BÁO THÁNG 8/2019 - BẤT ỔN KINH TẾ TOÀN CẦU

Page 1

YESNEWS Bản tin sinh viên nghiên cứu khoa học

68

BẤT ỔN KINH TẾ TOÀN CẦU Số báo tháng 08/2019



Lời mở đầu

Thân chào quý độc giả!

Bạn đang cầm trên tay số báo tháng 8 của YESNEWS_NEU với một chủ đề vô cùng nóng hổi “Bất ổn kinh tế toàn cầu”, cùng xem chúng ta có gì nhé! Với chuyên mục Điểm tin kinh tế, tin trong nước nổi bật là những sự chuyển biến tích cực như xuất khẩu cá tra tăng đột phá, khách du lịch nước ngoài tăng mạnh, ngân hàng Việt Nam lọt Top châu Á,... Bên cạnh đó, điểm tin thế giới cũng có nhiều sự kiện đáng chú ý liên quan tới mạng 5g, tranh chấp thương mại Nhật-Hàn leo thang, đồng tiền ảo lao dốc… Chuyên mục Lăng kính khoa học tháng này sẽ cho quý độc giả một cái nhìn toàn cảnh về hai cuộc tranh chấp thương mại lớn nhất hiện nay, kinh tế toàn cầu đã trở nên bất ổn như thế nào, thế giới sẽ phải đối mặt với những rủi ro và thách thức gì trong tương lai sắp tới? Cuối cùng, chuyên mục Nhìn ra thế giới sẽ đưa quý độc giả tới gần hơn với hai cuộc tranh chấp thương mại này. Kết cục gì cho những căng thẳng thương mại leo thang giữa hai cường quốc hàng đầu thế giới Mỹ-Trung Quốc? Nhật Bản đã có động thái gì mới trước làn sóng phản đối gay gắt bên phía Hàn Quốc?

Giờ các bạn hãy cùng tìm hiểu với YESNEWS nhé!

BAN BIÊN TẬP YESNEWS_NEU


MỤC LỤC Điểm tin kinh tế

5

Lăng kính khoa học

14

Nhìn ra thế giới

26


YESNEWS_5

Điểm tin kinh tế

Tháng 07/ 2019 – tháng đầu tiên của quý III năm 2019, nền kinh tế Việt Nam và thế giới có nhiều sự biến động. CPI tháng 07/2019 tăng nhẹ với 0,18%, đồng thời nền kinh tế Việt Nam có nhiều chuyển biến tích cực như xuất khẩu tăng đặc biệt là xuất khẩu cá tra, khách du lịch nước ngoài tăng, ngân hàng Việt Nam lọt Top châu Á,… Với nền kinh tế thế giới, tháng 07 là tháng có nhiều biến động lớn như tâm điểm chú ý của mạng 5G, nhiều nước tiếp tục rơi vào khủng hoảng của chiến tranh thương mại, đồng tiền ảo lao dốc,…


YESNEWS_6

1 CPI tháng 7/2019 tăng 0,18% Chỉ số giá tiêu dùng tháng 7/2019 tăng 0,18% so tháng trước, bình quân 7 tháng năm 2019 tăng 2,61% so cùng kỳ năm 2018, đây là mức tăng bình quân 7 tháng thấp nhất trong ba năm gần đây. Cũng theo Tổng cục Thống kê, lạm phát cơ bản tháng 7/2019 tăng 0,23% so với tháng trước và tăng 2,04% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản bình quân 7 tháng năm 2019 tăng 1,89% so với bình quân cùng kỳ năm 2018. Trong tháng 7 có 9/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng, trong đó nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,33% ; nhóm giáo dục tăng 0,22% do một số địa phương thực hiện tăng học phí năm học mới 2019 - 2020 theo lộ trình; nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,15%; … Riêng nhóm giao thông và nhóm nhà ở, vật liệu xây dựng cùng giảm 0,03%. Nguồn: Phúc Nguyên, thoibaotaichinhvietnam.vn

TIN TRONG NƯỚC

2 7 tháng đầu năm, Việt Nam ở vị thế xuất siêu Theo báo cáo tình hình kinh tế xã hội tháng 7/2019 do Tổng cục Thống kê vừa công bố, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa 7 tháng đầu năm 2019 ước tính đạt 288,47 tỷ USD với kim ngạch xuất khẩu đạt 145,13 tỷ USD, kim ngạch nhập khẩu đạt 143,34 tỷ USD. Đáng chú ý, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu 7 tháng của khu vực kinh tế trong nước đạt 12,2%, cao hơn tốc độ tăng của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (5,6%) và tỷ trọng của khu vực kinh tế trong nước có xu hướng tăng lên, chiếm 30,3% tổng kim ngạch xuất khẩu (cùng kỳ năm trước là 29%). Cán cân thương mại hàng hóa 7 tháng ước tính xuất siêu 1,8 tỷ USD.


YESNEWS_7

4

Về thị trường hàng hóa nhập khẩu 7 tháng năm 2019, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 42 tỷ USD, tăng 16,9% so với cùng kỳ năm trước; tiếp theo là thị trường Hàn Quốc đạt 26,6 tỷ USD, giảm 0,8%; thị trường ASEAN đạt 18,8 tỷ USD, tăng 5,2%; … Nguồn: Công Trí, thoibaokinhdoanh.vn

3 Kinh tế ban đêm: Nguồn lực lớn Việt Nam cần khai thác Khi đường phố lên đèn, những người dân lại càng đổ ra đường không chỉ để vui chơi, mua sắm mà để thúc đẩy nền kinh tế đặc biệt, nền kinh tế ban đêm. Tại Việt Nam, từ lâu cũng đã dần hình thành các hoạt động kinh tế ban đêm. Các đô thị lớn ở Việt Nam như TP.HCM, Hà Nội hiện đang nhộn nhịp nhất với nhiều hoạt động như phố đi bộ, phố ẩm thực, chợ đêm, cửa hàng tiện lợi… Hà Nội đã cho phép 65 hộ kinh doanh hoạt động, buôn bán đến 2h sáng. Sau 1 năm, kết quả cho thấy doanh thu của các hộ này đã tăng khoảng 30%. Kinh tế ban đêm đang là một thế mạnh Việt Nam cần có những chính sách cụ thể để khai thác. Tuy nhiên, không phải địa phương nào cũng khai thác được hiệu quả từ hoạt động kinh tế ban đêm. Tại TP.HCM, cách đây gần 1 năm, phố Tây Bùi Viện đã được quy hoạch thành phố đi bộ. Khách Tây đến du lịch rất đông nhưng doanh thu của các hộ kinh doanh ở đây vẫn không tăng là bao. Nguyên nhân được xác định là do chưa có sản phẩm kinh doanh nào đặc biệt để níu chân du khách. Nguồn: Duy Hoàn (Trung tâm Tin tức VTV24)

Gần 100% doanh nghiệp làm thủ tục hải quan điện tử Tại Hội thảo tham vấn dự thảo Thông tư quy định về quản lý rủi ro trong hoạt động hải quan (29/7), Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Hoàng Việt Cường, cho biết hiện nay, hệ thống thông quan tự động (VNACCS/VCIS) đã được triển khai tại 100% đơn vị hải quan trên toàn quốc, với 100% quy trình thủ tục được tự động hóa và hơn 99,65% doanh nghiệp tham gia thực hiện thủ tục hải quan bằng phương thức điện tử, giúp giảm bớt thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan, rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa, giao hàng kịp thời cho đối tác, … Số lượng, tỷ lệ các lô hàng phải kiểm tra thực tế hàng hóa trong thực hiện thủ tục hải quan đã giảm đáng kể qua các năm. Cụ thể, năm 2014, tỷ lệ kiểm tra thực tế là 9,68%, đến nay giảm còn 5,07%. Theo đó, cơ quan Hải quan đã triển khai Chương trình quản lý giám sát hải quan tự động cảng biển, cảng hàng không; thí điểm triển khai hệ thống thông tin, quản lý các doanh nghiệp hoạt động gia công sản xuất xuất khẩu; triển khai nộp thuế qua ngân hàng… Nguồn: Thanh Hoa, thoibaokinhdoanh.vn

5 Hiệp định EVFTA: Bảo đảm chất lượng hàng hóa để “vượt rào”

Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) sớm được thông qua sẽ mở ra cơ hội lớn cho các nhà xuất khẩu của Việt Nam và khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. Tuy nhiên, ông Trần Hữu Huỳnh, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam cho rằng, EU là một thị trường khó tính, khách hàng luôn đòi hỏi cao về chất lượng sản phẩm. Vì vậy, dù có được hưởng lợi về thuế quan, hàng hóa của Việt Nam phải hoàn thiện về chất lượng để có thể vượt qua được các rào cản này. Chủ tịch Hiệp hội Cá tra Việt Nam, ông Dương Nghĩa Quốc, nhận xét, Hiệp định EVFTA sẽ tạo ra


YESNEWS_8

cơ hội lớn cho ngành hàng cá tra Việt Nam thâm nhập thị trường lớn này. Bên cạnh ưu đãi về thuế nhập khẩu bằng 0%, việc một số nước trong cộng đồng EU "bôi bẩn" sản phẩm cá tra của Việt Nam, hay cạnh tranh không lành mạnh bằng cách dựng lên các hàng rào kỹ thuật phi thuế quan sẽ có thể tránh được. Nguồn: TTXVN

6

Cá tra Việt “tấn công” thị trường ASEAN, xuất khẩu tăng mạnh 5 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu cá tra sang thị trường ASEAN đạt 87,3 triệu USD, tăng 14,6% so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, với Thái Lan, đây là thị trường xuất khẩu lớn nhất của cá tra Việt Nam tại ASEAN. Mức tăng trưởng dương xuất khẩu sang thị trường này trong nửa đầu năm nay khá tốt và thuận lợi. Tính đến hết tháng 5/2019, giá trị xuất khẩu đạt 32,5 triệu USD, tăng 9,2% so với cùng kỳ. Philippines thực sự là thị trường mới nổi tại ASEAN trong hai năm nay 2018-2019 khi tính đến hết tháng 5/2019, tổng giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường này đạt 19 triệu USD, tăng 25% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, ngoài các thị trường chính như Mỹ, châu u, Nhật Bản, Trung Quốc hay Trung Đông... cá tra Việt Nam đang có nhiều lợi thế ở sân chơi khu vực. Nguồn: Bạch Huệ, vneconomy.vn

7 Bốn ngân hàng Việt Nam vào Top nơi làm việc tốt nhất Châu Á Tối 10/7, tổ chức HR Asia công bố danh sách "Nơi làm việc tốt nhất châu Á" trong lễ trao giải HR Asia Awards 2019. Đây là giải thưởng tổ chức bình chọn thường niên tại UAE, Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore, Indonesia, Malaysia, Philippines, Việt Nam... Hàng trăm doanh nghiệp Việt Nam thuộc các lĩnh vực đã đăng ký dự giải. Lĩnh vực ngân hàng góp mặt bốn đại diện từ Việt Nam, bao gồm HDBank, ACB, VPBank và SHB. Ngoài ra danh sách còn có tên hai ngân hàng quốc tế đang hoạt động tại Việt Nam là Shinhan Bank (Hàn Quốc) và Standard Chartered (Anh). Đây là năm thứ hai liên tiếp HDBank nhận đánh giá cao tại giải thưởng châu lục này. Đặc biệt, HDBank ngân hàng xuất sắc đạt điểm cao hơn bình quân ngành ở cả ba hạng mục. Tính đến 31/3, HDBank có 6.041 cán bộ nhân viên làm việc trên khắp Việt Nam. Tỷ lệ nhân viên thâm niên trên 5 năm đạt 34%. Nhiều năm qua, HDBank chú trọng chất lượng môi trường làm việc, tạo điểm tựa cho người lao động về phúc lợi và lộ trình nghề nghiệp. Nguồn: Nhật Tâm, vneconomy.vn


YESNEWS_9

8 Khách Trung Quốc rời Việt Nam, khách Thái, Hàn, Nhật, Đài Loan và Hoa Kỳ tăng mạnh Khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 7/2019 đã tăng trở lại so với tháng trước, đạt hơn 1,3 triệu lượt khách, tính chung 7 tháng đạt 9,8 triệu lượt khách, trong đó chiếm tỷ trọng lớn và có tốc độ tăng cao vẫn là khách đến từ các nước châu Á. Khách quốc tế đến trong tháng 7 ước tính đạt 1315,8 nghìn lượt người, tăng 11% so với tháng trước và tăng 10,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khách đến từ châu Á tăng 12,2%; từ châu u tăng 5,4%; từ châu Mỹ tăng 13,4%; từ châu Úc giảm 7,7%; từ châu Phi tăng 6%. Trong 7 tháng, khách đến từ châu Á đạt 7600,9 nghìn lượt người, chiếm 77,6% tổng số khách du lịch đến nước ta, tăng 8,8% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khách đến từ Trung Quốc đạt 2890,3 nghìn lượt người, giảm 2,8%; Hàn Quốc 2400,1 nghìn lượt người, tăng 22,1%; Nhật Bản 524,5 nghìn lượt người, tăng 12,9%; Đài Loan 517 nghìn lượt người, tăng 27,6%; Malaysia 337,3 nghìn lượt người, tăng 13,9%; Thái Lan 227,4 nghìn lượt người, tăng 48,2%. Nguồn: Hoàng An, cafef.vn, theo Trí thức trẻ

9 Thu ngân sách nửa năm 2019 tăng trên 13% Tổng thu ngân sách trong 6 tháng đầu năm 2019 đạt trên 745 nghìn tỷ đồng, bằng 52,8% dự toán năm và tăng 13,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Báo cáo tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn cho biết, tính đến hết tháng 6/2019, tổng thu ngân sách nhà nước đạt 745,4 nghìn tỷ đồng, bằng 52,8% dự toán, tăng 13,2% so với cùng kỳ năm 2018. Ông Đỗ Hoàng Anh Tuấn cho biết, trong tổ chức thực hiện, ngay từ đầu năm Bộ Tài chính đã tập trung chỉ đạo triển khai tốt các luật thuế, giao chỉ tiêu phấn đấu thu, chỉ tiêu xử lý nợ đọng thuế, trên cơ sở yêu cầu các cơ quan Thuế, Hải quan phải phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương quản lý chặt chẽ các khoản thu, mở rộng cơ sở thuế. Đồng thời, đẩy mạnh chống thất thu, buôn lậu, gian lận thương mại, tăng cường thanh tra, kiểm tra thuế, quyết liệt xử lý nợ thuế, phấn đấu giảm số thuế nợ đọng xuống dưới 5% tổng thu ngân sách nhà nước. Nguồn: Duyên Duyên, vneconomy.vn


YESNEWS_10

10 Logistics trong ngành nông nghiệp Việt Nam: vừa thiếu, vừa yếu

Mặc dù xuất khẩu nông sản Việt Nam đang đứng thứ 15 thế giới, thứ 2 Đông Nam Á và đã xuất sang hơn 180 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tuy nhiên, nông sản Việt hiện đang phải gánh hàng loạt chi phí logistics khiến sức cạnh tranh gặp nhiều khó khăn trên thị trường. Theo tính toán của Viện chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, chi phí logistics phục vụ nông nghiệp ở Việt Nam cao hơn Thái Lan 6%, Malaysia 12% và hơn cả Singapore 300%" Nguyên nhân đầu tiên làm cho phí logistics trong ngành nông nghiệp của ta cao như vậy theo chuyên gia do giá cước vận tải cao. Đáng chú ý, việc kết nối giữa người sản xuất với cơ sở chế biến, với thị trường hầu hết vẫn do thương lái, hay các đơn vị vận tải hoạt động manh mún, quy mô nhỏ, thiếu hụt hẳn các trung tâm logistics hiện đại. Ngoài ra, việc thiếu các chuỗi cung ứng lạnh trong vận chuyển, lưu kho, phân phối khiến tỷ lệ thất thoát, hỏng bỏ của nông sản ở ta khá cao trên 25%. Nguồn: Trung tâm Tin tức VTV24

TIN QUỐC TẾ 1 Mạng 5G – Tâm điểm chú ý tại Hội nghị Internet di động toàn cầu Hội nghị Internet di động toàn cầu đã kết thúc sau 4 ngày diễn ra ở Quảng Châu, Trung Quốc. Sự kiện thường niên này thu hút những tên tuổi lớn nhất trong ngành viễn thông toàn thế giới. Năm nay, một trong những từ khóa được nói tới nhiều nhất tại Hội nghị Internet di động toàn cầu là mạng 5G. Năm nay là năm thứ 11 của sự kiện viễn thông và di động (GMIC). Chủ điểm và cảm hứng của Hội nghị Internet di động toàn cầu 2019 bắt nguồn từ một cụm từ "Kỷ nguyên Phục hưng của khoa học", một cụm từ do huyền thoại Stephen Hawking phát minh ra.

Hơn 20.000 người tham dự, với tổng diện tích trên 20.000 m2 trưng bày triển lãm, tham gia sự kiện có cả giới khoa học và doanh nghiệp. Trong đó, những cái tên như: Huawei, Baidu, GMIC được cho là sự kiện di động và Internet lớn nhất châu Á. Mạng Internet thế hệ thứ 5 (5G) là một tâm điểm chú ý của GMIC năm nay. Theo nghiên cứu của Insight Research, những dịch vụ viễn thông toàn cầu sẽ đạt doanh thu 2,4 nghìn tỷ USD trong năm nay. Nguồn: Trung tâm Tin tức VTV24


YESNEWS_11

2 Singapore tính chi hàng tỷ USD để tự cứu trong ảnh hưởng chiến tranh thương mại Singapore đã vươn lên vào nhóm những thành phố phát triển nhất thế giới nhằm tận dụng lợi thế trung tâm giao dịch để thu hút công nghệ và đầu tư. Giờ đây, khi bị mắc kẹt trong quá nhiều thay đổi về thương mại và công nghệ toàn cầu, Singapore đang rót tiền vào những ý tưởng có thể định hình sự phát triển của thành phố, đồng thời dọn đường cho hoạt động đổi mới đô thị. Hơn 30% xuất khẩu của Singapore hướng đến thị trường Trung Quốc đại lục hoặc Mỹ, chính vì vậy Singapore chịu nhiều tác động từ chiến tranh thương mại, điều này thể hiện ở ngay chính tại những số liệu xuất khẩu của Singapore. Hiện tại, các chuyên gia kinh tế dự báo kinh tế Singapore chỉ tăng trưởng được 1,4%, thấp hơn so với mức 2,2% theo dự báo công bố tháng 6/2019. Dù vậy, Singapore vẫn còn nhiều thế mạnh. Singapore có ổn định chính trị cao, hệ thống vận tải và hạ tầng đẳng cấp thế giới, hệ thống tài chính mạnh, tỷ lệ tội phạm thấp và vị trí trung tâm của những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Nguồn: cafef.vn

3

Nhiều nước chạy đua kích thích tăng trưởng kinh tế Ngân hàng Trung ương nhiều nước trên thế giới nhiều khả năng sẽ tung ra hàng loạt biện pháp kích thích tiền tệ mạnh tay nhất tính từ khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008. Từ đầu năm 2019 đến nay, Ngân hàng Trung ương nhiều nước khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã hạ lãi suất, trong đó phải kể đến Ngân hàng Trung ương Australia, New Zealand, Ấn Độ, Malaysia và Philippines. Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc và Indonesia hạ lãi suất trong tuần trước, Ngân hàng Trung ương Nam Phi cũng đưa ra quyết định tương tự. Theo tờ Wall Street Journal, các chính sách được cho là nhắm đến việc thổi thêm sinh khí mới vào tăng trưởng kinh tế chứ không phải ngăn kinh tế sụp đổ. Thế nhưng, chiến lược này bộc lộ không ít rủi ro. Khi mà lãi suất chính sách tại Mỹ vốn đã thấp, lãi suất ở Nhật dưới 0%, châu u cũng tương tự, việc tung ra thêm gói kích thích kinh tế sẽ có thể tạo ra thêm nhiều bất ổn trong lĩnh vực bất động sản và nhiều thị trường tài sản khác. Nguồn: vtv.vn

4 Thái Lan phá lệ trở thành nước đầu tiên “già trước khi giàu” Ngoại trừ Trung Quốc, Thái Lan đã phá lệ trở thành nền kinh tế mới nổi đầu tiên già hoá dân số trước khi trở nên giàu có... Già hoá dân số là vấn đề đau đầu với một quốc gia, nhưng sẽ còn đau đầu hơn khi tình trạng này diễn ra khi quốc gia đó còn nghèo. Đây là điều đã được dự báo trước đối với Thái Lan, quốc gia đang phát triển đầu tiên đối mặt với những hệ quả của tình trạng tỷ lệ sinh giảm mạnh, theo Bloomberg. Theo dữ liệu được Liên Hợp Quốc (UN) công bố vào tháng trước, mức sinh tại Thái Lan đã giảm xuống tương đương với Thuỵ Sỹ và Phần Lan - hai nước phát triển gần như không có điểm chung nào khác với Thái Lan. UN dự báo tới năm 2030, hơn 1/4 dân số Thái Lan sẽ là những người trên 60 tuổi và hầu hết vẫn nghèo. Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), lực lượng lao động giảm sẽ kéo tụt tăng trưởng kinh tế của nước này trong hai thập kỷ tới. Nguồn: cafef.vn


YESNEWS_12

5 Kinh tế Anh có thể đã rơi vào suy thoái Nghiên cứu mới nhất của Viện Kinh tế và Xã hội Quốc gia Anh cho thấy, nền kinh tế Anh có thể đã rơi vào suy thoái. Các chuyên gia đánh giá khả năng nền kinh tế Anh đang suy thoái là 25%. Dự báo nếu xảy ra Brexit không thỏa thuận, dù "có trật tự", nền kinh tế Anh cũng không thể tăng trưởng trong năm 2020 và lạm phát sẽ tăng lên đỉnh 4% do đồng Bảng Anh tiếp tục mất giá thêm 10% so với hiện nay, làm giá hàng hóa nhập khẩu tăng. Để tránh viễn cảnh tân Thủ tướng Anh Boris Johnson thúc đẩy Brexit không thỏa thuận, Hạ viện Anh đã thông qua một nghị quyết mới đảm bảo Quốc hội có tiếng nói quyết định trong việc đưa Anh rời EU, thay vì giao toàn quyền cho người đứng đầu chính phủ.. Có thể thấy, thử thách ông Johnson phải đối mặt từ trong nước sẽ là rất lớn trước khi tới EU để thảo luận về tương lai mối quan hệ này. Nguồn: vtv.vn

7 Căng thẳng thương mại Nhật – Hàn leo thang Nhật Bản ngày 9/7 bác bỏ lời kêu gọi của Hàn Quốc về xóa bỏ hạn chế xuất khẩu một số mặt hàng công nghệ cao, đẩy leo thang căng thẳng giữa hai nước trong một mâu thuẫn ngoại giao đã kéo dài nhiều thập kỷ.Tuần trước, Nhật Bản tuyên bố hạn chế xuất khẩu đối với 3 nguyên liệu sử dụng cho màn hình smartphone và con chip. Lý do của lệnh cấm này là mâu thuẫn giữa Tokyo với Seoul về vấn đề người Hàn Quốc bị ép buộc làm việc cho các công ty Nhật Bản trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Động thái của Nhật Bản có thể gây ảnh hưởng lớn đến các tập đoàn công nghệ lớn của Hàn Quốc như Samsung Electronics và SK Hynix, qua đó cho thấy tầm quan trọng của Nhật Bản đối với một bộ phận sống còn của chuỗi cung ứng toàn cầu. Thông qua lệnh cấm, Chính phủ Nhật Bản sử dụng vị thế này để làm "lá bài mặc cả" với Hàn Quốc. Nguồn: vneconomy.vn

6 Samsung báo lợi nhuận sụt hơn 50% do mảng chip nhớ đi xuống hà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới_ Samsung Electronics Co. ngày 5/7 cho biết lợi nhuận hoạt động trong quý 2 của công ty giảm 56% xuống còn khoảng 6.500 tỷ Won (5,6 tỷ USD) - dù vẫn cao hơn so với dự báo trước đó của các nhà phân tích. Nguyên nhân là do nhu cầu ảm đạm đối với con chip và di dộng thông minh (smartphone) cao cấp của hãng này trong bối cảnh căng thẳng thương mại. Mảng chip nhớ của Samsung là một trong những linh kiện chịu ảnh hưởng lớn nhất kể từ khi thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump bắt đầu có hiệu lực vào tháng 5. Mối quan ngại đối với mảng kinh doanh mang lại lợi nhuận lớn nhất của Samsung càng tăng thêm khi mới đây Nhật Bản ra lệnh hạn chế xuất khẩu đối với các vật liệu cần thiết để sản xuất chip và màn hình. Nguồn: vneconomy.vn

8 Giá Bitcoin lao dốc vì dự án tiền ảo của Facebook bị chỉ trích Giá tiền kỹ thuật số, trong đó có Bitcoin, giảm ồ ạt sau khi các nghị sỹ Mỹ chỉ trích kế hoạch phát hành đồng tiền ảo Libra của mạng xã hội Facebook. Bitcoin sụt giá liên tiếp trong những ngày gần đây, trong bối cảnh sức ép chính trị và quy chế giám sát đối với tiền ảo nói chung gia tăng. Trước đó, trong tháng 6, giá Bitcoin tăng mạnh sau khi Facebook tuyên bố sẽ phát hành đồng Libra vào năm 2020. Các tiền ảo khác cũng đang giảm giá mạnh. Bốn đồng còn lại trong top 5 tiền ảo lớn nhất, gồm Ethereum, XRP, Bitcoin Cash và Litecoin, có mức giảm từ 6-14% vào thời điểm trên. Nguồn: vneconomy.vn


YESNEWS_13

9

Thua lỗ triền miên, ngân hàng lớn nhất Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm 2019 và năm tới, đồng thời cảnh báo những căng thẳng thương mại và tình trạng bất ổn kéo dài đang cản trở "sức khỏe" của nền kinh tế thế giới. Trong báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu được công bố hàng quý, IMF đã điều chỉnh hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu trong năm 2019 và năm 2020 lần lượt xuống còn 3,2% và 3,5%, thấp hơn 0,1% so với mức dự đoán trước đó. Báo cáo của IMF đã gióng hồi chuông cảnh báo và cho rằng tình hình kinh tế thế giới có thể xấu hơn. Theo IMF, căng thẳng thương mại gây tác động đến hoạt động đầu tư và các nước cần thúc đẩy các cuộc thương lượng thay vì triển khai chính sách áp thuế. Tổ chức này một lần nữa cho rằng việc giải quyết sự bất ổn vẫn là vấn đề gây áp lực nhất đối với kinh tế toàn cầu và các chính phủ cần tránh các bước đi sai lầm vốn có thể làm suy yếu đà tăng trưởng và thị trường việc làm. Nguồn: vtv.vn

10

IMF hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2019 Deutsche Bank – ngân hàng lớn nhất Châu u vừa công bố kế hoạch thu hẹp mạnh mảng giao dịch, theo đó cắt giảm 18.000 nhân viên và tiết kiệm 7,4 tỷ Euro chi phí mỗi năm. Đây được xem là kế hoạch cải tổ lớn nhất của một ngân hàng đầu tư kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu - hãng tin Reuters cho hay. Ngoài ra, Deutsche Bank cũng sẽ thành lập một bộ phận mới là "ngân hàng xấu" để bán dần những tài sản không mong muốn. Theo dự kiến, "ngân hàng xấu" sẽ quản lý số tài sản trị giá khoảng 74 tỷ USD của Deutsche Bank. Kế hoạch trên đánh dấu sự rút lui mạnh mẽ khỏi mảng ngân hàng đầu tư sau nhiều năm nhà băng Đức cố gắng cạnh tranh với những đối thủ lớn ở Phố Wall nhưng không đạt kết quả như mong muốn. Theo kế hoạch này, Deutsche Bank sẽ xóa bỏ mảng kinh doanh chứng khoán toàn cầu, thu hẹp bộ phận ngân hàng đầu tư, đồng thời giảm bớt mảng kinh doanh trái phiếu - lĩnh vực vốn là một thế mạnh của ngân hàng này. Độ lớn của kế hoạch cải tổ phản ánh mức độ thất bại của Deutsche Bank trong việc cạnh tranh với các đối thủ mạnh ở Phố Wall như JPMorgan Chase và Goldman Sachs. Nguồn: vneconomy.vn Tổng hợp: Hoài Thương, Phan Quỳnh


2



YESNEWS_16 Nhật Bản chính thức dấy lên căng thẳng với Hàn Quốc Ngày 04 /07/2019, Nhật Bản chính thức thông báo hạn chế xuất khẩu những hóa chất quan trọng trong lĩnh vực bán dẫn sang Hàn Quốc, cụ thể là fluorinated polyimide (nhựa nhiệt dẻo), hydrogen fluoride và resist (chất cản màu) - Trong đó, nhựa điện dẻo dùng để chế tạo màn hình smartphone, còn chất cản màu dùng để chế tạo các linh kiện bán dẫn và in các mẫu mạch. Sau đó, ngày 02/08/2019 Tokyo đã loại Seoul ra khỏi danh sách các “quốc gia trắng” – danh sách một trong 27 nước mà Nhật Bản cho là có hệ thống kiểm soát xuất khẩu đáng tin cậy. Theo các thông báo này, ngoại trừ thực phẩm và gỗ xe, tất cả các mặt hàng phải trải qua quá trình kiểm soát chặt chẽ của Nhật Bản trước khi chúng được xuất khẩu và các thủ tục này có thể kéo dài lên tới 90 ngày.

Đáp trả của Hàn Quốc… Hàn Quốc đã chính thức đệ đơn lên Tổ chức Thương mại Thế giới với các lập luận rằng việc Nhật Bản hạn chế xuất khẩu đã tạo ra thương mại không công bằng và đi ngược lại với nguyên tắc của WTO. “Hàn Quốc là nhà xuất khẩu chất bán dẫn hàng đầu. Các biện pháp hạn chế của Nhật Bản sẽ gây tổn hại cho các nước thứ ba”, ông Kim Seunga-ho, Thứ trưởng phụ trách các vấn đề đa phương và pháp lý tại Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng của Hàn Quốc cho biết.

Làn sóng tẩy chay hàng Nhật Bản cũng diễn ra trên khắp Hàn Quốc, Các cuộc biểu tình cũng bắt đầu diễn ra khi tuyên bố hạn chế xuất khẩu của Nhật Bản công bố. Khắp nơi treo các băng rôn khẩu hiệu tẩy chay, nói không với hàng Nhật Bản; trên các trang mạng xã hội liên tục có những video quay lại cảnh hủy vé máy bay tới Nhật Bản, phá xe, các vật dụng được nhập khẩu từ Nhật. Sau các động thái này, trong một cuộc họp báo, Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga cho rằng, các biện pháp này được đưa ra bởi lý do an ninh. Phía Nhật Bản cho rằng Hàn Quốc đã bí mật chuyển các chất bán dẫn này cho Bắc Triều Tiên để phát triển vũ khí. Các chuyên gia cho rằng hành động này thuần túy việc đáp trả lại Hàn Quốc của Nhật Bản khi vào tháng 10/2018, tòa án Hàn Quốc phán quyết ra phán quyết yêu cầu tập đoàn thép Nippon của Nhật đền bù cho những nạn nhân bị ép lao động cưỡng bức thời Thế chiến II. Trong khi đó, Nhật Bản cho rằng vấn đề này đã được giải quyết theo hiệp ước 1965 khi hai nước bình thường hóa quan hệ. Nhật Bản lo ngại rằng các động thái này của Hàn Quốc sẽ làm ảnh hưởng đến các công ty Nhật trong lâu dài. Vậy nên, sau nhiều nỗ lực ngăn chặn và chấm dứt các hành động từ phía Hàn Quốc không thành, Nhật Bản đã quyết định đi đến hành động trên.

HanaTour, công ty du lịch lớn nhất Hàn Quốc, cho biết lượng khách đặt tour tới Nhật đã giảm từ 1.000 - 1.200 người vào tháng trước xuống còn 400-500 người trong tháng 7. Các công ty du lịch khác cũng chứng kiến lượng tour tới Nhật Bản sụt giảm. Năm ngoái, Nhật Bản là điểm đến yêu thích nhất của người Hàn Quốc, với khoảng 7,5 triệu khách tới nước này. Tại các siêu thị và cửa hàng tiện lợi, sản phẩm Nhật được bày bán phổ biến nhất tại Hàn Quốc là bia cũng bị tẩy chay. E-mart, nhà bán lẻ lớn nhất Hàn Quốc, doanh số bán bia Nhật Bản từ ngày 1 tới ngày 24/7 đã giảm 38% so với tháng trước. Hàng chục nghìn siêu thị nhỏ và cửa hàng tiện lợi ở Hàn Quốc đã ngừng bán bia và các sản phẩm Nhật Bản. Hải quan Hàn Quốc cho hay lượng ôtô Nhật Bản nhập khẩu từ ngày 1/7 tới 20/7 ước tính đạt 46 triệu USD, giảm 32% so với cùng kỳ năm ngoái.


YESNEWS_17 Mối quan hệ Nhật Hàn Bắt đầu dấy lên căng thẳng khi Nhật Bản thông báo sẽ không ưu tiên xuất khẩu 3 vật liệu bán dẫn quan trọng trong sản xuất các thiết bị công nghệ cao, tiếp đến là loại Hàn Quốc khỏi danh sách các quốc gia được ưu tiên xuất khẩu. Trước tình hình đó Hàn Quốc đã đệ đơn lên tổ chức thương mại thế giới, người dân phản ứng gay gắt với các mặt hàng từ Nhật. Các công ty công nghệ Hàn Quốc và giá cả các thiết bị công nghệ cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

TOÀN CẢNH CĂNG THẲNG THƯƠNG MẠI NHẬT - HÀN


YESNEWS_18

Ảnh hưởng đến các mặt trong kinh tế, các công ty công nghệ ở Hàn và các công ty bên thứ ba

Các công ty công nghệ hàng đầu ở Hàn Quốc như Samsung Electronics, SK Group, Huyndai Motor, Lotte Group… bị ảnh hưởng lớn nhất vì các công ty phụ thuộc vào 3 loại vật liệu bị Nhật Bản hạn chế xuất khẩu rất nhiều, trong khi các công ty thường chỉ có nguyên liệu dự trữ đủ để sản xuất trong một đến hai tháng, thủ tục nhập khẩu lại lên tới 3 tháng. Điều này có thể làm gián đoạn sản xuất, làm giá cả các mặt hàng trung gian để sản xuất các thiết bị công nghệ tăng cao, kéo theo giá thành của các thiết bị công nghệ. Gần đây giá của các loại chip đã tăng đáng kể và nguyên nhân được cho là do căng thẳng thương mại vì thị trường vốn đang rất ổn định. Cụ thể, giá chip nhớ truy cập ngẫu nhiên (DRAM) tăng 25%, giá các chip nhớ NAND flash tăng 6,1%.

Là nguyên nhân gây ra căng thẳng thương mai nhưng Nhật Bản cũng phải chịu một phần ảnh hưởng khi việc hạn chế các mặt hàng này cũng sẽ làm cho Nhật Bản tổn thất khoảng 50 triệu USD/năm ( theo ông Cho kyung-yup - một chuyên viên tư vấn cấp cao thuộc viện nghiên cứu kinh tế Hàn Quốc) và đồng thời khi Nhật Bản là nơi sản xuất các công nghệ và hóa chất quan trọng với các ngành công nghệ Hàn Quốc thì đất nước này lại cũng là nơi tiêu thụ các mặt hàng trên. Cũng theo ông Cho Kyung-yup dự báo, nếu doanh nghiệp Hàn Quốc thiếu 30% vật liệu sản xuất chip bán dẫn, GDP Hàn Quốc sẽ giảm 2.2%, GDP Nhật Bản giảm 0.4%; nếu Hàn Quốc đáp trả bằng biện pháp tương tự GDP Hàn Quốc và Nhật Bản lần lượt sẽ giảm 3.1% và 1.8% Tuy nhiên, nếu căng thẳng tiếp tục leo thang, hai đất nước có thể sẽ tìm nguồn hàng từ những nơi cung cấp khác. Một số công ty công nghệ đã cử người đến một số quốc gia có thể cung ứng các vật liệu này để tìm hiểu khảo sát, nhưng để có kết quả có thể vẫn cần thời gian từ 6 tháng đến 1 năm. Điều này vẫn sẽ ảnh hưởng đến các công ty thứ 3 cần các thiết bị trung gian để sản xuất ví dụ như các nhà sản xuất điện thoại thông minh trên thế giới như Apple, Huawei… Theo giới phân tích, căng thẳng thương mại không chỉ đe dọa sản lượng linh kiện dùng trong smartphone và màn hình máy tính của Hàn Quốc mà còn tác động đên thị trường công nghệ toàn cầu, làm trì trệ hoặc đẩy lùi nền công nghệ thế giới, cũng như đẩy giá bán của người tiêu dùng tăng cao.

_ Cẩm Tú _


YESNEWS_19

KINH TẾ THẾ GIỚI PHẢI ĐỐI MẶT VỚI NHỮNG THÁCH THỨC VÀ RỦI RO NÀO KHI BẤT ỔN KINH TẾ TOÀN CẦU ĐANG LEO THANG Cả thế giới đang chứng kiến những dấu hiệu của sự bất ổn trong nền kinh tế toàn cầu. Có thể cuộc chiến tranh thương mại Mỹ Trung không phải là những dấu hiện đầu tiên nhưng nó lại chính là dẫn chứng rõ ràng nhất cho những bất ổn kinh tế trên thế giới. Tiếp nối cuộc chiến tranh thương mại này là cả một hệ quả, chuỗi những biểu hiện leo thang khác ở hầu hết các nước trên thế giới. Chỉ trong 2 năm trở lại đây, những biểu hiện cho thấy bất ổn kinh tế thế giới đang ngày trở lên rõ ràng hơn. Sự bất ổn này sẽ gây ra những rủi ro hết sức to lớn đối với các quốc gia, các nền kinh tế khác trên thế giới.

Những con số cụ thể biểu hiện sự bất ổn kinh tế thế giới 1. Chính quyền Trump dồn dập tăng thuế đánh vào hàng nhập khẩu, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung có leo thang? Kể từ tháng 3/2018 đến nay, chính quyền của Tổng thống Donald Trump đã liên tiếp có những động thái nhằm bảo hộ nền sản xuất trong nước bằng cách tăng thuế đối với các mặt hàng nhập khẩu vào Mỹ. Cụ thể, vào ngày 1/3/2018, ông Trump tuyên bố áp mức thuế suất 25% đối với mặt hàng thép và 10% đối với mặt hàng nhôm từ tất cả các nước khi nhập khẩu vào Mỹ. Và mới đây nhất, ngày 22/03/2018, ông Trump đã ký văn bản ghi nhớ về việc áp thuế nhằm vào 60 tỷ USD giá trị hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Phía Trung Quốc cũng có những động thái đáp trả xứng đáng như một lời tuyên bố tham gia vào cuộc chiến tranh thương mại này với Mỹ. Vào ngày 2/4/2018, Trung quốc tuyên bố áp thuế mới đối với 128 mặt hàng mới của Mỹ với tổng giá trị các mặt hàng bị ảnh hưởng chỉ khoảng 3 tỷ USD. Dự định áp thuế mới nhất của ông Trump được xem là động thái trực diện nhất nhằm vào Trung Quốc, nước có thặng dư thương mại lớn nhất và ngày càng tăng với Mỹ. Chính quyền Trump dự định sẽ áp mức thuế nhập khẩu 25% lên nhiều hàng hóa của Trung Quốc (khoảng 1.300 mặt hàng). Cuộc chiến diễn ra liên tục bằng những đòn đáp trả từ hai phía mặc dù chính quyền 2 bên đã có những cuộc họp thượng đỉnh để đàm phán về những vấn đề này nhưng đều đi đến bế tắc.


YESNEWS_20 MỸ

TRUNG QUỐC

- Hạn chế hoạt động đầu tư của Trung Quốc vào Mỹ ở các lĩnh vực CÔNG NGHIỆP VÀ KỸ THUẬT QUAN TRỌNG.

- Trung Quốc có thể TỪ BỎ CÁC CAM KẾT MUA THÊM 10 TRIỆU TẤN SẢN PHẨM nông nghiệp. Điều đó sẽ kéo dài “nỗi đau” cho nông dân Mỹ.

- Kiểm soát chặt hơn CÔNG NGHỆ, bởi Trung Quốc đang phải lệ thuộc vào các microchip tân tiến của Mỹ để thực hiện kế hoạch Made in China 2025.

- Trung Quốc có thể siết chặt nguồn cung ĐẤT HIẾM, khiến các ngành công nghệ cao, vũ khí của Mỹ bị tác động mạnh.

- Bộ Thương mại Mỹ đưa HUAWEI vào DANH SÁCH CẤM mua các bộ phận và linh kiện từ Mỹ. Sau lệnh cấm này, nhiều công ty Mỹ dừng hợp tác với Huawei.

- Gần 20% công ty Mỹ đã nếm trải cảnh KIỂM TRA HẢI QUAN Ở TRUNG QUỐC CHẬP CHẠP hơn, theo phòng Thương mại Mỹ ở Trung Quốc.

- Mỹ dọa sẽ cấm cửa thêm 5 công ty Trung Quốc trong lĩnh vực camera giám sát và cảnh báo UAV nước này có thể đánh cắp dữ liệu.

- Trung Quốc có thể bán phá giá một phần trong số hơn 1100 tỷ USD trái phiếu chính phủ Mỹ. Điều này có thể khiến Mỹ rơi vào hỗn loạn

- Washington thúc giục các đồng minh không sử dụng thiết bị của Huawei trong mạng 5G.

- Trung Quốc có thể thiết lập các khâu kiểm tra chặt chẽ hơn đối cới các công ty Mỹ.

- Siết chặt quản lý du học sinh Trung Quốc

- Để nhân dân tệ trượt giá so với đồng đôla Mỹ.

2. Mâu thuẫn Nhật – Hàn đe dọa nguồn cung chip nhớ toàn cầu

Đầu tháng 7 vừa rồi, một mâu thuẫn lớn khác đã bùng nổ giữa hai nền kinh tế hàng đầu Châu Á: NHẬT BẢN – HÀN QUỐC. Động thái đầu tiên bắt nguồn từ xứ sở hoa anh đàu khi chính phủ nước đó đã công bố kiểm soát chặt chẽ việc xuất khẩu ba loại vật liệu quan trọng sang Hàn Quốc, gồm fluorinated polyamides (nhựa nhiệt dẻo), photoresists (chất cản quang) và hydrogen fluoride (hydro florua) dùng trong sản xuất điện thoại thông minh và chất bán dẫn - những thành phần không thể thiếu trong chip nhớ và màn hình điện thoại thông minh. Động thái này có thể khiến Samsung và SK Hynix - hai công ty kiểm soát tới 63% thị trường chip nhớ toàn cầu - bị ảnh hưởng trầm trọng. Bên cạnh đó, LG - một trong những nhà sản xuất màn hình hàng đầu - cũng bị tác động.Theo số liệu của Hiệp hội Thương mại Quốc tế Hàn Quốc (KITA), các công ty sản xuất linh kiện bán dẫn và màn hình cho smartphone của Hàn Quốc nhập tới 94% fluorinated polyamides, 92% photoresists và 43,9% hydrogen fluoride từ Nhật Bản. Sau tuyên bố về kiểm soát xuất khẩu, người Hàn Quốc đã kêu gọi tẩy chay hàng tiêu dùng và du lịch Nhật Bản. Bên cạnh đó, có hơn 36.000 người cùng ký một bản kiến nghị, yêu cầu chính phủ có các hành động trả đũa Tokyo. Chưa dừng lại ở đó, đầu tháng 8 vừa rồi Chính phủ

Nhật Bản quyết định loại Hàn Quốc ra khỏi “Sách trắng” các nước xuất khẩu đáng tin cậy.Về phía Seoul, thay vì đưa ra những đòn đánh kinh tế đáp trả thì tổng thống Hàn Quốc kêu gọi Nhật Bản đối thoại và hợp tác để giảm tối đa thiệt hại từ những mâu thuẫn trên. Nếu như mâu thuẫn này gia tăng và tiếp bước Mỹ - Trung trở thành chiến tranh thương mại, hoạt động sản xuất của ngành công nghiệp điện, điện tử của Hàn Quốc và Nhật Bản sẽ giảm lần lượt 20,6% và 15,5%. Có thể thấy, nếu trận chiến này thực sự bùng nổ, ảnh hưởng của nó sẽ còn sâu sắc và lan rộng hơn sang các nước khác trên thế giới. Có thể thấy, mâu thuẫn giữa các nền kinh tế đang dần lộ rõ. Đây là những dấu hiệu quan trọng cho thấy sự nóng lên của bất ổn kinh tế thế giới. Mà sức nóng này sẽ ảnh huưởng tiêu cực, đem lại những rủi ro, thách thức và hậu quả không hề nhỏ cho nền kinh tế của từng quốc gia. Tùy vào từng khu vực, từng khả năng của mỗi nước mà sự ảnh hưởng này sẽ tác động theo những hình thức và ở những mức độ khác nhau. Vậy sự ảnh hưởng này đang đem lại những thay đỏi gì cho nền kinh tế thế giới trong năm 2019 này và những năm sau đó??


YESNEWS_21

Những ảnh hưởng của bất ổn kinh tế toàn cầu đến xu hướng kinh tế chung của các quốc gia?? - Việc tăng lãi suất liên tục của nhiều NHTW trên thế giới Nhiều người cho rằng các cuộc khủng hoảng tài chính lớn sẽ xảy ra theo chu kỳ 10 năm. Năm 2018 được tin là một năm sẽ tuân theo những tiền lệ đáng lo ngại trước đây, như cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997/98 và khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Nhưng năm 2018 kết thúc mà không có sự khủng hoảng lớn nào, thậm chí trong bối cảnh những sự sụt giảm mạnh trên thị trường chứng khoán toàn cầu. Tuy nhiên, trong năm 2019, với việc thanh khoản toàn cầu tiếp tục bị thắt chặt hơn và những bất ổn kéo dài trong nền kinh tế thế giới, không có gì đảm bảo rằng chúng ta sẽ tránh được việc đối mặt với một cuộc khủng hoảng với quy mô lớn. Bởi lãi suất, tỷ giá,… là những công cụ sắc bén nhất, phản ứng lại nhanh nhất của NHTW đến sự biến động tình hình chung của thế giới. Điển hình là Trung Quốc_ quốc gia đang giả giá đồng nội tệ xuống mức thấp nhất lịch sử để cứu vãn ván cờ thương mại cân não với Trung Quốc. Đầu tiên, chúng ta sẽ điểm qua một vài sự kiện kinh tế trên thế giới năm 2018 và những gì đã trải qua trong năm 2019 để có cái nhìn khách quan nhất. Tại Mỹ, năm 2018 là một năm đáng nhớ khi các “chính sách kinh tế Donald Trump” chính thức được thực thi, cụ thể chính sách liên quan trực tiếp đến việc leo thang căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Thêm vào đó, chính quyền Trump cũng có những động thái thay đổi vai trò nền kinh tế của mình đối với kinh tế toàn cầu, khi nước Mỹ đặt mình là một thành viên trong hệ thống kinh tế quốc tế,

thay vì là một nhà lãnh đạo với cương vị bảo hộ hệ thống thương mại quốc tế. Do vậy, trong trường hợp xảy cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, sẽ không thể đảm bảo rằng chính phủ Hoa Kỳ sẽ gánh vác trách nhiệm trong việc giải quyết nó, trừ khi nền kinh tế Hoa Kỳ là tâm điểm của cuộc khủng hoảng như năm 2008. Điều này cũng cho thấy năm 2018, nhiều quốc gia đã có những thay đổi trong việc hợp tác thương mại quốc tế, thay vì dựa vào hệ thống kinh tế đang tồn tại. Cụ thể, hội nhập kinh tế khu vực đang được xem như một trong những lựa chọn thay thế tốt nhất khi vắng dần sự hiện diện của các nền kinh tế phát triển (Hiệp định CPTPP/ TPP-11 chính thức có hiệu lực ngày 30/12/2018, thoả thuận hợp tác kinh tế giữa Nhật Bản và Châu Âu có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2019, hay Quan hệ đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) đang trong tiến trình hoàn thành,…). Tại châu Âu, với việc hoàn thành thoả thuận Brexit năm 2019 đang dấy lên những hoài nghi xung quanh những tác động phụ của Brexit tới hội nhập kinh tế trong khu vực châu Âu, sự gia tăng của chủ nghĩa dân tộc, khủng hoảng nợ công cũng đang là những vấn đề nóng tại nhiều quốc gia châu Âu. Khu vực Đông Á, hội nhập kinh tế khu vực Đông Á vẫn được xem như một câu chuyện trong tương lai xa. Tỷ lệ giao thương thương mại và giao dịch tài chính bên trong khu vực ASEAN+3 (bao gồm 10 thành viên ASEAN và 3 nền kinh tế Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc) đang có những dấu hiệu gia tăng; và quan hệ kinh tế giữa các quốc gia trong khu vực đang hội nhập sâu hơn trong năm 2018.


YESNEWS_22 Nhìn chung, những hoài nghi về thế giới sẽ chứng kiến một cuộc khủng hoảng kinh tế mỗi một thập kỷ đã không còn, tuy nhiên, năm 2019 cũng đang đặt ra những viễn cảnh bi quan đối với nền kinh tế toàn cầu bởi những sự kiện kinh tế chúng ta đang chứng kiến. Thêm vào đó, việc Trung Quốc đáp trả những hàng rào thuế quan, những lệnh cấm đối với các doanh nghiệp Trung Quốc bằng việc giảm giá đồng nội tệ đang trở thành điểm nóng kinh tế trong những ngày nay. Ngân hàng trung ương Trung Quốc (PBOC) thiết lập tỷ giá tham chiếu ngày 5/8/2019 là 6,9225 nhân dân tệ (CNY) đỏi một USD. Đây là ần đầu tiên CNY xuống dưới mốc quan trọng 7 CNY một USD trong 11 năm qua. Bên phía Mỹ cũng đã có những phản ứng kịp thời khi Bộ trưởng bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin xác định Trung Quốc là nước thao túng tiền tệ dưới sự ủy nhiệm của Tổng thống Trump. Bên cạnh đó phía Mỹ sẽ làm việc với Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) "để loại bỏ lợi thế cạnh tranh không lành mạnh do

các hành động mới nhất của Trung Quốc tạo ra". Chính hành động này của Trung Quốc đã làm cho chúng ta có quyền nghĩ rằng một “ cuộc chiến tiền tệ” có thể xảy ra nếu như sự việc này có tiến triển xấu. Vì thế, vấn đề lớn nhất cho nền kinh tế toàn cầu năm 2019 sẽ không phải là cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung khi khả năng cao nó sẽ sớm được giải quyết trên bàn đàm phán giữa Mỹ và Trung Quốc trong nửa đầu năm 2019. Thay vào đó, vấn đề đáng lưu tâm nhất đó là sự sụp đổ hàng loạt của hệ thống các doanh nghiệp, gây ra những khủng hoảng trong hệ thống ngân hàng tại các quốc gia mới nổi do phụ thuộc nhiều vào dòng vốn nước ngoài, khi lãi suất tăng sẽ chấm dứt chu kỳ dòng tiền dồi dào “easy money” bơm vào nền kinh tế từ những ngân hàng trung ương trong những năm gần đây. Cụ thể, dòng tiền “easy money” được bơm mạnh vào thị trường, sẽ tạo một lực đẩy mạnh cho cả phía cung và phía cầu của kinh tế toàn cầu lên những mức cao hơn, đưa tăng trưởng kinh tế toàn cầu tiến dần lên đỉnh tăng trưởng thịnh vượng trong một chu kỳ kinh tế.

- Sự gia tăng của các hệ tư tưởng chống toàn cầu hoá Trong những thập kỷ trở lại đây, toàn cầu hóa đang trở thành xu hướng chung của hầu hết các nền kinh tế trên thế giới. Bởi toàn cầu hóa tạo ra những cơ hội công bằng cho tất cả các nền kinh tế trên thế giới cạnh tranh với nhau, đồng thời gỡ bỏ những hàng rào thuế quan để tạo thêm lợi thế cho những nền kinh tế yếu thế có khả năng bắt kịp nhịp sống kinh tế thuế giới. Tuy nhiên, những năm gần đây nền kinh tế toàn cầu đang gặp nhiều biến động lớn, khiến một số nền kinh tế có những mâu thuẫn, xung đột nhất định. Thêm vào đó, chính trị ở một số quốc gia chưa thật sự ổn định để sẵn sàng tham gia vào xu hướng toàn cầu hóa thế giới. Chính những lí do trên đã khiến một số quốc gia buộc phải có những biện pháp bảo hộ thích hợp để bảo vệ nền kinh tế của chính quốc gia đó. Điều này đã phá vỡ đi niềm tin trong nội bộ một số khối kinh tế liên minh trên thế giới. Hồi t1/2017, tổng thống Mỹ_Trump đã ký sắc lệnh hành pháp rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương(TPP). Có thể thấy TPP quả là đồ sộ nhưng chính sự đồ sộ đã khiến khả năng hiện thực hoá của TPP giảm đi rất nhiều, thể hiện qua ba vấn đề sau.Thứ nhất, có nhiều bất đồng khiến thời gian đàm phán kéo dài và buộc các bên phải có nhiều nhượng bộ để kết thúc đàm phán. Như vậy, một số lợi ích quốc gia đã bị mất đi ngay trên bàn đàm phán, trong khi quyền lợi từ TPP chưa biết khi nào mới có được. Với tính thực dụng của người Mỹ thì việc đánh đổi lợi ích thực tế lấy lợi ích kỳ vọng của TPP như thế là khó chấp nhận, dù lợi ích kỳ vọng có lớn như thế


YESNEWS_23 nào đi chăng nữa.Thứ hai, hạn chế khả năng tiếp cận của các đối tượng được hưởng lợi nhờ TPP, bởi lĩnh vực tác động của hiệp định này quá lớn khiến cho người dân, doanh nghiệp khó nhận diện được lợi ích của mình. Thậm chí dư luận cho rằng, TPP chỉ mang lại công ăn việc làm và lợi ích rõ rệt nhất cho những chuyên gia phân tích, những nhà tư vấn và những đơn vị dịch vụ. Bởi lẽ, sự khó tiếp cận của TPP khiến cho những đối tượng được hưởng lợi phải nhờ tới những lực lượng chuyên nghiệp “nói cho rõ” để biết mình là ai, được lợi gì từ TPP. Điều này khiến cho hiệu ứng xã hội cần phải có của một hiệp định giảm đi rất nhiều đối với TPP, nghĩa là cộng đồng không thích, không quan tâm. Thứ ba, cơ chế của TPP từ kích hoạt, khởi động đến vận hành đều quá phức tạp. Chính sự đồ sộ của TPP khiến cho cơ chế của nó thiếu linh hoạt mà cứ bó gọn trong sự phức tạp kỹ thuật. Trong thời buổi khó khăn và cạnh tranh khốc liệt thì sự phức tạp sẽ khiến TPP kém hiệu quả so với hiệp định thương mại kiểu “mì ăn liền”, khai thác ngay lợi ích từ lợi thế đang có sẵn. Thay vì tiếp tục ở lại TPP, ông Trump đã có những biện pháp khác mang tính bảo hộ thích hợp hơn để kích thích nền kinh tế Mỹ đi lên.


YESNEWS_24 Không chỉ Mỹ, hiện nay đã có không ít quốc gia tự bảo vệ mình bằng những biện pháp bảo hộ mậu dịch. Coface cho biết số lượng các biện pháp bảo hộ thương mại thực hiện trên toàn cầu hiện nay đã tăng gấp 2,5 lần so với năm 2010. Ở hầu hết các nền kinh tế phát triển như Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản, Canada, Australia và một số ít quốc gia mới nổi lớn như Brazil, Argentina và Ấn Độ, tỷ trọng nhập khẩu chịu ảnh hưởng tiêu cực do các biện pháp bảo hộ thương mại cao hơn định mức nhập khẩu được hưởng lợi từ các biện pháp có lợi. Sự gia tăng của chủ nghĩa bảo hộ thương mại được thúc đẩy bởi sự tăng thuế của Mỹ gần đây làm dấy lên lo ngại rằng nhiều quốc gia tham gia chuỗi công nghiệp sẽ bị ảnh hưởng bởi tác động của nó. Ngoài tác động trực tiếp, Coface cho rằng việc tăng thuế cũng sẽ tác động tiêu cực gián tiếp đến xuất khẩu giá trị gia tăng của 12 ngành công nghiệp của 63 quốc gia.Ngoài thuế, chất lượng sản phẩm cũng được coi là một biện pháp nảo hộ được nhiều quốc gia sử dụng đặc biệt là Nhật Bản. Cơ chế kiểm định hải quan của Nhật rất chặt chẽ, sản phẩm được kiểm tra chất lượng trước khi nhập khẩu, đảm bảo an toàn y tế cho người dân. Hàng hoá nước ngoài muốn vào thị trường Nhật Bản trước tiên phải đáp ứng được những tiêu chuẩn chất lượng hàng. Hàng rào mang tính kỹ thuật của Nhật Bản luôn luôn hạn chế quy mô nhập khẩu. Tóm lại, hiện nay xu hướng bảo hộ mậu dịch đang được áp dụng nhiều hơn để bảo vệ các quốc gia khỏi sự bất ổn kinh tế toàn cầu. Vì thế xu hướng toàn cầu hóa đang dần đánh mất những lợi thế mà nó đem lại cho nền kinh tế toàn cầu bởi sự bất ổn luôn tiềm tàng trong sự hội nhập, trong các tổ chức quốc tế.

- Giảm dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu Ngày 23/7, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm 2019 và năm tới, đồng thời cảnh báo những căng thẳng thương mại và tình trạng bất ổn kéo dài đang cản trở "sức khỏe" của nền kinh tế thế giới. Cụ thể, Báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu đã điều chỉnh hạ ự báo tăng trưởng toàn cầu trong năm 2019 và năm 2020 lần lượt xuống còn 3,2% và 3,5%, thấp hơn 0,1% so với mức dự đoán trước đó. Báo cáo của IMF đã gióng hồi chuông cảnh báo và cho rằng tình hình kinh tế thế giới có thể xấu hơn. Không chỉ có những nước trong cuộc chiến tranh thương mại như Mỹ, Trung giảm dự báo tăng trưởng mà tăng trưởng kinh tế tại một số nước phát triển như Đức, Nhật Bản hay khu vực Mỹ Latinh đều cùng xu hướng giảm. Điều này có thể được giải thích bởi căng thẳng thương mại gây tác động đến hoạt động đầu tư và các nước cần thúc đẩy các cuộc thương lượng thay vì triển khai chính sách áp thuế. Bên cạnh đó, việc giải quyết sự bất ổn vẫn là vấn đề gây áp lực nhất đối với kinh tế toàn

cầu và các chính phủ cần tránh các bước đi sai lầm vốn có thể làm suy yếu đà tăng trưởng và thị trường việc làm. Một dẫn chứng tiêu biểu do những ảnh hưởng từ bất ổn kinh tế toàn cầu gây ra làm giảm tằng trưởng kinh tế chính là Singapore. Kinh tế Singapore bất ngờ sụt giảm mạnh trong quý 2, gửi đi một lời cảnh báo đối với nền kinh tế toàn cầu về ảnh hưởng tiêu cực mà xung đột thương mại gây ra với niềm tin kinh doanh và các hoạt động đầu tư. Theo đó, tổng sản phẩm trong nước (GDP) của nước này giảm 3,4% trong quý 2 so với quý 1. Trong quý đầu năm, nền kinh tế của đảo quốc sư tử tăng 3,8%. Những điều xấu này xảy ra ở Singapore đều là tín hiệu cảnh báo sớm, bởi nền kinh tế của nước này có sộ mở rất lớn và nhạy cảm với thương mại. Điều này cho thấy khả năng kinh tế sẽ còn giảm sâu hơn ở toàn bộ phận còn lại ở Châu Á trong đó có Việt Nam.

Những thách thức Việt Nam có thể phải đối mặt trước những bất ổn kinh tế toàn cầu Ngày 29/5/2019, Bộ Tài chính Mỹ đã công bố Báo cáo định kỳ bán niên về chính sách kinh tế vĩ mô và ngoại hối của các đối tác thương mại lớn của Mỹ, trong đó đã đưa ra kết luận sẽ đưa Việt Nam vào danh sách nước “thao túng tiền tệ” cần theo dõi trong thời gian sắp tới. Thuật ngữ quốc gia "Thao túng tiền tệ" được Bộ Tài chính Mỹ định nghĩa là một quốc gia cố ý điều chỉnh tỷ giá để tác động đến cán cân thanh toán hoặc đạt được lợi thế cạnh tranh không lành mạnh trong thương mại quốc tế. Thao túng tiền tệ theo Bộ Tài chính Mỹ có thể được thực hiện bằng cách NHTW can thiệp một chiều liên tục lên thị trường ngoại hối; qua đó tác động lên tỷ giá (theo hướng khiến đồng nội tệ yếu đi) để thúc đẩy xuất khẩu, gây bất lợi ("không công bằng") đối với thương mại của Mỹ và ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi, việc làm của người dân Mỹ.


YESNEWS_25

Việc Việt Nam vào danh sách này một phần do tổng hàng hóa song phương lớn. Điều này xảy ra là do Việt Nam đang tận dụng tốt cơ hội trước chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. Việt Nam đang trở thành một trong những nước xuất khẩu thay thế cho lượng hành thiếu được Trung Quốc xuất khẩu vào Mỹ trước đó. Trong năm tháng dần đây, kim ngạch xuấ khẩu của Việt Nam tăng mạnh, tới gần 28%. Tuy nhiên chính việc này lại khiến Việt Nam rơi vào diện quan sát từ phía Mỹ. Vì thế, trước những gì đang diễn ra Việt Nam cần có những chính sách xuất nhập khẩu hợp lý hơn để giảm thiểu những trường hợp giống như vậy. Bên cạnh việc xuất – Nhập khẩu, phía chính phủ cần có chính sách tỷ giá theo hướng tiếp tục chủ động, linh hoạt, hạn chế can thiệp trực tiếp, một chiều và liên tục vào thị trường ngoại hối, nhằm tránh kịch bản bất lợi đối với Việt Nam Việc bất ổn kinh tế toàn cầu cũng gây ra những bất ổn về dòng vốn đầu tư chảy vào mỗi quốc gia. Ngay ở Việt Nam, từ khi cuộc chiến tranh thương mại nổ ra dòng vốn FDI di chuyển vào Việt Nam nhiều hơn trước. Dòng vốn này di chuyển từ Trung Quốc qua do các nhà đầu tư không muốn chịu ảnh hưởng bởi các chính sách mà Mỹ áp đặt lên các doanh nghiệp trong lãnh thổ Trung Quốc. Thêm vào đó, hiện nay chính trị Việt Nam đang khả ổn định và đi vào tuần hoàn nên việc đầu tư vào Việt Nam là một quyết định an toàn. Tuy nhiên, việc dòng vốn chả vào Việt Nam có thể giết chết chính công ty trong nước bởi họ chưa có đủ kinh nghiệm, năng lực để cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài. Hơn thế nữa, việc không kiểm soát và chọn lọc nguồn vốn một cách thấu đáo sẽ khiến Việt Nam trở thành một trong những bãi rác của thể giới. Những công nghệ cũ kỹ, lạc hậu có thể dễ dàng xâm nhập vào thị trường Việt Nam. Vì thế, nhà nước cần siết chặt quản lý nguồn vốn đầu tư vào Việt Nam bằng cách gia tăng những thủ tục pháp lý để có một hệ thống chọn lọc tốt hơn. Bên cạnh đó có những biện pháp khuyến khích các doanh nghiệp trong nước như giảm thuế, giảm tỷ lệ nội địa,… Có như thế, các doanh nghiệp Việt Nam mới có khả năng đứng vững, cạnh cạnh với các doanh nghiệp nước ngoài.

_ Phan Quỳnh _


YESNEWS_26

NHÌN RA THẾ GIỚI


YESNEWS_27

“Japan Imposes Broad New Trade Restrictions on South Korea” Nhật Bản áp đặt hạn chế thương mại mới đối với Hàn Quốc Signs at a store in Seoul, South Korea. Rising tensions with Japan have prompted calls in South Korea to boycott Japanese-made goods.

Bảng hiệu cấm ở một cửa hàng ở Seoul, Hàn Quốc. Sự căng thẳng với Nhật Bản đã thúc đẩy người dân Hàn Quốc tẩy chay hàng hóa Nhật Bản.

By Ben Dooley and Choe Sang-Hun

TOKYO — Japan on Friday moved to increase controls on the export of a broad assortment of products to South Korea, dramatically raising the stakes in a political standoff that has plunged relations between the countries to their lowest point in decades and that has caused worries in Washington. TOKYO — Nhật Bản hôm thứ sáu đã tiến hành tăng cường kiểm soát việc xuất khẩu số lượng lớn các sản phẩm sang Hàn Quốc, đột ngột nâng cao sức mạnh chính trị của mình đã đẩy quan hệ giữa hai nước xuống mức thấp nhất trong nhiều thập kỉ và điều này đã gây lo ngại cho Washington.

Japanese officials said they would remove South Korea from a “white list” of countries that receive preferential treatment on requirements for the import of sensitive Japanese-made goods. The move could slow imports of ball bearings, precision machine tools and other products that are essential to South Korea’s technology industry. Các quan chức Nhật Bản cho biết họ sẽ loại bỏ Hàn Quốc khỏi “danh sách trắng” của các quốc gia được hưởng ưu đãi theo yêu cầu nhập khẩu hàng hóa nhạy cảm của Nhật Bản. Động thái này có thể làm chậm quá trình nhập khẩu các vòng bi sản xuất, thiết bị máy móc công nghệ cao và các sản phẩm khác mà rất cần thiết cho ngành công nghệ của Hàn Quốc.


YESNEWS_28

NHÌN RA THẾ GIỚI The removal will take effect on Aug. 28, Japanese officials said, leaving both sides room to cool tensions. Việc loại bỏ đó sẽ có hiệu lực vào ngày 28 tháng 8, quan chức Nhật Bản cho biết, điều này sẽ khiến hai bên rơi vào chiến tranh lạnh. “If Japan intentionally hurts our economy, it will also have to suffer big damage,” Mr. Moon said after convening an emergency cabinet meeting, adding that “we will never again lose to Japan.” “Nếu Nhật Bản cố tình gây tổn thương nền kinh tế của chúng tôi, họ cũng sẽ phải chịu tổn thất lớn,” ông Moon nói sau khi triệu tập một cuộc họp nội các khẩn cấp, ông còn nói thêm rằng “Chúng tôi sẽ không bao giờ để thua Nhật Bản một lần nữa.” The dispute has spooked global markets, with investors fearing the restrictions could upset the flow of critical electronic components from South Korea to the world’s factories. And it has drawn in the United States government, which has become increasingly concerned that the contretemps between two of its most important allies could increase China’s influence in the region and weaken Washington’s hand in negotiations with North Korea. Cuộc tranh chấp đã gây chấn động thị trường toàn cầu, các nhà đầu tư lo ngại những hạn chế có thể làm đảo lộn dòng các linh kiện điện tử quan trọng từ Hàn Quốc tới các công ty trên thế giới. Và điều này đã ảnh hưởng tới chính phủ Mỹ do nỗi lo ngại rằng sự bất đồng giữa hai đồng minh quan trọng nhất của họ có thể làm tăng tầm ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực và làm suy yếu khả năng đàm phán của Washington với Triều Tiên. South Korea said on Friday that it is considering pulling out of an intelligence-sharing deal that the two countries signed in 2016 at Washington’s urging. The agreement allows the two allies of the United States to share intelligence on North Korea, such as tracking data on ballistic missiles fired by the North. If that agreement is abrogated, it would be the clearest sign yet that the festering dispute was undermining the United States’ efforts to expand a security partnership with South Korea and Japan. Hàn Quốc tuyên bố vào hôm thứ Sáu rằng họ đang xem xét về việc rút khỏi thỏa thuận chia sẻ thông tin tình báo mà hai nước đã ký năm 2016 dưới sự đề xuất của Washington. Thỏa thuận cho phép hai đồng minh của Hoa Kỳ được chia sẻ thông tin tình báo về Triều Tiên, cũng như việc theo dõi dữ liệu về tên lửa đạn đạo do Triều Tiên bắn. Nếu thỏa thuận đó bị bãi bỏ thì đó sẽ là dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy tranh chấp ấy đang làm suy yếu nỗ lực của Mỹ để mở rộng quan hệ đối tác an ninh với Hàn Quốc

và Nhật Bản. “Our government will take comprehensive countermeasures, including reviewing whether it is appropriate to share sensitive military intelligence with a country that does not trust us and raises security-related problems,” said Kim Hyun-chong, a deputy national security adviser to Mr. Moon. Kim Hyun-chong, một phó cố vấn an ninh quốc gia của ông Moon, nói: “Chính phủ của chúng tôi sẽ có biện pháp đối phó toàn diện, bao gồm cả việc xem xét liệu có nên chia sẻ thông tin tình báo quân sự nhạy cảm với một quốc gia không tin tưởng chúng tôi và làm tăng thêm các vấn đề liên quan đến an ninh hay không.” Tokyo says it has taken the measures because of unspecified national security concerns linked to the mishandling of materials with potential military applications by South Korean firms. Seoul says the restrictions are aimed at pressuring it to resolve outstanding disputes over the legacy of Japan’s occupation of the Korean Peninsula. Tokyo cho biết họ đã thực hiện các biện pháp vì những lo ngại về an ninh quốc gia không xác định liên quan đến việc xử lý sai tài liệu với các ứng dụng quân sự tiềm năng của các công ty Hàn Quốc. Seoul nói rằng những hành động này nhằm mục đích gây sức ép để giải quyết các tranh chấp rõ ràng về việc Nhật Bản đã từng đô hộ bán đảo Triều Tiên. Japanese officials played down the potential impact on the global technology industry. Các quan chức Nhật Bản đã làm giảm khả năng phát triển của ngành công nghệ toàn cầu.

“We think that there will be basically no effect on global supply chains, or adverse impact on Japanese business,”

Hiroshige Seko, the Japanese minister of the economy and industry, told reporters after the announcement.

Ông Hiroshige Seko, Bộ trưởng Kinh tế và Công nghiệp Nhật Bản, nói với các phóng viên sau khi có tranh chấp: “Chúng tôi nghĩ rằng về cơ bản sẽ không có ảnh hưởng gì tới chuỗi cung ứng toàn cầu, hoặc tác động xấu đến đến hoạt động kinh doanh của Nhật Bản.”


YESNEWS_29

S

outh Korea’s removal from the white list follows a decision by Japan in early July to tighten controls on exports to the country of several chemicals used in the production of advanced semiconductors and digital flat screens — pillars of the South Korean economy. The decision required Japanese companies to apply for a license to export the chemicals to South Korean customers, a process that could take up to 90 days. Quyết định của Nhật Bản về việc loại Hàn Quốc khỏi danh sách trắng là để thắt chặt việc kiểm soát xuất khẩu sang Hàn Quốc một số hóa chất được sử dụng để sản xuất chất bán dẫn tiên tiến và màn hình phẳng kỹ thuật số — thuộc ngành mũi nhọn của nền kinh tế Hàn Quốc. Quyết định này yêu cầu các công ty Nhật Bản phải xin giấy phép xuất khẩu hóa chất cho đối tác Hàn Quốc, một quy trình có thể mất tới 90 ngày.

South Korea disputes that account. Choi Youngbae, minister-counselor at the South Korean Embassy in Tokyo, said South Korea has agreed to meet with Japanese government counterparts but that Japan has not responded to requests for such meetings. South Korea has raised the restrictions on chemicals with the global trade watchdog, the World Trade Organization. Hàn Quốc tranh cãi về lời giải thích đó của Nhật Bản. Choi Youngbae, cố vấn bộ trưởng của Đại sứ quán Hàn Quốc tại Tokyo, cho biết Hàn Quốc đã đồng ý gặp gỡ các đối tác chính phủ Nhật Bản nhưng Nhật Bản đã không trả lời yêu cầu cho các cuộc họp như vậy. Hàn Quốc đã tăng cường hạn chế về hóa chất với cơ quan giám sát thương mại toàn cầu, Tổ chức Thương mại Thế giới.

Japanese officials have said that the decision and the subsequent removal of South Korea from the white list were a last-resort response to Seoul’s refusal to engage in repeated requests for discussions about the mishandling of sensitive exports. They have declined to give specific examples of those concerns. Các quan chức Nhật Bản đã nói rằng quyết định của họ và việc loại bỏ Hàn Quốc khỏi danh sách trắng ngay sau đó là phản ứng cuối cùng đối với việc Seoul từ chối tham gia vào các đề nghị lặp lại để thảo luận về việc xử lý sai các mặt hàng xuất khẩu nhạy cảm. Họ đã từ chối đưa ra những ví dụ cụ thể về mối lo ngại đó.

“They are saying they have lost trust in us,” Mr. Choi said. “But we have lost our trust of them on this matter.”

Ông Choi nói rằng: “Họ đang nói họ mất niềm tin ở chúng tôi nhưng trong vấn đề này chúng tôi mới là người mất niềm tin ở họ.”


YESNEWS_30

NHÌN RA THẾ GIỚI

Protesters with signs reading “no Abe” — a reference to the Japanese prime minister — gathering in front of the Japanese embassy in Seoul on Friday. Credit: Chang W. Lee/The New York Times

Người biểu tình với khẩu hiệu “no Abe” — ám chỉ thủ tướng Nhật Bản — đang tụ tập trước Đại sứ quán Nhật Bản ở Seoul vào thứ Sáu. Tensions over Japan’s rule over the Korean Peninsula from 1910 until its surrender at the end of World War II in 1945 have been a perennial thorn in relations between the two countries. But the usual cycle of recriminations has escalated since South Korea’s Supreme Court ruled that victims of forced labor during the period had the right to seek compensation from Japanese companies. Căng thẳng về sự thống trị của Nhật Bản ở Bán đảo Triều Tiên từ năm 1910 đến khi họ đầu hàng vào cuối Thế chiến thứ II năm 1945 đã là một cái gai lâu năm trong

quan hệ hai nước. Nhưng vòng lặp đáp trả thông thường về việc làm của Nhật Bản đã leo thang kể từ khi Tòa án Tối cao Hàn Quốc phán quyết rằng các nạn nhân của lao động cưỡng bức trong giai đoạn này có quyền đòi bồi thường từ công ty Nhật Bản. The decision drew a strong protest from Japan, which has long held that all claims from the colonial era had been settled by a 1965 agreement that reestablished diplomatic ties between the countries and provided Seoul


YESNEWS_31 with $500 million in aid, money which was used by the country’s government to build up its economy. Quyết định này đã thu hút sự phản đối mạnh mẽ từ Nhật Bản, mà từ lâu họ đã cho rằng tất cả vấn đề từ thời thuộc địa đã được giải quyết bởi một thỏa thuận năm 1965 thiết lập lại quan hệ ngoại giao giữa hai nước và cung cấp cho Seoul 500 triệu đô la viện trợ, số tiền được sử dụng bởi chính phủ Hàn Quốc cho xây dựng kinh tế. When Japan last month tightened controls of chemicals sold to South Korea, officials insisted the action was not connected to South Korea’s handling of historical issues. But in Seoul, the move was seen as a warning shot: If the South Korean government refused to make the labor issue disappear, Tokyo would kneecap one of the country’s main industries. Khi Nhật Bản tháng trước đã siết chặt kiểm soát hóa chất bán cho Hàn Quốc, các quan chức khẳng định hành động này không liên quan đến việc xử lý các vấn đề lịch sử của Hàn Quốc. Nhưng tại Seoul, hành động này được xem như một phát súng cảnh báo: Nếu Chính phủ Hàn Quốc từ chối làm cho vấn đề lao động biến mất, Nhật Bản sẽ đập tan một trong những ngành công nghiệp chính của Hàn Quốc. The restrictions unveiled on Friday in Japan are unlikely to have a major effect on South Korea’s economy or global supply chains more broadly, according to Masahiko Hosokawa, a former Japanese official who worked on the country’s export system. Theo như ông Masahiko Hosokawa, một cựu quan chức Nhật Bản đã làm việc cho hệ thống xuất khẩu của đất nước, cho biết, những chính sách hạn chế được công bố vào thứ sáu tại Nhật Bản dường như không có tác động lớn đến nền kinh tế Hàn Quốc hay chuỗi cung ứng toàn cầu. Moving forward, export contracts for certain goods with potential military applications will have to be approved by the Japanese government, he said, adding that Tokyo puts the same requirement on selling to places like Taiwan and China, which also have large electronics industries that source components and materials from Japan. The process of sorting out the licenses will only take a few weeks, he added. Ông nói thêm rằng tiếp đến, các hợp đồng xuất khẩu hàng hóa có ứng dụng quân sự tiềm năng sẽ phải được chấp thuận bởi Chính phủ Nhật bản. Tokyo đặt yêu cầu tương tự trong việc bán cho những nơi như Đài Loan và Trung Quốc, nơi cũng có các công nghiệp điện tử lớn có nguồn linh kiện từ Nhật Bản. Quá trình phân loại giấy phép sẽ chỉ mất một vài tuần.

The concerns are “exaggerated,” he said.

Những vấn đề đã bị phóng đại lên, ông nói.

Industry experts also suggested that South Korean companies would find ways to deal with the delays

and added costs that the white list removal will cause. The removal is “not a ban on exports,” said Sanjeev Rana, an expert on the semiconductor industry at CLSA, a brokerage. “Companies can eventually adjust. But it’s going to take a little bit of paperwork and time.” Các chuyên gia trong ngành cũng đề xuất rằng các công ty Hàn Quốc cũng sẽ tìm cách đối phó với sự chậm trễ và tăng chi phí của việc bị loại khỏi danh sách trắng gây ra. Sanjeev Rana, một chuyên gia về ngành công nghiệp bán dẫn tại CLSA, một nhà môi giới, nói: “Việc loại bỏ đó không phải là một lệnh cấm trong xuất khẩu, và cuối cùng thì các công ty cũng có thể tự thích ứng được nhưng nó sẽ tốn một ít giấy tờ và thời gian.” How long is not clear. Companies have had time to prepare for the decision. Japan announced it was considering removing South Korea from the white list at the beginning of July. Bao lâu thì chưa rõ. Các công ty đã có thời gian để chuẩn bị cho quyết định đó. Nhật bản đã tuyên bố rằng đang xem xét việc loại bỏ Hàn Quốc khỏi danh sách trắng từ đầu tháng Bảy. Still, sorting out what products will be affected can be a time-consuming process, especially for high-tech firms. The average mobile phone, for example, includes hundreds of components. Manufacturers will have to check each one to see whether it was imported from Japan and, if so, whether its supplier will need government approval to continue shipping it. Tuy nhiên, phân loại những sản phẩm sẽ bị ảnh hưởng có thể là một quá trình tốn thời gian, đặc biệt là đối với các công ty công nghệ cao. Ví dụ, điện thoại di động trung bình bao gồm hàng trăm thành phần. Các nhà sản xuất phải kiểm tra từng chiếc để xem nó có được nhập từ Nhật Bản hay không và nếu vậy thì liệu nhà cung cấp có cần chính phủ phê duyệt để tiếp tục vận chuyển hay không. Export approvals, too, may not come as quickly as Mr. Hosokawa suggests. A month after Japan’s first round of tightening regulations, major electronics manufacturers have still not received shipments of the three chemicals involved, according to an industry source who asked to speak anonymously to discuss private corporate information. Phê duyệt xuất khẩu có thể không đến nhanh như ông Hosokawa gợi ý. Một tháng sau khi các quy định thắt chặt đầu tiên được ban hành bởi Nhật Bản, các nhà sản xuất điện tử lớn vẫn chưa nhận được lô hàng của ba hóa chất như trên, dựa theo một nguồn tin trong ngành yêu cầu nói chuyện nặc danh để thảo luận về thông tin riêng tư của tập đoàn. The measures may also hurt Japanese companies. Mr. Moon said on Friday that South Korea would reduce its dependence on Japanese technologies and materials by finding alternative sources for imports and providing financial and other support for South Korean manufacturers to produce products locally. Các biện pháp trên cũng có thể gây hại đến các


YESNEWS_32

công ty Nhật Bản. Ông Moon nói hôm thứ Sáu rằng Hàn Quốc sẽ giảm sự phụ thuộc của họ vào các công nghệ và vật liệu của Nhật Bản bằng cách tìm nguồn thay thế khác để nhập khẩu và cung cấp tài chính cũng như hỗ trợ cho các nhà sản xuất Hàn Quốc để sản xuất ra sản phẩm nội địa. Regardless of the practical effects of the ban, the political fallout has been intense. Bất chấp những tác động thực tế của lệnh cấm, sự sụp đổ chính trị đã rất dữ dội. South Korean public opinion is quickly souring on Japan. Proposed boycotts of Japanese products and tourism could be damaging. In mid-July, a man angry over the first round of trade restrictions set himself on fire in front of the Japanese Embassy in Seoul. A second, similar incident occurred Thursday. Dư luận Hàn Quốc đang nhanh chóng lên tiếng về Nhật Bản. Đề xuất việc tẩy chay các sản phẩm và du lịch Nhật Bản có thể bị thiệt hại, Vào giữa tháng Bảy, một người đàn ông tức giận vì hạn chế thương mại đầu tiên đã tự thiêu thân mình trước Đại sứ quán Nhật Bản tại Seoul. Sự cố thứ hai tương tự đã xảy ra vào thứ Năm.

ton. Secretary of State Mike Pompeo is expected to meet with both Kang Kyung-wha, South Korea’s foreign minister, and Taro Kono, the Japanese foreign minister, in Bangkok on Friday. Ngoại trưởng Mike Pompeo dự kiến sẽ gặp cả Kang Kyung-wha, Bộ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc, và Taro Kono, Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản, tại Bangkok vào thứ Sáu sắp tới The disagreement could “endanger sustained U.S. efforts on North Korea,” Ms. Arrington said, noting that arriving at a deal with North Korea would ultimately require cooperation from both Tokyo and Seoul. Bà Arrington nói: Sự bất đồng có thể “gây nguy hiểm cho những nỗ lực của Hoa Kỳ đối với Bắc Triều Tiên,” và việc đạt được thỏa thuận với Bắc Triều Tiên cuối cùng thì cũng sẽ cần sự hợp tác từ cả Tokyo và Seoul.

“I have not seen it this bad in all my whole career,” said Mr. Choi, the minister-counselor at the South Korean Embassy in Tokyo, who has spent 23 years as a diplomat.

Ông Choi, cố vấn bộ trưởng tại Đại sứ quán Hàn Quốc tại Tokyo, người đã có 23 năm làm ngoại giao cho biết: “Tôi chưa từng thấy sự việc trở nên tồi tệ tới mức này trong toàn bộ sự nghiệp của mình.”

In Washington, concern is growing that fallout from the dispute could affect cooperation and military readiness between two American allies, according to Celeste Arrington, an expert on Japanese and South Korean politics at George Washington University. Tại Washington, sự lo lắng đang tăng lên bởi sự đi xuống của cuộc tranh chấp có thể ảnh hưởng tới sự hợp tác và nhiệt tình trong quân đội giữa hai nước đồng mình của Hoa Kỳ, theo Celeste Arrington, chuyên gia về chính trị Nhật Bản và Hàn Quốc tại Đại học George Washing-

Nguồn: https://www.nytimes.com/2019/08/01/business/ japan-south-korea-trade.html Người dịch: Phan Văn Dương


YESNEWS_33

The U.S.-China Trade War Is Steering the World Toward Crisis and There Is No Easy Retreat Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đang kéo thế giới lâm vào một cuộc khủng hoảng khó có đường lui.

By Charlie Campbell/Beijing August 7, 2019 Viết bởi Charlie Campbell/Bắc Kinh Ngày 7, tháng 8, năm 2019


YESNEWS_34

NHÌN RA THẾ GIỚI

L

eaders and elder statesmen of the Chinese Communist Party (CCP) gathered at the balmy seaside resort of Beidaihe just east of Beijing Saturday to kick off their annual summer retreat. It’s a famously clandestine affair, with roads closed, checkpoints erected and burly security officers prowling every corner of the town. Still, it’s no secret what subject will dominate this year’s conclave after a startling escalation in the Asian superpower’s trade war with the U.S. Thứ bảy này những nhà lãnh đạo và các phát ngôn viên của Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã có cuộc gặp mặt tại một khu resort ven bãi biển Bắc Đới Hà êm dịu nằm ở ngay phía bắc của thủ đô Bắc Kinh, đây là dịp nghỉ dưỡng thường niên của họ. Cuộc hẹn gặp này nổi tiếng tuyệt mật, những con đường đều bị cấm, vô số các điểm kiểm soát được dựng lên với những anh chàng nhân viên an ninh cao to lực lưỡng có mặt ở mọi ngóc ngách của khu thị trấn. Tuy nhiên, chủ đề của buổi họp kín này đã chẳng còn gì phải bàn cãi sau những tranh chấp leo thang đáng chú ý diễn ra giữa siêu cường quốc châu Á này với Mỹ quốc. Markets plunged this week after President Donald Trump vowed to slap 10% tariffs on $300 billion of Chinese imports—including consumer goods like smartphones, toys and children’s clothes—from Sept. 1. This comes on top of the $250 billion he has already hit with 25% import taxes. Thị trường tuần này lao dốc sau khi tổng thống Donald Trump tuyên thệ sẽ áp mức thuế 10% lên 300 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc – bao gồm cả những mặt hàng tiêu dùng như điện thoại di động, đồ chơi, quần áo trẻ em bắt đầu từ ngày 1/9 này. Đòn thuế này được đưa ra ngay sau khi mức thuế 25% vừa đánh vào 250 tỷ USD hàng hoá nhập khẩu từ Trung Quốc. The escalation shocked Chinese officials who, not for the first time, believed negotiations were bearing fruit, especially since Trump had agreed a truce in late June. But rather than be cowed, China hit back Monday by slashing purchases of American soybeans to their lowest levels since 2004 and depreciating the national Renminbi currency by 1.4%, thereby lessening the blow of Trump’s tariffs by making exports cheaper. Động thái gây chiến leo thang này đã khiến phía lãnh đạo của Trung Quốc, những người không phải lần đầu tiên đặt niềm tin vào những cuộc đàm phán tưởng

chừng như đang đem lại kết quả tốt đẹp này vô cùng bất ngờ, đặc biệt là sau khi ông Trump đã đồng ý một thỏa thuận ngừng chiến vào cuối tháng Sáu này. Nhưng thay vì để bị chịu thiệt Trung Quốc đã đáp trả lại vào ngày thứ Hai sau đó bằng việc cắt giảm tiêu dùng đậu nành Mỹ xuống mức thấp nhất kể từ năm 2004 và phá giá đồng Nhân dân tệ xuống mức 1.4% để từ đó làm giảm tác động từ chính sách thuế của ông Trump bằng cách khiến cho hàng xuất khẩu của nước này trở nên rẻ hơn. In response, the U.S. officially labeled China a currency manipulator and asked the IMF to “eliminate the unfair competitive advantage created by China’s latest actions.” Trump added his own salvo via Twitter: “This is a major violation which will greatly weaken China over time!” Đáp trả lại, Mỹ chính thức lên tiếng coi Trung Quốc là kẻ thao túng tiền tệ và yêu cầu Qũy tiền tệ quốc tế “loại bỏ những lợi thế cạnh tranh không công bằng gây ra bởi động thái mới nhất của Trung Quốc.” Ông Trump đưa ra một lời biện bạch trên Twitter: “Đây là một hành động vi phạm nghiêm trọng mà sẽ chỉ làm suy yếu đất nước này qua thời gian!” In truth, everyone suffers. The tit-for-tat has roiled bourses in the U.S., Asia and Europe, across which growth forecasts have already been slashed. The American Chamber of Commerce in China released a statement saying, “tariffs are paid by consumers and harm business.” In a research note issued Aug. 5, Morgan Stanley economists warned that the higher U.S. tariffs and China’s retaliation could mean the global economy heading for recession in just nine months. Unless sober heads prevail, the world may plunge into a crisis from which there will be no easy retreat. Thực tế, cả thế giới phải lãnh chịu hậu quả. Những đòn trả đũa song phương đã làm khuấy động thị trường chứng khoán Mỹ, châu Á và cả châu Âu khiến cho dự báo tăng trưởng toàn cầu sụt giảm. Hiệp hội thương mại Mỹ tại Trung Quốc đưa ra lời phát biểu rằng, “thuế là do người tiêu dùng phải gánh và sẽ gây ra tác động tiêu cực tới các doanh nghiệp.” Trong một bản nghiên cứu công bố ngày 5/8, nhà kinh tế học Morgan Stanley đã đưa ra lời cảnh báo rằng những đòn tăng thuế từ Mỹ và hành động đáp trả từ Trung Quốc sẽ kéo nền kinh tế toàn cầu lâm vào suy thoái chỉ trong vòng chín tháng. Thế giới sẽ có nguy cơ lao vào một cuộc khủng hoảng khó có đường lui nếu như những nhà lãnh đạo không giữ cho mình cái


YESNEWS_35

NHÌN RA THẾ GIỚI đầu thật tỉnh táo. Yet it’s difficult to see an end to the stalemate. For three years now, Washington has repeatedly pushed for China to reform its state-dominated economy, which Trump claims flouts WTO rules and provides an unfair advantage on the global marketplace. Tuy nhiên khó có thể mường tượng ra một kết cục cho sự bế tắc này. Ba năm vừa qua, Washington đã liên tục thúc ép Trung Quốc cải cách nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung của nước này, Trump cho rằng như vậy là đang coi thường những luật lệ của WTO và tạo ra lợi thế không công bằng trên thị trường toàn cầu. But that designation is unclear; WTO rules only covers export subsidies, which China—officially, at least—no longer uses. China does provide preferential loans and subsidies to domestic firms, but all countries do that. Just look at the $3 billion in tax cuts and other incentives Amazon was offered to relocate to New York City. Tuy nhiên những cáo buộc đó là không rõ ràng, luật lệ của WTO chỉ nhắc tới phần trợ cấp xuất khẩu, cái mà Trung Quốc – ít nhất là đã chính thức – không còn áp dụng nữa. Trung Quốc cung cấp những khoản vay ưu đãi và viện trợ cho doanh nghiệp trong nước, nhưng quốc gia nào mà chẳng làm điều đó. Thử nhìn vào khoản cắt giảm thuế trị giá 3 tỷ USD cùng với những ưu đãi mà Amazon nhận được để di dời đến thành phố New York mà xem. China also has high barriers for foreign firms to access strategic industries. But the U.S. does too, for example blocking Ant Financial’s prospective purchase of MoneyGram among other sensitive acquisitions. There’s zero sign that Trump is offering to match China in reforming the way each nation runs its economy. “Trump is not really negotiating, he’s just bullying, because negotiating usually means you have something to offer yourself on the table,” says James H. Nolt, a senior fellow at the World Policy Institute. Trung Quốc cũng có những rào cản khắt khe đối với các doanh nghiệp nước ngoài muốn tiếp cận với nền công nghiệp chiến lược trong nước. Nhưng Mỹ cũng đâu khác gì, giả dụ như việc ngăn cấm hoạt động mua bán tiềm năng của công ty công nghệ tài chính Ant Financial của Trung Quốc đối với công ty chuyển tiền MoneyGram của nước này trong các vụ thâu tóm nhạy cảm. Ông Trump không hề có dấu hiệu nào cho thấy thiện chí muốn

Trung Quốc cải cách cách vận hành nền kinh tế của đất nước này. James H. Nolt, một đồng nghiệp cấp cao tại viện chính sách quốc tế cho rằng: “Trump không thực sự muốn đàm phán một cách nghiêm túc, ông ta chỉ đang nạt nộ, bởi đàm phán thực sự là khi bạn phải mang thứ gì đó của mình đưa ra đề nghị.” The lack of any discernible strategy in Trump’s bluster has finally led Beijing to conclude that the trade war is simply a tool for domestic political purposes. China appears to be bedding down for a protracted conflict, believing, with some justification, that caving would just encourage more of the same volatile behavior. In May, China’s strongman President Xi Jinping told a cheering crowd: “We are now embarking on a new Long March,” referring to the CCP’s fabled escape from Nationalist attacks in 1934-35. It’s likely cadres at Beidaihe will be adopting a siege mentality. Sự thiếu chiến lược rõ ràng trong cơn thịnh nộ của ông Trump cuối cùng khiến Bắc Kinh kết luận rằng cuộc chiến thương mại này chỉ đơn giản là một công cụ phục vụ mục đích chính trị trong nước của ông ta. Phía Trung Quốc có vẻ như đang ngả lưng chờ đợi một cuộc xung đột kéo dài, tin rằng, dù có biện hộ thêm, sự nhượng bộ ấy sẽ chỉ càng kích động thêm những hành động bộc phát tương tự. Tháng Năm vừa rồi, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nói với một đám đông đang hô hào rằng: “Chúng ta đang bước vào một thời kỳ Tháng Ba Dài mới”, nhắc tới cuộc tẩu thoát huyền thoại của Đảng cộng sản Trung Quốc khỏi cuộc tấn công dân tộc diễn ra vào năm 1934-1935 trước đây. Có vẻ như nhóm binh lính tại Bắc Đại Hà sẽ phải chuẩn bị sẵn tâm lý phòng thủ trong thời gian sắp tới. This is not an isolated conflict, though. Trump has revived the use of trade as a political cudgel, one of the things the WTO was specifically created to stop. True, China must share some of the blame: it brazenly cuts tourists numbers to Taiwan, shutters South Korean-owned shopping malls and even delayed New Zealand seafood imports in response to political gripes. But the U.S. has ramped this up by unilaterally waging third party sanctions, such as its current campaign to censure any nation that does business with Iran. “It’s an unprecedented level of interference in world trade,” says Nolt. “I actually think China is more pro-free trade than the United States right now.” Tuy nhiên đây không phải là hành động gây


YESNEWS_36

NHÌN RA THẾ GIỚI chiến đơn phương. Ông Trump làm khơi dậy việc lợi dụng thương mại như một thứ công cụ chính trị, một trong những hành vi mà WTO đặc biệt được thành lập ra để ngăn chặn. Đúng vậy, Trung Quốc cũng phải chia sẻ một phần trách nhiệm từ việc trắng trợn cắt giảm lượng khách du lịch đến Đài Loan, cho đóng cửa những cửa hàng mua sắm thuộc sở hữu của Hàn Quốc và thậm chí là trì hoãn nhập khẩu hải sản từ New Zealand nhằm đáp trả lại những áp bức về mặt chính trị. Tuy nhiên Mỹ lại thổi bùng ngọn lửa tranh chấp qua việc đơn phương trừng phạt bên thứ ba, ví dụ như chiến dịch chỉ trích bất kỳ quốc gia nào có quan hệ làm ăn với Iran. “Đây là những hành động can thiệp ở mức độ chưa từng có trên thị trường thương mại toàn cầu.” Nolt nói. “Tôi thực sự nghĩ rằng Trung Quốc có tự do thương mại ở mức tốt hơn so với Mỹ bây giờ.” It’s no coincidence that Tokyo and Seoul are also mired in their own bitter trade dispute over reparations for historic abuses during Japanese colonial rule of the Korean peninsula. In July, Japan restricted the sale of three key chemicals used in South Korea’s vital microchip industry, provoking mass street protests and a boycott of Japanese goods like Toyota cars. Japan then retaliated by purging South Korea from a list of trusted trade partners. Chẳng phải là một điều trùng hợp khi ngay lúc này Tokyo và Seoul cũng đang lún sâu trong một cuộc tranh chấp thương mại căng thẳng xoay quanh việc đền bù thiệt hại cho những hành động lạm dụng trước đây của Nhật Bản từ thời kỳ Nhật thuộc trên bán đảo Hàn Quốc. Vào tháng Bảy vừa qua, Nhật Bản đã ra quyết định hạn chế xuất khẩu sang Hàn Quốc ba loại hóa chất chủ chốt trong ngành công nghệ vi mạch của nước này, làm kích động các cuộc biểu tình phản đối và một cuộc tẩy chay hàng Nhật Bản ví dụ như thương hiệu xe ô tô Toyota. Nhật Bản sau đó đáp trả bằng việc loại Hàn Quốc ra khỏi danh sách các đối tác thương mại tin cậy của nước này. The upshot is that the two strongest U.S. allies in East Asia are at loggerheads just as North Korea has resumed missile tests in earnest; on Tuesday, Pyongyang threatened a “new path” if denuclearization talks remain stalled. Secretary of State Mike Pompeo belatedly tried to intervene to negotiate a truce between Seoul and Tokyo at an ASEAN security conference in Bangkok on Aug. 2. It achieved little other than foisting an extremely awkward photo op upon respective foreign ministers. Kết quả là hai liên minh lớn mạnh nhất của Mỹ ở Đông Á lại đang ở thế đối đầu, trong khi đó Bắc Triều đang nghiêm túc tiếp tục thử nghiệm tên lửa; vào ngày thứ Ba, Bình Nhưỡng đe dọa sẽ đề ra “hướng đi mới” nếu đàm phán về phi hạt nhân hóa vẫn bị đình trệ. Ngoại trưởng Mike Pompeo cố gắng can thiệp để đàm phán một

thỏa thuận ngừng chiến giữa hai bên Nhật-Hàn tại hội nghị an ninh Đông Nam Á diễn ra tại Bangkok vào ngày 2/8. Thành quả có được chẳng nhiều ngoài việc tạo ra cơ hội bắt được những tấm hình cực kỳ khó xử giữa những nhà ngoại trưởng. The reparations issue is nothing new, of course. It’s festered for half-a-century, though was largely kept in check by regular, deft shuttle diplomacy by a U.S. cognizant of maintaining its regional bulwark against a resurgent China and belligerent North Korea. That Washington has stood by for over 18 months while relations between these key partners have so gravely deteriorated signals an administration “not equipped with either moral capacity or basic diplomatic agility,” says Prof. Nick Bisley, an Asia expert at Australia’s La Trobe University. “It’s a terribly depressing sight.” Vấn đề đền bù thiệt hại tất nhiên không hề mới. Nó là vấn đề gây nhức nhối suốt nửa thế kỷ qua, mặc dù phần lớn được kiểm soát thường xuyên, ngoại giao qua lại khéo léo bởi một nước Mỹ nhận thức rõ về việc phải duy trì một bức tường thành khu vực chống lại một Trung Quốc đang trỗi dậy và một Bắc Hàn hiếu chiến. Việc Washington ở thế bất động suốt hơn 18 tháng trong khi mối quan hệ giữa hai đối tác chiến lược suy giảm nghiêm trọng báo hiệu một chính quyền “không trang bị cả về mặt năng lực đạo đức lẫn sự linh hoạt ngoại giao cơ bản,” Prof nhận định. Nick Bisley, một chuyên gia người châu Á tại đại học La Trobe của Úc cho rằng “ Đó thực sự là một viễn cảnh đáng buồn khủng khiếp.” So what’s next for these trade wars? If China refuses to budge, Trump can either stick, fold or up the ante by further increasing tariffs or taking aim at key parts of China’s economy. Chinese firms are preparing for technology decoupling to be ramped up, throwing out the possibility of an “innovation winter,“ according to analysis by Eurasia Group. If pushed into a corner, China could respond in kind by blacklisting American firms and even nationalizing U.S. assets in China. This would be the “doomsday scenario,” says Bisley. But with Trump tweeting Tuesday that he’d “do it again next year if necessary” in order to protect American farmers, the looming crisis is a reality the world might have to face up to soon. Vậy những cuộc chiến thương mại này rồi sẽ diễn biến ra sao? Nếu như Trung Quốc từ chối thay đổi, ông Trump có thể sẽ duy trì, hoặc giảm bớt, hoặc tiếp tục gia tăng sức ép bằng các đòn tăng thuế hoặc nhắm thẳng vào những điểm chủ chốt của nền kinh tế Trung Quốc. Theo nhóm nghiên cứu Eurasia, các doanh nghiệp Trung Quốc đang chuẩn bị cho một cuộc phân chia công nghệ sẽ sớm bùng nổ, mở đường cho “một cuộc chiến tranh lạnh


YESNEWS_37

NHÌN RA THẾ GIỚI về công nghệ” có khả năng sẽ nổ ra. Nếu bị đẩy vào tình thế bị trói buộc, Trung Quốc có thể sẽ đáp trả tương tự bằng việc đưa các doanh nghiệp Mỹ vào danh sách đen và thậm chí quốc hữu hóa tài sản của Mỹ tại Trung Quốc. Đây có thể sẽ là “viễn cảnh ngày tận thế”, Bisley nói. Nhưng với dòng tweet mới đây vào thứ ba, Trump nói ông sẽ “làm lại vào năm sau nếu cần thiết” nhằm bảo vệ những người nông dân Mỹ, viễn cảnh lờ mờ của một cuộc khủng hoảng sẽ sớm là thực tế mà thế giới phải đối mặt.

Người dịch: Hồng Nhung Nguồn: https://time.com/5645964/donald-trump-china-trade-war-crisis/?fbclid=IwAR1B9PYKGQYCrnRLQk--pws-1sfEIilERMt0uNs_gvzvYIXL5dU4H2YzAbk


Quản lí bản tin Phòng công tác chính trị và quản lí sinh viên ĐH KTQD Chịu trách nhiệm bản tin Đoàn Thanh niên Cộng sản - ĐH KTQD Cố vấn nội dung Phòng Quản lí khoa học ĐH KTQD Thực hiện nội dung, biên tập và phát hành CLB Sinh viên Nghiên cứu Khoa học ĐH KTQD Tổng Biên tập: Nguyễn Thị Hồng Nhung Biên tập: Huy Hoàng, Quế Giang, Mê Ghi Nội dung: Hồng Nhung, Hoài Thương, Phan Quỳnh, Phan Dương, Cẩm Tú Thiết kế và trình bày: Hồng Anh, Phương Anh Giang, Trang Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về Địa chỉ: Phòng 121 – nhà 11 Fanpage: www.facebook.com/pages/Yesnews/ Issuu: issuu.com/yesnews4 Email: yesnews.neu@gmail.com



YESNEWS_40

NEU

YESNEWS

BẤT ỔN KINH TẾ TOÀN CẦU

Price: 70.000 dong YESNEWS ĐỊA CHỈ: PHÒNG 121 - NHÀ 11 FANPAGE: WWW.FACEBOOK.COM/PAGES/ YESNEWS ISSUU: ISSUU.COM/YESNEWS4 EMAIL: YESNEWS.NEU@GMAIL.COM


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.