BÁO THÁNG 06/2019

Page 1

YESNEWS Bản tin sinh viên nghiên cứu khoa học

66

FINTECH

Số báo tháng 06/2019



Lời mở đầu

Thân chào quý độc giả!

Bạn đang cầm trên tay số báo tháng 6 của YESNEWS_NEU, cùng xem chúng ta có gì nhé! Với chuyên mục Điểm tin kinh tế, tháng 5 năm 2019, nền kinh tế trong nước và thế giới có nhiều biến động. CPI tháng 05 có sự tăng nhẹ do giá điện và xăng dầu tăng, tháng này nước ta nhập siêu lên tới 1,3 tỷ USD, bội thu ngân sách lớn,… nhưng bên cạnh đó cũng có điểm tác động tích cực tới kinh tế trong nước như lao động nước ngoài tăng, doanh nghiệp tư nhân có tín hiệu tốt sau diễn đàn kinh tế,… Tháng 05 là tháng đầy sóng gió đối với nền kinh tế thế giới: cuộc chiến tranh Mỹ - Trung vẫn căng thẳng, thủ tướng Anh từ chức, ngân hàng ảo đang ngày càng được mở cửa,… Trong số báo tháng này, Yesnews sẽ cùng quý độc giả tìm hiểu về chủ đề Fintech nhé. Fintech đang là một hiện tượng mới nổi toàn cầu nhưng lại có tác động rất lớn đến ngân hàng truyền thống. Vậy sự ảnh hưởng này là tích cực hay tiêu cực, tương lai của ngân hàng truyền thống sẽ đi về đâu, và lối đi nào là tốt nhất cho cả hai? Hãy theo dõi chuyên mục Lăng kính khoa học và Nhìn ra thế giới để biết thêm chi tiết nhé.

Hãy lật mở và khám phá! BAN BIÊN TẬP YESNEWS_NEU


MỤC LỤC Điểm tin kinh tế

5

Lăng kính khoa học

11

Nhìn ra thế giới

16


1

YESNEWS_1

Điểm tin kinh tế Tin trong nước 7 Tin quốc tế 9


ĐIỂM TIN KINH TẾ THÁNG 05/2019

Tháng 05/2019, nền kinh tế trong nước và thế giới có nhiều biến động. CPI tháng 05 có sự tăng nhẹ do giá điện và xăng dầu tăng, tháng này nước ta nhập siêu lên tới 1,3 tỷ USD, bội thu ngân sách lớn,… nhưng bên cạnh đó cũng có điểm tác động tích cực tới kinh tế trong nước như lao động nước ngoài tăng, doanh nghiệp tư nhân có tín hiệu tốt sau diễn đàn kinh tế,… Tháng 05 là tháng đầy sóng gió đối với nền kinh tế thế giới: cuộc chiến tranh Mỹ - Trung vẫn căng thẳng, thủ tướng Anh từ chức, ngân hàng ảo đang ngày càng được mở cửa,…


YESNEWS_7

T i n tro ng nướ c 1

Giá điện, xăng dầu kéo CPI tháng 05/2019 tăng 0,49%

2

4 doanh nghiệp Việt Nam lọt Top 2000 công ty lớn nhất

Theo số liệu mới nhất do Tổng cục Thống kê công bố, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5/2019 tăng 0,49% so với tháng trước và tăng 1,5% so với tháng 12/2018, tăng 2,88% so với cùng kỳ năm 2018.Tính chung, CPI bình quân 5 tháng đầu năm 2019 tăng 2,74% so với cùng kỳ năm 2018, đây là mức tăng bình quân 5 tháng đầu năm thấp nhất trong 3 năm trở lại đây. Cụ thể, nhóm giao thông có mức tăng cao nhất 2,64% do ảnh hưởng từ 2 đợt điều chỉnh tăng giá xăng, tác động làm CPI chung tăng 0,25%. Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 1,28%, nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,18%; may mặc, mũ nón và giày dép tăng 0,12%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,11%; … Theo đó, lạm phát cơ bản tháng 5/2019 tăng 0,13% so với tháng trước và tăng 1,9% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản bình quân 5 tháng đầu năm nay tăng 1,85% so với bình quân cùng kỳ năm 2018. Nguồn:http://vneconomy.vn/gia-dien-xang-dau-keo-cpi-thang-52019-tang-049-20190529093612316.htm thế giới của Forbes. Bảng xếp hạng The World’s Largest Public Companies 2019 của Forbes vẫn có 4 doanh nghiệp Việt Nam góp mặt, nhưng thứ tự xếp hạng thì đã thay đổi so với năm 2018. Vietcombank dẫn đầu trong số các công ty Việt Nam với vị trí thứ 1.096, tăng tới 198 bậc so với năm 2018. BIDV tụt 2 bậc từ vị trí 1.714 xuống 1.716, VietinBank tụt 50 bậc từ 1.719 xuống hạng 1.769. Vingroup tăng 245 bậc từ vị trí 1.992 lên 1.747. Cách đây 2 năm, bảng xếp hạng này cũng có 4 đại diện của Việt Nam là 3 ngân hàng nói trên và Công ty Sữa Việt Nam Vinamilk. Thời điểm đó, trong 3 ngân hàng, thứ hạng của VietinBank (1.633) dẫn đầu, theo sau là Vietcombank (1.656) và BIDV (1.682). Vinamilk là công ty cuối cùng, được xếp hạng 1.888 Nguồn:http://cafef.vn/4-doanh-nghiep-viet-nam-lot-top-2000-congty-lon-nhat-the-gioi-cua-forbes-vietcombank-dan-dau-vingroup-tang245-bac-vuot-qua-vietinbank-20190524161239317.chn

3

Việt Nam nhập siêu 1,3 tỷ USD trong tháng 05/2019 Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, trong tháng 5/2019, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước ước đạt 44,3 tỷ USD, tăng 6,9% so với tháng trước; trong đó, trị giá xuất khẩu ước đạt 21,5 tỷ USD, tăng 5,2% so với tháng trước và trị giá nhập khẩu ước đạt 22,8 tỷ USD, tăng 8,6% so với tháng trước. So với cùng kỳ năm trước, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa cả nước trong 5 tháng đầu năm 2019 ước tính đạt 202,02 tỷ USD, tăng 8,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước đạt 100,74 tỷ USD tăng 6,7% thấp hơn nhiều mức tăng 19% và 17,5% của 5 tháng đầu năm 2017 và 2018. Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu ước đạt 101,28 tỷ USD tăng 10,3% so với cùng kỳ năm 2018. Như vậy, cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam trong tháng 5/2019 ước tính thâm hụt 1,3 tỷ USD. Với kết quả ước tính này, tính từ đầu năm đến hết tháng 5/2019, Việt Nam nhập siêu 548 triệu USD. Nguồn:https://vtv.vn/kinh-te/viet-nam-nhap-sieu-13-ty-usd-trongthang-5-2019-2019053018424975.htm

YESNEU / 8

4

Hơn 54 nghìn lao động đi làm việc ở nước ngoài trong 5 tháng đầu năm

5

Việt Nam cần làm gì trong bối cảnh căng thẳng Mỹ - Trung?

Theo số liệu mới cập nhật của Hiệp hội Xuất khẩu lao động Việt Nam (VAMAS), trong 5 tháng đầu năm 2019 có 54.144 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, tăng 12,02% so với cùng kỳ năm ngoái... Riêng trong tháng 5, các doanh nghiệp đã cung ứng được 12.419 lao động, tăng 32,37% so với tháng 4 liền kề. Xét theo từng khu vực, Đông Bắc Á có tổng số lao động đi làm việc cao nhất với 52.136 người, chiếm tỷ trọng 96% tổng số đưa đi, tăng 13,79% số lượng lao động đưa đi so với cùng kỳ năm trước. Các thị trường khác đều có lượng cung ứng tăng là Nhật Bản, Hàn Quốc. Với thị trường Hàn Quốc, quy mô tiếp nhận lao động Việt Nam tăng 6,72% so với cùng kỳ năm trước. Riêng thị trường Macao lại có sự sụt giảm 5,19% so với cùng kỳ năm ngoái. Nguồn:http://vneconomy.vn/hon-54-nghinlao-dong-di-lam-viec-o-nuoc-ngoai-trong-5thang-dau-nam-2019-20190605103457755. htm

Hãng xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings vừa nâng triển vọng tín nhiệm quốc gia Việt Nam từ mức Ổn định lên Tích cực. Việc cải thiện triển vọng Xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam lên mức Tích cực thể hiện ghi nhận


YESNEWS_8 của Fitch đối với thành quả của Chính phủ Việt Nam trong nỗ lực cải thiện chất lượng và hiệu quả điều hành kinh tế. Vậy Việt Nam sẽ cần làm gì để tiếp tục duy trì và cải thiện hơn nữa những đánh giá tích cực vừa qua của Fitch, nhất là trong bối cảnh căng thẳng Mỹ - Trung đang gia tăng? Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung cũng là vấn đề khó đoán, do vậy, để giảm thiểu những rủi ro từ bên ngoài, Fitch Ratings khuyến nghị Việt Nam tập trung xây dựng chính sách để duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, và tiếp tục tăng cường dự trự ngoại hối. Đây sẽ là tấm nệm giảm xóc tốt giúp cho Việt Nam đứng vững và tiếp tục duy trì đà tăng trưởng cũng như tăng khả năng chống chịu rủi ro. N g u ồ n : h t t p s : / / v t v. v n / k i n h - t e / v i e t - n a m - c a n lam-gi-trong-boi-canh-cang-thang-mytrung-20190510234353187.htm

6

Bội thu ngân sách 78.000 tỷ đồng

Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, kim ngạch xuất nhập khẩu tăng và khối doanh nghiệp trong nước phát triển khá đã tạo nguồn để tổng thu ngân sách Nhà nước 5 tháng đầu năm nay đạt mức tăng cao nhất trong 10 năm gần đây. Lần đầu tiên, thu ngân sách đạt kết quả toàn diện với thu nội địa, thu thuế xuất nhập khẩu, dầu thô, thu Ngân sách Trung ương đều vượt kế hoạch và bội thu tới 78.000 tỷ đồng. Hầu hết các chỉ tiêu thu ngân sách đều tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2018, đặc biệt thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh tăng trưởng tới hơn 80% so với cùng kỳ năm 2018. Kim ngạch xuất nhập khẩu tăng khiến thu thuế xuất nhập khẩu tăng trưởng gấp 3 lần cùng kỳ các năm trước và chưa năm nào mới chỉ qua 5 tháng đã đạt gần 50% dự toán. Cùng với việc tăng cường thanh tra, đẩy mạnh chống buôn lậu và hàng giả thì điện tử hóa các thủ tục hải quan cũng tác động tích cực đến số thu thuế xuất nhập khẩu. Nguồn:https://vtv.vn/kinh-te/boi-thu-ngan-sach-78000-ty-dong-20190602053051.htm

7

Tạo sự bứt phá cho doanh nghiệp tư nhân

Một sự kiện lớn thu hút sự quan tâm của trên 2000 lãnh đạo doanh nghiệp chính là Diễn đàn kinh tế tư nhân Việt Nam 2019. Đây là sự kiện cấp cao có quy mô quốc gia, quốc tế lớn nhất trong 2019 về những vấn đề then chốt của nền kinh tế, đặc biệt là giải pháp phát triển cho khu vực tư nhân. Đặc biệt chú ý là trong phiên toàn thể của diễn đàn năm nay có sự tham gia của 6 đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng cùng 45 đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương và trên 60 nhiều đồng chí lãnh đạo các ban, bộ, ngành trung ương và địa phương. Phiên đối thoại giữa Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và 2.500 doanh nghiệp trong và ngoài nước diễn ra hết sức cởi mở và thẳng thắn. Thủ tướng nêu kỳ vọng về khối doanh nghiệp tư nhân, còn các doanh nghiệp thì thẳng thắn nêu lên những khuyến nghị của mình. Nguồn:https://vtv.vn/kinh-te/tao-su-but-pha-cho-doanh-nghiep-tu-nhan-thong-diep-tu-dien-dan-kinh-te-tu-nhan-vietnam-2019-2019050509121415.htm

8

Mỹ đưa Việt nam vào danh sách giám sát

Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã ban hành báo cáo về “Chính sách kinh tế vĩ mô và ngoại hối của các đối tác thương mại lớn của Hoa Kỳ”. Tại báo cáo kỳ này, Mỹ đã đưa danh sách các quốc gia cần giám sát (Danh sách giám sát) gồm 9 nước, bao gồm: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Ý, Ireland, Singapore, Malaysia và Việt Nam.Tại các kỳ báo cáo trước đây, Mỹ xem xét 12 đối tác thương mại lớn nhất. Tuy nhiên kỳ báo cáo tháng 5/2019 đã tăng số lượng đối tác thương mại được xem xét lên 21 quốc gia có kim ngạch thương mại hàng hóa song phương với Hoa Kỳ đạt trên 40 tỷ USD, trong đó bao gồm Việt Nam. Với việc Việt Nam vào danh sách giám sát, trong thời gian tới, Mỹ sẽ theo dõi các thông tin, số liệu về thương mại, cán cân vãng lai, các chính sách kinh tế vĩ mô, tiền tệ của Việt Nam và có thể sẽ tiếp tục trao đổi, làm việc với các cơ quan hữu quan của Việt Nam nếu cần thiết. Nguồn:http://vneconomy.vn/ngan-hang-nha-nuoc-len-tieng-viec-mydua-viet-nam-vao-danh-sach-giam-sat-20190530104211853.htm


YESNEWS_9

T i n q uố c t ế 1

Tháng 5 “sóng gió” của Huawei

Chỉ vài ngày sau khi xuất hiện trong “danh sách đen” của chính phủ Mỹ, hàng loạt “sóng gió” đến với nhà sản xuất smartphone lớn thứ 2 thế giới. Ngày 15/5, Bộ Thương mại Mỹ đưa Huawei và 68 chi nhánh vào danh sách cấm mua các bộ phận và linh kiện từ công ty Mỹ, nếu không có sự chấp thuận của chính phủ. Ngày 20/5, Google quyết định tạm ngưng hợp đồng với Huawei về cung ứng phần cứng và phần mềm. Sau đó, hàng loạt công ty khác cũng tuyên bố ngừng hợp tác với công ty Trung Quốc này. Nguồn:http://cafef.vn/infographic-thang-5-song-gio-cuahuawei-20190529134208085.chn

2

Thất bại Brexit, Thủ tướng Anh Theresa May tuyên bố từ chức

3

Gian lận tỷ giá, 5 “ông lớn” ngân hàng thế giới bị phạt 1,2 tỷ USD

Ngày 24/5, Thủ tướng Anh Theresa May xúc động tuyên bố bà sẽ từ chức thủ tướng sau khi thừa nhận đã thất bại trong nhiệm vụ quan trọng nhất nhiệm kỳ của mình: đưa nước Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), theo Bloomberg. Trước quyết định từ chức, bà May đã phải đối diện nhiều chỉ trích và áp lực khi các kế hoạch do bà trình lên liên tiếp bị Quốc hội Anh bác bỏ, khiến nước này 2 lần trễ thời hạn rời EU. Kế hoạch Brexit mới bà May trình lên ngày 21/5 đã khiến nhiều thành viên trong chính Đảng Bảo thủ của bà nổi giận. Nhiều nghị sĩ Đảng Bảo thủ đang dọa sẽ bỏ phiếu bất tín nhiệm nếu bà không chịu đi. Theo Bloomberg, cuộc đua vào Phố Downing sẽ rất khó đoán. Kết quả sẽ định hình hướng đi của Brexit và tất cả lựa chọn - từ việc rời khỏi EU mà không có thoả thuận cho đến huỷ bỏ hẳn Brexit - đều đang được mang trở lại để xem xét. Nguồn:http://vneconomy.vn/that-bai-brexit-thu-tuonganh-theresa-may-tuyen-bo-tu-chuc-20190524204705405. htm

Barclay, Citigroup, J.P. Morgan, MUFG và Royal Bank of Scotland đã bị các cơ quan quản lý chống độc quyền tại EU phạt tổng cộng 1,07 tỷ EUR (1,2 tỷ USD) vì gian lận tỷ giá trên thị trường ngoại hối giao ngay với 11 loại tiền tệ. Ngân hàng UBS của Thụy Sĩ đã được miễn khoản tiền phạt 285 triệu EUR do là bên đầu tiên báo cáo sai phạm của 2 ngân hàng cho Ủy ban Châu Âu. Ngành công nghiệp tài chính đã bị ảnh hưởng với khoản tiền phạt hàng tỷ EUR trên toàn thế giới trong thập kỷ qua vì gian lận chỉ số. Các cơ quan quản lý Mỹ cũng đang giải quyết một vụ tương tự, khi Barclay, BNP Paribas, Citigroup, J.P. Morgan, Royal Bank of Scotland và UBS nhận tội và chịu khoản phạt chung lên tới hơn 2,8 tỷ USD. Nguồn:http://cafef.vn/gian-lan-ty-gia-5-ong-lon-nganhang-the-gioi-bi-phat-12-ty-usd-20190517090830656.chn


YESNEWS_10

4

Sản xuất của Trung Quốc trong tháng 5 sụt giảm

Theo số liệu mới được Trung Quốc công bố ngày 31/5 cho thấy, chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) của nước này trong tháng 5 đã sụt giảm mạnh hơn dự kiến. Sau 2 tháng tăng liên tiếp, chỉ số PMI của Trung Quốc đã giảm xuống còn 49,4 điểm, thấp hơn dự đoán trước đó từ các chuyên gia kinh tế. Điều này cho thấy hoạt động sản xuất của nước này đang thu hẹp lại. Nguyên nhân chủ yếu là do các đơn đặt hàng xuất khẩu sang Mỹ giảm mạnh, sau quyết định tăng thuế mới nhất của Washington. Theo các chuyên gia, chỉ số PMI giảm sẽ làm gia tăng áp lực khiến các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc phải đưa ra nhiều biện pháp kích thích, nhằm bình ổn nền kinh tế vốn đang bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến thương mại với Mỹ. Nguồn:https://vtv.vn/kinh-te/san-xuat-cua-trung-quoctrong-thang-5-sut-giam-20190601171746437.htm

5

Singapore cân nhắc cấp phép ngân hàng ảo

Cơ quan Tiền tệ Singapore (MAS), tức ngân hàng trung ương của nước này, đang nghiên cứu cho phép các công ty công nghệ tài chính mở ngân hàng chỉ hoạt động trong không gian kỹ thuật số, tương tự như tại một số nền kinh tế châu Á khác. Theo tin từ Reuters, Singapore và các trung tâm tài chính khác của khu vực như Hồng Kông, Seoul và Tokyo đang nỗ lực giành vị thế đi đầu về công nghệ tài chính (fintech). Trong những năm gần đây, các trung tâm này đều triển khai nhiều biện pháp như cấp vốn nhà nước, nới lỏng quy chế giám sát và cho phép các công ty khởi nghiệp (start-up) thử nghiệm các sản phẩm tài chính trong môi trường có kiểm soát. MAS hiện đang cân nhắc cho phép hoạt động ngân hàng ảo thuộc các công ty phi tài chính như vậy. MAS cho biết đang hợp tác với các bên hữu quan để xác định giá trị mà các ngân hàng ảo có thể mang lại cho ngành ngân hàng của đảo quốc sư tử và hiểu rõ cách thức kiểm soát và quản lý các rủi ro tiềm tàng. Nguồn:http://vneconomy.vn/singapore-can-nhac-capphep-ngan-hang-ao-20190507161614402.htm

6

Nhật Bản kiểm soát hoạt động mua bán các công ty công nghệ cao

Ngày 27/5, Chính phủ Nhật Bản đã quyết định bổ sung lĩnh vực công nghệ thông tin và viễn thông vào diện kiểm soát đặc biệt. Ba Bộ Tài chính, Kinh tế và Nội vụ Nhật Bản đã công bố danh sách bổ sung 20 lĩnh vực mới sẽ phải chịu sự kiểm soát của chính phủ, trong đó bao gồm sản xuất địên thoại di động, máy tính, phát triển phần mềm, bộ nhớ bán dẫn, viễn thông. Các công ty nước ngoài khi muốn mua trên 10% cổ phần của các công ty công nghệ cao Nhật Bản đã niêm yết trên sàn chứng khoán, hoặc sáp nhập các công ty chưa niêm yết, sẽ đều phải trải qua quá trình thẩm định và phê duyệt của chính phủ Nhật Bản. Chính phủ Nhật Bản cho biết quy định mới là để bảo vệ an ninh quốc gia trước những lo ngại rằng nước ngoài có thể lợi dụng mạng lưới thông tin, viễn thông để tấn công và khống chế các lĩnh vực thiết yếu.

Nguồn:https://vtv.vn/kinh-te/nhat-ban-kiem-soathoat-dong-mua-ban-cac-cong-ty-cong-nghecao-20190528205733312.htm

7

Châu Á – trung tâm kinh tế mới của thế kỷ 21

8

10 thương hiệu giá trị nhất thế giới năm 2019

Sáng kiến Vành đai và Con đường có thể xem là dự án ngoại giao quan trọng nhất trong thế kỷ này, tương đương với sự thành lập Liên hợp quốc và Ngân hàng thế giới. Nhưng sự khác biệt và đặc biệt của sự kiện lần này đó là: BRI được khởi xướng tại châu Á, kết nối châu Á và do người châu Á lãnh đạo. Đây là câu chuyện về sự trỗi dậy của châu Á trong thế kỷ mới. Châu Á đang muốn trở thành trung tâm của thế giới. Châu Á hiện đang chiếm 50% GDP thế giới và khoảng hai phần ba tăng trưởng kinh tế toàn cầu hàng năm. Châu Á là nơi sản xuất, xuất khẩu, cũng như nhập khẩu và tiêu thụ nhiều hàng hóa hơn bất kỳ khu vực nào khác trên thế giới. Hoạt động thương mại và đầu tư giữa các nước châu Á cũng mạnh mẽ hơn so với châu Âu hoặc Bắc Mỹ. Trong nhiều năm nay, hầu như tất cả các nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới đều ở châu Á. Năm 2018, tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới được ghi nhận tại Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia, Malaysia và Uzbekistan. Nguồn:http://cafef.vn/su-troi-day-cua-chau-a-trung-tamthe-gioi-moi-trong-the-ky-21-20190523083137093.chn

Tạp chí Forbes vừa công bố danh sách 100 thương hiệu giá trị nhất thế giới năm 2019. Trong đó, Apple dẫn đầu năm thứ 9 liên tiếp với giá trị thương hiệu gần 206 tỷ USD, dù doanh số iPhone của hãng này liên tục sụt giảm vài quý gần đây, đặc biệt tại Trung Quốc. Đây là lần đầu tiên có một thương hiệu vượt giá trị 200 tỷ USD kể từ khi danh sách của Forbes được công bố. Tổng giá trị của 100 thương hiệu trong danh sách năm 2019 là 2.330 tỷ USD, tăng 8% so với năm ngoái. Danh sách này được đưa ra dựa trên phân tích giá trị của thương hiệu doanh nghiệp cũng như thương hiệu sản phẩm của hơn 200 công ty trên toàn cầu có mặt tại Mỹ. Vì vậy, danh sách này không xét đến nhiều thương hiệu như hãng viễn thông Anh Vodafone hay công ty thương mại điện tử Alibaba của Trung Quốc. Nguồn: http://vneconomy.vn/10-thuong-hieu-gia-tri-nhatthe-gioi-nam-2019-20190523102835326.htm


2

YESNEWS_1

LĂNG KÍNH KHOA HỌC

Fintech là cuộc cách mạng đe dọa đến dịch vụ tài chính của hệ thống ngân hàng toàn cầu hay một sự hợp tác hoàn hảo? 12


YESNEWS_12

Fintech là cuộc cách mạng đe dọa đến dịch vụ tài chính của hệ thống ngân hàng toàn cầu hay một sự hợp tác hoàn hảo? Vậy chính xác Fintech là gì? Tại sao Fintech lại đang trở thành một từ khó hot?

Fintech là viết tắt của từ financial technology (công nghệ trong tài chính). Sự ra đời của fintech là một đổi mới nhằm cạnh tranh với các phương pháp tài chính truyền thống trong việc cung cấp các dịch vụ tài chính. Nền tảng để phát triển ngành công nghệ tài chính là sự phát triển không ngừng của công nghệ 4.0; internet; điện thoại thông minh; điện toán đám mây;…Chúng ta có thể thấy công nghệ đang thúc đẩy tiến trình công việc và quy trình trong ngành dịch vụ tài chính mạnh mẽ. Các công việc trước đây được xử lý bằng tiền giấy, các máy tính cồng kềnh và tương tác của con người một cách thủ công giờ đây được thay thế hoàn toàn theo các phương thức và giao diện số của công nghệ hiện đại. Vì thế, có nhiều ý kiến cho rằng, Fintech có thể tái định hình ngành tài chính, tác động rất mạnh đến các thành phần quan trọng nhất của ngành này. Hiện tại các công ty cho vay P2P (kết nối trực tiếp người đi vay với người cho vay trên Internet) đã hoạt động khá hiệu quả, giúp rút ngắn thời gian phê duyệt các khoản vay từ vài tuần ở các ngân hàng truyền thống xuống chỉ còn vài giờ. Trên thị trường vốn, các startup và kể cả các ông lớn

như Goldman Sachs hay thậm chí là NHTW Anh đang thử nghiệm sử dụng các loại tiền ảo (như bitcoin) thay thế cho các phương thức chuyển tiền và tài sản truyền thống. Với những hiệu qua đem lại cho nhiều lĩnh vực, Fintech đang trở thành một ngành nghiên cứu cực hot và có ảnh hưởng mạnh mẽ không chỉ đến tài chính mà toàn bộ nền kinh tế của mỗi quốc gia.

Fintech đang thay đổi thói quen giữ tiền và tiêu tiền của người tiêu dùng như thế nào?

Bằng việc sử dụng công nghệ vào việc thanh toán tín dụng ở hầu hết các ngân hàng, người tiêu dùng hiện nay đã không còn xu hướng giữ tiền mặt trong người để chi tiêu. Thay vào đó, họ sẽ sử dụng ứng dụng của công nghệ tài chính( quét mã QR code) để thực hiện mọi hoạt động thanh toán của mình. Điều này không khó nhận ra ở nhiều quốc gia. Tại Thụy Điển, những người vô gia cư đi bán báo giờ cũng có thể nhận tiền bằng cách quét thẻ tín dụng, hoặc nhận tin nhắn SMS. Lượng tiền mặt được lưu thông tại Thụy Điển đã giảm xuống mức thấp nhất trong 27 năm kể lại đây kể từ năm 2017.


YESNEWS_13

Tại Ấn Độ, giờ đây người ta có thể đi chợ mua rau và thanh toán bằng điện thoại, thông qua ví điện tử Paytm. Hiện nay, Paytm đã trở thành startup công nghệ có giá trị lớn nhất nhì Ấn Độ (khoảng 8 tỷ USD). Với lượng người dùng là 220 triệu, điều này đã chứng tỏ Fintech đang lấn át nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác, có ảnh hưởng lớn đến đời sống chi tiêu của người dân nơi đây. Tại Philippines, người ta có thể mua bán tiền ảo bitcoin ngay trong cửa hàng tiện lợi 7- Eleven. Sàn bitcoin lớn nhất tại Philippines hiện giờ là Coins.ph. Ngoài Philippines, đã có rất nhiều quốc gia chấp nhận các loại đồng tiền ảo khác không chỉ riêng bitcoin như: Thái Lan, Cộng hòa Séc, Tây Ban Nha, Anh, Hoa Kỳ, Hà Lan,…Trong đó phải kể đến Venezuela đxa trở thành quốc gia đầu tiên ra mắt phiên bản tiền mã hóa Bitcoin riêng có tên gọi Petro. Việc các nước chấp nhận đông tiền ảo là tiền hợp pháp đã khẳng định thêm giá trị của Fintech đối với kinh tế, chính trị của mỗi quốc gia. Sự ra nhập của Fintech không chỉ thúc đẩy thói quen giữ tiền mặt của đại đa số người dân mà còn khiến họ phải thay đổi chính đồng tiền mình đang tiêu thành một dạng thức mới dưới sự cho phép của chính phủ. Một người Kenya vừa nhận được tiền vay qua M -Shwari. Máy ATM có thể quy đổi bitcoin của hãng BitPoint tại Nhật. Thanh toán vé xe bằng điện thoại qua SamsungPay.

Fintech ảnh hưởng như thế nào đến dịch vụ cho vay?

Không chỉ ảnh hưởng đến người sử dụng dịch vụ, Fintech còn đang bắt các ngân hàng, nền tài chính phải tuân thủ sân chơi mà Fintech mang đến. Điển hình là việc các hình thức thanh toán trên điện thoại di động đang dần thay thế tiền mặt hay thẻ tín dụng; hay ngân hàng điện tử cạnh tranh với các dịch vụ tài chính truyền thống. Rõ ràng là các sản phẩm/dịch vụ tài chính của các ngân hàng đang có sự thay đổi lớn đặc biệt là dịch vụ cho vay trở lên linh hoạt hơn với số đông người đi vay. Vây những công ty dịch vụ vay vốn đang cần chuyển mình như thế nào để có thể cạnh tranh với các đối thủ khác đang áp dụng Fintech? Điều đầu tiên mà các công ty cho vay vốn cần làm được là thay đổi cách phân tích dữ liệu. Đây là ảnh hưởng đầu tiên của Fintech lên các công ty có dịch vụ cho vay. Họ cần thu thập dữ liệu từ người đăng ký để

có những phân tích từ đó dự đoán và cân nhắc giữ rủi ro và lợi nhuận từ số người cho vay. Đồng thời công ty sẽ có những chính sách giá dành cho từng phân khúc khách hàng, nhóm khách hàng.Và sau cùng, dữ liệu đó giúp họ đưa ra các gói vay với lợi ích vượt trội và lãi suất hấp dẫn, điều mà khách hàng khó có thể đăng ký được theo hình thức cho vay truyền thống. Không chỉ dừng lại ở dữ liệu, các công ty cần chạy đua theo xu thế thanh toán điện tử. Ví điện tử hay giao dịch trực tuyến giúp các công ty dịch vụ cho vay giải ngân quỹ đến khách hàng nhanh chóng hơn. Điều này có thể chỉ xảy ra trong vài phút chỉ với một vài thao tác đơn giản trên các App của từng công ty. Đây là một sự tiện ích vợt trội mà tài chính truyền thống có thể làm được. Sự thay đổi thứ ba mà Fintech mang lại đó là thúc đẩy hình thức vay theo nhóm. Vay theo nhóm là một xu hướng vay vốn mới, phát triển song song với các hình thức cho vay truyền

thống. Hình thức vay mới này cho phép các cá nhân hay doanh nghiệp gọi vốn từ một cộng đồng hay các nhà đầu tư để có kinh phí chi trả cho các khoản vay cá nhân hay vay kinh doanh. Nhờ hình thức vay này, những người có nhu cầu vay vốn có thể sẵn sàng huy động vốn mà không bị phụ thuộc vào ngân hàng. Ảnh hưởng cuối cùng của Fintech lên các dịch vụ cho vay , đó là phá vỡ rào cản về địa lý. Khoảng 60% chi phí của các ngân hàng bán lẻ đến từ các khoản chi về mặt bằng, điện nước, lương nhân viên... để duy trì hoạt động chi nhánh. Khi đăng ký hỗ trợ vay vốn trực tuyến, khách hàng sẽ không phải chịu các khoản chi phí duy trì này nữa. Chính vì thế, mức lãi suất của các dịch vụ cho vay trực tuyến trở nên hấp dẫn hơn. Các gói vay cho họ cũng trở nên đa dạng và đánh trúng nhu cầu hơn.


YESNEWS_14 Phải chăng Ngân hàng và Fintech đang đối đầu nhau?

doanh của các doanh nghiệp lĩnh vực tài chính ngân hàng truyền thống. Chính những thay đổi lớn này đã buộc các Hiện nay làn sóng khởi nghiệp trung lĩnh vực ngân hàng truyền thống phải phản ứng lại để có thể tồn tại công nghệ tài chính đang làm sóng trên mọi mặt trận kinh trên thị trường này. Tại Châu Âu, 8 ngân hàng hàng đầu tế. Fintech đã trở thành đại diện cho một cuộc cách mạng số đã sa thải khoảng 100 nghìn nhân viên vào đầu năm 2016 làm thay đổi hoàn toàn phương thức kinh doanh của ngành sau khi triển khai ứng dụng Fintech. Trong khi đó các ngân ngân hàng. Điều này làm mối quan hệ giữ ngân hàng và hàng chưa ứng dụng Fintech vào doanh nghiệp như Barcác công ty Fintech đã có những chuyển biến nhanh chóng clays, Credit Suisse, Deutsche Bank và Standard Chartered đến kinh ngạc. Fintech được sử dụng chung cho tất cả các đã mất khoảng 420 tỷ USD giá trị thị trường bởi sự lên ngôi công ty sử dụng Internet, điện thoại di động, công nghệ của Fintech. Việc đối đầu với Fintech đã khiến nhiều công điện toán đám mây và các phần mềm mã nguồn mở nhằm ty, doanh nghiệp phải trả giá lớn bằng việc mất đi thị phần, mục đích nâng cao hiệu quả của hoạt động ngân hàng và khách hàng, doanh thu,… trên toàn mặt trận. Ngay tại Việt đầu tư. Khi mới ra đời, các công ty Fintech thường không Nam, Việc thanh toán qua các loại ví điện tử ( momo, ví được khối ngân hàng coi trọng. Tuy nhiên, với việc tạo ra việt,..) hay các cổng thanh toán trực tuyến ( onepay, payoo. những thay đổi chóng mặt trên thị trường tài chính toàn vn,…) đang trở lên phổ biến bởi tính thuận tiện của nó. Các cầu, các công ty Fintech đã được xem là đối thủ đáng gờm công cụ này được tích hợp kèm với nhiều dịch vụ như nộp của các tổ chức tín dụng. Số liệu thực tế đang chứng minh tiền điện thoại, thanh toán hoá đơn, nhắc nợ thanh toán định điều đó.Theo công bố của PwC vào tháng 3/2016, 83% các kỳ, quản lý tài chính cá nhân… giúp nó trở thành một “trợ doanh nghiệp tài chính truyền thống có nguy cơ rơi vào tay lý tài chính” đắc lực cho người dùng. Hơn nữa, thay vì chỉ các công ty Fintech độc lập, rieneng trong ngành ngân hàng sử dụng dịch vụ của một ngân hàng truyền thống, Fintech tỷ lệ này lên đến 95%. Trong khi đó, bản thân các công ty mang lại cơ hội trải nghiệm kết hợp những ưu điểm của Fintech cho rằng họ có thể giành được 33% hoạt động kinh nhiều tổ chức tài chính khác nhau.

Hợp tác là chìa khóa then chốt

Thực tế này đòi hỏi hệ thống ngân hàng phải đổi mới để có thể duy trì, cạnh tranh và phát triển trong kỷ nguyên số, trong đó, chung tay hợp tác giữa ngân hàng và các công ty Fintech là tất yếu và không thể đảo ngược trong bối cảnh hiện nay. Với sự linh hoạt trong hoạt động và giải pháp công nghệ có tính đột phá, các công ty Fintech đã thổi một luồng gió mới vào hoạt động của hệ thống tài chính - ngân hàng khi cung ứng các sản phẩm, dịch vụ hướng tới việc nâng cao trải nghiệm và sự hài lòng của khách hàng. Công ty Tư vấn Solidiance cho biết, thị trường Fintech của Việt Nam cán mốc 4,4 tỷ USD vào năm 2017, và sẽ tăng lên mức 7,8 tỷ USD vào năm 2020. Những con số đã cho thấy sự phát triển hết sức nhanh chóng của thị trường Fintech tại Việt Nam, mở ra những cơ hội hợp tác tuyệt vời cho Fintech với các doanh nghiệp. Các công ty Fintech có ưu thế về công nghệ, mô hình kinh doanh sáng tạo nhưng lại ít kinh nghiệm trong hoạt động tài chính - ngân hàng. Hệ thống kiểm soát, tuân thủ nội bộ chưa đầy đủ. Mạng lưới tiếp cận khách hàng còn nhiều hạn chế. Hợp tác với các ngân hàng có thể giúp giảm thời gian đưa ra thị trường các giải pháp mới bằng cách tận dụng mạng lưới ngân hàng hiện có. Ngoài ra, những thỏa thuận “độc quyền” tiềm năng giữa các ngân hàng và các công ty FinTech phải được cá thể hóa, không để vượt quá giới hạn của sự đổi mới, sáng tạo. Trong khi đó, với sự ưu thế công nghệ của Fintech, các ngân hàng có thể tích hợp sản phẩm dịch vụ của mình nhưng có sự sáng tạo, can thiệp linh hoạt của công nghệ để nâng cấp tính năng của sản phẩm tài chính hiện có. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến khách hành hiện có đặc biệt những khách hàng ít hiểu biết về công nghệ. Tuy nhiên, ngân hàng phải lựa chọn hợp tác với những công ty Fintech phù hợp để nhận ra những hạn chế trong việc quản trị rủi ro niềm tin khách hàng. Bên cạnh đó, những thành phần tham gia phải làm việc với nhau để nhìn nhận những hạn chế của hệ thống hoặc rào cản pháp lý trong phạm vi hoạt động của ngân hàng. Có thể nhận thấy, sự hợp tác này sẽ đem lại hiệu quả tích cực khi đôi bên đều bù đắp những khuyết điểm cho nhau và phát huy điểm mạnh của mình. Sự bùng nổ của khoa học công nghệ sẽ giúp người dùng tiếp cận với các dịch vụ ngân hàng một cách thuận tiện nhất và chi phí thấp nhất. Trong khi đó, ngân hàng sẽ sử dụng mạng lưới khách hàng dồi dào sẵn có để đưa họ từng bước tiếp cận với Fintech mà vẫn cảm thấy nó đơn giản tiện dụng.

Đánh giá triển vọng của Fintech tại Việt Nam

Nhờ lượng dân số trẻ đông đảo, luôn tiếp nhận đón đầu những công nghệ mới, cái mới, Việt Nam sẽ nổi lên như những nước dẫn đầu trong khu vực về phát triển , đổi mới Fintech. Theo báo cáo 2018 Digital Yearbook công bố tháng 1/2018,


YESNEWS_15

với tổng số dân là 96,02 triệu người, tại Việt Nam đang có 64 triệu người dùng Internet, chiếm 67% dân số và tăng 28% so với tháng 1/2017. Có 55 triệu người dùng tích cực (Active Users) trên truyền thông xã hội (Social Media), chiếm 57% dân số và tăng 20% so với tháng 1/2017. 94% người sử dụng Internet hằng ngày và thời gian trung bình sử dụng Internet trên tất cả các thiết bị là 6 giờ 52 phút mỗi ngày. Với sự tiếp cận nền công nghiệp số tích cực như vậy, người dân sẽ không khó để thay đổi tư duy , quan điểm về dịch vụ ngân hàng, về Fintech. Từ đó họ sẽ chủ động hơn trong việc từ tìm hiểu về chính lợi ích của bản thân khi sử dụng Fintech thay vì bị động không nắm bắt được quyền và nghĩa vụ của chính bản thân. Hiện nay, cũng đã có những ngân hàng tiên phong đi đầu sử dụng Fintech vào kinh doanh. Điển hình là trường hợp Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (VietinBank) gần đây đã ký thỏa thuận hợp tác với Công ty Opportunity Network (ON) để cung cấp nền tảng số cho việc kết nối doanh nghiệp là khách hàng của VietinBank với trên 15.000 doanh nghiệp ở 113 quốc gia là thành viên của ON, tạo ra cơ hội mở rộng thị trường hiệu quả cho các doanh nghiệp trong nước với các đối tác nước ngoài. Trong khi đó, Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội (MB) đã phát triển mô hình ngân hàng số dựa trên sự hợp tác với đối tác chiến lược Viettel, hay như mô hình hợp tác giữa Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) và Công ty M_Service trong thanh toán chuyển tiền…Những ngân hàng trên đang góp phần thay đổi quan điểm, nhận thức của Fintech cho các doanh nghiệp khác. Và họ cần nhận ra rằng, công nghệ chính là chìa khóa mang đến sự thành công trong việc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ tài chính hiện đại, tiện ích cho khách hàng, trong đó có vai trò của các công ty FinTech. Cũng không thể không kể đến những bất cập mà các doanh nghiệp tài chính Việt Nam gặp phải khi tích hợp thêm ngành công nghệ tài chính này vào hoạt động. Thị trường Việt Nam còn khá non trẻ trong lĩnh vực tài chính

công nghệ. Tại Việt Nam, hiện mới có khoảng trên 80 công ty Fintech với lĩnh vực hoạt động còn hạn chế. Mặc dù, các công ty này có các giải pháp rất sáng tạo và linh hoạt nhưng còn gặp khó khăn, thách thức trong triển khai mô hình kinh doanh như: Khó khăn về huy động vốn, khuôn khổ pháp lý chưa đầy đủ, sự dè dặt các ngân hàng trong việc hợp tác với các công ty Fintech... Bên cạnh đó, Nhà nước vẫn chưa có những quan tâm đặc biệt về lĩnh vực này nên tính pháp lý, chặt chẽ của nó là chưa thực sự được đảm bảo. Vì thế nhiều người tiêu dùng còn nghi ngờ về tính bảo mật thông tin của Fintech. Đây cũng là hạn chế lớn nhất mà thị trường Việt Nam vẫn chưa có dấu hiện cải thiện. Vì vậy vấn đề cấp thiết hiện giờ thị trường ta cần làm được là tạo lập hành lang pháp lý thuận lợi cho phát triển ngân hàng số. Song song với đó, xây dựng hạ tầng kỹ thuật có tính tự động hóa cao, bảo đảm an ninh cho việc cung cấp dịch vụ tài chính trên nền tảng công nghệ số, tích hợp để hỗ trợ thêm các ngành liên quan như thương mại, giao thông, logistics,…Và điều quan trọng là cần đẩy mạnh hợp tác hiệu quả giữa ngân hàng và Fintech nhặm phủ sóng những dịch vụ tiện ích cho đông đảo người dân.

Sự hợp tác hoàn hảo giữa Fintech và ngân hàng

Như vậy trong bối cảnh kinh tế số phát triển như hiện nay, Fintech và ngân hàng là sự kết hợp không thể hoàn hảo hơn để tối ưu hóa những dịch vụ tiện ích cho khách hàng đồng thời đẩy mạnh sự phát triển cho cả hai bên. Đây là một xu hướng tất yếu , là tin hệu đáng mừng để các ngân hàng có thể chủ động tìm kiếm đối tác, mở rộng dịch vụ kinh doanh. Đồng thời sự hợp tác này sẽ thúc đẩy sự phát triển năng động hơn của thị trường trong tương lai.

Quỳnh Phan


3

YESNEWS_1

NHÌN RA THẾ GIỚI

Why Do Fintech Startups and Investors See a Huge Potential in Lending? 17 Econ 4.0: Is fintech the future? 21 The Banking Future Of : Fintech Or Techfin? 25 Fintech Firms Are Taking On the Big Banks, but Can They Win? 29


YESNEWS_17

Why Do Fintech Startups and Investors See a Huge Potential in Lending? Tại sao các nhà đầu tư và nhà khởi nghiệp Fintech nhìn thấy tiềm năng lớn trong việc cho vay? The market segment is today driving us towards what can be termed as lending 3.0, or the next-generation lending Phân khúc thị trường ngày nay đang hướng chúng ta tới những gì có thể được gọi là vay mượn 3.0, hoặc vay mượn thế hệ tiếp nữa

Image credit: Shutterst Today, thanks to the ongoing digitization, borrowing has become as easy as it can get in India. For contrast, all it takes now is the touch of a few buttons, answers to a few verification-related questions, and anyone can receive a loan in a matter of hours or days, if not minutes. And all of this is without any collateral and while enjoying the comfort of your home. Now, compare this with taking a day off to go to the bank, doing extensive paperwork, visiting frequently to check the progress of your loan application, and ultimately, getting your application rejected because of the loan officer’s misjudgement. All while wasting two months of time in the constant to and fro and taking multiple days off from your office. Ngày nay, nhờ vào việc số hóa liên túc, việc vay mượn trở nên dễ dàng như ở Ấn Độ. Ngược lại, tất cả việc cần làm bây giờ là chạm vào một vài nút, trả lời một vài câu hỏi xác minh danh tính, và bất cứ ai cũng có thể nhận được một khoản vay chỉ trong vài ngày hay vài giờ, thậm chí là vài phút. Và việc vay mượn chỉ có vậy mà không cần bất cứ công đoạn nào khác rồi tận hưởng sự thoải mái khi ở nhà. Bây giờ, hãy so sánh công nghệ này với việc bỏ ra một ngày nghỉ để tới ngân hàng, làm công việc giấy tờ dài loằng ngoằng, kiểm thăm hỏi thường xuyên

để kiểm tra sự tiến triển của đơn vay mượn, và cuối cùng, nhận được đơn của bạn chỉ vì sự nhầm lẫn. It is beyond doubt that the advent of fintech startups has altered the game of lending in India. It has become both simpler and convenient to borrow using their revolutionary approaches driven by state-of-theart technologies. Currently, more than 1,500 fintech startups (of all shapes and sizes) are catering to the Indian market, and more than half of these startups have been launched over the last 3 years. This gives us a clear picture of how lucrative the sector is becoming for our startup ecosystem. But what is essentially fuelling this trend? Let’s find out. Không còn nghi ngờ gì nữa, sự ra đời của các công ty khởi nghiệp Fintech đã làm thay đổi cuộc chơi vay mượn ở Ấn Độ. Việc vay mượn trở lên đơn giản và thuận tiện hơn bằng cách sự dụng các phương pháp mang tính cách mạng của họ được thúc đẩy bởi các công nghệ tiên tiến. Hiện tại, có hơn 1,500 công ty khởi nghiệp fintech (đủ loại hình dạng và kích thước) đang phục vụ cho thị trường Ấn Độ, và hơn nửa số các công ty này đã được ra mắt trong ba năm qua. Điều này cho chúng ta một bức tranh rõ ràng về việc ngành này đang trở nên sinh lợi như thế nào cho hệ thống khởi nghiệp của chúng ta. Nhưng điều gì về cơ bản đã thúc đẩy xu hướng này? Hãy cùng tìm hiểu.


YESNEWS_18

Lending 3.0: Spotlight shifting towards Alternative Lending in India? Lenđinh 3.0: Sự chú ý hướng tới việc cho vay thay thế ở Ấn Độ?

Data by VCCEdge reveals that a total of 65 fundraising deals were signed in 2018 vis-a-vis the fintech sector, out of which, the alternative lending segment enjoyed a lion’s share of 43 deals. The segment also bagged about $565 million of the overall $683.3 million fintech investment. But why are more Indian startups and investors placing their bids on a still embryonic market segment? Precisely for the same reason. Dữ liệu của VCCEdge tiết lộ rằng tổng cộng 65 giao dịnh gây quỹ đã được ký kết năm 2018 trong lĩnh vực fintech, trong đó, phân khúc cho vay thay thế được hưởng một phần lớn của 43 giao dịch. Phân khúc này cũng thu được khoảng 565 triệu đô la trong tổng số đầu tư fintech 683.3 triệu đô la. Nhưng tại sao nhiều nhà khởi nghiệp và đầu tư Ấn Độ lại đặt giá thầu của họ trên một phân khúc thị trường vẫn còn chưa phát triển? Quá rõ ràng cho cùng một lí do. At present, the national debt per citizen in India is $795. The same for Russia (with its GDP around 3/5th of India’s) is $1,428, $3,803 for China, a staggering $65,848 for the US, and $75,943 for Japan. It is beyond doubt that there is a significant room for further enhancing the credit penetration within our country. However, the lending practices of traditional banks haven’t been able to fill in this void and are gradually becoming redundant, ineffective, and inefficient for loan origination. This is reducing the credit availability within the market and since credit directly leads to market growth, it is also hampering our growth as a nation. Hiện tại, nợ quốc gia trên mỗi công dân ở Ấn Độ là 795 đô la. Tương tự đối với Nga (với GDP khoảng 3/5 của Ấn Độ) là 1,428 đô la, 3,803 đô la đối với Trung Quốc, 65,848 đô la là cú sốc đối với Hoa Kì, và 75,943 đối với Nhật Bản. Không còn nghi ngờ gì nữa, Có một cơ hội rõ ràng để tăng cường hơn nữa sự thâm nhập tín dụng trong nước Mỹ. Tuy nhiên, các hoạt động cho vay của các ngân hang truyền thống không thể lấp đầy khoảng trống này và dần trở nên dư thừa, không hiệu quả đặc biệt cho việc hình thành khoản vay. Điều này đang làm giảm khả năng tín dụng trong thị trường và từ khi sự tín dụng trực tiếp dẫn đến tăng trưởng thị trường, thì nó cũng cản trở sự phát triển của nước Mỹ. This is where alternative lending platforms, with their revolutionary approaches and state-of-the-art technologies, step into the picture. Today, alternative lending platforms have been very successful in modernizing the credit landscape of our country. And they have been able to do so within a matter of a few years, thereby completely eliminating the bottlenecks experienced for decades. The market segment is today also driving us towards what can be termed as lending 3.0, or the next-generation lending. Đây là nơi các nền tảng cho vay thay thế, với sự tiếp cận mang tính cách mạng và công nghệ tiên tiến của họ, được lên ý tưởng, Ngày nay, nền tảng cho vay

YESNEU / 22


YESNEWS_19 thay thế đã trở lên rất thành công trong việc hiện đại hóa bối cảnh tín dụng của nước Mỹ. Và họ đã có thể làm như vậy trong vòng vài năm, do đó loại bỏ hoàn toàn các nút thắt kinh nghiệm trong nhiều thập kỷ. Phân khúc thị trường ngày nay cũng thúc đẩy chúng ta hướng tới những gì có thể được gọi là vay mượn 3.0, hoặc vay mượn thế hệ tiếp theo Currently, traditional lending is heavily dependent on conventional data sources such as demographic and credit bureau data. This approach is very limited and virtually ineffective for ‘thin-file’ customers who do not have an adequate credit history. However, the majority of these applicants could be creditworthy. In fact, according to an estimate, about 90per cent of creditworthy borrowers are denied credit due to unavailable data. Simultaneously, such erroneous loan assessment techniques also extend credit to non-worthy applicants which ultimately translate into NPAs. Hiện nay cho vay truyền thống phụ thuộc rất nhiều vào nguồn dữ liệu thông thường như dữ liệu của cục nhân khẩu học và tín dụng. Cách tiếp cận này rất hạn chế và hầu như không hiệu quả với khác hàng không có lịch sử tín dụng đầy đủ. Tuy nhiên, phần lớn những khách hàng như vậy có thể đáng tin cậy. Thực tế, theo một ước tính, khoảng 90% những người vay đáng tin cậy lại bị từ chối tín dụng do dữ liệu không có sẵn. Đồng thời, các kỹ thuật đánh giá khoản vay sai lầm như vậy cũng mở rộng tín dụng tới người vay không xứng đáng mà cuối cùng chuyển thành NPA.

Easy to Get The Surplus Back Lấy tiền thừa một cách dễ dàng

Nowadays, given the constantly generating data and snowballing digital transactions, it has become considerably easier to profile a credit application without relying on such techniques. The modern, non-traditional datasets include behavioral data (lifestyle consumption patterns, social me-

dia posts, browsing history, call logs, etc.), bill payment patterns (early/late payments, defaults, overall bill amounts, etc.), financial history (banking history, remittance data, other financial data, etc.), tax payments (e-verification of ITRs, GST filings, penalties, and so on), payment preference (payment history via different instruments, location-based activity, etc.). These datasets are facilitating in-depth credit profiling of customers with a non-intrusive, tech-driven solution. Ngày nay, việc liên tục tạo dữ liệu và giao dịch kĩ thuật số phát triển nhanh, việc lập hồ sơ ứng dụng tín dụng mà không cần dựa vào các kỹ thuật như vậy. Các bộ dữ liệu hiện đại, phi truyền thống bao gồm dữ liệu hành vi (mô hình tiêu dùng trong đời sống, bài đăng trên phương tiện truyền thông xã hội, lịch sử duyệt web, nhật kí cuộc gọi,…) mô hình thanh toán hóa đơn (thanh toán sớm/trễ, mặc định, tổng hóa đơn,…), lịch sử tài chính (lịch sử ngân hàng, dữ liệu chuyển tiền, dữ liệu tài chính khác,…), thanh toán thuế (xác minh điện tử của ITR, hồ sư GST, hình phạt,…) ưu tien thanh toán (lịch sử thanh toán qua các công cụ khác nhau, hoạt động dự trên vị trí,…). Các bộ dữ liệu này đang tạo điều kiện cho hồ sư tín dụng chuyên sâu của khách hàng với một giải pháp không xâm phạm, dựa trên công nghệ. By leveraging Machine Learning, a subset of the AI technology, fintech lenders are further able to make detailed associations of data with the end-results and, as a result, improve the efficiency of their credit rating model. Such associations are done for short-term and long-term outcomes that might be directly or indirectly related to the concerned person or a subclass of people. Bằng cách tận dung Machine Learning, một ập hợp con của công nghệ AI, những người cho vay fintech có thể liên kết chi tiết dữ liệu với kết quả cuối cùng, và nhờ đó, cải thiện hiệu quả của mô hình xếp hạng tín dụng của họ. Các hiệp hội như vậy được thực hiện cho các kết quả ngắn hạn và dài hạn có thể liên quan trực tiếp

hoặc gián tiếp đến người có ảnh hưởng hoặc một nhóm người. For example, say a customer has a monthly prepaid mobile connection and makes timely payments sometimes while missing them a majority of times. This indicates that the person behaviorally has little concern for his/her liabilities. Another example can be of a particular market segment experiencing a slowdown and hence, a certain profile of applicants (including businesses) defaulting on their payments subsequently. Maintaining this approach ensures that the effectiveness of the credit rating model grows as more loans are processed and relevant data is captured by the lending entity. Ví dụ, giả sử một khách hàng có kết nối di động trả trước hàng tháng và được thanh toán kịp thời trong khi việc này có thể mất rất nhiều thời gian. Điều này cho thấy rằng mọi người có hành vi ít quan tâm tới các khoản nợ của mình. Một ví dụ khác có thể là về một phân khúc thị trường cụ thể bị kìm hãm và do đó, một hồ sơ nhất định của người nộp (bao gồm cả doanh nghiệp) mặc định về các khoản thanh toán của họ sau đó. Duy trì phương pháp này bảo đảm rằng hiệu quả của mộ hình xếp hạng tín dụng tăng lên khi có nhiều khoản vay được xử lí và dữ liệu liên quan được thu thập bởi tổ chức cho vay.

The Innovation Sự đổi mới

The Indian alternate lending segment has already created pioneering products for the masses including POS advance, invoice discounting, and credit line for micro enterprises (which is itself a feat in India which was earlier only possible for large and medium enterprises). They have also been able to bring the average loan turnaround time down to a few seconds and minutes - as compared to multiple weeks and months in the earlier regime. This is while completely circumventing the NPA challenge that our banking sector faces at present. The best part perhaps is that new-age


entrepreneurs are able to leverage this system and generate more jobs by launching their businesses and adding to the national growth. Phân khúc cho vay thay thế ở Ấn Độ đã tạo ra các sản phẩm tiên phong cho đại chúng bao gồm tạm ứng POS, chiết khấu hóa đơn và hạn mức tín dụng cho các doanh nghiệp siêu nhỏ (vốn là một kỳ công ở Ấn Độ mà trước đây chỉ có thể áp dụng cho các doanh nghiệp lớn và vừa). Họ cũng có thể giảm thời gian quay vòng khoản vay trung bình xuống vài giây và vài phút – so với nhiều tuần và tháng trong chế độ trước đó). Trong khi điều này hoàn toàn tránh được thánh thức NPA mà ngành ngân hàng chúng ta hiện tại phải đối mặt. Điểm tốt nhất có lẽ là các doanh nhân thời đại mới có thể tận dụng được hệ thống này và tạo ra nhiều việc làm hơn bằng cách ra mắt các doanh nghiệp của họ và làm tăng phát triển quốc gia. Soon, the Indian economy will be gearing up to outpace Germany and then Japan in terms of GDP. Some believe it might have already surpassed France and the UK last year, jumping two ranks in the table and emerging as the fifth-largest nation. Considering India’s low per capita debt, this growth is also unveiling a trillion-dollar opportunity for the Indian BFSI sector. And the alternative lending players, leveraging their unconventional approach, are already poised to get the biggest slice of the cake. Sắp tới, nền kinh tế Ấn Độ sẽ hướng tới vượt xa đức và sau đó là Nhật Bản về GDP. Một số người tin rằng nó có thể vượt qua Pháp và Mỹ vào năm ngoái, nhảy hai bậc trong bảng xếp hạng và trở thành quốc gia lớn thứ năm. Xem xét khoản nợ bình quân đầu người tháp của Ấn Độ, sự tăng trưởng này cũng cho thấy cơ hội nghìn tỷ đô la cho lĩnh vực BFSI của Ấn Độ. Và các công ty cho vay thay thế, tận dụng cách tiếp cận độc đáo của họ, đã sẵn sằng để có được những miếng bánh lợi nhuận lớn nhất. Nguồn: https://www.entrepreneur.com/article/32908

Người dịch: Phan Văn Dương


YESNEWS_21

Econ 4.0: Is fintech the future? Kinh tế 4.0: Fintech – Công nghệ của tương lai?

There’s a new kid in town and he wants your money. He is offering you banking services without being a bank, loans without being a lender and financial settlements without going through a central bank. Có một đứa trẻ mới đến thị trấn và nó muốn bạn đưa tiền cho nó.. Ngược lại anh ta sẽ cung cấp cho bạn các dịch vụ ngân hàng như một ngân hàng thực sự, cho bạn vay mà không phải là người cho vay, và các dịch thanh toán tài chính mà không cần thông qua ngân hàng trung ương. Should you trust him? Liệu anh ta có đáng tin? That’s the US$50 billion question. That is the amount that venture capitalists, private equity firms and major corporate players have invested in global fintech (financial technology) start-ups. “More than US$50 billion has been invested in almost 2,500 companies since 2010 as these innovators redefine the way in which we store, save, borrow, invest, move, spend and protect money,” says an Accenture study. “While fintech is the poster child that continues to grab the headlines, there are signals that the market is reaching the next level of maturity and moving into the mainstream.” Đó là một câu hỏi giá trị 50 tỷ đô. Đây là số tiền mà các nhà đầu tư mạo hiểm, công ty cổ phần tư nhân và các tập đoàn lớn đã đầu tư vào các doanh nghiệp khởi nghiệp fintech trên toàn cầu. “Hơn 50 tỷ đô đã được đầu tư cho gần 2,500 công ty kể từ năm 2010 khi các nhà đầu tư tái xác định cách họ lưu trữ, tiết kiệm, vay, đầu tư, di chuyển, chi tiêu và bảo vệ tiền” – theo nghiên cứu của Accenture. “Trong khi fintech vẫn đang tiếp tục thu hút sự chú ý, có những tín hiệu cho thấy thị trường đang dần ổn định hơn và trở nên chính thống hơn”

Before we get to the details, let us first define what is fintech. A good definition comes from Investopedia, the education portal owned by Nasdaq-listed IAC/InterActiveCorp. Fintech is a portmanteau word derived from financial technology that describes an emerging financial services sector in the 21st century. Fintech now encompasses any technological innovation in the financial sector, including those in financial literacy and education, retail banking, investment and even cryptocurrencies like bitcoin. Trước khi đi vào chi tiết, đầu tiên chúng ta hãy xem fintech là gì. Theo Investopedia, cổng thông tin giáo dục sở hữu bởi IAC/InterActiveCorp, Fintech là viết tắt của từ “financial technology”, được hiểu là một lĩnh vực dịch vụ tài chính mới nổi trong thế kỷ 21. Fintech bao gồm bất kỳ sự đổi mới nào trong lĩnh vực tài chính, bao gồm cả kiến thức về tài chính, ngân hàng bán lẻ, đầu tư và thậm chí cả tiền ảo mà nổi bật là Bitcoin. Just as Uber and Grab have disrupted the transport sector, technology giants are getting into an arena traditionally owned by banks, brokerages, insurance firms and credit card companies. Accenture says the top five tech giants, collectively called GAFAA — Google, Apple, Facebook, Amazon and Alibaba — are redefining the customer experience and increasingly playing around the periphery of financial services. Giống như Uber hay Grab đã thay đổi mô hình vận tải truyền thống, những gã khổng lồ công nghệ đang dấn thân vào một đấu trường truyền thống thuộc sở hữu của các ngân hàng, nhà môi giới, công ty bảo hiểm và công ty dịch vụ tài chính. Accenture cho biết 5 đại gia công nghệ hàng đầu, được gọi chung là GAFAA – Google, Apple, Facebook, Amazon và Alibaba – đang định nghĩa lại trải nghiệm khách hàng và ngày càng chú trọng đến các dịch vụ tài chính.


YESNEWS_22 Consumer focus ment consultancy

Manage-

McKinsey estimates that almost 75% of fintechs focus on retail banking, lending, wealth management and payment systems for small and medium enterprises. In many of these areas, start-ups have sought to target the end-customer directly, bypassing traditional banks and deepening the impression that they are disrupting a sector ripe for innovation. McKinsey ước tính rằng gần 75% fintech tập trung vào các mảng lớn: tài chính, cho vay, quản lý tài sản và hệ thống thanh toán cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Fintech chính là các cách thức mà các doanh nghiệp start-up công nghệ đã vẽ lại bức tranh tài chính, khi cung cấp dịch vụ trực tiếp cho khách hàng cuối cùng mà bỏ qua các ngân hàng truyền thống. “The trend towards B2B [business-to-business] is most pronounced in CIB [corporate and investment banking], which accounts for 15% of all fintech activity across major markets,” reports a McKinsey study released in July last year. “As many as 66% of CIB fintechs are providing B2B products and services. Only 21% are seeking to disintermediate the client relationship, for example, by offering treasury services to corporate banking clients. And less than 12% are truly trying to disrupt existing business models with sophisticated systems based on blockchain technology.” Một nghiên cứu của McKinsey vào tháng 7/2016 cho thấy xu hướng B2B (doanh nghiệp với doanh nghiệp) được thể hiện rõ nhất ở CIB (ngân hàng doanh nghiệp và đầu tư) khi chiếm 15% trong tất cả các hoạt động của fintech trên các thị trường lớn. Có tới 66% CIB Fintech đang cung cấp các sản phẩm và dịch vụ B2B. Chỉ có 21% đang tìm cách loại bỏ ngân hàng ra khỏi quá trình giao dịch các sản phẩm tài chính bằng cách cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho doanh nghiệp. Còn lại chưa tới 12% đang thực sự cố gắng thay đổi các mô hình kinh doanh hiện tại thông qua các hệ thống tinh vi dựa trên nền

tảng công nghệ blockchain. A blockchain is a digitised, decentralised, public ledger of all cryptocurrency transactions. The transactions are recorded and added in chronological order. This allows participants in the chain (or blockchain) to keep track of digital currency transactions without the need for centralised record keeping. Each computer node connected to the network gets a copy of the blockchain, which is downloaded automatically. Blockchain là một sổ cái phân tán được mã hóa để ghi lại các giao dịch mua bán tiền điện tử. Giao dịch được ghi lại theo thứ tự thời gian, cho phép tất cả người tham gia trong chuỗi theo dõi các giao dịch tiền kỹ thuật số mà không cần lưu trữ hồ sơ ở một trung tâm dữ liệu trung gian nào. Mỗi máy tính đại diện cho một “nút” của mạng lưới blockchain và mỗi nút máy tính này đều nhận được một bản sao của tệp kỹ thuật số blockchain được tự động tải xuống. Technologies like these are highly disruptive, especially when it comes to traditional banking. “Disruption is already happening, both in terms of the front end (in the way customers transact or see their statements), and the backend (the operational processes that happen in the background),” says Jay Moghe, Asia-Pacific director and head of Alternative Fund Services at Deutsche Bank, based in Singapore. “Technology is already improving speeds and presenting more choices for back offices. This will ultimately lead to more and better quality face time and interaction with clients as well as their ability to innovate.” Theo ông Jay Moghe, giám đốc Asia-Pacific, trưởng phòng quản lý quỹ tại ngân hàng Deutsche, Singapore cho rằng những công nghệ như thế này đầy lỗ hổng, đặc biệt là khi nói đến các ngân hàng truyền thống. Lỗ hổng đã xuất hiện ở cả hai mặt front end (cách khách hàng giao dịch và xem giao dịch) và back end (quy trình thực hiện). Công nghệ đã và đang cải thiện tốc độ và tạo ra nhiều sự lựa chọn cho các ngân hàng truyền thống. Điều này chính

là cầu nối giúp doanh nghiệp đổi mới công nghệ và nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng. The innovation mantra may lie in collaboration. But that is not so easy. Many banks feel threatened by the newbies who want to grab a piece of the pie. But a few tech-savvy banks are adopting a more practical policy — if you can’t beat them, partner them. Giải pháp có lẽ nằm ở sự hợp tác. Nhưng điều đó không dễ dàng như vậy. Nhiều ngân hàng cảm thấy bị đe dọa bởi những đối thủ cạnh tranh mới muốn chiếm lĩnh thị phần, một số khác lại đang thực thi những chính sách thiết thực hơn – nếu bạn không thể đánh bại họ, hãy hợp tác với họ. “As banks face increased pressure to reduce costs and drive stickier, more profitable relationships with their customers, larger technology and platform players may offer a more attractive set of rails on which to deliver services to customers,” the Accenture study notes. “As such, incumbent banks are increasingly looking to fintech to enable them to continue operating a vertically integrated model, or find a specialist role as a platform service provider. Successful banks will rapidly make clear strategic decisions on the business model and use this vision to rally their talent around a more compelling journey, rather than the cost-cutting downward spiral in which many players are now falling,” says Moghe. Trong bối cảnh các ngân hàng phải đối mặt với áp lực ngày càng lớn về vấn đề giảm thiểu chi phí và thúc đẩy mối quan hệ với khách hàng, những tay chơi với nền tảng công nghệ vững chắc đã có thể cung cấp một bộ đường ray tốt hơn để cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Như vậy, các ngân hàng hiện nay đang nỗ lực tìm hiếm giải pháp fintech, cho phép họ tiếp tục vận hành mô hình tích hợp theo chiều dọc, hoặc đơn giản là tìm nhà cung cấp dịch vụ nền tảng – một vai trò chuyên gia đặc biệt. Các ngân hàng thành công sẽ nhanh chóng đưa ra các quyết định chiến lược rõ ràng về mô hình kinh doanh và sử dụng nó để thử


YESNEWS_23 sức năng lực với các hành trình kinh doanh hấp dẫn hơn thay vì rơi vào vòng xoáy giảm chi phí như nhiều ngân hàng khác. “We estimate within the next three to five years, cumulative investment in fintech globally could well exceed US$150 billion,” says the PwC Global FinTech Report, released in March last year. “Financial institutions and tech companies are stepping over one another for a chance to get into the game. The result is a new competitive landscape and playing field. As the lines between traditional finance, technology firms, e-commerce and telecoms companies are blurring, many innovative solutions are emerging and there is clearly no straightforward solution to navigate this fintech world.” Theo báo cáo của PWC Global Fintech xuất bản hồi tháng 3/2016, đầu tư tích lũy vào fintech trên toàn cầu ước tính có thể vượt quá 150 tỷ US trong vòng ba đến năm năm tới. Các tổ chức tài chính và công ty công nghệ đã sẵn sàng cho cuộc cạnh tranh để có cơ hội tham gia vào sân chơi mới tiềm năng này. Khi ranh giới giữa tài chính truyền thống, các công ty công nghệ, thương mại điện tử và các công ty viễn thông đang dần trở nên mờ nhạt, đã có nhiều giải pháp sáng tạo xuất hiện và rõ ràng là chưa có một giải pháp thống nhất nào để điều hướng thế giới trong thời đại fintech này. The good news is that fintech is serving millions of previously underserved consumers with redefined and innovative solutions. The bad news is that it disrupts the staid BFSI sector. Một tin tốt là fintech đang phục vụ hàng triệu người tiêu dùng chưa được phục vụ trước đó bằng những cách thức mới mẻ và sáng tạo. Tuy nhiên, tin xấu rằng chính fintech đã gây ảnh hưởng tới ngành công nghiệp dịch vụ tài chính ngân hàng vốn đang ổn định. Singapore and Malaysia In Singapore, 87% of traditional financial services companies ranked pressure on profit margins as the top fintech-related threat, followed by loss of market share at 66%, the PwC study notes. Tại Singapore, theo nghiên cứu của PWC, các công ty liên quan đến dịch vụ tài chính truyền thống xếp hạng áp lực về tỷ suất lợi nhuận là mối đe dọa hàng đầu mà Fintech gây nên (chiếm tới 87%), tiếp theo đó là mất thị phần (chiếm khoảng 66%). “One of the key ways in which fintechs support the margin pressure point is through innovation, which produces a step change function improvement in operating costs,” the study reports. “For instance, the movement to cloud-based platforms not only decreases upfront costs, but also reduces ongoing infrastructure costs. While financial services organisations have previously acted as intermediaries in the financial system by providing an invaluable service to clients, their functions are being usurped by new technology-driven business models.” Một trong những cách mà Fintech gây ra áp lực đối với các công ty dịch vụ tài chính truyền thống là sự đổi mới, Fintech đem lại sự cải tiến mới về chức năng, thay đổi từng bước trong việc vận hành hệ thống tài chính. Ví dụ, việc chuyển sang các nền tảng dựa trên đám mây không chỉ làm giảm chi phí trả trước mà còn giảm chi phí dành cho cơ sở hạ tầng. Trong khi các tổ chức tài chính trước đây đóng vai trò trung gian trong hệ thống tài chính bằng cách cung cấp các dịch vụ tài chính độc quyền cho khách hàng, thì giờ đây công việc của họ đang dần bị chiếm đoạt bởi các mô hình kinh doanh mới dựa trên công nghệ. How should the traditional BFSI players relate to the upstarts? By collaborating with them. In Singapore, a third of BFSI companies say they would opt for a joint partnership. This indicates that financial services firms are not ready to go all in and invest fully in fintech start-ups. Trong bối cảnh như vậy, có thể thấy ngành công nghiệp dịch vụ tài chính và ngân hàng truyền thống (BFSI) cần phải có sự hợp tác với các công ty khởi nghiệp Fintech nếu muốn cùng tồn tại và phát triển. Tuy nhiên, tại Singapore, mới chỉ có khoảng một phần ba các công ty BFSI nói rằng họ sẽ chọn hợp tác chung. Điều này cho thấy các công ty dịch vụ tài chính chưa sẵn sàng đầu tư đầy đủ và nghiêm túc vào các công ty khởi nghiệp Fintech. It is a different scenario in Malaysia. Last month, research house International Data Corp (IDC) unveiled a list of 10 fast-growing fintech firms in Malaysia. In alphabetical order, they are: AppPay, iMoney, Jirnexu, Katsana, Mobiversa, MOLPay, MyCash Online, Neuroware, Soft Space, and Tranglo. Tại Malaysia thì có một kịch bản khác. Tháng trước, nhà nghiên cứu International Data Corp (IDC) đã công bố danh sách 10 công ty Fintech đang phát triển nhanh chóng ở Malaysia. Theo thứ tự bảng chữ cái, chúng là: AppPay, iMoney, Jirnexu, Katsana, Mobiversa, MOLPay, MyCash Online, Neuroware, Soft Space và Tranglo. “In Malaysia, the disruption is visible mostly in payments, followed by lending, wealth management, marketplace and crowdfunding,” says Michael Araneta, associate vice-president of IDC Financial Insights. “These fintech players are moving fast in their alliances and partnerships with financial services institutions. They are continuously innovating to make their products and solutions better. We also see successful fintechs in payments, including remittances and money transfers, expanding into m-commerce as a viable growth strategy.” Michael Araneta, phó chủ tịch của IDC Financial Insights cho biết, ở Malaysia, tác động trực tiếp và rõ ràng nhất mà Fintech ảnh hưởng đến thị trường tài chính là thanh toán, tiếp theo là cho vay, quản lý tài sản và gọi vốn cộng đồng. Những công ty khởi nghiệp Fintech này đang phát triển rất nhanh và thiết lập các


YESNEWS_24 quan hệ đối tác ngày càng nhiều với các tổ chức dịch vụ tài chính. Họ liên tục đổi mới để làm cho sản phẩm và giải pháp của họ tốt hơn. Các công ty Fintech cũng được đánh giá đang thành công trong dịch vụ thanh toán điện tử, bao gồm kiều hối, chuyển tiền và mở rộng sang thương mại điện tử như một chiến lược tăng trưởng khả thi. Malaysian banks and brokerages are more eager to partner — or even acquire — the fintech start-ups. This is a positive sign. “This is quite an improvement from how traditional industry players initially viewed fintechs as pure disruptors,” IDC notes. Theo ICD, các ngân hàng và công ty môi giới Malaysia đang ngày càng tích cực hợp tác - hoặc thậm chí mua lại - các công ty khởi nghiệp Fintech. Đây là một dấu hiệu đáng mừng khi những công ty dịch vụ tài chính và ngân hàng truyền thống không còn xem Fintech là những kẻ gây rối thị trường thuần túy. Sui-Jon Ho, a senior market analyst at IDC Financial Insights, says Malaysian banks are making great headway in monetising fintech solutions as lines-of-business become more empowered to make strategic technological decisions. The expedited innovation cycles resulting from this have had the market aligning itself very quickly to “choice technologies” such as biometrics and robotic process automation. Sui-Jon Ho, một nhà phân tích thị trường cao cấp tại IDC Financial Insights, cho biết các ngân hàng Malaysia đang có những bước tiến lớn trong việc kiếm lợi nhuận khi các ngành kinh doanh trở nên mạnh mẽ hơn từ việc sử dụng Fintech để đưa ra các quyết định chiến lược về công nghệ. Các chu kỳ đổi mới cấp tốc phát sinh từ việc này đã khiến thị trường tự điều chỉnh rất nhanh với các “lựa chọn công nghệ”, như sinh trắc học và robot tự động hóa

Bubble or bust? Bong bóng hay sự sụp đổ?

Will fintech lead to the next big bubble or a bust? “As with the internet revolution, there will likely be successes that stay with us long term and some that will die away for various reasons,” Deutsche Bank’s Moghe says. “There will be clear and rapid growth in certain areas, as with online trading, for example. Most banks are beginning to invest significantly in the next wave of digital banking technology to meet the future needs of customers. The pace may be frenetic because technology is the great leveller and there will be some winners — and some losers.” Fintech sẽ trở thành một bong bóng lớn tiếp theo hay một sự sụp đổ? Cùng với cuộc cách mạng Internet, nhiều khả năng sẽ có những thành công lâu dài và cũng có sự thất bại vì nhiều lý do khác nhau. Sẽ có sự tăng trưởng rõ ràng và nhanh chóng trong một số lĩnh vực nhất định, chẳng hạn như với giao dịch trực tuyến. Hầu hết các ngân hàng đang bắt đầu đầu tư đáng kể vào làn sóng ngân hàng công nghệ số để đáp ứng nhu cầu trong tương lai của khách hàng. Tốc độ phát triển là cực kì nhanh chóng vì việc đột phá công nghệ sẽ đem lại những thành công ngoài mong đợi và chắc chắn sẽ có một số người chiến thắng - và một số người thua cuộc.

What about failures in the fintech world? “The fintech revolution will end badly for most start-ups,” The Wall Street Journal quoted the noted financial-services investor, J Christopher Flowers, as saying in an article published in February last year. “While a few new technology companies seeking to win business from established banks and financial services firms will be extremely successful, the majority won’t survive because of a fundamental strategic contradiction.” That contradiction comes from the hot-shot fintech world that seeks rapid return on investment, versus the slow, staid, risk-averse world of banking and finance. Còn những thất bại trong thế giới Fintech thì sao? Tạp chí Phố Wall đã trích dẫn nhà đầu tư dịch vụ tài chính nổi tiếng, J. Christopher Flowers, trong một bài báo được xuất bản vào tháng 2 năm ngoái. “Cuộc cách mạng Fintech chắc chắn sẽ đem lại rất nhiều thất bại đối với hầu hết các công ty mới khởi nghiệp”. “Trong khi một số công ty công nghệ mới được thành lập sẽ cực kỳ thành công vì tìm cách kiếm được cơ hội kinh doanh từ các ngân hàng và các công ty dịch vụ tài chính, thì phần lớn các công ty còn lại sẽ không thể tồn tại được vì mâu thuẫn chiến lược cơ bản với các dịch vụ tài chính truyền thống. Mâu thuẫn đó xuất phát từ việc trong khi Fintech cố gắng tìm kiếm nhanh chóng lợi tức đầu tư, thì đối lập với nó là khu vực tài chính chậm chạp, ảm đạm, không thích rủi ro của các ngân hàng và dịch vụ. The traditional BFSI sector is not just hugely powerful and influential but is averse to change. “Most don’t fear fintech companies looking to take their business because, frankly, not a single one poses a real threat at this time,” writes Chris Myers, CEO of BodeTree, a US-based fintech firm, in Forbes magazine. “Banking — and financial services in general — is highly regulated and, therefore, inherently conservative. It’s the one industry I can think of where a commitment to innovation and decisive action is detrimental to a career.” Khu vực BFSI truyền thống không chỉ mạnh mẽ, có ảnh hưởng lớn mà còn không thích thay đổi. “Hầu hết BFSI đều không sợ các công ty Fintech tìm cách kinh doanh bởi vì thật lòng mà nói, không có một mối đe dọa thực sự nào vào thời điểm này” theo bài viết của Chris Myers, CEO của BodeTree, một công ty Fintech có trụ sở tại Mỹ, trên tạp chí Forbes. “Ngân hàng và các dịch vụ tài chính nói chung - được quản lý chặt chẽ và do đó, càng thêm khó thay đổi. Việc đưa ra các quyết định và cam kết đổi mới có thể gây ra nhiều thiệt hại nói chung cho ngành công nghiệp tài chính truyền thống” Nguồn: https://www.theedgemarkets. com/article/econ-40-fintech-future?fbclid=IwAR3ZFL0bG76wIRXIq3UuJCSTmv2LrlQX4oSGkMk2Kj_dv7_VWq0v3dgSAxs

Người dịch: Thùy Dung


YESNEWS_25

The Banking Future Of : Fintech Or Techfin? Tương lai ngân hàng của: Fin tech* hay Techfin*? Author: Jim Marous

“I cover the future of banking technology and fintech.”

Tác giả: Jim Marous

“Tôi vẽ lên bức tranh viễn cảnh tương lai của công nghệ ngân hàng và fintech.” Traditional banks are collaborating with fintech firms as big tech firms are offering banking services, competing to deliver the best consumer experiences. Ngân hàng truyền thống đang cộng tác với các công ty fintech trong khi nhiều doanh nghiệp công nghệ lớn cũng bắt đầu cung cấp dịch vụ ngân hàng, cùng cạnh tranh trong cuộc chiến đem lại sự trải nghiệm tốt nhất cho người tiêu dùng. The banking industry is experiencing disruption at an increasing pace. Over the past few years, traditional financial institutions and non-traditional fintech firms have begun to understand that collaboration may be the best path to long-term growth. At the same time, big tech firms are offering financial services, creating techfin solutions. Ngành công nghiệp ngân hàng đang trải qua

giai đoạn chuyển mình với tốc độ nhanh chóng. Vài năm vừa qua, các tổ chức tài chính truyền thống và các doanh nghiệp fintech phi truyền thống bắt đầu hiểu ra rằng hợp tác là con đường tốt nhất cho sự phát triển lâu dài của đôi bên. Cùng lúc đó, nhiều doanh nghiệp công nghệ cũng cung cấp dịch vụ tài chính và đưa ra các giải pháp techfin. The rationale for collaboration is the ability to bring strengths of both banks and fintech firms together to create an stronger entity than either unit could bring on their own. For most fintech organizations, the primary advantages are an innovation mindset, agility (speed to adjust), consumer-centric perspective, and an infrastructure built for digital. These are advantages that most legacy financial institutions don’t possess. Sự hợp tác chứa đựng khả năng hợp nhất sức mạnh của ngân hàng và các doanh nghiệp fintech nhằm tạo ra một thực thể mạnh mẽ hơn so với khi chúng tồn tại đơn lẻ. Lợi thế lớn của các doanh nghiệp fintech nằm ở tư duy sáng tạo, sự nhanh nhạy (tốc độ điều chỉnh), quan điểm tập trung vào khách hàng và một hạ tầng cơ sở được xây dựng sẵn cho kỹ thuật số. Đây là những lợi thế mà phần lớn các tổ chức tài chính truyền thống không có được.


YESNEWS_26 Alternatively, most banking institutions have scale, a stronger brand recognition and established trust. They also have adequate capital, knowledge of regulatory compliance and an established distribution network. Thay vào đó, phần lớn các tổ chức ngân hàng có quy mô lớn, ảnh hưởng thương hiệu mạnh mẽ và niềm tin gây dựng từ trước. Họ cũng có đủ lượng vốn, kiến thức về chấp hành luật lệ và một mạng lưới phân phối được thiết lập sẵn. According to the World Fintech Report 2018 from CapGemini and LinkedIn, in collaboration with Efma, “Most successful fintech firms have focused on narrow functions or segments with high friction levels or those underserved by traditional financial institutions, but have struggled to profitably scale on their own. Traditional financial institutions have a vast customer base and deep pockets, but with legacy systems holding them back.” Theo bản báo cáo fintech toàn cầu năm 2018 của các tổ chức CapGemini, Linkedln và Efma, “Phần lớn các doanh nghiệp fintech thành công đều chỉ tập trung vào mảng chức năng hẹp, phân khúc thị trường ngách hay những phân khúc mà tổ chức tài chính truyền thống chưa phục vụ, tuy nhiên họ lại phải vật lộn trong việc mở rộng quy mô và thu hồi lợi nhuận. Những tổ chức tài chính truyền thống trong khi sở hữu cơ sở khách hàng rộng lớn với lượng vốn dồi dào lại bị kìm chân bởi hệ thống truyền thống.” The challenge will be the ability to establish an environment where collaboration can flourish as opposed to stifling the beneficiary attributes of either partner. Thách thức nằm ở khả năng tạo dựng nên một môi trường nơi sự hợp tác có thể khởi sắc thay vì bóp nghẹt những phẩm chất ưu việt mà hai bên sẵn có . The difference between fintech and techfin is based on the origin of the underlying organization. Fintech usually references an organization where financial services are delivered through a better experience using digital technologies to reduce costs, increase revenue and remove friction. Sự khác biệt giữa fintech và techfin nằm ở nguồn gốc của tổ chức đằng sau nó. Fintech thường đề cập đến một tổ chức cung cấp các dịch vụ tài chính thông qua việc sử dụng công nghệ kỹ thuật số nhằm giảm thiểu chi phí, tăng doanh thu và loại bỏ rào cản. A basic example of a fintech offering is the mobile banking services that most traditional banks offer. More commonly, fintech refers to non-traditional financial offerings such as PayPal, Zelle and Venmo in the U.S. and digital-only Starling Bank, Monzo and Revolut in the U.K. Một ví dụ cơ bản về fintech là dịch vụ ngân hàng di động được cung cấp bởi phần lớn các ngân hàng truyền thống. Thông dụng hơn là các dịch vụ tài chính phi truyền thống như PayPal, Zelle và Venmo ở Mỹ và ngân hàng kỹ thuật số Starling, Monzo và Revolut ở Anh. Alternatively, techfin usually references a technology firm that finds a better way to deliver financial products as part of a broader offering of services. Examples of techfin companies include Google, Amazon, Facebook and Apple (GAFA) in the U.S. and Baidu, Alibaba & Tencent (BAT) in China. Trong khi đó techfin lại là thuật ngữ chỉ một doanh nghiệp công nghệ mang đến các sản phẩm tài chính như một phần mở rộng của dịch vụ mà nó cung cấp. Một vài ví dụ về các công ty techfin bao gồm có Google, Amazon, Facebook hay Apple (GAFA) ở Mỹ và Baidu, Alibaba và Tencent (BAT) ở Trung Quốc. A couple years ago, Jack Ma, technology visionary and co-founder and executive chairman of Alibaba Group, described the difference between Fintech and Techfin. Vài năm về trước, nhà đồng sáng lập và giám đốc điều hành của tập đoàn Alibaba -- Jack Ma từng miêu tả sự khác biệt giữa khái niệm Fintech và Techfin: “There are two big opportunities in the future financial industry. One is online banking, where all the financial institutions go online; the other is internet finance, which is purely led by outsiders.” – Jack Ma “Ngành công nghiệp tài chính trong tương lai sẽ có hai cơ hội lớn. Một là dịch vụ ngân hàng trực tuyến, nơi tất cả các tổ chức tài chính hoạt động trực tuyến, hai là tài chính trên nền tảng mạng internet, hoàn toàn được dẫn dắt bởi những tổ chức ngoại giới.” – Jack Ma.


YESNEWS_27 In both instances, success of these organizations in finance will be based on the ability for the institution to collect and analyze massive data sets, learn from the insights to improve personalization and digital engagement in real-time, and expand offerings in response to consumer needs. Ở cả hai ví dụ, thành công của những tổ chức tài chính này đểu nằm ở khả năng thu thập và phân tích bộ dữ liệu khổng lồ, thấu hiểu khách hàng nhằm cải thiện mức độ cá nhân hóa và khả năng tương tác bằng thời gian thực đồng thời mở rộng dịch vụ để đáp ứng với nhu cầu của khách hàng. A New Competitive Landscape Một viễn cảnh cạnh tranh mới Even with the best collaboration, the ability for legacy financial institutions to compete in the future banking ecosystem will be challenged by the techfin powerhouses. Built on digital platforms, these huge technology organizations are efficient and have already found ways to reduce operational costs and monetize their business models. Thậm chí với sự hợp tác tốt nhất, tương lai các tổ chức tài chính truyền thống cũng sẽ gặp phải nhiều thách thức lớn trong cuộc chiến cạnh tranh với những cỗ máy techfin trong hệ sinh thái ngân hàng. Xây dựng trên nền tảng kỹ thuật số, những tổ chức công nghệ khổng lồ này có cách thức hiệu quả trong việc giảm thiểu chi phí vận hành và tạo ra lợi nhuận từ mô hình kinh doanh của họ. According to Bain, “Many of the tech giants possess the ingredients of success: digital prowess, large customer bases, organizations well versed in improving the customer experience, and ample leeway to extend their corporate brands into banking.” More concerning may be that some of these firms are generating a level of trust previously reserved only for traditional banks and credit unions. Theo nhận định của công ty quản lý và tư vấn Bain & Com-

pany, “Nhiều ông lớn trong ngành công nghệ sở hữu các yếu tố tạo nên thành công như: sức mạnh kỹ thuật số, cơ sở khách hàng lớn, kinh nghiệm trong việc cải thiện trải nghiệm khách hàng và đủ năng lực tự chủ để mở rộng thương hiệu doanh nghiệp của mình sang lĩnh vực ngân hàng.” Đáng quan tâm hơn là vài doanh nghiệp trong số đó đang tạo dựng được độ tin cậy nhất định mà trước đây chỉ dành riêng cho ngân hàng truyền thống và các tổ chức tín dụng. As a result, an increasing percentage of consumers are willing to use financial products offered from these non-traditional firms – especially where the experience is superior to that offered by legacy organizations. A potential to shift revenues from other businesses (such as retail) to enhance banking offerings can completely change the competitive equilibrium. Kết quả là lượng khách hàng sẵn sàng sử dụng các dịch vụ tài chính cung cấp bởi những doanh nghiệp phi truyền thống này đang ngày một gia tăng – đặc biệt là ở những nơi sự trải nghiệm họ có được còn tốt hơn so với những gì tổ chức truyền thống cung cấp. Khả năng dịch chuyển nguồn doanh thu từ những doanh nghiệp khác (ví dụ như bán lẻ) sang các tổ chức ngân hàng có thể thay đổi hoàn toàn cán cân cân bằng cạnh tranh hiện nay. It is expected that demand for products and services from fintech firms and large tech companies will only increase as more consumers become familiar with new digital offerings. This is especially true for younger consumers, who have grown up with digital devices. Nhu cầu về sản phẩm và dịch vụ từ các doanh nghiệp fintech và các công ty công nghệ lớn được kỳ vọng là sẽ gia tăng chỉ khi khách hàng trở nên quen thuộc hơn với những dịch vụ kỹ thuật số mới. Điều này đặc biệt đúng với nhóm tiêu dùng trẻ, những người đã cùng lớn lên với thiết bị kỹ thuật số. Techfin firms start with technology and wonder how that

can be used for commerce and trade. Alternatively, fintech firms start with existing trade structures and wonder how to make them cheaper and faster with technology. I liken it to fintech firms are making faster horses whereas techfin firms are working with airplanes. – Chris Skinner Những doanh nghiệp techfin bắt đầu với công nghệ và luôn tự hỏi nó sẽ được ứng dụng như nào trong thương mại. Trong khi đó những công ty fintech lại có sẵn những cấu trúc thương mại và luôn mong muốn có thể khiến các sản phẩm và dịch vụ của mình trở nên rẻ hơn và nhanh hơn với sự hỗ trợ của công nghệ. Tôi cho rằng nếu coi công ty fintech đang cố tạo ra những con ngựa chạy nhanh hơn thì doanh nghiệp techfin lại đang vận lộn với những chiếc máy bay – Chris Skinner. More and more, people will get annoyed when they’re forced by bank policies and processes to use non-digital channels for everyday banking business. Traditional banking organizations cannot rely on providing checking accounts and loans only. Competitors are already eating away at significant parts of the banking value chain with the potential of limiting banks to becoming nothing more than utilities. Sẽ có ngày càng nhiều người cảm thấy bực tức khi họ bị ép buộc bởi các chính sách và thủ tục của ngân hàng trong việc sử dụng các kênh phi kỹ thuật số trong các giao dịch thanh toán hằng ngày. Các tổ chức ngân hàng truyền thống không thể cứ mãi chỉ cung cấp dịch vụ gửi tiền và cho vay. Các đối thủ của họ đang chiếm thị phần lớn trong chuỗi giá trị của ngành ngân hàng, rất có thể, một ngày nào đó họ sẽ chỉ còn là những công cụ phụ trợ không hơn không kém. The future of the banking industry will depend on its ability to leverage the power of customer insight, advanced analytics and digital technology to provide services that help today’s tech-savvy customers manage their finances and better manage their daily lives. Tương lai của ngành công


YESNEWS_28

nghiệp ngân hàng phụ thuộc vào năng lực thấu hiểu khách hàng, khả năng phân tích chuyên sâu và trình độ công nghệ kỹ thuật số trong việc cung cấp dịch vụ nhằm giúp thế hệ người tiêu dùng am hiểu về công nghệ có thể quản lý tài chính và làm chủ cuộc sống của họ tốt hơn. As financial and technology organizations embrace a broader view of banking, offering both banking and non-banking services, the ultimate winner will be the consumer regardless of which provider they select. Khi mà những tổ chức tài chính và công nghệ có được cái nhìn toàn cảnh hơn về ngành ngân hàng, cung cấp được cả những dịch vụ ngân hàng lẫn phi ngân hàng, bất kể sự lựa chọn của người tiêu dùng là gì, họ vẫn sẽ là những người được lợi nhiều nhất từ cuộc chiến này. Nguồn dịch: https://www.forbes. com/sites/jimmarous/2018/08/27/future-of-banking-fintech-or-techfin-technology/#79b488ea5f2d

Người dịch: Hồng Nhung


YESNEWS_29

Fintech Firms Are Taking On the Big Banks, but Can They Win? Các công ty Fintech đang nắm giữ các ngân hàng lớn, nhưng liệu họ có giành chiến thắng? Banking has long been viewed as one of the last traditional, old-school, stuck-in-the-past industries. When you think of banking, you might still think of wood-paneled walls and pinstripe suits. Ngân hàng từ lâu đã được coi là một trong những ngành truyền thống cuối cùng, bị mắc kẹt trong quá khứ. Khi nghĩ đến ngân hàng, bạn có lẽ vẫn nghĩ đến những bức tường ốp gỗ và những bộ đồ sọc. That impression may increasingly be misguided. Ấn tượng đó ngày càng trở nên sai lầm. If you spend more than 15 minutes with any senior executive of a large bank these days, it is almost impossible not to hear the phrase “fintech” uttered. It is usually spoken with a sense of optimism, but sometimes with a sense of dread. Nếu bạn dành hơn 15 phút với bất kỳ một vị giám đốc điều hành cấp cao nào của một ngân hàng trong những ngày này, gần như không thể nghe thấy cụm từ “fintech” được nhắc đến. Cụm từ này thường được nói đến với một cảm giác lạc quan, nhưng đôi khi lại với cảm giác sợ hãi. “Fintech,” of course, is short for financial technology, a catchall for a near-revolution of new technologies aimed at upending parts of the financial world, including payments, wealth management, lending, insurance and currency. Dĩ nhiên, “Fintech” là từ viết tắt của tài chính công nghệ, một bước ngoặt cho cuộc cách mạng công nghệ mới nhằm nâng cao các bộ phận của thế giới tài chính, bao gồm thanh toán, quản lý tài sản, cho vay, bảo hiểm và tiền tệ. The fintech phrase itself is actually not new — it dates to the late 1980s and early 1990s — though it has taken on a heightened sense of importance and urgency now that it has been embraced by Silicon Valley as the new new thing. An estimated $19 billion of investment poured into the fintech bucket last year, according to Citigroup, up from just $1.8 billion five years earlier. Cụm từ “tài chính công nghệ” thực ra không mới - nó đã xuất hiện từ cuối những năm 1980 và đầu những năm 1990 - mặc dù nó mang ý nghĩa ngày càng quan trọng và cấp bách khi được Thung lũng Silicon chấp nhận là một điều mới. Theo Citigroup, ước tính trong năm ngoái có khoảng 19 tỷ đô đầu tư đã được đổ vào chiếc thùng tài chính công nghệ, tăng từ mức 1.8 tỷ đô năm năm trước. “The real threat to banks is not from Washington or Brussels but from start-ups all over the country creating interesting fintech start-ups that are chipping away at key parts of their franchise,” said Steve Case, a founder of AOL and an entrepreneur with investments in several fintech businesses, who just wrote a book about the future, “The Third Wave.” “Mối đe dọa thực sự đối với các ngân hàng không phải từ Washington hay Brussels mà từ những công ty khởi nghiệp trên khắp cả nước tạo ra các công ty khởi nghiệp thú vị trong lĩnh vực công nghệ tài chính đang sứt mẻ ở những mắt xích quan trọng trong việc nhượng quyền thương mại của họ”, theo Steve Case, nhà sáng lập AOL, đồng thời là một doanh nhân sở hữu một số khoản đầu tư tại một số doanh nghiệp tài chính công nghệ, người vừa viết một cuốn sách về tương lai, “The Third Wave.”


YESNEWS_30 The promise of all these new technologies is to fundamentally disrupt the biggest players in finance. Companies like Stripe, a payments company, hope to become replacements for PayPal and others. Lending Club wants to make getting a loan cheaper and easier. Wealthfront wants to advise you and manage your money from your phone. And, of course, Bitcoin and its many derivatives wants to be the new gold, or better yet, digital cash. Sự hứa hẹn của tất cả những công nghệ mới này là về cơ bản sẽ phá hủy các công ty lớn nhất về tài chính. Các công ty như Stripe, một công ty thanh toán, hy vọng sẽ thế chỗ cho Paypal và những công ty khác. Lending Club mong muốn làm cho việc vay nợ trở nên rẻ và dễ dàng hơn. WealthFront thì muốn tư vấn cho bạn cách quản lý tiền từ điện thoại của bản thân. Và tất nhiên, Bitcoin và những dạng phát sinh của nó lại muốn trở thành một loại vàng mới, hay tốt hơn là tiền kỹ thuật số. If they succeed, Wall Street as we know it may become an outpost of Palo Alto. According to a Citigroup report last week, fintech may be on the cusp of an “Uber moment,” as Antony Jenkins, the former chief executive of Barclays, predicted last year. Some 800,000 people will have lost their jobs at financial services companies to some of the newly dreamed up software in a decade, the report said. “Roughly 60 to 70 percent of retail banking employees are doing manual-processing-driven jobs,” the report explained. “If all the current manual processing can be replaced by automation, these jobs can disappear or evolve.” Nếu thành công, Wall Street như chúng ta đã biết, có thể trở thành một tiền tuyến của Palo Alto. Theo một báo cáo của Citigroup vào tuần trước, công nghệ tài chính có thể đang ở thời khắc chuyển giao, theo Antony Jenkins, cựu giám đốc điều hành của Barclays dự đoán vào năm ngoái. Một báo cáo cho thấy khoảng 800,000 người sẽ mất việc tại các công ty dịch vụ tài chính bởi một số phần mềm được hiện thực hóa trong một thập kỷ qua. Báo cáo giải thích “Khoảng 60 đến 70% nhân viên ngân hàng bán lẻ đang làm những công việc được xử lý thủ công. “Nếu tất cả các xử lý thủ công hiện tại có thể được thay thế bằng tự động hóa, những công việc này có khả năng sẽ biến mất hoặc phát triển hơn.” The ripple effects are enormous: Consider not just the employees but the impact on commercial real estate, for example, if banks shut their coveted branches on the corners in major cities. Các hiệu ứng lan tỏa rất lớn: Không chỉ quan tâm các nhân viên mà còn ảnh hưởng đến bất động sản thương mại, ví dụ, nếu các ngân hàng đóng cửa những chi nhánh nằm trên vị trí đắc địa ở các thành phố lớn. Others are less convinced. Wall Street denizens like the banking investor J. Christopher Flowers have declared that the fintech frenzy is simply that: hype that defies common sense and will leave a trail of failed companies in its wake. Những ý kiến khác thì thiếu thuyết phục hơn. Những người từ chối ở Phố Wall như nhà đầu tư ngân hàng J. Christopher Flowers tuyên bố rằng sự điên cuồng của công nghệ tài chính chỉ đơn giản là sự cường điệu bất chấp lẽ thường và sẽ để lại tàn tích là các công ty thất bại sau một cuộc trỗi dậy. A third view may have the highest likelihood of coming true: The big banks, so powerful and yet so anxious about the possibility of being disrupted by the upstarts, will gobble them all up in a spate of mergers and acquisitions that puts the disrupters squarely inside the institutions they were supposed to overtake. Quan điểm thứ 3 có thể có khả năng trở thành hiện thực nhất: Các ngân hàng lớn, rất quyền lực nhưng cũng rất lo sợ về khả năng bị đánh bại bởi những công ty mới nổi, sẽ ngấu nghiến tất cả trong một loạt các vụ sáp nhập và mua lại khiến những kẻ hủy diệt tiến sâu vào bên trong các tổ chức mà họ đã cho là có thể vượt qua. Witness JPMorgan Chase’s recent alliance with OnDeck, an online lending platform for small businesses. Rather than build the technology to squash OnDeck or, worse, let OnDeck’s runaway growth continue unchecked, JPMorgan became OnDeck’s “partner.” It has been couched as an early joint venture. But inside JPMorgan, it’s considered an experiment, a way to gather information and get educated about the nascent


YESNEWS_31 fintech lending space, and yes — assuming all goes well — possibly to acquire the company or one of its rivals. Chứng kiến sự liên minh gần đây của JPMorgan Chase với OnDeck, một nền tảng cho vay trực tuyến dành cho doanh nghiệp nhỏ. Thay vì xây dựng công nghệ để đè bẹp OnDeck hay tệ hơn là để sự tăng trưởng chóng mặt của OnDeck tiếp tục không được kiểm soát, JPMorgan trở thành “đối tác” của OnDeck. Điều này được coi là một liên doanh mở đầu. Nhưng bên trong JPMorgan, nó lại được coi là một cuộc thử nghiệm, một cách để thu thập thông tin và học hỏi về không gian cho vay công nghệ tài chính non trẻ, và đúng vậy - giả sử tất cả đều diễn ra tốt đẹp - có thể mua lại công ty hoặc một trong những đối thủ của nó. That’s not to say OnDeck will be a willing seller, but given the money sloshing around in the financial services industry, it’s hard to believe that banks won’t be willing to pay big premiums. After all, even the most successful fintech companies are still tiny. OnDeck is worth about $500 million; JPMorgan’s market value is $214 billion. Điều đó không có nghĩa là OnDeck sẽ là một người bán nhiệt tình, nhưng tiền đã xâm nhập vào ngành dịch vụ tài chính, thật khó để tin rằng các ngân hàng sẽ không sẵn sàng chi trả cho những khoản thưởng lớn. Rốt cuộc, ngay cả nhưng công ty công nghệ tài chính thành công nhất vẫn rất nhỏ. OnDeck có trị giá khoảng 500 triệu đô-la; giá trị thị trường của JPMorgan là 214 triệu đô-la. Indeed, the valuations of fintech companies have recently fallen like those of other private Silicon Valley companies. That has led to speculation about a new round of investment and deal making. Thật vậy, giá trị của các công ty công nghệ tài chính gần đây đã giảm tương tự như giá trị của các công ty tư nhân tại Thung lũng Silicon khác. Điều này dẫn đến suy đoán về một vòng tròn đầu tư và thỏa hiệp. “I’m starting to look at opportunities outside,” Patrick Gauthier, vice president of Amazon Payments, said to CNBC this week at a conference in Europe about the prospect of making acquisitions. “After a number of years where fintech has been a little bit ahead of itself in terms of valuations, things have come back to earth.” “Tôi đang bắt đầu nhìn ra những cơ hội bên ngoài”, Patrick Gauthier, phó chủ tịch của Amazon Payments, nói với CNBC trong tuần này tại một buổi hội thảo tại Châu Âu về triển vọng của việc mua lại. “Sau một số năm công nghệ tài chính đang đi trước một chút về định giá, mọi thứ đã trở lại bình thường.” The crucial question for the fintech industry is whether these businesses can grow fast enough while maintaining a disciplined approach and navigating the thicket of regulatory hurdles that very likely will stand in the way. Silicon Valley has long shunned regulated industries, but having conquered so much of the landscape in other industries, it is now turning to finance. Câu hỏi quan trọng cho ngành công nghiệp công nghệ tài chính là liệu các doanh nghiệp này có thể phát triển đủ nhanh trong khi vẫn duy trì cách tiếp cận có kỷ luật và điều hướng các rào cản pháp lý rất có thể sẽ cản trở họ. Thung lũng Silicon từ lâu đã xa lánh các ngành công nghiệp bị hạn chế, nhưng đã chinh phục rất nhiều lĩnh vực trong các ngành công nghiệp khác, và giờ đây nó đang chuyển hướng sang lĩnh vực tài chính. The Office of the Comptroller of the Currency recently said it thought a new regulatory framework needed to be created to help foster innovation among fintech companies while ensuring compliance. Văn phòng Tổng giám đốc Tiền tệ gần đây cho biết họ nghĩ rằng cần tạo ra một khung pháp lý mới để giúp thúc đẩy sự đổi mới ở các công ty công nghệ tài chính trong khi vẫn đảm bảo tuân thủ pháp luật. Given that the 2008 financial crisis is still so fresh, it is hard to see the rules loosening too much. Cho rằng cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 vẫn còn rất mới mẻ, sẽ rất khó thấy được các quy tắc đang được nới lỏng quá nhiều. Which perhaps may be the most compelling reason for why there is probably going to be a wave of deals among these companies soon. With the cost of compliance so high and many large institutions already having built an enormous compliance infrastructure — the big banks now employ thousands of lawyers — it will only make sense for smaller upstarts to end up as part of a bigger company. Điều đó có lẽ là lý do thuyết phục nhất lý giải vì sao có thể sẽ sớm có một làn sóng thỏa thuận giữa các công ty này. Với chi phí thỏa thuận quá cao và nhiều tổ chức lớn đã xây dựng nên một cơ sở thỏa thuận khổng lồ - các ngân hàng lớn hiện đang sử dụng hàng ngàn luật sư - sẽ chỉ có ý nghĩa khi những công ty mới nổi nhỏ hơn cuối cùng trở thành một phần của công ty lớn hơn. “Some banks will be smart and figure out how to partner with some of these entrepreneurs or acquire some of these companies or do joint ventures, but if they just think it’s going to stay the way it is, they will be surprised,” Mr. Case added. “Một số ngân hàng sẽ khôn khéo và tìm ra cách hợp tác với một số doanh nhân này hoặc mua lại một số công ty này hoặc liên doanh, nhưng nếu họ chỉ nghĩ rằng nó sẽ tiếp tục như vậy, họ sẽ rất ngạc nhiên” Ông Case. https://www.nytimes.com/2016/04/07/business/dealbook/fintech-firms-are-taking-on-the-big-banksbut-can-they-win.html

Người dịch: Nguyễn Thị Mai Linh


YESNEWS_1



Quản lí bản tin Phòng công tác chính trị và quản lí sinh viên ĐH KTQD Chịu trách nhiệm bản tin Đoàn Thanh niên Cộng sản - ĐH KTQD Cố vấn nội dung Phòng Quản lí khoa học ĐH KTQD Thực hiện nội dung, biên tập và phát hành CLB Sinh viên Nghiên cứu Khoa học ĐH KTQD Tổng Biên tập: Ngô Quế Giang Biên tập: Quế Giang, Mê Ghi Hồng Dung, Thanh Thư Nội dung: Phan Quỳnh, Hoài Thương, Hồng Nhung, Mai Linh, Phan Dương, Thùy Dung Thiết kế và trình bày: Lý Phương Anh Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về Địa chỉ: Phòng 121 – nhà 11 Fanpage: www.facebook.com/pages/Yesnews/ Issuu: issuu.com/yesnews4 Email: yesnews.neu@gmail.com



YESNEWS_1

NEU

YESNEWS

FINTECH

Price: 70.000 dong YESNEWS ĐỊA CHỈ: PHÒNG 121 - NHÀ 11 FANPAGE: WWW.FACEBOOK.COM/PAGES/ YESNEWS ISSUU: ISSUU.COM/YESNEWS4 EMAIL: YESNEWS.NEU@GMAIL.COM


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.