UỶ BAN DÂN TỘC Số:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
/2017/TT-UBDT
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày
tháng 5 năm 2017
(Dự thảo) THÔNG TƯ Hướng dẫn thực hiện Quyết định số 2086/QĐ-TTg ngày 31 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội các dân tộc thiểu số rất ít người giai đoạn 2016 - 2025 _______________ Căn cứ Nghị định số 13/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Dân tộc; Thực hiện Quyết định số 2086/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội các dân tộc thiểu số rất ít người giai đoạn 2016 – 2025; Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Địa phương I; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện Quyết định số 2086/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội các dân tộc thiểu số rất ít người giai đoạn 2016 – 2025. Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, địa bàn, đối tượng áp dụng 1. Phạm vi điều chỉnh Thông tư này hướng dẫn thực hiện Quyết định số 2086/QĐ-TTg ngày 31 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội các dân tộc thiểu số rất ít người giai đoạn 2016 – 2025 (gọi tắt là Quyết định số 2086/QĐ-TTg). 2. Địa bàn áp dụng Địa bàn thực hiện tại 194 thôn, bản có đồng bào các dân tộc thiểu số rất ít người sinh sống tại 93 xã thuộc 37 huyện của 12 tỉnh, bao gồm: dân tộc Lô Lô tỉnh Cao Bằng; dân tộc Lự, Shi La tỉnh Lai Châu; dân tộc Shi La tỉnh Điện Biên; dân tộc La Ha tỉnh Sơn La; dân tộc Phù Lá, Bố Y, Pà Thẻn, Lô Lô, Pu Péo tỉnh Hà Giang; dân tộc Bố Y, Phù Lá tỉnh Lào Cai; dân tộc Pà Thẻn tỉnh Tuyên Quang; dân tộc Phù Lá tỉnh Yên Bái; dân tộc Ơ Đu tỉnh Nghệ An; dân tộc Chứt tỉnh Hà Tĩnh; dân tộc Chứt tỉnh Quảng Bình; dân tộc Brâu, Rơ Măm tỉnh Kon Tum (danh sách thôn, bản, xã theo phụ lục I, II Quyết định số 2086/QĐ-TTg).
3. Đối tượng áp dụng Hộ đồng bào, hộ nghèo các dân tộc thiểu số rất ít người theo quy định tại Quyết định số 59/2015/QĐ -TTg ngày 19 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020. Điều 2. Chính sách xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng các thôn, bản theo định hướng tiêu chí nông thôn mới. 1. Nội dung đầu tư a) Đường giao thông, cầu, cống: mở mới, nâng cấp, sửa chữa các tuyến đường từ trung tâm xã đến các thôn, bản và liên thôn, bản, theo quy định tiêu chí nông thôn mới. b) Điện phục vụ sản xuất, sinh hoạt: đầu tư các trạm biến áp và kéo dây đến các thôn, bản, các hộ dân tại những nơi có điện lưới quốc gia; đối với những nơi chưa có điện lưới quốc gia hoặc khó thi công hệ thống truyền tải được áp dụng các hình thức khác phù hợp như điện mặt trời. c) Công trình thủy lợi và nước sinh hoạt: sửa chữa, nâng cấp các công trình thủy lợi hiện có theo hướng kiên cố hoá, nâng cao năng lực tưới tiêu; xây dựng mới các công trình thuỷ lợi ở những khu vực có khả năng khai hoang để mở rộng diện tích đất sản xuất; đầu tư mới, sửa chữa các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung ở các thôn, bản. d) Xây dựng lớp học kiên cố ở các thôn, bản; nhà ở công vụ cho giáo viên. e) Xây dựng nhà sinh hoạt cộng đồng cho các thôn, bản và hỗ trợ các trang thiết bị phù hợp với văn hóa truyền thống của từng dân tộc. 2. Cơ chế đầu tư a) Lựa chọn những thôn, bản có tỷ lệ hộ nghèo cao, thiếu cơ sở hạ tầng để ưu tiên đầu tư tập trung; các thôn, bản còn lại đầu tư bằng các chương trình, chính sách khác trên địa bàn. b) Áp dụng cơ chế đặc thù trong quản lý đầu tư xây dựng khi dự án đáp ứng các tiêu chí quy định tại Điều 2 của Nghị định số 161/2016/NĐ-CP ngày 2 tháng 12 năm 2016 về cơ chế đặc thù trong quản lý đầu tư xây dựng đối với một số dự án thuộc các chương trình mục tiêu Quốc gia giai đoạn 2016 - 2020. c) Đối với các Dự án thành phần không đáp ứng các tiêu chí quy định tại Điều 2 của Nghị định số 161/2016/NĐ-CP được áp dụng quy trình triển khai thực hiện theo quy định hiện hành về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản và quy định cụ thể của UBND tỉnh.
2
d) Các công trình được bố trí vốn ngân sách phải hoàn thành dứt điểm, thời gian thực hiện tối đa không quá 02 năm, không để phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản. Điều 3. Chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất 1. Hỗ trợ phát triển sản xuất a) Hỗ trợ giống, chuyển đổi cây trồng có giá trị kinh tế cao và một số vật tư đầu vào làm tăng giá trị sản phẩm thông qua hình thức tổ chức sản xuất thích hợp (tổ hợp tác). Mức hỗ trợ 500 triệu đồng/Tổ hợp tác/thôn, bản cho mô hình phát triển sản phẩm hàng hóa có thế mạnh của địa phương(số mô hình lựa chọn không quá 30% trong tổng số 194 thôn, bản). b) Hỗ trợ 1 lần tiền mua giống gia súc, gia cầm và vắc xin tiêm phòng dịch bệnh cho hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo 1 đến 2 năm. Mức hỗ trợ một lần 10 triệu đồng/ hộ. c) Hỗ trợ 1 lần/ hộ chưa có chuồng trại chăn nuôi hoặc hộ có chuồng trại chăn nuôi gần nơi ở gây mất vệ sinh, để xây dựng chuồng trại mới hoặc di chuyển chuồng trại ra xa nơi ở. Mức hỗ trợ 5 triệu đồng/ hộ. d) Hỗ trợ 1 lần/ hộ để cải tạo ao nuôi thủy sản có diện tích từ 100m2 trở lên. Mức hỗ trợ 2 triệu đồng/ hộ. 2. Hỗ trợ đất sản xuất, trồng rừng, khoán bảo vệ rừng a) Hỗ trợ khai hoang tạo đất sản xuất gồm: khai hoang, phục hóa, tạo ruộng bậc thang, nương xếp đá cho hộ đồng bào các dân tộc thiểu số rất ít người chưa có hoặc thiếu đất sản xuất được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 02/2017/TT-UBDT ngày 22 tháng 5 năm 2017 hướng dẫn thực hiện Quyết định số 2085/QĐ-TTg ngày 31 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017 - 2020. b) Hỗ trợ trồng rừng sản xuất, trồng cây phân tán và khuyến lâm; trồng rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, khoanh nuôi tái sinh rừng, khoán quản lý bảo vệ rừng thực hiện theo quy định tại Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một số chính sách bảo vệ, phát triển rừng và đầu tư hỗ trợ kết cấu hạ tầng, giao nhiệm vụ công ích đối với các công ty nông, lâm nghiệp. 3. Hỗ trợ nâng cao kiến thức, trình độ năng lực sản xuất cho đồng bào a) Tổ chức lớp tập huấn cho các hộ gia đình về kiến thức sản xuất, mô hình sản phẩm có thế mạnh của địa phương tại thôn, bản 01 lần/ 01thôn, bản/ 01 năm, thực hiện trong 3 năm. Định mức 30 triệu đồng/ lớp/ thôn, bản/ 01 năm. 3
b) Hỗ trợ tổ chức tham quan học tập cho cộng đồng thôn, bản 01 cuộc/ 01 thôn, bản/ 03 cuộc cho cả giai đoạn thực hiện Đề án. Định mức 50 triệu đồng/ 01 cuộc. c) Hỗ trợ cho cán bộ khuyến nông, khuyến lâm công tác tại xã. Định mức hỗ trợ 2 triệu đồng/xã/năm. Điều 4. Chinh sách hỗ trợ bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc, nâng cao đời sống tinh thần cho đồng bào 1. Hỗ trợ tổ chức lớp học tiếng dân tộc theo hình thức truyền khẩu, truyền dạy văn hóa truyền thống tiêu biểu tại thôn, bản. Định mức hỗ trợ một lần 150 triệu/ thôn, bản. 2. Hỗ trợ khôi phục, bảo tồn nghề truyền thống tiêu biểu của dân tộc, hỗ trợ tối đa 3 nghề. Định mức hỗ trợ một lần 300 triệu đồng/ 01 nghề. 3. Hỗ trợ phục dựng bảo tồn các lễ hội truyền thống tiêu biểu của dân tộc, hỗ trợ tối đa 2 lễ hội /dân tộc. Định mức hỗ trợ 150 triệu/01 lễ hội. 4. Hỗ trợ khôi phục, sản xuất nhạc cụ, trang phục truyền thống dân tộc. Định mức hỗ trợ một lần 30 triệu/ thôn, bản. 5. Hỗ trợ trang thiết bị cho nhà sinh hoạt cộng đồng. Định mức hỗ trợ một lần 30 triệu/ thôn, bản. 6. Hỗ trợ thành lập và duy trì hoạt động đội văn nghệ thôn, bản trong 5 năm đầu. Định mức hỗ trợ 5 triệu/ thôn, bản/năm. 7. Hỗ trợ xây dựng điểm thôn, bản điển hình tiêu biểu bảo tồn kiến trúc, văn hóa truyền thống dân tộc. Định mức hỗ trợ 5 tỷ đồng/ điểm thôn, bản. a) Tỉnh Cao Bằng: 01 điểm thôn, bản dân tộc Lô Lô. b) Tỉnh Lai Châu: 01 điểm thôn, bản dân tộc Lự. c) Tỉnh Sơn La: 01 điểm thôn, bản dân tộc La Ha. d) Tỉnh Hà Giang: 05 điểm thôn, bản cho 05 dân tộc: Phù Lá, Bố Y, Pà Thẻn, Lô Lô và Pu Péo. e) Tỉnh Lào Cai: 02 điểm thôn, bản cho 02 dân tộc Bố Y và Phù Lá. h) Tỉnh Quảng Bình: 01 điểm thôn, bản dân tộc Chứt. Điều 5. Chính sách đào tạo, sử dụng cán bộ dân tộc và xây dựng hệ thống chính trị cơ sở. 1. Hỗ trợ bồi dưỡng cán bộ thôn, bản, xã về kiến thức quản lý nhà nước; khuyến nông, khuyến lâm; nghiệp vụ hoạt động văn hoá, thông tin cơ sở. Định mức hỗ trợ 20 triệu đồng/xã/năm. 4
2. Công tác quy hoạch, tạo nguồn cán bộ thực hiện tại Quyết định số 402/QĐ-TTg ngày 14/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Đề án “Phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số trong thời kỳ mới” và Thông tư liên tịch số 02/2014/TTLLBNV-UBDT ngày 11/9/2014 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành chính sách cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số quy định tại Điều 11 Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2011 của Chính phủ về công tác dân tộc. Điều 6. Các chính sách khác Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ đạo việc lồng ghép nguồn lực các chương trình, chính sách, dự án trên địa bàn nhằm tăng thêm nguồn lực để đạt được các chỉ tiêu của Đề án. Điều 7. Nguồn kinh phí thực hiện 1. Ngân sách Trung ương bổ sung có mục tiêu hằng năm cho ngân sách địa phương trên cơ sở nhu cầu vốn thực hiện Đề án hằng năm và khả năng cân đối nguồn vốn của ngân sách Trung ương. 2. Ngân sách địa phương cân đối kinh phí xây dựng dự án và kinh phí quản lý dự án. 3. Nguồn lồng ghép: chính sách hỗ trợ giảm nghèo nói chung, các chính sách giảm nghèo đặc thù, các dự án thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững và Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới. 4. Nguồn lực từ các doanh nghiệp, nguồn vốn hợp pháp khác. 5. Trong quá trình thực hiện Đề án, khi mức hỗ trợ do việc sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các chính sách có cùng nội dung được điều chỉnh cao hơn, thì mức hỗ trợ của Đề án được điều chỉnh theo. Điều 8. Lập dự toán và phân bổ vốn Việc lập dự toán, cấp phát kinh phí thực hiện Quyết định số 2086/QĐ-TTg tại Thông tư này thực hiện theo quy định hiện hành về quản lý ngân sách nhà nước, ngoài ra hướng dẫn cụ thể như sau: 1. Các địa phương tổ chức rà soát, xác định đối tượng thụ hưởng, lập, phê duyệt Dự án thành phần thực hiện giai đoạn 2016 – 2020, 20212025 và hằng năm gửi Ủy ban Dân tộc để tổng hợp nhu cầu kinh phí thực hiện gửi Bộ Kế hoạch Đầu tư tổng báo cáo cấp thẩm quyền theo quy định hiện hành trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016 – 2020 và kế hoạch đầu tư công hằng năm (đối với vốn đầu tư), Bộ Tài chính (đối với vốn sự nghiệp) để trình Chính phủ trình Quốc hội quyết định.
5
2. Hằng năm, căn cứ Dự án thành phần của địa phương và kế hoạch thực hiện đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, Ban Dân tộc tỉnh chủ trì phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư xây dựng thực hiện Dự án ở địa phương và xây dựng dự toán ngân sách đề nghị ngân sách trung ương hỗ trợ theo từng Dự án gửi Ủy ban Dân tộc thống nhất có ý kiến, tổng hợp gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư (vốn đầu tư), Bộ Tài chính (vốn sự nghiệp) để tổng hợp trong dự toán ngân sách trình Chính phủ trình Quốc hội phê chuẩn, bổ sung có mục tiêu cho từng địa phương trong dự toán ngân sách hằng năm. 3. Trên cơ sở dự toán bổ sung có mục tiêu được Thủ tướng Chính phủ giao, nguồn ngân sách địa phương, vốn lồng ghép các chương trình, dự án và nguồn huy động hợp pháp khác để thực hiện các nội dung dự án. Điều 9. Quản lý, cấp phát, thanh toán Quản lý, cấp phát, thanh toán vốn đầu tư phát triển và kinh phí sự nghiệp thực hiện Quyết định số 2086/QĐ-TTg theo Luật ngân sách nhà nước, các quy định của Bộ Tài chính, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành và các quy định liên quan. Điều 10. Tổ chức thực hiện 1. Ủy ban Dân tộc là cơ quan chủ trì, chỉ đạo triển khai thực hiện. 2. Ủy ban nhân dân các tỉnh: Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hà Giang, Yên Bái, Lào Cai, Cao Bằng, Tuyên Quang, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình và Kon Tum giao cho Ban Dân tộc (riêng tỉnh Hà Tĩnh giao Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh) chủ trì, phối hợp với các sở, ngành địa phương triển khai rà soát, xây dựng dự án thành phần, các danh mục nhu cầu vốn cụ thể cho từng năm và cả giai đoạn 2016 - 2020, giai đoạn 2021 – 2025 báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, gửi Ủy ban Dân tộc bằng văn bản trước .../.../2017 để thẩm định, có ý kiến trước khi Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt. Số vốn cần hỗ trợ của từng dự án thành phần có số liệu chi tiết, báo cáo thuyết minh và văn bản đề nghị Ủy ban Dân tộc (phụ lục kèm theo). Trên cơ sở hướng dẫn này, Ban Dân tộc chủ trì thực hiện và phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh hướng dẫn thực hiện các Dự án thành phần của Đề án phù hợp với địa phương. 3. Định kỳ hằng năm tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Đề (có số liệu chi tiết) gửi Ủy ban Dân tộc, đồng gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Điều 11. Điều khoản thi hành 1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 6
tháng năm 2017.
2. Các văn bản áp dụng được dẫn chiếu tại Thông tư này khi có sửa đổi, bổ sung, thay thế thì áp dụng theo văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế đó. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc phản ánh về Ủy ban Dân tộc, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để xem xét, giải quyết./. Nơi nhận: - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Tổng bí thư; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Chính phủ; - Hội đồng Dân tộc của Quốc hội; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; - HĐND, UBDN các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Toà án nhân dân tối cao; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán Nhà nước; - Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia; - Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan TW của các Đoàn thể; - Ngân hàng Chính sách Xã hội; - Cơ quan công tác Dân tộc, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính các tỉnh, TP trực thuộc TW; - Các Vụ, đơn vị thuộc UBDT; - Cổng thông tin điện tử UBDT; - Lưu: VT, ĐPI (05b).
7
BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM
Đỗ Văn Chiến