BÁO THÁNG 11/2019 - CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ

Page 1

YESNEWS Bản tin sinh viên nghiên cứu khoa học

70

CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ

Số báo tháng 11/2019



Lời mở đầu Thân chào quý độc giả! Bạn đang cầm trên tay số báo tháng 11 của Yesnews NEU với chủ đề “Công nghiệp phụ trợ”. Cùng điểm qua xem chúng mình có gì nhé! Đầu tiên với chuyên mục Điểm tin kinh tế, tháng 11 kinh tế Việt Nam ghi nhận chuyển biến tích cực trong chỉ số GDP, chỉ số CPI đạt mức cao nhất trong 9 năm vừa qua. Bên cạnh đó, tin nước ngoài cho thấy một số những chuyển biến trái chiều liên quan tới những vấn đề về nợ toàn cầu, tỷ lệ thất nghiệp Châu Âu và dự tăng trưởng kinh tế Mỹ và Ấn Độ. Với chuyên mục Lăng kính khoa học, chúng mình sẽ cùng tìm hiểu về thực trạng phát triển của ngành công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam hiện nay, để nâng cao vị thế quốc gia trong chuỗi cung ứng toàn cầu, chính phủ cũng như doanh nghiệp Việt đang phải đối mặt với những thách thức gì, hướng đi nào là phù hợp đối với ngành công nghiệp tuy gọi là “phụ” nhưng lại là xương sống của các ngành công nghiệp khác này? Bên cạnh đó, đối với chuyên mục “Nhìn ra thế giới”, sẽ có nhiều những khám phá thú vị đây! Hai bài báo của The economist phân tích vị thế nền kinh tế Trung Quốc trong chuỗi cung ứng của các ngành sản xuất trọng điểm. Sự chấm dứt của mô hình “Trung Quốc giá rẻ” cùng với những mâu thuẫn thương mại leo thang giữa hai siêu cường quốc Mỹ - Trung đang báo hiệu về một thời kỳ hậu toàn cầu hóa. Câu hỏi đặt ra là “Liệu đề án di dời hoạt động sản xuất khỏi Trung Quốc có thực sự dễ dàng?” và “Mơ ước về một chuỗi cung ứng tự hành với những đột phá về công nghệ hiện nay liệu có còn viển vông?”

Hãy lật sang trang kế tiếp và cùng chúng mình khám phá xem nhé!

BAN BIÊN TẬP YESNEWS NEU


MỤC LỤC 05

13

18

ĐIỂM TIN KINH TẾ

LĂNG KÍNH KHOA HỌC

NHÌN RA THẾ GIỚI


Tháng 11/2019, ghi nhận những chuyển biến trái chiều của các nền kinh tế: nợ toàn cầu chạm mức cao nhất lịch sử, tỷ lệ thất nghiệp tại Châu Âu ở mức thấp nhất, kinh tế Mỹ tăng trưởng tốt hơn dự báo, chiều ngược lại là kinh tế Ấn Độ tăng trưởng yếu nhất trong 6 năm,… Về nền kinh tế Việt Nam, khủng hoảng thịt lợn làm chỉ số CPI tháng 11/2019 tăng cao nhất trong 9 năm Bên cạnh đó, Việt Nam còn chứng kiến những chuyển biến tích cực về GDP, kim ngạch xuất khẩu và lượng khách quốc tế,…

1

ĐIỂM TIN

KINH TẾ 8

tin trong nước

8

tin quốc tế 5


TIN TRONG NƯỚC 1. CPI tháng 11/2019 tăng cao nhất trong 9 năm

2. Lượng du khách quốc tế đến với Việt Nam tăng cao chưa từng có Theo công bố của Tổng cục thống kê, tháng 11 tổng lượng khách quốc tế tới Việt Nam đạt mức kỷ lục từ trước tới nay với hơn 1,8 triệu lượt người. Tính tổng trong 11 tháng của năm, Việt Nam đón gần 16,3 triệu lượt khách quốc tế, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm trước. Lần đầu tiên, lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng chạm mốc cao nhất từ trước đến nay.

6

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 11/2019 tăng 0,96% so với tháng trước, tăng 3,78% so với tháng 12/2018 và tăng 3,52% so với cùng kỳ năm trước. Đây cũng là mức tăng cao nhất của chỉ số giá tiêu dùng tháng 11 trong 9 năm trở lại đây. Có 9/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng so với tháng trước. Cụ thể, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng cao nhất với 2,74%, nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,13, … Hai nhóm có chỉ số giá giảm là giao thông giảm 0,73% và nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,09%. Theo Tổng cục Thống kê, nguyên nhân khiến cho CPI tháng 11/2019 tăng cao là do nguồn cung thịt lợn giảm, làm giá thịt lợn và các thực phẩm chế biến từ thịt tăng cao. Về lạm phát, lạm phát cơ bản tháng 11/2019 tăng 0,3% so với tháng trước và tăng 2,18% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản bình quân 11 tháng năm 2019 tăng 1,94% so với bình quân cùng kỳ năm 2018. Nguồn: vneconomy.vn

Trong các thị trường cung cấp nguồn khách cho Việt Nam, châu Á vẫn đứng đầu và chiếm tỉ trọng cao nhất với 12,9 triệu lượt, tăng 18,2% so với cùng kỳ, trong đó 2 thị trường lớn nhất phải kể đến là Trung Quốc và Hàn Quốc. Thị trường ở châu Âu đều có lượng khách tăng như Liên Bang Nga đạt 585.600 lượt người, Vương quốc Anh 292.500 lượt người,… Bên cạnh đó, thị trường Mỹ với hơn 683.000 lượt người.


4.

Mới đây, Việt Nam được độc giả của tạp chí du lịch Condé Nast Traveller bình chọn nằm trong nhóm 10 quốc gia được du khách yêu thích nhất. Ngoài ra, Việt Nam còn được bình chọn nằm trong nhóm 10 quốc gia tốt nhất để du lịch, với những bãi biển đẹp. Nguồn: cafef.vn

3. Xuất nhập khẩu hàng hóa sắp cán ngưỡng 500 tỷ USD Theo số liệu vừa công bố của Tổng cục Thống kê, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa 11 tháng năm 2019 của cả nước ước đạt 473,73 tỷ USD. Ước tính hết năm 2019, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước sẽ cán ngưỡng 500 tỷ USD. Trong thời gian này, đã có 30 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 91,6% tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong đó, điện thoại và linh kiện có giá trị xuất khẩu lớn nhất - đạt 48,7 tỷ USD, chiếm 20,2% tổng kim ngạch xuất khẩu. Về thị trường, Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, tiếp đến là thị trường EU, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc... Ở chiều ngược lại, lượng nhập khẩu của cả nước ước đạt hơn 232 tỷ USD, tăng 7,4% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước tăng gần 14%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 3,1%. Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 68,7 tỷ USD, tăng 15,2% so với cùng kỳ năm trước. Nguồn: vtv.vn

Cocobay Đà Nẵng - dự án Condotel đầu tiên “vỡ trận” về lợi nhuận cam kết Tập đoàn Empire (chủ đầu tư dự án Cocobay Đà Nẵng) bất ngờ thông báo đơn phương ngừng trả lợi nhuận cam kết trong hợp đồng cho khách hàng mua condotel (loại hình căn hộ khách sạn) từ ngày 1/1/2020. Lý do được đưa ra là những khó khăn về dòng tiền cũng như tính pháp lý chưa được hoàn thiện của việc kinh doanh loại hình này. Đồng thời, doanh nghiệp cũng đưa ra một số hướng giải quyết với các khách hàng như: tiến hành chuyển đổi các Condotel thành căn hộ chung cư; thanh lý hợp đồng mua bán và tự kinh doanh; hai bên thanh lý các condotel đã ký hợp đồng. Từng có thời gian gây sốt trên thị trường nhờ chính sách bán hàng vô cùng hấp dẫn người mua với cam kết lợi nhuận của chủ dự án lên tới 12%/năm, dự án condotel đang dần bộc lộ những rủi ro. Đặc biệt, hợp đồng mua bán Condotel chỉ có thể dựa vào Luật Dân sự trên cơ sở những thoả thuận của hai bên chủ đầu tư và khách hàng nên việc xảy ra “thất hứa” hoặc tranh chấp là khó tránh khỏi. Nguồn: http://vneconomy.vn

5. Vietjet ký kết hợp đồng tại trợ vốn quốc tế Ngày 15/11, Vietjet tổ chức lễ ký kết Hợp đồng tài trợ hợp vốn, tín chấp trung dài hạn quốc tế với chi phí lãi vay được đánh giá thuộc nhóm tốt nhất trên thị trường hiện nay với các ngân hàng quốc tế Woori Bank, ICBC, KEB Hana Bank và Hợp đồng tài trợ hạn mức với Ngân hàng Woori Bank. Trị giá ký kết lần này đạt 140 triệu USD. Chương trình đang tiếp tục triển khai để nâng tổng hạn mức lên trên 200 triệu USD. Những thỏa thuận tín dụng trên giúp đáp ứng nhu cầu phát triển đội tàu bay hiện đại, phục vụ chiến lược mở rộng phát triển thị trường quốc tế của Vietjet. Vietjet đã phát triển vững chắc thị trường nội địa và tăng trưởng mạnh mạng bay quốc tế. Với các hợp đồng tín dụng quốc tế này, các bên hướng tới cơ hội hợp tác lớn hơn nhằm tăng cường nguồn lực tài chính của Vietjet để phát triển bền vững trong thời gian tới. Nguồn: http://vneconomy.vn

7


6.

Việt Nam và Hàn Quốc ký hiệp định tránh đánh thuế 2 lần Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Hàn Quốc Kang Kyung-wha vừa chính thức ký Nghị định thư thứ hai sửa đổi Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và Hàn Quốc. Việc ký kết Nghị định này sẽ góp phần thúc đẩy hợp tác thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Hàn Quốc, tạo môi trường pháp lý về thuế rõ ràng, ổn định để các nhà đầu tư Việt Nam và Hàn Quốc tiếp tục phát triển và mở rộng các hoạt động kinh doanh - đầu tư. Tính đên tháng 10/2019, Hàn Quốc có 8.269 dự án đầu tư vào Việt Nam, với tổng số vốn đăng ký đạt 66.615,75 triệu USD, đứng thứ nhất trong tổng số 132 quốc gia và vùng lãnh thổ có hoạt động đầu tư tại Việt Nam. Còn Việt Nam hiện có 40 dự án đã đầu tư sang Hàn Quốc với tổng số vốn đầu tư là 23,8 triệu USD. Quan hệ hợp tác Việt Nam - Hàn Quốc trong thời gian qua đang có những bước phát triển vượt bậc ở tất cả các lĩnh vực, đem lại lợi ích và hiểu biết, tin cậy sâu sắc lẫn nhau cho cả hai phía. Nguồn: http://vneconomy.vn

7. Báo Singapore đánh giá kinh tế Việt Nam tăng trưởng nhanh nhất châu Á Việt Nam là một trong hững nền kinh tế mở và có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất châu Á là nhận định trong bài viết đăng tải trên tờ Liên hợp buổi sáng của Singapore. Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam, lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chảy vào Việt Nam trong 11 tháng đầu năm nay đạt hơn 3 tỷ USD, tăng thêm 3% so với cùng kỳ năm 2018, tập trung vào một số lĩnh vực cụ thể như ngành gia công chế tạo (68%), lĩnh vực đất đai, bất động sản (hơn 10%). Trong đó, Hà Nội là địa phương thu hút nhiều vốn FDI nhất với tổng số vốn đăng ký 6,82 tỷ USD, chiếm 21,5% tổng vốn đầu tư. Thành phố Hồ Chí Minh đứng thứ 2 với tổng vốn đăng ký 5,48 tỷ USD, chiếm 7,2% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo là Bình Dương, Đồng Nai và Bắc Ninh. Nguồn: https://vtv.vn

8

8.

Công ty giải trí đầu tư start-up: Chiêu bài PR hay chiến lược kinh doanh đột phá? Câu chuyện Sơn Tùng M-TP rót vốn vào Luxstay thổi bùng dư luận không chỉ nhờ sức hút của cái tên nam ca sĩ mà ở sự mạnh dạn lấn sân sang một lĩnh vực không phải sở trường. Người bán tín bán nghi đặt dấu hỏi vào vai trò của nhà đầu tư Sơn Tùng M-TP khi cho rằng đây chỉ là chiêu PR. Nhưng soi lại lịch sử từ trước đến nay, những dự án nghệ thuật của nghệ sĩ này đều luôn mang tính tiên phong, chịu chơi - chịu chi, vậy nên, việc rót vốn vào một start-up tiềm năng cũng hoàn toàn có cơ sở. Tận dụng lợi thế am hiểu về môi trường nghệ thuật, nhiều nghệ sĩ thành lập công ty và đầu tư vào những dự án nghệ thuật có chất lượng trong đó Ngô Thanh Vân là một nhà đầu tư có tiếng. Nhưng Sơn Tùng thì khác, đầu tư vào một start-up phát triển trên mô hình kinh tế chia sẻ đang là xu hướng ở thị trường Việt Nam 100 triệu dân. Được có thể thắng lớn, nhưng vẫn là đầu tư mạo hiểm. Trường hợp của Sơn Tùng và Luxstay, kết hợp 2 yếu tố tiềm năng giữa một bên có danh tiếng nghệ sĩ đi kèm với lượng khách hàng tiềm năng là hàng triệu người hâm mộ, còn bên kia đang phát triển theo mô hình kinh doanh nền tảng rất ưu việt. Nguồn: https://vtv.vn


TIN QUỐC TẾ 2.

Kinh tế Ấn Độ tăng trưởng yếu nhất 6 năm

1.

Tỷ lệ thất nghiệp tại Châu Âu ở mức thấp nhất trong 11 năm qua 12 trong tổng số 28 quốc gia thành viên của Châu Âu đang ở trong tình trạng “toàn dụng nhân công”, tức là lực lượng lao động trong cả nước được sử dụng ở mức tối ưu. Tình trạng này có lợi cho nền kinh tế nói chung và cho người lao động nói riêng, nhưng cũng tạo ra những vấn đề cho doanh nghiệp. Tình trạng này có lợi cho nền kinh tế nói chung và cho người lao động nói riêng, nhưng cũng tạo ra vấn đề cho nhiều doanh nghiệp. Tại đa số quốc gia châu Âu, vào lúc này tình hình chung là việc tìm người. Theo tờ Lidové noviny, Cộng hòa Czech đang là nước có tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất Liên minh Châu Âu, 2,6%. Hiện nay, số công nhân cần tuyển lên đến 337.000 người, trong khi số người tìm việc chỉ khoảng 196.000 người. Các doanh nghiệp của Cộng hòa Czech cho rằng việc không tuyển đủ nhân công đang là vấn đề lớn nhất kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp này. Nguồn: https://vtv.vn

Tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Ấn Độ chỉ đạt 4,5% trong quý 3 năm nay. Theo hãng tin Reuters, đây là mức tăng trưởng yếu nhất của kinh tế Ấn Độ từ quý 1/2013 và giảm nhiều so với mức tăng 5% đạt được trong quý 2. Quý 3 năm ngoái, kinh tế Ấn Độ tăng 7%. Theo chuyên gia kinh tế tăng trưởng khu vực Đông Nam Á và Ấn Độ của ngân hàng ANZ, ông Sanjay Mathur cho biết: “Các số liệu kinh tế quan trọng của Ấn Độ đang ở trong xu hướng đi xuống, trong đó sản xuất công nghiệp tháng 9 giảm mạnh nhất trong 8 năm.” Bên cạnh đó, Ấn Độ còn đang xoay sở với một cuộc khủng hoảng trong lĩnh vực tài chính. Hơn nữa, lợi nhuận yếu của doanh nghiệp Ấn Độ được dự báo sẽ gây sức ép lên hoạt động đầu tư và tạo công ăn việc làm cho lực lượng lao động đông đảo của nước này. Nguồn: http://vneconomy.vn

9


3.

Khủng hoảng lương thực: Châu Á cần đầu tư thêm 800 tỷ USD trong thập kỷ tới Theo Báo cáo Thách thức Lương thực châu Á vừa được công bố, châu Á đang đối mặt nguy có khủng hoảng lương thực do “không thể tự cung cấp đủ lương thực” phục vụ nhu cầu. Dân số châu Á đang ngày càng gia tăng và người tiêu dùng cũng có những nhu cầu thực phẩm an toàn, bền vững và tốt cho sức khỏe hơn, theo CNBC. Báo cáo này cho rằng châu Á cần đầu tư thêm 800 tỷ USD cho sản xuất lương thực trong 10 năm tới. Còn theo Báo cáo do PwC, Rabobank và hãng đầu tư Singapore Temasek đồng thực hiện chỉ ra rằng hiện nay lượng lương thực châu Á phải phụ thuộc vào chuỗi cung ứng lâu dài từ châu Mỹ, châu Âu và châu Phi. Bên cạnh vấn đề gia tăng dân số, ảnh hưởng của thời tiết cực đoan làm giảm năng suất, dự báo đến năm 2030 diện tích đất canh tác nông nghiệp của châu Á sẽ giảm 5%. Trong khi dân số có thể tăng thêm 250 triệu người. Đây quả là một bức tranh tồi tệ của châu Á nếu không được giải quyết. Nguồn: http://vneconomy.vn

4.

Tập đoàn đồ hiệu hàng đầu của Pháp chi hơn 16 tỷ USD thâu tóm hãng nữ trang Mỹ Tập đoàn đồ hiệu Pháp LVMH ngày 25/11 tuyên bố đạt thỏa thuận mua lại công ty bán lẻ nữ trang cao cấp Tiffany của Mỹ với giá 135 USD/cổ phiếu, định giá thương vụ ở mức 16,2 tỷ USD bằng tiền mặt. Vụ thâu tóm này sẽ giúp LVMH tiến sâu hơn vào thị trường hàng xa xỉ ở Mỹ, hãng tin CNBC cho hay.

10

Có trụ sở ở Paris, LVMH sở hữu một danh mục lớn các thương hiệu cao cấp, từ thời trang tới rượu mạnh, mỹ phẩm, nước hoa,… Còn Tiffany được thành lập ở New York, là một thương hiệu trang sức cao cấp mang tính biểu tượng của thế kỷ 20, tuy nhiên vài năm gần đây, Tiffany gặp khó khăn về tăng trưởng. Do đó, theo nhận định của nhà quản lý danh mục thuộc CQS New City Equity: “ Đây có vẻ là một sự kết hợp tốt, thương hiệu Tiffany đã yếu đi trong mấy năm qua, trong khi LVMH có nhiều kinh nghiệm trong việc giúp các thương hiệu phát triển tốt trên thị trường toàn cầu”. Nguồn: https://vtv.vn

5. Tăng trưởng 558%, sở hữu hơn 3.000 cửa hàng sau 2 năm: Ngày chuỗi cà phê tỷ đô Luckin Coffee ‘hạ gục’ Starbucks không còn xa? Cổ phiếu của Luckin Coffee - đối thủ của Starbucks ở Trung Quốc đã tăng mạnh sau khi báo cáo doanh thu quý 3 tăng trưởng tới 558% so với cùng kỳ năm trước. Luckin tính tới cuối quý 3 đã có 3,680 cửa hàng so với 1.189 cửa hàng 1 năm trước đó. Tài sản của chủ tịch Lu và CEO Qian được cho là tăng trưởng mạnh so với khối tài sản 4,2 tỷ USD của Howard Schulz – nhà sáng lập Starbucks đồng thời là cựu chủ tịch của công ty. Cổ phiếu của Luckin hiện đã tăng 59% kể từ khi công ty IPO vào tháng 5 và đang được giao dịch ở mức giá 17 USD/1 cổ phiếu. Dĩ nhiên, Luckin vẫn còn cả một chặng đường dài nếu muốn vượt Starbucks – công ty hiện đạt vốn hóa thị trường 100 tỷ USD và có sự hiện diện trên toàn cầu. Chưa kể đến việc Luckin cũng đang gặp khó khăn trong việc làm sao để có lãi trng bối cảnh thua lỗ ở quý 3 đã tăng lên mức 82 triệu USD. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng Luckin đang tạo ra làn sóng doanh nghiệp cà phê và trà mới tại thị trường cốt yếu của Starbucks là Trung Quốc. Nguồn: http://cafef.vn


6. Nhật Bản bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho nông sản cao cấp Nói đến các nông sản đặc sản đắt đỏ của Nhật Bản phải kể tới dưa hấu đen, xoài trứng mặt trời hay nho Ruby roman. Trong bối cảnh mà công nghệ nông nghiệp ở nhiều nước đang phát triển rất nhanh, động thái bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho nông sản cao cấp được kỳ vọng sẽ ngăn chặn việc canh tác trái phép các loại trái cây và cây trồng này ở nước ngoài, đặc biệt là ở châu Á. Theo Bộ Nông nghiệp Nhật Bản, nông dân nước này đã bỏ lỡ cơ hội xuất khẩu do không đăng ký bảo vệ thương hiệu cho các sản phẩm của họ ở nước ngoài. Trước tình hình trên, Bộ này đã hỗ trợ chi phí đăng ký thương hiệu sản phẩm Nhật Bản ở nước ngoài. Tuy nhiên, đến nay, chỉ có vài chục sản phẩm của quốc gia này được đăng ký thương hiệu ở nước ngoài.

Chính vì vậy, Bộ Nông nghiệp Nhật Bản sẽ lựa chọn một tổ chức tư nhân trong tài khóa tới để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của các loại trái cây và cây trồng mới được phát triển ở Nhật Bản. Thêm vào đó, Tổ chức này còn có nhiệm vụ thúc đẩy quan hệ hợp tác cùng với các trang trại ở các quốc gia khác để phát triển các sản phẩm được đánh giá cao của Nhật Bản. Nguồn: https://vtv.vn

7.

Nợ toàn cầu chạm mức cao nhất lịch sử, Mỹ và Trung Quốc là những “con nợ” lớn nhất

Viện Tài chính Quốc tế (IIF) cho biết tổng nợ toàn cầu đạt mức 250,9 nghìn tỷ USD vào cuối giai đoạn 6 tháng đầu năm 2019, và sẽ vượt mức 255 nghìn tỷ USD vào cuối năm nay. Tình trạng gia tăng nợ này diễn ra trên toàn thế giới, trong đó Mỹ và Trung Quốc chiếm tới hơn 60% trong mức tăng này. Hồi tháng 10, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã gia tăng cảnh báo về tình trạng nợ doanh nghiệp leo lên mức cao hơn, vốn đã chịu ảnh hưởng tiêu cực vì động thái hạ lãi suất liên tiếp của các

ngân hàng trung ương. Gần 40%, tương đương khoảng mười chín nghìn tỷ USD, nợ doanh nghiệp ở các nền kinh tế lớn sẽ gặp nguy cơ vỡ nợ trong trường hợp một cuộc suy thoái khác xảy ra. Theo Báo cáo của IIF, đà tăng mạnh của nợ toàn cầu trong thập kỷ qua – hơn 70 nghìn tỷ USD, chủ yếu là do nợ chính phủ và từ khu vực phi tài chính. Hơn nữa, thị trường trái phiếu gia tăng (chủ yếu là trái phiếu chính phủ) cũng là nguyên nhân sâu rộng khiến tổng nợ gia tăng. Nguồn: http://cafef.vn

11


8.

Kinh tế Mỹ tăng trưởng tốt hơn dự báo

Số liệu GDP quý II vừa công bố cho thấy, nền kinh tế nước này chỉ ta Theo Bộ Thương mại Mỹ, kinh tế nước này tăng trưởng trung bình 2,1% trong Quý III/2019, cao hơn dự báo ban đầu là 1,9%. Kinh tế Mỹ Quý III tăng trưởng cao hơn ước tính ban đầu và bước vào Quý IV với những nền tảng tương đối ổn định dù được dự báo sẽ không giữ được đà tăng trưởng như các quý trước. Thông tin do Bộ Thương mại Mỹ vừa công bố đã giúp chứng khoán Mỹ tiếp tục giữ vững đà tăng kỷ lục trong những ngày qua. Số liệu mới cho thấy nền kinh tế số 1 thế giới chưa bị đẩy tới bờ vực suy thoái. Tuy nhiên, sự sụt giảm của sản xuất công nghiệp toàn cầu và cuộc chiến thương mại với Trung Quốc được cho là sẽ khiến cho kinh tế Mỹ giảm tốc trong những tháng tới. Đơn hàng đầu Quý IV tăng và tỷ lệ xin trợ cấp thất nghiệp giảm. Người tiêu dùng sẽ tiếp tục mở rộng hầu bao trong mùa mua sắm cuối năm. Đó là những tín hiệu tích cực cho kinh tế Mỹ. Nguồn: https://vtv.vn Tổng hợp: Hoài Thương và Huyền Trân

12


LĂNG KÍNH KHOA HỌC 13


Công nghiệp phụ trợ phá kén để trưởng thành? Công nghiệp phụ trợ (CNPT) - bộ phận hái ra tiền của các nền công nghiệp phát triển trên thế giới, nó càng được quan tâm nhiều hơn với sự kiện Vinfast trình làng hai mẫu xe đầu tiên của mình tại Paris Motor Show vào cuối năm 2018. Bài toán kinh tế về nguyên liệu, phụ tùng mang thương hiệu Việt Nam vẫn đang chờ được giải quyết bởi các doanh nghiệp trong nước. Hiện nay, một phần nhỏ nhu cầu này vẫn chưa đáp ứng được, số lượng doanh nghiệp đáp ứng được yêu cầu khắt khe về chất lượng và tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu của các tập đoàn đa quốc gia còn rất hạn chế. Vậy rào cản nào khiến ngành công nghiệp này vẫn mãi chỉ là ngành công nghiệp phụ và làm thế nào để phát triển ngành công nghiệp này trong thời gian tới?

Công nghiệp phụ trợ (supporting industries) là gì? Ngành công nghiệp phụ trợ được coi là nền tảng cho các ngành công nghiệp chính thông qua việc cung cấp các bộ phận, linh kiện và quy trình kỹ thuật, nó được coi là một phần quan trọng trong các ngành công nghiệp quốc gia trong thời đại hội nhập kinh tế toàn cầu. Ngành công nghiệp ở mỗi quốc gia không thể phát triển mạnh mẽ nếu không có ngành công nghiệp phụ trợ hưng thịnh bởi nó là yếu tố xác định chi phí sản xuất, và nâng cao giá trị gia tăng và quyết định khả năng cạnh tranh của sản phẩm cuối cùng.

Việt Nam nằm ở đâu trong chuỗi cung ứng? Hiện nay trên thế giới, ngành CNPT ngày càng phát triển và có vai trò quan trọng trong việc tham gia chuỗi cung ứng cũng như chuỗi giá trị toàn cầu. Việc phát triển CNPT được xem là một trong những chính sách ưu tiên hàng đầu của nhiều quốc gia phát triển và đang phát triển nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp, góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Việc sản xuất những linh kiện, chi tiết nhỏ lại vô cùng quan trọng. Ảnh: hanoitime.vn 14


Theo kinh nghiệm của một số nước, trong đó có Trung Quốc, cho thấy sự liên kết hiệu suất giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ sản xuất các sản phẩm phụ trợ với các doanh nghiệp lớn có vốn đầu tư của nước ngoài, và công nghệ, tri thức quản lý được chuyển giao từ doanh nghiệp lớn đến doanh nghiệp nhỏ và vừa. Ngoài hiệu quả tạo nhiều việc làm, thu hút lao động dư thừa, CNPT đóng vai trò rất quan trọng trong việc tăng sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp chính và đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá theo cả chiều rộng và chiều sâu. CNPT không phát triển sẽ làm các công ty lắp ráp và những công ty sản xuất thành phẩm cuối cùng khác sẽ phải phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu. Mặc dù những sản phẩm này có thể được cung cấp với giá rẻ ở nước ngoài nhưng vì chủng loại quá nhiều, phí tổn chuyên chở, bảo hiểm sẽ đẩy chi phí đầu vào tăng lên dẫn đến tăng giá thành sản phẩm, khiến chúng khó cạnh tranh với hàng nhập khẩu. Bên cạnh đó, còn có rủi ro về tiến độ, thời gian nhận hàng nhập khẩu. Công ty đa quốc gia sẽ gặp khó khăn trong việc quản lý dây chuyền cung ứng nếu phải nhập khẩu phần lớn linh kiện, bộ phận, và các sản phẩm CNPT khác. Do vậy, nếu ngành CNPT không phát triển thì các ngành công nghiệp chính sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, top 5 các địa phương có ngành CNHT phát triển mạnh của cả nước bao gồm TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đồng Nai, Bình Dương và Bắc Ninh. Nếu so sánh trình độ phát triển công nghiệp của Việt Nam hiện nay so với các quốc gia Châu Á, các chuyên gia cho rằng trình độ đó tương đương với Trung Quốc hồi những năm 80 của thế kỷ trước hoặc Malaysia hồi những năm 70. Còn nếu so sánh với Hàn Quốc thì trình độ phát triển công nghiệp Việt Nam phải lùi lại thêm 10 năm, tức tương đương với trình độ phát triển công nghiệp của Hàn Quốc những năm 60. Còn nếu so sánh với Nhật Bản càng kém xa, chỉ tương đương những năm 20. Có thể những so sánh trên chỉ mang tính chất tương đối, nhưng mục đích của các chuyên gia khi đưa ra những

phát biểu này là nhằm nhấn mạnh một thực trạng rằng: CNPT Việt Nam còn rất yếu kém. Bởi lẽ ngành CNPT được ví như chân núi, tạo phần cứng để hình thành nên thân núi và đỉnh núi chính là ngành công nghiệp sản xuất và lắp ráp sản phẩm công nghiệp hoặc tiêu dùng. Thông thường, ngành CNPT phát triển trước, làm cơ sở để ngành công nghiệp chính yếu như ô tô, xe máy, điện tử, dệt may, giày da…phát triển. Do đó, sự yếu kém của ngành công nghiệp Việt Nam cũng xuất phát từ sự yếu kém của ngành CNPT khiến nhập siêu luôn ở mức cao. Thị phần trong nước bị bỏ ngỏ Chỉ với một chút tính toán sẽ thấy được trọng tâm vấn đề: một chiếc xe ô tô lắp ráp, sản xuất tại Việt Nam nhưng do linh kiện nhập khẩu nên giá sẽ đội lên rất nhiều lần, chưa kể chi phí khấu hao thiết bị, khuôn dưỡng sản xuất, chi phí vận chuyển linh kiện cộng thêm những yếu tố bất lợi khác khiến giá bán đội lên rất nhiều so với các nước trong khu vực, đồng thời thuế suất nhập khẩu khu vực ASEAN đã về mức 0% khiến cho hàng trong nước càng khó cạnh tranh trên thị trường. Hay như việc nắp bình xăng báo giá sản xuất trong nước là 4USD nhưng hàng Thái Lan nhập khẩu vào Việt Nam chỉ bằng một nửa, dù đây chỉ là mặt hàng có giá trị nhỏ nhưng có thể thấy được sự chênh lệch rất lớn. Dẫu thị phần còn rất nhiều nhưng các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm phụ trợ Việt vẫn gặp nhiều khó khăn để ra đời tồn tại bởi nhiều yếu tố. Bất lợi về quy mô cầu: thị trường Việt Nam cho các nhà lắp ráp, đặc biệt là các nhà sản xuất ô tô còn khá nhỏ so với dung lượng thị trường. Công nghệ: khoảng cách chất lượng giữa các công ty cung cấp trong nước và yêu cầu của các nhà lắp ráp FDI còn khá lớn do trình độ chuyên môn sâu của người lao động ở những mặt hàng phức tạp, đòi hỏi tay nghề cao còn hạn chế và đặc biệt nhiều nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất còn phụ thuộc hoàn toàn vào nhập khẩu, trong nước chưa sản xuất được. Máy móc của các doanh nghiệp cung cấp nội địa còn lạc hậu, chưa đáp ứng được những đòi hỏi về tiêu chuẩn công nghệ đối với ngành CNPT Thiếu kênh thông tin: sợi dây liên kết giữa các công ty cung cấp trong nước và các nhà lắp ráp còn khá lỏng lẻo, thiếu một cơ sở dữ liệu về các nhà cung cấp nội địa để các doanh nghiệp lắp ráp tìm kiếm. Bên cạnh đó, khả năng cạnh tranh của CNPT Việt Nam còn kém hơn các nước trong khu vực xuất phát do từ trước đến nay, các do15


anh nghiệp quốc doanh, chủ thể chính trong lĩnh vực này lại thường hoạt động theo kiểu trọn gói (sản xuất từ A đến Z), do đó, họ hầu như không có khái niệm về ngành CNPT, bỏ qua phần lợi nhuận béo bở này. Hướng đi nào cho doanh nghiệp Việt? Về phía Nhà nước, chính phủ cần phải tạo dựng môi trường đầu tư, khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh như: hình thành các khu, cụm công nghiệp sản xuất linh kiện, phụ tùng, nguyên vật liệu phụ trợ cho các ngành công nghiệp. Về mặt công nghệ và nhân lực, lý do tại sao các nhà sản xuất linh kiện điện tử trong nước rất hiếm, chắc chắn các nhà đầu tư ngoại rất muốn mở rộng sự hiện diện của mình tại Việt Nam do thị trường này vẫn còn bị bỏ ngỏ, tuy nhiên nó đòi hỏi công nghệ và đầu tư đáng kể mà ở giai đoạn này dường như vẫn chưa được khả khi ở thị trường Việt Nam do trình độ tay nghề vẫn còn yếu kém, chưa có nhiều kinh nghiệm. Do vậy, chúng ta cần xây dựng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm theo chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn ngành và tiêu chuẩn cơ sở làm căn cứ cho việc định hướng phát triển. Hỗ trợ phát triển và nâng cấp các tổ chức kiểm định, đánh giá chất lượng sản phẩm phụ trợ thuộc nhiều thành phần kinh tế đạt trình độ quốc tế. Một trong những lý do cho sự thành công là nguồn nhân lực. Doanh nghiệp cần quan tâm nhiều đến việc sử dụng các công nhân có tay nghề cao, tăng cường đào tạo cán bộ kỹ thuật các ngành thiết kế, chế tạo máy, luyện kim, điều khiển tự động, điện tử tin học để làm chủ các công nghệ được chuyển giao, nghiên cứu thiết kế tạo ra công nghệ nguồn và kiểu dáng sản phẩm riêng của Việt Nam và lắng nghe lời khuyên từ các chuyên gia nước ngoài có kinh nghiệm lâu năm tại các nhóm đa quốc gia để đảm bảo sự phát triển bền vững. Đối tác chiến lược Các doanh nghiệp Nhật Bản tiếp tục tăng đầu tư vào Việt Nam trong thời gian gần đây, trong giai đoạn chín tháng, các doanh nghiệp Nhật Bản đứng đầu danh sách các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư 7 tỷ USD, chiếm gần 28% tổng vốn đầu tư. Nhật Bản hiện đứng thứ hai trong số các quốc gia, hiện đang đầu tư vào Đông Nam Á với tổng số vốn đăng ký là 55,7 tỷ USD, chiếm 16,6% tổng vốn đầu tư. Do đó, các công ty trong nước nên cải thiện khả năng hợp tác mạnh mẽ hơn với các đối tác Nhật Bản. 16


Các sự kiện như Triển lãm Công nghiệp hỗ trợ 2018 đối với lĩnh vực sản xuất, sẽ mang đến nhiều cơ hội mới cho các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong nước tiếp cận các công nghệ và máy móc tiên tiến, tìm kiếm các giải pháp hiệu quả cũng như tăng thêm giá trị cho sản phẩm của họ. Thông qua sự kiện này, các doanh nghiệp Nhật Bản có thể tìm kiếm các nhà cung cấp linh kiện công nghiệp và tạo ra một nền tảng lành mạnh cho các doanh nghiệp Việt Nam để quảng bá sản phẩm của họ tới các khách hàng tiềm năng bởi theo JETRO (Tổ chức Xúc tiến Mậu dịch Nhật Bản), nhu cầu về nguồn cung tại Việt Nam từ các doanh nghiệp Nhật Bản rất lớn và khoảng 60% doanh nghiệp Nhật Bản đang tìm kiếm nguồn cung cấp ngay lập tức. Bên cạnh đó, chính phủ cũng cần phải thu hút sự hỗ trợ của chính phủ các nước phát triển như Nhật Bản, EU… để đào tạo nguồn nhân lực cho CNPT. Đồng thời nên thể hiện sự quan tâm của mình đến công nghiệp phụ trợ nhiều hơn nữa thông qua hệ thống giám sát và kiểm tra, nắm bắt được tình hình phát triển và quá trình hoạt động của các công ty, doanh nghiệp để tránh những trường hợp phá sản, vỡ nợ gây ảnh hưởng xấu đến ngành công nghiệp phụ trợ nói riêng và toàn nền kinh tế nói chung. Tạm kết Có thể nói rằng CNPT tuy là "phụ" nhưng nó có thể coi là xương sống của các ngành công nghiệp khác. Việc xây dựng và phát triển CNPT không chỉ đơn thuần là nhiệm vụ của Chính phủ, các Bộ ban ngành mà chính các doanh nghiệp trong lĩnh vực này cũng phải chung tay gánh vác để từ đó có những đường hướng phát triển cho từng bước đi. Sự ra đời của bản Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ đến năm 2010, tầm nhìn 2020 là những văn kiện quan trọng, là kim chỉ nan để các doanh nghiệp thực hiện mục tiêu của mình. Khó khăn, tốn nhiều thời gian, nhân lực và vật lực nhưng một khi Việt Nam xây dựng cho mình nền CNPT vững chắc, chúng ta sẽ tự tin hơn để hội nhập với khu vực và quốc tế . _ Thảo Anh_

17


NHÌN RA THẾ GIỚI

18


Print edition | Special report Jul 11th 2019 11/7/2019

SUPPLY CHAINS FOR DIFFERENT INDUSTRIES ARE FRAGMENTING IN DIFFERENT WAYS CHUỖI CUNG ỨNG CỦA NHIỀU NGÀNH KHÁC NHAU ĐANG PHÂN KHÚC THEO CÁC HƯỚNG RIÊNG BIỆT

G

Clothes, cars and computers are all being affected Quần áo, xe hơi và máy vi tính đều đang phải chịu ảnh hưởng

lobalisation is becoming regionalisation. Analysis by mgi finds that the global value chains (gvcs) in 16 of 17 big industries it studied have been contracting since the global financial crisis. Trade continued to grow in absolute terms from 2007 to 2017, but during that period exports in those same value chains declined from 28.1% to 22.5% of gross output. The biggest declines in trade intensity were observed in the most heavily traded and complex GVCs, such as those in clothing, cars and electronics. As MGi’s Susan Lund explains, “more production is happening in proximity to major consumer markets”. Vấn đề toàn cầu hóa đang dần biến thành sự khu vực hóa. Những phân tích bởi doanh nghiệp MGi cho thấy chuỗi giá trị toàn cầu của 16 trong số 17 nền công nghiệp lớn mà nó nghiên cứu đang thu hẹp lại do khủng hoảng tài chính toàn thế giới. Kinh doanh thương mại xét riêng vẫn tiếp tục tăng trưởng từ năm 2007 đến năm 2017, tuy nhiên khối lượng hàng xuất khẩu trong cùng chuỗi giá trị giai đoạn đó giảm từ mức 28.1% xuống còn 22.5% tổng sản lượng. Những suy giảm mạnh mẽ nhất trong cường độ thương mại được quan sát thấy ở chuỗi giá trị toàn cầu của các giao dịch thương mại trọng yếu và phức tạp nhất, chẳng hạn như trong lĩnh vực may mặc, xe cộ và đồ điện tử. Bà Susan Lund của doanh nghiệp MGi giải thích rằng nguyên nhân là do “ngày càng nhiều hoạt động sản xuất diễn ra tại các khu vực gần với các thị trường tiêu thụ lớn”. China’s role as the world’s workshop is starting to fade, but surprisingly this may not sound the death knell for 19

mainland manufacturing. Thanks to its skilled labour force and excellent infrastructure, China remains an outstanding place to make things, hence its continued strength in numerous sectors (see chart). Also, the rise of the Chinese middle class has led many firms to redirect production to serve the local market. So MNCs are clearly rethinking the old linear sourcing model for Western markets, but the path forward is unclear. Different industries will make different choices. Vai trò phân xưởng cho toàn thế giới của Trung Quốc đang dần biến mất, nhưng đáng ngạc nhiên thay sự thật này có vẻ nghe không giống như một hồi chuông báo tử cho ngành sản xuất của Đại Lục. Nhờ có nguồn lao động nhiều kinh nghiệm và cơ sở hạ tầng vượt trội, Trung Quốc vẫn là một địa điểm lý tưởng để sản xuất, chính vì vậy mà nó tiếp tục trở nên lớn mạnh ở rất nhiều mảng khác nhau (xem biểu đồ dưới). Đồng thời, sự phát triển của tầng lớp trung lưu ở Trung Quốc đã khiến cho nhiều xưởng sản xuất phải thay đổi hướng chế tạo nhằm phục vụ cho thị trường địa phương. Rõ ràng rằng, các công ty đa quốc gia đang cần nghiêm túc suy nghĩ lại về mô hình nguồn cung trực tiếp trước đây đối với thị trường phương tây, tuy nhiên con đường trước mắt vẫn còn mịt mù. Các nền công nghiệp khác nhau rồi sẽ đưa ra cho mình những chọn lựa riêng biệt. Corporate supply-chain data are often opaque and official trade statistics typically lag by years. Yet talking to many firms in three industries reveals different patterns of frag-


mentation. The clothing sector is globally footloose; the car industry is coalescing around regional hubs; and the electronics business remains rooted in China (though Mr Trump’s attack on Huawei, its technology champion, will affect this). Dữ liệu về chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp thì thường không rõ ràng, còn các thống kê thương mại có đặc trưng là độ trễ theo năm. Tuy nhiên qua trao đổi với các doanh nghiệp thuộc ba lĩnh vực công nghiệp nói trên đã cho thấy được những hướng phân khúc rất riêng biệt giữa chúng. Lĩnh vực may mặc thì có mặt ở khắp mọi nơi, ngành công nghiệp xe hơi thì tập trung tại các vùng trung tâm; còn ngành điện tử đóng đinh tại Trung Quốc (mặc dù những đòn tấn công của tổng thống Trump lên Huawei, một công ty đứng đầu về công nghệ tại đây, sẽ ảnh hưởng đến điều này).

Today’s hot spot is Ethiopia, which has attracted investment by Calvin Klein and h&m. With labour costs of just $26 a month, it might seem a dream destination for the frugal clothier. But a report released in May by the NYU Stern Centre for Business and Human Rights argues that these wages are too low to meet workers’ basic needs, which is fuelling unrest. Productivity levels are low and attrition high. Paul Walsh of Newtimes Group, a clothing supply-chain firm, observes: “We’ve run out of magic countries.”

Big parts of the clothing and footwear business involve labour-intensive tasks such as stitching, so cost-conscious bosses are always chasing low-cost markets. Many long ago left the mainland, where wages have soared, for SouthEast Asia and Bangladesh. Nike and Adidas make more training shoes in Vietnam than China. Nhiều mảng lớn trong lĩnh vực may mặc và giày dép bao gồm những công việc cần nhiều nguồn nhân lực như khâu vá, do đó các ông chủ để tâm đến giá cả sẽ luôn theo đuổi một thị trường có chi phí thấp. Rất lâu sau khi rời khỏi Đại Lục - nơi mà tiền lương bắt đầu tăng mạnh, đến thị trường khu vực Đông Nam Á và Bangladesh, Nike và Adidas ngày càng sản xuất nhiều giày thể thao ở Việt Nam nhiều hơn là tại Trung Quốc.

Điểm nóng ngày nay chính là Ethiopia, nơi thu hút vốn đầu tư của hãng Calvin Klein và H&M. Với mức chi phí lao động chỉ 26$ một tháng, đây dường như là một điểm đến trong mơ của những công ty may mặc muốn tiết kiệm. Dù vậy, có một báo cáo phát hành vào tháng Năm của trung tâm Kinh Doanh và Nhân Quyền NYU Stern đưa ra tranh cãi rằng tiền lương như vậy là quá thấp để thỏa mãn được nhu cầu căn bản của công nhân, điều này gây ra nhiều những mâu thuẫn, bất ổn. Năng suất thì thấp mà tiêu hao sức lực thì lại quá lớn. Ông Paul Walsh đến từ Newtimes Group, một công ty cung cấp may mặc nhận xét: “Chúng ta đã không còn tìm thấy những đất nước kỳ diệu nữa rồi.”

20


Clothing bosses are increasingly preoccupied with speed more than cost, says Suresh Dalai, a supply-chain expert based in Asia. “In speed, China still has the edge,” he says, pointing to its world-beating online retailers, “social-commerce” innovators and nimble manufacturers. He thinks that demanding local consumers force Chinese clothing factories to remain enterprising and flexible. In contrast, factory bosses elsewhere complain of unreliability and low productivity. Suresh Dalai, một chuyên gia về chuỗi cung ứng tại Châu Á, nói rằng những ông chủ của ngành may mặc đang ngày càng quan tâm đến tốc độ sản xuất hơn là giá cả. Ông cho rằng “Xét về tốc độ, Trung Quốc vẫn chiếm ưu thế”, hàm ý của ông chính là những kênh bán lẻ trực tuyến hàng đầu thế giới, những nhà phát minh của mạng xã hội thương mại ‘social-commerce’ và những hãng sản xuất thông minh tại nước này. Ông cho rằng chính những người tiêu dùng địa phương khắt khe đã buộc các nhà máy sản xuất quần áo của Trung Quốc phải luôn duy trì tính chủ động và linh hoạt. Trái lại, các chủ xí nghiệp tại những nơi khác đều phàn nàn về vấn đề thiếu xác thực cũng như năng suất thấp. Unlike those cut-rate competitors, say experts, Chinese factories have the specialised machinery and experienced operators that are needed to make seamless fabrics and other higher-value textiles. Pravin Rangachari of Haggar, a leading manufacturer of men’s trousers, has no plans to abandon China’s highly automated fabric mills, which he finds “very competitive”. He adds that compliance with child-labour laws is strong in China, which cannot always be said about other markets. Theo các chuyên gia, khác với những đối thủ cạnh tranh

21

giá hạ khác, các nhà máy xí nghiệp tại Trung sở hữu một hệ thống máy móc chuyên dụng và những người thợ điều khiển máy móc chuyên nghiệp để tạo ra những cuộn vải và các sản phẩm dệt chất lượng cao khác. Pravin Rangachari của thương hiệu Haggar, một nhà sản xuất dẫn đầu trong lĩnh vực quần dài của nam giới, không hề có dự định sẽ loại bỏ những xưởng dệt vải tự động hóa cao tại Trung Quốc, một vị trí mà ông nhận thấy “rất giàu sức cạnh tranh”. Ông nói thêm rằng việc tuân thủ luật lao động trẻ em rất khắt khe tại Trung Quốc, trong khi ở những thị trường khác đều không được đề cập đến. China’s share in big clothes-importing markets such as Japan and Europe has declined since 2010 as they have been buying cheaper clothes made in South-East Asia instead. However, China’s share in every big textile-import market in Asia has soared because many of those workshops still bought fabrics from the mainland. Its export share into Vietnam, for example, more than doubled to 50% from 2005 to 2017. The upshot is that although China’s once-dominant role in this industry has diminished, it remains strong in important niches. Cổ phần của Trung Quốc tại những thị trường nhập khẩu quần áo lớn ví dụ như Nhật Bản và Châu Âu đã sụt giảm kể từ năm 2010 khi những nước này bắt đầu chuyển sang mua quần áo rẻ hơn sản xuất tại Đông Nam Á. Tuy nhiên, cổ phần mà Trung Quốc nắm giữ trong bất cứ một thị trường nhập khẩu sản phẩm dệt may nào tại Châu Á tiếp tục tăng mạnh bởi vẫn còn nhiều phân xưởng phải nhập khẩu vải từ Đại Lục. Chẳng hạn như, cổ phần xuất khẩu của Trung Quốc sang Việt Nam đã tăng gấp đôi và lên đến mức 50% kể từ năm 2005 đến 2017. Do đó, cho dù vai trò bá chủ một


thời trong nền công nghiệp này của Trung Quốc có mất đi, nó vẫn sẽ duy trì mạnh mẽ tại những thị trường quan trọng. As for the automobile industry, its supply chains have both local and global dimensions. “Except for the jack in the trunk, which everybody gets from China, we’ve had a distributed global supply chain for a long time,” says Hau Thai-Tang, Ford’s top supply-chain executive. He sees a trend towards greater regionalisation coming with three hub-and-spoke networks: Mexico as the low-cost spoke for America; eastern Europe and Morocco for western Europe; and South-East Asia and China for Asia. Còn đối với ngành công nghiệp ô tô, các chuỗi cung ứng của Trung Quốc trải rộng cả ở khu vực địa phương lẫn quy mô toàn cầu. Hau Thai-Tang, giám đốc của chuỗi cung ứng hàng đầu tại Ford, nói rằng: “Ngoại trừ bộ phận vít nâng trong cốp xe, một bộ phận mà ai cũng nhập từ Trung Quốc, chúng tôi cũng đã sở hữu một chuỗi cung ứng được phân bổ toàn cầu trong một thời gian khá dài rồi”. Ông nhận thấy rằng đang có một xu hướng diễn ra đối với vấn đề khu vực hóa ngày càng lan rộng qua ba mô hình trục bánh xenan hoa: Mexico đóng vai trò là một nan hoa giá rẻ đối với nước Mĩ; Đông Âu và Morocco là nan hoa của Tây Âu; còn với Châu Á thì là Đông Nam Á và Trung Quốc.

search outfit. The Trump administration has rejected carbon regulation and rolled back Obama-era rules promoting more fuel-efficient vehicles. Americans are increasingly favouring pickup trucks and sports-utility vehicles, gas guzzlers eschewed by much of the rest of the world. This has big implications. Ford has decided to phase out saloons altogether in its home market, for example, while gm has left Europe and is consolidating its North American operations. Kristin Dziczek của Trung tâm nghiên cứu xe ô tô của Mỹ, một cơ quan nghiên cứu thị trường, tranh cãi rằng lý do giải thích cho vấn đề khu vực hóa chính là bởi thị trường nước Mỹ đang tách biệt khỏi những xu hướng toàn cầu. Chính quyền dưới trướng của Trump đã loại bỏ quy định sử dụng carbon và giảm bớt tác động của những luật lệ nhằm thúc đẩy sử dụng những phương tiện hiệu suất nhiên liệu cao của cựu tổng thống Obama. Người dân Mỹ đang ngày càng yêu thích xe khách và các loại xe thể thao đa dụng, còn những phương tiện tốn nhiều nhiên liệu thì đều bị tránh sử dụng bởi hầu như toàn bộ phần còn lại của thế giới. Điều này đã đem lại một sức ảnh hưởng mạnh mẽ. Ví dụ như hãng Ford quyết định bỏ tất cả những loại xe có nhiều khoang trong thị trường quốc nội, trong khi đó hãng GM thì rời Châu Âu và đang củng cố thêm cho các doanh nghiệp của nó tại Bắc Mỹ.

One reason for regionalisation is that the American market is diverging from global trends, argues Kristin Dziczek of America’s Centre for Automotive Research, an industry-re-

22


Good night, Shanghai

Car firms have invested heavily to turn Mexico into an export base. The value of its automobile exports has more than doubled since 2010, approaching $50bn last year. The main reasons are not the nearly- defunct North American Free Trade Agreement or lower labour costs, but rather Mexico’s four dozen free-trade agreements with other countries which allow it to export to almost half the world’s market for new cars tariff-free. Carmakers have rejigged supply lines to take advantage. Mexico’s car exports to Germany have nearly 40% German components by value, while those crossing its northern border have over 70% American content.

Ngủ ngon nhé, Thượng Hải

Các xưởng sản xuất ô tô đã đầu tư mạnh tay để biến đất nước Mexico trở thành một cơ sở phục vụ cho hoạt động xuất khẩu. Trị giá của ô tô xuất khẩu tăng hơn hai lần kể từ năm 2010, đạt đến ngưỡng 50 tỷ đô năm ngoái. Những nguyên do chính không phải vì Hiệp định Thương Mại Tự Do Bắc Mĩ gần như chấm dứt hay bởi giá thành thuê lao động thấp hơn trước, mà là 48 hiệp định thương mại tự do giữa Mexico và các nước khác, điều này đã cho phép Mexico xuất khẩu xe mới đến gần như một nửa thị trường trên thế giới hoàn toàn được miễn thuế nhập khẩu. Những nhà sản xuất xe ô tô đã trang bị lại các nguồn cung cấp để tận dụng thời cơ. Đóng góp của Đức chỉ chiếm gần 40% tổng lượng giá trị xuất khẩu ô tô của Mexico sang Đức, trong khi nếu xuất khẩu qua biên giới phía Bắc thì đóng góp của Mỹ sẽ chiếm tới 70% trên tổng lượng giá trị hàng hoá. Mr Trump’s tariffs on China have pushed Big Auto’s supply chains to become even more regional. “We’re finally ready to leave China,” says a senior supply-chain executive at a global car maker. His firm is looking seriously at shifting its sourcing for the global market from China to India, but finds Indian vendors “unreliable”. It thought about dividing between India and Mexico, but saw that its supply base would lose economies of scale. The winner will be Mexico, he says. Thuế quan mà tổng thống Trump áp đặt lên Trung Quốc đã khiến cho chuỗi cung ứng của các công ty ô tô lớn ngày càng mang tính cục bộ nhiều hơn. Một giám đốc làm việc lâu năm tại một chuỗi cung ứng của thị trường xe ô tô toàn cầu nói rằng: “Cuối cùng thì chúng tôi cũng đã sẵn sàng rời khỏi Trung Quốc.” Xưởng chế tạo của ông đang xem xét nghiêm túc việc rời công việc tìm nguồn cung ứng cho thị trường toàn cầu từ Trung Quốc sang Ấn Độ, nhưng lại nhận thấy rằng những nhà cung cấp của Ấn Độ “không mấy đáng tin”. Xưởng của ông cũng suy nghĩ về việc chia đều công việc cho Ấn Độ và Mexico, song nhận thấy rằng như vậy thì cơ sở cung ứng của mình sẽ dần mất đi những lợi thế kinh tế nhờ quy mô. Ông nói tiếp, nước thắng cuộc ở đây chính là Mexico. A longer-term force that could turn automotive supply chains upside down is electrification. The Edison Electric Institute, a think-tank, estimates that the share of electric vehicles (evs) in new car sales in America will rise from 2% in 2018 to over 20% in 2030. That could reduce trade in parts dramatically, since evs have many fewer moving 23

parts than conventional cars. Ford calculates that a shift to electric would reduce the value added by branded car manufacturers from 30% to 10%. Điện khí hoá là lực tác động trong lâu dài có thể gây đảo lộn các chuỗi cung ứng xe hơi. Học viện điện Edison, một viện nghiên cứu, ước tính rằng mức đóng góp của phương tiện xe điện trong tổng doanh thu bán xe ở Mỹ sẽ tăng từ 2% trong năm 2018 đến 20% vào năm 2030. Từ đó phần nào gây ra những sụt giảm mạnh mẽ trong hoạt động kinh doanh các linh kiện xe, bởi xe chạy bằng điện có ít các bộ phận di chuyển hơn là loại xe thông thường. Hãng Ford ước tính rằng sự thay đổi chuyển sang dùng phương tiện xe điện có thể sẽ giảm bớt giá trị gia tăng của các nhà sản xuất xe hơi có thương hiệu từ 30% xuống còn 10%. Dyson, a British engineering firm, is now designing and manufacturing its new evs in Singapore to be close to China. This is not just because the mainland is the biggest market for such vehicles. It is also the beating heart of global electronics production. Dyson, một hãng kỹ thuật tại Anh Quốc, hiện đang thiết kế và sản xuất một loại hình xe điện mới tại Singapore để tiến gần hơn với Trung Quốc. Lý do không chỉ đơn giản vì Đại Lục là thị trường lớn nhất đối với những loại xe như vậy mà còn bởi nó là trung tâm sản xuất đồ điện tử toàn cầu.

Innovation nation

Half the world’s electronics-manufacturing capacity is based on the mainland. Its strengths go beyond sheer scale to diversity and sophistication of products. The pace of hardware innovation in China’s Pearl river delta is unmatched even in Silicon Valley. So, too, is its unique blend of scale and agility. This is why most of the world’s technology giants make their kit in China.

Quốc gia của sự đổi mới

Phân nửa công suất sản xuất đồ điện tử của thế giới được đặt nền móng tại Đại Lục. Sức mạnh của nó vượt trội và đạt đến tầm các sản phẩm vừa đa dạng lại vừa tinh xảo. Tốc độ cải tiến thiết bị phần cứng tại khu vực đồng bằng Châu Giang vượt trội tới mức thậm chí thung lũng Silicon cũng khó có thể sánh kịp. Do đó, cùng với sự phát triển ấy chính là sự kết hợp độc nhất vô nhị giữa quy mô lẫn độ nhạy bén trong sản xuất của Đại Lục. Đây chính là lý do vì sao những gã khổng lồ công nghệ của thế giới đều chọn Trung Quốc là phân xưởng chế tạo phụ tùng.

Many firms are discovering that leaving China is not so easy

Nhiều xưởng sản xuất nhận thấy rằng việc rời khỏi Trung Quốc chẳng dễ dàng đến vậy Rising costs led some electronics firms to consider moving out a few years ago. Most notably, Samsung has built a huge smartphone-manufacturing complex in Vietnam. Now the political risks associated with sourcing from China, especially the Huawei crackdown, are causing others to consider leaving. GoPro, which makes rugged digital cameras, is shifting much of its production to Mexico. Stanley


Black & Decker, a big toolmaker, is moving production of its Craftsman brand of tools back to America. Sweden’s Ericsson is scaling up American manufacturing in anticipation of a boom in 5G telecoms-equipment sales. Một vài năm về trước, việc giá cả tăng cao đã khiến cho nhiều doanh nghiệp sản xuất đồ điện tử cân nhắc rời đi. Đáng chú ý nhất, Samsung đã xây một khu công nghiệp liên hợp đồ sộ để chế tác điện thoại thông minh tại Việt Nam. Giờ đây, những nguy cơ về mặt chính trị liên đới đến việc tìm nguồn cung ứng tại Trung Quốc, đặc biệt là sau những đòn tấn công không nương tay đối với Huawei, đã khiến cho nhiều doanh nghiệp khác cân nhắc tới việc rời đi. GoPro, một hãng sản xuất camera kỹ thuật số độ bền cao, đang chuyển hầu hết công tác chế tạo của mình sang Mexico. Còn Stanley Black & Decker, một hãng sản xuất dụng cụ lớn, thì đang chuyển quá trình chế tạo dụng cụ dòng Craftsman của nó quay trở về Mỹ. Công ty Ericsson tại Thụy Điển đang gia tăng sản xuất tại Mĩ phòng trường hợp xảy ra bùng nổ trong doanh thu của thiết bị viễn thông 5G.

Scrutiny of these three sectors suggests a messy path forward from globalisation. Making this challenge more acute, MNC bosses are now faced with a double threat. Not only must they make supply chains shorter, they must make them faster. Xem xét kỹ lưỡng ba lĩnh vực này cho thấy rằng con đường chuyển tiếp từ sự toàn cầu hóa vẫn còn rất phức tạp. Những ông chủ của các tập đoàn đa quốc gia giờ đây phải đối mặt với mối đe dọa lớn hơn gấp đôi vì đã khiến cho thử thách này đã khó nay càng thêm cấp bách. Họ không chỉ cắt ngắn mà còn phải đẩy nhanh tốc độ của các chuỗi cung ứng. Người dịch: Lê Thu Trà Nguồn: https://www.economist.com/special-report/2019/07/11/supply-chains-for-different-industries-are-fragmenting-in-different-ways

Many firms are discovering that leaving China is not so easy. John Kern is the head of supply chains at America’s Cisco, a telecoms-equipment company. Because of the concerns of customers in America and India who want non-China sourcing, it has upgraded its Mexican operations. But it still has many global customers without such concerns. He says China is a big manufacturing base for Cisco and “will remain so for many years to come”. Nhiều xưởng sản xuất đang nhận ra rằng việc rút ra khỏi Trung Quốc không dễ dàng như họ tưởng. John Kern là người đứng đầu của chuỗi cung ứng tại tập đoàn Cisco của Mỹ, một công ty về thiết bị viễn thông. Bởi những nỗi lo ngại của người tiêu dùng ở Mỹ và Ấn Độ, những người phản đối lấy nguồn cung từ Trung Quốc, công ty này đã phải nâng cấp các cơ sở kinh doanh của nó tại Mexico. Tuy nhiên cũng có rất nhiều khách hàng của nó trên toàn thế giới không quan tâm đến những vấn đề như vậy. Ông nói rằng Trung Quốc là cơ sở sản xuất lớn cho Cisco và “sẽ duy trì như vậy trong nhiều năm tới”. George Yeo of Kerry Logistics, which has lorries and men all over Asia, has noticed an uptick in clients investing in South-East Asia. Vietnam and Cambodia are the biggest beneficiaries, he reports. But labour productivity is a big problem across the region and infrastructure can be ropey. Much of the investment he sees is going into labour-intensive industries like textiles. In electronics, Mr Yeo thinks the exodus is limited to low-end kit. “Thanks to automation and high value-add, Shenzhen is still king.” George Yeo của Kerry Logistics, một công ty có xe chở hàng cùng nguồn nhân lực trải rộng khắp khu vực Châu Á, nhận thấy rằng có sự gia tăng trong lượng khách hàng đầu tư vào Đông Nam Á. Ông thuật lại rằng, Việt Nam và Campuchia là hai đối tượng thụ hưởng lớn nhất. Thế nhưng năng suất lao động lại là một vấn đề không nhỏ ở vùng này và cơ sở hạ tầng còn kém. Hầu hết vốn đầu tư mà ông nhận thấy đều thuộc những lĩnh vực công nghiệp cần nhiều nhân công như dệt may. Đối với lĩnh vực điện tử, ông Yeo nghĩ rằng sự di dời ở đây vẫn chỉ giới hạn đến sản xuất những phụ tùng chất lượng thấp. “Nhờ có tự động hóa và đóng góp giá trị tăng cao, Thẩm Quyến vẫn là bá chủ.” 24


THE DEATH OF SUPPLY CHAIN MANAGEMENT

By Allan Lyall, Pierre Mercier, and Stefan Gstettner Viết bởi Allan Lyall, Pierre Mercier, và Stefan Gstettner June 15, 2018 Ngày 15, tháng 6, năm 2018 The supply chain is the heart of a company’s operations. To make the best decisions, managers need access to real-time data about their supply chain, but the limitations of legacy technologies can thwart the goal of end-to-end transparency. However, those days may soon be behind us. New digital technologies that have the potential to take over supply chain management entirely are disrupting traditional ways of working. Within 5-10 years, the supply chain function may be obsolete, replaced by a smoothly running, self-regulating utility that optimally manages end-to-end work flows and requires very little human intervention. Chuỗi cung ứng là một bộ phận quan trọng trong bộ máy vận hành của một công ty. Để đưa ra quyết định chính xác nhất, người quản lý cần truy cập vào nguồn dữ liệu thời gian thực ngay tức thì về chuỗi cung ứng của họ, nhưng hạn chế của những công nghệ cũ là có khả năng gây cản trở mục tiêu đạt được tính minh bạch hoàn toàn. Tuy nhiên, những ngày đó sẽ sớm đến vơi chúng ta. Công nghệ kỹ thuật số mới có tiềm năng đảm nhiệm vai trò quản lý chuỗi cung ứng hoàn toàn đang phá vỡ các phương thức vận hành truyền thống. Trong vòng 5-10 năm tới, chức năng quản lý chuỗi cung ứng có thể bị lỗi thời, sẽ bị thay thế bởi cách vận hành tốt hơn, một lợi ích tự hành, hoạt động trơn tru và có khả năng tối ưu hóa hoạt động quản lý toàn bộ quy trình làm việc và cần đến ít sự can thiệp của con người. With a digital foundation in place, companies can capture, analyze, integrate, easily access, and interpret high qual-

25

SỰ CHẤM DỨT CỦA HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG

ity, real-time data — data that fuels process automation, predictive analytics, artificial intelligence, and robotics, the technologies that will soon take over supply chain management. Với nền tảng kỹ thuật số tại chỗ, các công ty có thể nắm bắt, phân tích, hợp nhất, dễ dàng truy cập và đọc nguồn dữ liệu thời gian thực chất lượng cao - nguồn dữ liệu góp phần thúc đẩy quá trình tự động hoá, phân tích dự đoán, trí tuệ nhân tạo và công nghệ rô bốt, những công nghệ này sẽ đảm nhiệm vai trò quản lý chuỗi cung ứng. Leading companies are already exploring the possibilities. Many have used robotics or artificial intelligence to digitize and automate labor-intensive, repetitive tasks and processes such as purchasing, invoicing, accounts payable, and parts of customer service. Predictive analytics are helping companies improve demand forecasting, so they can reduce or better manage volatility, increase asset utilization, and provide customer convenience at optimized cost. Các công ty dẫn đầu đang sẵn sàng khai phá những tiềm năng. Rất nhiều công ty sử dụng Robot và trí tuệ nhân tạo để số hóa và tự động hóa những công việc và quá trình cần tập trung nhiều lao động và có tính lặp đi lặp lại ví dụ như mua sắm, gửi hóa đơn, trả lại hóa đơn và chăm sóc dịch vụ khách hàng. Phân tích dự đoán đang giúp các công ty cải thiện năng lực dự báo nhu cầu, từ đó họ có thể giảm hoặc quản lý sự biến đổi tốt hơn, tận dụng tối đa nguồn tài sản sẵn có và cung cấp sự tiện lợi cho khách hàng tại mức giá


tối ưu nhất. Sensor data on machine use and maintenance are helping some manufacturers to better estimate when machines will break down, so downtime is minimized. Blockchains are beginning to revolutionize how parties collaborate in flexible supply networks. Robots are improving productivity and margins in retail warehouses and fulfillment centers. Delivery drones and self-driving vehicles aren’t far off. Rio Tinto, the global mining-and-metals company, is exploring how digital technologies can automate mine-to-port operations. Using driverless trains, robotic operators, cameras, lasers, and tracking sensors, the company will be able to manage the whole supply chain remotely — while improving safety and reducing the need for workers in remote locations. Tích hợp dữ liệu cảm biến trong sử dụng và bảo dưỡng máy móc đang giúp cho các nhà sản xuất dự đoán tốt hơn khi máy móc bị hỏng, vì thế thời gian chết sẽ được giảm đến mức tối thiểu. Công nghệ Blockchain đang bắt đầu được cách mạng hóa cách mà các bên hợp tác trong mạng lưới cung ứng linh hoạt. Robot đang cải thiện năng suất và lợi nhuận trong kho bán lẻ và trung tâm phân phối. Giao hàng không người lái và thiết bị lái tự động không còn xa vời nữa. Rio Tinto, công ty cung cấp dịch vụ và sản phẩm toàn cầu từ một nguồn duy nhất, đang khám phá bằng cách nào công nghệ kỹ thuật số có thể tự động quy trình nhập cảng. Sử dụng những con tàu không người lái, robot điều hành, camera, tia laser và theo dõi cảm biến, công ty có khả năng kiểm soát toàn bộ chuỗi cung ứng từ xa - trong khi cải thiện sự an toàn và giảm bớt nhu cầu về công nhân ở những khu vực xa xôi hẻo lánh. A key concept that many of these companies are exploring is the “digital control tower” - a virtual decision center that provides real-time, end-to-end visibility into global supply chains. For a small number of leading retail companies’ control towers have become the nerve center of their operations. A typical “tower” is actually a physical room staffed with a team of data analysts that works fulltime, 24/7, monitoring a wall of high definition screens. The screens provide real-time information and 3D graphics on every step of the supply chain, from order to delivery. Visual alerts warn of inventory shortfalls or process bottlenecks before they happen, so that teams on the front line can course correct quickly before potential problems become actual ones. Real-time data, unquestioned accuracy, relentless customer focus, process excellence, and analytical leadership underlie the control tower operations of these retail operations. Một khái niệm then chốt mà rất nhiều các công ty đang cố gắng khai phá đó là “đài kiểm soát kỹ thuật số” – một trung tâm quyết định ảo cung cấp những quan sát thời gian thực toàn diện về các chuỗi cung ứng toàn cầu. Đối với một số lượng nhỏ công ty bán lẻ hàng đầu, trung tâm kiểm soát đã trở thành bộ phận đầu não trong bộ máy vận hành của những công ty này. Một đài kiểm soát thực chất là một phòng khoa học bao gồm đội ngũ các nhà phân tích dữ liệu làm việc toàn thời gian, 24/7, giám sát một bức tường có màn hình độ nét cao. Màn hình cung cấp thông tin thời gian thực và đồ họa 3D trên tất cả các bước của chuỗi

cung ứng, từ đặt hàng đến giao hàng. Cảnh báo trực quan báo động về sự thiếu hụt hàng tồn kho hoặc những điểm tắc nghẽn trong quá trình sản xuất trước khi chúng xảy ra, để cho đội ngũ ở tuyến đầu có thể phát hiện, sửa lỗi nhanh chóng trước khi các vấn đề tiềm ẩn thực sự xảy ra. Dữ liệu thời gian thực, độ chính xác tuyệt đối, luôn lấy khách hàng làm trọng tâm, quy trình sản xuất hoàn hảo và cơ chế lãnh đạo hợp lý chính là nền tảng vận hành những đài kiểm soát của những công ty bán lẻ này làm nền tảng cho hoạt động điều hành của các hoạt động bán lẻ này. Industrial companies are also embracing the concept. One manufacturer’s complex network moves more than a million parts and components per day. The control tower flags potential supply issues as they arise, calculates the effects of the problem, and either automatically corrects the issue using pre-determined actions or flags it for the escalation team. Similarly, a steel company built a customized scenario-planning tool into its control tower platform that increases supply chain responsiveness and resilience. The tool simulates how major, unexpected equipment breakdowns — so called “big hits” — will affect the business and points to the best risk mitigation actions. Các công ty công nghiệp cũng đang nắm bắt ý tưởng này. Hệ thống mạng lưới phức tạp của một doanh nghiệp sản xuất di chuyển hơn một triệu bộ phận và linh kiện mỗi ngày. Trung tâm kiểm soát đánh dấu các các vấn đề tiềm năng khi chúng phát sinh, tính toán các tác động của vấn đề và tự động sửa lỗi bằng các cơ chế thiết lập sẵn hoặc ra hiệu cho nhóm xử lý chuyên. Tương tự, một công ty thép đã xây dựng một công cụ lập kế hoạch kịch bản tùy chỉnh vào nền tảng trung tâm kiểm soát của mình để tăng khả năng khả năng đáp ứng và khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng. Công cụ tính toán, mô phỏng cách các sự cố thiết bị không mong đợi – được gọi là “các cú hích lớn” – Sẽ tác động đến doanh nghiệp và chỉ ra cách giảm thiểu rủi ro hiệu quả nhất.

Reskilling implications

Ý nghĩa của việc học hỏi những kỹ năng mới.

The trend is clear: Technology is replacing people in supply chain management — and doing a better job. It’s not hard to imagine a future in which automated processes, data governance, advanced analytics, sensors, robotics, artificial intelligence, and a continual learning loop will minimize the need for humans. But when planning, purchasing, manufacturing, order fulfillment, and logistics are largely automated, what’s left for supply chain professionals? Xu hướng này rất rõ ràng: Công nghệ đang thay thế con người trong quản lý chuỗi cung ứng – và hoạt động hiệu quả công việc tôt hơn. Không khó để tưởng tượng một tương lai mà quá trình được tự động hóa, quản trị dữ liệu, phân tích nâng cao, cảm biến, robot, trí tuệ nhân tạo và vòng lặp học tập liên tục sẽ giảm thiểu nhu cầu đối với con người. Nhưng khi lập kế hoạch, mua, sản xuất, xuất đơn hàng và hậu cần phần lớn được tự động hóa, thì còn lại vai trò gì cho các chuyên gia chuỗi cung ứng? In the short term, supply chain executives will need to shift their focus from managing people doing mostly repetitive and transactional tasks, to designing and managing infor26


mation and material flows with a limited set of highly specialized workers. In the near term, supply chain analysts who can analyze data, structure and validate data sets, use digital tools and algorithms, and forecast effectively will be in high demand. Trong ngắn hạn, các nhà điều hành chuỗi cung ứng sẽ cần chuyển trọng tâm từ quản lý con người làm nhiệm vụ lặp đi lặp lại và giao dịch sang thiết kế, quản lý thông tin và dòng nguyên liệu với việc hạn chế một nhóm những công nhân có trình độ chuyên môn cao. Trong thời gian tới, nhu cầu về nhân lực đối với những nhà phân tích chuỗi cung ứng những người có khả năng phân tích dữ liệu, xây dựng kết cấu và xác thực bộ dữ liệu, sử dụng công cụ kỹ thuật số, các thuật toán và đưa ra dự đoán hiệu quả sẽ ngày càng cao. Looking further out, a handful of specialists will be needed to design a technology-driven supply chain engine that seamlessly supports the ever-changing strategy, requirements, and priorities of the business. To keep that engine running, a small number of people must be recruited or trained in new skills at the intersection of operations and technology. Since the skills needed for these new roles are not readily available today, the biggest challenge for companies will be to create a supply chain vision for the future — and a strategy for filling those critical roles. Ở tầm nhìn xa hơn, sẽ cần một số chuyên gia để thiết kế một động cơ chuỗi cung ứng vận hành bởi công nghệ mà hỗ trợ liền mạch cho các chiến lược, yêu cầu và ưu tiên luôn thay đổi của doanh nghiệp. Để giữ cho hoạt động đó được vận hành, một số ít người phải được tuyển dụng và được đào tạo những kỹ năng mới tích hợp giữa vận hành sản xuất và công nghệ. Vì những kỹ năng cần thiết cho những vị trí mới không có sẵn ngày nay, thử thách lớn nhất cho các công ty là sẽ phải tạo ra tầm nhìn về chuỗi cung ứng cho tương lai – và chiến lược để lấp đầy những vị trí quan trọng đó. Clearly, the death of supply chain management as we know it is on the horizon. The managers and companies working to update their skills and processes today are the ones who will come out on top. Rõ ràng, sự chấm dứt của hoạt động quản lý chuỗi cung ứng như chúng ta thấy nó đã không còn là tương lai xa vời nữa. Những nhà quản lý và các công ty ngày hôm nay đang nỗ lực làm việc để cải tiến kỹ năng và quy trình sản xuất của mình sẽ sớm gặt hái được những thành công vượt trội trong tương lai sau này.

Người dịch: Đinh Ngọc Diệp Nguồn: https://hbr.org/2018/06/the-death-of-supplychain-management

27


SUPPLY CHAINS ARE UNDERGOING A DRAMATIC TRANSFORMATION NHỮNG CHUỖI CUNG ỨNG ĐANG TRẢI QUA MỘT SỰ BIẾN CHUYỂN MẠNH MẼ This will be wrenching for many firms, argues Vijay Vaitheeswaran Điều này sẽ gây ra cú sốc lớn cho nhiều công ty, Vijay Vaitheeswaran lập luận Jul 11th 2019 Ngày 11 tháng 7 năm 2019

T

om Linton, chief procurement and supply-chain officer at Flex, an American contract-manufacturing giant, has his finger on The Pulse. That is the name of his firm’s whizzy command centre in California, which is evocative of a Pentagon war room. The kit allows him to monitor Flex’s 16,000 suppliers and 100-plus factories, producing everything from automotive systems to cloud-computing kit for over 1,000 customers worldwide.

Mr. Linton is one of the acknowledged kings of the supply chain—the mechanism at the heart of globalisation of the past few decades by which raw materials, parts and components are exchanged across multiple national boundaries before being incorporated into finished goods. Ask him about the future, however, and he answers ominously: “We’re heading into a post-global world.”

28


Tom Linton, giám đốc mua sắm và chuỗi cung ứng tại Flex, một ông lớn trong ngành sản xuất theo hợp đồng của Mỹ, nắm bắt rất nhanh sự thay đổi và phát triển. The Pulse là tên của công ty quản lý công nghệ cao của ông ở California, nơi gợi lên hình ảnh của một căn phòng chiến tranh ở Lầu Năm góc. Nơi này cho phép ông giám sát 16000 nhà cung cấp và hơn 100 nhà máy của Flex, sản xuất mọi thứ từ những hệ thống tự động đến dụng cụ điện toán đám mây cho hơn 1000 khách hàng trên toàn thế giới. Ông Linton là một trong những vị vua được thừa nhận của chuỗi cung ứng - cơ chế cốt lõi của toàn cầu hóa trong vài thập kỷ qua - theo đó các nguyên liệu thô, bộ phận và linh kiện được trao đổi qua nhiều biên giới quốc gia trước khi đưa vào thành phẩm. Khi được hỏi về tương lai, ông dự đoán khá quan ngại: “Chúng ta đang hướng đến một thế giới hậu toàn cầu hóa.” A few years ago that would have been a heretical thought. The combination of the information-technology revolution, which made communications affordable and reliable, and the entry of China into the world economy, which provided bountiful cheap labour, had transformed manufacturing into a global enterprise. In his book “The Great Convergence”, Richard Baldwin argues that the resulting blend of Western industrial know-how and Asian manufacturing muscle fuelled the hyper-globalisation of supply chains. From 1990 to 2010, trade boomed thanks to tariff cuts, cheaper communications and lower-cost transport. Một vài năm trước, đây còn đang là một suy nghĩ lập dị. Sự kết hợp của cuộc cách mạng công nghệ thông tin đã làm cho truyền thông trở nên ít tốn kém và đáng tin cậy, cũng như sự tham gia của Trung Quốc vào nền kinh tế thế giới đã cung cấp một lượng lao động giá rẻ dồi dào, chuyển đổi việc sản xuất thành một doanh nghiệp toàn cầu. Trong cuốn sách “Sự hội tụ tuyệt vời”, Richard Baldwin cho rằng kết quả của sự hòa quyện giữa kiến thức và thực tế của công nghiệp phương Tây và cơ sở sản xuất của châu Á đã thúc đẩy sự siêu toàn cầu hóa của các chuỗi cung ứng. Từ năm 1990 đến 2010, thương mại bùng nổ nhờ vào việc giảm thuế, truyền thông rẻ hơn và hệ thống vận chuyển ít chi phí hơn. The OECD, a think-tank for advanced economies, reckons that 70% of global trade now involves global value chains (GVCs). The increase in their complexity is illustrated by the growth in the share of foreign value added to a country’s exports. This shot up from below 20% in 1990 to nearly 30% in 2011. OECD, một Viện nghiên cứu về những nền kinh tế tiên tiến, tính toán rằng 70% thương mại thế giới hiện nay liên quan đến chuỗi giá trị toàn cầu (GVCs). Sự gia tăng độ phức tạp được minh họa bằng sự tăng trưởng tỷ trọng giá trị gia tăng của nước ngoài vào xuất khẩu của một quốc gia. Giá trị này tăng lên nhanh chóng từ dưới 20% vào năm 1990 đến gần 30% vào năm 2011. Western retailers developed networks of inexpensive suppliers, especially in China, so that they in turn could deliver “everyday low prices” to consumers back home. Multinational corporations (MNCs) that once kept manufacturing 29


close to home stretched supply chains thin as they chased cheap labour and economies of scale on the other side of the world. Assuming globalisation to be irreversible, firms embraced such practices as lean inventory management and just-in-time delivery that pursued efficiency and cost control while making little provision for risk. Những nhà bán lẻ phương Tây phát triển mạng lưới những nhà cung cấp giá rẻ, đặc biệt ở Trung Quốc, bởi vậy họ có thể giao hàng “giá rẻ mỗi ngày” cho những khách hàng ở quê nhà. Các tập đoàn đa quốc gia (MNCs) vốn giữ việc sản xuất gần trụ sở chính đang kéo giãn các chuỗi cung ứng bởi họ theo đuổi lao động giá rẻ và quy mô kinh tế bên kia thế giới. Giả sử quá trình toàn cầu hóa không thể đảo ngược, các công ty phải chấp nhận những việc như quản lý hàng tồn kho tinh giản hay giao hàng kịp thời để theo đuổi hiệu quả và quản lý được chi phí trong khi giảm thiểu khoản dự trữ cho rủi ro. But now there are signs that the golden age of globalisation may be over, and the great convergence is giving way to a slow unravelling of those supply chains. Global trade growth has fallen from 5.5% in 2017 to 2.1% this year, by the OECD’s reckoning. Global regulatory harmonisation has given way to local approaches, such as Europe’s data-privacy laws. Cross-border investment dropped by a fifth last year. Soaring wages and environmental costs are leading to a decline in the “cheap China” sourcing model. Nhưng đang có những dấu hiệu cho rằng thời kỳ hoàng kim của toàn cầu hóa có thể đã qua, và sự hội tụ tuyệt vời đang nhường chỗ cho sự chia tách chậm rãi của những chuỗi cung ứng này. Tăng trưởng thương mại thế giới đã giảm từ 5,5% năm 2017 xuống còn 2,1% trong năm nay, theo tính toán của OECD. Sự hài hòa trong quy định toàn cầu nhường chỗ cho những phương pháp tiếp cận nội địa, ví dụ như luật bảo mật dữ liệu của châu Âu. Đầu tư xuyên quốc gia giảm một phần năm năm ngoái. Lương cơ bản tăng vọt và chi phí môi trường đang dẫn đến sự suy giảm trong mô hình cung ứng “Trung Quốc giá rẻ”. The immediate threat comes from President Donald Trump’s imposition of tariffs on America’s trading partners and renegotiation of free-trade agreements, which have disrupted long-standing supply chains in North America and Asia. On June 29th, Mr Trump agreed a truce with Xi Jinping, China’s president, that temporarily suspends his threatened imposition of duties of up to 25% on $325bnworth of Chinese imports, but leaves in place all previous tariffs imposed during the trade war. He threatened in May to impose tariffs on all imports from Mexico if it did not crack down on immigration, but reversed himself in June. He has delayed till November a decision on whether to impose tariffs on automobile imports, which would hit European manufacturers hard. Mối nguy cơ ngay trước mắt đến từ sự áp đặt thuế lên những đối tác thương mại của Mỹ và sự đàm phán lại hiệp định tự do thương mại của tổng thống Donald Trump, việc này đã phá vỡ những chuỗi cung ứng lâu đời. Ngày 29 tháng 6, ông Trump đồng ý đình chiến với chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, động thái này đã tạm thời đình chỉ việc đe dọa áp thuế lên đến 25% với 325 tỷ đô hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, nhưng vẫn để lại tất cả những thuế đã áp 30


đặt trước đó trong chiến tranh thương mại. Trong tháng năm, ông Trump đã đe dọa sẽ áp thuế lên tất cả các mặt hàng nhập khẩu từ Mexico nếu nước này không đàn áp nhập cư, nhưng lại bác bỏ đe dọa này trong tháng sáu. Ông Trump đã trì hoãn đến tháng mười một việc đưa ra quyết định có áp thuế nhập khẩu ô tô hay không, điều này sẽ tác động mạnh đến những nhà sản xuất châu Âu.

Arms race

Look beyond politics, though, and you will find that supply chains were already undergoing the most rapid change in decades in response to deeper trends in business, technology and society. The rise of Amazon, Alibaba and other e-commerce giants has persuaded consumers that they can have an endless variety of products delivered instantly. This is putting enormous pressure on MNCs to modify and modernise their supply chains to keep pace with advancing innovations and evolving consumer preferences. Tuy nhiên, ngoài góc độ chính trị, bạn sẽ thấy rằng những chuỗi cung ứng đã vừa trải qua những thay đổi nhanh nhất trong nhiều thập kỷ để đáp ứng những xu hướng sâu sắc hơn trong kinh doanh, công nghệ và xã hội. Sự tăng trưởng của Amazon, Alibaba và những ông lớn thương mại điện tử khác đã thuyết phục người tiêu dùng rằng họ đang cần vô số sản phẩm được giao đến ngay lập tức. Điều này đã đặt áp lực khổng lồ lên các tập đoàn đa quốc gia trong việc sửa đổi và hiện đại hóa các chuỗi cung ứng của họ nhằm bắt kịp những sự đổi mới và thích nghi với sở thích của người tiêu dùng.

Chạy đua đầu tư

31

The biggest force for change is technology. Artificial intelligence (AI), predictive data analytics and robotics are already changing how factories, warehouses, distribution centres and delivery systems work. 3D printing, blockchain technologies and autonomous vehicles could have a big impact in future. Some even dream of autonomous supply chains requiring no human intervention. Công nghệ là sức mạnh lớn nhất của sự thay đổi. Trí thông minh nhân tạo (AI), phân tích dữ liệu dự đoán và người máy đang thay đổi cách các nhà máy, kho bãi, trung tâm phân phối và hệ thống phân phối hoạt động. In 3D, công nghệ blockchain và xe tự hành có thể sẽ ảnh hưởng lớn đến tương lai. Một số mơ ước về chuỗi cung ứng tự hành không cần đến sự can thiệp của con người.


However, technological advances also raise the spectre of an arms race in supply-chain security. Aggressive private hackers and state-sponsored cyber-warriors appear to have the upper hand over beleaguered corporations and governments. Recent headlines have focused on America’s crackdown on Huawei, a Chinese telecoms giant. But the issues involved go far beyond one firm, given that much of the world’s electronics-manufacturing and hardware innovation takes place in China. Tuy nhiên, những tiến bộ công nghệ cũng làm tăng bóng ma của một cuộc chạy đua vũ trang trong việc bảo mật chuỗi cung ứng. Những hacker tư nhân hung hăng và những chiến binh mạng do nhà nước bảo trợ dường như có ưu thế hơn những tập đoàn và chính phủ bị cô lập. Tin tức gần đây tập trung vào sự đàn áp của Mỹ với Huawei, một ông lớn viễn thông của Trung Quốc. Nhưng những vấn đề liên quan vượt quá một công ty, cho thấy phần lớn sự đổi mới trong phần cứng và sản xuất điện tử của thế giới diễn ra ở Trung Quốc.

If a technology cold war breaks out, it would smash today’s highly integrated technology supply chains and force an expensive realignment. It may even lead to a bifurcation in the rollout of 5G, a new telecoms-network technology that is the essential enabler of coming marvels such as the internet of things (IoT). With the proliferation of inexpensive sensors, the IOT will allow homes, factories and cities to be digitally monitored and managed. A “splinternet of things” (in which America followed one standard and China another) would not only be costly and inefficient, it would also fail to address legitimate security concerns about future cyber-threats in the age of 5G. Nếu chiến tranh công nghệ lạnh nổ ra, nó có thể sẽ phá vỡ những chuỗi cung ứng được tích hợp công nghệ cao hiện nay và tạo nên những sự tái cơ cấu đắt đỏ. Việc này thậm chí có thể dẫn đến sự phân chia trong việc triển khai 5G, một công nghệ mạng-viễn thông mới, một yếu tố thiết yếu của những tuyệt tác sắp tới như Internet vạn vật (IoT). Với sự phát triển của các cảm biến giá rẻ, Internet vạn vật sẽ

32


được áp dụng cho mọi ngôi nhà, mọi nhà máy và các thành phố để được giám sát và quản lý kỹ thuật số. Một “thế giới mạng mọi thứ bị phân mảnh” (Splinternet: Sự phân đôi hệ thống mạng Internet) (mà trong đó Mỹ đang theo đuổi một tiêu chuẩn và Trung Quốc theo đuổi một tiêu chuẩn khác) sẽ không chỉ tốn kém và thiếu hiệu quả mà còn thất bại trong việc giải quyết các mối lo ngại an ninh hợp pháp về những mối đe dọa an ninh tương lai trong thời đại 5G. Even if Huawei is eventually spared, and the truce in America’s trade war with China turns into a frosty peace, the era of frictionless supply lines flowing from Shenzhen to San Francisco and Stuttgart has ended. As globalisation is transformed into something messier, the consequences for MNCs and the world economy could be momentous. Thậm chí nếu cuối cùng Huawei được tha thứ, và sự đình chiến trong chiến tranh thương mại với Trung Quốc của Mỹ trở thành một sự yên bình lạnh nhạt, thì thời đại của một đường cung cấp thẳng từ Thâm Quyến đến San Francisco và Stuttgart sẽ kết thúc. Khi toàn cầu hóa đang biến thành một thứ gì đó lộn xộn hơn, những ảnh hưởng đến các tập đoàn đa quốc gia và nền kinh tế toàn cầu cũng trở nên trầm trọng. This report will show that supply chains were already becoming shorter, smarter and faster before politicians started taking a hammer to the trading system. Given today’s riskier world, supply chains will need to become safer too. This transformation threatens firms that have entrenched supply networks, but it also presents opportunities for those that adapt nimbly. Bài báo này chỉ ra rằng những chuỗi cung ứng đang trở nên ngắn hơn, thông minh hơn và nhanh hơn trước khi các chính trị gia bắt đầu lên án hệ thống thương mại. Thế giới ngày nay có xu hướng nguy hiểm hơn, các chuỗi cung ứng cũng cần trở nên an toàn hơn. Sự thay đổi này đe dọa những công ty đang có những mạng lưới cung cấp lạc hậu, nhưng cũng cho thấy những cơ hội với những công ty nhanh nhẹn thích nghi.

Người dịch: Bảo Ân Nguồn: https://www.economist.com/special-report/2019/07/11/supply-chains-are-undergoing-a-dramatic-transformation

33


Quản lí bản tin Phòng công tác chính trị và quản lí sinh viên ĐH KTQD Chịu trách nhiệm bản tin Đoàn Thanh niên Cộng sản - ĐH KTQD Cố vấn nội dung Phòng Quản lí khoa học ĐH KTQD Thực hiện nội dung, biên tập và phát hành CLB Sinh viên Nghiên cứu Khoa học ĐH KTQD Tổng Biên tập: Hồng Nhung Biên tập: Hoài Thương, Phan Quỳnh, Thảo Linh, Quế Giang, Hồng Nhung Nội dung: Huyền Trân, Thảo Anh, Thu Trà, Ngọc Diệp, Bảo Ân Thiết kế và trình bày: Hồng Anh, Phương Anh, Trang Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về Địa chỉ: Phòng 121 – nhà 11 Fanpage: www.facebook.com/pages/Yesnews/ Issuu: issuu.com/yesnews4 Email: yesnews.neu@gmail.com



NEU

YESNEWS

CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ

Price: 70.000 dong YESNEWS ĐỊA CHỈ: PHÒNG 121 - NHÀ 11 FANPAGE: WWW.FACEBOOK.COM/PAGES/ YESNEWS ISSUU: ISSUU.COM/YESNEWS4 EMAIL: YESNEWS.NEU@GMAIL.COM 36


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.