Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội An Giang - 2016

Page 1

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Số: 91/QĐ-UBND

An Giang, ngày 18 tháng 01 năm 2016

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

QUYẾT ĐỊNH Ban hành Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016 của tỉnh An Giang ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 29/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2016; Căn cứ Nghị quyết số 09/2015/NQ-HĐND ngày 10/12/2015 của Hội đồng Nhân dân tỉnh An Giang về nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2016; Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 07/TTrKHĐT-THQH, ngày 13/01/2016 về việc phê duyệt Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016 của tỉnh An Giang, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016 của tỉnh An Giang. Điều 2. Căn cứ vào mục tiêu, chỉ tiêu và các giải pháp của Kế hoạch, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các Ban ngành tỉnh và doanh nghiệp có liên quan, Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm xây dựng các đề án, dự án cụ thể để thực hiện đạt các mục tiêu, chỉ tiêu của kế hoạch đã đề ra. Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm phối hợp Cục Thống kê theo dõi, đôn đốc và định kỳ hàng quý báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thực hiện Kế hoạch này. Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các Ban ngành tỉnh và doanh nghiệp có liên quan, Chủ tịch UBND huyện, thị xã và thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KT.CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH ( Ðã ký )

Hồ Việt Hiệp


KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2016 (Ban hành kèm Quyết định số 91/QĐ-UBND tỉnh ngày 18/01/2016 của UBND tỉnh) Phần thứ nhất THỰC HIỆN NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2015 Trong năm qua, tình hình kinh tế thế giới có dấu hiệu phục hồi nhưng tăng trưởng chậm; bất ổn kinh tế, chính trị một số nước, trong khu vực và thế giới còn tiếp diễn. Kinh tế vĩ mô của nước ta đang dần ổn định và đạt mức tăng trưởng khá, các chính sách hỗ trợ và phát triển thị trường, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp của Chính phủ đang từng bước phát huy hiệu quả, chính sách tiền tệ được điều hành linh hoạt đã hỗ trợ tích cực cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và xuất khẩu... Đối với tình hình kinh tế của tỉnh, mặt hàng nông sản chủ lực tiếp tục gặp khó khăn về giá cả và thị trường, hoạt động sản xuất kinh doanh của đa số doanh nghiệp vẫn chưa hồi phục, thu nhập từ sản xuất nông nghiệp vẫn còn bấp bênh, biến động giá cả thị trường đã tác động đến đời sống xã hội. Ngay từ đầu năm, Ủy ban nhân dân tỉnh sớm triển khai Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2015 theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh; đồng thời, bám sát và cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp chỉ đạo, điều hành theo Nghị quyết của Chính phủ phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương; tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Với tinh thần chủ động và sự nỗ lực của các cấp, các ngành và nhân dân trong tỉnh, kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh năm 2015 đạt được như sau: thực hiện đạt và vượt 17 chỉ tiêu (chiếm 70,8%tổng chỉ tiêu), còn lại 07 chỉ tiêu không đạt nghị quyết đề ra (gồm 04 chỉ tiêu kinh tế, 03 chỉ tiêu xã hội), cụ thể:

Stt 1

2

Chỉ tiêu

Đvt

NQHĐND 2015 PA 1 PA 2

Tốc độ tăng trưởng GRDP (Giá % 5,65 6,0 SS 2010) - Khu vực Nông, lâm, thủy sản % 2,42 2,54 - Khu vực Công nghiệp và Xây % 6,5 7,0 dựng - Khu vực Dịch vụ % 8,0 8,5 - Thuế sản phẩm trừ trợ giá chính % 5,15 5,15 sách GDP bình quân đầu người Triệu 32,273 32,381

Ước 2015 6,0

So sánh Đạt

1,27 8,2 9,17 6,52 31,243 Không


Stt

Chỉ tiêu

Đvt

NQHĐND 2015 PA 1 PA 2

Ước 2015

đồng 3

So sánh đạt

Cơ cấu kinh tế

Đạt

- Khu vực Nông, lâm, thủy sản

%

- Khu vực Công nghiệp và Xây dựng

%

- Khu vực Dịch vụ

%

- Thuế sản phẩm trừ trợ giá chính sách

%

4

Kim ngạch xuất khẩu

Triệu USD

5

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội

Tỷ đồng

6

Thu ngân sách từ kinh tế địa bàn (tỷ đồng)

Tỷ đồng

7

Tốc độ tăng dân số (%)

%

35,23

35,16

35,28

12,99

13,01

13,52

49,33

49,40

49,31

11,14

11,16

1,89

1.050

1.050

930

Không đạt

22.521 23.339

20.918

Không đạt

5.650

5.560

5.136

Không đạt

0,12

0,12

0,14

Không đạt

2.159, 7

8

Quy mô dân số

Nghì n người

2.159, 7

2.160

Không đạt

9

Tạo việc làm khoảng

Ngườ 35.000 35.000 i

35.350

Đạt

10

Tỷ lệ lao động qua đào tạo

%

50

50

50

Đạt

11

Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề

%

36

36

36

Đạt

12

Giảm tỷ hộ nghèo

%

1-1,2

1-1,2

1,15

Đạt

13

Tỷ lệ dân tham gia bảo hiểm y tế

%

65

65

66

Vượt

14

Số giường bệnh trên 10.000 dân

Giường 18,72

18,72

18,98

Vượt

15

Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thể cân nặng

%

12,9

12,9

12

Vượt

16

Tỷ suất tử vong trẻ em dưới 1 tuổi

%o

6

6

6

Đạt

17

Tỷ suất tử vong trẻ em dưới 5 tuổi

%o

12

12

12

Đạt

18

Tỷ lệ học sinh đi học đúng độ tuổi bậc tiểu học

%

99,89

99,89

75,67

75,67

19 Tỷ lệ học sinh đi học đúng độ tuổi

%

Không đạt 76,43 Vượt 98


Stt

Chỉ tiêu

Đvt

20

Tỷ lệ học sinh đi học đúng độ tuổi bậc THPT

%

21

Tỷ lệ dân số nông thôn được cấp nước hợp vệ sinh

%

22

Tỷ lệ dân số đô thị được cấp nước hợp vệ sinh

%

23

Tỷ lệ che phủ rừng và cây xanh phân tán

%

24

Phấn đấu xã đạt chuẩn nông thôn mới

NQHĐND 2015 PA 1 PA 2

Ước 2015

So sánh

40,62

40,62

Đạt

88,5

88,5

95,21

Vượt

100

100

100

Đạt

22,4

22,4

22,4

Đạt

10

10

13

bậc THCS

Vượt

(* Chuẩn cũ là 95,21%, chuẩn mới là 74% theo Quyết định số 2750/QĐ-BNNTCTL của Bộ NN&PTNT) I. Về kinh tế 1. Lĩnh vực nông - lâm - thủy sản a) Trồng trọt: Tổng diện tích gieo trồng cả năm 2015 đạt 707.247,4 ha, đạt 100,83% so kế hoạch và bằng 102,59% so cùng kỳ. Trong đó: Diện tích lúa 644.258 ha (chiếm trên 91% tổng diện tích gieo trồng), đạt 101,63% kế hoạch và bằng 102,93% so cùng kỳ (diện tích gieo trồng tăng chủ yếu ở vụ Thu Đông 2015 do đo đạc lại diện tích đất nông nghiệp) và hoa màu các loại gieo trồng đạt gần 62.989 ha, đạt 93,32% kế hoạch và bằng 99,2% so cùng kỳ.Tính đến ngày 10/12/2015: Vụ 3 gieo trồng được 186.173 ha, đạt 106,9% so cùng kỳ (trong đó: Cây lúa 170.180 ha, bằng 108,24% và hoa màu các loại 15.993 ha, bằng 95,31%); Vụ Đông Xuân 2015 2016 đã xuống giống được 105.917 ha bằng 96,2% so cùng kỳ (trong đó cây lúa 98.394 ha, bằng 96,6% và hoa màu các loại 7.523 ha, bằng 91,1%). Diện tích cây lâu năm hiện có khoảng 10.757 ha, bằng 101,33% (tăng 141 ha) so cùng kỳ (do một số địa phương thực hiện chủ trương phát triển du lịch sinh thái, riêng huyện Chợ Mới tăng 98 ha).Trong đó, cây ăn quả 8.688 ha (chiếm 80,77% tổng diện tích), bằng 101,3% (tăng 112 ha) so cùng kỳ. Nhờ tích cực chăm sóc, năng suất của hầu hết các loại cây ăn quả đều tăng so với cùng kỳ, như: Xoài 148,37 tạ/ha (tăng


3,1 tạ/ha), sản lượng đạt hơn 63,3 ngàn tấn (tăng 3.825 tấn); mãng cầu 58,26 tạ/ha (tăng0,58 tạ/ha); sản lượng 615 tấn (tăng 76 tấn);… Năm 2015, sản xuất ngành nông nghiệp An Giang tiếp tục đạt kết quả cao, mặc dù năng suất các loại cây trồng có giảm một ít, song nhờ diện tích tăng cao nên sản lượng thu hoạch vẫn đạt ở mức cao. Mặt khác, cơ cấu cây trồng đã được chuyển đổi mạnh theo hướng giảm diện tích lúa tăng diện tích hoa màu, các loại giống lúa năng suất chất lượng cao được sử dụng ngày càng nhiều, tiến bộ khoa học kỹ thuật áp dụng ngày càng sâu rộng, khống chế được sâu bệnh, giá bán các mặt hàng rau quả tương đối ổn định, bên cạnh giá vật tư nông nghiệp có giảm so cùng kỳ cũng góp phần tăng hiệu quả sản xuất và thu nhập cho nông dân. b) Chăn nuôi:Nhờ thực hiện tốt công tác tiêm phòng nên tình hình dịch bệnh được kiểm soát tốt, đàn chăn nuôi có xu hướng tăng; quy mô đàn chăn nuôi thời điểm 01/10/2015 so cùng kỳ như sau: Đàn trâu hiện có 4.013 con, bằng 95,98%. Đàn bò có 111.709 con, tăng 2,2% so cùng kỳ. Đàn heo có 106.841 con, tăng 1,7% so cùng kỳ. Đàn gia cầm có khoảng 4,39 triệu con, bằng 100,6% so cùng kỳ (trong đó gà 1,09 triệu con, bằng 100,03% so cùng kỳ). Tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng ước cả năm 2015 đạt 36.256 tấn, tăng 3% so cùng kỳ (trong đó thịt heo 17.714 tấn, tăng 2,1%; thịt bò 10.513 tấn, tăng 4,4%; thịt gia cầm 7.484 tấn, tăng 3,3%); sản lượng trứng gia cầm đạt 300,8 triệu quả, tăng 2,2% so cùng kỳ. c) Lâm nghiệp: Năm 2015, ước thực hiện trồng rừng tập trung được 126,28 ha, đạt 100% so KH, bằng 57,11% so cùng kỳ. Cây phân tán trồng 5,084 triệu cây, bằng 44,99% so cùng kỳ. Diện tích rừng trồng được chăm sóc 30 ha, bằng 24,7% so cùng kỳ. Diện tích rừng trồng được giao khoán , bảo vệ 1.238,4 ha, bằng 100% so cùng kỳ. Trong năm đả xảy ra 90 vụ vi phạm lâm luật, trong đó xử lý 87 vụ, phạt tiền gần 288 triệu đồng và tịch thu nhiều tang vật. Ước tính sản lượng gỗ khai thác khoảng 74.000 m3, bằng 100% so cùng kỳ; lượng củi khai thác khoảng 400.000 ster, tăng 2,09% (tăng 8.195 ster) so cùng kỳ. d) Thuỷ sản:Năm 2015, tổng sản lượng thuỷ sản đạt 348.079 tấn, tăng 3,31% (tăng 11.151 tấn) so cùng kỳ, trong đó: Cá đạt 338.509 tấn, tăng 4,11% (tăng 13.361 tấn); tôm 334 tấn, tăng 21,05% (tăng 58 tấn), cụ thể:


Nuôi trồng: diện tích nuôi thuỷ sản được thu hoạch đạt 2.480 ha, tăng 2,34% so cùng kỳ, trong đó: Diện tích nuôi cá đạt 1.233 ha, tăng 1,28% tương đương tăng 15,6 ha; nuôi tôm đạt 346 ha, tăng 53,6% tương đương tăng 121 ha. Số lồng bè thu hoạch 3.557 cái, tăng 36,7% (tăng 955 cái) so cùng kỳ; (trong đó lồng/bè nuôi cá tra, basa 64 cái). Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng thu hoạch đạt 326.565 tấn, tăng 6,56% (tăng hơn 20 ngàn tấn) so cùng kỳ. Trong đó: Sản lượng cá tra, basa 248.604 tấn, tăng 4,6% (tăng 10.936 tấn) so cùng kỳ (trong đó, sản lượng vùng nuôi của các Doanh nghiệp là 220.164 tấn); sản lượng tôm đạt 333 tấn, tăng 25,19% (tăng 67 tấn). Đánh bắt: Năm 2015 là năm mực nước lũ lên thấp trong nhiều năm qua, nguồn lợi thủy sản cũng bị nhiều ảnh hưởng. Sản lượng thuỷ sản khai thác cả năm khoảng 21.514 tấn, bằng 70,82% (giảm 8.866 tấn) so cùng kỳ. Nhằm tái tạo nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên, tỉnh cũng đã thực hiện 4 đợt thả cá ra sông với kinh phí thực hiện khoảng khoảng 862 triệu đồng từ nguồn vận động của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh. đ) Xây dựng nông thôn mới: có thêm 11 xã đạt chuẩn nông thôn mới vào cuối năm, gồm: Mỹ Hòa Hưng, Long An, Long Điền A, Long Điền B, Tân Hòa, Vĩnh Phú, Vĩnh Trạch, Vĩnh Thành, Mỹ Đức, Bình Thủy và Núi Voi; nâng tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới của tỉnh là 13 xã (02 xã Vĩnh Châu và Vĩnh Tế được công nhận năm 2014). 2. Lĩnh vực Công nghiệp - Xây dựng a) Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp: Năm 2015, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 6,03% so cùng kỳ; trong đó, tăng cao hơn mức tăng chung và cao nhất là ngành khai khoáng tăng 22,42%, đóng góp 1,11 điểm phần trăm vào mức tăng chung; ngành cung cấp nước, xử lý rác thải, nước thải tăng 14,46%, đóng góp 1,12 điểm phần trăm; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 8,92%, đóng góp 0,53 điểm phần trăm; riêng công nghiệp chế biến chế tạo là ngành chiếm tỷ trọng lớn nhưng chỉ tăng 4,01%, đóng góp 3,26 điểm phần trăm. Giá trị sản xuất theo giá hiện hành năm 2015 đạt trên 41.478,9 tỷ đồng. Trong các sản phẩm công nghiệp, một số sản phẩm đạt mức tăng cao trong năm 2015 so cùng kỳ năm 2014 là: Đá phiến đạt 1,397 triệu m 3, tăng 29%; cát tự nhiên đạt 1,176 triệu m3, tăng 24%; đá xây dựng khác đạt 2,197 triệu m3, tăng 18%;


cấu kiện cầu và nhịp cầu bằng sắt, thép đạt 1.373 tấn, tăng 66%; gạch xây dựng bằng đất sét nung đạt 193,4 triệu viên, tăng 15%; gạo đã xay xát toàn bộ..., đạt 1,087 triệu tấn, tăng 14%; nước uống được đạt 57,3 triệu m3, tăng 14%; điện thương phẩm đạt 1.896 triệu Kwh, tăng 9,5%; cá phi lê đông lạnh đạt 187,6 ngàn tấn, tăng 4,8%; xi măng Portland đen đạt 279 ngàn tấn, tăng 0,71%... Một số sản phẩm giảm so cùng kỳ năm 2014 như: Gạo lứt đạt 861,6 ngàn tấn, giảm 22,6%; thức ăn cho thuỷ sản đạt 31,8 ngàn tấn, giảm 17,6%; áo sơ mi cho người lớn…đạt 17,6 triệu cái, giảm 8,6%. b) Đầu tư xây dựng: Giá trị sản xuất ngành xây dựng cả năm theo giá hiện hành đạt 8.457,5 tỷ đồng (tăng 711 tỷ so năm 2014), trong đó giá trị đầu tư xây dựng của hộ dân đạt 5.452,6 tỷ đồng; theo giá so sánh 2010 đạt 6.707,5 tỷ đồng (tăng 7,8% so năm 2014). Các ngành và địa phương tăng cường quản lý chặt chẽ công tác đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ theo Chỉ thị số 1792/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ; Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 10 tháng 10 năm 2012 về những giải pháp chủ yếu khắc phục tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản ở các địa phương, Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 5 tháng 8 năm 2014 về lập kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016-2020 và Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 30 tháng 4 năm 2015 về tăng cường các biện pháp xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản nguồn vốn đầu tư công. Để đẩy nhanh tỷ lệ giải ngân và tiến độ hoàn thành một số công trình trọng điểm, Ủy ban nhân dân tỉnh thường xuyên tổ chức kiểm tra, chỉ đạo xử lý kịp thời những vướng mắc trong quá trình triển khai dự án. Ước thực hiện vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh năm 2015 đạt 10.475,9 tỷ đồng. Trong đó, vốn đầu tư xây dựng của nhà nước ước thực hiện trên 2.879 tỷ đồng, đạt 94,95% kế hoạch, gồm: nguồn vốn bổ sung mục tiêu của trung ương gần 496 tỷ đồng, đạt 82,24% kế hoạch; vốn nước ngoài 200 tỷ đồng, tăng 33,95% so kế hoạch; vốn trái phiếu Chính phủ 656 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch; vốn đầu tư tập trung và vốn xổ số kiến thiết dự kiến giải ngân khoảng 1.134,9 – 1.159,323 tỷ đồng, đạt khoảng 93%-95%. 3. Lĩnh vực Dịch vụ a) Thương mại


Hiện nay, nhu cầu tiêu dùng của nhân dân chỉ tập trung những mặt hàng thiết yếu; mặc dù nhiều chương trình khuyến mại, giảm giá, hoạt động hội chợ… diễn ra liên tục trong năm nhằm kích cầu, nâng sức mua thị trường, nhưng tốc độ tăng trưởng lĩnh vực thương mại không cao. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2015 ước đạt 73.140,1 tỷ đồng, tăng khoảng 11,2% so cùng kỳ năm 2014. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) được kiểm soát, trên địa bàn tỉnh giảm 0,02%, chủ yếu do tác động của các đợt điều chỉnh giá xăng, dầu và biến động thị trường dầu mỏ thế giới. Giá cả nhóm mặt hàng nông sản tiếp tục đứng mức thấp do áp lực cạnh tranh từ nhập khẩu, đặc biệt từ Trung Quốc do nước này thực hiện chính sách phá giá đồng Nhân dân tệ. Hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch tiếp tục phát triển, tổng lượt khách đến các khu điểm du lịch trên địa bàn tỉnh trong năm qua đạt 6,15 triệu lượt khách, tăng 6,6% so cùng kỳ, trong đó lượt khách lưu trú và lữ hành đạt 376,4 ngàn lượt khách, tăng 6,3% so cùng kỳ. Doanh thu do các doanh nghiệp du lịch phục vụ đạt 346,5 tỷ đồng tăng 9,4% so cùng kỳ. b) Xuất nhập khẩu - Ngoại thương: tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, nhu cầu thị trường sụt giảm, thời gian thanh toán hợp đồng xuất khẩu kéo dài, rào cản thương mại và phá giá đồng nội tệ tại một số thị trường trọng điểm gây khó khăn cho doanh nghiệp. Ước kim ngạch hàng hoá xuất khẩu năm 2015 đạt 930 triệu USD, bằng 98,94% so cùng kỳ và so kế hoạch năm đạt 88,57%. Trong đó: gạo xuất đạt 500 ngàn tấn, tương đương 210 triệu USD (đạt 98,04% về lượng và 80,77% về kim ngạch so kế hoạch năm); thuỷ sản đông lạnh xuất đạt 135 ngàn tấn, tương đương 300 triệu USD (đạt 72,97% về lượng và 81,08% về kim ngạch so cùng kỳ); rau quả đông lạnh xuất đạt 8,5 ngàn tấn, tương đương 12 triệu USD (đạt 77,27% về lượng và 92,30% về kim ngạch so kế hoạch năm). Ước cả năm 2015, nhập khẩu đạt 130 triệu USD, bằng 75,6% so cùng kỳ. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu vẫn là nguyên vật liệu phục vụ ngành dệt may, chế biến thức ăn gia súc, thuốc trừ sâu. - Biên mậu: tổng giá trị xuất - nhập qua các cửa khẩu biên giới An Giang ước năm 2015 đạt 1.012 triệu USD, bằng 93% so cùng kỳ. Trong đó: Xuất - nhập trực tiếp


đạt 229,7 triệu USD, bằng 68% so với cùng kỳ. Cụ thể: Xuất khẩu trực tiếp đạt 196 triệu USD, bằng 62% so cùng kỳ; nhập khẩu trực tiếp đạt 33,7 triệu USD, tăng 47% so cùng kỳ. c) Bưu chính viễn thông - Giao thông vận tải - Bưu chính viễn thông:Số máy điện thoại cố định ước năm 2015 là: 84.232 thuê bao; Số máy điện thoại di động trả sau có trên mạng đến năm 2015 là: 35.757 thuê bao; Số thuê bao Internet ước trong năm 2015 là: 311.358 thuê bao. - Giao thông vận tải: tiếp tục được đầu tư phát triển, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân và vận chuyển hàng hóa. Thực hiện tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát tại các bến phà, đò ngang đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão. Vận tải hành khách cả năm 2015, ước tính đạt 112,4 triệu lượt khách, tăng 3,8% và 1.832,7 triệu lượt khách.km, tăng 2,9% so cùng kỳ năm 2014. Vận tải hàng hoá cả năm đạt 28,7 triệu tấn, tăng 6,4% và 2.243,2 triệu tấn.km, tăng 6,2% so cùng kỳ năm 2014. Ước doanh thu hoạt động vận tải, kho bãi năm 2015 đạt 3.675 tỷ đồng, tăng 6,07% so cùng kỳ. 4. Phát triển doanh nghiệp và thu hút đầu tư - Phát triển doanh nghiệp: tình hình kinh tế còn khó khăn, hiệu quả hoạt động kinh doanh đạt thấp nên số lượng doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động tăng so năm 2014. Tính đến ngày báo cáo, số doanh nghiệp thành lập mới của tỉnh là 574 doanh nghiệp và 324 (chi nhánh/văn phòng đại diện) với tổng vốn đăng ký 2.078 tỷ đồng. So cùng kỳ năm 2014, số lượng doanh nghiệp tăng 2,15%, tổng vốn đăng ký doanh nghiệp tăng 1,71%. Cấp thay đổi, bổ sung 1.090 doanh nghiệp (kể cả chi nhánh/văn phòng đại diện), giảm 19,43% so cùng kỳ. Trong cùng thời gian này, số lượng doanh nghiệp giải thể là 142 doanh nghiệp và 117 đơn vị trực thuộc, so cùng kỳ tăng 4,44%. - Thu hút đầu tư: trong năm đã tiếp nhận 69 dự án đầu tư trong nước (34 đăng ký cấp mới; 35 dự án đăng ký điều chỉnh), với tổng vốn dự kiến đăng ký đầu tư khoảng 3.402 tỷ đồng. Cấp Giấy Chứng nhận đầu tư cho 61 dự án (27 dự án cấp mới, 34 dự án đăng ký điều chỉnh) với tổng vốn đăng ký đầu tư khoảng 3.377 tỷ đồng; so cùng kỳ, số dự án được cấp mới giảm 05 (bằng 84%), tổng vốn đầu tư giảm 1.198 tỷ


đồng (bằng khoảng 74%). Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh có 36 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài còn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký trên 164,176 triệu USD. 5. Tài chính – Ngân hàng - Tài chính, ngân sách: tình hình kinh tế khó khăn, số lượng doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động nhiều, doanh nghiệp đăng mới phát sinh thấp, kinh doanh mua bán các mặt hàng nông sản giảm, chính sách giảm thuế GTGT đối với mặt hàng nông sản và vật tư nông nghiệp, thức ăn chăn nuôi, thủy sản đã ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách của tỉnh. + Tổng thu từ kinh tế địa bàn ước thực hiện là 5.136 tỷ đồng, đạt 91,5% dự toán trung ương giao, bằng 92,4% dự toán HĐND tỉnh giao, bằng 97,8% so năm 2014, trong đó: 6/14 khoản thu đạt và vượt dự toán, tăng khá so cùng kỳ năm trước (gồm: lệ phí trước bạ đạt 103,3% so dự toán; thuế sử dụng đất phi nông nghiệp đạt 107,7% so dự toán; thu từ khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 119,2% so dự toán; thuế bảo vệ môi trường đạt 133,3% so dự toán năm; thu cố định tại xã đạt 147,9% so dự toán; tiền thuê đất đạt 239,5% so dự toán); 8/14 khoản thu không đạt dự toán năm (gồm: thuế thu nhập cá nhân đạt 92,9% so dự toán; thu phí, lệ phí đạt 89,8% so dự toán; thu tiền sử dụng đất đạt 89,3% so dự toán; thu khác ngân sách đạt 75,9% so dự toán; thu từ DNNN trung ương đạt 71,7% so dự toán; thu từ DNNN địa phương đạt 63,3% so dự toán; thu từ thuế công-thương nghiệp và dịch vụ ngoài quốc doanh đạt 66,2% so dự toán; tiền thuê nhà, bán nhà đạt 11,7% so dự toán). +Thực hiện chi ngân sách địa phương là 9.568 tỷ đồng, đạt 94,6% dự toán năm, bằng 104,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: chi cân đối ngân sách 7.653 tỷ đồng (đạt 92,8% dự toán năm, bằng 106,8% so năm trước), chi từ nguồn thu để lại chi quản lý qua ngân sách nhà nước 1.915 tỷ đồng (đạt 96,8% dự toán năm, bằng 95,3% so năm trước). Phân cấp chi ngân sách địa phương theo các cấp: cấp tỉnh ước đạt 5.085/5.424 tỷ đồng (đạt 93,7% dự toán, bằng 103% so với năm trước); cấp huyện 4.483/4.688 tỷ đồng (đạt 95,6% dự toán). Mặc dù thu ngân sách địa phương chưa đạt dự toán, nhưng Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo tập trung và huy động kịp thời nguồn lực tài chính đáp ứng nhiệm vụ chi theo dự toán và đột xuất: kinh phí phòng, chống dịch bệnh, khắc phục thiên tai,


sạt lở, đảm bảo kinh phí an ninh quốc phòng địa phương, chi chính sách cho các đối tượng xã hội…. - Tín dụng, ngân hàng:Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh thực hiện kiểm soát hoạt động tín dụng, lãi suất ngân hàng giảm theo quy định; thu đổi ngoại tệ, kinh doanh vàng miếng được quản lý tốt, tỷ giá ngoại hối tiếp tục giữ ổn định, bảo đảm đúng quy định Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Tính đến ngày 16/12/2015, Số dư vốn huy động 29.777 tỷ đồng, so với 31/12/2014 tăng 14,09% (trong đó: huy động trên 12 tháng 10.258 tỷ đồng, chiếm 34,44%/tổng số dư vốn huy động). Tổng dư nợ là 50.839 tỷ đồng, tăng 10,87% so với 31/12/2014 (trong đó: dư nợ ngắn hạn là 34.514 tỷ đồng chiếm 67,88%; dư nợ trung, dài hạn là 16.325 tỷ đồng chiếm 32,12%). Nợ xấu 1.951 tỷ đồng, chiếm 3,83%/tổng dư nợ và so với 31/12/2014 giảm 463 tỷ đồng. 6. Khoa học và công nghệ Tiếp tục triển khai chính sách hỗ trợ nghiên cứu ứng dụng, đổi mới công nghệ và chuyển giao các tiến bộ khoa học công, Ủy ban nhân dân tỉnh đã phê duyệt 19 đề tài dự án khoa học công nghệ năm 2015. Triển khai thực hiện Quyết định số 396/QĐUBND ngày 01 tháng 3 năm 2013 về kế hoạch phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo Nghị quyết 09-NQ/TU của Tỉnh ủyThực hiện Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao: đã phê duyệt và công bố 8/8 quy hoạch gồm (1) Quy hoạch phát triển lúa chất lượng cao - lúa đặc sản, (2) Quy hoạch phát triển nấm ăn, nấm dược liệu, (3) Quy hoạch phát triển chăn nuôi, (4) Quy hoạch phát triển thủy sản, (5) Quy hoạch rau màu, (6) Quy hoạch hoa kiểng (7) Quy hoạch cây ăn quả và (8) Quy hoạch vùng bảo tồn và phát triển cây dược liệu. Đã ban hành 02 cơ chế chính sách, 01 đề án, 01 quy chế, 6 mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản. Từ đầu năm đến nay đã nhân rộng 3,2 ha sản xuất rau, màu an toàn; 14/20 mô hình trồng rau trong nhà lưới; 104 nhà trồng nấm ăn - nấm dược liệu; 40 con bò đậu thai thực hiện gieo tinh nhân tạo, mở rộng diện tích sản xuất hoa kiểng lên 94,64 ha... Đã chuyển giao công nghệ, sản xuất thử nghiệm 01 - 03 giống lúa, hoa màu, cây cảnh, cây ăn quả, giống thủy sản; 03 quy trình công nghệ cao mới có hiệu quả và có triển vọng. Đã thu hút trên 10 doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên cơ sở gắn kết chặt chẽ giữa vùng sản xuất và thị trường tiêu thụ; đào tạo và thu


hút 63 thạc sĩ, tiến sĩ đáp ứng yêu cầu về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. 7. Tài nguyên và môi trường Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Chỉ thị số 1306/CT-UBND về điều chỉnh quy hoạch và lập kế hoạch sử dụng đất các cấp nhằm đảm bảo công tác lập, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 đồng bộ ở cả 03 cấp, đáp ứng yêu cầu quản lý đất đai và cân đối quỹ đất cho các ngành đầu tư phát triển. Triển khai đo đạc, cấp đổi đất nông nghiệp cho 24 xã, thuộc huyện Tri Tôn, Tịnh Biên, Phú Tân, Thoại Sơn. Hoàn thành công tác kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014 đảm bảo tiến độ, nội dung theo Kế hoạch số 70/KH-UBND ngày 17 tháng 10 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh và chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Tài nguyên và Môi trường. Lĩnh vực môi trường tiếp tục được quan tâm, đã ban hành kế hoạch triển khai Luật Bảo vệ Môi trường; tập trung xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường và cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng theo danh sách công bố của Thủ tướng Chính phủ trong năm 2015. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường được thường xuyên thực hiện, nhằm phục vụ các hoạt động bảo vệ môi trường, nuôi trồng thủy sản, phòng chống thiên tai, cảnh báo kịp thời các diễn biến bất thường, suy thoái môi trường, sạt lở… Từ đầu năm đến nay, đã tổ chức 309 cuộc thanh tra, kiểm tra (166 cuộc theo kế hoạch và 143 cuộc đột xuất) đối với các cá nhân tổ chức, đã phát hiện 226 trường hợp vi phạm; tiến hành xử phạt 80 trường hợp (trong đó 39 trường hợp khai thác cát sông trái phép và hủy hoạt đất nông nghiệp; 36 trường hợp ở lĩnh vực môi trường), với tổng số tiền phạt gần 505 triệu đồng, nhắc nhở cho làm cam kết 146 trường hợp. 8. Về hội nhập quốc tế: Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Chương trình hành động của tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 31/NQ-CP ngày 13/5/2014 của Chính phủ về ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị Quyết số 22-NQ/TW ngày 10/4/2013 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về hội nhập quốc tế. Chương trình hành động về hội nhập quốc tế của tỉnh tập trung vào một số nội dung công việc như: (1) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cán bộ, đảng


viên, các doanh nghiệp và nhân dân về hội nhập quốc tế; (2) Xây dựng pháp lý và nâng cao năng lực hội nhập quốc tế; (3) Hội nhập về kinh tế quốc tế; (4) Hội nhập quốc tế trong lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh: (5) Hội nhập quốc tế trong lĩnh vực văn hóa, xã hội, dân tộc, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ và các lĩnh vực khác. II. Văn hóa - Xã hội 1. Giáo dục và Đào tạo Công tác giáo dục đào tạo trên địa bàn tỉnh tiếp tục có nhiều chuyển biến tích cực, nhiều hoạt động nhằm đổi mới phương pháp dạy và học, củng cố nâng cao chất lượng giáo dục được ngành và các địa phương quan tâm thực hiện. Kết quả xét tốt nghiệp năm học 2014 - 2015: bậc tiểu học xét công nhận tốt nghiệp 35.719/35.791 em (đạt 99,8%); trung học cơ sở xét công nhận tốt nghiệp 24.097/24.228 em (đạt 99,46%); số học sinh đỗ tốt nghiệp trung học phổ thông 13.733/14.358 học sinh dự thi (đạt 95,65%); số học sinh đỗ bổ túc trung học phổ thông là 246/687 học sinh dự thi (đạt 35,81%). Năm học 2015 – 2016 tỷ lệ học sinh toàn tỉnh huy động đến trường ở các cấp bật học đạt khá cao: nhà trẻ có 3.467 cháu (đạt 86,67% so kế hoạch), mẫu giáo có 52.480 em (đạt 88,49% so kế hoạch), tiểu học có 198.825 em (đạt 101,44% so kế hoạch), THCS có 114.980 em (đạt 99,16% so kế hoạch), THPT có 43.059 em (đạt 93,97% so kế hoạch). Trường Đại học An Giang đã nhập học 3.310 sinh viên, đạt 105,4% so năm học trước (trong đó: bậc đại học có 2.250 sinh viên, đạt 100% và bậc cao đẳng có 1.060 sinh viên, đạt 119,1%). Trường cao đẳng nghề nhập học 1.285 học viên, đạt 59,08% so năm học trước (trong đó: cao đẳng nghề có 795 học viên, đạt 84,13%; Trung cấp nghề có 300 học viên, đạt 32,97% và trung cấp chuyên nghiệp có 190 học viên, đạt 59,38%). Trường trung học y tế, hệ trung cấp chuyên nghiệp có 675 học viên, đạt 105,47%; hệ sơ cấp nghề (dược tá) có 520 học viên, đạt 83,87%. Trường trung cấp kỹ thuật An Giang có 800 học viên, đạt 72,73% so năm học trước. Tính cuối năm 2015, tổng số trường của tỉnh đạt chuẩn quốc gia là 87/736 (tỷ lệ 11,8%), trong đó từng cấp bậc học cụ thể như sau: mầm non đạt 19/183 (tỷ lệ


10,4%); cấp tiểu học đạt 42/346 (tỷ lệ 12,2%), cấp THCS đạt 16/156 (tỷ lệ 10,3%) và cấp THPT đạt 10/151 (tỷ lệ 9,6%). 2. Chăm sóc sức khỏe nhân dân Công tác phòng, chống dịch bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân tiếp tục được tăng cường; thường xuyên giám sát dịch tễ, phát hiện sớm những ca bệnh và ngăn chặn kịp thời không cho dịch lớn xảy ra. Tính đến ngày ngày 17/12/2015: số mắc Sốt xuất huyết là 3.567 ca, tử vong 04 ca, tăng 169,2% so cùng kỳ (số mắc SXH của cùng kỳ năm 2014 là 1.325 ca, tử vong 02); Thương hàn & Phó thương hàn là 232 ca, không có tử vong, tăng 34,88% so cùng kỳ (số mắc Thương hàn của cùng kỳ năm 2014 là 172 ca, không có tử vong); Bệnh Tay chân miệng là 1.732 ca, không có tử vong, giảm 10,68% so cùng kỳ (số mắc Tay chân miệng của cùng kỳ năm 2014 là 1.939 ca, tử vong 01 ca). Công tác tiêm chủng mở rộng: Tính đến ngày 30/11/2015, thực hiện tiêm đủ 8 loại vaccin cho trẻ em dưới 1 tuổi cho 31.654 cháu (đạt 93,2% KH năm), tiêm ngừa uốn ván cho phụ nữ có thai (VAT 2+): 27.879 người (đạt 82,1% KH năm) và tỉ lệ bảo vệ uốn ván sơ sinh đạt 85,6%, tiêm ngừa uốn ván cho phụ nữ tuổi sinh đẻ tại 10 huyện, thị, thành phố: 27.995 người (đạt 97,7% KH năm). Tình hình HIV/AIDS tính từ đầu năm 2015 đến ngày 30/11/2015 phát hiện 310 người bị nhiễm HIV mới, số chuyển sang AIDS 269 ca và tử vong do AIDS 83 ca. So với cùng kỳ, số phát hiện HIV mới ít hơn 86 ca (giảm 21,71%), số bệnh nhân AIDS ít hơn 56 ca (giảm 17,23%), số tử vong ít hơn 37 ca (giảm 30,83%). Ngành Y tế tiếp tục duy trì tốt các hoạt động phòng chống HIV/AIDS. 3. Lao động, việc làm - Đào tạo nghề, giải quyết việc làm: tập trung quan tâm đổi mới phương pháp, giải pháp trong lĩnh vực đào tạo nghề, nâng cao chất lượng đào tạo nghề, đặc biệt là đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Củng cố, sắp xếp mạng lưới cơ sở dạy nghề theo Quyết định của UBND tỉnh; duy trì hoạt động thường xuyên của sàn giao dịch việc làm. Năm 2015, toàn tỉnh tuyển sinh dạy nghề 26.260 người, đạt tỷ lệ 101% kế hoạch năm; đã giải quyết việc làm cho trên 35.350 lao động đạt tỷ lệ 101% kế hoạch năm, trong đó lao động trong tỉnh 27.450 người, ngoài tỉnh 7.770 người, xuất khẩu lao động 130 lao động. Giảm tỷ


lệ thất nghiệp khu vực thành thị ở mức dưới 4%; tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề tăng từ 33,6% năm 2014 lên 36% năm 2015. Từ đầu năm đến nay đã giải quyết cho 6.242 trường hợp nhận trợ cấp thất nghiệp, với tổng kinh phí chi trả là 46.494 triệu đồng. - Công tác đảm bảo an sinh xã hội: thực hiện tốt công tác đảm bảo an sinh xã hội và giảm nghèo. Giảm tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh từ 3,65% năm 2014 xuống còn 2,5% năm 2015; tỷ lệ hộ cận nghèo của tỉnh giảm từ 4,83% năm 2014 xuống còn 3,83% năm 2015. Chủ động phối hợp tốt công tác cứu trợ đột xuất cho các hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi thiên tai, hỏa hoạn; đồng thời đảm bảo trợ cấp thường xuyên kịp thời cho các đối tượng bảo trợ xã hội tại cộng đồng theo quy định. Số xã, phường được công nhận xã, phường đạt các tiêu chí xã, phường phù hợp với trẻ em 151/156. Đã tiến hành xây mới và sửa chữa 1.162 căn nhà ở cho người có công với cách mạng (trong đó xây mới 556 căn, sửa chữa 606 căn) với tổng kinh phí 39,92 tỷ đồng. 4. Văn hoá thông tin, Thể dục thể thao Ngành văn hóa, thể thao và du lịch đã tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thể dục thể thao mừng Đảng, mừng xuân, kỷ niệm những ngày lễ lớn của đất nước như: Lễ hội cấp quốc gia Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam năm 2015, Ngày hội Văn hóa đồng bào dân tộc Khmer tỉnh An Giang lần thứ X năm 2015, Lễ kỷ niệm 127 năm Ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng (20/8/1888 – 20/8/2015), Lễ tưởng niệm 35 năm ngày mất Chủ tịch Tôn Đức Thắng (30/3/1980–30/3/2015). Đã tổ chức Lễ công bố Di tích cấp quốc gia đặc biệt Khu di tích khảo cổ và kiến trúc nghệ thuật Óc Eo – Ba Thê (huyện Thoại Sơn). Lễ hội văn hóa truyền thống huyện Châu Phú lần XIII-2015, kỷ niệm 142 năm Quản cơ Trần Văn Thành hy sinh và cuộc khởi nghĩa Bảy Thưa. Toàn tỉnh hiện nay có 718.146 người tập luyện TDTT thường xuyên (đạt 33% dân số); 164.923 số hộ đạt tiêu chuẩn gia đình thể thao (đạt 30,53%)). Công tác giáo dục thể chất trong trường học, 100% số trường thực hiện giờ thể dục nội khóa, 77,1% số trường thực hiện giờ thể dục ngoại khóa. Trong năm, tỉnh đã tổ chức trên 200 giải thể thao (trong đó 14 giải cấp tỉnh, 03 giải cấp khu vực và 02 giải toàn quốc), đã thu hút trên 40.000 lượt vận động viên trong và ngoài tỉnh tham dự. Đã tổ chức thành công Đại hội TDTT ĐBSCL lần thứ VI năm 2015, với sự tham dự của của 1.858 vận động viên (749 nữ) thuộc 14 đơn vị (13 tỉnh ĐBSCL và Trung tâm TDTT QP4) tham gia thi đấu tranh 509 bộ huy chương của 25 môn, kết quả đoàn An Giang xếp hạng I với 108HCV – 87HCB – 87HCĐ. Trong năm, ngành thể thao của tỉnh đoạt 677 huy


chương (gồm 233 HCV – 214 HCB – 230 HCĐ), 53 vận động viên của An Giang vào các đội dự tuyển và dự tuyển thể thao trẻ quốc gia. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tiếp tục tập trung củng cố, nâng chất lượng và giữ vững các danh hiệu văn hóa đã được công nhận. Đến nay, toàn tỉnh có 493.657 hộ đạt chuẩn gia đình văn hóa (đạt 91,38% so tổng số hộ); 851 khóm/ấp đạt chuẩn văn hóa (đạt 95,83% so tổng số ấp); 13 xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới (đạt 10,92% so tổng số xã); 04 phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị (đạt 10,81%) và 2.250 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa. 5. Dân tộc – tôn giáo Tình hình an ninh, trật tự xã hội trong vùng đồng bào dân tộc tương đối ổn định, bà con giáo dân thực hiện tốt chính sách pháp luật của nhà nước và tôn chỉ giáo lý. Đã hỗ trợ, tạo điều kiện Ban Đại diện cộng đồng Hồi giáo Islam tỉnh An Giang tổ chức thành công Đại hội nhiệm kỳ III (2015 – 2020); đã tổ chức phát dấu cho 58/66 chùa Phật giáo Nam tông Khmer. Các ngành và địa phương tiếp tục thực hiện đầy đủ và kịp thời các chính sách vùng dân tộc của nhà nước, như: Quyết định 29/2013/ QĐ-TTg về một số chính sách hỗ trợ giải quyết đất ở và giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2013-2015; Quyết định 54/2012 ngày 04/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn giai đoạn 2012-2015; Quyết định 102/2009/QĐ-TTg về thực hiện chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người nghèo ở vùng khó khăn... Thực hiện Quyết định số 56/2013/QD-TTg, ngày 07/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ, về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 18/2011/QĐ-TTg về việc thực hiện chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, trong năm Ủy ban nhân dân tỉnh đã phê duyệt danh sách người có uy tín trên địa bàn tỉnh An Giang là 112 người, gồm Khmer: 82 người, Chăm: 13 người, Hoa: 15 người, Dân tộc khác: 02 người (01 Mường, 01 Nùng). III. Lĩnh vực nội chính và công tác chính quyền 1. Công tác cải cách hành chính


Tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy và quy định chức năng nhiệm vụ cơ quan hành chính nhà nước, trong năm đã phê duyệt cơ cấu tổ chức bộ máy và chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của 08 cơ quan chuyên môn cấp tỉnh (Sở Nội vụ, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Giao thông Vận tải, Sở Tư pháp, Sở Khoa học và Công nghệ, Thanh tra tỉnh, Ban Dân tộc, Ban Quản lý khu di tích Óc-eo). Công tác cải cách thủ tục hành chính được các ngành các cấp quan tâm, thường xuyên rà soát và tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành mới và điều chỉnh, bổ sung 09 bộ thủ tục hành chính. Trong năm, cơ quan nhà nước các cấp đã tiếp nhận 2.401.443 hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính (trong đó cấp tỉnh chiếm 57,5% và cấp huyện, xã chiếm 42,5%), đã giải quyết 2.363.265 hồ sơ, đạt tỷ lệ 98,4% (trong đó đúng hạn đạt 99,6%, không đúng hạn đạt 0,4%). Công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tiếp tục được các cấp, các ngành quan tâm nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ công chức, lao động nông thôn. Thực hiện Quyết định số 20/2014/QĐUBND ngày 22 tháng 4 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh về thi tuyển công chức cấp xã, đến nay đã có 7/11 đơn vị tổ chức thi tuyển gồm: Châu Đốc, Châu Thành, Châu Phú, Chợ Mới, Phú Tân, Tân Châu, An Phú. Ủy ban nhân dân tỉnh đã tổ chức hội nghị phân tích, đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) của tỉnh năm 2014 và đối thoại doanh nghiệp nhằm tìm ra giải pháp cải thiện và giữ vững chỉ số PCI trong năm 2015 và những năm tới; triển khai Quyết định 09/2015/QĐ-TTg ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. Xây dựng kế hoạch giai đoạn 2016-2018 thực hiện Nghị định số 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ về Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập; Đề án tinh giản biên chế đến năm 2021 theo Nghị định 108/2014/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế và Kế hoạch số 01-KH/TU ngày 23 tháng 11 năm 2015 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết 39-NQ/TW của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. 2. Công tác tư pháp Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 của tỉnh sẽ ban hành 61 văn bản, trong đó 58 quyết định và 03 chỉ thị. Đến thời điểm này, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành 41 văn bản quy phạm pháp luật, điều chỉnh hoạt động


quản lý nhà nước trên các lĩnh vực: y tế, đầu tư, tài nguyên và môi trường, tổ chức, bộ máy. Tổ chức tổng kết việc thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại trên địa bàn tỉnh; công tác quản lý, đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài được thực hiện nhanh chóng, đúng pháp luật; hoạt động công chứng, chứng thực ở các cấp nhìn chung được thực hiện tốt, giải quyết nhanh chóng các yêu cầu của tổ chức và công dân. Tính đến ngày báo cáo, đã tiếp nhận và giải quyết 9.209 vụ việc hộ tịch, quốc tịch, lý lịch tư pháp; tổ chức 70 cuộc tư vấn pháp luật lưu động có trên 2.100 lượt người tham dự; tư vấn pháp luật bằng văn bản cho 210 trường hợp. 3. Công tác Thanh tra - phòng chống tham nhũng Các cấp, các ngành đã chỉ đạo thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí với quyết tâm cao, gắn kết chặt chẽ với cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” thông qua kế hoạch thực hiện cụ thể, có trọng tâm, trọng điểm, thường xuyên theo dõi, kiểm tra, chỉ đạo xử lý trường hợp vi phạm theo đúng quy định của pháp luật. Trong năm đã tiến hành 91 cuộc thanh tra (07 cuộc chuyển sang và 84 cuộc triển khai mới), gồm 65 cuộc thực hiện theo kế hoạch và 26 cuộc đột xuất. Đã kết thúc 77 cuộc và ban hành 58 kết luận, qua đó phát hiện 42 đơn vị sai phạm với số tiền trên 7 tỷ đồng và 13 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với diện tích 118.267m2 đất. Kiến nghị thu hồi 2,02 tỷ đồng 12 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với diện tích 117.324m2. Tổ chức tiếp 6.816 lượt công dân đến trình bày khiếu nại (tiếp thường xuyên 4.944 lượt, tiếp định kỳ và đột xuất của lãnh đạo 1.872 lượt). Nội dung khiếu nại chủ yếu về tranh chấp đất đai, khiếu nại trình tự cấp chứng nhận quyền sử dụng đất, chế độ chính sách bị chia cắt... Tiếp tục chỉ đạo công tác kiểm tra, thanh tra tài chính đối với các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh. Trong năm, kiểm tra các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước đã phát hiện số tiền 4,4 tỷ đồng chi sai quy định, đã tiến hành thu hồi và nộp lại ngân sách 135,6 triệu đồng và tiếp tục xử lý khắc phục; hệ thống kho bạc nhà nước đã từ chối thanh toán 1.023 khoản chi chưa đảm bảo thủ tục theo quy định với tổng số tiền 14,952 tỷ đồng. 4. Công tác điều hành, quản lý nhà nước


Ủy ban nhân dân tỉnh tập trung chỉ đạo thực hiện các nhóm giải pháp triển khai Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2015; các Nghị quyết của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh về phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng - an ninh; các hoạt động mừng Đảng, mừng Xuân 2015 và Đại hội Đảng các cấp, tiến tới đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII. Tiếp và làm việc với đoàn công tác của Trung ương: đoàn công tác Chủ tịch nước, Ủy ban kinh tế Quốc hội, đoàn giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội, các Bộ Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng, Giao thông vận tải, Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước.... Nội dung làm việc các đoàn tập trung trên các lĩnh vực: phát triển nông nghiệp, khảo sát mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đánh giá hiệu quả hoạt động Hợp tác xã và định hướng mô hình hợp tác xã kiểu mới; khảo sát tuyến biên giới, giám sát kết quả phát triển kinh tế vùng biên giới và đồng bào dân tộc; phát triển kinh tế - xã hội và thu, chi ngân sách nhà nước tỉnh... Tăng cường liên kết vùng thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về ứng phó biến đổi khí hậu; thống nhất với các tỉnh xin chủ trương Chính phủ lập dự án thực hiện đầu tư công trình thủy lợi vùng Tứ giác Long Xuyên phục vụ đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, đề xuất Chính phủ thành lập Hội đồng vùng để làm vai trò điều phối giữa các tỉnh trong vùng, liên kết phát triển kinh tế - xã hội bền vững.Đã thành lập Tổ Điều phối Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long tỉnh An Giang giai đoạn 2015-2020. Tổ chức tổng kết 6 Chương trình trọng điểm của tỉnh: Xúc tiến Thương mại và Đầu tư, Bảo vệ Tài nguyên - Môi trường, Nông nghiệp - Nông thôn, Cải cách hành chính, Phát triển Nguồn nhân lực và Đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Triển khai kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 19/NQ-CP của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2015 – 2016, trong đó tập trung đơn giản hóa thủ tục lĩnh vực cấp phép xây dựng, thủ tục công chứng, đăng ký quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất và thuế để đạt mục tiêu rút ngắn thời gian đăng ký quyền sở hữu, sử dụng tài sản; quy định đấu nối nguồn cung cấp nước đối với khách hàng cá nhân và tổ chức...


Chỉ đạo tổ chức thu mua tạm trữ lúa, gạo vụ Đông Xuân 2015 đạt 101% chỉ tiêu của Chính phủ giao; tổ chức sơ kết mô hình vay thí điểm theo chuỗi sản xuất và tiếp tục đề nghị Ngân hàng Nhà nước mở rộng quy mô dự án và đối tượng tham gia. Tổ chức các hoạt động mở rộng kết nối doanh nghiệp các tỉnh thành khu vực miền Trung và Tây Nguyên; tăng cường xúc tiến thương mại ngoài nước đối với các mặt hàng chủ lực của tỉnh thông qua các hoạt động hội chợ, hội nghị giao thương...; tổ chức hội nghị phổ biến về hội nhập để kịp thời cung cấp thông tin cho doanh nghiệp. Thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm, dịch bệnh trên người; chỉ đạo các đơn vị khẩn trương lắp đặt trang thiết bị và hoàn thiện Bệnh viên đa khoa trung tâm An Giang; phê duyệt Đề án thành lập bệnh viện Sản Nhi. Tổ chức kiểm tra và chấn chỉnh các hoạt động tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh. Thực hiện tốt công tác chuẩn bị và tổ chức kỳ thi PTTH cấp quốc gia theo cụm lần đầu tiên tổ chức. Đã tổ chức các đoàn công tác đến làm việc với 11 huyện, thị, thành phố kiểm tra kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2014 trên địa bàn, đồng thời định hướng và tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để giúp các địa phương hoàn thành kế hoạch năm 2015. Thường xuyên kiểm tra chương trình xây dựng nông thôn mới, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, các công trình dự án trọng điểm (như: Bệnh viện đa khoa trung tâm tỉnh, dự án Nam Vàm Nao, các hồ chứa Tịnh Biên, Tri Tôn, tỉnh lộ 957, 952, 943...), kiểm tra công tác chống thất thu thuế và thu hồi nợ đọng... Hoàn chỉnh báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015 và xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 – 2020 để triển khai Nghị quyết Đại hội lần thứ X Đảng bộ tỉnh. Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn khắc phục kịp thời những hạn chế, tồn tại theo kết quả giám sát của các Ban và Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh. Ban hành đầy đủ các quyết định triển khai Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh được thông qua tại kỳ họp lần 9 và 11; tham gia tiếp xúc cử tri trước kỳ họp lần thứ 11 và 12 của Hội đồng nhân dân tỉnh khóa VIII, nhiệm kỳ 2011-2016. Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc thực hiện Chương trình công tác năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh tập trung 04 nhóm nhiệm vụ, giải pháp lớn với 79 danh mục đầu công việc, liên quan đến cơ chế chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch


phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tính đến nay, tỷ lệ hoàn thành chương trình công tác đạt 87,5%. Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức 429 cuộc họp, hội nghị; ban hành 5.807 văn bản chỉ đạo, điều hành; trong đó 2.015 công văn, 2.699 quyết định. Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành 3.792 văn bản truyền đạt ý kiến của Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh trên các lĩnh vực quản lý nhà nước. 5. Công tác phối hợp Thường trực HĐND, các Ban của HĐND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên Chủ động thực hiện phối hợp nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị phục vụ các kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh và chất lượng các văn bản trình Hội đồng nhân dân tỉnh. Tiếp tục nâng cao chất lượng nội dung các báo cáo chuyên đề phục vụ kịp thời công tác giám sát của các Ban và Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh. Phối hợp trong công tác lấy ý kiến các tầng lớp nhân dân và phản biện xã hội đối với những quyết định lớn của Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh. Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn giải quyết kịp thời những vấn đề bức xúc của nhân dân, những kiến nghị chính đáng của cử tri thông qua ý kiến phản ánh của các tổ chức đoàn thể, mặt trận. Tăng cường phối hợp với Ủy ban MTTQ các cấp tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân tổ chức thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, nâng cao chất lượng Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”... IV. An ninh, quốc phòng, trật tự và an toàn xã hội 1. An ninh, quốc phòng Các lực lượng làm nhiệm vụ sẳn sàng chiến đấu, bảo vệ các địa bàn, mục tiêu trọng yếu được thực hiện nghiêm; tổ chức thực hiện tốt công tác nắm tình hình, quản lý chặt các đối tượng, đề xuất giải quyết kịp thời các vụ tranh chấp, khiếu kiện đông người; triển khai đồng bộ các biện pháp tấn công, trấn áp tội phạm và đảm bảo an ninh trật tự, nhất là tuyến biên giới. Công tác tuyển quân năm 2015 đạt yêu cầu, có 1.300 thanh niên đã được tuyển chọn; trong đó, có 17 thanh niên là Đảng viên, 1.283 thanh niên là Đoàn viên thanh niên, có 22 thanh niên có trình độ đại học và tất cả những thanh niên đều làm đơn tình nguyện phục vụ lâu dài trong quân đội.


2. Trật tự an toàn xã hội Tình hình an ninh, biên giới tiếp tục ổn định; tăng cường công tác nắm tình hình, chủ động phòng ngừa, tấn công trấn áp các loại tội phạm, đặc biệt các loại tội phạm có tính chất nguy hiểm, có tổ chức. Toàn tỉnh đã xảy ra 420 vụ phạm pháp hình sự, tăng 19% so cùng kỳ, trong đó số vụ trọng án vẫn không giảm. Các lực lượng chức năng đã phát hiện, bắt giữ 2.480 vụ buôn lậu, vận chuyển và buôn bán hàng cấm (tăng 30,9% so với cùng kỳ) tổng giá hàng hóa vi phạm thu giữ trị giá khoảng 30,44 tỷ đồng (bằng 77,6%); đã xử phạt và tịch thu hàng tổng trị giá 16,66 tỷ đồng (bằng 83,3%). Công tác đảm bảo an toàn giao thông tiếp tục được triển khai đồng bộ; các lực lượng chức năng thường xuyên kiểm tra, kiểm soát và kịp thời xử lý các đối tượng tham gia giao thông có hành vi vi phạm, nhất là trên các tuyến đường nông thôn. Trong 11 tháng đầu năm 2015, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 107 vụ tai nạn giao thông, làm chết 104 người và 81 người bị thương, so cùng kỳ năm 2014 giảm 01 vụ (0,92%), tăng 16 người chết (+ 18,18%), số người bị thương tương đương cùng kỳ. Tình hình thiên tai: từ đầu năm đến nay đã xảy ra 06 vụ giông lốc, ảnh hưởng đến 217 căn nhà (trong đó, sập hoàn toàn 23 căn, tốc mái hoàn toàn 26 căn, tốc mái một phần 168 căn, làm bị thương 01 người); xảy ra 16 vụ sạt lở, 02 trường hợp sụp lún, 01 trường hợp răn nứt trên địa bàn tỉnh, làm ảnh hưởng 482 ha diện tích đất sản xuất nông nghiệp. 3. Công tác ngoại vụ Công tác lễ tân - lãnh sự được thực hiện nhanh gọn, đảm bảo tính trọng thị, chu đáo; hướng dẫn và quản lý tốt hoạt động của các đoàn vào đoàn ra, khách quốc tế đến thăm, làm việc, hoạt động nhân đạo, từ thiện và tác nghiệp báo chí. Tính đến ngày báo cáo, có 230 đoàn gồm 519 người xuất cảnh đi nước ngoài, tập trung vào các hoạt động học tập, hợp tác, xúc tiến thương mại, quảng bá và tìm kiếm thị trường tiêu thụ cho các mặt hàng nông sản của tỉnh. Trong năm, tỉnh tiếp và làm việc với 148 đoàn gồm 481 người đến từ các nước: Nhật Bản, Thụy Điển, Israel... Quan hệ đối ngoại, hợp tác với các đối tác tiếp tục phát triển tốt. UBND tỉnh tổ chức họp định kỳ 6 tháng đầu năm 2015 với tỉnh 02 tỉnh Takeo, Kandal - Campuchia.


Sau cuộc họp, Ủy ban nhân dân tỉnh đã có văn bản trình Bộ Ngoại giao cho ý kiến về kéo dài thêm thời gian hoạt động tại cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên đến 21 giờ. Tiếp tục tổ chức tuyên truyền kết quả công tác phân giới cắm mốc tại các huyện, thị thành trên địa bàn tỉnh An Giang cho các đối tượng bao gồm chức sắc dân tộc, tôn giáo, cán bộ MTTQ, đoàn thể chính trị - xã hội. Thực hiện rà soát, tổng hợp số lượng người Việt gốc An Giang đang sinh sống tại Campuchia chưa có giấy tờ tùy thân báo cáo Ban chỉ đạo Tây Nam bộ theo quy định. * Nhận xét – đánh giá: Thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh đã bám sát và triển khai kịp thời các chỉ đạo, văn bản hướng dẫn của Chính phủ và Bộ, ngành Trung ương, chủ động thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp tập trung các khâu đột phá, tạo động lực phát triển các ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ lực của địa phương, thực hiện tốt cơ chế phối hợp với các tổ chức đoàn thể và Mặt trận tham gia xây dựng chính quyền và hỗ trợ triển khai các chương trình an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo. Huy động được nhiều nguồn lực tiếp tục thực hiện 6 chương trình trọng điểm và Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao góp phần vào sự phát triển chung kinh tế - xã hội tỉnh nhà. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt kế hoạch đề ra sau hai năm liên tiếp không đạt kế hoạch. Tuy nhiên, vẫn còn một số chỉ tiêu chưa đạt mục tiêu của Nghị quyết, hiệu quả quản lý nhà nước chưa cao trong số lĩnh vực (đất đai, môi trường...), hoạt động sản xuất – kinh doanh trong một số lĩnh vực vẫn chưa phục hồi, công tác chống buôn lậu đạt hiệu quả chưa cao. Đời sống của người dân nhất là ở vùng nông thôn, đồng bào dân tộc tiếp tục khó khăn, tỷ lệ số hộ cận nghèo giảm thấp, tiềm ẩn nguy cơ tái nghèo cao. Những mặt tồn tại do một số nguyên nhân chủ yếu sau: - Về khách quan: kinh tế thế giới tiếp tục phục hồi chậm; nhu cầu nhập khẩu hàng hóa vẫn chưa có dấu hiệu khởi sắc, khủng hoảng chính trị nhiều nước nên người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu; các nước lớn đang thực hiện chính sách tài chính mở để giảm giá đồng nội tệ nhằm hạn chế nhập khẩu; chính sách trả đũa thương mại của các nước đang gây gián đoạn các giao dịch thương mại toàn cầu. Kinh tế trong nước tuy có nhiều khởi sắc vẫn còn nhiều khó khăn, chậm đổi mới, các chính sách hỗ trợ chậm ban hành và chưa kịp thời; những giải pháp đổi mới và đột phá cho nền kinh tế chưa


rõ nét và thiếu nguồn lực thực hiện; những quy định trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp chưa đầy đủ nên việc hỗ trợ tín dụng đầu tư cho lĩnh vực này còn nhiều khó khăn. - Về chủ quan: nguồn lực của địa phương tiếp tục đang gặp khó khăn ảnh hưởng cân đối cho đầu tư phát triển; việc tổ chức thực hiện những kế hoạch, đề án, chủ trương lớn chưa kịp thời; từng cấp, từng ngành chưa chủ động đề xuất những giải pháp để xử lý những vấn đề mới phát sinh ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống nhân dân. Xử lý nợ xấu trong lĩnh vực chế biến nông – thủy sản còn chậm. Sự phối hợp thiếu đồng bộ các ngành và địa phương triển khai các cơ chế, chính sách mới; yếu kém trong công tác quản lý quy hoạch ngành và lĩnh vực đang gây khó khăn công tác quản lý nhà nước và huy động nguồn lực đầu tư của xã hội. * Bài học kinh nghiệm: sớm xây dựng và triển khai chương trình công tác bám sát chỉ đạo của Chính phủ, Tỉnh ủy và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh; phân công trách nhiệm cụ thể trong tổ chức thực hiện; siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính nhằm nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành; thường xuyên tổ chức kiểm tra cơ sở để kịp thời nắm bắt tình hình và xử lý vướng mắc những vấn đề phát sinh; phối hợp chặt chẽ với tổ chức đoàn thể, mặt trận các cấp trong công tác giám sát đã giúp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước trên nhiều lĩnh vực. Phần thứ hai ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2016 Năm 2016 là năm đầu tiên của kế hoạch 5 năm 2016-2020, có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo đà tăng trưởng cao và bền vững cho cả giai đoạn 2016-2020. Trên tinh thần đó, các ngành, các cấp cần xác định rõ nhiệm vụ, yêu cầu để từ đó xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2016 theo hướng tích cực, khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế và điều kiện để duy trì mức tăng trưởng nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh một cách bền vững, góp phần thực hiện thắng lợi nhiện vụ chính trị của tỉnh. I. MỘT SỐ DỰ BÁO TÌNH HÌNH: 1. Tình hình thế giới: Năm 2016, kinh tế thế giới tiếp tục phục hồi nhưng chậm hơn so với dự báo, ẩn chứa nhiều rủi ro và thách thức, đặc biệt là rủi ro địa - chính trị, biến động khó lường


trên thị trường tài chính và giá dầu. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) tháng 4/2015 dự báo năm 2016 kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng 3,8%; Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) ngày 3/6/2015 dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2016 từ 4,3% xuống 3,8%. OECD cho rằng hoạt động kinh tế của Mỹ yếu kém và vốn đầu tư của các chính phủ và doanh nghiệp giảm sút mạnh là một phần nguyên nhân kéo kinh tế toàn cầu đi xuống; Ngân hàng Thế giới (WB) (ngày 10 tháng 6 năm 2015) dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2016 và 2017 so với lần dự báo đầu năm ở các mức tương ứng lần lượt là 3,3% và 3,2%; tăng trưởng của các nền kinh tế đang phát triển nói chung trong năm 2015 và 2016 hạ xuống mức tương ứng lần lượt là 4,4% và 5,2%, từ mức 4,8% và 5,3%. Giá dầu thô và các hàng hóa cơ bản khác giảm xuống đã đẩy nhanh quá trình giảm tốc tăng trưởng ở một số nước đang phát triển có mức độ phụ thuộc lớn vào xuất khẩu tài nguyên. Các nền kinh tế mới nổi sẽ gặp nhiều khó khăn để đối phó với sự giảm giá của đồng nội tệ so với đồng USD; giá hàng hóa cơ bản đi xuống cho tới khả năng lãi suất vay vốn gia tăng. Đối với khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, ESCAP dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng, hòa nhập vào bối cảnh toàn cầu, lạm phát sẽ giảm do giá dầu thế giới thấp. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ở các nước đang phát triển trong khu vực sẽ chỉ tăng nhẹ từ 5,8% (năm 2014) lên 5,9% (năm 2015) và dự kiến sẽ không thay đổi đáng kể trong năm 2016. 2. Tình hình trong nước: Kinh tế Việt Nam tiếp tục đà phục hồi ổn định với tốc độ tăng trưởng cao hơn năm 2015. Hiệu quả đầu tư và khả năng cạnh tranh được cải thiện. Kinh tế vĩ mô ổn định hơn; chỉ số giá tiêu dùng tăng chậm và tương đối ổn định là điều kiện quan trọng cho sự phát triển nền kinh tế trong thời gian tới. Tuy nhiên, những khó khăn đối với sự phát triển kinh tế còn rất lớn. Việc hình thành cộng đồng ASEAN cuối năm 2015 và việc ký kết và triển khai các hiệp định thương mại tự do FTA tạo ra những điều kiện quan trọng trong phát triển, nhưng cũng tạo ra những thách thức rất lớn, nhất là trong việc phát triển thị trường, tăng cường khả năng cạnh tranh cả ở thị trường quốc tế và thị trường trong nước. II. ĐÁNH GIÁ NHỮNG KHÓ KHĂN VÀ THUẬN LỢI KHI THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NĂM 2016: 1. Thuận lợi: Trước tình hình kinh tế thế giới đang phục hồi và tiếp tục tăng trưởng so năm 2015, kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, cơ hội tiếp cận thị trường xuất khẩu nhiều hơn, những sản phẩm có lợi thế so sánh sẽ có cơ


hội để phát triển. Trong nước, lĩnh vực nông nghiệp tiếp tục được Chính phủ quan tâm đầu tư, quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp diễn ra nhanh, các cơ chế chính sách ngày càng hoàn thiện, chính sách về cánh đồng lớn, về ứng dụng công nghệ cao đã và đang triển khai vào thực tiễn. Đây là điều kiện để các doanh nghiệp trong tỉnh đẩy mạnh đầu tư sản xuất kinh doanh và tìm kiếm thị trường xuất khẩu mới.Tỉnh An Giang đã có một số chính sách đặc thù thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào nông nghiệp, nông thôn đã được xây dựng và bắt đầu áp dụng, các gói tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản xuất sẽ tạo điều kiện để ngành nông nghiệp phát triển mạnh trong năm 2016 và giai đoạn tiếp theo.Dù vẫn còn những khó khăn nhất định, nhưng mô hình Cánh đồng lớn ngày càng mở rộng, cùng với việc xác định vai trò then chốt là kinh tế hợp tác trong liên kết sản xuất, Tỉnh đã có những HTX kiểu mới thí điểm đầu tiên trong mô hình cánh đồng lớn.

Dự báo Việt Nam có thuận lợi với các thị trường mới mở ra, hội nhập sẽ khiến làn sóng doanh nghiệp nước ngoài vào tìm cơ hội đầu tư vào Việt Nam, trong đó có các tỉnh ĐBSCL và An Giang; ASEAN tiến tới một khu vực thị trường chung, tự do hóa lưu chuyển hàng hóa trong khu vực với mức thuế bằng 0%, đây là cơ hội cho các doanh nghiệp thâm nhập thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của tỉnh; Xu hướng tiêu dùng nông sản giá rẻ, chất lượng và đa dạng về chủng loại đang gia tăng tại các nước phát triển. Chính phủ đã có những chỉ đạo cụ thể về điều kiện kinh doanh, xuất khẩu ở các ngành hàng và ban hành các chính sách kịp thời trong thực hiện kinh doanh xuất khẩu, tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. 2. Khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi nêu trên vẫn còn một số khó khăn, hai mặt hàng chủ lực của tỉnh là lúa và cá vẫn chưa thể sớm phục hồi trong thời gian trước mắt, giá gạo xuất khẩu trên thế giới tiếp tục giảm, cá tra vẫn gặp bất lợi về giá và rào cản kỹ thuật. Những tồn tại trong sản xuất nông nghiệp Chính phủ chưa có giải pháp căn cơ để tháo gỡ để mang lại lợi ích lâu dài cho nông dân;các chính sách cho nông nghiệp chưa đủ mạnh để giúp các doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực này (lĩnh vực chịu nhiều tác động của thiên nhiên và thị trường thế giới); Chất lượng nguồn lao động chưa đáp ứng nhu cầu phát triển của tỉnh;các công trình giao thông của chính phủ mới xây dựng chưa phát huy tác dụng trong thời gian ngắn; hạ tầng giao thông tuy được quan tâm đầu tư nhưng nhìn chung còn thiếu đồng bộ sẽ ảnh hưởng đến việc kêu gọi đầu tư của tỉnh; Chính sách khuyến khích đầu tư của Nhà nước còn rời rạc, bị cắt khúc và thiếu đồng bộ; chậm hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền. Doanh nghiệp tiếp tục khó khăn trong việc mở rộng và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm do áp lực cạnh tranh cao, xu hướng các nước tăng cường áp dụng các rào cản kỹ thuật đối với hàng nông, thủy sản nhập khẩu. Mô hình Cánh đồng lớn ngày càng mở rộng, cùng với việc xác định vai trò then chốt là kinh tế hợp tác trong liên kết


sản xuất, nhưng các doanh nghiệp tham gia vẫn còn gặp nhiều khó khăn về nguồn lực, các HTX kiểu mới cũng đang trong quá trình hình thành, các nhân tố tham gia chưa tiếp cận được cơ chế chính sách liên quan. III. MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU: 1. Mục tiêu: Phát triển kinh tế song song bảo vệ môi trường, thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội. Đẩy mạnh ứng dụng và chuyển giao công nghệ cao, công nghệ sinh học vào sản xuất và chế biến. Đẩy nhanh việc tái cơ cấu lại sản xuất trong nội ngành nông nghiệp. Tập trung đầu tư, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân; Thực hiện tốt các chính sách giảm nghèo, đào tạo nghề, giải quyết việc làm mới cho người lao động. Đẩy mạnh cải cách hành chính, giữ vững ổn định chính trị, quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội. 2. Các chỉ tiêu chủ yếu: a. Các chỉ tiêu kinh tế: Tốc độ tăng tổng sản phẩm của tỉnh (GRDP) theo giá so sánh 2010 tăng 6,5% so với năm 2015 GRDP bình quân đầu người đạt 33,985 triệu đồng, tương đương 1.584 USD1. Giá trị sản xuất nông nghiệp đạt khoảng 160 triệu đồng/ha (tăng khoảng 15 trđ/ha so với 2015) Kim ngạch xuất khẩu đạt 1,05 tỷ USD. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội triển khoảng 23.878 tỷ đồng. Tổng thu ngân sách từ kinh tế địa bàn khoảng 4.475 tỷ đồng b. Các chỉ tiêu xã hội: Quy mô dân số đạt 2.161 nghìn người. Tạo việc làm cho khoảng 30.000 lao động. Tỷ lệ lao động được đào tạo so với tổng số lao động đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân đạt 52 %. Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề so tổng số lao động đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân đạt 38%. Giảm tỷ lệ hộ nghèo 1,5% so năm 2015. 1

Tỷ giá tạm tính 1 USD = 21.458 VNĐ


Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế đạt 70%. Số giường bệnh trên 10.000 dân khoảng 20,04 giường. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thể nhẹ cân khoảng 11,6%. Tỷ suất tử vong trẻ em dưới 1 tuổi khoảng 6%0. Tỷ suất tử vong trẻ em dưới 5 tuổi khoảng 11,6%0. Tỷ lệ học sinh đi học đúng độ tuổi bậc tiều học đạt khoảng 99%. Tỷ lệ học sinh đi học đúng độ tuổi bậc trung học cơ sở đạt khoảng 76,67%. Tỷ lệ học sinh đi học đúng độ tuổi bậc THPT đạt khoảng 42,68%. c. Các chỉ tiêu môi trường: Tỷ lệ dân số nông thôn được cung cấp nước sạch, nước hợp vệ sinh 78%. Tỷ lệ che phủ rừng và cây xanh phân tán đạt 22,4%. d. Tiêu chí về xây dựng nông thôn mới:đến cuối năm 2016lũy kế có 19 xã đạt chuẩn nông thôn mới. IV. PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN NGÀNH NĂM 2016: 1. Phát triển kinh tế: 1.1. Lĩnh vực nông nghiệp – lâm – thủy sản: * Mục tiêu: Đẩy nhanh việc thực hiện tái cơ cấu ngành, sản phẩm gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo chiều sâu, nâng cao hàm lượng chất xám và sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp cùng với việc nâng cao giá trị canh tác và thu nhập của nông dân. * Giải pháp: Từng bước triển khai có hiệu quả Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp; các gói hỗ trợ kỹ thuật, tài chính, thị trường cho các sản phẩm (lúa, rau an toàn, bắp lai, nấm ăn, bò thịt, tôm càng xanh, hoa-cây kiểng), phối hợp đưa các sản phẩm nông nghiệp có lợi thế của tỉnh tiếp cận thị trường thông qua đề án khung chính sách, đưa các mặt hàng chủ lực của tỉnh tiếp cận, thiết lập, xâm nhập và các hệ thống phân phối trong và ngoài nước. Tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết 09-NQ/TU của Tỉnh ủy về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh An Giang giai đoạn 2012-2020 và tầm nhìn đến năm 2030, trong đó tập trung triển khai thực hiện những quy hoạch vùng sản xuất


chuyên canh ứng dụng công nghệ cao đã được ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và lựa chọn sản xuất một số sản phẩm công nghệ cao mà thị trường cần mang lại hiệu quả kinh tế cao, tăng thu nhập cho người nông dân, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm phục vụ cho xuất khẩu. Tiếp tục thực hiện Chương trình Tam nông, triển khai thực hiện Thông báo kết luận của Ban thường vụ tỉnh ủy về một số chủ trương, giải pháp tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Tập trung nguồn lực và chỉ đạo điều hành để đảm bảo đạt chỉ tiêu số xã nông thôn mới theo kế hoạch. Kịp thời đề xuất các chủ trương giải pháp phù hợp với tình hình kinh tế xã hội. Tiếp tục thực hiện và nhân rộng các mô hình sản xuất theo chuỗi giá trị, nhân rộng mô hình “Cánh đồng lớn", gắn với thực hiện các mô hình kinh tế hợp tác của Hợp tác xã (HTX) kiểu mới, liên kết từ cung ứng đầu vào và tiêu thụ sản phẩm đầu ra trong sản xuất và cung cấp các dịch vụ khác. Đánh giá, tổng kết vai trò kinh tế hợp tác của các HTX kiểu mới vừa được thành lập thí điểm trong năm 2015. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, thực hiện các chính sách tín dụng hỗ trợ của tỉnh và TW đối với việc phát triển hợp tác xã, kinh tế hợp tác. Tăng cường phổ biến các chính sách khuyến khích hỗ trợ doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác, người dân vào nông nghiệp, nông thôn như Nghị định 210/2013/NĐ-CP, 19/12/2013 về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, Quyết định 62/2013/QĐ-TTg về cánh đồng lớn, Quyết định 68/2013/QĐ-TTg về hỗ trợ giảm thất thoát sau thu hoạch, Quyết định 580/2014/QĐ-TTg về hỗ trợ chuyển đổi cây trồng, Quyết định số 37/2014/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về Về việc ban hành Quy định chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh An Giang..vv; Tăng cường chuyển giao kỹ thuật canh tác theo quy trình “3 giảm, 3 tăng” và “1 phải, 5 giảm”. Duy trì mạng lưới nhân giống lúa nhằm cung cấp giống lúa xác nhận có khả năng phục vụ được 90% diện tích sản xuất lúa hàng hóa của tỉnh; Nâng cấp hoạt động của mạng lưới nhân lúa giống xác nhận cộng đồng trong tỉnh theo hướng chứng nhận chất lượng lô giống lúa phù hợp quy chuẩn kỹ thuật nhằm từng bước đáp ứng điều kiện thương mại hóa giống lúa. Triển khai thực hiện Nghị định số 36/2014/NĐ-CP ngày 29 tháng 4 năm 2014 về nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra, triển khai thực hiện nuôi cá tra theo quy hoạch, thực hiện đăng ký sản xuất cá tra tiêu thụ xuất khẩu, cấp mã số cho các cơ sở sản xuất phục vụ cho truy xuất nguồn gốc sản phẩm thủy sản. Ưu tiên phân bổ các nguồn vốn đầu tư thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, cánh đồng lớn... Ban hành tiêu chí phẩn bổ, sử dụng nguồn vốn bù thủy lợi phí, Nghị định số 35/2015/NĐ-CP để tập trung đầu tư có trọng tâm trọng điểm theo mục tiêu phát triển ngành và hoàn chỉnh hệ thống giao thông thủy lợi nội đồng,hệ thống đường


cộ, đường ra cánh đồng... phục vụ cơ giới hóa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Đầu tư nâng cao năng lực các cơ sở sản xuất giống thủy sản chất lượng, sạch bệnh đặc biệt là giống cá tra, basa; kiểm soát diện tích nuôi trồng thủy sản theo yêu cầu thị trường, đảm bảo các điều kiện nuôi và an toàn dịch bệnh. Đối với các hộ nuôi thủy sản quy mô nhỏ tập trung tập huấn nuôi thủy sản theo quy phạm VietGAP để tiến tới chứng nhận VietGAP từng bước tăng diện tích nuôi thủy sản đạt tiêu chuẩn an toàn của tỉnh thực hiện hoàn thành chỉ tiêu nông thôn mới theo tiêu chí 4.3.5. Tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh trên cây trồng vật nuôi, tổ chức triển khai tốt công tác bảo vệ thực vật, chăn nuôi và thú y trên địa bàn tỉnh. Tiếp tục thực hiện công tác phòng chống hạn hán và xâm nhập mặn và thiên tai. Chương trình hành động chiến lược quốc gia về phòng chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020. Chương trình hành động của ngành nông nghiệp về biến đối khí hậu và nước biển dâng. Tăng cường quản lý chặt hơn nữa các cơ sở giết mổ, chế biến thịt để đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, tăng cường công tác thú y và quản lý giết mổ. Song song, kiểm soát tốt quy hoạch giết mổ, tổ chức lại hệ thống giết mổ gia súc, gia cầm tập trung. Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy rừng, đẩy mạnh phát triển rừng: Tạo đủ giống cây trồng đảm bảo số lượng và chất lượng phục vụ trồng rừng và trồng cây lâm nghiệp phân tán trên toàn tỉnh trong năm 2015. Thực thi pháp luật lâm nghiệp, kiểm tra, ngăn chặn vi phạm lấn chiếm đất rừng làm nông nghiệp; xây dựng phương án chống chặt phá rừng và săn, bắt, mua bán động vật rừng. Triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp để lũy kế đến cuối năm 2016 có tối thiểu 19 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới. Tập trung chỉ đạo xã điểm và chỉ đạo xây dựng nông thôn mới trên diện rộng. Tăng cường công tác mời gọi đầu tư các doanh nghiệp về nông thôn; chủ động tranh thủ sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân, các nhà mạnh thường quân và nhân dân tham gia xây dựng nông thôn mới. 1.2.Lĩnh vực công nghiệp- Xây dựng: a) Công nghiệp - TTCN: * Mục tiêu: Nâng cao giá trị ngành công nghiệp chế biến,vận động doanh nghiệp thay đổi quy trình công nghệ, quy trình sản xuất. Triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ để đầu tư đổi mới máy móc, dây chuyền sản xuất, chú trọng ngành cơ khí, chế tạo. Đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa, phát triển ngành cơ khí, chế tạo sản xuất ra những sản phẩm phục vụ sản xuất nông nghiệp đạt chất lượng cao, có sức cạnh tranh. * Giải pháp:


Triển khai thực hiện Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp, Đề án phát triển cụm công nghiệp. Phối hợp các ngành huy động các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng hạ tầng các Cụm công nghiệp (CCN); Hỗ trợ địa phương kêu gọi các nhà đầu tư thực hiện đầu tư kết cấu hạ tầng CCN; Chủ động nguồn vốn thực hiện chính sách Quyết định 43/2012/QĐ-UBND về khuyến khích đầu tư phát triển CCN đến năm 2020. Rà soát, bổ sung, sửa đổi và hoàn thiện chính sách của tỉnh về hoạt động khuyến công, về hỗ trợ phát triển công nghiệp nông thôn; Củng cố và nâng cao năng lực quản lư cho cán bộ làm công tác khuyến công; Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao vai trò của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động khuyến công. Khuyến khích các doanh nghiệp, tổ hợp tác, HTX và làng nghề ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ, sử dụng công nghệ, thiết bị tiên tiến hiện đại, không gây ô nhiễm môi trường, nhằm nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường, giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong các khu, cụm công nghiệp và làng nghề. Hỗ trợ doanh nghiệp, các tổ hợp tác, HTX và làng nghề tiếp cận vốn, tín dụng với lãi suất ưu đãi phục vụ sản xuất, kinh doanh; Áp dụng sản xuất sạch hơn nhằm tiết kiệm nguyên nhiên liệu và giảm phát thải môi trường;... Đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng hoàn chỉnh các công trình khu, cụm công nghiệp gắn với lợi thế vùng kinh tế trọng điểm nhất là tạo sự gắn kết với thành phố Cần Thơ, phát huy tối đa lợi thế khu vực biên giới và thuận lợi giao thông thủy bộ; tiếp tục tăng cường công tác đầu tư để đẩy nhanh việc phát triển các cụm công nghiệp có khả năng thu hút đầu tư, nhanh chóng giao mặt bằng và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư triển khai dự án, góp phần phát triển công nghiệp địa phương tạo việc làm cho người lao động. b) Đầu tư xây dựng: * Mục tiêu: Chấp hành các quy định của Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2014, đồng thời thực hiện tốt các chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ như: Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15 tháng 10 năm 2011 về tăng cường quản lý vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ, Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 5 tháng 8 năm 2014 về lập kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016-2020 và Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 30 tháng 4 năm 2015 về tăng cường các biện pháp xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản nguồn vốn đầu tư công. * Các giải pháp cơ bản: Xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển năm 2016 và kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm giai đoạn 2016-2020 theo quy định của Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13, quy định của Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 5 tháng 8 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Công văn số 1100/BKHĐT-TH ngày 27 tháng 02 năm 2015. Dựa vào kế hoạch đầu tư công trung


hạn 5 năm giai đoạn 2016-2020, xây dựng kế hoạch đầu tư công hằng năm phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh. Ngoài nguồn vốn đầu tư công đã được xác định trong hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm giai đoạn 2016-2020 và năm 2016, Tỉnh cần xây dựng và vận dụng các cơ chế chính sách hợp lý, phù hợp với quy định của pháp luật để tập trung huy động các nguồn vốn ngoài xã hội (kể cả vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, vốn ODA,…) để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh, nhất là các nhằm mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Thực hiện tốt công tác kế hoạch, bố trí vốn phù hợp với khả năng triển khai thực tế và khả năng cân đối vốn của cả Tỉnh, không để xảy ra nợ đọng xây dựng cơ bản.Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với các Nghị quyết của Tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, từ đó tạo đòn bẩy phát triển kinh tế của Tỉnh.

Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện các dự án đầu tư trọng điểm của Tỉnh; kịp thời xử lý khó khăn, vướng mắc phát sinh; đảm bảo các dự án thực hiện đạt chất lượng, đúng tiến độ và đạt hiệu quả đầu tư đặt ra. Tạo điều kiện để nhân dân tham gia giám sát các công trình xây dựng nhằm phát huy dân chủ và bảo đảm tính minh bạch, hiệu quả trong đầu tư. Đẩy mạnh tái cơ cấu đầu tư theo hướng giảm dần đầu tư công, tăng dần đầu tư của các thành phần kinh tế khác; tạo điều kiện để các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào các lĩnh vực có khả năng thu hút đầu tư. Tạo mọi điều kiện để các doanh nghiệp tham gia, đồng thời ưu tiên bố trí vốn Nhà nước thực hiện các dự án theo hình thức đối tác công – tư (PPP). Chủ động khai thác mọi nguồn lực trong Tỉnh để phục vụ cho đầu tư, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng giao thông. Tiếp cận, tranh thủ tối đa các nguồn vốn nước ngoài (vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài) để đầu tư các chương trình, dự án trọng điểm của Tỉnh. 1.3.Lĩnh vực dịch vụ: a) Thương mại: * Mục tiêu: Khuyến khích tổ chức, cá nhân sử dụng hàng hóa sản xuất trong nước. Phát triển mạnh thương mại nội địa, chú trọng phát triển thị trường nông thôn đáp ứng nhu cầu ngày càng phong phú, đa dạng của sản xuất và tiêu dùng, đảm bảo cho thị trường phát triển lành mạnh, ổn định. Thúc đẩy xuất khẩu, đảm bảo nhập khẩu một cách hợp lý. Phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu kim ngạch xuất nhập khẩu đã đề ra; Hỗ trợ doanh nghiệp triển khai các dự án liên kết sản xuất và tiêu thụ theo hướng chuỗi giá trị nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng giá trị xuất khẩu các mặt


hàng chủ lực của tỉnh. * Giải pháp: Đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư phát triển chợ địa bàn tỉnh, tạo môi trường thuận để khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia vào đầu tư kinh doanh, khai thác quản lý chợ theo hướng văn minh hiện đại, từng bước xây dựng kênh lưu thông hàng hóa thông suốt, thuận tiện. Đầu tư xây dựng khoảng 20 chợ (trong đó chủ yếu: nâng cấp, cải tạo; di dời, xây mới); Triển khai Kế hoạch chuyển đổi mô hình kinh doanh, khai thác và quản lý chợ, trong đó chú trọng chuyển đổi chợ tại các phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh, chợ đã hoàn thành Dự án mô hình chợ thí điểm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (04 chợ). Thực hiện có hiệu quả công tác dự báo và thông tin thị trường; Các biện pháp bình ổn thị trường, giá cả phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.Xây dựng kế hoạch hỗ trợ tuyên truyền “Tự hào hàng Việt Nam“ đến đoàn thể, tổ chức, người tiêu dùng. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường nội địa tiêu thụ sản phẩm đến các tỉnh, thành trong nước nhằm giải quyết khó khăn về đầu ra cho các sản phẩm thông qua việc đa dạng hóa các loại hình thương mại. Quan tâm khai thác hiệu quả thị trường nông thôn. Trong đó, nghiên cứu, đánh giá hệ thống phân phối một số sản phẩm nông nghiệp chính qua kênh phân phối tại các chợ truyền thống trên địa bàn tỉnh An Giang, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh lưu thông hàng hóa các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh vào kênh phân phối tại các chợ truyền thống trên địa bàn tỉnh. Kích cầu tiêu dùng nội địa thông qua việc vận động doanh nghiệp tổ chức các hoạt động khuyến mại, giảm giá. b) Xuất, nhập khẩu: * Mục tiêu: Đẩy mạnh công tác xúc tiến mở rộng thị trường, hỗ trợ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh An Giang đẩy mạnh xuất khẩu. Kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu, hạn chế nhập khẩu các mặt hàng không khuyến khích và không phụ thuộc vào một thị trường. * Giải pháp: Triển khai có hiệu quả Đề án Xác lập khung chính sách tiếp cận, thiết lập và xâm nhập thị trường cho các sản phẩm chủ lực, sản phẩm đa dạng có lợi thế của doanh nghiệp và người dân An Giang vào hệ thống phân phối trong và ngoài nước đến năm 2020. Tiếp tục kiểm tra, rà soát, giám sát đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo triển khai mô hình chuỗi liên kết theo Quyết định 6139/QĐ-BCT ngày


28/08/2013 của Bộ Công Thương về phê duyệt Quy hoạch thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo, đối với các doanh nghiệp chưa thực hiện nghiêm.Đề xuất Bộ Công thương rút Giấy phép xuất khẩu gạo nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp đủ năng lực và tài chính đảm bảo thực hiện tốt vùng nguyên liệu, hỗ trợ tiêu thụ hết lúa hàng hóa trong dân có nhu cầu tham gia xuất khẩu gạo. Để giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường có tiềm năng tăng cường công tác phối hợp cùng Bộ Công thương thông qua các Tham tán thương mại các nước có tiềm năng nhập khẩu để tổ chức các đoàn doanh nghiệp đến tỉnh An Giang nghiên cứu và ký kết các hợp đồng, đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của tỉnh An Giang. Tiếp tục phối hợp cùng các cơ quan thương vụ ngoài nước xác lập kênh thông tin nhằm kịp thời cung cấp đến các doanh nghiệp để chủ động đàm phán xuất khẩu. Tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp và kêu gọi đầu tư tiến tới đầu tư kho ngoại quan thuộc khu vực cửa khẩu Kim Thành tỉnh Lào Cai để các doanh nghiệp chủ động đàm phán xuất khẩu các mặt hàng nông sản có thế mạnh của tỉnh An Giang nhằm đáp ứng nhu cầu của 400 triệu dân thuộc các tỉnh phía Tây Nam của Trung Quốc. Phát huy vai trò là cầu nối cho doanh nghiệp tiếp cận những thị trường có nhu cầu sản phẩm tỉnh An Giang để tăng cường xuất khẩu; đồng thời soát xét nhu cầu sản phẩm khác có nhu cầu của thị trường để định hướng cho doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu; cũng như kịp thời xử lý những vướng mắc, khó khăn của các doanh nghiệp xuất khẩu, giúp doanh nghiệp vượt khó và hoàn thành mục tiêu kế hoạch đề ra. c) Du lịch: * Mục tiêu: Đầu tư phát triển các công trình phục vụ phát tiển du lịch; Đẩy mạnh quan hệ, hợp tác với ngành du lịch của các tỉnh khác để xây dựng các tour du lịch mang tính độc đáo theo hướng phát huy lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hóa lịch sử của tỉnh. * Giải pháp: Triển khai thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển ngành du lịch tỉnh An Giang đến năm 2020; hoàn chỉnh Quy hoạch phát triển du lịch ba xã Cù Lao Giêng, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 để kêu gọi các thành phần kinh tế tham gia đầu tư; tăng tỷ trọng đầu tư cho du lịch, nhất là nguồn xã hội hóa. Tăng cường kêu gọi đầu tư để xây dựng các khu vui chơi, giải trí qui mô lớn, hiện đại, gắn với phát triển các dịch vụ ăn uống, mua bán sản phẩm du lịch, các sản phẩm tiêu dùng cần thiết,...tập trung kêu gọi đầu tư các thành phần kinh tế tham gia đầu tư các dịch vụ du lịch trên Núi Cấm, Núi Sam để tạo ra nhiều sản phẩm du lịch


mang đặc trưng riêng của An Giang để giữ chân du khách khi đã có cáp treo Núi Cấm và tượng phật Núi Sam đang thi công. Phát triển mạnh các ngành thủ công mỹ nghệ phục vụ du lịch, như: các mặt hàng gốm mỹ nghệ, đá mỹ nghệ, hàng dệt thổ cẩm..., tập trung đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển Ngành du lịch cho cán bộ quản lý, hướng dẫn viên du lịch, nhân viên phục vụ. 1.4.Phát triển doanh nghiệp và thu hút đầu tư: * Mục tiêu: Cung cấp kịp thời và đầy đủ thông tin có liên quan để thủ tục đăng ký doanh nghiệp và đăng ký đầu tư; hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp khi tham gia đầu tư trên địa bàn tỉnh. Củng cố và phát triển các loại hình kinh tế hợp tác nhất là hợp tác xã. * Giải pháp: Tất cả hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, hỗ trợ thủ tục đầu tư đều được thực hiện theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông. Thường xuyên rà soát, cập nhật các chính sách của Trung ương và các quy định của tỉnh để kịp thời cung cấp cho doanh nghiệp khi có nhu cầu đầu tư trên địa bàn tỉnh. Vận hành có hiệu quả cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia và đăng ký thành lập doanh nghiệp qua cổng thông tin doanh nghiệp. Giải đáp kịp thời những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp qua cổng thông tin. Tiếp tục triển khai kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của tỉnh và các cơ chế chính sách được quy định tại Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2009 về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, trọng tâm là tổ chức các lớp đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh. Tiếp tục thực hiện tốt các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp về sản xuất kinh doanh và hỗ trợ thị trường theo tinh thần Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 10/5/2012 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn khác của Bộ, ngành Trung ương. Triển khai và vận hành có hiệu quả Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh theo quy định tại Nghị định số 138/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ để từ đó có thể thực hiện các chính sách kích cầu đầu tư tại địa phương khi cần thiết. Thường xuyên đào tạo bồi dưỡng cán bộ làm công tác hỗ trợ doanh nghiệp để giúp doanh nghiệp thực hiện các thủ tục đăng ký doanh nghiệp, đăng ký đầu tư,... khi nhà đầu tư có yêu cầu. Thường xuyên theo dõi và chỉ đạo thực hiện có hiệu quả Đề án để cải thiện và nâng cao chỉ số PCI của tỉnh 2012 – 2015, trọng tâm là tập trung cải thiện các chỉ số giảm điểm, như: Chi phí thời gian, chi phí không chính thức, tính năng động và tiên


phong của lãnh đạo, đào tạo lao động, cạnh tranh bình đẳng. 1.5.Tài chính, ngân hàng * Mục tiêu: Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Trung ương về các giải pháp điều hành tiền tệ và tài khoá. * Giải pháp: Thu, chi ngân sách nhà nước đảm bảo đúng pháp luật, đúng dự toán được giao, trong đó: + Khai thác, quản lý chặt chẽ các nguồn thu, tăng cường thanh tra, kiểm tra chống thất thu, gian lận thuế, tạo sự công bằng trong thi hành nghĩa vụ nộp ngân sách. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, thực hiện tốt các chính sách miễn giảm thuế để kêu gọi đầu tư, quan tâm phát triển các ngành nghề có khả năng đóng góp vào ngân sách lớn để mở rộng nguồn lực. Giảm mạnh nợ đọng đảm bảo tỷ lệ nợ đọng theo quy định; + Chi NSĐP phải quản lý chặt chẽ, triệt để tiết kiệm chống lãng phí, tăng cường kỷ luật, kỹ cương tài chính, giám sát và công khai minh bạch việc sử dụng NSNN. Huy động mọi nguồn lực, đẩy mạnh xã hội hóa các dịch vụ công và giao quyền tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp công lập từng bước chuyển sang tự đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động và chuyển sang hình thực hoạt động như doanh nghiệp do nhà nước giao vốn.” Tiếp tục triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong quan hệ tín dụng, giữa tổ chức tín dụng với khách hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng theo đúng quy định của pháp luật, đồng thời góp phần hỗ trợ doanh nghiệp và người dân duy trì, phát triển sản xuất – kinh doanh, như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vốn vay, … trên cơ sở khả năng tài chính của tổ chức tín dụng,… Triển khai có hiệu quả các chương trình, chính sách tín dụng theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Các tổ chức tín dụng bám sát chủ trương phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nâng cao vai trò, vị trí chi phối, dẫn dắt thị trường; đảm bảo các ngân hàng thương mại Nhà nước và các


Ngân hàng thương mại có cổ phần chi phối của Nhà nước thật sự là lực lượng chủ lực, chủ đạo trong việc đáp ứng các nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế của tỉnh. 1.6. Khoa học – công nghệ: * Mục tiêu: Đổi mới đồng bộ về công tác quản lý, tổ chức, hoạt động khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh An Giang. Phát huy vai trò của khoa học công nghệ và xem khoa học và công nghệ là đòn bẩy của quá trình tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng; Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh học, tập trung tuyển chọn, chuyển đổi, nhân rộng các loại giống cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện tự nhiên của tỉnh, hiệu quả kinh tế cao. * Giải pháp: Đổi mới công nghệ, ưu tiên ứng dụng, chuyển giao công nghệ sau thu hoạch, công nghệ sản xuất sạch... tạo sự chuyển biến về năng suất, chất lượng và hiệu quả trong sản xuất. Khuyến khích và hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ tại các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp quy mô lớn, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư, hỗ trợ và bảo trợ cho hoạt động khoa học và công nghệ. Xây dựng và phát triển nguồn lực khoa học và công nghệ đủ khả năng tiếp thu, ứng dụng, làm chủ và phát triển công nghệ tiên tiến. Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho khoa học và công nghệ. Nâng cao hiệu quả công tác nghiên cứu, ứng dụng các đề tài, dự án khoa học ngang tầm nhiệm vụ trong tình hình mới, thông qua hình thức giao dịch mua bán sàn giao dịch KHCN; đẩy mạnh thương mại hóa các đề tài nghiên cứu KHCN để tái tạo nguồn đầu tư; tạo mọi điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp và các nhà nghiên cứu, nhất là đội ngũ trí thức tham gia vào lĩnh vực nghiên cứu khoa học. Đồng thời tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho ngành khoa học và công nghệ nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển của khoa học kỹ thuật. Tạo mọi điều kiện để doanh nghiệp đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Đồng thời, tăng cường kiểm tra xử lý nghiêm các hành vi vi phạm bảo hộ sản phẩm, quyền sở hữu trí tuệ. 1.7. Về hội nhập quốc tế:


* Mục tiêu: Tiếp tục triển khai Chương trình hành động của tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 31/NQ-CP ngày 13/5/2014 của Chính phủ về ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị Quyết số 22-NQ/TW ngày 10/4/2013 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về hội nhập quốc tế. * Giải pháp: Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên, các doanh nghiệp và nhân dân về hội nhập quốc tế: Tổ chức quán triệt, triển khai sâu rộng nội dung của Nghị quyết số 31/NQ-CP của Chính phủ; triển khai kế hoạch thông tin đối ngoại của tỉnh hàng năm trên các phương tiện thông tin truyền thông, Cổng thông tin điện tử tỉnh góp phần cung cấp thông tin phục vụ doanh nghiệp, nhân dân nhận thức đầy đủ về hội nhập quốc tế; Tuyên truyền Chiến lược tham gia các thỏa thuận thương mại Tự do (FTA) đến năm 2020 của Việt Nam; Tuyên truyền về cộng đồng kinh tế ASEAN và Hiệp định TPP. Xây dựng pháp lý và nâng cao năng lực hội nhập quốc tế: Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước theo Nghị quyết số 30c/NQ-CP của Chính Phủ, Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 19/NQ-CP của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; Tiếp tục kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, doanh nghiệp ngang tầm trong khu vực; Nghiên cứu đưa nội dung “hội nhập quốc tế” vào chương trình giảng dạy tại trường Đảng, trường Đại học và Cao đẳng, các trường, trung tâm đào tạo của tỉnh. Thực hiện Đề án tăng cường kiến thức pháp luật quốc tế và các kỹ năng xử lý các vấn đề pháp luật quốc tế cho đội ngũ cán bộ pháp chế các Sở, Ngành. Hội nhập kinh tế quốc tế: Tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa X về một số chủ trương để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO); Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư thu hút các nguồn lực từ bên ngoài, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp; Tập trung phát triển các sản phẩm có hiệu quả kinh tế, có tính cạnh tranh cao trên thị trường nội địa và quốc tế; rà soát các cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư, cải thiện môi trường đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các nguồn vốn quốc tế; Xây dựng kênh thông tin đối thoại giúp doanh nghiệp tham gia tìm hiểu và đóng góp các Hiệp định tự do thương mại mà Việt Nam đang đàm phán. Hội nhập quốc tế trong lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh: Tiếp tục duy trì, thúc đẩy và mở rộng các quan hệ hợp tác với các tỉnh, thành phố của các nước và các tổ chức quốc tế đã ký kết hợp tác với An Giang; Thực hiện tốt nhiệm vụ bảo đảm an ninh, ổn định chính trị và trật tự xã hội của tỉnh; Tăng cường phối hợp trong các lĩnh vực bảo vệ biên giới quốc gia, phòng ngừa và đấu tranh các hoạt động vi phạm pháp luật, tội phạm quốc tế và xuyên biên giới; đảm bảo tác bảo vệ an ninh, chủ quyền biên giới và quản lý xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu qua biên giới.


Hội nhập quốc tế trong lĩnh vực văn hóa, xã hội, dân tộc, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ và các lĩnh vực khác: Nghiên cứu giải pháp thu hút nguồn lực chất xám của kiều bào nước ngoài hướng về xây dựng và phát triển tỉnh; Xây dựng và triển khai Kế hoạch Văn hóa đối ngoại của tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và Kế hoạch “Nâng cao chất lượng, hiệu quả trong các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao ở khu vực và toàn quốc, khai thác tối đa hiệu quả Chương trình liên kết phát triển du lịch bền vững”. Tiếp tục thực hiện Chương trình thực hiện Đề án hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ đến năm 2020” theo Quyết định số 735/QĐTTg của Thủ tướng Chính phủ; Triển khai Kế hoạch hội nhập quốc tế về giáo dục và dạy nghề đến năm 2020; Mở rộng hợp tác với các Viện - Trường quốc tế nhằm tranh thủ sự hỗ từ các chuyên gia quốc tế, các tổ chức tình nguyện viên quốc tế. 2. Phát triển văn hóa - xã hội: 2.1. Về Giáo dục và Đào tạo: * Mục tiêu: Xây dựng nền giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại, xã hội hóa và hội nhập quốc tế, nâng cao chất lượng giáo dục ở các cấp học, bậc học; tăng cường đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng với nhu cầu phát triển của xã hội. * Giải pháp: Tiếp tục triển khai Kế hoạch xây dựng xã hội học tập tỉnh An Giang giai đoạn 2013 - 2020, sắp xếp hệ thống trường dạy nghề tư nhân, tăng cường quản lý để hệ thống dạy nghề tư nhân là nhân tố quan trọng trong việc nâng số lượng lao động qua đào tạo. Triển khai tốt yêu cầu “đổi mới căn bản và toàn diện” công tác Giáo dục và Đào tạo. Tổ chức thực hiện tốt “Tháng hành động vì sự nghiệp giáo dục”, huy động sự đóng góp công sức của toàn xã hội chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục. Chỉ đạo kiên quyết hơn nhằm hạn chế tình trạng bỏ học. Củng cố, duy trì kết quả phổ cập bằng hình thức học tập chính quy. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong công tác phòng chống và giảm nhẹ thiên tai: Ban Giám hiệu các trường phối hợp với chính quyền, ban ngành đoàn thể địa phương, Ban đại diện cha mẹ học sinh tổ chức đưa rước học sinh trong mùa lũ; vận động kinh phí để hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn, cũng như khắc phục sửa chữa cơ sở vật chất bị thiệt hại sau thiên tai. Thực hiện tốt chủ trương phân cấp, phát huy vai trò tự chủ, tự chịu trách nhiệm của đơn vị trường học và tăng cường công tác thanh, kiểm tra của đơn vị quản lý giáo dục. Tiếp tục triển khai 4 nội dung: Nói không với tiêu cực trong thi cử; không xảy ra bệnh thành tích trong giáo dục; không vi phạm đạo đức nhà giáo và không để học sinh ngồi sai lớp.


Tăng cường các yếu tố điều kiện phục vụ giảng dạy, phát huy vai trò chủ động điều hành ngân sách và vốn đầu tư để tạo bước đột phá mới về cơ sở vật chất, tiếp tục đầu tư trang thiết bị dạy học phục vụ đổi mới chương trình, sách giáo khoa; Tiếp tục tham mưu triển khai các Đề án, Dự án, chương trình xây dựng cơ bản do Trung ương, tỉnh và địa phương đầu tư, từng bước hoàn thiện cơ sở vật chất trường học. Thực hiện có hiệu quả các chương trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy và học; tăng cường bồi dưỡng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên; tạo chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng giáo dục đào tạo. Tập trung đầu tư cơ sở vật chất trường, lớp, dụng cụ dạy và học. Xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia theo khả năng cân đối ngân sách. Đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả Nghị định 59/2014/NĐ-CP ngày 16/6/2014 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ. Thực hiện rà soát, sắp xếp lại quy hoạch mạng lưới các trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề. Khuyến khích đầu tư thành lập mới và phát triển các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề ngoài công lập. Tập trung ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; mở thêm các trường nội trú, bán trú và có chính sách hỗ trợ nhà ở và đời sống giáo viên. Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo, tăng cường kiểm tra, giám sát, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong giáo dục và đào tạo, nhất là việc hướng nghiệp và phân luồng đào tạo nghề sau tốt nghiệp trung học cơ sở; đào tạo sau đại học. Đổi mới tổ chức và hoạt động của nhà trường, nhất là trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề. 2.2. Về Y tế: * Mục tiêu: Tiếp tục xây dựng củng cố hệ thống y tế theo hướng công bằng hiệu quả và phát triển; nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng và đa dạng của nhân dân về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe; Giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh tật, không ngừng nâng cao sức khỏe nhân dân, tăng tuổi thọ, cải thiện chất lượng cuộc sống người dân.Nâng tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế năm 2016 là 70 %; cũng cố và nâng cao hiệu quả mạng lưới y tế dự phòng. * Giải pháp: Tiếp tục quán triệt và thực hiện tốt Nghị quyết 46-NQ/TW của Bộ Chính trị về công tác Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới, Nghị quyết 47-NQ/TW ngày 22/3/2005 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chính sách Dân số-KHHGĐ, Chỉ thị 06-CT/TW của Ban chấp hành TW Đảng về


củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở, Kết luận số 43-KL/TW của Bộ Chính trị về 3 năm thực hiện Nghị quyết 46-NQ/TW và 5 năm thực hiện Chỉ thị số 06-CT/TW của Ban Bí thư (Khóa IX) về Củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở, Kết luận số 44-KL/TW của Bộ Chính trị về 3 năm thực hiện Nghị quyết 47-NQ/TW. Kết luận số 42-KL/TW của Bộ Chính trị về đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính (trong đó có tiền lương và giá dịch vụ y tế) đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập. Đổi mới và hoàn thiện hệ thống tổ chức y tế gồm y tế dự phòng; khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng; giám định y khoa, trung tâm pháp y; y dược cổ truyền; sức khỏe sinh sản; trang thiết bị y tế; dược; mỹ phẩm; an toàn thực phẩm; bảo hiểm y tế; dân số - kế hoạch hóa gia đình.Củng cố, phát triển mạng lưới y tế dự phòng theo hướng tập trung, thu gọn đầu mối đơn vị nhằm tăng cường hiệu quả và nâng cao chất lượng hoạt động, bảo đảm đủ khả năng dự báo, kiểm soát các bệnh lây nhiễm, bệnh không lây nhiễm và các bệnh liên quan đến môi trường, lối sống. Hoàn thiện và nâng cao chất lượng mạng lưới khám bệnh, chữa bệnh các tuyến; củng cố, nâng cao năng lực hoạt động các bệnh viện tuyến tỉnh, bệnh viện đa khoa tuyến huyện, phát triển một số chuyên ngành bệnh viện tuyến tỉnh thành vệ tinh cho các bệnh viện tuyến trung ương tại Tp HCM: tim mạch, mắt, sản nhi…; nâng cao năng lực mạng lưới khám bệnh, chữa bệnh các bệnh viện chuyên khoa. Xây dựng cơ sở y tế kết hợp quân - dân y, đặc biệt là ở các khu vực biên giới. Củng cố, phát triển và hiện đại hóa mạng lưới vận chuyển cấp cứu ngoại viện trên địa bàn tỉnh. Tăng cường các hoạt động giám sát và kiểm soát các chất thải gây ô nhiễm môi trường; xử lý các chất thải y tế và các chất thải độc hại. Phát triển đội ngũ thanh tra liên ngành và kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm. Xây dựng các công trình cung cấp nước sạch, công trình vệ sinh để thực hiện việc “ăn sạch, uống sạch, ở sạch”. Tăng cường phối hợp liên ngành trong phòng chống tai nạn, thương tích, tai nạn giao thông, tai nạn lao động, đuối nước, tự tử, bệnh nghề nghiệp, phòng chống HIV/AIDS, an toàn vệ sinh thực phẩm. Triển khai các giải pháp thích hợp để phòng và khắc phục nhanh hậu quả đối với sức khỏe do thảm họa, thiên tai, biến đổi khí hậu, già hóa dân số, bạo lực gia đình... Triển khai đồng bộ các giải pháp để giảm quá tải bệnh viện và tăng sự hài lòng của người bệnh; từng bước thiết lập lại hệ thống chuyển tuyến trong khám bệnh, chữa bệnh; phát triển mạng lưới bệnh viện chuyên khoa và các khoa ung bướu, tim mạch, chấn thương chỉnh hình, sản nhi, phục hồi chức năng; chú trọng phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng.Tiếp tục đầu tư xây dựng và phát triển các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa theo lộ trình Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Y tế tỉnh An Giang từ năm 2014 đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Tổ chức triển khai thực hiện Đề án phát triển nguồn nhân lực ngành y tế. Tăng cường các hoạt động đào tạo và thực hiện tốt các cơ chế chính sách trong thu hút, đãi ngộ, sử dụng cán bộ để đảm bảo về số lượng và chất lượng theo quy hoạch phát triển ngành, phục vụ nhu cầu chăm sóc sức khoẻ người dân. Quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực y tế, từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng kịp


thời nhu cầu chăm sóc sức khỏe. Nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ lãnh đạo các đơn vị. Xúc tiến các điều kiện phát triển trường trung cấp y tế lên trường cao đẳng y tế. 2.3.Về Lao động, việc làm: * Mục tiêu: Đảm bảo an sinh xã hội, đặc biệt vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc; Đẩy mạnh các hoạt động bảo trợ, trợ giúp xã hội, thực hiện kịp thời và đầy đủ các chính sách người có công, chính sách an sinh xã hội; Đảm bảo giảm nghèo bền vững; thúc đẩy tạo chuyển biến tích cực về bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ và quyền trẻ em. Nâng chất lượng và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực; tập trung đào tạo nghề theo nhu cầu của xã hội. * Giải pháp: Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các giải pháp đảm bảo an sinh xã hội theo Nghị quyết của Chính phủ, các nội dung theo Nghị quyết 09-NQ/TU của Tỉnh ủy, đặc biệt là các chương trình, dự án hỗ trợ cho đồng bào dân tộc thiểu số; tăng cường công tác tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước. Tập trung thực hiện đồng bộ các cơ chế, chính sách, các chương trình, dự án đã ban hành tạo nhiều việc làm mới và giải quyết việc làm cho người lao động; Đẩy mạnh xuất khẩu lao động để giải quyết việc làm và giảm nghèo. Phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp tổ chức tuyển chọn, giáo dục định hướng, dạy nghề tạo nguồn cho xuất khẩu lao động theo yêu cầu của thị trường. Tiếp tục đổi mới và cơ cấu lại hệ thống dạy nghề, đảm bảo hợp lý về quy mô, ngành nghề và cấp trình độ, đi đôi với nâng cao chất lượng và hiệu quả đáp ứng nhu cầu lao động kỹ thuật chất lượng cao cho thị trường lao động trong nước, xuất khẩu lao động và chuyển dịch cơ cấu lao động, xây dựng nông thôn mới. Tổ chức thực hiện tốt Chiến lược phát triển dạy nghề thời kỳ 2011 - 2020; dự án Đổi mới và phát triển dạy nghề, đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956/QĐ-TTg.Đa dạng hóa các hình thức, các phương pháp dạy nghề phù hợp với đối tượng học nghề và yêu cầu sản xuất. Thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách, chế độ ưu đãi người có công; tiếp tục xử lý các trường hợp còn tồn đọng về xác nhận, công nhận người có công để những người thực sự có công với cách mạng được hưởng chính sách ưu đãi của nhà nước.Đẩy mạnh các phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, huy động mọi nguồn lực trong xã hội, cộng đồng cùng nhà nước chăm sóc tốt hơn đời sống vật chất, tinh thần của người có công với cách mạng.


Thực hiện đồng bộ và hiệu quả các chính sách, chương trình, dự án về giảm nghèo, nhất là đối với các huyện nghèo, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc; tập trung cho các huyện, xã, khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao nhằm giảm dần khoảng cách về thu nhập và đời sống trên từng địa bàn. Tổ chức thực hiện tốt các chương trình, dự án về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Xây dựng môi trường sống an toàn, thân thiện với trẻ em; bảo đảm thực hiện quyền trẻ em; ngăn chặn và đẩy lùi các nguy cơ xâm hại trẻ em, phát hiện xử lý nghiêm minh các hành động bạo lực, xâm hại trẻ em; trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được trợ giúp, chăm sóc thường xuyên ngoài gia đình (từ cộng đồng và nhà nước). Tổ chức thực hiện đồng bộ, hiệu quả Chiến lược quốc gia Bình đẳng giới giai đoạn 2011- 2020. Từng bước bảo đảm bình đẳng giới trong mọi phương diện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội; thu hẹp khoảng cách giới, xóa dần định kiến về giới trong đời sống xã hội. Thực hiện đồng bộ, hiệu quả các chương trình, dự án về phòng, chống ma túy, mại dâm, buôn bán người. Đổi mới công tác, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác cai nghiện phục hồi, quản lý sau cai. Tăng cường quản lý, tư vấn, trợ giúp người sau cai nghiện ma túy hòa nhập cộng đồng, ổn định cuộc sống, phòng chống tái nghiện. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát nhằm đảm bảo việc tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách đối với hộ nghèo, người nghèo được công khai, đầy đủ, kịp thời. Tạo điều kiện thuận lợi cho người nghèo, hộ nghèo tiếp cận và thụ hưởng chính sách, dịch vụ xã hội theo quy định. Tăng cường đầu tư kinh phí Chương trình giảm nghèo, có ưu tiên cho địa bàn khó khăn, có tỷ lệ nghèo cao và các xã nông thôn mới. 2.5. Văn hóa - Thể dục thể thao, Thông tin - Truyền thông: a) Văn hoá - Thể thao: * Mục tiêu: Nâng cao chất lượng phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá. Nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí, trách nhiệm của gia đình và cộng đồng trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật về hôn nhân, gia đình, bình đẳng giới. Nâng cao hoạt động văn hoá phát triển con người về tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo. Đẩy mạnh công tác bảo tồn, kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc, vừa phát huy mạnh mẽ tính đa dạng, bản sắc độc đáo của văn hoá các dân tộc.

Xây dựng và phát triển nền thể dục thể thao tỉnh nhà để nâng cao thể lực, tầm vóc và sức khoẻ nhân dân, chất lượng nguồn lực và phát triển giống nòi. Giữ vững và


nâng vị trí thể thao An Giang với khu vực và toàn quốc, đóng góp nhiều huấn luyện viên, vận động động viên cho quốc gia làm nhiệm vụ quốc tế. * Giải pháp: Tổ chức triển khai có hiệu quả Quy hoạch tổng thể phát triển ngành văn hóa, thể thao tỉnh An Giang đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, từ đó ưu tiên đầu tư cho các thiết chế văn hóa phục vụ cộng đồng như: bảo tàng, thư viện, công viên, khu vui chơi, giải trí, thể dục thể thao... Xây dựng hệ thống đào tạo vận động viên năng khiếu các môn ở các tuyến mang tính khoa học và hiện đại. Nâng cao chất lượng hiệu quả công tác tuyển chọn, đào tạo đội ngũ vận động viên tài năng thể thao trẻ của tỉnh, từng bước thực hiện chuyên nghiệp hóa một số môn thể thao thuộc thế mạnh và truyền thống của tỉnh như: thể hình, điền kinh, vovinam, Judo, Teawondo, Karatedo, và nâng cao chất lượng các đội tuyển tham dự các giải khu vực, toàn quốc và quốc tế đạt kết quả tốt. Thu hút nguồn lực ngoài Nhà nước để đầu tư cho thể dục, thể thao thông qua việc xây dựng và triển khai kế hoạch 5 năm 2016 – 2020 về xã hội hóa thể dục, thể thao theo Nghị định 59/2014/NĐ-CP ngày 16 tháng 6 năm 2014 việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ. Phát triển phong trào thể dục, thể thao với Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá khu dân cư”, với Chương trình “xây dựng nông thôn mới”, xây dựng khu đô thị văn minh. Tăng cường đầu tư của Nhà nước, đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động văn hoá, thể thao, huy động mọi nguồn lực cho phát triển văn hoá, coi đầu tư cho văn hoá là đầu tư cho con người, đầu tư cho phát triển bền vững, gắn kết giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế với phát triển văn hoá, làm cho văn hoá tham gia tích cực vào việc thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” Phát triển các câu lạc bộ gia đình bền vững và các nhóm phòng chống bạo lực gia đình. Phối hợp chặt chẽ với Trường Đại học An Giang, Báo An Giang, Đài PT TH An Giang và Hội Phụ nữ từ tỉnh đến cơ sở để tuyên truyền tốt về công tác phòng chống bạo lực gia đình. Thực hiện tốt công tác rèn luyện thể chất trong học sinh – sinh viên, lực lượng vũ trang, nhằm nâng cao sức khoẻ để bảo vệ tổ quốc và giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội. Gắn việc xây dựng phong trào tập luyện thể dục thể thao trong thanh, thiếu niên với việc phòng chống và bài trừ các tệ nạn xã hội. Khôi phục và phát triển các môn thể thao của đồng bào dân tộc thiểu số, các trò chơi dân gian, đưa các loại hình trên vào phục vụ các ngày lễ hội, tết của đồng bào dân tộc. Chuẩn bị lực lượng vận động viên nhằm giữ vững vị trí dẫn đầu trong các kỳ


Đại hội Thể dục thể thao cấp vùng và cấp quốc gia. Phát triển lực lượng vận động viên tài năng có trình độ cao, đạt thành tích cao các giải thể thao trong nước và SEAGemes 28. b) Thông tin - truyền thông: * Mục tiêu: Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động cơ quan nhà nước gắn với cải cách hành chính, tập trung vào cung cấp các dịch vụ công để tăng tính minh bạch trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, làm cho các cơ quan nhà nước gần dân hơn, phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn. Từng bước phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông phủ khắp cả tỉnh đáp ứng yêu cầu trao đổi thông tin của toàn xã hội. Đảm bảo thực hiện các tiêu chí nông thôn mới về bưu chính, viễn thông theo qui định của UBND tỉnh. Nâng cấp, phát triển hệ thống đài truyền thanh cơ sở để nâng cao tỉ lệ phủ sóng các khu dân cư. Đài phát thanh truyền hình tỉnh và hệ thống đài truyền thanh cấp huyện được củng cố, nâng cấp để đảm bảo thực hiện chức năng là một trong những công cụ của Đảng, chính quyền và nhân dân trong tỉnh trên mặt trận văn hóa tư tưởng. Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, thông tin đối ngoại của các sở, ban, ngành, huyện, thị, thành. * Giải pháp: Triển khai kế hoạch thực hiện Đề án phát triển thông tin và truyền thông nông thôn giai đoạn 2016-2020; kế hoạch hoạt động thông tin đối ngoại năm 2016; Chương trình thông tin, truyền thông và thông tin đối ngoại ở khu vực biên giới giai đoạn 20122020; kế hoạch tăng cường công tác thông tin tuyên truyền về vai trò của đội ngũ doanh nhân trong sự nghiệp CNH, HĐH và hội nhập quốc tế giai đoạn 2013 – 2020.... Triển khai thực hiện tốt các chính sách của Nhà nước về lĩnh vực thông tin và truyền thông trên địa bàn nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân đầu tư và sản xuất kinh doanh trên địa bàn. Tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch phát triển hệ thống thông tin và truyền thông đến 2020, quy hoạch hạ tầng viễn thông để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp triển khai đầu tư phát triển hạ tầng, đồng thời đảm bảo đúng quy hoạch. Đảm bảo an toàn, an ninh thông tin; đẩy mạnh, phát huy hiệu quả các phần mềm đã triển khai; triển khai ứng dụng công nghệ thông tin rộng rãi, đồng bộ các dữ liệu chuyên ngành trong hoạt động các cơ quan nhà nước, cung cấp thông tin, giao tiếp hiệu quả với người dân góp phần thúc đẩy công tác cải cách hành chính của tỉnh. Ứng dụng công nghệ thông tin hiệu quả trong ngành giáo dục; y tế; phát triển nông nghiệp; trong phát triển sản xuất, thương mại, du lịch. 3. Về Tài nguyên và môi trường:


* Mục tiêu: Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản theo hướng sử dụng hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững, ổn định và lâu dài theo đúng quy hoạch. Củng cố và nâng cao hiệu quả trong việc tạo, quản lý và khai thác đất công, chấn chỉnh việc quản lý đất đai trên núi. Tập trung cải thiện môi trường trên các đoạn sông, kênh, rạch, môi trường nước; Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng. * Giải pháp: Tiếp tục rà soát, đề xuất cấp thẩm quyền ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật nhằm cụ thể hóa các quy định của Trung ương tại địa phương. Trong đó, tập trung cho lĩnh vực đất đai, khoáng sản, tài nguyên nước, bảo vệ môi trường do các luật này có các văn bản hướng dẫn dưới luật.Tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương và ngân sách địa phương thực hiện Dự án hoàn thiện cơ sở dữ liệu đất đai và phát triển hệ thống thông tin đất đai trên địa bàn tỉnh. Tăng cường trách nhiệm của các ngành, các cấp trong giải quyết các khu, điểm ô nhiễm môi trường (bao gồm khu, điểm ô nhiễm môi trường nghiêm trọng) và các vấn đề môi trường có tính bức xúc trên địa bàn tỉnh. Đầu tư xây dựng các lò đốt rác sinh hoạt theo Kế hoạch xử lý cấp bách chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh đã được UBND tỉnh phê duyệt. Tổ chức quan trắc định kỳ và đột xuất để kịp thời cảnh báo các tai biến môi trường trong năm. Tranh thủ các nguồn vốn thực hiện Dự án đầu tư hệ thống trạm quan trắc môi trường tỉnh An Giang để nâng chất lượng quan trắc, giám sát môi trường, đặc biệt là môi trường nước tại các nơi tiếp giáp với Campuchia và tại các nơi có khả năng xâm nhập mặn cao.Đẩy mạnh công tác thẩm định, thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản và cấp phép hoạt động khoáng sản bằng hình thức đấu giá quyền khai thác khoáng sản theo quy định. Xây dựng kế hoạch thực hiện Kế hoạch số 62-KH/TU ngày 26/8/2013 của Tỉnh ủy về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; tập trung thực hiện hoàn thành các tiêu chí của bộ tiêu chí 18 trong Bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới; triển khai có hiệu quả Kế hoạch ứng phó biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật tài nguyên và môi trường tiếp tục là một trong những mục tiêu chính của ngành nhằm nâng cao năng lực quản lý, ý thức chấp hành pháp của các cấp, các ngành và cộng đồng trong khai thác, sử dụng tài nguyên, tạo điều kiện để toàn xã hội giám sát, chia sẽ trách nhiệm trong bảo vệ môi trường. Tăng cường công tác thanh, kiểm tra và hậu kiểm nhằm đưa công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường tốt hơn. Thúc đẩy hợp tác quốc tế trong quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. 4. Quốc phòng - an ninh:


* Mục tiêu: Giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh. * Giải pháp: Tăng cường củng cố quốc phòng an ninh, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, đặc biệt là các khu trọng điểm, vùng biên giới; tăng cường hợp tác đối ngoại, hợp tác với các tỉnh giáp biên giới để duy trì ổn định; tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội. Tăng cường đào tạo và đẩy mạnh hoạt động các đội đặc nhiệm, để trấn áp tội phạm, đặc biệt tội phạm lứa tuổi thanh thiếu niên xu hướng gia tăng; chú trọng đến tình hình an ninh – trật tự xã hội vùng nông thôn; trọng tâm là tập trung vào các loại tội phạm về ma tuý, cướp giặt, không để xảy ra vụ việc phức tạp về an ninh trật tự nhất là trong dịp tết, lễ hội, góp phần đảm bảo an ninh trật tự và sự ổn định của xã hội. Tăng cường công tác về đảm bảo an toàn giao thông, phòng cháy, chữa cháy và buôn lậu qua biên giới, đặc biệt là phòng chống tệ nạn mại dâm, ma túy, HIV/AIDS, nhất là tại các địa bàn đô thị, các địa phương biên giới. Xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh toàn diện, nâng cao sức mạnh tổng hợp và trình độ sẵn sàng chiến đấu, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong mọi tình huống, không để xảy ra các vụ việc bất ngờ. 5. Điều hành và quản lý nhà nước: * Mục tiêu:Nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm của các cấp, các ngành về nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, trong đó tập trung rà soát, cải cách thủ tục hành chính tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp khi sử dụng dịch vụ công; tập trung đào tạo, bồi dưỡng độ ngũ cán bộ, công chức giỏi về chuyên môn, có tâm trong xử lý công việc. * Giải pháp: Triển khai và giám sát việc thực hiện có hiệu quả các Nghị quyết, Quyết định, Chỉ thị của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ và các văn bản chỉ đạo của Bộ, ngành Trung ương; các chương trình, đề án, kế hoạch của UBND tỉnh, các ngành tỉnh trong năm 2016. Triển khai thực hiện tốt Chỉ thị 27-CT/TU ngày 11 tháng 7 năm 2014 của Tỉnh ủy về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong thực hiện các giải pháp nâng cao năng cực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI).

Triển khai kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 29-CTr/TU của Ban


Chấp hành Đảng bộ tỉnh và Nghị định số 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ về đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, đẩy mạnh xã hội hóa một số loại hình dịch vụ sự nghiệp công trên địa bàn tỉnh. Sớm hình thành bộ phận một cửa, một cửa liên thông cấp tỉnh trong giải quyết thủ tục hành chính, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động, tạo sự thông thoáng cho nhà đầu tư, doanh nghiệp. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị và địa phương; tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm Quyết định 42/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Quy chế theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao; Quyết định số 21/2015/QĐ-UBND của UBND tỉnh về theo dõi, thực hiện ý kiến chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh. Đây là cơ sở để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ, cơ sở xét khen thưởng đối với các sở, ban ngành và địa phương. Tăng cường chỉ đạo thực hiện Chương trình hành động của tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 31/NQ-CP ngày 13/5/2014 của Chính phủ Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10/4/2013 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về hội nhập quốc tế; Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ về các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu; trong đó tập trung hỗ trợ cho doanh nghiệp tái cơ cấu nguồn vốn và kế hoạch sản xuất kinh doanh.Tiếp tục triển khai Chỉ thị 11/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về giải quyết khó khăn, vướng mắc, kiến nghị, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tổ chức giám sát các ngành, các cấp thực hiện các chính sách về an sinh xã hội, đặc biệt quan tâm các đối tượng chính sách, người có công, hộ nghèo, đồng bào dân tộc và các đối tượng bảo trợ xã hội; trong đó tập trung thực hiện Quyết định số 1952/QĐ-UBND triển khai thực hiện về việc hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở trên địa bàn tỉnh. Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị số 1792/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ; Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 10 tháng 10 năm 2012 về những giải pháp chủ yếu khắc phục tình trạng nợ động xây dựng cơ bản ở các địa phương, Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 5 tháng 8 năm 2014 về lập kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016-2020 và Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 30 tháng 4 năm 2015 về tăng cường các biện pháp xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản nguồn vốn đầu tư công. Bên cạnh đó đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa trên một số lĩnh vực để huy động nguồn lực từ bên ngoài; tiến hành sơ kết để nghiên cứu bổ sung thêm những cơ chế, chính sách phù hợp nhằm đẩy nhanh công tác xã hội hóa những lĩnh vực mà tỉnh ưu tiên phát triển. Tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh cải cách hành chính, đơn giản hoá các thủ tục hành


chính nhằm tạo ra môi trường thông thoáng, thân thiện cho các nhà đầu tư và người dân, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của nhà nước. Song song đó triển khai Chương trình xây dựng chuẩn mực đạo đức cán bộ, công chức trong khối hành chính nhà nước theo tinh thần Chỉ thị số 1973/CT-TTg ngày 07 tháng 11 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ. Tổ chức đánh giá việc thực hiện Kế hoạch của UBND tỉnh về đào tạo cán bộ, công chức, viên chức theo Đề án 01-ĐA/TU của BCH Đảng bộ tỉnh về tạo nguồn và quy hoạch dài hạn cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý. Thường xuyên chỉ đạo giải quyết nhanh và kịp thời đơn thư khiếu nại, tố cáo của nhân dân; chủ động, sâu sát, lắng nghe ý kiến và đối thoại với người dân để từ đó hạn chế những vụ khiếu kiện đông người; tăng cường công tác dân vận ở cơ sở để hạn chế việc kích động của các tổ chức phản động. Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người dân, nhất là đồng bào dân tộc thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong việc xây dựng nông thôn mới. Triển khai đồng bộ các giải pháp phòng chống tham nhũng, lãng phí, trong đó cần tập trung thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở, sự giám sát của mặt trận Tổ quốc và các tố chức chức chí trị xã hội và nhân dân, tạo nhiều kênh thông tin để báo chí, nhân dân tham gia giám sát, tố giác phòng chống tham nhũng, lãng phí. VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN Năm 2016 là đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X, Nghị quyết HĐND tỉnh về nhiệm vụ kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 của tỉnh, là năm cần phải có sự phát triển ở mức cao hợp lý để tạo đà tăng trưởng cao và bền vững cho cả giai đoạn 5 năm 2016-2020 của tỉnh. Vì vậy, nhiệm vụ của năm 2016 là hết sức nặng nề, đòi hỏi phải có sự nỗ lực và quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, doanh nghiệp và người dân; từng ngành, từng cấp phải xây dựng kế hoạch chi tiết, chủ động đề ra các giải pháp tích cực, khả thi, hiệu quả; tận dụng tốt thời cơ, chủ động vượt qua mọi thách thức từ hội nhập để đảm bảo thực hiện thắng lợi kế hoạch năm 2016 của tỉnh./.

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH


Tỉnh An Giang Biểu số 1 CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ TỔNG HỢP

Năm 2015 TT

Chỉ tiêu

Đơn vị

1

2

3

1

Tổng sản phẩm của tỉnh (GRDP) theo giá SS 2010

Tỷ đồng

Kế hoạch

Ước thực hiện cả năm

Kế hoạch 2016

Ước TH 2015 so với thực hiện 2014 (%)

5

7

10

11=7/4

49.239

52.520

52.193

55.586

18.601

18.936

18.838

19.217

6.667

6.995

7.213

7.834

22.986

25.299

25.093

27.477

984

1.290

1.049

1.058

62.610

69.931

67.475

73.444

22.920

24.585

23.802

24.886

8.422

9.098

9.119

10.041

30.087

34.544

33.275

37.137

1.181

1.704

1.278

1.380

65.829

75.000

940

1.050

120

130

5.488

5.560

5.136

4.475

113

90

99

105

5.375

5.470

5.037

4.370

Thực hiện 2014

4

KH 2016 so với ước thực hiện 2015 (%) 12=10/7

106,00

106,50

101,27

102,01

108,20

108,60

109,17

109,50

106,52

100,87

107,77

108,85

103,85

104,55

108,28

110,11

110,60

111,61

108,18

108,00

113,93

108,00

98,94

112,90

Trong đó: + Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản + Công nghiệp và xây dựng + Dịch vụ

2

+ Thuế sản phẩm trừ trợ giá chính sách Tổng sản phẩm của tỉnh (GRDP) theo giá HH

Tỷ đồng Tỷ đồng Tỷ đồng Tỷ đồng Tỷ đồng

Trong đó: + Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản + Công nghiệp và xây dựng + Dịch vụ

3 4 5 6

+ Thuế sản phẩm trừ trợ giá chính sách Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn Thu Ngân sách Nhà nước trên địa bàn (không bao gồm số bổ sung từ NSTW)

Tỷ đồng Tỷ đồng Tỷ đồng Tỷ đồng Tỷ đồng Triệu USD Triệu USD Tỷ đồng

75.000

81.000 1.0 50

930 130

108,33 93,59

108,33

87,61

106,06

93,71

86,76

Trong đó: - Thu thuế xuất, nhập khẩu - Thu nội địa Trong đó:

Tỷ đồng Tỷ đồng


+ Thu từ kinh tế Trung ương + Thu quốc doanh địa phương + Thu ngoài quốc doanh

7

8 a)

+ Thu từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài Ngân sách Trung ương bổ sung cho ngân sách địa phương (hoặc điều tiết về Ngân sách Trung ương) Chi ngân sách địa phương Chi đầu tư phát triển do địa phương quản lý - Vốn cân đối ngân sách địa phương Trong đó: Đầu tư từ nguồn sử dụng đất - Hỗ trợ có mục tiêu từ Ngân sách Trung ương - Nguồn ngân sách khác Trong đó: thu từ xổ số kiến thiết

b)

Chi thường xuyên - Chi cho sự nghiệp giáo dục - Chi cho sự nghiệp y tế - Chi cho sự nghiệp khoa học công nghệ - Chi cho sự nghiệp môi trường - Chi cho quản lý hành chính Nhà nước

Tỷ đồng Tỷ đồng Tỷ đồng Tỷ đồng Tỷ đồng Tỷ đồng Tỷ đồng Tỷ đồng Tỷ đồng Tỷ đồng Tỷ đồng Tỷ đồng Tỷ đồng Tỷ đồng Tỷ đồng Tỷ đồng Tỷ đồng Tỷ đồng

241

314

225

270

578

600

380

430

787

1.076

712

831

26

13

16

18

4.796

4.773

4.966

5.408

11.879

10.120

9.568

9.674

2.392

2.457

2.196

3.008

857

844

798

1.366

220

280

250

250

623

713

558

642

912

900

840

1.000

795

900

840

1.000

6.824

6.541

6.295

6.464

2.605

2.527

2.425

2.527

791

648

630

662

28

39

33

30

82

123

116

107

1.303

1.307

1.240

1.275

93,36

120,00

65,74

113,16

90,47

116,71

59,62

116,13

103,54

108,90

80,55

101,11

91,81

136,99

93,12

171,15

113,64

100,00

89,57

115,05

92,11

119,05

105,66

119,05

92,25

102,68

93,09

104,21

79,65

105,13

117,86

90,91

141,46

92,24

95,17

102,82


Tỉnh An Giang

Biểu số 2 CÁC CHỈ TIÊU NÔNG NGHIỆP, CÔNG NGHIỆP, DỊCH VỤ, XUẤT NHẬP KHẨU

Năm 2015 TT

1 A

Chỉ tiêu

2 NÔNG, LÂM NGHIỆP VÀ THUỶ SẢN

Thực hiện 2014

Kế hoạch

Ước thực hiện cả năm

3

4

5

7

10

Đơn vị

Kế hoạch 2016

Ước thực hiện 2015 so với thực hiện 2014 (%) 11=7/4

Kế hoạch 2016 so với ước thực hiện 2015 (%) 12=10/7

1

Tổng giá trị sản xuất (Theo giá So sánh 2010)

Tỷ đồng

37.758,4

41.119,0

38.305,9

39.214,0

101,5

102,37

a)

Nông nghiệp:

Tỷ đồng

30.945,4

34.825,0

31.295

31.796

101,1

101,60

- Trồng trọt

Tỷ đồng

26.441

29.756

26.579

26.897

100,5

101,20

- Chăn nuôi

Tỷ đồng

1.783

2.007

1.993

2.070

111,8

103,87

b)

Lâm nghiệp:

Tỷ đồng

322,5

308,0

315

321

97,7

101,86

c)

Thủy sản:

Tỷ đồng

6.490,4

5.986,0

6.695

7.097

103,2

106,00

- Nuôi trồng

Tỷ đồng

5.337

4.922

5.505

5.835

103,2

106,00

- Khai thác

Tỷ đồng

903

833

932

988

103,2

106,00

- Năng suất

Tạ/ha

64,3

64,3

64,3

64,4

100,0

100,16

- Sản lượng

1000 tấn

4.023

4.076

4.055

4.076

100,8

100,51

- Năng suất

Tạ/ha

80,8

81,0

81,0

82,0

100,2

101,23

- Sản lượng

Tấn

77,51

77,76

77,7

78,6

100,2

101,23

- Năng suất

Tạ/ha

26,04

26,04

26,04

26,0

100,0

100,00

- Sản lượng

Tấn

0,15

0,15

0,2

0,2

100,0

100,00

2

Năng suất, sản lượng một số cây trồng chủ yếu

a)

Lúa cả năm:

b)

c)

Ngô (bắp):

Đậu tương (nành):


d)

e)

Rau màu - Năng suất

Tạ/ha

229,6

230,0

233,0

232,0

101,5

99,57

- Sản lượng

Tấn

863,95

943,0

897,1

963,5

103,8

107,41

Cây ăn quả: ….

3

Sản phẩm chăn nuôi chủ yếu Nghìn tấn Nghìn tấn Nghìn tấn

35

38

42

46,4

119,2

111,54

17,3

18,0

19,7

22,5

113,6

114,21

- Trồng rừng tập trung

Ha

197,8

134,6

134,6

641,4

68,0

476,54

- Tỷ lệ che phủ rừng

%

21,68

22,40

22,40

22,40

103,3

100,00

34,6

35

31

31

90,2

99,36

296,9

290

310

323

104,4

104,16

95,21

88,5

95,21

97

100,0

101,88

Tiêu chí

9,6

12

12

13,5

124,9

112,50

2,0

11

11

19

550,0

172,73

%

1,68

9,24

9,24

14,28

550,0

154,55

- Thịt hơi các loại Trong đó: Thịt lợn …. 4

6

Lâm nghiệp

Thủy sản - Sản lượng khai thác - Sản lượng nuôi trồng

7

Nghìn tấn Nghìn tấn

Phát triển nông thôn - Tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh - Số tiêu chí nông thôn mới bình quân đạt được bình quân/xã - Số xã đạt chuẩn nông thôn mới - Tỷ lệ số xã đạt chuẩn nông thôn mới

%

B

CÔNG NGHIỆP

1

Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh năm 2010

Tỷ đồng

30.657

32.758

32.848

35.330

107,1

107,56

2

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) so với cùng kỳ theo gốc năm 2010

%

104,10

105,08

105,08

105,5 0

100,9

100,40

- Công nghiệp khai khoáng

%

130,20

118,26

136,87

105,1

67,99

%

103,62

103,72

102,78

99,2

102,78

%

107,50

107,75

105,95

98,6

99,98

- Công nghiệp chế biến, chế tạo - Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước

93,0 6 105,6 4 105,9 3


- Cung cấp nước, quản lý và xử lý rác thải, nước thải 3

%

107,00

106,06

- Xay xát và đánh bóng gạo

1.000 tấn

2.300

2.500

- Thuỷ sản đông lạnh

1.000 tấn

200

230

- Rau quả đông lạnh

tấn

6.500

7.000

300

350

triệu viên

3.000

3.000

1.000 cái

20.000

25.000

triệu kwh

2.000

2.500

Tỷ đồng

65.829

75.000

75.000

Tỷ đồng

48.110

56.475

+ Tài chính - ngân hàng

Tỷ đồng

2.841

+ Vận tải

Tỷ đồng

+ Khách sạn - Nhà hàng dịch vụ du lịch

Tỷ đồng

109,0 1

101,7

100,21

141,0

84,19

85,0

122,05

132,2

95,33

102,0

99,92

150,3

95,95

90,7

120,34

92,1

106,71

81.000

113,9

108,00

53.239

59.830

110,7

112,38

3.291

3.167

3.506

111,5

110,69

3.484

3.963

3.686

4.037

105,8

109,53

11.759

13.815

13.167

15.538

112,0

118,00

543

593

108,2

109,21

250

270

109,2

108,00

160

96,2

106,67

360

385

105,9

106,94

11,5

12,3

143,8

106,96

16

145,6

106,67

100

105,3

500,00

100

144,9

100,00

Một số sản phẩm chủ yếu:

- Xi măng - Gạch nung - May mặc - Điện thương phẩm C

108,78

1.000 tấn

3.243

2.730

170

207

8.591

8.190

306

306

4.510

4.327

18.149

21.841

1.842

1.966

DỊCH VỤ - Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng (giá hiện hành) - Doanh thu ngành dịch vụ (giá hiện hành) Trong đó:

D 1

2

3

4

XUẤT KHẨU Gạo

Thủy sản

Rau quả đông lạnh

May mặc

1.000 Tấn Triệu USD 1.000 Tấn Triệu USD 1.000 Tấn Triệu USD

502 229 156 340 8 10,3

Triệu SP

19

Triệu USD

69

510 260 185

150

370 11 14

15

19,5

20

95

100


Tỉnh An Giang Biểu số 3 CÁC CHỈ TIÊU XÃ HỘI

Kế hoạch 2016

Ước TH 2015 so với thực hiện 2014 (%)

Kế hoạch 2016 so với ước thực hiện 2015 (%)

Năm 2015 TT

Chỉ tiêu

Đơn vị

Thực hiện 2014

1

2

3

- Dân số trung bình

I

Kế hoạch

Ước thực hiện cả năm

4

5

7

10

11=7/4

12=10/7

Triệu người

2,157

2,160

2,160

2,161

100,14

100,05

- Tỷ lệ tăng dân số

%

0,93

0,92

0,92

0,92

98,92

100,00

- Mức giảm tỷ lệ sinh

0,1

0,1

0,1

0,1

100,00

100,00

Trai/ 100 gái

108,43

< 109

108,03

107,7

99,63

99,69

Tuổi

73

74

74

74,2

101,37

100,27

- Tổng số lao động đang làm việc

ngàn người

1.230

1.027

1.225

1.178

100

96

- Số lao động được tạo việc làm

người

35.710

35.000

35.000

30.000

98

86

Trong đó: Nữ

người

13.650

14.000

14.000

12.600

103

90

- Số lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

người

50

100

100

400

200

400

47,74

50,00

50,00

52,00

104,73

104,00

Nghìn hộ

543.953

544.000

544.000 545.000

100,01

100,18

- Số hộ nghèo

hộ

19.840

13.900

13.600

68.125

68,55

500,92

- Tỷ lệ hộ nghèo

%

3,65

2,5

2,5

12,5

DÂN SỐ

- Tỷ số giới tính khi sinh (số bé trai so với 100 bé gái) - Tuổi thọ trung bình II

LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM

- Tỷ lệ lao động được đào tạo so với tổng số lao động III

%

GIẢM NGHÈO - Tổng số hộ của toàn tỉnh


IV

- Mức giảm tỷ lệ hộ nghèo

%

1,31

1,15

1,15

1,5

- Số hộ cận nghèo

hộ

26.270

19.500

20.830

46.325

- Tỷ lệ hộ cận nghèo

%

4,83

3,58

3,83

8,5

- Số hộ thoát nghèo

hộ

- Số hộ tái nghèo

hộ

8.294,00 6.513,00 6.240,00 52

70

79,29

222,40

75,25

0

0

CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ CƠ SỞ HẠ TẦNG THIẾT YẾU - Tổng số xã của toàn tỉnh (Xã, Phường, TT)

156

156

156

156

100,00

100,00

+ Số xã có trạm y tế

156

156

156

156

100,00

100,00

+ Tỷ lệ xã có trạm y tế

%

100

100

100

100

100,00

100,00

%

60,02

65

66

70

109,96

106,06

Nghìn người

86,594

90,000

88,900

93,660

102,663

105,354

Giường

18,15

18,72

18,98

20,04

104,57

105,58

Bác sỹ

5,83

6

6

6,4

102,92

106,67

%

49,36

85

70

75

141,82

107,14

14

12

12

11,6

85,71

96,67

7

6

6

6

85,71

100,00

%

13,1

13

12

11,6

91,60

96,67

Ca

24,9

< 30

< 30

< 30

100,00

100,00

Trong đó:

V

Y TẾ - XÃ HỘI - Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế (*) - Số người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc - Số giường bệnh/10.000 dân (không tính giường trạm y tế xã) - Số bác sỹ/10.000 dân - Tỷ lệ trạm y tế đạt chuẩn quốc gia về y tế (theo chuẩn mới 2011-2020) - Tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 5 tuổi - Tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 1 tuổi - Tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi - Tỷ suất chết mẹ/100.000 trẻ đẻ sống

VI

VĂN HOÁ - Số xã phường có nhà văn hoá, thư viện

Xã, phường

67

72

73

73

109%

100%

- Thời lượng phát thanh bằng tiếng dân tộc

Giờ/năm

730

730

730

730

100

100


VI I

- Số hộ xem được Đài Truyền hình Việt Nam

Hộ

526.710

532.140

- Tỷ lệ hộ xem được Đài Truyền hình Việt Nam

%

97

98

- Số hộ nghe được Đài Tiếng nói Việt Nam

Hộ

543.000

543.000

- Tỷ lệ hộ nghe được Đài Tiếng nói Việt Nam

%

100

100

Học sinh

410.429

414.420

+ Mẫu giáo

Học sinh

57.014

60.000

+ Tiểu học

Học sinh

196.431

+ Trung học cơ sở

Học sinh

+ Trung học phổ thông

532.140 543.000

101%

102%

100

100

100

543.000 543.000

100

100

100

100

100

417.069 423.100

101,62

101,45

61.500

104,01

103,71

194.500

196.000 196.500

99,78

100,26

113.789

114.800

115.950

116.900

101,90

100,82

Học sinh

43.195

45.120

45.819

48.200

106,07

105,20

%

55,80

57,67

56,88

58,41

101,93

102,68

+ Tiểu học

%

96,70

99,00

98,00

99,00

101,34

101,02

+ Trung học cơ sở

%

75,48

75,67

76,43

76,67

101,26

100,31

+ Trung học phổ thông

%

39,06

40,62

42,68

103,99

105,07

98

100

GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - Tổng số học sinh đầu năm học

- Tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đi học mẫu giáo

59.300

- Tỷ lệ học sinh đi học đúng độ tuổi:


Tỉnh An Giang

Biểu số 4 CÁC CHỈ TIÊU MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Năm 2015 TT

Chỉ tiêu

Đơn vị

Thực hiện 2014

1

2

3

4

5

1

Tỷ lệ chất thải rắn ở đô thị được thu gom

%

61,42

2

Số cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý (*)

%

80 (4/5 cơ sở)

3

Số khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động

Khu

4

5

Số khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường Tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường

Kế hoạch

85

100

Ước thực hiện năm 7 70

100

Kế hoạch 2016

Ước thực hiện 2015 so với thực hiện 2014 (%)

Kế hoạch 2016 so với ước thực hiện 2015 (%)

10

11=7/4

12=10/7

75 40 (07/16 cơ sở)

0

%

0

82,35

50

100,00

0,00

2

Khu

113,97

1

0

0

0

0

0

Ghi chú: (*) Giai đoạn 2011-2015 thực hiện theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg; giai đoạn 20162020 thực hiện theo Quyết định số 1788/QĐ-TTg ngày 01/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ


Tỉnh An Giang

Biểu số 5 CÁC CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VÀ KINH TẾ TẬP THỂ

Kế hoạch 2016

ƯTH 2015 so với thực hiện 2014 (%)

KH 2016 so với ước thực hiện 2015 (%)

10

11=7/4

12=10/7

Năm 2015 TT

1 A I

Chỉ tiêu

2 PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN)

Đơn vị

3

Thực hiện 2014

4

Kế hoạch

Ước thực hiện cả năm

5

7

Số DNNN đang hoạt động

Doanh nghiệp

8

8

8

8

100,00%

100,00%

Trong đó: + Doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước

Doanh nghiệp

5

5

5

4

100,00%

80,00%

+ Doanh nghiệp >50% vốn Nhà nước

Doanh nghiệp

3

3

3

4

100,00%

133,33%

2

Số DNNN cổ phần hóa

Doanh nghiệp

1

1

1

3

Số DNNN thực hiện hình thức sắp xếp khác (thoái vốn, giao bán, hợp nhất, giải thể, phá sản…)

Doanh nghiệp

4

Tổng vốn chủ sở hữu tại doanh nghiệp

1.883.512

1.883.512

1.883.512

1.900.000

100,00%

100,88%

5

Tổng vốn Điều lệ

1.625.501

1.625.501

1.625.501

1.625.501

100,00%

100,00%

6

Đóng góp ngân sách

1.039.625

1.064.218

1.064.218

1.065.000

102,37%

100,07%

II

Doanh nghiệp ngoài nhà nước

1

Số doanh nghiệp đang hoạt động lũy kế đến kỳ báo cáo

Doanh nghiệp

5.441

6.362

5.841

7.062

107,35%

120,90%

Số doanh nghiệp kinh doanh có lãi Số lao động trong doanh nghiệp

Doanh nghiệp

Trong đó lao động nữ

Người

4

Thu nhập bình quân người lao động

5

Tổng vốn đầu tư thực hiện

Triệu đồng Triệu đồng

1

2 3

Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng

Người

100,00%


Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng

6

Doanh thu thuần

7

Lợi nhuận trước thuế

8

Đóng góp ngân sách

9

Tổng ngân sách thực hiện các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn

B

PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ

1

Tổng số hợp tác xã

HTX

144

145

147

151

102,08%

102,72%

Trong đó: thành lập mới

HTX

7

4

3

6

42,86%

200,00%

Tổng số Liên hiệp hợp tác xã

LHHTX

2

3

2

2

100,00%

100,00%

Trong đó: thành lập mới

LHHTX

1

1

2

3

người

160.464

201.341

166.886

167.135

104,00%

100,15%

Trong đó: Xã viên mới

người

2.200

13.649

6.422

249

291,91%

3,88%

Người

1.477

1.172

1.262

1.359

85,44%

107,69%

Trong đó: + Số có trình độ trung cấp, cao đẳng

Người

1.202

1.009

1.099

1.159

91,43%

105,46%

+ Số có trình độ Đại học trở lên

Người

275

163

163

200

59,27%

122,70%

Tổng số lao động trong HTX

Người

3.841

3.877

3.877

4.680

100,94%

120,71%

Người

1.477

1.477

1.477

2.340

100,00%

158,43%

Triệu đồng

42

48

48

48

114,29%

100,00%

Tổng doanh thu hợp tác xã

5

Trong đó: doanh thu cung ứng cho xã viên Tổng số lãi trước thuế của hợp tác xã Tổng số cán bộ quản lý hợp tác xã

7

8

0,00%

Tổng số xã viên hợp tác xã

4

6

Triệu đồng

Trong đó: tổng số lao động là xã viên HTX Thu nhập bình quân một lao động của HTX

Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng


Tỉnh An Giang

Biểu số 6 ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI

Cả năm 2015 Mã chỉ tiêu

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Thực hiện năm 2014

1

2

3

A

Tình hình thực hiện

A1

Vốn đầu tư thực hiện

A2

Trong đó, từ nước ngoài

Dự kiến 2016

Kế hoạch 2015

Ước TH 2015

Ước TH 2015/ TH 2014 (%)

Kế hoạch 2016

Kế hoạch 2016/ Ước TH 2015 (%)

4

6

7

8=(7)/(4)

11

12=(11)/(7)

Triệu USD

6

11

29

483

15

52

Triệu USD

6

11

29

483

15

52

A3

Doanh thu

Triệu USD

25

50

22

88

25

113

A4

Số lao động

Người

1.600

3.200

5.000

312

5.000

100

A5

Nộp ngân sách

Triệu USD

1

2

2

200

2

100

B

Tình hình cấp GCNĐT

B1

Cấp mới

B11

Số dự án

Dự án

13

10

10

77

10

100

B12

Vốn đầu tư đăng ký mới

Triệu USD

164

144

144

88

144

100

B2

Điều chỉnh vốn

B21

Số lượt dự án điều chỉnh tăng vốn

lượt dự án

B22

Vốn đầu tư điều chỉnh tăng

Triệu USD

B23

Số lượt dự án điều chỉnh giảm vốn

lượt dự án

B24

Vốn đầu tư điều chỉnh giảm

Triệu USD

B3

Vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm

Triệu USD

164

144

144

88

144

100

C

Tình hình thu hồi GCNĐT

C1

Số dự án

C2

Vốn đăng ký

(*) Dự án Triệu USD


D

Tình hình tiếp nhận

D1

Số dự án tiếp nhận

D2

Vốn đăng ký của các dự án tiếp nhận

Dự án

13

10

10

77

10

100

Triệu USD

164

144

144

88

144

100

Dự án

13

10

10

77

10

100

Triệu USD

164

144

144

88

144

100

Trong đó, đã cấp GCNĐT D3

Số dự án

D4

Vốn đăng ký Chưa cấp

D5

Số dự án

D6

Vốn đăng ký

Dự án Triệu USD

Chú thích (*) Không áp dụng B21 và B23 ghi số lượt điều chỉnh vốn (ví dụ 1 dự án điều chỉnh vốn 2 lần trong kỳ báo cáo thì tính là 2 lượt) B3=B12+B22-B24 D1=D3+D5; D2=D4+D6


Tỉnh An Giang

Biểu số 7 CHỈ TIÊU THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA

Tên chương trình mục tiêu quốc gia

Đơn vị tính

STT

1 1

2

Kế hoạch

Ước TH cả năm

% so với KH

4

6

7

Kế hoạch 2016 10

Chương trình MTQG giảm nghèo Giảm tỷ lệ hộ nghèo

2

3

Năm 2015

%

1

1

100

Chương trình MTQG việc làm và dạy nghề

2.1

Số lao động được giải quyết việc làm mới từ Quỹ quốc gia Việc làm

Người

2.000

2.000

100

2.2

Số lao động nông thôn được đào tạo nghề

Người

15.000

15.000

100

2.3

Hỗ trợ đầu tư cho các trường công lập có nghề trọng điểm theo Quyết định số 826/QĐLĐTBXH của Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội

Lượt nghề

2

2

100

2.4

Hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các cơ sở dạy nghề theo chính sách của Quyết định 1956/QĐ-TTg

Số cơ sở dạy nghề được hỗ trợ

1

1

100

2.5

Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức xã

Lượt người

300

300

100

2.6

Số lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được hỗ trợ tiền học phí, ăn, ở đi lại và làm các thủ tục xuất cảnh

Người

100

100

100

3

Chương trình MTQG Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn

3.1

Tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt vệ sinh (%)

%

94

94

100

3.2

Tỷ lệ số hộ gia đình nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh (%)

%

65

65

100

3.3

Tỷ lệ số hộ nông dân nông thôn có chuồng trại hợp vệ sinh (%)

%

48

48

100

3.4

Tỷ lệ các trạm y tế xã có công trình cấp nước và nhà tiêu hợp vệ sinh (%)

%

100

100

100

1,50


3.5 4 4.1

Tỷ lệ trường học mầm non và phổ thông có công trình cấp nước và nhà tiêu hợp vệ sinh (%)

%

100

100

100

1/1000 dân

≤0,009

0,007

78

- Số BN Lao quản lý điều trị

Người

7.373

7.373

100

- Tỷ lệ hiện mắc/100.000 dân

1/100.000

< 187

192

107

- Tổng số BN Lao các thể thu dung điều trị

Người

4.600

4.600

100

- Số BN lao AFB (+) mới đăng ký điều trị

Người

3.123

3.123

100

92

92

100

Chương trình MTQG y tế DA Phòng chống một số bệnh có tính chất nguy hiểm đối với cộng đồng Phòng chống sốt rét - Tỷ lệ mắc Sốt rét/ 1.000 dân Phòng chống lao

- T/lệ điều trị khỏi BN lao AFB (+)mới

%

Phòng chống Phong - Tỷ lệ lưu hành bệnh/10.000 dân

1/10.000

≤ 0,2

0,1

100

- TL bệnh nhân Phong mới/100.000 dân

1/100.000

<1

0,50

50

- Tỷ lệ tàn phế độ II ở BN Phong mới

%

< 15

15

100

- Tỷ lệ bệnh nhân được chăm sóc tàn tật

%

100

100

100

- Số lượng cán bộ được đào tạo về chuyên môn tim mạch và tăng huyết áp

cán bộ

268

268

100

- Duy trì mô hình quản lý vệnh nhân tăng huyết áp

16

16

100

- Sàng lọc và quản lý tối thiểu 50% bệnh nhân tăng huyết áp

người

3.710

3.710

100

100

100

100

3.209

3.209

100

%

100

100

100

- TL huyện đạt tiêu chuẩn loại trừ UVSS

%

100

100

100

- Tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ 8 loại vaccin cho trẻ em dưới 01 tuổi

%

≥ 95

95

100

- Tỷ lệ tiêm ngừa uốn ván

%

+ VAT 2 + cho phụ nữ có thai

%

≥ 90

90

100

+ VAT 2+ cho phụ nữ tuổi sinh đẻ vùng có nguy cơ ( tại 10 huyện )

%

≥ 90

90

100

Phòng chống bệnh Tăng huyết áp

Phòng, chống bệnh đái tháo đường - Tỷ lệ cán bộ chuyên trách ở huyện được tập huấn - Số đối tượng được tư vấn và quản lý tại cộng đồng - Tỷ lệ xã có tổ tư vấn 4.2

% Người

Dự án tiêm chủng mở rộng


4.3

- Tỷ lệ tiêm nhắc lại vaccin Sởi mũi 2 cho trẻ 18 tháng

%

≥ 95

95

100

- Tỷ lệ tiêm nhắc lại DPT mũi 4 cho trẻ 18 tháng

%

≥ 80

80

100

- Tỷ lệ tiêm vaccin Thương hàn cho trẻ em 3 10 tuổi tại các huyện triển khai

%

≥ 90

90

100

- Tỷ lệ tiêm vaccin Viêm não Nhật Bản mũi 2 cho trẻ em tại các huyện triển khai

%

≥ 90

90

100

- Tỷ suất chết trẻ em < 01 tuổi/1.000 trẻ đẻ sống

6

6

100

- Tỷ suất chết trẻ em dưới 5 tuổi/ 1.000 trẻ đẻ sống

12

12

100

- Tỷ lệ trẻ sơ sinh nhẹ cân dưới 2.500 g

%

<6

<6

100

< 30

< 30

100

Dự án Chăm sóc sức khỏe sinh sản và cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em

- Tỷ số tử vong mẹ/100.000 trẻ đẻ sống

4.4

4.5

- Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân của trẻ em dưới 5 tuổi

%

12

12

100

- Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi của trẻ em dưới 5 tuổi

%

23

23

100

- Tỷ lệ các huyện thị thành có thực hiện phối hợp quân dân y trong CSSK

%

100

100

100

- Tỷ lệ các đơn vị dự bị động viên, đội cơ động sẵn sàng cơ động

%

80

80

80

Lớp

1

1

100

- Tỷ lệ các huyện điểm được giám sát theo kế hoạch

%

90

90

90

- Tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác Y tế trường học tuyến huyện, xã

lớp

1

1

100

- Tỷ lệ trường học từ tiểu học đến phổ thông trung học được kiểm tra điều kiện vệ sinh trường học

%

40

40

100

%

80

80

0

+ Tỷ lệ người lớn và trẻ em nhiễm HIV được điều trị

%

NL: 85 TE: 95

NL: 95 TE: 97

NL: 108 TE: 97.6

+ Tỷ lệ cán bộ bị phơi nhiễm do tai nạn rủi ro nghề nghiệp

%

100

100

100

Dự án Quân dân y kết hợp

DA nâng cao năng lực, truyền thông và giám sát đánh giá thực hiện chương trình - Số lớp tập huấn cho cán bộ quản lý

5

1/100.000

Chương trình MTQG Phòng chống HIV/AIDS

5.1

- Tỷ lệ người dân 15-49 tuổi hiểu đúng về các cách dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS.

5.2

- Tăng cường chất lượng dịch vụ điều trị và chăm sóc HIV/AIDS, giảm số tử vong do AIDS, đến năm 2015 đảm bảo điều trị cho:


5.3

6

- Tăng cường chất lượng chương trình phòng lây truyền mẹ con: + Tỷ lệ phụ nữ mang thai được tư vấn xét nghiệm HIV.

%

90

90

70.2

+ Tỷ lệ phụ nữ mang thai nhiễm HIV và con của họ được điều trị PLTMC bằng thuốc ARV.

%

95

95

95

100

Chương trình MTQG bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm

6.1

Tỷ lệ cơ sở sản xuất kinh doanh, chế biến thực phẩm được kiểm tra đạt yêu cầu về VSATTP

%

80

80

6.2

Tỷ lệ ca ngộ độc trong các vụ ngộ độc thực phẩm được báo cáo/10.000 dân

Ca

<6

0,00

6.3

Tỷ lệ cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông sản được kiểm tra về ATTP

%

70

70

100

6.4

Tỷ lệ Kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thủy sản được kiểm tra về ATTP

%

100

100

100

7

Chương trình MTQG Dân số và Kế hoạch hóa gia đình

7.1

- Mức giảm tỷ lệ sinh

0,1

0,1

100,00

7.2

- Tốc độ tăng tỷ số giới tính khi sinh

%

0,4

0,4

100,00

7.3

- Tỷ lệ sàng lọc trước sinh

%

15

15

100,00

7.4

- Tỷ lệ sàng lọc sơ sinh

%

5

5

100,00

7.5

- Số người mới thực hiện biện pháp tránh thai hiện đại trong năm

159.974

163.410

102,15

8

Chương trình MTQG Giáo dục và đào tạo

Người

8.1

Số thiết bị dạy học tối thiểu giáo dục mầm non 5 tuổi

bộ

50

50

100,00

8.2

Số đồ chơi ngoài trời giáo dục mầm non 5 tuổi

bộ

45

45

100,00

8.3

Số thiết bị, trò chơi làm quen với máy tính

bộ

50

50

100,00

8.4

Số giáo viên dạy tiếng Anh được bồi dưỡng

người

77

77

100,00

8.5

Đầu tư CSVC trường phổ thông dân tộc nội trú

trường

2

2

100,00

8.6

Hỗ trợ CSVC trường chuyên, trường sư phạm

trường

9

Chương trình MTQG Văn hóa

9.1

Tu bổ, tôn tạo tổng thể di tích

Di tích

1

1

100,00

9.2

Tu bổ cấp thiết di tích

Di tích

2

2

100,00

9.3

Sưu tầm văn hóa phi vật thể

Dự án

9.4

Hỗ trợ xây dựng nhà văn hóa 2

2

100,00

2

2

100,00

- Cấp xã

Nhà văn hóa

- Cấp thôn

Nhà văn hóa


9.5

Hỗ trợ trang thiết bị nhà văn hóa - Cấp huyện

Nhà văn hóa

1

1

- Cấp xã

Nhà văn hóa

2

2

- Cấp thôn

Nhà văn hóa

2

2

3

3

10

10

10

10

9.6

Hỗ trợ thiết bị đội thông tin lưu động

Đội

9.7

Hỗ trợ thiết bị cho các điểm vui chơi

Điểm

10

Chương trình MTQG phòng chống ma túy

10.1

Giảả m ngườời nghiệệệ n mả túú y hiệệệ n cóú

%

10.2

Giảm tỷ lệ xã, phường, thị trấn có tệ nạn ma túy

%

10.3

Cơ bản không để tái trồng cây thuốc phiện và cây cần sa; phát hiện, triệt phá 100% diện tích cây thuốc phiện và cây cần sa trồng trái phép.

%

10.4

Người nghiện có hồ sơ quản lý được cai nghiện ma túy dưới mọi hình thức,

%

11

Chương trình MTQG phòng chống tội phạm

100

100

100

100

>70

>70

Tỷ lệ điều tra, khám phá các vụ án đạt so với tổng số phát sinh

%

11.2

Tỷ lệ điều tra, khám phá các vụ án rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng

%

> 90

> 90

Tỷ lệ truy bắt, vận động đối tượng truy nã Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

%

>50

>50

Số xã đạt chuẩn

Xảã

11

13

12 12.1

100,00 100,00 100,00

100,00 100,00 100,00

11.1

11.3

100,00

100,00

19


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.