Sự tách rộng màng ối – màng nhau sau 17 tuần thai TẦN SUẤT Sự tách biệt rộng màng ối và màng nhau hiếm gặp sau 17 tuần, mặc dù sự tách biệt tại một điểm hoặc giới hạn một vùng của các màng này xảy ra khá thường gặp. BỆNH NGUYÊN Sự tách biệt rộng của màng ối – màng nhau thường xảy ra ở thai phụ có trải qua chọc ối (amniocentesis), mặc dù vẫn có một số nhỏ các thai kỳ không trải qua các thủ thuật xâm lấn. Dấu hiện này đã được báo cáo đi kèm trong các bất thường collagen. CÁC ĐẶC ĐIỂM TRÊN SIÊU ÂM Các mảnh màng ối trôi nổi tự do được nhìn thấy xung quanh thai nhi. Sự tách biệt màng ối – màng nhau được coi là mở rộng khi màng ối trôi nổi tự do được quan sát mở rộng ít nhất 3 phần 4 chu vi túi thai (GS). Đôi khi thai nhi được bao bọc, siết chặt xung quanh bởi màng ối lỏng lẽo và bị sa xuống. Thai nhi đôi khi có thể bị đẩy ra khỏi màng ối, vào nằm trong khoang ngoài phôi, với các mảnh màng ối trôi nổi ở vị trí gốc dây rốn.
Hình 1: Tách biệt hoàn toàn màng ối với thành tử cung. Chú ý các chi vẫn nằm trong khoang ối bị thu nhỏ kích thước lại vì sự tách biệt màng ối – màng nhau. SHARE TO BE SHARED…@VOTASON 2018
Hình 2: Mặt cắt profile thai nhi cho thấy màng ối (mũi tên) nằm rất gần vị trị mũi thai nhi. Thai nhi được bao bọc trong màng ối, với sự sa xuống của khoang trong ối.
Hình 3: Mặt cắt qua vị trí dây rốn cắm vào bánh nhau ở thai nhi quý 3 có tách biệt hoàn toàn màng ối – màng nhau. Chú ý toàn bộ màng ối (mũi tên) bị sa xuống, bao xung quanh vị trí dây rốn cắm vào bánh nhau, bởi vì thai nhi bị đẩy hoàn toàn vào nằm trong khoang ngoài phôi.
SHARE TO BE SHARED…@VOTASON 2018
TIẾN TRIỂN TỰ NHIÊN Sự tách biệt màng ối – màng nhau thường xảy ra trước 14 tuần. Theo diễn tiến trong thai kỳ, màng ối sẽ hòa nhập với màng nhau. Sự hòa nhập thường hoàn thành trước 17 tuần. Sự tách biệt hoàn toàn màng ối – màng nhau nên được cân nhắc là bất thường sau tuổi thai 17 tuần. CÁC BẤT THƯỜNG KẾT HỢP Các bất thường tiềm năng đi kèm với sự tách biệt màng ối – màng nhau được gây ra bởi hiện tưởng dải sợi ối, như cắt cụt chi hoặc chân khoèo. Sự lỏng lẻo của màng ối được cho là biểu hiện của bệnh cảnh hội chứng dải sợi ối sẽ xuất hiện ở giai đoạn sau đó của thai kỳ. KẾT CỤC Trong một nghiên cứu 20 thai nhi sống sót với thai kỳ có sự tách biệt rộng màng ối – màng nhau sau 17 tuần, chúng tôi ghi nhận thấy 13 (65%) thai nhi có tiền sử có chọc ối trong thai kỳ và 7 (35%) không có. 3 thai nhi có hội chứng Down, 2 trong số đó có tách biệt màng ối – màng nhau trước khi làm thủ thuật chọc ối. Tất cả 3 thai nhi đều không có các markers khác gợi ý lệch bội; hai thai kỳ trong số này lựa chọn chấm dứt thai kỳ. 4 thai nhi chết trong tử cung khoảng 24 – 25 tuần thai. Điều này được giả thiết rằng sự tách biệt màng ối – màng nhau có thể dẫn tới việc tạo nên dải sợi ối với việc chèn ép dây rốn xảy ra sau đó. Trong số 20 trường hợp, 14 thai kỳ có kết quả trẻ sinh sống, một thai nhi bị trisomy 21. 35% các thai kỳ sinh đủ tháng, và 35% khác sinh non vì nhiều biến chứng khác trong thai kỳ, như thai chậm tăng trưởng, thiểu ối, và nhau bong non. CHIẾN LƯỢC QUẢN LÝ Nếu tách biệt màng ối – màng nhau rộng được xác định sau 17 tuần thai, khuyến cáo siêu âm đánh giá chi tiết các cấu trúc của thai nhi, bao gồm đánh giá cẩn thận các chi. Bởi vì dấu hiệu tách rộng màng ối – màng nhau có thể đi kèm với tăng nguy cơ trisomy 21, cần tìm kiếm các soft markers và hiệu chỉnh lại nguy cơ trisomy trước đó ở quý 1 được khuyến cáo. Kỹ thuật chọc ối thực hiện khá khó khăn ở thai kỳ có tách biệt rộng màng ối – màng nhau, nhưng việc phân tích karyotype vẫn có thể được chỉ định. Nguy cơ sảy thai có cao hơn khi thực hiện chọc ối trong bệnh cảnh tách biệt rộng màng ối – màng nhau vẫn chưa được xác định. SHARE TO BE SHARED…@VOTASON 2018
THAM KHẢO: Abboud P, Mansour G, Zejli A, Gondry J: Chorioamniotic separation after 14 weeks’ gestation associated with trisomy 21. Ultrasound Obstet Gynecol 22:94–95, 2003. Benacerraf BR, Frigoletto FD Jr: Sonographic observation of amniotic rupture without amniotic band syndrome. J Ultrasound Med 11:109–111, 1992. Bromley B, Shipp TD, Benacerraf BR: Amnion-chorion separation after 17 weeks gestation. Obstet Gynecol 94:1024–1026, 1999. Stoler JM, Bromley B, Castro MA, Cole WG, Florer J, Wenstrup RJ: Separation of amniotic membranes after amniocentesis in an individual with the classical form of EDS and haploinsufficiency for COL5A1 expression. Am J Med Genet 101:174– 177, 2001. Ulm B, Ulm MR, Bernaschek G: Unfused amnion and chorion after 14 weeks gestation: associated fetal structural and chromosomal abnormalities. Ultrasound Obstet Gynecol 13:392–395, 1999
SHARE TO BE SHARED…@VOTASON 2018