4 minute read

GIA ĐÌNH - SỨC KHỎE - ĐỜI SỐNG

B/s Lê Ánh

Vài dòng giới thiệu tác giả

Advertisement

Khi chúng ta lớn tuổi, thị lực chúng ta có thể suy giảm hoặc mất (vision loss) vì nhiều nguyên nhân:

Nguyên Nhân Thị Lực Giảm:

- Bệnh đục thủy tinh thể (cataract): thủy tinh thể trong mắt (crystalline lens) ngày càng trở thành đục dần. (Chúng ta hay gọi nôm na là “bệnh mắt cườm”, nhưng ở Mỹ lâu ngày, nên dùng thẳng tên căn bệnh là “cataract”, bác sĩ nào cũng hiểu.) Bác sĩ Lê Ánh là hội viên HỘI Á MỸ CAO NIÊN ARIZONA (Arizona Asian American Seniors Assciation - viết tắt là AAASA), phụ trách trong Ban Cố Vấn và Giám Sát của Hội. Ông phụ trách mục Y HỌC THƯỜNG THỨC tại các buổi họp của Hội Á Mỹ CAO NIÊN ARIZONA, chia sẻ những hiểu biết về y học với những anh chị cao niên trong các buổi họp của Hội, giúp các thành viên hiểu biết những yếu tố cần thiết để PHÒNG BỆNH và SỐNG KHỎE. Ông là thành viên của www.ninh-hoa.com từ hơn một thâp niên qua, đã đăng tải nhiều bài viết với nhiều thể loại như: Ký sự, Du Lịch, Hồi ký, Kiến Thức Y học và Y tế Thường thức, v.v. viết những đề tài về y học, phổ biến những bệnh thường gặp, để đôc giả HIỂU BỆNH và PHÒNG NGỪA BỆNH. Nay Bác sĩ xin góp mặt với nguyệt san Việt Lifestyles và phụ trách mục Y HỌC và ĐỜI SỐNG mỗi tháng. - Đã xuất bản Hồi ký tập 1 “Từ HÒN KHÓI, Tôi Đi …”

THỊ LỰC SUY GIẢM DO TUỔI TÁC

- Sẽ ra mắt “CẪM NANG Y HỌC” và Hồi Kỳ tập 2. - Bệnh cao nhãn áp (glaucoma): áp suất trong mắt tăng lên, khiến thần kinh thị giác (optic nerve) tổn thương; một khi thần kinh thị giác đã tổn thương, nó không thể trở lại bình thường như trước, thị lực sẽ giảm hoặc mất vĩnh viễn. - Bệnh thoái biến macula (macular degeneration): “macula” là một vùng đặc biệt ở đáy mắt, giúp chúng ta nhận ra những chi tiết tinh tế của cảnh vật; tuổi tác chúng ta càng cao, vùng này càng dễ thoái biến, hư hoại. - Tổn thương võng mạc do tiểu đường (diabetic retinopathy): võng mạc (retina) là màng bao phủ bên trong mắt, gồm những tế bào có nhiệm vụ ghi nhận ánh sáng, hình ảnh bên ngoài, rồi chuyển những tín hiệu này về óc để chúng ta thấy; bệnh tiểu đường có thể tàn phá các mạch máu ở võng mạc, khiến võng mạc hư hoại. - Thủy tinh thể không còn làm việc bình thường (presbyopia): khi còn trẻ, chúng

ta thấy rõ nhờ thủy tinh thể trong mắt đàn hồi, co dãn dễ dàng, chính xác; tuổi càng cao, thủy tinh thể càng khô cứng, bớt đàn hồi khiến hình ảnh ta nhìn thấy không rõ như trước. - Bệnh cận thị (nearsightedness) hoặc viễn thị (farsightedness): do giác mạc phía trước mắt (cornea) không tập trung ánh sáng và hình ảnh rồi chiếu rọi chúng vào võng mạc phía sau chính xác, khiến chúng ta khó thấy xa, (nearsightedness) hoặc thấy gần (farsightedness), cần đeo kính cận hoặc viễn mới thấy rõ.

Nên khám mắt thường xuyên:

Nhiều bệnh mắt không gây triệu chứng gì cả cho đến khi chúng đã trở thành nặng, thị lực chúng ta giảm hoặc mất, song chữa được nếu khám phá sớm. Nếu mắt thấy mờ hoặc có triệu chứng gì bất thường, chúng ta nên đi khám bác sĩ mắt, thường là bác sĩ làm kính (optometrist), bác sĩ làm kính tìm thấy gì cần đến sự chữa trị của bác sĩ chuyên khoa mắt (ophthalmologist), bác sĩ làm kính sẽ chuyển chúng ta đến bác sĩ chuyên khoa mắt. Từ tuổi 40 trở đi, dù mắt tốt, không có triệu chứng gì cả, chúng ta cũng nên đi khám bác sĩ mắt định kỳ (mỗi 2-3 năm cho người dưới 65 tuổi, 1-2 năm cho người 65 tuổi trở lên), để bác sĩ mắt khám mắt toàn diện (“full eye exam”, còn gọi “comprehensive eye exam”) cho chúng ta. Khi khám mắt toàn diện, bác sĩ mắt sẽ xem thị lực của chúng ta thế nào, sẽ khám đáy mắt tìm dấu chứng thần kinh thị giác bị hư hoại, và đo áp suất trong mắt xem có tăng cao không. Nếu bác sĩ mắt dặn tái khám, chúng ta nên giữ hẹn với bác sĩ mắt.

Phòng ngừa suy giảm thị giác:

Chúng ta có thể tự giúp mình, làm giảm nguy cơ bị mất thị lực sau này bằng nhiều cách: - Quyết không hút thuốc lá, hoặc nhất định bỏ thuốc lá khi đã lỡ hút. - Khám phá sớm và chữa trị cẩn thận các bệnh cao áp huyết, tiểu đường. - Đeo kính mát khi đi ra ngoài trời nắng; ánh nắng mặt trời rất hại cho mắt. - Cẩn thận đeo dụng cụ bảo vệ mắt (goggles) khi làm những công việc mắt có thể rủi ro bị thương tổn, như khi làm vườn, cắt cây. Mắt rất quan trọng, giúp chúng ta vui hưởng cuộc đời. Mắt kém hoặc mù, đau khổ vô cùng, chúng ta khổ, gia đình cũng khổ lây. Thị lực chúng ta suy giảm theo tuổi tác, nhưng một số bệnh mắt quan trọng có thể ngừa và chữa được, chúng ta nên đi khám bệnh định kỳ, để được bác sĩ giúp những lời khuyên giữ gìn mắt. (06/2020)

This article is from: