Đồ án tốt nghiệp thiết kế KTCQ tái tạo làng gạch nung Mang Thít

Page 1

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP NGÀNH KIẾN TRÚC CẢNH QUAN 2015 - 2020

Thiết kế Kiến trúc Cảnh quan tái tạo làng gạch nung Mang Thít xã Mỹ Phước, Nhơn Phú, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long

GVHD: TS. KTS. VŨ VIỆT ANH SVTH: NGUYỄN HOÀNG YẾN MSSV: 15511001352


Vương quốc màu gạch

1


Vương quốc màu gạch

MỤC LỤC GIỚI THIỆU VỀ KHU ĐẤT.....................................................................................................................3 VỊ TRÍ & LIÊN HỆ VÙNG.......................................................................................................................4 LỊCH SỬ KHU VỰC.................................................................................................................................5 CƠ SỞ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC............................................................................................................... 6 CƠ SỞ PHÁP LÝ .......................................................................................................................................................... 6 CƠ SỞ LÝ THUYẾT .......................................................................................................................................................... 6 CƠ SỞ THỰC TIỄN .......................................................................................................................................................... 7 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG KHU VỰC NGHIÊN CỨU........................................................................8 KHÍ HẬU VÀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN.............................................................................................................................. 8 HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT.......................................................................................................................................... 9 ĐỊA HÌNH VÀ MẶT NƯỚC..............................................................................................................................................10 GIAO THÔNG TIẾP CẬN ĐƯỜNG BỘ..........................................................................................................................11 GIAO THÔNG TIẾP CẬN ĐƯỜNG THỦY...................................................................................................................12 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG LÒ GẠCH...................................................................................................................... 13 HÌNH THÁI “ĐÔ THỊ” LÒ GẠCH....................................................................................................................................14 GIÁ TRỊ VẬT THỂ .........................................................................................................................................................15 GIÁ TRỊ VẬT THỂ .........................................................................................................................................................17 GIÁ TRỊ VẬT THỂ .........................................................................................................................................................18 GIÁ TRỊ MẢNG XANH................................................................................................................................................... 20 GIÁ TRỊ MẢNG XANH.....................................................................................................................................................21 HIỆN TRẠNG TỔNG HỢP.............................................................................................................................................. 22 MẶT CẮT TỔNG THỂ .................................................................................................................................................... 23

Ý TƯỞNG THIẾT KẾ CẢNH QUAN.................................................................................................. 24 TẦM NHÌN VÀ MỤC TIÊU............................................................................................................................................. 24 PHÂN LOẠI ĐỐI TƯỢNG HOẠT ĐỘNG.................................................................................................................... 25 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN ............................................................................................................ 26 SƠ ĐỒ Ý TƯỞNG HOẠT ĐỘNG ................................................................................................................................. 28 MỨC ĐỘ TÁC ĐỘNG THEO VÙNG............................................................................................................................ 29 PHÂN VÙNG ĐỊNH HƯỚNG CHỨC NĂNG.............................................................................................................. 30

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN ...................................................................................32 PHÂN KHU CHỨC NĂNG.............................................................................................................................................. 32 MẶT BẰNG TỔNG THỂ........................................................................................................................................34 KHUNG THIẾT KẾ ....................................................................................................................................................... 37 TRIỂN KHAI CHI TIẾT........................................................................................................................39 KHU 1A : TRẢI NGHIỆM NGHỀ NUNG GẠCH, GỐM............................................................................................. 39 ĐIỂM CẢNH QUAN CHÍNH: QUẢNG TRƯỜNG GẠCH NUNG............................................................................ 40 KEY VISUAL: QUẢNG TRƯỜNG GẠCH NUNG........................................................................................................41 KHU 1B : CHỢ LƯU NIỆM VÀ NHÀ ĐIỀU HÀNH .................................................................................................. 43 KHU 2: TRẢI NGHIỆM VĂN HÓA TÂY NAM BỘ .................................................................................................. 44 ĐIỂM CẢNH QUAN CHÍNH: CẦU ĐI BỘ ÁNH SÁNG........................................................................................... 45 KEY VISUAL: LỐI VÀO CÁC KHU DỊCH VỤ........................................................................................................... 46 KHÁCH SẠN VIEW SÔNG............................................................................................................................................ 49 KHU 3A : KHU LƯU TRÚ - KHÁCH SẠN VÀ RESORT THỦY SẢN ............................................................... 49 RESORT THỦY SẢN....................................................................................................................................................... 50 KHU 3B: KHU LƯU TRÚ - RESORT SÂN VƯỜN....................................................................................................51 KEY VISUAL: LỐI ĐI CHÍNH CỦA RESORT SÂN VƯỜN.................................................................................... 52 KHU 4: KHU SẢN XUẤT .............................................................................................................................................. 54 KEY VISUAL: LỐI VÀO CÁC KHU DỊCH VỤ........................................................................................................... 55 KHU 5: KHU DỊCH VỤ CÔNG - TRƯỜNG MẪU GIÁO VÀ CÔNG VIÊN ....................................................... 56 Ý TƯỞNG THIẾT KẾ CẢNH QUAN............................................................................................................................ 59 PHỐI CẢNH TỔNG THỂ....................................................................................................................................... 60

2


Đồ án thiết kế KTCQ tái tạo làng gạch nung Mang Thít, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long

GIỚI THIỆU VỀ KHU ĐẤT

LỜI GIỚI THIỆU

Vĩnh Long là địa phương có nghề làm gạch ngói phát triển lâu đời nhất với quy mô lớn nhất vùng Tây Nam Bộ và cũng thuộc hạng nhất nhì trong cả nước. Nghề tận dụng đất sét để làm gạch ngói đã xuất hiện ở Vĩnh Long trên một thế kỷ. Lò hình vuông hay hình tổ ong, mỗi mẻ chỉ sản xuất được khoảng 1.000 viên (Đình Tuyển 2009). Từ xuất phát ấy đến năm 1995 Vĩnh Long có hơn 900 lò gạch tròn năng suất 20.000 viên gạch ngói qui chuẩn cho một chu kỳ 2 tháng, với tổng sản lượng 500 triệu viên/năm. Làng gạch trải dài 30km thuộc thị xã Vĩnh Long, huyện Long Hồ và huyện Mang Thít, ven sông Cổ Chiên (một nhánh sông Tiền). Hiện nay Vĩnh Long có hơn 1.180 cơ sở gạch ngói với trên 2.000 miệng lò đang hoạt động. Tuy nhiên với quy mô sản xuất ngày càng lớn như thế, nạn ô nhiễm môi trường do khói lò nung (đốt trấu) thải ra đang ngày càng trở nên trầm trọng. Đã có đề xuất hướng đi mới cho khu vực: “Đề án di sản đương đại” của KTS. Ngô Anh Đào và các KTS hỗ trợ khác. Với lợi thế vật chất từ nghề truyền thống sx gạch nung, việc khai thác và phát triển cảnh quan sinh thái để biến đổi thành hình thái mục đích khác là hướng đi làm vực dậy sức sống cho làng Mang Thít.

3


Vương quốc màu gạch

VỊ TRÍ & LIÊN HỆ VÙNG

4

Bảng thống kê các đơn vị hành chính cấp huyện của tỉnh Vĩnh Long Nhận xét

Nhận xét Tỉnh Vĩnh Long - là tỉnh nằm tại trung tâm hệ thống ĐBSCL - kế bên dòng sông Cổ Chiên (một nhánh nhỏ của hệ thống bôì đắp phù sa của sông Mê Kong. Hệ thống các lò gạch nung xây nhà từ đó phát triển, có thời điểm toàn tỉnh Vĩnh Long thống kê tới gần 3.000 lò nung. Loại hình nung gốm cũng đặc trưng bởi sử dụng vỏ trấu để đốt trong những lò nung khổng lồ hình quả trứng úp ngược. Một phần là do sự dồi dào về nguồn đất sét pha tại khu vực địa phương.

SƠ ĐỒ VỊ TRÍ TỈNH VĨNH LONG TRONG TỔNG THỂ CÁC KHU VỰC MIỀN TÂY NAM BỘ

SƠ ĐỒ VỊ TRÍ TỈNH VĨNH LONG TRONG TỔNG THỂ CÁC KHU VỰC MIỀN TÂY NAM BỘ

Mang Thít có đặc điểm cũng như toàn tỉnh Vĩnh Long chịu ảnh hưởng chế độ bán nhật triều không đều của biển Đông thông qua các sông lớn là sông Cổ Chiên và sông Măng Thít, có đặc tính địa hình rất nhạy cảm với chế độ nước trên sông, rạch, trong ngày có 2 con nước lớn, ròng, trong tháng thì có 2 con nước rong vào những ngày đầu và giữa của tháng âm lịch, ngoài ra còn có hệ thống kênh – rạch với mật độ 30 m/ha. Nước ngọt hầu như quanh năm, tạo thuận lợi cho tưới tiêu trong NN, giao thông thuỷ, phục vụ cho sản xuất gạch và gốm.

Các khoảng cách tiếp cận đối với lại các công tình phục vụ công cộng từ khu vực nghiên cứu là: • 1 km : trường tiểu học của xã • 3 km: các tiện ích và trung tâm công cộng của xã Mỹ Phước (giáo dục, trạm y tế, tt văn hóa thể thao) • 8 km: thị trấn Cái Nhum (trung tâm hành chính của huyện)

Chú thích Khu trung tâm của xã Mỹ Phước

BẢN ĐỒ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020 XÃ MỸ PHƯỚC, TỈNH VĨNH LONG

Bán kính tiếp cận khu vực Trường tiểu học Trường mẫu giáo Trường Trung học cơ sở

SƠ ĐỒ LIÊN HỆ HUYỆN MANG THÍT VỚI CÁC HUYỆN LÂN CẬN TRONG TỈNH VĨNH LONG SƠ ĐỒ LIÊN HỆ KHU ĐẤT NGHIÊN CỨU VÀ CÁC XÃ LÂN CẬN

Trường Trung học phổ thông Công trình tôn giáo Công trình di tích Trạm y tế xã Trung tâm thể dục thể thao Khu công nghiệp

BẢN ĐỒ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020 XÃ NHƠN PHÚ, TỈNH VĨNH LONG


Đồ án thiết kế KTCQ tái tạo làng gạch nung Mang Thít, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long

LỊCH SỬ KHU VỰC Nhận xét

Hình thái có gạch phát triển theo ven sông được hình thành bởi thói quen sử dụng sông nước để vận chuyển hàng hóa, do vậy làng nghề gạch nung phát triển bám theo mặt nước của Kinh Thầy Cai, Theo thời gian từ năm 1995 - nay, hình thái làng gạch có phần thay đổi: tập trung ở phía tây khu vực, các lò gạch chuyển đổi thành mô hình sản xuất khác/ bị bỏ hoang; tạo nên hình thái tập trung có lò gạch ở giữa khu đất như hiện tại

Bảng thống kê Chú thích Đất sản xuất gạch, gốm Đất trống

SƠ ĐỒ HIỆN TRẠNG MIỆNG LÒ VÀO NĂM 1995

Chú thích Khu vực thay đổi Khu vực thay đổi nhiều Cây nông nghiệp lâu năm Lò hiện hữu năm 1995

SƠ ĐỒ HIỆN TRẠNG MIỆNG LÒ THỜI ĐIỂM HIỆN TẠI

5


Vương quốc màu gạch

CƠ SỞ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CƠ SỞ PHÁP LÝ

6

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

VỀ QUY HOẠCH ĐỊNH HƯỚNG KHU VỰC

LÝ THUYẾT TÁI TẠO TRONG KIẾN TRÚC

Bảng chú thích

Tái tạo thích ứng đề cập đến quá trình sử dụng lại một tòa nhà hiện có cho một mục đích khác với mục đích mà nó được xây dựng hoặc thiết kế ban đầu. Nó còn được gọi là tái chế và chuyển đổi. Tái tạo thích ứng là một chiến lược hiệu quả để tối ưu hóa hiệu suất hoạt động và thương mại của các tài sản đã xây dựng. Việc tái tạo các tòa nhà một cách thích ứng có thể là một giải pháp thay thế hấp dẫn cho việc xây dựng mới về tính bền vững và nền kinh tế tuần hoàn. Nó đã ngăn chặn việc phá hủy hàng nghìn tòa nhà và cho phép chúng trở thành những thành phần quan trọng trong việc tái tạo đô thị. Không phải mọi tòa nhà cũ đều có thể đủ điều kiện để tái sử dụng thích ứng. Các kiến trúc sư, nhà phát triển, nhà xây dựng và doanh nhân muốn tham gia vào việc trẻ hóa và tái thiết một tòa nhà, trước tiên phải đảm bảo rằng sản phẩm hoàn thiện sẽ phục vụ nhu cầu của thị trường, rằng nó sẽ hoàn toàn hữu ích cho mục đích mới của nó và nó sẽ giá cả cạnh tranh.

LÝ THUYẾT BỐ CỤC TẠO HÌNH TRONG CẢNH QUAN Qúa trình hình thành ý tưởng tạo hình

Khối nguyên bản

Xoay

Khối nguyên bản

Trừ đi

Thêm vào

Sự can thiệp

Trừ đi từ bên trong

Các loại hình dạng được sử dụng rộng rãi và đặc trưng trong cảnh quan

Khối tổng hợp

Trừ đi từ bên ngoài

Trừ đi cả bên ngoài và bên trong

Đơn giản

Tổng hợp (Organic)

Các dạng lưới tạo hình trong cảnh quan

YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TẠO HÌNH CẢNH QUAN

BẢN ĐỒ ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020 HUYỆN MANG THÍT - TỈNH VĨNH LONG (TL: 1: 25.000)

Bản đồ điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện Mâng Thít – tỉnh Vĩnh Long Tỷ lệ 1: 25.000 Bản đồ ranh giới hành chính huyện Mang Thít – tỉnh Vĩnh Long Tỷ lệ: 1: 25.000 Quyết định số 823/ QĐ – UBND về việc phê duyệt quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 vào ngày 09 tháng 6 năm 2014 Quyết định số 1831/ QĐ – UBNĐ về Ban hành đề án “ Tổ chức lại ngày sản xuất gạch gốm tỉnh Vĩnh Long” vòa ngày 08 tháng 11 năm 2013 Quyết định số 1830/ QĐ – UBND về ban hành kế hoạch phát triển vật liệu xây không nung đến năm 2020 và lộ trình thay thế lò nung gạch thủ công gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long và kế hoạch phát triển vật liệu xây không nung đến năm 2020 và lộ trình thay thế lò nung gạch thủ công gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long vào ngày 08 tháng 11 năm 2013 Thông báo số 105/ TB – UBND về việc ý kiến kết luận tại Hội nghị báo cáo ý tưởng “ Đề án Di sản đương đại huyện Mang Thít” vào ngày 14 tháng 11 năm 2019

Bảo tàng Louvre: biểu trưng cho hình ảnh tái tạo trong xây dựng (khác biệt giữa cổ đại và hiện đại

Vườn nghệ thuật Malopolska: xây dựng dựa trên khối tòa nhà cũ nát Rajska và Szujskiego ở tại Krakow, hiện tại công trình trở thành một chức năng thư viện và canteen cho sinh viên tại Đại học

CÁC ĐỐI TƯỢNG CẢM NHẬN CẢNH QUAN

Tỷ lệ 1:1 (chiều cao công trình/ khoảng cách quan sát), góc nhìn là 45 độ, không gian bị đống kín. Tỷ lệ 1:2, góc nhìn là 27 dộ, không gian được giới hạn trong tầm nhìn. Tỷ lệ 1:3 góc nhìn là 18 độ, không gian mở, có thể nhìn thấy vật thể sau mặt chính cần quan sát. Tỷ lệ 1:4 góc nhìn là 14 độ, không gian mất tính chất kín, gây cảm giác trống trải

4 ĐỐI TƯỢNG PHI THỊ GIÁC Thính giác Khứu giác Thị giác Xúc giác 7 ĐỐI TƯỢNG PHI THỊ GIÁC Điểm Tuyến Diện Phương Màu Sắc Bề Mặt

CẢM THỤ KHÔNG GIAN

Khối

LÝ THUYẾT VỀ KHÔNG GIAN Các yếu tố tạo thành không gian công cộng (dựa trên Project of Public Spaces)

Phức tạp


Đồ án thiết kế KTCQ tái tạo làng gạch nung Mang Thít, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long

7

CƠ SỞ THỰC TIỄN Công trình: “Làng Nghệ thuật tre” KTS: Arch i-Union Architects Địa điểm: Tp. Thường Xuyên, Tứ Xuyên, Trung Quốc

Một ngôi làng nằm ở lưng chừng bìa rừng – là một điển hình cho môi trường sống địa phương và có nghề truyền thống đó là đan tre. Sau khi khảo sát, KTS Philip đã dự định kiến tạo một không gian cơ sở hạ tầng nông thôn tích hợp với hệ thống công nghiệp văn hóa nhạy cảm với hệ sinh thái, văn hóa công nghiệp và lối sống của làng. Thiết kế cho thấy một định nghĩa mới về kiến trúc của tái tạo – cung cấp được một ví dụ điển hình về kiến trúc công nghiệp nông thôn được tiền chế lại và thiếp lập một định nghĩa mới. Bên cạnh đó, còn thể hiện được thái độ cởi mở của người dân địa phương với sự kết nối giữa nghệ thuật và ngành công nghiệp địa phương để phát triển thành định nghĩa mới: Nghệ thuật Tre. Từ đó, làng thu hút được nhiều họa sỹ - chấp nhận rời thành phố đến khu vùng nông thôn – để có thể thoải mái sáng tác trong không gian thiên nhiên. Tầm nhìn kiến trúc sư cũng không bị giới hạn bởi các vật liệu địa phương như nhà nông thôn bị bỏ hoang, mà tập trung vào những giá trị cao cả hơn: nghệ thuật.

Công trình: “Tower of Brick” KTS: Interval Architects Địa điểm: Hà Bắc, Trung Quốc Công trình bắt đầu từ một lò nung gạch Hoffman bị bỏ hoang, nằm ở vị trí giữa công viên ngập nước Hành Thủy và thành phô Hành Thủy. Mang dáng dấp rất đặc trưng của lò gạch với ông khói cực lớn – nhà máy bị bỏ hoang từ khi chính sách của nhà nước ban hành về việc giảm thiểu gạch nung bởi sự tác động tiêu cực lên môi trường. Kiến trúc sư đã quyết định thay đổi công năng của công trình thành một khu trung tâm của công viên ngập nước hành thủy – khu nhà triễn lãm nghệ thuật Hành Thủy. Trung tâm nghệ thuật thực vật mới chủ yếu là phòng trưng bày các đồ dùng của nhà máy, đồ gốm và hoa nghệ thuật. Do đó kiến trúc mới dường như tương phản với sản xuất công nghiệp cũ (lò nung gạch) .

Công trình: “Công viên đất nung Thanh Hà” KTS: Nhavietcorp Địa điểm: Thanh Hà, Hội An, Quảng Nam Làng gốm Thanh Hà, cách đô thị cổ Hội an 3km về hướng tây, vốn rất nổi tiếng với các sản phẩm gốm, cũng như gạch và ngói. Đặc biệt nhất phải nói đến kĩ thuật làm ngói âm dương mà ngày nay chúng ta có thể thấy trên những mái nhà trong phố cổ Hội An. Các công trình bằng chất liệu đất nung thật sự rất đẹp. Hai tòa nhà lớn không chỉ lấy nguồn gốc từ văn hóa Chăm hay Sa Huỳnh, mà còn lấy cảm hứng từ hai loại lò nung của làng là lò úp và lò ngửa – hai khái niệm Âm Dương của văn hóa phương Đông. Khối nhà như lò ngửa tạo không gian mở, kết nối giao lưu, giới thiệu các làng nghề gốm truyền thống Việt Nam, là nơi trưng bày các tác phẩm đương đại. Khối nhà như lò úp, như khái niệm lưu giữ, bảo tồn, nơi đây giới thiệu, bảo tồn về lịch sử làng nghề 500 năm, và trưng bày các sản phẩm của làng nghề.


ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG KHU VỰC NGHIÊN CỨU

Vương quốc màu gạch

8

KHÍ HẬU VÀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN Mang Thít có đặt điểm cũng như toàn tỉnh Vĩnh Long, nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, quanh năm nóng, ẩm, có chế độ nhiệt tương đối cao và bức xạ dồi dào. Kết quả thống kê về khí tượng thuỷ văn qua các năm, cho thấy: Nhiệt độ trung bình qua các năm biến động từ 27,3 - 27,8 °C, tuy nhiên qua các tháng trong năm 2010 vào mùa khô đặc biệt tháng 4, 5 cho thấy nền nhiệt của toàn tỉnh lên cao 35,5 - 38 °C. Tổng lượng bốc hơi trong các tháng đầu năm 2010 cao hơn trung bình nhiều năm 100 mm so với cùng kỳ nhiều năm. • Nhiệt độ cao nhất từ năm 2006 – 2010 là 37,2 °C, thấp nhất là 17,7 °C và biên độ nhiệt giữa ngày và đêm bình quân là 7,30 °C. • Bức xạ trên địa bàn huyện tương đối cao, bình quân số giờ nắng trong một ngày là 7,5 giờ. Bức xạ quang hợp hàng năm đạt 79.600 cal/m². Thời gian chiếu sáng BQ năm đạt 2.550 - 2.700 giờ/ năm. Nhiệt độ và bức xạ dồi dào là điều kiện cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt. • Độ ẩm: không khí bình quân là 81 - 85%, trong tháng 9, độ ẩm đạt cao nhất là 88% và tháng thấp nhất là 77% vào tháng 3. Độ ẩm trung bình tháng qua các tháng trong năm 2009 ở mức khá cao, được ghi nhận là 84%, xấp xỉ và cao hơn 7% so với cùng kỳ nhiều năm. • Lượng mưa: Số ngày mưa bình quân trong năm là 100 - 115 ngày với lượng mưa trung bình đạt 1.550 - 1.650 mm/năm.

Nhận xét

Bảng mực nước đo tại trạm Mỹ Thuận

Bảng số liệu khí tượng đo được

Nhận xét

Số lượng dân cư của khu vực huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh long có sự thay đổi rõ rệt qua xấp xỉ 50 năm, cụ thể: Tăng nhẹ ở các khu vực và bố trí số lượng tăng rải rác dọc theo các khu vực của sông Cổ Chiên. Đối với khu vực làng gạch nung Mang Thít, các đối tượng dân cư làm gạch giảm đi (các khối màu đỏ) và tăng đối với các dân cư với mục đích nông nghiệp lúa nước và nông nghiệp ăn quả lâu năng.

Bảng so sánh số dân cư của khu thiết kế và các vùng lân cận từ năm 1950 đến 2015

Chú thích Hướng gió từ phía biển Đông Hướng gió từ sông Cổ Chiên Đường biểu kiến mặt trời Nguồn ô nhiễm

Ranh khu thiết kế Đường QH

MẶT BẰNG ĐÁNH GIÁ KHÍ HẬU TỰ NHIÊN KHU VỰC THIẾT KẾ TL: 1/10.000

Cụm lò gạch gây ô nhiễm


ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG KHU VỰC NGHIÊN CỨU

Đồ án thiết kế KTCQ tái tạo làng gạch nung Mang Thít, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long

HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT

Bảng thống kê sử dụng đất hiện trạng

Biểu đồ tròn thể hiện tỉ lệ sử dụng đất ở hiện trạng

Nhận xét Hiện trạng sử dụng đất của khu làng gạch thể hiện được mối tương quan của đời sống nông thôn kết hợp với sản xuất ở tại huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long. Chia ra làm 3 loại hình đất rõ ràng: Đất sản xuất ( hoạt động liên quan đến lò gạch, gốm): chiếm khoảng 1/3 khu đất thiết kế, bao gồm các loại hình như lò nung gạch, sân phơi đất, khu tạo hình đất ... Đất nông nghiệp: bên cạnh đất sản xuất lò gạch, gốm thì hoạt động sản xuất nông nghiệp vẫn diễn ra với các loại hình nông nghiệp cây lâu năm (chủ yếu là các loại cây ăn quả như: cam sành, bưởi, mít, sầu riêng, bơ ...) chiếm khoảng 1/10 diện tích khu thiết kế Đất tự nhiên: do đặc trưng của hoạt động sản xuất gốm mà các vùng hoạt động gốm ít có cây xanh cao tầng ( bởi nhu cầu sử dụng ánh nắng và sức nóng của mặt trời làm khô đất sét) do đó đất tự nhiên chỉ chiếm vào khoảng 1/6 diện tích khu vực thiết kế. Mặt nước (và các hồ nuôi thủy sản): một trong những thành tố quan trọng trong hoạt động sx gạch gốm đó là nước giúp vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm. Ngoài ra còn có một khu vực riêng dành cho nuôi trồng thủy sản

Chú thích Mặt nước sông, kênh Mặt nước nuôi trồng thủy sản Đất cây xanh sinh thái gốc Đất cây nông nghiệp lâu năm

Đất ở Đất sản xuất gạch, gốm Đất trống Đường dựa trên QH Ranh thiết kế

MẶT BẰNG HIỆN TRẠNG KHU VỰC NGHIÊN CỨU TL: 1/10.000

9


ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG KHU VỰC NGHIÊN CỨU

Vương quốc màu gạch

10

ĐỊA HÌNH VÀ MẶT NƯỚC Kinh nghiệm chống nước nổi

Nhận xét Mang Thít có đặc điểm cũng như toàn tỉnh Vĩnh Long chịu ảnh hưởng chế độ bán nhật triều không đều của biển Đông thông qua các sông lớn là sông Cổ Chiên và sông Măng Thít, có đặc tính địa hình rất nhạy cảm với chế độ nước trên sông, rạch, trong ngày có 2 con nước lớn, ròng, trong tháng thì có 2 con nước rong vào những ngày đầu và giữa của tháng âm lịch. Nước ngọt hầu như quanh năm, tạo thuận lợi cho tưới tiêu trong NN, giao thông thuỷ, phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt. Yếu tố khí hậu, thuỷ văn các năm khá thuận lợi cho ngành sản xuất gạch nung (với quy tình vận chuyển nguyên liệu và vận chuyển thành phẩm). Lượng mưa của khu vực chỉ tập trung vào 6 tháng mùa mưa cùng với nguồn nước lũ từ thượng nguồn tạo nên một số khu vực bị ngập úng cục bộ, ảnh hưởng đối với sản xuất gạch, đời sống sinh hoạt của người dân và môi trường sinh thái. Đồng thời dưới tác động của biến đổi khí hậu trong thời gian gần đây, kết hợp với việc khai thác nguồn nước của các nước thượng nguồn sông Mêkông làm tăng cường tính cực đoan của khí hậu, diễn biến bất thường của mực nước trên sông Mêkông, khả năng xâm nhập mặn ngày càng sâu vào đất liền sẽ gây nên hậu quả là giảm dần các yếu tố thuận lợi về mặt khí hậu - thời tiết, điều kiện thuỷ văn - nguồn nước và tăng các nguy cơ tiềm ẩn do tác động của biến đổi khí hậu trong những thập kỷ.

Mùa Khô Chú thích

Mùa Mưa MẶT CẮT RẠCH THẦY CAI VÀO MÙA MƯA VÀ MÙA KHÔ

Mức độ ngập theo giờ của chế độ bán nhật triều khu vực thiết kế

Bảng chú thích về độ cao

MẶT BẰNG ĐỊA HÌNH KHU VỰC NGHIÊN CỨU TL: 1/10.000


ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG KHU VỰC NGHIÊN CỨU Bảng thống kê

Khu vực làng gạch nung kết nối với các tỉnh và huyện lân cận bằng đường DT 907; tiếp cận với các khu vực khác bằng đường chính DT 902 rộng vào khoảng 6m và chật liệu đường nhựa; Tuy nhiên các đường thủy vẫn là phương tiện tiếp cận phổ biến nhất tại đây (với việc vận chuyển hàng hóa: trấu, mê, gạch ...). ĐƯỜNG BỘ: Với lợi thế và vật chất có sẵn là gạch đỏ - người dân sử dụng chính chất liệu sẵn có không chỉ để ốp lát đường xá mà còn là để còn dành cho việc xây dựng và đắp đê điều (có tính tiện lợi, chi phí thấp tuy nhiên vẫn có thẩm mỹ cao). Các hướng tiếp cận vào khu lò nung và khu dân cư hầu hết đều sử dụng chất liệu gạch hư gạch vụn để ốp lát. Các lối tiếp cận tương đối nhỏ ( vào khoảng 2m) - không phù hợp cho các xe cơ giới dạng lớn. ĐƯỜNG THỦY: Với lợi thế về hệ thống sông rạch - có một trục nước lớn là kênh Thầy Cai dọc theo làng gạch và các nhánh kinh nhỏ khác tiếp cận tới các vùng lân cận. Việc vận chuyển hàng hóa hầu hết dựa trên hệ thống mặt nước ở đây. Trục kênh chính rộng khoảng 57m hướng chở hàng hóa chủ yếu từ nhánh ngã ba phía Nam len lỏi vào hướng trục kênh thầy Cai chính đổ ra sông Cổ Chiên.

BẢNG THỐNG KÊ

GIAO THÔNG TIẾP CẬN ĐƯỜNG BỘ Nhận xét

Đồ án thiết kế KTCQ tái tạo làng gạch nung Mang Thít, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long

MẶT BẰNG HIỆN TRẠNG GIAO THÔNG KHU VỰC TL: 1/10.000

CẤP ĐỘ TIẾP CẬN LIÊN TỈNH, LIÊN HUYỆN

SƠ ĐỒ HIỆN TRẠNG GIAO THÔNG TIẾP CẬN CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU

CẤP ĐỘ TIẾP CẬN VÀO CÁC LÀNG LÒ NUNG VÀ KHU DÂN CƯ

11


Vương quốc màu gạch

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG KHU VỰC NGHIÊN CỨU GIAO THÔNG TIẾP CẬN ĐƯỜNG THỦY

MẶT BẰNG LÒNG KÊNH

Nhận xét

Hoạt động sầm uất buôn bán gạch trên Kinh Thầy Cai là rất lớn bởi hệ thống sông rộng; cho phép các thuyền chở hàng ra vào ít bị cản trở. Độ rộng của sông lớn nhất đạt 57m cho phép đưuọc 4 làn đường thủy. Sự thuận lợi về giao thông này cho phép các hoạt động hai dãy lò hai bên Kinh tự do hoạt động mà không lo ngại bị va chạm.

12


ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG KHU VỰC NGHIÊN CỨU

Đồ án thiết kế KTCQ tái tạo làng gạch nung Mang Thít, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long

13

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG LÒ GẠCH Bảng thống kê

Nhận xét

Tổng số lượng thực trạng miệng lò đang nung là 163 cái, số lượng nhà lò là 440 cái (có thể thay đổi do tính chất linh hoạt và di chuyển); Lượng lò bị bỏ hoang chiếm 16.5% số lượng các lò tồn tại và tiếp tục tăng lên hàng năm.

Chú thích Khu vực chứa đất và đùn ép tạo hình mê (đất sét ướt) Khu vực phơi khô đất sau khi tạo hình Khu vực chứa thành phẩm mang đi Lò nung tổ ong Lò nung bị dỡ bỏ/ bỏ hoang Nhà ở

Sơ đồ thể hiện quy mô hoạt động lò gạch

MẶT BẰNG THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG LÒ GẠCH Ở KHU VỰC NGHIÊN CỨU TL: 1/10.000

Quy trình để tạo thành một cục gạch hoàn chỉnh sẽ bao gồm n công đoạn và được diễn ra trong 4 khu vực chính là khu chứa đất, khu phơi khô, lò gạch và khu vực lưu trữ.


ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG KHU VỰC NGHIÊN CỨU

Vương quốc màu gạch

HÌNH THÁI “ĐÔ THỊ” LÒ GẠCH

SƠ ĐỒ PHÂN TÍCH HÌNH THÁI CỦA LÒ GẠCH

MẶT BẰNG HÌNH THÁI CÁC KHU VỰC CỦA NHÀ LÒ TL: 1/10.000

Nhận xét

Hình thái nhà gạch chủ yếu hướng kênh Thầy Cai là chính; riêng các khu vực ở phía Bắc (bên tay trái) có hình thái khác biệt (Song song kênh và Hướng tâm) do hệ thống nhà lò quy mô lớn, nên có các khối sản xuất không cần phải giáp sông; Ngoài ra khu vực khu công nghiệp phía Nam cũng tạo nên hình thái đặc biệt với module lớn hơn với hình thái thường thấy.

14


GIÁ TRỊ VẬT THỂ 1. CÁC KHU VỰC NUNG GẠCH

Đồ án thiết kế KTCQ tái tạo làng gạch nung Mang Thít, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long

15


Vương quốc màu gạch

2. CÁC GIAI ĐOẠN HOẠT ĐỘNG NUNG GẠCH

16


ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG KHU VỰC NGHIÊN CỨU

Đồ án thiết kế KTCQ tái tạo làng gạch nung Mang Thít, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long

17

GIÁ TRỊ VẬT THỂ 3. CHI TIẾT KIẾN TRÚC: LÒ NUNG GẠCH/ GỐM

Nhận xét

Một trong những hình ảnh đặc trưng của làng gạch nung Mang Thít chính là lò gạch tổ ong (tên khác lò vòm, lò tròn). Với hình dáng cao từ 9 - 12m, lò gạch nhô lên khỏi các mái nhà lụp xụp; thổi ra những hơi nóng màu trắng đến đen liên tục. Môi lò có thể hoạt động nung khoảng 15 ngày nung liên tục và 2 tuần cho gạch nguội. Các thành phẩm gạch dựa vào phân tầng trong lò sẽ thay đổi dựa vào ngọn lửa (được điều khiển bởi bàn tay của ngươi canh lò nung). Có nhiều hộ gia đình tuy đã bỏ nghề vẫn không nỡ dỡ bỏ lò gạch nung bởi hình ảnh gắn bó thân thương cũng như sự hoành tráng cổ kính của các lò gạch vốn đã là hình ảnh đặc trưng của làng

CHI TIẾT CỦA MỘT MIỆNG LÒ NUNG

CÁC LOẠI SẢN PHẨM CỦA LÒ GẠCH DỰA TRÊN PHÂN TẦNG


Vương quốc màu gạch

GIÁ TRỊ VẬT THỂ 4. CHI TIẾT KIẾN TRÚC: NHÀ LÒ (NƠI SẢN XUẤT, LƯU TRỮ)

SÂN PHƠI

Nhận xét

Nhiệm vụ chính của các khu nhà là nơi thực hiện các công đoạn tạo hình đất sét và phơi gạch. Các lò gạch với tính chất linh động dựng chủ yếu bằng các sản phẩm lỗi tái sử dụng, có khả năng cơi nới và linh hoạt tùy vào không gian.

18


5. CHI TIẾT KIẾN TRÚC: SÂN PHƠI - HÌNH THÁI HIÊN HỮU

Đồ án thiết kế KTCQ tái tạo làng gạch nung Mang Thít, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long

19


LOẠI CÂY

Vương quốc màu gạch

GIÁ TRỊ MẢNG XANH

Nhận xét

HOA

LOẠI CÂY

HOA

Bởi đặc trưng của nghề làm gạch gốm ở nơi đây, cần các yếu tố tự nhiên như nhiệt độ, nắng và gió phục vụ cho giai đoạn phơi gạch, sây khô đất mê. Do đó các hệ thống cây xanh tự nhiên gần như không xuất hiện trong các cụm lò gạch. Cây xanh nơi đây phát triển rất mạnh mẽ cụ thể ở các vị trí lò nung gạch ít hoạt động hoặc bỏ hoang luôn có dấu hiệu phát triển len lỏi của cây xanh tự nhiên của vùng; do đó về mặt phân bố cây xanh trên khu đất là không đồng đều; chủ yếu phát triển ở cụm hoạt động sx thủy sản

HỆ THỰC VẬT TỰ NHIÊN

BẢNG THỐNG KÊ CÁC LOẠI CÂY ĐẶC TRƯNG CỦA HỆ SINH THÁI KHU VỰC THIẾT KẾ

SƠ ĐỒ THỂ HIỆN CÁC VỊ TRÍ HỆ SINH THÁI TỰ NIÊN TRONG LÀNG GẠCH

Sơ đồ hệ sinh thái tự nhiên

20


(Mùa vụ)

QUẢ

LOẠI CÂY

Đồ án thiết kế KTCQ tái tạo làng gạch nung Mang Thít, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long

LOẠI CÂY

BẢNG THỐNG KÊ CÁC LOẠI CÂY NÔNG NGHIỆP LÂU NĂM ĐẶC CỦA KHU VỰC THIẾT KẾ

QUẢ

(Mùa vụ)

Chú thích

GIÁ TRỊ MẢNG XANH HỆ THỰC VẬT NÔNG NGHIỆP LÂU NĂM

SƠ ĐỒ THỂ HIỆN CÁC LOẠI HÌNH TRỒNG CÂY NÔNG NGHIỆP LÂU NĂM Nhận xét Do sự khó khăn trong việc kinh doanh gạch gốm (do bối cảnh, môi trường, sức khỏe) nhiều hộ gia đình ở khu vực đã chuyển sang kinh doanh cây nông nghiệp lâu năm. Do đó khu vực phía nam của khu đất chủ yếu là các hoạt động nông nghiệp ăn quả đặc trưng của vùng ĐBSCL. Bên cạnh đó, lí do vị trí địa hình cũng ảnh hưởng với cá hoạt động kinh doanh: Các vị trí ven mặt kinh, rạch thường tập trung sản xuất gạch; trong khi đó các vị trí không giáp mặt nước sẽ trồng cây ăn quả (dẫn nước bằng cách đào kinh vào). Nên khu vực phía bắc và phía giữa của khu đất hẹp nên không có các hoạt động nông nghiệp.

21


Vương quốc màu gạch

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG KHU VỰC NGHIÊN CỨU Chú thích

HIỆN TRẠNG TỔNG HỢP Biểu đồ tròn thể hiện tỉ lệ sử dụng đất ở hiện trạng

Cây xanh tự nhiên Đất lò gạch Đất hoang (từng là lò gạch) Đất nhà ở

Cây nông nghiệp lâu năm

Các loại cây ăn quả: xoài, cam sành, măng cụt, dứa, mãng cầu, chôm chôm, sầu riêng,...

Mặt nước Kinh Thầy Cai Hồ nước thủy sản

MẶT BẰNG HIỆN TRẠNG KHU VỰC NGHIÊN CỨU TL: 1/ 7.500

Ranh đất Hướng gió từ sông Cổ Chiên Hướng gió từ hệ thống biển Đông

22


ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG KHU VỰC NGHIÊN CỨU

Đồ án thiết kế KTCQ tái tạo làng gạch nung Mang Thít, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long

MẶT CẮT TỔNG THỂ

Phân đoạn 1

Phân đoạn 2

Phân đoạn 3

Phân đoạn 4

MẶT CẮT TỔNG THỂ CỦA KHU VỰC THIẾT KẾ TL: 1/1.000

23


Ý TƯỞNG THIẾT KẾ CẢNH QUAN

Vương quốc màu gạch

TẦM NHÌN VÀ MỤC TIÊU

TẦM NHÌN QUẦN THỂ LÀNG GẠCH NUNG MANG THÍT ĐƯỢC CHUYỂN ĐỔI THEO ĐỊNH HƯỚNG BẢO TỒN THÍCH ỨNG ĐỂ TRỞ THÀNH MỘT QUẦN THỂ DU LỊCH VĂN HÓA DỰA TRÊN GIÁ TRỊ ĐẶC TRƯNG NGHỀ TUYỀN THỐNG VÙNG SÔNG NƯỚC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRONG BỐI CẢNH ĐÔ THỊ HÓA

MỤC TIÊU

1.

Bảo tồn và tái sử dụng các giá trị bản sắc văn hóa làng gạch nung truyền thống tại xã Mỹ Phước và Nhơn Phú, huyện Mang Thít; hướng đến mục tiêu phát triển du lịch thông qua tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan.

2.

Khai thác chất liệu gạch nung đặc trưng của địa phương hiện hữu để tạo lập không gian tham quan giải trí nghỉ dưỡng thu hút cho quần thể.

3.

Phát triển các không gian đáp ứng nhu cầu của 1 quần thể du lịch văn hóa nghề truyền thống kết nối hài hòa với hình thái Không gian kiến trúc cảnh quan sông nước.

24


PHÂN LOẠI ĐỐI TƯỢNG HOẠT ĐỘNG

Nhận xét Đối tượng sử dụng khu vực làng gạch nung Mang Thít được chia làm 4 loại đối tượng chính với mục đích sử dụng cũng như phụ vụ cho khu du lịch: Khách du lịch (có nhu cầu lưu trú và không có nhu cầu lưu trú); Khách có nhu cầu đặc biệt (để nghiên cứu, sáng tạo, ... ) được gọi chung là nhà nghiên cứu và cuối cùng là dân cư địa phương với mục đích chính là để phục vụ các nhu cầu dịch vụ ở khu quần thể du lịch Mang Thít

SƠ ĐỒ DI CHUYỂN CỤ THỂ CỦA TỪNG LOẠI ĐỐI TƯỢNG

Đồ án thiết kế KTCQ tái tạo làng gạch nung Mang Thít, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long

25


Vương quốc màu gạch

Ý TƯỞNG THIẾT KẾ CẢNH QUAN ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN

26

Nhận xét Địa hình cảnh quan bị chi phối chỉnh bởi trục sông thầy Cai chính giữa do đó các thiết kế cảnh quan phát triển chủ yếu dọc theo mé sông; Điểm cành quan chính phụ cũng men theo trục thiết kế bờ sông. Ngoài ra còn có hai trục đường song song so với trục sông chính giữa: đường DT 902 (phía Đông) và một trục giao thông còn lại (phía Tây).

Chú thích

MẶT BẰNG Ý TƯỞNG TUYẾN NHÌN CẢNH QUAN TL: 1/7.500

Nhận xét

Chú thích

MẶT BẰNG Ý TƯỞNG ĐIỂM CẢNH QUAN TL: 1/7.500


ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN

Đồ án thiết kế KTCQ tái tạo làng gạch nung Mang Thít, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long

27

Nhận xét Giao thông tiếp cận ở bờ phía Tây và bờ phía Đông là khác nhau cụ thể bờ Đông (đường DT 902) có kích thước và quy mô lớn hơn phù hợp cho các hoạt động náo nhiệt giải trí (ĐỘNG), còn lại bờ phía Tây nhỏ hẹp và biệt lập hơn nên các hoạt động dành cho chủ địch nghĩ dưỡng (TĨNH) và các hoạt động hướng đến các đối tượng đặc biệt cụ thể (các dịch vụ công dành cho người dân tại đây)

Chú thích

MẶT BẰNG Ý TƯỞNG PHÂN VÙNG ĐỘNG TĨNH TL: 1/7.500

Nhận xét

Khu vực được chia làm 5 phân khu chính dựa trên tính chất hiện trạng nhà lò cũng như hiện trạng mảng xanh tự nhiên cảnh quan; ngoài ra việc phân chia nhu cầu hướng đến phụ thuộc vào tính chất tiếp cận: Bờ phía Đông (phia trên) hướng đến hoạt động ĐỘNG, bờ phía Tây (phía dưới) hướng đến hoạt động TĨNH.

Chú thích

MẶT BẰNG PHÂN KHU 5 VÙNG TL: 1/7.500


Vương quốc màu gạch

SƠ ĐỒ Ý TƯỞNG HOẠT ĐỘNG

28

Nhận xét Toàn khu làng gạch nung Mang Thít tỉnh Vĩnh Long được chia làm 5 phân khu lớn chính: Khu vực 1 và 2: tập trung vào các mục đích giải trí và trải nghiệm; mua sắm Khu vục 3 : khu vực lưu trú, trải nghiệm vườn cây nông nghiệp ăn quả, trải nghiệm cảnh quan hồ thủy sản Khu vực 4 : khu nhà công nghiệp sản xuất (giữ nguyên bản) Khu vực 5 : Khu dịch vụ công phục vụ các nhu cầu của người dân địa phương


Đồ án thiết kế KTCQ tái tạo làng gạch nung Mang Thít, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long

Ý TƯỞNG THIẾT KẾ CẢNH QUAN

29

MỨC ĐỘ TÁC ĐỘNG THEO VÙNG

CODE màu cho các mức độ tác động

Bảng thống kê tỷ lệ các mức độ tác động vào công trình

Chú thích

MẶT BẰNG THỂ HIỆN MỨC ĐỘ TÁC ĐỘNG TRONG ỨNG XỬ THIẾT KẾ TL: 1/7.500


Vương quốc màu gạch

30

PHÂN VÙNG ĐỊNH HƯỚNG CHỨC NĂNG

Nhận xét

Mức độ tác động vào từng khu vực sẽ khác nhau dựa vào các tính chất riêng biệt: KHU 1A: KHU TRẢI NGHIỆM NGHỀ NUNG GẠCH, GỐM Sử dụng hình dáng khung nhà cũ (thay đổi nhận dạng: bảng hiệu, hiệu ứng áng sáng,...) KHU 1B: KHU CHỢ LƯU NIỆM VÀ NHÀ ĐIỀU HÀNH Sử dung hình dáng cũ nhưng thay đổi chất liệu

KHU 3A: KHU LƯU TRÚ - KHÁCH SẠN VÀ RESORT THỦY SẢN Sử dụng các vật liệu từ thiên nhiên (Gạch, đá,...) tạo ra các hình dáng công trình mới

KHU 2: KHU TRẢI NGHIỆM VĂN HÓA TÂY NAM BỘ Sử dụng hình dáng khung nhà cũ (thay đổi nhận dạng: bảng hiệu, hiệu ứng áng sáng,...)

KHU 4: KHU SẢN XUẤT Các công trình được giữ nguyên

KHU 3B: KHU LƯU TRÚ - RESORT SÂN VƯỜN Sử dụng các chất liệu mới, giữ lại hình dáng công trình cũ

KHU 5: KHU DỊCH VỤ CÔNG - TRƯỜNG MẪU GIÁO VÀ CÔNG VIÊN Hầu hết là công trình bị dỡ bỏ

Nhận xét Màu sắc trong logo của các phân khu thể hiện mức độ tác động thuộc loại lớn nhất trong số các loại hình tác động vào phân khu. Phân vùng định hướng chức năng giúp làm rõ hơn các khu vực với các mục đích khác nhau phù hợp với các mức độ tác động khác nhau.

MẶT BẰNG PHÂN VÙNG ĐỊNH HƯỚNG CHỨC NĂNG TL: 1/7.500


MẶT BẰNG PHÂN KHU CHỨC NĂNG CHI TIẾT TL: 1/5.000


ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN PHÂN KHU CHỨC NĂNG

Vương quốc màu gạch

BẢNG THỐNG KÊ SỐ LIỆU CÁC PHÂN KHU CHI TIẾT

32


MẶT BẰNG THIẾT KẾ KIẾN TRÚC CẢNH QUAN LÀNG GẠCH NUNG TL: 1/5.000

MẶT CẮT TỔNG THỂ TL: 1/5.000


Vương quốc màu gạch

Ý TƯỞNG THIẾT KẾ CẢNH QUAN MẶT BẰNG TỔNG THỂ CHÚ THÍCH

34



Vương quốc màu gạch

MẶT BẰNG SƠ ĐỒ 5 PHÂN KHU TL: 1/7.500

36


KHUNG THIẾT KẾ

Đồ án thiết kế KTCQ tái tạo làng gạch nung Mang Thít, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long

37


Vương quốc màu gạch

38


Đồ án thiết kế KTCQ tái tạo làng gạch nung Mang Thít, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long

TRIỂN KHAI CHI TIẾT KHU 1A : TRẢI NGHIỆM NGHỀ NUNG GẠCH, GỐM

TIỂU CẢNH B

NHÀ TRIỄN LÃM TIẾP ĐÓN Khu vực 1 nằm ở vị trí đón tiếp trong toàn quần thể làng gạch nung Mang Thít tỉnh Vĩnh Long; trên trục đường DT 902 (cho phép tiếp cận bằng các loại hình giao thông cơ giới lớn). Do đó khu vực 1 đóng vai trò như một khu vực đón tiếp đầu tiên theo cảm nhận của các du khách khi đến khu làng gạch. Các chức năng dành cho trải nghiệm làng nghề làm gạch làm gốm ở tỉnh Vĩnh Long như: Nhà triễn lãm, Khu vực trải nghiệm , khu mua sắm lưu niệm đồ gốm sứ, gốm men, gạch nghệ thuật ... Kiến trúc dựa trên nền hiện trạng của làng gạch cũ tuy nhiên các công trình sẽ được thay đổi hình thái như thêm vào các chi tiết bảng tên, mặt đứng gạch nghệ thuật và các loại hình landart đánh dấu các điểm đến tiếp theo trong hành trình tham quan khu làng gạch nung Mang Thít.

39


Vương quốc màu gạch

ĐIỂM CẢNH QUAN CHÍNH: QUẢNG TRƯỜNG GẠCH NUNG

40

BEFORE

Hình thái của khu vực 1 là các nhà lò xung quanh sẽ được sắp xếp hướng tâm (hiện trạng); Phát triển và thiết kế dựa trên các hình thái cũ của hiện trạng, sau đó thêm thắt các chi tiết cảnh quan men theo khu vực đồng thời tạo thành hành trình đi từ Điểm Tiểu Cảnh A (Nhà triễn lãm) sang Tiểu Cảnh B (điểm cảnh quan chính: Quảng trường gạch nung) và kết thúc ở một quảng trường tiếp đón màu xanh. Ngoài ra còn bố trí thêm các điểm cảnh quan nhỏ ven sông tạo được hình thái ven sông khi đứng từ bờ còn lại.

DESIGN AFTER

HỆ CÂY SỬ DỤNG

MẶT HƯỚNG SÔNG KHU QUẢNG TRƯỜNG TRÒN


KEY VISUAL: QUẢNG TRƯỜNG GẠCH NUNG

Đồ án thiết kế KTCQ tái tạo làng gạch nung Mang Thít, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long

BEFORE Hiện trạng: Sân phơi gạch lớn Điểm cảnh quan chính: Quảng trường gạch nung ( hình thái hướng tâm) với hiện trạng là một sân phơi gạch lớn của các nhà lò kinh doanh riêng lẻ xung quanh. Thiết kế thành khu vực quảng trường lớn bao quanh là các gian hàng mua sắm vui chơi giải trí.

AFTER

TIỂU CẢNH B

QUẢNG TRƯỜNG GẠCH NUNG

41


Vương quốc màu gạch

42

TIỂU CẢNH C

LỐI ĐI DẪN TỪ TIỂU CẢNH A SANG TIỂU CẢNH B Lối đi dẫn từ khu vực nhà triễn lãm đến quảng trường gạch nung bố trí dãy ghế ngồi kết hợp với bồn trồng cây cao. Dãy bên phải dẫn ra các tiểu cảnh dọc kênh Thầy Cai. Dọc theo lối đi sẽ có các hệ thống công trình trải nghiệm nung gạch gốm (dựa trên hiện trạng lò một tầng).

ỨNG XỬ VỚI LÒ GẠCH

0.6m 0.2m

6.5m

12m

1.2m 43m

KHU QUẢNG TRƯỜNG GẠCH NUNG

MẶT ĐỨNG LÒ

LAN CAN


Đồ án thiết kế KTCQ tái tạo làng gạch nung Mang Thít, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long

TRIỂN KHAI CHI TIẾT

43

KHU 1B : CHỢ LƯU NIỆM VÀ NHÀ ĐIỀU HÀNH Nối tiếp với khu vực 1A, là khu vực chợ lưu niệm và nhà điều hành của quần thể làng gạch nung Mang Thít. Chợ được bố trí mở đầu với khu vực ngoài trời bán các sản phẩm dịch vụ ăn uống. Sau đó là khu vực chợ trong nhà sẽ tập trung vào bán các vật phẩm lưu niệm; ngoài ra còn có khu vực phòng chiếu phim tư liệu và có art interact. Khu vực 1B giữ lại khối mái từ hiện trạng và thay đổi các vật liệu bao quanh làm từ kính, xi măng.

21 m 14 m

14 m

KHU CHỢ NGOÀI TRỜI

3.7m

3.7m

3.7m

14 m

TIỂU CẢNH

KHU CHỢ NGOÀI TRỜI

PHÂN KHU CHỢ LƯU NIỆM

HƯỚNG NHÌN CHỢ TỪ KÊNH THẦY CAI


Vương quốc màu gạch

TRIỂN KHAI CHI TIẾT

44

KHU 2: TRẢI NGHIỆM VĂN HÓA TÂY NAM BỘ

Khu vực 2 với độ rộng hẹp nhất so với tổng thể làng gạch nung Mang Thít; khu vực có mật độ lò gạch, nhà gạch dày đặc nhất trong tổng thể. Phương án cải tạo: loại bỏ một số nhà lò xuống cấp/ bỏ hoang tạo thành các điểm cảnh quan nhỏ dọc trên tuyến đường trải nghiệm về văn hóa Tây Nam Bộ như: khu nhà hàng, khu vực xem múa, khu vực nghe đờn ca tài tử và khu trải nghiệm nấu ăn bản địa. Bờ bên tay phải tập trung với chủ đề về nghệ thuật gạch nung, gồm nung.

BEFORE

AFTER

Công tình cải tạo sử dụng các mặt đứng là các lớp gạch xếp chồng theo thứ tự khác nhau, tạo thành tổng thể mặt đứng khác biết so với hiện trạng

TIỂU CẢNH A

INSTALLATION ART SPACE


ĐIỂM CẢNH QUAN CHÍNH: CẦU ĐI BỘ ÁNH SÁNG

Đồ án thiết kế KTCQ tái tạo làng gạch nung Mang Thít, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long

45

Điểm cảnh quan chính tại khu 2 là cầu đi bộ băng qua hai bờ sông. Hình thái đặc trưng của khu vực làng gạch nung Mang Thít là các lò gạch treo trên hệ thống dàn treo, hệ thống lò gạch ngoài bự hơn các lò gạch bên trong tạo thành các vệt sáng khác nhau khi đo bộ trên cầu. 18 m 5m

3.5 m 0.25 m

5m 0.25 m

1.5 m

3m

6m

0.25 m

3.5 m

MẶT CẮT CẦU ĐI BỘ ÁNH SÁNG 35 m

CẦU ĐI BỘ ÁNH SÁNG

MẶT BÊN CẦU ĐI BỘ ÁNH SÁNG


KEY VISUAL: LỐI VÀO CÁC KHU DỊCH VỤ

Vương quốc màu gạch

BEFORE Hiện trạng: Lối đi bằng xi măng Lối vào các khu nhà dịch vụ tại khu 2 với hiện trạng bằng xi măng và hệ thống hàng rào cây xanh đặc trưng của miền đất Tây Nam Bộ. Thiết kế sử dụng vật liệu địa phương bằng gạch để ốp lát phần lòng đường để đi bộ trong khu vực khu 2. Các công trình được thêm bảng hiệu và xử lý vật liệu bằng kính để phù hợp với mục đích trải nghiệm, giải trí.

AFTER TIỂU CẢNH B

LỐI VÀO CÁC KHU DỊCH VỤ KHU 2

46


NÔNG NGHIỆP

KHU VỰC NHÀ TRẢ NGHIỆM TNB

NÔNG NGHIỆP

KHU VỰC NHÀ TRẢ NGHIỆM TNB

ĐƯỜNG DT902 KÊNH THẦY CAI

ĐƯỜNG DT902

Nhận xét

Khu vực 2 nằm tại vại trí trung tâm và là khu vực tập trung nhiều các hệ thống giàn nung, lò nung ; đồng thời là dải đất hẹp nhất trong cả quần thể . Do đó khối lượng giữ nguyên và tác động ít nhất trong toàn khu với phương án ứng xử với các nhà lò giữ lại dáng nhà , gia cố thêm và trang trí các hiệu ứng ( thêm bảng hiệu, thay đổi chất liệu gạch bằng các chất liệu nhẹ và hiện địa hơn như kính, nhôm,...) . Với tính chất nằm trải dài và dày đặc giúp cho khu vực 2 trở thành khu vực có nhiều các hoạt động dịch vụ nhất trong cụm quàn thể lò gạch nung Mang Thít

KÊNH THẦY CAI


Vương quốc màu gạch

48

MẶT HƯỚNG SÔNG KHU 2 (BỜ BÊN PHẢI)

MẶT HƯỚNG SÔNG KHU 2 (BỜ BÊN TRÁI)


Đồ án thiết kế KTCQ tái tạo làng gạch nung Mang Thít, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long

TRIỂN KHAI CHI TIẾT

49

KHU 3A : KHU LƯU TRÚ - KHÁCH SẠN VÀ RESORT THỦY SẢN KHÁCH SẠN VIEW SÔNG

BEFORE

TIỂU CẢNH A

KHU KHÁCH SẠN LÒ NUNG

AFTER

Khu vực lưu trú được bố trí ở phần bờ còn lại (đối diện bờ của khu vực 1A) với đường tiếp cận nhỏ và biệt lập hơn. Đồng thời, cảnh quan tự nhiên bao quanh cùng với hệ thống hồ thủy sản phù hợp với chức năng nghỉ dưỡng. Khu vực 3A lưu trú gồm 2 phần chính là khu vực cụm khách sạn và cụm resort (bao quanh bởi nhiều hồ hơn). Cụm khách sạn tập trung cục bộ với hai cụm nhà chính: Khu khách sạn view sông và khách sạn lò nung. Khách sạn view sông có hướng nhìn ra phía kênh Thầy Cai; khu khách sạn lò nung bố trí dọc theo hướng kênh Thầy Cai, hướng về lối vào chính của khu vực.

PHÂN KHU KHÁCH SẠN VIEW SÔNG


Vương quốc màu gạch

RESORT THỦY SẢN

MẶT BẰNG NHÀ BUGNALOW

Khu vực lưu trú resort ở khu 1A có hai hình thức lưu trú là Bunglaow biệt lập và cụm Bungalow theo dãy - phục vụ hai nhu cầu khách khác nhau: khách đi đơn/ dôi và khách đi theo cụm gia đình. Ngoài ra còn có các dịch vụ đi kèm với hệ thống resort như Nhà hàng hội nghị, Spa, Cà phê và các hoạt động giải trí sông nước khác.

50

PHÂN KHU RESORT THỦY SẢN

TIỂU CẢNH B

TIỂU CẢNH C

DÃY BUNGALOW QUANH HỒ THỦY SẢN

CỤM BUNGALOW THEO DÃY


Đồ án thiết kế KTCQ tái tạo làng gạch nung Mang Thít, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long

TRIỂN KHAI CHI TIẾT KHU 3B: KHU LƯU TRÚ - RESORT SÂN VƯỜN

RESORT SÂN VƯỜN

Khu resort sân vườn nằm ở cuối đường đi, chung bờ với khu resort thủy sản. Tính chất biệt lập và cao cấp hơn resort thủy sản. Tinh chất không gian tập trung khai thác các mảng xanh nông nghiệp, ngoài ra còn có các dãy bungalow nằm sát nhau dọc theo kênh Thầy Cai. Khu vực lưu trú gồm có dãy bungalow dọc theo bờ Kênh Thầy Cai, bên cạnh là cụm Bungalow dành cho gia đình bố trí tập trung; Ngoài ra, bên trong khu vực nông nghiệp có bố trí các khu vực biệt thự biệt lập giữa đồng ruộng. Tương tự với khu vực resort thủy sản, resort sân vườn có các hệ thống dịch vụ phục vụ cho các du khách có nhu cầu lưu trú: Nhà hàng, hội nghị, khu đón tiếp và các hoạt động giải trí đặc biệt (hồ bơi vô cực, thu hoạch mùa vụ: rau, cây nông nghiệp lâu năm: cam, chanh, quýt, ổi,...)

TIỂU CẢNH A

HỒ THỦY SINH, CÂU CÁ

51


KEY VISUAL: LỐI ĐI CHÍNH CỦA RESORT SÂN VƯỜN

Vương quốc màu gạch

BEFORE Hiện trạng: Lối đi vào giữa các nhà gạch nung Lối đi chính của resort sân vườn với hiện trạng làm bằng xi măng, ngăn cách các khu vực hai bên bằng hàng rào kẽm gai/ hàng rào gạch thô sơ. Thiết kế khu vực lối đi thành lối đi ốp lát bằng vật liệu địa phương gạch, thay đổi hàng rào thô cứng bằng hàng rào xanh mềm (hàng rào bông trang, hàng rào chuối). Thêm các hệ thống bảng hiệu và đèn cho nhu cầu định hướng và các hoạt động về đêm

AFTER TIỂU CẢNH B

LỐI ĐI CHÍNH CỦA RESOR0T SÂN VƯỜN

52


Đồ án thiết kế KTCQ tái tạo làng gạch nung Mang Thít, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long

53

Hệ sinh thái thực vật ven bờ chiếm số lượng rất ít tại khu vực làng gạch nung Mang Thít bởi tính chất của hệ thống sản xuất vật liệu xây dựng bao gồm các khâu vận chuyển lên xuống nên thường sẽ cố hệ thống bờ bao cứng (bồi bởi gạch vụn gạch thải). Tuy nhiên vẫn tồn tại hệ sinh thái thực vật tự nhiên ở khu vực 1a và khu vực 3b. Thiết kế resort cần tái hiện và hồi phục lại các cụm cây xanh tự nhiên ven bờ.

MẶT CẮT SINH CẢNH VEN KÊNH THẦY CAI

MẶT CẮT PHÂN TÍCH CHỨC NĂNG THỰC VẬT VEN BỜ

MẶT CẮT AA’

Các loại cây xanh sử dụng

MẶT BẰNG KHU ĐÓN TIẾP CỦA RESORT SÂN VƯỜN

Các loại cây xanh sử dụng

MẶT BẰNG KHU BIỆT THỰ CỦA RESORT SÂN VƯỜN


TRIỂN KHAI CHI TIẾT

Vương quốc màu gạch

54

KHU 4: KHU SẢN XUẤT

TIỂU CẢNH A

KHU VỰC HÀNH CHÍNH CỦA CỤM SẢN XUẤT Khu vực sản xuất là khu vực có số lượng nhà lò và lò giữ lại được hình thái nguyên vẹn nhiều nhất. Với kỹ thuật sản xuất và quy mô cải tiến hơn so với khu vực, là bản thể mẫu để kham khảo các kỹ thuật cao cấp ít gây ô nhiễm môi trường và công suất lớn, chi phí xây dựng rẻ hơn, trở thành khu vực đánh dấu sự chuyển mình của ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng. Bố trí mới của khu vực cho phép sắp xếp vị trí các phân khu rõ ràng hơn cho các khu vực khác nhau của cụm sản xuất

PHÂN KHU CỤM SẢN XUẤT


KEY VISUAL: LỐI VÀO CÁC KHU DỊCH VỤ

Đồ án thiết kế KTCQ tái tạo làng gạch nung Mang Thít, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long

BEFORE Hiện trạng: Dãy nhà lò công nghiệp ( khu sản xuất gạch theo hình thức lò Hoffman)

Hiện trạng là khu vực dãy nhà lò cũ kỹ theo công nghiệp, hình thái thiếu rõ ràng và không phân biệt được. Thiết kế sử dụng lớp vỏ bọc bên ngoài bằng tôn tạo hình thái đồng nhất cho khu vực nhà sản xuất, cây xanh được bố trí theo cụm.

AFTER TIỂU CẢNH B

KHU CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT

55


Vương quốc màu gạch

TRIỂN KHAI CHI TIẾT KHU 5: KHU DỊCH VỤ CÔNG - TRƯỜNG MẪU GIÁO VÀ CÔNG VIÊN

TIỂU CẢNH

KHU VỰC CÔNG VIÊN

Người dân địa phương ở làng gạch nung Mang Thít với vị trí di chuyển khó khăn tiếp cận với các dịch vụ công cộng như sân thể thao, công viên giải trí (>3km). Bố trí thêm các chức năng dịch vụ công nhằm phục vụ cho dân cư địa phương (người làm dịch vụ chính ở khu vực làng nghề gạch nung Mang Thít). Bố trí thêm các chức năng trường mẫu giáo, công viên giải trí, sân thể dục thể thao.

TIỂU CẢNH

SÂN CHƠI CHO TRẺ EM Ở TRƯỜNG MẪU GIÁO

56



Vương quốc màu gạch

58


PHỐI CẢNH TỔNG THỂ

HIỆN TRẠNG KHU VỰC 2


Vương quốc màu gạch

PHỐI CẢNH TỔNG THỂ

DÃY KHU DỊCH VỤ KHU VỰC 2

60


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.