Yesnews 11 /2013

Page 1


2

Quản lí bản tin Phòng công tác chính trị và quản lí sinh viên ĐH KTQD

Chịu trách nhiệm bản tin Hội sinh viên ĐH KTQD

Cố vấn nội dung Phòng quản lí khoa học ĐH KTQD

Giao lộ thông tin

Thực hiện nội dung, biên tập và phát hành CLB Sinh viên nghiên cứu khoa học ĐH KTQD

Tổng biên tập: Vũ Hoàng Trung

Tin tức kinh tế thế giới tháng 11 – 2013…………...…..7

 Cải cách chế độ tiền lương của nhà giáo: Bình mới rượu cũ…………………………………………………………….9  Các mạng giáo dục trong thời đại công nghệ số……...15

Nội dung: Đinh Thị Thanh Nhàn, Nguyễn Hồng Phương, Đỗ Thị Phương Dung, Trịnh Duy Hoàng, Phan Huy Hoàng, Nguyễn Thị Lan, Trịnh Ngọc Hà

Tin tức kinh tế trong nước tháng 11 - 2013.……..….…3

Lăng kính khoa học

Biên tập: Nguyễn Thị Lan, Võ Thị Hoàng Hải, Đỗ Thị Phương Dung, Lê Tuấn Dũng

Nhìn ra thế giới  Điều kì diệu của sự thần kỳ châu Á (phần 2)……….17

Thiết kề và trình bày: Phan Huy Hoàng

Câu chuyện đó đây  Niềm tin………………………………………………22 Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về Địa chỉ: Phòng 121 – nhà 11 – Đại học Kinh tế quốc dân

Góc nội bộ

Email: yesnews.neu@gmail.com

Yesnews 11 - 2013 | Phát hành ngày 30/11/2013

 K55 – Làn gió mới của YES……25


Giao lộ thông tin

3

Tin tức kinh tế trong nước tháng 11 - 2013 Những nỗ lực ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát của Chính phủ trong thời gian qua đang dần phát huy tính hiệu quả. Dư nợ tín dụng tăng 9%, CPI tăng nhẹ 0,34%, mặt bằng lãi suất ổn định, tình hình sản xuất kinh doanh tiếp tục phục hồi, thị trường chứng khoán có nhiều biến chuyển khởi sắc,… Có thể thấy, khi mà chỉ còn một tháng nữa là kết thúc năm 2013, các mục tiêu kinh tế của nước ta đang dần tiến được tới đích. 1. CPI tháng 11 tăng thấp nhất trong vòng 5 năm qua

làm tăng giá tác động yếu hơn các yếu tố làm giảm giá.

Ngày 24/11, Tổng cục Thống kê đã công bố chỉ số giá tiêu dùng tháng 11 (CPI), theo đó CPI tháng này chỉ tăng 0,34% so với tháng trước. Bên cạnh đó, tính chung 11 tháng đầu năm, CPI cả nước đã tăng 5,5% so với cuối tháng 12 năm 2012 và tăng 5,78% so với cùng kỳ năm trước.

Cụ thể, trong 11 nhóm hàng được tính vào chỉ số giá, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tiếp tục là nhóm có mức tăng cao nhất, tăng 0.62% so với tháng 10. Trong đó, lương thực cá biệt tăng tới 1,29%, thực phẩm tăng 0,56% (do mưa lớn gây ngập úng nhiều nơi làm tăng giá cả lương thực, thực phẩm ngoài thị trường) và ăn uống ngoài gia đình chỉ tăng 0,17%. Tuy nhiên, tính trong cả 11 tháng thì nhóm hàng này chỉ tăng

Với các số liệu trên, có thể thấy rằng, CPI tháng 11 có mức tăng thấp nhất trong vòng 5 năm qua, nguyên nhân chính là do các yếu tố Yesnews 11 - 2013 |

4,57% so với thời điểm cuối năm ngoái. Bên cạnh những yếu tố khiến CPI tăng, thì cũng có một số yếu tố góp phần kìm hãm giá cả tăng cao như nguồn cung hàng hóa được đảm bảo; giá xăng dầu được điều chỉnh giảm từ ngày 11/11/2013 mỗi lít xăng dầu bán lẻ giảm 250 đồng/lít cộng với hiệu ứng của đợt giảm ngày 7/10/2013 nên chỉ số giá xăng dầu giảm 0,86%. Tỷ giá cơ bản ổn định, lãi suất giảm dần đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn vay. Mặt khác, người dân vẫn tiếp tục thắt chặt chi tiêu khi thu nhập không tăng, khiến lực cầu không lớn. Ngoài ra, không nằm trong các mặt hàng tính chỉ số giá nhưng rất được quan tâm, giá vàng và giá USD đều giảm. Giá vàng đã giảm 1,04% do giá vàng thế giới giảm. Tuy nhiên, giá vàng trong nước vẫn cao hơn giá vàng thế giới


4

hơn 4 triệu đồng/lượng. Giá USD trên thị trường cũng giảm nhẹ 0,10% so với tháng trước. Như vậy, chỉ còn 1 tháng nữa là kết thúc năm 2013, có thể thấy mục tiêu kiềm chế CPI dưới 7% của Nhà là điều khả thi có thể đạt được. 2. Thủ tướng lạc quan về các mục tiêu kinh tế Trước khi trả lời chất vấn trực tiếp của đại biểu vào cuối chiều 21/11, Thủ tướng đã báo cáo giải trình thêm một số vấn đề mà nhiều đại biểu và cử tri quan tâm chất vấn. Thủ tướng cho biết nợ công hiện tại đang ở giới hạn an toàn (với mức bội chi ngân sách 224 nghìn tỷ đồng năm 2014 và phát hành thêm 170 nghìn tỷ trái phiếu Chính phủ thì nợ công 3 năm tới vẫn không quá 65%). Tuy nhiên, nợ xấu còn cao, xử lý nợ xấu vẫn gặp nhiều khó khăn; thị trường chứng khoán phục hồi chậm. Cùng với việc bố trí nguồn từ ngân sách nhà nước, Thủ tướng cho rằng cần phát hành mới để đảo nợ đối với một phần nợ gốc trái phiếu Chính phủ đến Yesnews 11 - 2013 |

hạn, đảm bảo duy trì thanh khoản, giảm thiểu rủi ro tái cấp vốn và không làm tăng dư nợ gốc trái phiếu chính phủ. Qua đó sẽ bảo đảm duy trì các chỉ tiêu trả nợ trực tiếp của Chính phủ năm 2014 ở mức 15,2%, 2015 khoảng 20,4% và năm 2016 khoảng 22,9 tổng thu ngân sách, nằm trong giới hạn cho phép là không quá 25% tổng thu ngân sách nhà nước theo chiến lược nợ công và nước ngoài. Liên quan đến nợ xấu, Thủ tướng nhận xét việc xử lý còn gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên mục tiêu phấn đấu vẫn là hết năm 2015 xử lý được số nợ xấu hiện nay, đưa hệ thống ngân hàng thương mại hoạt động lành mạnh, an toàn. Với tái cơ cấu nền kinh tế, Thủ tướng cho biết, Chính phủ sẽ tập trung chỉ đạo khắc phục những yếu kém, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt là các tập đoàn, tổng công ty. Đặc biệt, sẽ giảm và bán toàn bộ vốn nhà nước ở các doanh nghiệp mà nhà nước không cần chi phối. Mặt khác, Thủ tướng chỉ ra rằng, trong tháng 10 và 11,

tình hình kinh tế xã hội có nhiều khởi sắc, kinh tế vĩ mô tiếp tục được cải thiện, lạm phát được kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng tăng, lãi suất tiếp tục ổn định; xuất khẩu, vốn FDI và ODA đều tăng; tạo việc làm cho trên 1,4 triệu người. Với tình hình này, Thủ tướng nhận định mục tiêu tăng trưởng GDP khoảng 5,8% năm 2014, khoảng 6% năm 2015 và kiểm soát lạm phát khoảng 7% là khả thi; đồng thời giữ được ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm nợ công trong giới hạn an toàn, trả được nợ và có thêm nguồn lực để đầu tư hạ tầng, bảo đảm an sinh xã hội, quốc phòng an ninh như đã báo cáo Quốc hội. 3. Nợ xấu “ăn mòn” lợi nhuận ngân hàng

Tín dụng tăng chậm, trong khi nhiều khoản nợ cũ dần chuyển thành nợ xấu khiến


5

lợi nhuận của một số ngân hàng đang dần bị bào mòn, báo cáo tài chính quý III/2013 phần nào đã phản ánh được thực trạng đó. Theo công bố của Techcombank, lợi nhuận trước thuế hợp nhất trong quý 3 của ngân hàng (NH) này giảm đến 84% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống còn 97 tỉ đồng do nợ xấu tăng mạnh, từ 2,7% lên tới 5,93%. NH này đã phải trích lập dự phòng rủi ro tín dụng cao gấp đôi cùng kỳ, trong khi thu nhập thuần từ lãi giảm 28% và chi phí hoạt động tăng khiến lũy kế chín tháng lợi nhuận trước thuế của NH chỉ đạt 750 tỉ đồng, bằng 50% kế hoạch năm. Eximbank cũng trong tình trạng tương tự. Hiện NH có tổng cộng 1.457 tỉ đồng nợ xấu, tăng 47,4% so với cuối năm 2012 và chiếm 1,8% trên tổng dư nợ. Lợi nhuận trước thuế lũy kế chín tháng của Eximbank chỉ đạt 1.155 tỉ đồng, giảm 52,6%. Rõ ràng nợ xấu đang tăng cao, lợi nhuận NH làm ra đổ hết vào việc trích lập dự phòng rủi ro, có NH nợ xấu “ăn” gần hết lãi. Như tại Yesnews 11 - 2013 |

Navibank, chín tháng NH này chỉ lãi 10,3 tỉ đồng, giảm hơn 89% so với cùng kỳ 2012. Sở dĩ có tình trạng này không phải là điều khó hiểu, chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu cho rằng các NH đang phải trả giá cho việc hưởng lợi trong quá khứ. Những năm trước các NH đã quá hào phóng trong việc cho vay vì khi đó ai cũng được hưởng lợi. NH hưởng lợi từ lãi cho vay, còn doanh nghiệp hưởng lợi từ đồng vốn của NH nhưng không biết rằng đằng sau “miếng bánh” ấy là hàng loạt rủi ro. Ông Hiếu dự đoán tình trạng này sẽ tiếp tục kéo dài đến năm sau, khi NH Nhà nước áp dụng thông tư 02, việc trích lập dự phòng sẽ còn phải chặt chẽ hơn nữa. “Việc này dĩ nhiên NH không vui vì bị ăn vào lợi nhuận nhưng với toàn ngành kinh tế thì đó là sự điều chỉnh cần thiết dù khá đau” - ông Hiếu nhận định. Theo ông Hiếu, chỉ khi nào bất động sản phục hồi, các NH mới có hi vọng lấy lại được vốn đã chôn trong bất động sản, nhưng bất động sản dự báo sớm nhất là giữa hoặc cuối năm sau mới có thể phục hồi.

Bên cạnh đó, theo TS Nguyễn Đình Cung “Việc xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng mới chỉ ở giai đoạn khởi đầu. Cách thức xử lý hiện nay chỉ là bỏ bớt nợ xấu ra khỏi các tổ chức tín dụng bằng biện pháp kế toán chuyển “nợ xấu” thành “chưa xấu” hơn là loại bỏ nợ xấu ra khỏi nền kinh tế” Trên thực tế đến thời điểm này VAMC đã mua vào một lượng nợ xấu khá lớn và mục tiêu xử lý 30 - 35 nghìn tỷ đồng nợ xấu trong năm nay là khả thi. Nhưng theo nó thế nào thì chưa rõ. Như vậy, nợ xấu vẫn đang nằm gọn trong nền kinh tế. Và nói như TS Nguyễn Đình Cung thì mọi thứ không tự sinh ra và cũng không tự mất đi mà nó chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác mà thôi. 4. Vốn FDI đã vượt mốc 20 tỷ USD Trong báo cáo mới nhất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, vốn FDI vào Việt Nam đã chính thức vượt mốc 20 tỷ USD. Tính đến ngày 20/11/2013, cả nước có 1.175 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký là 13,779 tỷ USD, tăng 73,3% so với


6

cùng kỳ năm 2012. Đồng thời, đã có 446 lượt dự án đăng ký tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 7,036 tỷ USD, tăng 26,9% so với cùng kỳ năm 2012. Tính chung trong 11 tháng đầu năm 2013 tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 20,815 tỷ USD, tăng 54,2% so với cùng kỳ năm 2012. Có tổng số 18 lĩnh vực được các nhà nước ngoài đầu tư. Dẫn đầu về thu hút vốn đầu tư là lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo. Kế tiếp là các lĩnh vực sản xuất, phân phối điện, khí, nước, điều hòa đứng thứ hai và lĩnh vực kinh doanh bất động sản đứng thứ ba. Về đối tác đầu tư, trong 11 tháng đầu năm 2013 đã có 54 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Nhật Bản dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 5,682 tỷ USD, chiếm 27,3% tổng vốn đầu tư đăng ký tại Việt Nam; Singapore đứng vị trí thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 4,278 tỷ USD, chiếm 20,6% tổng vốn đầu tư; Hàn Quốc đứng vị trí thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng Yesnews 11 - 2013 |

thêm là 4,129 tỷ USD, chiếm 19,8% tổng vốn đầu tư đăng ký. 5. Nhà đầu tư ngoại nóng lòng chờ công bố nới “room” Theo hãng tin tài chính Bloomberg tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài trong các công ty Việt Nam được ưa chuộng nhất đều đã kịch trần cho phép, đồng nghĩa với việc nhiều nhà đầu tư ngoại đành phải đứng ngoài cuộc khi thị trường chứng khoán Việt Nam đang ấm dần. Chính những tín hiệu cải tổ nền kinh tế của Việt Nam đã thúc đẩy giới đầu tư nước ngoài mua ròng cổ phiếu Việt Nam với tốc độ mạnh nhất kể từ năm 2008. Các công ty quản lý quỹ Templeton Emerging Markets và Dragon Capital đều cho biết không thể mua nhiều cổ phiếu Việt Nam như họ muốn. Trong khi đó, một công ty quản lý quỹ khác là PXP Vietnam Asset Management dự báo, thị trường chứng khoán trị giá 45 tỷ USD của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng điểm một khi giới hạn sở hữu nước ngoài (thường gọi là “room”) đối với một số lĩnh vực được tăng lên mức 60% vào cuối năm

nay theo như dự báo sớm nhất. Trước nhu cầu đầu tư vào thị trường chứng khoán của nhà đầu tư nước ngoài đang tăng cao, Bộ Tài chính hiện đã trình kế hoạch tăng giới hạn tỷ lệ sở hữu nước ngoài lên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Theo ông Nguyễn Sơn, Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường thuộc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (SSC) cho biết, đề xuất này cho phép các nhà đầu tư nước ngoài tăng tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu có quyền biểu quyết lên tối đa 60% từ mức 49% hiện tại ở một số ngành. Cũng theo ông Sơn, nhà đầu tư ngoại có thể nắm giữ tới 100% cổ phiếu không có quyền biểu quyết. Theo ông Kevin Snowball, nhà quản lý quỹ của công ty PXP Vietnam Fund, Chính phủ Việt Nam có thể công bố tăng tỷ lệ sở hữu nước ngoài trong vòng hai tháng tới. “Đây sẽ là một bước tiến rất quan trọng, một chất xúc tác để đưa thị trường lên mức điểm cao nhất trong nhiều năm vào cuối năm nay và sang năm 2014”, ông Snowball nói. Thanh Nhàn (Tổng hợp)


Tin tức kinh tế thế giới tháng 11 - 2013 Ngân hàng châu Âu cắt giảm lãi suất xuống mức thấp ki lục. Các thị trường đang nín thở và dõi theo “năm Yellen” tác động đến FED cũng như gói cứu trợ QE. Đồng thời, bài toán cân bằng cung – cầu xăng dầu vẫn chưa được giải quyết đẩy giá xăng dầu sụt giảm liên tiếp. Cơn bão Haiyan tàn phá Philipin và cuộc chiến chống biến đổi khí hậu Cop 19 ở Ba Lan là những tin nổi bật nhất tháng qua…. I/ Tài chính Eurozone: Báo cáo đầu tháng 11 cho thấy tỉ lệ thất nghiệp vẫn ở mức cao nhất trong gần 2 thập kỷ vừa qua, ở mức 12,2%. Trong khi đó, chỉ số CPI của Eurozone giảm còn 0,7%. Hơn thế nữa, việc phát hành con số CPI tháng 10 lần cuối cùng cũng là con số quan trọng. Tầm quan trọng của dữ liệu này đã được giảm phần nào khi mà ECB đã quyết định thực hiện các bước để chống lạm phát bằng cách giảm lãi suất trong tuần vừa rồi. Theo số liệu mới nhất từ Cơ quan Thống kê Liên minh châu Âu (Eurostat), Eurozone đã tiếp tục đạt thặng dư thương mại trong tháng 9, với ước tính ban đầu là 13,1 tỷ euro (17,7 tỷ USD), tăng khá mạnh so với mức 8,6 tỷ euro của cùng kỳ năm 2012. Mức tăng trên có được nhờ kim ngạch xuất khẩu tăng 1,0%, trong khi nhập khẩu giảm 0,3% so với tháng Tám năm nay.

Mỹ: GDP Quý 3 tăng 2,8%, cao hơn mức 2,5% của Quý trước cũng như dự báo của các nhà phân tích.

Điều này cùng với việc giảm lãi suất của Ngân hàng trung ương ECB đã khiến giá vàng trên thị trường New York giảm gần 20USD/ounce. Các nhà kinh tế kỳ vọng GDP năm nay sẽ tăng trưởng ít nhất 3% để giảm được 1% tỉ lệ thất nghiệp.Cũng trong tháng, chủ tịch Fed tương lai, Janet Yellen sẽ có phiên điều trần trước Cục Dự trữ Liên bang lần đầu tiên với vai trò của mình. Phiên điều trần này được diễn ra dưới hình thức hỏi và trả lời có sự chuẩn bị trước, tất cả đều tập trung vào định hướng chính sách tiền tệ trong tương lai dưới

sự lãnh đạo của Bà. Cùng với đó báo cáo của Bộ Lao động Mỹ cho biết, CPI của Mỹ trong tháng 10 tăng nhẹ do nguyên nhân chính là giá xăng giảm 2,9%, mức giảm lớn nhất kể từ tháng 4/2013. CPI tháng qua chỉ tăng 0,1% là mức tăng thấp nhất kể từ tháng 10/2009, sau khi tăng 0,2% trong tháng 9. Như vậy, trong vòng 12 tháng qua, CPI của Mỹ chỉ tăng 1%, thấp hơn nhiều mục tiêu lạm phát 2% của Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).

Trung Quốc: Công cuộc cải cách kinh tế lớn nhất sẽ được đưa ra bàn luận tại Hội nghị Trung ương 3, khóa 18 diễn ra từ ngày 912/11 tại Bắc Kinh. Hội nghị được cho là sẽ mang đến một loạt quyết sách


8

quan trọng trong các lĩnh vực kinh tế và tài chính tiền tệ.Trong khi đó Trung Quốc và Nhật chưa giải quyết tình hình tranh chấp lãnh thổ càng gây ảnh hưởng không tốt đến giao thương giữa 2 nước. Đông Nam Á:

Những thiệt hại do siêu bão Haiyan gây ra có thể khiến tăng trưởng kinh tế của Philippines chậm lại và làm tăng tỷ lệ nghèo đói trong năm nay. Cơ quan Kinh tế và Phát triển quốc gia Philippines (NEDA) cho rằng, GDP của nước này có thể chỉ tăng trưởng 4,1% trong quý 4/2013. Dựa trên ước tính ban đầu của chính phủ, tổng thiệt hại trong khu vực bị ảnh hưởng của cơn bão Haiyan lên tới hơn 761 triệu peso (khoảng 17,7 triệu USD), trong đó khu vực nông nghiệp thiệt hại hơn 560 triệu peso (13 triệu USD) Yesnews 11 - 2013 |

II/Thị trường vàng Những ngày cuối tháng 10, giá vàng tăng khi số liệu công bố sản lượng công nghiệp của Mỹ thấp hơn mức dự kiến và khả năng Fed tiếp tục chương trình kích cầu kinh tế. Giá vàng giao ngay tăng 0,3% lên

1354,50/ounce . Chốt phiên ngày 25/11, giá vàng chạm mốc 1.243,71 USD/ounce. Trước tình hình kinh tế Mỹ đang đi lên, nhu cầu về vàng suy giảm, dự đoán giá vàng khả năng vẫn đi xuống ở ngưỡng 1200USD/ ounce III/Thị trường xăng dầu Việc cung vượt quá cầu cộng thêm việc đàm phán với Iran kéo dài đã đẩy giá xăng dầu liên tiếp giảm. Trước đó, tổng giá xăng dầu tháng 10giảm tới gần 6%. Cuối tháng 10, giá xăng dầu ở mức 96,38

USD mỗi thùng. Sang tháng 11, thị trường xăng dầu vẫn không có dấu hiệu khả quan hơn. Chốt phiên 25/11, giá dầu thô ngọt nhẹ giảm 0,83%, xuống còn 94,04 USD/thùng. IV/Thị trường tiền tệ Cuối tháng 10, đồng USD vẫn ổn định ở mức 98,53 Yen/USD, trong khi đồng euro giao dịch ở mức 135,24 sau khi kéo dài đến hơn một tuần ở mức cao là 135,45. Việc Nhật tiếp tục duy trì chính sách nới lỏng tiền tệ cũng là một trong những lý do khiến USD mạnh lên và đồng yên yếu đi. Giá trị đồng yên so với đồng USD giảm xuống 100,01 yên/USD sau khi chạm mức 100,15 yên/USD, mức thấp nhất kể từ 11/9. Tỷ giá euro so với USD giảm 0,2% xuống còn 1,3461 USD/EUR. Cho đến ngày 25/10,đồng bạc xanh ở mức 101,80 yên/USD, tăng 0,5% đây là mức cao nhất trong 6 tháng qua. Các nhà phân tích kinh tế kì vọng rằng, giá USD sẽ vẫn tiếp tục tăng đến mức 104 yên/ USD. Hồng Phương (Tổng hợp)


Lăng kính khoa học

Từ cổ chí kim, con người đã coi trọng công cuộc giáo dục, cũng nhờ đó mà nghề giáo trở thành một trong những nghề được coi trọng bậc nhất trong xã hội. Ngày nay, trình độ dân trí ngày một nâng cao, giáo dục càng khẳng định được vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển của lịch sử loài người. Thế nhưng ở Việt Nam, một mâu thuẫn đã và đang diễn ra: trong khi những người giáo viên được tôn vinh đến mức được dành hẳn một ngày riêng để kỷ niệm, thì sự đền đáp tối thiểu mà họ nhận được - lương - lại không tương xứng một chút nào. Nhiều thầy cô không thể trang trải cuộc sống chỉ với lương hành chính sự nghiệp của mình. Phương Dung

Thầy giáo cũng cần tiền! Trước kia, ở thời kỳ phong kiến, giáo dục nước ta gắn liền với tư tưởng Nho giáo của Khổng Tử, học trò học chữ thánh hiền, học văn, sử, triết, học đạo làm người. Chuẩn mực của người hiền tài thời đó cũng gắn liền với sự thông thạo sử sách và cốt cách con người. Người thầy đương nhiên cũng thấm nhuần những tư tưởng đó, hơn thế nữa, họ là những người được cả xã hội gửi gắm niềm tin về sự đức độ, về nhân cách thanh cao, về học vấn uyên thâm. Học trò đội lễ đến nhà thầy xin học, cha mẹ có gì thì biếu thầy, sau này trò công thành danh toại, vinh quy bái tổ về tạ ơn thầy là thầy mãn nguyện, tự hào. Bởi lẽ thời xưa dân ta phần lớn làm nông nghiệp, không phải ai cũng có tiền đầu tư cho con học hành, người thầy cũng vì thế mà dạy vì tâm huyết với nghề, vì tương lai quốc gia dân tộc chứ hiếm khi màng tới danh lợi. Những người thầy tiêu biểu cho sự tài năng nhưng chán ghét những thị phi chốn quan trường như Chu Văn An, Nguyễn Khuyến... hẳn không một người Việt Nam nào là không biết.


10

Ở thời của những người thầy mẫu mực ấy, bổng lộc mà họ nhận được từ triều đình chỉ đến từ việc phục vụ triều đình. Còn dạy dỗ bậc thứ dân tuy rằng cũng là nghề khi các thầy đã từ quan về ở ẩn, nhưng phần lớn vẫn là tâm huyết từ chính các thầy. Cuộc sống đạm bạc, lão nông tri điền không thúc ép các thầy phải biến nghề dạy học thành kế sinh nhai. Hơn nữa, tư tưởng phi ngã phổ biến ở thời đại đó phần nào ngăn cản con người có những suy tính mang nặng dấu ấn cá nhân, thay vào đó là những cố gắng, hy sinh vì quốc gia, dân tộc. Tuy nhiên không thể vì thế mà quy chụp cho rằng nhà giáo dạy không cần tiền, càng không thể lấy cớ vì tình yêu nghề mà bắt họ phải chấp nhận đồng cuộc sống khó khăn với đồng lương eo hẹp. Giáo sư Ngô Bảo Châu luôn mong muốn cống hiến cho quê hương nhưng dĩ nhiên anh không thể chấp nhận mức lương “đặc cách” 5 triệu đồng/tháng thay vì trên 300000 USD/năm. Thầy cô cũng là con người, họ cũng cần phải sống, và đương nhiên muốn sống được thì phải có tiền. Thời đại ngày nay quá khác biệt với xưa kia, kinh tế thị trường phát triển khiến cho đồng tiền càng ngày càng được nâng cao vị thế. Dẫu biết rằng tiền không mua được tất cả nhưng nếu không có nó thì nhiều khi chẳng làm được gì. Không tiền, không ăn, không uống, không vui chơi, giải trí... thì chẳng ai có nổi sức khỏe cũng như động lực để tiến hành công việc của mình, càng không thể theo đuổi niềm đam mê. Các thầy cô cũng cần đến đồng tiền như bất cứ ai. Người xưa có câu “phi thương bất phú”, chứ chưa ai nói đi dạy mà có nhiều tiền bao giờ. Trong khi đó, nghề sư phạm không chỉ đòi hỏi sự đầu tư kiến thức ban đầu lớn mà còn cần ở người làm nghề nhiều kỹ năng quan trọng khác liên quan đến giao tiếp, nắm bắt tâm lý con người ở các độ tuổi, sự trau dồi kiến thức và thu thập thông tin thường xuyên... và hơn cả là niềm say mê với công việc. Với những sinh viên mới xin được việc, lương (bao gồm cả các khoản thưởng, phụ cấp khác) chính là cứu cánh để họ có thể trang trải cuộc sống vì không phải ai cũng có thu nhập ngoài lương. Sự thật là trong xã hội có những nghề vất vả, nặng nhọc và đòi hỏi cao hơn nghề giáo viên. Nhưng cũng không phải là quá đáng khi lên tiếng giành quyền lợi cho những người thầy, người cô đã hy sinh thầm lặng. Bởi ai cũng biết rằng, không có nghề giáo thì chẳng có được nhiều nghề khác. Không có nghề giáo thì xã hội không thể phát triển. Hiện nay, đa số các thầy cô giáo đều phải tìm cách kiếm thêm thu nhập bằng cách dạy nhiều trường, dạy thêm, làm công việc gần với chuyên môn, hoặc ai may mắn hơn thì nhận sự hỗ trợ từ gia đình. Tuy nhiên để nhận được cơ hội làm việc thêm không phải là đơn giản khi các thầy cô luôn phải đối mặt với sự cạnh Yesnews 11 - 2013 |


11

tranh của các “lão làng” trong nghề, thậm chí là cả những sinh viên làm thêm, hơn nữa không phải môn nào học sinh cũng có nhu cầu học thêm như các môn phụ Công nghệ, Giáo dục công dân... Ngay cả việc sắp xếp thời gian cũng cần rất nhiều sự khéo léo vì thầy cô ngoài giờ lên lớp vẫn phải làm nhiều việc như chấm bài, soạn giáo án, lo công việc gia đình... Riêng việc dạy thêm thì liên quan đến lịch làm việc của cả thầy cô và học sinh. Dù thầy cô có rảnh nhưng học sinh vướng lịch thì cũng chẳng biết dạy cho ai. Càng khó khăn hơn khi hiện nay Bộ Giáo dục đã siết chặt vấn đề này. Một chương trình học quá tải, một đề thi quá hàn lâm khiến cho nhu cầu học thêm trở thành tất yếu với bất cứ học sinh nào. Thế nhưng, những yếu kém trong quản lý, lỗ hổng trong quy định giờ lại quay ra làm khó cả thầy và trò vì dạy thêm từ trước đến nay vốn là hoạt động ngoài luồng, nói nặng lời là trốn thuế. Đã có giáo viên đang dạy học bị đoàn kiểm tra ập vào bất ngờ bắt quả tang dạy “không có giấy phép”. “Chuyện thường ngày ở huyện” giờ đã trở thành trái luật.

Thực trạng tiền lương nghề giáo Không khó để nhận thấy lương giáo viên thua xa so với lương của các công chức, viên chức cùng hưởng từ ngân sách Nhà nước khác. Theo TS Phạm Văn Thanh, phó chủ tịch Công đoàn giáo dục Việt Nam, “khung lương giáo viên tiểu học được xếp 12 bậc lương và vượt khung 5%, 7%, 9%, 11%, thấp hơn bậc lương 24 chức danh cùng viên chức loại B. Hoặc giáo viên THPT được xếp 9 bậc và vượt khung 5%, 8%, trong 53 chức danh cùng được xếp chung thì không cao hơn bậc lương của chức danh cùng loại nào. Ngạch lương của giáo viên trung học cao cấp được xếp 8 bậc lương và vượt khung 5%, 8%, 11%, có 18 chức danh cùng được xếp chung, thấp hơn bậc lương của 28 chức danh cùng loại công chức, viên chức A2”. Với giảng viên đại học, tình hình cũng không khả quan hơn là mấy. Các giảng viên trẻ chỉ được nhận một mức lương không đáng kể, có người chỉ nhận được hơn 1 triệu đồng một tháng tính cả phụ cấp như một thầy giáo trẻ của Trường đại học thể dục thể thao Bắc Ninh xin được giấu tên. Tuy vậy, cơ hội làm thêm của giảng viên đại học lại có vẻ rộng mở hơn. Để có thêm thu nhập, bên cạnh đi dạy thêm như những đồng nghiệp ở các cấp học thấp hơn, họ còn có cơ hội được tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học cũng như làm ở các đơn vị ngoài Nhà nước. Tất nhiên không thể bắt lương của ngành nào cũng bằng nhau, ngành này cao hơn thì ngành kia phải thấp hơn. Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây là mức lương của nhà giáo chưa phản ánh đúng tầm quan trọng cũng như sự đóng góp trong công việc, càng không thể đáp ứng mức sống cơ bản, nhất là với nhưng thầy cô mới ra trường, đi làm chưa lâu. Theo chia sẻ của GS Hoàng Xuân Hãn trên báo Tuổi trẻ ngày 22/10/2012, lương giáo viên trẻ phần lớn chỉ dao động trong khoảng 2 đến hơn 3 triệu đồng/tháng, hoàn toàn không đủ sống ở những nơi có mức sống cao như khu vực thành phố. Yesnews 11 - 2013 |


12

Về nguyên tắc, lương của người lao động phải đảm bảo nuôi sống được bản thân, gia đình họ và giúp tái tạo sức lao động. Thế nhưng, với những con số được nêu trên, chính sách tiền lương của nước ta, ít nhất đối với nghề giáo, đã vi phạm nguyên tắc cơ bản đó trong một thời gian quá dài. Gần đây có xuất hiện một bài viết trên Internet thể hiện một góc nhìn khác về vấn đề này. Theo bài viết, lương giáo viên không hề thấp do thời gian làm việc của họ không nhiều như những ngành nghề khác, số tiết không nhiều, lại được nghỉ hè bên cạnh những ngày nghỉ khác được Nhà nước quy định. Khách quan mà nói sự phân tích này là hoàn toàn có cơ sở, nhưng cũng phải nhìn nhận rằng bản thân người giáo viên cũng không vui vẻ gì với điều này. Ngoài giờ lên lớp, họ vẫn phải làm những việc liên quan đến chuyên môn. Hơn nữa, cho dù lương giáo viên không thấp thật thì với khoảng thời gian trống quá nhiều như đã tính toán, họ cũng không có đủ tiền để tiêu nếu như không đi làm thêm. Làm ít, được ít, nhưng vấn đề lại không phải do chính bản thân người giáo viên gây ra. Được coi như một nỗ lực của Chính phủ trong việc giải quyết vấn đề tiền lương cho ngành sư phạm, từ ngày 1/5/2011, chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo được quy định tại Nghị định 54 chính thức được tính hưởng. Theo Nghị định này, “nhà giáo đủ 5 năm (60 tháng) giảng dạy, giáo dục được tính hưởng mức phụ cấp thâm niên bằng 5% của mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có); từ các năm sau trở đi, phụ cấp thâm niên mỗi năm được tính thêm 1%”. Tuy nhiên đúng như theo tính chất, tên gọi, mức phụ cấp này lớn dần theo số năm thâm niên, và nhiều thầy cô cũng nhận định nó chưa đáng là bao với mức lương còm cõi của các giáo viên trẻ. Hơn nữa, phụ cấp thâm niên là đặc thù của nghề giáo, càng làm lâu năm trong nghề, càng phải được khuyến khích, nên khôi phục chế độ này chưa phải quyết sách có ý nghĩa quá to lớn. Ngoài ra, theo một lộ trình đã được vạch sẵn, mức lương tối thiểu cho người lao động ở các khu vực ngành nghề cũng được xem xét để nâng lên, đảm bảo mức sống cho người dân. Song, với những biến cố kinh tế phức tạp diễn ra gần đây, đặc biệt là việc tung ra gói 30000 tỷ phá băng bất động sản, một dấu hỏi lớn đang được đặt ra cho Chính phủ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, rằng liệu ngân sách Nhà nước có còn đủ khả năng giữ nguyên lộ trình tăng lương hay không. Sự nghi ngại càng được đẩy lên cao khi Bộ Tài chính đề xuất giảm lương tối thiểu 100000 đồng để đối phó với thâm hụt ngân sách. Mặc dù sau khi nghe thảo luận, Thủ tướng đã chỉ đạo không giảm lương tối thiểu, nhưng với những gì diễn ra tại phiên họp thường kỳ của Chính phủ, mỗi người dân đều tự cảm thấy âu lo khi túi tiền của mình đang ngày một rỗng ruột. Và những người thầy, người cô cũng không phải ngoại lệ trước những thực trạng này. Nhìn ra các nước trên thế giới, đồng lương của nhà giáo Việt Nam trở nên thật khập khiễng khi so sánh với những con số hàng chục nghìn USD. Chúng ta không quan tâm giáo viên nước nào giàu hơn, mà phải thấy được sự chú trọng tới giáo dục của các nước. Ở những nơi như Anh, Mỹ, hay ngay tại láng giềng Trung Quốc, nghề giáo không chỉ được trọng vọng trên danh nghĩa mà còn ở trong chế độ đãi ngộ. Cụ thể, mức lương bình quân của giáo viên Yesnews 11 - 2013 |


13

ở Anh là 33.377 USD/năm, ở Mỹ là 44.917 USD/năm, còn ở Trung Quốc là 17.730 USD/năm. Một nhà giáo giỏi không chỉ là một nhân tài mà còn có thể tạo ra nhiều thế hệ nhân tài tiếp theo cho đất nước.

Vì sao giáo viên nghèo?

Nhìn lại thời kỳ tăng trưởng mạnh mẽ gần đây có thể nhận thấy rằng khả năng sử dụng ngân sách của Chính phủ còn hạn chế. Các khoản chi thường xuyên vẫn chiếm tỷ trọng cao. Chi cho đầu tư trong giai đoạn vừa qua đã tăng, tuy nhiên hiệu quả sử dụng vốn của các dự án đầu tư còn chưa cao. Bằng chứng là chỉ số ICOR (hệ số sử dụng vốn, được dùng để so sánh hiệu quả đầu tư. Con số càng cao thì hiệu quả sử dụng vốn càng giảm) tính theo tích lũy tài sản gộp của Việt Nam đã tăng từ 2,73 giai đoạn 1990-1995 lên tới 5,4 trong các năm 20062010. Điều đó là một nguyên nhân lớn dẫn tới tình trạng thâm hụt ngân sách, ảnh hưởng tới đầu tư cho giáo dục. Đáng buồn là với một nền kinh tế đang phát triển, GDP hàng năm chưa đủ cao, khiến tỷ lệ chi tiêu công cho giáo dục tuy cao nhưng vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu và càng không thể so sánh với quốc tế khi quy ra con số tuyệt đối. Chi tiêu công cho giáo dục của ta chiếm trên 5% GDP và trên 17,2% tổng chi tiêu công hàng năm của cả nước, thuộc nhóm cao nhất khu vực và trên thế giới, nhưng thực tế lại khác xa với những con số đẹp mĩ miều đó. Cơ cấu các khoản chi cũng cần được xem xét để cân đối hợp lý hơn. Trong điều kiện đất nước ưu tiên tăng trưởng, chi cho đầu tư xây dựng cơ bản nhiều hơn là điều dễ hiểu nhưng không thể vì thế mà xem nhẹ chi thường xuyên trong giáo dục mà chủ yếu là trả lương cho giáo viên. Giải quyết vấn đề lương bổng cho nhà giáo chưa bao giờ là một bài toán dễ với nước ta. Một phần là vì nước ta chưa phải là nước giàu có, khả năng đảm bảo phân phối thu nhập vừa đồng đều vừa đủ mức trung bình cho lượng biên chế lớn là rất khó. Bên cạnh đó là năng lực sử dụng ngân sách yếu kém của Nhà nước khiến cán cân ngân sách thường xuyên thâm hụt. Các vấn đề nội tại đầy nhức nhối như tham nhũng vẫn đang làm nóng nghị trường và Yesnews 11 - 2013 |


14

các phương tiện truyền thông mà chưa thể tìm ra giải pháp tối ưu, thậm chí tình hình còn diễn biến phức tạp hơn trước. Tuy nhiên, không thể đổ toàn bộ trách nhiệm cho Nhà nước vì bản thân nền kinh tế cũng có những quy luật khó tránh khỏi. Việc tăng lương tối thiểu góp phần làm tăng tổng cầu, đẩy mức giá chung tăng lên, gây lạm phát. Tình trạng lạm phát khiến giá cả lên cao cũng là một nguyên nhân lớn khiến sự tăng lương ở nước ta không mang nhiều ý nghĩa, do tốc độ tăng lương thực tế nhiều khi không theo kịp tỷ lệ lạm phát khiến mức lương thực tế của người lao động nói chung và nhà giáo nói riêng giảm sút.

Giải pháp nào cho những bất cập đang tồn tại? Lương nhà giáo cần sự cải tiến chứ không đơn thuần là tăng về mặt số lượng theo thời gian, vì tăng mà không đáp ứng được nhu cầu thì tăng không có ý nghĩa. Sự cải tiến ở đây phải đến từ việc tạo ra nguồn thu cho các thầy cô, không chỉ là phụ cấp thâm niên, phụ cấp chức vụ, mà còn đến từ những công việc khác như nghiên cứu khoa học, dạy thêm... Đặc biệt là dạy thêm – nguồn thu chính của nhiều các thầy cô ở tất cả các cấp học. Cấm đoán không giải quyết được tình hình, vì lỗ hổng là do Nguyên phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình hàng rào pháp lý lỏng lẻo tạo ra, mà phải hợp thức hóa nó để các thầy cô được yên tâm làm nghề và đóng góp cho ngân sách. Cải cách tiền lương còn liên đới đến nhiều vấn đề khác trong xã hội, như tăng trưởng, năng lực quản lý của Chính phủ và cơ quan đầu ngành là Bộ Giáo dục... Có lẽ trong tương lai gần, vấn đề thu nhập của người thầy còn chưa được giải quyết thỏa đáng. Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình từng chia sẻ: “Tiền lương là thể hiện sự đối xử với thầy, cô giáo”. Bên cạnh nguyên nhân vật chất, tiền lương còn mang một phần ý nghĩa tinh thần, là động lực để thầy cô phấn đấu với nghề. Nếu cứ dai dẳng nỗi lo cơm áo gạo tiền, làm sao thầy cô có thể yên tâm công tác? Chúng ta khuyến khích thầy cô vượt khó để đóng góp cho nền giáo dục, tôn vinh những người bỏ lại cuộc sống phồn hoa để về vùng cao truyền cái chữ, nhưng những lời nói lại không đi đôi với việc làm. Chừng nào Việt Nam chỉ dừng lại ở những lời nói suông, chúng ta còn để mất những thầy cô giáo giỏi, còn chưa thể tiến đến một nền giáo dục chất lượng.

Yesnews 11 - 2013 |


15

Giáo dục đã thay đổi đáng kể từ khi xuất hiện sự tham gia của công nghệ. Ở những cơ sở giáo dục hiện đại, đặc biệt là ở bậc đại học, phấn trắng bảng đen được thay thế dần bởi máy chiếu và máy vi tính. Những công cụ hỗ trợ này, đã tạo ra một cuộc cách mạng trong giảng dạy và học tập. Trong khuôn khổ bài viết, chúng tôi sẽ đề cập đến một xu hướng mới của giáo dục dựa vào nền tảng của công nghệ số, được xem như là cuộc cách mạng tiếp theo cho giáo dục. Đó là hệ thống đào tạo trực tuyến, còn được biết dưới tên MOOCs. Bài viết không đi sâu vào công nghệ mà MOOCs sử dụng mà chỉ nêu một bức tranh khái quát về phương pháp mới này.

MOOCs là gì? MOOC - Massive Open Online Course –là một khoá học trực tuyến nhắm tới nhiều đối tượng trên phạm vi rộng lớn, học viên có thể truy cập miễn phí qua mạng internet. Do là khoá học trực tuyến, nên nó có thể thu hút hàng chục thậm chí hàng trăm nghìn người tham dự trên toàn thế giới mà không gặp phải bất kì khó khăn nào về khoảng cách địa lý hay về khuôn viên trường học. Hầu hết các khoá học MOOC là phi tín chỉ (non-credit) và học viên sau khi hoàn thành khoá học có thể được cấp chứng nhận. Mỗi khoá học MOOC sẽ gồm tài liệu, hướng dẫn chi tiết và các video bài giảng chất lượng cao và chuyên nghiệp (do nhiều giáo sư của các trường đại học danh tiếng tham gia) mà còn đan xen các bài kiểm tra thường xuyên giúp tăng cường việc hiểu và nhớ bài. Ngoài ra tính mở của khoá học thế này còn thể hiện ở khả năng gắn kết và tương tác giữa người dùng qua hình thức diễn đàn trao đổi. Trên thực tế thuật ngữ MOOC đã được phát minh ra từ năm 2008 bởi Cormier và đã được đưa vào thử nghiệm bởi Cormier, George Siemens, Stephen Downes, Alec Couros, David Wiley và những người khác. Phiên bản thử nghiệm đầu tiên tại đại học Manitoba với sự tham gia của hơn 2.300 học viên. Tuy nhiên làn sóng này bị chìm vào quên lãng . Năm 2012, nó được phát triển lại ở đại học Standford. Lần này nó đã tạo nên một sự thành công đáng kinh ngạc. Tháng giêng năm 2012, Sebastian Thrun ở Standford công bố sẽ rời Standford để khởi động dự án lớp học trực tuyến của riêng mình; tháng 2, MIT đã thành lập khóa học đầu tiên cho mình; đến tháng 4, giáo sư Andrew và Daphne Koller từ Standford đã cùng nhau khởi đầu dự án MOOCs của mình với mức vốn ban đầu là 16 triệu USD; tháng 6, từ khóa MOOC chính thức xuất hiện trên google; đến hết năm 2012, hơn 70 trường đại học lớn ở Mĩ và Châu Âu chính thức tham gia hệ thống này. Tờ New York Times gọi năm 2012 là năm của MOOCs. Yesnews 11 - 2013 |


16

Lợi và hại Không thể phủ nhận những lợi ích mà hệ thống này có thể mang lại. Những khóa học online và nhiều hơn nữa, đào tạo đại học từ xa có thể sẽ là chìa khóa cho một nền giáo dục chi phí rẻ. Bạn có thể ngồi ở nhà và học ở những trường đại học danh tiếng bên bở kia của đại dương; bạn có thể học bất cứ lúc nào bạn muốn, chỉ cần hoàn thành đủ các bài tập; bạn có thể học cũng những giáo sư nổi tiếng mà không phải lo về địa điểm. Dường như với những ưu điểm này, MOOCs có tiềm năng tạo ra một cuộc cách mạng giáo dục mới. Tuy nhiên hình thức dạy học này cũng gặp phải khá nhiều vấn đề liên quan đến tính kỉ luật. Thống kê cho thấy chỉ có 5% số sinh viên hoàn thành toàn bộ khóa học, nguyên nhân là do việc đăng kí vào theo học một cách miễn phí mà không có sự ràng buộc nào làm mất đi động lực duy trì việc học. Thêm một điều nữa đó là việc không được tiếp xúc trực tiếp có nguy cơ khiến phương pháp sư phạm bị sai lệch do giảng viên không thấy được phản ứng trực tiếp từ người học. Vấn đề gây khó khăn cuối cùng là về sự gian lận, các học viên có thể dùng các tiểu xảo để qua mặt do việc giám sát không được thực hiện trực tiếp.

MOOCs ở Việt Nam Liệu MOOCs có khả thi ở một nền kinh tế đang phát triển với cơ sở hạ tầng công nghệ còn yếu như Việt Nam? Nếu như năm 2003, cả nước ta chỉ có 1,8 triệu người dùng Internet thì đến nay con số này đã lên tới 31 triệu, Việt Nam nằm trong top 20 nước có số người sử dụng Internet nhiều nhất thế giới. Với lực lượng sử dụng lớn như vậy, Việt Nam được hứa hẹn như là một thị trường tiềm năng cho MOOCs. Tuy nhiên mọi việc không đơn giản như vậy. Ở Việt Nam, giáo dục trực tuyến còn khá xa lạ với đại bộ phận người dùng, vốn là những người chỉ sử dụng Internet với mục đích tra cứu thông tin và giải trí. Chính vì vậy ở Việt Nam, chưa có một khóa MOOC nào được triển khai miễn phí và liên kết được với các trường đại học lớn. Có thể đến một số website học trực tuyến như Hocmai.com hay Giapschool.org, tuy nhiên nó mất phí và chỉ hướng đến đối tượng là học sinh cấp 2, cấp 3 chứ chưa phải dành cho mọi đối tượng như những MOOCs. Thêm vào đó, giáo dục truyền thống cũng chiếm một vị trí rất quan trọng trong tâm trí người dân, thật khó để một gia đình chấp nhận cho con họ “lông bông” ở nhà và học hành trên Internet.

Thay lời kết Có thể nói chưa có đủ cơ sở để khẳng định liệu MOOCs có trở thành cuộc cách mạng giáo dục trong tương lai ở trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng hay không? Tuy nhiên cũng không thể phủ nhận MOOCs sẽ mở ra một không gian mới trong giáo dục. Mặc dù vây, những vướng mắc cùa hình thức học này sẽ được giải quyết như thế nào, vẫn còn là một câu hỏi bỏ ngỏ. Duy Hoàng

Yesnews 11 - 2013 |


Nhìn ra thế giới

17

Điều kì diệu của sự thần kỳ Châu Á (Phần 2) Huy Hoàng (dịch)

"WE WILL BURY YOU" Sống trong một thế giới rải rác đống đổ nát của đế quốc Liên Xô, thật khó khăn cho hầu hết mọi người để nhận ra rằng có một thời gian khi nền kinh tế của Liên Xô, không hề giống như một điển hình cho sự thất bại của chủ nghĩa xã hội, là một trong những kỳ quan thế giới - rằng khi Khrushchev đập giày lên bục giảng của Liên Hợp Quốc và tuyên bố, "We will bury you”, đó là một niềm tự hào kinh tế chứ không phải quân sự. Do đó nó thực sự là một cú sốc khi điểm lại các vấn đề ngoại giao từ giữa năm 1950 đến đầu những năm 1960 và khám phá ra rằng có ít nhất một bài báo mỗi năm nói tới các tác động của sức mạnh không ngừng phát triển của công nghiệp Liên Xô. Một điển hình của cuộc thảo luận là một bài viết năm 1957 của Calvin B. Hoover.(1) Giống như nhiều nhà kinh tế phương Tây, Hoover chỉ trích các thống kê chính thức của Liên Xô, cho rằng họ phóng đại tốc độ tăng trưởng thực sự. Tuy nhiên, ông kết luận rằng tuyên bố của Liên Xô về thành tích đáng kinh ngạc là hoàn toàn hợp lý: nền kinh tế của họ đã đạt được một tốc độ tăng trưởng "cao gấp đôi mà bất kỳ quốc gia tư bản đạt được với bất kỳ số năm đáng kể nào [và] ba lần so với mức trung bình tỷ lệ tăng hàng năm tại Hoa Kỳ". Ông kết luận rằng có thể "một tập thể, nhà nước độc tài" Yesnews 11 - 2013 |

là, vì thế, hiệu quả để đạt được tăng trưởng kinh tế hơn là kinh tế thị trường và dự báo rằng nền kinh tế của Liên Xô có thể vượt qua Hoa Kỳ vào những năm 1970. Những quan điểm này không được coi là lạ lùng vào thời điểm đó. Ngược lại, hình ảnh chung của kế hoạch tập trung của Liên Xô là nó có thể tàn khốc, và có thể không làm tốt việc cung ứng hàng tiêu dùng, nhưng nó lại rất hiệu quả trong việc thúc đẩy tăng trưởng công nghiệp. Năm 1960 Wassily Leontief mô tả nền kinh tế của Liên Xô như được "đạo diễn một cách trung thành với kỹ năng tàn nhẫn" - và đã làm như vậy mà không cần lý luận hỗ trợ, tự tin rằng ông đang thể hiện một cái nhìn sẽ được chia sẻ bởi độc giả của mình. Tuy nhiên, nhiều nhà kinh tế học phát triển của Liên Xô đã dần dần đi đến kết luận rất khác nhau. Mặc dù họ không tranh cãi về thực tế của tăng trưởng của Liên Xô trước đây, họ được cung cấp một cách giải thích mới về bản chất của sự tăng trưởng, một trong số đó ngụ ý xem xét lại triển vọng tương lai của Liên Xô. Muốn hiểu được điều này, sẽ cần thiết để thực hiện một đường vòng ngắn vào lý thuyết kinh tế để thảo luận một thứ dường như sâu sắc, nhưng vô cùng thực tế, khái niệm: hạch toán tăng trưởng.


18

HẠCH TOÁN SUY THOÁI CỦA LIÊN XÔ Sẽ là một phép lặp lại thừa thãi rằng tăng trưởng kinh tế thể hiện tổng giá trị của hai nguồn. Một bên là tăng "đầu vào": tăng trưởng việc làm, trình độ học vấn của người lao động, và các tư bản hữu hình (máy móc, nhà cửa, đường giao thông, vv). Ở phía bên kia là gia tăng sản lượng trên một đơn vị đầu vào; tăng như vậy có thể là do quản lý tốt hơn hoặc chính sách kinh tế tốt hơn, nhưng về lâu dài chủ yếu là do sự gia tăng trong kiến thức. Ý tưởng cơ bản của hạch toán tăng trưởng là đo lường cả hai. Sau đó hạch toán có thể cho chúng ta biết bao nhiêu tăng trưởng là do mỗi đầu vào - vốn trên lao động - và bao nhiêu là do tăng hiệu quả. Tất cả chúng ta đều làm một động tác cơ bản của hạch toán tăng trưởng mỗi khi chúng ta nói về năng suất lao động, trong khi làm như vậy, chúng ta mặc nhiên phân biệt giữa phần của sự phát triển tổng thể do tăng trưởng trong cung lao động và phần do sự gia tăng trong giá trị hàng hóa được sản xuất bởi một công nhân trung bình. Tăng năng suất lao động, tuy nhiên, không phải lúc nào cũng do hiệu quả tăng lên của người lao động. Lao động chỉ là một trong một số các yếu tố đầu vào, công nhân có thể sản xuất nhiều hơn, không phải vì họ được quản lý tốt hơn hoặc có nhiều kiến thức công nghệ hơn, mà đơn giản chỉ vì họ có máy móc tốt hơn. Một người đàn ông với một xe ủi đất có thể đào một cái hố nhanh hơn là chỉ với một cái xẻng, nhưng ông ta không phải là hiệu quả hơn, ông ta chỉ có thêm tư bản để làm việc. Mục đích của hạch toán tăng trưởng là để tạo ra một chỉ số kết hợp tất cả các yếu tố đầu vào có thể đo lường và đo đạc tốc độ tăng trưởng Yesnews 11 - 2013 |

của thu nhập quốc gia sử dụng chỉ số đó để ước lượng "năng suất các nhân tố tổng hợp". (2) Cho đến nay, điều này có vẻ như một bài tập hoàn toàn lý thuyết. Ngay khi một người bắt đầu suy nghĩ về hạch toán tăng trưởng, tuy nhiên, anh ta sẽ đạt được một cái nhìn rất quan trọng cho quá trình tăng trưởng kinh tế: tăng trưởng bền vững trong thu nhập bình quân đầu người của một quốc gia chỉ có thể xảy ra nếu có sự gia tăng trong sản lượng trên một đơn vị đầu vào. (3) Chỉ tăng ở đầu vào, mà không có sự gia tăng hiệu quả đầu vào được sử dụng đầu tư vào máy móc thiết bị và cơ sở hạ tầng - sẽ dẫn tới thu nhập giảm dần, tăng trưởng dựa vào đầu vào không tránh khỏi hạn chế. Vậy làm thế nào, các quốc gia tiên tiến ngày nay có thể đạt được tăng trưởng bền vững trong thu nhập bình quân đầu người hơn 150 năm qua? Câu trả lời là tiến bộ công nghệ đã dẫn đến một sự gia tăng liên tục trong năng suất nhân tố tổng hợp sự gia tăng liên tục trong thu nhập quốc dân cho mỗi đơn vị đầu vào. Trong một ước tính nổi tiếng, giáo sư MIT Robert Solow đã kết luận rằng tiến bộ công nghệ đã chiếm 80% của sự gia tăng dài hạn thu nhập bình quân tại Mỹ, với sự gia tăng đầu tư vốn chỉ chiếm có 20% còn lại. Khi các kinh tế gia bắt đầu nghiên cứu sự phát triển của nền kinh tế Liên Xô, họ đã làm như vậy bằng cách sử dụng các công cụ của hạch toán tăng trưởng. Tất nhiên, dữ liệu của Liên Xô đặt ra một số vấn đề. Không chỉ là khó khăn trong việc kết nối các ước tính có thể sử dụng về đầu ra và đầu vào (Raymond Powell, một giáo sư Đại học Yale, đã viết rằng công việc "theo nhiều cách giống như một cuộc khai


19

quật khảo cổ học"), mà còn có cả những khó khăn về mặt lý thuyết. Trong một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa người ta khó có thể đo lường vốn đầu vào bằng lợi nhuận thị trường, vì vậy các nhà nghiên cứu đã buộc phải gán cho chúng dựa vào những lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường ở các cấp độ phát triển tương đương. Tuy nhiên, khi những nỗ lực bắt đầu, các nhà nghiên cứu khá chắc chắn về những gì họ sẽ tìm thấy. Cũng giống như sự phát triển tư bản chủ nghĩa đã được dựa trên tốc độ tăng trưởng trong cả đầu vào và hiệu quả, với sự hiệu quả là nguồn chính của tăng thu nhập bình quân đầu người, họ trông đợi rằng tăng trưởng nhanh chóng của Liên Xô phản ánh cả tăng trưởng đầu vào nhanh và tăng nhanh chóng trong hiệu quả. Nhưng những gì họ thực sự thấy là sự tăng trưởng của Liên Xô đã được dựa trên tăng trưởng nhanh chóng trong đầu vào - kết thúc câu chuyện. Tốc độ tăng trưởng hiệu quả không chỉ không ấn tượng, nó còn thấp hơn mức đạt được trong nền kinh tế phương Tây. Thực tế, trong một số ước tính, nó hầu như không tồn tại. (4) Những nỗ lực to lớn của Liên Xô để huy động nguồn lực kinh tế hầu như không mới. Các nhà hoạch định phe Stalin đã chuyển hàng triệu công nhân từ các trang trại đến các thành phố, đẩy hàng triệu phụ nữ vào lực lượng lao động và hàng triệu người vào giờ lao động dài, theo đuổi các chương trình lớn của giáo dục, và trên tất cả tái đầu tư một tỷ lệ ngày càng tăng của sản lượng công nghiệp của đất nước trở vào xây dựng các nhà máy mới. Tuy nhiên, bất ngờ lớn là nếu ta hạch toán xong những ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào gần như có thể đo lường này, chẳng còn gì khác nữa. Điều gây sốc nhất về sự tăng trưởng của Liên Xô là sự dễ Yesnews 11 - 2013 |

hiểu của nó. Dễ hiểu này ngụ ý hai kết luận quan trọng. Đầu tiên, tuyên bố về tính ưu việt của kế hoạch so với nền kinh tế thị trường hoá ra được dựa trên một sự ngộ nhận. Nếu nền kinh tế Liên Xô có một sức mạnh đặc biệt thì đó là khả năng huy động nguồn lực chứ không phải khả năng sử dụng chúng hiệu quả. Mọi người đều biết rằng Liên Xô vào năm 1960 là ít hiệu quả hơn so với Hoa Kỳ. Điều ngạc nhiên là không thấy có dấu hiệu thu hẹp khoảng cách này. Thứ hai, bởi vì tăng trưởng dựa vào đầu vào là một quá trình vốn đã hạn chế, tốc độ tăng trưởng của Liên Xô là hầu như chắc chắn sẽ chậm lại. Rất lâu trước khi sự tăng trưởng chậm lại của Liên Xô trở nên rõ ràng, nó đã được dự báo trên cơ sở hạch toán tăng trưởng. (Các nhà kinh tế đã không dự đoán được sự sụp đổ của nền kinh tế Liên Xô cho tới một thế hệ sau, nhưng đó là một vấn đề hoàn toàn khác). Đây là một câu chuyện thú vị và là một lời cảnh báo hữu ích về sự nguy hiểm của ngoại suy một cách ngây thơ các xu hướng quá khứ. Nhưng liệu nó có liên quan đến thế giới hiện đại?

NHỮNG CON HỔ GIẤY (PAPER TIGERS)

BẰNG

Lúc đầu, rất khó để nhìn thấy bất cứ điều gì chung giữa những câu chuyện thành công của châu Á trong những năm gần đây và Liên Xô trong ba thập kỷ trước. Trên thực tế, sẽ chẳng sai nếu nói rằng một doanh nhân điển hình đi tới Singapore, thu mình trong một trong những khách sạn hào nhoáng của thành phố, sẽ chẳng bao giờ nghĩ về bất kỳ thứ gì giống như các khách sạn đầy gián ở Moscow. Làm thế nào sự phấn khởi của một châu Á bùng nổ có thể


20

được so sánh với cố gắng đầy ảm đạm của Liên Xô trong công nghiệp hóa? Nhưng cũng có những điểm tương đồng đáng ngạc nhiên. Các nước công nghiệp mới của châu Á, giống như Liên Xô trong những năm 1950, đã đạt được tăng trưởng nhanh chóng phần lớn thông qua việc huy động các nguồn lực một cách đáng kinh ngạc. Khi tính toán vai trò của đầu vào ngày càng tăng trong tăng trưởng của các nước này, người ta thấy chẳng còn gì khác. Tăng trưởng châu Á, giống như của Liên Xô trong thời kỳ phát triển lớn mạnh của nó, dường như được thúc đẩy bởi sự tăng trưởng phi thường trong đầu vào như lao động và vốn hơn là tăng hiệu quả. (5) Xem xét đặc biệt trường hợp của Singapore. Từ năm 1966 đến năm 1990, nền kinh tế Singapore đã tăng trưởng đáng kể 8,5% mỗi năm, gấp ba lần so với Mỹ, thu nhập bình quân đầu người tăng trưởng ở mức 6.6%, gần gấp đôi sau mỗi thập kỷ. Thành tựu này có vẻ là một loại phép lạ trong kinh tế. Nhưng phép lạ hóa ra đã được dựa trên mồ hôi chứ không phải là nguồn cảm hứng: Singapore đã tăng qua huy động nguồn lực - điều có thể khiến Stalin tự hào. Tỷ lệ có việc làm trong dân số tăng từ 27 lên 51%. Các tiêu chuẩn giáo dục của lực lượng lao động đã được nâng cấp đáng kể: trong khi vào năm 1966, hơn một nửa số công nhân không được hưởng giáo dục chính quy, đến năm 1990, hai phần ba đã hoàn thành giáo dục trung học. Hơn hết, cả nước đã thực hiện một sự đầu tư tuyệt vời về vốn vật chất: đầu tư như một phần của sản lượng tăng từ 11 đến hơn 40% (6). Ngay cả khi không trải qua các thủ tục chính thức của hạch toán tăng trưởng, những con số này cho thấy rõ rằng sự tăng trưởng của Singapore chủ yếu dựa trên Yesnews 11 - 2013 |

những thay đổi một lần trong hành vi mà không thể được lặp đi lặp lại. So với thế hệ trước đây tỷ lệ người có việc làm đã tăng gần gấp đôi, nó không thể tăng gấp đôi một lần nữa. Một lực lượng lao động được đào tạo nửa vời đã được thay thế bằng lực lượng trong đó số lượng lớn có bằng tốt nghiệp trung học, và không thể chắc rằng một thế hệ nữa kể từ bây giờ hầu hết người Singapore sẽ có bằng tiến sỹ. Và phần đầu tư chiếm 40% là cao đáng ngạc nhiên theo bất cứ tiêu chuẩn nào, 70% sẽ là vô lý. Vì vậy, có thể ngay lập tức kết luận rằng Singapore sẽ không đạt được tốc độ tăng trưởng tương lai sánh với những gì của quá khứ. Nhưng chỉ khi chúng ta thực sự tính toán định lượng các kết quả đáng kinh ngạc mới xuất hiện: tất cả sự tăng trưởng của Singapore có thể được giải thích bởi sự gia tăng đầu vào đo lường được. Không hề có dấu hiệu gia tăng hiệu quả. Theo ý nghĩa này, sự phát triển của Singapore thời Lý Quang Diệu là một bản sao kinh tế của sự phát triển của Liên Xô thời Stalin - tăng trưởng đạt được hoàn toàn thông qua huy động nguồn lực. Tất nhiên, Singapore ngày nay thịnh vượng hơn nhiều Liên Xô trước đây - ngay cả ở đỉnh cao của nó trong thời Brezhnev - bởi vì Singapore gần đến, mặc dù vẫn còn thấp hơn, hiệu quả của nền kinh tế phương Tây. Vấn đề, tuy nhiên, đó là nền kinh tế của Singapore luôn luôn là tương đối hiệu quả, nó chỉ thiếu thốn vốn và nhân công có tay nghề. Trường hợp của Singapore là sự cực đoan nhất. Các nền kinh tế Đông Á đang phát triển nhanh chóng khác không tăng sự đóng góp của lực lượng lao động nhiều như vậy, thực hiện nhiều cải tiến đáng kinh ngạc trong các cấp học như vậy, hoặc tăng tỷ lệ đầu tư cao như vậy. Tuy nhiên, kết


21

luận cơ bản là như nhau: đó là có ít bằng chứng một cách đáng ngạc nhiên về những tiến bộ trong hiệu quả. Kim và Lau kết luận về bốn "con hổ" châu Á: "giả thuyết rằng không có sự tiến bộ kỹ thuật nào trong thời gian sau chiến tranh không thể bị bác bỏ cho bốn nước công nghiệp mới Đông Á". Young, văn hoa hơn, chỉ ra rằng một khi cho phép cho sự tăng trưởng nhanh chóng về đầu vào, hiệu quả hoạt động sản xuất của các “con hổ” "rơi" từ đỉnh cao của Olympus xuống tới đồng bằng Thessaly". Kết luận này trái với suy nghĩ thông thường đến mức các nhà kinh tế đã đi đến nó phải vô cùng khó khăn để có được sự quan tâm. Năm 1982 một sinh viên Harvard, Yuan Tsao, tìm thấy rất ít bằng chứng về sự phát triển hiệu quả trong luận án của mình về Singapore, nhưng công việc của cô đã bị, như Young nói: "bỏ qua hoặc coi là không thể tin được." Khi Kim và Lau trình bày công việc của họ tại một hội thảo năm 1992 tại Đài Bắc, nó đã nhận được nhiều sự tôn trọng hơn, nhưng có rất ít tác động tức thì. Nhưng khi Young cố gắng nêu quan điểm về sự tăng trưởng đầu vào theo định hướng châu Á tại các cuộc họp năm 1993 của Hiệp hội Kinh tế châu Âu, ông đã gặp phải một bức tường đá của sự hoài nghi. Trong bài báo gần đây nhất của Young có một giai điệu rõ ràng của cảm giác bực tức với sự nhấn mạnh về việc bám vào lỹ lẽ thông thường mà bỏ qua các bằng chứng. Ông đặt tiêu đề bài báo là "Sự độc tài của những con số" (“The Tyranny of

Yesnews 11 - 2013 |

Numbers") - mà ông ngụ ý là bạn có thể không muốn tin điều này, nhưng chỉ là không thể nào phủ nhận được dữ liệu. Ông bắt đầu với một giới thiệu mỉa mai, với phong cách của Sergeant Friday khi nói “Just the facts, ma'am”: “Đây là một bài báo khá nhàm chán và tẻ nhạt, và là cố ý như vậy. Bài viết này không cung cấp giải thích mới về kinh nghiệm Đông Á để khiến các nhà sử học quan tâm, không khơi gợi ý nghĩa mới về mặt lý thuyết về các nguyên nhân của quá trình tăng trưởng khu vực Đông Á để thúc đẩy các nhà lý luận, và cũng không rút ra hàm ý chính sách mới từ sự tinh tế của can thiệp chính phủ ở Đông Á để kích thích các nhà hoạt động chính sách. Thay vào đó, bài viết này tập trung vào việc cung cấp một phân tích cẩn thận các mô hình lịch sử của tăng trưởng sản lượng, tích lũy yếu tố, và tăng năng suất trong các nước công nghiệp mới ở Đông Á". Tất nhiên, ông ấy nói thật. Kết luận của ông làm suy yếu hầu hết quan niệm thông thường về vai trò tương lai của các quốc gia châu Á trong nền kinh tế thế giới và, như một hệ quả, trong chính trị quốc tế. Nhưng người đọc hẳn sẽ nhận thấy rằng các phân tích thống kê cung cấp cách giải thích khác về tăng trưởng châu Á chỉ tập trung vào các "con hổ", các nước tương đối nhỏ nơi mà cái tên "quốc gia công nghiệp mới" được áp dụng đầu tiên. Nhưng còn các nước lớn? Còn Nhật Bản và Trung Quốc thì sao? (Còn tiếp)


Câu chuyện đó đây

22

“Đổi gió” cho mùa thi cử đang ở trước mắt, chuyên mục Câu chuyện đó đây tháng này xin được gửi tới các bạn một câu chuyện hết sức thú vị, hi vọng các bạn sẽ dành thời gian đọc và suy ngẫm. Một phần quà nữa cũng đang chờ đợi các bạn ở phía dưới câu chuyện nữa đấy… Giáo sư: Cậu theo Thiên Chúa Giáo đúng không? Sinh viên: Vâng thưa Giáo sư. Giáo sư: Thế có nghĩa là cậu tin vào Chúa? Sinh viên: Tất nhiên rồi thưa Giáo sư. Giáo sư: Thế Chúa có tốt không? Sinh viên: Vâng có chứ. Giáo sư: Thế Chúa có đầy quyền năng đúng không? Sinh viên: Vâng. Giáo sư: Anh trai tôi đã qua đời vì ung thư ngay cả khi anh ấy đã cầu xin Chúa chữa lành bệnh. Chúng ta hầu như ai cũng muốn giúp đỡ những người đang trong cơn ốm đau. Nhưng Chúa thì không. Thế thì Chúa tốt ở chỗ nào? (Cậu sinh viên im lặng) Giáo sư: Cậu đâu trả lời được đúng không? Bắt đầu lại nào cậu trẻ. Chúa có tốt không? Sinh viên: Thưa có. Giáo sư: Thế quỷ sa tăng có tốt không? Sinh viên: Không. Giáo sư: Thế sa tăng từ đâu mà ra? Sinh viên: Từ… Chúa… Giáo sư: Đúng vậy. Ta hỏi nhé, thế giới này có cái ác không? Sinh viên: Có. Giáo sư: Thế ai tạo ra cái ác? (Cậu sinh viên không trả lời.) Giáo sư: Trên đời này có bệnh tật? Có sự vô đạo đức? Sự thù oán? Xấu xa? Những thứ kinh khủng đó luôn đầy rẫy trên thế giới này đúng không? Sinh viên: Vâng thưa Giáo sư. Giáo sư: Vậy thì ai tạo ra những thứ đó? (Cậu sinh viên không lên tiếng.) Giáo sư: Khoa học nói chúng ta có 5 giác quan để nhìn nhận thế giới xung quanh. Vậy cậu nói thử xem, cậu có nhìn thấy Chúa bao giờ chưa? Sinh viên: Chưa thưa Giáo sư. Yesnews 11 - 2013 |


23

Giáo sư: Nói cho mọi người nghe xem cậu có nghe thấy Chúa bao giờ chưa? Sinh viên: Chưa thưa Giáo sư. Giáo sư: Cậu có bao giờ chạm vào Chúa, nếm được Chúa, ngửi được Chúa chưa? Cậu có bao giờ có bất cứ cảm nhận giác quan một cách thực tế về Chúa chưa? Sinh viên: Chưa, thưa Giáo sư. Em e là chưa. Giáo sư: Thế mà cậu vẫn tin vào Chúa? Sinh viên: Vâng. Giáo sư: Xét theo Nguyên tắc Thực Nghiệm và Chứng Minh, khoa học cho thấy Chúa không tồn tại? Cậu có gì muốn nói nào? Sinh viên: Không thưa Giáo sư. Em chỉ có niềm tin của mình thôi. Giáo sư: Đúng thế, “niềm tin”. Đó là một vấn đề lớn của khoa học. Sinh viên: Thưa Giáo sư, trên đời này có thứ gọi là Nhiệt đúng không? Giáo sư: ... Đúng. Sinh viên: Vậy có cái thứ gọi là Lạnh không? Giáo sư: Có. Sinh viên: Không thưa Giáo sư. Chả có thứ gì gọi là "Lạnh". (Cả giảng đường trở nên yên tĩnh đến lạ thường khi tình thế bắt đầu chuyển biến) Sinh viên: Chúng ta có thể có nhiều Nhiệt, thậm chí nhiều Nhiệt hơn, đạt Nhiệt độ cực cao, đạt mức lửa trắng, hay chỉ có chút ít Nhiệt, hoặc không có một tí Nhiệt nào. Chúng ta có thể đạt âm 273 độ C, lúc đó là Nhiệt độ âm tuyệt đối, khi mà không có một tí Nhiệt nào, nhưng chúng ta không thể đi xuống tiếp được. Không có cái thứ gọi là "Lạnh". Lạnh chỉ là từ chúng ta dùng để chỉ trạng thái không Nhiệt. Chúng ta không thể đo độ Lạnh, chỉ có thể đo Nhiệt. Nhiệt là năng lượng. Lạnh không phải là thứ trái ngược với Nhiệt thưa giáo sư. Lạnh chỉ là “thiếu Nhiệt”. (Có tiếng kẹp giấy rơi trên sàn giữa không gian tĩnh lặng) Sinh viên: Thế còn Bóng Tối thì sao nào Giáo sư? Có thứ gì gọi là Tối không? Giáo sư: Có chứ. Không có Bóng Tối thì làm sao có ban đêm được? Sinh viên: Giáo sư lại sai rồi. Tối là trình trạng bị thiếu cái gì đó. Ta có thể có Ánh Sáng yếu, Ánh Sáng thường, Ánh Sáng mạnh, Ánh chớp. Nhưng nếu không có Ánh Sáng, thì ta sẽ có thứ gọi là Bóng Tối đúng không? Giáo sư: Vậy ý cậu muốn nói là gì thế cậu trẻ? Sinh viên: Thưa, em nghĩ là các giả thuyết và tiền đề triết học của Giáo sư là có thiếu sót. Giáo sư: Thiếu sót? Cậu nói rõ hơn xem? Sinh viên: Thưa Giáo sư, chúng ta đang học về thuyết Nhị Nguyên, hay còn gọi là thuyết hai mặt. Ta tranh luận rằng có sự sống và có cái chết, rằng có vị Chúa tốt và vị Chúa xấu. Nhưng thế tức là chúng ta đang xem Chúa là một cái gì đó hữu hạn, một cái gì mà đó mà chúng ta có thể đo đạt được. Thưa giáo sư, Khoa học còn không thể giải thích được Ý Nghĩ Yesnews 11 - 2013 |


24

là gì. Ý Nghĩ là thông tin mà bản chất là điện và từ trường diễn ra trong não, đồng thời cũng là thứ mà chúng ta không thể nhìn thấy được hay hiểu và định nghĩa một cách chính xác được. Tương tự, nếu ta xem Cái Chết là trái ngược của Sự Sống tức là ta đã bỏ qua một thực tế rằng Cái Chết không thể tồn tại dưới dạng một cái gì đó. Cái Chết không phải là thứ trái ngược với Sự Sống, mà chỉ là “thiếu Sự Sống”. Do đó, có thể nói những cái ác, cái xấu xa trên thế giới này không hẳn là tồn tại. Đó chỉ là do con người đang thiếu vắng tình thương của một Đấng Tối Cao mà thôi. Bây giờ em xin hỏi, Giáo sư dạy rằng con người chúng ta tiến hóa từ vượn đúng không? Giáo sư: Theo quá trình tiến hóa tự nhiên thì đúng, tôi có dạy thế. Sinh viên: Thế Giáo sư đã nhìn thấy tận mắt quá trình này chưa? (Vị giáo sư lắc đầu nhẹ kèm với một nụ cười) Sinh viên: Không một ai từng thấy quá trình tiến hóa diễn ra, thậm chí còn không thể chứng minh được quá trình này còn đang tiếp diễn trong hiện tại. Thế ra Giáo sư không dạy theo ý kiến của mình à? Thế Giáo sư không phải một nhà khoa học, mà chỉ là một kẻ phao tin trên giảng đường? (Xung quanh bắt đầu ồn ào) Sinh viên: Cho tôi hỏi, trong phòng này có ai từng thấy được não của Giáo sư? (Cả giảng đường phá lên cười) Sinh viên: Có ai nghe được não của Giáo sư chưa? Có ai sờ được, cảm nhận được hay ngửi được nó chưa? Xem ra là chả có ai. Vậy, theo Nguyên tắc Thực Nghiệm và Chứng Minh, khoa học có thể nói rằng Giáo sư không có não. Em không có ý xúc phạm, nhưng xin hỏi bây giờ thì làm sao chúng em có thể tin vào những bài giảng của Giáo Sư nữa? (Mọi người im lặng. Vị giáo sư nhìn thằng vào cậu sinh viên với một vẻ mặt khó ai hiểu được) Giáo sư: Chắc có lẽ là cậu phải nghe tôi vì cậu tin vào lời tôi thôi. Sinh viên: Đấy thưa Giáo sư… Chính xác! Mối liên kết giữa Con Người và CHÚA chính là NIỀM TIN đấy. Và chính nhờ NIỀM TIN mà tất cả vạn vật trong vũ trụ này đều có thể tồn tại và chuyển động. Nguyễn Lan (st) Câu chuyện vừa rồi rất thú vị phải không các bạn?  Đây là một câu chuyện có thật, và nhân vật chính là chàng sinh viên trong câu chuyện trên là một nhà bác học rất nổi tiếng. Chúng tôi sẽ dành tặng một số báo tháng 11 này (bản in) cho độc giả nào của Yesnews có thể trả lời được đúng tên của nhà bác học đó. Một gợi ý nho nhỏ cho các bạn: Chàng sinh viên trong câu chuyện thực chất là người Do Thái ^^ Yesnews 11 - 2013 |


Góc nội bộ

25

K55

Đến hẹn lại lên, cứ mỗi độ Hà Nội đón những cơn gió mát lành của mùa thu, đường phố đón từng

Làn gió mới

làn hương cốm, hương hoa sữa thơm nồng nàn thì

của YES

Câu lạc bộ sinh viên nghiên cứu khoa học cũng mở rộng vòng tay đón chào những cộng tác viên mới, những thành viên tương lai của mái nhà YES… Trải qua ba vòng thi truyền thống, với phương châm “chúng tôi không chọn người giỏi nhất, chúng tôi chọn những ai phù hợp nhất”, câu lạc bộ sinh viên nghiên cứu khoa học đã tìm được cho mình rất nhiều

những cộng tác viên tiềm năng, là những con người sẽ tiếp bước chúng tôi, viết lên những trang hoạt động hăng say trong một năm học mới. Để chào mừng những cộng tác viên mới, những cá tính mới, những con người nhiệt huyết đến với mái nhà chung YES, chúng tôi – những thành viên của câu lạc bộ đã cùng nhau chuẩn bị một chương trình mang tên “Gặp mặt K55” với hy vọng tạo cầu nối để mọi người làm quen và hiểu nhau hơn. Một điều thật thú vị đó là buổi gặp mặt đầu tiên này lại rơi đúng vào đêm Halloween, vì thế mà chủ đề của buổi tối hôm ấy cũng mang hơi hướng và màu sắc của một “lễ hội ma”. Chương trình diễn ra bình dị nhưng cũng thật ấm cúng. Bởi lẽ, ngoài những nhân vật chính K55, những người làm chương trình K54 thì còn có rất đông các anh chị khóa trên cũng đến tham gia. Các anh chị - chỗ dựa tinh thần của đàn em, không chỉ đến để cổ vũ cho những tiết mục còn đôi chút vụng về của chúng tôi mà hơn hết còn là gặp mặt những thành viên tương lai đầy nhiệt huyết của câu lạc bộ. Đúng như những gì chúng tôi mong đợi, các cộng tác viên K55 đã mang đến một làn gió mới. Các em đã chơi hết mình, cháy hết mình cùng với chương trình. Cùng giao lưu Yesnews 11 - 2013 |


26

nhóm, cùng chơi trò chơi, và thú vị nhất phải kể đến là cùng nhau tham gia phần thi hóa trang – phần thi được mong chờ nhất của lễ hội. Mỗi nhóm đã tự tạo cho mình một sản phẩm đặc biệt, một “con ma sống” đúng nghĩa! Với phần thuyết trình dí dỏm nhưng cũng rất thông minh, tất cả mọi người đều có được những trận cười, những niềm vui và cả bất ngờ. Các em K55 có lẽ đã quên đi cảm giác bỡ ngỡ, xa lạ ban đầu, thay vào đó các em thật sự đã làm chúng tôi rất ấn tượng. Khi nhìn thấy nụ cười, những ánh mắt hân hoan trên những gương mặt ấy, chúng tôi không khỏi vui mừng, như được tiếp thêm niềm tin và động lực để chuẩn bị sẵn sàng cho những tháng ngày hoạt động tới. Chia tay chương trình, trong lòng mỗi người đều có rất nhiều suy nghĩ và cảm xúc riêng. Những giờ phút vui vẻ bên nhau đã qua đi nhưng đọng lại trong chúng tôi vẫn là những khoảnh khắc. Hơn tất cả, trong mỗi thành viên, cộng tác viên chúng ta đã có những sợi dây đầu tiên, kết nối tình bạn, kết nối niềm tin và kết nối đam mê… Một mùa hoạt động mới chính thức đã đến, các YESer chúng tôi đang cảm thấy vô cùng hào hứng. Biết rằng trên con đường chinh phục tri thức phía trước còn rất gian nan, nhưng chúng tôi tin, khi chúng tôi đã gieo hy vọng, niềm tin và lòng quyết tâm thì chúng tôi sẽ gặt hái được những thành quả xứng đáng. Các thành viên, cộng tác viên sẽ nỗ lực cố gắng để cùng nhau xây dựng một YES vững mạnh, xứng đáng với niềm tin các thế hệ đi trước gửi trao! Hà Lan

Hôm qua chúng tôi nói YES !!! Hôm nay chúng ta nói YES !!!

Yesnews 11 - 2013 |


27

Yesnews 11 - 2013 |


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.