YESN EWS Bản tin sinh viên nghiên cứu khoa học
73
KINH TẾ MÙA DỊCH SARS-CoV-2 Số báo tháng 2/2020
Lời mở đầu Thân chào quý độc giả! Bạn đang cầm trên tay số báo mới nhất của Yesnews, số 73 tháng 2 năm 2020 với chủ đề vô cùng nóng hổi gần đây “Kinh tế mùa dịch SARS-CoV-2”. Cùng điểm qua xem chúng ta có những gì nhé! Đầu tiên, với chuyên mục Điểm tin kinh tế, tháng 2 năm 2020 chứng kiến sự chao đảo của chứng khoán trên toàn thế giới, các doanh nghiệp thuộc các ngành du lịch, sản xuất lâm vào tình trạng thất thu. Đặc biệt ở Việt Nam phải kể tới lĩnh vực xuất khẩu nông sản bị ảnh hưởng trực tiếp từ dịch bệnh này. Thứ hai, ở chuyên mục Lăng kính khoa học, cùng đi sâu vào tìm hiểu những diễn biến chính trên thị trường Việt Nam trong mùa đại dịch này. Đặc biệt, không thể không kể đến chính là câu chuyện xung quanh những chiếc khẩu trang và những lọ nước rửa tay luôn trong tình trạng cháy hàng, từ đó mới thấy được cái gọi là “lương tâm của con người giữa mùa dịch bệnh”. Thứ ba, chuyên mục Nhìn ra thế giới sẽ tổng hợp một số bài báo nước ngoài về ảnh hưởng của 2019-nCoV lên lĩnh vực du lịch (cụ thể là ngành hàng không khu vực châu Á), chuỗi cung ứng toàn cầu đã bị gián đoạn ra sao, tương lai ngành công nghiệp dầu mỏ trước cú sốc cầu này sẽ đi về đâu. Giờ hãy cùng chúng mình lật giở sang trang kế tiếp để khám phá thêm nhé! Chúc quý độc giả của Yesnews có một khoảng thời gian đọc báo vui vẻ. Đừng quên bảo vệ sức khỏe bản thân đúng cách theo chỉ thị của bộ Y tế trong mùa dịch bệnh này các bạn nhé. BAN BIÊN TẬP YESNEWS
MỤC LỤC 01
02
03
04
ĐIỂM TIN KINH TẾ
LĂNG KÍNH KHOA HỌC
NHÌN RA THẾ GIỚI
CÂU TRUYỆN NHỎ
Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, không chỉ kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn mà cả kinh tế toàn cầu có nhiều thách thức phải vượt qua. Trong tháng 2/2020, chứng khoán thế giới bốc hơi 6000 tỷ USD vì đại dịch, nhiều nhà máy xí nghiệp buộc phải đóng cửa, các ngành du lịch, xuất khẩu nông sản, logistic… của Việt Nam cũng lâm vào tình trạng thất thu. Liệu loại vaccine nào có thể cứu nền kinh tế thế giới thoát khỏi cuộc ?khủng hoảng này
ĐIỂM TIN KINH TẾ 1. Tin trong nước 2. Tin quốc tế
TIN TRONG NƯỚC
1
CPI tháng 2 giảm nhẹ nhưng giá mặt hàng y tế, xà phòng, dịch vụ giúp việc gia đình tăng mạnh vì Coronavirus
Theo dữ liệu từ Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng tháng 2/2020 giảm 0,17% so với tháng trước, chủ yếu do nhu cầu tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ của người dân sau Tết Nguyên đán giảm; dịch Covid – 19 làm cho giá dịch vụ du lịch, khách sạn, dịch vụ vui chơi, giải trí giảm và giá xăng dầu được điều chỉnh trong tháng. Tuy nhiên, chỉ số giá tiêu dùng tháng 2 và bình quân 2 tháng đầu năm 2020 so với cùng kỳ năm trước (tăng 5,4% và 5,91%) đều ở mức tăng cao nhất trong 7 năm gần đây. Cụ thê, có 6/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giảm gồm: Nhóm giao thông giảm nhiều nhất với 2,5%; nhóm văn hóa, giải trí và du lịch giảm 0,43%; nhóm đồ uống, thuốc lá giảm 0,28%;… Mặc khác, hàng ăn và dịch vụ đồ uống tăng 6%; nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,13%; nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,08%,… Về lạm phát, lạm phát cơ bản tháng 2/2020 tăng 0,17% so với tháng trước và tăng 2,94% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong nước, chỉ số giá vàng tháng 2/2020 tăng 2,74% so với tháng trước; tăng 20,66% so với cùng kỳ năm ngoái do nhu cầu mua các loại tài sản an toàn tăng cao do lo ngại về tác động của Covid – 19 đến nền kinh tế. Nguồn: https://cafef.vn/cpi-thang-2-giam-nhe-nhung-gia-mathang-y-te-xa-phong-dich-vu-giup-viec-gia-dinh-tang-manh-vicoronavirus-20200229113341114.chn
Chính thức phê chuẩn EVFTA và EVIPA: Khởi đầu một giai đoạn mới
2
Với số phiếu đồng thuận áp đảo, 2 hiệp định EVFTA và EVIPA đã được Nghị viện châu Âu phê chuẩn vào khoảng 18h00 ngày 12/02/2020 theo giờ Việt Nam. Tiếp theo đó, Quốc hội Việt Nam sẽ tiến hành bỏ phiếu hai hiệp định này vào tháng 5 tới đây, .nếu được phê chuẩn, EVFTA sẽ có hiệu lực từ tháng 7/2020 Theo đó, 65% hàng xuất khẩu của EU sang Việt Nam sẽ được miễn thuế ngay lập tức, số còn lại - bao gồm xe máy, ô tô, dược phẩm, hóa chất, rượu vang, thịt gà và thịt lợn - sẽ được từng bước tự do hóa trong vòng mười năm. 71% hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU sẽ được miễn thuế ngay ngày đầu tiên, phần còn lại sẽ được tự do hóa trong vòng bảy năm. Việc miễn thuế đối với các sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu nhạy cảm từ Việt Nam như gạo, tỏi hoặc trứng sẽ có hạn chế. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, EVFTA có thể đóng góp 2,2 – 2,5% vào tăng trưởng GDP của Việt Nam trong những năm đầu tiên và lên tới 4-5% cho tới năm 2030-2035. Đối với EVIPA, hiệp định cần tiếp tục Nguồn: VTV
7 | YESNEWS
3
4
Chìa khóa để ngành du lịch đứng vững giữa cơn bão “Covid -19”
Covid – 19 tác động trực tiếp đến nền nông nghiệp Vệt Nam
Ngày 21/2/2020, Liên minh kích cầu du lịch Việt Nam được thành lập với mục đích khắc phục hậu quả của dịch bệnh Covd – 19 gây ra, chủ động đối phó với dịch bệnh, tạo đà phát triển cho ngành du lịch Việt Nam sau dịch. Rất nhiều doanh nghiệp hàng không, lữ hành, khách sạn, vận chuyển, nhà hàng, điểm mua sắm,… lớn và uy tín đã tham gia Liên minh kích cầu. Được biết, các chương trình kích cầu theo chương trình của hiệp hội sẽ có giá giảm khoảng 50 – 70%. Chỉ chưa đầy hai tháng, dịch Covid -19 đã khiến du lịch Việt Nam thiệt hại nặng nề, tỷ lệ lấp buồng của khách sạn giảm từ 20 – 50%. Dự kiến, lượng khách quốc tế đến trong tháng 2 và 3/2020 sẽ giảm đến 60%, khách nội địa có thể giảm đến 80% do lo ngại dịch bệnh. Chương trình kích cầu hi vọng sẽ giảm bớt tác động của Covid - 19 đến du lịch Việt Nam, về lâu dài, chương trình nhằm hình
Nguồn: https://theleader.vn/du-lich-lien-minh-kich-cau-mua-dichcovid-19-1582358567875.htm
Trước những diễn biến phức tạp của dịch Covid – 19, hàng loạt chợ và cửa khẩu thông thương sang Trung Quốc phải đóng cửa, đối tác thu mua Trung Quốc không nhận hàng, đã làm tồn đọng thanh long. Theo số liệu của Long An, lượng thanh long tồn chưa tiêu thụ được từ cuối tháng 1/2020 khoảng 30.000 tấn; chưa kể đến 59.580 tấn được thu hoạch trong tháng 02/2020 và 31.750 tấn được thu hoạch trong tháng 3/2020. Bên cạnh nông sản, thủy sản cũng không tránh khỏi bi kịch không xuất khẩu được. Cụ thể, mặt hàng tôm hùm hay cá tra là một trong những mặt hàng quan trọng cung cấp cho các nhà hàng Trung Quốc. Việc không thể xuất khẩu đã gây ra những thiệt hại không nhỏ cho người nông dân. Vì vậy, câu chuyện giải cứu nông sản ngày càng trở nên nóng hơn bao giờ hết. Nhưng không thể giải cứu mãi được, đây là một cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam tìm kiếm những khách hàng mới, giảm sự phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Nguồn: https://cafef.vn/thuy-san-nam-viet-anv-dich-ncov-cungla-co-hoi-de-giam-phu-thuoc-trung-quoc-du-tim-kiem-khachhang-moi-khong-de-dang-2020021819202022.chn https://cafef.vn/nong-san-thanh-long-u-dong-hon-30000-tantruoc-dich-virus-corona-nhieu-doanh-nghiep-ngan-hang-tochuc-tham-gia-giai-cuu-20200212094933876.chn https://cafef.vn/chung-tay-tieu-thu-thanh-long-nha-may-hoaqua-say-nafoods-chay-100-cong-suat-lavifood-thu-mua1000-tan-lam-nuoc-ep-vinmart-ban-9900-dong-kg-20200214141731501.chn
YESNEWS | 8
5 Cổ phiếu “họ Viettel” ngược dòng thị trường bứt phá mạnh trong những tháng đầu năm
6 Mùa dịch Covid – 19: Tiền mặt “thất sủng”, thanh toán online lên ngôi
7
Số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh tăng trong 2 tháng đầu năm 9 | YESNEWS
Báo cáo tài chính năm 2019 được công bố cho thấy những con số ấn tượng từ kết quả kinh doanh bứt phá của các doanh nghiệp “họ Viettel” gồm Viettel Global (VGI), Công trình Viettel (CTR) và Viettel Post (VTP). Những tháng đầu năm, diễn biến thị trường chứng khoán không thực sự tích cực khi liên tiếp chịu tác động từ căng thẳng chính trị Mỹ - Iran hay mới nhất là dịch Covid-19. Dù vậy, với tiềm năng tăng trưởng dài hạn trong “kỷ nguyên 4.0”, các cổ phiếu Viettel vẫn đang thu hút sự quan tâm lớn của giới đầu tư trên sàn chứng khoán. Viettel hiện đang đầu tư vào 10 thị trường nước ngoài, trải dài tại 3 khu vực lớn (Châu Phi, Mỹ La Tinh, Đông Nam Á) và được coi là niềm tự hào của Việt Nam. Mặc dù tăng trưởng viễn thông trên thế giới đang dần chậm lại, tuy nhiên các thị trường đầu tư của Viettel là các quốc gia đang phát triển với dư địa tăng trưởng còn rất lớn. Ngoài các lợi thế như chính sách đầu tư ra nước ngoài của Tập đoàn mẹ, tốc độ tăng trưởng viễn thông mạnh mẽ tại các thị trường Đông Nam Á hay xu hướng mua sắm trực tuyến đang ngày càng thịnh hành tại Việt Nam, câu chuyện 5G hay Mobile Money hứa hẹn sẽ là liều thuốc kích thích tăng trưởng của Nguồn: cafef các doanh nghiệp “họ Viettel” trong dài hạn.
Lo sợ về nguy cơ lây lan dịch viêm đường hô hấp cấp Covid – 19, nhiều người đã lựa chọn thanh toán online thay vì tiền mặt để tránh những tiếp xúc thông thường. Thị trường ví điện tử, mua sắm trực tuyến vì thế bỗng dưng có cơ hội “tự nhiên” để bùng nổ. Đối diện với nỗi sợ lây bệnh qua các hình thức thanh toán truyền thống như tiền mặt, gần đây, người dân đã có xu hướng chuyển qua các công nghệ thanh toán hạn chế tiếp xúc tối đa như dùng thẻ contactless (không chạm) và đặc biệt là qua các ví điện tử trên điện thoại. Hiện thị trường thanh toán điển tử ở Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn phát triển “nóng”, với sự tham gia của nhiều “ông lớn” để người tiêu dùng dễ dàng lựa chọn. Nguồn: https://congthuong.vn/mua-dich-covid-19-tien-mat-that-sung-thanhtoan-online-len-ngoi-133049.html
Trong 2 tháng đầu năm nay có 16.151 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 19,5% so với cùng kỳ năm trước. Đây cũng là tháng đầu tiên hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp bắt đầu ghi nhận những tác động từ bệnh dịch Covid – 19. Theo số liệu của Cục Quản lý đăng ký kinh doanh – Bộ Kế hoạch Đầu tư, trong tháng 2/2020 cả nước có 9.163 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 96.817 tỷ đồng, tăng 10,7% về số doanh nghiệp nhưng giảm tới 176,5% số vốn đăng ký so với tháng trước. Bên cạnh đó, tính cho 2 tháng đầu năm có 11.936 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 17,1% so với cùng kỳ năm trước, nâng tổng số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động lên 29.375 doanh nghiệp, tăng 12,2% so với cùng kỳ năm 2019. Tuy nhiên, 2 tháng đầu năm ghi nhận 2.807 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, giảm hơn 11% so với cùng kỳ. Nguồn:https://cafef.vn/so-doanh-nghiep-tam-ngung-kinh-doanh-tang-len-trong-hai-thang-daunam-20200226151428765.chn
9
Sau tin vui được cấp phép xuất khẩu sữa sang Trung Quốc, Vinamilk ký hợp đồng xuất khẩu 20 triệu USD ở Dubai
8
Việt Nam sẽ chịu thiệt hại 2,8% GDP mỗi năm vì suy thoái môi trường tự nhiên Theo nghiên cứu mới nhất mang tựa đề “Tương lai toàn cầu” (Global Futures) của quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF), Việt Nam đứng thứ 3 trong danh sách 10 quốc gia chịu tổn thất nặng nề nhất vào năm 2050 do môi trường thiên nhiên bị suy thoái, tính theo tỷ lệ % sụt giảm GDP hằng năm. Cụ thể, Việt Nam có thể mất tới 2.8% GDP mỗi năm nếu tiếp tục kịch bản phát triển như hiện tại. Việt Nam cũng đang phải đối phó với tình trạng ô nhiễm môi trường đất, nước, và nổi bật gần đây là ô nhiễm không khí tại các thành phố lớn . Tuy nhiên, nếu thực hiện các hoạt động nhằm bảo vệ môi trường trên toàn cầu, GDP toàn cầu sẽ tăng 0,02%, tương đương 11 tỉ USD, đặc biệt ngành đánh bắt thủy sản sẽ hưởng lợi với nguồn cung tăng 3%.Bên cạnh đó, theo báo cáo cơ hội đến 2030, bản đồ đầu tư theo các mục tiêu phát triển bền vững do Standard Chartered phát hành mới đây chỉ ra rằng Việt Nam có thể mang đến cơ hội đầu tư 45,8 tỉ USD cho khu vực tư nhân nhằm hiện thực hóa các mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hiệp Quốc. Nguồn: https://forbesvietnam.com.vn/tin-cap-nhat/viet-nam-se-chiu-thiet-hai-28-gdp-moi-nam-vi-suy-thoai-moi-truong-tu-nhien-9485.html
Theo công điện đề ngày 20/2/2020 của Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc, Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã chính thức cấp mã giao dịch và cho phép 1 trong 4 nhà máy trực thuộc Vinaminlk được xuất khẩu sản phẩm sữa đặc có đường và các loại sữa đặc khác vào thị trường Trung Quốc. Tại Hội chợ Gulfood Dubai 2020 năm nay, khu vực gian hàng Quốc gia của Việt Nam có quy mô 20 đơn vị, doanh nghiệp uy tín tham dự với chủ đề “Foods of Vietnam” nhằm tạo cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam tìm kiếm các đối tác mới, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu. Tham gia đoàn doanh nghiệp Việt Nam với vai trò là công ty sữa lớn nhất, Vinamilk tập trung giới thiệu các sản phẩm thế mạnh và đã chốt ký hợp đồng xuất khẩu sữa trị giá 20 triệu USD. Nhờ sự tích cực liên tiếp tham gia Hội chợ thường niên này để đẩy mạnh hình ảnh và hoạt động kinh doanh, Vinamilk cũng đã từng ký nhiều hợp đồng trị giá triệu đô ngay tại đây. Nhờ vậy mà trong 2 năm gần đây, Vinamilk luôn có quy mô đầu tư mở rộng và doanh thu xuất khẩu tăng mạnh với tổng kim ngạch lên đến 2.2 tỉ USD. Nguồn: cafef
10
Biến động thị trường thương mại điện tử Thông tin hai doanh nghiệp thương mại điện tử lớn của Việt Nam là Tiki và Sendo đang đàm phán về việc sáp nhập đã trở thành tâm điểm trên các trang báo trong và ngoài nước thời gian qua. Cùng với 2 đối thủ là Shopee và Lazada, Tiki và Sendo vẫn đang cạnh tranh gay gắt và khá sòng phẳng. Tuy nhiên, xét về nguồn vốn, trong khi Shopee và Lazada hoạt động bằng nguồn vốn dồi dào của tập đoàn mẹ, 2 sàn thương mại điện tử nội địa này phải hoàn toàn “tự lực cánh sinh”. Vì vậy, trong bối cảnh túi tiền của giới đầu tư đang thắt chặt, việc sáp nhập 2 đơn vị này cũng không quá khó để lý giải. Theo giới chuyên gia, việc sáp nhập trước hết sẽ đối mặt với thách thức rất lớn là làm sao ổn định đội ngũ và xác định một chiến lược phù hợp hậu sáp nhập. Mặc dù chưa có thông tin chắc chắn nhưng trên hết, việc tìm cách để tạo ra được doanh nghiệp thương mại điện tử nội đủ năng lực, tầm vóc để cạnh tranh đường dài với doanh nghiệp ngoại vẫn sẽ là yêu cầu cần được đặt ra. Bởi có như vậy Việt Nam mới làm chủ được những ngành công nghiệp tương lai như thương mại điện tử. Nguồn: VTV
YESNEWS | 10
1
Mỹ - Ấn Độ sẽ sớm hoàn tất đàm phán thương mại giai đoạn 1
Trong chuyến thăm chính thức đầu tiên kéo dài 2 ngày tới Ấn Độ ngày 24/02, tổng thống Mỹ Donald Trump đã cam kết thúc đẩy quan hệ thương mại với Ấn Độ, nhấn mạnh Mỹ sẵn sàng cung cấp cho Ấn Độ trang thiết bị quốc phòng. Mối quan hệ kinh tế giữa Mỹ và Ấn Độ đang chờ đợi bước ngoặt khi lãnh đạo hai nước vừa nhất trí sẽ sớm hoàn tất các cuộc đàm phán nhằm đi đến thỏa thuận giai đoạn 1.
Tin quốc tế
Theo thông tin từ Nhà Trắng, quyết định này đã được Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi ủng hộ trong cuộc hội đàm giữa hai nhà lãnh đạo. Trước đó, khi bắt đầu công du Ấn Độ, ông Trump đã chỉ trích chính sách thuế của nước này, nhưng đồng thời bày tỏ tham vọng sẽ hoàn tất một thỏa Nguồn: VTV
2 Chỉ trong tuần cuối tháng 2, thị trường chứng khoán thế giới bốc hơi 6000 tỷ USD
3 Virus corona “tấn công” các khoản nợ, khủng hoảng cho các ngân hàng châu Á mới chỉ bắt đầu
Dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đã khiến chứng khoán thế giới tuột dốc suốt 1 tuần qua, gần 6.000 tỷ USD đã “bốc hơi” trong tổng giá trị thanh khoản trên toàn cầu. Xu thế trượt dốc này chưa có dấu hiệu chậm lại khi các chỉ số chứng khoán chủ chốt của thị trường chứng khoán châu Âu như Phố Wall Street, Dow Jones, S&P 500 và Nasdaq Composite đều giảm từ 3 – 5%. Chứng khoán châu Á cũng đỏ sàn sau khi các chỉ số chính của Phố Wall giảm mạnh khi nhà đầu tư lo ngại dịch COVID-19 có thể lan rộng ở Mỹ. Có nhiều thông tin cho rằng Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ nhanh chóng cắt giảm lãi suất vào tháng tới, nhiều ngân hàng trung ương khác cũng sẽ tìm cách bảo vệ nền kinh tế của mình vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay và ngăn chặn nguy cơ suy thoái toàn cầu. Nguồn: VTV
Virus Corona chết người đã bắt đầu tấn công các ngân hàng trên khắp châu Á. Những nhà cho vay từ HSBC Holdings Plc đến 3 ngân hàng lớn nhất Singapore đã phải cảnh báo rằng virus và tình trạng sa sút của nền kinh tế có thể buộc họ phải dành nhiều tiền hơn cho các khoản vay trong năm nay. Tổ chức đang giá tín nhiệm S&P Global Raitings ước tính chỉ riêng ở Trung Quốc, mức độ nợ xấu có thể tăng gấp ba, tăng thêm 800 tỷ USD. Năng lực khống chế cơn bão virus corona của các nhà cho vay châu Á có ảnh hưởng đến hệ thống kinh tế toàn cầu. Hơn nữa, lợi nhuận trước thuế của các nhà cho vay châu Á chiếm tỷ trọng lớn hơn các khu vực khác, theo báo cáo của McKinsey & Co. Inc. “Với đám mây đen đang kéo đến, chúng ta cần cẩn trọng”, Wee Ee Cheong, giám đốc điều hành ngân hàng United Overseas Bank có trụ sở tại Singapore. Nguồn:
11 | YESNEWS
https://cafef.vn/virus-corona-tan-cong-cac-khoan-no-khung-hoang-cho-cac-ngan-hang-
4
Các hãng bay tổn thất chưa từng có, ngành hàng không toàn cầu chao đảo vì dịch Covid – 19 Các hãng hàng không châu Á sụt giảm từ 60% - 91% lượng khách, ngành hàng không toàn cầu ước tính thiệt hại 5 tỷ USD doanh thu trong quý đầu và thiệt hại gần 30 tỷ USD trong năm 2020 vì dịch Covid – 19. Dịch SARS năm 2002-2003 cũng từng ảnh hưởng không nhỏ đến các hãng hàng không, khiến ngành hàng không thiệt hại 7 tỷ USD. So với thời điểm đó, ngành vận tải hàng không liên quan đến Trung Quốc đã tăng trưởng gấp 10 lần, khiến dịch Covid-19 trở thành vấn đề nghiêm trọng đối với cả các hãng nằm ngoài châu Á. Cụ thể, tại Hong Kong, hãng hàng không Cathay Pacific vốn đã chịu ảnh hưởng của những cuộc biểu tình trước đó, nay phải yêu cầu nhân viên nghỉ không lương 3 tuần. Trong khi đó, Hong Kong Airlines cho hơn 400 nhân viên thôi việc. Asiana Airlines, hãng hàng không lớn thứ 2 Hàn Quốc, cũng yêu cầu hàng nghìn nhân viên nghỉ không lương. Tại châu Âu, Air France-KLM, hãng bay của Pháp và Hà Lan, cảnh báo sẽ tổn thất 215 triệu USD từ tháng 2 đến tháng 4 vì nhu cầu đi lại sụt giảm. Các chuyến bay nội địa Trung Quốc chắc chắn không nằm ngoài kịch bản này, theo công ty dữ liệu hàng không OAG, các hãng phải hủy hơn 25.000 chuyến mỗi tuần. Nguồn: https://cafef.vn/cac-hang-bay-ton-that-chua-tung-co-nganh-hang-khong-toan-cau-chao-dao-vi-virus-corona-20200224113743141.chn
5
6
Các nền kinh tế ASEAN trước tác động của dịch Covid – 19
Tác động của dịch Covid – 19 lên kinh tế châu Âu không còn là nguy cơ
Dịch Covid – 19 đã khiến các nền kinh tế ASEAN gặp nhiều sóng gió khi một loạt các lĩnh vực kinh tế quan trọng như du lịch, hàng không,… đều sụt giảm mạnh về doanh thu. Singapore ước tính sẽ giảm đi 25% - 30% lượng khách du lịch trong năm nay vì Covid – 19, trong khi Philippines ước tính mất khoảng 42,9 tỷ Peso (khoảng 843 triệu USD) gái trị doanh thu từ du lịch trong khoảng thời gian từ tháng 2 – 4 năm 2020.
Tại châu Âu, tác động của dịch Covid – 19 lên kinh tế khu vực này giờ không chỉ còn là nguy cơ mà đang bắt đầu trở thành hiện thực. Cụ thể, theo nhận định của Tờ Tiếng vang, virus corona đã bắt đầu làm “rung chuyển” ngành thời trang của Italy, trong đó 40% doanh số là từ khách châu Á, chủ yếu là khách du lịch Trung Quốc. Doanh số công nghiệp thời trang của Italy được dự báo sẽ sụt giảm 30% trong quý I/2020, không chỉ do lượng khách du lịch Trung Quốc sụt giảm mà còn vì sự ngưng trệ nguồn nguyên, phụ liệu.
Trong bối cảnh đó, nhiều nước đã đưa ra các giải pháp nhằm giảm thiểu tác động từ dịch virus corona này. Cụ thể, Singapore đã giảm mức tăng trưởng GDP xuống từ 0,5% – 1% thay vì mức 1,5% đưa ra trước đó. Thái Lan cũng dự báo tăng trưởng năm nay chỉ đạt 1,5% - 2,5%, giảm xuống từ mức dự báo 2,7% - 3,7%. Bên cạnh đó, Singapore đã công bố gói tài chính trị giá 6,4 tỷ SGD để giúp người dân và doanh nghiệp nước này đối phó với Covid – 19.
Không chỉ ngành công nghiệp thời trang, ngành công nghiệp xe hơi Đức cũng đã bắt đầu chịu tác động của dịch bệnh do Trung Quốc là thị trường quan trọng nhất của nhiều hãng xe Đức. Mặc khác, Trung Quốc cung cấp bán thành phẩm của nhiều loại linh kiện xe hơi. Bên cạnh đó, dây chuyền cung ứng của nhiều ngành bị ngưng trệ là tai họa cho ngành vận tải biển.
Nguồn: VTV
YESNEWS | 12
7
8
Không phải ai cũng thiệt hại vì coronavirus – nhiều ngành dịch vụ số bất ngờ hưởng lợi
Chấp nhận bỏ ra 1,5 tỷ USD để cam kết giao hàng trong 24 giờ, Amazon “thắng đậm” trước Walmart
Trong khi gây thiệt hại cho các ngành công nghệ như“ vận tải và du lịch, dịch coronavirus trái lại đã thúc đẩy sự tăng trưởng của các lĩnh vực mua sắm trực tuyến, kinh doanh thực phẩm và giải trí”, theo phát biểu của ông Lian Weiliang, Phó giám đốc Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc. Cụ thể, trong bối cảnh hàng triệu người Trung Quốc bị mắc kẹt tại nhà và thực phẩm nhanh chóng cháy hàng, dịch vụ giao hàng “không tiếp .xúc” đã nhanh chóng bùng nổ trong thời kỳ bệnh dịch
Báo cáo mới nhất của eMarket cho thấy hiện Amazon chiếm khoảng 38% tổng doanh số của thương mại Mỹ. Trong khi đó, ông lớn Walmart đứng ở vị trí thứ 2. Chiếm 5,3% thị trường. Để minh họa rõ nét hơn sự tăng trưởng của Amazon, Morgan Stanley ước tính doanh số bán hàng tại Mỹ của công ty này khoảng 198 tỷ USD, gấp 12 lần Walmart. Bên cạnh đó, Amazon đã giao hơn 5 tỷ kiện hàng vào năm ngoái, gấp khoảng 16 lần so với những gì Walmart đạt được trong mảng thương mại điện tử của mình
Tiếp theo là lĩnh vực giáo dục trực tuyến, lợi ích của dịch vụ này được nhận thức rõ rệt hơn bao giờ hết. Nhiều công ty đã cung cấp dịch vụ lớp học trực tuyến miễn phí cho học sinh trong dịch bệnh. Bên cạnh đó, các phòng tập thể dục cũng được “ảo hóa”, coronavirus cũng đem lại lợi nhuận lớn cho các nền tảng xem phim, .chơi game trực tuyến Nguồn: https://cafef.vn/khong-phai-ai-cung-thiet-haivi-coronavirus-nhieu-nganh-dich-vu-so-bat-ngo-huong-
9
Sau Apple đến lượt Microsoft hạ dự báo doanh thu vì virus corona Công ty công nghệ hàng đầu thế giới Microsoft cho biết virus corona đã gây ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng của họ, khiến doanh số trong quý I có thể thấp hơn dự kiến, một tuần sau khi Apple thông báo gặp vấn đề tương tự. Trong khi lĩnh vực kinh doanh đám mây không bị ảnh hưởng, doanh số bán ra máy tính cá nhân, máy tính xách tay Surface và máy tính bảng thấp hơn so với dự kiến khoảng 10,75 – 11,15 tỷ USD mà công ty này nói trước nhà đầu tư vào tháng trước. Cảnh báo tài chính của Microsoft và Apple – hai trong số các công ty niêm yết giá trị lớn nhất thế giới – cho thấy lỗ hổng lớn trong chuỗi cung ứng công nghệ khi Trung Quốc vắng mặt, Dan Ives, giám đốc điều hành công ty đầu tư và dịch vụ tài chính Wedbush Securities, nói. Hiện nay, nhiều công ty công nghệ của Mỹ phụ thuộc vào các nhà máy tại Trung Quốc, trong khi một số đã bắt đầu chuyển sang các nước khác như Việt Nam.
Nguồn: https://cafef.vn/sau-apple-den-luot-microsoft-ha-dubao-doanh-thu-vi-virus-corona-20200227165810176.chn
13 | YESNEWS
Tổng chi phí của Amazon khi thi hành chính sách giao hàng 1 ngày lên đến con số 1,5 tỉ USD. Theo Morgan Stanley, giao hàng 1 ngày là ví dụ về nỗ lực thay đổi thành công của Amazon khi đánh vào điểm “chí mạng” của người mua hàng trực tuyến là mong muốn sản phẩm được giao đến tay càng sớm càng tốt. Ngoài tăng trưởng doanh thu mạnh mẽ, Amazon còn nhận được đánh giá cao từ khách hàng và sự dè chừng của các đối thủ cạnh tranh khi nâng cuộc chơi thương mại điện tử lên một tầm cao mới. Nguồn: cafef
10
Cuộc ‘so găng’ điện thoại gập của Samsung và Huawei Huawei, nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới và công ty điện thoại thông minh lớn thứ 2, đã tham gia vào cuộc đua nảy lửa với Samsung cho sản phẩm điện thoại gập từ tháng 2/2019. Hai công ty đang đặt cược vào công nghệ máy gập, được cho là bước đột phá mới nhất trong thiết kế điện thoại thông minh kể từ khi Apple giới thiệu iPhone năm 2007, để chứng minh sức mạnh công nghệ của họ và hồi sinh thị trường điện thoại thông minh đang trì trệ. Huawei và Samsung đã tạo ra làn sóng thông tin khi giới thiệu điện thoại gập thông minh vào năm ngoái, nhưng cả hai công ty đã hoãn ra mắt thiết bị cho đến mùa thu, vì họ cần thêm thời gian để thử nghiệm và sản xuất. Cụ thể, Huawei tiếp tục chuẩn bị cho những bất ổn lớn vào năm 2020. Công ty Trung Quốc đang phải đối mặt với sự suy giảm nhu cầu và đình trệ trong sản xuất điện thoại thông minh do dịch bệnh chết người gây ra tại quê nhà, trong khi Mỹ được cho là đang cân nhắc các biện pháp kiềm chế hơn nữa về việc Huawei sử dụng công nghệ Mỹ. Trong khi đó, Samsung Electronics bắt đầu chịu sức ép khi dịch bệnh do virus corona đã lan sang Hàn Quốc. Công ty đã buộc phải tạm thời đóng cửa một trong Nguồn: cafef
LĂNG KÍNH KHOA HỌC
CORONA “cú giáng chí mạng vào nền kinh tế thế giới” Trong bối cảnh các nền kinh tế gắn kết chặt chẽ với nhau như hiện nay, sự bùng nổ của virus corona tại Trung Quốc rõ ràng cũng đang tác động mạnh đến các nền kinh tế khác trên thế giới. Sự lan truyền của loài vi rút nguy hiểm mới đã gây kinh hoàng không chỉ với tính mạng con người mà còn ảnh hưởng nặng nề tới thị trường toàn cầu cũng như đe dọa viễn cảnh tăng trưởng kinh tế thế giới.
Cú sốc với các nền kinh tế mang tên Corona Đều có nguồn gốc từ Trung Quốc, hai thập kỷ là khoảng cách thời gian xảy ra giữa dịch SARS và dịch corona. Trong thời gian đó, Trung Quốc đã đi từ vị trí thứ 6 lên vị trí thứ 2 về kinh tế, chỉ sau Mỹ. Đất nước này đã từng là một động lực tăng trưởng chính trên toàn thế giới, với Quỹ Tiền tệ Quốc tế ước tính rằng, Trung Quốc chiếm 39% tỉ lệ tăng trưởng toàn cầu trong năm 2019. Một trong những báo cáo cho biết Trung Quốc chiếm 4,3% nền kinh tế của thế giới trong năm 2003 và hiện đang chiếm 16,3% GDP của thế giới. Vì vậy, bất kỳ sự chậm lại nào trong nền kinh tế Trung Quốc đều gây ra ảnh hưởng lớn ra kinh tế toàn cầu. Các chuyên gia kinh tế cho rằng, trong trường hợp khả quan nhất, nếu như dịch bệnh 2019-nCoV có thể nhanh chóng được ngăn chặn và chấm dứt vào tháng 4 tới, tăng trưởng GDP của Trung Quốc sẽ giảm từ mức 6,1% trong năm 2019 xuống còn 5,4% trong năm 2020 này. Tuy nhiên, nếu như dịch bệnh kéo dài hơn thời gian trên, ước tính tăng trưởng kinh tế năm 2020 của Trung Quốc có thể chỉ đạt 5%, mức thấp nhất trong hơn 30 năm qua. Biểu đồ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc từ năm 2003 - 2018.
Sẽ không có ai vô sự khi nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới bị chững lại... Thậm chí, ngay cả khi COVID-19 được ngăn chặn thành công ở phần còn lại của thế giới thì nền kinh tế toàn cầu cũng sẽ bị “hắt hơi” và “sổ mũi” cùng với Trung Quốc. Là các quốc gia láng giềng và những nền kinh tế lớn của châu Á, dịch bệnh 2019-nCoV cũng tác động tiêu cực tới Hàn Quốc và Nhật Bản. Nhà kinh tế Takahide Kiuchi thuộc Viện Nghiên cứu Nomura cho biết, GDP của Nhật Bản năm 2020 có thể giảm 0,45%, hay 2.480 tỷ yen (khoảng 22,7 tỷ USD), nếu dịch 2019-nCoV tác động đến lượng du khách nước ngoài đến nước này kéo dài trong một năm. Trong khi đó, Viện Nghiên cứu kinh tế Hyundai có trụ sở ở Seoul cũng dự báo, tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc sẽ giảm khoảng 0,1-0,2% trong năm 2020 do tác động từ dịch 2019-nCoV ở Trung Quốc Với nền kinh tế toàn cầu, các chuyên gia kinh tế cũng cho rằng dịch 2019-nCoV cũng mang lại “cú sốc” lớn gấp 3 đến 4 lần so với dịch SARS-CoV (Hội chứng hô hấp cấp) vào năm 2003. Theo đó, ước tính tổn thất trực tiếp đối với nền kinh tế thế giới có thể lên đến 160 tỷ USD. Rõ ràng, dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến không chỉ nền kinh tế Trung Quốc mà còn tạo một cú sốc lớn đối với kinh tế toàn cầu.
YESNEWS | 16
“Trung Quốc hắt hơi, nhiều nước bị cảm lạnh” Đây có lẽ sẽ là câu nói hợp lý nhất để miêu tả nền kinh tế thế giới thời điểm đại dịch COVID-19 bùng phát. Theo nhiều nghiên cứu được đưa ra, kinh tế và thương mại thế giới bị ảnh hưởng tiêu cực trực tiếp trên bốn phương diện sau: Đầu tiên và quan trọng nhất là việc chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn cục bộ, lưu thông hàng hoá, dịch vụ và lao động toàn cầu không còn được như bình thường khiến cho mọi hoạt động kinh tế, thương mại và đầu tư không thể thông suốt và hiệu quả. Theo thông tin từ kênh CNBC (Mỹ), Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) ước tính, dịch COVID-19 (nCoV) sẽ khiến các hãng hàng không thiệt hại 29 tỷ USD, chủ yếu ở thị trường châu Á-Thái Bình Dương. Trong đó, các hãng bay Trung Quốc tổn thất khoảng 12,8 tỷ USD. Trong bối cảnh tình hình như thế, kinh tế và thương mại thế giới không thể hoạt động bình thường được chứ chưa nói đến có thể tăng trưởng, đồng thời nguy cơ sa vào trì trệ tăng trưởng hoặc thậm chí cả suy thoái không chỉ tiềm tàng mà còn tăng. Tiếp theo là vấn đề nhu cầu của người dân suy giảm. Đại dịch mới hiện đã làm suy giảm tiêu dùng của người dân và xã hội. Hai lĩnh vực bị ảnh hưởng nhiều nhất là du lịch và dịch vụ. Theo dữ liệu từ Tổ chức Du lịch Thế giới (World Tourism Organization, UNWTO), kể từ năm 2014, Trung Quốc đã trở thành nguồn chi tiêu du lịch lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, kể từ khi dịch bệnh bùng phát, nhiều quốc gia áp đặt lệnh cấm du lịch và hủy các chuyến bay đến và đi từ Trung Quốc có thể làm giảm chi tiêu du lịch nước ngoài của Trung Quốc. Cơ quan thăm dò ý kiến “Demoskopika” của Italy ngày 4 tháng 2 cho biết, trong năm 2020, nước này có thể mất 4,5 tỷ euro doanh thu du lịch. Oxford Economics dự báo rằng Mỹ sẽ mất 1,6 triệu du khách từ Trung Quốc đại lục trong năm nay. Không chỉ với Mỹ, ngành du lịch của các quốc gia khác ở châu Á bao gồm Campuchia, Malaysia, Việt Nam và Indonesia cũng bị ảnh hưởng mạnh mẽ do nhiều chính sách đối với khách du lịch Trung Quốc mùa dịch bệnh. Giám đốc đầu tư khu vực Châu Á-Thái Bình Dương của Tập đoàn ngân hàng UBS Thụy Sỹ cho biết trong một cuộc phỏng vấn với giới truyền thông rằng dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán đã gây ra mối đe dọa cho nhiều nền kinh tế, đặc biệt là các nền kinh tế châu Á. “Nếu bạn nhìn vào châu Á, ngành du lịch của Trung Quốc hiện chiếm một phần lớn của nền kinh tế ở hầu hết các quốc gia”. Vì thế, những quốc gia hay nền kinh tế trên thế giới mà du lịch và dịch vụ vốn là trụ cột và động lực tăng trưởng kinh tế quan trọng và quyết định nhất hiện cũng đang bị ảnh hưởng nặng nề nhất và tiêu cực nhất bởi đại dịch mới. Thứ ba, một khi dịch bệnh hoành hành như hiện tại, không chỉ tiêu dùng của người dân suy giảm mà các nhà đầu tư cũng bớt sẵn sàng đầu tư và các doanh nghiệp cũng ngần ngại đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh khiến cho không thể có được tăng trưởng mới của kinh tế, thương mại và đầu tư trên thế giới.
Nâng cao “sức đề kháng” cho nền
Và cuối cùng, mối quan hệ và mức độ hợp tác giữa các đối tác trên thế giới trên lĩnh vực kinh tế, thương mại và đầu tư bị ngưng trệ bất ngờ khi các doanh nghiệp quyết định ngừng hoạt động kinh tế ở những nơi bị dịch bệnh và chuyển dịch cơ sở sản xuất ra nơi khác cũng như khi chính phủ các quốc gia áp dụng những biện pháp quyết liệt như sơ tán công dân, đóng cửa biên giới quốc gia hay cấm nhập cảnh đối với người kinhdân tế đến từ những vùng có dịch bệnh.
Do là một cú sốc kinh tế lớn nên nhiều quốc gia tùy thuộc vào mức độ liên quan đến nền kinh tế Trung Quốc, đã phải đưa ra các biện pháp phản ứng nhằm chống lại tác động tiêu cực về mặt kinh tế. Các chính phủ nhiều nước như Thái Lan, Philippines, Indonesia, Hồng Kông, Singapore đều cho thấy dấu hiệu sẽ có hành động phản ứng. Tuy nhiên, những dấu hiệu hạ lãi suất là rõ ràng hơn cả, trong khi gói kích thích từ ngân sách là chưa rõ ràng. Có thể các quốc gia còn chờ đánh giá tác động cụ thể hơn, cũng như triển vọng của việc kiểm soát dịch bệnh này.
17 | YESNEWS
Chẳng hạn, Thái Lan đã giảm lãi suất cơ bản từ mức đang thấp kỷ lục là 1,25%/năm xuống 1%/năm vào ngày 6/2 vừa qua. Đồng thời, nước này cho biết sẽ đưa ra gói kích thích kinh tế trong ngân sách năm 2020 gồm cắt giảm thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và các dự án lớn, nới lỏng các điều kiện thanh toán nợ, kéo dài hạn trả nợ thuế thu nhập cá nhân từ tháng 3- 6/2020. Philippines cũng cắt giảm lãi suất từ mức 4%/năm xuống mức 3,75%/năm. Singapore còn đang xem xét có giảm lãi suất hay không khi cho rằng vẫn còn dư địa tăng trưởng. Trong khi đó, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã hạ lãi suất và bơm khoảng 240 tỷ USD vào nền kinh tế, đồng thời mua chứng khoán để ổn định thị trường chứng khoán đang hoảng loạn. Ngoài ra, cũng qua “đại dịch” lần này, một số nước cũng bắt đầu tìm ra những hướng đi mới, hạn chế nhất có thể sự phụ thuộc vào Trung Quốc trong nhiều lĩnh vực kinh tế. Đây có thể coi là cơ hội trong thách thức đối với nhiều quốc gia. Một số giải pháp được đề xuất là Chính phủ nên sớm nghĩ đến một gói kích thích kinh tế vừa phải có mục tiêu cụ thể nhằm hỗ trợ một số lĩnh vực chịu thiệt hại nặng. Chẳng hạn, các mục tiêu được nhắm đến như hỗ trợ ngành du lịch, đặc biệt là các doanh nghiệp trong ngành xuất khẩu nông, lâm, thủy, hải sản, khoáng sản. Các biện pháp hỗ trợ có thể bao gồm như hạ lãi suất đối với các khoản vay hay nới lỏng điều kiện vay dành cho các khu vực nói trên; hoãn thanh toán nợ hay cho phép vay để đảo nợ; cắt giảm thuế thu nhập doanh nghiệp hay thuế thu nhập cá nhân.
- Thảo Anh -
KẾT Dù còn quá sớm để để có thể có con số thống kê đầy về tác động của Covid-19 gây ra cho kinh tế thế giới, song nó đã và đang trực tiếp gây ra những hệ lụy ban đầu cho hoạt động sản xuất kinh doanh, chuỗi cung ứng toàn cầu. Vì vậy, chính phủ và Nguồn tham khảo: http://mailee.com.vn/dai-dich-corona-va-su-anh-huong-den-nen-kinh-te-toan-cau.html https://vov.vn/oto-xe-may/oto/virus-corona-cu-giang-dau-len-nen-kinh-te-the-gioi-va-nganh-o-to-1008725.vov https://enternews.vn/kinh-te-toan-cau-dinh-cum-covid-19-ky-ii-giai-phap-cho-cac-nen-kinh-te-166547.html
YESNEWS | 18
2019-nCoV
THƯỚC ĐO LƯƠNG TÂM GIỮA MÙA DỊCH Bắt đầu bùng phát từ Trung Quốc với ca nhiễm đầu tiên được phát hiện vào tháng 12 năm 2019, cho đến thời điểm bài báo này được viết, số ca nhiễm trên toàn thế giới đã là 74541 người, tổng số ca tử vong là 1785 người, ở Việt Nam đã ghi nhận ca nhiễm bệnh thứ 16. Tổ chức y tế thế giới WHO đã tuyên bố tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu ngày 31/1/2020, Việt Nam cũng đã công bố dịch vào ngày 1/2/2020, riêng ở nơi bắt đầu dịch bệnh là Trung Quốc, thành phố Vũ Hán rộng lớn với dân số hơn 50 triệu người đã bị phong tỏa. Sự nghiêm trọng của tình hình hiện này cùng với sự lây lan không kiểm soát của virus nCoV đã tạo nên những biến động tâm lý tiêu cực trong xã hội trên toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, đối với cả những người buôn bán kinh doanh và cả người tiêu dùng.
Mùa dịch bệnh: “Ai có khẩu trang, người đó có quyền!”
V
irus corona lây lan qua đường hô hấp và tiếp xúc với dịch người bệnh nên theo khuyến cáo, cách phòng tránh hiệu quả chính là đeo khẩu trang thường xuyên khi tiếp xúc với người khác và tăng cường rửa tay sau khi tiếp xúc với môi trường. Nhờ những cảnh báo như vậy, khẩu trang y tế và nước rửa tay các loại đã trở thành mặt hàng “nóng sốt” trong mùa dịch bệnh. Người dân đổ xô đi mua và tích trữ khẩu trang khiến cho khẩu trang y tế cháy hàng ở nhiều nơi. Trong tình hình nước sôi lửa bỏng đó, một số những hiện tượng tiêu cực trong kinh doanh như hét giá lên trời, bán hàng giả không rõ nguồn gốc đã xuất hiện khắp nơi khiến cho cơ quan chức năng phải vào cuộc. Những ngày đầu tiên dịch bệnh được bùng nổ ở Việt Nam, giá những hộp khẩu trang y tế bình thường được bán với giá 35.000 - 50.000 đồng/ hộp nay được hét giá lên đến 200.000 - 300.000 đồng/ hộp, thậm chí là 400.000 đồng/ hộp. Để ngăn chặn tình trạng giá khẩu trang, nước rửa tay vọt lên trời trong thời gian ngắn, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Cục quản lý thị trường các tỉnh kiểm tra, rà soát và xử lý hành chính những nhà thuốc vi phạm với mức phạt dao động từ 20.000.000 - 40.000.000 đồng. Tuy nhiên, những nhà thuốc, điểm bán vật tư y tế ở chợ thuốc Hapulico (Thanh Xuân, Hà Nội) lại có phản ứng tiêu cực với hành động này khi treo biển “không bán khẩu trang, nước rửa tay, miễn hỏi”, khiến cho nhiều người nghi ngờ những chủ cửa hàng này cố tình găm hàng không bán cho người tiêu dùng. Phải đến khi có sự can thiệp của các cơ quan chức năng thì những nhà thuốc này mới tháo bỏ biển hiệu nói trên. Đến thời điểm này, giá khẩu trang tuy có được bình ổn hơn nhờ sự can thiệp của nhà nước nhưng vì nguồn cung hạn chế, lượng cầu tăng cao, việc mua được khẩu trang với giá như trước mùa dịch vẫn còn khá khó khăn với người tiêu dùng. Hiện tượng nhu cầu tăng đẩy giá sản phẩm lên cao là hiện tượng bình thường trong nền kinh tế, nhưng trước tình hình dịch bệnh lây lan nghiêm trọng, hành động “đục nước béo cò”, lợi dụng tâm lý hoang mang lo sợ của người tiêu dùng để tăng giá thành sản phẩm đã trở thành những hành động máu lạnh, kiếm tiền trên sức khỏe người khác. Ngoài việc tăng giá bán khẩu trang, nước rửa tay, nhiều con buôn cũng nhân cơ hội dịch bệnh mà buôn bán hàng nghĩ khẩu trang y tế “trôi nổi”, không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo chất lượng cũng như không có tác dụng trong việc kháng khuẩn, ngăn chặn virus lây lan. Nước rửa tay khô cũng rơi vào tình trạng khan hiếm, khiến cho nhiều doanh nghiệp nhà thuốc lợi dụng để bán những sản phẩm được pha chế không có nguồn gốc xuất xứ hay giấy phép kinh doanh. Đến ngày 8/2/2020, Tổng cục Quản lý thị trường đã phát hiện và xử lý hơn 3455 vụ việc liên quan đến vấn đề này. Tâm lý trục lợi, lợi dụng mùa dịch bệnh và tâm lý người dùng của những người này đã gây ra sự hoang mang cho người tiêu dùng khi đứng trước hàng ngàn sản phẩm với đa dạng nhãn hiệu mẫu mã khác nhau, họ không biết đâu mới là giải pháp thật sự hiệu quả để ngăn chặn virus corona, bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình. Tuy nhiên, bên cạnh đó, chúng ta vẫn có thể bắt gặp những tấm lòng đẹp khi nhiều người dân, doanh nghiệp đã phát miễn phí khẩu trang cho người đi đường, bán hàng cam kết không tăng giá thành sản phẩm, tặng miễn phí cho những người có hoàn cảnh khó khăn.
19 | YESNEWS
Thị trường hoảng loạn vì “fake news”
D
ịch bệnh diễn biến phức tạp cộng thêm những thông tin sai lệch tràn lan trên mạng xã hội đã khiến cho người tiêu dùng hoảng loạn. Suốt tháng 2/2020, tình trạng người dân chen lấn xô đẩy xếp hàng tích trữ khẩu trang với số lượng lớn hay tích trữ lương thực thực phẩm do những thông tin truyền miệng về dịch bệnh đã khiến cho thị trường bất ổn, hàng hóa trở nên khan hiếm đẩy giá thực phẩm lên cao. Những thực phẩm khô như bánh mì, xúc xích hay các loại rau có thời gian bảo quản dài như bắp cải, bí liên tục hết hàng và phải bổ sung thêm tại các siêu thị. Chính tâm lý hoảng loạn này đã trở thành sự ích kỷ khi ai cũng tích trữ rất nhiều nhưng lại không dùng hết, phải vứt đi, trong khi những người khác lại không có để mua. Người dân không tỉnh táo trước thông tin đã vô tình tự tạo ra những cơn sốt ảo, gây ra tình trạng khan hàng hóa khiến cho nền kinh tế trở nên bất ổn trong thời gian này, làm cho tình hình chống dịch bệnh càng thêm khó khăn hơn. Các kế hoạch của doanh nghiệp cũng bị đảo lộn vì điều này khi lượng hàng hóa trên kệ cũng như trong kho của các siêu thị hết hẳn hoặc chỉ còn lại rất ít, nguồn cung hàng không đủ để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Mặc dù tâm lý lo lắng, chủ động phòng bệnh là đáng hoan nghênh, nhưng việc lo lắng lại tạo ra những phản ứng ngược không tốt cho cả người tiêu dùng, người kinh doanh và nền kinh tế nói chung.
Biện pháp quyết liệt của Nhà nước
Đ
ể đối phó với tình hình thị trường như hiện nay, Nhà nước ta cũng đã triển khai nhiều biện pháp để tránh tình trạng đẩy giá lên cao, gom hàng găm hàng chờ giá lên hay nhập những nguồn hàng không rõ xuất xứ bằng cách tổ chức các đợt thanh tra kiểm tra và xử lý hành chính các cửa hàng thuốc, vật tư y tế vi phạm những quy định trong bán hàng. Ngoài ra, thay vì việc đẩy mạnh sản xuất khẩu trang y tế dùng một lần, Bộ Công Thương còn khuyến khích doanh nghiệp sản xuất khẩu trang vải kháng khuẩn có thể tái sử dụng được để tiết kiệm nguyên liệu, giảm giá thành sản phẩm và hạn chế rác thải ra ngoài môi trường, đi đầu là Tập đoàn Dệt may Việt Nam Vinatex và các đơn vị thành viên. Virus Corona vẫn đang diễn biến phức tạp, nhưng với những nỗ lực chung của mỗi cá nhân và toàn xã hội trong việc ổn định tâm lý cho người dân, bình ổn thị trường, mong rằng tình hình trong thời gian tới sẽ ổn định hơn. Người viết: Bảo Ân
Link bài tham khảo: https://vnexpress.net/kinh-doanh/nha-thuoc-dong-loat-treo-bien-khong-ban-khau-trang-4049576.html https://www.vietnamplus.vn/da-kiem-tra-xu-ly-hon-4500-vu-vi-pham-ve-khau-trang-nuoc-satkhuan/623848.vnp https://cafebiz.vn/khau-trang-trong-dai-dich-corona-quy-hon-vang-20200217113153017.chn http://danviet.vn/the-gioi/infographics-toan-canh-2-thang-bung-phat-virus-corona-1054899.html https://baophapluat.vn/tieu-dung-va-du-luan/nguoi-phu-nu-ban-hang-nghin-khau-trang-y-te-troi-noi-
YESNEWS | 20
KINH TẾ MÙA DỊCH Đại họa siêu vi Covid-19 từ Trung Quốc mà truyền thông quốc tế tiếp tục gọi là virus corona vẫn là vấn đề thời sự số một hiện nay. Đại dịch này đã gây ra những ảnh hưởng nhất định lên nền kinh tế Việt Nam.Việt Nam cần làm gì trong thời điểm căng thẳng này?
Tình trạng diễn biến của dịch Covid-19 Covid-19 (2019-nCoV) là một loại virus đường hô hấp mới, gây bệnh viêm đường hô hấp cấp ở người và cho thấy có sự lây lan từ người sang người. 2019-nCoV là chủng virus mới chưa được xác định trước đó. Ngoài chủng coronavirus mới phát hiện này, đã có 6 chủng coronavirus khác được biết tới ngày nay có khả năng lây nhiễm ở người. Thời gian ủ bệnh viêm phổi cấp ước tính trong khoảng 14 ngày. Virus này được xác định trong một cuộc điều tra ổ dịch bắt nguồn từ khu chợ lớn chuyên bán hải sản và động vật ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Tại Việt Nam, tính đến ngày 20/02/2020 đã ghi nhận 16 trường hợp mắc Covid-19, đã chữa trị khỏi 15/16. Diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 đã làm ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế của toàn cầu và khu vực. Trong đó Việt Nam có độ mở của nền kinh tế lớn và có đường biên giới dài với Trung Quốc nên sẽ chịu những ảnh hưởng không nhỏ.
21 | YESNEWS
Biến động kinh tế mùa dịch tại Việt Nam Toàn cảnh những ảnh hưởng của “đại dịch” lên nền kinh tế Việt Nam. Bộ Kế hoạch và đầu tư nhận định dịch viêm đường hô hấp do Covid-19 gây ra đã ảnh hưởng trên phạm vi toàn cầu, làm gián đoạn chuỗi cung ứng nhiều sản phẩm hàng hóa của thế giới, đình trệ trong sản xuất kinh doanh, suy giảm nhu cầu tạm thời từ Trung Quốc đối với các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ. Và điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế Việt Nam. Trong đó, ngành công nghiệp điện tử Việt Nam nhập khẩu linh kiện chủ yếu từ Trung Quốc. Do đó, các biện pháp kiểm dịch sẽ gây ảnh hưởng đến nguồn cung ứng đầu vào phục vụ sản xuất cũng như thị trường tiêu thụ cho ngành này, đặc biệt là ảnh hưởng đến nguồn linh phụ kiện đầu vào cho sản xuất trong nước.
Với ngành dệt may, da giày, Việt Nam phải nhập
khẩu số lượng lớn nguyên liệu dệt may từ thị trường Trung Quốc để phục vụ sản xuất và xuất khẩu. Do vậy, nếu dịch kéo dài sẽ khiến các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu dệt may, da giày của Việt Nam khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn nguyên vật liệu đầu vào, tăng chi phí sản xuất.
Dịch Covid-19 ảnh hưởng trực tiếp tới khu vực sản xuất nên hoạt động đầu tư cũng sẽ bị giảm trong ngắn hạn và dài hạn, đặc biệt là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài và khu vực ngoài nhà nước. Các nhà đầu tư mới dừng tìm kiếm cơ hội đầu tư, nhất là đầu tư FDI, ảnh hưởng tới thu hút đầu tư trong thời gian tới. Đối với các dự án đã đầu tư có khả năng sẽ bị hoãn lại việc tăng vốn đầu tư. Các lĩnh vực sản xuất bị ảnh hưởng kéo theo kim ngạch xuất, nhập khẩu giảm. Đối với nông, lâm nghiệp và thủy sản ngoài gặp khó khăn do dịch Covid-19 còn chịu tác động của tình hình hạn hán, xâm nhập mặn, dịch tả lợn ch âu Phi chưa được khống chế hoàn toàn, dịch cúm gia cầm H5N6... Bên cạnh đó, dịch Covid-19 còn ảnh hưởng đến ngành vận tải, bán lẻ, các ngành dịch vụ khách như kinh doanh nhà hàng, dịch vụ giao hàng…
“Mặt hàng Mặt khác, trong diễn biến ngày càng phức tạp của dịch 2019-nCoV, mặt hàng khẩu trang cũng đang là vấn đề nan giải diễn ra trong quốc nội bởi hàng thiếu hụt nên dẫn đến các hiện trạng như đầu cơ tích trữ khẩu trang để bán với giá cao, thu gom xuất khẩu ra nước ngoài, người tiêu dùng thì chen lấn xô đẩy để có thể mua được khẩu trang. Càng đau lòng hơn khi xuất hiện tình trạng thu gom khẩu trang đã dùng để tái chế rồi bán lại với giá cao, bán khẩu trang giả cho người tiêu dùng. Lương tâm của người bán hàng cũng như cả người tiêu dùng đang là một vấn đề vô cùng lớn được đặt ra những ngày này…
Ngành du lịch Việt Nam trong mùa dịch cơ hội & thách thức
Đặc biệt, ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến du lịch là nghiêm trọng buộc chúng ta cần có cái nhìn kỹ lưỡng hơn với phương diện này từ đó rút ra những cơ hội và hạn chế để phát triển hơn. Tác động của virus corona lên ngành du lịch Việt Nam là khá đáng kể, đặc biệt là trong bối cảnh Việt Nam có hơn 2 triệu khách du lịch nước ngoài trong tháng 1 này, trong đó hơn 30% lượng khách đến từ Trung Quốc và 2 thị trường lớn khác là Hàn Quốc và Nhật Bản. Dự báo của Phó tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Lê Hoài Chung tại hội nghị do Tổng cục Du lịch tổ chức ngày 6/2 cho thấy, trong 3 tháng tới, ước tính thiệt hại của ngành du lịch sẽ vào khoảng 5,9 - 7 tỷ USD do virus corona gây ra.
YESNEWS | 22
T
heo báo cáo, nghiên cứu ban đầu cho thấy khách sạn tại các thành phố lớn (Hà Nội và TP HCM) hay các điểm đến nghỉ dưỡng (Sapa, Đà Nẵng, Cam Ranh Nha Trang) bị giảm 20% đến 50% công suất phòng, và các công ty lữ hành (TP HCM và Hạ Long) giảm khoảng 50%. Những người trông coi và sở hữu các gian hàng nhìn chung báo cáo giảm 50% doanh thu trong hoạt động kinh doanh, không có khách hàng Trung Quốc và ít khách Hàn Quốc hay Nhật Bản. Điều này cũng đúng với các địa điểm du lịch nhưng ít nhất tối thiểu Thủ tướng đã chỉ đạo vẫn mở cửa các địa điểm này. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn đang nỗ lực hết mình để hỗ trợ ngành du lịch. Một điều tích cực, như đã được thực hiện trong SARS, ta sẽ tiếp tục tiếp thị tới các thị trường đường dài, hơn nữa chúng ta cũng cần cải thiện chi tiêu trung bình và thời gian lưu trú của du khách nước ngoài và giảm sự phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Để hỗ trợ thêm cho vấn đề này, Chính phủ nên xem xét cấp ngay lập tức miễn thị thực 30 ngày cho công dân Úc và New Zealand, công dân từ các quốc gia phát triển ở châu Âu, những người không được miễn giảm hiện tại và cả công dân từ Bắc Mỹ.
Là quốc gia vừa được Tổ chức Y tế thế giới đánh giá rất cao trong việc khống chế dịch Covid-19, tính tới ngày 20.2, đã có 15/16 người nhiễm virus tại Việt Nam được điều trị khỏi, xuất viện. Theo các chuyên gia, đây là tiền đề để kích hoạt chiến dịch Việt Nam - Điểm đến an toàn, khôi phục ngành du lịch sau dịch bệnh. Một trong những hành động quan trọng nhất là lập kế hoạch tiếp thị và quảng bá tích cực. Chúng ta phải nhớ rằng Việt Nam đã được tuyên bố không có SARS 3 tháng trước khi dịch bệnh này kết thúc vào tháng 7/2003. Ngày 12/2, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Trùng Khánh một lần nữa gửi thư đến bạn bè, đối tác quốc tế trong đó khẳng định các điểm du lịch ở Việt Nam vẫn mở cửa đón khách bình thường và khách du lịch quốc tế đến Việt Nam thời điểm này luôn được đảm bảo an toàn. Đồng hành cùng nỗ lực của Chính phủ, nhiều doanh nghiệp phát triển du lịch cũng đã tự kích hoạt chiến dịch điểm đến an toàn bằng nhiều hoạt động phòng chống, đảm bảo môi trường du lịch an toàn, sạch sẽ và hấp dẫn, và đặc biệt có nhiều ưu đãi lớn thu hút du khách đến Việt Nam. Tình hình dịch bệnh diễn ra căng thẳng khiến ngành du lịch vấp phải những khó khăn lớn tuy nhiên qua những nỗ lực của Chính phủ, nhiều biện pháp cải thiện được doanh nghiệp áp dụng khiến chúng ta tin tưởng vào
23 | YESNEWS
Giải pháp vực dậy nền kinh tế
Các bộ ngành trực thuộc Nhà Nước và các tổ chức, liên hiệp nên cùng hỗ trợ tìm ra giải pháp tối ưu nhất. Trước mắt, cần nghiên cứu ngay những gói chính sách tín dụng hỗ trợ, giảm thuế cho doanh nghiệp để chia sẻ áp lực. Thêm vào đó, cũng nên nghiên cứu các giải pháp cụ thể để tiếp tục bảo đảm thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu qua cửa khẩu cũng như nghiên cứu biện pháp để khắc phục tình trạng thiếu hụt lao động tạm thời. Ngoài ra, để hỗ trợ phục hồi sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng sau khi kiểm soát, dập dịch thành công, việc đẩy nhanh các giải pháp tái cơ cấu nền kinh tế cả trước mắt và lâu dài vô cùng cần thiết. Các phương án đối phó với dịch Covid-19 đã được Chính phủ vạch ra rất rõ ràng, đồng hành cùng với Chính phủ, các doanh nghiệp cũng có nhiều động thái nhất định để hưởng ứng chính sách và góp phần ổn định nền kinh tế Việt Nam.
KẾT
T
ổng kết lại, dịch cúm corona như quả bom với sức công phá dữ dội vào nền kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt Nam cũng bị ảnh hưởng không nhỏ. Tuy nhiên sức mạnh của sự đoàn kết luôn cần thiết và cực kì quan trọng để vượt qua khủng hoảng, vì vậy Chính phủ, các hiệp hội, tổ chức nghề nghiệp và doanh nghiệp cần phối hợp với nhau để cùng tìm ra giải pháp và ổn định kinh tế. Qua đây, chúng ta cũng có thể lạc quan hơn về tình hình phát triển của kinh tế Việt Nam ngay cả khi tình hình dịch bệnh đang vô cùng căng thẳng.
Anh Trà
Nguồn tham khảo https://tanbinh.hochiminhcity.gov.vn/web/neoportal/-/10-ieu-nhat-inh-phai-biet-neu-khong-muon-mac-virus-corona?inheritRedirect=true&redirect=%2F https://theleader.vn/kich-ban-nao-vuc-day-nen-kinh-te-viet-nam-sau-dich-corona-1581526937214.htm https://cafef.vn/nhung-con-so-nay-cho-thay-virus-corona-dang-pha-hoai-nganh-du-lich-viet-nam-nhu-thenao-20200212105444439.chn https://cafef.vn/sun-group-vingroup-dong-loat-kich-cau-du-lich-khang-dinh-viet-nam-la-diem-den-antoan-20200221111522563.chn https://cafef.vn/du-lich-viet-nam-dang-tang-truong-than-toc-bong-chiu-don-tu-dich-corona-cac-ong-lon-vingroup-sun-group-saigon-tourist-se-ung-pho-ra-sao-20200214151504501.chn
YESNEWS | 24
NHÌN RA THẾ GIỚI • TRUNG QUỐC ĐÓNG CỬA • COVID-19 LÀM GIÁN ĐOẠN DU LỊCH TOÀN CHÂU Á • COVID-19 CÓ THỂ GÂY ẢNH HƯỞNG LÂU DÀI ĐẾN CHUỖI CUNG ỨNG TOÀN CẦU • PHẢN ỨNG DÂY CHUYỀN CỦA COVID-19
Nhìn ra thế giới
TRUNG QUỐC ĐÓNG CỬA OPEC VÀ CÁC NƯỚC ĐỒNG MINH RƠI VÀO THẾ KHÓ
YESNEWS | 26
Nhìn ra thế giới
V
iệc dịch bệnh do virus corona tác động đến hoạt động kinh tế và nhu cầu dầu mỏ ở Trung Quốc đã khiến giá dầu mất kiểm soát. Nó đồng thời thách thức chính hệ tư tưởng nền móng của các nhà sản xuất dầu OPEC và các nước đồng minh không thuộc khối OPEC- luôn duy trì giá dầu thô để đem lại hiệu quả cho cả nhà sản xuất và người tiêu dùng. Các quốc gia và công ty sản xuất dầu lớn đang dần điều chỉnh dựa theo thực tế về nhu cầu dầu đang giảm trong trung và dài hạn. sự hạ nhiệt của nền kinh tế Trung Hoa phát triển nóng trong suốt thập kỉ vừa qua, sau đó được thúc đẩy bởi cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, và những kì vọng về dầu mỏ được thay thế bởi các nguồn năng lượng thân thiện với môi trường và các giải pháp thay thế di động, đều chỉ ra xu hướng đó Tuy nhiên, không ai đoán trước được, ngay cả trong những tưởng tượng điên khùng nhất của họ, một cú sốc cầu gây ra bởi một mầm bệnh lây truyền như một ngọn lửa lan rộng khắp cả nước trên một quốc gia đông dân nhất trên thế giới, giết hại 2% nạn nhân của nó và đòi hỏi những biện pháp phong tỏa và cách ly quy mô nhất trong lich sử hiện đại. Tình trạng tê liệt gần như kéo dài ở các ngành thương mại, du lịch và sản xuất ở tâm dịch Hồ Bắc và sự ngưng trệ diện rộng ngành logistics và chuỗi cung ứng trên khắp cả nước đã dẫn tới sự lao dốc ngay lập tức về nhu cầu dầu của Trung Quốc. Tính nghiêm trọng của sự giảm tốc này trở nên rõ ràng vào tuần sau ngày 9 tháng 2, khi người lao động và doanh nghiệp Trung Quốc đối mặt với những trở ngại lớn khi quay trở lại làm việc sau kì nghỉ tết nguyên đán được kéo dài. Nhưng khi đánh giá khoảng thời gian dự kiến của sự suy sụp, quỹ đạo của sự phục hồi và ảnh hưởng lên những nền kinh tế châu Á khác đặt ra một thử thách lớn. Với tổ chức xuât khẩu dầu mỏ OPEC và đồng minh của họ, điều này không chỉ là quyết định số lượng dầu bị cắt giảm, giả sử sẽ dẫn đến vô số các kết quả không dự đoán trước được có thể xảy ra , mà còn là sự đồng thuần về giá dầu mà họ sẵn sàng giảm khi mà khách hàng lớn nhất của họ đang phải đối mặt với thách thức mới về kinh tế. SARS, đại dịch toàn cầu bắt nguồn từ Trung Quốc năm 2002-03, không còn là bài học hữu dụng đối với thị trường dầu nữa. Chủng virus corona mới, Covid-19, Tháng đầu tiên số lượng 27 | YESNEWS
người bị lây nhiễm đã vượt quá con số tổng 8000 ca nhiễm trong suốt 6 tháng hoạt động của dịch SARS. Tỉ lệ tử vong ước tính 2% của Covid-19 thấp hơn nhiều so với 9,6% của SARS. Nhưng do số lượng người nhiễm lớn hơn, nó khiến nhiều người tử vong hơn. Cùng lúc đó , không giống SARS nó gần như chỉ tập trung tại châu Á. Ảnh hưởng của sự bùng phát này lên dầu mỏ sẽ lớn hơn SARS. Bởi vì Sự đóng góp của Trung Quốc vào nhu cầu dầu mỏ toàn cầu lớn hơn nhiều và ngày càng gia tăng so với thời điểm 17 năm về trước . Nhờ có năng lực và vai trò sản xuất trong chuỗi cung ứng sản phẩm cho người tiêu dùng tăng đột biến kết hợp với nhiều sự hợp tác trong thương mại toàn cầu khác. Trung quốc tiêu thụ khoảng 5.6 triệu thùng dầu một ngày vòa năm 2003, theo như dữ liệu của OPEC, con số này chiếm khoản 7% sản lượng tiêu thụ toàn cầu., số liệu tương ứng năm ngoái là 13 triệu thùng và chiếm 13%. Trung Quốc chiếm ba phần tư nhu cầu dầu mỏ của thế giới năm 2019, theo như cơ quan năng lượng quốc tế IEA. Cuộc khủng hoảng giáng một đòn mạnh vào nền kinh tế Trung Quốc chắc chắn sẽ ảnh hưởng ít nhiều tới những nước lân cận, đặc biệt là khu vực ASEAN, khu vực trung tâm với nhu cầu về mặt năng lượng gia tăng mạnh mẽ. Bắc Kinh được dự báo là sẽ thi hành một số giải pháp đáng kể về tiền tệ và trái phiếu để có thể đạt được mục tiêu phát triển kinh tế năm 2020 ngay cả khi hai quý đầu năm gầy nhiều thất vọng. thế nhưng thế nhưng phòng điều phối của chính phủ thì lại có giới hạn, và , họ sẽ phải chật vật để tìm cách bơm tiền vào các doanh nghiệp kinh doanh nhỏ hơn, rất có thể là các doanh nghiệp được cho là chịu hậu quả nặng nề nhất bởi virus.
Nhìn ra thế giới
T
rong khoảng thời gian đó, OPEC tỏ ra lo lắng về sự sụt giảm nhu cầu dầu của Trung Quốc, sẽ tạo áp lực kéo giá dầu xuống ngưỡng tổn thương đối với các thành viên của tổ chức này. Một cuộc họp khẩn cấp của các chuyên gia kỹ thuật từ ngày 4-6 tháng 2 kiến nghị những đợt cắt giảm sâu sản tống sản lượng đầu ra khoảng 2,7 triệu thùng mỗi ngày ở quý 2 xuống còn 2.1 triệu thùng mỗi ngày, đồng ý cho tháng 1-3 Lãnh đạo không chính thức của OPEC, các tiểu Vương quốc Ả Rập Thống Nhất, đang tìm kiếm một biện pháp nhanh chóng, có lẽ có lẽ là để ngăn chặn các tình huống khó lường với giá dầu thô. Tuy nhiên, đối thủ nặng ký không thuộc chung khối OPEC: Nga, một thế lực tương đối ôn hòa nằm trong khối đồng minh, yêu cầu thêm thời gian để quyết định, bỏ ngỏ lời đề nghị trong sự không chắc chắn. Nếu các nền kinh tế toàn cầu giảm tốc trong năm 2020, đối lập lại những dự đoán trong năm 2019 về sự tăng trưởng nhẹ. OPEC và đồng minh cần tránh đẩy giá dầu thô lên quá cao. Họ chắc chắn sẽ không thích thú với việc đẩy giá dầu
tăng quá cao sẽ làm giảm tốc độ phục hồi khỏi Covid-19,đặc biệt lở Trung Quốc, và rộng hơn là ở châu Á, thị trường quan trọng nhất của OPEC. Đồng thời, nếu giá dầu thô duy trì ở mức hiện tại hoặc tiếp tục trượt giá trong một thời gian dài, điều đó có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế OPEC và lật đổ những đế chế dầu mỏ ở trung đông và Bắc Phi--những khu vực vốn đã đng phải vật lộn với những xung đột chính trị, xung đột bạo lực trong nước hoặc cả hai. Bao gồm những tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất, Iraq, Libya và Nigeria. Trung Quốc tăng trưởng thần kỳ trở thành một cường quốc về kinh tế , và không ngại phô trương quyền lực của mình, đã mang lại nhiều đồng minh cho nó nhưng cũng kéo về không ít kẻ thù. Quyết định về sản lượng dầu cắt giảm trong quý hai này của OPEC/các nước đồng minh không thuộc khối OPEC sẽ cho thấy có hay không những nhà cung cấp mạo hiểm hi sinh trong ngắn hạn cho những tiềm năng trong dài hạn. Người dịch: Đào Quang Khải
YESNEWS | 28
Nhìn ra thế giới
COVID-19 LÀM GIÁN ĐOẠN DU LỊCH TOÀN BỘ CHÂU Á VIẾT BỞI EMILY PALMER 7/12/2020, UPDATE 13/12/2020
G
iữa nỗi sợ hãi lan rộng bởi sự bùng nổ của virus corona, khách du lịch đến châu Á, thậm chí đến các quốc gia xa tâm dịch virus tại Trung Quốc đang bắt đầu xem xét lại các kế hoạch của họ. Dữ liệu cứng về những trường hợp huy bỏ kế hoạch rất khan hiếm vì các hãng hàng không, khách sạn và các úy ban du lịch nói rằng họ chưa có số liệu hay sẽ không chia sẻ về chúng, một số nhà điều hành tour, môi giới bảo hiểm du lịch và thậm chí các nhân viên hàng không cho biết rằng họ đang phải đối mặt với một lượng lớn khách hàng muốn thay đổi kế hoạch của mình.. Ông Brian Fitzgerald, chủ tịch của công ty thám hiểm du lịch nước ngoài Overseas Adventure Travel, một công ty chuyên cung cấp các tour du lịch theo nhóm cho khách du lịch hầu hết trên 50 tuổi đã nói rằng sau khi thông báo dịch bùng phát, ban đầu là các khách hàng hủy chuyến đi tới Trung
29 | YESNEWS
Một số nhà điều hành tour, môi giới bảo hiểm du lịch và thậm chí các nhân viên hàng không cho biết rằng họ đang phải đối mặt với một lượng lớn khách hàng muốn tránh khỏi khu vực này. Quốc trong tháng 4, và tuần này khách du lịch dự kiến sẽ đến Lào, Campuchia và Việt Nam cũng bắt đầu xem xét lại các kế hoạch của mình. Ông Fitzgerald cho rằng: “Người ta bắt đầu lo lắng về việc du lịch đến châu Á khi họ đã nhận thức được về việc du lịch tới Trung Quốc” Ông cho biết công ty “gần như không nhận được một đơn đặt tour nào mới” đến Trung Quốc trong nửa đầu năm nay và các chuyến đi đã bị hủy. Công ty đã hoàn trả tiền đầy đủ cho khoảng 400 khách du lịch, thay đổi địa điểm chuyến đi hoặc sẽ thực hiện chuyến đi vào một dịp khác. Dữ liệu tháng 1 của công ty bảo hiểm du lịch APRIL, một công ty chuyên cung cấp bảo hiểm, theo dõi mọi hoạt động du lịch của cư dân Hoa Kỳ tới mọi quốc gia trên thế giới, dữ liệu này đã chỉ ra rằng các yêu cầu cần giải quyết với một quốc gia châu Á trong hành trình của mình đã tăng gấp đôi so
với tháng 1/2019. Ngoài ra vào tháng 1 năm nay, 3% trên tổng số các yêu cầu hủy bỏ chuyến đi của công ty đã nhận được là liên quan đến virus corona. Hopper, một trang web đặt phòng chuyên sử dụng dữ liệu để gợi ý xem thời gian thích hợp nhất để đặt tour du lịch, đã ước tính rằng nhu cầu du lịch quốc tế đã giảm 3% kể từ tuần đầu tiên của tháng 1. theo như lời bà Brianna Schneider, giám đốc truyền thông của công ty. Bà cho biết qua một email rằng 80% của sự suy giảm này trực tiếp bị tác động bởi nhu cầu đi lại từ Hoa Kỳ đến Trung Quốc; 20% còn lại là “một tác động ngoại vi đến các điểm đến quốc tế khác”. Các cuộc gọi đến đường dây đặt chỗ hàng không cũng tìm thấy khách du lịch muốn hủy chuyến đi. Tina, nhân viên tiếp tân đặt phòng có trụ sở tại Los Angeles của hãng hàng không Asiana, hãng hàng không lớn thứ hai tại Hàn Quốc, cô cho biết trong tuần cuối cùng cô đã
Nhìn ra thế giới thấy các cuộc gọi đến tổng đài tăng đột biến tới 50%. Cô không cho biết tên họ của mình, theo trích dẫn chính sách của công ty. “Họ không muốn tới châu Á”, cô nói. “Mặc dù nếu chúng tôi có miễn phí cho các chuyến đi tới Philippines hay các quốc gia Đông Nam Á khác, họ vẫn muốn hủy bỏ chuyến đi.” Tương tự, Jordan, đại diện của một công ty dịch vụ khách hàng có trụ sở tại Philippines của hãng hàng không Singapore Airlines, người đã không cung cấp tên họ của mình vì chính sách của công ty, đã xác nhận có rất nhiều người muốn hủy bỏ chuyến đi, mặc dù thực tế là hãng đã đề nghị thay đổi chuyến đi của khách hàng bằng cách đi đường vòng qua Trung Quốc đại lục và Hồng Kông mà không thu thêm phí. Lục địa châu Á đã trở thành điểm đến du lịch nổi tiếng trong những năm gần đây. Năm 2018, theo Tổ chức du lịch Thế giới có hơn 343 triệu du khách quốc tế đến thăm khu vực châu Á - Thái Bình dương tăng 6% so với năm trước. Virus corona, với các trường hợp ban đầu được báo cáo ở Vũ Hán, Trung Quốc, đã làm cho hơn 31.000 người mắc bệnh với hơn 600 ca tử vong được báo cáo vào thứ 6 – tất cả trừ hai trường hợp tử vong ở Trung Quốc đại lục. Hơn 20 cảng sân bay quốc tế đã bị đình chỉ hoặc hạn chế các tuyến bay đã kết thúc ở Vũ Hán và các thành phố lớn khác ở Trung Quốc, bao gồm Bắc Kinh, Hồng Kông và Thượng Hải. Một số hãng hàng không bao gồm China Eastern Airlines, Cathay Pacific và Air China chở hành khách đi qua các thành phố này trên đường đến các điểm dừng khác. Đối với một số khách du lịch, ngay cả một điểm dừng ngắn tại Trung Quốc cũng là điều không đáng để mạo hiểm. Cặp vợ chồng mới cưới Jessica Salina và chồng cô, Anthony, đã lên kế hoạch cho tuần trăng mật ở Nhật Bản vào tháng 3 – đây là lần đầu tiên họ đi du lịch đến châu Á. Nhưng chuyến bay thuộc hãng hàng không Air China của họ từ Los Angeles đến Tokyo bao gồm một điểm dừng tại Bắc Kinh, và họ đã quyết định hủy chuyến đi vào ngày 30 tháng 1. Cô Salina nhắn qua một email:“Nỗi sợ lớn nhất của tôi không phải là Nhật Bản, mà là điểm dừng tại Bắc Kinh”. “Giữa sân bay lớn và các màn hình chiếu bổ sung, tôi bắt đầu hoảng loạn. May mắn cho cô ấy, hãng tour du lịch Af-
fordable World mà cô đặt chuyến đã hoàn lại tiền miễn phí khi cô hủy tất cả các chuyến bay có đi qua Trung Quốc. Tuy nhiên những du khách khác với lịch trình chuyến bay không hề phải dừng chân tại Trung Quốc cũng đang lựa chọn việc hủy chuyến, lo ngại về những rủi ro không cần thiết có khả năng xảy ra đỗi với một chuyến du lịch mà họ hoàn toàn có thể thực hiện vào một dịp khác. Nhật Bản, dù đang trong giai đoạn tất bật chuẩn bị cho Thế vận hội mùa hè và nỗ lực để tránh xảy ra 1 cuộc bùng phát dịch ở đó đã phải chuyển hướng sự chú ý để tập trung vào chiếc du thuyền Diamond Princess, một du thuyền đã nhập cảng thành phố cảng Yokohama từ tuần trước. Hơn 2000 hành khách đang trong thời gian bị cách ly hai tuần, và các trường hợp nhiễm bệnh đang tăng lên nhanh chóng. Có tới 61 người xét nghiệm dương tính virus corona vào thứ 6, 20 trường hợp được xác nhận hôm thứ năm. Sáng thứ năm, công ty cung dịch dịch vụ du lịch tàu biển Holland America Line đã cập nhật trang web của mình, nói rằng họ nhận được thông báo rằng chính phủ Nhật Bản sẽ không cho phép khoảng 2000 hành khách trên tàu MS Westerdam nhập cảng tại Nhật Bản. Công ty đã đưa ra một tuyên bố: “Chúng tôi đang khẩn trương làm việc để đưa ra các kế hoạch thay thế khác nhau cho các hành khách hiện nay đang ở trên tàu và sẽ cập nhật thông mới nhất cho họ nếu có. Tàu du lịch này đã hủy một chuyến đi tới Westerdam, và dự kiến sẽ tiến vào khu vực tỉnh Yokohama vào ngày 15 tháng 12, nhưng thông báo không có bất kì thay đổi nào đối với hành trình của con tàu sau thời điểm đó. Các công ty du lịch khác hoạt động tại châu Á đã từ chối chỉ rõ sự thay đổi về chuyến đi đã được lên kế hoạch của họ hay về số lượng người đã hủy chuyến. “Tất cả các hành trình có ghé qua Trung Quốc đại lục vào sáu tháng tới hiện nay đang được xem xét và chúng tôi sẽ thông báo bất kỳ sự thay đổi nào ngay khi có thể”. Hãng du lịch tàu biển Norwegian Cruise Line tuyên bố. “Như mọi khi, chúng tôi sẽ theo dõi sát sao tình hình và có hành động thích hợp khi cần thiết.” Kay Cuellar, phó giám đốc tại văn phòng Los Angeles thuộc Tổ chức Du lịch quốc gia Nhật Bản, đã lưu ý vào đầu tuần qua tại Nhật Bản rằng YESNEWS | 30
Nhìn ra thế giới “tất cả các biện pháp phòng ngừa cần thiết đều đang được triển khai” và cảnh báo các du khách không nên phản ứng thái quá. “Tôi không nghĩ rằng cần thiết phải đảm bảo một lượng quan tâm lớn như nó đang nhận được trên các phương tiện truyền thông”. Cô Cuellar cho biết. ”Không có lý do nào cho một sự báo động ở mức như vậy/” Ngoài những hành khách bị nhiễm bệnh trên du thuyền Diamond Princess, Nhật Bản còn có ít nhất 25 trường hợp khác. Stephen England-Hall, giám đốc điều hành của công ty tiếp thị Tourism New Zealand, đã cho biết qua một email rằng đất nước của ông chưa chứng kiến một ảnh hưởng đáng kể nào lên vấn đề dừng chân của du khách, mặc dù ngay cả khi New Zealand cách xa 6000 dặm từ Vũ Hán: “Chúng tôi hy vọng rằng điều này sẽ làm dịu đi nỗi lo lắng của khách du lịch khi đi du lịch thế giới” Jason Schreier, giám đốc điều hành của công ty bảo hiểm du lịch APRIL cho biết tổng đài Người dịch: Đinh Ngọc Diệp Nguồn: https://www.nytimes.com/2020/02/07/ travel/traveling-coronavirus.html
31 | YESNEWS
chăm sóc khách hàng của công ty đã rất vui mừng khi khách du lịch gọi điện hỏi về những chính sách mua hàng và để hiểu rõ hơn về phạm vi bảo hiểm hiện tại của họ. Ông Schreier cho biết công ty đã nhận được vô số các cuộc gọi từ các công ty du lịch và khách du lịch đang cố gắng xác định xem họ có được hoàn tiền cho việc hủy chuyến vì những lo ngại ngày càng gia tăng về virus corona hay không. Câu trả lời trong hầu hết các trường hợp là không: Nỗi sợ đi đến nơi nào đó là rất tiếc không phải là một lý do mà mọi người có thể hủy chuyến đi trừ khi phạm vi bảo hiểm của họ bao gồm quyền được “hủy vì bất kì lý do nào”. Ông nói. “Mà bảo hiểm có phạm vi như vậy sẽ đắt hơn rất nhiều so với loại có các điều khoản hợp đồng tiêu chuẩn.”
Nhìn ra thế giới
COVID-19 CÓ THỂ GÂY ẢNH HƯỞNG LÂU DÀI ĐẾN CHUỖI CUNG ỨNG TOÀN CẦU Các tập đoàn đa quốc gia thất bại trong việc phán đoán mức độ nghiêm trọng mối rủi ro của tình trạng gián đoạn này.
Đ
ể hiểu qua ảnh hưởng do chủng mới của vi rút Corona gây ra đối với các doanh nghiệp trên toàn thế giới, hãy nhìn vào Apple. Sự lệ thuộc vào linh kiện cũng như hệ thống lắp ráp tại Đại lục của gã khổng lồ công nghệ Mỹ nặng nề đến mức hãng hàng không của Hoa Kỳ United Airlines gần như phải đưa khoảng 50 lãnh đạo qua lại như thoi đưa giữa California và Trung Quốc mỗi ngày. Nhưng giờ thì không còn như vậy. Mỹ cũng như các đơn
vị vận chuyển khác đã ngừng các chuyến bay đến và trở về từ Trung Quốc. Sự thiếu hụt nhân công có nghĩa rằng vào cuối kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán thì Foxconn, công ty chế tác hầu hết Iphone tại Trung Quốc, có lẽ sẽ không thể đưa dây chuyền nhà máy của nó hoạt động tối đa công suất tuần này. Các nhà phân tích cho rằng vi rút có thể sẽ dẫn tới sự giảm sút 5-10% lượng Iphone mà Apple vận chuyển quý này, đồng thời cũng có thể làm tiêu tan kế hoạch gia
tăng sản xuất một sản phẩm phổ biến của nó – AirPods. Covid – 19 ngày càng lây lan khiến cho ảnh hưởng của nó đến giới kinh doanh cũng bị nhân rộng. Lượng du khách ra vào Đại lục lao dốc. Khoảng 400,000 khách du lịch người Trung Quốc được dự đoán sẽ hủy chuyến đi đến Nhật Bản vào cuối tháng 3. Một con tàu du hành lớn tại Châu Á đã bị năm nước từ chối cho cập bến bởi hành khách trên tàu bị nhiễm bệnh (cuối cùng thì CamYESNEWS | 32
Nhìn ra thế giới bodia đã cho phép tàu vào bờ). Triển lãm hàng không Singapore mang lại cho thị quốc này khoảng 250 triệu đô vào năm 2018, nhưng lại ít hơn nhiều trong năm nay bởi có tới 70 công ty hủy chuyến, trong đó bao gồm Lockheed Martin, một gã khổng lồ quốc phòng của Mỹ. Mobile World Congress, hội nghị viễn thông dự định sẽ tổ chức tại Barcelona tháng này cũng đã hủy sau khi các công ty từ Vodafone cho tới BT, Facebook và Amazon rút lui. Ngày càng rõ ràng rằng vi rút này có thể phá hủy chuỗi cung ứng toàn cầu, gây ra tổn thất nặng nề cho nền kinh tế thế giới. Hầu hết các tập đoàn đa quốc gia đều không kịp trở tay. Đây không phải lần đầu tiên họ trải qua cú sốc từ chuỗi cung ứng Châu Á. Cơn sóng thần tại Nhật Bản năm 2011 và trận lũ lụt khủng khiếp tại Thái Lan cùng năm ấy đã gây ra gián đoạn trong sản xuất đối với nhiều doanh nghiệp lớn. Hay gần đây hơn, chiến tranh thương mại giữa Donald Trump với Trung Quốc đã phơi bày mối nguy hại khi các chuỗi cung ứng lệ thuộc quá nặng nề vào Đại lục. Thế nhưng chủ các doanh nghiệp trên gần như không làm gì để chuẩn bị cho những cú sốc như việc bị tổn thất từ sự bùng nổ của chủng mới vi rút Corona.
33 | YESNEWS
các nhà đầu tư đang trừng phạt các doanh nghiệp vì thất bại này. Cổ phiếu của các doanh nghiệp Mỹ có tiếp xúc mạnh mẽ với Trung Quốc đã kéo chỉ số S&P 500 giảm 5% kể từ đầu tháng 1, khi thông tin về bùng nổ dịch bệnh mới diễn ra (xem biểu đồ).
Nhìn ra thế giới
C
ó 3 lý do để nghĩ rằng những ngày tháng tiếp theo có thể gây ra nhiều khó khăn hơn cho các doanh nghiệp. Lý do đầu tiên, với những chiến lược nhằm cắt giảm chi phí, các tập đoàn đa quốc gia đã tự đẩy mình vào vòng nguy hiểm với những rủi ro về chuỗi cung ứng. Chẳng hạn như nhiều doanh nghiệp chỉ giữ trong tay đủ cổ phần để tồn tại trong vài tuần nhưng lại tự tin rằng họ có thể bổ sung thêm hàng tồn kho của mình “vừa kịp lúc”. Bà Bindiya Vakil, cố vấn của công ty Resilinc, tranh cãi rằng sự tự tin ấy đã bị đặt nhầm chỗ. Điểm yếu thứ hai xuất phát từ sự thật rằng các doanh nghiệp lớn ngày nay phụ thuộc vào các xưởng sản xuất của Trung Quốc nhiều hơn thời điểm dịch SARS bùng phát năm 2003. Hiện tại, Trung Quốc đang chiếm 16% tổng số GDP toàn cầu, trong khi thời điểm trước kia chỉ có 4%. Đóng góp của Trung Quốc trong xuất khẩu các mặt hàng vải và quần áo chiếm tới 40% tổng giá trị xuất khẩu toàn cầu. 26% tổng kim ngạch xuất khẩu đồ nội thất thuộc về TQ. Đây cũng là thị trường tiêu thụ lớn nhất các mặt hàng ví dụ như kim loại cần trong sản xuất. Năm 2003, Trung Quốc miễn cưỡng nhập khẩu 7% dầu mỏ toàn cầu. Ngày nay, con số ấy chỉ xấp xỉ 5%. Ngài Koray Kose của Gartner, một công ty nghiên cứu, đã chỉ ra rằng sự gia tăng về quy mô của các cơ sở sản xuất của Trung Quốc không phải là điều quan trọng duy nhất. Kể từ năm 2003, các nhà máy đã trải rộng từ khu vực ven biển cho đến những vùng nội địa nghèo
hơn như Vũ Hán, nơi dịch bệnh bùng phát. Công nhân từ các vùng ấy làm việc quần quật tại các xưởng khắp Trung Quốc – và trở về nhà vào các ngày nghỉ lễ. Ông Kose tranh luận rằng, mối liên kết chằng chéo ấy đã làm gia tăng rủi ro của chuỗi cung ứng, đồng thời cũng làm tăng sự phụ thuộc lẫn nhau của nhiều doanh nghiệp. Những nhà cung cấp từ Đại lục không còn chỉ đơn giản là lắp ráp sản phẩm nữa; họ còn chế tác ra nhiều bộ phận hoạt động bên trong sản phẩm. Lý do thứ ba cho rằng các công ty lớn có thể sẽ trải qua cú sốc chuỗi cung ứng chính là những vùng bị ảnh hưởng nặng nề nhất do Covid-19 và những khu vực tiếp theo bị chính phủ phong tỏa có vai trò đặc biệt hệ trọng tới một số ngành công nghiệp toàn cầu. Theo Llamasoft, một công ty phân tích chuỗi cung ứng, ngành công nghiệp điện tử đang đối mặt với nhiều nguy cơ nhất bởi hàng tồn kho tương đối ít cùng với thiếu hụt nguồn linh kiện thay thế. Tỉnh Hồ Bắc, nơi thành phố Vũ Hán tọa lạc, là trung tâm của “thung lũng quang học” tại Trung Quốc, điểm đến cho các doanh nghiệp sản xuất các bộ phận thiết yếu đối với hệ thống mạng viễn thông. Một phần tư sản lượng cáp quang và các thiết bị sợi quang toàn thế giới được sản xuất tại đó. Một trong những nhà máy chế tạo chip tiên tiến nhất, nơi sản xuất bộ nhớ flash dùng trong điện thoại thông minh cũng được tìm thấy ở đó. Các nhà phân tích lo lắng rằng đại dịch tại Hồ Bắc có thể làm giảm 10% lượng điện thoại di động được vận chuyển trên
toàn thế giới trong năm nay. Ngành công nghiệp ô tô cũng không tránh khỏi tác động. Sự thiếu hụt các linh kiện từ những nhà cung cấp Đại lục đã buộc Huyndai phải đóng cửa toàn bộ xưởng ô tô tại Hàn Quốc (hiện tại nó đang mở lại một vài trong số các nhà máy). Nissan phải tạm thời đóng cửa một xưởng tại Nhật Bản, và Fiat-Chrysler cảnh báo rằng nó có thể sẽ sớm ngừng hoạt động sản xuất tại một nhà máy ở Châu Âu. Nỗi sợ vi rút giờ cũng đang ảnh hưởng đến giá dầu toàn cầu. Các nhà máy lọc dầu tại Trung Quốc cắt giảm sản lượng đầu ra vì nhìn thấy trước sự sụt giảm nhu cầu tại quê nhà. Nhu cầu ngày càng giảm dần của người Trung Quốc khiến cho tương lai của khí tự nhiên vốn đã ảm đạm nay còn tối tăm hơn. Những khách hàng Trung Quốc nhập kim loại đồng đã yêu cầu các xưởng mỏ ở Chi-lê và Ni-giê-ri-a tạm dừng hoặc hủy chuyến hàng. Mông Cổ cũng đã tạm ngưng việc vận chuyển than tới Trung Quốc Một vài công ty Trung Quốc đang hoảng loạn. Nhiều doanh nghiệp đã nhận được “biên bản bất khả kháng” chính thức, họ mong rằng điều này sẽ giúp họ hủy các hợp đồng mà không phải chịu phạt. Tuy nhiên có lẽ không phải vậy. Đối mặt với nhu cầu sụt giảm cùng với việc cảng và đường phố bị đóng cửa, CNOOC, một gã khổng lồ năng lượng của Trung Quốc, gần đây đã sử dụng chiến thuật như vậy để tránh nhận khí tự nhiên hóa lỏng được vận chuyển đến. Total và Royal Dutch Shell, hai ông lớn dầu khí của Châu Âu, YESNEWS | 34
Nhìn ra thế giới đã từ chối nước cờ này. Vậy điều gì sẽ diễn ra tiếp theo? Các doanh nghiệp lớn muốn gia tăng sản xuất một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, khó có thể biết được liệu công nhân sẽ được cho phép trở lại nhà máy nhanh nhất sau bao lâu.Dù vậy, kí túc xá tại các nhà máy vẫn chật cứng. Tám nhân viên của Foxconn được xếp vào một phòng tại nhà máy ở Thâm Quyến. Nếu điều đó dẫn tới lây nhiễm bệnh thì xưởng có lẽ sẽ bị buộc phải đóng cửa một lần nữa. Lãnh đạo cấp cao sẽ sớm quay trở lại, nhưng một vài người quan ngại rằng những quản lý cấp trung tại nước ngoài mà có con nhỏ thì không. Mặc dù các nhà máy vẫn đang hoạt động, việc vận chuyển hàng hóa xung quanh và ra khỏi Trung Quốc vẫn còn khó khăn. Ngài Alan Cheung của Kerry Logistics, một nhà cung
cấp lớn tại Châu Á, kể lại rằng tài xế của ông bị chặn lại giữa Đại lục bởi chính quyền Trung Quốc vẫn đang cố gắng ngăn chặn các xe tải đi lại trừ khi họ vận chuyển đồ ăn hay những nhu yếu phẩm khác. Khối lượng hàng đem đi vận chuyển bị đình chỉ càng lâu sẽ càng làm gia tăng lượng hàng tồn đọng khi các công ty con của TQ bắt đầu hoạt động trở lại. Điều này sẽ gây ra hiện tượng tắc nghẽn và giá cước tăng đột biến. Về lâu dài, cụm từ “dịch bệnh” có thể làm mất đi hòa khí giữa các tập đoàn đa quốc gia và Trung Quốc. Từ lâu, những công ty lớn đã cho rằng chuỗi cung ứng Đại lục của họ đáng tin cậy và dễ dàng để quản lý. Nghiên cứu cho thấy chỉ có một phần nhỏ các doanh nghiệp thuộc các ngành công nghiệp thường xuyên đánh giá rủi ro chuỗi cung ứng của họ một
Người dịch: Lê Thu Trà Nguồn: https://www.economist.com/international/2020/02/13/the-new-coronavirus-could-havea-lasting-impact-on-global-supply-chains
35 | YESNEWS
cách cẩn trọng. Trong nhiều năm, các lãnh đạo đã ủy thác trách nhiệm tìm nguồn cung ứng cho các quản lý cấp trung, những người được hướng dẫn điển hình để trích xuất thêm một hay hai phần trăm chi phí mỗi năm. Sự bùng phát của dịch Covid-19 đã bộc lộ rủi ro trong cách làm như vậy, đặc biệt kể từ khi chiến tranh thương mại Mỹ Trung chưa hoàn toàn được giải quyết. Ông Jochen Siebert, cố vấn của tập đoàn JSC Automotive nói rằng, sóng thần và lũ lụt đến rồi đi, khiến cho các doanh nghiệp chỉ nghĩ đơn giản rằng họ có thể xoay xở được. Ông dự đoán rằng dịch bệnh này sẽ trực tiếp đặt câu hỏi về việc quản lý chuỗi cung ứng đối với các giám đốc điều hành.
Nhìn ra thế giới
PHẢN ỨNG DÂY CHUYỀN CỦA COVID-19 Ở TRUNG QUỐC CÓ THỂ TỒI TỆ HƠN CHÚNG TA SUY NGHĨ
Các nhà đầu tư nhìn vào bảng giá chứng khoán tại một công ty chứng khoán ở phía Đông tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc hồi tháng hai.
YESNEWS | 36
Nhìn ra thế giới
K
hi thị trường Trung Quốc mở cửa hôm thứ Hai, sự bùng phát khủng khiếp của virus corona đã có những tác động cực kì mạnh mẽ. Chỉ trong vài phút, giao dịch của nhiều cổ phiếu đã bị tạm hoãn khi chúng xuống dốc không phanh chạm đến giới hạn luật pháp Trung Quốc cho phép là 10% mỗi ngày. Thị trường chứng khoán Trung Quốc bị kiểm soát chặt chẽ là một bánh răng không mấy quan trọng trong nền kinh tế của đất nước này, nhưng vài tháng tới có khả năng chứng minh những thiệt hại đối với một nền kinh tế vẫn đang quay cuồng với sự tăng trưởng chậm nhất trong ba thập kỷ và cuộc chiến thương mại kéo dài với Hoa Kỳ do ảnh hưởng của virus hiện đã đạt gần 20.000 ca nhiễm được xác nhận tiếp tục cho thấy sự ảnh hưởng của thị trường chứng khoán. Các phản ứng dây chuyền của virus và phản ứng kịch liệt của Trung Quốc đang khiến chính họ cảnh giác từng ngày, từ việc du lịch hàng không bị gián đoạn đến các chuỗi cung ứng bị xáo trộn và làm giảm giá cả hàng hóa, chúng đang làm giảm triển vọng tăng trưởng từ khu vực Đông Nam Á đến Nam Mỹ và hơn thế nữa. Thứ hai là ngày đầu tiên trở lại làm việc sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, thường kéo dài một tuần nhưng nay đã được kéo dài thêm ba ngày để tránh hiện tượng ách tắc thường xảy ra vào đầu hoặc cuối các lễ hội Hầu như tất cả các quốc gia đều tránh Tân Cương, tuy nhiên, kỳ nghỉ không thoải mái này vẫn sẽ tiếp diễn cho đến ít nhất là ngày 9 tháng 2, các trường học 37 | YESNEWS
và trường đại học có khả năng bị ngưng hoạt động lâu hơn nữa. Nhiều chuỗi cửa hàng, từ Apple đến gã khổng lồ lẩu Haidilao, đã đóng cửa cho đến khi có thông báo mới. Ngay cả ở các đô thị lớn trên danh nghĩa đang hoạt động trở lại, chẳng hạn như Bắc Kinh, đường phố và tàu điện ngầm vẫn trống rỗng. Các nhà kinh tế và phân tích vẫn cảnh báo rằng sự sụp đổ kinh tế hoàn toàn phụ thuộc vào việc Trung Quốc cuối cùng có thể ngăn chặn sự bùng phát như thế nào và liệu việc quay trở lại làm việc - đặc biệt đối với lao động nhập cư - những người chiếm một phần đáng kể trong lực lượng lao động sản xuất của Trung Quốc có thể được quản lý trơn tru. Nhưng hầu hết mọi người đều dự đoán tăng trưởng của Trung Quốc trong quý đầu tiên của năm sẽ giảm mạnh, trước khi hồi phục sau đó trong năm nay để kết thúc không tệ hơn mức tăng trưởng GDP 6% mà Trung Quốc công bố năm ngoái. Ở Trung Quốc, dịch bệnh bùng phát và sự phản ứng của chính phủ, về cơ bản, đã cách ly gần 100 triệu người ở trung tâm tỉnh Hồ Bắc, nơi virus đã bùng phát và đã ảnh hưởng đến một loạt các lĩnh vực, từ khách sạn và bán lẻ đến các hãng hàng không, bảo hiểm và sản xuất. Nhiều thành phố và thị trấn đã thực hiện các biện pháp kiểm dịch riêng. Trong những người hạn chế tiếp xúc nhất có những người ở Ôn Châu, thành phố bị nhiễm virus nặng nhất bên ngoài Hồ Bắc và là một bánh răng lớn trong thương mại hàng hải Trung Quốc. Lao động nhập cư cũng bị ảnh hưởng nặng nề, cả hai
đều do định kiến lây lan đối với họ rằng họ là những người mang virus và vì năm mới thường là khi họ tìm kiếm việc làm mới. Tuy nhiên đối với những người có khả năng tìm việc làm tiền lương lại cao. “Hiện tại tôi đã thanh toán 150% tiền lương thông thường”, Li, một chủ nhà máy ở công nghiệp thành phố ở Đường Sơn, cách xa trung tâm dịch virus, giải thích qua điện thoại. “Hầu như không có ai đi làm.”
Nhìn ra thế giới
“Hầu như không có ai.”
K
hi cố gắng đánh giá mức độ thiệt hại của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới khi dịch bệnh bùng phát hầu hết các nhà phân tích đã quay trở lại với dịch SARS năm 2003, loại bỏ tốc độ tăng trưởng ước tính 1% trở lên từ Trung Quốc. Nhưng không thể phủ nhận virus corona sẽ có tác động thậm chí còn lớn hơn cả SARS vì một số lý do. Đầu tiên, nền kinh tế Trung Quốc đã phát triển rất nhanh, quy mô lớn hơn rất nhiều so với lúc đó. Đồng thời, nền kinh tế Trung Quốc, nơi mà cuộc khủng hoảng tài chính đã tìm cách tránh xa nền sản xuất sử dụng nhiều năng lượng và xuất khẩu, tập trung nhiều hơn vào dịch vụ và nhu cầu nội bộ đã dễ bị tổn thương hơn trước. Nó cũng ít có khả năng chuyển sang một sự phục hồi dẫn đầu sản xuất nhanh chóng để xóa các ảnh hưởng của sự gián đoạn do bệnh tật, như đã xảy ra vào năm 2003 sau SARS, hoặc hội chứng hô hấp cấp tính nghiêm trọng. Cuối cùng, Trung Quốc đã chào tạm biệt năm cũ với tiếng thở khò khè với tốc độ tăng trưởng chính thức ở mức thấp nhất kể
từ 1990 về mức tăng GDP 6% và với niềm tin bị xáo trộn bởi cuộc chiến thương mại kéo dài hàng năm với Hoa Kỳ đã để lại rất nhiều loại thuế quan đối với hàng xuất khẩu của Trung Quốc. Chỉ số quản lí mua hàng ở Trung Quốc, một thước đo hoạt động của nhà máy, đã có dấu hiệu bị thu hẹp sản xuất trước khi bị ảnh hưởng hoàn toàn bởi virus. “Nói cách khác, coronavirus đang tấn công nền kinh tế dễ bị tổn thương hơn so với SARS, Alicia García-Herrero, nhà kinh tế trưởng của châu Á-Thái Bình Dương tại ngân hàng Natixis của Pháp, lưu ý. Chúng ta nên chuẩn bị tinh thần về sự tụt dốc nhanh chóng trong tăng trưởng vào quý đầu tiên của năm 2020 và ổn định dần dần trong thời gian còn lại.” Việc ngừng hoạt động kéo dài trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán đã gây ra sự tàn phá với du lịch trong nước, nhân viên văn phòng và thậm chí hoạt động vận hành của các doanh nghiệp nhỏ, được dự đoán có thể sẽ phải chịu hậu quả nặng nề. Sự không chắc chắn trong suốt thời gian bùng phát và các biện pháp kiểm dịch, thêm việc thiếu
nhiều công nhân, khiến việc thanh toán và thanh toán các khoản vay trở nên khó khăn đối với các công ty sống nhờ dòng tiền. Chính phủ đã ban hành các quy định rằng người lao động phải được trả tiền trong suốt kỳ nghỉ kéo dài hoặc nếu họ không thể trở lại làm việc vì hạn chế kiểm dịch. “Kaho Yu, một chuyên gia về Trung Quốc tại Verisk Maplecroft cho biết, sự gián đoạn và đóng cửa của doanh nghiệp có thể sẽ gây ra tàn phá rất lớn đối với nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ với những tác động có thể kéo dài tới quý 3 của năm. Toàn bộ chu kỳ sản xuất trên hầu hết các ngành công nghiệp ở Trung Quốc sẽ bị trì hoãn do sự bùng phát virus.”
YESNEWS | 38
Nhìn ra thế giới
Toàn bộ chu kỳ sản xuất trên liên quan đến hầu hết các ngành công nghiệp ở Trung Quốc sẽ bị trì hoãn do sự bùng phát virus.
Đ
óng cửa nhà máy khiến tình tình trở nên nghiêm trọng hơn với các công ty quốc tế, ngay cả những người khổng lồ như Apple, đã tạm thời đóng cửa văn phòng và việc sản xuất; nhiều doanh nghiệp khác của Hoa Kỳ phụ thuộc vào các nhà cung cấp Trung Quốc đang phải đối mặt với vấn đề đau đầu về sản xuất và tìm nguồn cung ứng của họ, điều này chỉ có thể đẩy nhanh cái gọi là tách rời giữa các nền kinh tế Hoa Kỳ và Trung Quốc. Nhiều hãng hàng không đã hủy các chuyến bay đến Trung Quốc, một số không có kế hoạch nối lại cho đến tháng Tư. Du lịch châu Á cũng có khả năng bị ảnh hưởng nặng nề, đặc biệt là khi các nước láng giềng thực hiện lệnh cấm du lịch khắc nghiệt đối với du khách Trung Quốc. Đặc biệt, Thái Lan bị giằng xé giữa yêu cầu xã hội phải đóng cửa biên giới với du khách Trung Quốc và nhu cầu của một ngành du lịch ngày càng phụ thuộc vào tầng lớp trung lưu
39 | YESNEWS
Trung Quốc; thiệt hại đã được ước tính là 1,5 tỷ đô la. Các thương nhân vẫn còn lo lắng khi các chuyên gia dự đoán về một dịch bệnh toàn cầu có thể kéo dài vào mùa hè. Và các hiệu ứng gợn sóng của virus đang được cảm nhận sâu sắc ở một số thị trường hàng hóa nhất định, như dầu thô và đồng, cả hai thứ này Trung Quốc thường tiêu thụ với số lượng lớn. Giá dầu ở New York và London đều giảm khoảng 15% kể từ khi đợt bùng phát đầu tiên bắt đầu một tháng trước, đây là tin xấu đối với các nền kinh tế phụ thuộc vào dầu mỏ ở Nga, Trung Đông và thậm chí là mảng đá phiến của Mỹ. Wood Mackenzie, chuyên gia tư vấn năng lượng, hy vọng rằng sự gián đoạn của virus và du lịch sẽ làm giảm nhu cầu dầu mỏ của Trung Quốc vào đầu năm nay, có khả năng buộc OPEC phải cắt giảm sản lượng một lần nữa để giảm giá dầu. Ả Rập Xê Út, nhà sản xuất lớn nhất trong OPEC, được báo cáo là đã cắt giảm một phần lớn sản
lượng cartel để giữ cho giá dầu không bị sụp đổ. Các vật liệu quan trọng khác, chẳng hạn như đồng, cũng đang trong tình trạng ảm đạm, sẽ đè nặng lên các thị trường mới nổi như Chile, Peru, Brazil và Indonesia, trong một năm mà các nền kinh tế đang phát triển dự kiến sẽ phục hồi và thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu để phục hồi.
Nhìn ra thế giới
Và các hiệu ứng dây chuyền có thể không bị giới hạn ở các thị trường mới nổi.
Ú
c và Canada có thể cảm thấy khó khăn từ nhu cầu đồng yếu hơn, ít nhất. Nông dân và nhà sản xuất Hoa Kỳ, những người đã hy vọng rằng thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 vừa đạt được với Trung Quốc có thể xuất khẩu nước trái cây sang nước này vẫn đang chờ lệnh để thực hiện, và họ có thể tiếp tục chờ đợi nếu tăng trưởng và nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc chậm lại trong nửa năm đầu. Đó không phải là cách duy nhất mà virus và các tác động kinh tế của nó có thể làm Washington thất vọng, mặc dù Bộ trưởng Thương mại Wilbur Rossedom ủng hộ rằng căn bệnh này có thể nghĩa là có nhiều việc làm ở Mỹ hơn. Năm nay, Trung Quốc đã cam kết tăng gấp đôi GDP kể từ năm 2000, điều này đòi hỏi tăng trưởng bền vững.
Sự bùng phát và tác động của nó làm cho điều đó trở nên khó khăn hơn và gần như chắc chắn sẽ thúc đẩy một phản ứng mạnh mẽ từ các nhà lãnh đạo Trung Quốc khi họ gặp nhau vào tháng 3. Hầu hết các nhà kinh tế mong đợi thậm chí nhiều kích thích hơn, các chính sách tiền tệ mở rộng để kích thích nhu cầu, trợ cấp nhiều hơn cho các công ty đang gặp khó khăn và hạ giá đồng Nhân dân tệ để hỗ trợ xuất khẩu. Đồng nội tệ Trung Quốc yếu hơn nói riêng sẽ là sự buộc tội đối với chính quyền Trump,khi đó những lời hứa của Trung Quốc rằng không thao túng tiền tệ trong thỏa thuận giai đoạn một sẽ được sẽ hâm nóng lại. Trung Quốc, tuy nhiên, không có dấu hiệu chơi đẹp với Hoa Kỳ; hãng tin Trung Ương đã chuyển sang đổ lỗi cho
nước Mỹ về phản ứng toàn cầu đối với virus. “Hiện tại, cú sốc càng lớn, việc nới lỏng chính sách sẽ càng cần thiết để đạt được mục tiêu tăng trưởng”, ông García-Herrero của Natixis cho biết.
Người dịch: Phong Thu Nguồn báo: https://foreignpolicy.com/2020/02/03/knock-on-effects-china-coronavirus-weak-economy-markets/
YESNEWS | 40
MỤC CÂU CHUYỆN NHỎ
“Một đời sống tốt đẹp là một tiến trình chứ không phải một trạng thái tồn tại” Có thể tất cả chúng ta, trong một số trường hợp nhất định nào đó, đã từng nghe qua về hai chữ “tâm thần”. Trong thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, phương pháp điều trị tâm lý dựa trên quan điểm cho rằng bệnh tâm thần là thứ tâm bệnh bất biến, cần được chữa trị. Bệnh tâm thần bị nhìn nhận dưới cái nhìn tiêu cực, hầu hết các phương pháp đều đưa ra những định nghĩa mang tính cứng nhắc với những diễn giải về cấu trúc của nguyên nhân gây bệnh, cùng những phương pháp cố định trong y khoa. Tuy nhiên, nhà tâm lý học người Mỹ Carl Rogers lại cho rằng những triết lý thời đó quá nặng tính cấu trúc và quá cứng nhắc để có thể giải thích một thứ nhiều biến động như trải nghiệm của con người. Xã hội với những thay đổi to lớn do tác động của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, đời sống con người ngày càng được nâng cao. Bên cạnh những chú trọng về sức khỏe thể chất, sức khỏe tâm thần cũng đang là một khía cạnh cần được quan tâm. Đời sống con người ta không thể tránh khỏi những xung đột về mặt tư tưởng hay cảm xúc, lắm lúc, ta rơi vào những nỗi cô đơn, tuyệt vọng, chìm đắm trong những lo toan khi cái tôi cá nhân không hòa nhập được với cái ta chung của mọi người. Con người được phú cho năng lực suy tư, cộng hưởng với sự phát triển của trí tuệ, ta càng nhận ra sự đơn độc, lẻ loi trong từng năm tháng cuộc đời. Đó chính là lúc sức khỏe tinh thần đang bị ảnh hưởng, đòi hỏi phải đáp ứng nhu cầu điều trị và trở lại trạng thái cân bằng. Vậy làm thế nào để đạt được sức khỏe tinh thần. Ta cần nhận định thêm một cách thẳng thắn, rằng sự an lạc tinh thần không phải là một thứ cố định; một sức khỏe tinh thần tốt không phải thứ người ta đột nhiên có được sau một chuỗi điều trị đặc thù. Cũng không thể đạt được nó nhờ sự giải tỏa căng thẳng, hay đáp ứng một nhu cầu và hay thỏa mãn bất kỳ nguyện vọng cá nhân nào. Trên tất cả, một đời sống tốt đẹp là một tiến trình, không phải một trạng thái tồn tại. Một cái tôi lành mạnh không phải một bản sắc bất biến, mà là một thực thể linh động và biến đổi liên tục, mở ra vô số khả năng. Con người không phải đang đi trên một con đường mà đích đến đã được thiết lập hoặc được hiện thực hóa. Mục đích của sự tồn tại không phải là để đạt đến cái đích nào, mà là tiến trình liên tục của sự trưởng thành và khám phá không ngừng cho đến khi chúng ta chết. Một trong số những cách để có được sức khỏe tinh thần an lạc là “sống đời sống tốt đẹp”. Phong cách sống này được đề cập đến những người với phẩm chất, thái độ và hành vi “dấn thân trọn vẹn vào cuộc đời”. Vì cái tôi và nhân cách con người là thứ sinh ra từ trải nghiệm, nên điều quan trọng nhất là mở lòng trọn vẹn với những khả năng mà mọi khoảnh khắc đem tới. Các cá nhân sống trong một môi trường biến đổi liên tục, con người ta thường chối bỏ những dòng chảy linh động của đời sống, thay vào đó là biến cơ cấu và cách thức tồn tại của sự vật, hiện tượng sao cho giống với tưởng tượng của họ. Một cái nhìn cố định với thế giới thường dẫn đến sự bất hạnh; chúng ta có thể cảm thấy như thể “một khối vuông nhét vào một lỗ tròn”, để rồi thất vọng vì cuộc sống không như chúng ta mong đợi. Nếu chúng ta cứ bám vào những quan niệm về việc mọi thứ trên đời nên như thế nào, thay vì chấp nhận chúng như chúng vốn dĩ, chúng ta rất dễ xem những nhu cầu của mình là không thích hợp hay không khớp với những gì sẵn có. Khi thế giới không làm theo điều ta muốn, và ta thấy không thể thay đổi quan điểm của mình, thì xung đột sẽ xảy ra theo hình thức phòng vệ. Ta có xu hướng từ chối chấp nhận thực tại để bám lấy những ý kiến cá nhân của mình, từ đó tạo nên một nhận thức trải nghiệm hạn chế và không tự nhiên. Chúng ta cần mở lòng với những trải nghiệm mới, và hoàn toàn không phòng vệ. Nói tóm lại, cái tôi và nhân cách sinh ra từ kinh nghiệm, chứ không phải kinh nghiệm được diễn dịch để phù hợp với cơ cấu cái tôi đã có từ trước. Vì vậy, để tận hưởng cuộc sống, chúng ta hãy hoàn toàn mở lòng để trải nghiệm, sống trọn từng khoảnh khắc, tin tưởng bản thân, nhận trách nhiệm đối với những lựa chọn của mình cũng như đối xử với với tất cả mọi người với thái độ tích cực vô điều kiện.
-Dương Khánh Linh -
Quản lí bản tin Phòng công tác chính trị và quản lí sinh viên ĐH KTQD Chịu trách nhiệm bản tin Đoàn Thanh niên Cộng sản - ĐH KTQD Cố vấn nội dung Phòng Quản lí khoa học ĐH KTQD Thực hiện nội dung, biên tập và phát hành CLB Sinh viên Nghiên cứu Khoa học ĐH KTQD Tổng Biên tập: Hồng Nhung Biên tập: Quế Giang, Hoài Thương, Phan Quỳnh, Hồng Nhung, Thảo Linh. Nội dung: Khánh Linh, Huyền Trân, Thanh Đăng, Thảo Anh, Bảo Ân, Anh Trà, Thu Trà, Ngọc Diệp, Quang Khải, Phong Thu. Thiết kế và trình bày: Minh Nghĩa, Phương Thùy Thùy Linh Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về Địa chỉ: Phòng 121 – nhà 11 Fanpage: www.facebook.com/pages/Yesnews/ Issuu: issuu.com/yesnews4 Email: yesnews.neu@gmail.com
NEU
YESNEWS
KINH TẾ MÙA DỊCH SARS-CoV-2
YESNEWS ĐỊA CHỈ: PHÒNG 121 - NHÀ 11 FANPAGE: WWW.FACEBOOK.COM/PAGES/ YESNEWS ISSUU: ISSUU.COM/YESNEWS4 EMAIL: YESNEWS.NEU@GMAIL.COM