Yesnews
Quản lí bản tin Phòng công tác chính trị và quản lí sinh viên ĐH KTQD Chịu trách nhiệm bản tin Hội sinh viên ĐH KTQD Cố vấn nội dung Phòng quản lí khoa học - Trường ĐH KTQD Thực hiện nội dung, biên tập và phát hành CLB Sinh viên Nghiên cứu Khoa học ĐH KTQD
MỤC LỤC 10 sự kiện kinh tế nổi bật trong nước năm 2015 ......................................................2 Điểm tin trong tháng ....................................5 Nhân vật trong tháng
• Nguyễn Xuân Tiệp - Chàng sinh viên ưu tú!........8 • Chàng sinh viên “nhí nhố” – Minh Monmen..........................................................................12
Lăng kính khoa học
• Trước ngưỡng cửa AEC: Các thành viên ASEAN đã sẵn sàng?............................................................17 • Thị trường lao động Việt Nam - Tự do lưu thông chất xám - Luật chơi đã thay đổi.............................21 • Gia nhập AEC – Cần một nhận thức mới.........25 • Logistics - Cuộc cạnh tranh khốc liệt...............28
Nhìn ra thế giới
Ban Biên tập: Nguyễn Hồng Nga, Nguyễn Ngọc, Ngọc Ánh. Nội dung: Hoài Mơ, Thu Thủy, Thủy Phạm, Phương Dung, Phương Ngọc, Bùi Hương, Thu Giang, Thu Vân, Trang Lê, Đồng Thảo, Nguyễn Trung Hiếu. Thiết kế và trình bày: Lê Ngọc Huyền. Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về Địa chỉ: Phòng 121– nhà 11 Đại học Kinh tế quốc dân Email: yesnews.neu@gmail.com
• AEC đưa ASEAN bước vào một kỷ nguyên mới...................................................................32 • Cơ hội và thách thức khi ASEAN xúc tiến một thị trường đơn nhất...................................................36 • Chặn Đứng Nạn Chảy Máu Chất Xám Ở ASEAN.........................................................39 • Series: The iEconomy Phần 1: Cách người Mỹ bị áp đảo trong trận chiến iPhone........................................................44
Góc nội bộ
• Hoạt động ôn thi cùng lưu học sinh................55 • Cơn bão số 13................................................55 • Ngày hội học sinh sinh viên.........................56 • Niềm tự hào nhóm............................................55 • Hội thảo “Kinh tế Việt Nam 2015 - Cơ hội và thách thức khi gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN”.......................................................53
Trang 1
Yesnews
10 sự kiện
10
SỰ KIỆN KINH TẾ NỔI BẬT TRONG NƯỚC NĂM 2015
Trong bối cảnh kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn, năm 2015 có thể xem là một năm khá thành công đối với kinh tế Việt Nam khi đạt mức tăng trưởng cao đồng thời kiềm chế lạm phát ở mức thấp. Năm 2015 cũng là năm đánh dấu bước hội nhập sâu rộng của Việt Nam vào kinh tế toàn cầu. Cùng điểm qua 10 sự kiện kinh tế Việt Nam nổi bật trong năm 2015.
1. GDP tăng cao nhất 5 năm Theo Tổng Cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2015 ước tính tăng 6,68% so với năm 2014, cao hơn 0,48% so với mục tiêu Quốc hội đề ra là 6,2%. Đây là mức tăng cao nhất 5 năm qua, phản ánh nền kinh tế đã phục hồi rõ nét. Phân tích cụ thể mức đóng góp của các yếu tố cho tăng trưởng GDP năm 2015, Tổng cục Thống kê cho biết, khu vực nông – lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,41%, đóng góp 0,4% vào mức tăng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 9,64%, đóng góp 3,2%; khu vực dịch vụ tăng 6,33%, đóng góp 2,43%.
Trang 2
2. Lạm phát thấp Theo tổng cục thống kê, năm 2015 lạm phát được giữ ở mức thấp hơn so với những năm gần đây. Uỷ ban Giám sát Tài chính Quốc gia dự báo lạm phát năm 2015 sẽ xuống dưới mức 2%, đồng thời CPI tăng ở mức thấp và ổn định. Tổng cục thống kê cho rằng, khi CPI ở mức thấp và ổn định sẽ tạo điều kiện cho các chính sách tiền tệ tích cực, kích thích sản xuất kinh doanh phát triển và tạo điều kiện cho giá một số mặt hàng do Nhà nước quản lý được tính đầy đủ theo cơ chế thị trường.
10 sự kiện
3. Ngân sách thâm hụt Giá dầu xuống thấp kỷ lục khiến nguồn thu ngân sách thâm hụt. Ngân sách Trung Ương gặp vấn đề lớn với các khoản nợ, chi cải cách tiền lương, chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên. Theo báo cáo Báo cáo trước Quốc hội về tình hình kinh tế – xã hội năm 2015 và 5 năm 2011– 2015 của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chi ngân sách năm 2015 tăng gấp 2,17 lần, tăng chi cho con người, bảo đảm an sinh xã hội. Bội chi bình quân khoảng 5% GDP/năm. Nợ công tập trung cho đầu tư phát triển; đến hết năm 2015, nợ công khoảng 61,3% GDP, nợ Chính phủ 48,9%, nợ nước ngoài của quốc gia 41,5%, trong giới hạn an toàn theo quy định.
5. Việt nam kí hiệp định TPP Sau 5 năm đàm phán căng thẳng, ngày 5/10/2015, 12 nước (trong đó có Việt Nam) tham gia tiến trình đàm phán TPP đã đạt được thỏa thuận cuối cùng. TPP sẽ tạo ra khối tự do thương mại lớn nhất thế giới và chiếm tới 40% sản lượng kinh tế toàn cầu. Gia nhập TPP Việt Nam được hưởng lợi về phát triển ngành mũi nhọn như dệt may da giày, đồ gỗ... Đặc biệt tạo ra lượng công ăn việc làm đáng kể và chuyển giao công nghệ khi đón dòng chảy vốn đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó Việt Nam cũng phải chuẩn bị và nâng cao năng lực dài hạn để đủ sức bước chân vào sân chơi lớn như TPP.
Yesnews 4. Giá xăng dầu trong nước liên tục giảm. Cùng với diễn biến đi xuống của giá dầu thế giới, giá xăng dầu bán lẻ trong nước trong năm 2015, đặc biệt là 6 tháng cuối năm cũng liên tục giảm. Tính từ ngày 28/6, giá xăng RON 92 đã giảm 6 lần liên tiếp với tổng giá trị 2.080 đồng/lít. Chỉ trong tháng 9, giá xăng dầu đã có tới 3 lần điều chỉnh theo hướng giảm, trong đó giá xăng giảm 2 lần còn các mặt hàng còn lại giảm tới 3 lần. Tính chung từ đầu năm 2014, giá xăng bán lẻ đã tăng 5 lần và giảm 6 lần. Xu hướng đi xuống liên tục của giá xăng dầu, đặc biệt là dầu thô trong năm 2015 đã gây ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế, đặc biệt là ngân sách nhà nước do dầu thô là một mặt hàng xuất khẩu quan trọng của nước ta.
6. Hình thành cộng đồng ASEAN (AEC) Cộng đồng kinh tế ASEAN chính thức được tuyên bố thành lập vào ngày 31/12/2015 với sự ký kết của lãnh đạo 10 nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Sự kiện này đánh dấu giai đoạn phát triển mới, hội nhập sâu rộng hơn của khu vực ASEAN, với thị trường khoảng 620 triệu dân và hứa hẹn sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ tư thế giới. AEC hướng tới hình thành một thị trường chung và thống nhất, mang tính cạnh tranh, giúp ASEAN thâm nhập vào chuỗi cung ứng thế giới. Tham gia AEC, Việt Nam đang đón chờ những con song lớn mang cả những cơ hội và thách thức phía trước.
Trang 3
10 sự kiện
7. Nông nghiệp gặp nhiều khó khăn Năm 2015 nghành nông nghiệp nước ta gặp rất nhiều khó khăn. Chưa năm nào nông sản nước ta rơi vào hoàn cảnh trớ trêu như năm nay, thành phẩm không được tiêu thụ dẫn đổ đống, giá rẻ mà không có người mua. Cả năm tốc độ tăng trưởng nông lâm thủy sản chỉ 2,2% thấp nhất trong 5 năm vừa qua, tổng kim nghạch xuất khẩu 30 tỉ USD. Đó là hồi chuông cảnh tỉnh cho sản xuất trong nước và là bài học cho Việt Nam khi bước chân vào sân chơi lớn như TPP. Với hình thức sản xuất như hiện nay có thể nền nông nghiệp nước ta sẽ bị bỏ lại phía sau, đặt ra vấn đề cần phải có các biện phát, chính sách hiệu quả hơn trong quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp.
9. Chính phủ thoái toàn bộ vốn Nhà nước khỏi 10 doanh nghiệp lớn. Năm 2015 Chính phủ đẩy mạnh tái cơ cấu khu vực nhà nước của. Các doanh nghiệp thoái vốn trong đó có những tên tuổi lớn như: vinamilk, FPT, Telecom, Tổng công ti Bảo Minh... Từ hoạt động này, Nhà nước có thể thu về ít nhất 4 tỉ. Đây là nguồn thu khổng lồ đủ sức bội cho ngân sách năm nay đồng thời giúp Chính phủ có nguồn để cơ cấu một số khoản nợ trong nước khoảng 2 tỉ đô la Mĩ sắp tới hạn. Việc đẩy mạnh lộ trình thoái hóa hết vốn của Nhà nước là một bước đi đáng mừng, chứng tỏ Nhà nước đã thoát khỏi sự tham gia vào các lĩnh vực kinh tế vốn dành cho tư nhân.
Trang 4
Yesnews 8.Doanh nghiệp sản xuất ô tô đứng trước nhiều thách thức Năm vừa qua chính phủ kí kết nhiều hoạt động thương mại, mở cửa thị trường kinh tế như AEC,TPP và EU...thì câu hỏi đặt ra là thị trường ô tô trong nước trong quá trình hội nhập có đủ sức cạnh tranh? Mà tương lai nghành phụ thuộc vào chính sách cơ chế mở rộng thị trường nội địa. Tại Việt Nam giá 11 mẫu xe cao hơn đến 22-134% so Thái Lan và Inđônêxia,10 loại xe như Rolls-Royce Phanton..... chịu thuế TTĐB đến 150% tại Việt Nam. Trong khi đó nhìn lại năm vừa qua chính sách phát triển nghành chưa hoàn thiện đặc biệt trong việc sửa đổi thuế tiêu thụ đặc biệt chưa nhất quán, sau đó là sức ép thuế trong quá trình hội nhập, do đó làm các doanh nghiệp sản xuất ô tô trong nước luôn trong trạng thái chờ đợi chính sách
10. Tỉ lệ thất nghiệp của bộ phận có trình độ đại học và cao đẳng tăng cao. Trong quý I năm 2015, cả nước có hơn 1,1 triệu người thất nghiệp. So với cùng kì năm trước tăng 114.000 người. Tỉ lệ chuyên môn thất nghiệp cao nhất nằm ở nhóm có trình độ cao đẳng chuyên nghiệp và cao đẳng nghề, tương ứng là 7,2% và gần 6,9%. Tỉ lệ thấp nhất nằm ở nhóm không có bằng cấp chứng chỉ là 1,79%. Tỉ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động của cả nước là 2,43%, tăng 0,22% so với cùng kì năm trước. Đáng chú ý, tỉ lệ thanh niên thất nghiệp tiếp tục tăng lên đến 7,3% trong quý III năm 2015 (so với 6,68% quý II) cao gấp 3,1 lần so với tỉ lệ thất nghiệp chung. So với quý II năm 2015, tình trạng thất nghiệp dài hạn( trên 12 tháng ) trầm trọng hơn từ 22,7% lên 25%. Tỉ trọng người thất nghiệp dưới 12 tháng là 75%.
Điểm tin trong tháng
Yesnews
ĐIỂM TIN KINH TẾ THÁNG 1 Kinh tế thế giới đã chào đón năm mới 2016 theo một cách không thể tồi tệ hơn. Thị trường chứng khoán toàn cầu tràn ngập sắc đỏ, còn thế giới thì đang “ngập trong dầu thừa”. Điểm sáng cứu vớt kinh tế thế giới tháng đầu năm đến từ những dấu hiệu phục hồi của kinh tế Eurozone cùng với động thái dỡ bỏ lệnh cấm vận Iran của EU và Mỹ. Trong nước, tháng 1 diễn ra một sự kiện vô cùng trọng đại – Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, cả nước cùng nhìn lại chặng đường 30 năm đổi mới đất nước và hướng tới những mục tiêu phát triển kinh tế trong tương lai. 1. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1 không thay đổi Theo số liệu Tổng cục Thống kê công bố sáng 24/1, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1/2016 không đổi so với tháng trước và chỉ tăng 0,8% so với cùng kỳ năm 2015. Là tháng chuẩn bị cho Tết Nguyên Đán do đó nhu cầu mua sắm chuẩn bị Tết của người dân tăng lên đặc biệt là ở các nhóm hàng hóa và dịch vụ: đồ uống và thốc lá; may mặc, mũ nón, giầy dép; nhà ở và vật liệu xây dựng; hàng ăn và dịch vụ ăn uống. Ngoài ra, do thực hiện lộ trình tăng học phí của Chính Phủ nên một số tỉnh đã tăng học phí các cấp làm cho chỉ số giá nhóm giáo dục tăng cao nhất, 0,89%. Bên cạnh những yếu tố gây tăng giá nêu trên cũng có những yếu tố góp phần kiềm chế khiến cho CPI tháng 1 không đổi như việc giảm giá
xăng dầu, giá ga, giá các mặt đề do thực tiễn đặt ra.” hàng sắt thép xây dựng. Trong bài phát biểu của mình, Chủ tịch nước Trương 2. Đại hội Đảng lần thứ Tấn Sang nhấn mạnh tầm XII: Nhìn lại chặng đường quan trọng của Đại hội XII 30 năm đổi mới của Đảng, định hướng cho Sáng 21/1, Đại hội Đảng việc “đẩy mạnh toàn diện, toàn quốc lần thứ XII chính đồng bộ công cuộc đổi mới; thức khai mạc tại Trung tâm bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Hội nghị quốc gia Mỹ Đình. giữ vững môi trường hòa Phát biểu trong buổi khai bình, ổn định, phấn đấu sớm mạc, Tổng bí thư Nguyễn Phú đưa nước ta cơ bản trở thành Trọng nhấn mạnh thành quả nước công nghiệp theo hướng của 30 năm đổi mới với nhiều hiện đại.” thành tựu nhưng còn nhiều yếu kém cần khắc phục, đó là 3. Xác định tỷ giá theo cơ công cuộc đổi mới chưa toàn chế mới – tỷ giá trung tâm diện, một số mục tiêu kinh Từ ngày 4/1/2016, Ngân tế - xã hội chưa đạt được. Về hàng Nhà nước (NHNN) bắt định hướng phát triển, Tổng đầu công bố tỷ giá trung tâm bí thư khẳng định “đổi mới của VNĐ với USD cũng như phải toàn diện, đồng bộ, có tỷ giá tính chéo của VND với bước đi phù hợp, tôn trọng một số ngoại tệ khác hằng quy luật khách quan, xuất ngày. phát từ thực tiễn, bám sát Tỷ giá trung tâm được xác thực tiễn, tập trung giải quyết định trên cơ sở tham chiếu kịp thời, hiệu quả những vấn diễn biến tỷ giá bình quân gia
Trang 5
Yesnews
Điểm tin trong tháng
quyền trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, diễn biến tỷ giá trên thị trường quốc tế của một số đồng tiền của các nước có quan hệ thương mại, vay, trả nợ, đầu tư lớn với Việt Nam, các cân đối kinh tế vĩ mô, tiền tệ và phù hợp với mục tiêu chính sách tiền tệ. Cách thức điều hành tỷ giá mới cho phép tỷ giá biến động linh hoạt theo diễn biến cung cầu ngoại tệ trong nước, biến động trên thị trường thế giới, nhưng vẫn đảm bảo vai trò quản lý của Ngân hàng Nhà nước theo định hướng điều hành chính sách tiền tệ. 4. Giá dầu lao dốc không phanh Chỉ tính trong 20 ngày đầu tháng 1, giá dầu đã giảm đến 25%, mức hạ sâu nhất trong cùng một khoảng thời gian tính từ khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 và đã xuống mức dưới 27 USD/ thùng, mức thấp nhất trong vòng 12 năm qua. Tuy nhiên, các nước xuất khẩu dầu lửa vẫn chưa chùn bước, tiếp tục bơm mạnh dầu ra thị trường. Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cảnh báo thế giới sẽ “ngập trong dầu” trong năm 2016. Nhiều chuyên giá dự báo kịch bản giá dầu về
Trang 6
ngưỡng 20 – 25 USD/thùng là hoàn toàn có thể xảy ra. Cùng với đà giảm của giá dầu thế giới, giá xăng dầu trong nước cũng được điều chỉnh giảm 2 lần trong tháng 1, hiện giá giá xăng RON 92 giảm còn khoảng 15.442 đồng/lít, giá xăng E5 còn 14.759 đồng/lít, giá dầu diesel 0,05S còn 10.207 đồng/ lít. 5. Thị trường chứng khoán toàn cầu tràn ngập sắc đỏ Thị trường tài chính thế giới chào đón năm mới bằng những nỗi lo cũ: Trung Quốc, Fed, tăng trưởng kinh tế, giá dầu. Tuy nhiên, có một điểm mới là thay vì từng sự kiện đơn lẻ, chúng rủ nhau ập đến cùng một lúc. Tuần giao dịch đầu tiên của năm 2016 là nỗi ám ảnh của thị trường tài chính toàn cầu. Cơn bão bán tháo bắt nguồn từ Trung Quốc sau khi nước này liên tục phá giá đồng nhân dân tệ và nhanh chóng lan ra khắp các thị trường chứng khoán trên toàn thế giới. Tệ hơn, giá dầu thô liên tục lao dốc cùng với nỗi lo sợ về đà giảm tốc của Trung Quốc đã thổi bay 2.500 tỷ USD vốn hóa khỏi chứng khoán toàn
cầu chỉ trong vòng 1 tuần. Tuy đã có những lúc thị trường phục hồi trở lại, nhưng nhìn chung sắc đỏ vẫn là màu sắc chủ đạo trên thị trường chứng khoán toàn cầu trong tháng đầu năm 2016 6. Diễn đàn kinh tế thế giới Davos 2016 Ngày 20/1, Diễn đàn kinh tế thế giới thường niên lần thứ 46, Davos 2016 chính thức khai mạc tại Thụy Sỹ với sự tham gia của hơn 2.500 khách mời là các chính trị gia, nhà lãnh đạo kinh tế thế giới và nhiều người nổi tiếng. Chủ đề chính tại Diễn đàn kinh tế thế giới Davos 2016 là “Làm chủ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư”. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư là sự kết hợp của công nghệ trong các lĩnh vực vật lý, số hóa và sinh học, có thể tác động sâu sắc đối với các hệ thống chính trị, xã hội, kinh tế của thế giới. Bên cạnh đó, những vấn đề nóng bỏng trên thế giới thời gian qua như an ninh toàn cầu, bất bình đẳng thu nhập, giá cả hàng hóa cùng khái niệm “sự bình thường mới” của tăng trưởng cũng được đưa ra thảo luận tại Diễn đàn năm nay.
Yesnews
Điểm tin trong tháng
7. “Đại gia” bán lẻ Thái Lan thấu tóm Metro Việt Nam Ngày 7/1, tập đoàn Metro (Đức) cho biết đã hoàn tất thương vụ chuyển giao Metro Cash & Carry Việt Nam cho phía TCC Holding Company Limited (TCC) Thái Lan. Theo đó, tập đoàn TCC với đại diện là công ty Berli Jucker Public Company Limited (BJC) sẽ mua lại toàn bộ cơ sở bán buôn của tập đoàn Metro tại Việt Nam, bao gồm tất cả 19 trung tâm và các bất động sản liên quan trị giá 655 triệu Euro. BJC cho biết, sau khi mua lại Metro Cash & Carry Việt Nam, doanh nghiệp sẽ tiếp tục giữ nguyên tên công ty và các mục tiêu phát triển, sản phẩm, dịch vụ như trước đây nhằm đáp ứng nhu cầu của hơn một triệu khách hàng chuyên nghiệp tại thị trường Việt Nam. Động thái này từ phía BJC cho thấy các doanh nghiệp Thái Lan đang từng bước xâm nhập sâu hơn vào thị trường bán lẻ Việt Nam. 8. EU và Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận đối với Iran Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đã chính thức dỡ bỏ các lệnh trừng phạt áp đặt lên Iran sau khi Cơ quan năng lượng
nguyên tử quốc tế (IAEA) tuyên bố Tehran đã tuân thủ những điều luật trong hiệp định hạt nhân đạt được giữa Iran và nhóm P5+1 vào tháng 7/2015. Các lệnh trừng phạt được dỡ bỏ thuộc nhiều lĩnh vực như ngân hàng, sản xuất thép, đóng tàu và nhiều ngành công nghiệp khác. Trong suốt nhiều năm qua, các lệnh trừng phạt của Mỹ và EU đã ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế Iran. Việc các nước phương Tây dỡ bỏ lệnh cấm vận cho phép Tehran tiếp cận khoản ngân sách có tổng trị giá 100 tỉ USD bị đóng băng ở nước ngoài, tạo cơ hội cho nền kinh tế Iran phát triển trở lại. 9. Kinh tế Eurozone phục hồi, kinh tế Nga khó khăn nhất 1 thập kỷ qua Kinh tế khu vực đồng euro (eurozone) dự báo sẽ duy trì tốc độ hồi phục vừa phải, bất chấp nhiều rủi ro như tình hình bất ổn leo thang tại Trung Đông và khủng hoảng tỷ giá ngoại tệ. Theo ước tính của Viện nghiên cứu chính sách Ifo (Đức), Cơ quan thống kê Pháp (Insee) và Cơ quan thống kê Ý (Istat), GDP của Eurozone tăng 1,5% trong năm 2015, và sẽ tăng 0,4% trong
quí I và quí II năm 2016. Chi tiêu tiêu dùng tư nhân sẽ tiếp tục là động lực chính của nền kinh tế, được thúc đẩy nhờ giá dầu giảm và thu nhập của người lao động tăng. Kinh tế Nga đang rơi vào tình trạng khó khăn nhất trong vòng 1 thập kỷ qua. Những lệnh cấm vận của phương Tây và giá dầu liên tục suy giảm đang khiến nền kinh tế Nga bị “tổn thương nghiêm trọng”. Trước tình hình đó, chính phủ Nga ra lệnh cho các cơ quan nhà nước phải cắt giảm chi tiêu khoảng 10% trong năm nay để bù đắp thâm hụt từ việc giá dầu giảm xuống dưới 30 USD/thùng.
Tổng hợp: Thu Thủy
Trang 7
Yesnews
Nhân vật trong tháng
NGUYỄN XUÂN TIỆP
CHÀNG SINH VIÊN ƯU TÚ ! Thành tích và khen thưởng:
• 2013: Đạt giải Nhất môn Đại số trong kỳ thi Olympic Toán học sinh viên cấp toàn quốc năm 2013 tại Đà Nẵng • 2013: Giấy khen Đoàn viên tiêu biểu năm 2013 của Đoàn trường ĐH KTQD; Giấy khen của Bí thư Đoàn trường ĐH KTQD • 2014: Đạt giải Nhất môn Đại số trong kỳ thi Olympic Toán sinh viên cấp trường Chân dung anh Nguyễn Xuân Tiệp năm 2014 – Đại học Kinh tế Quốc dân. • 2014: Đạt giải Ba môn Giải tích trong kỳ thi Olympic Toán sinh viên cấp trường năm 2014– Đại học Kinh tế Quốc dân. • 2014: Đạt Giải Nhì giải thưởng “Tài năng khoa học trẻ Việt Nam năm 2014” trong cuộc thi Nghiên cứu khoa học sinh viên ở Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. • 2014: Đạt Giải Nhì giải thưởng “Tài năng khoa học trẻ Việt Nam năm 2014” trong cuộc thi Nghiên cứu khoa học sinh viên toàn quốc năm 2014. • 2015: Đạt Giải Nhì môn Đại số trong kỳ thi Olympic Toán sinh viên cấp trường năm 2015– Đại học Kinh tế Quốc dân.
PV: Chào anh ạ! Rất vui khi được trò chuyện cùng anh ngày hôm nay… Được biết anh có rất nhiều thành tích trong quá trình học, và ngay cả khi anh đã tốt nghiệp rồi! Hơn nữa anh rất tâm huyết, nhiệt tình giảng dạy các môn như: kinh tế lượng, xác xuất thống kê, toán cao cấp 1, toán cao cấp 2… Và được các bạn
Trang 8
sinh viên vô cùng quý mến. Anh có thể chia sẻ cảm xúc của mình được không ạ? NXT: *Cười* Việc dạy học đối với anh nó đã trở thành niềm đam mê rồi. Khi đứng trên bục giảng, anh cảm thấy đó là một điều rất là tuyệt vời. Bởi anh được chia sẻ kiến thức cũng như truyền cảm hứng cho các bạn sinh
viên. Hơn nữa, anh không chỉ dạy kiến thức để các em hiểu thêm về bài học mà còn chia sẻ cả phương pháp học, cũng như nhiều điều trong cuộc sống của anh. Còn về việc các bạn quý mến anh, thì thực sự anh rất vui *cười*. PV: Vâng! Hẳn là anh rất tâm huyết với công việc dạy
Yesnews
Nhân vật trong tháng
học của mình. Anh có thể chia sẻ cho mọi người cùng biết những khó khăn trong giảng dạy của anh là gì ạ? NXT: Khó khăn đầu tiên đó là về thời gian của anh. Trước đây, lịch dạy của anh trùng với lịch học, rồi lịch thi của anh cũng là cùng thời điểm thi của các bạn. Thế nên, đối với anh thời gian
phòng đuổi ra *cười*, lúc ấy anh thường chọn địa điểm là bên giảng đường của trường Xây Dựng. Còn bây giờ thì phòng tự học ở trường cũng không cho thuê nữa nên đành phải thuê bên ngoài, tuy nhiên thuê bên ngoài như thế thì anh cũng không thích lắm bởi vì phải đi xa, mà nhiều bạn sinh viên lại ngại đi xa. Nếu dạy
Chàng trai đam mê dạy học nó khá khan hiếm, và thực sự điều đó cũng ảnh hưởng tới việc học tập của anh. Thứ hai, là khó khăn về địa điểm tổ chức giảng dạy. Trước đây, khi mới bắt đầu dạy thì mục tiêu nhỏ thôi, đó là dạy cho các bạn cùng lớp, mà trường mình thì không có các phòng trống cho sinh viên học ngoài giờ như thế, nếu kiếm được phòng trống thì cũng chỉ học được một lúc là sẽ bị cô quản
được ở trường là tốt nhất, có đủ cơ sở vật chất thì việc giảng dạy sẽ tốt hơn rất là nhiều. PV: Vậy trước khi dạy anh chuẩn bị những gì ạ? NXT: Mặc dù dạy nhiều rồi nhưng trước khi dạy anh vẫn chuẩn bị kiến thức. Thực ra kiến thức sau một năm mà mình không đụng đến thì cũng bị sao nhãng và mỗi năm có thể có những điểm
mới. Chính vì vậy anh sẽ đọc lại sách, note lại những kiến thức chính, để hôm sau giảng dạy được tốt hơn. PV: Anh yêu thích môn nào nhất, và thấy môn nào khó nhất ạ? NXT: Thực ra, anh không cảm thấy thích hay thấy môn nào khó nhất cả. Mọi thứ đối với anh không có tuyệt đối. Tuy nhiên thì anh thấy khá thích môn kinh tế lượng, bởi tìm hiểu sâu thì mình sẽ thấy được những cái hay của kinh tế lượng, nó có tính ứng dụng cao *cười*. PV: Anh có thể chia sẻ kinh nghiệm học tập của mình cho các bạn sinh viên được biết không ạ? NXT: *Cười* thành tích học tập của anh cũng không có gì nổi trội cả *cười*. Trong quá trình học tập thì anh cũng đúc rút ra được một số điều nên làm. Thứ nhất, khi học một môn nào đó, các em nên đọc bài trước khi đến lớp, cả bài cũ lẫn bài mới, thì nghe giảng sẽ hiệu quả hơn. Các em hãy năng tìm hiểu thêm các tài liệu khác nữa chứ không chỉ dừng lại ở sách giáo trình, giải quyết tất cả những gì mà thầy cô yêu cầu, chuẩn bị kĩ lưỡng.
Trang 9
Yesnews
Nhân vật trong tháng
Thứ hai, mình cũng phải cân đối được thời gian học và thời gian tham gia tình nguyện hay các hoạt động ngoại khóa khác làm sao để nó không ảnh hưởng đến việc học tập của bản thân. Đặc biệt các em không nên nghỉ học, trừ một số trường hợp bất đắc dĩ, bởi việc học trên lớp rất bổ ích. Ngoài ra, việc đặt mục tiêu cho bản thân cũng giúp các em học tập tốt hơn, các mục tiêu ngắn hạn, ví dụ như: kì này phải được học bổng, kết quả học tập tốt, các mục tiêu dài hạn, ví dụ như: ra trường với tấm bằng xuất sắc, bằng giỏi, hoặc toiec đạt được 800 chẳng hạn… Hơn nữa, mục tiêu sau phải cao hơn mục tiêu trước và phải quyết tâm đạt được nó. Thứ ba, anh biết là ít ai có thể học liên tục được, quá trình học phải có điểm dừng, để chúng ta thư giãn đầu óc, bớt căng thẳng mệt mỏi bằng một số hoạt động khác như: xem phim, nghe nhạc.v.v…thì việc tiếp thu sẽ hiệu quả hơn. Tuy nhiên, việc gì làm được thì chúng ta làm luôn, càng không nên quá đắm chìm trong phim ảnh mà quên mất mình định làm gì.
Trang 10
PV: Anh có thể chia sẻ về việc thi Olympic của mình không ạ? NXT: *Cười* Olympic là cuộc thi diễn ra hằng năm. Anh tham gia thi từ năm nhất và bản thân anh cũng không phải học chuyên toán, ban đầu tham gia ôn tập chuẩn bị cho cuộc thi thì cũng gặp phải khá nhiều khó khăn. Có 5 buổi ôn luyện, mỗi lần ôn luyện như vậy anh cảm giác não mình hoạt động hết công suất *cười*, những gì thầy dạy hơi quá sức với mình, tuy nhiên thì về nhà anh phải tự ôn tập, làm bài. Cuối cùng cũng theo
PV: Được biết anh làm admin của khá nhiều page, hoặc trang web. Vậy anh có thể chia sẻ cụ thể đó là những trang web nào không ạ? NXT: Anh làm admin của một số trang web và page như: Website Nghiên cứu khoa học của Đoàn trường Page Tài liệu NEU, Page NCKH của Đoàn trường (một vài page khác nhưng không liên quan đến học tập). Chủ yếu là admin của các group học tập: Group Toán cao cấp, Xác suất thống kê, Kinh tế lượng, Vi mô, Vĩ mô, chuyên ngành bảo hiểm, Group Nghiên cứu khoa học.
Đội tuyển Olympic toán tại Phú Yên lần thứ 20 kịp tiến độ luyện của thầy. Thực sự thì anh đầu tư thời gian cho việc thi Olympic khá nhiều. Cuối cùng, khi cuộc thi kết thúc, thành quả mà mình nhận được không tồi *cười*.
PV: Anh tâm huyết với trang web nào nhất? Tại sao? NXT: Anh tâm huyết với Website NCKH nhất, vì anh thấy yêu thích hoạt động này và mong muốn đóng góp
Yesnews
Nhân vật trong tháng
công sức, kinh nghiệm và tâm huyết của mình để xây dựng website và giúp đỡ các bạn sinh viên trong việc thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học PV: Anh có khá nhiều thành tích về những hoạt động bên Đoàn, anh có thể chia sẻ thêm không ạ? NXT: Thật ra anh hoạt động đoàn không mạnh, vì khả năng diễn đạt không được tốt và một vài yếu tố mang tính khách quan khác, tuy nhiên anh cũng đóng góp vào
tham gia Ban chuyên môn – trực thuộc Đoàn trường và đang hoạt động ở đó để hỗ trợ các chương trình học thuật ở KTQD. PV: Vâng! Vậy anh có muốn phấn đấu trở thành giảng viên không ạ? NXT: Tất nhiên anh rất muốn trở thành giảng viên. Anh yêu thích công việc dạy học. Như anh đã chia sẻ ở trên thì việc đúng trên bục giảng truyền đạt kiến thức cho sinh viên đối với anh nó rất thú vị và đã trở thành niềm đam
tiếng Anh, đòi hỏi về trình độ học vấn và một số tiêu chuẩn khác nữa…Bản thân anh đang cố gắng hoàn thiện những tiêu chí đó, còn tương lai chưa nói chắc được điều gì *cười*. PV: Anh có điều gì muốn nhắn nhủ tới sinh viên không ạ? NXT: Anh thấy các bạn sinh viên hiện nay khá là thụ động, không chịu đọc sách nhiều. Anh nghĩ các bạn nên tự học nhiều hơn, chủ động tìm kiếm thông tin. Ngoài ra, anh nghĩ không nên chỉ đặt mục tiêu học kiến thức là duy nhất mà phải học cả, kĩ năng mềm, kĩ năng sống nữa. *Cười* PV: Vâng! Cám ơn sự chia sẻ của anh trong buổi ngày hôm nay ạ! Chúc anh thành công nhiều hơn nữa trong cuộc sống, và đặc biệt là chúc anh sẽ trở thành một giảng viên tương lai ưu tú!
Lễ trao giải “Tài năng khoa học trẻ Viện Nam” năm 2014
một số hoạt động đoàn thông qua hoạt động học tập của mình: Tham gia các cuộc thi Olympic, Nghiên cứu khoa học, Tham gia các dự án phát triển hoạt động nghiên cứu khoa học. Mới đây thì anh có
mê rồi. Hiện tại, anh đang học cao học, phấn đấu để có thể trở thành giảng viên. Tuy nhiên yêu cầu của việc tuyển chọn giảng viên của trường mình khá là khắt khe, ngặt nghèo. Ví dụ như yêu cầu về
Đồng Thảo
Trang 11
Yesnews
Nhân vật trong tháng
Chàng sinh viên “nhí nhố” Minh Monmen Cánh cửa căn phòng 121 KTX nhà 11- Phòng đại diện của CLB sinh viên NCKH trường đại học Kinh tế Quốc Dân hé mở, chàng sinh viên cao lớn với đôi mắt thông minh và một nụ cười lém lỉnh bước vào, anh chào các phóng viên của YESNEWS và ngồi xuống chiếc ghế phía bên đối diện.Chàng sinh viên đó chính là người lập trình nên phần mềm toolkit – phần mềm tính điểm tự động, mà các bạn sinh viên KTQD đã biết đến từ lâu,với nickname đáng yêu “Minh monmen”. Chúng tôi – các phóng viên Yesnews đã may mắn liên hệ được với anh và gặp anh ngày hôm nay để cùng anh chia sẻ một vài thông tin về việc học tập cũng như dự định trong tương lai của anh. PV: Chào anh, để khởi động, câu hỏi đầu tiên mà chúng em rất tò mò muốn hỏi anh, tại sao anh lại lấy nickname là Minh Monmen? MMM: *cười*, thực ra, đó là biệt danh từ bé bố mẹ đã gọi
Trang 12
anh như thế, anh cũng quen dần với việc gia đình gọi mình như vậy. Lớn lên thì anh thấy nó thực sự thú vị, monmen khá vần với tên Minh của anh, nên anh quyết định để tên là Minh monmen luôn. PV: Vâng, một cái tên rất dễ để lại ấn tượng và khiến mọi người nhớ mãi phải không ạ. Câu hỏi tiếp theo dành cho anh: Anh Quang Minh chụp ảnh kỉ yếu có thể nói mọi người nữa thì anh bắt đầu nảy sinh biết đến anh nhiều nhất qua ý tưởng làm một cái gì đó để phần mềm toolkit, anh có thể tính điểm. Ban đầu chỉ là một chia sẻ lý do, nguồn cảm hứng file Excel thôi, tức là copy để có thể lập trình nên phần điểm trên quản lý đào tạo về mềm đó không? sau đó nó sẽ tự tính điểm cho MMM: Trước kia, quản sinh viên. Ý tưởng của anh lý đào tạo 2 có phần tra cứu chỉ thực sự hình thành một điểm tổng hợp giúp sinh viên cách hoàn chỉnh khi được các có thể xem điểm của mình, bạn sinh viên đề xuất “có khi nhưng sau đó quản lý đào tạo nào làm được cái mà có thể 2 cắt bỏ phần tra cứu điểm tự động lấy điểm và tính điểm tổng hợp đó, xuất phát từ cho sinh viên không?”, từ đó khó khăn khi mà quản lý đào anh đã bắt tay vào làm và tạo tạo 2 không xem được điểm ra phần mềm này.
Yesnews
Nhân vật trong tháng
PV: Vậy anh làm phần mềm này trong bao lâu ạ? Trong quá trình làm anh có gặp nhiều khó khăn gì không? MMM: À, phiên bản đầu tiên anh làm trong một ngày còn phiên bản cuối cùng anh làm trong vòng một tháng. Tính chung khoảng thời gian làm từ bản đầu tiên đến bản cuối cùng là khoảng một năm. Trong quá trình làm, anh thấy khó khăn nhất là sự thay đổi liên tục của quản lý đào tạo, các thầy thường xuyên thay đổi cách đăng nhập để tăng độ bảo mật, khi đó, anh lại cần chỉnh sửa lại phần lập trình của mình. PV: Anh đã học lập trình từ bao giờ? Cảm nhận của anh khi anh đã hoàn thành một phần mềm rất hữu ích cho các bạn sinh viên là gì ạ? MMM: Nói là lập trình từ bao giờ thì có lẽ là anh lập trình từ năm lớp 6. Lúc anh học cấp 2, trên trường có dạy môn tin học, lập trình Pascal. Các bạn khác thường nghĩ đó là một môn lập trình thông thường, còn theo anh, người
ta đưa môn đó vào chương trình để đào tạo tư duy logic, khi mà có cái tư duy logic đó rồi thì ngôn ngữ lập trình nó không quan trọng. Do anh được tiếp xúc được học lập trình ngay từ hồi nhỏ, vì thế sau này nó giúp cho anh rất
anh nghĩ tới đó là mình phần nào đã giúp các bạn dễ dàng hơn trong việc tính toán điểm GPA của mình, từ đó đưa ra được chiến lược học tập nhanh chóng, đúng đắn hơn. Anh nghĩ đó là một việc làm khá hữu ích, và anh cảm thấy vui vì điều đó.
PV: Là một người đam mê công nghệ thông tin như vậy, tại sao anh không chọn một trường chuyên về công nghệ thông tin mà lại chọn trường Kinh tế Quốc dân ạ? Anh Quang Minh chụp ảnh kỉ yếu MMM: Mỗi nhiều, ví dụ khi anh theo học người có một con đường đi chứng chỉ Aptech, nó đã giúp riêng cho mình để đi đến cái anh có tư duy tốt hơn các bạn đích cuối cùng, anh yêu công khác. Khi anh học lớp 4 ng- nghệ thông tin và ước mơ của hịch ké máy tính của chị, anh anh là trở thành một lập trình đã cảm thấy vô cùng ngưỡng viên giỏi. Với anh, nếu học mộ còn người đã sáng chế ra công nghệ thông tin trước thì máy tính. Chắc đó là tình yêu sau đó anh không thể học cái được phú bẩm sinh rồi, trong gì nữa, anh nghĩ mình cần khi mọi người thường không phải bắt đầu con đường với thích môn này và cảm thấy cái mình chưa thích lắm trước môn này khá khó tiếp thu, còn với công nghệ thông tin nhưng anh lại yêu thích nó thì mình bắt đầu lúc nào cũng và học lập trình một cách nhẹ không phải là muộn. Trong nhàng. Lúc anh tạo ra được thời buổi hiện nay, nếu anh phần mềm toolkit cho các chỉ học công nghệ thông tin bạn sinh viên, điều đầu tiên rồi mù tịt kinh tế thì sau này
Trang 13
Yesnews
Nhân vật trong tháng
ra trường, mình chỉ đi làm thợ thôi, còn nếu mình học kinh tế trước rồi ít ra cũng có một chút tư duy kinh tế trong đó, đến khi đi học công nghệ thông tin mình có thể kết hợp được cả hai cái đó tạo được lợi thế riêng cho mình. Nói thêm một chút thì anh luôn coi trọng bản chất bên trong và không chú trọng vẻ bề ngoài thế nên cái vẻ bề ngoài mình không muốn người ta để ý quá nhiều còn cái bên trong thì ít nhất mình phải hơn được những người khác. Hiện tại, anh đang theo học chứng chỉ aptech – một chứng chỉ của ngành công nghệ thông tin và trong tương lai chắc chắn anh sẽ tìm kiếm một công việc liên quan đến công nghệ thông tin như lập trình viên chẳng hạn *cười*. PV: Vâng ạ, thực sự là những mẩu chuyện rất thú vị,thưa anh, chúng em được biết, ngoài lập trình anh còn tham gia làm Admin của nhiều group trường mình,anh có thể chia sẻ một chút về điều này không ạ? MMM: *cười*, anh làm admin của một số group có thể kể đến như góc học tập NEU, toán cao cấp, kinh tế lượng hay là các môn tin học, tuy nhiên anh chỉ tham gia một thời gian rồi dừng do các môn
Trang 14
học đó mang tính thời vụ, nghĩa là nó chỉ hoạt động trong một khoảng thời gian vào thời gian thi. Trong đó góc học tập NEU là group anh gắn bó lâu nhất và công việc mình tâm đắc là xóa bài *cười* khi mới tham gia làm Admin anh còn dành nhiều thời gian để đọc các bài đăng của các bạn sinh viên nhưng sau này công việc của anh chỉ dừng lại ở mức xóa các bài đăng linh tinh của các bạn.
niềm đam mê tin học giúp ích cho mình rất nhiều, việc tham gia các diễn đàn tin học chủ yếu là của nước ngoài khiến khả năng dịch và đọc tiếng anh của anh được nâng cao. Anh có sở thích xem phim, hầu hết các bộ phim nổi tiếng ở trên mạng anh đều đã xem hết, trong quá trình xem anh luôn cố gắng lắng nghe tỉ mỉ để có thể hiểu những gì họ nói, còn về ngữ pháp thì lúc đầu anh cũng không biết nhiều, sau đó ôn thi thì cố gắng tập PV: Có thể thấy anh là trung vào ngữ pháp, kết hợp một sinh viên rất thông minh, tiêu chí “nghe quen tai nhìn thông tin từ một vài bạn sinh thuận mắt” và chọn thôi. viên đó là anh đạt được 850 điểm TOIEC chỉ trong một PV: Hì, anh có thể chia sẻ khoảng thời gian ôn thi ngắn. một chút về thế mạnh của anh Vậy kinh nghiệm học tập của cũng như điểm yếu mà anh tự anh là gì ạ? nhận thấy được không ạ? MMM: À, cái đấy anh MMM: Thế mạnh của anh không học đâu cứ thế mà thi thì anh nghĩ là anh biết cách thôi*cười* Nói chung là do chuyên môn về một công
Anh Minh bên bạn bè
Yesnews
Nhân vật trong tháng
việc để đẩy nhanh tốc độ và thực hiện công việc hiệu quả hơn, nghĩa là mình luôn có suy nghĩ rằng mình sẽ không bao giờ làm các công việc lặp lại, bao giờ cũng phải nghĩ ra những cách nhanh nhất để có thể hoàn thành được công việc đó, đây là lý do mà không chỉ trong công nghệ thông tin, trong tất cả lĩnh vực khác anh cũng thường nghĩ ra được những cách làm nhanh hơn mọi người. Ví dụ có một lần anh đi theo bạn để thu thập số liệu về kế toán, trong khi các bạn khác phải tỉ mỉ lần lượt làm từng cái từng cái một
còn với anh, anh lại có những cách làm khiến tốc độ công việc được đẩy nhanh lên gấp hai gấp ba lần. Còn về điểm yếu của anh thì chắc là tất cả những gì phải học thuộc, tức là mình có khả năng thích ứng
nhanh trong công việc, bất cứ một công việc nào sau khi mình đọc qua nó mình đều có thể bắt tay vào làm việc ngay tuy nhiên mình không thể nhớ cái vấn đề đó ngay lập tức. PV: Về vấn đề học và chơi thì theo anh làm thế nào để phân bổ thời gian tốt nhất cho cả hai việc này? MMM: Nói chung là lúc học là phải học cho nó nghiêm túc, còn lúc chơi thì đừng nghĩ đến học làm gì. Quan điểm của mình là “quên để nhớ” tức là sau khi học xong cái gì mình cứ quên hết nó đi đừng có mà cố để trong đầu làm gì, đến khi nào cần thì mình hẵng nhớ nó sau. Tuy nhiên còn tùy thuộc vào lần đầu mình học nó như thế nào, quên cũng có kiểu quên của nó*cười*. Ví dụ như hồi mình lớp 12, lúc đó mình phải ôn thi học sinh giỏi quốc gia, mình phải học hai chương trình hoàn toàn khác nhau, vì thế lúc quãng thời gian thi
quốc gia mình chỉ chuyên tâm vào ôn thi học sinh giỏi quốc gia thôi, không để ý gì đến thi đại học cả. Sau khi thi học sinh giỏi quốc gia xong thì mình quên sạch mọi thứ luôn mặc dù mình còn thi tiếp các vòng sau để trong thời gian nghỉ ấy mình lại chuyên tâm vào ôn thi đại học. Nói chung là mình phải cố quên hết mọi thứ đi thì học mới vào được, gần như là học xong cái gì mình quên hết mọi thứ luôn ấy *cười*. PV: Cảm ơn những chia sẻ của anh trên đây cho các bạn sinh viên về đam mê và cách học của anh, phóng viên Yesnews có một số câu hỏi ngoài lề khác dành cho anh: Người anh hưởng nhất đến anh trong cuộc sống là ai? MMM: Người ảnh hưởng nhất tới anh có lẽ là chị gái đầu của anh, anh vốn là một người không được dứt khoát lắm còn chị ý rất là dứt khoát, vì thế khi anh có một ý tưởng hay mục đích gì đấy còn phân vân hoặc chưa xác định được rõ, chị ý là người cho anh những lời chia sẻ, động viên. Qua những lời khuyên của chị ấy anh dứt khoát hơn, quyết đoán hơn, ví dụ việc theo học chứng chỉ Aptech, nhờ có chị
Trang 15
Nhân vật trong tháng
mà anh có thêm nhiều động chọn hay chọn ngành theo xu lực cho việc theo đuổi đam thế số đông và cái mà mình mê. muốn chia sẻ với các bạn đó là không bao giờ là quá muộn PV: Trong suốt thời gian đi để theo đuổi cái mình đam học anh có tham gia làm thêm mê được, vì chỉ khi nào mình một công việc nào đó không? theo đuổi niềm đam mê của Anh có ý tưởng để thành lập mình thì mình mới có thể giỏi một công ty chuyên về công và có thể sống với nó được. nghệ không? Vì thế, các bạn sinh viên còn MMM: Anh đi cài win đang học trong trường hay đã “dạo”, anh chỉ có thời gian ra trường rồi đều nên ngồi lại để làm việc đó thôi *cười*. một chút để suy nghĩ và định Còn việc thành lập công ty về hướng lại toàn bộ tương lai công nghệ, theo anh nghĩ thì của mình, cái gì mình làm anh khó có thể tạo ra một cái cũng phải có mục đích của nó. ý tưởng mới, anh chủ yếu là Còn với đa số các bạn rơi tình thực hiện các ý tưởng. Có lẽ trạng không biết mình thích gì vậy nên anh cẩm thấy mình mông lung mơ hồ và chưa tìm phù hợp với các công việc về được con đường cho tương kĩ thuật hơn là điều hành một lai mình sẽ thế nào thì các công ty. bạn nên tìm một công việc gì đó nó gần giống với lĩnh vực PV: Vâng ạ, anh có thể mình học, nghĩa là nên có một dành đôi điều cho các bạn trải nghiệm gì đó để tạo ra sự sinh viên không ạ? kích thích cho mình. Năm thứ MMM: Chia sẻ một chút, 4, anh cũng đã từng rơi vào anh biết các bạn sinh viên trạng thái đó, tuy nhiên đúng trường mình vẫn còn kiểu lúc đấy anh đã trải nghiệm chọn trường theo bố mẹ một công việc văn phòng chỉ
Trang 16
Yesnews ba ngày thôi, nhưng anh biết mình không thuộc về nơi đó, đó là khoảng thời gian vô cùng quý giá để anh xác định rõ lại con đường mình chọn. Vâng ạ, chúng em cảm ơn anh vì đã có mặt và chia sẻ cùng chúng em trong buổi nói chuyện ngày hôm nay, chúc anh thực hiện được ước mơ của mình, đi đến phía cuối con đường mà anh đã chọn. Nguyễn Trung Hiếu
Yesnews
Lăng kính khoa học
Trước ngưỡng cửa AEC: Các thành viên ASEAN đã sẵn sàng? Hơn 8 năm kể từ ngày lãnh đạo 10 quốc gia thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) thông qua bản Kế hoạch tổng thể (Blueprint) cho việc xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN (ASEAN Economic Community – AEC) – 8 năm cho những sự chuẩn bị cần thiết, AEC đã chính thức ra đời vào ngày 31/12/2015. Tuyên bố chính thức thành lập một cộng đồng, nghĩa là những thành viên AEC – Chúng ta có phải một Cộng đồng? của cộng đồng ấy đều đã sẵn sàng để “trở thành một”. Với AEC hiện nay, câu hỏi là: Ai đã sẵn sàng? Là doanh nghiệp? Người dân? Hay là lời phát biểu của vị nguyên thủ quốc gia: “Chúng tôi đã sẵn sàng”?
AEC – “Sân chơi” cho các “ông lớn” Chuẩn bị kĩ càng nhất cho “sân chơi” AEC, phải kể đến những tập đoàn lớn của Đông Nam Á, đặc biệt là các tên tuổi đến từ nhóm quốc gia giàu hơn – nhóm ASEAN 6 với Sin-ga-po, In-đô-nê-si-a, Ma-lay-si-a, Thái Lan, Philip-pin và Bru-nây. AEC hướng tới tạo lập một “thị trường chung thống nhất” với sự lưu chuyển hoàn toàn tự do của hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, vốn và lao động
có tay nghề. Chớp lấy cơ hội này, các doanh nghiệp Thái Lan đang ra sức củng cố địa vị và sức mạnh của mình tại các quốc gia khác trong khu vực. Ngân hàng lớn nhất Thái Lan, Bangkok Bank, đang ở vị trí thuận lợi nhất để “đón đầu” cơ hội đến từ AEC, với sự hiện diện ở 9/10 quốc gia ASEAN, và vẫn đang tiếp tục mở rộng mạng lưới chi nhánh của mình. Với sự phát triển của công nghệ hiện nay, dịch vụ ngân hàng hoàn toàn có thể cung cấp
trực tuyến, nhưng Bangkok Bank vẫn duy trì hệ thống chi nhánh như là một chiến lược để dẫn đầu. Ông Kobsak Pootrakool, Phó Chủ tịch của Bangkok Bank chia sẻ rằng, dịch vụ trực tuyến có thể phù hợp cho mục đích cá nhân, nhưng để phục vụ một công ty, thì buộc phải có chi nhánh của ngân hàng tại đất nước đó, cộng thêm sự am hiểu địa phương để tạo lập những mối quan hệ tốt. Không chỉ Bangkok Bank, mà những ngân hàng nhỏ hơn của Thái
Trang 17
Yesnews
Lăng kính khoa học
Lan như Kasikornbank, Siam Commercial Bank, Krungthai Bank đều đã có cho riêng mình những chiến lược để “phủ sóng” khắp ASEAN. Và chuyện mở ngân hàng, ngoài mục đích lợi nhuận, còn là để hỗ trợ chính những doanh nghiệp Thái đang hoạt động tại các quốc gia khác
áp dụng thực tế, đương nhiên chính ngân hàng này là nơi mà doanh nghiệp tin tưởng vay vốn thực hiện. Trao cơ hội để doanh nghiệp mở rộng tầm ảnh hưởng của Thái Lan trong khu vực, cũng là tìm kiếm khách hàng mới cho riêng mình, một chiến lược đáng để học hỏi.
Hệ thống chi nhánh của các ngân hàng Thái Lan tại ASEAN
thuộc ASEAN. Dùng những am hiểu địa phương có được từ chi nhánh của mình, Bangkok Bank mở một Bàn Kết nối ASEAN (ASEAN Connect Desk) nhằm đưa ra lời khuyên cho các doanh nghiệp muốn thử sức tại các nước ASEAN khác. Và khi những lời khuyên ấy được
Trang 18
Phi-lip-pin lại là nơi mà chiến lược “đa dạng hóa” được những tập đoàn lớn nhất đất nước áp dụng cho AEC, với quá trình chuẩn bị lâu dài. “Nếu bây giờ mới chú ý tới hội nhập ASEAN, thì đã là quá muộn” – phát biểu của Giám đốc Chiến lược tập đoàn JG Summit Hold-
ings, Bach Johann Sebastian. JG Summit hoạt động trải dài trên nhiều lĩnh vực từ vận tải hàng không, ngân hàng, thực phẩm, khách sạn, bán lẻ..., đã bắt đầu quá trình hội nhập khu vực từ 20 năm trước, và đang chú ý tới Myan-ma như một nhân tố mới nổi. Ayala – một trong những tập đoàn lớn nhất và lâu đời nhất, đã tìm đến Việt Nam để kinh doanh bất động sản và những dịch vụ về nước. Cũng như vậy, tập đoàn Metro Pacific Investments đang tham gia sản xuất năng lượng tại Sin-ga-po, đồng thời với đầu tư cơ sở hạ tầng tại Việt Nam và Thái Lan. Đa ngành nghề, đa lĩnh vực, và nhiều thêm những cơ hội mới. In-đô-nê-si-a, với mức độ “sẵn sàng” cho AEC được đánh giá là 94% – cao hơn mức trung bình 92% của khu vực, cũng là câu chuyện của những tập đoàn lớn nhanh chóng nắm bắt cơ hội và đặt những dấu chân đầu tiên lên các nước trong khu vực. Có thể kể đến như: Semen Indonesia, Bank Negara Indonesia, Wijaya Karya và Pertamina tại My-an-ma; Bank Mandiri tại Ma-lay-si-a; Tiga Pilar tại Việt Nam, v.v
Yesnews
Lăng kính khoa học
Chỗ đứng nào cho doanh nghiệp vừa và nhỏ trong AEC? Có những nghịch lý đang diễn ra. Kế hoạch phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ (Small and Medium sized Enterprises – SMEs) nằm trong nội dung “phát triển kinh tế đồng đều” – một trong các mục tiêu hướng đến của AEC, nhằm thu hẹp khoảng cách phát triển của các thành viên ASEAN. Thế nhưng, chính các đối tượng được quan tâm phát triển là SMEs lại có ít sự chuẩn bị nhất cho AEC. AEC, với ý tưởng về một “thị trường chung”, nơi mà hàng hóa từ nước này sang nước khác cũng tương tự như từ địa phương này sang địa phương khác trong cùng một đất nước. Khi mọi hàng rào thuế quan và phi thuế quan đều được loại bỏ, các loại hàng hóa đều sẽ bình đẳng, và cạnh tranh một cách công bằng nhất. Cạnh tranh về giá, về chất lượng, về dịch vụ bán hàng… và chỉ kẻ mạnh mới có thể trụ lại. Một khi các tập đoàn lớn xâm nhập thị trường, liệu các SMEs có còn chỗ đứng? Nhiều người nghĩ rằng, chỉ các nước thuộc nhóm CMLV (Cam-pu-chia,My-
an-ma, Lào, Việt Nam) mới lo về SMEs. Sự thật đúng là các nước này có một nỗi lo lớn, và nỗi lo ấy không chỉ dành cho các SMEs, mà cho cả nền kinh tế, cho chỗ đứng của hàng hóa nội địa. My-anma chỉ vừa gia nhập lại thị trường thế giới sau nhiều năm bị cấm vận, Lào và Cam-puchia thì đã thừa nhận rằng doanh nghiệp trong nước chưa đủ tiềm lực để vươn ra ngoài biên giới, chỉ chú tâm duy trì thị trường nội địa mà thôi. Và trong bối cảnh thị trường đó sẽ sớm bị thâm nhập, điều tốt nhất mà doanh nghiệp các nước này có thể làm để sống sót là tìm kiếm một đối tác đến từ các quốc gia khác trong khu vực, đồng thời tự rèn luyện tác phong chuyên nghiệp để phù hợp với đối tác nước ngoài. Riêng với Việt Nam, chỉ một số ít các tập đoàn lớn (chiếm chưa đầy 2% số doanh nghiệp) như Viglacera, Vinamilk, An Phước… đã sẵn sàng đương đầu cạnh tranh với giải pháp đẩy mạnh đầu tư cho công nghệ, chú trọng vào chất lượng sản phẩm, phát huy lợi thế thấu hiểu người tiêu dùng. 98% còn lại, đều là các SMEs, và đáng ngạc nhiên là không mấy quan tâm tới AEC – cơ
hội cũng như thách thức. Tại sao? Đó là vì hiện nay, quan hệ thương mại với các nước trong khu vực chỉ chiếm 20 – 25% tổng doanh thu của các SMEs Việt, và họ phụ thuộc chủ yếu vào các thị trường ngoài ASEAN như Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu (EU) và Nhật Bản. Một thực tế nữa là có tới 70% SMEs không tham gia hoạt động xuất nhập khẩu, vì thế mà không cảm nhận được sức nặng của hai từ “hội nhập”. Cả hai thực tế trên đều chỉ ra rằng: doanh nghiệp Việt đang quá bị động. Bị động trong nắm bắt cơ hội, ỷ lại vào thị trường truyền thống và “ngại” khai phá những vùng đất mới. Bị động trong nhìn nhận thách thức và chuẩn bị ứng phó, ngồi “chờ” tới khi hội nhập ảnh hưởng tới mình thì thị phần đã bị lấy mất, tất cả sẽ không còn kịp nữa. Phải tới khi nào thì doanh nghiệp mới nhận thức được điều này? Tuy nhiên, SMEs không chỉ là vấn đề đau đầu của 4 nước CMLV, nhiều quốc gia phát triển hơn cũng phải đối mặt với nó. In-đô-nê-si-a, Ma-lay-si-a hay Phi-lip-pin, nỗi lo cạnh tranh cũng hiển hiện với các SMEs, và tình trạng không hiểu rõ những
Trang 19
Yesnews
Lăng kính khoa học
ảnh hưởng của AEC đối với doanh nghiệp mình cũng không hề hiếm. Nhưng không phải hoàn toàn là tuyệt vọng. Vẫn còn Sin-ga-po với những chuẩn bị kĩ lưỡng: Cơ quan chính phủ SPRING đã có sự hỗ trợ tài chính cho hơn 1500 doanh nghiệp để nâng cấp hệ thống, trong khi tổ chức Doanh nghiệp Quốc tế Singa-po thì giúp các SMEs mở rộng ra các thị trường ngoài nước. Thái Lan cũng có sự chủ động nhất định, với các chương trình giáo dục trên khắp cả nước, nhằm nâng cao nhận thức về tầm ảnh hưởng của hội nhập kinh tế đối với đất nước và mỗi thành phần dân cư. Thêm vào đó, Chính
phủ Thái Lan cũng yêu cầu mỗi cán bộ trong các cơ quan công quyền đều phải học 2 ngoại ngữ là tiếng Anh và một ngôn ngữ của một quốc gia khác trong ASEAN. Rõ ràng, khi người dân và doanh nghiêp không chịu “động tay chân” thì Chính phủ cần vào cuộc để đảm bảo, AEC sẽ là một “cộng đồng” thật sự, chứ không chỉ dừng ở những hiệp định mãi mãi không được thực thi. Kết Thành lập một “cộng đồng”, không phải chỉ một lễ tuyên bố là xong. AEC, hay thậm chí Cộng đồng ASEAN, không phải một cái đích,
mà là cả một quãng đường dài. Giống như EU hiện nay, đã được công nhận là một cộng đồng, nhưng vẫn luôn có những vấn đề phát sinh và cần giải quyết. Chúng ta xây dựng cộng đồng của mình cũng vậy, quan trọng là nhận thức được những vấn đề còn tồn tại, từ từ gỡ từng nút thắt, tới khi mỗi một người dân đều ý thức được mình là một phần của cộng đồng ấy, cùng chung tay bảo vệ và phát triển, khi đó hai chữ “cộng đồng” mới phát huy đầy đủ ý nghĩa. Chặng đường còn dài, trước hết hãy cứ lạc quan về tương lai, như ông Sok Siphana – người đứng đầu Viện Nghiên cứu Phát triển Campu-chia phát biểu: “Tôi nghĩ, tới năm 2015, Cam-pu-chia sẽ trở thành con gái của một gia đình giàu có. Chúng tôi không còn là con gái một gia đình nghèo mà chẳng chàng trai nào muốn lấy nữa”./.
Bùi Hương
Chung tay xây dựng “Cộng đồng chung ASEAN”
Trang 20
Lăng kính khoa học
Yesnews
Thị trường lao động Việt Nam Tự do lưu thông chất xám Luật chơi đã thay đổi Thị trường lao động Việt Nam đang đứng trước một bước đi mới. Bước đi ấy đem lại những cơ hội và thách thức gì? Bước đi ấy cần được thực hiện như thế nào? Và chúng ta cần phải làm gì? Sân chơi rộng mở, cuộc Những cánh cửa mới mở mình mà cần có sự gắn kết chơi đã bắt đầu ra, đặc biệt, việc Việt Nam chặt chẽ nhằm mục đích lớn tham gia vào Cộng đồng kinh hơn là cùng vươn mình ra Năm 2015 đánh dấu sự hội tế ASEAN (AEC) hứa hẹn sẽ biển lớn. Trong đó, cuộc lột nhập chưa từng thấy của nền đưa đến những “bước chuyển xác đáng ngạc nhiên nhất kinh tế Việt Nam với thế giới, mình” trên một sân chơi mới. chính là thị trường lao động. được minh chứng qua hàng Tham gia vào AEC, chúng ta loạt các hiệp định như: Hiệp hòa mình vào một thị trường Tâm thế trước cuộc chơi định thương mại tự do Việt rộng lớn với hơn 600 triệu Nam - Hàn Quốc (VKFTA) dân, nền kinh tế được đánh giá AEC sẽ hòa trộn nền kinh được ký kết vào ngày 5/5; đứng thứ 7 thế giới với GDP tế của 10 quốc gia trong cộng Hiệp định Đối tác xuyên Thái gần 3.000 tỷ USD. Tiếng nói đồng ASEAN thành một thị Bình Dương (TPP) với sự của một quốc gia sẽ không thể trường, một cơ sở sản xuất và tham gia của 12 nước chính mạnh bằng tiếng nói của cả phân phối chung. Tuy nhiên, thức được thông qua vào ngày một cộng đồng. Hay nói cách 4 nước Cambodia, Laos, 5/10; ngày 2/12, Hiệp định khác, để cạnh tranh, các nước Myanmar và Việt Nam tỏ ra thương mại tự do Việt Nam ASEAN không thể đứng một chậm trễ trong khi 6 nước – EU (EVFTA) chính thức được kí kết theo đúng trình tự dự kiến; ngày 15/12 kết thúc đàm phán với Liên minh Hải quan Nga-Belarus-Kazakhstan (VCUFTA); và đánh dấu kết thúc năm 2015, Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) chính thức được hình thành. 4 nước thuộc nhóm CLMV
Trang 21
Lăng kính khoa học
ASEAN còn lại đã đạt được những tiến bộ đáng kể. Chính vì vậy, AEC quyết định đưa ra ý tưởng hình thành nhóm CLMV gồm 4 nước trên, với những ưu tiên nhất định về lộ trình hội nhập cũng như có các hỗ trợ khác để giúp CLMV dễ dàng hòa nhập với cộng đồng chung AEC.
của Singapore, 1/5 của Malaysia và 2/5 so với Thái Lan. Đó là còn chưa so sánh với năng suất lao động của Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Ấn Độ, Newzealand – những đối tác đã có các hiệp định quan trọng với ASEAN. Ngoài yếu tố năng suất lao động, trình độ ngoại ngữ chưa tốt cũng là một trong những bất lợi Một trong 7 yếu tố cơ bản rất lớn khi tham gia vào cuộc hình thành một thị trường và cạnh tranh trên thị trường lao cơ sở sản xuất thống nhất đó động này. là tự do di chuyển lao động có kỹ năng. Rõ ràng, đây là Đây là những yếu tố làm một tầm nhìn hoàn toàn khác giảm sức hấp dẫn của lao so với các hiệp định thương động Việt Nam trước các nhà mại thuần túy của Việt Nam tuyển dụng nước ngoài, thậm với các quốc gia khác trên thế chí là khía cạnh để các nhà giới. Và cũng rõ ràng, vấn đề tuyển dụng tăng tính khắt khe tự do lưu chuyển lao động trong yêu cầu đối với lao động đóng góp một phần không Việt Nam. Chính vì vậy, trong nhỏ mang đến những chuyển cuộc chơi này, chúng ta cần biến quan trọng cho nền kinh nhìn nhận lại xuất phát điểm tế. của mình so với các nước trong khu vực. Riêng Việt Nam, theo dự báo của Tổ chức Lao động Luật chơi đổi thay và con quốc tế (ILO), đến năm 2025, người thay đổi… số việc làm có thể tăng lên 14,5%, tương đương 14,5 Trước mắt, trong năm triệu lao động có cơ hội tìm 2015 có 8 ngành nghề mà lao được việc làm. Cũng theo động trong các nước ASEAN ILO, khi so sánh với các nước được tự do di chuyển thông bạn trong khu vực, yếu tố qua các thỏa thuận công nhận năng suất lao động của Việt tay nghề tương đương gồm: Nam còn thấp, chỉ bằng 1/15 kế toán, kiến trúc sư, nha
Trang 22
Yesnews sĩ, bác sĩ, kỹ sư, y tá, vận chuyển và nhân viên ngành du lịch. Ngoài ra, nguồn nhân lực chất lượng cao - những người được đào tạo chuyên môn hoặc có trình độ từ đại học trở lên, thông thạo ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh, được di chuyển tự do hơn. Ở Việt Nam, nếu như trước đây, Nhà nước có những chính sách để “bảo vệ” nguồn chất xám của mình bằng các hợp đồng lao động, các giấy phép lao động… thì giờ đây, người lao động có quyền mở rộng cơ hội làm việc ra các thị trường khu vực một cách dễ dàng hơn. Cụ thể, chỉ cần có bằng cấp công nhận tay nghề tương đương giữa các nước, người lao động sẽ có thsể tự do làm việc trong các môi trường thuộc khối ASEAN mà không có sự ràng buộc từ phía Nhà nước. Đặc biệt khi được nhận vào làm việc, họ còn được cấp quyền cư trú dài hạn tại đất nước mà mình công tác. Theo đó, người lao động Việt Nam sẽ được “cọ xát” khi làm việc ở nhiều nơi, làm tăng tính linh hoạt, khả năng thích ứng với môi trường làm việc đa văn hóa, được tương tác và nâng cao kinh nghiệm, kĩ năng chuyên
Yesnews
Lăng kính khoa học
ngành ở những môi trường mới hơn. So sánh với các thế hệ trước, lực lượng lao động thế hệ mới của chúng ta có sự “trung thành” khác hẳn.
trọng trong cuộc chơi này. Còn với nguồn lao động phổ thông thì sao? AEC có thực sự là cánh cửa rộng mở đối với họ hay không? Khi
Du lịch – một trong những ngành có sự cạnh tranh nhân sự gay gắt khi Việt Nam gia nhập AEC
Sự trung thành không còn gắn với một công ty, một tổ chức hay một ông chủ nào đó, mà là sự trung thành với hoài bão, sự nghiệp, chí hướng của mình, dám sống với chính đam mê của bản thân. Chính vì vậy, một mặt nếu như người lao động có thể rộng mở cơ hội làm việc ra nước ngoài, thì mặt khác các doanh nghiệp trong nước lại đối diện với sự thiếu hụt nhân lực chất lượng cao. Nói cách khác, luật chơi này như một cán cân, một bước đi sai sẽ khiến cân chao đảo, vì vậy việc hiểu rõ và có những bước đi đúng đắn thật sự quan
mà kinh nghiệm và kĩ năng còn nhiều thiếu xót, khi mà những yêu cầu trong mức độ lành nghề và tính chuyên nghiệp như ngoại ngữ giỏi, chuyên môn tốt… được đặt lên hàng đầu trong quá trình hội nhập. Đó vẫn là những câu hỏi còn bỏ ngỏ… Có thể nói, sự tự do này vừa là cơ hội đồng thời cũng là thách thức cho thị trường lao động Việt Nam. Thế nhưng thách thức là không nhỏ khi một lượng lớn lao động từ các nước AEC vào Việt Nam sẽ tạo nên cuộc cạnh tranh mạnh mẽ với với
chính lao động trong nước. Sự cạnh tranh nằm ở nhiều yếu tố ngoài kinh nghiệm, kĩ năng chuyên ngành, còn có sự cạnh tranh trong thái độ, ý thức làm việc, cạnh tranh về trình độ ngoại ngữ, trong các kĩ năng mềm,…Nếu như bỏ qua tất cả những đánh giá về chuyên môn, năng lực, có một điều dường như thuộc về hay đang nhen nhóm trong tiềm thức của đại đa số lao động Việt đó là sự mặc cảm tự ti với người nước ngoài, sự thiếu tự tin đối với bản thân. Bên cạnh đó trình độ ngoại ngữ cũng là một rào cản khá lớn, điểm yếu đối với người lao động Việt đặc biệt là giới trẻ. Mặc dù trước đây, chúng ta đã nói rất nhiều về tầm quan trọng của ngoại ngữ, tuy nhiên giờ đây, sẽ là lần đầu tiên nhu cầu đó trở nên cấp thiết hơn, thực tế hơn, thiết thực hơn trong từng các công việc, từng nhiệm vụ, trong một thị trường rộng mở ngày hôm nay. Sân nhà và sân khách, cuộc chiến giữ nhân tài Thị trường lao động trở nên sôi động hơn khi sức nóng hội nhập lan tỏa thì bài toán làm thế nào để giữ chân nhân tài
Trang 23
Yesnews
Lăng kính khoa học
cũng trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Sự cạnh tranh về nhân sự giữa các doanh nghiệp Việt Nam với nước ngoài, cũng như giữa các doanh nghiệp trong nước thực tế vẫn đang diễn ra và ngày càng khốc liệt. Điều này không chỉ khiến giá nhân sự leo thang, nhất là những vị trí cấp cao, mà còn khiến doanh nghiệp dễ “mất” người tài và tốn thêm nhiều chi phí cho công tác tuyển dụng, đào tạo lại. Trong khi Việt Nam đang loay hoay, mơ hồ và tự phát trước thềm hội nhập, thì các nước trong khu vực đã có những kế hoạch bài bản cho bước đi này. Điển hình là Thái Lan, từ ba năm trở lại đây, Thái Lan đã bắt đầu quảng bá về AEC thông qua nhiều kênh thông tin: trường học, báo chí, phim ảnh, hoạt động xã hội…. Các nước Lào, Campuchia triển khai dạy Tiếng Việt cho người lao động, để dễ dàng tham gia vào thị trường Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp tại Singapore, Thái Lan,... đã chuyển sang quản lý tài năng, quản lý nhân vốn (nguồn vốn con người). Ngoài ra, do trình độ phát triển không đồng đều, nên hiện nay, lao động có tay nghề và kỹ năng cao
Trang 24
trong khối ASEAN chủ yếu di chuyển vào thị trường Singapore, Malaysia và Thái Lan. Với nền kinh tế phát triển hơn, những thị trường này có sự cạnh tranh trong mức lương và chính sách đãi ngộ khá nổi bật và hấp dẫn. Trong khi các nước trong khu vực đang có nhiều chính sách và lợi thế để “giăng lưới” tìm kiếm nhân tài trong và ngoài nước, cùng với mong muốn sống với hoài bão của bản thân người lao động, các doanh nghiệp Việt cần nhìn nhận lại những bước đi của mình, thay đổi chiến lược phù hợp để tránh sự thất bại ngay tại sân nhà. Lời kết Dù bức tranh hội nhập đã thay đổi, thế nhưng người nắm giữ mọi diễn biến của nó và làm chủ nó chỉ có thể là bản thân người lao động và doanh nghiệp. Để thích ứng với cuộc chơi này, chúng ta cũng phải thay đổi. Thế nhưng, chúng ta nên bắt đầu từ đâu, từ khi nào. Câu trả lời xuất phát từ bây giờ, ngay lúc này, tại thời điểm của bạn và tôi, chúng ta phải thay đổi cái nhìn của bản thân mỗi người, thay đổi ý thức trong công việc. Và để chúng ta có thể tự tin nói
với nhà tuyển dụng rằng: Một trong những kĩ năng mềm tôi tự tin nhất đó là ý thức với công việc của mình, một trong những kĩ năng mềm người lao động Việt Nam tự tin nhất đó là ý thức với công việc của họ./.
Hoài Mơ
Yesnews
Lăng kính khoa học
Gia nhập AEC – Cần một nhận thức mới Ngày 31/12/2015, một sự kiện diễn ra đã đánh dấu mốc quan trọng trong lịch sử hình thành và phát triển của các quốc gia Đông Nam Á, đó là việc “Cộng đồng kinh tế ASEAN” (ASEAN Economic Community - AEC), gồm 10 quốc gia thành viên trong đó có Việt Nam chính thức được thành lập.
Cộng đồng kinh tế ASEAN
G
iờ đây, việc Việt Nam gia nhập AEC đã không còn là một khái niệm xa vời mà hiện hữu ngay trước mắt, điều này cũng đồng nghĩa với việc, những khó khăn, thách thức mà Việt Nam phải đối mặt không còn được phép thể hiện bằng nỗi lo sợ, sự yếu kém mà đỏi hỏi phải có một sự cạnh tranh và thay đổi thực sự. Gia nhập AEC được cho là bước tiến quan trọng để Việt Nam có thêm nhiều cơ hội đưa đất nước hòa nhập với các quốc gia khác trong khu vực, đồng thời mở rộng hơn sức ảnh hưởng trên trường quốc tế. Tuy nhiên, đó vẫn chỉ là viễn cảnh tương lai có thể đạt được khi chúng ta thực sự
nỗ lực, biết cách tận dụng và nắm bắt cơ hội, phát huy lợi thế cạnh tranh của đất nước. Ngược lại, nếu chúng ta thờ ơ và chỉ thụ động trông chờ vào những gì các quốc gia khác mang đến, thì Việt Nam sẽ trở thành một thị trường tiêu thụ hoàn hảo, một quốc gia phụ thuộc vào sự phát triển của các quốc gia khác. Vậy thực tế hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng và mỗi công dân Việt Nam nói chung đã và đang nhận thức về vấn đề này như thế nào? Việt Nam đang đứng ở đâu trong khối hợp tác cùng phát triển này? Và chúng ta cần những sự thay đổi gì để có thể hướng tới một tương lai tươi sáng hơn?
Mức độ quan tâm đến AEC Theo số liệu điều tra từ viện Nghiên cứu Đông Nam Á của Singapore (ISEAS, 2015), có tới 76% các doanh nghiệp tại Việt Nam không biết đến AEC và 94% doanh nghiệp không biết về Biểu đánh giá thực hiện AEC (AEC Scorecard), đây là tỉ lệ lớn nhất trong số các quốc gia ASEAN. Điều này có thể được lý giải bởi một trong những nguyên nhân chính là do các doanh nghiệp vừa và nhỏ cho rằng, các tác động mà AEC mang đến không làm ảnh hưởng tới việc vận hành cũng như kết quả kinh doanh
Trang 25
Lăng kính khoa học
Yesnews
của doanh nghiệp họ, hay nói hơn 600 triệu công dân ASE- chuyên ngành theo học. Tuy cách khác, họ bàng quan với AN đều là những khách hàng nhiên, đây là thị trường chung những gì đang diễn ra lúc này. tiềm năng. Điều này là cơ hội cho cả 10 quốc gia ASEAN, nhưng cũng là thách thức lớn vì vậy, những sinh viên các Một bộ phận chúng ta vẫn đối với doanh nghiệp nước ta. nước khác cũng có rất nhiều đặt nhiều kì vọng – học sinh và Tuy nhiên, theo những phân cơ hội để tìm kiếm cho mình sinh viên – những người được tích về thực trạng ở trên và những công việc như ý. Sinh coi là tương lai của đất nước, dựa trên số liệu của ADB, chỉ viên Việt Nam không chỉ nhưng kì thực, theo khảo sát có 24% doanh nghiệp Việt cạnh tranh với chính sinh viên của các CLB sinh viên tại Nam nhận thức được đầy đủ nước mình mà còn phải đối các trường đại học, điển hình là CLB nguồn nhân lực ĐH Ngoại Thương, đã rút ra kết luận rằng có tới gần 90% sinh viên, học sinh không biết đến AEC, mặc dù chúng ta đã có công cuộc 8 năm chuẩn bị kể từ năm 2007 . Một bài báo của TS. Nguyễn Đức Thành Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN Thị trường lao động Việt Nam được cho là thị trường lao động giá rẻ đăng trên Thời báo kinh tế Sài Gòn nói về sự đón đầu cơ hội về AEC là chương trình nghị mặt nguồn lao động dồi dào của người Thái và câu chuyện sự của chính phủ. Và đây là đến từ 9 quốc gia còn lại. Với “Em bé Campuchia cũng mức thấp nhất trong khu vực, nền tảng giáo dục tốt, được chuẩn bị cho AEC” đã khiến tỷ lệ này ở Thái Lan là 78% nhận thức rất sớm về AEC cho rất nhiều người phải suy và Campuchia cũng lên tới cũng như có những chuẩn bị nghĩ lại thái độ của mình. 74%. rất kỹ để sẵn sàng cạnh tranh, sinh viên các nước rất có Tầm quan trọng của một Tại thị trường lao động ở thể sẽ đánh bật chúng ta trước sự thay đổi toàn diện Việt Nam, nguồn nhân lực nhà tuyển dụng. Và thật đáng chủ yếu là những sinh viên lo khi có rất ít sinh viên Việt Việc Việt Nam trở thành 1 đã, đang và sắp tìm kiếm việc Nam hiểu được tầm quan trong 10 nước thành viên của làm, các sinh viên Việt Nam trọng của AEC cũng như chưa AEC đã mở ra cho doanh ng- sẽ có rất nhiều thuận lợi trong chuẩn bị tâm lý để bước vào hiệp Việt Nam một thị trường việc chọn lựa những công cuộc chơi đầy rủi ro nhưng lớn hơn trước rất nhiều với việc phù hợp với khả năng và cũng đầy hào quang này.
Trang 26
Lăng kính khoa học
Chúng ta cần thay đổi Bên cạnh đó, Việt Nam cần nhận thức như thế nào? phải thay đổi cách suy nghĩ khi cho rằng lao động cần cù, Theo bà Vũ Kim Hạnh - giá rẻ là lợi thế, bởi khi đã Giám đốc Trung tâm nghiên bước chân vào cộng đồng này cứu Kinh doanh và hỗ trợ thì lao động cần cù, giá rẻ là Doanh ngiệp (BSA), Chủ tịch chưa đủ, thậm chí còn là quan Hội Doanh nghiệp Hàng Việt điểm thiển cận. Lao động Việt Nam chất lượng cao, cho rằng, Nam cần được đào tạo bài việc doanh nghiệp Việt Nam bản, có tay nghề tốt, đáp ứng sản xuất ra sản phẩm mới để được nhu cầu và tiêu chuẩn cạnh tranh với sản phẩm của chung của toàn khối. Ngoài nước ngoài là vô cùng khó ra, lao động Việt Nam cần khăn, trước mắt chưa thể thực trau dồi kiến thức về văn hóa hiện được. các nước, tăng cường ngoại ngữ để có thể trao đổi, học Tuy nhiên, các doanh ng- hỏi cách làm với bvạn bè các hiệp cần phải nghiên cứu kĩ nước, ngày càng hoàn thiện lưỡng lợi thế cạnh tranh của hơn nữa chất lượng, hiệu suất mình và phát huy lợi thế đó, làm việc. giữ vững sân nhà bằng việc chọn ra những phân khúc thị Riêng đối với tầng lớp học trường, các sản phẩm cho sinh, sinh viên, cần nhận thức ngắn hạn, cho dài hạn và cho rõ sứ mệnh của mình đối với ASEAN, đồng thời củng cố đất nước. Ngay khi còn ngồi sức lực về sản phẩm cũng trên ghế nhà trường, sinh viên, như về thị trường. Các doanh học sinh phải học tập tốt, nắm nghiệp nên có tư duy nhìn xa chắc kiến thức chuyên ngành trông rộng, xây dựng thương của mình, cải thiện các kĩ hiệu, hướng đến sự phát triển năng mềm, trình độ tin học, lâu dài và mục tiêu xâm nhập tăng cường nhận thức về tầm thị trường các nước lân cận, quan trọng của công nghệ không nên hấp tấp, nhanh thông tin, rèn luyện ngoại ngữ chóng phá sản như tình trạng thật tốt đặc biệt là tiếng Anh. nhiều doanh nghiệp vừa và Có một câu nói rất hay đó nhỏ hiện nay. chính là “Nếu bạn không làm
Yesnews không ai có thể giúp bạn, nếu bạn quyết làm không ai có thể ngăn bạn”, chúng ta mặc dù còn rất nhiều khó khăn và trở ngại để có thể đi đến được tương lai tươi sáng, hãy lo nhưng đừng sợ. Kết Có thể nói, việc thay đổi nhận thức của doanh nghiệp, của người dân và nhất là những người trẻ - thế hệ tương lai của đất nước, là vô cũng quan trọng và cấp thiết. Ngay bây giờ, các doanh nghiệp cũng như người lao động Việt Nam cần phải phát huy những thế mạnh của mình, củng cố trau dồi kiến thức hơn nữa để tự tin bước ra biển lớn./.
Phương Dung
Trang 27
Yesnews
Lăng kính khoa học
LOGISTICS CUỘC CẠNH TRANH KHỐC LIỆT TRONG AEC Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, đặc biệt, sự kiện chính thức hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) với các cam kết chung bắt đầu đi vào thực hiện sẽ góp phần thúc đẩy lưu thông hàng hoá, tạo cú hích lớn đối với hoạt động thương mại giữa Việt Nam và cácn ước trong khu vực. Sự phát triển của hoạt động thương mại sẽ là một động lực cho sự phát triển các dịch vụ logistics. Cùng với những tiềm năng phát triển vượt bậc, cuộc cạnh tranh trong lĩnh vực logistics được dự báo sẽ trở nên ngày càng sôi động. Logistics – mắc xích quan trọng trong hoạt động kinh tế Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới theo hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa, dịch vụ logistics ngày càng đóng vai trò hết sức quan trọng bởi logistics được coi là xương sống của hoạt động thương mại từ quá trình nhập nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất, đến công đoạn sản xuất ra hàng hóa, đưa hàng hóa vào lưu thông và đến tay người tiêu dùng. Vì vậy, phát triển ngành dịch vụ logistics là nhiệm vụ cấp bách trong xu thế hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Hoạt động logistics ở Việt Nam thời gian qua Ở Việt Nam, dịch vụ logistics bắt đầu phát triển từ những năm 1990 trên cơ sở
Trang 28
Chu trình logistics của dịch vụ giao nhận vận tải, khoảng 20 – 22 tỷ USD với kho vận, tuy nhiên, đây vẫn mức tăng trưởng bình quân từ là một ngành kinh tế non trẻ 16 – 20%/năm. Mặc dù ngành logistics và chỉ thực sự phát triển sôi động từ khi nước ta gia nhập tăng trưởng nhanh trong Tổ chức thương mại thế giới thời gian qua nhưng mới chỉ WTO. Theo thống kê của đang ở giai đoạn đầu của sự Hiệp hội Logistics, năm 2015, phát triển, mạnh về số lượng cả nước có khoảng 1.300 do- nhưng yếu về thị phần. Một anh nghiệp (DN) logistics thực trạng đáng buồn là chỉ có đang hoạt động, quy mô của khoảng 50 DN logistics nước ngành logistics ước tính vào ngoài hoạt động tại Việt Nam
Lăng kính khoa học
Yesnews
nhưng lại chiếm phần lớn thị lĩnh vực ưu tiên hội nhập của (iv) phát triển nguồn nhân phần, trong khi hơn 1.200 AEC và được coi là “xương lực. DN logistics nội địa của Việt sống” của hoạt động thương Những cơ hội mở ra cho Nam chỉ chiếm khoảng 1/4 thị mại giữa các thành viên trong DN logistics từ AEC là vô phần. Đa số các DN dịch vụ cộng đồng. AEC chính thức cùng lớn, tuy nhiên, làm sao logistics nội địa là DN nhỏ, hình thành, các quốc gia thành để nắm bắt thật tốt những cơ vốn ít và thiếu cơ sở vật chất viên bắt đầu bước vào thực hội đó cũng chính là thách như nhà kho, bến bãi, công hiện lộ trình hội nhập trong thức không hề nhỏ đối với nghệ, phương tiện vận chuyển lĩnh vực logistics với nhiều DN. Tự do hóa thương mại nên chỉ hoạt động trong một bước tiến quan trọng trong cũng chính là lúc các DN lophân khúc nhỏ của ngành như việc tăng cường hợp tác chặt gistics bước vào cuộc cạnh dịch vụ vận tải, giao nhận chẽ và 4 bước để logistics hội tranh trực diện và muốn hàng hóa, cho thuê kho bãi, làm thủ tục hải quan... Sự phát triển thiếu quy hoạch và thiếu tính liên kết của các cảng và dịch vụ hậu cảng như kho, bãi, trung tâm logistics... đã phần nào cản trở sự phát triển của toàn ngành. Một câu hỏi lớn được đặt ra lúc này là liệu các DN logistics Việt Nam Nâng cao năng lực vận tải để nâng cao hiệu quả hoạt động logistics có đủ khả năng để đứng vững trên sân nhà nhập một cách nhanh chóng, giành phần thắng trong cuốc đồng thời nắm bắt thời cơ hội đó là: (i) tự do hóa thương cạnh tranh ấy, việc quan nhập AEC để “cất cánh” hay mại, (ii) dỡ bỏ rào cản thuế trọng nhất là phải tập trung không? và phi thuế quan cho hàng phát triển nâng cao tính hiệu hóa lưu chuyển thuận lợi, quả của toàn bộ hệ thống loDN logistics Việt Nam tạo cơ hội cho DN trong lĩnh gistics trong điều kiện hội bước vào sân chơi lớn - AEC vực logistics, (iii) nâng cao nhập vào nền kinh tế thế giới Logistics nằm trong số 12 năng lực quản lý logistics và
Trang 29
Yesnews
Lăng kính khoa học
ASEAN (không tính Brunei), theo sau là Philippines, CamXếp hạng podia, Laos và thế giới Myanmar. Ở vị 1 trí đạt được, hệ 27 thống logistics 31 của Việt Nam 43 được đánh giá 53 trung bình so với 65 mức tốt nhất của 81 Singapore. Trình 117 độ về hiệu quả 187 dịch vụ logistics giữa các quốc gia thành viên AEC trước khi bước vào cuộc đua chính thức là không đồng đều, để đạt được mục tiêu của AEC là xây dựng một thị trường thống nhất trong khu vực, hoặc các DN từ các nước yếu hơn phải nỗ lực nâng cao năng lực để thu hẹp khoảng cách, hoặc các DN từ các nước phát triển hơn sẽ thâu tóm toàn bộ thị trường. Một yếu tố khác cũng có vai trò hết sức quan trọng trong bất kỳ cuộc cạnh tranh nào trong lĩnh vực kinh tế đó chính là chi phí và vấn đề chi phí chính là một điểm yếu vô cùng lớn của các các DN logistics Việt khi phải cạnh tranh với DN đến từ các nước phát triển hơn trong khu vực.
Bảng 1. Chỉ số hiệu quả logistics (LPI) của các nước thành viên ASEAN (2007 – 2014) Lưu ý: Không có thống kê của Brunei
Quốc gia
Điểm
Singapore Malaysia Thailand Indonesia Việt Nam Philippines Campodia Laos Myanmar
4,19 3,48 3,31 3,01 2,89 2,69 2,50 2,25 1,86
Nhìn vào hiệu quả hoạt động hệ thống dịch vụ logistics của các nước thành viên trước khi AEC chính thức hình thành, theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới về hiệu quả hoạt động logistics của các quốc gia trên thế giới, dựa trên chỉ số hiệu quả logistics (LPI) trong giai đoạn 2007 - 2014, có thể thấy, Singapore không chỉ dẫn đầu trong các nước ASEAN mà còn được xếp ở vị trí số 1 thế giới với 4,19 điểm và trở thành một trong những trung tâm logistics toàn cầu với chất lượng dịch vụ tốt nhất thế giới, tiếp theo lần lượt là Malaysia, Thailand và Indonesia. Việt Nam đạt 2,89 điểm, xếp hạng 53 thế giới và xếp thứ 5 trong
Trang 30
Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, chi phí logistics của Việt Nam còn quá cao, hiện chiếm đến 25% GDP, trong khi chi phí này của Singapore là 8%, Malaysia 13%, Thailand 19%. Chi phí logistics của Việt Nam gấp 3 lần Singapore, như vậy nếu như phải cạnh tranh trực tiếp về giá, rõ ràng các DN Việt sẽ phải chịu lép vế. Hạ tầng giao thông vận tải có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động trong lĩnh vực logistics khi mà chi phí vận tải chiếm phần lớn trong chi phí logistics (ở Việt Nam chiếm từ 50% – 60%). Chính vì vậy, việc nâng cao chất lượng hạ tầng giao thông cũng chính là là một trong những yếu tố giúp nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực logistics của mỗi quốc gia. Chuẩn bị cho AEC, các nước thành viên đều không ngừng đầu tư vào nâng cao chất lượng hạ tầng giao thông vận tải. Thái Lan là nước tích cực nhất trong công tác chuẩn bị này, Chính phủ Thái Lan đã xúc tiến thực hiện siêu dự án cơ sở hạ tầng hơn 2.200 tỷ baht (66,7 tỉ USD) trong 7 năm nay, để kết nối Thái Lan với các nước láng giềng trong ASEAN. Việt Nam cũng đã có những
Yesnews
Lăng kính khoa học
bước chuẩn bị khá tốt khi đã đạt được những đột phá về kết cấu hạ tầng trong các lĩnh vực đường bộ, hàng không, đường sắt, đường thủy, thu hút được một nguồn vốn lớn ngoài ngân sách nhà nước đầu tư vào giao thông. Tuy nhiên, để hội nhập thật sự sâu rộng sau khi AEC chính thức hình thành, Việt Nam vẫn cần chú trọng hơn nữa vào việc hợp tác xây dựng, nâng cấp hệ thống giao thông vận tải kết nối với các nước ASEAN. Cuộc chơi đã bắt đầu, các DN logistics Việt Nam đang đứng trước những nguy cơ vô cùng lớn nếu không thể đổi mới, không thể tìm ra một hướng đi đúng đắn, đó không chỉ là vuột mất cơ hội vươn ra thị trường AEC rộng lớn mà còn là nguy cơ bị đánh bại ngay trên chính sân nhà. Các DN logistics Việt Nam cần hành động ngay lúc này Thứ nhất, các DN phải chủ động tự đổi mới, tự nâng cao năng lực và tự hoàn thiện mình: tăng cường nâng cao
trình độ nghiệp vụ chuyên môn, ngoại ngữ, kiến thức về thương mại quốc tế và thương mại điện tử, đẩy mạnh áp dụng công nghệ thông tin vào quy trình quản lý, và chủ động trong tăng cường nguồn vốn và năng lực nguồn nhân lực để tăng sức cạnh tranh, củng cố và gia tăng thị phần logistics. Thứ hai, các DN phải đoàn kết với nhau để cùng thắng trên sân nhà, cung cấp các dịch vụ logistics tốt và chi phí hợp lý nhất để đáp ứng nhu cầu khách hàng, đồng thời hỗ trợ tích cực cho các DN xuất nhập khẩu trong nước, đủ sức cạnh tranh với các công ty nước ngoài. Thứ ba, trong bối cảnh thị trường chung ASEAN, việc đẩy mạnh kết nối vận tải với các quốc gia láng giềng không những phát huy hiệu quả chi phí, mà còn là cơ hội cho DN trong nước học hỏi những mô hình, phương thức hay của các đối tác. Bên cạnh những nỗ lực tự thân vận động, cải tiến và nâng cao năng lực của các
DN, các DN logistics rất cần sự hỗ trợ từ Chính phủ trong việc xây dựng hệ thống pháp luật hoàn thiện, cơ chế vận hành đồng bộ, quy hoạch tổng thể và chiến lược phát triển dài hạn. Đồng thời, vai trò của các hiệp hội ngành nghề cũng rất quan trọng trong việc nâng cao năng lực ngành và hỗ trợ liên kết DN trong và ngoài nước./.
Thu Thủy
Trang 31
Yesnews
Nhìn ra thế giới
AEC đưa ASEAN bước vào một kỷ nguyên mới Thỏa thuận về AEC có mục đích nhằm đảo ngược tình trạng sụt giảm thương mại và tiến tới hội nhập thông qua việc xây dựng một thị trường đơn nhất và cơ sở sản xuất chung.
Nếu có một giải thưởng cho nhóm khu vực “lịch thiệp” nhất trên thế giới, Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (Asean) sẽ luôn là một ứng cử viên sáng giá cho giải thưởng này. Đó là do 10 quốc gia thành viên của nó luôn đồng thuận và không bao giờ can thiệp vào các vấn đề nội bộ của nhau, mà theo các nhà phê bình thì Asean luôn tuân theo một nguyên tắc bất thành Những triển vọng trước đó văn của NATO, đó là: Không làm, Chỉ nói (No Action, Talk về AEC là có cơ sở. Những năm gần đây, tăng trưởng của Only). Asean sụt giảm đáng kể so với Nhưng sau 13 năm thảo tiềm lực, thương mại nội khối luận, Asean đã bước sang không chỉ giảm theo từng chương mới trong lịch sử 48 tháng kể từ tháng 7/2014, nó năm hình thành và phát triển. cũng tụt lại so với thương mại Ngày 31-12-2015, Cộng đồng toàn cầu kể từ tháng 6/2013 Kinh tế Asean (AEC) được (xem biểu đồ) chính thức thành lập, trong đó các nước thành viên đều hướng tới mục tiêu xây dựng một thị trường chung và thống nhất cơ sở sản xuất cho phép dịch vụ, đầu tư, lao động có tay nghề và vốn luân chuyển ngày càng tự do.
Trang 32
Nhà kinh tế Joseph Incalcaterra thuộc Ngân hàng HSBC tại Hong Kong nhận định: “Asean chưa tận dụng được hết tiềm năng của mình, GDP của Asean chỉ chiếm 3,2% GDP thế giới, trong khi dân số Asean chiếm 8,7%. Sự thiếu đầu tư vào cơ sở hạ tầng là chướng ngại quan trọng nhất;trong khi đó, sự Mặc dù là khu vực tăng khác biệt về chính trị cũng trưởng nhanh nhất thế giới góp phần hạn chế những thỏa nhưng thiếu hội nhập đã kh- thuận mang tính hội nhập.” iến Asean rơi vào tình trạng ảm đạm trên. Đây chính là Viễn cảnh mở ra sau cánh điều AEC nhắm đến để khắc cửa AEC là: khu vực này - bao phục. gồm Singapore, Malaysia, In-
Yesnews
Nhìn ra thế giới
Tuy nhiên, theo các nhà kinh tế đánh giá, Asean đang trên đà phát triển. Hiện tại, thương mại trong nội khối đã chiếm 25% tổng thương mại của khu vực, và sẽ còn tăng trưởng hơn nữa khi hàng rào thuế quan được gỡ bỏ, ông Incalcaterra cho biết.
donesia, Thái Lan, Việt Nam, Myanmar, Brunei, Campuchia, Philippine và Lào – sau khi hình thành được thị trường chung sẽ thu hút đầu tư từ các công ty đang nhắm tới thị trường 625 triệu dân này, từ đó thúc đẩy thương mại trong nội khối Asean, làm gia tăng đầu tư vào cơ sở hạ tầng.
AEC hướng tới điều gì?
Khía cạnh dễ nhận thấy nhất về tầm nhìn của AEC là tự do thương mại. Tới năm 2010, có 99% hàng hóa trong danh mục của Asean 6 được miễn thuế nhập khẩu, còn 4 thành viên có nền kinh tế kém phát triển hơn, bao gồm: Campuchia, Lào, Myanmar Hiện nay, 6 nước dẫn đầu và Việt Nam được gia hạn tới (Asean 6) – bao gồm Indo- năm 2016 để dỡ bỏ hoàn toàn nesia, Malaysia, Thái Lan, thuế này. Singapore, Philippine và Việt Nam – mới chỉ dùng 26% Tuy nhiên, một vài nước GDP cho đầu tư, gây nên sự như Indonesia và Philipine có thiếu hụt đầu tư vào cơ sở hạ danh mục miễn thuế ít hơn, tầng ở một vài nước như Indo- chủ yếu là các nông sản và nesia và Philippine, nơi mà tốc các sản phẩm liên quan đến độ tăng dân số đang tăng ngày an ninh thực phẩm và tự cung một nhanh (xem biểu đồ). tự cấp.
Thương mại dịch vụ cũng là một trong những điểm cốt yếu của AEC, với mục tiêu triển khai 11 gói tự do hóa dịch vụ, 9 trong số đó đã hoàn tất, 2 gói còn lại đang được triển khai tới năm 2016. Mặc dù thương mại về dịch vụ tăng trưởng chậm hơn song tỷ trọng của nó đã tăng từ 14% trong năm 2006 đến 20% trong năm 2015, theo HSBC. Tuy nhiên, hội nhập về tài chính vẫn còn đang trong giai đoạn phôi thai. Việc tích hợp ngân hàng trong Asean (the Asean Banking Integration Framework – ABIF), hướng tới mục tiêu tự do hóa ngân hàng trên toàn khu vực đến năm 2020, vẫn còn đang được xúc tiến. Tương tự, trong khi Diễn đàn Thi trường Vốn Asean (ACMF) hướng đến phối hợp cơ sở hạ tầng thị trường với các thị trường vốn xuyên khu vực thì mới chỉ có
Trang 33
Nhìn ra thế giới
Singapore, Malaysia và Thái Bất chấp những thách thức, Lan hưởng ứng. một số lãnh đạo các doanh nghiệp vẫn ngỏ ý muốn thành Trở ngại chủ yếu cản lập thị trường chứng khoán trở những sáng kiến này là Asean. Cách tiếp cận này sẽ khoảng cách không nhỏ giữa giảm bớt sự phân biệt trong một vài nước, Singapore luôn các thi trường mới nổi này, ở vị trí dẫn đầu còn các nước phát huy các điểm mạnh của khác như Indonesia, Việt Asean so với các khu vực thị Nam, Campuchia, Lào và trường mới nổi khác như Mỹ Myanmar bị tụt lại phía sau. Latinh và châu Phi. Hơn nữa, một vài nước còn có tham vọng là trung tâm cung Chủ tịch Ngân hàng toàn cấp dịch vụ cho toàn khu vực, cầu Maybank, ngân hàng lớn khiến các nước khác lo ngại nhất Malayssia, ông Amirul doanh nghiệp sẽ di chuyển Feisal Wan Zahir, cho rằng: đến các đối thủ cạnh tranh “Các quỹ đầu tư nước ngoài trong khu vực. di chuyển từ nước này sang nước khác. Nhưng giờ đây Một thị trường chứng chúng ta đang cạnh tranh với khoán Asean những thị trường rộng lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, Nga
Trang 34
Yesnews và Brazil, trong khi chúng ta chỉ là các thị trường đơn lẻ Malaysia, Singapore, hay Thái Lan. Các nhà đầu tư đôi khi có thể lung túng, nhất là một khi đã bơm vốn vào thì khó rút ra do không có tính thanh khoản. Đó là lý do vì sao việc trở thành một khối thống nhất là quan trọng” Tiến độ của AEC có thể chậm lại Các nhà phân tích cho rằng, tiến độ thực hiện các mục tiêu AEC có thể chậm nhưng không nên vì thế mà loại bỏ tầm nhìn của AEC. Thật vậy, có nhiều vấn đề về việc thực hiện cam kết, bao gồm “phong cách Asean”, tức là quyết định dựa trên sự đồng thuận và không can thiệp đến nội bộ các quốc gia thành viên. Sự thiếu năng lực quản lý, thể hiện bởi thực tế là ban thư ký Asean có ngân sách hàng năm chỉ 17 triệu USD vào năm 2014, tạo những bất lợi về sau.
Yesnews
Nhìn ra thế giới
tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), vừa mới kết thúc quá trình đàm phán tại Mỹ. Việc tự do hóa thị trường mà đòi hỏi những sáng kiến như vậy có thể tiên phong cho những nước còn lại của khu vực, tạo ra một động lực mạnh mẽ rằng các nước kém phát triển của Asean có thể buộc phải tuân theo hoặc bị tác động bởi dòng vốn đầu tư nước ngoài. Chuyên gia kinh tế châu Á, Gareth Leather, thuộc Capital Economics nhận định: “Khi bị thúc ép như thế này, Asean sẽ không thể tự biến chuyển thành một thị trường đơn nhất và cơ sở sản xuất chung để đủ tầm thách thức Trung Quốc – công xưởng của thế giới. “AEC đối mặt với một loạt khó khăn cần phải khắc phục, bao gồm truyền thống không can thiệp nội bộ các nước thành viên, thiếu chế tài xử phạt cho việc không tuân thủ các quy tắc chung và thiếu hệ thống cơ quan trung ương vững mạnh. Ngoài ra, chi phí
vận chuyển thương mại giữa các nước Asean còn lớn”.
Dịch: Thu Giang
Tuy nhiên, AEC không còn là phương tiện duy nhất thúc đẩy tiến trình hội nhập của Asean. Khu vực này cũng là một bên trong Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) – hiệp định tự do hóa thương mại bao gồm các nước thành viên Asean, Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia và New Zealand. Ngoài ra, một số nước thành viên ASEAN như Malaysia, Singapore, Việt Nam và Brunei còn là thành viên của Hiệp định Đối
Trang 35
Nhìn ra thế giới
Yesnews
Cơ hội và thách thức khi ASEAN xúc tiến một thị trường đơn nhất Trong khi 10 nước thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) dự đoán về một sự đầu tư béo bở, các nhà quan sát lại nói rằng các công ty đoàn thể có khả năng phải giải tán để nhường chỗ cho các doanh nghiệp lớn hơn. Được coi là một nền Tanah Abang, một trong những khu chợ dệt may lớn nhất ở Đông Nam kinh tế mới nổi lớn nhất Á, nằm ở thủ đô Jakarta, Indonesia. thế giới: thị trường Đông quốc gia có thể gặp bất lợi số thế giới, ASEAN dự kiến Nam Á trị giá 2,4 nghìn tỷ USD (tương đương 1,5 ng- do nguy cơ đánh mất nhân sẽ tăng trưởng 5% mỗi năm hìn tỷ bảng Anh) với 620 triệu quyền vì ưu tiên cho các do- cho tới năm 2018, vượt qua Mĩ, EU và Nhật Bản. Nhưng dân đã sẵn sàng tạo tiến lên anh nghiệp lớn. Thị trường kinh tế theo mục tiêu của từng nước thành vị thế dẫn đầu của Liên minh châu Âu (EU) và tuyên bố là mô hình của EU nhằm giảm viên trong khối lại khác nhau một thị trường đơn nhất vào bớt thuế quan, tăng dòng đáng kể khiến chúng ta từng vốn đầu tư và mở rộng biên phải hoài nghi về sự thành cuối năm 2015. Tuy nhiên, khi một số giới vào tháng 12/2015 ở 10 công của một thị trường đơn nước trong 10 quốc gia quốc gia: Myanmar, Bru- nhất được tạo ra vào cuối năm thành viên của Hiệp hội nei, Campuchia, Indonesia, 2015. Myanmar, nằm trong số các quốc gia Đông Nam Á Lào, Malaysia, Philippine, các quốc gia nghèo nhất với (ASEAN) dự đoán về những Singapore, Thái Lan và Việt ba phần tư dân số vẫn thiếu lợi ích hấp dẫn thu được từ Nam là một động thái giúp điện năng để sử dụng sau nửa thương mại đa phương và thu hút lượng vốn đầu tư lớn thế kỷ kết thúc chế độ độc tài; trong khi đó, nằm trong số hội nhập kinh tế, vẫn có các cho khu vực này. Là thị trường kinh tế lớn thứ các quốc gia giàu nhất, người cảnh báo rằng một số công ty và thậm chí là toàn bộ các 7 trên thế giới, chiếm 10% dân dân Singapore lại nằm trong
Trang 36
Yesnews
Nhìn ra thế giới
số những người giàu nhất thế giới. “Cộng đồng doanh nghiệp muốn ASEAN được hợp lại thành một khối thống nhất; tuy vậy, thực tế vẫn tồn tại những vấn đề liên quan đến biên giới, hải quan, xuất nhập cảnh và các quy định khác nhau.” Bộ trưởng Bộ Thương mại Malaysia, ông Mustapa Mohamed đã nói. Malaysia – một nước xuất khẩu thiết bị điện và thiết bị điện tử toàn cầu – hiện đang nắm giữ chức chủ tịch luân phiên của khối, đã cảnh báo rằng không nên quá mong đợi về việc luân chuyển hàng hóa và dịch vụ một cách tự do trước năm 2020. Cho tới lúc đó, cả nhóm sẽ chỉ đơn thuần “đặt nền tảng cho những việc trọng đại sắp tới.” Trong khi sự khác biệt lớn về ngôn ngữ, văn hóa, chính trị và mô hình kinh tế giữa các nước thành viên ASEAN có thể khiến một số nhà đầu tư thận trọng, ASEAN khó gặp phải những vấn đề như nợ công tương tự EU, nguyên nhân chủ yếu là do khối không có dự định áp dụng một đơn vị tiền tệ hoặc một Quốc hội chung. Tuy vậy, một báo cáo đã chỉ ra rằng, sự mâu thuẫn giữa
các nền kinh tế lại khiến cho một số quốc gia được hưởng lợi nhiều hơn từ thị trường chung so với các quốc gia khác. Theo kết quả nghiên cứu gần đây từ công ty luật toàn cầu Baker & McKenzie, Singapore vẫn duy trì là khu vực được ưa chuộng của 80% các công ty đa quốc gia nhờ vào trung tâm tài chính quốc tế và thị trường mở của quốc gia này. Các nền kinh tế đang phát triển với những thế mạnh lớn về sản xuất như Indonesia và Myanmar cũng được kì vọng sẽ thu được nhiều lợi nhuận, khi nhiều công ty đã coi hai quốc gia này là địa điểm đặt nhà máy ưa thích của họ trong 5 năm tới. Từng là một trung tâm kinh tế đầy cạnh tranh, Thái Lan đã làm mất vị thế vào tay các quốc gia mới nổi có nền kinh tế chính trị ổn định với lao động chi phí thấp và quy định kinh doanh thuận lợi, theo ông Rajiv Biswas, nhà kinh tế trưởng của IHS khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. “Sự bất ổn gần đây về chính trị đã gia tăng nguy cơ rủi ro cho đất nước và khiến một số công ty đa quốc gia trở nên lưỡng lự khi đưa các khoản đầu tư mới vào Thái
Lan. Ngược lại, các nguồn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đang chứng kiến sự phục hồi mạnh mẽ, nhờ vào việc cải thiện môi trường kinh tế vĩ mô và mức lương cạnh tranh cao ở Việt Nam so với vùng bờ biển Trung Quốc.”, ông Biswas cho biết. Có các trung tâm kinh tế mới nổi xuyên suốt khu vực cũng đồng nghĩa với việc thị trường nội địa đã trở nên khỏe mạnh, và khi chi phí lao động ở Trung Quốc tăng, tiềm năng của ASEAN – thị trường cho cả lao động có tay nghề và lao động thiếu kỹ năng, cũng sẽ tăng. Các nhà hoạt động chính trị xã hội, những người đã khẳng định về viễn cảnh xã hội chính trị rối ren ở Đông Nam Á cho biết sự tập trung của ASEAN vào thương mại cuối cùng có thể minh chứng cho vấn đề nhức nhối đang đối mặt với 620 triệu dân của khu vực này, và sự thiếu quan tâm của tổ chức trong việc tìm ra biện pháp giải quyết những thách thức trong khu vực như chủ nghĩa tôn giáo cực đoan và nạn buôn bán người. Diễn đàn Nhân dân ASEAN (APF) – nhóm xã hội dân sự lớn nhất ASEAN – trong một tuyên bố gần đây đã liệt
Trang 37
Yesnews
Nhìn ra thế giới
kê ra một số vấn đề của khu vực, trong đó có những vi phạm về nhân quyền nghiêm trọng; tham nhũng và yếu kém trong quản lý; chiếm đất của Nhà nước; chế độ độc tài và quân sự; sự tàn bạo, tra tấn và cường bức mất tích của cảnh sát; chế độ nô lệ hiện đại và sự thiếu sót về trách nhiệm và trách nhiệm giải trình của công ty. APF đã chỉ ra rằng, vấn đề đáng lo ngại hơn là có nhiều công ty đang thu lợi nhuận từ các biện pháp bảo vệ “thân
Trang 38
thiện” với nguồn đầu tư từ sự chi tiêu của người dân – với một số quốc gia thành viên nhất định đã cho phép các công ty có thể khởi kiện Chính phủ thông qua Tòa án địa phương nếu như có bất cứ điều gì cản trở việc kinh doanh của họ. “Một quy định như vậy đem lại những rủi ro tiềm tàng trong điều lệ quốc gia về bảo vệ quyền lợi của các công ty địa phương, nâng cao an toàn lao động cho công nhân, và ngăn chặn ô nhiễm công nghiệp làm người dân sống gần các nhà máy hoặc khu hầm mỏ mắc bệnh. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến một cuộc xung đột nghiêm trọng giữa các Chính phủ, các công ty và cộng đồng người dân trên khắp khu vực.” ông Phil Robertson đến từ tổ chức Human Right Watch cho biết.
Trong khi ASEAN hướng đến việc xác lập một thị trường thống nhất từ lâu đã được coi như lẽ tất nhiên với những ưu điểm và nhược điểm khác nhau, các nhà phân tích thực tế lại cho rằng động thái này có thể đem lại sự tăng trưởng bền vững và kết nối thông tin trong khu vực, và nên được hoan nghênh hơn là lo lắng. Ông Thaung Su Nyein, Giám đốc Công ty Dịch vụ và Truyền thông Information Matrix của Myanmar từng phát biểu: “Tôi không coi sự hội nhập của AEC như một thời hạn, mà là một sự phát triển về kinh tế và văn hóa diễn ra một cách tự nhiên trong nhiều thập kỷ qua: sự hợp nhất của các nước láng giềng gần gũi nhau về mặt địa lý, bây giờ được hối thúc nhờ toàn cầu hóa và công nghệ. Tôi nghĩ chúng ta nên hoan nghênh sự thay đổi này và nhìn nhận nó như một điều tiến bộ, trang bị lại cho nền kinh tế của chúng ta, đào tạo công nhân lành nghề hơn, và tổ chức lại các doanh nghiệp để có tính cạnh tranh hơn.”
Dịch: Thu Vân
Yesnews
Nhìn ra thế giới
Xu hướng hiện tại cho thấy, tới năm 2025, hơn một nửa số nhân công chất lượng cao ở Cam-pu-chia, In-đô-nê-si-a, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Phi-lip-pin, Thái Lan và Việt Nam sẽ thay bằng những người lao động thiếu năng lực chuyên môn.
Chặn Đứng Nạn Chảy Máu Chất Xám Ở ASEAN Sau 10 năm đàm phán, Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã dự kiến chính thức được thành lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) vào cuối năm 2015. Nhiều điều đáng được khen ngợi từ các thỏa thuận đạt được, đặc biệt là sự chú trọng vào mở rộng cạnh tranh trên nhiều lĩnh vực và phá bỏ các hàng rào thuế quan. Lợi ích đạt
được từ các thỏa thuận này có thể giúp tăng sản lượng gộp thêm 7% vào năm 2025 và tạo ra thêm khoảng 14 triệu việc làm mới.
với dòng luân chuyển tự do lao động không chỉ đi ngược lại một trong những nguyên tắc trung tâm của AEC mà còn gây khó khăn cho khu vực trong việc đạt được các Nhưng những lợi ích này mục tiêu đề ra về gia tăng hội sẽ không thể đạt được hoàn nhập kinh tế. toàn nếu các hiệp định về dịch chuyển dòng lao động có tay Nhiều nghiên cứu gần đây nghề không được thực thi. chỉ ra rằng, thay vì bảo vệ các Những hạn chế hiện nay đối thành viên ASEAN khỏi nạn
Trang 39
Yesnews
Nhìn ra thế giới
chảy máu chất xám, thì chính sách hiện tại lại đang khuyến khích những nhân công giỏi nhất của ASEAN rời khỏi khu vực này mãi mãi.
lao động có kĩ năng trong một số ngành nghề chuyên môn như kế toán, kiến trúc sư, kĩ sư, trắc đia viên, bác sĩ, y tá, nha sĩ và du lịch.
Hơn 80% những người di cư từ Thái Lan và Phi-lippin đều tìm kiếm việc làm ở ngoài khu vực ASEAN. Con số cũng không khả quan hơn với Việt Nam và In-đô-nêsi-a. Điều này dẫn đến sự thiếu hụt nghiêm trọng lao động có tay nghề ở nhiều quốc gia trong khu vực. Xu hướng hiện nay cho thấy, tới năm 2025, hơn một nửa số nhân công chất lượng cao ở Cam-pu-chia, In-đô-nê-si-a, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Phi-lip-pin, Thái Lan và Việt Nam sẽ thay bằng những người lao động thiếu năng lực chuyên môn.
Đã có những sự tiến triển nhất định. Từ năm 2005 đến năm 2012, các nước ASEAN đã kí nhiều Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau (MRAs – Mutual Recognition Arrangements: là thỏa thuận giữa hai hay nhiều nước nhằm công nhận các kết quả kiểm tra, giám sát, giám định, kiểm toán, chứng nhận, đăng kí hay cấp phép của nhau. MRAs giúp hạn chế sự chồng chéo của các hoạt động đánh giá sự phù hợp đối với sản phẩm, dịch vụ và hệ thống trước khi được xuất khẩu.) trong 6 ngành (kĩ sư, y tá, kiến trúc sư, bác sĩ, nha sĩ và du lịch), cũng như các Hiệp định khung trong MRAs đối với ngành trắc địa và kế toán nhằm giúp cho sự lưu chuyển lao động xuyên biên giới được dễ dàng.
Đã nhiều thập kỉ, sự lưu chuyển lao động chủ yếu giữa các quốc gia ASEAN – hơn 85% theo một vài ước tính – đều dưới dạng lao động không có chuyên môn tay nghề từ các nưức nghèo sang Còn tồn tại những quy tắc các nước giàu. Là một phần cản trở sự dịch chuyển lao trong các cam kết của AEC, động lành nghề ở ASEAN các quốc gia ASEAN đã quyết định sẽ thúc đẩy dòng Một thập kỉ từ khi những dịch chuyển lao động đối với thỏa thuận này (MRAs) lần
Trang 40
đầu được đề xuất, nhưng việc thực thi thì vẫn chậm chạp – và trong một số trường hợp còn không tồn tại. Tình trạng này xảy ra chủ yếu do không có sự liên kết giữa cam kết của các nước về dòng dịch chuyển lao động, cũng như sự tồn tại các quy tắc và luật pháp quốc gia không khuyến khích sự di chuyển xuyên biên giới của lao động có chuyên môn. Tính linh động trong tiêu chuẩn đánh giá khả năng chuyên môn là một trong những chướng ngại vật lớn nhất. Trên khắp Đông Nam Á, những lao động có chuyên môn mong muốn di cư thường là những người tự cảm thấy kĩ năng của họ không được sử dụng đúng mức. Thủ tục bằng cấp phức tạp, các yêu cầu về đào tạo lại và tình trạng không rõ ràng trong các điều lệ đối với cả nhà tuyển dụng và người lao động chỉ là một vài trong số những rào cản. Khi mà sự khác nhau trong hệ thống giáo dục và đào tạo giữa các nước ASEAN vẫn còn tồn tại, những chướng ngại này có thể được vượt qua nhờ sự phối hợp, sự chuẩn hóa và thực hiện các
Nhìn ra thế giới
biện pháp đền bù để bảo đảm tay nghề đã bị thổi phồng quá chất lượng. mức. ASEAN nổi bật trong số các khối thương mại khu vực Một chướng ngại khác (regional trading bloc: một trên con đường thực thi các nhóm các quốc gia trong một MRAs xuất phát từ mối quan khu vực địa lý bảo vệ lẫn nhau tâm khác nhau của các quốc khỏi hàng hóa nhập khẩu đến gia, các lĩnh vực và các nhóm từ các nước không phải thành nghề nghiệp. Các nước kém viên; đây cũng là một dạng phát triển hơn có những mối của sự hội nhập kinh tế) theo quan tâm khác với các nước nhiều cách mà trong đó, cử giàu về vấn đề phát triển kĩ tri của họ cảm thấy hài lòng năng và vai trò của lao động với các công cụ được đưa ra, di cư một cách rộng rãi hơn; gồm cả việc hạn chế số lượng trong khi các nhóm nghề ng- nhân công nước ngoài trong hiệp và lĩnh vực có quan điểm các lĩnh vực nhất định. Hãy khác nhau về việc mở rộng thị thử so sánh điều này với Liên trường lao động. minh Châu Âu (EU), nơi có – chỉ với rất ít ngoại lệ – một Bất chấp nhu cầu về lao dòng lưu chuyển lao động động có tay nghề trong khu hoàn toàn tự do giữa các nước vực, khá dễ hiểu tại sao việc thành viên. Ngay cả những thực thi các thỏa thuận về thỏa thuận khu vực tương lao động có tay nghề vẫn còn đối khiêm nhường như Hiệp chậm chạp. Trong khi ASE- định Thương mại Tự do Bắc AN đáng lẽ ra phải khuyến Mỹ (NAFTA), cũng cho phép khích sự hội nhập trong khu người lao động ở 63 lĩnh vực vực, thì thực tế đang diễn ra là nghề nghiệp được di chuyển các nước thành viên đều mở giữa Ca-na-đa, Mê-xi-cô và cửa với thị trường quốc tế và Hoa Kỳ. dẫn đến sự cạnh tranh đầu tư gay gắt. Đồng thời các nhóm MRA trong ngành du lịch lợi ích cũng góp phần kìm giữ ở ASEAN quá trình thực thi trong một số lĩnh vực. Ngành du lịch – một điểm sáng cho ASEAN – có thể Nhưng nỗi lo về sự gia phát triển mạnh trong tương tăng lưu chuyển lao động có lai. MRA về chuyên gia du
Yesnews lịch đã đơn giản hóa quy trình tuyển dụng nhân viên từ các nước khác trong khu vực và xóa bỏ sự cần thiết phải đánh giá bằng cấp tùy theo từng trường hợp cụ thể. Điều này giúp nâng cao kĩ năng cho nhân công ngành du lịch, đồng thời đem đến cho các công ty nhiều sự linh hoạt hơn để dễ dàng dịch chuyển những lao động tốt nhất nhằm đáp ứng điều kiện của thị trường. Những nỗ lực tương tự cũng đã được thực hiện cho các kỹ sư và kiếm trúc sư. Nhưng còn cần nhiều hơn nữa những nỗ lực. Ngành y tiếp tục phải đối mặt với rào cản không nhỏ trong di chuyển, thậm chí ngay cả khi thực tế là sự thiếu thốn gay gắt về kĩ năng đối với bác sĩ và y tá. Các nhà lãnh đạo ASEAN đã nhận thức được những vấn đề này, cũng như nạn chảy máu chất xám ở ASEAN. Do vậy, hơn bao giờ hết, những thỏa thuận hiện tại và tương lai cần được thực thi một cách nghiêm túc.
Dịch: Bùi Hương
Trang 41
Yesnews
Nhìn ra thế giới
Series:
The iEconomy Phần 1: Cách người Mỹ bị áp đảo trong trận chiến iPhone
T
rong một bữa tối hồi tháng 2 năm 2011 diễn ra tại California (Mỹ) giữa Tổng thống Barack Obama và những người nổi bật hàng đầu của thung lũng Silicon, mỗi vị khách tham dự được yêu cầu trước đó chuẩn bị một câu hỏi dành cho vị Tổng thống. Mọi chuyện cứ diễn ra như vậy cho đến khi Steven P.Jobs – nhà đồng sáng lập Apple trình bày, Tổng thống Barack Obama đã ngắt quãng với một câu hỏi: “Tại sao lại không sản xuất iPhone ở đất nước chúng ta?” Thực tế, cách đây vài năm, Apple từng vỗ ngực tự hào rằng các sản phẩm của nó đều được sản xuất tại Mỹ; nhưng ngay nay, điều này không
Trang 42
hoàn toàn như vậy. Gần như tất cả các sản phẩm của Apple – 70 triệu iPhone, 30 triệu iPad và 59 triệu các sản phẩm khác – được bày bán vào năm 2011 đều được gia công và sản xuất ở nước ngoài. “Tại sao không thể mang chúng quay lại Mỹ?” Câu hỏi mà Obama đặt ra nhận được sự đáp lại hết sức rõ ràng và súc tích của Jobs: “Điều này sẽ không thể trở lại” – một vị khách cũng tham dự bữa tối đó cho biết.
giá nhân công rẻ hơn so với thị trường Mỹ? Theo ý kiến của các giám đốc điều hành Apple, họ cho rằng ngoài chi phí nhân công, thị trường ngoài còn đáp ứng được nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất lớn của các nhà máy; sự linh hoạt, tính cần cù, siêng năng và các kỹ năng công nghiệp của các công nhân nơi đây đã vượt xa so với công nhân Mỹ, do đó nhãn mác “Made in the U.S.A” không còn là một lựa chọn khả thi đối với hầu hết các sản phẩm của Apple.
Câu hỏi trên của Tổng thống Mỹ mà khơi dậy một vấn đề về “nơi chốn” được Apple gửi gắm sự tin tưởng. Tại sao nó lại chọn thị trường ngoài? Có phải lý do chỉ là
Nhờ một phần vào khả năng kiểm soát sát sao các hoạt động của hãng trên toàn cầu, Apple dần trở thành một trong những tập đoàn nổi tiếng nhất, được ngưỡng mộ
Yesnews
Nhìn ra thế giới
nhiều nhất và cũng được sao chép nhiều nhất trên thế giới. Năm 2011, lợi nhuận trên đầu người của hãng đạt 400.000 USD; nhiều hơn Goldman Sachs, Exxon Mobil hay Google. Dẫu vậy, trong con mắt của ông Obama, cũng như các chuyên gia kinh tế và các nhà hoạch địch chính sách, thành công của Apple không đem đến sự hài lòng cho họ bởi công ty này cùng nhiều sản phẩm công nghệ cao của nó không còn mặn mà đến chuyện tạo thêm việc làm cho người dân Mỹ, giống như các công ty nổi tiếng khác đã từng làm khi còn đương thời hoàng kim.
các sản phẩm khác của Apple nhưng hầu như chẳng ai trong số họ làm việc tại Hoa Kì, thay vào đó họ lại chọn các công ty có trụ sở ở các quốc gia khác trải khắp châu Á, châu Âu và nhiều nơi khác, tại các nhà máy – nơi hầu hết các nhà thiết kế thiết bị điện tử chọn để sáng tạo các thiết bị của họ.
Cựu cố vấn kinh tế cho Nhà Trắng, ông Jared Bernstein đã kết luận rằng: “Apple chính là một minh chứng giải thích cho sự khó khăn trong nỗ lực tạo thêm việc làm cho tầng lớp trung lưu ở Mỹ hiện nay”. “Thật đáng lo ngại nếu đây là sự phát triển đỉnh cao Cụ thể, Apple chỉ thuê của chủ nghĩa tư bản”. 43.000 lao động Mỹ và 20.000 lao động nước ngoài, Còn đối với ban điều hành một tỉ lệ khiêm tốn nếu so của Apple, họ lại cho rằng với hơn 400.000 lao động Mỹ ở thời điểm này “đi ra nước làm việc cho General Motors ngoài” là lựa chọn duy nhất. trong những năm 50 của thế Một nhà điều hành trước đây kỉ trước, hay hàng trăm trong của công ty cho biết rằng: số hàng nghìn lao động nước “Lúc đó chỉ còn vài tuần này làm việc cho General trước khi thiết bị của hãng lên Electrics trong những năm 80. kệ bày bán tuy nhiên Apple Dẫu hiện ngày càng có nhiều đã phải sửa chữa lại toàn bộ người làm việc cho các nhà dây chuyền sản xuất Iphone cung ứng của Apple; chẳng của mình. Hãng đã thiết kế lại hạn, hãng mới tuyển thêm màn hình iPhone vào những 700.000 kĩ sư chuyên thiết phút cuối, và buộc phải sửa kế và lắp ráp iPad, iPhone và lại dây chuyền lắp ráp. Apple
quyết định sẽ giao trọng trách này cho một nhà máy của Trung quốc và những chiếc màn hình mới bắt đầu được đưa đến lúc gần nửa đêm. Khi nhận được tin, ngay lập tức người quản đốc của nhà máy đã đánh thức và triệu tập 8,000 công nhân trong khu tập thể nhà máy, mỗi người chỉ có 30 phút để uống trà, ăn bánh và được hướng dẫn tới một trạm làm việc trước khi bắt đầu công việc chuyển những chiếc màn hình thủy tinh phù hợp vào khung vát kéo dài liên tục trong 12 tiếng. Chỉ trong vòng 96 giờ, hơn 10.000 chiếc iPhone/ ngày đã được sản xuất bởi nhà máy – một tốc độ và một sự linh hoạt đáng kinh ngạc mà không một nhà máy nào ở Mỹ có thể làm được.” Những câu chuyện tương tự bạn cũng có thể tìm thấy ở bất kì một công ty điện tử nào và từ đó thuật ngữ “outsourcing” (chuyển một phần chức năng, nhiệm vụ của công ty ra gia công bên ngoài) cũng trở nên phổ biến trong hàng trăm ngành như kế toán, dịch vụ pháp lý, ngân hàng, sản xuất ô tô và dược phẩm.
Trang 43
Yesnews
Nhìn ra thế giới
Một dây chuyền sản xuất ở thành phố Foxconn thuộc Thâm Quyến, Trung Quốc, nơi iPhone được lắp ráp và có đến 230.000 công nhân. Nhiều người phải làm việc tại nhà máy 12 giờ/ngày, 6 ngày/tuần
Tuy nhiên khi Apple không còn “đơn thương độc mã” trong vấn đề outsourcing, nó giúp ta hiểu tại sao sự thành công của một số công ty lớn mà không tạo thêm việc làm trong nước. Xa hơn nữa, khi sự hội nhập của một quốc gia với thế giới ngày càng được chú trọng thì những quyết định của công ty này đặt ra một dầu hỏi lớn hơn về những gì các công ty Mỹ nợ người dân Mỹ.
đã không làm. Chính vì mục tiêu lợi nhuận và năng suất cao đã khiến họ quên đi sự rộng lượng đó.”
Ở chiều ngược lại, các doanh nghiệp và các nhà kinh tế khác cho rằng quan điểm trên của bà Betsey thật sự “ngây thơ”. Không thể phủ nhận rằng lao động Mỹ là một trong những lực lượng được giáo dục và có trình độ tốt nhất thế giới song quốc gia này đã không đào tạo đủ số Theo bà Betsey Stevenson, lượng lao động kỹ năng bậc chuyên gia kinh tế trưởng trung mà các nhà tuyển dụng tại Bộ Lao Động Mỹ cho cần, theo các nhà điều hành. đến tháng 9-2011 cho biết: Để phát triển mạnh, các “Lẽ ra họ nên cảm thấy bản thân phải có trách nhiệm hỗ doanh nghiệp cho rằng họ trợ cho người lao động Mỹ cần phải di chuyển công việc ngay cả khi đó không phải là sang nơi có thể sinh thêm lời, một phương án tốt về mặt tài đảm bảo cho cả chi phí đổi chính. Tuy nhiên sự thực là họ mới sáng tạo. Bằng không,
Trang 44
rủi ro mất việc của người Mỹ sẽ ngày càng tăng, điều này được minh chứng bởi rất nhiều nhứng nhà sản xuất nội địa hàng đầu – bao gồm G.M. và các công ty khác – bị thu hẹp thị phần và lợi nhuận khi ngày càng nhiều các đối thủ nhanh nhạy nổi lên Tờ The New York Times cũng đã thực hiện một chuỗi bài viết liên quan đến chủ đề “outsourcing” và đối tượng chính của nó, không ai khác, chính là Apple. Tuy nhiên, tập đoàn vốn nổi tiếng là kín tiếng này đã từ chối bình luận xác nhận. Các bài viết được dựa trên các cuộc phỏng vấn với hơn 30 nhân viên và nhà thầu cả trước đây và hiện tại của Apple (rất nhiều người trong số họ yêu cầu giấu tên nhằm bảo vệ công việc của
Nhìn ra thế giới
họ), cũng như các chuyên gia kinh tế, chuyên gia trong lĩnh vực sản xuất, thương mại quốc tế; các nhà phân tích công nghệ, nghiên cứu học thuật; các nhân viên làm việc trong các doanh nghiệp cung ứng của Apple cho đến các đối tác, đối thủ cạnh tranh và các quan chức chính phủ. Trong một bài phỏng vấn kín với ban điều hành của Apple, họ cho rằng thế giới hiện nay luôn vận động và thay đổi vì thế sẽ thật sai lầm nếu đánh giá những đóng góp của công ty chỉ qua nhân viên của nó mặc dù họ nhấn mạnh rằng Apple hiện tại thuê nhiều lao động Mỹ hơn so với trước đây), đồng thời cũng cho rằng thành công của Apple giúp đem lại lợi ích cho nền kinh tế Mỹ thông qua việc nâng cao vị thế cho các doanh nghiệp và tạo thêm việc làm tại các nhà phân phối điện thoại cũng như tại các doanh nghiệp vận chuyển sản phẩm của nó. Cuối cùng, họ nói rằng bảo trợ thất nghiệp không phải là nhiệm vụ của họ: “Chúng tôi bán iPhone tại hơn trăm quốc gia trên thế giới. Chúng tôi không có nghĩa vụ phải giải quyết những vấn đề của nước Mỹ. Nghĩa vụ và trách nhiệm duy nhất của
Yesnews chúng tôi là làm ra những sản Cũng đã từng có một thời phẩm tốt nhất có thể.”, một gian trước đó, khoảng hơn nhà điều hành đương nhiệm 2 năm, Apple tiến hành một của Apple cho hay. dự án có tên mã là “Màu tím số 2” nhằm xem xét và giải “Tôi muốn một màn hình quyết các nghi vấn tương tự thủy tinh” trên thông qua một loạt các câu hỏi lần lượt là: Làm thế Vào năm 2007, thời điểm nào mà bạn có thể hoàn toàn chỉ còn hơn một tháng là ra hình dung lại hình ảnh chiếc mắt iPhone, Steve Jobs đã điện thoại di động của mình? cho gọi một vài cấp dưới vào Làm thế nào mà bạn có thể phòng họp. Trước đó nhiều thiết kế nó với chất lượng tuần liền, Jobs đều mang trong tốt nhất đây? Ví dụ như màn túi quần của mình một sản hình chống xước chẳng hạn. phẩm mẫu. Tại cuộc họp, ông Đi kèm với chất lượng, làm đã giơ nó lên một cách đầy thế nào để có thể đảm bảo giận dữ; sau đó, ông kéo khóa sản xuất hàng triệu chiếc một túi quần jeans của mình lại và cách nhanh chóng và không nói: “Mọi người sẽ mang chiếc tốn kém, đủ để kiếm được điện thoại này trong túi của họ. một khoản lợi nhuận đáng kể? Họ cũng sẽ để chìa khóa trong đó nữa.”. “Và tôi không muốn Đa số câu trả lời đều được bán một sản phẩm bị xước” tìm thấy ở bên ngoài nước – Jobs nhấn mạnh. Giải pháp Mỹ. Với một chiếc iPhone, duy nhất lúc đó là sử dụng một dẫu cấu tạo nguyên vật liệu tấm kính thủy tinh chống xước làm ra nó là khác nhau ở mỗi thay thế do đó Jobs tiếp tục: phiên bản song ở trong từng “Tôi muốn một màn hình thủy sản phẩm ước tính có đến tinh và tôi muốn nó phải thật 90% nguyên vật liệu và các hoàn hảo trong vòng 6 tuần”. phụ kiện được lắp ráp và gia Ngay sau buổi họp đó, một công ở nước ngoài. Cụ thể, người trong ban điều hành đã các chất bán dẫn tiên tiến đến đặt một chuyến bay đến Thâm từ Đức và Đài Loan, bộ nhớ Quyến, Trung Quốc bởi “nếu đến từ Nhật Bản và Hàn Quốc, ông Jobs muốn sự hoàn hảo, bảng hiển thị và hệ mạch điện sẽ chẳng còn nơi nào khác để từ Hàn Quốc và Đài Loan, bộ đi ngoài nó”. chip từ Châu Âu và các kim
Trang 45
Yesnews
Nhìn ra thế giới
loại hiếm đến từ châu Phi và châu Á. Cuối cùng, tất cả tập hợp lại và được lắp ráp hoàn chỉnh tại Trung Quốc. Trước đây, hãng vẫn chưa nhìn ra được những ưu thế của việc sản xuất ở nước ngoài. Một vài năm sau đó, sau khi Apple bắt đầu tạo ra Machintosh vào năm 1983, Jobs vẫn còn vỗ ngực khoe khoang rằng “đó là chiếc máy tính xuất xứ từ Mỹ”. Đến năm 1990, trong khi Jobs đang điều hành NeXT, công ty sau này được mua lại bởi Apple, nhà điều hành này đã đại diện công ty trả lời phóng viên: “Tôi tự hào về nhà máy này cũng giống như về chiếc máy tính đó”. Cho đến tận cuối năm 2002, ban điều hành cấp cao của Apple vẫn có thói quen lái xe 2 giờ đồng hồ về hướng đông bắc từ trụ sở chính đến thăm nhà máy sản xuất iMac của công ty ở Elk Grove, Calif. Tuy nhiên vào năm 2004, phần lớn công việc của Apple đã chuyển ra nước ngoài. Người đảm nhận trách nhiệm thực thi quyết định này là nhà quản lí và điều hành các hoạt động chuyên môn của Apple – Timothy D.Cook – cũng chính
Trang 46
là người sau này đảm đương vị trí cao nhất của Apple mà Steve Jobs để lại vào tháng 8/2011. Việc nhậm chức của ông chỉ diễn ra trước có 6 tuần thì Steve Jobs qua đời. Ở thời điểm đó, hầu hết các công ty điện tử của Mỹ đã “di dân” còn Apple đang vật lộn với chính mình nhưng có lẽ đã đến lúc nó nhận ra rằng cần phải nắm lấy mọi thời cơ đang đến. Trục xoay chuyển lần này của Apple đã hướng đến châu Á, nơi có chi phí nhân công tầm trung rẻ hơn so với các thị trường khác. Tuy nhiên đây lại không phải là điều hấp dẫn Apple. Đối với các công ty công nghệ, chi phí nhân công chẳng hề hấn gì nếu so với chi phí bỏ ra để mua các linh phụ kiện và quản lý chuỗi cung ứng vận chuyển và tập hợp nguyên vật liệu và các loại hình dịch vụ từ hàng trăm công ty. Đối với T.Cook, sự xoay trục và tập trung vào châu Á “rút ra được hai điều” – theo chia sẻ của một cựu giám đốc trong ban điều hành cấp cao của Apple. Một là các nhà máy ở châu Á rất linh hoạt về quy mô sản xuất, có thể mở rộng hoặc cũng có thể thu hẹp
một cách nhanh chóng. Hai là chuỗi cung ứng của châu Á đã vượt xa của Mỹ vì vậy hệ quả là “chúng ta (lao động và thị trường Mỹ) không thể cạnh tranh vào thời điểm này” – vị giám đốc đó cho biết. Tầm ảnh hưởng của những lợi thế trên ngày càng trở nên rõ nét, nhất là sau yêu cầu thay màn hình iPhone của Steve Jobs năm 2007 bởi lẽ nhiều năm liền trước đây, các nhà sản xuất điện thoại di động đều tránh sử dụng kính thủy tinh trong khâu lắp ráp do công đoạn này đòi hỏi độ chính xác rất cao từ việc cắt và mài – một việc được cho là rất khó làm được lúc bấy giờ. Tuy nhiên với quyết định của Jobs, Apple đã nhắm được một công ty ở Mỹ - Corning để sản xuất hàng loạt các tấm kính lớn chịu lực và cắt chúng thành hàng triệu màn hình iPhone như dự kiến. Điều duy nhất khiến cho hãng phải cân nhắc đó là chi phí – chi phí chỉ để chuẩn bị những bước đầu cho một sản phẩm. Apple sẽ phải tìm một nhà máy nào đó chuyên cắt kính rồi đưa hàng trăm mảnh cắt về phòng thí nghiệm và thuê một đội quân các kỹ sư tầm trung để sản xuất chúng.
Yesnews
Nhìn ra thế giới
Nhưng bỗng một ngày, một đơn xin nhận thầu từ một nhà máy Trung Quốc đã được đưa đến trụ sở của Apple. Theo một cựu giám đốc điều hành của Apple, khi nhóm chuyên gia của họ đến thăm nơi đây, quản lý nhà máy cho biết sẽ xây dựng một khu mới bên cạnh: “Đó là khi bên các bạn đưa cho chúng tôi hợp đồng nhận thầu”.
nay, toàn bộ chuỗi cung ứng của chúng tôi đều đặt ở Trung Quốc. Nếu bạn muốn có 1.000 miếng đệm cao su, hãy đi lấy ở nhà máy bên cạnh. Nếu muốn có 1.000 đinh vít, hãy đi xa hơn một chút. Nếu muốn từng chiếc đinh vít ấy trở nên khác biệt, hãy đợi chờ 3 tiếng”. Tại thành phố Foxconn Sau 8 giờ thăm quan nhà máy kính này, một nhà máy phức hợp, được biết đến với cái tên thân mật – thành phố Foxconn, theo các nhà điều hành của Apple, thành phố Foxconn là một bằng chứng cho thấy rằng năng lực và sự siêng năng của công nhân Trung Quốc đã vượt xa so với lao động Mỹ. Đơn giản là vì chẳng có thứ gì giống nơi đây tồn tại ở Hoa Kì cả.
Trước đó ở Trung Quốc, chính phủ đã đồng ý sẽ bảo lãnh chi phí cho nhiều ngành công nghiệp và một khoản tiền trợ cấp đã được giải ngân cho nhà máy cắt kính này. Do đó nó có hẳn một nhà kho chỉ chuyên chứa những mẫu kính dành riêng cho Apple và tất cả đều miễn phí. Chi phí để thuê kỹ sư cũng gần như bằng không; đồng thời, họ còn xây một khu tập thể tại chỗ dành cho công nhân nhằm luôn Cơ sở trên có 230.000 công đảm bảo sẽ luôn sẵn có người nhân, nhiều người phải làm lao động suốt 24 giờ. việc 6 ngày một tuần và số giờ làm việc có thể lên đến Kết quả cuối cùng, sau 12 tiếng mỗi ngày. Hơn một chuyến thăm đó, nhà máy ở phần tư số lao động tại FoxTrung Quốc đã thắng thầu. conn cũng sống luôn trong khu tập thể của công ty và Một cựu giám đốc điều số tiền mà nhiều người kiếm hành cấp cao khác của Ap- được chưa đến 17 USD/ngày. ple đã từng chia sẻ: “Hiện Khi một giám đốc điều hành
của Apple đến nhà máy trong khoảng thời gian chuyển ca, ô tô của ông ấy đã bị mắc kẹt giữa một dòng người đi qua. Ông đã phải thốt lên đầy kinh ngạc: “Quy mô của nó thật không thể tin nổi”. Vì vậy, để tránh tình trạng tắc nghẽn ở cửa chính, Foxconn cũng thuê gần 300 bảo vệ trực tiếp điều khiển và kiểm soát lưu lượng người di chuyển, nhất là mỗi khi chuyển ca. Đến với khu bếp chính của nhà máy, trung bình mỗi ngày các đầu bếp phải nấu 3 tấn thịt lợn và 13 tấn gạo. Trong khi các nhà máy rất sạch sẽ, không khí bên trong các quán xá gần đó thì mù mịt khói và mùi hôi của thuốc lá. Foxconn Technology có hàng chục nhà máy nằm rải rác khắp nơi từ châu Á đến Đông Âu, cả tại Mexico và Brazil. Nó lắp ráp khoảng 40% các thiết bị điện tử tiêu dùng của cả thế giới. Khách hàng của nó là những thương hiệu đình đám toàn cầu như Amazon, Dell, Hewlett-Packard, Motorola, Nintendo, Nokia, Samsung và Sony. Theo bà Jennifer Rigoni – nhà quản lý nhu cầu cung ứng
Trang 47
Yesnews
Nhìn ra thế giới
toàn cầu của Apple cho đến năm 2010 – khi được hỏi về Foxconn, bà nói rằng: “Họ có thể thuê được 3.000 lao động làm việc suốt đêm. Liệu các nhà máy của Mỹ có thể làm như vậy và thuyết phục họ sống trong các nhà tập thể?”
ple hiếm khi đồng ý nói về khách hàng của mình. Công ty này cũng gặp rắc rối về vấn đề nhân công khi có những ý kiến ngoài luồng cho rằng Apple tận dụng lao động giá rẻ và bóc lột họ. Phản ứng trước ý kiến trên, Apple chỉ ra rằng: “Bất kì người lao động nào được tuyển bởi công ty chúng tôi đều có sự bảo đảm bởi một hợp đồng rất rõ ràng bao gồm các điều khoản và điều kiện ràng buộc khi làm việc cũng như các quyền lợi của họ. Tất nhiên là chúng đều hợp pháp theo luật được ban hành bởi Chính phủ Trung Quốc và Foxconn sẽ là đại diện được chúng tôi ủy quyền thực hiện trách nhiệm đó đến toàn thể nhân viên của nhà máy nhằm đảm bảo một môi trường làm việc an toàn và lành mạnh cho công nhân. Chúng tôi sẽ làm việc chăm chỉ để thực hiện nó.”
Vào giữa năm 2007, sau một tháng thử nghiệm, các kỹ sư của Apple đã nghiên cứu thành công phương pháp cắt kính chịu lực để có thể sử dụng làm màn hình Iphone. Những chiếc xe tải đầu tiên chở kính được cắt đã dừng chân ở Foxconn khi đêm đã khuya, theo một cựu giám đốc điều hành của Apple cho biết. Đó cũng là lúc người quản đốc đánh thức hàng ngàn công nhân nhanh chóng mặc đồng phục làm việc – sơ mi trắng và đen cho nam, đỏ cho nữ - rồi xếp thành hàng bắt đầu công đoạn lắp ráp điện thoại một cách thủ công – bằng tay. Chỉ trong vòng 3 tháng, Apple đã bán được một triệu chiếc iphone. Kể Để phản kháng lại một vài từ đó, Foxconn cũng đã hoàn chi tiết trong báo cáo của một thành được hơn 200 triệu sản cựu giám độc điều hành của phẩm. hãng, công ty đã viết trong báo cáo rằng ca làm đêm như Với số lượng bán ra lớn người này miêu tả là không như vậy nhưng trong các báo thể xảy ra “bởi vì chúng tôi cáo kinh doanh của hãng, Ap- có một quy định chặt chẽ về
Trang 48
thời gian làm việc của công nhân. Nó được dựa trên thời giờ phân bổ giữa các ca đồng thời mỗi nhân công đều được trang bị một tấm thẻ định giờ đã được mã hóa trong máy tính nhằm ngăn chặn tình trạng làm việc ngoài thời gian quy định đã ghi trên thẻ. Các ca bắt đầu làm việc từ 7 giờ sáng hoặc 7 giờ tối, công nhân cũng sẽ nhận được thông báo ít nhất trước 12 tiếng nếu lịch trình có sự thay đổi”. Tuy nhiên, trong các bài phỏng vấn với công nhân ở Foxconn, họ đều tỏ thái độ trái ngược và không thừa nhận ý kiến đó. Trở lại lý do chính mà Apple lựa chọn “outsource”, một lý do quan trọng khác, đó là thị trường này có thể cung cấp một đội ngũ các kĩ sư với số lượng lớn mà thị trường Mỹ không đáp ứng được. Ban điều hành của Apple đã ước tính rằng, để có thể giám sát và hướng dẫn một dây chuyền lắp ráp gồm 200.000 công nhân nằm trong công đoạn cuối cùng hoàn thành iPhone, cần có 8.700 kĩ sư công nghiệp. Nếu làm việc này tại Mỹ sẽ mất đến 9 tháng để tìm đủ người nhưng nếu làm việc
Nhìn ra thế giới
Yesnews
này tại Trung Quốc sẽ chỉ mất hạn, phần mềm của Iphone viên làm việc cho một nhà 15 ngày – theo các nhà phân hay chiến lược marketing rất máy của Samsung ở Mỹ. tích của công ty. sáng tạo và rất riêng của Apple phần lớn đều có xuất xứ Jean-Louis Gassée, người Martin Schmidt, phó hiệu từ đất nước cờ hoa. Ngoài ra, từng giám sát việc phát triển trưởng tại Viện Công nghệ hãng còn cho xây dựng thêm và marketing sản phẩm của Massachusetts cho rằng các một trung tâm dữ liệu trị giá Apple cho đến năm 1990 đã công ty như Apple sẽ nhận 500 triệu USD ở Bắc Carolina từng nói như này: “Nếu quy thấy “thách mô sản xuất hiện thức trong tại của bạn có thể việc thiết lập tăng từ một triệu các nhà máy chiếc điện thoại ở Mỹ là phải lên đến 30 triệu thì tìm được một thực sự bạn không lực lượng cần phải có thêm lao động có lập trình viên. kĩ thuật”. Cụ Hãy xem các công thể, nguồn ty mới nổi gần nhân lực mà đây – Facebook, họ cần là các Google, Twitter – kĩ sư có trình họ đều hưởng lợi Lina Lin – quản lý dự án tại PCH International, công ty có nhận thầu từ Ap- từ chính điều này. độ ít nhất từ ple nói rằng: “Có rất nhiều cơ hội việc làm ở đây, đặc biệt là ở Thâm Quyến” bậc phổ thông Họ ngày càng song không nhất thiết phải và sản xuất chất bán dẫn có phát triển nhưng bạn thấy đấy có bằng cử nhân. Trong khi trong iPhone 4 và 4S tại một họ cũng chẳng cần thuê nhiều đó để tìm được lao động Mỹ nhà máy ở Austin, Texas (nhà đâu!” ở trình độ này thật sự khó do máy này thuộc sở hữu của “họ là những người làm việc Tập đoàn SamSung). Nếu tính toán chi phí của tốt nhưng đất nước này lại việc sản xuất iphone ở Mỹ thì không đủ khả năng để “nuôi” Dẫu vậy, những nhà máy đó thực sự kết quả của nó cho các nhu cầu của họ” - ông cũng không tạo ra một lượng đến nay vẫn còn là một sự mơ Schmidt cho hay. công việc khổng lồ cho người hồ. Về mặt lý thuyết, các học Mỹ. Kể cả trung tâm mà Ap- giả và các nhà phân tích sản Mặc dù phần lớn iPhone ple xây dựng ở trên thực tế xuất ước tính rằng nếu tính được lắp ráp và sản xuất ở chỉ có vỏn vẹn 100 nhân viên chi phí lao động Mỹ trong nước ngoài nhưng bản thân làm việc toàn thời gian trong từng sản phẩm của Apple thì nó vẫn có những nét đặc khi bình thường con số này mỗi một iphone sẽ cộng thêm trưng của người Mỹ. Chẳng được ước tính là 2.400 nhân khoảng 65 USD vào giá bán
Trang 49
Yesnews
Nhìn ra thế giới
trong khi lợi nhuận của hãng tính trên từng sản phẩm lên đến hàng trăm USD. Vì vậy, phương án xây dựng nhà máy và sản xuất ở trong nước vẫn khả thi. Chỉ có điều nếu áp dụng chúng vào thực tế, xét trong một vài khía cạnh thì cách tính đó vô nghĩa, không có giá trị sử dụng. Đơn giản là vì sản xuất iPhone tại Mỹ không chỉ đơn thuần là thuê lao động Mỹ, nhất là trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa diễn ra ngày càng sâu sắc. Ban điều hành của Apple cho rằng ngày nay thị trường lao động Mỹ không thể đáp ứng đủ số lượng nhân công có trình độ đạt yêu cầu của công ty hay tại các cơ sở sản xuất của hãng đặc biệt là hai yếu tố: tốc độ và sự linh hoạt. Do vậy không chỉ Apple, nhiều công ty làm việc với nó như Corning chẳng hạn cũng đều đồng ý về ý tưởng “outsourcing abroad”. Sản xuất kính cho iPhone đã “làm sống lại” một nhà máy của Corning tại Kentucky, và ngày nay, nhiều nó vẫn là nhà sản xuất kính cho iphone. Sau thành công của Apple, nhà máy sản xuất ở Kentucky này cũng nhận được hàng loạt các đơn hàng đến từ nhiều công ty
Trang 50
công nghệ khác với hy vọng bắt chước thiết kế của Apple. Doanh thu của Corning trong một năm đã lên đến hơn 700 triệu USD và nó dã quyết định thuê thêm 1.000 công nhân Mỹ để hỗ trợ thị trường mới nổi này. Tuy nhiên khi mà thị phần ngày càng mở rộng cũng là lúc Corning cho xây dựng thêm các cơ sở ở châu Á như Đài Loan và Nhật Bản. Giải thích cho điều này, phó chủ tịch và giám đốc tài chính của Corning – ông James B Flaws nói rằng: “Do khách hàng của chúng tôi đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Trung Quốc nên nếu sản xuất ở Mỹ và vận chuyển bằng đường thủy sẽ mất 35 ngày để đến nơi còn nếu vận chuyển bằng đường hàng không, chi phí sẽ tốn gấp 10 lần. Đó là lí do vì sao các cơ sở sản xuất đó được cho xây dựng ở nước ngoài”. Với lịch sử thành lập cách đây 161 năm và vị trí nằm ở ngoại ô NewYork, về mặt lý thuyết, Corning hoàn toàn có thể sản xuất kính ở trong nước. Nhưng theo ông Flaws: “Như vậy nó sẽ đòi hỏi một cuộc đại tu cơ cấu trong ngành công nghiệp. Hiện nay, các doanh nghiệp điện tử tiêu dùng đều mang nhiều nét và dáng dấp
của châu Á. Là một người Mỹ, tôi cảm thấy lo lắng về điều đó nhưng sự thực là châu Á đã trở thành những gì Mỹ đã từng có suốt 40 năm qua”. Mất dần những công việc dành cho tầng lớp trung lưu Eric Saragoza đã chứng kiến nhiều sự thay đổi trong khi làm việc tại Apple. Ông kể lại rằng lần đầu tiên bước chân vào nhà máy của Apple ở Elk Groove, California, sự choáng ngợp là những gì ông cảm nhận được lúc đó. Nó giống như xứ sở thần tiên nhưng không dành cho Alice mà dành cho các kĩ sư đang làm việc ở đó. Thời điểm bấy giờ là năm 1995, cơ sở sản xuất gần Sacramento với quy mô hơn 1.500 nhân công giống như một tấm kính vạn hoa trong cánh tay của robot, khắp nơi là các băng truyền kết nối với bo mạch và những chiếc iMac kẹo màu đầy rẫy trên các dây chuyền lắp ráp. Sau một khoảng thời gian làm việc chăm chỉ, Saragoza nhanh chóng gia nhập vào hàng ngũ ưu tú của nhà máy và mức lương ông nhận được lên đến 50.000 USD. Sau một thời gian làm việc tại đây, ông đã mua được một ngôi nhà có
Nhìn ra thế giới
bể bơi và chung sống với vợ cùng ba người con. “Lúc đó tôi cảm thấy mọi chuyện cuối cùng cũng đang được đền đáp xứng đáng. Tôi biết mà, thế giới cần những người có thể xây dựng và tạo ra mọi thứ” – ông chia sẻ. Tuy nhiên, cũng chính vào thời điểm đó, ngành công nghiệp điện tử cũng dần chuyển mình. Khi mà thị phần của Apple ngày càng suy giảm, công ty đã “thức thời” nhanh chóng tái cơ cấu lại chính mình. Một trong những trọng tâm của sự thay đổi đó là nâng cao khả năng sản xuất. Một vài năm sau khi Saragoza làm việc tại Apple, ông chủ của ông ấy đã giải thích về sự khác nhau giữa nhà máy ở California và các nhà máy ở nước ngoài: Nếu tính chi phí để sản xuất ra một chiếc máy tính có giá 1.500 USD (không bao gồm giá nguyên vật liệu) thì nhà máy mà Saragoza đang làm việc sẽ tốn 22 USD cho một máy. Song tại Singapore, nó là 6 USD; tại Đài Loan, nó là 4,85 USD. Nguyên do chính của sự chênh lệch này không hẳn là vì tiền lương. Thay vào đó còn là chi phí cho hàng tồn kho và thời gian công nhân
Yesnews hoàn thành xong nhiệm vụ kinh tế, trong suốt 20 năm của mình. qua, có một vài thứ căn bản cũng đã thay đổi. Những Saragoza cho biết: “Sau đó công việc sở hữu mức lương chúng tôi được bảo rằng phải bậc trung đang dần biến mất. tăng cường độ công việc lên Ngày nay, việc làm không 12 tiếng một ngày và đi làm còn cân xứng trong các ngành cả vào thứ Bảy. Nhưng thực nghề dịch vụ, ngày càng thể sự tôi còn có gia đình và tôi hiện rõ sự chênh lệch, nhất muốn nhìn thấy các con tôi là với những người lao động chơi bóng”. Mỹ không có bằng cấp. Làm ở nhà hàng hay các trung tâm Thật vậy, hiện đại hóa cuộc gọi, làm hộ tá tại bệnh luôn là nguyên nhân cho sự viện hay làm nhân viên tạm xuất hiện của một vài loại thời,…đều có rất ít cơ hội tiếp công việc hoặc cũng chính là cận với tầng lớp trung lưu. nguyên nhân cho sự biến mất của chúng. Khi kinh tế Mỹ Ngay cả những người có chuyển đổi cơ cấu từ nông trình độ đại học như Saragoza nghiệp sang công nghiệp chế cũng rất dễ bị ảnh hưởng bởi xu tạo và sản xuất rồi đến sự thế trên. Ban đầu, nhà máy tại ra đời và phát triển của một Elk Groove giao chuyển một số ngành công nghiệp khác, số công việc, nhiệm vụ của người dân Mỹ cũng từ nông nó ra nước ngoài, ông Saradân mà thành các công nhân goza không bận tâm. Sau đó cơ khí, nhân viên kinh doanh các rô bốt – một sân chơi đầy hay nhà quản trị cấp trung. hứa hẹn của Apple - được đưa Nhìn chung, những thay đổi vào sử dụng, cho phép các nhà trên đem lại cho nền kinh tế quản trị có thể thay thể công rất nhiều lợi ích và với mỗi nhân bằng máy móc, ngoài ra một nấc thang, cơ hội nghề một số kỹ thuật dự đoán cũng nghiệp mở ra với cả những được chuyển giao đến Singangười lao động phổ thông pore. Lúc này, đột nhiên một kèm theo một chế độ lương nhà quản trị cấp trung của nhà bổng tốt hơn nhưng nó cũng máy bị sa thải vì ban lãnh đạo đòi hỏi sự năng động cao hơn. nhận ra rằng chỉ cần một vài người với kết nối Internet là Bên cạnh đó, theo các nhà quá đủ để vận hành.
Trang 51
Yesnews
Nhìn ra thế giới
Đến lượt Saragoza, nếu nhận ông vào vị trí không đòi hỏi chuyên môn cao thì thuê Saragoza là quá đắt đỏ. Ông cũng không đủ năng lực để đảm nhận vị trí quản trị cấp trên; do vậy, vào năm 2002, sau khi kết thúc ca đêm, ông được gọi vào một văn phòng và nhận được thông báo nghỉ việc. Sau đó, khi rời khỏi nhà máy, ông được hộ tống để đưa về nhà. Ông chuyển sang dạy học ở một trường cấp ba nhưng một thời gian sau ông vẫn cố gắng để quay trở lại lĩnh vực công nghệ. Chỉ có điều, sau đó, Apple – công ty công nghệ đã từng biến khu vực này trở thành “Thung lũng Silicon” – sau đó đã thay đổi nhiều nhà máy ở Elk Groove, biến nó thành trung tâm cuộc gọi AppleCare với mức lương 12 USD/giờ trả cho các nhân viên. Sau một vài tháng tìm việc, ông bắt đầu cảm thấy chán nản và tuyệt vọng. Công việc giảng dạy đối với ông ngày một trở nên khô khan, vì vậy Saragoza quyết định sẽ nhận một vị trí tạm thời trong một công ty điện tử được thuê bởi Apple và nhận nhiệm vụ kiểm tra những chiếc iPad và iPhone
Trang 52
bị khiếu nại bởi khách hàng trước khi đưa trả lại chúng cho khách. Hằng ngày, Saragoza lái xe đến nơi làm việc – nơi ông từng là kỹ sư của nhà máy, lau sạch hàng ngàn màn hình kính thủy tinh và kiểm tra cổng âm thanh của máy thông qua kết nối với tai nghe. Mức lương mà ông nhận được là 10 USD/giờ và không thưởng. Chế độ lương bổng của Apple
thinh vượng đó. Apple là một công ty có cổ phiếu được săn lùng nhiều nhất, và giá cổ phiếu tăng đã đem lại lợi nhuận cho hàng triệu các nhà đầu tư tư nhân, quỹ hưu trí tư nhân 401(k) và các kế hoạch hưu trí của hangx. Tiền thưởng này cũng góp phần làm giàu cho các công nhân của nó. Kết thúc năm tài chính 2011, ngoài tiền lương, các nhân viên và giám đốc của Apple còn được thưởng thêm một số lượng cổ phiếu trị giá 2 tỷ USD; chưa kể đến các hoạt động giao dịch, thỏa thuận hoặc chuyển nhượng cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, ước tính trị giá 1,4 tỷ USD.
Khi mà hoạt động của Apple ở thị trường nước ngoài ngày càng mở rộng và doanh thu mà nó kiếm được ngày càng tăng nhanh, chế độ lương bổng dành cho nhân viên đặc biệt là nhân viên cấp cao của Tuy nhiên, những phần nó cũng theo đó mà thay đổi. thưởng “hậu hĩnh nhất” của công ty thường thuộc về ban Trong năm tài chính 2011, điều hành của Apple. Chẳng doanh thu của hãng đạt 108 hạn, đối với Timothy D.Cook tỷ USD, lớn hơn cả ngân sách – tổng giám đốc điều hành liên bang giữa Michigan, của nó – trong năm 2011, ông New Jersey và Massachusets nhận được trợ cấp cổ phiếu hợp lại. Giá cổ phiếu của trong khoảng thời gian 10 công ty tăng từ 45 USD lên năm; ở mức giá cổ phiếu hiện đến 427 USD một cổ kể từ nay, nó trị giá 427 triệu USD, khi Apple thực hiện chia cổ ngoài ra tiền lương của ông phiếu năm 2005. cũng được nâng lên mức 1,4 triệu USD. Năm 2010, theo Các cổ đông cũng được một tệp hồ sơ bảo mật của hưởng lợi từ sự phát triển Apple, gói bồi thường dành
Nhìn ra thế giới
cho ông được định giá là 59 Về phía ban điều hành của triệu USD. Apple, họ vẫn luôn giữ quan điểm của mình: “Chúng tôi Theo nhận xét của một không đáng bị chỉ trích vì đã người có mối quan hệ thân thuê lao động Trung Quốc. cận với Apple thì chế độ lương Nước Mỹ hiện nay không còn bổng hiện tại của hãng không sản xuất ra nguồn nhân lực có gì đáng phàn nàn, một phần đáp ứng các kĩ năng mà chúng dựa trên những đóng góp của tôi cần”. Hơn nữa, theo nguồn nó đối với quốc gia và thế giới. tin từ nội bộ của công ty này Khi công ty phát triển, nó đã cho biết, công ty cũng tạo tại ra nhiều công việc cho lực điều kiện và cơ hội việc làm lượng lao động địa phương đã tốt cho rất nhiều lao động Mỹ góp phần tạo thêm nhiều công làm việc trong các cửa hàng ăn việc làm cho người lao động bán lẻ của hãng hoặc tại các Mỹ. Cụ thể, trong năm 2011, doanh nghiệp có liên kết với hãng đã tuyển thêm 8.000 nhân Apple bán những sản phẩm công làm việc tại các nhà máy của nó như iPad và iPhone. đồng thời vẫn luôn giữ trụ sở chính của mình ở Mỹ mặc cho Tuy nhiên đối với người xu hướng “di dân” và “định trong cuộc như Saragoza, cư” ở nước ngoài của các công với mức lương 10 USD/giờ, ty khác. Thậm chí một nguồn ông quyết định bỏ việc sau tin còn tiết lộ rằng doanh số hai tháng. Tiền lương quá bán hàng của Apple có liên ít ỏi đến mức ông nghĩ thà quan đến công ăn việc làm của dành những thời gian đó để hàng chục nghìn người Mỹ tại tìm kiếm một công việc khác các công ty khác. Chẳng hạn còn tốt hơn. Vì vậy, vào một với FedEx và United Parcel buổi tối tháng 10 năm 2011, Service, cả hai công ty đều nói khi Saragoza đang ngồi trước rằng nhờ có khối hàng cần vận chiếc MacBook và gửi CV chuyển của Apple mà họ đã tạo online thì ở bên kia bán cầu, thêm được rất nhiều việc làm một người phụ nữ đã đến văn cho người lao động Mỹ song phòng công ty và thế chỗ của họ cũng không đưa ra số liệu ông. Đó là Lina Lin, một nhà cụ thể để dẫn chứng do chưa quản lý dự án tại PCH Internacó sự cho phép của Apple. tional ở Thâm Quyến, Trung Quốc – công ty có nhận thầu
Yesnews và hợp tác cùng với Apple và một vài doanh nghiệp điện tử khác để sản xuất các linh phụ kiện chẳng hạn như vỏ bọc để bảo vệ nàn hình thủy tinh của iPad. Mặc dù cô không phải là nhân viên chính thức của Apple nhưng vai trò của Lina trong quá trình cung ứng sản phẩm của nó lại vô cùng quan trọng. Tại Apple, mức lương cô nhận được thấp hơn mức lương mà Saragoza được nhận trước đây một chút. Cô có khả năng nói tiếng Anh trôi chảy chỉ nhờ học qua ti vi và trong một trường đại học của Trung Quốc. Hiện tại cô đang sống cùng chồng và gia đình (gồm bố mẹ và con trai) trong một căn hộ rộng 1.080 feet (khoảng hơn 100 mét vuông) và hằng tháng vợ chồng cô để dành ¼ số lương của họ để gửi tiết kiệm ngân hàng. Cô chia sẻ rằng: “Hiện nay đang có rất nhiều cơ hội việc làm, nhất là ở Thâm Quyến”. Những kẻ thất bại trong cuộc chiến đổi mới sáng tạo Đến cuối bữa tối của Tổng thống Obama vào năm 2011 với Jobs và các nhà lãnh đạo, khi mọi người đứng lên chuẩn
Trang 53
Yesnews
Nhìn ra thế giới
bị ra về thì một đám thợ săn ảnh ngay lập tức vây quanh Tổng thống trong khi một số “đánh lẻ” vây quanh Jobs. Thời điểm bấy giờ tin đồn về tình trạng bệnh ngày một xấu hơn của ông được rất nhiều người quan tâm, vì vậy một vài người trong số đám đông đó hi vọng có cơ hội chụp ảnh với ông, rất có thể cũng sẽ là lần cuối cùng.
chuyển lợi nhuận kiếm được từ nước ngoài về nước và sẽ dùng khoản lợi nhuận đó để tạo thêm việc làm cho người lao động. Ngay cả Jobs cũng cho rằng việc đưa những ngành sản xuất mũi nhọn quay trở lại đất Mỹ là điều hoàn toàn có khả năng nếu chính phủ cam kết sẽ hỗ trợ đào tạo ra nhiều lao động đáp ứng yêu cầu.
Sau một hồi ồn ào, trung tâm của đám đông – Steve P.Jobs – đã lên tiếng nhưng là để trả lời câu hỏi mà Tổng thống Obama đặt ra trong bữa tối, ông nói: “Tôi không quan tâm đến tương lai lâu dài của đất nước, đất nước này hiện tại thực sự rất tuyệt. Điều mà tôi quan tâm đó là chúng ta đã không đề cập hết các giải pháp” – một người ở đó cho biết.
Đối với những giải pháp kiến nghị trên, thực tế vẫn còn đang nổ ra các cuộc tranh luận giữa các nhà kinh tế học tuy nhiên mọi người đều nhất trí rằng đôi khi một nền kinh tế đương còn “chật vật” với đống vấn đề cần phải giải quyết có thể sẽ có những bước chuyển mình đầy bất ngờ. Bằng chứng cho nhận định trên đã từng xảy ra ở Mỹ đầu những năm 80, khi đất nước lâm vào tình trạng thất nghiệp kéo dài – một tình cảnh u xám, lúc đó còn chưa xuất hiện Internet. Vì thế, chẳng ai có thể ngờ được chỉ một thời gian ngắn sau đó lĩnh vực thiết kế đồ họa trở thành mốt trong khi việc học cách sửa chữa điện thoại lâm vào ngõ cụt.
Cũng tại bữa tối đó, các nhà điều hành đã bày tỏ mong muốn và đề nghị chính phủ cải cách chính sách thị thực nhằm hỗ trợ họ thuê thêm các kỹ sư nước ngoài. Một vài người trong số đó thậm chí còn đưa ra kiến nghị về một “kỳ nghỉ thuế” (tax holiday) nhằm tạo ra một khoảng trống giúp các công ty có thể
Trang 54
Tuy nhiên, ngày nay người
ta vẫn chưa biết liệu người Mỹ có thể tận dụng những đổi mới trong tương lai để tạo thêm hàng triệu việc làm cho chính họ hay không. Rất nhiều ngành công nghiệp như công nghệ năng lượng gió và mặt trời, chế tạo và sản xuất chất bán dẫn hay công nghệ màn hình đều khởi nguồn từ Mỹ và đã tạo hàng ngàn việc làm cho lao động tại đất nước họ; song, đó là chuyện chỉ kể được từ 10 năm trước đây. Với tình trạng thuê mướn nhân công hay xây dựng các cơ sở sản xuất ở nước ngoài như hiện nay, các nhà máy tại Mỹ buộc lòng phải đóng cửa và bị thế chỗ từ các nhà máy và thị trường lao động của Trung Quốc. Đây chính là nguyên nhân khiến lợi ích của các cổ đông Mỹ tại Apple bị thu hẹp và nếu không thể cạnh tranh trước chính sự lớn mạnh và mở rộng quy mô của nó, dần dần vị trí của họ trong công ty cũng sẽ biến mất. Lawrence Katz – nhà kinh tế học đến từ Havard cho biết: “Các cơ hội việc làm dành cho tầng lớp trung lưu ở Mỹ rồi sẽ xuất hiện nhưng liệu một người trong độ tuổi 40 sẽ có đủ các kỹ năng đáp ứng nhà tuyển dụng? Hay anh ta sẽ bị vượt mặt bởi một thế
Nhìn ra thế giới
Yesnews
hệ trẻ vừa mới tốt nghiệp và trong túi ra để giới thiệu với sẽ không bao giờ quay trở lại mọi người một ứng dụng mới được như xưa?” – game đua xe – được thiết kế đồ họa sắc nét và sống động, Theo các nhà điều hành từ có ánh sáng hài hòa với màu các ngành công nghiệp khác đèn đang sáng trong phòng. nhau, tốc độ đổi mới sáng tạo Những người còn lại (đều là được thúc đẩy rất tích cực từ các nhà điều hành và tổng tài các doanh nghiệp hay các nhà sản của tất cả ước tính hơn 69 kinh doanh như Steve Jobs. tỷ USD) đều cố gắng chen lấn Nếu trước đây G.M phải mất để có thể xem nó và đồng loạt đến 5 năm để hoàn thành và nhất trí rằng trò chơi này thực cho ra mắt một mẫu thiết kế sự rất tuyệt vời và còn chẳng ô tô mới thì Apple của Jobs có một vết xước nhỏ nào trên đã cho ra lò 5 mẫu iPhone màn hình. chỉ trong vòng 4 năm với tính năng ngày một hoàn thiện như tốc độ truy cập và bộ nhớ của Dịch: Lê Thu Trang thiết bị tăng gấp đôi trong khi giá thành sản phẩm ngày một giảm, thu hút đông đảo người tiêu dùng. Cuối cùng, sau khi Jobs và ông Obama nói lời tạm biệt, vị tổng giám đốc điều hành của Apple đã rút chiếc iPhone
Trang 55
Yesnews
Góc nội bộ
[Hoạt động ôn thi cùng lưu học sinh] Một trong những đề tài nghiên cứu đã được triển khai trong năm trước đó chính là hoạt động “Ôn thi cùng lưu học sinh”. Đây là hoạt động vô cùng ý nghĩa của CLB với mục tiêu gạt bỏ rào cản ngôn ngữ, hỗ trợ và chia sẻ giúp các bạn lưu học sinh tự tin nhất trong kì thi sắp tới. Đây vừa là dịp để các bạn thể hiện hiểu biết của bản thân vừa là cơ hội giao lưu học hỏi lẫn nhau. Quy mô của hoạt động năm nay đã thu hẹp hơn so với năm ngoái nhằm đảm bảo chất lượng một cách tối ưu nhất. Những môn học được lựa chọn mang tính đáp ứng đa số nhu cầu của các bạn lưu học sinh đó là kinh tế vĩ mô, kinh tế vi mô và toán cao cấp. Với sự nhiệt huyết của các bạn CTV hy vọng hoạt động này sẽ đạt được kết quả tốt, giúp các bạn lưu học sinh đạt thành tích thật cao trong kì thi.
[Cơn bão số 13]
Ảnh tập thể
Avatar sinh nhật lần thứ 13
Trang 56
Tháng 12 vừa qua CLB đã tổ chức rất thành công chương trình mừng sinh nhật lần thứ 13 với chủ đề “Cơn bão số 13”. Đến với sinh nhật có rất nhiều các anh chị cựu thành viên, CTV F13 và bạn bè từ các CLB khác đến chia sẻ niềm vui này. Chương trình đã được làm nóng không ngừng bởi các tiết mục văn nghệ vô cùng sôi động, màn hài kịch đầy sáng tạo mang tiếng cười đến cho mọi người. Giây phút nhìn lại chặng đường đã qua với nhiều hoạt động, thành quả và hơn cả là kỉ niệm của CLB mang lại những cảm xúc khó tả trong lòng mỗi người. Bài cảm nghĩ xúc động của bạn Dương Gia Linh đến từ ban truyền thông đã truyền cảm hứng cho rất nhiều CTV. Ngoài ra các chia sẻ của anh chị cựu thành viên và thành viên cũng giúp mọi người hiểu rõ về hoạt động của CLB trong thời gian đã qua và sẵn sàng cho hành trình phát triển tiếp theo trong tương lai. Chúc YES có một tuổi mới ngày càng thành công và trưởng thành hơn nữa.
Yesnews
Góc nội bộ
[Ngày hội học sinh sinh viên] Lễ kỉ niệm 31 năm thành lập Hội Sinh viên: “Bay cao khát vọng” đã khép lại thật thành công. CLB chúng ta đã tham gia hết mình với quân số đông đảo. Dù cổ vũ hay là các hoạt động tập thể thì những bóng áo xanh vẫn rất sôi nổi, hăng hái. Đây cũng là lần đầu tiên các CTV F13 được mang trên mình chiếc áo của CLB, được cùng các anh chị thể hiện tinh thần đồng đội dưới mái nhà chung của YES. Chắc chắn rằng ngày hội này sẽ đem lại cho mỗi người những kỉ niệm đẹp cho chặng đường sắp tới.
Trước giờ G
Tập thể thành viên cùng CTV F13
[Niềm tự hào nhóm]
Nhóm training tối thứ 5
Nhóm training tối thứ 2
Trải qua 4 tuần tranning đầy bổ ích và thú vị, cuộc thi “Niềm tự hào nhóm” được diễn ra trong tháng 12 là điểm nhấn quan trọng đánh dấu quá trình cùng làm việc của CTV với anh chị thành viên. Trải qua 3 vòng thi vô cùng gay cấn, nhóm tranning tối thứ 2 mang tên ấn tượng từ cái nhìn đầu tiên “Nhóm thứ 2 hãy bấm like” đã xuất sắc vượt qua các đối thủ còn lại và giành chiến thắng. Qua cuộc thi các thành viên thể hiện được sự đoàn kết, hợp tác ăn ý với nhau, một tinh thần đồng đội cùng nhau vượt qua các thử thách của chương trình. Ngoài ra phần thể hiện tài lẻ đặc sắc của các CTV đã mang đến sự giải trí không nhỏ cho các khách mời tham dự. Cuộc thi đã để lại những ấn tượng khó quên trong lòng mỗi người.
Trang 57
Yesnews
Góc nội bộ
Hội thảo “KINH TẾ VIỆT NAM 2015 CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC KHI GIA NHẬP CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN” Một sự kiện nổi bật được tổ chức hằng năm của CLB trong tháng 1 đó chính là hội thảo kinh tế. Đến với hội thảo lần này sẽ mang đến cho chúng ta những thông tin bổ ích về tổng quan kinh tế Việt Nam trong năm 2015, một cái nhìn toàn diện về bức tranh gia nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN với những cơ hội và thách thức mới. Và trên hết đối với phần lớn các bạn sinh viên đang rất mơ hồ về việc sự kiện kinh tế lớn này đây sẽ là cơ hội mở mang tầm hiểu biết của mình. Ngoài ra khi tham gia chương trình, chúng ta còn được giao lưu với các nhà kinh tế. Mong rằng mọi người sẽ có những cái nhìn mới về nền kinh tế cũng như thu được kiến thức bổ ích khi tham dự hội thảo năm nay.
Chủ đề chính của hội thảo
Phương Ngọc
Trang 58
Yesnews
Trang 59