YESN EWS
Bản tin sinh viên nghiên cứu khoa học
72
SỐ BÁO ĐẶC BIỆT 2020
Lời giới thiệu Thân chào quý độc giả! Bạn đang cầm trên tay số báo mới nhất của Yesnews, số 72 tháng 1 năm 2020, đây là số báo đặc biệt ra mắt duy nhất một lần mỗi năm - Báo tết. Cùng khám phá xem chúng mình có những gì nhé. Thứ nhất, đối với chuyên mục Điểm tin kinh tế, tất cả những sự kiện đáng chú ý, những con số tiêu biểu nhất về hoạt động kinh tế trong và ngoài nước sẽ được chúng mình tổng hợp lại đầy đủ. Nhìn chung, kinh tế Việt Nam năm 2019 phát triển ở mức ổn định, bên cạnh đó đạt được một số những thỏa thuận lớn trong thương mại. Kinh tế thế giới năm 2019 lại có phần trầm lắng hơn do sự chững lại của các nền kinh tế lớn như Mỹ, Trung Quốc, Singapore. Thứ hai, đối với chuyên mục Lăng kính khoa học, chúng mình sẽ cùng tìm hiểu kỹ hơn về những diễn biến chính, những nốt thăng trầm của nền kinh tế Việt Nam năm 2019 vừa qua. Cụ thể với những nội dung tiêu biểu như cái bắt tay lịch sử giữa Việt Nam với EU, thương chiến dai dẳng giữa tứ hùng các sàn thương mại điện tử ở Việt Nam hay sự kiện giá thịt lợn tăng đột biến dịp cuối năm. Thứ ba, đối với chuyên mục Nhìn ra thế giới, cùng chúng mình đến với bốn bài báo với bốn chủ đề lớn và gây nhiều sự quan tâm nhất trong năm 2019 vừa qua bao gồm: Công nghệ 4.0 và số hóa trong doanh nghiệp, đồng CBDC và tiền mã hóa, thương chiến Mỹ - Trung và cuối cùng là cơn lốc dầu mỏ đang từ từ trỗi dậy. Ngoài ba mục chính như thường lệ, số báo Tết của chúng mình sẽ có thêm ba chuyên mục nhỏ mà cực có võ khác bao gồm: Câu chuyện nhỏ ngày Tết: Tết Canh Tý 2020 - những chuyến xe trở về, xuân sang những dư vị ngọt ngào và ấm áp của một mùa tết đến. Nhân vật trong tháng: Những chia sẻ từ buổi phỏng vấn của chúng mình với thầy Bùi Trung Hải - một người thầy gắn bó lâu năm với NEU và đã có không ít đóng góp đối với các hoạt động của sinh viên trong trường. Góc nội bộ: Nhân dịp sinh nhật 17 tuổi của đại gia đình YES, những mầm non F17 chia sẻ cảm nhận gì sau một quãng thời gian hoạt động dưới mái nhà YES? Giờ hãy cùng chúng mình lật giở sang trang kế tiếp để khám phá thêm nhé! Chúc quý độc giả của Yesnews có một khoảng thời gian đọc báo vui vẻ! BAN BIÊN TẬP YESNEWS
v
v
1
NỘI DUNG ĐIỂM TIN KINH TẾ • Tin trong nước 06
1
• Tin quốc tế
Câu chuyện Tết
LĂNG KÍNH KHOA HỌC • Diện mạo kinh tế
42
thị trường 2019 15 • Giá thịt lợn 21 •Hiệp định TMTD EVFTA 25 •Thương mại điện tử 31
5
Nhân vật của tháng 58
3
NHÌN RA THẾ GIỚI • Cơn lũ dầu mỏ
36 • Số hóa trong doanh nghiệp 40 •Thương mại Mỹ Trung 43 • Tiền mã hóa 48
Góc nội bộ
10 tin trong nước 10 tin quốc tế
Năm 2019, “giai điệu” kinh tế thế giới có cả âm trầm, âm thăng nhưng nhìn tổng thể là trầm, nền kinh tế chứng kiến sự “chững” lại của nhiều nền kinh tế lớn như Trung quốc, Singapore,… và đây cũng được xem là năm đầy khó khăn đối với các tập đoàn công nghệ. Mặc dù, mây đen phủ lên nền kinh tế toàn cầu nhưng mặt trời vẫn đang tỏa sáng ở Việt Nam. Năm nay, kinh tế trong nước phát triển ấn tượng với sự ổn định của các biến số vĩ mô như GDP, giá trị xuất nhập khẩu,… Bên cạnh đó, chính phủ Việt Nam đạt được những thỏa thuận thương mại quan trọng như CPTPP hay EVFTA.
10
53
ĐIỂM TIN KINH TẾ
6
63
v
SÓ ĐẶC BIỆT 2020
TIN TRONG NƯỚC
YESNEWS
1
GDP Việt Nam năm 2019 vượt mục tiêu đặt ra, đạt mức 7,02%
Theo Tổng Cục thống kê, GDP năm 2019 đạt kết quả là 7,02%, vượt mục tiêu Quốc hội đặt ra từ 6,6 – 6,8%. Trong đó, động lực tăng trưởng chính của kinh tế năm 2019 tiếp tục là ngành công nghiệp chế biến chế tạo (tăng 11,29%) và các ngành dịch vụ thị trường (vận tải kho bãi tăng 9,12%, bán buôn bán lẻ tăng 8,82%, hoạt động tài chính ngân hàng và bảo hiểm tăng 8,62%). Về cơ cấu kinh tế năm 2019, khu vực nông – lâm – thuỷ sản chiếm tỷ trọng 13,96%; công nghiệp và xây dựng chiếm 34,49%; khu vực dịch vụ chiếm 41,64%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 9,91%. Cơ cấu này trong năm 2018 lần lượt là 14,68%; 34,23%; 41,12% và 9,97%. Về chất lượng tăng trưởng kinh tế, năm 2019 đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp vào tăng trưởng GDP đạt 46,11%, bình quân giai đoạn 2016 – 2019 đạt 44,46%, cao hơn nhiều so với mức 33,58% của giai đoạn 2011 – 2015. Nguồn: cafef.vn
2
Việt Nam nằm trong nhóm có giá trị xuất nhập khẩu lớn nhất toàn cầu
Theo Tổng cục Hải quan, tổng giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong gần 20 năm (giai đoạn 2000 – 2019) ghi nhận dấu ấn 3.995 tỷ USD. Thời điểm cuối tháng 12/2019, trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt nam đã cán mốc 500 tỷ USD. Với kết quả này, Việt Nam liên tục nằm trong nhóm 30 nước, vùng lãnh thổ có giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa lớn nhất trên phạm vi toàn cầu. Trong nội khối ASEAN, Việt Nam có vị trí thứ 3 về xuất nhập khẩu, chỉ sau Singapore và Thái Lan. Về cán cân xuất nhập khẩu, thương mại hàng hóa của Việt Nam đạt thặng dư liên tục sau một thời gian dài thâm hụt (nhập siêu). Kết thúc năm 2018, xuất siêu hàng hóa của Việt Nam đã đạt 6,83 tỷ USD. Còn trong 11 tháng từ đầu năm 2019, với sự gia tăng quy mô xuất khẩu cao hơn nhập khẩu, thặng dư cán cân thương mại đã lên tới 10,94 tỷ USD. Nguồn: vneconomy.vn
4
Giải ngân vốn FDI năm 2019 đạt kỷ lục
3
Việt Nam thông qua CPTPP và EVFTA hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới
Kể từ ngày 14/1/2019, Hiệp định thương mại tự do CPTPP chính thức có hiệu lực đối với Việt Nam. Theo kết quả nghiên cứu chính thức được Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện vào tháng 9/2017, CPTPP có thể giúp GDP và xuất nhập khẩu của Việt Nam tăng tương ứng 1,32% và 4,04%. Việc có quan hệ FTA với các nước CPTPP cũng sẽ giúp Việt Nam có cơ hội cơ cấu lại thị trường xuất nhập khẩu theo hướng cân bằng hơn, từ đó nâng cao tính độc lập tự chủ của nền kinh tế. Ngoài ra, vào chiều ngày 30/6, tại Hà Nội, Hiệp định thương mại giữa Việt Nam và EU gồm Hiệp định thương mại tự do (EVFTA) và Hiệp định bảo hộ đầu tư (IPA) được ký kết sau 9 năm đàm phán. Theo đó, EVFTA sẽ xóa bỏ 99% dòng thuế hàng hóa Việt Nam sang EU và 1% còn lại sẽ được gỡ bỏ thông qua hạn ngạch thuế quan. Điều này sẽ xóa bỏ tệ quan liêu mà doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ phải đối diện. Tham gia kí kết các hiệp định thương mại vừa là cơ hội vừa là thách thức của Việt Nam. Nguồn: vneconomy.vn; vnexpress.net
Theo Cục Đầu tư nước ngoài giải ngân vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) năm 2019 đạt 20, 38 tỷ USĐ, tăng 6,7% so với cùng kỳ năm 2018. Đây là con số cao kỷ lục từ trước tới nay. Trong khi đó, thu hút FDI cũng vượt dự báo, đạt 38 tỷ USD - con số cao nhất trong 10 năm gần đây. Năm 2019, bức tranh thu hút và giải ngân vốn FDI đã có nhiều điểm sáng. Tính đến ngày 20/12, tổng vốn FDI vào Việt Nam bao gồm vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và vốn góp mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đã đạt 38 tỷ USD, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, theo đánh giá của Cục Đầu tư nước ngoài, năm nay, ít có dự án quy mô lớn đăng ký đầu tư mới. Ngoài ra, dự án điều chỉnh mở rộng vốn cũng nhỏ hơn và không có dự án tăng vốn lớn như trong cùng kỳ năm 2018. Nguồn: congthuong.vn
5
Việt Nam đón 18 triệu lượt khách quốc tế năm 2019, thu về 726.000 tỷ
Lượng khách quốc tế đến Việt Nam năm 2019 đã lên đến 18 triệu lượt người, tăng 16,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Tổng số thu từ khách du lịch năm 2019 cũng lên đến 726.000 tỷ đồng, tăng 17,1% so với cùng kỳ năm 2018.
7
YESNEWS SÓ ĐẶC BIỆT 2020 Theo đó, khách đến bằng đường hàng không đạt 14,3 triệu lượt người, chiếm 79,8% lượng khách quốc tế đến Việt Nam, tăng 15,2%. Khách đến bằng đường bộ đạt 3,36 triệu lượt người, chiếm 18,7% và tăng 20,4%. Khách đến bằng đường biển đạt 264 nghìn lượt người, chiếm 1,5% và tăng 22,7% so với năm ngoái. Trong năm 2019, lượng khách quốc tế đến từ châu Á đạt 14,38 triệu lượt người, chiếm 79,9% tổng số lượng khách quốc tế, tăng 19,1% so với năm trước. Còn khách đến từ châu Âu đạt 2,1 triệu lượt người, tăng 6,4%; khách đến từ châu Mỹ đạt 973,8 nghìn lượt người, tăng 7,7%; khách đến từ châu Phi đạt 48 nghìn lượt người, tăng 12,2% so với cùng kỳ năm 2018. Trong khi nhóm khách đến từ châu Úc đạt 432,4 nghìn lượt người, giảm 12,2%. Được biết, năm 2020, ngành du lịch Việt Nam phấn đấu đón khoảng 20,5 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 90 triệu lượt khách du lịch nội địa, tổng thu từ khách du lịch đạt trên 830.000 tỷ đồng. Nguồn: vneconomy.vn
6
Cocobay Đà Nẵng – dự án Condotel đầu tiên “vỡ trận” về lợi nhuận cam kết
Ngày 25/11, công ty Cổ phần Đầu tư phát triển và Xây dựng Thành Đô (Tập đoàn Empire) đã phát đi thông báo liên quan đến việc thực hiện cam kết lợi nhuận Condotel với khách hàng tại dự án Cocobay Đà Nẵng. Theo đó, từ ngày 1/1/2020, do những khó khăn về dòng tiền, Công ty Thành Đô chấm dứt việc chi trả lợi nhuận như đã cam kết trong hợp đồng khi mua condotel tại dự án Cocobay Đà Nẵng. Trong thư gửi khách hàng, Công ty Thành Đô cho hay, việc kinh doanh loại hình Condotel thời gian qua vẫn gặp nhiều khó khăn do tính pháp lý chưa được hoàn thiện, gặp nhiều vướng mắc. Do đó, dù đã nỗ lực rất lớn nhằm thực hiện cam kết về lợi nhuận với khách hàng đã mua sản phẩm Condotel tại dự án Cocobay Đà Nẵng, song tập đoàn này vẫn đành phải xin lỗi vì đã không thể thực hiện được chi trả lợi nhuận cam kết như đã hứa trong hợp đồng. Như vậy, Cocobay Đà Nẵng là dự án Condotel đầu tiên mà chủ đầu tư thất hứa với khách hàng về cái gọi là "cam kết lợi nhuận" khi hai bên ký hợp đồng mua bán. Nguồn: cafef.vn
8
SÓ ĐẶC BIỆT 2020
7
Nhìn lại những thay đổi chính sách lãi suất quan trọng năm 2019
Năm 2019 được xem là một dấu mốc lớn trong các chính sách điều hành lãi suất. Sau một thời gian ổn định, từ cuối năm 2018, lãi suất huy động trên thị trường đã có xu hướng tăng lên rõ rệt và gây nhiều lo lắng trong năm 2019. Trong bối cảnh đó, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có nhiều quyết định quan trọng để thực hiện nới lỏng chính sách tiền tệ, tác động lên mặt bằng lãi suất. Tháng 9/2019, NHNN đã nới lỏng chính sách tiền tệ bằng cách cắt giảm lãi suất tái chiết khẩu và lãi suất tái cấp vốn ở mức 25 điểm cơ bản, xuống lần lượt còn 4% và 6%. Không lâu sau, đến tháng 11, NHNN tiếp tục có thay đổi đối với trần lãi suất huy động và lãi suất cho vay. Chính sách cuối cùng là việc giảm lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc của các tổ chức tín dụng (TCTD), có hiệu lực từ 1/12/2019. Bên cạnh những quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên, trong năm 2019, NHNN cũng có nhiều văn bản nhắc nhở các TCTD chấn chỉnh việc áp dụng lãi suất huy động phải đúng quy định. Nguồn: cafef.vn
YESNEWS
10
Toàn cảnh bức tranh TMĐT năm 2019
9
Khủng hoảng thịt lợn chưa từng có, 10 tỷ USD lung lay, triệu dân Việt lo sợ
2019 là năm thứ 3 liên tiếp ngành hàng thịt lợn bị khủng hoảng. Đây được xem là năm sóng gió nhất trong lịch sử, bởi người chăn nuôi không chỉ đối diện với dịch bệnh mà còn quay cuồng trong cơn “bão giá”. Chưa có con số thống kê chính xác về thiệt hại vì dịch tả lợn châu Phi, song ở giai đoạn đỉnh điểm tháng 4 tháng 5 năm nay, lợn chết nhiều đến mức một số địa phương không còn quỹ đất để chôn. Hậu quả, lợn tới ngày xuất chuồng không bán được, giá lợn chạm đáy 20.000-28.000 đồng/ kg. Sau thời gian dài chìm trong khủng hoảng dịch bệnh, những ngày cuối năm ghi nhận giá lợn đảo chiều, tăng lên mức cao nhất trong lịch sử. Giá thịt hơi xuất chuồng đã vọt lên 95.000 đồng/kg do nguồn cung khan hiếm. Theo quy luật, giá thịt lợn tăng, người chăn nuôi sẽ vui vì lãi lớn. Nhưng trên thực tế, phần đa người nuôi đã hết lợn. Đến nay, dịch bệnh đã dần được kiểm soát, giá lợn đã phục hồi. Nguồn: cafef.vn
Năm 2019, ngành TMĐT Việt Nam cũng chứng kiến nhiều biến động lớn từ các doanh nghiệp nội địa lẫn doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Tứ hùng tranh bá Shopee - Tiki - Lazada - Sendo; Viettel gia nhập cuộc đua, Vingroup từ bỏ sàn đấu Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) từng đưa ra nhận định Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có mức tăng trưởng thương mại điện tử nhanh nhất thế giới, với tốc độ 25-30% mỗi năm, gấp 2,5 lần so với Nhật Bản. Các chuyên gia cũng khẳng định sự tăng trưởng mạnh mẽ của ngành thương mại điện tử sẽ trở thành một trợ lực đáng kể cho các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế số tại Việt Nam. Tiềm năng tăng trưởng cũng dẫn tới hệ quả tất yếu là cạnh tranh khốc liệt. Năm 2019, ngành TMĐT được đánh giá là bức tranh có nhiều gam màu đa sắc với sự rút lui của Vuivui, Adayroi,... cho đến ý tưởng tham gia cuộc chơi của Vietjet Air. Nguồn: cafef.vn
8
Thương vụ bom tấn của Vingroup và Masan
Hôm ngày 3/12, tập đoàn Vingroup và Masan đã thỏa thuận sáp nhập Công ty VinCommerce (bán lẻ) và Vineco (nông nghiệp) của Vingroup vào CTCP Hàng tiêu dùng Masan – Masan Consumer để thành lập Tập đoàn Hàng tiêu dùng – Bán lẻ. Theo đó, Vingroup sẽ hoán đổi toàn bộ cổ phần trong VinCommerce thành cổ phần của công ty mới sau sáp nhập. Masan Group sẽ nắm quyền kiểm soát hoạt động, Vingroup là cổ đông. Công ty mới sẽ thuộc quyền chi phối của Masan với mạng lưới 2.600 siêu thị và cửa hàng VinMart & VinMart+ tại 50 tỉnh thành với hàng triệu khách hàng; hệ thống 14 nông trường công nghệ cao VinEco cùng nguồn lực và 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất tiêu dùng từ Masan. Vingroup sẽ dồn toàn lực cho mảng công nghiệp, công nghệ. Còn với Masan, việc thâu tóm hệ thống bán lẻ Vinmarrt sẽ giúp doanh nghiệp này có thêm sức mạnh trong lĩnh vực thực phẩm tiêu dùng. Nguồn: cafef.vn
9
YESNEWS SÓ ĐẶC BIỆT 2020
SÓ ĐẶC BIỆT 2020
YESNEWS
6
Đợt suy thoái đầu tiên trong 10 năm của kinh tế Hồng Kông
TIN QUỐC TẾ 1
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung nhiều bước ngoặt
Bước sang năm thứ hai, cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới được kỳ vọng sẽ sớm có cách giải quyết, đặc biệt sau khi ông Donal Trump và Tập Cận Bình cuối năm ngoái đồng ý đình chiến để đàm phán thỏa thuận thương mại. Tuy nhiên, quá trình đàm phán trên thực tế lại liên tục bế tắc và kéo dài. Đỉnh điểm vào ngày 1/8, tổng thống Mỹ Donal Trump đột ngột leo thang chiến tranh thương mại với Trung Quốc sau quyết định áp thuế 10% với 300 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu còn lại của Bắc Kinh. Sau đó đến ngày 23/8, Trung Quốc đã cứng rắn đáp trả, tuyên bố áp thuế lên 75 tỷ USD hàng hóa Mỹ, càng làm cho chiến tranh thương mại tiếp tục rực lửa. Tuy nhiên, đến giữa tháng 10, tổng thống 2 nước đàm phán thỏa thuận sơ bộ. Hai tháng sau Mỹ và trung Quốc đạt thỏa thuận giai đoạn một trên nguyên tắc, khiến lo ngại của thị trường được xoa dịu phần nào. Nguồn: tapchitaichinh.vn, cafef.vn
10
4
Brexit, cuộc ly hôn không hồi kết
2
Làm ăn lẹt đẹt, hơn 10.000 cửa hàng bán lẻ tại Mỹ đóng cửa trong năm 2019
Dù chi tiêu tiêu dùng và nền kinh tế tăng trưởng mạnh, 2019 lại là một năm ảm đảm nữa đối vớ nhiều hãng bán lẻ lớn tại Mỹ, khi có tới 9.032 cửa hàng đóng cửa, tăng 59% so với năm 2018. Đây cũng là con số cao nhất kể từ khi hãng Coresight Research bắt đầu theo dõi dữ liệu này vào năm 2012. Coresight Research dự báo trong vài năm tới, số lượng các cửa hàng bán lẻ bị đóng cửa sẽ còn nhiều hơn nữa, trong bối cảnh mua sắm trực tuyến tipp tục chiếm lĩnh thị phần bán lẻ, khiến lợi nhuận của các hãng bán lẻ truyền thống sụt giảm. Mức nợ cùng chi phí thuê mặt bằng cao cũng là những gánh nặng đối với các hãng bán lẻ truyền thống. Nguồn: vneconomy.vn
3
Làn sóng hạ lãi suất
Việc kinh tế toàn cầu năm qua tăng trưởng chậm lại đã buộc nhiều nền kinh tế phải nới lỏng chính sách tiền tệ thông qua công cụ là hạ lãi suất cơ bản. Mỹ cường quốc số một về kinh tế, cuối tháng 7 lần đầu tiên phải hạ lãi suất sau 11 năm. Chưa dừng lại, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã giảm lãi suất thêm 2 lần nữa vào tháng 9 và tháng 10 Động thái của Fed được xem là ngọn đuốc châm ngòi cho làn sóng nới lỏng chính sách tiền tệ trên phạm vi toàn cầu nhằm tăng cung tiền, hạ thấp giá trị của đồng nội tệ và khuyến khích xuất khẩu. Theo dữ liệu của trang Central Bank News, đã có 46 quốc gia vùng lãnh thổ quyết định hạ lãi suất cơ bản trong năm 2019. Trong đó, có những ngân hàng trung ương (NHTW) lớn từ EU, Canada, Hàn Quốc, Australia. Cụ thể, NHTW Australia cũng đã nới lỏng chính sách tiền tệ của mình vào tháng 6 và tháng 7 vừa qua. NHTW New Zealand đã hạ lãi suất 50 điểm cơ bản xuống mức thấp kỷ lục 1%. NHTW Ấn Độ ngày 4/10 có đợt hạ lãi suất thứ 5 liên tiếp trong năm nay. NHTW Indonesia ngày 24/10 tiến hành đợt cắt giảm lãi suất thứ tư liên tiếp trong vòng chỉ 4 tháng. Nguồn: cafef.vn; VTV24 - youtube.com
Năm 2019 là tròn 3 năm nước Anh dấn thân vào hành trình Brexit. Và báo chí quốc tế đã gọi đây là một cuộc ly hôn theo kiểu dẳng dai, tra tấn. Trước hết, hãy cùng nhìn lại một số cột mốc đáng chú ý. Ngày 29 tháng 3 đáng ra là ngày Anh chính thức rời EU nhưng Thủ tướng Anh lúc bấy giờ bà Theresa May xin lùi thời hạn vì chưa thể thống nhất giữa các nghị sĩ xem là nên rời EU theo cách nào để bớt tốn kém nhất. Ngày 24 tháng 5, bà Theresa May chính thức từ chức Thủ tướng Anh, hình ảnh nữ thủ tướng rơi nước mắt được coi là một trong những biểu tượng cho sự bế tắc của cả quá trình Brexit. 1000 tỷ USD đã chảy máy ra khỏi nước Anh, tương đương 10% tổng tài sản ngành tài chính ngân hàng nước này, nhiều doanh nghiệp cân nhắc di dời trụ sở mặc dù Thủ tướng mới của Anh đã hứa hẹn: “ Chúng ta sẽ biến nước Anh thành nơi tuyệt vời nhất hành tinh này.” Để trờ thành nơi tuyệt vời nhất hành tinh thì nước Anh sẽ phải hoàn thành sau một vụ ly hôn mệt mỏi nhất thế giới. Trong 3 năm qua, tình trạng dậm chân tại chỗ và doanh nghiệp mất cơ hội đầu tư vì Brexit đã làm nước Anh thiệt hải 66 tỷ bảng Anh. Nguồn: VTV24 - youtube.com; baoquocte.vn
5
Boeing chìm sâu hơn vào khủng hoảng, phải dừng sản xuất máy bay 737
Diễn biến đáng chú ý nhất trong thị trường hàng không thế giới gắn với 737 Max – dòng sản phẩm từng là con cưng, kiếm tiền số 1 cho gã khổng lồ Boeing với hơn 600 tỷ USD đặt hàng. Sau 2 vụ tai nạn thảm khốc liên tiếp có liên quan đến lỗi hệ thống điều khiển, các nước đồng loạt quay lưng với dòng máy bay này và cả tập đoàn Boeing cũng nghiêng ngả theo. Đến khi FAA, cơ quan quản lý của quê nhà Mỹ cũng không thể ủng hộ 737 Max thì gã khổng lồ bắt đầu trượt dài. Chỉ trong ít ngày 11 tỷ USD vốn hóa của Boeing bốc hơi, nguyên cả tháng sau đó, mọi chiếc Boeing đều không có tên trong bất cứ đơn hàng nào. Boeing mất 2 tỷ USD/ngày để đốt vào dây chuyền 737 Max hoạt động cầm chừng bởi các máy bay làm ra đều không thể giao hàng. Và đến khi kho chứa không còn đủ chỗ thì những chiếc 737 Max phải đem ra bãi đỗ xe và đứng cạnh những chiếc oto của nhân viên. Sau nhiều nỗ lực nhưng không thể đưa 737 Max cất cánh trở lại trong năm 2019 thì cuộc khủng hoảng có vẻ đã chạm đáy. Boeing tạm dừng sản xuất vô thời hạn 737 Max, một quyết định hết sức mịt mù của dòng máy bay một thời ăn nên làm gia này. Nguồn: VTV24 - youtube.com
Nền kinh tế Hồng Kông, trung tâm tài chính châu Á, đã chính thức suy thoái trong quý 3 năm 2019, dưới sức ép của biểu tình và chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. Nổ ra từ đầu tháng 6, phong trào biểu tình ở Hồng Kông đã khiến các cửa hiệu tại nhiều khu vực trong thành phố phải đóng cửa sớm hoặc tạm ngừng hoạt động, giao thông công cộng nhiều thời điểm tê liệt, và lượng du khách quốc tế sụt giảm. Trước đó, nền kinh tế của vùng lãnh thổ có vai trò cửa ngõ vào Trung Quốc đại lục này đã “vạ lây” cuộc chiến thương mại giưa Mỹ và Trung Quốc. Theo công bố ngày 31/10, nền kinh tế Hồng Kông giảm 3,2% trong quý 3 so với quý 2, sau khi giảm 0,5% trong quý 2 so với quý 1. Mức giảm này đã đưa kinh tế Hồng Kông rơi vào suy thoái, đây là đợt suy thoái đầu tiên của Hồng Kông kể từ khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 – 2009. Cuộc khủng hoảng chính trị ở Hồng Kông đến giờ vẫn chưa có lối thoát, nên cuộc suy thoái này được dự báo sẽ kéo dài sang năm 2020. Nguồn: vneconomy.vn
11
YESNEWS SÓ ĐẶC BIỆT 2020
SÓ ĐẶC BIỆT 2020
YESNEWS
7
Cuộc chiến phát nội dung trực tuyến
Một trong những xu thế nóng trong năm 2019 của giới công nghệ toàn cầu chính là streaming, cuộc chiến của những nền tảng video trực tuyến toàn cầu. Lời tuyên ngôn vững vàng "Nội dung là vua" của tỷ phú Bill Gates cách đây hơn 20 năm trước cho đến hiện tại thực sự trở thành xu hướng thịnh hành trong thời đại streaming, cụ thể hơn phải là ý tưởng kịch bản gốc. Chính những ý tưởng này và việc sở hữu trí tuệ những phim hay series phim ăn khách mới là thứ vũ khí lợi hại nhất của các nền tảng xem video trực tuyến. Theo CNBC, Netflix đã đàm phán vay 2 tỉ USD vào tháng 10/2019 để có tiền sản xuất nội dung. Bên cạnh đó, Netflix đã tốn một khoản khá cho việc giữ kho phim của mình đa dạng như: chi 100 triệu USD để gia hạn bản quyền serie Friends trên nền tảng trong năm 2019. Dù "sinh sau đẻ muộn" nhưng các nền tảng khác cũng không ngần ngại "móc hầu bao" để bắt kịp Netflix. Theo Financial Times, chi phí sản xuất cho Apple TV+ đã lên tới 6 tỉ USD, trong đó có hàng trăm triêu USD để mời các ngôi sao màn bạc tham gia như: Jennifer Aniston, Reese Witherspoon… Nguồn: vtv.vn
12
8
Năm 2019: Năm lao đao của các “kỳ lân công nghệ ” thế giới
Năm 2019 là năm nở rộ IPO của hàng loạt công ty kỳ lân. Đây là các thương vụ IPO được nhà đầu tư mong đợi rất lâu. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh của các công ty này sau đó đều không được như kì vọng. Cụ thể, Uber, Lyft và Slack đều chật vật trong việc tạo ra lợi nhuận. Uber quý III lỗ 1,1 tỷ USD, còn quý II lỗ tới 5,2 tỷ USD. Beyond Meat và Peloton cũng không khá may mắn. Cổ phiếu Peloton còn mất giá tới 11% trong phiên giao dịch đầu tiên – điều hiếm thấy với một startup công nghệ. So với thời điểm IPO, cổ phiếu Uber hiện giảm gần 36%, còn cổ phiếu Lyft cũng mất hơn 40%. WeWork thậm chí phải nhận bài học cay đắng nhất năm vì “ngáo giá” phải hủy bỏ kế hoạch IPO. Từng được xem là start up định giá cao nhất lịch sử bông nhiên bốc hơi ¾ giá trị do nhà đầu tư chỉ trích mức định giá của WeWork, lo ngại về khoản lỗ lớn, tính bền vững của mô hình kinh doanh và cách quản trị của cựu CEO Adam Neumann. Những sự việc trên khiến thị trường ngày càng nghi ngờ về khả năng sinh lời của các kỳ lân. Nguồn: tapchitaichinh.vn
9
Singapore tăng trưởng GDP chậm nhất 10 năm
Tăng trưởng GDP năm 2019 của Singapore là 0,7%, chậm nhất 10 năm và giảm so với mức 3,1% năm 2018. Lĩnh vực sản xuất gặp khó khăn, tăng trưởng được bù đắp lại bởi lĩnh vực dịch vụ và xây dựng. Singapore, nền kinh tế phụ thuộc xuất khẩu, bị ảnh hưởng đáng kể bởi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung cùng xu hướng giảm tốc toàn cầu trong lĩnh vực điện tử. Trong thông điệp năm mới phát ngày 31/12, thủ tướng Lý Hiển Long chia sẻ: “Kinh tế toàn cầu giảm tốc đã ảnh hưởng đến chúng tôi. Năm vừa qua chúng tôi đã tránh được suy thoái. Kinh tế vẫn tăng trưởng nhưng ít sức sống hơn mong đợi”. Nguồn: cafef.vn
10
Thảm họa thiên nhiên gây thiệt hại hàng tỉ đô la trong năm 2019
Theo báo cáo công bố ngày 27/12 của quỹ từ thiện Christian Aid, năm 2019 được xem là năm nóng thứ hai từng được ghi nhận trong lịch sử, chứng kiến hàng loạt thảm họa thiên nhiên trên khắp thế giới. “Từ Nam Phi đến Bắc Mỹ, từ châu Đại Dương và châu Á đến châu Âu, lũ lụt, bão tố và hỏa hạn đã gây ra sự hỗn loạn và tàn phá hủy diệt”, Christian Aid đặt vấn đề. Theo thống kê của tổ chức này, có 15 thảm họa thiệt hại hơn 1 tỉ USD, thậm chí trong đó có tới 7 thảm họa có mức thiệt hại trên 10 tỉ USD. Trong đó, thảm họa cháy rừng California có mức thiệt hại lớn nhất lên đến 25 tỉ USD, kế đến là siêu bão Hagibis (15 tỉ USD), lũ lụt ở Mỹ (12,5 tỷ USD) và lũ lụt ở Trung Quốc (12 tỉ USD). Nếu thế giới không thực hiện những hành động khần cấp để bảo vệ môi trường, khí hậu toàn cầu sẽ trở nên cực đoan hơn và thiên tai sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, kinh tế của mọi người trên thế giới. Nguồn:tuoitre.vn
Huyền Trân, Nguyễn Thương
13
DIỆN MẠO KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 2019 Nguồn tham khảo: Tổng cục Thống kê, Bộ Công thương Việt Nam, Đài truyền hình Việt Nam, VN Express
2
Nếu như 2019 xướng tên lịch sử thể thao Việt Nam với 98 tấm huy chương vàng Sea Games thì kinh tế cũng ấn tượng không kém khi vẽ nên bức tranh tổng thể lấy gam màu sáng làm chủ đạo. Trích lời ông Đỗ Thiên Anh Tuấn, Giảng viên Đại học Fulbright tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp: “Tấm Huy chương Vàng thứ 99 chính là thành tựu kinh tế mà Việt Nam đã đạt được trong năm 2019”. Tuy chưa loại bỏ hoàn toàn những mảng tối, nhưng xét cục diện thì “khởi sắc” là cụm từ lột tả chính xác bộ mặt kinh tế Việt trong năm qua- nền kinh tế bản lĩnh và tràn đầy sức trẻ giữa một năm bấp bênh của thị trường toàn cầu.
LĂNG KÍNH KHOA HỌC 15
YESNEWS SÓ ĐẶC BIỆT 2020
SÓ ĐẶC BIỆT 2020
YESNEWS
Cú hích từ những cái bắt tay lịch sử Nốt thăng của nền kinh tế
1
Năm 2019 khép lại bằng nhiều con số đẹp với nhiều kỉ lục được xác lập trên mặt trận kinh tế:
GDP tăng trưởng 7,02% GDP năm 2019 tăng trưởng ấn tượng ở mức 7,02% theo số liệu chính thức do Tổng cục Thống kê công bố hôm 27/12. Bất chấp sự giảm tốc của nền kinh tế thế giới với đà leo thang từ cuộc chiến thương mại MỹTrung, đây là năm thứ hai liên tiếp tăng trưởng GDP vượt mức 7% kể từ năm 2011. Đáng tự hào là Việt Nam đạt mức tăng trưởng này trong bối cảnh các nền kinh tế năng động khác của châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia đều có thành tích thấp hơn với lần lượt là 6.1% 6.1% và 5%, theo số liệu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF. Hơn thế nữa, ý nghĩa hơn con số 7,02% là tăng trưởng cao nhưng Việt Nam vẫn duy trì được ổn định kinh tế vĩ mô với việc giữ lạm phát ở mức thấp, nợ công giảm, qua đó giữ được môi trường kinh doanh vững chắc, tạo điều kiện lý tưởng ươm mầm các công ty khởi nghiệp.
2
Kim ngạch xuất nhập khẩu vượt mốc 500 tỷ USD Năm 2019, xuất nhập khẩu Việt Nam thiết lập "kỷ lục mới" với kim ngạch đạt 516,96 tỷ USD, tăng 7,6% so với năm 2018. Trong đó, xuất khẩu đạt 263,45 tỷ USD, tăng 8,1% và nhập khẩu đạt 253,5 tỷ USD, tăng 7% so với năm 2018. Đáng chú ý, con số 516,96 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu đã giúp Việt Nam lọt top 30 quốc gia có tăng trưởng xuất nhập khẩu tốt trên thế giới. Xét riêng lĩnh vực xuất khẩu, Việt Nam đã trở thành nền kinh tế có quy mô xuất khẩu đứng thứ 22 trên thế giới. Năm 2019, cán cân thương mại hàng hóa cũng ghi nhận mức xuất siêu 9,9 tỷ USD, mức cao nhất trong bốn năm liên tiếp xuất siêu. Đặc biệt, xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước đã có bước bứt phá mạnh mẽ so với khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt 263,45 tỷ USD, tăng 8,1% so với năm 2018. Lĩnh vực nắm vai trò đầu tàu trong kết quả xuất khẩu năm 2019 là nhóm hàng công nghiệp chế biến, ước đạt 222,172 tỷ USD, chiếm khoảng 84,3% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa. Trong nhóm này, có tới 26 nhóm đạt kim ngạch xuất khẩu hơn 1 tỷ USD trở lên, có 8 nhóm hàng đạt hơn 5 tỷ USD và 3 nhóm hàng đạt trên 30 tỷ USD. Ở chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu cả năm ước đạt 253,5 tỷ USD, tăng 7%. Như vậy, năm 2019 thặng dư thương mại của Việt Nam đạt khoảng 9,94 tỷ USD, cũng là mức cao nhất từ trước đến nay. Đây là một thành tựu không dễ đạt được trong bối cảnh kinh tế thế giới trong năm 2019 tăng trưởng chậm với các yếu tố rủi ro, thách thức gia tăng, thương mại toàn cầu suy yếu, xuất khẩu của các nước trong khu vực và thế giới đều giảm so với cùng kỳ năm 2018.
Mặc dù bối cảnh thương mại hiện nay khiến các quốc gia tăng cường chính sách bảo hộ nhưng một cách tổng thể, châu Á muốn đi lên phải từ việc tự do thương mại. “Thương mại tự do là chìa khóa quan trọng mang lại quan hệ đôi bên đều thắng” và dĩ nhiên, Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó. Những thắng lợi trên bàn đàm phán trong năm qua đã giúp chúng ta hiện thực hóa một loạt Hiệp định mở ra chân trời hợp tác rộng lớn. Việt Nam đã có một năm “tất bật” với những cái bắt tay khi ký kết với EU: Hiệp định Thương mại Tự do (EVFTA), Hiệp định Bảo hộ Đầu tư (EVIPA) và Hiệp định về thiết lập khuôn khổ tham gia của Việt Nam vào các hoạt động khủng hoảng của EU (FPA); hoàn tất đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP). Ngày 14/1/2019, Hiệp định thương mại tự do CPTPP (tiền thân là TPP) với 12 nước tham gia Việt Nam, Canada, Mexico, Peru, Chi Lê, New Zealand, Úc, Nhật Bản, Singapore, Brunei, Malaysia chính thức có hiệu lực tại Việt Nam.
Ngày 30/6, Hiệp định Thương mại tự do và Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam – EU (EVFTA và IPA) chính thức được ký kết tại Hà Nội sau hành trình 9 năm đàm phán.
Lễ ký Hiệp định EVFTA và IPA tại Hà Nội ngày 30/6/2019 Đây được coi là sự kiện đi vào lịch sử của mối quan hệ giữa Việt Nam và EU, mở ra những lợi ích chưa từng có cho các công ty, người tiêu dùng và người lao động ở châu Âu và Việt Nam với mức xóa bỏ dòng thuế cho các mặt hàng xuất khẩu Việt sang 28 nước thành viên EU lên tới 99%. Những hiệp định được kí kết tạo cơ hội lớn cho Việt Nam tăng cường khả năng tiếp cận thị trường vào các thị trường xuất khẩu lớn. Không chỉ nhằm giảm thuế, quá trình mở rộng và đa dạng hóa thị trường cũng được thúc đẩy rõ rệt. Ở chiều ngược lại, Việt Nam sẽ đối mặt sự cạnh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp châu Âu nhất là trong các ngành dịch vụ. Điều đó vừa là thách thức nhưng đồng thời cũng là cơ hội ngàn vàng cho doanh nghiệp nội có động lực vươn lên để giữ lấy “sân nhà” và xa hơn là vươn tầm thế giới.
Đòn bẩy từ kinh tế tư nhân
Năm qua, kinh tế tư nhân đã từng bước được thừa nhận với vai trò động cơ chủ lực kéo nền kinh tế đi lên. Theo Sách Trắng Việt Nam 2019, khu vực kinh tế tư nhân trong nước đang tạo ra khoảng 42% GDP, 30% thu ngân sách Nhà nước, bổ sung khoảng 4 triệu tỷ đồng vốn cho nền kinh tế. Khối tư nhân cũng đang thu hút khoảng 85% lực lượng lao động cả nước. Nghĩa là cứ 100 lao động, thì 85 người làm việc trong khối tư nhân. Sức bật ấn tượng của kinh tế tư nhân trong năm 2019 là không thể chối cãi với sự thành công của những cái tên như: Vingroup, Masan, Vietjet, Techcombank, FLC,… Nhiều “ông lớn” Việt đã bắt đầu bước chân vào những sân chơi đầy mới mẻ như sản xuất ô tô hay thị trường hàng không,..
Bamboo Airways hãng hàng không Việt Nam thuộc Tập đoàn FLC chính thức có các chuyến bay thương mại đầu tiên vào ngày 16/01/2019.
16
Ngày 28/7/2019, tại tổ hợp nhà máy sản xuất tại huyện Cát Hải, TP Hải Phòng, VinFast - thương hiệu xe hơi đầu tiên của Việt Nam đã tổ chức lễ bàn giao 9/200 xe Lux A2.0 và Lux SA2.0 đầu tiên cho các khách hàng đã đặt.
17
YESNEWS SÓ ĐẶC BIỆT 2020
SÓ ĐẶC BIỆT 2020
Logistic chuyển mình Trước xu thế phát triển, các trụ cột như hạ tầng, kho bãi… cho dịch vụ logistics cũng không ngừng lớn mạnh. Báo cáo Logistics 2019 của Bộ Công Thương nêu rõ, dịch vụ kho bãi cũng gia tăng nhanh chóng nhờ các ngành sản xuất phát triển và người dân tăng chi tiêu tiêu dùng. Các doanh nghiệp logistics đang có những thích ứng nhanh với cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, có những nghiên cứu ứng dụng khoa học – công nghệ cao như Blockchain vào hoạt động logistics. Với hệ sinh thái logistic khởi sắc, trao đổi thương mại toàn cầu đang gia tăng, mở ra cánh cửa giao thương ngày càng rộng lớn cho Việt Nam và đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu ngày càng gia tăng của các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Bất động sản
Mảng màu tối trong bức tranh chung
Tập đoàn địa ốc Alibaba –công ty bất động sản đã khiến hơn 7000 khách hàng “sập bẫy”với số tiền lừa đảo lên đến 2500 tỷ đồng.
Dự án "ma" náo loạn thị trường bất động sản trên khắp mọi tỉnh thành trong năm 2019. Câu chuyện về những mảnh đất không có giấy phép, không được quy hoạch nhưng lại “biến hình” thành những dự án hoành tráng trên giấy tờ không hề mới nhưng vẫn có đất để phát triển. Không khó để có thể điểm danh các công ty bất động sản lừa đảo đã lộ diện trong thời gian qua như: Địa ốc Alibaba , công ty Long Phát, Angel Lina, Hoàng Kim Lan, Thiên Khang Hưng, Nablaland,… Hậu quả “cơn lốc xoáy” này lại là vô cùng lớn với tổn thất của hàng trăm nghìn người và số tiền thiệt hại lên tới hàng nghìn tỷ đồng, kéo theo đó là không khí ảm đạm bao trùm khắp thị trường bất động sản do nhà đầu tư trở nên lo ngaị và e dè hơn trước các dự án.
“Sóng gió" của phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng thực sự ập đến vào cuối năm 2019 khi Cocobay - một trong những dự án condotel (loại hình căn hộ khách sạn) có quy mô lớn tại Đà Nẵng - tuyên bố vỡ trận cam kết lợi nhuận. Dù không phải dự án đầu tiên nuốt cam kết lợi nhuận, song sự “đứt gánh” của Cocobay khiến thị trường chao đảo bởi đây là dự án có tổng mức đầu tư dự kiến xấp xỉ 5 tỷ USD, kỳ vọng phát triển khoảng 10.000 phòng condotel tiêu chuẩn 3-5 sao. Đặc biệt, cùng với chiến dịch quảng bá rầm rộ Cocobay Đà Nẵng – dự án condotel đầu tiên “vỡ trận” về lợi nhuận cam kết với chi phí hàng chục triệu USD, cam kết lợi nhuận của Cocobay từng hấp dẫn bậc nhất thị trường khi cam kết tới 8 năm. Tuy nhiên, mới trả cam kết được hơn 2 năm, chủ đầu tư tuyên bố không thể tiếp tục dù đã thuê những tập đoàn hàng đầu thế giới đến để vận hành, do đó khiến hơn 1.800 khách hàng mắc kẹt tại dự án, trong đó có những người đầu tư hơn 600 tỷ và vay ngân hàng đến hai phần ba. Sau cú sốc này, thị trường condotel bước vào giai đoạn xấu nhất từ trước đến nay. bất động sản nghỉ dưỡng năm 2019 tiếp đà sụt giảm về lượng cung và cầu với biên độ lớn, cả ở phân khúc condotel và biệt thự biển. Mức sụt giảm dao động 30-50% so với năm ngoái. Ví dụ, theo DKRA, quý I/2018, số căn condotel được tung ra là 12.600 căn, đến quý III/2019 chỉ còn khoảng 7.000 căn. Trong khi tỷ lệ hấp thụ có quý chỉ đạt chưa tới 1.000 căn, bằng một phần ba, một phần tư cùng kỳ. Với những dấu ấn đáng buồn trong năm 2019, màu xám có lẽ là sắc màu phổ biến nhất trên thị trường bất động sản Việt trong năm qua.
18
1
YESNEWS
2019 – Thương chiến và công nghệ
Thương mại điện tử: “tứ hùng” tranh ngôi Trong khi “tứ hùng” trong ngành này gồm Tiki, Shopee, Lazada và Sendo vẫn đang cạnh tranh khốc liệt để giành giật “ngôi vương”, năm 2019 cũng chứng kiến sự gia nhập đường đua của những gương mặt mới cũng như sự ra đi đầy tiếc nuối của một số “ông lớn”. Cụ thể, Viettel Post và Vietjet đã chính thức gia nhập thị trường này từ tháng 7. Ngược lại, những kẻ hụt hơi và từ bỏ sàn đấu gồm những cái tên Robin.vn của Central Group, Vuivui. com của Thế Giới Di Động và đáng chú ý nhất là Adayroi của Vingroup. Ngành thương mại điện tử vẫn thường được ví von là "cuộc đua nướng tiền" của đại gia khi mà biên lợi nhuận vô cùng thấp trong khi các chi phí liên quan đến bán hàng, logistics, khuyến mãi thu hút người dùng… đều rất lớn và ngày càng “phình to”. Không những chạy đua về quảng cáo, sự đa dạng về sản phẩm, giờ đây các “ông lớn” như Shopee, Lazada hay Tiki đang cạnh tranh gay gắt về hệ thống kho vận hậu cần .Vấn đề mấu chốt của các trang thương mại điện tử còn trụ lại gần như chỉ xoay quanh vấn đề tiềm lực tài chính để duy trì vị trí của mình nếu không sẽ phải chấp nhận tay trắng rời sân chơi.
2
Cuộc đua xanh - đỏ Thị trường Giao đồ ăn nhanh trực tuyến chứng kiến cuộc đua song mã giữa Grab food và Now trong năm 2019 khi mà Gofood đã gần đuối sức, Bae min tuy thâu tóm Vietnammm nhưng chưa để lại nhiều dấu ấn còn Befood đã giương cờ trắng dù chưa chính thức bước vào thị trường.
Mặc dù là người đến trước trong thị trường màu mỡ này, á quân Now cũng đang “chật vật” để đuổi theo gã khổng lồ Grabfood khi mà “cá mập công nghệ” này hiện chiếm ưu thế tuyệt đối trên thị trường gọi xe trực tuyến với lượng tài xế hùng hậu.
3
Bỏng rát giành thị phần ví điện tử Một cuộc đua khác cũng không kém phần gay cấn trong năm 2019 là tranh giành thị phần giữa các ví điện tử. Hàng chục ví đc cấp phép nhưng trên 90 % giao dịch thuộc về top đầu với 5 đại diện: Senpay, Moca, Momo, Payoo, Airpay. Trong khi Senpay và Airbay hưởng lợi nhờ đồng đội là Shopee và Sendo thường xuyên duy trì vị trí top 3 sàn thương mại điện tử có giá trị giao dịch lớn nhất thì Momo cũng đã kêu gọi thêm được 100 triệu đô la cho các chiến dịch khuyến mại giành thị trường đầy tốn kém. Sức ép trên sân chơi này là không nhỏ bởi cả áp lực cạnh tranh với các nền tảng mở như Vnpay hay nhà mạng với Mobile money. Cuộc chiến này cũng được gọi với cái tên khác là “cuộc đua đốt tiền” khi đa số các ưu đãi dành cho việc phát triển người dùng mới, ra sức chạy đua khuyến mại, thậm chí tặng cả tiền mặt và tích cực thanh toán hóa đơn hàng ngày như tiền điện, tiền nước,… miễn sao càng nhiều người dùng ví càng tốt. Thu hút khách hàng mới không phải là quá khó với việc các ví thường mở chương trình khuyến mại đối với người dùng đầu tiên nhưng làm sao để giữ chân khách hàng mới là câu hỏi quan trọng cần trả lời. Chẳng hạn như Momo với 10 triệu người dùng nhưng lượt tải ứng dụng chỉ là 5 triệu do người dùng tạo tới 2 tài khoản mới để nhận ưu đãi.
19
YESNEWS SÓ ĐẶC BIỆT 2020
Việt Nam đi được nhiều bước, có lúc tốc độ tăng trưởng cao vào tốp đầu của khu vực và thế giới, song đó là những bước ngắn, nên vẫn tụt hậu so với nhiều quốc gia khác trên thế giới dù bước chậm nhưng lại đi được những bước dài hơn. Kinh tế phát triển nhanh, ổn định nhưng chúng ta cũng phải nhìn nhận rằng Việt Nam vẫn là quốc gia có thu nhập trung bình thấp với năng suất lao động chưa được cải thiện. Thực tế, năng suất lao động của Việt Nam dù đạt tốc độ tăng cao nhất trong khu vực trong hơn thập kỷ qua, song lại có xu hướng chìm dần xuống đáy bảng xếp hạng trong ASEAN (chỉ hơn duy nhất Campuchia). Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cạnh tranh gay gắt trên phạm vi toàn cầu, năng suất lao động là yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh quốc gia và của từng doanh nghiệp. Chính vì vậy, nâng cao năng suất lao động là vấn đề sống còn đối với tất cả các quốc gia, vì nó quyết định đáp án cho câu hỏi: “nền kinh tế tăng trưởng nhanh có cơ hội thoát khỏi “bẫy thu nhập trung bình” hay không?”.
Nhìn ra thế giới
Ngoài ra, GDP tăng trưởng ấn tượng là một tín hiệu tốt nhưng với một quốc gia, tăng trưởng GDP nếu chỉ dựa trên tăng việc làm giản đơn, trình độ công nghệ và tay nghề lao động thấp thì thường không cao và thiếu bền vững. Trong khi tăng trưởng GDP theo hướng tăng năng suất lao động tuy là thách thức lớn (nhất là đối với một nước mà đội ngũ lao động có tư duy nông nghiệp lâu đời và tỷ lệ qua lao động qua đào tạo không cao như Việt Nam. Tuy nhiên đó chính là hướng đi có tiềm năng để tạo ra tăng trưởng cao, bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Trên một khía cạnh khác, dù các thị trường vốn ở Việt Nam đã phát triển mạnh trong những năm qua, nhưng vẫn còn nhỏ so với Thái Lan và Malay-xia lần lượt từ 1,5 đến 2 lần và vẫn chủ yếu do một vài tổ chức lớn chi phối, bao gồm cả Chính phủ. Trong khi đó, khả năng tiếp cận tín dụng là một trong những tiêu chí quan trọng để thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân phát triển vững mạnh và năng động.
SÓ ĐẶC BIỆT 2020
Hơn thế nữa, xét xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu 4.0 (GCI 4.0) do diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) đánh giá, Việt Nam có vị trí khá khiêm tốn, chỉ đứng thứ 7 trong ASEAN. GCI lại là một chỉ số chú trọng tới yếu tố thúc đẩy tăng trưởng trong dài hạn và nâng cao thu nhập của người dân, đánh giá được các nội dung quan trọng như nguồn nhân lực, mức độ sáng tạo, đổi mới, mức độ kháng cự với các cú sốc bên ngoài và cả sự nhạy bén của nền kinh tế. Do vậy, việc cố gắng cải thiện vị trí so với các nước trong khu vực cũng như thế giới trên bảng xếp hạng GCI là việc làm cấp thiết. Đứng vững trước những biến động thế giới phức tạp, đảm bảo tăng trưởng và ổn định và nâng tính tự chủ là những thành tích đáng khen ngợi của nền kinh tế nước nhà. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần nhìn ra bức tranh kinh tế của các quốc gia khác để định rõ vị thế của Việt Nam, từ đó có một cái nhìn bao quát hơn, một định hướng đi đúng đắn cho nền kinh tế trẻ.
YESNEWS
Giá thịt lợn tăng Khách quan hay chủ quan? Thịt lợn từ trước đến nay vẫn luôn là một loại thực phẩm không thể thiếu trong bữa cơm của gia đình Việt, vì vậy mà tình hình giá thịt lợn tăng đột biến thời gian gần đây đã gây ra rất nhiều biến động trên thị trường. Vậy tại sao giá thịt lợn lại tăng lên đột biến như vậy và điều đó có ảnh hưởng gì đến Việt Nam và thế giới?
Tình trạng giá thịt lợn giai đoạn gần đây tại thị trường Việt Nam cũng như quốc tế
Tại Việt Nam
Từ tháng 6, giá mặt hàng thịt lợn có xu hướng tăng dần, tăng mạnh nhất từ cuối tháng 10 đến nay. Thời điểm cuối tháng 12, giá thịt lợn hơi tăng cao nhất lên tới 95.000 đồng/kg. Theo ghi nhận của Bộ Công Thương đến giữa tháng 12, giá các mặt hàng thịt heo tăng khoảng 60-80% so với tháng 9 và tăng 60-95% so với hồi đầu năm.
Biểu đồ giá thịt lợn từ 6/12 đến 23/12 (Nguồn: Zing.vn)
Tạo đà cho triển vọng kinh tế 2020
Khép lại 2019, Việt Nam có thể tự hào vì đã hoàn thành tốt việc xây dựng tiền đề quan trọng đưa kinh tế bứt phá trong năm 2020 và các giai đoạn phát triển sau. Theo như dự đoán, nền kinh tế sẽ tiếp tục mức tăng trưởng cao vì kế thừa nhịp tăng trưởng cùng nhiều động lực mới từ 2019. Tuy những yếu tố rủi ro và sự bấp bênh của thị trường toàn cầu sẽ khó tránh khỏi nhưng với bệ phóng vững chắc trong năm vừa rồi, chúng ta hoàn toàn có thể tự tin với cái nhìn đầy lạc quan về cục diện sáng sủa cho kinh tế Việt trong năm mới 2020.
_Thu Hiền_ 20
Tuy nhiên thời gian gần đây giá thịt lợn đã có dấu hiệu giảm dần. Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, thông tin từ các Sở Công Thương địa phương, trong vài ngày trở lại đây, giá lợn hơi ở nhiều tỉnh Tây Nam bộ đã có xu hướng giảm gần 20.000 đồng/kg so với cuối năm 2019, về mức dưới 80.000 đồng/kg. Giá lợn hơi ở các tỉnh miền Bắc cũng giảm hơn 10.000 đồng/kg, còn dưới 90.000 đồng/kg; có tỉnh chỉ còn khoảng 86.000 đồng/kg. Theo Cục Xuất nhập khẩu, giá lợn hơi giảm một phần do các tập đoàn lớn trong ngành chăn nuôi lợn, dưới sự chỉ đạo của Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đã tham gia bình ổn giá mặt hàng này với mức giá bán ổn định là 83.000 đồng/kg. Dù giá thịt lợn hơi đang giảm, tuy nhiên chỉ khoảng 10 ngày nữa giá lợn hơi sẽ tăng trở lại do thời gian này đã cận Tết Nguyên đán, nhu cầu thịt lợn phục vụ các sự kiện cuối năm tại các gia đình, công sở, doanh nghiệp sẽ tăng cao. Do vậy càng đòi hỏi sự chung tay của các cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp trong việc bình ổn giá thịt lợn để bà con có một cái Tết ấm no.
21
YESNEWS SÓ ĐẶC BIỆT 2020
SÓ ĐẶC BIỆT 2020
Không chỉ Việt Nam, giá thịt lợn cũng đang có xu hướng tăng trong thị trường quốc tế Trung Quốc Tính đến trung tuần tháng 10/2019, giá bán lẻ thịt lợn tại Trung Quốc vào khoảng 4,5 USD/kg (khoảng 104.000 đồng/kg), có nơi lên tới 8,45 USD/kg (tương đương 196.000 đồng/kg).
Hàn Quốc Theo số liệu từ Bộ Nông nghiệp - Thực phẩm và Nông thôn Hàn Quốc, tính đến đầu tháng 11, giá bán buôn thịt lợn tại các địa phương nước này ở mức 2.809 won (khoảng 2,4 USD)/kg, giảm 28,2% so với cùng kỳ năm 2018.
Châu Âu Theo tờ Financial Times, giá thịt lợn tại châu Âu đã tăng 35% kể từ đầu năm lên 1,82 euro/kg (khoảng 47.000 đồng/ kg). Con số này đã gây ra ít nhiều lo lắng cho người tiêu dùng ở Bỉ, Hungary, Tây Ban Nha, Đức hay Ba Lan, những nước ưa thích thịt lợn tại châu Âu.
Như đã nêu trên, có thể nhận thấy ở thị trường quốc tế giá thịt lợn hầu hết đều tăng lên và có nguy cơ thiếu hụt nặng, làm cho người tiêu dùng vô cùng hoang mang.
Vậy do những nguyên nhân gì khiến cho giá thịt lợn tăng đột biến như vậy ở Việt Nam?
Dịch tả lợn Châu Phi (ASF)
Giá thịt lợn tăng một phần là do ảnh hưởng của Dịch tả lợn Châu phi lây nhiễm vào Việt Nam từ đầu năm 2019. Dịch bệnh đã lan rộng và bùng phát trên phạm vi toàn quốc từ cuối tháng 06/2019. Việc kiểm dịch thú y, kiểm soát dịch bệnh hạn chế lưu chuyển lợn thịt và thịt lợn giữa các địa phương để tránh lây lan dịch bệnh đã gây mất cân đối cung cầu cục bộ tại một số địa phương. Điều này đẩy giá thịt lợn tăng cục bộ ảnh hưởng đến tâm lý thị trường. Bên cạnh đó, trong bối cảnh dịch bệnh lan rộng, nguồn cung giống cũng giảm nên việc chăn nuôi lợn đòi hỏi chi phí rất cao cho cả giống, các biện pháp phòng dịch cho chuồng trại, chi phí kiểm dịch thú y... cũng làm gia tăng chi phí sản xuất, kinh doanh thịt lợn. Nhu cầu tiêu dùng dịp cuối năm tăng trong khi đó một bộ phận người chăn nuôi và nhà sản xuất giữ hàng lại chưa bán chờ giá tăng cao hơn.
22
Thị trường trong nước thiếu nguồn cung
Số lượng lợn mắc bệnh và tiêu hủy lớn cùng với việc không thể tái đàn ở các vùng dịch trong những tháng tiếp theo do dịch tả lợn châu Phi tại Việt Nam chưa được khống chế, chưa có vắc xin chống dịch đã tác động lớn đến nguồn cung thịt lợn cho thị trường trong nước (đặc biệt cho giai đoạn từ cuối tháng 9 đến nay). Các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ trong vùng dịch cơ bản là không còn lợn, nguồn lợn thịt chủ yếu ở công ty, trang trại và hộ chăn nuôi lớn. Tuy nhiên, người chăn nuôi lớn không muốn xuất bán lẻ do e ngại người mua có thể đem dịch vào cơ sở chăn nuôi, dẫn đến những hộ giết mổ nhỏ lẻ không tiếp cận được với nguồn cung thịt lợn. Hộ giết mổ phải mua của thương lái, làm cho giá lợn thịt ở một số khu vực tăng cao. Hiệp hội Chăn nuôi tỉnh Đồng Nai cho biết không chỉ các hộ nhỏ lẻ, mà ngay cả các cơ sở chăn nuôi lớn, khép kín như CP, Japfa cũng bị nhiễm bệnh, nên nguồn cung sụt giảm nặng nề.
YESNEWS
Tổng đàn lợn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai - thủ phủ chăn nuôi của cả nước hiện đã giảm gần 50% so với thời điểm tháng 4. Xét chung cả nước, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, số đàn lợn tháng 11 giảm mạnh 22% so với cùng kỳ năm trước. Tổng đầu lợn hiện có khoảng 25 triệu con. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, sản lượng thịt lợn cả năm 2019 ước đạt khoảng 3,3 triệu tấn, giảm 13,5% so với năm 2018. Dự kiến quý IV/2019, tổng nhu cầu thịt lợn đạt hơn 600.000 tấn, có nghĩa cả nước thiếu hụt hơn 200.000 tấn thịt lợn. Cầu thì nhiều nhưng cung thì không đáp ứng được một phần dẫn đến việc giá thịt lợn tăng đột biến. Như vậy thì hậu quả của việc thiếu hụt thịt lợn là gì?
Những biến động của việc tăng giá thịt lợn trong nền kinh tế Việt Nam Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12/2019 tăng 1,4% so với tháng trước, chủ yếu do giá thịt lợn và các thực phẩm chế biến từ thịt tăng cao. Thịt lợn tăng giá đẩy CPI tháng 12 lên mức cao nhất 9 năm qua.
Trước kết quả khả quan của chỉ số giá trong năm 2019, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long khẳng định: năm 2019 được coi là thành công trong việc kiểm soát lạm phát của Việt Nam, bình quân năm 2019 chỉ số giá tiêu dùng tăng 2,79% so với cùng kỳ năm 2018. Đây là mức tăng bình quân thấp nhất trong 3 năm gần đây. Mục tiêu kiểm soát lạm phát, giữ CPI bình quân năm 2019 dưới 4% đã đạt được trong bối cảnh điều chỉnh được gần hết giá các mặt hàng do Nhà nước quản lý đặt ra trong năm. Tuy nhiên, với việc tăng sốc của giá thịt lợn do nguồn cung sụt giảm và dự kiến sẽ tiếp tục điều chỉnh giá một số hàng hóa, dịch vụ thiết yếu trong năm 2020, nên dự báo lạm phát năm 2020 sẽ phức tạp, khó lường hơn. Ông Nguyễn Đức Độ - Phó Viện trưởng Viện Kinh tế - Tài chính, người luôn có dự báo khá chính xác về CPI, lại đưa ra một số kịch bản lạm phát năm 2020 dựa trên giá thịt lợn. Theo ông, việc mục tiêu lạm phát năm 2020 có đạt được hay không phụ thuộc chủ yếu vào tốc độ giảm giá thịt lợn trong thời gian tới. Ông Nguyễn Đức Độ đưa ra 3 kịch bản, đó là: Nếu giá thịt lợn giảm mạnh ngay trong tháng tết nhờ dịch tả lợn châu Phi kết thúc sớm, người nông dân tái đàn thành công, đồng thời Chính phủ bình ổn giá thịt lợn thông qua biện pháp nhập khẩu, lạm phát trung bình năm 2020 có thể chỉ ở mức 3%. Kịch bản thứ hai đó là, giá thịt lợn vẫn neo ở mức cao như hiện nay trong quý I/2020, do nguồn cung chỉ phục hồi đầy đủ từ quý II/2019. Lúc đó, lạm phát trung bình cả năm 2020 có thể xoay quanh mức 3,5%. Kịch bản tệ nhất xảy ra nếu dịch tả lợn châu Phi chưa thể kết thúc trong nửa đầu năm 2020 và lạm phát so với cùng kỳ năm trước chỉ bắt đầu giảm từ giữa năm 2020. Trong trường hợp này việc kiềm chế lạm phát dưới 4% là tương đối khó khăn, nhất là nếu xu hướng tăng của lạm phát cơ bản vẫn tiếp tục trong những tháng tới.
23
YESNEWS SÓ ĐẶC BIỆT 2020
SÓ ĐẶC BIỆT 2020
Những hệ lụy không ngờ khi giá thịt lợn tăng Nhiều mặt hàng khác đồng loạt tăng giá Theo khảo sát tại một số khu chợ và cửa hàng thực phẩm ở TP HCM, trong lúc giá thịt lợn đang thiết lập kỉ lục về sự tăng mạnh chưa từng có, thì nhiều sản phẩm làm từ thịt lợn cũng tăng giá thêm 5-25% so với cách đây hai tháng. Tuy nhiên, có một điều không ngờ tới, khi giá thịt lợn tăng cao, người dùng chuyển sang tiêu thụ thịt bò, thủy hải sản thì giá các mặt hàng này cũng tăng lên từ 5-10%. Việc các mặt hàng khác đồng loạt tăng giá khiến người tiêu dùng cảm thấy vô cùng áp lực.
Tình trạng nhập lậu thịt lợn tăng chóng mặt
Khi giá thịt lợn trong nước đang tăng cao, nhiều thương lái đã nhập lậu lợn sống và thịt lợn từ Campuchia, Thái Lan vào Việt Nam để kiếm lời từ sự chênh lệch giá. Điều đáng lo là, tình trạng buôn lậu này rất có thể làm dịch tả lợn Châu Phi tràn về Việt Nam với diễn biến phức tạp. Chưa dừng lại ở đó, vì lợi nhuận có thể bất chấp thủ đoạn, các thương lái sẵn sàng nhập các loại lợn dịch bệnh, lợn bẩn, lợn chết trôi... để bán cho người tiêu dùng với giá thấp hơn rất nhiều so với thị trường. Nếu người tiêu dùng không kiểm tra kỹ lưỡng, không có kiến thức để nhận biết, ham rẻ mua về ăn, thì việc người dùng bị ngộ độc thực phẩm hay lây nhiễm các bệnh dịch nguy hiểm từ động vật, là điều tất yếu xảy ra. Nhiều trường hợp còn đem giao bán cho các nhà hàng, các quán ăn để làm thực phẩm thay thế cho thịt lợn xịn. Các chủ quán ăn cũng chạy theo lợi ích, một phần cũng muốn giữ chân khách hàng nên nhập vào với số lượng lớn, vô tư bán ra thị trường mà không quan tâm đến chất lượng sản phẩm cũng như sức khỏe của người tiêu dùng.
Năm 2019 khép lại với nhiều “cái bắt tay”; lịch sử tiêu biểu là việc Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh Châu Âu (EU) (viết tắt là EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (EVIPA) được ký kết. Các hiệp định này được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều cơ hội lớn cho Việt Nam, hứa hẹn đưa Việt Nam trở thành một trong những trung tâm hoạt động thương mại và đầu tư của EU tại Đông Nam Á. Tuy nhiên, bên cạnh những nấc thang cơ hội thì đâu đó vẫn còn những nỗi lo...
Giải pháp
YESNEWS
HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM EURO
Việc các doanh nghiệp cùng chung tay với cơ quan quản lý nhà nước trong công tác cân đối nguồn cung thịt lợn trong thời điểm hiện nay như tăng cường nhập khẩu, cam kết bình ổn giá... sẽ góp phần không nhỏ để khơi thông chuỗi sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông sản, thực phẩm hàng hóa nói chung và thịt lợn nói riêng để tránh tình trạng "găm hàng, tăng giá", ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng. Tuy nhiên, hãy là người tiêu dùng thông minh, mua thịt lợn ở những nơi uy tín, đảm bảo an toàn thực phẩm và phải chắc chắn rằng, bạn sẽ không bị “dụ” bởi những mặt hàng thịt lợn giá rẻ bất thường. Đồng thời, nâng cao kỹ năng, hiểu biết về thịt lợn để nhận biết cũng như tránh mua phải các mặt hàng ôi thiu, kém chất lượng, gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bản thân và gia đình.
Kết Việc giá thịt lợn tăng đã và đang là một trong những chủ đề được nhiều người quan tâm nhất hiện nay. Có thể nhận định rằng nguyên do chủ yếu khiến cho giá thịt lợn tăng đến từ nguyên nhân khách quan tuy nhiên những hệ lụy và hậu quả tiềm tàng mà nó đem lại là vô cùng to lớn. Chính phủ và các cơ quan chức năng của nhà nước cũng đang cố gắng để bình ổn giá thịt lợn và bước đầu đã thành công nhưng không thể lơ là vì trước mắt là dịp Tết nguyên đán khi mà nhu cầu mua sắm tăng cao thì khả năng giá thịt lợn tăng lên là rất lớn. Trước tình hình giá thịt lợn diễn biến phức tạp, hãy là người tiêu dùng thông minh để không bị quá áp lực trước kì mua sắm Tết.
_Anh Trà_
24
25
25
YESNEWS SÓ ĐẶC BIỆT 2020
SÓ ĐẶC BIỆT 2020
Cái bắt tay lịch sử
H
iệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) được biết đến như là một FTA thế hệ mới giữa Việt Nam và 28 nước thành viên EU. EVFTA, cùng với Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), là hai là hai hiệp định thương mại tự do (FTA_ Free Trade Agreement) có phạm vi cam kết rộng và mức độ cam kết cao nhất của Việt Nam từ trước tới nay.
“Tuyến cao tốc” nối liền kinh tế Việt Nam-EU Ngày 1/12/2015 EVFTA đã chính thức kết thúc đàm phán và đến ngày 1/2/2016 văn bản hiệp định đã được công bố. Ngày 26/6/2018, một bước đi mới của EVFTA được thống nhất. Theo đó, EVFTA được tách làm hai Hiệp định, Hiệp định Thương mại (EVFTA) và là Hiệp định Bảo hộ Đầu tư (EVIPA); đồng thời chính thức kết thúc quá trình rà soát pháp lý đối với Hiệp định EVFTA. 8/2018, quá trình rà soát pháp lý đối với EVIPA cũng được hoàn tất.
Hai hiệp định EVFTA và EVIPA mang tầm quan trọng rất lớn đối với nền kinh tế hai bên, được ví như hai tuyến cao tốc quy mô lớn, hiện đại nối gần hơn EU và Việt Nam, để hai bên tiếp cận thị trường của nhau. Sau khi ký kết hiệp định, nền Kinh tế Việt Nam đã được hưởng rất nhiều lợi ích cụ thể như sau:
V Chiều 30/6, tại Hà Nội, Hiệp định thương mại giữa Việt Nam và EU gồm Hiệp định thương mại tự do (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (EVIPA) đã chính thức được ký kết sau 9 năm đàm phán. Đây là ngày mang ý nghĩa lịch sử với quan hệ Việt Nam - EU, mở ra chân trời mới cho sự phát triển về kinh tế đối với không chỉ Việt Nam mà còn cả với EU.
ề xuất khẩu, mặc dù hiện tại EU là một trong những thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, thế nhưng thị phần hàng hóa của Việt Nam tại khu vực này vẫn còn rất khiêm tốn, bởi năng lực cạnh tranh của hàng Việt Nam (đặc biệt là năng lực cạnh tranh về giá) còn hạn chế so với rất nhiều nước khác như Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc,... Vì vậy, nếu được xóa bỏ tới trên 99% thuế quan theo EVFTA, các doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội tăng khả năng cạnh tranh về giá của hàng hóa khi nhập khẩu vào khu vực thị trường quan trọng này. EVFTA sẽ giúp kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng thêm khoảng 20% vào năm 2020, 42,7% vào năm 2025 và 44,37% vào năm 2030. Các ngành dự kiến sẽ được hưởng lợi nhiều nhất là những ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam mà hiện EU vẫn đang duy trì thuế quan cao như dệt may, giày dép và hàng nông sản.
Về nhập khẩu, các doanh nghiệp Việt Nam cũng sẽ được lợi từ nguồn hàng hóa, nguyên liệu nhập khẩu với chất lượng tốt và ổn định với mức giá hợp lý hơn từ EU. Đặc biệt, các doanh nghiệp sẽ có cơ hội được tiếp cận với nguồn máy móc, thiết bị, công nghệ/kỹ thuật cao từ các nước EU, qua đó giúp nâng cao năng suất và cải thiện chất lượng sản
26
YESNEWS
phẩm của mình. Đồng thời, hàng hóa, dịch vụ từ EU nhập khẩu vào Việt Nam sẽ thu hút người tiêu dùng, qua đó tạo ra một sức ép cạnh tranh để doanh nghiệp Việt Nam nỗ lực cải thiện năng lực cạnh tranh của mình. Dự kiến theo các chuyên gia, kim ngạch nhập khẩu từ EU sẽ tăng khoảng 15,28% vào năm 2020, 33,06% vào năm 2025 và 36,7% vào năm 2030.
27
YESNEWS SÓ ĐẶC BIỆT 2020
SÓ ĐẶC BIỆT 2020
YESNEWS
Khấp khểnh đường xa
Với EVFTA, cơ hội mở ra với nền kinh tế là rất lớn, tuy nhiên bên cạnh đó các doanh nghiệp ViệtNam cũng sẽ gặp phải không ít thách thức bởi: Các yêu cầu về quy tắc xuất xứ có thể khó đáp ứng: Thông thường hàng hóa muốn được hưởng ưu đãi thuế quan theo FTA thì nguyên liệu phải đáp ứng được một tỷ lệ về hàm lượng nội khối nhất định (nguyên liệu có xuất xứ tại EU và/hoặc Việt Nam). Đây là một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam bởi nguồn nguyên liệu cho sản xuất hàng xuất khẩu hiện nay chủ yếu được nhập khẩu từ Trung Quốc hoặc ASEAN. Các rào cản TBT (hàng rào kỹ thuật thương mại), SPS (Các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật) và yêu cầu của khách hàng: EU là một thị trường khó tính, khách hàng có yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm. Ví dụ như về lĩnh vực xuất khẩu thủy sản, các danh mục sẽ được kiểm tra khi xuất khẩu hàng sang châu âu như bảng dưới đây:
Về Đầu tư: Vào năm 2017, với tổng số vốn FDI là 6,1 tỷ euro (theo số liệu Europa), EU là một trong những nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam. Theo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư của Việt Nam, trong năm 2017, các công ty châu Âu đã có gần 2.500 dự án đầu tư trị giá khoảng 44 tỷ USD tại Việt Nam, chiếm 10% tổng số dự án FDI và 14% vốn FDI. Sau khi kí hiệp định EVFTA, môi trường đầu tư sẽ mở hơn và thuận lợi hơn, triển vọng xuất khẩu hấp dẫn hơn sẽ thu hút đầu tư FDI từ EU vào Việt Nam nhiều hơn. Về Môi trường kinh doanh: Với việc thực thi các cam kết trong EVFTA về các vấn đề thể chế, chính sách pháp luật sau đường biên giới, môi trường kinh doanh và chính sách, pháp luật Việt Nam sẽ có những thay đổi, cải thiện theo hướng minh bạch hơn, thuận lợi và phù hợp hơn với thông lệ quốc tế.
28
Qua đó, chúng ta có thể thấy các yêu cầu bắt buộc về vệ sinh an toàn thực phẩm, dán nhãn, môi trường...của EU rất khắt khe và không dễ đáp ứng. Vì vậy, dù có được hưởng lợi về thuế quan thì hàng hóa của Việt Nam cũng phải hoàn thiện rất nhiều về chất lượng để có thể vượt qua được các rào cản này. Nguy cơ về các biện pháp phòng vệ thương mại: Thông thường khi rào cản thuế quan không còn là công cụ hữu hiệu để bảo vệ nữa, doanh nghiệp ở thị trường nhập khẩu có xu hướng sử dụng nhiều hơn các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp hay tự vệ để bảo vệ ngành sản xuất nội địa. Và EU cũng là một trong những thị trường có “truyền thống” sử dụng các công cụ này. - Sức ép cạnh tranh từ hàng hóa và dịch vụ của EU: Mở cửa thị trường Việt Nam cho hàng hóa, dịch vụ từ EU đồng nghĩa với việc doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải cạnh tranh khó khăn hơn ngay tại thị trường nội địa. Trên thực tế, đây là một thách thức rất lớn, bởi các doanh nghiệp EU có lợi thế hơn hẳn các doanh nghiệp Việt Nam về năng lực cạnh tranh, kinh nghiệm thị trường cũng như khả năng tận dụng các FTA. Tuy nhiên, cam kết mở cửa của Việt Nam là có lộ trình, đặc biệt đối với những nhóm sản phẩm nhạy cảm, do đó EVFTA cũng là cơ hội, sức ép hợp lý để các doanh nghiệp Việt Nam điều chỉnh, thay đổi phương thức kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.
Để tận dụng những cơ hội mà hiệp định EVFTA mang lại cũng vượt qua những khó khăn thách thức, Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh tái cấu trúc nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN nhằm đáp ứng những cam kết và thể hiện quyết tâm của nước ta khi chấp nhận các “luật chơi” quốc tế, nhất là thị trường các nước phát triển như EU. Bên cạnh đó, Chính phủ, các cơ quan quản lý Nhà nước, cộng đồng doanh nghiệp và các doanh nhân cần sớm tìm ra và khắc phục kịp thời các yếu kém, bất cập để thực hiện cam kết của mình trong các FTA với các đối tác khác nhau theo nguyên tắc và thông lệ quốc tế. Theo đó, Việt Nam cần sớm hoàn thiện thể chế và nâng cao nhận thức cộng đồng về vấn đề lao động, môi trường và sở hữu trí tuệ. Nhà nước cũng cần xác định các ngành xuất khẩu mũi nhọn và đẩy mạnh phát triển các ngành tiềm năng. Với nguồn lực có hạn, Việt Nam cần phải tập trung phát triển các ngành nông nghiệp và công nghiệp phụ trợ mũi nhọn mà mình có khả năng như: sản phẩm nông nghiệp nhiệt đới, thủy hải sản; dệt may, giày dép và lắp ráp...
29
YESNEWS SÓ ĐẶC BIỆT 2020
SÓ ĐẶC BIỆT 2020
YESNEWS
Thay đổi để vươn lên Phát triển công nghệ thông minh cũng là một trong những yếu tố then chốt giúp đẩy mạnh kinh doanh thương mại. Người Việt cần phải biết sử dụng các loại sản phẩm đặc trưng như: AI, robot thông minh, IOT, công nghệ 5G…. Trong số đó có ngành may mặc – thế mạnh của Việt Nam, buộc phải đối mặt với nhu cầu cá biệt hóa sản phẩm và nguy cơ bị robot thông minh thay thế. Theo đó, cần xây dựng những giải pháp tổng thể nhằm phát triển nguồn nhân lực quốc gia sớm tiếp cận thị trường EVFTA với độ sâu hơn ngay khi hiệp định có hiệu lực.
STORE
Với các cộng đồng doanh nghiệp, cần nâng cao năng lực cạnh tranh trên cơ sở năng suất, chất lượng và hiệu quả gắn với chuỗi giá trị châu Âu và toàn cầu, đòi hỏi phải chủ động trong việc tận dụng tác động lan tỏa của khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) trong bối cảnh các Hiệp định khác như: CPTPP đã vận hành, RCEP đang đàm phán gấp rút, APEC vị thế đang nâng cao… để tạo cơ hội để Việt Nam bắt kịp với xu thế hội nhập và phát triển.
Kết Việc ký kết thỏa thuận FTA giữa Việt Nam và EU là một dấu ấn đậm nét, một thời khắc lịch sử, là thành quả sau nhiều năm đàm phán. Nhiều cánh cửa mới cho việc phát triển kinh tế sẽ được mở ra, tuy nhiên bên cạnh đó cũng vẫn còn không ít những khó khăn thách thức. Vì vậy các doanh nghiệp nói riêng và nhà nước nói chung cần chuẩn bị cho mình hành trang thật tốt để sẵn sàng bước đến một năm 2020 đầy niềm tin và hi vọng.
_Thảo Anh_
Nguồn tham khảo: http://www.trungtamwto.vn/fta/199-viet-nam--eu-evfta/1?fbclid=IwAR0nvj5q1Hmf8WbDaOowwNMEsg6R9KR3vhREQaLgWMMfOAAnc9w1m0r91Ng https://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/co-hoi-va-thach-thuc-tu-evta-546086.html https://tinhuyquangtri.vn/evfta-co-hoi-va-thach-thuc
2019
Năm của cuộc chạy đua giữa các sàn thương mại điện tử
30
Năm 2019, nền kinh tế Việt Nam chứng kiến một cuộc chạy đua đầy kịch tính giữa các ông lớn trong lĩnh vực thương mại điện tử như Lazada, Shopee, Tiki… nhằm mục tiêu mở rộng thị phần một cách nhanh nhất
31
YESNEWS SÓ ĐẶC BIỆT 2020
SÓ ĐẶC BIỆT 2020
Trong thời đại công nghệ 4.0, việc ứng dụng công nghệ vào mua sắm đã trở thành một phần không thể thiếu. Người tiêu dùng của xã hội hiện đại không cần phải bon chen ở những khu chợ hay siêu thị mỗi ngày, hay mệt mỏi trong việc so sánh giá cả giữa nhiều cửa hàng. Với các thiết bị điện tử được cài đặt sẵn các app mua sắm trực tuyến, người mua có thể so sánh, lựa chọn mua hàng với những cú click chuột đơn giản. Càng tiện lợi hơn khi hầu hết những món đồ được giao hàng tận nơi với thời gian ngắn bất ngờ. Với xu thế như vậy, các trang thương mại điện tử trong năm qua đã thực hiện nhiều biện pháp nâng cao chất lượng trong mọi khâu của quy trình bán hàng để có thể thu hút và giữ chân người tiêu dùng như: marketing, các chính sách về giá, kho vận, tương tác mạng xã hội...
G
C
Để liên tục chạy các chương trình giảm giá sâu cũng như quảng cáo rầm rộ như vậy, các ông lớn này đang chịu những con số lỗ lũy kế khổng lồ. Chỉ tính riêng Shopee, năm 2018 đã lỗ hơn 1.900 tỷ đồng (gấp hơn 3 lần năm 2017). Tiki lỗ gần 760 tỷ đồng năm 2018. Đến nay, lỗ luỹ kế của “đại gia” thương mại điện tử này có thể lên 4.000 tỷ đồng. Trong năm 2019, những con số này vẫn chưa dừng lại mà ngược lại còn có dấu hiệu tăng lên, khiến cho mọi người không khỏi “sốc” trước sự đầu tư khổng lồ mà các công ty này bỏ ra để giữ chân và thu hút khách hàng.
Marketing mạng xã hội Một cuộc chiến mới bùng nổ trong năm 2019
N
goài ra, năm 2019 còn là cuộc đua độ phổ biến trên mạng xã hội của các sàn thương mại điện tử. Việc truyền thông trên mạng xã hội và lượng người dùng truy cập vào các sàn thương mại điện tử có một mối quan hệ chặt chẽ tỉ lệ thuận với nhau. Để nâng cao độ phổ biến trên mạng xã hội, hình thức livestream bán hàng, một cách tiếp cận nhanh chóng và trực quan đến người mua, với sự xuất hiện của hàng loạt ngôi sao nổi tiếng cũng ngày một mở rộng và chiếm được nhiều thiện cảm từ khách hàng. Hay các game tương tác như Chém Giá hay Lắc Siêu Xu cho các dịp lễ 9/9 và 11/11 của Shopee cũng đã làm cho lượt nhắc đến trên mạng xã hội của trang này cao hơn hẳn các đối thủ. Gần 7 triệu lượt thảo luận về thương mại điện tử, cao hơn 30% so với bình thường trên các mạng xã hội mùa sale lớn của các trang thương mại điện tử đã chứng minh rằng truyền thông mạng xã hội là một bộ phận đáng để đầu tư trong chiến dịch marketing của các công ty.
32
Xu thế phát triển năm 2020
oogle và quỹ đầu tư Temasek đã dự báo ngành thương mại điện tử Việt Nam từ nay đến 2025 sẽ đạt mức tăng trưởng lên tới 43%, cao nhất trong các nước Đông Nam Á. Thống kê của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) cũng cho thấy, quy mô thị trường bán lẻ trực tuyến có xu hướng tăng dần đều ở mức trên 20%/ năm. Với những con số tăng trưởng đáng kinh ngạc và tốc độ mở rộng thị trường nhanh chóng của ngành thương mại điện tử ở Việt Nam, các nhà đầu tư và các sàn thương mại điện tử hoàn toàn có lý do để tiếp tục mở rộng, phát triển và kiên trì bám trụ trong cuộc đua tốn tiền, tốn cả công sức này để phủ sóng rộng hơn đến từng khách hàng.
Chiến lược ưu đãi và khuyến mãi Cuộc đua đốt tiền giữ chân người dùng
ác ông lớn trong ngành thương mại điện tử như Shopee, Tiki hay Lazada luôn có những chính sách về giá vô cùng hấp dẫn cho khách hàng. Các mặt hàng luôn được giảm giá từ 10-30%, các deal flash sale, khung giờ vàng, các chính sách freeship và giao hàng nhanh trong vài tiếng đồng hồ luôn là những điều đầu tiên trực quan thu hút khách hàng quyết định có click chuột đặt hàng hay không. Theo dữ liệu của Iprice, chỉ tiếng riêng quý I/2019, Shopee đã thu hút đến 40.7 triệu lượt truy cập hàng tháng.
YESNEWS
S
Cuộc đua kho vận Âm thầm nhưng cũng đầy thăng trầm
hopee, Tiki và Lazada bên cạnh những chi phí “bề mặt” đều không tiếc tiền mà chi mạnh tay vào hệ thống kho vận, hậu cần với những ứng dụng công nghệ tiên tiến để giảm thời gian lưu kho và vận chuyển hàng hóa. Lazada cho biết, việc áp dụng công nghệ đã giúp tiết kiệm thời gian vận hành đến 50%. Đại diện Tiki cũng lý giải, con số lỗ lũy kế hơn 1.300 tỷ đồng hiện nay của hãng đều là những khoản đầu tư vào cơ sở hạ tầng, hệ thống vận hành, kho bãi. Shopee cũng không ngồi yên khi rót hàng triệu USD để xây dựng trung tâm xử lý hàng hóa lớn thứ ba tại Việt Nam. Đây là những bước đầu tư dài hạn, đúng đắn và góp phần thúc đẩy việc tăng trưởng doanh số bán hàng một cách bền vững, nhanh chóng và “đáng tiền” khi những hệ thống kho bãi, vận chuyển này có thể được ứng dụng không chỉ trong vài tháng ngắn ngủi như những chiến dịch marketing mà trường tồn cũng như phát triển và mở rộng trong suốt thời gian hoạt động của công ty. Hiện nay chi phí logistics trên mỗi đơn hàng ở Việt Nam có thể lên đến 25%, vẫn ở mức cao so khu vực. Do đó, cuộc chạy đua đầu tư vào kho vận chỉ mới bắt đầu. Các doanh nghiệp thương mại điện tử đầu ngành cũng không giấu giếm ý định tiếp tục mở rộng quy mô kho bãi để giảm con số này xuống mức lý tưởng và đem lại lợi nhuận cao hơn trên mỗi đơn hàng.
33
YESNEWS SÓ ĐẶC BIỆT 2020
3
Kết
T
rong năm 2019, tăng trưởng toàn diện của ngành thương mại điện tử đạt 30% với những con số đáng ghi nhận. Năm 2020, các sàn thương mại điện tử lớn vẫn sẽ tiếp tục cho người tiêu dùng những trải nghiệm về giải trí cũng như tương tác trực tiếp - những biện pháp lôi kéo khách hàng vô cùng hiệu quả đã được thực hiện trong năm qua bên cạnh những chính sách tốt nhất về giá cũng như vận chuyển nhanh chóng. Điều này hứa hẹn một cuộc đua càng thêm gay cấn với những khoản chi khổng lồ đến từ các ông lớn ngành thương mại điện tử trong năm sau, để giải quyết một số vấn đề còn tồn đọng trong năm vừa qua như: bảo mật thông tin khách hàng hay chất lượng hàng hóa còn chưa đảm bảo với những nhà cung cấp nhỏ lẻ mượn “chợ điện tử” để bày hàng với người tiêu dùng...
_Bảo Ân_
Nguồn: https://enternews.vn/nam-2019-cuoc-dua-gay-can-cua-thuong-mai-dien-tu-144688.html https://thuonghieucongluan.com.vn/cuoc-chay-dua-cua-cac-trang-thuong-mai-dien-tu-tai-viet-nam-can-suc-cantai-a75570.html https://andrews.edu.vn/bao-cao-chi-so-thuong-mai-dien-tu-viet-nam-nam-2019-tang-truong-toan-dien-dat-tren-30/ https://theleader.vn/cuoc-dua-moi-cua-cac-san-thuong-mai-dien-tu-viet-nam-1577332847979.htm http://vneconomy.vn/thuong-mai-dien-tu-cuoc-choi-dot-tien-co-con-cho-cho-nguoi-moi-20190711105642677.html https://accesstrade.vn/nhung-xu-huong-thuong-mai-dien-tu-nam-2019.html http://cafef.vn/bao-cao-chi-so-thuong-mai-dien-tu-viet-nam-2019-co-gi-dang-chu-y-20190328152034242.chn https://netsale.asia/vi-vn/blog/cuoc-chien-cua-nguoi-trung-quoc-tai-thi-truong-thuong-mai-dien-tu-viet-nam/ https://vtv.vn/kinh-te/nong-cuoc-dua-kho-van-trong-thuong-mai-dien-tu-20190908100323515.html
34
NHÌN RA THẾ GIỚI • CƠN LŨ DẦU MỎ • SỐ HÓA TRONG DOANH NGHIỆP • THƯƠNG MẠI MỸ TRUNG • TIỀN MÃ HÓA
35
YESNEWS SÓ ĐẶC BIỆT 2020
CƠN LŨ DẦU ĐANG ĐẾN THẬT KHÓ ĐỂ CHỐNG LẠI SỰ NÓNG LÊN TOÀN CẦU HOUSTON - Sản lượng dầu đang trào lên như cơn lũ, bất kể thế giới có cần tới nó hay không.
36
M
ột lượng lớn dầu thô sẽ được khai thác bất kể những lo ngại về biến đổi khí hậu đang lớn dần, và nhu cầu dầu thô trên thế giới thì lại đang giảm. Và điều này không phải đến từ những nhà sản xuất thông thường, mà lại đến từ Brazil Canada, Thụy Điển, Guyana - những đất nước không nổi tiếng về dầu mỏ hay sở hữu nền sản xuất được cho là kém phát triển trong những năm trở lại đây. Nguồn cung mới đáng lo ngại này có thể là lý do chính khiến gã khổng lồ ngảnh dầu khí của Ả Rập Xê Ut, Aramco, thúc đẩy những kế hoạch để có thể trở thành công ty có giá trị vốn hóa lớn nhất thế giới từ trước đến nay. Bên cạnh đó , bốn nước này dự định sản xuất thêm gần một triệu thùng dầu mỗi ngày vào năm 2020 và thêm một triệu thùng nữa vào năm 2021, khi đó lượng dầu thô trên thế giới sẽ đạt ngưỡng tám mưới triệu thùng mỗi ngày. Việc tăng sản lượng cũng như những nỗ lực làm giảm lượng rác thải toàn cầu sẽ gần như chắc chắn đẩy giá dầu xuống thấp. Giá dầu giảm có thể gây ra tổn thất tới Aramco và những công ty dầu khác, giảm lợi nhuận, gây khó khăn cho việc khai khoáng và khoan thác dầu, đồng thời định hình lại chính trị tại các cuốc gia phụ thuộc vào thu nhập từ dầu mỏ. Sự tăng nguồn cung dầu dường như mang tới niềm vui về mặt kinh tế cho những nhà thu mua dầu hay những đất nước nhập khẩu như Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản. giá dầu rẻ hơn có thể phức tạp hóa những nỗ lực để chống lại sự nóng lên toàn cầu cũng như người tiêu dùng và các ngành công nghiệp bớt phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, vì giá xăng có thể, chẳng hạn làm chậm lại sự phổ biến của những phương tiện chạy bằng năng lượng điện. Canada, Thụy Điển, Brazil và Guyana đều có nền kinh tế khá ổn định trong khi các nhà sản xuất truyền thống đang khá hỗn loạn như Venezuela và Lybia hay căng thẳng giữa Ả Rập Xê Út với Iran. Sự giàu có về dầu mỏ của các cuốc gia này có thể phá hoại những nỗ lực của tổ chức xuất khẩu dầu mỏ thế giới (OPEC) và Nga nhằm hỗ trợ giá dầu bằng cách cắt giảm sản lượng và cho Mỹ và các nhà làm luật châu Âu một biện pháp dự phòng trong trường hợp những cuộc tấn công mới nhằm vào những tàu hay cơ sở lọc dầu ở vùng Vịnh. Daniel Yergin, nhà sử học về năng lượng, người đã viết: “Dầu mỏ, tiền bạc và quyền lực”, đã so sánh sức ảnh hưởng của phương thức chế tạo mới với sự kiện bùng nổ dầu phiến sét ở Texas và North Dakota khoảng chục năm về trước. “Bởi vì cả bốn nước này đều được che chắn kĩ càng trước những sự xáo trộn về địa chính trị truyền thống, họ sẽ làm gia tăng về an ninh năng lượng thế giới”, Ông Yergin nói. Nhưng ông cũng dự đoán về dầu phiến sét, nguồn cung đều đặn, cộng thêm nền kinh tế thế giới đang trì trệ có thể dẫn đến giảm giá dầu. Trên thế giới hiện nay đã dư thừa nguồn cung ngay cả khi Mỹ cắt giảm lượng lớn sản lượng của Iran và Veuezuela bằng các biện pháp trừng phạt. Nếu sản lượng của họ được phục hồi thì sẽ chỉ thêm dư thừa. Thời kì giá xăng được kiểm soát đã khiến những loại xe cỡ lớn và SUV trở nên phổ biến ở Hoa Kì, sản lượng dầu tăng chắc chắn sẽ gây lo ngại cho giá nhiên liệu thành phẩm trong vài năm tới.
SÓ ĐẶC BIỆT 2020
YESNEWS
Viễn cảnh về nguồn cung dầu bắt đầu trở nên rõ nét từ những năm 2000, khi mà giá dầu nhảy vọt và các nhà sản xuất phải chịu áp lực từ nhu cầu đang ngày càng cao ở Trung Quốc, các nhà phân tích dự báo rằng thế giới sẽ cạn kiệt dầu. Sau khi sự phát triển công nghệ khoan thủy lực phá vỡ những lớp đá phiến cứng đã biến Hoa Kì từ một đất nước phải nhập khẩu dầu trở thành cường quốc xuất khẩu loại nhiên liệu này. Sự gia tăng sản lượng của Mỹ, cùng với những bất ổn trong nền kinh tế thế giới khiến giá dầu từ 100$ Mỹ thời kì 2007-9 xuống còn 56$ như hiện tại. Mức giá dầu này đã buộc OPEC và Nga cắt giảm sản lượng trong những năm gần đây, và trong năm nay rất nhiều công ty dầu khí của Mỹ đang vật lộn với vấn đề ngân sách, đã phải cắt giảm những khoản đầu tư về khai khoáng và sản xuất để có tiền thanh toán những khoản nợ cũng như các khoản cổ tức. Lượng dầu mới sẽ thúc đấy xu hướng này, các chuyên gia năng lượng nói, thậm chí chỉ trong một vài năm khi sản lượng ở các nơi khác bị cắt giảm. “Điều này có thể gây ra thảm họa cho các nhà sản xuất cũng như các nước xuất khẩu dầu” ông Raoul EeBlanc, phó chủ tịch của HIS Markit, một công ty tư vấn năng lượng, nhất là khi Mỹ và Iran có thể tiến tới một thỏa thuận hạt nhân. Giống như cú nổ về đã phiến, sự tăng vọt về sản lượng dầu mỏ là một thay đổi đột ngột trong nguồn lực. Guyana hiện nay không sản xuất dầu. Người Na Uy và Brazil từ lâu đã giảm sản lượng dầu. Và ở Canada, những lo ngại về biến đổi khí hậu, sự chống đối về việc xây đường ống mới và chi phí sản xuất cao đã kiềm chế những khoản đầu tư trong lĩnh vực cát dầu trong năm năm liên tiếp. Việc sản xuất thêm dầu hiện nay đến vào đúng lúc sự thừa nhận ngày càng lớn từ chính phủ hay các nhà đầu tư rằng không phải thứ gì lấy từ dưới đất lên cũng có thể động vào nếu mà vấn đề biến đổi khí hậu đang được kiểm soát. Thế nhưng những quyết định khai khoáng, từ nhiều năm trước, chính là động lực mà khó có thể kìm hãm.
37
YESNEWS SÓ ĐẶC BIỆT 2020
SÓ ĐẶC BIỆT 2020
YESNEWS
“Những quyết định cũ vẫn được thi hành” -John Browne, nguyên giám đốc tập đoàn BP cho biết-
“Một quyết định ở những khoảng thời gian khác nhau sẽ dẫn tới những con đường khác nhau”
T
ăng sản lượng dầu ở Na Uy bất kể đất nước này cam kết thực hiện thỏa thuận Paris về chống biến đổi khí hậu 2016, điều mà khiến các quốc gia phải cam kết cắt giảm khí thải nhà kính. Quỹ chính phủ đã cắt những khoản đầu tư ở những công ty dầu, và công ty dầu quốc doanh Equinor của họ đã cam kết đầu tư nhiều hơn vào năng lượng gió. Equinor, công ty mà vừa mới đổi tên từ Statoil để nhấn mạnh nỗ lực dần chuyển trọng tâm sang năng lượng tái tạo, tuy vậy vẫn bào chữa trên trang web của công ty rằng “Hiệp định Paris chắc chắn biết rằng chúng tôi vẫn cần tới dầu”. Thụy Điển bắt đầu có phản ứng sau mười chín năm giảm sản lượng khi Equinor bắt đầu sản xuất ở giàn khoan Johan Sverdrup. Giàn khoan cuối cùng sẽ sản xuất 440,000 thùng một ngày, làm tăng đầu ra cho đất nước từ 1.3 triệu thùng đến 1,6 triệu thùng năm sau, và 1,8 triệu thùng mỗi ngày vào năm 2021. Ở Brazil, sau một năm đầy bê bối và trì trệ, những nền tảng sản xuất ở ngoài khơi đang đi vào guồng. Sản lượng đang tăng từ 300.000 thùng năm 2018 và đất nước kì vọng có thể đạt được và 460.000 vào năm 2021. Gần đây, Brazil đang có kế hoạch sẽ tổ chức một cuộc đấu giá lớn cho các công ty dầu mỏ lớn đề đấu thầu quyền khai thác ở nơi mà dự kiến sẽ có trữ lượng khoảng 15 tỷ thùng dầu.
38
Ở Canada, 1000 dặm đường ống sẽ đưa dầu từ mỏ Alberta tới Wisconsin đã hoàn thành xong và đang chờ giấy phép. Chuyên gia năng lượng nói rằng điều này có thể làm tăng sản lượng lên khoảng nửa triệu thùng mỗi ngày, hay tương đương 10%. Và bất ngờ nhất là Guyana, một đất nước nhỏ bé ớ Nam Mỹ nơi mà Exxon Mobil đang thực hiện các cuộc khai phá trong suốt bốn năm. Sản lượng sẽ đạt khảng 120,000 thùng dầu mỗi ngày và dự kiến sẽ là 750,000 thùng trước 2025, và nhiều hơn sau đó. Guyana có thế có một tương lai phức tạp nhất trong 4 nước. Với nền chính trị bị chia rẽ sâu sắc và có khi hỗn loạn của đất nước này, Venezuela cho rằng một phần lớn lãnh thổ thuộc về họ. Nhưng với các mỏ dầu ở ngoài khơi, việc khoan thác sẽ gần như được bảo vệ. Thêm nữa là, Venezuela đang chìm trong hỗn loạn sẽ dường như không phải là thách thức với công ty Trung Quốc mà đã đầu tư vào Guyana, cùng với Exxon Mobil hay Hess. Các chuyên gia năng lượng nói rằng , sản lượng mới mà bốn quốc gia này tạo ra sẽ là thừa thãi để thỏa mãn tăng trưởng nhu cầu toàn cầu trong hai thập kỉ tới, thứ mà thấp hơn rất nhiều so với tốc độ tăng trưởng trong vài năm gần đây, trước khi sự tăng trưởng kinh tế của các nước như Trung Quốc, Mỹ Latinh, Châu Âu chậm lại.
Và cùng lúc đó, đường ống mới ở Texas đang được mong chờ là sẽ làm tăng sản lượng xuất khẩu của Mỹ từ 2.8 đến 3.3 triệu thùng vào năm 2020. Điều đó sẽ thêm vào một lượng lớn dầu, trừ khi có sự vực dậy nền kinh tế để thức đẩy nhu cầu, hay kéo dài mâu thuẫn ở Trung Đông hay các nhân tố ảnh hưởng khác. “Để hỗ trợ giá dầu, OPEC có thể sẽ giảm sản lượng của họ trong một khoảng thời gian” David L. Goldwyn, Trưởng ban ủy ban năng lượng dưới thời Obama. “Tăng giá dầu đến thời điểm Aramco IPO là ưu tiên hàng đầu của Ả Rập”. Những thùng dầu mới trên thị trường toàn cầu sẽ gây áp lực cho những công ty sản xuất dầu ở Mỹ, khi mà lợi nhuận cận biên của dầu đá phiến đã cực thấp ở mức giá hiện tại và giá cổ phiếu thì đang giảm. “ Nếu tôi là doanh nhân thì chắc tôi sẽ sợ chết mất” Philip K. Verleger nói, một nhà kinh tế năng lượng phục vụ cả đảng Dân Chủ lẫn Cộng Hòa. “ Ngành công nghiệp này sẽ phải đối mặt với nguy cơ thiếu vốn trầm trọng”. Các chuyên gia dầu mỏ bày tỏ lo ngại rằng khoan dầu sẽ suy giảm ở North Dakota, Oklahoma, Louisiana và Colorado khi mà giá dầu đã giảm tới $50 một thùng ở một vài năm tới. Các doanh nghiệp nhỏ được mong đợi sẽ hết hợp lại trong khi các công ty còn lại sẽ phá sản. Scott D. Sheffield, tổng giảm đốc chi nhánh Texas của Pioneer Natural Resources, nói rằng anh kì vọng mức tăng sản lượng dầu của Mỹ sẽ giảm từ 1,2 triệu thùng mỗi ngày xuống còn 500,000 thùng vào năm sau và có lẽ là 400,000 thùng năm 2021. Những tăng trưởng này là khiêm tốn nếu so sánh với lượng dầu thô tăng trưởng trung bình trong một ngày mỗi năm từ năm 2010 đến 2018. Nhưng anh ấy đang tỏ ra lạc quan, một phần là vì nguồn cung mới tới thị trường có thể được cân bằng bởi sản lượng giảm ở các mỏ dầu cũ hơn ở Mexico hay bất cứ đâu sau năm 2021.
“Không có bất cứ kế hoạch mới nào trừ Guyana” anh ấy nói, “Chúng tôi chỉ cần bình tĩnh và chờ thêm vài năm nữa.” Người dịch: Đào Quang Khải
Nguồn: https://www.nytimes.com/2019/11/03/business/energy-environment/oil-supply.html
39
YESNEWS SÓ ĐẶC BIỆT 2020
SÓ ĐẶC BIỆT 2020
Công nghệ là phương tiện giúp con người đạt được mục tiêu, không phải Đây là ý nghĩa của “Số hóa” là mục đích cuối
VIẾT BỞI GREG MCKENNA 9/8/2019, 15:00
S
ự phát triển của các nền kinh tế nền tảng, sự suy tàn đối với dịch vụ cho thuê video, phim ảnh, hoạt động bán lẻ offline, quảng cáo và truyền thông, đến lưu trữ dữ liệu, ngành công nghiệp taxi, nhà hàng và dịch vụ mua mang về, khách sạn và các gành công nghiệp khác đều khả thi vì công nghệ đã và đang hỗ trợ những quy trình được cải tiến, quá trình số hóa và đồng thời cho phép tập trung đặc biệt vào nhu cầu, mong muốn và hành vi của khách hàng. Điều này đã cải thiện khả năng những doanh nghiệp đầu tiên đi tiên phong và cải cách để phục vụ khách hàng tốt hơn, xây dựng quy mô và thay đổi căn bản cách các doanh nghiệp và nền công nghiệp ổn định từng được định nghĩa trước đây. Các công ty như Uber và Lyft, Airbnb, AWS, Amazon, Google, Facebook và Netflix đã sử dụng công nghệ để vượt xa các doanh nghiệp có lịch sử lâu đời và đang thu thập lợi thế đáng kể đầu tiên so với nhiều doanh nghiệp thống trị lâu đời khác. Trong một số trường hợp, họ đã hoàn toàn thiết lập lại môi trường hoạt động kinh doanh và đè bẹp những doanh nghiệp đương nhiệm. Trong bối cảnh ngược lại, mọi chủ doanh nghiệp hoặc nhà lãnh đạo trên thế giới sẽ hiểu rằng họ cần số hóa nếu họ hy vọng sống sót trong môi trường
40
cạnh tranh mới này, chứ đừng nói là để có thể phát triển. Năm 2016, Sách trắng về chuyển đổi số hóa của các ngành công nghiệp của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) đã lưu ý rằng có “sự thừa nhận rộng rãi của các nhà lãnh đạo trong hầu hết các ngành công nghiệp rằng vai trò của công nghệ kỹ thuật số đang nhanh chóng chuyển từ một yếu tố thúc đẩy hiệu quả cận biên thành một yếu tố quyết định của những cải cách căn bản và sự suy tàn.” WEF cho biết số hóa là “cội nguồn của sự chuyển đổi quy mô lớn và sâu rộng trên nhiều khía cạnh kinh doanh, mang lại cơ hội tuyệt vời để kiến tạo và nắm bắt giá trị, trong khi nó cũng tiềm ẩn một nguồn rủi ro rất lớn.” Niels Aillaud, giám đốc kỹ thuật số tại Whirlpool, cho biết, “chúng tôi đang sống trong thế giới kỹ thuật số và các công ty không nắm bắt được tình hình hoặc không hoàn toàn nhập cuộc để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng đang thực sự đứng trước rủi ro.” Việc những cơ hội và rủi ro đó sẽ biểu hiện như thế nào sẽ phụ thuộc vào chính doanh nghiệp và toàn bộ nền công nghiệp. Hầu hết các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đều nắm bắt được điều đó, và có lẽ họ đã bắt đầu bắt tay vào việc chuyển đổi một số hoạt động sang nền tảng kỹ thuật số.
YESNEWS
Nhưng số hóa hoàn toàn một doanh nghiệp có ý nghĩa gì?
K
arel Dorner và David Edelman đến từ công ty McKinsey & Co. đã viết: “Đối với một số giám đốc điều hành, đó là vấn đề về mặt công nghệ. Đối với những người khác, kỹ thuật số là một cách mới để gắn kết với khách hàng. Và đối với một số người khác nữa thì nó lại đại diện cho một cách kinh doanh hoàn toàn mới. Không có định nghĩa nào trong số này là chính xác hoàn toàn. Qúa nhiều góc nhìn thường sẽ gây chia rẽ đội ngũ lãnh đạo bởi chúng phản ánh họ thiếu tính liên kết cũng như tầm nhìn chung về định hướng của doanh nghiệp. Điều này thường dẫn đến các sáng kiến rời rạc hoặc những nỗ lực sai lầm, từ đó dẫn đến bỏ lỡ các cơ hội, hiệu suất trở nên chậm chạp hoặc bắt đầu có sai sót.” Sự khác biệt của cách hiểu về ý nghĩa của số hóa, Dorner và Edelman nói, có thể được làm rõ bởi lãnh đạo của các công ty và doanh nghiệp kinh doanh nên bớt coi nó là “một thứ” mà nên là “một cách làm” thì hơn. Cách tiếp cận này đòi hỏi một sự thay đổi trong quan điểm của không chỉ lãnh đạo mà còn của toàn bộ doanh nghiệp.
Sau đó, họ đã chia khái niệm số hóa thành ba đặc tính chiến lược: 1. Tạo ra ranh giới mới của thế giới kinh doanh. 2. Tạo ra giá trị trong các quy trình thực hiện tầm nhìn về trải nghiệm của khách hàng 3. Xây dựng tiềm lực căn bản hỗ trợ toàn bộ cấu trúc. Các thuộc tính này là thành phần thiết yếu của bất kỳ chiến lược số hóa nào, nhưng chúng cần được hiểu rõ hơn để biến lý thuyết thành thực tiễn. Tạo ra giá trị mới ở biên giới dường như là điểm chiến lược để bắt đầu. Có vẻ như trực quan hơn cho các doanh nghiệp để làm việc thông qua ba thuộc tính nói cách khác là bằng cách xây dựng các khả năng nền tảng, tạo ra giá trị và sau đó nhìn vào các biên giới mới. Nhưng Dorner và Edelman cho biết, số hóa đòi hỏi sự cởi mở trọng việc
xem xét lại toàn bộ cách thức kinh doanh cũng như hiểu rõ đâu là ranh giới mới của giá trị. Bởi sự cần thiết, điều đó có nghĩa là, kiểm tra các hoạt động và lĩnh vực kinh doanh hiện có cũng như phát triển các doanh nghiệp hoàn toàn mới trong các danh mục liền kề.
Q
uá trình số hóa đòi hỏi sự hiểu biết về sự phát triển trong nền kinh tế thị trường, xu hướng trong thị hiếu và mong đợi của khách hàng. Bằng một ngôn ngữ quản lý truyền thống hơn, Dorner và Edelman chỉ đơn giản nói rằng kỹ thuật số bắt đầu bằng thăm dò môi trường. Nó chỉ làm môi trường này bận rộn hơn bao giờ hết và ngày càng bận rộn hơn. Vì vậy, cần thêm một số công cụ quét mới. Về mặt tạo ra giá trị trong hoạt động kinh doanh cốt lõi, họ nói rằng yếu tố tiếp theo trong việc số hóa là phải cân nhắc lại lại về cách sử dụng các tiềm lực mới để cải thiện cách phục vụ khách hàng. Điều này bắt nguồn từ việc bắt buộc phải hiểu từng bước của quá trình mua hàng của khách hàng, bất kể theo cách thức nào - và suy nghĩ về cách các tiềm lực về kỹ thuật số có thể thiết kế và mang lại trải nghiệm tốt nhất có thể, đối với mọi/tất cả các bộ phận trong doanh nghiệp. Vấn đề là các công ty trong quá trình số hóa cần phải thực sự để tâm tới quá trình hoàn thiện nó. Whirlpool’s Aillaud nói rằng số hóa không phải là “một phương thức khác”. Toàn bộ thế giới này vận hành bởi các con số. Nhưng nó tập trung vào khách hàng sẽ là một chủ đề định kỳ trong toàn bộ báo cáo số hóa đầy đủ của chúng tôi (có sẵn bên dưới). Vì vậy, câu thần chú liên quan cũng sẽ giống như Jeff Tiết (Bezos).
41
YESNEWS SÓ ĐẶC BIỆT 2020 Số hóa không phải là
Việc xử lý một số quan điểm sai lầm phổ biến về kỹ thuật số và số hóa là gì, và không phải là gì là việc cần thiết. Một trong những bài viết giải quyết tốt hơn về vấn đề này được viết bởi bởi AT Kearney Partners Martin Fabel và Michael Hu cùng với người quản lý cấp cao đồng nghiệp của họ - Stuart Klein. Các tác giả đã chỉ ra “Tám quan niệm sai lầm phổ biến về chuyển đổi số hóa.” Fabel và các đồng nghiệp của ông cho biết, rất nhiều câu chuyện được truyền từ một bậc thầy kỹ thuật số này sang một bậc thầy khác mà không xem xét thực tế của nhiều doanh nghiệp thống trị lâu đời. Vì vậy, nơi nào trên thế giới này kỹ thuật số còn là bí ẩn và tách biệt đối với các nhà lãnh đạo, những người cho rằng họ không giao dịch với các tổ chức về hành vi tiêu dùng kỹ thuật số (mặc dù họ thường có thể là người thích ứng nhanh nhất), họ đặt ra nhiệm vụ “làm sáng tỏ chuyển đổi kỹ thuật số, tách biệt sự thật với những huyền thoại dựa trên kinh nghiệm thực tế của chúng tôi. Đó là sự tập trung vào thực tiễn có tác động rất lớn/mạnh mẽ này, bởi chính kinh tế học cần mở lớp học về hành vi để đánh thức nó khỏi sự phụ thuộc quá mức vào toán học của nó, quá trình số hóa cũng cần ứng dụng thực tế mà Fabel và Hu đã mang đến để “tách biệt sự cường điệu khỏi thực tế”.
Không cần phải triệt để
Nhốt những người có tư duy sáng tạo trong một căn phòng để họ tái sáng chế lại chiếc bánh xe, nhưng lại quên rằng dù tư duy sáng tạo và thiết kế là rất có ích, “nó không thể được sử dụng để vận hành tất cả các buổi hội thảo cũng như các phiên thảo luận.” Ông Fab Fabel và các đồng nghiệp của ông nói. Thật vậy, họ chỉ ra rằng nếu cần phải có một sự chuyển đổi căn bản, doanh nghiệp phải thực hiện một số bước và thực hiện quy trình thử nghiệm và tìm hiểu về ý tưởng mới. Để tạo điều kiện cho bước này thông qua quá trình thử nghiệm và học tập đòi hỏi sự thay đổi ở trong quá trình lãnh đạo và quản lý. Tương tự như vậy, khái niệm MVP (sản phẩm khả thi tối thiểu), mà các tác giả đề cập là bước đầu tiên trong quá trình, cũng xuất hiện trong nhiều
42
tài liệu và ví dụ thực tế như một bước quan trọng trong quá trình chuyển đổi kinh doanh kỹ thuật số. Sau khi xây dựng MVP, các tác giả cho biết bước tiếp theo là một vài vòng sử dụng tình huống mà các sáng kiến tập trung là yếu tố quan trọng để xây dựng tiềm lực và một vài năng lực then chốt. Đó là bài kiểm tra và học hỏi, ngay tại đó. Cuối cùng, tình huống kinh doanh phải phát triển từ MVP để bước lên North Star, họ nói. Nghĩ lớn là tốt nhưng phải ưu tiên những gì thúc đẩy tác động tài chính trước, ngay cả khi nó chỉ rất nhỏ.
AI, ‘suy nghĩ như một người khởi nghiệp, và tập trung vào dữ liệu không phải là kế hoạch kinh doanh'
“Trí thông minh nhân tạo (AI) và tự động hóa quy trình robot (RPA) đang có tác động sâu sắc đến các bộ phận cơ bản của nhiều doanh nghiệp - từ báo cáo tài chính và quản lý hàng tồn kho đến dịch vụ khách hàng, nhưng cả hai đều cần hiểu biết sâu sắc về các vấn đề và quy trình họ đang giải quyết để tạo ra sự khác biệt.” Đối tác của AT Kearney - Martin Fabel và Michael Hu nói. Đây là một chủ đề mà bạn sẽ thấy tiếp tục xuất hiện trong báo cáo số hóa đầy đủ của chúng tôi (có sẵn bên dưới). Đó không phải là bản thân công nghệ, hay ứng dụng của nó, là câu trả lời cho tất cả. Thay vào đó, doanh nghiệp phải hiểu cách khai thác công nghệ và hiểu cách nó tạo ra giá trị. Hôm nay, các nhà lãnh đạo công nghệ và các công ty kinh doanh đổi mới trong cách thức vận hành đã nắm bắt dữ liệu, dòng chảy và nội dung thông tin của nó để xây dựng các hệ thống và quy trình tốt hơn để điều hành doanh nghiệp và phục vụ khách hàng của họ. Đối với những trường hợp thành công, việc sử dụng dữ liệu này được liên kết chặt chẽ với chiến lược kinh doanh tổng thể của công ty. Đó là điểm mà Fabel và các đồng nghiệp chỉ ra khi họ nói rằng một công ty thu thập dữ liệu như là một phần của chuyển đổi kỹ thuật số giúp gia tăng giá trị nhưng lưu ý rằng: bất kỳ chuyển đổi kỹ thuật số nào không liên quan chặt chẽ đến kết quả kinh doanh mong muốn sẽ không bao giờ kết thúc và có khả năng đem lại lợi ích cho quá khứ thay vì tương lai.
SÓ ĐẶC BIỆT 2020
YESNEWS
“Thành công lâu dài đòi hỏi phải tạo ra một cớ cấu quản lý dữ liệu phù hợp dựa trên các mục tiêu cuối cùng.” Họ nói. Đó là mục tiêu chúng ta sẽ hướng tới trong việc xây dựng một chiến lược kỹ thuật số. AT Kearney, cho rằng dữ liệu và phân tích nên được cân nhắc trên các khía cạnh định nghĩa và chất lượng dữ liệu, quản trị, lưu trữ, tích hợp, trình bày và truy cập và lưu trữ, là những điều quan trọng cần nhớ. (Đây là trường hợp đặc biệt khi xem xét việc triển khai Quy định bảo vệ dữ liệu chung của EU và với sự giám sát ngày càng gắt gao của khách hàng đối với quyền sở hữu và sử dụng dữ liệu.) Tương tự như vậy, có một sự cám dỗ giống như một công ty mới thành lập, để tập trung đặc biệt vào việc xây dựng sản phẩm hoặc kinh doanh, để có mong muốn phá vỡ ngành công nghiệp đang được nhắm mục tiêu. Nhưng Fabel, Hu và Klein nói rằng các công ty có tư duy tiến bộ đang để tâm tới tốc độ và trách nhiệm trong mọi thứ họ làm .Đó là chìa khóa thành công của các doanh nghiệp khởi nghiệp và các công ty lớn hơn thường có một loạt các cam kết nhằm ngăn chặn một nền văn hóa khởi nghiệp quá dễ dàng được thổi bùng lên.
Nguồn: https://www.businessinsider.com.au/ tech-is-the-means-to-an-end-it-is-notthe-end-heres-what-going-digital-really-means-2019-8
Người dịch: Phạm Phong Thu
Mỹ với Trung Quốc Thương mại không còn là vấn đề trói buộc 43
SÓ ĐẶC BIỆT 2020
YESNEWS
T
uy nhiên, việc làm ra tiền bỗng không còn là đủ. Một vài năm trở về trước, tranh cãi xoay quanh các bản khế ước trong việc làm đã mở lối cho những cuộc đàm phán về cạnh tranh có chiến lược và các mối đe dọa về mặt an ninh. Thay vì tìm kiếm những từ ngữ dễ nhớ mới để nói về điều này thì các học giả lại tìm đến những trường hợp tương tự xảy ra trong quá khứ. Một vài người trong số họ nhắc đến sự kiện năm 1914, khi mà tham vọng xung đột giữa hai nước Anh và Đức đã gạt bỏ đi mối liên kết sâu sắc trong thương mại giữa đôi bên. Các nhà phân tích đến từ Trung Quốc từ đó ám ảnh với cái gọi là "bẫy Thucydides", được cho là sẽ buộc các quốc gia mới nổi lâm vào một cuộc đụng độ với các thế lực cầm quyền đương nhiệm, theo như sử gia người Hy Lạp viết về Sparta và Athens.
Ông David Rennie cho rằng, toàn thế giới nên lo lắng vì điều đó 16/5/2019
K
ể từ khi Trung Quốc thoát khỏi tàn dư của chủ nghĩa cộng sản Mao Trạch Đông 40 năm về trước, động cơ lợi nhuận đã trở thành trụ cột chính duy trì sự ổn định trong mối quan hệ của đất nước này với Mỹ. Các ứng cử viên tổng thống có thể cáo buộc Trung Quốc với tội danh tước đoạt việc làm, những vụ bê bối về gián điệp cũng đang âm ỉ diễn ra. Tiếp đến, chủ các doanh nghiệp cùng với những nhà chính trị gia đến từ Bắc Kinh và Washington quyết định rằng hai bên đang cùng tạo ra một lượng tiền quá lớn để có thể mặc cho mối quan hệ này rạn nứt. Điều này xoay quanh tính tư lợi chung, bao gồm cả những thỏa hiệp dễ gây mất lòng đối phương. Không lâu sau cuộc thảm sát hàng trăm người, thậm chí có thể là hàng ngàn người tại quảng trường Thiên An Môn vào tháng 6 năm 1986, ngài tổng thống George H.W.Bush đã bí mật viết thư cho ông Đặng Tiểu Bình nhằm thúc đẩy những nỗ lực chung trong việc ngăn chặn “các sự kiện bi thảm xảy ra gần đây” để tránh tổn hại giao thiệp giữa hai nước. Khủng hoảng tài chính năm 2008 đã làm lộ ra mối quan hệ đồng phụ thuộc nguy hiểm giữa Mỹ - đất nước nhập khẩu các mặt hàng rẻ tiền và Trung Quốc - một đơn vị xuất khẩu tiết kiệm và hiệu quả. Có hai cụm từ mới đã xuất hiện để ghi lại quan hệ cộng sinh này: “Chimera” (Mỹ Trung) hay còn gọi là “the G2” (The Group of Two – Nhóm có 2 thành viên)
44
Sự nổi lên của Trung Quốc chắc chắn sẽ gây ra những bất ổn. Đây cũng là nước mà vừa là đối thủ cạnh tranh chiến lược khó nhằn nhất, mang thách thức về mặt kinh tế lớn nhất và cũng là đối tác thương mại khổng lồ của Mỹ. Điều đó mới chỉ xảy ra gần đây. Cú sốc từ Nhật Bản vào những năm 1970 và 1980 đã châm ngòi cho những đòi hỏi của các nhà chính trị gia về hàng rào bảo hộ bởi thâm hụt trong trao đổi hàng hóa của Mỹ với Nhật cao gấp 25 lần chỉ trong 1 thập kỷ. Thế nhưng đó chỉ là một cuộc chiến chính trị không cân xứng vì Nhật là đồng minh quân sự phụ thuộc vào Mỹ. Còn đối với Liên Xô, Mỹ chỉ là một nước cạnh tranh về hệ tư tưởng chứ không phải thương mại: vào năm 1987, thương mại song phương có giá trị 2 tỷ đô một năm, thậm chí còn ít hơn 0.25% so với tổng giao dịch thương mại của Mỹ với toàn thế giới. Trong khi đó năm 2018, thương mại song phương giữa Mỹ và Trung Quốc chạm mốc 2 tỷ đô một ngày, hay 13% so với tỷ suất giao dịch của Mỹ với thế giới.
Các nhà phê bình tranh cãi rằng những người đứng đầu đáng nhẽ nên nhận thấy điều này sẽ xảy đến. Những nhà lãnh đạo phương Tây mong rằng việc gia nhập kinh tế toàn cầu sẽ khiến Trung Quốc Tây hóa hơn bởi một bộ phận giới trung lưu ngày càng gia tăng đang đòi hỏi quyền tự do ngôn luận và một chính quyền có trách nhiệm hơn. Nhưng họ đã nhầm. Khủng hoảng năm 2008 và sự bùng nổ chủ nghĩa dân túy của phương Tây đã khuyến khích các lãnh đạo Đảng Cộng Sản, đáng chú ý nhất là chủ tịch nước Tập Cận Bình, bác bỏ những quy phạm trên và kiên quyết theo Đảng tối cao. Cú sốc dành cho nước Mỹ còn trở nên tồi tệ hơn bởi thương mại điện tử đã làm mờ đi ranh giới giữa thương mại và an ninh quốc gia. Sự phản đối của chính quyền Trump đối với việc để cho Huawei, một công ty công nghệ của Trung Quốc xây dựng mạng lưới công nghệ viễn thông 5G cho Mỹ và các nước đồng minh chính là một trải nghiệm về tương lai nêu trên. Về bản chất, những tranh cãi ấy xoay quanh sự tin tưởng, một loại hàng hóa gây ít tranh cãi hơn nếu Trung Quốc xuất khẩu giày chơi tennis và vô tuyến thay vì những vi mạch giúp xe không người lái đi trên đường và máy bay tự động lái trên trời. Tuy vậy, những phương thức tự vệ vụng về ấy lại có thể gây ra mối nguy hại. Việc định nghĩa khái niệm "sensitive technology" quá rộng kèm theo lời của cựu thư ký kho bạc nhà nước ông Henry Paulson về một "bức rèm sắt trong kinh tế" có thể dẫn tới việc chia cắt hai nước Trung Quốc và Mỹ, gây tắc nghẽn dòng chảy về hàng hóa, nguồn vốn, con người và công nghệ cùng kèm theo những cảnh báo nghiêm trọng đối với phần còn lại của thế giới.
Một phần Mỹ đối đầu quyết liệt hơn như vậy là bởi các tập đoàn đa quốc gia từng phản đối xây dựng hàng rào thương mại đã mất đi tiếng nói trong thời kỳ chủ nghĩa dân túy. Một quy trình xuất khẩu mới sẽ giám sát các công nghệ "sensitive technology" và những quy định trong sàng lọc đầu tư sẽ dần xuất hiện. Quá trình đó sẽ không chấm dứt chỉ bằng lệnh tạm đình chiến của Trump trong chiến tranh thương mại.
45
YESNEWS SÓ ĐẶC BIỆT 2020
Tổng thống Hoa Kỳ vừa đóng vai trò đại diện lại vừa là nguyên nhân của sự thay đổi trong cách nghĩ của người dân về sự cởi mở của nước Mỹ đối với toàn thế giới. Các cử tri sẽ bầu cho một vị lãnh đạo có khả năng đưa ra quyết định đúng đắn, người có thể đứng trên khối đồng minh, luôn hoài nghi về pháp quyền cũng như các giá trị phổ quát, đồng thời tin rằng lợi ích quốc gia phải luôn được đặt lên hàng đầu. Đứng giữa những nỗi lo ngại về tình báo, luật thị thực dành cho các học sinh Trung Quốc theo khối ngành khoa học – công nghệ đã bị thắt chặt. Cục Điều tra Liên bang còn chất vấn những học giả sau khi họ trở về từ các viện nghiên cứu được bảo hộ bởi chính phủ Trung Quốc để xem liệu họ có liên kết gì với chính phủ bên đấy không và hủy thị thực của một vài cá nhân trong số đó. Thay vì Trung Quốc ngày càng trở nên hóa, thì Hoa Kỳ giờ càng giống Trung Quốc hơn. Trong khi đó, các quan chức tại Bắc Kinh chứng kiến một cú thất bại đau lớn của một siêu cường quốc đang quyết tâm tìm cách dìm họ xuống. Họ nhạo báng khi đất nước Hoa Kỳ giàu có, tự phụ nhưng lại cảm thấy bị đe dọa và nghĩ ra một thủ đoạn để có thể kiếm tiền từ việc khai thác các doanh nghiệp Mỹ. Tuy nhiên họ quên mất có bao nhiêu người ở Washington tin rằng mối đe dọa đến từ Trung Quốc là có thật và còn quan trọng hơn nhiều so với lợi nhuận hay thị trường tự do thuần. Rõ ràng rằng, chính quyền cũng đã buộc tội các doanh nghiệp vì đã không lên tiếng khi gián điệp Trung Quốc ăn cắp tài sản trí tuệ để có thể giữ uy tín cũng như kết nối được với thị trường Trung Quốc Một cựu viên chức người Mỹ nói rằng Trung Quốc đã gian dối một cách “rành rành” khi cam kết với tổng thống Obama vào năm 2015 rằng các “diễn viên” đào tạo bởi chính quyền Trung sẽ ngừng theo dõi Mỹ vì lợi ích tài chính. Ông than vãn rằng trong vòng xoáy không ngừng nghỉ của các tin tức tại Washington mỗi ngày, chỉ có số ít người nhận ra bản cáo trạng của Bộ Tư Pháp vào tháng 12 năm 2008 đã cáo buộc Bộ An ninh Nội địa Trung Quốc có kết nối với một chiến dịch từ lâu của nhóm tin tặc APT 10, ăn cắp các bí mật của các doanh nghiệp trong lĩnh vực hàng không, không gian vũ trụ, y dược, dầu khí, hàng hải và các lĩnh vực thuộc về công nghệ khác. Ông nói tiếp: " Về cơ bản, chúng đã nắm giữ báu vật của hàng trăm nghìn công ty lớn nhất thế giới.
46
SÓ ĐẶC BIỆT 2020 Quả lắc của sự rủi ro mạo hiểm đang dao động quá xa. Chẳng hạn như vào tháng 3, khi mà Ủy ban Lập pháp Hoa Kỳ (CFIUS), một cơ quan chính phủ có nhiệm vụ rà soát các giao dịch ngoại thương vì vấn đề an ninh, đã yêu cầu một công ty viễn thông Trung Quốc bán lại Grindr, một ứng dụng hẹn hò đồng tính với 3.3 triệu người sử dụng hàng ngày. Thực chất, CFIUS có lẽ đã đúng. Ứng dụng đồng tính có thể là kho lưu trữ dữ liệu quý giá của bọn tống tiền, và và cảnh sát Trung Quốc rất thường xuyên thu thập dữ liệu từ các phương tiện truyền thông tại nhà. Nhưng nó còn khó khăn hơn nữa để có thể coi những nỗ lực của Thượng viện Hoa Kỳ là nghiêm túc trong việc cấm Washington, DC sử dụng tiền của liên bang để mua tàu điện ngầm lắp ráp tại Mỹ bởi một doanh nghiệp Nhà nước của Trung Quốc vì sợ rằng camera an ninh trên tàu được dùng để do thám Sức mạnh công nghệ không ngừng vươn lên của Trung Quốc đang gây ra sức ép với hiện tượng toàn cầu hóa, một vấn đề vượt xa so với những tranh cãi trước đây về tước đoạt việc làm. Việc hãng General Motors bán được nhiều xe ô tô tại Đại Lục hơn là Mỹ từng góp phần giúp cả hai nước kiểm soát những khác biệt trong hệ tư tưởng. Nhưng chuỗi cung ứng ngày nay, một quá trình đưa các chất bán dẫn từ Trung Quốc để đưa vào sử dụng cho các thiết bị tại Mỹ thực chất đang làm dấy lên những rủi ro về mặt chính trị. Những vũ khí hàng triệu đô của Mỹ đều hoạt động dựa trên các vi mạch có nguồn gốc từ các phân xưởng toàn cầu. Hạ tầng trọng yếu có thể bao gồm những bộ phận hợp thành từ cả tá quốc gia, đòi hỏi các bộ nâng cấp phần mềm đến từ nhà cung ứng trên một lục địa này và gửi các luồng dữ liệu thời gian thực đến lục địa khác. Vào tháng tư, ban cố vấn của Lầu Năm Góc đã cảnh báo các tham mưu trưởng nên lập kế hoạch cho mạng lưới viễn thông thương mại “zero trust” (khung bảo mật không tin tưởng bất cứ thực thể nào). Lượng giao dịch kinh doanh ngày càng tăng dẫn đến nhu cầu nhận được cam kết trọn đời đối với các nhà cung cấp dịch vụ từ xa. Trong thế giới này, các quan hệ mậu dịch không thể được kiểm duyệt chỉ thông qua những câu hỏi khó như liệu những đất nước nào là đồng minh, đối thủ hay thậm chí là kẻ thù. Trung Quốc hoàn toàn có quyền mưu cầu sự phát triển lớn mạnh. Thành công của đất nước này trong việc giúp đỡ hàng trăm triệu người thoát khỏi cảnh đói nghèo là điều đáng ngưỡng mộ cho dù phương thức của nó thật sự tàn nhẫn khi biến kinh doanh từ một môi trường an toàn thành một lĩnh vực đầy rẫy những sự tranh chấp. Các công ty phương Tây quan ngại rằng trước khi Trung Quốc thật sự mở lòng thì họ đã bị tống cổ ra ngoài ngay vào lúc các doanh nghiệp xứ Trung kịp học hỏi, mua lại hay thậm chí ăn cắp những bí quyết của phương Tây đủ để có thể phát triển tự lực
YESNEWS
Không Còn Gì Để Mất Ngoài Chuỗi Cung Ứng
V
ài cư dân Mỹ còn có khả năng tiếp cận những nhà lãnh đạo Trung Quốc tốt hơn cả ngài Paulson, một nhà lãnh đạo ủng hộ các cam kết vô cùng kỳ cựu. Do đó, thật đáng chú ý khi vào tháng 3, ông tuyên bố rằng bởi sự chậm chạp của Trung Quốc trong việc mở cửa nền kinh tế kể từ khi tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới năm 2001, “cộng đồng giới kinh doanh Mỹ từ ủng hộ trở thành hoài nghi, thậm chí còn phản đối các chính sách cũ của Mỹ với Đại lục”. Ông nói thêm, các chủ doanh nghiệp không mong chờ một cuộc chiến về thuế quan, họ muốn một “phương thức đối đầu quyết liệt hơn nữa”. Các doanh nghiệp đang có được điều ấy từ chính quyền của ông Trump. Điều này được giải thích một phần bởi sự thay đổi trong những người được quyền sử dụng văn phòng Bầu dục (nơi làm việc của tổng thống Hoa Kỳ). Tổng thống Barack Obama cũng đồng thời tố cáo Trung Quốc lừa đảo trong giao dịch thương mại và gây sức ép lên nước này nhằm ngăn chặn hành vi ăn cắp các bí mật thương mại của nước này. Nhưng những nhà cầm quyền của Lầu Năm Góc đã chậm chân trong việc phát báo động khi Trung Quốc biến những rặng san hô gây tranh cãi ở Biển Đông thành đơn vị tiền đồn. Dù vậy, cuối cùng tổng thống Obama lại tập trung vào việc giải quyết các thách thức toàn cầu, từ vấn đề thay đổi khí hậu cho đến dịch bệnh và sự lan rộng vũ khí hạt nhân, những thứ này đều cần nhờ đến sự giúp đỡ từ Trung Quốc. Những chính sách cứng rắn không ngừng được bàn luận, và rồi thường xuyên bị bỏ ngỏ. Trái lại, tổng thống Trump lại sẵn sàng tuyên bố rằng giải quyết những vấn đề toàn cầu không phải là việc của ông.
Mặc dù Trung Quốc thiếu một khối đồng minh chính thức như cách mà trước đây nó đã từng biến liên hiệp Xô Viết trở thành một mối đe dọa toàn cầu, nhưng sự phát triển của nó là đề tài chính trong các cuộc tranh luận tại Lầu Năm Góc về tương lai của chiến tranh. Kể từ những năm 1980, Hoa Kỳ đã theo đuổi chủ nghĩa “đi trước thời đại”, ý là lực lượng của đất nước này hoàn toàn tự tin trước việc diễn tập ngay sát hàng phòng thủ của kẻ địch. Nhưng sự lớn mạnh không ngừng của Đại lục khiến những nhà hoạch định tương lai của Lầu Năm Góc phải đối mặt với những quyết định khó khăn nhất trong các năm: đó chính là tìm ra phương thức mới để biến trận chiến tại Tây Thái Bình Dương trở thành hiện thực hay thoái lui và buộc đối thủ phải chiến đấu xa Tổ quốc. Ông Karl Eikenberry là một chuyên gia chuyên đảm nhận về Trung Quốc trong quân đội và trở thành Trung tướng, sau là đại sứ Hoa Kỳ tại Afghanistan. Giờ đây tại đại học Stanford, ông mô tả cảnh những nhà lãnh đạo đang cố gắng chiến đấu lại sự lụi tàn của một nước Mỹ ưu thế áp đảo một thời: " Lực lượng vũ trang Mỹ đang tranh cãi vô cùng căng thẳng về việc làm thế nào để chống lại những nỗ lực ngày càng gia tăng của Giải phóng quân Nhân dân Trung Quốc trong việc kiểm soát Biển Đông. Bản báo cáo này sẽ nhìn nhận những quan điểm bất đồng về Washington và Bắc Kinh trong phương thức quản lý các khía cạnh liên quan đến công nghệ, quân đội, kinh tế và chính trị tại cuộc chiến tranh giành quyền lực, một cuộc chiến mới lạ nhất từ trước tới nay đến mức cả hai bên thậm chí còn không thể đồng tình liệu thế nào là một mối giao thiệp thành công. Tuy nhiên quy luật ắt sẽ được tìm ra. Kết luận của ngài Eikenberry về những thách thức của lực lượng vũ trang có thể áp dụng cho toàn bộ sự việc: “Một chủ nghĩa mới chính là điều cần thiết.
Người dịch : Lê Thu Trà Nguồn: https://www.economist.com/special-report/2019/05/16/trade-can-no-longer-anchor-americas-relationship-with-china
47
YESNEWS SÓ ĐẶC BIỆT 2020
SÓ ĐẶC BIỆT 2020
YESNEWS
Các ngân hàng trung ương nên phát hành tiền tệ kỹ thuật số để thay thế một hệ thống ngân hàng dễ bị khủng hoảng va ngăn chặn các loại tiền điện tử
Tại sao tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương sẽ tiêu diệt đồng bitcoin? Viết bởi Nouriel Roubini, Thứ hai, ngày 13 tháng 11 năm 2018 tại 14:45 GMT
C
ác nhà ngân hàng trung ương thế giới vừa bắt đầu thảo luận ý tưởng về các đồng tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương (CBDC), và thậm chí cả Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và giám đốc điều hành của nó, bà Christine Lagarde, cũng đang thảo luận công khai về những mặt lợi và hại của ý tưởng này.
48
Cuộc thảo luận này có phần chậm trễ. Tiền mặt đang ngày càng được sử dụng ít hơn, và gần như không còn xuất hiện ở một số quốc gia như Thụy Điển và Trung Quốc. Đồng thời, các hệ thống thanh toán kỹ thuật số - PayPay, Vemo, và một số khác ở phương Tây; Alipay và Wechat ở Trung Quốc; M-Pesa ở Kenya; Paytm ở Ấn Độ – đã đưa ra những lựa chọn thay thế hấp dẫn cho các dịch vụ từng được cung cấp bởi các ngân hàng thương mại truyền thống.
49
YESNEWS SÓ ĐẶC BIỆT 2020
Hầu hết các sáng kiến Fintech vẫn được kết nối tới những ngân hàng truyền thống, và không một ngân hàng nào dựa vào đồng tiền điện tử hay công nghệ Blockchain. Đồng thời, nếu các CBDC được phát hành, nó sẽ không dính dáng gì tới những công nghệ Blockchain được thổi phồng quá mức này. Tuy nhiên, những người hâm mộ ủng hộ tiền mã hóa lại bất ngờ bày tỏ sự quan tâm tới những cân nhắc của các nhà hoạch định chính sách về tiền CBDC như một bằng chứng cho thấy ngay cả những ngân hàng trung ương cũng cần công nghệ Blockchain hay các loại tiền mã hóa để xâm nhập vào sân chơi tiền tệ kỹ thuật số. Thật nhảm nhí. Nếu có thể, tiền CBDC có thể sẽ thay thế toàn bộ hệ thống thanh toán kỹ thuật số cá nhân, kể cả chúng có được kết nối với các tài khoản ngân hàng truyền thống hay các giao dịch tiền điện tử.
SÓ ĐẶC BIỆT 2020
YESNEWS
Khi có vấn đề xảy ra, chì có các ngân hàng thương mại mới có quyền truy cập vào bảng cân đối kế toán của ngân hàng trung ương, và cất trữ ngân hàng trung ương được tổ chức dưới dạng tiền tệ kỹ thuật số. Đó là lý do tại sao ngân hàng trung ương làm trung gian thanh toán giữa các ngân hàng và giao dịch cho vay rất hiệu quả và tiết kiệm chi phí. Bởi vì các cá nhân, các tập đoàn, và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng không được hưởng quyền truy cập giống nhau, họ phải dựa vào các ngân hàng thương mại được cấp phép để xử lý các giao dịch. Khoản tiền sau khi gửi ngân hàng sẽ là một hình thức tiền tư nhân được sử dụng cho các giao dịch giữa các tổ chức cá nhân phi ngân hàng. Vì lý do đó, thậm chí các hệ thống thanh toán hoàn toàn kỹ thuật số như Alipay hay Venmo cũng không thể hoạt động bên ngoài hệ thống ngân hàng.
Bằng cách cho phép bất kì cá nhân nào cũng có thể thực hiện giao dịch qua ngân hàng trung ương, các CBDC sẽ cải tiến sự dàn xếp này, giảm nhu cầu về tiền mặt, tài khoản ngân hàng truyền thống và thậm chí là các dịch vụ thanh toán kỹ thuật số. Hơn thế nữa, các CBDC sẽ không phải phụ thuộc vào sự cho phép chung, các sổ cái công được phân phối “trái phép”, “không đáng tin” giống như các loại mã hóa căn bản. Suy cho cùng, các ngân hàng trung ương đã có một sổ cái tư nhân không phân phối hợp pháp và tập trung hóa cho phép yêu cầu thanh toán và giao dịch trong điều kiện an toàn và liên tục. Không có một chủ ngân hàng nào trong ý nghĩ của mình sẽ trao đổi hệ thống tốt như vậy để lấy cái khác xây dựng dựa trên Blockchain
"Đến khi nào các CBDC sẽ loại bỏ các loại tiền mã hóa vô giá trị, chúng sẽ được hoan nghênh?" Nếu một CBDC được phát hành, nó sẽ ngay lập tức đá quăng tiền mã hóa, thứ không thể mở rộng được, rẻ, an toàn hay trên thực tế lại phi tập trung hóa. Những người tâm huyết với nó sẽ tranh cãi rằng tiền mã hóa sẽ vẫn hấp dẫn đối với những người được ẩn danh. Nhưng, giống như tiền gửi ngân hàng tư nhân ngày nay, các cuộc giao dịch CBDC cũng có thể bị ẩn danh, với quyền truy cập vào thông tin có sẵn, nhưng trong trường hợp cần thiết, chỉ cho phép đối với các cơ quan thực thi pháp luật hoặc cơ quan quản lý truy cập xử lý như đã thực hiện với các ngân hàng tư nhân. Bên cạnh đó, những đồng tiền điện tử giống như bitcoin trên thực tế không thật sự ẩn
50
danh, nó được trao đổi bởi các cá nhân và tổ chức sử dụng ví điện tử kỹ thuật số. Và các nhà chức trách muốn theo dõi tội phạm và những kẻ khủng bố sẽ sớm trấn áp bằng cách cố gắng tạo ra tiền điện tử với quyền riêng tư hoàn toàn. Đến khi nào các CBDC sẽ loại bỏ các loại tiền mã hóa vô giá trị, chúng sẽ được hoan nghênh. Hơn thế nữa, bằng cách chuyển đổi các khoản thanh toán từ cá nhân sang ngân hàng trung ương, một hệ thống dựa trên CBDC sẽ là một lợi thế đưa vào ngành tài chính. Hàng triệu người không có tài khoản ngân hàng sẽ truy cập vào hệ thống thanh toán miễn phí, an toàn thông qua điện thoại di động của họ.
Vấn đề chính đang nói về CBDC là họ sẽ phá vỡ hệ thống dự trữ một phần hiện hành thông qua đó các ngân hàng thương mại sẽ tạo ra tiền bằng việc cho vay nhiều hơn số tiền họ giữ trong tiền gửi thanh khoản. Các ngân hàng cần những số tiền gửi để tạo các khoản vay và quyết định đầu tư. Nếu các khoản tiền gửi cá nhân được chuyển thành các CBDC, thì các ngân hàng truyền thống cần trở thành “trung gian của các khoản vay”, mượn các quỹ dài hạn để cấp vốn cho các khoản vay như vay thế chấp
Nói cách khác, hệ thống ngân hàng dự trữ một phần sẽ thay thế bởi một hệ thống dự trữ toàn phần do ngân hàng trung ương quản lý. Điều đó giống như một cuộc cách mạng tài chính – và nó sẽ mang lại nhiều lợi ích. Các ngân hàng trung ương sẽ ở trong một vị trí tốt hơn để kiểm soát bong bóng tín dụng, ngăn chặn các hiện tượng đột biến rút tiền, ngăn cản các trường hợp khi tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn của ngân hàng không cân bằng, và điều chỉnh lại các quyết định tín dụng / cho vay rủi ro từ các ngân hàng tư nhân
Cho đến nay, chưa một quốc gia nào quyết định đi theo con đường này, có lẽ là bởi vì nó sẽ gây ra hiện tượng mà người bán và người mua giao dịch trực tiếp không thông qua ngân hàng của khu vực ngân hàng tư nhân. Một giải pháp thay thế cho ngân hàng trung ương là cho các ngân hàng tư nhân vay các khoản tiền được chuyển thành CBDC. Nhưng nếu chính phủ là nguồn cung tiền gửi và cấp quỹ duy nhất, thì nguy cơ bị nhà nước can thiệp vào các quyết định cho vay sẽ là điều không thể tránh khỏi
Còn đối với Lagarde, bà đã ủng hộ một giải pháp thứ ba: xây dựng quan hệ đối tác giữa các ngân hàng trung ương và ngân hàng tư nhân. Phát biểu tại Lễ hội Fintech ở Singapore gần đây, bà cho biết: “Các cá nhân có thể giữ tiền gửi thường xuyên với các công ty tài chính, nhưng các giao dịch cuối sẽ được thanh toán bằng tiền kỹ thuật số giữa các công ty”. “Những gì tương tự đang diễn ra bây giờ sẽ chỉ mất vài tích tắc”. Ưu điểm của việc này là các khoản thanh toán “sẽ diễn ra ngay lập tức, an toàn, giá rẻ, và có khả năng gần như ẩn danh”. Hơn thế nữa, các ngân hàng trung ương sẽ giữ được một vị trí uy tín trong thanh toán
51
YESNEWS SÓ ĐẶC BIỆT 2020
Đây là một thỏa hiệp thông minh, nhưng một số người theo chủ nghĩa thuần túy sẽ tranh luận rằng nó sẽ không giải quyết được các vấn đề của hệ thống ngân hàng dự trữ một phần hiện tại. Vẫn sẽ có rủi ro về các hiện tượng đột biến rút tiền, tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn của ngân hàng không cân bằng và các bong bóng tín dụng được gây ra bởi khoản tiền do ngân hàng tư nhân tự tạo. Và vẫn sẽ cần một bảo hiểm tiền gửi và hỗ trợ từ người cho vay cuối cùng, điều này sẽ tạo ra rủi ro đạo dức. Những vấn đề như vậy cần phải được quản lý thông qua quy định và giám sát của ngân hàng, và điều đó sẽ không hoàn toàn có thể ngăn chặn khủng hoảng ngân hàng trong tương lai. Trong thời gian tới, các dịch vụ trung gian quỹ cho vay và dự trữ toàn phần bằng CBDC sẽ có thể đảm bảo một hệ thống tài chính tốt hơn và ổn định hơn. Nếu các lựa chọn thay thế là một hệ thống dự trữ phân đoạn dễ lâm vào khủng hoảng hay một “crypto-dystopia” - một tương lai tiền mã hóa đen tối và tồi tệ, thì chúng ta nên tiếp tục cởi mở với ý tưởng này.
4
CÂU CHUYỆN TẾT .
Người dịch: Đinh Ngọc Diệp Nguồn: https://www.theguardian.com/business/2018/nov/19/why-central-bank-digital-currencies-will-destroy-bitcoin
52
YESNEWS SÓ ĐẶC BIỆT 2020
SÓ ĐẶC BIỆT 2020
YESNEWS
Xuân - Canh tý 2020 Một cánh hoa đào nhuốm nhẹ màu hồng nhạt rơi khe khẽ, một cành mai vàng óng thả dáng yêu kiều, một tiếng chim hót lảnh lang giữa khí trời vẫn còn chút se lạnh, tất cả đó đã góp phần tạo nên một không khí đầy xuân sắc. Nhưng nổi bật lên giữa không gian đậm chất thơ ấy vẫn là dáng vẻ con người. Một nét bút nghiên trên trang giấy lụa đỏ, một tà áo dài thướt tha hay một làn tóc mềm thoảng hương bồ kết thướt tha hay một làn tóc mềm thoảng hương bồ kết. Một nụ cười trẻ thơ rạng rỡ, một phong lì xì đỏ hay tiếng pháo rộn rã đêm giao thừa. Đấy chính là những hương vị rất Tết mà không phải ai trong chúng ta - giữa dòng đời đầy xô bồ, hối hả - cũng lắng mình lại mà nghe ngóng, mà cảm nhận. Tết của thời đại mới có nhiều thay đổi, hiện đại hơn, đầy đủ hơn. Thế nhưng, con người ta giờ đây dường như chỉ mải mê chạy theo hai chữ đủ đầy mà dần quên đi cái tinh túy nhất của những ngày lễ Tết
"Xuân này hơn hẳn những xuân qua Tài lộc đưa nhau đến từng nhà Cầu chúc muôn người được hạnh phúc Vạn sự an khang vạn sự lành"
K
hông khí Tết đã thực sự trở thành không khí chung của người người, nhà nhà trên khắp mọi miền Tổ quốc, đâu đâu cũng thấy những gương mặt rạng rời trong nắng xuân ấm áp ươm vàng lên vạn vật. Đây cũng là lúc những tinh hoa đẹp đẽ và cao quý nhất của đất trời được dịp bung tỏa, khoe lên những màu sắc tươi thắm, tô điểm thêm cho đất trời còn vương mùi ký ức dịp đầu năm.
Đó là khoảnh khắc đoàn viên gia đình lúc giao thừa, là phong bao lì xì chúc thọ, mừng tuổi các thành viên vào ngày đầu năm, là chén rượu nhạt cung chúc tân xuân, là nồi bánh chưng với đốm lửa hồng, là tỉ tê, tâm sự những câu chuyện cũ, chuyện mới
Trước thềm năm mới, chúng ta hãy dành cho nhau những lời yêu thương, những lời chúc mừng tốt đẹp nhất. Chúc cho năm hết Tết đến, ai trong mỗi chúng ta cũng đạt được những thành quả xứng đáng với công sức bỏ ra, có một cái Tết thật trọn vẹn, đầm ấm bên gia đình và sẵn sàng cho những hoài bão, ước mơ sắp tới
Dương Khánh Linh
.
Mùa xuân là mùa của hy vọng, cũng là mùa để gửi gắm những điều thầm kín, những ước ao chưa nói được thành lời của mỗi con người vào khoảnh khắc chuyển giao đầy thâm trầm mà ý nghĩa. Một ước nguyện cao sang, hay chỉ là một mong muốn bình dị cũng đủ để cho người ta thấy được khát vọng vươn lên, sức sống và khát vọng sống mãnh liệt tiềm tàng trong mỗi con người. Đây là dịp để khép lại những gì đã qua và nhìn về tương lai đang đón đợi ở phía trước, cả một thế giới mênh mang đang rộng mở ngay trước mắt mỗi người, nhắc nhở họ về những bài học đã qua và những việc cần làm cho thời gian sắp tới.
54
55
YESNEWS SÓ ĐẶC BIỆT 2020
SÓ ĐẶC BIỆT 2020
ĐI ĐỂ TRỞ VỀ
YESNEWS
ranh giới, rào cản về văn hóa, địa lý, hoàn cảnh để gắn kết con người lại gần nhau hơn. Cũng giống như ba mẹ tôi, ba tôi người Phú Thọ lấy vợ Nam Định, rồi cùng sinh sống tại Hà Giang. Dù là còn nhỏ hay những tháng ngày khôn lớn, tết trong tôi vẫn là những cảm xúc đặc biệt nhất, đó là tháng ngày cùng bố mẹ lênh đênh trên những chuyến xe về thăm quê. Đó là hình ảnh lưng còng của ông bà bên bếp lửa, là những đêm thức canh nồi bánh chưng, là những lần trốn mẹ đi chơi cùng các bạn, là những bữa ăn cơm trò chuyện cùng nhau tới sáng mà con người ta có thể chấp nhận, yêu thương thêm một mảnh đất? Bất giác lại nhớ đến câu thơ của Chế Lan Viên mà nao lòng: “Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương”. Thì ra là nhờ tình yêu, tình yêu có thể xóa mọi ranh giới, rào cản về văn hóa, địa lý, hoàn cảnh để gắn kết con người lại gần nhau hơn. Cũng giống như ba mẹ tôi, ba tôi người Phú Thọ lấy vợ Nam Định, rồi cùng sinh sống tại Hà Giang. Dù là còn nhỏ hay những tháng ngày khôn lớn, tết trong tôi vẫn là những cảm xúc đặc biệt nhất, đó là tháng ngày cùng bố mẹ lênh đênh trên những chuyến xe về thăm quê. Đó là hình ảnh lưng còng của ông bà bên bếp lửa, là những đêm thức canh nồi bánh chưng, là những lần trốn mẹ đi chơi cùng các bạn, là những bữa ăn cơm trò chuyện cùng nhau tới sáng... Tôi ước gì thời gian có thể dịu dàng hơn một chút, để tóc ông bà bớt bạc, để mắt ba mẹ đỡ mờ, để tôi có thể sống bên cạnh những người mình yêu thương mãi mãi.
N
hững ngày cuối năm, phố phường thật tấp nập và hối hả, đâu đâu cũng là những tiếng chân vội vã, vali lỉnh kỉnh để kịp trở về với những người thân yêu. Nếu có thể, hãy sống chậm lại một chút, cảm nhận từng nhịp thời gian trôi để trò chuyện với chính mình. Vì có lẽ, tâm hồn này lâu bị bỏ bê cũng cần phải được tưới mát. Đồng hồ thời gian vẫn đang đếm ngược, chỉ còn khoảng 10 ngày nữa là mùng 1 tết. Là một sinh viên năm nhất, đây là lần đầu tiên tôi cảm nhận được cảm giác trở về quê ăn Tết của những người đi xa.
Hà Nội có thể là mảnh đất xa hoa, tráng lệ, nhưng quê hương vẫn luôn là nơi yên bình và trong trẻo nhất mà tôi luôn muốn trở về. Chứng kiến trên mỗi chuyến đi là hành trình về quê nào ăn Tết, ăn giỗ, thăm họ hàng, thăm bè bạn... của biết bao gia đình trên mảnh đất hình chữ S. Suốt hành trình ấy dường như bao mệt nhọc tan biến bởi tình người, bởi niềm vui giữa những nỗi vất vả. Đột nhiên tôi chợt nhận ra, vì điều gì mà con người ta có thể chấp nhận, yêu thương thêm một mảnh đất? Bất giác lại nhớ đến câu thơ của Chế Lan Viên mà nao lòng: “Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương”. Thì ra là nhờ tình yêu, tình yêu có thể xóa mọi
56
Đi thật xa để trở về là biết rằng đằng sau cuộc sống xô bồ, mệt mỏi vẫn luôn có vòng tay gia đình yêu thương và tin tưởng ta nhất. Dù là đi xa đến đâu, đi lâu thế nào, chỉ cần biết có một nơi để trở về, đó là “Nhà”, là mâm cơm ấm, một góc sân nhỏ cũng sẽ thấy bình yên, hạnh phúc trong tâm hồn. Những chuyến xe ca thay nhau nối dài, những chuyến tàu Bắc Nam Thống Nhất cũ kĩ... mang trên mình bao con người bắc nam với bao cảnh ngộ, bao mối tình, bao món quà quê. Cả trái đất này, bao người lập nghiệp xa quê, bao người vẫn ngày đêm lao động mưu sinh nhọc nhằn, bao người thậm chí cả chục năm mới được trở về nhà, về bến sông ta lớn, bao người thậm chí cả chục năm mới được trở về nhà, về bến sông ta lớn lên, về cây đa giếng nước, về con ngõ mình từng đi học, về cây cầu mình từng hò hẹn. Nhưng cuộc sống là thế, ai cũng phải lớn lên, đặt những viên gạch xây dựng cuộc đời mình. Chỉ cần có tình yêu và một trái tim đầy lạc quan, tích cực với mình, với người, với 1 vùng đất mới, 1 nền văn hóa mới con người sẽ thật sự hạnh phúc. Mỗi một hành trình đều bắt đầu từ một bước chân, nhưng đi xa để thấy mình trưởng thành, để khôn lớn, và là để trở về chính nơi, gia đình chờ mong ta.
Đinh Ngọc Diệp
57
NHÂN VẬT TRONG THÁNG
YESNEWS SÓ ĐẶC BIỆT 2020
SÓ ĐẶC BIỆT 2020
YESNEWS
“Có một nghề bụi phấn bám đầy tay Người ta bảo đó là nghề trong sạch nhất Có một nghề không trồng cây vào đất Mà mang lại cho đời đầy trái ngọt hoa tươi”
GIỚI THIỆU NHÂN VẬT TRONG THÁNG
Thầy Bùi Trung Hải trong lễ trao bằng tiến sĩ 2017 (bên trái)
TS. BÙI TRUNG HẢI
NHÂN VẬT TRONG THÁNG 58
Giám đốc điều hành tại NEU Career Center Giảng viên Khoa Kế hoạch và Phát triển, trường Đại học Kinh tế Quốc dân Nguyên Bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
•v
5
Phó trưởng phòng Phòng CTCT và QLSV Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
59
YESNEWS SÓ ĐẶC BIỆT 2020 Nhân dịp năm mới 2020, các phóng viên của Yesnews_NEU rất vinh dự khi được gặp gỡ, trò chuyện và lắng nghe những chia sẻ hết sức bổ ích từ Thầy Bùi Trung Hải - một người Thầy, yêu nghề, tâm huyết, hết mực yêu sinh viên, yêu trường và có nhiều đóng góp âm thầm rong sự phát triển vững mạnh của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Thầy Hải đã chia sẻ về nhiều vấn đề Khoa học gắn liền với thực tế, những câu chuyện thú vị liên quan đến bộ môn kinh tế công cộng mà Thầy đảm nhiệm, không chỉ thế, Thầy còn chia sẻ về thực trạng uống rượu bia khi tham gia giao thông ngày nay, những ngoại ứng tiêu cực mà nó đem lại, cùng lý thuyết trò chơi đầy thú vị… Từ ngày bước vào trường Tôi đã được nghe các anh chị kể rất nhiều về Thầy, một người Thầy đầy mẫu mực, từ đó Tôi bắt đầu theo dõi Thầy nhiều hơn, biết được Thầy có niềm đam mê với sách, Thầy đọc sách mọi lúc mọi nơi, chính điều ấy đã lan tỏa được thói quen tốt đó không chỉ cho Tôi và rất nhiều các bạn sinh viên khác nữa. Càng cảm mến và ngưỡng mộ Thầy thực sự, được ngồi đối diện Thầy, gặp mặt và chia sẻ nhiều điều, Tôi vui lắm, mừng lắm, cả chút tự hào nữa vì được gặp Thầy… Thầy nở nụ cười rất tươi, đến và bắt tay từng người một, buổi phỏng vấn bắt đầu…
PV: Chúng em chào Thầy ạ! Hôm nay Chúng em rất vui vì được gặp Thầy, cùng Thầy chia sẻ nhiều điều thú vị trong cuộc sống và công việc của Thầy ạ… Thầy BTH: Chào các em. Cảm ơn các em. PV: Em được biết hiện tại Thầy đang là giám đốc điều hành tại NEU career center, vậy Thầy có thể chia sẻ với chúng em về NEU career center, cũng như những khó khăn, thuận lợi trong việc điều hành nó mà Thầy đã và đang trải qua được không ạ? *Thầy cười*
Thầy Bùi Trung Hải chia sẻ trong buổi Career Talk 2018 Thầy BTH: Nhà trường luôn nhận thấy cần hỗ trợ nhiều hơn trong định hướng và phát triển nghề nghiệp cho sinh viên. Do vậy, những năm gần đây phía nhà trường đã cố gắng huy động nguồn vốn và đưa ra kế hoạch bài bản, chi tiết để phát triển Trung Tâm NEU career center trong bối cảnh cạnh tranh với nhiều trường Đại Học top đầu khác của cả nước, cá nhân thầy chỉ là một thành phần nhỏ bé trong đại gia đình trường Kinh tế Quốc dân, Thầy luôn mong muốn những điều tốt nhất cho sinh viên, tạo điều kiện, định hướng việc làm cụ thể và tốt nhất đến các bạn. Tránh tình trạng nhiều sinh viên vào trường chỉ vì trường “quá đẹp” hay vì nguyện vọng của bố mẹ mà chưa có định hướng rõ ràng được việc học để làm gì? Và công việc mình muốn làm là gì? Sắp tới, nhà trường cũng sẽ đẩy mạnh việc liên kết với những doanh nghiệp lớn, trung tâm đào tạo, để các em sinh viên có thêm nhiều cơ hội trải nghiệm thực tế, trở thành nhân viên chính thức ở những tập đoàn, doanh nghiệp lớn và uy tín. Từ đó giải quyết việc làm cho sinh viên, hỗ
60
trợ cho vấn đề nhân lực chất lượng cho doanh nghiệp, đồng thời mở rộng mạng lưới cộng đồng cựu sinh viên NEU. PV: Vâng ạ, thay mặt cho sinh viên NEU chúng em thấy rất mừng khi nhận được sự hỗ trợ của nhà trường trong nghề nghiệp. Như vậy, chắc hẳn Thầy đã được gặp gỡ và trao đổi với nhiều nhà tuyển dụng lớn, vậy theo Thầy những yếu tố mà nhà tuyển dụng đặt lên hàng đầu khi tuyển nhân sự là gì ạ? Thầy BTH: Theo Thầy, kinh nghiệm thực tế ngoài trường học là rất quan trọng và mỗi sinh viên nên chủ động tích lũy ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, tuy nhiên đó không phải vấn đề tiên quyết và quan trọng nhất đối với nhà tuyển dụng. Các nhà tuyển dụng luôn đề cao những sinh viên có thái độ làm việc tốt, có tính chủ động trong công việc, tính cầu thị, và đặc biệt là các kĩ năng mềm, kĩ năng giao tiếp. Việc quan trọng của các em hiện giờ là “học” học mọi thứ, phát triển bản thân hơn, phải biết đặt ra các mục tiêu cụ thể, xác định mục đích và chọn những thứ mình làm tốt nhất để phát triển nó hơn nữa. Cụ thể hơn, khi đi làm thêm các em nên đặt câu hỏi cho bản thân rằng mục đích mình làm công việc đó để làm gì? Mình học được những gì từ đó? Để từ đó có những lựa chọn phù hợp. Theo cá nhân Thầy thì bất cứ một công việc nào cũng đem lại một giá trị, bài học mới cho bản thân của mỗi người, vậy nên các em hãy mạnh dạn mở rộng môi trường làm thêm của mình nhiều hơn nữa nhé!
PV: Em cảm ơn Thầy về những chia sẻ hết sức bổ ích ạ! Sinh viên trong trường rất hào hứng khi được nghe những bài giảng của Thầy ạ, kì tới em cũng muốn được học môn của Thầy để nghe Thầy chia sẻ nhiều hơn ạ. Thầy BTH: Bộ môn Kinh Tế Công Cộng đó là một cái duyên đầy thú vị đối với Thầy. Thầy luôn muốn khơi gợi cho sinh viên những đam mê trong học tập bằng việc gắn những kiến thức đó với thực tiễn ngoài đời sống. Từ thực tiễn đó các em lại có động lực, đam mê hơn trong học tập kiến thức và học tốt hơn (Thầy có lấy ví dụ về vấn đề thông tin không đối xứng trong mua hàng). PV: Cảm ơn Thầy vì luôn tạo động lực học tập đến chúng em ạ. Em rất ngưỡng mộ niềm nhiệt huyết của Thầy ạ. Thầy BTH: Cảm ơn em. Đồng thời, thầy khuyến khích các hoạt động NCKH vì rất mong các em có thể học hỏi những kiến thức bổ ích trong quá trình nghiên cứu, đào sâu những vấn đề ấy, đặc biệt là những vấn đề xã hội. Thầy lấy ví dụ như tình trạng uống rượu bia tham gia giao thông và gây tại nạn giao thông ngày nay càng nhiều, các em có thể nghiên cứu, đề xuất các giải pháp để khắc phục nó thì thầy thấy đó là những điều thực sự có giá trị và các em nên học hỏi và phát triển hơn nữa các hoạt động NCKH.
YESNEWS
PV: Vâng, em thấy ngoài nghiên cứu chuyên môn, thầy đọc rất nhiều sách, có những cuốn sách thầy chia sẻ rất thú vị và giúp sinh viên chúng em biết đến và tìm đọc, em mong thầy có thể chia sẻ nhiều hơn nữa trong tương lai. Thầy BTH: Thật ra chia sẻ trên Facebook là thầy cũng phải cân nhắc đấy – thầy cười. Đúng rồi, đọc sách cũng là một thú vui của thầy như đa số thầy cô khác, mình phải liên tục tìm tòi, nghiên cứu, làm mới mình các em ạ; đặc biệt sinh viên các em càng nên rèn cho mình thói quen đọc sách. PV: Thầy có thể chia sẻ một phương châm hay quan điểm sống mà thầy nghĩ sinh viên chúng em nên học hỏi không ạ. Thầy BTH: Thầy thì không theo cụ thể một phương châm nào, vì trong mỗi hoàn cảnh và thời gian thì thầy lại tự nhủ mình theo những lời khuyên khác nhau. Nhưng, thầy thích câu thơ về “Sống” mà một sinh viên yêu quý và đã tặng thầy nhân ngày 20/11, thầy vẫn treo trước bàn làm việc.
PV: Trong luồng công việc bận rộn, chúng em cũng thấy thầy có tham gia nhiều hoạt động thể thao cũng như có những thú vui nhỏ để cân bằng cuộc sống. Thầy BTH: Ừ, thầy thường chơi bóng bàn và cầu lông gần nhà hoặc tham gia giao lưu cùng thầy cô trong trường.
Không gian làm việc của thầy Bùi Trung Hải PV: Dạ vâng ạ, thay mặt cho các bạn sinh viên, thay mặt CLB Sinh viên Nghiên cứu Khoa học em xin chân thành cảm ơn Thầy đã chia sẻ cho chúng em những điều vô cùng bổ ích ạ. Nhân dịp năm mới 2020, em xin gửi đến Thầy những lời tri ân và những lời chúc tốt đẹp nhất! Chúc Thầy và cả gia đình đón năm mới thật ấm áp và hạnh phúc ạ! Thầy BTH: Thầy chúc các em luôn học tập thật tốt, đó luôn là niềm tự hào đối với Thầy và rộng hơn là đối với Trường, chúc các em đón năm mới thật vui vẻ và lành mạnh nhé! Thầy chúc CLB YES sẽ phát triển hơn nữa, vững mạnh hơn nữa, Thầy rất mong thấy được sự bứt phá của CLB trong thời gian tới, đặc biệt đưa hoạt động NCKH đến rộng hơn với các bạn sinh viên. Chúc các em thành công!
PV: Dạ, em cảm ơn Thầy ạ. Cá nhân em cũng rất muốn có được những kinh nghiệm, kĩ năng khi đi làm thêm, nhưng em gặp vấn đề quản lý thời gian sao cho hiệu quả ạ. Thầy có thể chia sẻ về cách quản lý thời gian của Thầy cho chúng em được học hỏi có được không ạ? Thầy BTH: Hmm, Thầy hiểu vấn đề mà các em đang gặp phải, cá nhân mỗi người đều có những cách phân chia thời gian khác nhau tùy vào thời gian và khối lượng công việc của người đó. Các em nên biết được những việc nào quan trọng với bản thân nhất, quan trọng hơn và những việc không quan trọng để có thể phân bổ những quỹ thời gian hợp lý cho từng việc. Và quan trọng nhất đó là tuân thủ những quy tắc đó, duy trì nó thành thói quen hằng ngày thì em sẽ thu được những kết quả đầy kinh ngạc đó.
SÓ ĐẶC BIỆT 2020
Thầy nhẹ nhàng đến bắt tay từng bạn, nở nụ cười hiền từ của một người cha, người Thầy đáng quý…
Thầy Hải với sở thích cầu lông, bóng bàn
Tách tách… Những tấm hình kỉ niệm của buổi gặp gỡ đầy ý nghĩa ấy đã được chúng tôi chụp lại trong trí nhớ, nó sẽ là những bài học mà chúng tôi nhớ mãi…
61
YESNEWS SÓ ĐẶC BIỆT 2020
6 Phỏng vấn: Thu Thủy, Hồng Nhung, Thu Nguyễn Viết bài: Thu Thủy, Thu Nguyễn
62
]GÓC NỘI BỘ[
METANOIA
HÀNH TRÌNH 17 NĂM CÙNG YES KHÁM PHÁ TRI THỨC
YESNEWS SÓ ĐẶC BIỆT 2020
SÓ ĐẶC BIỆT 2020
YESNEWS
Thùy Linh - BTC F17
B
uổi sinh nhật mỗi năm của câu lạc bộ luôn một ngày có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Đó là một dịp để các thế hệ trước trở lại hàn huyên cùng bạn bè, để thế hệ sau có những trải nghiệm đầu tiên cùng làm việc với nhau, và hơn hết, đó là dịp để các thế hệ già trẻ trong câu lạc bộ gặp mặt, làm quen, để những giá trị truyền thống của YES được lưu truyền qua các thế hệ một cách tự nhiên và gần gũi nhất.
Và năm nay, buổi sinh nhật lần thứ 17 của câu lạc bộ được lấy cảm hứng từ một điển cố trong tiếng Hy Lạp “Metanoia” - hành trình thay đổi trái tim của nhận thức của một con người. YES là một con tàu vũ trụ chở theo các “phi hành gia” câu lạc bộ đi vào miền không gian rộng lớn vô tận của tri thức. Chúng ta, không quan trọng là ai hay đến từ đâu, nhưng trên chuyến hành trình đó, chúng ta sẽ cùng nhau thay đổi để hòa hợp, thích nghi. Để cùng nhau khám phá, học hỏi những tri thức mới; để cùng nhau tạo dựng nên những mối quan hệ mới thật keo sơn gắn bó. Và cuối cùng, để bất kỳ một ai dù đến hay đi khỏi YES rồi, cũng sẽ mãi thấy đây là một ngôi nhà, của tri thức và tình yêu. Dưới đây là một số những chia sẻ của các bạn thành viên, cộng tác viên F16, F17 về dịp sinh nhật câu lạc bộ lần thứ 17 vừa qua. Cùng xem các bạn ấy có những cảm xúc thú vị gì nhé!
Từng ngày trôi qua, nhờ các buổi teamwork, training, tổ chức sự kiện sinh nhật 17 tuổi của YES mà em từng chút cảm nhận được bầu không khí của mái nhà chung, học được thật nhiều và cũng hiểu thêm thật nhiều về nơi này. Biết chị Linh- trưởng ban tổ chức, chị đại quyền lực cũng hay nói hay cười như người bình thường. Thêm yêu thương chị Thảo- người đã “cưu mang” để em không phải lẻ loi chụp ảnh một mình. Tuy ít được tiếp xúc với các mentor nhưng em yêu các anh chị rất nhiều- những con người không chỉ vui vẻ mà còn luôn nhiệt tình chỉ bảo chúng em. Các đồng đội trong F17 cũng rất thân thiện, giàu kiến thức cũng như kỹ năng mềm. Em cảm ơn anh chủ nhiệm, các anh chị mentor và các bạn trong những bước đầu đã qua, đồng thời hi vọng trong năm mới này, mọi người đều đạt được mong ước cá nhân và đóng góp thật nhiều cho mái nhà YES của chúng ta nhưng em yêu các anh chị rất nhiều- những con người không chỉ vui vẻ mà còn luôn nhiệt tình chỉ bảo chúng em. Các đồng đội trong F17 cũng rất thân thiện, giàu kiến thức cũng như kỹ năng mềm. Em cảm ơn anh chủ nhiệm, các anh chị mentor và các bạn trong những bước đầu đã qua, đồng thời hi vọng trong năm mới này, mọi người đều đạt được mong ước cá nhân và đóng góp thật nhiều cho mái nhà YES của chúng ta.
Cẩm Tú - BB F16 Ngọc Mai - BTC F17
Mình đến với YES không phải ngẫu nhiên, không như nhiều bạn đi qua thấy poster rồi vào đăng ký nhưng có lẽ, mình với YES cũng có một phần duyên phận. Duyên phận thì chắc dài dòng, bắt đầu từ khi thấy cái tên trong tờ giới thiệu tổ đội ở NEU, bắt đầu khi biết YES tuyển CTV, khi được nhận đơn, qua teamwork... Với con bé không tài giỏi gì này thì duyên thật, rất duyên. Mọi người vui chơi với nhau, làm việc cùng nhau, sinh nhật clb cũng như một buổi họp gia đình, nơi có các vị tiền bối lão làng về gặp gỡ, giao lưu các cô cậu bé gen mới. Mấy anh chị lớn quay trở lại gặp gỡ bạn bè cũ thì chào hỏi niềm nở, chuyện trò xôn xao, mấy đứa nhỏ thì tất bật chạy đi chạy lại chuẩn bị chương trình. Buổi lễ diễn ra trong không khí trang trọng mà vẫn có phần ấm áp, vì là gia đình thì luôn đầm ấm, phải không? Nói bao lần thì vẫn vậy, tớ yêu cậu, yêu "YES" của chúng ta nhiều!!!
Chương trình sinh nhật câu lạc bộ là sản phẩm đầu tiên của chúng tôi, dù vẫn có thiếu sót và rủi ro. Nhưng, đó là thành quả của 20 ngày nỗ lực không ngừng nghỉ, những ý tưởng đưa ra rồi lại phải nghĩ cái mới lạ hơn, những lần to tiếng với nhau vì những thứ lặt vặt. Cảm ơn tất cả nỗ lực của chúng ta. Cảm ơn mọi người đã cho chúng em có cơ hội được thể hiện bản thân, được làm việc với nhau và tạo nên mối quan hệ tốt đẹp. Love YES.
Minh Ánh - TTDN F17 Mai Đức Dương - TTDN F17 Cơ trưởng Quang Tùng và F16 thông báo: Chuyến phi cơ Metanoia đã cất cánh thành công. Ngay lúc này, chúng tôi cảm thấy đặc biệt tự hào vì là những phi hành gia may mắn có mặt trên chuyến phi cơ này, vì đã góp phần để chương trình diễn ra thành công, vì trong tương lai không xa, mỗi chúng tôi sẽ trở thành một sinh viên am hiểu sâu sắc về nghiên cứu khoa học, là một vì sao lấp lánh giữa triệu tinh tú tỏa sáng giữa vũ trụ tri thức. F17 sẽ nỗ lực hết sức để trở thành niềm tự hảo của chính mình và các thế hệ tương lai. Một lần nữa, xin chúc mừng sinh nhật và gửi ngàn lời yêu thương tới YES!
64
Những ngày cuối 2019 kết thúc bằng bữa tiệc nhỏ với YES. Thật khó có thể diễn tả hết được bữa tiệc này trong vài từ cô đọng. Đêm 29 Hà Nội lạnh run người, những nhiệt huyết lan tỏa trong lời chia sẻ của các anh chị đã cuốn mọi người gần nhau hơn và quên đi cái lạnh kia. Đó là sự tiếc nuối của F trên khi chưa hoàn thành được nhiều điều, nhưng lại là mong muốn, là hy vọng của F dưới đang nhen nhóm về một YES khác hơn, mới hơn trong tương lai… Chúng ta hãy dùng tất cả nhiệt huyết và lạc quan của tuổi trẻ để hy vọng và gây dựng nên một YES tuyệt vời hơn như những mong mỏi của chính chúng ta bây giờ. Chúc đại gia đình YES ngày càng lớn mạnh và luôn gắn bó với nhau dưới một mái nhà vững trãi.
65
YESNEWS SÓ ĐẶC BIỆT 2020 Quản lí bản tin
Nguyễn Dịu - BTC F17
Phòng Công Tác Chính Trị
Vậy là YES đã bước sang tuổi 17, các cụ thường nói " Tuổi 17 bẻ gãy sừng trâu". Vì vậy mình mong rằng với tuổi 17 căng tràn sức trẻ ấy, YES sẽ thành công hơn nữa và còn vươn xa, trở thành 1 câu lạc bộ mạnh không chỉ trong trường NEU. Sự kiện sinh nhật câu lạc bộ đã trở thành một mốc son đáng nhớ với không chỉ các anh chị F14, F15, F16 mà ngay cả em - cô bé CTV F17. Lần đầu tiên được tự mình lên timeline, dự trù đủ thể loại rủi ro, phát sinh, kinh phí,... cùng với các bạn trong ban. Lần đầu tiên biết được thế nào là tổ chức một sự kiện, được có thêm những kinh nghiệm đáng giá và hơn hết là em rất vui khi được cùng các bạn, các anh chị làm nên thành công bữa tiệc sinh nhật lần thứ 17 của YES.
Ngọc Ánh - BTC F17 Em là Ngọc Ánh - CTV F17 ban tổ chức. Vậy là sự kiện sinh nhật Yes tròn 17 tuổi hình thành và phát triển đã diễn ra và kết thúc tốt đẹp. Đây là chương trình đầu tay của chúng em dưới vai trò cộng tác viên ban tổ chức. Và cũng là lần đầu tiên em làm leader tổng chương trình. Cảm xúc, kỉ niệm có nhiều không?. Chắc chắn là có rồi ạ ^^. Kế hoạch chuẩn bị cho chương trình được triển khai trước đó hơn một tháng. Trong thời gian đó tất cả các bạn cộng tác viên ban tổ chức được làm việc với nhau. tác viên ban tổ chức được làm việc với nhau. Những hôm thức khuya làm việc, đến phòng 121 làm đồ handmade, họp ban, cùng chị Giang, Tú, Bách thức khuya làm kịch bản video. Cảm ơn chị Giang kĩ thuật nhiều ạ hihi. Tuy trong lúc chương trình diễn ra em còn nhiều thiếu sót và em chưa linh hoạt xử lý được nhưng đó là một bài học, một trải nghiệm, kinh nghiệm cho em về cách tổ chức một chương trình, sự kiện. Em thấy mình cần phải chu đáo hơn và linh hoạt, bình tĩnh xử lý tình huống trong công việc cũng như cuộc sống sau này. Em muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc đến chị Linh- trưởng ban tổ chức, chị Nga- mentor của em và tất cả các anh chị trong ban cũng như trong câu lạc bộ đã tạo cơ hội cho em để em và các bạn hoàn thành tốt chương trình. Mãi iu anh chị và các bạn trong ban.
Thanh Nhàn - BTC F17 Vậy là chúng ta đều đã bước qua sinh nhật lần thứ 17 của CLB, đạt được thành công trong bước đi đầu tiên của nhiệm kỳ mới. Buổi sinh nhật CLB kết thúc, chắc chắn ai cũng có cảm xúc riêng bởi mọi người đều đặt rất nhiều tâm huyết chuẩn bị để buổi sinh nhật có thể diễn ra thật thành công. Cảm ơn các anh chị đã hướng dẫn, giúp đỡ bọn em, cảm ơn tất cả các bạn CTV đã đoàn kết, gắn bó và đồng hành cùng nhau hoàn thành công việc Em cũng cảm thấy rất tự hào được là một CTV của CLB, quen biết với những anh chị "pờ-rồ", các bạn có tính cách "đặc biệt".
PS: 17 năm người đến kẻ đi, chúc các em F17 mới vào sẽ có một quãng thời gian hoạt động tích cực và hiệu quả cùng câu lạc bộ. những điều các anh chị chưa thể làm được còn nhiều lắm, ý tưởng và đam mê thì bất tận nhưng cũng không ít những rào cản, thách thức. mong rằng các em, với đam mê và lòng nhiệt thành đối với clb, sẽ nỗ lực hơn nữa đưa c u lạc bộ mình vươn xa hơn, hoàn thành sứ mệnh trở thành một câu lạc bộ học thuật hàng đầu không chỉ trường đại học kinh tế quốc dân mà còn trong cả khu vực!
66
và Quản Lý Sinh Viên ĐH KTQD Chịu trách nhiệm bản tin Đoàn trường ĐH KTQD Cố vấn nội dung Phòng Quản Lý Khoa Học ĐH KTQD Thực hiện nội dung, biên tập và phát hành CLB Sinh viên Nghiên cứu Khoa học ĐH KTQD Tổng Biên tập: Hồng Nhung Biên tập: Hoài Thương, Thanh Thư, Phan Quỳnh, Thảo Linh, Hồng Nhung, Quế Giang, Thu Thủy Nội dung: Huyền Trân, Thảo Anh, Thu Hiền, Bảo Ân, Anh Trà, Nguyễn Thu, Thu Trà, Quang Khải, Ngọc Diệp, Phong Thu, Khánh Linh Thiết kế và trình bày: Ngô Tuấn, Minh Nghĩa, Hồng Anh, Hương Giang, Thu Trang Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về Địa chỉ: Phòng 121 – nhà 11 KTX ĐH KTQD Fanpage: www.facebook.com/baoyesnews Issuu: issuu.com/yesnews4 Email: yesnews.neu@gmail.com
v
YESNEWS ĐỊA CHỈ: PHÒNG 121 - NHÀ 11 KTX ĐH KTQD FANPAGE: WWW.FACEBOOK.COM/BAOYESNEWS ISSUU: ISSUU.COM/YESNEWS4 EMAIL: YESNEWS.NEU@GMAIL.COM