Tho viet cho minh p1 quehuong

Page 1

Th ơ Vi ết Cho M ình

N Ngguuyyễn Duy Linh


1

LLỜ ỜII M MỞ Ở Thơ theo tôi là để ghi lại những kỷ niệm tâm tư, tình cảm, ước mơ và hy vọng, những suy ngẫm về quá khứ, trăn trở trong hiện tại, dự cảm trước tương lai…, những điều khó nói hoặc không thể nói thành lời… Thơ luôn hướng đến sự cảm thông, chia sẻ : nỗi buồn được san nhỏ, niềm vui được nhân lên. Thơ viết ra không phải chỉ để một mình mình biết, một mình mình hay. Do đó, làm thơ trước hết và trên hết là viết cho mình, cho chính mình. Nhưng từ mình trong tiếng Việt đâu phải lúc nào cũng thuộc ngôi thứ nhất. Một người bạn của tôi đã viết trong bài thơ tặng vợ:“Ngọt ngào tôi gọi mình ơi”. Mình là tiếng xưng hô thân thiết để gọi người bạn đời (vợ hoặc chồng), cũng còn được dùng cho người yêu, người tình trong đời thực cũng như trong tưởng tượng :

Mình về mình nhớ ta chăng Ta về ta nhớ hàm răng mình cười… hay : Mình về, anh chẳng cho về Anh nắm vạt áo anh đề bài thơ… là những câu ca dao gần như ai cũng thuộc. Chưa hết, từ mình cũng không nhất thiết chỉ là số ít. Cách đây vài năm, khi được đề nghị hướng dẫn anh em tôi đến một điểm du lịch gần quê mẹ để tham quan, một ông anh họ của chúng tôi phán : – Chắc gì còn của mình, không chừng đã bán đứt hoặc giao sổ đỏ cho người khác rồi. Tới nơi, ông gom chúng tôi lại ở cổng vào để chụp một tấm hình cho thật “oách” treo chơi. Ông nói :


– Nhà mình mình ở, ảnh mình mình treo … Tôi thấy ông dùng từ mình giống chúng tôi hồi nhỏ khi chơi với bạn bè : Mình thay cho chúng mình, tụi mình, hay bọn mình. Chúng mình thì vẫn gần gũi, ấm áp, thân thiết hơn chúng ta. Vì các lý do trên, tôi đặt tên tập thơ là Thơ viết cho Mình Nó được in ra rõ ràng không để bán, mà được dành cho những người thân ruột thịt luôn quý mến tôi và yêu thích văn chương, cũng là để đáp lại tình cảm của các bạn bè cũ, mới, những người gắn bó với tôi qua các cơn sóng gió của cuộc đời, tạ lòng các vị tri âm tri kỷ, những người đã không chỉ khuyến khích tôi ra mắt tập thơ mà còn bỏ nhiều công sức, thời gian giúp tôi biên tập, sửa chữa nhiều sai sót. Mong sao khi đọc tập thơ này, những người tôi tặng không phải chau mày nhăn mặt. Đối với tôi, như thế đã là một niềm hạnh phúc lớn lao.

Một đời người, phải mấy phen làm lại Trời Phật thương, ta vẫn được bình an NGUYỄN DUY LINH


Thơ Viết Cho Mình Phần : Quê Hương


Buồn nhớ quê xưa

Trang 1

Hoài niệm về quê Bố, thương tặng chú em họ từ Bắc vào Nam, thật nhiều gắn bó, nhất là trong thời thơ ấu. Tặng các con cháu chưa bao giờ đặt chân lên mảnh đất của Tổ Tiên. Quê Bố là Làng Thượng Cốc, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương, nay là một thôn thuộc xã Gia Khánh, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương. Ai đã từng có một thời thơ ấu nơi Làng Cốc sẽ thấy lại những tên đất, tên người, những trò chơi, kỷ niệm, hình ảnh, âm thanh, hương vị của những món ăn dân dã quen thuộc ngày nào… Nhớ không chú, những ngày xa xưa đó Anh em mình, tuổi dại bước chân hoang Tha thẩn bên nhau trên các ngả đường làng Khi Quán Ngói, lúc Cổng Cầu, Cổng Lớ. Sớm đi học, chiều rong chơi khắp lối Tuổi hồn nhiên, ăm ắp mộng cùng mơ Lòng đơn sơ như cuốn vở học trò Trang trọng đón những nét tô vụng dại. Trò vui lạ, nào đánh khăng, đánh đáo Hết hòn bi lại con gụ, quả cầu Mê bóng đá, sân chơi là ruộng rạ Trái bưởi non quấn giẻ hóa banh da.


Trang 2 Ham chọi dế, đêm lén nhà đi bắt Thích tìm chim, cao mấy cũng trèo lên Phơi nắng lửa, đầu trần, câu chẳng mệt Súng cao su, đạn sẵn cả nghìn viên. Khi dẫn chó khắp bụi bờ sục chuột Lúc đeo nhau mình ngựa ruổi băng đồng Ao giếng Ông, đu rễ đa tắm mát Dọc đường làng, xe bánh đặc bon bon. Nào những lúc thả diều bên Quán Mới Chỉ cho nhau phân biệt sáo diều ai Độ trầm dài : ông Biểu Tắc, sáo đôi Cao cao nhịp : sáo ba, ông Điển Nhự. Nào những phút bên nhau cười thích thú Cùng say sưa nghe giọng hát câu hò Những tối chèo làng mở hội đầu giêng Hay trai gái hát đối bên bờ giếng.

Nào những buổi trên mình trâu ngạo nghễ Cùng đổi trao những câu chuyện bâng quơ Cho đến lúc ánh chiều tà nghiêng đổ Mới theo chuông chiêu mộ giục nhau về.


Trang 3 Những buổi sớm coi xóm giềng giăng lưới Dưới rặng tre ngồi theo dõi mê say Để nín thở lúc chim trời sa bẫy Xót thương chim sao quá đỗi ham mồi. 

Nhưng đất nước bỗng ngập trời lửa khói Bom đạn thù gây chết chóc tang thương Để tan tác như chim rừng vỡ tổ Thú phải lìa non, người cũng xa người. Chú ở lại truân chuyên nghìn nỗi khó Tôi ra đi phiêu bạt một phương trời Ngày tái ngộ biết bao nhiêu mừng tủi Cầm tay nhau, chẳng rõ thực hay mơ. Cơn xúc động, mắt rưng rưng chẳng nói Bóng hình xưa chợt lớp lớp quay về Và quá khứ bỗng bừng bừng sống lại Đủ sắc màu linh hoạt bức tranh quê.  Những hình ảnh khiến một thời mê đắm Ngày tháng giêng, đình mở hội hàng năm Những dây pháo dài bao nhiêu thước chẵn Nổ ran trời, khói tỏa đặc không gian.


Trang 4 Những đám rước đông nghẹt người trẩy hội Những cây nêu sừng sững trước hiên nhà Những vòng cung để tróc quỷ trừ tà Những tranh tết vẽ lợn gà sặc sỡ.

Vạt áo nâu non, dây lưng lá mạ Dải yếm đào, khăn mỏ quạ đơn sơ Bên những kiêu sa nhung gấm lượt là Dù mộc mạc vẫn không thua rực rỡ.

Trên Giải Vũ 1 chen nhau xem cuộc tế Các cụ già theo phẩm phục triều nghi Từng lễ tiết nhịp nhàng chiêng trống điểm Với đàn ca và nhã nhạc vang rền.

Những cánh bướm chập chờn trong nắng ấm Những cành đào thắm đỏ đón mừng Xuân Những bông cúc vàng thu khoe sắc thắm Những đóa sen ngát hạ tỏa trong đầm.

1

Giải Vũ : dãy nhà dài trước sân đình


Trang 5 Mái tranh nghèo nhưng chiều đông ấm cúng Ngọn lửa hồng luôn tí tách reo vui Chuyện trong ngày cứ tưng bừng trao đổi Dẫu sắn khoai, bụng đói, vẫn thơm lừng.

Tiếng chày khuya, tiếng quay tơ dệt cửi Tiếng võng đưa xen tiếng mẹ ru hời Tiếng cu gáy nhịp cho lời ve trỗi Tiếng chim gù trên mái rạ còn tươi.

Từ dĩ vãng cũng mơ hồ vọng tới Những âm xưa, vốn giai điệu một thời Cùng cộng hưởng nên khúc ca đồng vọng Khắc trong tim thành nỗi nhớ mênh mông.

Tiếng khắc khoải mong hè về cuốc gọi Tiếng bi ai con vạc lẻ lưng trời Chờ nắng lại, chuông chùa ngân tiếng dội Đuổi chiều đi, trống giục giã liên hồi.

Tiếng diều sáo vút từng không xao động Tiếng rì rào thông gọi gió trên cao Tiếng nhị hồ chơi vơi theo tiếng sáo Tiếng độc huyền ảo não giữa đêm đông.


Trang 6

Những hương vị quê nhà ta đã hưởng Quả nhãn lồng ta đã hái trên lăng Chùm vải thơm nóc nhà thờ trộm xuống Trái bắp non ta đã ngắt bên đường. Củ khoai sống chia nhau ăn ngoài ngõ Miếng dưa gang ta thưởng thức trong vườn Những trái nhót mọng một màu son đỏ Quả sấu chua chín rục rụng bên tường. Kẹo mạch nha quấn que tre ngọt lịm Miếng khế chua khi khát thấy thòm thèm Trái ổi trâu giòn tan thêm chút muối Bánh đa kê vừa ngậy lại vừa bùi. Bát bún riêu ta vừa ăn vừa thổi Chén nước chè sánh đặc sắc vàng tươi Tô phở gánh lúc tan chèo ngày hội Như vẫn còn dư vị ở trên môi.

Việc bao năm gác chân nhau trò chuyện Dẫu tàn đêm, chưa đủ để hàn huyên Cuộc phế hưng bao lớp lớp sóng dồi Trò dâu bể lắm sao dời vật đổi.


Trang 7 Sự nghiệp ông cha, mộ phần tiên tổ Cây đa quán nước, miếu cũ đình xưa Ngõ trúc thân quen, người thương một thuở Đã tiêu tan trong dĩ vãng xa mờ.

Nhìn hàm râu thấy sợi đen sợi bạc Cuốn sổ đời đã già nửa sang trang Nẻo quê hương vẫn chất ngất mây Hàng1 Lòng trĩu nặng mối sầu dâng bát ngát.

Thôi hết rồi, ngày thơ đó tìm đâu ? Khi tất cả đã chỉ là dư ảnh ! Tim ta bỗng như vỡ tan từng mảnh Mắt cay cay như lệ đắng tuôn trào !

Lúc ra đi, ngày trở về không hẹn Ngả đường về vẫn vần vũ mây đen Những đứa con đã chân trời góc biển Mãi nhớ quê mà trăn trở hằng đêm !

Lớp bề trên đã dần dần khuất núi Ở hay đi cũng yên giấc nghìn đời Đám con cháu lại một phần trôi nổi Sống tha phương, nơi xứ lạ quê người !

1

Mây Hàng : Điển tích tượng trưng cho nỗi nhớ quê


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.