông dân và cho cả người tiêu dùng. Do đó, nhà nước cần hỗ trợ hơn nữa đối với hoạt động sản xuất rau an toàn, thay vì đi nhập khẩu rau từ nước khác. Cần hỗ trợ bà con nông dân để giúp họ chuyển sang hình thức canh tác hữu cơ hoặc canh tác tự nhiên. Tiến hành tuyên truyền người tiêu dùng về vai trò của thực phẩm an toàn. Thúc đẩy người tiêu dùng tin tưởng người sản xuất rau trong nước và xóa đi suy nghĩ rằng rau trồng trong nước là không đạt tiêu chuẩn. Thông qua những hình thức nói trên, người tiêu dùng sẽ có thể mua rau an toàn một cách nhanh hơn và với mức giá hợp lý hơn trong khi nông dân vẫn có thể gia tăng sản xuất và doanh thu. Cả hai bên đều có lợi mà không phải phụ thuộc vào nước khác về sản phẩm rau với một chất lượng chưa đảm bảo về độ an toàn được nhập vào nước mình. [Anton Muhajir]

Spoiling Consumers to Support Farmers

On my way back to Indonesia from Vietnam mid October, I had to transit at Suvarnabhumi Airport in Bangkok, Thailand. While waiting for the plane to Bali, I watched television at the airport. One news item shocked me: apparently vegetable production in Thailand is in crisis, and the country faces a flood of unhealthily vegetable products from China.

THIS news from Thailand surprised me because I had always thought that Thailand was an exporter of a wide range of agricultural products to Indonesia. But, it turns out, like Vietnam and Indonesia, that country too is facing an onslaught of unhealthy imported vegetables. Which means that countries across South East Asia need to have their own sources of healthy vegetables. This attack of unhealthy vegetables (and fruit) is ironic in view of the growing demand for healthy vegetables. In Indonesia, for example, there is growing consumer awareness of the importance of eating natural foods, also known as healthy, safe, organic and so on. With the growing new middle class, demand for organic products in Indonesia is growing. In Bali, too. Organic outlets are springing up everywhere as this new middle class chooses to live a healthy lifestyle. Interestingly, demand for healthy foods from these consumers has coincided with an increase in the number of farmers who are adopting healthy, natural or organic farming techniques. In Indonesia and Vietnam, an increasing number of farmers are reducing their use of chemical inputs

or even switching to organic farming of vegetable products. One system to build trust between these farmers and consumers is the Participatory Guarantee System (PGS). Through this system, consumers can see how the vegetables that they buy and consume are produced. They also know where the money that they spend will go. This system is interesting because it benefits both sides: the consumer and the farmer. So, the governments of both these countries should offer more support to healthy vegetable farming in their respective countries, rather than importing vegetables from abroad. Support small farmers to switch to natural or organic farming. Spreading information to consumers about the importance of eating healthy food. Facilitating consumers to trust vegetable producers in their own country, rather than thinking of locally grown vegetables as substandard. In this way , consumers will be able to get healthier vegetables more quick and cheaper. And this will enable farmers to increase their production and sales. Both sides benefit, without having to rely on other countries that in fact sell poisoned vegetables. [Anton Muhajir] LONTAR - Tháng mười hai 201 2

3


Thông tin quốc gia

Indonesia Ngày 11 tháng 8 – Khi vừa đặt chân tới sân bay quốc tế Denpasar ở Bali, tôi bị bất ngờ và cảm thấy dễ chịu bởi không khí khô và trong lành ở đây. Đúng vậy! tôi đã để lại sau lưng không khí nồm của mùa hè Hà Nội, thật tuyệt vời!

Ảnh: Anton Muhajir

TRONG một chuyến taxi thú vị, người lái xe có nụ cười tươi hết cỡ đã giới thiệu cho tôi về đạo Hindu, thuyết duy linh, thiền và về lối sống của người Bali … Hôm sau, một ngày chủ nhật nắng đẹp tôi đã khám phá Sanur bằng xe đạp, hít thở gió biển trong lành quyện với hương hoa đại. Sau một hồi dạo chơi bên bờ biển, thưởng thức bữa trưa “gadogado” thịnh soạn, tôi trở về nhà khách. Corry, cô chủ nhà hỏi về mục đích chuyến đi 3 tuần này của tôi ở Indonesia. Tôi giải thích sống động về chuyến thăm quan học hỏi và về công việc của VECO, nói rằng chúng tôi làm việc với những hộ nông dân nhỏ, giúp họ kết nối với thị trường và quảng bá thực phẩm an toàn tới tay người tiêu dùng. “Ồ, công việc đó thật tuyệt...thật sự cần thiết cho khu vực này. Tôi cũng biết người ta dùng nhiều hóa chất trong việc sản xuất và chế biến thực phẩm lắm, tôi biết chắc chắn nó không hề tốt cho sức khỏe chút nào. Nhưng mà sản phẩm hữu cơ thì đắt quá, không phải ai cũng có điều kiện dùng nó.” Phản ứng này cũng hoàn toàn có thể xuất phát từ bất

4

LONTAR - Tháng mười hai 201 2

cứ phụ nữ Việt Nam nào sau khi tôi chia sẻ như vậy. Sau đó khi xem thực đơn của một quán ăn nhỏ (warung), tôi không thể tìm món nào mà không có cơm (cơm là nasi trong tiếng Bahasa); nasi campur, nasi goreng, gado gado, chè gạo…nasi ở khắp nơi. Thường thì người ta phục vụ một đĩa khá nhiều cơm có kèm cả thịt gà và một ít rau…nhưng cơm (gạo) là món ăn chính, 3 bữa một ngày. Thế nên cũng không ngạc nhiên khi Indonesia là một trong những nước tiêu thụ gạo lớn nhất thế giới. Tính theo đầu người thì lượng tiêu thụ gạo vào khoảng 1 30-1 40 kg. Một câu hỏi bất chợt xuất hiện trong đầu tôi: Liệu nền nông nghiệp của Indonesia có sản xuất đủ lượng gạo như vậy để đáp ứng nhu cầu cho người dân. Mặc dù Indonesia là nước sản xuất gạo lớn thứ 3 thế giới nhưng nếu so với dân số 248 triệu

người thì dường như khả năng đáp ứng đủ lương thực vẫn là một vấn đề khó có thể giải quyết. Indonesia cũng đã nhiều lần nhập khẩu gạo từ những nước sản xuất khác như Việt Nam, Myanmar và Thái Lan. Vấn đề không phải ở chỗ thiếu tài nguyên thiên nhiên cũng như nguồn nhân lực, vì trên thực tế Indonesia có nguồn tài nguyên và nhân lực rất lớn. Nhưng yếu tố chính để thành công lại là các chính sách của vùng và quốc gia dành ưu tiên đúng đắn cho việc phát triển nông nghiệp, giải quyết những vấn đề như việc tiếp cận đất đai, giống và nước của nông dân… Khi nói tới Indonesia, tôi phải nhắc tới hình dạng đặc thù của nó, đó là một quần đảo….cả quốc gia rộng lớn trải dài trên 1 7,508 đảo lớn nhỏ, trong đó 6000 đảo có dân cứ sinh sống. Dọc theo lãnh thổ, Indonesia có tới 300 nhóm dân tộc bản địa riêng biệt. Câu khẩu hiệu của quốc gia Indonesia đó là "Bhinneka Tunggal Ika" (“Đoàn kết trong đa dạng”), thể hiện rõ tính đa dạng về con người và tôn giáo đã tạo nên đất nước này. Indonesia được biết tới do sự phát triển kinh tế rất nhanh chóng, và được coi như thiên đường cho các nhà đầu tư nước ngoài. Mặc dù vậy hiện nay Indonesia vẫn phải đối mặt với các vấn đề về khoảng cách giầu nghèo đang gia tăng, môi trường dần suy thoái, xung đột của các tôn giáo….còn rất nhiều thử thách phía trước. [Caroline Huyghe]


Thông tin về VECO Indonesia

Thông tin về VECO Indonesia

Ảnh: Anton Muhajir

VECO Vietnam và VECO Indonesia có khá nhiều điểm tương đồng. Tiền thân cả hai đều từ tổ chức Flemish hỗ trợ phát triển (FADO). Tại Indonesia, FADO triển khai chương trình nông nghiệp bền vững ở Flores, East Nusa Tenggara. Còn tại Việt Nam FADO hỗ trợ chương trình tin dụng và giúp phục hồi rừng ngập mặn ở Cần Giờ- miền Nam Việt Nam.

NĂM 2001 , FADO sát nhập với hai tổ chức tài trợ khác ở Bỉ là Vredeseilanden và Coopibo. Cả ba cùng làm về những vấn đề nhân văn và phát triển bền vững ở các nước đang phát triển. Sau khi sát nhập cả 3 tổ chức thống nhất lấy Vredeseilanden làm tên chung, hay gọi tắt là VECO tại các văn phòng khu vực – viết tắt của Vredeseilanden Country Office. Chương trình của VECO Indonesia có 3 mục tiêu chính, cũng giống như Việt Nam đó là: cải thiện vị thế của các tổ chức nông dân trong các chuỗi giá trị nông nghiệp, từ sản xuất tới tiêu thụ; góp phần xây dựng chính sách quốc gia và quốc tế để hỗ trợ nông dân; và khuyến khích người tiêu dùng chuyển sang sử dụng các sản phẩm bền vững. Ở Indonexia, VECO làm việc với nông dân về 5 mặt hàng chính ở 4 đảo là cà phê (đảo Sulawesi, Flores), gạo (đảo Java and Flores), ca cao (đảo Sulawesi, Flores), lạc (đảo West-Timor) và hạt điều (đảo Flores). Trong chuỗi cà phê, ca cao và gạo, VECO Indonesia

hợp tác chặt chẽ với các đối tác kinh tế tư nhân. Các công ty như Mars, Armajaro, SBO, Toarco và Indocom đã cung cấp những khóa tập huấn rất bổ ích cho nông dân, nhưng quan trọng nhất vẫn là thị trường tiêu thụ ổn định mà họ mang lại. Cũng chính vì quy mô, kinh nghiệm và chuyên môn trong phát triển chuỗi đó mà VECO Việt Nam coi VECO Indonesia như “anh cả” để học hỏi.

Cũng như Việt Nam, VECO Indonesia hỗ trợ những hộ nông dân quy mô nhỏ có diện tích đất sản xuất không lớn. Sống khỏe với thực phẩm an lành. Trụ sở chính của VECO Indonesia đặt tại Denpasar, Bali. Ngoài ra còn có các văn phòng thực địa tại các hòn đảo khác nhau chịu trách nhiệm về hoạt động hằng ngày và liên lạc với các đối tác tại địa phương .

LONTAR - Tháng mười hai 201 2

5


Phóng Sự

AP P O L I ( L i ê n m i n h N ô n g d â n C a n h tá c H ữu cơ B oyol a l i ) Gạo là một trong những loại lương thực quan trọng nhất trên thế giới, mang lại thu nhập cho hàng triệu nông dân sản xuất quy mô nhỏ và đối với nhiều người trên thế giới thì gạo là loại lương thực không thể thiếu được trong bữa ăn của mình. Hiện nay nhu cầu gạo trên thế giới ngày càng tăng. Đây không những là xu hướng đối với các loại gạo thông thường mà ngày càng có nhiều người tiêu dùng mong muốn sử dụng gạo hữu cơ được chứng nhận … gạo an toàn đối với sức khỏe.

6

LONTAR - Tháng mười hai 201 2

Ảnh: Caroline Huyghe


Phóng Sự TƯƠNG tự tại In-đô-nê-xia, đây là cơ hội kinh doanh tốt đối với người nông dân. Tại Boyolali, thuộc phía đông của Central Java, nông dân bắt đầu sản xuất gạo hữu cơ từ năm 2005 và sản phẩm này đã tạo được thương hiệu cho mình. Để đảm bảo chất lượng sản phẩm với người tiêu dùng, trong năm 2007, nông dân tại đây đã quyết định thành lập Liên minh APPOLI (Liên minh Nông dân Canh tác Hữu cơ Boyolali), một tổ chức bao gồm các thành viên là nông dân sản xuất gạo hữu cơ. Tầm nhìn của APPOLI là trở thành tổ chức nông dân vững mạnh, định hướng kinh doanh, sản xuất gạo an toàn được chứng nhận và đảm bảo chất lượng cao đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường. Trong năm 2007-2008, tổ chức này bắt đầu thực hiện các hoạt động nâng cao nhận thức người tiêu dùng và tới năm 2009 họ bắt đầu triển khai Hệ thống Kiểm soát Quốc tế (ICS) nhằm đảm bảo chất lượng, truy nguyên nguồn gốc và cấp chứng nhận hữu cơ cho lúa gạo. Vào năm 201 0, APPOLI trở thành hiệp hội, có tư cách pháp nhân và là đối tác chính của VECO. Vào sáng ngày 29/8, chúng tôi có mặt tại văn phòng APPOLI để tìm hiểu về hệ thống ICS và tiêu chuẩn hữu cơ. Các thành viên của APPOLI đã đón tiếp chúng tôi rất nhiệt tình và Ông Susatyo, Chủ tịch APPOLI giải thích về mục tiêu của APPOLI trong đó hướng tới tăng thu nhập cho nông dân áp dụng biện pháp canh tác hữu cơ. Để đạt được mục tiêu này, APPOLI đã tập huấn kỹ thuật cho nông dân về phương pháp tự sản xuất

vật tư đầu vào hữu cơ như phân vi sinh, xây dựng hệ thống tiêu thụ tập thể, đây chính là thách thức lớn nhất. Ban thư ký của APPOLI đang triển khai 3 loại hình dịch vụ (đối với các thành viên và những người không phải là thành viên APPOLI) cơ cấu thành 3 bộ phận làm việc chặt chẽ với nhau. Bộ phận ICS hỗ trợ nông dân sản xuất gạo chất lượng cao, bộ phận kinh doanh chịu trách nhiệm bán hàng và tìm kiếm khách hàng mới, bộ phận kết nối mạng lưới đảm nhận việc liên lạc, huy động nông dân tham gia áp dụng hệ thống ICS. Ông Chủ tịch tự hào cung cấp cho chúng tôi một vài con số khá ấn tượng: “Hiện tại, APPOLI có 67 nhóm nông dân với tổng số 3328 thành viên, trong đó có 1 8 nhóm đang áp dụng tiêu chuẩn ICS (1 027 nông dân). Từ 2011 đến nay, gạo do 3 nhóm (68 thành viên) đã được cấp chứng nhận Tiêu chuẩn Quốc gia In-đônê-xi-a (SNI) do BIOCERT cấp, đây là cơ quan cấp chứng nhận hữu cơ quốc gia. Ông Muhdi, Giám đốc Quản lý ICS đã nhấn mạnh sự hỗ trợ của VECO Inđô-nê-xi-a và LSKBB - một tổ chức phi chính phủ địa phương, trong quá trình triển khai các hoạt động. “LSKBB làm việc với vai trò tư vấn, hỗ trợ APPOLI trong việc vận động hành lang với chính quyền cấp tỉnh, kêu gọi hỗ trợ thành lập hệ thống ICS và tài trợ trang thiết bị và cơ sở hạ tầng cần thiết cho chúng tôi”. Ông Muhdi giải thích thêm về quy trình thực hiện và áp dụng ICS “Sau khi chúng tôi thông báo cho các thành viên về việc triển khai ICS, các nhóm nông

dân phải thảo luận về nguyên tắc cũng như quy định của hệ thống. Đây là quy trình mất khá nhiều thời gian trước khi chúng tôi đi đến sự thống nhất cuối cùng. Sau đó, chúng tôi đã xây dựng các biểu mẫu và các loại tài liệu khác nhau (như đơn đăng ký, hợp đồng với APPOLI, bản đồ khu vực canh tác, biểu mẫu kiểm tra và theo dõi nguyên liệu đầu vào), sổ tay hướng dẫn toàn bộ quy trình ICS từ đầu đến cuối”. Việc thuyết phục nông dân sản xuất gạo hữu cơ khó mà trở ngại chính là công tác kiểm soát chất lượng. Hệ thống ICS đòi hỏi nhiều bước tài liệu hóa và mỗi bước phải được tuân thủ một cách cẩn thận. Cấp chứng nhận cho gạo là một quy trình khá dài…và ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố bên ngoài như ô nhiễm nguồn nước là rất khó kiểm soát. Bộ phận ICS của APPOLI được tổ chức tốt, phân công nhiệm rõ ràng giữa các cán bộ và thành viên. Đầu mỗi mùa vụ, cán bộ hiện trường sẽ thu thập các tài liệu điền đầy đủ từ nông dân và gửi về bộ phận lưu trữ hồ sơ của Ban thư ký. Tại đó, các số liệu sẽ được xử lý và cập nhật vào máy tính. Sau đó, những nông dân chuyên trách tiến hành thanh tra nội bộ trước khi trình ban phê duyệt, đơn vị chịu trách nhiệm kiểm tra kỹ lưỡng toàn bộ hồ sơ. Thanh tra của BIOCERT (Cơ quan chứng thực sản phẩm hữu cơ của Indonesia) chỉ tới kiểm tra 1 lần trong năm. Trước đây, nông dân không đạt yêu cầu sau đợt kiểm tra chủ yếu là do đường xá, ô nhiễm nguồn nước. APPOLI hy vọng BIOCERT sẽ sớm

Organic Rice in Boyolali Rice is one of the world’s most important food crops, bringing income to millions of small scale farmers, and food to the table...as rice is for many people around the world indispensable in their diet. The demand for rice is increasing worldwide. Not only this is a trend for conventional rice, but more and more consumers want to eat certified organic rice... healthy rice!

THIS is not different in Indonesia, presenting great business opportunities for farmers. In Boyolali, located in the eastern part of Central Java farmers have been producing organic rice since 2005 and its rice has a very good reputation. To ensure consumers that the rice they are buying is healthy farmers decided in 2007 to set-up APPOLI

(Organic Farmer Alliance Boyolali), a rice farmer organisation whose members are organic rice producers. The vision of APPOLI is to become a strong, business-oriented farmer organisation, producing high quality, certified and healthy rice to tap the rising demand. In 2007-2008 the organisation started with consumer awareness activities, after

which in 2009 they started implementing the International Control System (ICS) to guarantee the quality, traceability and organic certification of the rice. When in 201 0 APPOLI received its legal status as an association it became VECO’s boundary partner. On Wednesday morning August 29th we gather at the APPOLI office to learn LONTAR - Tháng mười hai 201 2

7


Phóng Sự được công nhận trên thế giới, vì vậy sản phẩm của họ có thể tiếp cận được với thị trường quốc tế. Gần đây APPOLI có 3 khách hàng mới tuy nhiên gạo của họ vẫn chưa có đầy đủ chứng nhận để bán. Nhằm giải quyết vấn đề này, APPOLI hỗ trợ 3 nhóm nông dân mới triển khai hệ thống ICS, hai trong số đó (1 20 nông dân) đang trong quá trình cấp chứng nhận quốc tế do IMO Thụy Sỹ cấp. APPOLI mong muốn đạt được các tiêu chuẩn của Châu Âu, Nhật, Hoa Kỳ và tiêu chuẩn Công bằng cho Cuộc sống (Fair for life) để có thể mở rộng thị trường với sản phẩm gạo chất lượng cao. Trong chuyến công tác tại Boyolali, chúng tôi đã đi thăm 2 ngôi làng có tên là Catur và Dlingo. Tại làng Catur, nhóm nông dân Budi Rahatu được biết đến vì đã tạo ra phân hữu cơ chất lượng cao cung cấp APPOLI và các nông dân khác (công thức sản xuất được đính kèm). Tại làng Dlingo, chúng tôi đã thấy được khía cạnh khác của chuỗi sản xuất lúa gạo vì ngôi làng này phụ trách công tác sấy và lưu trữ lúa trong kho trước khi xay xát và đóng gói. [Caroline Huyghe]

about organic standards and ICS. We are warmly welcomed by the team and Mr. Susatyo Chairman of APPOLI (and farmer) immediately clarifies APPOLI’s ambition to us, which is to increase farmer’s income by organic farming practices. To reach this goal APPOLI trains farmers on technicalities, to produce organic inputs like bio-fertiliser and to set-up a collective marketing system. The latter still remains the biggest challenge. The farmer organisation’s secretariat offers three services (for members and non-members of APPOLI), structured in three divisions which work closely together. The ICS division supports farmers to deliver high quality rice, the business division is responsible for sales and contacting new buyers, while the networking division contacts and convinces more farmers to implement ICS. The Chairman proudly presents us some interesting numbers: “Today the farmer organisation counts 67 farmer groups with 3328 members, of which 1 8 groups are already implementing ICS standards (1 027 farmers). Since 2011 the rice of three farmer groups (68 farmers) is certified organic under Indonesian

8

LONTAR - Tháng mười hai 201 2

Lao động trẻ tại APPOLI APPOLI hiện có 6 tình nguyện viên được chi trả trợ cấp. Sau năm 201 3, tổ chức sẽ tiến hành trả lương cho họ. Điều này có nghĩa là tổ chức nông dân không những mang lại giá trị cho thành viên mà còn tạo công ăn việc làm… thu hút lao động trẻ. Khi thăm APPOLI, tôi rất vui khi được trò chuyện với 2 cán bộ trẻ về động lực làm việc của họ?. Giyartu (1 8 tuổi) và Sidiq (25 tuổi), cả hai hiện đang là tình nguyện viên tại APPOLI, họ đã kể cho tôi nghe về những câu chuyện của mình. “Tôi xuất thân từ một gia đình nông dân có thu nhập thấp. Tôi có 2 anh trai, một người làm việc tại nông trang của gia đình còn người kia hiện là tài xế”. Giyarti nói thêm “Tôi trước đây có việc tại một siêu thị nhưng khi nghe tới cơ hội tình nguyện tại APPOLI, tôi rất muốn tham gia. Với công việc này, tôi có thể góp phần giúp người dân có tương lai tốt đẹp hơn và xây dựng liên minh theo ‘định hướng kinh doanh’. Qua quá trình làm việc ở đây, tôi đã gặp gỡ với rất nhiều người, kết thân với những người bạn tốt và học được kiến thức về nông nghiệp hữu cơ”. Tôi muốn nâng cao kỹ năng thúc đẩy bởi một trong những nhiệm vụ của tôi là liên hệ với thành viên mới, thông báo cho họ về hệ thống ICS. Trong tương lai, tôi sẽ đảm nhận việc thiết lập quan hệ và hợp đồng với bên mua, trong và ngoài nước…đây chính là ‘phần kinh doanh’ trong công việc của tôi.” “Tôi theo học ngành nông nghiệp và rất vui khi được làm công việc này vì tôi có thể áp dụng kiến thức tại giảng đường vào thực tiễn”, Sidiq tự hào giới thiệu về mình. “Tôi được học rất nhiều điều mới mẻ, từ nông nghiệp hữu cơ đến hệ thống ICS, tiêu thụ sản phẩm và tài liệu hóa. Tôi biết làm thể nào có thể kết nối công việc với hoạt động kinh doanh và cách tiếp thị sản phẩm của mình tốt hơn”. [Caroline Huyghe] National Standard (SNI) by BIOCERT, a national organic certification agency. Mr. Muhdi, ICS Manager, highlights the importance of the support from VECO Indonesia and LSKBB - a local NGO - during implementation of the activities. “LSKBB works as a consultant/service provider to APPOLI, supporting us with lobbying the Provincial government asking for support to set up the ICS and to fund necessary equipment and infrastructure”. Interested to learn how the ICS is implemented Mr. Muhdi explains in detail the process: “After we informed the members on the implementation of ICS, the farmer groups had to discuss the rules and regulations of the system. This was a long and tiring process before we all agreed. Afterwards we had to develop different forms and documents (registration form, contract with APPOLI, map of farming area, input and inspection form) and a manual explaining

well the whole ICS process from A-Z.” It seems that convincing farmers of producing healthy organic rice was not so hard, but controlling the quality is. ICS entails a lot of documentation and each step has to be followed carefully by farmers. Getting rice certified is a long process... and then there are external factors such as water contamination, which are hard to control. The ICS division of APPOLI is well structured and tasks are well coordinated amongst the staff and farmer members. Every beginning of the season the field workers gather the filled-out documents of farmers, which they send to the documentation unit at the secretariat. Here they gather and process the data into the computer. Assigned farmers then perform the internal inspection which then passes the critical eye of the approval commission, who thoroughly checks all required documents. The external inspector from BIOCERT (Indo-


Phóng Sự

Ảnh: Caroline Huyghe

nesian certification body for organics) only comes in once a year. When farmers have failed inspections in the past it was mainly because of road, water or stable contamination. APPOLI hopes that BIOCERT will become internationally recognised, so their rice can more easily find its way to the international market. APPOLI has recently been contacted by three new buyers, unfortunately there is not yet enough certified rice to sell. Currently three new farmer groups will start implementing ICS and two groups with 1 20 farmers are in the process of becoming internationally certified. This will bring the total ICS certified farmer groups to 21 . During the visit to Boyolali we had the pleasure to visit two villages, Catur and Dlingo. In Catur the Budi Rahatu farmer group is known for making high quality organic fertilizer which it sells to members of APPOLI and other farmers. At Dlingo village we could see another part of the rice production chain, as this village is responsible for the drying and storage of rice in its warehouse, after which it is milled and packed. [Caroline Huyghe]

Youngsters at APPOLI APPOLI currently employs six people working as volunteers, receiving an honorarium payment. From 201 3 onwards salaries will be paid. This means that the farmer organisation does not only create value for its members, but also offers jobs... attracting young people. Visiting APPOLI I had the pleasure to ask two young staff members what it is that motivates them? Giyarti (1 8) and Sidiq (25) both volunteering at APPOLI told me their story. “I come from a farmer family with little income. I have two older brothers, one of them works on the family farm, and the other is a driver,” says Giyarti. “I used to have a small job in a supermarket but when this volunteering opportunity at APPOLI arose I wanted to be involved. Through this job I can contribute to a better future for family farmers and this through developing the organisation in a more ‘business oriented way’. Through my work here I have met a lot of people, made very good friends and have learned so much on organic agriculture. I would like to improve my facilitation skills as one of my tasks is to contact new, potential farmer members, informing them about ICS. In the future I see myself in charge of setting up relationships and contracts with buyers, national and international... so the real ‘business side’ of the work.” “I studied agriculture and I am very happy with this job as I can put in practice what I learned in theory at university,” Sidiq proudly introduces himself. “I have learned so many new things, from organic farming to ICS (International Control System), marketing and documentation. I want to learn how we can link the work we do with business and how to better market our products.” [Caroline Huyghe]

LONTAR - Tháng mười hai 201 2

9


Reportase

Rau an toàn ngày càng nhiều ở Việt Nam

Chúng tôi đã được đón tiếp bằng bữa cơm thật ấm cúng hồi đầu tháng 10 trong chuyến công tác đến Việt Nam.Tôi thực sự không biết tên gọi các món trong bữa ăn là gì nhưng quả thực có rất nhiều món khác nhau. Một vài món mà tôi có thể gọi tên được đó là măng, gà đồi, đậu phụ, canh và cà tím.

Ảnh: Anton Muhajir

10

LONTAR - Tháng mười hai 201 2


Phóng Sự nông nghiệp đô thị này đáp ứng nhu cầu về rau của người dân Việt Trì và khu vực lân cận kể cả món cá mà chiều hôm đó chúng tôi có cơ hội thưởng thức.

Khan hiếm rau an toàn

Cùng với 2 cán bộ của VECO Việt Nam, 3 nông dân và anh lái xe, chúng tôi ngồi quây quần trên sàn nhà. Sau khi giới thiệu và tán gẫu với nhau, chúng tôi bắt đầu dùng bữa theo phong cách Việt Nam. Trước tiên, chúng tôi uống chút rượu địa phương rồi thưởng thức mỗi loại rau một ít. Sau đó, chúng tôi vừa ăn

thịt, đậu phụ và rau vừa nhâm nhi uống rượu. Chiều hôm đó, chúng tôi dùng bữa tại xã Tân Đức, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, cách Hà Nội khoảng 2 giờ lái xe. Giống như những thành phố khác ở Việt Nam, Việt Trì cũng có hình thức canh tác nông nghiệp đô thị. Những khu canh tác

Người Việt Nam dùng rau rất nhiều trong các bữa ăn, đặc biệt là bữa trưa và bữa tối. Mỗi bữa ăn thường có 2 hoặc 3 loại rau khác nhau, chủ yếu là rau sống và tươi . Còn cơm, món ăn chính của người Indonesia, được dùng sau cùng trong bữa ăn của người Việt. Nhu cầu tiêu dùng rau ở Việt Nam rất cao. Không có bữa ăn nào mà không có rau. Ví dụ, chỉ tính riêng năm 2002, sản lượng rau tiêu thụ tính theo đầu người ở Việt Nam là 80 kg trong khi đó con số này ở Indonesia chỉ là 48 kg. Đứng trước nhu cầu ngày càng cao, bà con nông dân đã sử dụng nhiều kỹ thuật khác nhau để sản xuất rau, trong đó có sử dụng các nguyên liệu đầu vào như phân bón và thuốc trừ sâu. Bà con đã sử dụng hóa chất mà không theo hướng dẫn và nhiều trường hợp thậm chí còn dùng những hóa chất bị cấm sử dụng. Vì vậy mà Việt Nam rất hiếm rau an toàn. Theo số liệu tổng kết của VECO Việt Nam, trong năm 2009, Việt Nam chỉ có 4.8% đất canh tác được sử dụng để trồng rau an toàn. Kể từ 2008, nông dân Tân Đức đã đóng góp vào tỷ lệ 4.8 % này khi bà con nông dân bắt tay vào công tác sản xuất rau an toàn. Việc sản xuất rau an toàn đã tạo ra

Safe Vegetables More Readily Available in Vietnam A spread fit for a party greeted us early October. I don’t know what each of the dishes were called. But there were lots of them. There were bamboo shoots, free-range chicken, tofu, green vegetable soup, baby aubergines, to name just a few.

WE sat in a circle. Besides me, there were two VECO Vietnam staff, three local farmers, and our driver. We sat on the floor, circling this gastronomic feast. After introductions and some chatting, we started to eat, Vietnamese style. First we had ruou, a local rice spirit. Then we put a little bit of each of the vegetables in our bowl. Then meat, tofu, vegetables, interspersed with a small glass of ruou. That afternoon, we were eating at Tan Duc Community, in Viet Tri, Phu Tho

Province, Vietnam. It’s about a 2 hours’ drive north from Hanoi. Like other towns in Vietnam, Viet Tri has urban farming. These urban farms provide enough vegetables for the people of Viet Tri and the surrounding areas, as well as the fish we enjoyed that afternoon.

Scarce

For the Vietnamese, vegetables are an important part of their diet, particularly for lunch and dinner. Every meal is

served with at least two or three kinds of vegetable, mainly raw and unseasoned. Rice, the staple food for Indonesians, is in Vietnam eaten at the end of the meal. So demand for vegetables in Vietnam is very high. No meal is ever served without vegetables. As an example, in 2002 alone, consumption of vegetables in Vietnam was 80 kg per capita. In Indonesia, this is only around 48 kg per capita. Because of this high demand, farLONTAR - Tháng mười hai 201 2

11


Phóng Sự

mers use a wide range of techniques to produce vegetables. This including the use of a lot of chemical inputs, such as fertiliser and pesticide. Farmers use chemicals without following the instructions. Sometimes they even use banned chemicals. So, safe vegetables are rare in this country. According to VECO Vietnam data, in 2009, only 4.8% of farmland is used to grow safe vegetables in this country. Since 2008, farmers in Tan Duc have been part of the 4.8%. They now produce safe vegetables. This change in production system incorporates all stages, from land preparation to sales. Farmers used to use large volumes of chemicals. Including, just as examples, B58, Bonitox, Paragon and others. “Whenever we got pests, we just sprayed the crops. We had no idea how to apply them properly,” said Nguyen Yan Thanh, a local farmer. Thanh began to change when he became aware of the risks of excessive use of chemicals. Now he uses organic fertilisers, such as compost. His production system has also changed: by rotating crops he is able to grow more

12

LONTAR - Tháng mười hai 201 2

varieties of vegetables. On his 20 x 5 metre plot, Thanh produces around 700 kg to 1 ton of vegetables a year. To ensure that the vegetables produced meet health standards, Thanh and other farmers who are members of the Tan Duc Cooperative adopt the Partcipatory Guarantee System (PGS). Using this system, Thanh and the other farmers in Tan Duc Cooperative are able to produce healthier vegetables because this system restricts the use of chemical inputs. PGS is a guarantee for consumers and buyers that the vegetables from these farmers have been produced in a healthy way.

Loyal

From the gardens near their homes, the farmers in Tan Duc Community sell their vegetables every morning in Viet Tri, a town about 1 0 km from their village. Le Thi Minh is one of the members of the Tan Duc Cooperative who sells vegetables at the town’s market every morning. Viet Tri market is packed with vegetable and fruit sellers every morning. From around 6 a.m., hundreds of traders fill the market. Their stalls are open until around 1 0 a.m. This is also

what Minh does. But Minh and his four colleagues are different from most of the vegetable sellers in the market. While other vegetable stalls offer their goods from plastic sheets spread on the dirt floor, Minh and his friends sell theirs from a special stall. The vegetables are arranged neatly on tables, in the 20 x 5 metre kiosk. Above them is a banner, which says in Vietnamese Rau An Toan Tan Duc, which means safe vegetables from Tan Duc. Only members of Tan Duc Cooperative and farmers who apply PGS are allowed to sell vegetables from this outlet. This arrangement means that the vegetables customers by from the Tan Duc farmers are cleaner and healthier. “I think that its cleaner and nicer to buy from here,” said Le Thuy Hanh, a customer at the kiosk. Hanh is a regular customer at the Tan Duc Cooperative’s outlet. Every morning, this owner of a restaurant in Viet Tri buys 4-5 varieties of vegetable. Although the prices are higher than elsewhere, this is not an issue. “Because I know where the money I spend is going to,” he said.


Phóng Sự một sự thay đổi toàn bộ quy trình, từ khâu chuẩn bị đất đến khâu bán hàng. Trước đây, bà con nông dân sử dụng một lượng lớn hóa chất như B58, Bonitox, Paragon và các loại hóa chất khác. Ông Nguyễn Văn Thành, một người dân địa phương cho biết “Trước cứ khi nào có sâu bệnh tấn công thì chúng tôi mới phun thuốc mà không biết phun thế nào thì đúng cách” Ông Thành đã bắt đầu thay đổi kỹ thuật khi nhận thức rõ những nguy cơ của việc sử dụng quá liều lượng hóa chất cho phép. Hiện tại ông đang chuyển sang dùng các loại phân bón hữu cơ, ví dụ như phân ủ. Phương pháp canh tác của ông cũng đã thay đổi, ông áp dụng luân canh tăng vụ để có thể trồng nhiều chủng loại rau hơn. Trên diện tích khoảng 1 00m2, ông có thể sản xuất được khoảng 700kg đến 1 tấn rau mỗi năm. Để đảm bảo rau đạt chất lượng, đáp ứng được các tiêu chí an toàn cho sức khỏe, ông Thành và các bà con nông dân khác là thành viên Hợp tác xã Tân Đức đã áp dụng Hệ thống đảm bảo có sự tham gia (còn gọi là Hệ thống PGS). Nhờ việc áp dụng Hệ thống này mà ông

Thành và các xã viên Hợp tác xã Tân Đức có thể sản xuất rau an toàn hơn vì hệ thống này đã hạn chế việc sử dụng hóa chất. PGS là hệ thống đảm bảo với người mua và người tiêu dùng rằng rau được bà con nông dân sản xuất theo quy trình an toàn.

Inspections

VECO Vietnam has been supporting these vegetable farmers to switch to healthier production methods. The safe vegetable development program in Tan Duc started with just 43 households in one area. As of June 2011 ,

This change in the production and marketing of vegetables by the farmers in Tan Duc Community is part of a change brought about by the VECO Vietnam safe vegetable chain program. Since 2008,

Gắn bó lâu dài

Cứ mỗi buổi sáng, bà con nông dân Tân Đức đều mang rau đi bán tại thành phố Việt Trì cách xã khoảng 1 0 km. Chị Lê Thị Minh, là xã viên Hợp tác xã Tân Đức và bán rau ở chợ Trung tâm của thành phố vào mỗi buổi sáng. Vào buổi sớm, chợ Trung tâm đãtấp nập người kẻ bán người mua. Từ khoảng 6 giờ sáng, hàng trăm người lái buôn đã có mặt tại chợ. Các cửa hàng đềumở cho đến tầm 1 0 giờ sáng và chị Minh cũng có lịch trình tương tự như vậy. Tuy nhiên chị Minh và 4 người khác trong nhóm của mình có hoạt động khác hơn so với những người bán rau khác trong chợ. Trong khi những gian hàng rau khác trưng bày rau trên bì nhựa rải trên nền bẩn thỉu thì nhóm chị Minh lại trưng bày trên sạp hàng. Rau được sắp xếp gọn gàng trên bàn đặt trong ki ốt có

diện tích khoảng1 00m2, phía trên là biển tên cửa hàng “ Rau an toàn Tân Đức”. Chỉ có xã viên Hợp tác xã và bà con nông dân áp dụng hệ thống PGS mới được phép bán rau tại cửa hàng này. Điều này cũng có nghĩa là rau mà khách hàng mua từ nông dân Tân Đức sẽ sạch và an toàn hơn. Chị Lê Thúy Hạnh, một khách hàng mua rau an toàn nhận xét rằng “Tôi cho rằng mua rau ở đây sẽ an toàn và sạch hơn”. Chị Hạnh, chủ một nhà hàng tại Việt Trì, là khách hàng thường xuyên của cửa hàng rau an toàn Tân Đức. Vào mỗi buổi sáng, Chị Hạnh mua khoảng 4-5 loại rau khác nhau. Mặc dù giá bán ở đây cao hơn chỗ khác nhưng điều đó không quan trọng lắm. Chị nói rằng “vì tôi biết tiền của mình chi ra sẽ đi đâu”.

Các cuộc thanh kiểm tra chất lượng rau an toàn

Chương trình phát triển chuỗi rau an toàn của tổ chức VECO Việt Nam đã góp phần tạo ra sự thay đổi trong hoạt động sản xuất cũng như bán rau của nông dân Tân Đức. Kể từ năm 2008, VECO Việt Nam đã hỗ trợ bà con nông dân tiếp cận và chuyển sang áp dụng

the program had expanded to three other areas and 1 98 households, although around 300 households are now producing safe vegetables. Together with local partners, such as the Department of Plant Protection and

LONTAR - Tháng mười hai 201 2

13


Phóng Sự

14

các biện pháp và kỹ thuật sản xuất rau an toàn hơn. Chương trình phát triển chuỗi rau an toàn tại xã Tân Đức ban đầu chỉ tiến hành trên quy mô 43 hộ nông dân trong cùng một khu. Từ tháng 6/2011 , chương trình được mở rộng sang 3 khu khác với số hộ tham gia lên tới 1 98 hộ và hiện đã có khoảng 300 hộ gia đình tham gia sản xuất rau an toàn. Các đối tác địa phương như Chi cục bảo vệ thực vật và Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng tỉnh Phú Thọ phối hợp vớiVECO Việt Nam đã tiến hành tập huấn bà con nông dân sản xuất rau an toàn. Chương trình bao gồm các khóa tập huấn sản xuất rau an toàn, cách sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu một cách an toàn và quy trình cấp chứng nhận sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn PGS.

Cán bộ Chi cục bảo vệ thực vật tỉnh tiến hành kiểm tra định kỳ việc tuân thủ, áp dụng các tiêu chuẩn PGS tại các khu vực trông rau của bà con nông dân. Chị Nguyễn Thị Nhị – Chi cục phó chi cục bảo vệ thực vật cho biết “Chúng tôi muốn góp phần xây dựng niềm tin giữa người mua và bà con nông dân thông qua các cuộc kiểm tra chất lượng”. Ngoài tỉnh Phú Thọ, VECO Việt Nam còn thực hiện chương trình phát triển chuỗi rau an toàn tỉnh Lạng Sơn- một tỉnh biên giới giáp Trung Quốc. Tại đây, VECO đã phối hợp với các hợp tác xã nông dân, hội bảo vệ người tiêu dùng, Chi cục Bảo vệ thực vật và các chi hội phụ nữ để triển khai chương trình. VECO Việt nam hiện đang hỗ trợ 21 4 nông dân Lạng Sơn sản xuất và bán rau an toàn. Chương trình can thiệp bao gồm các hoạt động tập huấn bà con

nông dân sản xuất và bán rau an toàn, xây dựng cửa hàng rau an toàn và tổ chức các chiến dịch nâng cao nhận thức người tiêu dùng.

the Phu Tho Provincial branch of the Vietnam Standards and Consumer Association (VINASTAS), VECO Vietnam is training farmers to produce healthier vegetables. This program for farmers includes training in verifying safe vegetables, safe use of fertiliser and pesticide, composting, and certification of products that meet PGS standards. Periodically, staff from the Department of Plant Protection also tests products in the fields to check whether or not they meet PGS standards. “We want to build trust between the buyers and the

farmers by conducting inspections,” said Nguyen Thi Nhe from the Phu Tho Province Department of Plant Protection. VECO Vietnam also has a safe vegetable development program in another province besides Phu Tho. In Lang Son province on the border with China, VECO Vietnam works with farmer cooperatives, consumer groups, the Department of Plant Protection, and the Women’s Union. Currently, VECO Vietnam is supporting 214 farmers who produce and sell safe vegetables in Lang Son. As in Phu Tho, the program in this

province also involves consumer associations, the Department of Plant Protection, the Women’s Union, and farmers. The program in this province includes training farmers in the production and sale of safe vegetables, providing kiosks for the traders, and consumer campaigns.

LONTAR - Tháng mười hai 201 2

Sơ đồ các cửa hàng rau an toàn

Cũng giống như chuỗi hàng hóa khác, người tiêu dùng là đối tượng cuối cùng trong chuỗi rau an toàn. Do đó, chương trình phát triển chuỗi rau an toàn tại Việt Nam không những tập trung vào sản xuất và bán hàng mà còn tập trung vào người tiêu dùng. Tổ chức VECO Việt Nam đã hỗ trợ các Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng quốc gia, Vinastas. Vinastas là một tổ chức bảo vệ người tiêu dùng, giống như tổ chức Yayasan Lembaga Konsumen Indonesia của Indonesia. Một số hoạt động chính trong chương trình này là khảo sát người tiêu

Maps

As in other commodity chains, consumers are the end point in the safe vegetable chain. So, the safe vegetables development program in Vietnam fo-


Reportase dùng, tổ chức các chiến dịch nâng cao nhận thức người tiêu dùng, định vị cửa hàng bán rau an toàn ở Hà Nội và củng cố hệ thống PGS nhằm đảm bảo lợi ích cho người nông dân cũng như người tiêu dùng. Chương trình này còn hợp tác với cơ quan cấp tỉnh như Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Phú Thọ và Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Lạng Sơn. Theo Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó chủ tịch Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam, nhận thức của người tiêu dùng về việc sử dụng rau an toàn hiện đang ngày càng tăng ở quốc gia 85 triệu dân này. Tuy nhiên, người tiêu dùng lại gặp khó khăn trong việc tiếp cận thông tin chính xác về địa điểm bán rau an toàn. Do đó, Vinastas hiện đang phối hợp với Trung tâm nghiên cứu và phát triển hệ thống nông nghiệp (CASRAD) nhằm lập sơ đồ mạng lưới cửa hàng bán rau an toàn ở Hà Nội. Với sơ đồ này, người tiêu dùng có thể dễ dàng tìm thấy vị trí cửa hàng bán rau và hoa quả an toàn, cửa hàng bán thực phẩm an toàn. Một trong những cửa hàng có tên là Bác Tôm ở Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Cửa hàng này có diện tích khoảng 24 m2, nhỏ nhắn như hầu hết các cửa hàng khác nhưng cửa hàng này luôn đầy ắp cácchủng loại rau sạch và khách hàng ra vào tấp nập. Hầu hết các cửa hàng rau an toàn còn thực hiện những công việc khác bên cạnh bán rau sạch như nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về thực phẩm an toàn. Cũng vì vậy mà nhiều chiến

dịch truyền thông đã được triển khai tại các cửa hàng này thông qua các khẩu hiệu, tờ rơi, tranh truyền thông về thực phẩm an toàn. Vinastas đã giúp phát các tài liệu truyền thông này đến các cửa hàng này. Một trong những khách hàng cửa hàng rau an toàn Bác Tôm nói rằng “ Cũng vì thế mà tôi biết được rau tôi đang mua rau an toàn và nguồn gốc của những loại rau đó”. VECO Việt Nam, Hội bảo vệ người

tiêu dùng, nông dân, cơ quan nhà nước, người bán rau và người tiêu dùng hiện đang hợp tác chặt chẽ với nhau để khuyến khích mọi người dùng rau an toàn bằng cách cung cấp thông tin một cách trực tiếp mà còn thông qua các cửa hàng bán rau. Rau an toàn cũng là loại rau đắt hơn và vì thế nông dân cũng có thu nhập cao hơn. Do đó, bà con nông dân có đời sống ổn định hơn và người tiêu dùng được tiêu thụ rau an toàn và sạch sẽ hơn [Anton Muhajir].

cuses not only on production and marketing, but also on consumers. VECO Vietnam supports national consumer organisation, VINASTAS, under this program. VINASTAS is a consumer protection organisation, like Yayasan Lembaga Konsumen Indonesia (YLKI). Key activities in this program include consumer surveys, consumer awareness campaigns, mapping safe vegetable outlets in Hanoi, and strengthening PGS as a guarantee for farmers and consumers. This program is also ran through provincial level offices, such as Phutostas in Phu Tho and Longsonstas in Lang Son. According to Nguyen Manh Hung, deputy chair of VINASTAS, there is a growing consumer awareness about eating safe vegetables in this country of

around 85 million people. But it is difficult for consumers to get information about where they can buy these safe vegetables. So VINASTAS is working with the Centre of Agrarian Systems Research and Development (CASRAD) to provide maps of safe vegetable outlets in the Vietnamese capital, Hanoi. Armed with this map, consumers can easily find out where healthy food outlets, including outlets selling safe vegetables and fruit, are located. One of these shops is Bactom, in the Hai Ba Trung district of Hanoi. Only 4 m x 6 m, it may be small like most buildings in Vietnam, but it is busy. Full not only of healthy foods, but also customers. Most of the shops do more than sell safe vegetables. They also provide information about healthy food for con-

sumers. So in these shops there is a range of communication material, such as banners and posters about healthy food. VINASTAS helps to distribute the material to the shops. “Now I know why the vegetables I’m buying are healthy and where they come from,” said one customer at Bactom. Through continuous collaboration, VECO Vietnam, consumer organisations, farmers, government agencies, vegetable sellers, and consumers are working together to encourage people to consumer healthier vegetables. Not only by providing information, but also through the shops that sell the vegetables, because safe vegetables are more expensive the farmers get a better income. The farmers prosper and the consumers are healthier. [Anton Muhajir] LONTAR - Tháng mười hai 201 2

15


Quan điểm người tiêu dùng

Ảnh: Anton Muhajir

Chị Lê Thúy Hạnh, Chủ nhà hàng tại Việt Trì Vào hồi đầu tháng 10/2012, chị Hạnh đang mua bán tại một phiên chợ rau bận rộn tại Thành phố Việt Trì, Phú Thọ. Sáng hôm đó, chị mua rất nhiều loại rau tại cửa hàng rau an toàn của Hợp tác xã rau an toàn Tân Đức. Chị không những mua rau cho gia đình mà còn mua rau cho nhà hàng mà chị làm chủ kinh doanh. Sau khi mua đầy đủ, chị đã dành thời gian trả lời LONTAR một số câu hỏi liên quan đến rau an toàn như sau:

Chị mua hàng ở đây được lâu chưa? Vâng. Cũng đã được 3 năm nay rồi.

Tại sao chị lại chọn mua hàng ở cửa hàng này?

Vì cửa hàng rất sạch và hoàn toàn an toàn. Anh có thể thấy đây, cửa hàng khác họ trải rau ngay trên đất nhưng ở đây rau được trưng bày trên bàn nên chắc chắn là sạch sẽ và an toàn hơn rồi.

Tại sao chị lại mua rau an toàn?

Vì rau an toàn sạch sẽ hơn và đặc biệt là không có hóa chất trong rau.

Chị có chắc chắn như vậy không?

Tôi chắc vì tôi đã đến thăm khu sản xuất rau an toàn rồi và chính mắt tôi thấy toàn bộ quy trình sản xuất từ khâu làm đất, gieo trồng và thu hoạch. Mọi công đoạn đều đáp ứng tiêu chuẩn rau an toàn.

Thế những loại rau này có đắt hơn rau bình thường không?

Có chứ. Đắt hơn khoảng 30% nhưng với tôi, tôi sẵn sàng trả mức đó để có thể mua rau an toàn hơn như thế này.

Thế nào là thực phẩm an toàn Trong chuyến thăm Boyolali tôi đã có cơ hội gặp gỡ và trao đổi với các đối tác của VECO, do họ đều làm về thực phẩm an toàn nên tôi tò mò muốn biết họ định nghĩa thế nào về khái niệm này. “Theo tôi thực phẩm an toàn phải không chứa bất cứ loại hóa chất nào” – Giyati, 1 8 tuổi, cán bộ của APPOLI (In-

donesia)

“Thực phẩm an toàn là thực phẩm được sản xuất không sử dụng bất cứ một loại thuốc trừ sâu, phân bón hóa học; không chứa chất bảo quan hay phụ gia nào (ví dụ như bột ngọt); và được sản xuất theo quy trình bảo vệ môi trường.........

16

LONTAR - Tháng mười hai 201 2

Tại cuộc họp với LSKBB (một tổ chức NGO địa phương tại Indonesia), các đại biểu đã định nghĩa “Thực phẩm vì sức khỏe” là...

...”thực phẩm không sử vật tư tổng hợp trong quá trình sản xuất, …không sử dụng chất phụ gia ...tính truy nguyên nguồn gốc rất quan trọng, ...Không chỉ có rau hay gạo mà còn bao gồm cả thịt và các loại thực phẩm khác. Chúng ta đều biết rằng người ta sử dụng rất nhiều chất bảo quản để giữ cá tươi lâu, ...và nó rất tốt cho sức khỏe con người và môi trường xung quanh.”


Tin chương trình Sống Khỏe - HFHL

Th ế h ệ trẻ sá n g tạ o vì sức kh ỏe Ảnh: Caroline Huyghe

“Thế hệ trẻ sáng tạo vì sức khỏe” là tầm nhìn của Phong trào Thanh niên Sống khỏe với Thực phẩm An toàn (Healthy Food Healthy Living – HFHL) tại Solo, Java, Indonesia. Một nhóm gồm 25 thành viên trong độ tuổi từ 14-24 bắt đầu các hoạt động của mình từ năm 2011 với một nhiệm vụ rõ rằng nhằm tăng cường nhận thức về “thực phẩm an toàn và sống khỏe”. Là một người quan tâm nhiều tới thực phẩm, tôi nhận thấy tầm quan trọng của việc sử dụng các sản phẩm an toàn tới sức khỏe và cân bằng dinh dưỡng, tuy nhiên tôi lại luôn cảm thấy lo lắng về thành phần trong thực phẩm của mình … Vì vậy, tôi đã may mắn khi được gặp gỡ và ăn tối cùng 4 thành viên của Chiến dịch trên, chúng tôi đã trao đổi kiến thức và quan điểm về thực phẩm an toàn cho sức khỏe và sống khỏe.

HERI Susilo, cán bộ truyền thông của chiến dịch cho biết “Ai trong mỗi chúng ta đều mong muốn có được thực phẩm an toàn cho sức khỏe của mình, và điều quan trọng đó là người tiêu dùng phải nhận thức rõ thực phẩm được sản xuất và chế biến như thế nào, đâu là thực phẩm an toàn và nơi có thể mua được chúng. Do đó, đây chính là vai trò quan trọng của chiến dịch Thực phẩm An toàn Sống khỏe. Chúng tôi truyền tải thông tin tới người dân thông qua các cách tiếp cận mới. Chúng tôi cũng đã tham gia rất nhiều cuộc nói chuyện, đối thoại khác nhau trên truyền hình, sóng phát thanh địa phương để thảo luận về lối sống, đồ ăn và thức uống có hại cho sức khỏe như nước ngọt” Dường như tôi đã thực sự bị thu hút bởi niềm đam mê với chủ đề thực phẩm an toàn và sống khỏe của những người trẻ tuổi này. Họ coi đây là một vấn đề nghiêm túc và bắt đầu nói về nó nhiều hơn. Heri chia sẻ: “Thông qua các hoạt động mang tính sáng tạo và vui nhộn, chúng tôi đã cung cấp nhiều thông tin cho cộng đồng nhằm tăng cường nhận

thức của họ về vấn đề cụ thể liên quan tới thực phẩm an toàn và sống khỏe. Chúng tôi tổ chức các bài học về làm vườn, chuyến tham quan dã ngoại hay thậm chí là các lớp dạy nấu ăn, và các cuộc thi có sử dụng các sản phẩm an toàn tại địa phương”. Các thành viên đều nở nụ cười và gương mặt họ tỏ rõ niềm tự hào khi Hari Pajrin, trưởng nhóm đề cập tới ‘Chương trình Múa rối” đã được thực hiện vài tháng trước đây trong “Ngày Thiếu nhi” tại một trường học. Hoạt động này là một ví dụ hoàn hảo về tính sáng tạo, đó là cách tốt nhất để thể hiện ý tưởng và truyền tải thông điệp tới mọi người. Vấn đề cụ thể được đề cập trong vở diễn đó là kem. Hari giải thích: “Kem que giá rẻ được bán trên phố luôn hấp dẫn bọn trẻ bởi màu sắc của nó. Tuy nhiên mọi người không ý thức được sự nguy hiểm của nó tới sức khỏe vì có chứa rất nhiều chất bảo quản, tạo màu và các chất hóa học khác cấm sử dụng cho thực phẩm” Các thành viên coi thực phẩm an toàn là một lối sống và tự họ đã thay đổi thói quen sử dụng thực phẩm của mình. Đối với họ, thực phẩm an toàn là những thực

phẩm được trồng, sản xuất mà không sử dụng phân bón hóa học, không chứa chất bảo quản hay các loại phụ gia nhân tạo (như mỳ chính). Họ cũng nhấn mạnh tới tầm quan trọng của việc cân bằng dinh dưỡng với luyện tập thể chất, tránh những loại thực phẩm ăn liền như mỳ gói hay nước ngọt với hàm lượng chất bảo quản cao, tăng cảm giác ngon nhưng hàm lượng đạm thì rất thấp. Lúc sau, một chuyên gia từ KAKA, tổ chức PCP địa phương tới và tham gia bữa tối cùng chúng tôi. Tổ chức này làm việc như là đơn vị tư vấn và hỗ trợ chiến dịch trong quá trình xây dựng ý tưởng, thúc đẩy thực hiện các hoạt động. Trong tương lai … nhóm mong muốn chiến dịch của mình được ghi nhận trong và ngoài nước, mở rộng mạng lưới hoạt động hiện nay thông qua các đại sứ trên khắp thế giới để mở đầu cho một chiến dịch toàn cầu về thực phẩm an toàn và sống khỏe. Tôi tin chắc rằng sẽ nhận được nhiều thông tin về các hoạt động của những bạn trẻ đầy đam mê và nhiệt huyết này… sẽ rất thú vị và đầy cảm hứng! [Caroline Huyghe] LONTAR - Tháng mười hai 201 2

17


Tin quốc tế

Ảnh: Claudia van Gool

Ngon lành khi ăn uống thực phẩm an toàn và sản xuất trên đất của mình ¡Que Rico Es! là tên chiến dịch nâng cao nhận thức người tiêu dùng tại Ecuador và tiếng Việt có nghĩa là “Ngon lành”. Chiến dịch này là sáng kiến của Ủy ban người tiêu dùng quốc gia mà VECO Andino - văn phòng khu vực VECO tại Ecuador là thành viên cùng các tổ chức xã hội khác. Ủy ban này là một bộ phận của cơ quan lập hiến (COPISA) thực hiện nhiệm vụ thúc đẩy và giám sát chính sách quốc gia về chủ quyền lương thực.

TÊN đầy đủ của chiến dịch “Ngon lành khi ăn uống thực phẩm an toàn và sản xuất trên đất của mình” cho chúng ta

thấy ngay trọng tâm của chiến dịch, thúc đẩy tiêu dùng trong nước. Mục tiêu của chiến dịch là nhằm: nâng cao nhận thức người tiêu dùng về lợi ích của thực phẩm bền vững, liên kết người tiêu dùng với nông dân sản xuất hữu cơ. Chiến

18

LONTAR - Tháng mười hai 201 2

dịch được phát động vào đầu năm nay, tuy ngắn hạn nhưng chiến dịch “ Ngon lành” bao gồm nhiều hoạt động khác nhau tổ chức rộng rãi trên phạm vi cả nước thông qua các đơn vị thành viên và mạng lưới của mình. Với sự điều phối của Ủy ban người tiêu dùng, chiến dịch đã phát huy tác động thông qua chiến lược truyền thông nhằm phổ biến rộng rãi tới các thành viên, người tiêu dùng và cơ quan báo chí. Tiêu điểm của chiến dịch là các hội chợ sinh thái với nhiều hội thảo trao đổi tổ chức tại 2 thành phố lớn nhất của Ecuador là Quito và Guayaquil. Ngoài mục đích kết nối người tiêu dùng và người sản xuất, Hội chợ còn thúc đẩy người tham gia tìm hiểu về tiêu dùng bền vững thông qua các hội thảo, hội nghị. Họ có thể tìm hiểu những loại rau quả bổ dưỡng bằng cách sử dụng 5 giác quan của mình, học cách tái sử dụng và tìm hiểu lợi ích của việc tiêu dùng có trách nhiệm, ví dụ bằng cách chuẩn bị các món salad từ các sản phẩm đóng

hộp và sản phẩm sinh thái. Vậy sự khác biệt giữa chúng là gì? (xem hình ảnh minh họa). Ủy ban người tiêu dùng tại thủ đô Quito tiếp tục thực hiện các sáng kiến tương tự khác trên phạm vi cả nước kết nối với chiến dịch này. Hơn nữa, chiến dịch “ Ngon lành” cũng tập trung vào khía cạnh thực tiễn của việc tiêu dùng bền vững: Làm thế nào để làm ra thực phẩm ngon và bổ dưỡng? Có thể mua chúng ở đâu? Đây là mục tiêu tổng thế mà chiến dịch hướng tới. Trong tương lai, chiến dịch kiểu này sẽ hướng vào đối tượng trường học phổ thông, đại học và phối hợp với các sáng kiến khác liên quan đến sức khỏe, thực phẩm bền vững trong nước. Nếu 1 0% người tiêu dùng Ecuador sử dụng sản phẩm bền vững thì những nông hộ quy mô nhỏ có thị trường ổn định. Do đó, Ủy ban người tiêu dùng là cơ sở hiệu quả để phản ánh vai trò người tiêu dùng và hợp tác với chính phủ. Ngon lành khi ăn

uống thực phẩm an toàn và sản xuất trên đất của mình! [Claudia Van Gool].


Tin quốc tế

Ảnh: Dokumentasi Pribadi Marian & Leen

Đạp xe vì môi trường và sức khỏe cộng đồng Liệu có thể đạp xe đi hết con đường tơ lụa? Đây chính là băn khoăn của hai phụ nữ Bỉ Marian và Leen một năm về trước. Vì khoảng cách từ Antwerp tới Bắc Kinh thực sự là một thách thức, trong khi đấy họ chỉ có 1 năm để chuẩn bị và thực hiện hành trình. Họ thống nhất không đi máy bay, hạn chế tàu thuyền tới mức thấp nhất có thể để góp phần giảm thiểu dấu chân sinh thái (1). Tới nay họ đã đi được hơn nửa chặng đường.

VÀO ngày 21 tháng 4 năm 201 2, Marian và Leen đã khởi hành từ Bỉ và đạp xe qua Thổ Nhĩ Kì, Georgia, Azerbaijan, Kazakhstan, Uzbekistan,

Tajikistan, và Kirgizstan tới Trung Quốc. Theo dự kiến họ sẽ tới biên giới Việt Nam tại tỉnh Lào Cai vào ngày 3/1 2, sau đó tiếp tục đạp tới Hà Nội, nơi VECO Việt Nam đang chờ đóng họ. “Đạp xe vì môi trường và sức khỏe cộng đồng” là một chương trình đạp xe trong 3 ngày do VECO Vietnam tổ chức diễn ra từ ngày mùng 7 tới mùng 9 tháng 1 2 nhằm tuyên truyền về vấn đề an toàn thực phẩm và nâng cao nhận thức môi trường. Chuyến đi khởi hành từ Hà Nội, cùng tham gia với Marian và Leen sẽ có 1 5 tình nguyện viên từ tổ chức Hành Trình Xanh (đạp xe xuyên Việt) và cán bộ VECO. Các thành viên của đoàn sẽ đi thăm dự án chè và rau an toàn tại tỉnh Phú Thọ, nghỉ tại nhà nông dân để cùng trải nghiệm văn hóa và đời sống bản địa. Tổng khoảng cách là 300km chỉ bằng sức người nhằm góp phần làm giảm

hiện tượng phát thải khí CO2. Các phương tiện thông tin đại chúng sẽ theo sát và đăng tải sự kiện này, đối tác của VECO cũng tham gia một cách tích cực nhằm nân g cao nhận thức của người tiêu dùng Việt Nam về vấn đề môi trường và an toàn thực phẩm. Hãy theo dõi chuyến hành trình của 2 phụ nữ này ở Việt Nam trên trang web của VECO Vietnam hoặc blog - www.duo2east.blogspot.be [Caroline Huyghe] (1 )

"Dấu chân sinh thái là diện tích tương ứng các hệ sinh thái thủy sinh và trên cạn cần thiết để tái tạo các nguồn tài nguyên và đồng hóa các chất thải được sử dụng và thải ra bởi một cộng đồng dân cư xác định với mức sống vật chất nhất định, bất kể diện tích đó ở đâu trên Trái đất” theo nhà kinh tế môi trường nhà William E. Rees.

LONTAR - Tháng mười hai 201 2

19


Đối tác viết

Thách thức đối với người tiêu dùng thực phẩm an toàn tại Indonesia.

C

uối cùng thì Hạ Nghị Viện Indonesia đã thông qua Luật an toàn thực phẩm vào ngày 1 8/1 0/201 2. Luật mới này đã đem lại hy vọng cho người dân Indonesia về tính độc lập và chủ quyền thực phẩm của mình. Không những đảm bảo về nguồn cung ứng mà Luật này còn đảm bảo an toàn thực phẩm cho người dân. Chính phủ cũng đã thiết lập cơ quan đặc biệt thuộc quyền quản lý của Tổng thống để triển khai các quy định, thực hiện chức năng giám sát an toàn thực phẩm và dán nhãn sản phẩm cung cấp thông tin cho người tiêu dùng. Hy vọng, với cơ sở luật pháp vững chắc hơn như hiện tại thì công tác kiểm soát an toàn thực phẩm tại Indonesia sẽ được cải thiện. Vấn đề an toàn thực phẩm là vấn đề lo ngại của Indonesia. Đồ ăn nhanh có chứa chất phụ gia độc hại như formalin, borax và các chất gây nguy hại sức khỏe khác. Nhiều loại đồ ăn hay thực phẩm quá hạn sử dụng những vẫn trưng bày bán trên giá. Theo Báo cáo nghiên cứu về người tiêu dùng thì gạo xuất khẩu từ Thái Lan và Ấn độ sang Hoa Kỳ có chứa chất thạch tín, chất có thể gây ưng thư. Thông tin này rất quan trọng vì Indonesia cũng nhập khẩu gạo từ Thái Lan. Trên cơ sở phát hiện tìm thấy qua Báo cáo nghiên cứu tiêu dùng, Bộ nông nghiệp hiện đang tiến hành thí nghiệm kiểm tra hàm lượng thạch tín trong gạo tại Indonesia. Các nghiên cứu khác liên quan cũng đã cho thấy hàm lượng thuốc trừ sâu cao trong rau tươi. Cơ quan nghiên cứu và phát triển thuộc Bộ nông nghiệp có trụ sở tại Malang và Cianjur đã phát hiện dư lượng cao thuốc trừ sâu trong rau, ví dụ như hàm lượng endosulfan cao trong cà rốt và bắp cải.

Người tiêu dùng và thực phẩm an toàn

Với sự bùng nổ của thông tin liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm, ngày càng nhiều người tiêu dùng lựa chọn thực phẩm an toàn. Họ đòi hỏi thông tin cụ thể về thành phần, giá trị dinh dưỡng và thông tin khác được ghi rõ trên nhãn mác sản phẩm. Trách nhiệm công bố thông tin trên nhãn sản phẩm thuộc trách nhiệm của người sản xuất thực phẩm đóng gói. Điều này cũng tương tự đối với thực phẩm hữu cơ và thực phẩm tươi. Mức tăng trưởng sản lượng tiêu thụ thực phẩm hữu cơ là khoảng 20%. Lý do khiến người tiêu dùng ăn uống thực phẩm hữu cơ đó là muốn khỏe mạnh, bảo vệ môi

20

LONTAR - Tháng mười hai 201 2

trường và muốn đảm bảo cuộc sống của bà con nông dân sản xuất hữu cơ. Những người tiêu dùng có mong muốn như vậy luôn tin vào tiêu dùng bền vững. Tuy nhiên, người tiêu dùng lại gặp những khó khăn nhất định khi quyết định sử dụng thực phẩm an toàn như giá cả cao, tình trạng thiếu thực phẩm an toàn trên thị trường và nguồn cung cấp không ổn định. Rào cản chính vẫn là thiếu thông tin về thực phẩm an toàn. Theo số liệu khảo sát của Hội tiêu dùng Indonesia gạo sản xuất hữu cơ có giá cao gấp 1 .5 đến 4 lần so với Ảnh: Anton Muhajir gạo thông thường khác. Gạo hữu cơ có giá cao vì chi phí liên quan đến chứng nhận sản phẩm cũng rất cao. Chi phí chứng nhận sản phẩm chiếm tới 60% mức giá của các loại thực phẩm sản xuất hữu cơ. Một vấn đề nữa đó là thông tin ghi trên bao vì thực phẩm hữu cơ. Ví dụ, thông tin của người sản xuất thực phẩm hữu cơ có thể khó kiểm soát và không tin cậy. Nhà nước cần phải kiểm soát chặt chẽ việc phân phối các sản phẩm hữu cơ có thông tin công bố trên nhãn mác bao không đúng sự thật. Đứng về phương diện bán lẻ, cần phải kiểm soát sản phẩm hữu cơ bán trên thị trường vì những thông tin sai lệch này sẽ làm ảnh hưởng đến bà con nông dân chính thức áp dụng phương pháp canh tác hữu cơ. Để giải quyết vấn đề này, chính phủ cần thúc đẩy ban hành các quy định về sản phẩm hữu cơ, đảm bảo quy định ban hành phải có hiệu lực càng sớm càng tốt. Thực ra, hiện đã có một số quy định liên quan đến vấn đề này ví dụ như Tiêu chuẩn quốc gia về thực phẩm hữu cơ, Hướng dẫn kiểm soát thực phẩm hữu cơ và các quy định khác do Cơ quan Giám sát thực phẩm và dược phẩm ban hành. Tuy nhiên, đây là những quy định chỉ mang tính chất giấy tờ mà chưa có tính khả thi. Vấn đề cuối cùng là vấn đề liên quan đến việc chứng nhận sản phẩm. Một số người cho rằng bà con nông dân sản xuất nhỏ cần được hỗ trợ trong việc xin chứng nhận hữu cơ thay vì hỗ trợ phân bón hóa học. Tuy nhiên, quan điểm này chưa nói rõ ràng về phương thức áp dụng mà chỉ thấy rõ ràng một điều đó là chính phủ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển nông nghiệp hữu cơ. Chỉ có nông dân sản xuất hữu cơ mới có thể cung cấp liên tục và đầy đủ thực phẩm an toàn, tươi, giá cả hợp lý và đảm bảo chất lượng cho người tiêu dùng. [Ilyani S. Andang, Thành viên Ban điều hành Hội người tiêu dùng Indonesia]


Đối tác viết

T

Nỗ lực của các bên tại Diễn đàn An toàn Thực phẩm

iếp theo hội thảo trong tháng 3 vừa qua, Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (IPSARD) đã tổ chức diễn đàn về “Khoảng trống trong kiểm soát an toàn thực phẩm hiện nay đối với sản phẩm rau” vào ngày 1 9/6/201 2. Sự kiện này đã đánh dấu nỗ lực đáng kể trong quá trình vận động chính sách, mục đích của diễn đàn nhằm xây dựng liên kết để giải quyết những vấn đề liên quan tới an toàn thực phẩm và nâng cao vai trò của các tổ chức như Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Hệ thống Nông nghiệp (CASRAD) và Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ Người tiêu dùng Việt Nam (VINASTAS). Trong tháng 4, IPSARD đã khởi động Diễn đàn An toàn Thực phẩm trên mạng và mời mọi người tham gia thảo luận về chính sách, đưa ra ý kiến phản hồi, xây dựng đề xuất và tìm hiểu chính sách liên quan tới An toàn thực phẩm (ví dụ: Luật An toàn Thực phẩm ban hành ngày 1 /7/2011 ). Mặc dù đã có rất nhiều người tham gia vào diễn đàn trên mạng, tuy nhiên IPSARD & CASRAD đều cho rằng quá trình thảo luận trực tiếp là cần thiết nhằm tăng cường sự hiểu biết về hiện trạng thực hiện luật An toàn thực phẩm và nắm rõ, cập nhật thông tin về các dự án áp dụng mô hình quản lý sản xuất đối với rau và hoa quả (ví dụ: các dự án được tài trợ bởi Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản-JICA, Tổ chức Phát triển Nông nghiệp Đan Mạch-ADDA) Thành phần tham dự diễn đàn bao gồm trên 50 đại biểu thuộc các cơ quan, đơn vị ra quyết định như: Cục trồng trọt thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Ban bảo vệ người tiêu dùng thuộc Bộ Công thương, Câu lạc bộ Người tiêu dùng, các đơn vị sản xuất rau an toàn &

hữu cơ, công ty và truyền thông, tất cả đều nhiệt tình tham gia đóng góp ý kiến cho diễn đàn. Tại đây, CASRAD đã chia sẻ kết quả ban đầu của hoạt động khảo sát thực tiễn tại Phú Thọ, Hải Dương và Hà Nội. Kết quả cho thấy rằng việc kiểm soát chất lượng rau hiện nay đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức, Tiến sỹ Thế Anh - Giám đốc CASRAD đặc biệt nhấn mạnh tới tầm quan trọng của các hệ thống quản lý chất lượng như Hệ thống Đảm bảo Cùng Tham gia (PGS). Đây là một giải pháp tối ưu và phù hợp với khả năng chi trả của các nông hộ quy mô nhỏ (chiếm tỷ lệ lớn tại Việt Nam), đảm bảo yêu cầu về an toàn thực phẩm và lợi ích kinh tế. Trong phần trình bày của mình, IPSARD chia sẻ thông tin mới nhất về hiện trạng phân phối và tiêu thụ rau an toàn tại Hà Nội. Hiện nay, nhu cầu tiêu thụ rau tại khu vực trung tâm thành phố Hà Nội là rất lớn (khoảng 1 .5002.500 tấn/ngày), tuy nhiên sản xuất chỉ đáp ứng khoảng 1 4% nhu cầu. Phần lớn khách hàng không phân biệt được rau an toàn và rau thông thường nếu chỉ nhìn vào bề ngoài, do đó họ không thực sự sẵn sàng mua rau an toàn. Ngoài ra, 55% người tiêu dùng quan tâm tới chứng nhận/tem chất lượng khi đánh giá chất lượng sản phẩm, điều này càng cho thấy rõ tầm quan trọng của hệ thống quản lý chất lượng mà đại diện của CASRAD đã đề cập. Quá trình áp dụng VietGap vẫn còn rất nhiều vấn đề liên quan tới sự hỗ trợ từ phía Chính phủ đối với việc sản xuất hữu cơ và hoạt nâng cao nhận thức người tiêu dùng. Hội thảo đã diễn ra thành công và được đánh giá cao. VECO và đối tác dự kiến sẽ tổ chức hội thảo tiếp theo trong thời gian tới!

Ảnh: Anton Muhajir

LONTAR - Tháng mười hai 201 2

21


Đội ngũ cán bộ

Chăm sóc sức khỏe Thực phẩm Mai Anh

Chi Nguyễn Thị Mai Anh- điều phối viên Vận động chính sách và Người tiêu dùng, người thường xuyên làm việc với hàng chồng tài liệu trên tầng 3 của văn phòng VECO tại Hà Nội chia sẻ vởi Lontar lý do tại sao cô lại yêu nghề như thế.

Trước khi tham gia cùng nhóm đồng nghiệp tại VECO, công việc và kinh nghiệm của chị là gì?

Lĩnh vực Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ - vi mô, Giới, và vận động chính sách là chuyên môn của tôi. Ngoảnh lại đã là 1 2 năm làm việc trong các chương trình dự án phát triển. Những hoạt động đầu tiên là với chương trình “Hỗ trợ phát triển doanh nhân nữ” của tổ chức Oxfam

Quebec, sau đó là với tổ chức Phát triển Hà lan (SNV) triển khai dự án “ Trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp” trong khuôn khổ chương trình phát triển doanh nghiệp nông thôn. Với tổ chức CARE quốc tế, tôi phụ trách Hợp phần phát triển sinh kế cho dự án “ Tạo khả năng phòng ngừa và

ứng phó với thiên tai cho cộng đồng dân cư đồng bằng sông Cửu Long”,

trải nghiệm với tổ chức Hòa bình và Phát triển Tây ban nha (PYD) tôi là cán bộ chương trình về cả hai mảng thúc đẩy kinh tế của phụ nữ và bình đẳng giới , nhất là về chiến dịch phòng chống bạo lực gia đình. Tuy ngắn, nhưng tôi rất vui đã phục vụ tại dự án “ Nâng cao chất lượng hoạch

định và thực hiện chính sách giảm nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi – (hỗ trợ bởi Irish Aid) – do Ủy Ban Dân tộc quản lý. .

Động lực thúc đẩy chị làm việc hàng ngày và cố gắng đóng góp nhiều nhất cho VECO?

Lái xe đi làm mỗi sáng tôi đều có những ý tưởng mới trong đầu. An toàn thực phẩm đang là vấn đề nóng ở Việt nam, hàng ngày bạn có thể nghe, nhìn thấy xung quanh và trên những phương tiện thông tin đại chúng về những trường hợp ngộ độc thực phẩm, sử dụng thuốc chất hóa học, nhiễm bẩn... Chủ đề này vừa là công việc vừa là cuộc sống của tôi và bạn nên tạo động lực rất nhiều cho tôi. Tôi cũng như nhiều người khác, quan tâm tới sức khoẻ của mình và cộng đồng.

Điều gì là thách thức trong công việc của chị?

Trở ngại chính đối với tôi là sự đa dạng phức tạp trong các mối quan hệ với các đối tác và đồng nghiệp. Nhưng tôi lấy đó làm nguồn cảm hứng để khám phá những mối quan tâm và kỹ năng của các bên cũng

22

LONTAR - Tháng mười hai 201 2

Ảnh: Anton Muhajir

như bản thân để thúc đẩy mọi người cùng hướng tới mục tiêu, suy nghĩ và hành động chung đối với những vấn đề như an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, bình đẳng giới...

Chị tự hào về điều gì ở bản thân?

VECO là trải nghiệm đầu tiên của tôi về lĩnh vực nông nghiệp, nhưng sau 1 năm rưỡi tham gia cùng tổ chức, tôi đã học hỏi được rất nhiều và hiểu rõ những thách thức của ngành, nhất là về những rủi ro và tính dễ bị tổn thương của những nông hộ nhỏ, trong bối cảnh nhiều đổi thay trên trên thế giới. Thông qua công việc vận động chính sách, tôi mong muốn tiếng nói người nông dân sẽ được lắng nghe bằng hệ thống sản xuất của theo hướng bền vững, giảm bớt khó khăn trong cuộc sống. Tôi hài lòng về nỗ lực của mình với các cơ quan thông tấn báo chí, họ đã tham gia rất tích cực, nhanh, nhạy trong công tác tuyên truyền và vận động về ATTP.

Một số chia sẻ của chị với độc giả với chủ đề “Thực phẩm an toàn”?

Tôi muốn kể với độc giả tâm sự của một bà nông dân vừa trồng và vừa bán rau , bà ấy bắt đầu bằng câu “Ai làm cho ai khổ?”. Theo người nông dân này thì “Người Hà nội/

thành phố mù mờ về an toàn thực phẩm. Cứ thấy đồ đẹp là mua. Để làm đẹp cho hàng rau thì chúng tôi đành phải phun xịt nhiều thuốc. Nhưng chúng tôi đâu muốn làm điều đó. Chính là người tiêu dùng cần phải thay đổi và hiểu rằng vẻ bên ngoài và độ an toàn của rau không đi đôi với nhau.” Với độc giả, bất kể là ai, tôi cho rằng : “Không quá muộn để chúng ta

học hỏi và thay đổi thói quen: hãy tiêu dùng thực phẩm tốt cho sức khỏe, giúp cho chính bản thân mình và trái đất này là của chúng mình!”


Ad i l c h ắ c c h ắ n rằ n g n g ười ti êu d ù n g s ẽ trở n ên n g à y cà n g q u a n trọ n g

Ảnh: Anton Muhajir

Vào tháng 9-2012, Purnama Adil Marta nhận nhiệm vụ mới và làm việc với vai trò là Điều phối viên vận động chính sách và nâng cao nhận thức người tiêu dùng. Trong cương vị này, trách nhiệm của anh nặng nề hơn so với những gì anh đảm nhiệm từ 9/2008 với tư cách là Điều phối viên thực địa của tổ chức VECO Indonesia tại Jarkarta. Anh đã nói về kinh nghiệm của mình liên quan đến chiến dịch nâng cao nhận thức về rau an toàn như sau.

Xin hãy cho biết, anh có chuyên môn gì trong lĩnh vực nâng cao nhận thức người tiêu dùng?

Nhận thức người tiêu dùng là một lĩnh vực rất mới đối với tôi. Nhưng tôi cũng đã có vài năm kinh nghiệm tổ chức chiến dịch và tôi cho rằng kinh nghiệm này đã giúp tôi rất nhiều khi tôi thực hiện các công việc liên quan đến nâng cao nhận thức người tiêu dùng. Suy cho cùng, mục đích cuối cùng mà chúng ta muốn làm đó là thay đổi hành vi người dân.

Điều gì đã thúc đẩy anh làm việc về các vấn đề liên quan đến an toàn thực phẩm? Trong công việc trước đây, tôi và 1 số cán bộ khác trong tổ chức phi chính phủ đã tổ chức hội thảo cho bà con nông dân viết về thực tiễn canh tác hữu cơ. Chúng tôi đã cho bà con viết về kinh nghiệm của họ khi tham gia sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Chúng tôi đã in ấn và phát tài liệu cho bà con nông dân. Giữa buổi thảo luận về nông nghiệp hữu cơ, một nông dân canh tác hữu cơ ở Indonesia đã khen ngợi “Rất tốt…”. Tôi nhớ mãi câu nói đó khi tôi làm việc với bà con nông dân sản xuất thực phẩm an toàn Thứ hai, nhu cầu tiêu thụ rau an toàn sản xuất hữu cơ tại Indonesia vẫn còn thấp. Thật đáng buồn khi nhận thức của công chúng chưa thay đổi nhiều. Thực phẩm an toàn khó chiếm vị thế vì giá cả chưa được hợp lý lắm. Đó là một thách thức khi tổ chức chiến dịch nâng cao nhận thức

người dân và thiết nghĩ, thách thức này cần phải giải quyết một cách nhất quán. Sáng kiến mà các đối tác của VECO Indonesia, trong đó có Hội người tiêu dùng Indonesia Yayasan Lembaga Konsumen Indonesia, đã giúp bà con nông dân và người tiêu dùng xích lại gần nhau nhằm thay đổi nhận thức người dân. Đối tác khác của VECO Indonesia là Perkumpulan Indonesia Berseru (PIB) đã tiến hành hoạt động nâng cao nhận thức người dân về thực phẩm an toàn thông qua Tạp Chí có tên Respect. Tôi tin rằng chúng ta sẽ ngày càng nhận thức đúng đắn hơn về thực phẩm mà chúng ta ăn hàng ngày. Người tiêu dùng dĩ nhiên muốn ăn thực phẩm an toàn. Tôi cho rằng tiêu dùng thực phẩm an toàn sẽ sớm là thói quen của người dân Indonesia. Rõ ràng, ở những quốc gia phát triển như Mỹ hoặc Châu Âu thì việc tiêu dùng thực phẩm an toàn đã là một thói quen sinh hoạt trong cuộc sống của họ. Chính những kỷ niệm và những thách thức tôi vừa nói đã tạo thêm động lực cho tôi gắn bó với vấn đề thực phẩm an toàn.

Cho đến nay, thành công chính của chương trình là gì?

Các đối tác của VECO Indonesia đã chuyên nghiệp và sáng tạo hơn khi đưa ra các thông điệp liên quan đến đóng gói sản phẩm nhằm tuyên truyền vai trò quan trọng của thực phẩm an toàn, hướng vào người tiêu

dùng đặc biệt là người tiêu dùng ở thành thị và người tiêu dùng là tầng lớp trung lưu. Đối tác của VECO tại Jarkata đã thành thạo hơn khi truyền thông hướng đối tượng đích. Không những nâng cao nhận thức qua tạp chí mà còn qua các sự kiện lớn như các cuộc thi nấu ăn với sự tham gia của các đầu bếp nổi tiếng. Tại Solo, Central Java, Các đối tác của VECO Indonesia cũng đã sáng tạo hơn nhiều khi truyền thông. Họ đã hướng vào đối tượng phụ nữ là thành viên của Phong trào phúc lợi gia đình thông qua các sự kiện lớn. Ngoài ra, họ còn truyền thông điệp về thực phẩm an toàn tại các sự kiện truyền thống. Nếu những hoạt động nâng cao nhận thức này được tiến hành một cách nhất quán thì tác động của chương trình nâng cao nhận thức người tiêu dùng sẽ dễ dàng nhìn thấy hơn như sản lượng thực phẩm an toàn được tiêu thụ tăng lên và quan trọng hơn, nông dân sản xuất sẽ có động lực sản xuất và có thêm thu nhập khi sản xuất thực phẩm an toàn.

Anh vui lòng cho biết thách thức chương trình là gì?

VECO Indonesia và đối tác phải luôn sáng tạo khi hướng vào người tiêu dùng. Tôi cho rằng sau nhiều năm tuyên truyền nâng cao nhận thức về các vấn đề khác nhau liên quan thì bây giờ là lúc tiếp tục gia tăng sản xuất. Phương pháp của chúng tôi với nông dân sản xuất đã được mình chứng rõ ràng nhưng với người tiêu dùng thì chúng tôi chỉ mới làm việc trong 2-3 năm trở lại đây. Chúng tôi vẫn cần phải học hỏi về phương pháp và cách thuyết phục họ rằng chương trình nâng cao nhận thức hiện chúng tôi đang triển khai là nhằm đem lại lợi ích cho họ. LONTAR - Tháng mười hai 201 2

23


24

LONTAR - Tháng mười hai 201 2


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.