SỐ BÁO THÁNG 4+5 - DOANH NGHIỆP HẬU ĐẠI DỊCH COVID-19

Page 1

YESNEWS Bản tin sinh viên nghiên cứu khoa học

75

Doanh nghiệp hậu đại dịch COVID - 19 Số báo 4 + 5. 2020



Lời giới thiệu

Thân chào quý độc giả!

Bạn đang cầm trên tay số báo mới nhất của Yesnews, số 75 tháng 4+5 năm 2020 với chủ đề “Doanh nghiệp hậu Covid-19”. Cùng điểm qua xem chúng mình có những gì nhé. Với chuyển mục Điểm tin kinh tế, chúng mình cùng nhìn lại một số những sự kiện về kinh tế trong nước trong giai đoạn bình thường mới cùng với những chính sách hỗ trợ từ chính phủ; kinh tế toàn cầu thì đang sục sôi với vấn đề về tái phân phối lại chuỗi cung ứng. Bên cạnh đó là tình hình dịch bệnh cũng như những tác động trái chiều ở một số quốc gia điển hình. Với chuyên mục Lăng kính khoa học, chúng mình sẽ cùng tìm hiểu sâu hơn về những yếu tố đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn bình thường mới ở nước ta, đặc biệt phải kể đến là dòng vốn FDI và các thương vụ M&A. Bên cạnh đó là sự biến chuyển trong ngành Bất động sản ở Việt Nam, được gì, mất gì? Ở chuyên mục Nhìn ra thế giới, bạn đọc hãy cùng chúng mình tìm hiểu về những khó khăn, thách thức mà chuỗi cung ứng toàn cầu phải đối mặt trước đại dịch, điển hình đối với chuỗi cung ứng thực phẩm toàn cầu. Bên cạnh đó là những bài học về tính bền vững của chuỗi cung ứng và những ý tưởng sáng tạo trong doanh nghiệp được hình thành trong thời kỳ khủng hoảng vì đại dịch. Cuối cùng, với chuyên mục Nhân vật trong tháng, chúng mình sẽ giới thiệu với bạn đọc một nhân vật cực kỳ thú vị, một cô gái năng động với niềm đam mê mãnh liệt với những trang sách - chủ tịch câu lạc bộ Tủ sách sống NEU - Hoàng Thị Yến. Sở hữu một danh sách hoạt động ngoại khóa và thành tích tương đối “khủng”, hãy cùng tìm hiểu xem chúng ta có thể học hỏi được gì từ cô gái này nhé. Chi tiết về những bài báo, bạn đọc hãy cùng chúng mình lẩ giở và khám phá ở những trang báo tiếp theo nhé! BAN BIÊN TẬP YESNEWS


MỤC LỤC

14

05

32

Điểm tin kinh tế

21

Lăng kính khoa học Nhìn ra thế giới Nhân vật trong tháng


1

Điểm tin kinh tế


TIN TRONG NƯỚC

1

CPI tháng 5/2020 ghi nhận mức tăng thấp nhất giai đoạn 2016 – 2020

CPI tháng 5/2020 giảm 0,03% so với tháng trước, đồng thời giảm 1,24% so với tháng 12 năm trước – mức tăng thấp nhất trong giai đoạn 2016 – 2020. Tuy nhiên, chỉ số giá tiêu dùng bình quân 5 tháng đầu năm 2020 so với cùng kỳ năm trước vẫn ở mức cao nhất trong 3 năm gần đây (tăng 4,39%). Trong mức giảm 0,03% có 4/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giảm bao gồm: nhóm giao thông giảm nhiều nhất với 2,21% do đợt điều chỉnh giảm của giá xăng; nhóm bưu chính viễn thông và nhóm văn hóa, giải trí và du lịch đều giảm 0,02%; nhóm may mặc, mũ nón và giày dép giảm 0,01%. Các nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số tăng bao gồm: hàng ăn và dịch vụ uống; nhóm đồ uống và thuốc lá; nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng,… Về lạm phát cơ bản tháng 5/2020 giảm 0,03% so với tháng trước và tăng 2,54% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát bình quân 5 tháng đầu năm tăng 2,88% so với bình quân cùng kỳ năm 2019.

Nguồn: https://cafef.vn/chi-so-gia-tieu-dung-ghi-nhan-muctang-thap-nhat-giai-doan-2016-2020-2020052914100209.chn

Từ đầu năm 2020, Việt Nam xuất khẩu gạo được gần 1 tỷ USD

2

Trái ngược với các ngành nghề khác bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo đang phát triển không ngừng do nhu cầu mua gạo dự trữ tăng cao. Hiện giá gạo trên thị trường thế giới cực kỳ sôi động, có thời điểm vọt tăng lên mức cao nhất 7 năm trở lại đây. Còn so với trong nước, giá gạo cũng đạt đỉnh trong hai năm qua. Cụ thể, trong 4 tháng đầu năm, Việt Nam xuất khẩu 2,1 triệu tấn gạo, thu về 991 triệu USD, tăng xấp xỉ 10% kim ngạch và giá. Hiện nay, các doanh nghiệp tiếp tục ký kết nhiều hợp đồng xuất khẩu mới. Ngoài ra việc tăng mua gạo dự trữ trong nước cũng đang giúp thị trường lúa gạo sôi động hơn.

Nguồn: VTV

YESNEWS

6


3 Ngân hàng Nhà nước hạ lãi suất lần thứ hai trong năm để kích cầu kinh tế

4 Nhiều giải pháp kích cầu du lịch nội địa

Vào ngày 12/5, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tiếp tục hạ lãi suất để kích thích kinh tế và hỗ trợ tài khóa với quy mô lớn. Đây là đợt hạ lãi suất điều hành lần thứ hai trong năm 2020 của Ngân hàng Nhà nước, sau lần hạ lãi suất cả đầu vào lẫn đầu ra từ 0,5 – 1%/năm để hỗ trợ nền kinh tế trước những tác động của dịch bệnh Covid – 19.

Trong bối cảnh, dịch Covid – 19 tại Việt Nam cơ bản được kiểm soát nhưng du lịch quốc tế vẫn đình trệ do dịch vẫn diễn biến phức tạp trên thế giới, do đó khách du lịch nội địa được dự báo sẽ chiếm tới 95% tổng lượng khách năm 2020. Nhiều giải pháp kích cầu du lịch nội địa, đã được đưa ra để bù đắp thiệt hại do sự sụt giảm nghiêm trọng lượng khách quốc tế.

Trong thông báo, Ngân hàng Nhà nước cho biết sẽ giảm 0,5 điểm % ở các khoản vay tái cấp vốn, tái chiết khấu, cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với các ngân hàng và các khoản vay ngắn hạn để phục vụ cho một số khu vực kinh tế. Bên cạnh đó, NHNN thông tin sẽ giảm lãi suất đối với các khoản tiền gửi của cá nhân hoặc tổ chức tại những tổ chức tín dụng/ ngân hàng nước ngoài.

Với những nhận định tích cực về khả năng khôi phục thị trường du lịch nội địa, đại diện các địa phương đều thể hiện quyết tâm sẽ đẩy mạnh các liên minh kích cầu du lịch. Trong đó, các tỉnh khu vực miền Trung như Bình Định, Phú Yên, Gia Lai, Đắk Lắk... sẽ công bố các chương trình liên kết giữa các địa phương và các doanh nghiệp du lịch, khuyến khích các địa phương miễn giảm vé tham quan các điểm di tích, thực hiện giảm giá các dịch vụ từ 10% trở lên. Bên cạnh đó, một số địa phương phối hợp với các hãng hàng không trong việc mở đường bay, giảm giá vé máy bay, kết hợp với các doanh nghiệp du lịch đưa ra các sản phẩm trọn gói vé máy bay và khách sạn với mức giá hấp dẫn.

Nguồn: https://forbesvietnam.com.vn/tin-cap-nhat/ngan-hang-nha-nuocha-lai-suat-lan-thu-hai-trong-nam-de-kich-cau-kinh-te-10743.html

Nguồn: http://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/ nhieu-giai-phap-kich-cau-du-lich-noi-dia-323058.html

YESNEWS

7


5 Việt Nam “đón sóng” chuyển dịch nhà máy hậu Covid - 19

Sau khi đại dịch Covid – 19 bùng phát, nhiều nhà máy, tập đoàn công nghiệp đang đua nhau chuyển dịch sản xuất sang Việt Nam. Cụ thể, vào ngày 22/5 Nikkei Asian Review cho biết Panasonic sẽ tạm ngừng nhà máy sản xuất đồ gia dụng ở ngoại ô Bangkok Thái Lan, để chuyển sang cơ sở mới tại Việt Nam nhằm tăng năng suất. Bên cạnh đó, Apple, Nintendo và Samsung cùng một số nhà linh kiện ở châu Á đã chuyển một số dây chuyền sản xuất hoặc lắp ráp sang nước ta. Theo thống kê mới đây của Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO), bên cạnh Trung Quốc, Việt Nam là lựa chọn số 1 tại Đông Nam Á để là nơi sản xuất, là nguồn cung ứng, hay địa điểm cho dịch vụ hậu mãi. Nhưng so với Trung Quốc, Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế về nhiều lĩnh vực như giao thông, logistics... Do đó, để có thể cạnh tranh với các nước khác và thu hút nhiều nhà đầu tư hơn thì chúng ta cần chú trọng đầu tư vào cơ sở hạ tầng và hoạt động logistics cũng như quản lý chuỗi cung ứng. Nguồn: https://vtv.vn/kinh-te/viet-nam-don-song-chuyen-dich-nha-may-haucovid-19-20200522192630016.htm

6 DealstreetAsia: Tiki và Sendo đã đạt được thỏa thuận sáp nhập

Thương vụ sáp nhập của Tiki và Sendo được xem là động thái hoàn toàn dễ hiểu giữa bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt trên trường thương mại điện tử, với đối thủ cực mạnh hiện nay là Lazada được hậu thuẫn bởi “ông lớn” Alibaba và Shopee dưới trướng SEA. Khi mà, việc trường vốn là yếu tố sống còn của các trang thương mại điện tử, trong lúc tất cả đều liên tục báo lỗ và dự báo còn lỗ nhiều hơn nữa những năm tiếp theo. Cụ thể, tính đến cuối năm 2018, lỗ lũy kế của Tiki là gần 1.400 tỷ đồng còn Sendo lỗ gần 1.300 tỷ. Mặc khác, tính đến quý 3/2020, các thương mại điện tử Việt Nam đã chứng kiến một loạt thay đổi ngoạn mục, trong đó nổi lên Sendo leo lên vị trí thứ 2 toàn quốc về lượng truy cập website, cán mức 30,9 triệu lượt/tháng, theo thống kê từ iprice. Về phía Tiki sau thời gian dài đứng thứ 2 đã nhường lại vị trí này cho Sendo, tuy nhiên ứng dụng di động của Tiki lại tăng từ hạng 4 về số lượt tải lên hạng 3, vượt Lazada. Nguồn: https://cafef.vn/dealstreetasia-tiki-va-sendo-da-dat-duoc-thoa-sapnhap-20200522085902764.chn

7 Giá thịt lợn tăng vọt

Do khan hiếm nguồn cung, giá thịt lợn đang ở ngưỡng trên dưới 100 nghìn đồng/kg, mức cao nhất từ trước đến nay. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã khẩn cấp cho nhập khẩu lợn sống để gia tăng nguồn cung cho thị trường trong nước. Bên cạnh tác động do yếu tố cung cầu, thịt lợn bị “đội giá” lên 43% sau các khâu trung gian. Theo các chuyên gia, muốn giảm được khâu trung gian cần có sự vào cuộc của các doanh nghiệp, họ vừa chăn nuôi, vừa tổ chức giết mổ, phân phối; như vậy khâu trung gian mới được rút gọn, giá lợn có thể giảm theo. Tuy nhiên, đó là câu chuyện trong dài hạn. Ngoài ra, việc nhập khẩu thịt lợn đông lạnh về nhằm giảm giá thịt lợn trong nước nhưng loại thịt này không được bán tại chợ dân sinh.Điều đó khiến người dân khó tiếp cận để mua. Nguồn: https://vtv.vn/kinh-te/thit-lon-doi-gia-den-43-sau-cac-khau-trunggian-20200521215405532.htm https://cafef.vn/gia-thit-lon-tang-vot-that-bai-du-bao-cung-cau-20200530085241636.chn

YESNEWS

8


8

Thế Giới Di Động tiếp tục lọt top 100 nhà bán lẻ lớn nhất châu Á Công ty cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động (MWG), nhà bán lẻ điện thoại - điện máy lớn nhất Việt Nam tiếp tục ghi tên mình trong top 100 nhà bán lẻ châu Á năm 2019. Theo báo cáo thường niên từ công ty nghiên cứu thị trường Euromonito, với doanh thu năm 2019 là 5,554 tỉ USD, MWG ở vị trí thứ 59 châu lục và lần thứ 3 liên tiếp là đại diện duy nhất của Việt Nam góp mặt trong top 100. Bình luận về ảnh hưởng của ngành bán lẻ tại khu vực châu Á hậu Covid-19, Euromonitor dự báo những nền kinh tế đã phát triển như Nhật sẽ bị ảnh hưởng nặng nhất. Những nền kinh tế mới nổi như Ấn Độ, Trung Quốc hay Indonesia cũng sẽ chịu tác động do giãn cách xã hội và những tác động gián tiếp từ các hoạt động tài chính. Báo cáo cũng nhận định rằng cú sốc Covid-19 khiến làn sóng dịch chuyển dịch sang thương mại điện tử diễn ra nhanh hơn và mạnh mẽ hơn. Những nhà bán lẻ đã sở hữu sẵn nền tảng công nghệ từ trước khi dịch bùng phát sẽ có lợi thế hơn khi người tiêu dùng bắt đầu nghiêng về thương mại điện tử. Nguồn: https://forbesvietnam.com.vn/tin-cap-nhat/the-gioi-di-dongtiep-tuc-vao-top-100-nha-ban-le-lon-nhat-chau-a-10916.html

9

EVFTA – nút tăng tốc cho Việt Nam hậu Covid-19

Ngân hàng thế giới (WB) nhận định việc thực hiện đầy đủ các hiệp định thương mại sâu rộng như EVFTA có thể giúp thúc đẩy sản xuất, thương mại và đầu tư, từ đó tạo điều kiện cho Việt Nam phục hồi nhanh hơn trong thời kỳ hậu Covid-19. Trong báo cáo, WB cho rằng lợi ích từ việc tham gia những hiệp định thương mại thế hệ mới này sẽ tăng lên nếu Việt Nam thực hiện nghị trình cải cách kinh tế và thể chế toàn diện nhằm tuân thủ với những điều khoản không liên quan đến thuế quan trong các hiệp định này. Để khai thác lợi ích của EVFTA trong thời kỳ hậu Covid-19, WB khuyến nghị Việt Nam cần thực hiện các giải pháp để phục hồi sau đại dịch Covid-19 trong tất cả các ngành phục vụ xuất khẩu, đặc biệt là những ngành đóng góp nhiều nhất vào kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU như bộ điện thoại, giầy dép, dệt may hay máy vi tính, thiết bị và các công cụ khác. Về lâu dài, thuận lợi hóa thương mại là một yếu tố thay đổi cuộc chơi và Việt Nam đang đi đúng hướng để biến những thách thức do Covid-19 gây ra thành cơ hội giúp tăng cường những cải cách liên quan.

10

Nguồn: theleader.vn

Thành tựu chống Covid-19 đưa chứng khoán Việt Nam trở thành thị trường tốt nhất Đông Nam Á` Sau những thành tựu về việc ngăn chặn thành công đợt bùng dịch Covid-19 thứ 2, chứng khoán Việt Nam một lần nữa khiến thế giới trầm trồ với mức tăng 13%, trở thành thị trường tốt nhất châu Á trong tháng 5. Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ nhanh nhất châu Á trong năm 2020. Nước ta cũng đã tránh được một cuộc suy thoái, vốn đang càn quét nhiều nước láng giềng châu Á. Có 2 sàn giao dịch chứng khoán chính thức ở Việt Nam bao gồm Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh, nơi tập trung hầu hết các công ty vốn hóa từ trung bình đến lớn và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội, nơi có các cổ phiếu nhỏ, trái phiếu và giao dịch phái sinh. Từ đáy ngắn hạn ở vùng 650 điểm được xác lập hôm 31/3, chứng khoán Việt Nam đã có cú tăng ngoạn mục lên 868 điểm trong phiên giao dịch ngày 27/5, chưa đầy 2 tháng sau đó. Giá nhiều cổ phiếu đã trở lại mức trước khi Covid-19 bùng phát và ảnh hưởng tới Việt Nam. Nguồn: https://cafef.vn/thanh-tuu-chong-covid-19-dua-chung-khoanviet-nam-tro-thanh-thi-truong-tot-nhat-chau-a-20200527140846702.chn

YESNEWS

9


1

Hậu Covid – 19, Trung Quốc mua cả thế giới

Trung Quốc chắc chắn sẽ không “ngồi yên” khi mà chuỗi cung ứng dường như đang dịch chuyển khỏi nước này. Thực tế cho thấy, họ đang mạnh tay vung tiền cho các thương vụ mua bán, sáp nhập các doanh nghiệp nước ngoài, mục đích để tham gia 1 chân vào chuỗi cung ứng khu vực, đồng thời duy trì tầm ảnh hưởng.

Tin quốc tế

Hiện các lĩnh vực từ ngân hàng, khách sạn, đội bóng đá, công ty năng lượng hay trang sức là đích ngắm số 1 thay vì chỉ hướng tới mua lại các công ty công nghệ và nghiên cứu kỹ thuật cao. Trong đó, thị trường mà các nhà đầu tư Trung Quốc ngắm tới không chỉ là châu Âu mà còn nhiều quốc gia khác, nơi các doanh nghiệp đang suy yếu vì đại dịch Covid – 19, như Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Australia. Và ngay lập tức các quốc Nguồn: https://vtv.vn/kinh-te/haugia này đã đưa ra những biện pháp mạnh tay nhằm ngăn chặn nguy cơ các covid-19-trung-quoc-se-mua-ca-thedoanh nghiệp quan trọng bị sáp nhập và kiểm soát bởi các công ty nước gioi-20200515074640125.htm ngoài, đặc biệt là Trung Quốc. Nhật Bản là cường quốc đầu tiên trên thế giới rơi vào suy thoái vì Covid – 19. Theo số liệu chính thức, kinh tế Nhật Bản đã suy giảm quý thứ 2 liên tiếp, qua đó về lý thuyết được đánh giá là chính thức rơi vào suy thoái. Cụ thể, GDP quý I/2020 của Nhật suy giảm 3,4% so với cùng kỳ năm trước, trong khi con số này là giảm 7,3% cho quý IV/2019. Lần cuối cùng Nhật Bản rơi vào suy thoái "kỹ thuật" như hiện nay là vào nửa cuối năm 2015. Nhật Bản chính

2

thức suy thoái vì Covid – 19

Trong đó, tiêu dùng cá nhân vốn chiếm hơn 50% nền kinh tế trị giá 5 nghìn tỷ USD của nước này đã suy giảm 0,7% so với quý I/2020. Ngoài ra, xuất khẩu cũng suy giảm 6% trong quý I, đặc biệt xuất khẩu của Nhật trong tháng 3 suy giảm mạnh nhất trong gần 4 năm qua do những chuyến hàng sang Mỹ bị tạm ngưng vì dịch bệnh. Theo hãng tin Reuters, nền kinh tế Nhật được dự báo sẽ giảm 22% trong quý II/2020 so với cùng kỳ năm trước, mức kỷ lục kể từ khi số liệu về nền kinh tế này được ghi nhận. Nguồn: https://cafef.vn/nhat-ban-chinh-thuc-suy-thoai-vi-covid-19-2020051813452715.chn

3

“Phục hồi xanh” có thể giúp hồi sinh nền kinh tế và chống biến đổi khí hậu

Các chương trình đầu tư công “xanh” quy mô lớn sẽ là giải pháp hiệu quả giúp tiết kiệm chi phí nhằm hồi sinh các nền kinh tế và giúp đối phó biến đổi khí hậu. Trong cuộc nghiên cứu được thực hiện bởi các chuyên gia kinh tế hàng đầu Anh và Mỹ cho thấy các dự án xanh” như thúc đẩy năng lượng tái tạo hoặc hiệu suất năng lượng tạo ra nhiều việc làm hơn, mang lại lợi nhuận ngắn hạn cao hơn và tăng tiết kiệm chi phí dài hạn so với các biện pháp kích thích truyền thống. Cho tới nay, các chính phủ đã tập trung vào các biện pháp cứu trợ nền kinh tế khẩn cấp trong bối cảnh ước tính 81% lực lượng lao động trên thế giới bị ảnh hưởng nặng nề do các biện pháp phong tỏa. Với việc các nền kinh tế lớn đang lên kế hoạch triển khai các gói kích thích kinh tế để giảm nhẹ cú sốc mang tên COVID-19, nhiều nhà đầu tư, chính trị gia và doanh nghiệp đã nhìn thấy cơ hội duy nhất để chuyển hướng sang "một tương lai carbon thấp". Nguồn: https://vtv.vn/kinh-te/phuc-hoi-xanh-co-the-giup-hoi-sinh-nen-kinh-te-va-chong-bien-doi-khihau-20200505200546921.htm

YESNEWS

10


4

Các ngân hàng Đông Nam Á đối mặt thách thức từ nợ xấu Một làn sóng nợ xấu do dịch Covid – 19 gây ra đang đe dọa gây nhiều khó khăn cho các ngân hàng tại Đông Nam Á thời gian tới. Theo Nikkei Asian Review của Nhật Bản, hiện nhiều tổ chức xếp hạng tín nhiệm đã bắt đầu hạ triển vọng của các ngân hàng Đông Nam Á. Cụ thể, nhiều ngân hàng lớn trong khu vực như OCBC của Singapore đã chứng kiến lợi nhuận quý I sụt giảm gần 40% do các điều kiện kinh tế đi xuống, trong khi 4 ngân hàng lớn của Thái Lan phải tăng dự phòng mạnh do nợ xấu. Triển vọng của các hệ thống ngân hàng Malaysia và Indonesia cũng bị đặt ở mức tiêu cực. Trước đó IMF dự báo 5 nền kinh tế lớn nhất ASEAN sẽ sụt giảm khoảng 0,6% trong năm nay, gây sức ép lớn đối với hệ thống ngân hàng. Nguồn: https://vtv.vn/kinh-te/cac-ngan-hang-dong-nam-a-doi-mat-thach-thuc-tu-no-xau-20200509000124812.htm

5

Mỹ đang trải qua “bão phá sản” chưa từng có trong lịch sử

6

Bitcoin hút sự quan tâm tăng tột biến giữa khủng hoảng Covid

Nền kinh tế số 1 thế giới đang chứng kiến ngày càng nhiều đơn phá sản của các tập đoàn lớn, và năm 2020 có thể là năm tồi tệ nhất kể từ khủng hoảng 2009. Cụ thể, chỉ trong vài tuần, hàng loạt những cái tên đình đám như Neiman Marcus, J.Crew, Gold’s Gyn,… đều đã nộp đơn xin phá sản. Nhiều thương hiệu nổi tiếng như Het, Chesapeake Energy cũng đang bên bờ vực phá sản.

Trong thời gian gần đây, nhu cầu đối với tiền kỹ thuật số tại một số quốc gia đã tăng đáng kể. Khối lượng Bitcoin trong giao dịch ngang hàng tại Argentina, Chile, Venezuela và Morocco đã đạt đỉnh trong vài tuần qua, đánh dấu mức cao nhất trong lịch sử. Các báo cáo khác chỉ ra rằng lượng truy cập trên các sàn giao dịch tập trung đã đạt mức cao nhất trong vài tuần vừa rồi.

Với khả năng nền kinh tế Mỹ chưa phục hổi nhanh chóng lại được trong những tháng tới, ngày càng nhiều doanh nghiệp Mỹ sẽ buộc phải đóng cửa do không đủ tiền chống chọi lại cuộc khủng hoảng do dịch Covid – 19 đem lại. Bên cạnh đó, khoảng 2/3 số trái phiếu doanh nghiệp phi tài chính tại Mỹ hiện nay được đánh giá ở mức BBB, tức là gần với trái phiếu rác, đồng thời tỷ lệ trái phiếu các công ty sắp phá sản thì được đánh giá thấp hơn cả trái phiếu rác. Những dấu hiệu trên cho thấy một làn sóng phá sản đang hiện hữu tại Mỹ.

Bitcoin có thể không phải là loại tài sản ổn định nhất trên thị trường như đồng USD nhưng ít nhất cũng ổn định hơn một số nền kinh tế. Đó là lí do, số lượng giao dịch bitcoin đã đạt đỉnh ở một số quốc gia có nền kinh tế không ổn định hoặc đang bị thách thức. https://cafef.vn/bitcoin-hut-su-quan-tam-tang-dot-bien-giua-khung-hoang-covid-19-20200502172027201.chn

Nguồn: https://cafef.vn/my-dang-trai-qua-bao-pha-san-chua-tung-cotrong-lich-su-20200518140954916.chn

YESNEWS

11


7

Trong 4 năm qua đã có 2700 tỉ USD đổ vào nhiên liệu hóa thạch Dù thế giới luôn kêu gọi ngăn chặn những tác động làm khủng hoảng khí hậu, nguồn tài trợ cho lĩnh vực nhiên liệu hóa thạch vẫn ngày một tăng. 35 ngân hàng lớn trên toàn cầu đã rót hơn 2.700 tỉ USD cho ngành nhiên liệu hóa thạch trong bốn năm, kể từ khi Thỏa thuận Paris thông qua tháng 12/2015. Theo báo cáo Banking on Climate Change 2020, việc cung cấp tài chính cho nhiên liệu hóa thạch tiếp tục được chi phối bởi các ngân hàng lớn của Hoa Kỳ gồm: JPMorgan Chase, Wells Fargo, Citi và Bank of America. Giám đốc Bank Track đã phát biểu rằng để đạt được các mục tiêu khí hậu theo Thoả thuận Paris, các ngân hàng cần chấm dứt việc cung cấp tài chính cho tất cả các dự án nhiên liệu hóa thạch mới và nhanh chóng loại bỏ tài trợ cho nhiên liệu hóa thạch hiện nay. Tuy nhiên, dữ liệu trong báo cáo lại cho thấy, những cam kết đáng khen ngợi này tạo ra rất ít sự khác biệt, và việc cung cấp tài chính cho ngành công nghiệp nhiên liệu hóa . thạch tiếp tục đưa chúng ta đến vực thẳm khí hậu. Nguồn: https://forbesvietnam.com.vn/tin-cap-nhat/sau-thoa-thuan-paris2015-2700-ti-usd-do-vao-nhien-lieu-hoa-thach-9833.html

8

Samsung giữ vững ngôi đầu thị trường smartphone và tivi toàn cầu Dù doanh số giảm sút trong quý I/2020, Samsung vẫn giữ vị trí đầu bảng trên thị trường điện thoại thông minh. Theo công ty Strategy Analytics, Samsung tiếp tục đứng đầu thị trường trường điện thoại thông minh toàn cầu trong 3 tháng đầu năm nay. Doanh số smartphone trong quý I/2020 của Samsung chỉ đạt 58,3 triệu chiếc, giảm 19% so với cùng kỳ năm ngoái. Hãng phân tích Strategy Analytics nhận định, dịch COVID-19 đã khiến nhu cầu smartphone chững lại trong quý I. Đối với thị trường tivi, Samsung tiếp tục dẫn đầu thị phần trên toàn cầu khi đã ghi nhận 4 quý tăng trưởng liên tiếp. Theo công ty nghiên cứu thị trường Omdia, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, quy mô thị trường ti vi toàn cầu trong quý I vừa qua đã giảm hơn 10% so với cùng kỳ năm trước. Dù vậy, thị phần của Samsung vẫn tăng 4 quý liên tiếp, giữ mức cao kỷ lục 30% và duy trì vị trí dẫn đầu thế giới. Nguồn:https://vtv.vn/tieu-dung/samsung-vung-vang-ngoi-dau-tren-thitruong-smartphone-20200503105123218.htm https://vtv.vn/kinh-te/samsung-giu-vung-ngoi-dau-tren-thi-truong-ti-vitoan-cau-20200520101602.htm

YESNEWS

12


9

Giá vàng thế giới khép lại tháng 5 với mức tăng 3,4%

Tháng 5 được đánh giá là một trong những tháng chứng kiến giá vàng ổn định nhất dù thị trường lạc quan về việc các nước mở cửa trở lại nền kinh tế. Những căng thẳng xung quanh vấn đề Đặc khu hành chính Hong Kong của Trung Quốc sẽ làm tâm điểm trong những diễn biến sắp tới của giá vàng khi không chỉ làm yếu đồng USD mà còn làm tăng nhu cầu đối với các tài sản an toàn. Phục hồi trong phiên 28/5, giá vàng giao ngay tăng 0,2% lên 1.712,35 USD/ounce. Khép lại tháng 5, giá vàng thế giới tăng ở mức 3,4% do những căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc cũng như các biện pháp kích thích được thực hiện trên toàn cầu. Bản cân đối kế toán của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã tăng lên 7,1 nghìn tỷ USD tính đến ngày 27/5, tăng so với 7,04 nghìn tỷ USD trong tuần trước khi ngân hàng này tiếp tục hành động để hỗ trợ các thị trường tài chính trong cuộc khủng hoảng COVID-19. Các nhà giao dịch cũng đánh giá loạt báo cáo kinh tế mới nhất của Mỹ. Thu nhập cá nhân tại nước này tăng 10,5% trong tháng 4 nhờ các khoản hỗ trợ của chính phủ, dù chi tiêu tiêu dùng giảm. Nguồn: https://vtv.vn/kinh-te/gia-vang-the-gioi-khep-lai-thang-5-voi-muc-tang-34-20200531064040594.htm

Campuchia bắt đầu lộ trình chống “đô la hóa” nền kinh tế

10

Tháng 5 được đánh giá là một trong những tháng chứng kiến giá vàng ổn định nhất dù thị trường lạc quan về việc các nước mở cửa trở lại nền kinh tế. Những căng thẳng xung quanh vấn đề Đặc khu hành chính Hong Kong của Trung Quốc sẽ làm tâm điểm trong những diễn biến sắp tới của giá vàng khi không chỉ làm yếu đồng USD mà còn làm tăng nhu cầu đối với các tài sản an toàn. Phục hồi trong phiên 28/5, giá vàng giao ngay tăng 0,2% lên 1.712,35 USD/ounce. Khép lại tháng 5, giá vàng thế giới tăng ở mức 3,4% do những căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc cũng như các biện pháp kích thích được thực hiện trên toàn cầu. Bản cân đối kế toán của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã tăng lên 7,1 nghìn tỷ USD tính đến ngày 27/5, tăng so với 7,04 nghìn tỷ USD trong tuần trước khi ngân hàng này tiếp tục hành động để hỗ trợ các thị trường tài chính trong cuộc khủng hoảng COVID-19. Các nhà giao dịch cũng đánh giá loạt báo cáo kinh tế mới nhất của Mỹ. Thu nhập cá nhân tại nước này tăng 10,5% trong tháng 4 nhờ các khoản hỗ trợ của chính phủ, dù chi tiêu tiêu dùng giảm. Nguồn: https://cafef.vn/campuchia-bat-dau-lo-trinh-chong-do-la-hoa-nen-kinh-te-20200529161810433.chn

_ Hoài Thương, Thanh Đăng, Huyền Trân _

YESNEWS

13


2

Lăng kính khoa học


Dòng vốn FDI thời hậu Covid: Mỏ vàng tiềm ẩn nhiều rủi ro

Sự chuyển dịch của dòng vốn FDI vào Việt Nam: Vốn FDI – viết tắt của từ Foreign Direct Investment, là một hình thức đầu tư nước ngoài dài hạn nhằm đạt được những lợi ích lâu dài của doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ của nền kinh tế khác với nền kinh tế nước chủ đầu tư với mục đích là dành quyền quản lý thực sự doanh nghiệp. Vốn FDI ra đời muộn hơn các hoạt động kinh tế đối ngoại khác nhưng lại nhanh chóng xác lập vị trí cho mình trong quan hệ quốc tế và trở thành một xu thế tất yếu của lịch sử, một nhu cầu không thể thiếu của mọi nước trên thế giới kể cả những nước đang phát triển, những nước công nghiệp mới hay những nước trong khối OPEC và những nước phát triển cao. Trong giai đoạn nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, các doanh nghiệp muốn đứng vững và phát triển đòi hỏi phải không ngừng mở rộng và cải thiện chất lượng, trong đó vốn FDI có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển đó. Theo báo cáo mới đây của Tổng cục Thống kê cho thấy, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam tính đến ngày 20/3 đạt gần 8,6 tỷ USD, giảm tới gần 21% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy vậy, các chuyên gia nhận định sự suy giảm này chỉ mang tính "thời điểm" do tác động của dịch Covid-19. Dù thu hút vốn FDI có dấu hiệu chững lại trong 4 tháng đầu năm nay, song nhiều ý kiến cho rằng Việt Nam sẽ đón luồng vốn mới sau đại dịch Covid-19 với rất nhiều cơ hội thuận lợi, tiêu biểu là dòng vốn FDI đầu tư vào lĩnh vực bất động sản.

Sau một giai đoạn căng thẳng chống dịch Covid 19, Việt Nam- một trong những nước chống dịch tốt hàng đầu thế giới cũng chủ trương thực hiện "nhiệm vụ kép": vừa tiếp tục phòng, chống dịch, vừa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Với nền kinh tế có độ mở cao vào loại hàng đầu thế giới, các doanh nghiệp nước ta đương nhiên cũng chịu tác động từ những gì diễn ra trong nền kinh tế toàn cầu, tiêu biểu nhất là sự chuyển dịch của dòng vốn đầu tư FDI vào Việt Nam.

Nguyên nhân là do đâu: Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc các doanh nghiệp nước ngoài rót vốn đầu tư FDI vào Việt Nam Yếu tố đầu tiên là việc doanh nghiệp FDI đánh giá cao Chính phủ Việt Nam. Theo khảo sát của AHK World Business Outlook 2020 được thực hiện mới đây nhằm đánh giá niềm tin doanh nghiệp Đức và những tác động của dịch Covid-19 tới hoạt động sản xuất kinh doanh của họ trên toàn cầu và tại Việt Nam cho thấy 14% doanh nghiệp Đức dự tính kết quả hoạt động kinh doanh trong năm 2020 sẽ kém hơn năm ngoái, 59% doanh nghiệp nhận định tình hình khả quan hơn nhưng cũng chỉ đủ đạt mức chuẩn của năm 2019, và chỉ có 27% doanh nghiệp Đức lạc quan với sự phát triển kinh doanh của năm 2020 so với năm 2019 (chỉ số này đạt mức 77% vào năm 2019). Tuy vậy, nếu so sánh với các chỉ số trung bình được đánh giá bởi các doanh nghiệp và nhà đầu tư Đức tại Đông Nam Á, các chỉ số của

Việt Nam đều cao hơn và cho thấy sự lạc quan của doanh nghiệp Đức vào tình hình phát triển của chính doanh nghiệp mình tại Việt Nam. Ngày 8/4, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) cũng cho biết: Chỉ số Môi trường Kinh doanh của EuroCham đã giảm xuống mức thấp nhất với 26% trong quý I/2020, tương đương mức giảm 51 điểm từ 77% được ghi nhận vào cuối năm 2019. Hơn 90% các lãnh đạo doanh nghiệp châu Âu nói rằng Covid-19 đã có tác động tiêu cực đến doanh nghiệp của họ, với hơn một nửa báo cáo tác động tiêu cực là "đáng kể". Tuy vậy, các thành viên EuroCham cũng hoan nghênh các biện pháp của Chính phủ, trong đó có Chỉ thị số 11/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, đảm bảo an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19.

YESNEWS

15


Nguyên nhân tiếp theo là do tác động kép từ cuộc chiến thương mại Mỹ Trung và dịch bệnh COVID-19, Việt Nam được đánh giá là một trong những vùng trũng thu hút dòng vốn. Theo các chuyên gia, dịch Covid-19 sẽ khiến làn sóng dịch chuyển nhà máy từ Trung Quốc sang các quốc gia khác sẽ càng đẩy nhanh hơn một khi dịch bệnh trên toàn cầu được kiểm soát. Hơn nữa, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU sắp có hiệu lực sẽ là cơ hội để Việt Nam đón dòng vốn từ khối này khi mà lâu nay vốn FDI từ châu Âu vào Việt Nam còn khiêm tốn.

Lạc quan nhưng nên thận trọng: Dòng dịch chuyển vốn, cộng với việc tái cơ cấu chuỗi cung ứng sản xuất của các công ty lớn trên thế giới nhằm tránh tình trạng bị phụ thuộc vào một quốc gia đơn lẻ sau đại dịch Covid-19 đang tạo ra nhiều cơ hội cho các quốc gia, trong đó có Việt Nam vào thời điểm hiện tại. Trên thực tế, xu hướng dịch chuyển đầu tư từ Trung Quốc vào Việt Nam đã bắt đầu mạnh hơn từ năm ngoái, sau khi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc ngày càng diễn biến phức tạp. Đại dịch Covid-19 đã

đẩy nhanh hơn xu hướng này. Không chỉ chính quyền Tổng thống Donald Trump, mà còn nhiều nước châu Âu, cả Nhật Bản cũng đã kêu gọi và tuyên bố sẵn sàng hỗ trợ các công ty của mình chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc nhằm giảm sự phụ thuộc vào nền kinh tế này. Có lẽ vì đó, lần đầu tiên, Apple đang đẩy mạnh việc sản xuất tai nghe không dây AirPods tại Việt Nam, con số có thể lên tới hàng triệu sản phẩm. Và không chỉ là tai nghe, còn nhiều loại linh kiện quan trọng khác cũng dự kiến được sản xuất tại Việt Nam, giúp Apple không còn phải phụ thuộc quá lớn vào các nhà cung ứng từ thị trường Trung Quốc. Không chỉ riêng Apple; Microsoft, Samsung, LG và nhiều tập đoàn lớn, nhỏ khác cũng đang dồn sức đầu tư ở thị trường Việt Nam. Bên cạnh đó, nhờ vào làn sóng dịch chuyển nhà máy sản xuất này đã giúp các địa phương tập trung các khu công nghiệp, khu công nghệ cao tại Việt Nam phát triển nhanh chóng. Đối mặt với làn sóng dịch chuyển chuỗi cung ứng này, các doanh nghiệp Việt cũng đã biết tranh thủ tận dụng những cơ hội trước mắt như chuẩn bị nguồn lao động, năng lượng, quy hoạch, hạ tầng, thủ tục và nguồn đất đai để thu hút dòng vốn chất lượng. Tuy nhiên bên cạnh những cơ hội phát

triển là những mối lo không hề nhỏ đối với doanh nghiệp Việt Nam khi đón làn sóng đầu tư FDI. Bên cạnh dòng FDI chất lượng thường là những dự án quy mô lớn mang lại giá trị cao, các dự án nhỏ, vụn vặt sẽ khó thay đổi công nghệ, đem theo rủi ro lớn và gây ô nhiễm môi trường. Thậm chí, đã từng có trường hợp doanh nghiệp FDI tại Việt Nam làm ăn thua lỗ, nợ lương công nhân, tiền bảo hiểm và thuế. Không những thế, việc nước ngoài tăng cường rót vốn vào thị trường Việt Nam có thể gây ra nguy cơ đánh mất thị trường đối với doanh nghiệp Việt khi xuất hiện những doanh nghiệp nước ngoài thông qua các thương vụ M&A để chiếm lĩnh thị trường.

Hướng đi nào cho doanh nghiệp Việt: Đối mặt với sự chuyển dịch dòng FDI từ nước ngoài, để có thể đón đầu sự dịch chuyển của dòng vốn đầu tư nước ngoài, các khu kinh tế, khu công nghiệp (KCN) của Việt Nam phải sẵn sàng về hạ tầng, thông tin; chuẩn bị tốt nguồn nhân lực. Bên cạnh đó, cơ quan chức năng cần công khai, minh bạch, đơn giản hóa thủ tục cấp phép để đảm bảo rút ngắn thời gian thẩm

YESNEWS

16


định và cấp giấy chứng nhận đầu tư. Các địa phương cần hỗ trợ nhà đầu tư triển khai nhanh dự án bằng cơ chế một cửa. Khảo sát của PV Tiền Phong tại một số khu công nghiệp ở Vĩnh Phúc, Hà Nam cho thấy, nhiều KCN đã có định hướng lựa chọn ngành nghề thu hút đầu tư như linh kiện điện tử. Đồng thời, từ chối ngành nghề tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường như dệt may, dệt nhuộm…TS Huỳnh Thế Du, Đại học Fulbright Việt Nam đã nhận định: Để đón được làn sóng đầu tư nhằm trở thành công xưởng của thế giới, theo ông Du, Việt Nam cần đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp FDI. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng cần sàng lọc dự án FDI, chỉ lựa chọn những dự án có công nghệ cao, tạo sự kết nối, lan tỏa với DN trong nước. “Tránh trường hợp, FDI trở thành “ốc đảo’ như thời gian vừa qua, ông Du khẳng định.

Kết: Dịch bệnh Covid-19 đã gây ra những khó khăn lớn đối với nền kinh tế của không chỉ Việt Nam mà còn cả thế giới. Sau khí dịch bệnh được khống chế, viếc ddonss một nguồn vốn đầu tư lớn từ nước ngoài đã góp phần giúp cho doanh nghiệp Việt Nam thoát khỏi khủng hoảng, phát triển kinh tê. Cơ hội là rất lớn tuy nhiên các doanh nghiệp Việt cũng cần cố gắng, nỗ lực phát triển tiềm lực kinh tế của chính bản thân để tránh khỏi việc đánh mất thị trường vào tay các doanh nghiệp nước ngoài.

Thảo Anh

Nguồn tham khảo: https://winerp.vn/fdi-la-gi-doanh-nghiep-fdi-la-gi https://cafef.vn/co-hoi-vang-don-song-fdi-dich-chuyen-20200520071815806.chn https://www.thesaigontimes.vn/td/303947/don-htmlvon-khong-biet-dai-vang-se-nhan-dat-set. https://doanhnghiepdautu.net/thau-tom-doanh-nghiep-viet-hau-covid-19-nguy-va-co/

YESNEWS

17


Bất động sản Việt Nam 2020 “bất động” hay “chuyển động”?

PGS., TS. Đinh Trọng Thịnh

Trong bối cảnh kinh tế “lao đao” vì dịch Covid-19, bất động sản (BĐS) Việt Nam cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, đặc biệt là các phân khúc bất động sản bán lẻ, cho thuê, kinh doanh lưu trú, nghỉ dưỡng… tuy nhiên đâu đó cũng có những tín hiệu lạc quan giúp nhà đầu tư nhìn thấy “ánh rạng đông” của thị trường bất động sản 2020. Ngành bất động sản trong dịch Covid-19, niềm hy vọng lớn. Trong khi hoạt động kinh doanh của các phân khúc bất động sản khác gần như tê liệt hoặc bị tổn thất vì đại dịch Covid-19, bất động sản công nghiệp vẫn tiếp tục đạt những kết quả khả quan. Về nguyên nhân tại sao lĩnh vực bất động sản lại được nhà đầu tư nước ngoài quan tâm, PGS., TS. Đinh Trọng Thịnh chia sẻ: “Thời gian qua, lĩnh vực bất động sản Việt Nam vẫn luôn là lĩnh vực có sức hút với nhà đầu tư nước ngoài, sau công nghiệp chế biến, chế tạo. Theo tôi, có nhiều nguyên nhân để dòng vốn FDI đi vào lĩnh vực bất động sản. Đó là, Việt Nam có sự ổn định về chính trị, tăng trưởng kinh tế. Việt Nam cũng là quốc gia tích cực cải thiện môi trường đầu tư. Nhờ đó, thị trường bất động sản vẫn giữ được sự ổn định cần thiết.”. Sự ổn định trong thị trường là yếu tố vô cùng quan trọng trong tình hình Covid-19 phức tạp như hiện nay. Trong khi các nước khác đang chật vật để kiểm soát cả nền kinh tế thì Việt Nam được đánh giá là quốc gia bình ổn và giàu tiềm năng. Chia sẻ thêm về lý do ngành bất động sản đang dần trở thành niềm hi vọng lớn, ông Thịnh nói: “Với tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, thu nhập người dân cải thiện, đặc biệt Việt Nam có lực lượng lao động trẻ đang có thu nhập tăng nhanh và nhu cầu nhà ở cao ở các đô thị lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội… và các khu vực tập trung các khu công nghiệp lớn, kéo theo nhu cầu về nhà ở, du lịch, nghỉ dưỡng và các dịch vụ tăng lên. Điều này đòi hỏi một lượng vốn đầu tư lớn và đặc biệt là đầu tư cho những khu nghỉ dưỡng ngày càng cao.

YESNEWS

18


Thu nhập tăng cao đi đôi với đô thị hóa làm cho nhu cầu về nhà ở tăng thêm đáng kể. Tuy nhiên, phân khúc cao cấp cũng như biệt thự đang là nhu cầu rất lớn trong thời gian qua. Vì thế, phân khúc này cần vốn đầu tư, kỹ thuật và trình độ quản lý cũng cao hơn. Do vậy, phân khúc này tạo điều kiện cho vốn FDI đầu tư vào nhiều hơn. Bên cạnh đó, phải nói đến lợi thế về du lịch, đường biển. Việt Nam là quốc gia có đường bờ biển dài hơn 3.000 km, với rất nhiều cảnh quan và bãi tắm đẹp, có nhiều vùng sông, núi thuận lợi cho xây dựng các khu nghỉ dưỡng. Việt Nam cũng rất đa dạng về địa hình đầm phá, sông ngòi, đồng bằng, trung du, vùng núi cao, các di tích lịch sử, văn hóa đa dạng đang có rất nhiều vị thế đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng đắc địa, hứa hẹn đem lại hiệu quả đầu tư cao. Đây là sức hút lớn với các nhà đầu tư nước ngoài. Cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế, quá trình hội nhập cũng được đẩy nhanh. Nhu cầu về văn phòng, căn hộ cho thuê, khách sạn và công trình thương mại tăng nhanh, nhất là nhu cầu thuê căn hộ, khách sạn phục vụ khách du lịch trong nước và quốc tế tại các đô thị lớn cũng như các khu du lịch trên địa bàn cả nước…” Như chúng ta có thể nhận ra, yêu cầu đầu tư phát triển bất động sản công nghiệp đang là cơ sở tạo dựng niềm tin mạnh mẽ về sự tăng trưởng của các ngành công nghiệp và của nền kinh tế trong mắt nhà đầu tư quốc tế. Đây là những điểm nổi bật làm cho thu hút FDI của Việt Nam tăng lên trong thời gian qua. Ngành bất động sản Việt Nam đang đứng trước kỳ vọng vô cùng lớn sẽ lớn mạnh và phát triển trong tình hình Covid-19 và thậm chí là ngay cả hậu Covid-19. “Bất động sản công nghiệp đang đứng trước cơ hội vô cùng lớn”, bà Dương Thùy Dung, Giám đốc cấp cao Bộ phận Nghiên cứu, Tư vấn và Định giá, CBRE Việt Nam, nói. Bất động sản công nghiệp tại Việt Nam đã lọt vào mắt nhà đầu tư ngoại kể từ khi nổ ra thương chiến giữa hai cường quốc Mỹ và Trung Quốc. Các công ty đa quốc gia nhận thấy rủi ro trong chuỗi cung ứng khi hoạt động sản xuất phụ thuộc vào một quốc gia đơn lẻ. “Giá chào thuê bất động sản công nghiệp đã tăng khá lớn, trung bình 10%/năm”, bà Dung nói. Năm 2020, mảng bất động sản này càng hấp dẫn hơn sau đại dịch Covid 19 và việc chính phủ Việt Nam thành công trong việc ngăn chặn đại dịch này. Hơn nữa, nền kinh tế Việt Nam có độ mở lớn, kết nối với quốc tế với 13 hiệp định thương mại có hiệu lực và 6 hiệp định đang trong quá trình đàm phán. Trong đó, có nhiều đoàn tìm hiểu cơ hội để dịch chuyển đầu tư từ Trung Quốc sang Việt Nam, các đối tác chủ yếu đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Hồng Kông và Singapore. Điều này cho thấy bất động sản vẫn luôn là lĩnh vực có sức hút nhà đầu tư ngoại. Là niềm hy vọng mới của nền kinh tế Việt Nam nên đương nhiên lĩnh vực bất động sản cũng có những khó khăn mà doanh nghiệp phải vượt qua.

Thách thức của các doanh nghiệp bất động sản tại Việt Nam Ngoài ảnh hưởng của dịch bệnh thì ở góc nhìn mang tính dài hạn, dòng vốn dịch chuyển sang Việt Nam cũng đang tạo áp lực lớn cho các doanh nghiệp nội địa. Nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp phụ trợ tại phía Bắc đã phản ánh, các doanh nghiệp cho thuê bất động sản công nghiệp, nhà xưởng xây sẵn đang đòi tăng giá thuê đất. Hơn nữa, theo khảo sát của CBRE, hầu hết các dự án bất động sản công nghiệp hiện hữu đều có tỉ lệ lấp đầy lên tới 90%, và gần như không còn quỹ đất để chào cho các nhà đầu tư nước ngoài. Nếu nguồn cung đất công nghiệp không sẵn sàng, Việt Nam sẽ tuột mất cơ hội thu hút nguồn vốn FDI cho các nước trong khu vực như Thái Lan, Indonesia, Philippines. Một thách thức nữa cũng không kém nghiêm trọng đó là sự quá tải về cơ sở hạ tầng. Cơ sở hạ tầng không chỉ thiếu về số lượng mà kém về chất lượng khiến chi phí kho vận, và vận chuyển cao, đẩy chi phí sản xuất tại Việt Nam kém cạnh tranh hơn nhiều so với các nước.

FDI, cần tối ưu hóa Để dòng vốn FDI vào thị trường bất động sản Việt Nam mang lại hiệu quả kinh tế cao, đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế-xã hội đất nước, quá trình thu hút FDI cần thực hiện một cách cẩn trọng, có cân nhắc, chọn lựa, tính toán và phù hợp với quy hoạch. Trước hết, cần quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội chi tiết, tỷ mỉ, cụ thể. Trên cơ sở đó, xây dựng quy hoạch phát triển bất động sản hợp lý, ổn định, phù hợp với nhu cầu phát triển ngắn hạn, trung và dài hạn. Quy hoạch hợp lý đầu tư bất động sản sẽ giúp đáp ứng đầy đủ, kịp thời các cơ sở hạ tầng cho phát triển kinh tế-xã hội. Bên cạnh đó, hoàn thiện các cơ chế, chính sách pháp lý có liên quan đến việc mua bán, sở hữu và sử dụng các loại bất động sản khác nhau. Việc liên doanh, liên kết với các tập đoàn bất động sản lớn trên thế giới cũng đang được các nhà đầu tư, doanh nghiệp bất động sản trong nước chú trọng. Việc liên doanh, liên kết với các tập đoàn bất động sản lớn trên thế giới, các nhà đầu tư, các doanh nghiệp bất động sản trong nước sẽ tận dụng được lợi thế về vốn, nhân lực, kỹ thuật… và học được họ rất nhiều điều để sau khi kết thúc quá trình liên doanh, liên kết, lĩnh vực bất động sản Việt Nam có được thị trường tốt, nền tảng văn hóa cũng như nền tảng kinh doanh tốt hơn. Có như vậy, thu hút FDI vào lĩnh vực bất động sản mới đạt được mong muốn là tạo ra sự tăng trưởng về FDI trong trước mắt nhưng đặt nền móng, sự bề thế cho quốc gia trong tương lai. Bà Nguyễn Thị Thanh Hương, tổng giám đốc Đại Phúc Land cho rằng, trong bối cảnh nguồn cung đất công nghiệp

YESNEWS

19


đang khan hiếm, ở góc độ doanh nghiệp, khu công nghiệp của Đại Phúc Land đã đặt ra tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư. Theo đó, ngoài thương hiệu, nhà đầu tư phải có công nghệ tiên tiến, thân thiện môi trường và có tác động tích cực tới kinh tế Việt Nam. Bà Hương cũng lưu ý, quá trình đầu tư bất động sản công nghiệp là quá trình dài hạn, cần sự “đồng cảm" giữa cả nhà đầu tư và doanh nghiệp phát triển. Trong năm 2020, với những lợi thế của Việt Nam, thị trường bất động sản vẫn đang duy trì những lợi thế đó, đặc biệt là lợi thế về điều kiện tự nhiên, đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư gắn với việc Việt Nam được nâng hạng năng lực cạnh tranh và vẫn được đánh giá là nơi đầu tư ổn định, an toàn. Tuy nhiên, để đẩy mạnh dòng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam cao hơn và hiệu quả hơn nữa, Chính phủ và doanh nghiệp cần phối hợp và nỗ lực hơn nữa trong thời gian khó khăn trước mắt.

Kết Năm 2020 đang mở ra vô cùng tươi sáng để Việt Nam thu hút vốn FDI và phát triển ngành công nghiệp “không khói”. Tuy vậy, trong thời kỳ dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp sẽ dẫn đến nhiều vấn đề mới phát sinh mà chúng ta không lường trước được. Chúng ta vẫn mong rằng các doanh nghiệp sẽ nỗ lực vượt qua được giai đoạn khó khăn này, chuẩn bị điều kiện cần thiết, đẩy mạnh tìm kiếm, tìm hiểu và xác định mục tiêu để thu hút FDI một cách hiệu quả nhất.

Anh Trà

Nguồn tham khảo: http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/tao-bo-loc-thu-hut-fdi-vao-thi-truong-bat-dong-san-viet-nam-323225.html https://www.thesaigontimes.vn/td/304034/bat-dong-san-cong-nghiep-viet-mat-tinh-canh-tranh-neu-cung-khong-san-sang.html https://cafef.vn/dong-von-nao-chay-vao-thi-truong-bat-dong-san-nam-2020- 20200312075545322.chn http://tapchitaichinh.vn/thi-truong-tai-chinh/dau-hieu-lac-quan-thi-truong-bat-dong-san-2020-322885.html

YESNEWS

20


3

Nhìn ra thế giới


Tầm quan trọng của tính bền vững trong doanh nghiệp chưa từng trở nên cấp thiết đến thế. “Nền kinh tế có chủ đích”( purpose economy) đã được tạo đà từ nhiều năm về trước, gần đây nhất là từ những sáng kiến như Hiệp định Bàn Tròn trong Doanh nghiệp (Business Roundtable commitment) và và bộ quy tắc do WWF đề xuất. Đối với các tập đoàn đa quốc gia , chuỗi cung ứng đã trở thành phương tiện hiệu quả nhất trong việc thực hiện thay đổi và thúc đẩy sự phát triển. Trong khi hầu sự chú ý khi đề cập đến sự bền vững trong chuỗi cung ứng đều tập trung vào những đóng góp xã hội, biến đổi khí hậu và sự thúc đẩy những kết quả kinh doanh khả quan (chẳng hạn như giá trị và danh tiếng thương hiệu), và một số lợi ích quan trọng khác – cụ thể là khả năng phục hồi, khả năng giảm thiểu rủi ro, và sự phát triển trong dài hạn – được đặt ra và được quan tâm đến trong đại dịch.

Những ưu đãi vô giá dành cho những chuỗi cung ứng bền vững: Sự phát triển và khả năng phục hồi. Nhiều cam kết về tính bền vững của các tập đoàn bắt nguồn trực tiếp từ Hiệp ước Toàn cầu Liên Hợp Quốc. Một cuộc khảo sát gần đây cho thấy 73% CEO tham gia vào hiệp ước báo cáo rằng doanh nghiệp bền vững xây dựng được lòng tin và danh tiếng, và 44 % nhìn thấy được những cơ hội mà những sáng kiến bền vững có thể tạo ra doanh thu. Những nhà lãnh đạo này hoàn toàn đúng. Những giá trị này lan rộng ra mọi mặt của doanh nghiệp. 18% Nghiên cứu tìm ra rằng những công ty tuân thủ những tiêu chuẩn xã hội và môi trường đạt được nhiều thành công trong hoạt động, với 80% cho thấy hiệu quả tích cực đối với hoạt động chứng khoán.

Tính bền vững của chuỗi cung ứng trong đại dịch: sức chịu đựng, sự phục hồi và phát triển. YESNEWS

22


Trong khi những giá trị với định hướng phát triển rất tuyệt vời, giờ đây, dịch bệnh Covid-19 mang một luồng gió mới tới chuỗi cung ứng bền vững – củng cố lại chiến lược như là một đòn bẩy quan trọng cho sự minh bạch, khả năng thích ứng và giảm thiểu rủi ro. Tất nhiên, những chương trình chuỗi cung ứng bền vững luôn luôn đóng vai trò trong quản trị rủi ro bằng cách xác định và giảm thiểu những rủi ro có lên quan tới những lao động cưỡng bức, điều kiện làm việc nguy hiểm, mất an toàn thông tin, vấn đề chất lượng, rác thải môt trường, tham nhũng và hơn nữa. nhưng đứng trước đại dịch, những nhà quản lý chuỗi cung ứng cần phải đào sâu hơn. Rủi ro tăng cao trong các cuộc khủng hoảng như Covid-19. Các nhóm thu mua của doanh nghiệp đang gấp rút phản ứng nhằm định tuyến lại và tìm những nguồn thay thế, họ có nguy cơ hợp tác nhầm nhà cung cấp. Thất bại trong phát hiện những rủi ro mà ảnh hưởng trực tiếp tới doanh nghiệp của bạn sẽ khiến mọi việc tồi tệ hơn. Liệu thương hiệu của bạn có thể chống chọi được thiệt hại của việc suy giảm niềm tin cộng đồng liên quan tới những tin tức về việc nhà cung cấp chủ chốt của bạn ép nhân viên của họ làm việc trong thời gian cách ly? Vậy còn vi phạm dữ liệu người bán, đóng cửa những nhà máy trọng điểm hay một nhà cung cấp phải ngưng hoạt động lý do tuân thủ thì sao? Chuỗi cung ứng đang trong trạng thái nhạy cảm. Một cuộc khảo sát vào tháng 2 năm 2020 trên hơn 200 doanh nghiệp có chuỗi cung ứng toàn cầu cho thấy hơn một nửa số phản hồi dự đoán dịch corona sẽ làm tăng chi phí hoạt động của họ. Bất cứ mối đe dọa phát sinh không đáng kể nào làm gián đoạn chuỗi cung ứng hay làm tổn hại danh tiếng thương hiệu cũng sẽ gây hậu quả nghiêm trọng. Thật không may, rủi ro thật sự hiện hữu. Các công ty đang hủy bỏ dịch vụ kiểm toán tại chỗ cho nhà cung cấp do lệnh hạn chế đi lại và cách ly, điều này ảnh hưởng tiêu cực đến sự minh bạch của chuỗi cung ứng và các chương trình thẩm định. Một số nhà sản xuất đang trải qua một sự gia tăng đáng kể về số quy mô hoạt động, trong khi những nhà sản xuất khác đang cố gắng duy trì (hoặc khởi động lại) các hoạt động với công suất thấp hơn. Trong cả hai trường hợp, các tiêu chuẩn bền vững có nguy cơ cao bị thay đổi để đáp ứng nhu cầu mới. Và nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ – thứ tạo nên phần cốt lõi của chuỗi cung ứng toàn cầu – đang phải vât lộn để tồn tại, điều này có thể đẫn tới làm gia tăng rủi ro cho doanh nghiệp. Như vừa được chứng minh nhiều lần, rủi ro của nhà cung cấp của bạn là rủi ro của bạn, điều đó có nghĩa là đã đến lúc hành động quyết liệt.

Sở hữu những chỉ số bền vững khả quan và trí tuệ sẽ quyết định thành công trong giai đoạn này. Những công ty cam kết với các hoạt động mua sắm bền vững là những công ty được trang bị tốt nhất để vượt qua những thử thách giống như Covid-19, bởi vì họ có những hành động cần thiết để bảo vệ chuỗi cung ứng. Với tầm nhìn dày dạn, họ giám sát hiệu suất và cùng nhau cải thiện hệ thống quản lý tới tận gốc rễ của nền tảng chuỗi cung ứng. Khi cần đưa vào một nhà cung cấp mới, họ đã phải chứng minh những quy trình để việc đánh giá được hiệu quả. Những đánh giá trên phương diện kỹ thuật số về tính bền vững từ bên thứ ba giúp khách hàng đánh giá và cải thiện hiệu suất bền vững trên toàn bộ danh mục và khu vực của nhà cung cấp, là một công cụ thiết yếu để xây dựng khả năng phục hồi. Đánh giá tính bền vững đảm bảo rằng hiệu suất của nhà cung cấp được đo lường và cải thiện, và các đối tác có rủi ro cao được theo dõi liên tục. Khi chúng ta bước vào giai đoạn phục hồi, những thông tin và phản hồi từ quá trình đánh giá là yếu tố quyết định đối với hoạt động quản lý của những doanh nghiệp nhạy bén trong số các nhà cung cấp., chuẩn bị chúng cho những thách thức mang tính toàn cầu vẫn đang ở phía trước ngay cả khi đại dịch kết thúc - như biến đổi khí hậu, sự suy giảm tài nguyên thiên nhiên, chế độ nô lệ hiện đại và hơn thế nữa - tất cả sẽ đòi hỏi khả năng phục hồi tích hợp trong suốt chuỗi cung ứng linh hoạt. Các đánh giá cũng giúp người mua ưu tiên những nơi cần tập trung thời gian và công sức khi lệnh cách ly được dỡ bỏ. Chuỗi cung ứng bền vững đang đem lại giá trị xứng đáng cho các doanh nghệp tham gia – cũng như đối với những doanh nghiệp cam kết thay đổi trước Covid-19, giá trị đem lại là vô cùng quan trọng. Ở cấp độ toàn cầu, các doanh nghiệp đang phải đối mặt với những trở ngại đang đe dọa khả năng phục hồi và thành công chung. Triển khai chuỗi cung ứng bền vững có thể giúp các công ty xác định các tình huống khó khăn với sự nhanh nhẹn và linh hoạt, tăng cường quan hệ và tầm nhìn cũng như tác động tích cực đến các nhà cung cấp. Khi trạng thái bình thường mới vẫn là một ẩn số, chúng ta vẫn có thể chắc chắn ba điều : tính bền vững sẽ tiếp tục thúc đẩy nền kinh tế mục đích, quản lý rủi ro và tính liên tục trong kinh doanh sẽ là những ưu tiên của mỗi hội đồng quản trị và chuỗi cung ứng sẽ đòn bẩy quan trọng để thành công cả hai.

Người dịch: Đào Quang Khải

Bốn giai đoạn: phản ứng, duy trì, phục hồi và trạng thái bình thường mới. Để hiểu được cách ngăn chặn sự phát triển của những rủi ro mà chuỗi cung ứng gặp phải, ta cần phải nhìn vào bốn giai đoạn: phản ứng, duy trì, phục hồi và trạng thái bình thường mới. Ở trạng thái phản ứng đầu tiên, những nhà lãnh đạo tập trung vào sự an toàn của nhân viên, chuyển sang làm việc từ xa để đảm bảo tính liên tục trong kinh doanh. Giai đoạn tiếp theo - sự duy trì - tập trung vào tái thiết lập và định hướng lại nguồn cung, giúp đỡ những nhà cung cấp gặp khó khăn, và quản trị rủi ro trong giao dịch.

Nguồn báo: https://www.forbes.com/sites/businessreporter/2020/05/26/supply-chain-sustainability-sparks-resilience-recovery-and-growth/#646fea786e6e

YESNEWS

23


Chuỗi cung ứng thực phẩm toàn cầu đang phải trải qua những thử thách khó khăn. Được viết ngày 9 tháng 5 năm 2020

Nếu bạn đang sống trong một thế giới đầy đủ sung túc và muốn tìm một ví dụ về giao thương và hợp tác toàn cầu, hãy nhìn ngay vào bữa ăn tối của bạn. Khi lệnh phong tỏa xã hội bắt đầu diễn ra ở phương Tây hai tháng trước, rất nhiều người lo lắng rằng bánh mì, bơ và đậu sẽ thiếu hụt, gây ra làn sóng tích trữ. Ngày nay, nhờ vào các đội xe tải chở hàng lấp đầy kệ siêu thị, bạn mới có thể ăn uống một thoải mái. Điều kỳ diệu của tư bản không phản ánh một kế hoạch toàn diện, mà là một chuỗi cung ứng toàn cầu trị giá 8 nghin tỷ đô thích ứng được với một thực tế mới, với hàng triệu doanh nghiệp đưa ra những quyết định tự phát, từ việc chuyển đổi các nhà cung cấp gạo ở châu Á đến tái trang thiết bị đông lạnh. Hệ thống này không thật sự hoàn hảo: khi thu nhập sụt giảm, sẽ có nhiều người lâm vào đói khổ. Có rất nhiều rủi ro từ thiếu hụt lao động đến mùa màng thất bát. Và trớ trêu thay khi chứng kiến ngành công nghiệp phải vật lộn với một cuộc khủng hoảng có lẽ bắt nguồn từ việc mua bán thịt tê tê tại một khu chợ ở Vũ Hán. Nhưng mạng lưới thực phẩm cho đến nay đang phải trải qua một thử thách khó khăn. Điều quan trọng là trong và sau đại dịch, chính phủ các nước không bị cuốn vào một chiến dịch sai lầm để tự lực cánh sinh.

Các chuỗi cung ứng đằng sau một chiếc Iphone, hay một bộ phận xe hơi, bắt chéo nhau qua dòng sông Rio Grande chính là những điều kỳ diệu của sự phối hợp. Những cái tên thầm lặng của ngành Logistics thế kỷ 21 là hệ thống thực phẩm toàn cầu. Quá trình sản xuất thực phẩm chiếm 10% GDP toàn cầu và giúp cho khoảng 1,5 tỷ người có việc làm. Nguồn cung thực phẩm toàn cầu gần đây đã tăng gần gấp ba lần kể từ năm 1970 bên cạnh việc dân số đã tăng gấp đôi lên 7,7 tỷ người. Đồng thời, số người không đủ ăn đã giảm từ 36% xuống còn 11% trên tổng dân số, và một gịa ngô hoặc một khúc thịt bò ngày nay có giá thấp hơn 50 năm trước. Xuất khẩu thực phẩm tăng gấp sáu lần trong 30 năm trở lại đây; bốn phần năm số người sống một phần dựa vào lượng calo được sản xuất bởi một quốc gia khác Điều này xảy ra bất chấp nỗ lực của chính phủ, chứ không phải do họ. Mặc dù vai trò của họ đã suy giảm, đôi khi họ vẫn kiểm định giá và kiểm soát sự phân phối. Thuế quan nông nghiệp của Liên minh Châu Âu cao gấp bốn lần so với thuế nhập khẩu phi nông nghiệp. Một tá các nhà xuất khẩu lớn, bao gồm Mỹ, Ấn Độ, Nga và Việt Nam thống trị các mặt hàng chủ lực như lúa mì và gạo. Sáu công ty thương mại như Cargill của Minnesota và Cofco của Bắc Kinh giúp vận chuyển thực phẩm trên khắp thế giới.

YESNEWS

24


Sự tập trung hóa và sự can thiệp của chính phủ, cùng với sự thay đổi bất thường của khí hậu và thị trường hàng hóa, có nghĩa là hệ thống này được tinh chỉnh và có thể gây ra sai lệch, mang lại những hậu quả tàn khốc. Trong năm 2007-08 mùa màng thất bát và chi phí năng lượng tăng cao đã làm đội giá lương thực thực phẩm. Điều này khiến các chính phủ sốt sắng về tình trạng thiếu hụt và cấm xuất khẩu, gây ra nhiều lo lắng và thậm chí khiến giá cả trở nên cao hơn. Kết quả là dẫn đến một làn sóng bạo loạn và nghèo khổ diễn ra ở những nước mới phát triển. Đó là cuộc khủng hoảng lương thực tồi tệ nhất từ những năm 1970, khi mà giá phân bón tăng cao và điều kiện thời tiết xấu ở Mỹ, Canada và Nga đã khiến cho sản xuất lượng thực thực phẩm giảm mạnh. Bất chấp mức độ nghiêm trọng của cú sốc hiện tại, từng bộ phận của hệ thống cung ứng đã thích nghi. Cung cấp ngũ cốc vẫn được duy trì, nhờ vào các vụ thu hoạch gần đây cùng với sản lượng dự trữ rất lớn. Các công ty vận chuyển và cảng tiếp tục cung ứng thực phẩm với số lượng lớn. Việc thay đổi không còn ăn ngoài đã gây ra hậu quả nặng nề cho một số công ty. Doanh số McDonald đã giảm khoảng 70% tại châu Âu. Các nhà bán lẻ lớn đã cắt giảm phạm vi của họ và tái phân phối. Năng lực thương mại điện tử của Amazon đã tăng 60%; Walmart vẫn đang thuê thêm 150.000 nhân công. Điều quan trọng là hầu hết các chính phủ đã học được bài học của những năm 2007-08 và tránh chủ nghĩa bảo hộ. Về lượng calo tiêu thụ, chỉ có 5% xuất khẩu thực phẩm so với 19% trước đó phải đối mặt với những điều luật hạn chế. Cho đến nay giá cả vẫn đang được duy trì ở ngưỡng thấp. Nhưng thử thách này vẫn chưa kết thúc. Khi ngành công nghiệp toàn cầu hóa, nó đã phát triển tập trung hơn, tạo ra các nút thắt. Khi dịch Covid-19 bùng phát tại một số lò giết mổ của Mỹ, điều này đã cắt giảm một phần tư nguồn cung thịt lợn - và đẩy nạn săn bắn bừa bãi gà tây hoang dã ở bang Indiana tăng thêm 28%. Mỹ và châu Âu sẽ cần hơn 1 triệu lao động nhập cư từ Mexico, Bắc Phi và Đông Âu cho vụ thu hoạch. Và khi nền kinh tế bị chùn lại và thu nhập sụt giảm, số lượng người phải đối mặt với tình trạng thiếu lương thực trầm trọng có thể tăng lên từ 1,7% đến 3,4% trên tổng dân số thế giới, kể cả ở một số nước giàu có. Điều này phản ánh một sự thiếu hụt không phải trong thực phẩm mà là ở ngân sách, nhưng nếu người dân thiếu lương thực, chính phủ cũng sẽ thực hiện các biện pháp chưa có tiền lệ. Mối nguy cơ luôn hiện hữu là nghèo đói gia tăng và sản xuất gặp trục trặc sẽ khiến các vị chính trị gia dễ hoảng loạn tích trữ lương thực phẩm và hạn chế xuất khẩu. Như trong năm 2007-08, điều này có thể gây ra phản ứng “ăn miếng trả miếng” khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn.

Các chính phủ cần phải bình tĩnh và giữ cho các doanh nghiệp luôn dễ dàng tiếp cận với hệ thống thực phẩm toàn cầu. Điều đó có nghĩa là cho phép sản xuất xuyên biên giới, cung cấp thị thực và kiểm tra sức khỏe cho người lao động nhập cư đồng thời hỗ trợ cho người nghèo bằng tiền mặt và không tích trữ lương thực phẩm. Điều đó cũng có nghĩa là ngăn cản sự tập trung công nghiệp có thể diễn ra nếu các công ty thực phẩm nhỏ phá sản hoặc được mua bởi những công ty lớn hơn. Có nghĩa là làm cho hệ thống trở nên minh bạch hơn, dễ hiểu hơn và có khả năng truy nguyên được, ví dụ, chứng nhận tiêu chuẩn và kiểm định chất lượng, nhằm để các loại bệnh ít có khả năng lây nhiễm từ động vật sang người mà không bị phát hiện. Hiểu rõ thực phẩm là vấn đề an ninh quốc gia là một sự khôn ngoan; nhưng biến sự nhận thức đó trở thành động cơ tự túc và can thiệp một cách lỗ mãng thì không. Trước đây, thực phẩm cũng đã từng trở thành một phần của cuộc chiến tranh thương mại. Mỹ đã tìm cách áp chế xuất khẩu đậu nành và áp thuế quan lên phô mai. Tổng thống Mỹ Donald Trump chỉ định lò mổ là một phần quan trọng của cơ sở hạ tầng quốc gia. Tổng thống Emmanuel Macron đã kêu gọi châu Âu xây dựng quyền tự chủ chiến lược của mình trong lĩnh vực nông nghiệp. Tuy nhiên, họ đang ảo tưởng về khả năng tự cung tự cấp của mình. Sự phụ thuộc giữa các quốc gia và đa dạng hóa khiến cho bạn được đảm bảo an toàn hơn.

Phát minh ra một ý tưởng mới Nhiệm vụ của hệ thống cung ứng thực phẩm chưa được hoàn tất. Trong vòng 30 năm tới, nguồn cung thực phẩm cần tăng khoảng 50% để đáp ứng nhu cầu dân số ngày càng gia tăng về số lượng và điều kiện, kể cả khi lượng khí thải carbon của hệ thống này phải giảm ít nhất một nửa. Cần phải có một cuộc cách mạng năng suất mới bao gồm mọi thứ từ nhà kính công nghệ cao giáp thành phố cho tới robot thu hoạch trái cây. Điều đó yêu cầu tất cả sự linh hoạt và nhạy bén của thị trường có được, cũng như nguồn vốn đầu tư tư nhân khổng lồ. Tối nay, khi bạn nhấc đôi đũa hay chiếc dao, chiếc nĩa lên, hãy nhớ tới những người nghèo đói và cả một hệ thống cung ứng đang phải gồng gánh nuôi dưỡng thế giới này. Không chỉ trong đại dịch mà cả sau này, hệ thống này nên được tự do hoạt động để tận dụng sức mạnh kỳ diệu của mình.

Người dịch: Đinh Ngọc Diệp

Nguồn: https://www.economist.com/leaders/2020/05/09/the-global-foodsupply-chain-is-passing-a-severe-test

YESNEWS

25


Xây dựng chuỗi cung ứng có sức bật hơn trong một thế giới hậu đại dịch

Đại dịch COVID-19 tiếp tục làm dấy lên một sự suy xét lại trên nhiều khía cạnh của đời sống xã hội - mọi thứ từ những quán lệ kinh doanh thông thường đến các thói quen cá nhân và công dân lâu đời. Chuỗi cung ứng toàn cầu đã trở thành là một chủ đề chính trong cuộc trò chuyện, và nó đáng như vậy. Khi các doanh nghiệp đóng cửa và chính phủ áp đặt các lệnh phong tỏa khắp nơi trên thế giới để ngăn chặn sự bùng phát thì nhu cầu đối với hàng hóa và vật tư thiết yếu đã tăng vọt. Những thay đổi mạnh mẽ cũng cho thấy được sự phụ thuộc hoàn toàn của chúng ta vào một chuỗi cung ứng vô cùng phức tạp, phân mảnh và không hiệu quả. Nhìn qua tình trạng khẩn cấp hiện tại, rõ ràng rằng chúng ta cần một chuỗi cung ứng có sức bật hơn, có thể sẵn sàng điều chỉnh và thích nghi trong quãng thời gian tương lai đầy khủng hoảng và căng thẳng. Vậy làm thế nào để chúng ta đạt được điều đó ngay từ bây giờ?

Doanh nghiệp công nghệ phải được đưa về trong nước Trong nhiều năm, mọi người trong giới công nghệ đã nói về “việc thương nghiệp hóa công nghệ thông tin”. Đó là biệt ngữ công nghiệp chỉ việc mở rộng khả năng sử dụng thân thiện với mọi người mà chúng ta mong đợi từ công nghệ tiêu dùng cho đến doanh nghiệp. Thử nghĩ về những ngày đầu sử dụng Dropbox, một dịch vụ lưu trữ khởi đầu là một sản phẩm tiêu dùng nhưng nó dễ sử dụng đến nỗi mọi người bắt đầu cài đặt nó trong các ổ đĩa trên máy tính văn phòng của họ.

YESNEWS

26


(1) Dropbox là một dịch vụ lưu trữ tập tin trực tuyến miễn phí được thành lập vào năm 2008 bởi Drew Houston và Arash Ferdowsi thuộc công ty Dropbox, trụ sở chính ở San Francisco. Dropbox cung cấp phần mềm trên máy người dùng với các hệ điều hành Microsoft Windows, Mac OS X, Linux, Android, IOS (Apple),...

Tuy nhiên, một chuỗi cung ứng có sức bật hơn đòi hỏi chúng ta phải lật ngược lại mô hình đó. Chúng ta cần đem công nghệ doanh nghiệp - với tất cả các tất cả những thuộc tính, khả năng mở rộng, hiệu quả và tính bảo mật vượt trội – tới số lượng ngày càng tăng các công nhân trong chuỗi cung ứng làm việc từ xa và tại nhà. Tin tốt là, chúng ta biết cách thực hiện điều này: với các giải pháp chuỗi cung ứng được xây dựng từ đầu dựa trên một kiến trúc đám mây đa tầng. Vấn đề là nhiều hệ thống chuỗi cung ứng ngày nay đã được kiến tạo để vận hành tại chỗ. Và trong khi một số hiện đã có thể truy cập bên ngoài bốn bức tường của doanh nghiệp, chúng chỉ đơn giản là không kế thừa được nhiều lợi thế vốn có của các giải pháp đa nhiệm thực sự - những ưu điểm như cập nhật dễ dàng, chi phí bảo trì thấp hơn và truy cập từ xa với độ bảo mật cao cho nhân viên và đối tác chuỗi cung ứng . Với hy vọng giữ cho chuỗi cung ứng hoạt động hiệu quả và vận hành chính xác, các công ty phần mềm phục vụ chuỗi cung ứng phải đối mặt với thách thức này và hiện đại hóa các ứng dụng của họ.

Sự hợp tác thời gian thực được điều hướng bởi dữ liệu là nhiệm vụ then chốt hiện nay. Càng khó tin hơn, chuỗi cung ứng đã làm “kinh doanh trong bóng tối” trong nhiều thập kỷ. Trong khi người tiêu dùng từ lâu đã quen với việc nhấp vào một vài nút để tìm vị trí của gói hàng đang vận chuyển, một người gửi hàng dù chi hàng chục triệu đô la để vận chuyển hàng hóa trên khắp thế giới cũng không thể làm điều tương tự. Đó là do sự phức tạp lớn của một chuỗi cung ứng bao gồm hàng chục ngàn công ty phân tán trên toàn cầu, sử dụng các ngôn ngữ khác nhau, tuân thủ các quy định khác nhau và vật lộn với những thách thức riêng biệt.

Là giám đốc điều hành của một công ty giúp cung cấp khả năng hiển thị trong vận chuyển hàng hóa, tôi đã tận mắt thấy điều này đã bắt đầu thay đổi như thế nào trong những năm gần đây. Nhưng COVID-19 - hơn bất kỳ sự kiện nào xảy ra trước đó - đang làm sáng tỏ nhu cầu về khả năng hiển thị chuỗi cung ứng và truy cập vào dữ liệu hậu cần thời gian thực đáng tin cậy. Được trang bị dữ liệu như vậy, các công ty chuỗi cung ứng có thể hợp tác tốt hơn với các công ty khác - cũng như với các đối tác và thậm chí là đối thủ cạnh tranh - để tìm ra hiệu quả. Ví dụ, một trong những sự thiếu hiệu quả lớn nhất trong vận tải hàng hóa là thời gian dừng, trong đó đề cập đến thời gian một chiếc xe không hoạt động tại một cơ sở chờ để tải hoặc dỡ hàng. Thời gian chờ dài chẳng đem lại lợi ích cho ai. Kết quả còn bị phạt nặng và ảnh hưởng tới thời thời gian phục vụ của tài xế. Ngoài ra, thời gian dừng kéo dài đã được chứng minh sẽ làm tăng khả năng xảy ra tai nạn kéo theo trên đường. Đối với các công ty hậu cần hoặc vận tải hàng hóa muốn xây dựng chuỗi cung ứng có sức bật hơn, các thành viên trong nhóm nên hợp tác trên nhiều giải pháp khắc phục khác nhau để giảm bớt giảm bớt độ trễ, chẳng hạn như: •

Cung cấp một lựa chọn kiểm tra kỹ thuật số để giảm thời gian lái xe tại chỗ.

Cung cấp cân bằng tải tốt hơn (tức là, tối ưu hóa khối lượng tải trong và tải ngoài trong các ngày trong tuần để giảm thời gian dừng).

Hợp nhất các đơn đặt hàng mua cho cùng một mặt hàng trong một PO.

Cung cấp nhân sự linh hoạt dựa trên khối lượng tải thay vì nhân sự được xác định trước trên tất cả các ca

Phối hợp với các nhà mạng có tỷ lệ phần trăm cao để tối ưu hóa các vị trí cuộc hẹn và các yếu tố liên quan

Hợp tác dựa trên sự điều hướng của dữ liệu tạo sức mạnh cho các bên liên quan trong chuỗi cung ứng xác định nguyên nhân gốc rễ và tìm ra giải pháp. Đó là quán lệ kinh doanh tốt trong thời gian bình thường, nhưng đó là một điều cần thiết tuyệt đối trong thời kỳ khủng hoảng.

YESNEWS

27


Chúng ta cần quản lý dự báo và tồn kho tốt hơn Trong những năm qua, các nhà sản xuất và nhà bán lẻ trên thế giới đã đầu tư rất nhiều vào xây dựng mô hình và khả năng dự báo phức tạp nhằm ước tính nhu cầu và quản lý hàng tồn kho, quy trình đặt hàng và các quy trình liên quan. COVID-19 đã phá hủy tất cả các mô hình cũ. Trước đây, chưa ai từng thấy những sự tăng vọt trong nhu cầu chưa từng có này. Các mô hình dự báo mới cần được phát triển. Rộng hơn là chuỗi cung ứng phải đầu tư mạnh mẽ hơn vào các kế hoạch và chiến lược quản lý rủi ro. Dữ liệu chuỗi cung ứng thời gian thực rất quan trọng đối với những nỗ lực này, cũng như việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo cho những nghiên cứu về dữ liệu và cho phép doanh nghiệp đưa ra quyết định tốt hơn. Đại dịch COVID-19 đã khiến cho chuỗi cung ứng toàn cầu phải trải qua những căng thẳng khủng khiếp. Nhờ những nỗ lực phi thường của rất nhiều công nhân chuỗi cung ứng - đặc biệt là các tài xế xe tải, công nhân bến tàu, nhân viên cửa hàng tạp hóa và tất cả những người làm việc ở khu vực chiến tuyến - hàng hóa thiết yếu tiếp tục đến nơi chúng cần đến. Nhưng chúng ta có thể làm tốt hơn rất nhiều. Chúng ta có thể xây dựng một chuỗi cung ứng có sức bật và nhanh chóng hơn, có thể giúp tất cả chúng ta làm chủ hành động trong cuộc khủng hoảng tiếp theo thay vì phản ứng lại với nó.

Người dịch: Phạm Phong Thu

Nguồn báo: https://www.forbes.com/sites/forbestechcouncil/2020/05/27/building-a-more-resilient-supply-chain-in-a-post-pandemic-world/#394ea25d4dff

YESNEWS

28


Đại dịch là cơ hội để các doanh nghiệp tự do trải nghiệm những ý tưởng hoàn toàn mới ... Sự phá hủy đầy sáng tạo

... Một vài trong số đó sẽ vẫn sẽ tồn tại sau khi cơn khủng hoảng qua đi. Khi núi lửa Tambora phun trào vào tháng tư năm 1815, bụi và tro từ núi lửa – hiện đang ở Indonesia, đã che khuất ánh mặt trời và hạ thấp nhiệt độ toàn cầu, khiến cho mùa màng bị phá hoại khắp nơi. Bởi giá lương thực tăng vọt mà hàng chục ngàn người đã thiệt mạng vì nạn đói và bệnh tật. Hàng ngàn con ngựa cũng không qua khỏi vì chủ của chúng không còn đủ khả năng nuôi chúng bằng yến mạch. Trước bối cảnh ảm đạm này, Karl von Drais – một nhà phát minh người Đức đã tạo ra Laufmaschine (cỗ máy đi bộ) để thay thế cho việc di chuyển bằng ngựa. Ngày nay, chiếc “máy chạy” của ông được biết đến với tên gọi - xe đạp. Đại dịch này cũng giống như thảm họa Tambora, là một thảm họa chưa được giải quyết. Nhưng một phần nào đó nó cũng đang thúc đẩy sự đổi mới, khi các doanh nghiệp đưa ra những phương thức mới để tiếp tục sản xuất các sản phẩm hiện có mặc dù chuỗi cung ứng bị gián đoạn, hay khi họ tạo ra những sản phẩm mới vì nhu cầu suy giảm trong bối cảnh toàn xã hội đang tự cách ly.

Điều đầu tiên mà đại dịch tác động lên doanh nghiệp chính là chi phí. Việc thực hiện bất kì ý tưởng mới lạ nào tại những doanh nghiệp lớn thường cần rất nhiều vốn đầu tư. Vào thời điểm này, trong khi các doanh nghiệp đang bảo toàn quỹ tiền mặt để duy trì thanh khoản, thì những khoản đầu tư mới không phải là điều mà các cấp trên nghĩ tới. Một vài người trong số họ đang tìm cách để làm những điều khác biệt mà không cần đến những khoản chi phí khổng lồ. Giám đốc điều hành của công ty bán lẻ thực phẩm lớn ở Châu Âu giải thích cách mà doanh nghiệp của ông xoay xở để có thể tăng dịch vụ hoàn tất đơn hàng online lên hơn 50% mà không cần bất kỳ vốn đầu tư mới nào nhờ vào việc sàng lọc và đóng gói hàng suốt đêm tại các cửa hiệu. Evergrande, một công ty bất động sản lớn của Trung Quốc, đã khuyến khích lực lượng bán hàng của mình sử dụng các phương tiện truyền thông và công nghệ thực tế ảo nhằm quảng bá các căn hộ trong khi đất nước bị đóng cửa vì dịch Covid; doanh số bán hàng của công ty này đã tăng gấp đôi vào tháng Hai với con số 6.4 tỷ đô la. Gần đây, một

YESNEWS

29


khách hàng nước ngoài đã trả 6 triệu bảng (tương đương với 7.4 triệu đô la) cho một căn hộ ở London chỉ sau khi trải nghiệm chuyến du lịch ảo 3D. Matterport, một công ty ở California, cho biết những chiếc máy ảnh 3D của họ đắt hàng chẳng khác nào những cuộn giấy vệ sinh. Không chỉ đắt đỏ mà những sáng kiến trong doanh nghiệp còn mang tính chất đặc thù. Ông Henry Chesbrough của trường Haas, thuộc Đại học California, Berkeley cho rằng phương thức tiếp cận khép kín này có chi phí cơ hội. Hầu hết những doanh nghiệp lớn không sử dụng hoặc không cấp phép cho phần lớn các bằng sáng chế của họ và đều giữ lại những ‘viên ngọc quý” cho mình. Một vài trong số những hòm châu báu này đã bị khai quật, khiến cho các nội dung của họ bị lộ ra với những người khác. Chú thích của người dịch: Viên ngọc quý trong tài chính có thể hiểu là các tài sản có giá trị nhất của một công ty được xác định bởi các đặc điểm như lợi nhuận, giá trị tài sản và triển vọng trong tương lai.

Những công ty dược phẩm là đối thủ của nhau đang phải thường xuyên hợp tác dù không mấy thoải mái trong cuộc đua tìm ra thuốc và vắc-xin nhằm chống lại vi rút Corona. Tập đoàn công nghệ IBM đang lãnh đạo một liên đoàn nhằm tập hợp các tài nguyên siêu máy tính để giúp tìm kiếm các liệu pháp trị bệnh. Vào ngày 21 tháng 4, Microsoft, từng là một nhà ủng hộ trung thành của phương thức sử dụng “bức tường bảo mật” cho phần mềm, đã tuyên bố hỗ trợ cho phong trào dữ liệu mở. Ông Karim Lakhani của Trường Kinh doanh Harvard cho hay, các doanh nghiệp lớn hầu hết đều ủng hộ ý kiến lấy lời khuyên từ những người trong cuộc cũng như các chuyên gia tư vấn hơn là từ trí khôn của đám đông. Thế nhưng điều này đang thay đổi. Ericsson, một doanh nghiệp thiết bị viễn thông tại Thụy Điển, hiện đang đầu tư nhiều hơn vào phần mềm mã nguồn mở và thu hút khách hàng với những nỗ lực “đổi mới sáng tạo mở” nhằm tăng tốc việc áp dụng bộ kit 5G của mình. Việc các doanh nghiệp tận dụng bên thứ ba đang thúc đẩy những công ty như Tongal, một thị trường tạo ra những tác phẩm video sáng tạo phục vụ cho các tập đoàn đa quốc gia, trong đó có Lululemon – công ty bán quần áo thể thao ở Canada và Lego – công ty sản xuất đồ chơi tại Đan Mạch. Số lượng đăng ký làm creator (người sáng tạo) mới của công ty này trong tháng Ba cao gấp năm lần so với tháng Hai, đồng thời các hoạt động hàng tháng cũng tăng 150%. Topcoder, công ty cung cấp những nhân tài công nghệ theo yêu cầu, cũng đã có sự tăng trưởng rõ rệt.

Tuy nhiên, đặc điểm chủ chốt của cuộc cách mạng đổi mới này chính là tốc độ thay đổi chóng mặt. Các doanh nghiệp bị buộc phải đẩy mạnh tốc độ chuyển hóa cũng như phải khắc phục tình trạng “tê liệt phân tích”, đây là vấn đề gây ra bởi việc các quản lý cấp cao quá mải mê nghiên cứu đi nghiên cứu lại những tình huống không mấy liên quan tại các trường đại học kinh doanh. Trong một buổi họp gần đây, các nhà tư vấn tại công ty Bain đã kêu gọi các doanh nghiệp loại bỏ những dữ liệu cũ, khảo sát nhanh và thường xuyên, đồng thời phải giả định rằng công ty mình sẽ ở trong trạng thái thử nghiệm vào thời gian tới. Đối mặt với việc đóng cửa đột ngột kênh phân phối chính của mình tới các nhà hàng và các tổ chức, Sysco – công ty phân phối thực phẩm lớn của Mỹ, đã xây dựng một chuỗi cung ứng cùng với hệ thống thanh toán hoàn toàn mới nhằm phục vụ các cửa hàng tạp hóa trong vòng chưa đầy một tuần. Những sáng kiến từng bị trì hoãn một thời gian dài đột nhiên lại được triển khai trên quy mô lớn chỉ trong một đêm. Một người trong nội bộ ngành cho hay, có một tổ chức tiêu chuẩn toàn cầu đã chuyển đổi dịch vụ chăm sóc khách hàng chính của mình từ mặt đối mặt sang trực tuyến chỉ trong vòng hai tuần. Cuộc khủng hoảng này đã thúc đẩy các giám đốc điều hành triển khai cũng như thử nghiệm những ý tưởng mới đầy rủi ro với các nhóm khách hàng lớn. Như ông chủ của doanh nghiệp từng có tên trong danh sách Fortune 500 đã phát biểu gần đây rằng: “Chúng tôi đang học hỏi nhiều hơn bằng cách thử nghiệm thay vì dành hàng tháng bàn bạc với những nhà phân tích và tham gia các cuộc họp dài bất tận.” Mặc dù ngành bán lẻ toàn cầu đang đứng trước nguy cơ tận thế, doanh số bán hàng trực tuyến toàn cầu của mặt hàng thể thao tại Nike vẫn tăng hơn ba lần trong ba tháng tính đến tháng Hai, tất cả đều nhờ sự tận dụng tài tình mấu chốt kỹ thuật số sau khi đã có kinh nghiệm trải qua đại dịch Covid 19 ở Trung Quốc. Số cam kết hợp tác với các dịch vụ trực tuyến tại Trung Quốc của công ty này đã tăng thêm ba con số không vào tháng Một và tháng Hai so với cùng kỳ năm ngoái, khi người tiêu dùng chia sẻ quá trình tập luyện của họ qua Wechat và các phương tiện truyền thông khác. Những lớp học chuyên gia của nó được phát trực tuyến hơn 800,000 lần mỗi tuần trên Youtube. Khao khát về tốc độ còn được phản ánh qua hiệu suất làm việc của các công ty sản xuất thiết bị in 3D, họ giảm tải thời gian biến mẫu thử thành sản phẩm hoàn chỉnh cuối cùng bằng cách lựa chọn những nhà thầu in 3D ở gần thay vì những nhà cung cấp ở xa để tăng tốc độ phân phối. Tập đoàn HP cũng đang đẩy nhanh việc tung ra tính năng “3D

YESNEWS

30


as a service”, cho phép khách hàng chỉ cần trả tiền cho những gì họ in thay vì mua cả bộ dụng cụ và vật tư đắt tiền. Trong số những khách hàng đầu tiên của họ có Wallbox – công ty sản xuất bộ sạc xe điện và Hipp Medical – doanh nghiệp sản xuất dụng cụ phục vụ cho bác sĩ chỉnh hình và nha sĩ. Các doanh nghiệp cũng đang thử nghiệm những kênh phân phối mới. Nhận thấy sự khan hiếm về mặt nhân lực cộng với việc ngày nay khách hàng cảm thấy hài lòng hơn khi nhận hàng từ người máy hơn là người thật, việc giao hàng tự động đã được những gã khổng lồ trong ngành thương mại điện tử của Trung Quốc như Alibba, JD.com và Meituan tận dụng. Ông Edward Tse, chuyên gia tư vấn của Gao Feng, tin rằng việc giao hàng tự trị sẽ trở nên phổ biến trong vòng 12-18 tháng tới, nhanh hơn rất nhiều so với những gì ông nghĩ trước đây. Zipline, một công ty khởi nghiệp tại California, đã vận chuyển các mẫu máu và y tế bằng máy bay không người lái đến Châu Phi, giờ đây họ muốn làm điều tương tự với các mẫu vi rút Corona tại Mỹ. Google đã mở rộng sử dụng thiết bị máy bay không người lái Wing của mình để vận chuyển thuốc cũng như các nhu yếu phẩm khác đến vùng nông thôn ở Virginia. Dưới sức ép của khối gia tài cũng như sự bảo toàn lợi nhuận độc quyền, rất nhiều doanh nghiệp lớn không phải là những nhà cải cách về mặt bản chất. Hầu hết các doanh nghiệp từ bỏ những đổi mới đầy táo bạo và rồi chùn bước để có thể trở nên phù hợp với chức danh bộ C của mình (chú thích của người dịch: Bộ C là một biệt ngữ được sử dụng rộng rãi mô tả một cụm các giám đốc điều hành cấp cao quan trọng nhất của một tập đoàn). Ông Darrell Rigby của công ty Bain cho rằng, vào thời điểm mà mọi thứ đang yên ổn và còn có thể dự đoán được, phương pháp chỉ huy và kiểm soát này vẫn được áp dụng tốt cho quá trình đổi mới. Ông Gary Hamel đến từ trường Kinh doanh London cho biết thêm: “Đối với một cuộc khủng hoảng nhỏ, nguồn năng lượng sẽ tập trung ở trung tâm.” Tuy nhiên, ông phản ánh rằng, đối với cuộc khủng hoảng lớn, “năng lượng ấy sẽ di chuyển đến khu vực ngoại vi.” Nó có thể ở đó một thời gian sau khi đại dịch qua đi.

Người dịch: Lê Thu Trà

Nguồn: https://www.economist.com/business/2020/04/25/the-pandemic-is-liberating-firms-to-experiment-with-radical-new-ideas

YESNEWS

31


4

Nhân vật trong tháng


Về thành tích học tập: • • •

Hoàng Thị Yến Chi đoàn: Kiểm toán 59B

• •

Nhận học bổng của tập đoàn Hòa Phát năm học 2017 2018. Nhận học bổng khuyến khích của trường Đại học KTQD năm học 2017-2018 Tham gia nghiên cứu khoa học sinh viên năm học 20182019 và 2019-2020. Giải nhì cuộc thi AIS 2018 do ACCA, FTMS và KPMG phối hợp tổ chức. Giải nhì cuộc thi học bổng “Ươm mầm tài năng sinh viên” do ACCA, Smart Train và RSM phối hợp tổ chức.

Về hoạt động Đoàn, phong trào sinh viên và các hoạt động xã hội khác: • • • • • • • • • •

Chủ nhiệm câu lạc bộ Tủ sách sống, trực thuộc Đoàn trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Cán bộ Đoàn hoạt động xuất sắc trong năm học 2018-2019 của Đoàn trường ĐH Kinh tế Quốc dân. Khách mời tọa đàm '' Văn hóa đọc với giảng viên, sinh viên trường ĐH Kinh tế Quốc dân" do NXB trường ĐH Kinh tế Quốc dân tổ chức. Thành viên ban tổ chức các chương trình Ngày hội sách và bạn trẻ ĐH KTQD 2018; Ngày Hội sách Xuân NEU 2019; BookSwap 2019 Thành viên ban tổ chức hỗ trợ Tọa đàm Sinh viên với khởi nghiệp do Đoàn trường phối hợp cùng Alphabook tổ chức và tọa đàm “Câu chuyện đọc sách” Thành viên ban tổ chức cuộc thi "Những cuốn sách trong tôi mùa 1" do Đoàn Trường và AlphaBook phối hợp tổ chức và cuộc thi "Những cuốn sách trong tôi mùa 2" do CLB tổ chức Hỗ trợ các chương trình “Kỉ niệm Ngày sách Việt Nam” lần 5 và 6 của Thư viện Phạm Văn Đồng và NXB ĐH KTQD; “Blockchain và tiền điện tử” do NXB Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức. Hỗ trợ NXB ĐH Kinh tế Quốc dân giới thiệu cuốn sách “Nước Lào trong tôi” tới tân sinh viên K61 tại chương trình Chính trị đầu khóa. Tham dự nhiều chương trình của Viện, của Đoàn trường như: MIS project; hội thảo chinh phuc IELTS; tọa đàm SAPP; tọa đàm IFACE; Talkshow AFA Phân tích kinh doanh, … Tình nguyện viên các chương trình hiến máu toàn trường lần 2 năm 2018: “Dòng máu lạc hồng”; chương trình “Giao thông xanh” do Thành đoàn Hà Nội tổ chức năm 2018 và “Phụ nữ là để yêu thương” do CLB Từ thiện quốc gia NCC tổ chức vào năm 2017 Tham gia các cuộc thi: Olympic Mác- Lênin và tư tường Hồ Chí Minh 2018; cuộc thi MC Spotlight 2018; cuộc thi Me of Tomorrow 2018; cuộc thi Economics Champion 2019.

YESNEWS

33


Hoàng Thị Yến với vai trò khách mời tọa đàm '' Văn hóa đọc với giảng viên, sinh viên trường ĐH Kinh tế Quốc dân"

Hoàng Thị Yến (váy đỏ) tham gia văn nghệ chương trình “K59 xin chào” của viện Kế Toán – Kiểm toán

Về sáng kiến, mô hình đóng góp cho công tác Đoàn và phong trào thanh niên •

Tháng 8/2019, đưa dự án BookSharing vào vận hành. Hoạt động cốt lõi của dự án này là cho các bạn sinh viên, trước hết là sinh viên ĐH Kinh tế Quốc dân mượn sách đọc với chi phí hoàn toàn bằng không. Tính đến nay, dự án đã đi vào hoạt động được gần 7 tháng, bước đầu đã có thành công nhất định và tiếp tục hướng tới mở rộng phạm vi tới các bạn sinh viên trên địa bàn lân cận và toàn thành phố Hà Nội. 20/11/2019, chính thức đưa hoạt động "Bán cây gây quỹ'' vào chuỗi hoạt động thường niên của CLB. Hoạt động này nhằm mục đích mang đến những món quà 20/11 tri ân thầy cô là những chậu cây, vừa ý nghĩa, vừa tiết kiệm mà cũng góp phần bảo vệ môi trường. Đồng thời, tạo nên nguồn quỹ mua sách bổ sung nguồn sách BookSharing cho mượn. CLB đang ấp ủ về dự án “Tủ sách biết nói”, dự kiến ra mắt vào tháng 4/2020 với mong muốn đưa sách đến gần hơn với những người quan tâm, thu hút những người chưa có thói quen đọc sách, lan tỏa văn hóa đọc đến cộng đồng.

Hoàng Thị Yến cùng câu lạc bộ Tủ Sách Sống

YESNEWS

34


Hoàng Thị Yến đạt giải thưởng 26/3 do Đoàn Trường ĐHKTQD bình chọn chào mừng kỉ niệm 89 năm thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

Cô gái với niềm say mê sách: Hoàng Thị Yến YESNEWS

35


PV: Dạ chúng em chào chị ạ. Hôm nay chúng em rất vui khi được ở đây phỏng vấn một nhân vật rất đặc biệt đó là chị Hoàng Yến. Được nghe chị tâm sự và chia sẻ những kinh nghiệm quý báu của bản thân là điều đáng trân trọng và vinh hạnh đối với chúng em và CLB YES! HTY: Chị cảm ơn các em. Lúc đầu chị cũng khá bất ngờ vì không nghĩ mình sẽ làm khách mời cho chuyên mục NVTT của số báo này. Chị cũng hy vọng rằng những chia sẻ nhỏ của chị có thể giúp các em có những suy nghĩ tích cực và hướng đi đúng cho tương lai hơn. Điều đó làm chị vui lắm. PV: Dạ vâng ạ. YESNEWS được biết hiện tại chị đang hoạt động trong CLB Tủ Sách Sống (TSS) của trường mình. Vậy chị có thể tâm sự một chút về con đường từ cộng tác viên (CTV) lên chủ nhiệm CLB của chị được không ạ? HTY: Chị vào TSS từ năm 2017 với tư cách thành viên, lúc đấy CLB đang tuyển Gen 2. Sau một năm hoạt động tích cực, chị được lên phó chủ nhiệm, phụ trách mảng nhân sự của CLB. Trong năm tiếp theo, chị được lên làm chủ nhiệm. Nó giống như một bản lộ trình thăng tiến của một người vậy, và CLB chị bồi dưỡng nhân sự theo hướng phát triển đi lên, khi các bạn tích lũy được đủ các kỹ năng, kinh nghiệm thì đương nhiên sẽ được đảm nhiệm những vị trí cao hơn trong CLB. Trong khoảng thời gian hoạt động đó, phía ban chủ nhiệm cũng sẽ có những cái nhìn khách quan và đánh giá đúng được năng lực của từng thành viên để bổ nhiệm những vị trí thích hợp. PV: Từng đảm nhận vị trí phó chủ nhiệm phụ trách mảng nhân sự của TSS, vậy chị có thể chia sẻ cho chúng em những kinh nghiệm về việc tuyển chọn nhân sự và những tố chất cần có ở họ được không ạ?

HTY: Chị là một người khá thực tế, chị sẽ chọn những người không chỉ nói được mà còn phải làm được. Ngoài vòng đơn online và vòng phỏng vấn, trong năm vừa rồi, CLB chị có tổ chức chương trình Book Swap, chị sẽ để các ctv K61 vào hoạt động trực tiếp trong một chương trình chính của CLB, chương trình này đòi hỏi các bạn ấy phải có kỹ năng teamwork, teambuilding, kĩ năng xử lí tình huống và kĩ năng chuyên môn. Từ đó, CLB sẽ đánh giá được mức độ hoàn thành công việc của các bạn ấy. Việc tuyển chọn qua hình thức như thế này xuất phát từ việc chị đã từng gặp những bạn thể hiện rất tốt ở vòng đơn và vòng phỏng vấn, nhưng trong thực tế họ lại không làm được như vậy, như những gì đã chia sẻ. Vậy nên, ngoài việc đánh giá chủ quan từ phỏng vấn, các anh chị teamlead sẽ đánh giá tinh thần, ý thức và đặc biệt là qua những đóng góp thiết thực của các bạn để tìm ra được những nhân tố phù hợp sẽ gắn bó lâu dài với CLB. PV: Chị có đặt ra những tiêu chí cụ thể gì khác về con người trong lúc tuyển nhân sự không ạ, ví dụ như tính cách chẳng hạn? HTY: Theo chị, thông thường các CLB sẽ cố gắng tuyển người giỏi. Tuy nhiên, ở TSS, chị lại đánh giá tính phù hợp nhiều hơn. Không nhất thiết bạn phải quá giỏi, quá xuất sắc mà phải phù hợp, có niềm yêu thích, sự năng động và gắn bó lâu dài. Tính ra chị cũng đã tham gia TSS được 3 năm rồi, được trải nghiệm tất cả các hoạt động lớn nhỏ của CLB, chị cảm nhận TSS như một ngôi nhà thứ hai của chị, một nơi đáng trân trọng với những con người vô cùng đáng yêu và tài năng. Chính ngôi nhà ấy góp phần tạo nên con người của chị bây giờ. Chị vui và biết ơn về điều đó.

PV: Hiện tại chị đã là sinh viên năm 3 và cũng chuẩn bị ra trường rồi. Vậy chị có định hướng gì sau khi ra trường chưa ạ? HTY: Học xong kỳ này, theo kế hoạch thì kỳ sau chị sẽ đi thực tập. Theo chị, những ai học kinh tế sau này cũng muốn làm kinh doanh. Chị học kiểm toán, một ngành khá đặc thù. Sinh viên ngành này ra trường thông thường sẽ muốn vào Big4 và đây cũng là mục tiêu hồi năm nhất của chị. Nhưng hiện tại chị lại suy nghĩ hơi khác một chút, rằng mình không nhất thiết phải vào làm ở những công ty lớn như thế, quan trọng là khả năng của mình đến đâu và môi trường ấy có thực sự phù hợp hay không. Tuy nhiên, hiện tại chị vẫn đang cố gắng trau dồi, tích lũy kiến thức để có thể thực hiện mục tiêu thi vào Big4 trong tương lai gần nhất, chị nghĩ đó cũng là một trải nghiệm đáng để thử khi là sinh viên Kế kiểm. PV: Quay lại chuyện CLB một chút, chị có thể tâm sự về một lí do đặc biệt hay một động lực nào đó đã thôi thúc chị apply vào TSS được không ạ? HTY: Sau khi biết mình đỗ NEU, chị đã tìm hiểu những fanpage liên quan đến sách của trường mình. Đến tháng 9, chị vô tình nhìn thấy thông tin tuyển Gen mới trên page TSS và đăng ký tham gia thôi. Trước đó, chị đã ứng tuyển rất nhiều CLB, tất cả những CLB mà chị thấy phù hợp. Chị đã từng đăng ký tham gia cả CLB Âm nhạc MEC nữa, nhưng rất tiếc CLB ấy đều không chọn chị. Lúc đó, TSS là CLB duy nhất chị chưa phỏng vấn và sau này chị đã đỗ. Chị nghĩ đây cũng là một cái duyên, bởi nếu MEC chọn chị thì có lẽ chị đã không còn cơ hội vào CLB TSS nữa. PV: Trong buổi phỏng vấn hôm đó, chị thấy có câu hỏi nào hóc búa hay khó trả lời không ạ?

YESNEWS

36


HTY: Các anh cũng khá dễ và “cute”, luôn tạo cho mình cảm giác rất thoải mái nên chị không thấy có chút áp lực nào cả. Và thực ra lúc đó CLB mới tuyển Gen 2 nên mọi người cũng nhẹ nhàng thôi, không quá gắt gao qua nhiều vòng như các CLB khác và đó cũng là một lợi thế cho chị khi ứng tuyển vào CLB. PV: Nhưng có lẽ từ Gen sau chị thì quá trình tuyển thành viên sẽ làm “gắt” hơn đúng không ạ? HTY: Chắc chắn rồi. CLB đang trên đà phát triển, hoàn thiện về cơ cấu tổ chức và tốt hơn về chất lượng thành viên. Bắt đầu từ Gen sau mình phải đưa ra các tiêu chí được xem là “gắt” hơn để lựa chọn những nhân tố tốt hơn, phù hợp với định hướng phát triển của CLB. PV: Với vai trò là một người lãnh đạo CLB, chị có thể chia sẻ những kỉ niệm vui buồn hoặc đáng nhớ trong quá trình lãnh đạo hoặc trong những hoạt động của CLB được không ạ? HTY: Đối với chị, kỷ niệm vui chủ yếu trong những lần sinh hoạt ngoại khóa của CLB. Kỉ niệm đáng nhớ nhất với chị là lần đầu tiên chị được ra công viên Yên Sở chơi teambuilding. Lúc mới vào Đại học, chị chỉ muốn thu mình vào một góc nào đấy. Chị cũng được nhận xét là một người trầm tính và hay trầm tư suy nghĩ. Nhưng ở lần ngoại khóa đó, chị cảm thấy bản thân được hòa mình vào một không gian hoàn toàn mới. Lúc đó cũng là lần đầu tiên chị chơi Ma Sói, cảm giác thú vị lắm. Chị khá tập trung vào việc học. Chị luôn cân đối mọi thứ để tất cả đều ở mức tốt chung nên những khoảng thời gian, những niềm vui như vậy đối với chị rất quý giá. Sau khi ra trường, những kỉ niệm đó vừa là niềm vui, vừa là động lực cho chị nữa. Tất nhiên, cuộc sống luôn có những

điều mà mình không mong muốn, kỷ niệm buồn cũng có, đó là những lúc tranh luận với chủ nhiệm hay phó chủ nhiệm khi không tìm được quan điểm chung hoặc khi các bạn trong CLB không hoàn thành công việc mà chị đã giao hay những lúc chị phải cân team, … Nhưng tất cả những điều ấy đã làm nên con người chị bây giờ. Trưởng thành hơn rất nhiều! PV: Chị luôn cố gắng cân bằng mọi thứ, vậy chị có thể chia sẻ cho chúng em cách sắp xếp thời gian biểu để cân đối giữa việc học, việc tham gia ngoại khóa và việc kết nối với bạn bè, người thân được không ạ? HTY: Điều này liên quan đến việc quản lý thời gian. Trong quá trình training cho các Gen dưới, chị cũng có chia sẻ về cách cân đối mọi thứ. Mỗi người đều có 24h trong 1 ngày. Có những người trong 24h đó làm được rất nhiều việc, có những người lại chưa kịp làm gì đã hết ngày. Chị sẽ xây dựng thời gian biểu để lên lịch cố định. Thông thường, chị sẽ note lại lịch học trên trường, sau đó chị sẽ lên kế hoạch trong vòng 1 tuần,có những deadlines nào, phải gặp những ai? … Còn lại những thời gian rảnh buổi tối, chị thường relax bằng cách xem phim, nghe nhạc hoặc học tiếng anh. Những công việc cần làm trong 1 ngày chị sẽ note ra 1 tờ giấy riêng, hoàn thành xong đến đâu chị sẽ tích vào đến đó. Những việc lớn mà chị chưa hoàn thành được ngày hôm sau chị sẽ cố gắng hoàn thành nó. Nhưng ít nhất mình đã làm hết những việc có thể làm trong 1 ngày rồi. PV: Chị có thể bật mí về những thể loại phim, nhạc hay sách mà chị yêu thích được không ạ? HTY: Chị thường xem phim nước ngoài, để có thể vừa học tiếng anh vừa giải trí. Gu âm nhạc của chị thì

khá kén người nghe, chị thích dòng nhạc cổ điển. Chị thường nghe những bản không lời từ những buổi concert đăng trên Youtube. Mỗi khi mệt mỏi, nhạc không lời luôn cho chị cảm giác bình yên, dễ chịu. Chị không thích những nơi âm nhạc quá ồn ào, ầm ĩ. Nhưng điều ấy không có nghĩa là chị không năng động, không cởi mở với mọi người. Nó chỉ là 1 phần bên trong chị và chị muốn dành thời gian riêng để chăm sóc cho bản thân hơn. Nói về sách thì chị thích đọc tiểu thuyết dài tập của nước ngoài. Chị hay đọc sách tiếng Việt để dễ cảm thụ, còn đọc báo bằng tiếng anh. PV: Chị là một người có niềm đam mê rất lớn với sách. Vậy chị có những chia sẻ gì tới chúng em về kinh nghiệm khi chọn sách và đọc sách ạ? Và chị có thể giới thiệu một cuốn sách mà chị tâm đắc nhất được không ạ? HTY: Cái này còn tùy vào gu của mỗi người nữa. Đầu tiên mình phải xác định kiểu sách mình thích, lúc đầu nếu chưa biết thì mình có thể chọn đa dạng các thể loại. Mình có thể đọc review sách của rất nhiều group trên facebook hoặc nếu đến nhà sách mình có thể đọc lướt trang đầu và cuối của cuốn sách để nắm bắt nội dung chính. Từ đó mình sẽ chọn được những đầu sách phù hợp. Chị luôn thích những cuốn sách có chiều sâu và phải suy nghĩ nhiều. Cuốn sách chị tâm đắc nhất là cuốn Không Gia Đình. Truyện kể về một cậu bé mồ côi là Remi. Do gia đình gặp nhiều biến cố, cậu phải rời xa người mẹ nuôi tốt bụng và gia nhập gánh xiếc của cụ Vitalis. Từ đây, hành trình của Remi và rạp xiếc bắt đầu, em được cụ Vitalis dạy cho cậu biết đọc, biết viết, biết hát ca, biết yêu thương cuộc sống và những người xung quanh. Khi cụ Vitalis mất đi, Remi chi còn con chó Capi để bầu bạn và phải sống tự lập. Cuối cùng, em cũng tìm

YESNEWS

37


lại được người mẹ ruột nhờ một người bạn em quen trong quãng đường mưu sinh của mình. PV: Chúng em tìm hiểu công việc kiểm toán khá là vất vả, bắt buộc phải đi lại nhiều, công tác xa. Vậy chị có coi đây là một khó khăn trong tương lai không ạ? HTY: Thầy cô hay nói rằng con gái làm ngành này rất vất vả, thường theo ngành chỉ 2 hoặc 3 năm rồi về làm những ngành nhẹ nhàng hơn như kế toán hay trong ngân hàng, … Nhưng chị lại thích đi du lịch và trải nghiệm, công việc kiểm toán lại yêu cầu đi nhiều nơi nên chị coi đó như một sự khích lệ hơn là một trở ngại. Và cũng tùy thuộc vào môi trường nữa, nếu chị thấy thực sự gắn bó được lâu dài thì sẽ tiếp tục làm. Sau này ngoài công việc, mình sẽ có nhiều ngã rẽ khác, ví dụ như việc kết hôn chẳng hạn, nó cũng sẽ ảnh hưởng một phần đến quyết định công việc. PV: Chị Yến có tin vào câu nói “nghề chọn người” không ạ? HTY: Bây giờ thì chị đã hoàn toàn tin rồi. Trước kia, chị học khối A1, thi Đại học chị được 28 điểm và chị đã xác định chị thi vào An ninh, lúc đó Kế - Kiểm chỉ là phương án dự phòng của chị thôi. Nhưng chị đã không đỗ NV1 và chị đến với Kiểm toán như một cái duyên vậy. Và mỗi người luôn phải thích nghi với sự thay đổi của môi trường. Khi mình gắn bó lâu với một điều gì, mình sẽ nảy sinh tình cảm với nó. PV: Chị Yến có phải một người luôn muốn thay đổi môi trường không hay chị thích những việc liên quan đến sự ổn định, lâu dài hơn ạ?

HTY: Đương nhiên chị thích sự ổn định và lâu dài hơn, nhưng chị cũng là một người thích ứng nhanh với sự thay đổi. Nghe có vẻ mâu thuẫn nhưng nó cũng là một cái hay. Môi trường thay đổi buộc mình phải thích nghi với nó và tạo ra nhiều cơ hội hơn. PV: Chị có thể chia sẻ một kỉ niệm trong những cuộc thi mà chị tham gia trước đó được không ạ? HTY: Những cuộc thi học thuật sẽ cho mình kiến thức và sự tự tin. Chị tham gia rất nhiều cuộc thi để có thêm trải nghiệm và cũng nhiều lần chị có giải và không có giải. Khi tham gia thì mình nên đặt ra mục tiêu và cố gắng hoàn thành nó, từ đó những nỗ lực của mình sẽ được đền đáp. Kỉ niệm đáng nhớ của chị là hồi năm nhất chị có tham gia cuộc thi MC Spotlight của CLB Thuyết trình MC tổ chức và bị loại ngay từ vòng 1. Sau lần đấy, chị nghĩ rằng bản thân mình còn phải thay đổi nhiều và cần thêm sự tự tin nữa. Cuối năm 2 chị cũng có tham gia theo team cuộc thi Economics Champion của YES và cũng chỉ qua được vòng 1 *chị cười nhẹ* PV: Trong quá trình nghỉ dịch Covid vừa rồi, chị đã điều hành hoạt động của CLB như thế nào ạ? HTY: Khoảng thời gian nghỉ dịch là lúc các anh chị CLB chỉnh đốn lại cơ cấu, chọn người kế vị và điều chỉnh lại công việc phù hợp cho những năm sau để tạo nền tảng cho các bạn tiếp theo. Từ trước đến giờ, TSS chủ yếu làm việc online trên fanpage nên nghỉ dịch các bạn vẫn làm việc bình thường. Chị hay họp online với phó chủ nhiệm và các trưởng ban, và họ sẽ phân phối công việc cho các bạn cấp dưới. Ra Tết thì CLB cũng đã gặp mặt và hoạt động trở lại rồi.

PV: Chị có những kinh nghiệm gì trong việc kết nối hay liên kết các thành viên trong một CLB với nhau không ạ? HTY: Thực ra, cơ cấu của CLB chị không quá lớn và tất nhiên họ sẽ có sự gắn kết với nhau hơn. Những bạn ở vị trí thành viên hay trưởng ban thì trước kia đã từng là leader và làm việc với các cộng tác viên Gen mới rồi. Và họ sẽ lập group chung để mọi người trao đổi với nhau trong quá trình tổ chức chương trình, từ đó dần dần sẽ hình thành sự liên kết. Đồng thời, trong quá trình làm việc với nhau, ngoài tư cách là chủ nhiệm hay trưởng ban với thành viên, chị luôn coi các bạn ấy như những người anh chị em một nhà, quan tâm và sẻ chia với họ những niềm vui, nỗi buồn ngoài công việc. Chị nghĩ những chi tiết, tình cảm nhỏ bé ấy đôi khi sẽ khiến các bạn ấy cảm động và muốn gắn bó lâu dài với CLB hơn. Chị thấy thành viên của TSS rất tình cảm và đối xử với nhau một cách chân thành, đặc biệt là những lần đi chơi chung lại càng gắn kết hơn. PV: YESNEWS tìm hiểu chị đã “ẵm” khá nhiều học bổng của trường và của cả doanh nghiệp, vậy chị có thể chia sẻ kinh nghiệm giành được học bổng không ạ? HTY: Chị nghĩ để giành được học bổng của trường mình không quá khó, quan trọng là các bạn biết quản lý thời gian của mình như thế nào, ví dụ như cách các bạn làm bài tập hay ôn thi chẳng hạn. Chị luôn học theo quá trình, chứ không học kiểu nước rút gần ngày thi. Khi chị vào lớp, chị luôn tập trung thực sự vào bài giảng của thầy cô, và làm bài tập về nhà luôn ngay sau khi được giao, để đề phòng gần ngày nộp mình bị ốm hoặc có chuyện đột xuất thì vẫn yên tâm vì hoàn thành rồi. Thói quen này đã theo chị từ hồi cấp 3 rồi và chị vẫn cố gắng duy trì nó đến bây giờ.

YESNEWS

38


PV: Chị có lời khuyên gì tới những sinh viên năm 1 năm 2 như chúng em không ạ?

HTY: Chị nghĩ chúng ta đều nên cân đối giữa việc học và tham gia các hoạt động bên ngoài, và nhìn chung thì vẫn phải đặt việc học lên đầu, đồng thời cũng nên dành thời gian cho gia đình nhiều hơn. Trước kia chị không hay để ý về điều này nhưng càng lớn chị lại có những cách nhìn khác.

PV: Chúng em chúc chị luôn thành công trên con đường mình đã chọn, chúng em cảm ơn chị đã dành thời gian chia sẻ cho chúng em nhiều điều thú vị ạ. HTY: Chị chúc YES nói chung và YESNEWS nói riêng ngày càng phát triển hơn nữa, chúc các em luôn học tập tốt, năng động và gặt hái được nhiều thành công nha. Hôm nay chị rất vui khi được trò chuyện cùng các em đó.

PV: Chị nghĩ sao về câu nói “môi trường thay đổi con người” ạ?

HTY: Chị thấy đúng. Môi trường khiến con người thích nghi và thay đổi. Hồi năm nhất, chị vẫn chưa chú ý đến cách make-up, ăn mặc hay cách đi đứng nói chuyện lắm. Đến năm 2, sau khi chuyển giao lên phó chủ nhiệm, chị phải hoạt động với bên Đoàn trường nhiều hơn, và chị có đi làm thêm nữa, điều đó buộc chị phải thay đổi theo hướng tích cực. Mình nên trang điểm để đẹp hơn, tạo cảm giác dễ nhìn cho người đối diện. Hơn nữa, hồi mới vào trường, chị rất nhát. Hồi cấp 3, chị đã từng làm Ủy viên Ban chấp hành Đoàn trường, nhưng chị thấy khối lượng công việc nhiều quá nên chị nghĩ chị sẽ chẳng tham gia CLB nào khi lên đại học nữa. Nhưng ở nhá nhiều quá chị lại thấy nhàm chán và bắt đầu đi tìm kiếm thông tin để apply vào các CLB, tham gia nhiều hoạt động, cuộc thi và có nhiều trải nghiệm. Môi trường giúp chị được như bây giờ có lẽ nhiều nhất từ phía CLB. Ngoài ra, chị cũng phải tự phát triển bản thân nữa.

Một người chị đầy tài năng, thân thiện, luôn dìu dắt, giúp đỡ các em cả trong học tập và cuộc sống. YES chúc chị luôn thành công và học tập tốt. Hi vọng sẽ được đồng hành cùng chị nhiều hơn trong tương lai!

Thanh Đăng, Thu Nguyễn

YESNEWS

39



Quản lí bản tin Phòng công tác chính trị và quản lí sinh viên ĐH KTQD Chịu trách nhiệm bản tin Đoàn Thanh niên Cộng sản - ĐH KTQD Cố vấn nội dung Phòng Quản lí khoa học ĐH KTQD Thực hiện nội dung, biên tập và phát hành CLB Sinh viên Nghiên cứu Khoa học ĐH KTQD Tổng Biên tập Hồng Nhung Biên tập Hoài Thương, Phan Quỳnh, Hồng Nhung, Thảo Linh Nội dung Huyền Trân, Thanh Đăng, Anh Trà, Thu Hiền, Thu Trà, Ngọc Diệp, Quang Khải, Phong Thu Thiết kế và trình bày Thu Trang Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về Địa chỉ: Phòng 121 – nhà 11 Fanpage: www.facebook.com/pages/Yesnews/ Issuu: issuu.com/yesnews4 Email: yesnews.neu@gmail.com


NEU

YESNEWS

Doanh nghiệp hậu đại dịch Covid-19

ĐỊA CHỈ: PHÒNG 121 – NHÀ 11 FANPAGE: WWW.FACEBOOK.COM/PAGES/YESNEWS/ ISSUU: ISSUU.COM/YESNEWS4 EMAIL: YESNEWS.NEU@GMAIL.COM


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.