XÊ DỊCH - CÁI ĐẸP
PLATFORM 2
LETTER FROM 3594 MILES
NHÌN XUỐNG NGÂN HÀ Có một lần bay ngang qua New York City vào lúc đêm khuya, tôi nhìn xuống và thấy một kỳ quan trải ra dưới mắt mình: ở dưới kia là tấm lưới khổng lồ rực sáng của Trái Táo Đỏ đan bởi những ánh đèn đường và đèn xe mải mê len lách qua một mê cung đại lộ. Hình ảnh này nom như một dải Ngân Hà dưới đất, giăng mắc đến tận rìa chân trời. Ở mạn trái và phải, tấm lưới ấy nhạt dần đi rồi chìm vào những vùng tối hun hút. Lúc ấy tôi tự hỏi những người New York đang ở đâu. Ở đâu? Câu hỏi ấy thực sự ngớ ngẩn. Với thành phố không ngủ này, bạn chỉ vào bất kỳ chỗ nào trên dải Ngân Hà dưới kia, chỗ ấy hẳn sẽ có người. Họ rảo bước nhanh, họ cúi đầu nhìn điện thoại di động, họ ăn tối trong một nhà hàng high-end, họ ngẩng mặt lên nhìn bộ áo đẹp treo trên cô manequin (nom không khác gì một bức họa Picasso) trưng trong cửa sổ của một cửa tiệm sang trọng nào đó trên Đại lộ số 5. Mỗi người là một hạt thiên thạch trôi vun vút trong vũ trụ của New York. Họ quá nhỏ bé để xuất hiện trên dải Ngân Hà, nhưng họ vẫn là một phần không thể thiếu. Mỗi người mang trong họ một câu chuyện về Thành Phố Lớn, vì sao họ ở đây và họ đang tìm điều gì. Nhờ những câu chuyện ấy mà New York tỏa sáng. Họ đang tìm điều gì? Tôi từng viết một (nửa) quyển sách với địa danh “Thành Phố Lớn” trong ấy tôi khuấy trộn cả Sài Gòn lẫn New York lẫn San Francisco, làm một cái cớ để tôi trút hết tình yêu tôi dành cho những Thành Phố Lớn. Chúng ta lớn lên trong một môi trường giáo dục khuôn sáo, một nền văn học còn nặng tính ước lệ; chúng ta quen với những áng văn ca ngợi tuổi thơ ở chốn đồng quê, những khao khát tìm đến thiên nhiên vĩ đại. Tôi tự hỏi có bao nhiêu người trong chúng ta - đến một thời điểm của tuổi hai mươi - bỗng nhận ra họ yêu thành phố lớn vô cùng. Chúng tôi yêu mê mẩn núi rừng, nhưng mỗi bận ngồi lại với nhau, chúng tôi vẫn nói rằng tụi mình hẳn là những đứa con thành phố. Với ai tôi không rõ, riêng tôi lúc về già vẫn muốn sống trong một căn hộ sang trọng ở nơi đô hội, chiều tối xuống sân ngó nghiêng chửi bới rủa xả tụi nhỏ nhắng nhít ngang đường. Thành Phố có nguồn sức sống không bao giờ cạn kiệt, mỗi năm lại vài chục lượt thanh niên trẻ mang theo ước mơ của họ tìm đến đây và rót tinh chất nóng bỏng ấy vào suối nguồn thanh xuân rực rỡ của chốn này. Khi viết bài này, tôi nhớ đến những người trẻ ấy. Ở giữa Thành Phố Lớn hẳn có lúc cô độc lắm, có lúc cúi đầu lầm lũi đi trên phố, chỉ mong tìm được một nơi ấm áp hơn, có tình người hơn. Tôi ngồi trên máy bay nhìn xuống New York thấy dải Ngân Hà. Họ lạc giữa những con đường nêm kín người, cúi đầu nhìn xuống; nếu không vì ước mơ vẫn lấp lánh hay tham vọng vẫn còn rực đỏ, họ có còn ở đây không? Quê nhà thân thương nhưng không có thứ phép thuật biến ước mơ của họ thành hiện thực. Thành Phố Lớn - đó là những Nàng Thơ. Tôi đã gặp không biết bao nhiêu người đem lòng yêu mến những New York, những London, những Paris,... ngay từ lúc chưa từng hạnh ngộ. Hỏi họ vì sao, họ chỉ biết cười mà rằng, “Không biết, ở đó có những điều ta mơ đến.” Và tôi tin họ nói đúng. Thành Phố Lớn là nơi ấp ủ những ước mơ. Dĩ nhiên nó vẫn có nỗi buồn, rất nhiều nỗi buồn, có cả tang thương và bi kịch. Nhưng cũng chẳng nơi nào khác bạn có thể “mộng với tay cao hơn trời” như chính nơi này.
ĐI TÀU Ở SEOUL Thanh Vân
SỐNG CHẬM Ở TOKYO Sơn Tùng
6 10
SEATTLE TRONG TÔI
16
XIN CHÀO, PARIS
22
HANOI NĂM GIÁC QUAN
32
Richard Trần
Zi Nguyễn
Linh Nga
TABLE OF C ONT E NT S
THE PASTEL CITY Allison Nguyễn
36
42
NHỮNG NĂM HAI MƯƠI VÀ BA LẦN ĐỔI HỘ CHIẾU Linh Đào
52
#TRAVELTIPS
54
BA NGÀY Ở NEW YORK
58
THAT PLACE
62
3594 Miles
Rio Lam
Bạn đọc Moonbow Express
LẦN THEO NHỮNG ĐƯỜNG VÂN GIẤY Tuấn Sakana
68
LÀM KẺ ĐỘC HÀNH
70
BLOG IN A NUTSHELL
Vivian Nguyễn
ĐI TÀU Ở SEOUL Words by Thanh Vân
Photos from “Around”
Khi tôi bắt đầu viết những dòng này, tàu đang đi qua sông Hàn. Mỗi ngày tôi ngồi trên tàu khoảng gần hai tiếng, chẳng là gì so với những người bạn cùng trường hay anh chị cùng chỗ làm ngày ngày ba tiếng lượt đi, ba tiếng lượt về giữa nhà với trường, hoặc nhà với công ty. Thời gian ngồi trên tàu điện hay xe buýt khéo nhiều hơn thời gian ngủ ở nhà. Khi ở trong những không gian di động này, mọi người làm gì? Dễ thấy nhất là điện thoại di động. Mỗi người một cái máy, để nhắn tin, chơi game, nghe nhạc, mua sắm, đọc truyện tranh, làm việc,... Giữa người này với người kia, tuy ngồi sát nhau đấy, nhưng không tồn tại một mối quan hệ nào sâu sắc hơn là ý thức được, À xung quanh mình là vô số người. Ai cũng có một thế giới riêng xuyên qua cái màn hình điện thoại. Thỉnh thoảng sẽ có một số người bán hàng rong kéo xe đẩy đi qua, sẽ quảng cáo những món đồ linh tinh như gậy chụp ảnh hay dụng cụ mát xa. Đôi ba người sẽ ngước lên nhìn, nhưng phần lớn thì sẽ tiếp tục ai làm việc nấy. Điện thoại của ai người nấy xài. Tâm trí của ai người nấy sử dụng. Nếu không chăm chú vào điện thoại, thì người ta có một lựa chọn nữa là ngủ. Như đã nhắc qua ở trên, thời gian di chuyển bằng phương tiện công cộng ở Seoul có khi nhiều hơn thời gian một người dành ra cho chính căn nhà của họ. Xung quanh vẫn ồn ào và vội vã, nhưng dù sao vẫn không có ai gây áp lực trực tiếp cho bạn khi ở trên tàu. Không có cạnh tranh, không có thúc ép, không phải nhìn trước ngó sau, không phải cố gắng, cố nữa, cố mãi, giấc ngủ chập chờn trên những khoang sắt di động này đôi khi là thời gian êm ái nhất của một người trong một ngày.
MOONBOW EXPRESS 7
Nếu có ai không ngủ thì sao? Nếu không ngủ và không dùng điện thoại, tôi đoan chắc họ đang mở mắt và nhìn đi đâu đó thật xa. Cái nhìn xa xăm, mỏi mệt, trống trải. Ngày trước tôi nghĩ mọi người trông mệt là đi làm về vất vả quá, nhưng thực ra không phải cứ đi làm về, mà lúc nào cũng vậy. Kể từ khi chính bản thân lao cào vòng quay 7h sáng dậy, 8h leo lên tàu, làm việc từ 9h sáng đến 8h tối, và về đến nhà vào 9h, thì tôi bắt đầu cảm thấy sự mệt là có lý do. Mệt mà không ai muốn giấu. Cơ thể thì vẫn khỏe, tinh thần thì vẫn mạnh, nhưng ngày qua ngày có điều gì đó như bị bào rút. Bớt đi sự hào hứng khi dậy, bớt đi những lúc cười một mình, rồi đến một lúc thấy mình cũng u ám như những người ở quanh. Áp lực của cuộc sống Seoul đi trên tàu một vòng là biết. Tất cả những gương mặt nửa xa lạ - vì là của người lạ, nửa thân quen - vì bạn thấy nét mặt ấy ở mọi nơi, sẽ nói cho bạn biết. Thế nhưng dù thế nào người ta vẫn phải sống. Sự khắc nghiệt của Seoul thỉnh thoảng lại làm tôi nhớ Hà Nội. Vấn đề ở Hà Nội là hay tắc đường, đường thì bụi, mưa tí thì ngập, rồi đồ ăn độc hại, đủ thứ. Thế nhưng ai cũng phải sống, lao ra đường, ai cũng phải ăn, phải làm việc chứ. Seoul cũng vậy thôi. Đường phố Hà Nội cũng mỗi người một xe máy - lô cốt, mỗi người một quỹ đạo, thế giới riêng. Cũng tất bật sáng đi tối về. Cũng quay cuồng trong vòng quay phải sống, phải sống. Ở Hà Nội thì định vị nhờ những con
đường, những hàng cây (mà đi lâu lâu thì không rõ hàng cây nào còn, hàng nào đã mất). Ở Seoul thì định vị qua những line tím line xanh, những ga tàu, những điểm trung chuyển (mà đi dưới lòng đất nhiều thì chẳng biết đoạn đường mình đã đi qua ở trên mặt đất trông nó như nào). Đi miết thì dần “biết” thêm nhiều thứ, đồng thời cũng quên đi nhiều thứ. Có một dạo người ta nhắc đến quy hoạch Hà Nội cho giống với Seoul. Nào là cùng là thủ đô, cùng có một dòng sông lớn. “Kỳ tích sông Hàn” biết đâu sẽ lặp lại thành “Lung linh Hà Nội”. Nhưng rồi dự án to lớn ấy không thành. Rõ ràng nhiều cái không thể sao chép được rồi, ví dụ như Hà Nội không thể có tàu điện ngầm vì đất “lỏng” quá, có thể lún sụt (tôi nghe một bác người Hàn làm xây dựng nói thế), Hà Nội cũng không thể có chuyện ngày ngày đi làm đến 9-10h đêm được, vì phải về ăn cơm nhà chứ (tôi hình dung bố mẹ mình sẽ nghĩ thế). Nhưng có vài ba chuyện nếu học tập theo được thì cũng tốt chứ. Ví dụ như sự chăm chỉ, sự nỗ lực, của không phải chỉ một người mà của biết bao người. Riêng trong một khoang tàu đã là bốn-năm chục người cả thảy. Nhân với mười khoang. Nhân với giả sử mười con tàu chạy trên line 2 xanh lá. Nhân với hơn chục line tàu dọc ngang thành phố. Trên những chặng đường xuôi ngược, vẫn có những giấc ngủ chập chờn, những yên bình nhỏ bé.
MOONBOW EXPRESS 9
SỐNG CHẬM Ở TOKYO Words & Photos by Sơn Tùng
Nhiều người biết đến Tokyo như một thành phố hiện đại, đa dạng và năng động hàng đầu thế giới, nơi tồn tại những trung tâm mua sắm ăn chơi nổi tiếng đông đúc và đắt đỏ. Nơi mà con người ta phải hàng ngày chạy đua với sự bận rộn của công việc, của cuộc sống, thành phố mà nếu bạn sống ở đây sẽ có lúc bạn nhận ra mình đang chẳng khác nào một chú cá mòi được đóng hộp trong dây chuyền sản xuất thực phẩm nào đó. Thật vậy, cứ thử đến và đi tàu điện ngầm vào giờ cao điểm với tôi, chúng ta sẽ “không có khoảng cách” theo đúng nghĩa đen. Là một thằng thích lang thang, nếu ai đó nói tôi là kẻ chậm chạp, lười biếng và rảnh rỗi nhất Tokyo có lẽ cũng chả sai. Tôi thích đi bộ, có lẽ là từ khi đến Nhật. Hiển nhiên, tôi thường xuyên có những chuyến đi bất ngờ, khi tất cả các chuyến tàu đã dừng hoạt động. Mới đây thôi, trong một đêm mà ý tưởng mập mờ chưa đến, tôi chợt nhận được một tin nhắn của một anh senpai và thế là chuyến hành trình 10 km để đến một quán cafe sách ở Roppongi của tôi bắt đầu. Ừ thì tất nhiên anh senpai ấy cũng như tôi, một kẻ nghiện dùng đôi chân để mò mẫm, chúng tôi gặp nhau ở Takadanoba băng qua từng ngõ nhỏ, đến những con phố rộng lớn của Tokyo, đi qua hầu hết những trung tâm sầm uất nhất như Shinjuku, Harajuku và cả Shibuya.Hít thở thật sâu, ngắm nhìn rồi ưỡn mình siết vào từng thớ thịt cái không khí rét mướt của Tokyo một đêm đông. Tôi thích nói, tất nhiên là chỉ với những người bạn, nói về những ước mơ hoài bão của cái tuổi 24 đang ào ào đến, để những câu chuyện của tôi cùng anh bạn hoà vào từng đoạn đường vắng lặng cùng những góc phố nhỏ không người, rồi dừng lại trên đỉnh một toà nhà cao tầng ở quận Roppongi khi mà mặt trời vừa cán vạch chân trời. Có lẽ, Tokyo của tôi... là những đêm như thế.
T OKYO ON MY MIND
SEATTLE TRONG TÔI Words by Richard Trần
Photos by Zi Nguyễn
Một ngày trời tuyết giữa tháng 3 ở Denver, tôi ngồi trong căn hộ của mình, suy nghĩ về những việc phải làm trong 3 tuần tới trước khi bay đi Hà Nội. Thời gian thì ngắn mà việc phải làm sao mà nhiều thế. Ấy thế mà điều tôi trăn trở nhất là không biết có quay trở lại Seattle lần nữa được không. Lạ thật, 2 năm sau khi rời khỏi Seattle, tôi đã quay lại đó phải đến gần cả chục lần. Lần gần đây nhất cách đây có một tháng rưỡi. Cơ mà nếu được hỏi tôi có muốn quay lại sống ở Seattle nữa không, có lẽ tôi chỉ có thể cười trừ.
MOONBOW EXPRESS 16
Tôi nhớ Seattle. Tôi nhớ những ngày cuối tuần mà nếu ngủ dậy chưa biết làm gì thì cứ mặc định là đi ra Green Lake ngắm một cái. Green Lake ở Seattle cũng giống như Hồ Gươm ở Hà Nội. Lúc nào trời còn sáng là lúc đó Green Lake còn có người chạy bộ, không kể nắng, mưa thế nào. Mà thực ra trời mà tối thì vẫn có người chạy bộ, bởi vì Seattle quanh năm chắc chỉ có 2 tháng là ban ngày không tối thôi… Tất nhiên là sự khác nhau giữa Hồ Gươm và Green Lake cũng căn bản. Ở Hồ Gươm, các ông bà già đi bộ, còn ở Green Lake thì các ông bà già … chạy bộ. Thanh niên, trai gái, trẻ con, người già các kiểu đều đi chạy hết. Chó cũng đi chạy luôn. Thú vị nhất là khi thấy có thanh niên đứng trên ván trượt cho con chó kéo đi, chẳng phải xuống Nam Cực xem xe chó kéo làm gì cho mệt. Hai chỗ cuối tôi ở trọ hồi ở Seattle đều chỉ cách
Green Lake vài dãy nhà. Từ một trong hai chỗ đó, đi ngược theo chiều kim đồng hồ là đến một cái bể vầy ngoài trời cho trẻ con. Cứ mùa hè đi qua đó là lại thấy các em bé độ tuổi mẫu giáo, cấp 1 đến vui vầy trong nước trong khi người lớn thì nằm bên bờ tắm nắng. Nghe tiếng trẻ con mùa hè nhớ thuở bé đi công viên nước lắm. Đi tiếp khoảng 10 phút nữa thì đến một tòa nhà gạch nho nhỏ trông như một rạp chiếu phim ở một thị trấn nhỏ. Chắc chẳng ai ngờ cách đây 90 năm, tòa nhà được xây nên làm phòng thay quần áo. Seattle là vậy đấy. Nhiều ý tưởng, nhiều công trình mà mình chỉ nghe hoặc nhìn qua cứ ngỡ là không thể nào thật được. Lấy một ví dụ nhé. “Troll” là một con qủy trong thần thoại Na Uy mà cha mẹ ở Mĩ hay dùng dể dọa trẻ con. Thế là mấy bác nghệ sĩ và nhà điêu khắc ở Seattle nghĩ ngay ra ý tưởng đặt tượng con troll ngay ở dưới chân một cây cầu để nếu ai đi qua mà không cẩn thận thì con quỷ nó vồ lấy luôn cho hết đường về nhà…
MOONBOW EXPRESS 17
À quên, thế có ai biết cái tòa nhà thay đồ đắt tiền ấy hiện là cái gì không? Một bộ phận của nó vẫn là chỗ thay quần áo, nhưng phần chính thì đã trở thành một … sân khấu cộng đồng. Một lần tôi cùng với một cô bạn đến đó xem kịch do trẻ em đóng, tôi thì rất ấn tượng với các diễn viên nhí nhưng vẫn không thể tránh khỏi ngủ gật vì các em bé nói nhỏ quá. Cách đấy chỉ vài dãy là một khu vực mà tôi có rất nhiều kỉ niệm cùng. Nhà thờ giáo hội Luther của Phinney Ridge là nơi tối thứ hai hàng tuần tôi tập hát cùng với dàn hợp xướng. Mùa đông Seattle ngày ngắn, tối sớm, lại hay mưa gió nên làm việc xong chỉ muốn chạy về nhà chui vào chăn cho ấm. Thay vào đó thì tôi nhảy lên xe buýt đến thẳng nhà thờ, chạy xuống tầng hầm, hát cùng với người ta cho vui, lại ấm cúng nữa. Đến khi tập hát xong, kiểu gì cũng có thành viên của dàn hợp xướng lái xe đưa về nhà. Ở Seattle không có ô tô lại rất hay vì mình có cớ để trò chuyện với người khác ngay trên xe của người ta, rồi dần dần trở thành bạn bè. Kết bạn ở Seattle thực ra cũng dễ thôi. Cứ chung sở thích và gặp nhau thường xuyên là sẽ trở thành bạn. Nếu chỉ gặp nhau một lần ở một quán bar hay bữa tiệc nào đó thì đừng quá phấn
khích kẻo ăn dưa bở đấy. Cách nhà thờ đúng một phố là nơi cuối cùng tôi gặp lại một cô gái có ảnh hưởng rất lớn đến quyết định rời khỏi Seattle của tôi. Đối với tôi, cô gái ấy là kết tinh của những gì tinh túy nhất từ Seattle. Tâm hồn tự do, tinh thần lạc quan, tính cách nghệ sĩ, thông minh, hiểu biết về thế giới, thích ăn đồ cây nhà lá vườn, thích vận động và gần gũi với thiên nhiên. Cô gái ấy như có nguồn năng lượng vô tận và có khả năng chia sẻ nó với những ai được tiếp xúc. Và tôi là một trong số những người có may mắn đó. Chuyển từ Seattle đến Denver đối với tôi là một hành trình đi tìm sự hạnh phúc. Seattle còn được biết đến với cái tên Thành Phố Ngọc Bích. Ấy là bởi cả thành phố được bao phủ bởi màu xanh của cây cối. Đa số thời gian trong năm thì cây cối trông cũng tối om như cả thành phố thôi, nhưng bạn có thể ngửi thấy mùi thơm của lá cây từ bầu không khí trong lành bao trùm cả thành phố. Mỗi khi bay từ Denver đến, đặt chân ra khỏi máy bay là tôi cảm thấy hạnh phúc vì mùi thơm thân thuộc. Đi vòng quanh Green Lake thì bạn sẽ càng cảm nhận mùi thơm ấy rõ hơn, vì xung quanh cái hồ toàn cây và cỏ. Cảm tưởng
MOONBOW EXPRESS 18
“Đối với tôi, cô gái ấy là kết tinh của những gì tinh túy nhất từ Seattle. Tâm hồn tự do, tinh thần lạc quan, tính cách nghệ sĩ, thông minh, hiểu biết về thế giới, thích ăn đồ cây nhà lá vườn, thích vận động và gần gũi với thiên nhiên. Cô gái ấy như có nguồn năng lượng vô tận và có khả năng chia sẻ nó với những ai được tiếp xúc. Và tôi là một trong số những người có may mắn đó.”
đặt cái Hồ Gươm vào giữa một cái sân gôn thì sẽ ra được Green Lake vậy. Vườn thú, sân golf mi-ni, sân bóng đá cỡ nhỏ, sân bóng chày cỡ nhỏ, bể bơi v.v…. đều được chứa hết trong cái không gian cây cối bao quanh cái hồ, và cũng vì vậy nên Green Lake lúc nào cũng náo nhiệt. Phần lớn thời gian ở Seattle của tôi là làm việc ở downtown thành phố, thế nhưng những gì tôi thích nhất ở Seattle lại nằm bên ngoài khu vực ấy. Downtown Seattle không chỉ có tình hình giao thông tồi tệ mà còn hôi hám vì những người vô gia cư và khói bụi từ xe cộ. Người đi trên đường mặt lạnh tanh, như thể muốn tránh phải nói chuyện với người lạ vậy. Tôi đã đến nhiều thành phố, và có lẽ Seattle là nơi mà người bản địa sợ người không quen nhất, mà đặc biệt là ở khu downtown. Cứ làm việc xong là tôi nhảy ngay lên xe buýt đào tẩu khỏi cái nơi tẻ nhạt này. Tính tôi thích quảng giao, càng gặp nhiều người, nói chuyện với nhiều người, tôi càng vui vẻ, phấn khích. Có lẽ vì vậy mà tôi cảm thấy Seattle tù túng mặc dù đã có những người bạn rất thân. Tôi muốn làm quen với cả những người có phong cách sống khác mình để học hỏi từ họ, và 2 năm rưỡi sống ở Seattle tôi đã không thể thực hiện nổi mong muốn đó. Có cảm giác là bầu trời ảm đạm ở Seattle làm cho tâm trạng con người cũng ảm đạm như thế. Nhiều lúc chính bản thân tôi cũng cảm thấy buồn mà chẳng vì lí do gì cả. Tôi thất vọng về Seattle ở chỗ đó.
Tôi thích rất nhiều thứ về Seattle, nhưng tôi có cảm giác mình thiếu một cái gì đó có thể làm cho bản thân hạnh phúc. Không rõ đó là do thời tiết, do con người, hay là do sự tò mò về thế giới bên ngoài? Chỉ có một cách để tìm ra câu trả lời. Tôi muốn được vui vẻ, lạc quan giống như cô gái ngày nọ vậy. Người ta nói không thể yêu người khác nếu không yêu chính bản thân mình. Vì vậy, tôi phải đi tìm hạnh phúc ở chỗ khác. Người ta nói yêu và ghét là hai cảm xúc rất dễ lẫn lộn vì cả hai đều kích thích cùng bộ phận của não. Ừ thì tôi cũng tạm chấp nhận giả thuyết đó để lí giải tình cảm của minh đối với Seattle vậy. Mỗi lần quay lại Seattle là một chuyến đi thú vị, để tôi khám phá lại Seattle, tham quan những nơi mình đã từng đến xem có thay đổi gì không, và đặt chân đến những địa điểm mà hồi trước chưa có dịp. Bạn bè trong mỗi chuyến đi cũng có người cũ, người mới, và làm cho tôi cảm nhận về Seattle một cách rõ ràng hơn. Vậy 2 năm sau khi rời khỏi Seattle, tôi đã tìm thấy hạnh phúc chưa? Câu trả lời: gần tìm thấy rồi! Vậy thì hạnh phúc ở đâu thế? Ở ngay trong tim ấy. Thế trái tim ấy có thể đặt ở Seattle được không? Có thể tôi là người cầu toàn. Có thể là tôi kĩ tính. Có thể là tôi tham vọng. Những thứ làm tôi thực sự hạnh phúc không gắn liền với một vị trí địa lí nào cả. Nhưng trước khi tôi đạt được những thứ đó, tôi còn phải tiếp tục đi, phải tiếp tục tìm kiếm cơ hội cho mình. Seattle, hẹn gặp lại một ngày nào đó.
MOONBOW EXPRESS 19
“ Du lịch là như vầy: thành phố này tặng quà cho bạn, đô thị kia lại cướp đồ của bạn. Nơi này cho bạn tình yêu từ trong tim, nơi kia đập nát tâm hồn. Thành phố và thôn quê vốn sống động, như thể cảm xúc, đỏng đảnh và bất định như chính con người. Sự yêu và lòng thương của chúng cũng đa dạng như mối quan hệ của tha nhân. ” Roman Payne, Cities & Countries
XIN CHÀO, PARIS Words & Photos by Zi Nguyễn
Tôi không ngại nhận mình là kẻ yêu những điều cliché (hay ghét chúng) nếu cảm xúc ấy là thật. Việc tôi mê mẩn New York, London hay Paris là một trong những điều như thế.. Từ lúc bắt đầu bước vào giới nhiếp ảnh thời trang ở Mỹ, tôi đã luôn mơ về một ngày được đứng giữa lòng những thành phố lớn này, để bản thân chìm vào dòng người chằng chịt trên Đại Lộ số 5 hay dạo bước thảnh thơi trên Pont Alexandre III bắt ngang sông Seine và để cảm hứng sáng tạo ăn vào cơ thể từng tí, từng tí một. Những nơi ấy là “nàng thơ” của tôi từ trong trí tưởng tượng cho đến thực tiễn. Ngày tất cả những điều tôi thường ngồi trong căn phòng nhỏ ở Texas hẻo lánh ôm mộng về những đại lộ ánh sáng kia trở thành hiện thực, tôi biết trong giây phút ấy, tôi thực sự đã đem lòng yêu nơi này.
MOONBOW EXPRESS 22
MOONBOW EXPRESS 23
Năm ngày ngắn ngủi ở Paris tưởng chừng như một giấc mơ nửa thực nửa mộng. Nắm tay nhau đi dọc sông Seine vào một ngày đầy nắng giữa mùa đông, thỉnh thoảng xiết chặt, cảm giác dòng máu chảy ngược mới biết mình thực sự đang hiện hữu, cùng anh lạc giữa đất nước cả hai đều ao ước được đến một lần. Mười hai năm học tiếng Pháp, nơi này có lẽ quen thuộc với anh hơn với tôi nhiều. Ở một thế giới khác, anh có lẽ đã trở thành một người dân địa phương, ngày ngày vội vã bắt metro đi làm, cốc cà phê trên tay trái và kindle trên tay phải. Áo sơ mi ủi phẳng, bộ suit màu xanh đậm lịch lãm, đi cùng một đôi giày nâu đậm. Hẳn là thế. Nghĩ đến đây tôi lại cám ơn đời vì những ngã rẽ dù ngẫu nhiên hay đã định, đưa anh về trong quả cầu của tôi. Paris lắm người, điều này hẳn ai cũng biết. Paris lắm rác, Paris ồn ào, Paris bụi bặm, Paris đầy trộm cắp, Paris nhộn nhạo. Bạn đi trước người nào cũng cảnh báo. Ấy mà sao Paris trong tôi lại đáng yêu thấy lạ. Nghĩ lại, đôi mắt mải ngước nhìn những toà nhà cổ kính, mẩn mê những dãy nhà trắng với kiến trúc đậm chất Pháp, tôi nào biết dưới đất có gì. Chân bước trên mây, cảm giác
như thể mình đang nhảy từng điệu qua những con phố Paris xinh xắn. Sự có mặt của hàng nghìn người trên phố, sự chen chúc nhau vào một toa tàu metro, sự vội vã hay nhộn nhạo trở thành một sự thiết yếu. Thế nhưng trong những hỗn loạn đời thường ấy, Paris vẫn đứng hiên ngang giữa tất cả với một sự lãng mạn không thể nào mất đi. Đây chính là Paris trong trí tưởng tượng của tôi. Với bản đồ điện tử trên tay và lịch trình đã xếp sẵn, chúng tôi khám phá Paris nửa có kế hoạch rõ ràng nửa không, đặt mục tiêu về những điểm cần đến trong ngày để rồi lang thang vô định. Nhớ lắm một buổi chiều tàn ấm áp ở khu vườn Luxembourg tráng lệ. Tôi nằm ngả mình trên một trong những cặp ghế được rải dài khắp nơi, mặt hướng về phía hồ và những hàng cây thẳng tắp, cung điện ở sau lưng. Kẻ nắm tay nhau, người dắt trẻ, thi thoảng lại có vài ba thanh niên thong dong chạy bộ. Chim bồ câu rủ nhau kéo lại quây quần ở góc hồ, chờ được ai đó cho bữa cơm chiều. Tôi tưởng chừng có thể ngồi đây cả buổi mà không chán. Được làm việc tôi ưa thích (people watching) ngay giữa lòng Paris lãng mạn. Còn gì hơn?
MOONBOW EXPRESS 25
PARIS ES T T OUJOURS UNE BONN E
E IDテ右
Nhưng rồi chuyện ở Paris của tôi sẽ không mang nghĩa lý gì nếu tôi không nhắc đến đồi Montmartre. Ngày thứ tư, trước lúc rời Paris sang Bỉ, anh và tôi dành hầu hết thời gian ở Montmartre, đến xem Basilica of Sacre-Coeur và thoải sức ngắm cả Paris từ trên cao rồi đi tìm Cafe des Deux Moulins (quán cà phê trong phim Amélie). Dường như ở mỗi thành phố lớn và đông đúc luôn có một góc nhỏ xinh xắn và dịu dàng với một chất rất riêng mà vừa đặt chân đến ta đã thấy cái “chất” ấy bao trùm. Góc nhỏ ấy chạm nhẹ lên con tim ta từ cái nhìn đầu tiên, rồi theo từng bước chân một, ta dần chìm vào một thế giới khác.
những quán ăn với nhiều dãy ghế ngoài trời một phong cách Châu u không lẫn vào đâu được. Trong vài tiếng đồng hồ, chúng tôi cứ thế đi sâu vào những ngóc ngách len lỏi giữa những dãy nhà cổ, chỗ này dẫn đến chỗ kia, không chút dự định. Những con đường xi-măng bắt đầu được thay bằng đường lợp sỏi và nhiều hàng quán xinh xắn dần dần hiện lên. Đây có lẽ là một trong nhữung khu xóm đáng yêu nhất tôi từng được đến. Nếu có nhiều thời gian, tôi hẳn sẽ dành một ngày không máy ảnh, không điện thoại mà chỉ lang thang vô định ở đây, ngắm nhìn mọi thứ thật cẩn thận, từng tí từng tí một.
Thật không mấy bất ngờ khi những tên tuổi lớn của ngành nghệ thuật những năm 20s như Picasso, Vlamenck, Soutine hay Van Gogh đều tụ tập về Place du Tertre ở Montmartre. Khuôn viên quảng trường nhỏ này, nơi bây giờ nhiều nghệ sĩ vẫn dựng khung ngồi vẽ và bán tranh qua ngày, được bao bọc bởi những con đường nhỏ hẹp và
Cứ thế, chúng tôi lần theo những nẻo đường trước mắt, đi mãi đi mãi chẳng muốn dừng. Phút chốc nhìn lại, Montmartre đã ở phía sau rồi… Thương lắm mảnh đất này. Một ngày xuân đẹp trời, tôi sẽ trở lại để được Montmartre ôm trọn vào lòng.
HANOI NĂM GIÁC QUAN Words by Linh Nga
Photos by Zi Nguyễn
Hồ Tây hôm nay mờ trong sương và mây, phủ một màu xám lạnh lên toàn bộ khung hình. Trời và nước ngỡ như là một, không còn biên giới nữa. Dãy nhà phía dọc đường Thuỵ Khuê – Hoàng Hoa Thám, với Lotte cao cao phía xa xa, trông như một dải dây trang trí vắt ngang bức tường màu xám. Tự dưng thấy người nhỏ bé và cô độc đến đáng sợ. Ta sẽ trôi về đâu, về phía nào, về góc nào trong lớp màu đặc quánh? Tôi từng nghĩ mình sẽ về Việt Nam để ổn định một thời gian, tự đặt cho bản thân nhiều mục tiêu quan trọng. Sẽ tranh thủ đi khắp đất nước để bù cho những năm tuổi trẻ chỉ lưu lạc từ xứ
người này sang xứ người khác. Sẽ làm việc hăng say để lấy kinh nghiệm cho việc sống sót (và sống khoẻ) trong giới học thuật hàn lâm. Sẽ năng về nhà và năng đi với gia đình. Sẽ gặp gỡ, kết bạn và chuyện trò với những bạn hay ho. Sẽ yêu và được yêu mãnh liệt với một người đồng ý cùng mình chu du thiên hạ. Thật ra tới bây giờ, cơ bản là hoàn thành được hết thảy. Đã đi, đã làm, đã về, đã gặp, đã yêu. Nhưng “đã” chia ở thì quá khứ đơn – cấu trúc ngữ pháp dùng để thuật lại một sự kiện đã diễn ra và hoàn tất trong quá khứ. Thế thôi, đơn giản vậy thôi.
Vậy nên mới có chuyện bây giờ nè, ngồi hụt hẫng nhìn ra xung quanh. Ừ chặng đường này đã kết thúc rồi, cô gái (không) nhỏ (lắm) lại phải về gói ghém hành trang cho một quãng đời mới. Những vùng đất cần khám phá, những con người cần tìm hiểu, những món ngon thú vui cần được thưởng thức, những đớn đau cần phải nếm trải vẫn đang chờ phía trước. Phải đi thì chân mới cứng, đá mới mềm được, nghe em. Cảm ơn Hanoi đã mở lòng với tôi rất dịu dàng. Hanoi đã tặng tôi một người bạn những ngày bỡ ngỡ, với những chuyến rong đuổi bằng tàu, bằng xe, bằng chân tìm về những câu chuyện xưa cổ của một thời hào hùng. Hanoi đã tặng tôi một cô em gái chuyên gia huỷ hẹn, nhưng biết lúc tôi buồn để nhảy vào gửi tặng bài thơ Mùa hoa đỏ. Hanoi tặng tôi một người chị, để điên rồ cùng nhau, dịch chuyển cùng nhau, tận hưởng cảnh đẹp cùng nhau, và cả khóc cùng nhau nhắc nhau mạnh mẽ. Hanoi tặng tôi một nơi làm việc ấm cúng, nơi tôi thích đến hơn về nhà, nơi tôi chia sẻ niềm vui nỗi buồn và cả những niềm trăn trở, nơi chém gió thành kỹ năng và quần short là đồng phục. Hanoi còn tặng tôi nhiều nhiều những chiều mưa bay se lạnh, những tối đèn hoa rực rỡ, những đêm trăng rằm lung linh, những sáng mù sương và khói (bụi), cả những trưa thơm lừng mùi chả nướng. Hanoi còn tặng tôi những màu phớt trắng của hoa sưa phố Hoàng Hoa Thám góc núi Nùng, những màu tím của hoa ban đường Thanh Niên của bằng lăng phố Trần Thái Tông, Kim Mã, Văn Cao, những màu vàng hoa điệp phố Tô Hiệu lối về, những màu đỏ hoa phượng lấp ló trưa hè.
Hanoi không nghe tiếng chim tiếng ve, chỉ có tiếng xe và tiếng người loạn xạ. Hồi mới về tôi hay bị stress, rồi chuyển qua upset vì nhạy cảm tiếng ồn. Ai nói lớn vào tai là muốn quay ra đấm cho một phát. Thiệt ra bây giờ chỉ đỡ được chút xíu, nhưng hổng muốn quánh nhau nữa mà AQ kiểu “ừ cũng là một loại nhạc hay hay”. Hanoi còn nhiều làng rất hay, có cái ao ở giữa. Phía bên này tôi ngồi trà đá, phía bên kia có quán đang chao ly. Thì cũng nhìn, cũng cười rồi thôi. “Chắc nó chừa mình ra”, không sao, hoặc ừ thì được thêm cái tốt bụng. So với Nhật lùn thì người ngoài này còn xuề xoà chán. Xin lỗi thiệt tâm rồi cười giả lả một cái rồi cũng qua chuyện, hiền mà, hông như tụi miền Nam hay sợ đâu. Hay là tại tui nghĩ vậy nên đời nó dễ thở đi ít nhiều. Hanoi nhiều cái hay quá mà kể quài kể quài không thấy hết. Nhưng mà phải đi thôi, ở tiếp có khi Hanoi lại đá vào mông. Chỉ còn vài ngày nữa thôi, vừa muốn gặp gỡ chia tay các cạ, vừa muốn trốn đi một mình mấy góc Hanoi hay hay. Vậy đó khi nào tôi cũng bị giằng xé, khi nào cũng “bàn chân đã đi, mà sao trái tim quay về.” À mà cái quán cà phê tôi đang ngồi tự dưng biết ý mở bài hát hợp gu. Kỳ ghê sao Hanoi cứ muốn chọc tui khóc quài nha.
Không biết khi nào em sẽ về. Hanoi à, em ghét phải ra đi.
“ALL MY BAGS ARE PACKED, I’M READY T O GO I’M S TANDING HE RE OUT SIDE YOUR DOOR I HAT E T O WAKE YOU UP T O SAY GOODBYE BUT T HE DAWN IS BREAKING, IT’S EARLY MORNING T HE TAXI’S WAIT ING, HE’S BLOWING HIS HORN ALREADY I’M SO LONESOME I COULD DIE SO KISS ME AND SMILE FOR ME T ELL ME T HAT YOU’LL WAIT FOR ME HOLD ME LIKE YOU’LL NE V E R LET ME GO CAUSE I’M LEAVING ON A JET PLANE DON’T KNOW WHEN I’LL BE BACK AGAIN OH BABE I HAT E T O GO”
THE PASTEL CITY Photos by Allison Nguyễn
OH, SAN FRANCISCO
NHỮNG NĂM HAI MƯƠI VÀ BA LẦN ĐỔI HỘ CHIẾU Interview by Iris Lê
Photos by Kiên Đào
Số thứ hai của Moonbow Express, chúng tôi gặp nhiều khó khăn để tìm chân dung cho chuyên mục The Wanderer. Phải là nữ, vì số đầu đã có anh Jeet Dzung Nguyen là nam. Phải du lịch nhiều. Phải du lịch nhiều nhưng không chỉ để đi, không vì danh tiếng hay thành tích. Làm sao chúng tôi biết được ư? Thế mới nói là khó, cả nhóm bàn luận tới lui, đọc bài viết và Facebook của rất nhiều người. Tưởng chừng vô vọng thì một người trong chúng tôi nhớ đến Linh Đào. Linh Đào đi rất nhiều. Khi qua Facebook xin phép phỏng vấn cô ấy, đập vào mắt tôi là lịch bay qua ba quốc gia cách nhau gần nửa vòng trái đất trong vòng hai tuần. Nhưng chúng tôi mãi mới nhớ đến cô ấy cũng có lý của nó: Linh không phải một người du lịch nổi tiếng, hoặc nếu có nổi tiếng cũng không phải vì chuyện đã ba lần đổi quyển hộ chiếu đã in đầy thị thực. Với những hoạt động nổi bật của chị trong lĩnh vực giáo dục và nghệ thuật, tôi nghĩ nếu Moonbow Express không phải là tạp chí về Xê Dịch, hẳn tôi đã hỏi Linh được bao điều thú vị hơn nữa.
Linh hiện đang là Giám đốc khu vực châu Á của trường Minerva (ngôi trường với mô hình tân tiến dành cho những sinh viên tài năng khắp thế giới), đồng sáng lập dự án The Creative Kid Project, National Coordinator cho United World College ở Việt Nam. Đọc sơ qua về lý lịch hoạt động của Linh làm tôi hơi e dè khi Skype trực tiếp nhưng một tiếng đồng hồ trôi qua nhanh hơn tôi tưởng. Sự cởi mở và vui tính của cô cùng những câu chuyện từ những thành phố cô từng đến, về một con người nào đó Linh gặp trong các chuyến công tác, nhiều góc cạnh của cuộc sống được nhìn dưới con mắt sống động của một cô gái trẻ và sống hết mình đầy hoài bão. Có những người khi nói chuyện khiến bạn nể phục và tự hỏi, “Tại sao họ làm được như thế?” Nhưng có những người mà sự chân thành của họ lại làm bạn thốt lên, “Hãy chỉ tôi cách để làm như bạn.” Với tôi, Linh Đào là trường hợp thứ hai.
MOONBOW EXPRESS 43
I - VỀ NHỮNG CHUYẾN ĐI Trong tất cả những thành phố từng sống và làm việc, nơi nào để lại trong Linh nhiều ấn tượng nhất? Tôi vốn không phải là người thích thành phố lắm. Nhưng nếu để chọn, tôi nghĩ mình thích Bali nhất trong các thành phố đã từng làm việc. Người ta nghĩ về Bali là thành phố du lịch, là bãi biển và nghỉ dưỡng, tôi lại tìm thấy điểm thú vị ở con người và văn hoá Bali. Cũng thuộc đất nước Indonesia, vậy mà hai phía bờ đông và bờ tây khác nhau từ tín ngưỡng đến văn hoá. Nhưng nếu để chọn một nơi sống, tôi nghĩ mình chuyển về San Francisco. Tôi chưa từng đến một thành phố nào nhiều mâu thuẫn đến vậy. Vỏn vẻn diện tích 7x7 miles, đi Uber pool $7 có thể di chuyển từ hai điểm bất kỳ trong thành phố, vậy mà thành phố sôi động với nhịp sống và làm việc hối hả của con người từ khắp mọi sắc tộc, ngành nghề, đa dạng trong lối sống và văn hoá. Phía bắc thành phố là biển, phía
tây là vườn quốc gia Golden Gate nên sống ở đây có thể lâu lâu lại ra biển hóng gió hoặc hiking đều được. Lí do cuối cùng là vì bạn trai tôi ở đây. (cười) Khi đến một nơi, Linh thường lưu tâm đến những điều gì? Các chuyến đi của tôi thường vì công việc nên khoảng thời gian riêng cho bản thân để thư giãn hưởng thụ thường khá hạn hẹp. Nhưng tôi nghĩ con người ở mỗi vùng miền đều có những nét độc đáo và riêng biệt. Tôi thích con người, văn hoá, lịch sử, rồi từ đó tôi luận thêm nhiều về chính trị. Tháo bỏ được không ít định kiến. Người Việt Nam mình thường khá kì thị đạo Hồi nhé. Lần đấy tôi có dịp đến thăm một trường ở phía Tây Indonesia. 80% dân cư ở đó là Hồi giáo. Tôi đến trường vẫn mang khăn hijab như các bạn nữ khác. Khi ngồi xuống và lắng nghe những câu chuyện của các bạn về quyền bình đẳng, về phụ nữ, về giáo dục,
về sex, tôi vỡ lẽ ra vô cùng nhiều thứ. Phía Đông Indonesia, Bali thì lại hoàn toàn trái ngược. Người ta tâm niệm mỗi vật đều có linh hồn riêng, họ có thể thờ đất, thờ cây, thờ xe, có một mối liên hệ tâm linh mật thiết với mọi thứ xung quanh mình. Phụ nữ ở đấy ăn mặc rất cởi mở. [… nói về người bạn đường] Người đồng hành cũng là một phần rất quan trọng của chuyến đi. Tôi có một người em trợ lý, nói là trợ lý nhưng chúng tôi xem nhau như
mắt mình những vấn đề mà thời đi học chỉ đọc sách và viết luận. Có một lần tôi công tác ở Singapore. Hôm đấy ở Sing trời mù mịt, không phải vì trời mây mù mà vì khói bụi ô nhiễm bầu khí quyển. Singapore ta biết trước nay là nổi tiếng sạch sẽ, không một cọng rác ngoài đường phố (mà nhân tiện tôi cũng khẳng định luôn là mình không thích Singapore lắm. Nó làm tôi cảm giác rờn rợn ấy. Đi xuống đường, có cảm tưởng rằng mình có thể đếm được số lượng lá ở mỗi cây bằng nhau như nào, cách nhau đúng chuẩn từng đấy thước, cứ như là từ trong nhà máy sản xuất hàng loạt ấy.) Đám bụi mù kia xảy ra ở Singapore nguồn gốc là từ đợt đốt rừng ở
“Tôi có cảm tưởng những gì tôi học trong sách vở chỉ là lý thuyết cho đến khi tôi thật sự bước chân ra thế giới bên ngoài, tường tận trước mắt mình những vấn đề mà thời đi học chỉ đọc sách và viết luận.” tri kỉ vậy. Tôi quý Thy vô cùng. Cô bé là cựu học sinh trường chuyên Lê Hồng Phong, một trong 28 sinh viên lứa đầu của trường đại học Minerva, vừa ứng cử là President của Vietabroader. Thy rất thông thái, biết rộng nên trong các chuyến đi chung, hai chị em hào hứng trao đổi với nhau đủ thứ, hợp tính hợp nết. Tôi lại rất hay tâm sự với Thy, đủ mọi chuyện cả không chỉ công việc. Trong các chuyến đi phần lớn là công việc, bạn có kỉ niệm nào đáng nhớ hoặc điều gì ấn tượng? Tôi có cảm tưởng những gì tôi học trong sách vở chỉ là lý thuyết cho đến khi tôi thật sự bước chân ra thế giới bên ngoài, tường tận trước
Malaysia. Rồi người ta bảo nhau là dân Malaysia vô tổ chức, đốt rừng gây ô nhiễm cho nước láng giềng các thứ. Trong chuyến bay về hôm ấy, tôi ngồi bên cạnh một cô kiến trúc sư người Malaysia. Cô giải thích với tôi người đốt rừng đó không phải là người bản địa. Một số công ty đa quốc gia, có cả Singapore, đã dùng nhựa cao su trên đất Malaysia và đốt rừng. Đây không còn là vấn đề của một hai con người, một hai doanh nghiệp, chỉ Malaysia và Singapore nữa mà là nó cần được đem ra xem xét trên nhiều góc độ. Tôi chỉ nghĩ được đến thế và mới thấy những vấn đề mang tính toàn cầu bao lâu nay ngõ trong sách vở giờ sờ sờ ra trước mặt, nó đang diễn ra thật đấy.
MOONBOW EXPRESS 45
II - VỀ NHỮNG ĐIỂM ĐẾN Người ta nói trong cuộc đời sẽ có những bước ngoặc để trưởng thành. Linh có thể chia sẻ về những bước ngoặc bạn từng đi qua, đã khiến bạn thay đổi suy nghĩ hay mục tiêu sống? Tôi nghĩ mình đã trải qua hai bước ngoặc. Sự chuyển biến đầu tiên là một quá trình cũng xấp xỉ tám năm, từ lúc tôi còn là cô bé 16, 17 tuổi, được học bổng của United World College đi du học ở Ấn gần hai năm, tiếp tục chương trình đại học ở Mỹ, rồi lại bắt đầu những chuỗi dài của các chuyến bay liên tục ở Đông Nam Á với công việc hiện giờ. Từ lúc bước chân ra khỏi Việt Nam, cả quá trình đấy cộng
hưởng với những sự kiện nho nhỏ, tôi lại học thêm nhiều điều mới, gặp thêm nhiều con người mới, bản thân cũng từ đó dần dà “khác” đi theo hướng tích cực hơn. Lúc còn đi học phổ thông, tôi đâu nghĩ một ngày mình sẽ làm một công cuộc vĩ đại nào đó để thay đổi nền giáo dục Việt Nam. Nhưng tôi chỉ nghĩ, mình đang đi đúng hướng, mình cứ học tập và làm tốt nhất có thể, và tôi thật sự rất vui với công việc hiện tại vì trong suốt quá trình trước đó, từ những hành động nhỏ, những mơ hồ dần dần rõ rệt hơn, tính cách và giá trị cuộc sống cũng được định hình. Chưa kể việc đi và đến nhiều nơi là mở mang tầm mắt, cho tôi thấy một thế giới rộng hơn đúng cả nghĩa đen lẫn bóng.
Lần thứ hai có lẽ là cuộc chia tay “sóng gió” đầu đời khi tôi đang học năm nhất ở Brown. Chuyện yêu đương ba năm ở hai đất nước, rồi hai đứa chuyển về dọc hai bờ đông tây ở Mỹ, chúng tôi liên tục bay đi bay về để gặp nhau…
cô con gái trong nhà nữa. Bố có thể bàn chuyện gia đình với tôi, mẹ luôn chia sẻ với tôi như giữa hai người bạn. Tôi cũng rất cởi mở tâm sự với bố mẹ. Nhờ thế tôi hiểu được nhiều hơn về bố mẹ của mình nữa.
Lúc chia tay, tôi gọi về nhà xin bố mẹ nghỉ học ở Brown. Bản thân bố là nhạc sĩ luôn bận rộn với các dự án, mẹ cũng đi làm văn phòng, tất tả cuộc sống hằng ngày chưa đủ, nghe tin tôi báo muốn nghỉ học, hai người lục đục bay qua trường trấn an tinh thần cho tôi. Ngày cuối tiễn bố mẹ ở sân bay, nhìn bố tay xách nách mang, mẹ thì ốm nghén, vừa vẫy tay chào bố mẹ đi khuất sau cửa an ninh, tôi chợt oà khóc tức tưởi. Tôi nhận ra mình chưa bao giờ khóc vì bố mẹ hay vì gia đình ở sân bay cả. Những lần trước là khóc khi phải đưa tiễn người yêu.
Bây giờ với Linh điều gì quan trọng nhất? Điều thứ nhất là: “make relationship work”. (cười)
Đó là lúc tôi quay về lại với chính mình và nhận ra giá trị gia đình lớn lao như thế nào và ý nghĩa ra sao với tôi. Tôi không hối hận về chuyện tôi đã yêu, lúc đấy tôi chỉ thấm tháp hơn về tình cảm gia đình thiêng liêng. Hình như mọi người vẫn hay bảo, “Con gái không nên đi một mình, đi nhiều quá, học cao quá…” Linh suy nghĩ thế nào về điều này và với công việc hiện tại đòi hỏi đi lại rất nhiều, gia đình có “nhắn nhủ” gì không? Chưa tới mười tám tuổi tôi đã được học bổng của The United World để theo học ở Ấn Độ. Chỉ 200 học sinh mà 100 trong số đó đến từ nhiều quốc gia trên thế giới thế nên tôi đã mở mang không ít. Tôi nghĩ mình may mắn vì bố mẹ tôi khá đặc biệt. Từ bé đến lớn bố mẹ đã cho tôi quyền quyết định, cho tôi niềm tin vững vàng về bản thân. Mà khi đi xa mới thấy gia đình gần lại rất nhiều. Bố mẹ không còn nhìn tôi như một
Anh sống ở San Francisco, tôi thì hầu như chỉ đi xung quanh khu vực Đông Nam Á. Tôi cũng thích đi lại, nhưng thời điểm này tôi đang nghĩ đến việc sống ở một nơi chốn lâu dài. Suốt 8 năm vừa rồi tôi đi nhiều quá, hết sạch cả hai quyển hộ chiếu rồi. Thứ hai là em trai. Nó nhỏ hơn tôi tám tuổi và đang chuẩn bị đi du học ở Mỹ. Với mức lương hiện tại, tôi nghĩ mình sẽ phần nào lo được cho em ngoài tiền học bổng từ trường. Nhưng nếu tôi muốn chuyển đến San Francisco, có lẽ tôi sẽ phải định hướng một công việc cho em để nó có thể vừa hỗ trợ em về mặt tài chính mà còn giúp em có cơ hội phát triểm năng khiếu về nhiếp ảnh của mình. Thứ ba là công việc. Thật ra tôi rất thích công viện hiện tại của mình, vì được làm về giáo dục đúng như lý tưởng. Mỗi ngày tỉnh dậy, tôi không bao giờ thở dài, “Ôi, lại phải làm việc nữa ư?” Tôi không có cuộc sống 40 tiếng làm việc mỗi tuần, từ 8h sáng đến 5h chiều, không ai giám sát sau lưng, thời gian vì thế cũng linh động hơn. Chức vụ tôi đảm đương hiện giờ đã là cao nhất trong khu vực. Nếu tôi chuyển về San Francisco, nhiều khả năng tôi sẽ bắt đầu lại từ đầu. Dĩ nhiên vẫn làm cho Minerva, nhưng sẽ không ít thách thức đâu.
MOONBOW EXPRESS 47
III - NHỮNG CHUYỆN BÊN LỀ Tôi nghe nói là Linh rất thích uống cafe. Linh có thể kể về quán cafe yêu thích của bạn không? À, đó là Coffee Exchange ở phố Wickenden, hơi ở ngoài trung tâm trường Brown, thành phố Providence. Tôi thích quán này không phải vì cafe ngon khét tiếng, kiến trúc độc đáo, mà đơn giản vì cái “vibe”, nó khiến tôi thoải mái và tập trung khi học hành. Nói thế nào nhỉ. hai năm đầu đại học, tôi sống trong kí túc xá, sống trong một cộng đồng nhỏ, những con người đều cùng nói về một vấn đề. Còn ở Coffee Exchange, đa phần là người địa phương, người già. Tôi thường đến đây để tìm cơ hội tiếp cận với những người khác, nạp lại năng lượng bằng những khoảng thời gian một mình. Tiệm coffee trong kí ức của tôi là cỗ máy làm cafe rất to sản xuất hạt cafe bán sỉ. Thế nên trong quán sực nức mùi coffee. Với tôi nơi đây mang đến nhiều kỉ niệm thế nên tôi nghĩ mình thích nhất. Vậy cuốn sách yêu thích của Linh là gì? Và hiện tại bạn đang đọc sách gì? Có hai cuốn tôi thích từ bé. Cuốn thứ nhất là A little princess. Cốt truyện cũng đơn giản thôi, nhưng nó giúp tôi củng cố niềm tin về “kindness” (lòng tử tế) của con người. Cuốn thứ hai là Đảo hoang. Câu chuyện về con của Mai An Tiêm, quá trình sống sót ở đảo hoang với vợ và hai con. Đấy là hai cuốn tôi thích từ bé đến lớn, đọc đi đọc lại không chán. Nó nuôi dưỡng tình yêu của tôi cho thể loại truyện mạo hiểm, phiêu lưu. Sau này còn có Harry Potter, Hunger Games, rồi Divergent. Có một cuốn dạo gần đây tôi cũng khá thích tên
là The Shallow. Tác giả đề cập đến một vấn đề khá lý thú, công nghệ đang thay đổi sự vận hành não bộ của con người như thế nào. Ngày trước chúng ta chỉ làm một việc nhất định, đọc sách thì chỉ đọc sách. Bây giờ vừa đọc xong 2 3 trang là lại check Facebook, check e-mail, não bộ cứ bị “scattering” ấy. Nhưng sách cũng nói đến là đến một thời điểm nào đó, con người cũng sẽ bắt kịp với nhịp độ thông tin và xử lý thông tin như vậy. Phải thú thật là tôi hiện tại không còn đọc tiểu thuyết nhiều như khi trước nữa. Chủ yếu là sách về kĩ năng lãnh đạo để tương trợ cho công việc. Nhưng tôi nghĩ đọc sách vẫn rất quan trọng. Nhiều người vẫn lấy lý do là không có thời gian, tôi nghĩ mọi người ai cũng có chừng đó quỹ thời gian, quan trọng là mình biết sắp xếp thứ tự ưu tiên trong cuộc sống thôi. Tôi vẫn nghĩ bản thân cần dành nhiều thời gian hơn để đọc sách. Lúc nãy Linh có nhắc đến bố làm nhạc sĩ. Vậy Linh thích nghe thể loại nhạc gì? Tôi thích nghe acoustic cover. Ai cũng bảo là những bạn cover là những bạn ăn theo, bắt chước. Tôi không nói bản original là không hay, tôi chỉ thấy các bạn cover cũng rất tài năng khi phải diễn lại một bản nhạc nổi tiếng mà phải vừa thể hiện cá tính riêng của mình trong đấy. Một phần nữa là vì không nhiều người xem trọng các nhóm nhạc hoặc nhạc sĩ cover như thế. Họ cũng lao động nghệ thuật nghiêm túc mà. Còn ban nhạc tôi thích nhất là Pentatonix. Tôi tin đây là nhóm nhạc hát acappella hay nhất thế giới hiện nay. Xuất phát từ lượng fan khổng lồ trên kênh Youtube mà bây giờ các bạn ấy đã dành được 2 giải Grammys rồi nhé.
MOONBOW EXPRESS 48
Cuộc phỏng vấn với Linh Dao khép lại ở lời chia sẻ về Pentatonix. Cả buổi trò chuyện như thế xoay quanh những điều nhẹ nhàng, ngay cả khi nói về việc thay đổi thế giới hay các vấn đề thời sự, Linh cũng nói những lời rất giản đơn, không khiến người nghe choáng ngợp. Tôi chỉ mong có dịp gặp cô ấy ngoài đời, ở một quán cafe nào đó và hỏi rõ hơn về chuyện làm ở Minerva, chuyện yêu xa, chuyện bay thật nhiều trên bầu trời và giờ đang tìm chốn dừng chân. Bao nhiêu chuyện chừng như vẫn chưa khai thác hết được mà cô gái này vẫn còn mải miết với những chặng đường mới.
MOONBOW EXPRESS 49
“ Ở một thành phố thật lớn ta thấy có thứ hiện tượng kỳ lạ làm sao, tất cả những gì ta cần làm là thong thả rảo bước với đôi mắt mở to. Cuộc sống nơi đó đầy rẫy những quái vật ngây thơ. ” Charles Baudelaire
The Ocean
#T RAV ELT
IPS
LÀM THẾ NÀO ĐỂ HÀNH LÍ BỚT CỒNG KỀNH
Hành lí luôn là vấn đề nan giải khi di chuyển. Có một vài bí kíp nho nhỏ để bạn có thể tối giản không gian cho vali mà vẫn đảm bảo đầy đủ những gì bạn cần. Mỗi chiếc quần hoặc váy có thể phối được ba chiếc áo. Màu tối và họa tiết đơn giản sẽ dễ dàng hơn cho việc chọn lựa. Chọn một món phụ kiện có thể phối với nhiều kiểu quần áo thay vì mang theo lỉnh kỉnh bao nhiêu là vòng vèo nhẫn lắc. Khi xếp áo vào va li hoặc ba lô thì nên cuộn lại thay vì gấp bình thường để tránh nhăn. Bạn có thể lên hẳn kế hoạch trang phục cho mỗi ngày để tránh việc mang linh tinh mà vẫn không biết mặc gì.
ĐỊNH LUẬT DINH DƯỠNG KHI ĐI
Phải leo núi trèo đèo rồi mới thấy việc ăn uống ảnh hưởng vô cùng lớn đến tinh thần. Bạn có thể chia ngân quỹ cho việc mua sắm thức ăn theo công thức như. Tinh bột là 20%, protein thường sẽ là 40%, rau chừng 30%, 10% còn lại là snack. Nếu đang ở Mỹ, ngoại trừ những nơi bản sỉ cần thẻ thành viên như Sam hoặc Cosco, Walmart luôn cho giá rẻ cho thực phẩm đóng hộp và số lượng cũng vừa phải.
ĐỂ ĐIỆN THOẠI Ở CHẾ ĐỘ “AIRPLANE”
Khi để điện thoại ở chế độ Airplane, bạn vẫn có thể dùng wifi nếu cần check-in hoặc cập nhật Facebook này nọ nhưng cũng đồng thời giúp bạn tiết kiệm pin và sạc pin nhanh hơn bình thường.
MANG THEO TEM VÀ BÚT
Khi bạn bè gửi địa chỉ nhà, bạn có thể lưu vào điện thoại hoặc chép vào một cuốn sổ tay nhỏ, kẹp theo vài chiếc tem và mang theo một cây bút. Bạn sẽ không tưởng được cảm giác vui mừng của người nhận được một tấm bưu thiếp viết tay như thế nào đâu. Việc người ở nhà chờ tin và check Facebook giờ đã xưa như diễm rồi, bạn có thể nhân đôi niềm vui cho người nhà mà không phải tiêu tiền vào đồ lưu niệm chỉ bằng một bức bưu thiếp viết tay có dấu tem bưu điện.
KẾT HỢP LINH HOẠT GIỮA LỊCH TRÌNH VÀ NGẪU HỨNG Lên kế hoạch cho chuyến đi là vô cùng quan trọng vì sẽ giúp bạn tận dụng tối đa quỹ thời gian. Nhưng cũng không hẳn phải rập khuôn, đi cho hết những địa điểm trong to-do-list. Bạn có thể chọn ra 1-2 điểm đến cố định cho mỗi ngày, miễn sao trong ngày đó đi hết bằng ấy điểm. Còn lại thì cứ ngẫu hứng ghé ngang ghé dọc những nơi vô tình khám phá được.
MOONBOW EXPRESS 53
BA NGÀY Ở NEW YORK Words by Rio Lâm
Photos by Zi Nguyễn
Tôi đến New York đã bốn lần. Lần đầu quay về với lòng đầy ghét bỏ, xứ gì đâu mà vừa dơ vừa ồn vừa lạnh lùng vô tình. Lần hai với bạn thân nhất trên đời và người (mới) yêu (giờ đã thành người tình trăm năm), bớt ghét New York hơn, nhưng đổ là do người chứ không phải do đất. Lần ba tôi không nhớ. Lần bốn mới đây, tôi và người yêu quyết định có hẳn ba ngày trọn vẹn chỉ dành riêng cho New York mà thôi. Nói thế là bạn đủ hiểu, sau lần thứ ba, tôi đã trót lòng yêu vùng đất này. Hầu hết những địa điểm tôi gợi ý trong bài đều miễn phí. Tôi sắp xếp thời gian để bạn có thể đi cho hợp lý, tránh việc đi bộ quá nhiều, địa điểm quá xa, đâm ra kiệt sức và mất thời gian.
BUỔI SÁNG: PHÍA NAM CỦA CENT RAL PARK Đến New York nhất định phải thăm nơi nào? Time Square? Tượng Nữ thần Tự do? Tháp Empire State? Với mình, cái tên đầu tiên xuất hiện trong đầu là Central Park. Đây là nơi bạn thấy rõ đời sống dân địa phương hòa vào dòng chảy người du lịch. Mình mua một hộp cơm halah (siêu ngon) ở một xe bán rong dọc đường và vào đây để ăn sáng, nhìn người New York chạy bộ, dắt cún đi dạo, xem những nghệ sĩ đường phố đánh đàn, làm bong bóng, hát ca, nhảy breakdance,... Náo nhiệt hệt như một màn tạp kỹ đầy màu sắc nhưng vẫn yên tĩnh vừa đủ cho tiếng gió, tiếng chim hót, hoa cỏ lá cây ngập trời. Công viên Trung tâm (Central Park) được ví như lá phổi xanh cung cấp không khí sạch cho cả thành phố náo nhiệt đầy xe cộ này. Nó rộng đến nỗi mình mất 5 tiếng để thăm thú kỹ càng chỉ riêng khu vực phía Nam. Sở dĩ chọn mạn này của công viên bởi lẽ nó có nhiều điểm tham quan hơn, chẳng hạn như Khu tưởng niệm Strawberry Fields dành cho John Lennon, tượng Andersen, tượng Alice, đài phun nước trong phim F.R.I.E.N.D.S, v.v…
NGÀY 1
BUỔI CHIỀU - TỐI: ĐẠI LỘ SỐ 5 Chính xác là bắt đầu từ giao lộ giữa Đại lộ số 5 và đường 62. Đại lộ số 5 rất dài, không phải đoạn nào cũng vui. Những dãy hàng shopping nhiều màu sắc bạn vẫn hay thấy trên phim bắt đầu từ giao lộ kể trên. Nó cũng khá gần với khu vực phía nam của Central Park. Bạn không phải là tín đồ thời trang ư? Tin tôi đi, tôi cực ghét shopping. Nhưng rảo bước dọc theo Đại lộ số 5 gần như là việc thưởng lãm tác phẩm nghệ thuật chứ không phải là đi shopping nữa. Chừng như ở đây, có bao nhiêu tiền của, sáng tạo có thể đổ vào việc bài trí gian hàng, người ta đều đã chi ra hết. Những chùm đèn pha lê lộng lẫy được xếp đặt có chủ ý, những con manequin theo đủ mọi trường phái, ngay đến cái bệ đặt một chiếc túi cũng bọc nhung tím óng ả,... tôi đi giữa Đại lộ số 5 giống như Alice lạc vào xứ sở thần tiên. Gần với Đại lộ số 5 là tòa nhà Top of the Rock. Nếu bạn chịu bỏ ra tầm $30 để leo lên đỉnh tòa nhà, bạn sẽ nhìn thấy skyline trứ danh của New York về đêm. Nhưng cũng có nhiều địa điểm miễn phí khác nữa nhé.
NGÀY 2 BUỔI SÁNG - CHIỀU: THE ME T ROPOLITAN MUSEUM OF ARTS … mà tôi hay dịch nôm na thành Bảo tàng Nghệ thuật Đô thi, không sai nhưng nghe kỳ kỳ. Trước lần đầu đặt chân đến New York, tôi đã luôn mơ ước đến thăm nơi này - bảo tàng công lớn nhất nước Mỹ, nơi trưng bày hàng nghìn cổ vật quý giá, cả đời có lẽ không thấy nổi nếu không vào đây. Cho bạn nào chưa biết, bảo tàng này tuy niêm yết giá vé là $25 nhưng đấy là pay-as-youwish. Bạn trả bao nhiêu cũng được vào cổng, từ 25 cent đến $100. Đi hết MET trong một ngày là chuyện gần như không thể. Tôi nghĩ bạn nên chọn một mảng yêu thích (nghệ thuật Phục hưng chẳng hạn), vừa có vé vào bảo tàng là nhắm hướng đi đến khu ấy. Dọc theo đường đi, bạn sẽ thấy những khu vực khác. Đừng ngại ghé vào xem nhé, miễn sao cuối cùng bạn đến được nơi mình thích. Tôi đi bảo tàng cũng khá nhiều lần, nghiệm ra được cách đi này nếu không có nhiều thời gian. Còn không, bạn cố gắng đi cho kỳ hết thì chỉ mệt và mất hết cả hứng thú thưởng lãm. Vé của bảo tàng có hiệu lực trong một ngày, ra vào không quản. Thế nên buổi trưa chúng tôi lại ra ngoài bảo tàng mua đồ ăn ở xe hàng rong. Chúng tôi ngồi ăn trên bậc thềm, ngắm nhìn người ta qua lại, tự nhủ với du khách như mình, đây có lẽ là kỷ niệm hiếm khi gặp lại.
BUỔI TỐI: TIME SQUARE Tôi không có ấn tượng gì nhiều với Time Square, chỗ ấy đông đúc quá. Nhưng đèn neon, bảng hiệu quảng cáo, người ta, Broadway, v.v… Dù sao cũng là một nơi thú vị không nên bỏ qua.
NGÀY 3 Ngày thứ ba ở New York là ngày dành cho những nơi đi cũng được, không đi cũng không sao, vào trong danh sách này có tên của Nữ thần Tự Do lẫn tháp Empire State. Tôi chưa đi Empire State bao giờ, nhưng hỏi nhiều người đều nhận được câu trả lời giống nhau, “Cũng không có gì đặc biệt.” Để thăm tượng Nữ thần Tự do, bạn phải mua vé và bắt chuyến phà ra đó. Giá vé khoảng $40. Một kỷ niệm khác vào ngày thứ 3 ở New York là dậy thật sớm, trước khi người dân bắt đầu túa ra đường. Tôi rảo bộ dọc theo những con phố còn vắng và phần nào sạch sẽ tinh tươm, hít thở không khí tĩnh lặng của ban mai chưa kịp nhuốm tiếng xe cộ. Thực sự tôi nghĩ rằng ngày thứ 3 ở New York nên là một ngày ngẫu hứng. Không cần phải guồng chân đi bộ cho kịp đến nơi này nơi kia, cứ nhẩm nha ra tiệm cafe gần nơi bạn ở, mua một chiếc bagel, ghé vào thăm thú thật lâu một cửa tiệm trên Đại lộ số 5, ghé qua phiên bản đời thực của MacLaren Pub,... Bạn hãy quyết định đi đâu vào tối ngày thứ 2 ấy. Nếu may mắn, đó là ngày New York tạo nên nhân duyên với bạn. Nếu không, có lẽ bạn sẽ ghét thành phố này thêm một tí tẹo. Chẳng sao cả. New York không quan tâm đâu.
KẾ T Lý do tôi quyết định viết một bài chia sẻ kinh nghiệm du lịch New York, chứ không phải một tản văn tâm sự, bởi lẽ tôi nghĩ rằng mình chưa yêu New York đủ nhiều, hiểu Trái Táo Đỏ đủ sâu để kể lể “này, tôi yêu New York ngần này.” Không, tôi chỉ giúp bạn tiếp cận nơi đó thôi. New York với tôi là miền đất cần duyên số mới yêu được. Chẳng có gì lạ khi bạn ghét một nơi ồn ào, đầy rác như thế. Nhưng nếu đúng người, đúng nơi, bạn sẽ muốn đến New York lần này và thêm lần nữa, cứ vậy mãi thôi.
THAT PLACE (... WE’VE TALKED ABOUT)
Words by Moonbow Express readers
Ngoài kia, người ta vẫn mơ về một Paris ngọt ngào như phong kẹo Alpenliebe, về một New York khoác trên mình vô vàn cao ốc chọc trời hay một Tokyo rợp bóng những cung đường hoa anh đào. Tôi – một đứa con gái 21 tuổi nhiều hoài bão nhưng cũng lắm khủng hoảng vẫn chỉ mơ về đất Ban Mê. Cái xứ sở cà phê có lẽ chẳng người Việt Nam nào là không biết tới. Ban Mê nuôi lớn tâm hồn tôi bởi đất đỏ bazan - nắng và gió. Ở Ban Mê bạn sẽ được chiêm ngưỡng “mùa tuyết rơi” trắng xóa cứ mỗi tháng ba về. Tuyết trắng muốt và thơm ngát. Đó là cánh đồng tuyết được kết thành từ muôn vàn những nương rẫy cà phê đang độ ra hoa. Đồng tuyết đẹp và thơm tho cái mùi ngai ngái nồng của núi rừng, như kiểu một người phụ nữ từng trải phát ra thứ hương mê mẩn chết người. Tôi cũng nhớ buổi chiều tháng 10 năm lớp 12 đã trốn học cùng đứa bạn thân dong xe ra tận hồ Lak chỉ để tí tớn đuổi theo thứ ánh nắng còn sót lại cuối ngày của chốn núi rừng. Thực ra tôi thích gọi Ban Mê của tôi là Buôn Ma Thuột hơn, như cái cách mà dân ở đây vẫn hay hân hoan khi được người ta hỏi về, mãi sau này, tôi nhận ra dẫu đọc ra sao, đó vẫn là mảnh đất mà giấc mơ tôi luôn có thể trở thành sự thật. Hạnh Nguyên
“Bên núi, bên đồi, ôi thành phố sương” Xin lỗi Sài Gòn! Vì đã phải lòng một thành phố khác. Chạy trốn khỏi Sài Gòn, tôi chìm lỉm trong vòng tay của một thành phố khác. Trong lòng ấm áp. Dù lúc đó, mùa vẫn đang đông. Tôi chạy xe qua những ngọn đồi phủ đầy cỏ lau, những bụi hoa dại, ngang qua một mặt hồ lặng yên, xanh ngắt, những ngôi nhà xinh xắn nằm lặng lẽ ven hồ. Chỉ có chúng tôi. Giữa con đường thênh thang, giữa những cơn gió, giữa hòang hôn đang nhuộm màu da cam lên bầu trời và những đám mây. Tôi đã ước con đường cứ dài ra mãi. Như một giấc mơ đẹp không có hồi kết... Tôi đứng trên đỉnh Lang Bian vào một buổi sáng đầy sương. Trên cao nhìn xuống, thành phố mờ ảo như một giấc mơ không rõ mặt người. Tiếng chim hót, tiếng người lao xao. Hơi lạnh trong không khí. Bãi cỏ với những cụm hoa dại chạy dài xuống dốc núi. Tôi lặng yên đứng đó, nghĩ thầm, thì ra người ta vẫn có thể cảm thấy hạnh phúc dù không nhìn rõ điều gì ở phía sau một màn sương. Cơn mưa nhẹ ào qua trên đường đi bộ xuống núi. Buổi tối tản bộ, mỏi chân ngồi bệt trên vỉa hè trò chuyện. Tách ca cao nóng, không gian cũ kỹ, nhạc Trịnh, làn khói thuốc lá thi thỏang bay qua từ bàn bên cạnh ở Tùng. Hàng cây ban ra hoa trắng muốt đẹp đến ngẩn ngơ dọc phố Trần Hưng Đạo... Thành phố tán tỉnh chúng tôi bằng những điều giản dị. Ngày trở về, tôi đã gói ghém vào trong vali của mình một tình yêu. Việt Anh
Đà Nẵng – bình yên trong từng cơn gió Mới đến Đà Nẵng một lần duy nhất, và cũng chỉ được sống ở đó hai tháng, nhưng mình đã có suy nghĩ rằng mình thuộc về nơi này. Đà Nẵng cho mình cái cảm giác bình yên đặc biệt, cái cảm giác mỗi ngày trôi qua ở đây quá sức nhẹ nhàng. Cuộc sống xung quanh cứ thế trôi qua, con người chẳng có thù hằn đố kị nhau, họ sống với nhau hiền hậu, gần gũi và chân thành lắm. Nếu bạn tự dưng một ngày nào đó thèm khát một nơi chốn bình yên, hãy đến Đà Nẵng. Mình tin rằng bạn sẽ thấy điều mà bạn đang tìm kiếm, sự ấm áp bình dị mà không nơi nào có được. Lê Ngọc Ánh
MOONBOW EXPRESS 59
“ Mỗi thành phố có giới tính và độ tuổi riêng của nó, chẳng liên quan gì đến nhân khẩu. Rome vốn nữ tính. Odessa cũng thế. London là đứa nhỏ vị thành niên, là thằng oắt con, và coi bộ là nó chẳng hề thay đổi từ thời của Dicken rồi. Paris, tôi tin rằng đây là gã thanh niên đôi mươi đang yêu một phụ nữ lớn hơn chàng. ” John Berger
LẦN THEO NHỮNG ĐƯỜNG VÂN GIẤY Words & Photos by Tuấn Sakana
Giới thiệu: Từ bài viết này của anh Tuấn Sakana, 3594 Miles đang hy vọng ra mắt một chuyên mục mới dành riêng cho những người đã đi và tìm thấy hoài bão của đời mình trên chặng đường xê dịch. Không phải ai cũng có may mắn được như thế. Chúng ta đi chơi, khám phá, kết bạn, vui vầy, trải nghiệm; nhưng tìm được ước mơ và chinh phục nó lại là một câu chuyện khác cần đến nhân duyên. Nếu bạn muốn kể câu chuyện tìm thấy ước mơ của mình ở nơi nào đó không phải là nhà, hãy chia sẻ cùng chúng tôi tại 3594miles@gmal.com nhé
MOONBOW EXPRESS 62
Đã và đang trải qua những tháng ngày thăng trầm,khát khao,đam mê,nhiệt huyết của tuổi trẻ,tôi xin kể cho các bạn nghe về câu chuyện nho nhỏ của mình,về cái niềm đam mê về giấy, vải và những cuốn sổ handmade của tôi.
Quốc – 26 dân tộc. Đó cũng là một trong những đam mê của tôi muốn nghiên cứu và khám phá dân tộc vùng miền,đặc biệt hơn nữa khi tôi có cơ hội trải nghiệm quãng thời gian ba năm tại nơi đây, đó quả thật là may mắn lớn trong đời mình!
Sau khi tốt nghiệp đại học chuyên ngành tiếng Trung từ Trung Quốc trở về năm 2009,lúc đó 22 tuổi,tôi đầu quân cho một công ty đồ gỗ nội thất ở Hà Nội. Sau một năm trau dồi những kinh nghiệm về đồ gỗ, nội thất và việc kinh doanh, dường như đó mới chỉ là bước đệm vào đời của tôi. Nghỉ việc tại công ty nội thất tại Hà Nội, tôi làm đơn xin học bổng tiếp lên thạc sĩ ba năm tại thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam,Trung Quốc. Lên đường trong niềm phấn khích vì được học chuyên ngành mình thích là quan hệ quốc tế, cộng thêm niềm hào hứng phấn chấn vì cũng là lần đầu tiên mình được trải nghiệm cuộc sống tại Vân Nam - một trong những vùng đất đặc biệt ở Trung Quốc,nơi đang có số lượng dân tộc thiểu số lớn nhất Trung
Sau ba năm song song với quá trình học tập,làm luận văn tốt nghiệp,tôi đã đi đó đây những vùng miền có dân tộc thiểu số mình đặc biệt yêu thích, quá nhiều ấn tượng, quá nhiều trải nghiệm mà tôi chưa từng biết đến. Con người,cảnh sắc,phong tục tập quán, lễ hội, văn hoá truyền thống thật riêng, thật khác biệt của người Mông, người Tày, người Lisu, người Nujiang hay người Tây Tạng… Bên cạnh đó là những tấm vải vóc hoạ tiết dân tộc đặc sắc,những món đồ lưu niệm làm thủ công bằng tay thật tinh xảo và tỉ mỉ… Tất cả những thứ đó đã thật sự mê hoặc tôi! Tưởng chừng như Trung Quốc đã níu kéo chân tôi hay có duyên nợ gì đó với tôi từ lúc nào không
MOONBOW EXPRESS 64
hay, nhưng một lần nữa tôi lại phải nói lời tạm biệt đất nước này vì dường thế giới bao la rộng lớn bên ngoài kia còn rất nhiều nơi tôi muốn đặt chân đến khám phá. Sau khi tốt nghiệp tôi chưa về nhà ngay mà tiếp tục từ Trung Quốc qua Laos nước làng giềng anh em cố hữu với Việt Nam. Trải qua hai tuần tại đây tôi lại được khám phá một miền Bắc Laos thật khác biệt mà cũng thật gần gũi với quê hương làm sao. Quả thật dù đã đi rất nhiều lần những mỗi lần tôi đặt chân đến một vùng đất nào đó của đất nước Laos là 1 trải nghiệm thật khác biệt và thú vị đối với tôi. Trở về Việt Nam sau đó tôi trút bỏ hành lý và hai ngày sau lập tức lên đường bay đến Kuala Lumpur, Malaysia cho chuyến thực tập ngắn hạn ba tháng tại đây. Kết thúc chuyến đi đó tôi bắt chuyến xe bus đi về phía vùng biển Langkawi của đất nước Malaysia xinh đẹp. Trải qua 10 ngày trên đảo khiến tôi thật sự thấy yên bình, nhẹ nhõm làm sao.
Cho đến ngày thứ tám tôi nhận được một số tin nhắn trên Hotmail từ những bạn sinh viên cùng học người Thái của tôi muốn tôi đến thăm đất nước của họ, thật là một ý tưởng không tồi vì tôi có rất nhiều bạn bè người Thái Lan hồi còn ở Côn Minh – Vân Nam. Nghĩ đến đó hai ngày sau tôi lập tức rời Langkawi đi thuyền vào phía Nam Thái Lan với điểm đặt chân đầu tiên là Hatyai. Thật vui mừng và hạnh phúc biết bao khi chung quanh ta luôn có những người bạn,tôi lần lượt đi Songkra, Trang, Suratthani, Samui, và điểm cuối cùng là thủ đô Bangkok. Mỗi điểm dừng chân tôi dừng lại và đến thăm gia đình và những người bạn của mình, đặc biệt người thật rất nồng nhiệt và hiếu khách. Tôi thật sự cảm kích vì những gì họ và gia đình họ dành cho tôi trên suốt chuyến đi. Sau chuỗi 20 ngày thong dong ở phía Nam với nhà sàn, cây vườn,sông nước và biển cả, về đến thành phố khiến tôi thật lạ lẫm và choáng ngợp với những toà nhà cao tầng, xe cộ tấp nập, hàng quán đèn đường rực rỡ tới tận đêm khuya. Thật
MOONBOW EXPRESS 65
sự là phải mất hơn một tuần tôi mới dần quen với cuộc sống nơi phố thị ở đây. Nói ra thì thật buồn cười,đúng là như kiểu người từ nông thôn ra thành phố vậy! Những ngày tôi ở đây tôi được gặp gỡ và làm quen với rất nhiều bạn bè, cũ có, mới có và họ cũng rất nhiệt tình hiếu khách chào đón tôi. Được đi tham quan khá nhiều nơi và thật sự đây là khoảng thời gian tôi được thực hành tiếng Thái nhiều nhất (tôi có tự học tiếng Thái 8 tháng hồi còn là sinh viên học tập ở Trung Quốc). Một tháng trải nghiệm với Thái Lan cũng để lại cho tôi rất nhiều ấn tượng, về đến Hà Nội, tôi gửi CV cho một công ty sở hữu trí tuệ của Úc, được giới thiệu thông qua một người
bạn của tôi tại Bangkok, lập tức tháng sau tôi quay trở lại nơi đây. Trong quá trình làm việc tại đây,tôi đã đi thăm thú rất nhiều khu chợ, cửa hiệu, hiệu sách … và tôi đã bị ấn tượng bởi những cuốn sổ và những món đồ lưu niệm hết sức phong phú tại đây. Chúng làm tôi như mê mẩn. Mỗi ngày,sau khi kết thúc công việc, tôi dành ra cho mình một khoảng thời gian để đi đến những khu chợ dân sinh, chợ bán buôn, những hiệu sách và cửa hàng đồ handmade và bày bán những sản phẩm đồ handmade mà mình quan tâm. Đến lúc này thì ý tưởng thật sự đang nhen nhóm trong tôi, cứ đau đáu háo hức làm sao.
MOONBOW EXPRESS 66
“Quyết đinh như vậy, tôi đi tiếp về phía Bắc Thái Lan, một vùng đất xinh đẹp giàu truyền thống, nổi tiếng với những sản phẩm handmade truyền thống, cảnh vật thiên nhiên, con người đều rất đỗi mộc mạc, giản dị mà giàu tình cảm. Tôi đã bị đắm chìm từ đây. Sau khi xin nghỉ việc tại Bangkok, tôi trở về Việt Nam với truyền thống hơn 40 làm về ngành in của gia đình.”
Quyết đinh như vậy, tôi đi tiếp về phía Bắc Thái Lan, một vùng đất xinh đẹp giàu truyền thống, nổi tiếng với những sản phẩm handmade truyền thống, cảnh vật thiên nhiên, con người đều rất đỗi mộc mạc, giản dị mà giàu tình cảm. Tôi đã bị đắm chìm từ đây. Sau khi xin nghỉ việc tại Bangkok, tôi trở về Việt Nam với truyền thống hơn 40 làm về ngành in của gia đình. Tôi đã trình bày đưa ra ý tưởng của mình cho bố. Ông thật sự là nguồn cảm hứng thứ hai cho tôi. Ông chỉ bảo và giúp tôi biến những ý tưởng của mình thành hiện thực từ những kinh nghiệm quý báu nhiều năm qua của mình. Tôi đã cho ra mắt sản phẩm sổ bọc vải đầu tiên vào thang 7 năm 2014. Bên cạnh đó,sau những chuyến đi du lịch ngắn ngày, dài ngày tại những nước Đông Nam Á lân cận như: Thái Lan, Laos, Cambodia, Burma, Malaysia… tôi tìm hiểu và thu thập những sản phẩm handmade đặc trưng của mỗi nước mang về và thành lập ra một shop online nho nhỏ với tên gọi Hippie Soul. Trải qua hơn một năm phát triển Hippie Soul, đến cuối năm 2015 tôi đã thành lập Sakana Paper , với nhiệm vụ phát triển riêng những sản phẩm về giấy và đồ thủ công về giấy. Sakana lấy hơi hướng từ Nhật Bản có nghĩa là con cá, đó cũng là 1 trong
những linh vật mà tôi yêu thích. Chất liệu giấy của Sakana là những loại giấy nhập khẩu phần lớn là giấy Nhật, với định lượng cao từ 85gsm, 90gsm, 100gsm hay 120gsm cho đến 200gsm. Phần lớn các sản phẩm sổ của Sakana paper là những cuốn sổ bọc vải từ cỡ mini bỏ túi đến cỡ lớn cho các bạn thích vẽ, mĩ thuật hay thiết kế, viết, sáng tác… Bên cạnh đó, Sakana Paper còn cho ra đời những sản phẩm về giấy như lịch bàn, postcard, thiệp cưới, poster… với chất liệu giấy nhập khẩu và giấy thủ công truyền thống tại Việt Nam. Dần dần qua thời gian, những order của Sakana Paper ngày càng nhiều và cũng được mọi người biết đến nhiều hơn. Đó thực sự là nguồn cổ vũ, niềm động viên rất lớn cho tôi để tiếp tục phát huy, phát triển những ý tưởng hiện tại và sau này cho sản phẩm của mình. Một năm mới đã đến với bao dự định và hoài bão,mỗi người trong chúng ta đều có con đường và lựa chon cho riêng mình. Tuổi trẻ do mình nắm lấy, nó cũng đến và đi rất nhanh, tôi hy vọng mọi người nếu đã có những dự định, ý tưởng của mình thì hãy cố gắng dốc sức thực hiện nó. Ai cũng trải qua quãng thời gian tuổi trẻ mà, nếu các bạn thấy nó tốt và khả thi thì hãy THỬ nhé! Vì phải thử, phải dốc hết sức mình thì mới biết nó có thành công không chứ nhỉ?!
MOONBOW EXPRESS 67
LÀM KẺ ĐỘC HÀNH Words by Vivian Nguyễn
Photos by Zi Nguyễn
Sau đêm Giáng Sinh nồng ấm, trời lại đổ mưa. Cơn mưa dầm rền rĩ của Oklahoma. Ngồi nghe những bản nhạc tình êm ái thập niên 80. Rhythm of the Rain, Casabalnca, Speak Softly Love... trôi trôi, tự dưng lại khiến mình mân mê tưởng tượng hình ảnh một kẻ độc hành đi trong mưa. Bước đi mạnh mẽ và dáng hình cô độc của một kẻ độc hành trong mưa chợt hấp dẫn mình đến vô cùng, kiểu như ngày xưa ở Việt Nam, xem phim Mỹ, thích mê mẩn những thảo nguyên bát ngát của Legend of the Fall hay Cold Mountain... Và trong nhiều lúc ham muốn đi hoang trỗi dậy, mình lại không thôi nghĩ về Đà Lạt, một vùng đất đã đến bao nhiêu bận mà vẫn thấy say.
Lâu lâu bạn bè trên facebook lại đăng gì đó về Đà Lạt, làm tim mình nhoi nhói, vì chẳng biết bao giờ gặp nữa khi mình đã ở cách xa nửa vòng trái đất. Cách đây vài năm, mình cũng trở lại Đà Lạt giữa một đêm mưa. Taxi chở mình quãng đường xa từ sân bay về khách sạn ở khu Hòa Bình. Mưa lâm râm suốt buổi, gió lạnh ban khuya hăng hắc vào người, lòng vẫn cứ thấy ấm êm. Những đêm sau đấy, như không muốn để lỡ một giây phút nào trên xứ cao nguyên này, mình lang thang mãi, bữa thì bắp nướng vỉa hè, bữa cà phê Tùng ngồi nghe nhạc tiền chiến, khi thì lật đật chạy ra khu bờ hồ mướn xe đạp rồi hì hục dắt bộ lên dốc khu cà phê Phượng Tím... Và trong kí ức của những lần lên Đà Lạt, hình như không khi nào mình bỏ quên việc dạo chợ. Mình thề, cảm giác đi chợ luôn tuyệt vời với mình, bất kể ở đâu. Hồi còn ở quê nhà, làm phóng viên du lịch, cứ hay theo các đoàn lữ hành đi suốt. Để đáng đồng tiền bát gạo bỏ ra, các nhà tổ chức khảo sát điểm đến thường lập ra những hành trình hết sức chặt chẽ mà nhiều khi đến...thở bạn cũng cần có thời gian. Nhưng hễ có chút rảnh rỗi là một mình mình lén tìm đường đi chợ. Chợ Cần Thơ Châu Đốc Ninh Bình Quảng Trị Lào Thái Lan...Có khi mình đi
chợ không để mua gì, chỉ ngây ngất nhìn người ta mua bán, trả giá, chồm hổm, hò hét, kì nèo nhau. Có lúc mình đứng lại, giữa trời chiều đông đen những người, để hít lấy không khí này, một không khí đặc quánh mùi nhân gian, thơm thơm mùi cau trầu, rau trái, ngai ngái nhiều thứ mùi khác nữa. Và để gợi nhớ kí ức tuổi nhỏ vừa ôm giỏ gà, cà chua ra chợ bán, vừa ngồi ri rỉ học bài bên trong con chợ bên bờ sông quê. Giữa chợ Đà Lạt, mình như kẻ dại chầm chậm bước qua những hàng hoa hồng hoa cát đằng hoa tulip ngạt ngào hương sắc, ngó nghiêng hàng hồng khô mít khô thơm lừng lựng. Cái mùi đó cứ vây vất lấy mình, không cho mình thôi lưu luyến mảnh đất lạ kì, mê hoặc, mảnh đất mà lần nào tìm đến, mình cũng buông hết xuống, công việc, bộn bề, những lo toan, kế hoạch, chỉ để tận hưởng một không gian xanh mượt với những giọt thời gian ngưng đọng thành lũy trong lòng. Những cảm giác này, thật khó chia sẻ, chỉ có thể tự mình tận hưởng, sự tận hưởng của một kẻ độc hành. Vừa rồi, facebook lại nhắc nhớ đến một mùa hoa dã quỳ, nhà hàng Thủy Tạ tím biếc, và sương khói mông mênh. Tim mình lại nhoi nhói, như chợt nghĩ về mối tình đầu non tơ...
BLOG IN A NUTSHELL
“Lớn lên và lại học ngành nghề nặng về công nghệ, dù vậy tôi vẫn không hình dung được một ngày nào đó con người sẽ thôi không cầm sách, lật từng trang, hít hà mùi sách nữa.” Những Nơi Có Sách
by I ris
Lê
“Tôi cho rằng du lịch cũng tựa như đọc sách (chẳng phải cả hai đều đưa bạn đến một nơi chốn khác, một cuộc sống khác sao?) Đọc sách nhảm nhí giống như đi du lịch đến nơi nhạt nhẽo. Nhưng thế nào là nhảm nhí và nhạt nhẽo? Ai là người có quyền phán xét?” X in đừng kỳ
thị nơi chốn by
R io LÂ m
“Người Bỉ ăn fries hệt như người Mỹ ăn kem. Khắp các nẻo đường, nơi nào cũng có một hai hàng bán fries. Đêm đầu tiên tôi đến Brussels, lúc ấy cũng đã gần khuya, các cửa tiệm đều đã đóng từ lâu, ngoại trừ mấy hàng bán fries.. Việc ăn fries cứ như thể một nghi thức không thể bỏ với người Bỉ vậy.” Ă n K hoai Tây Chiên
ở
Châu Âu by Zi Nguyễn
“Có thể anh có bằng cấp và đưa đến một công việc có chỗ đứng trong xã hội, nhưng tôi nghĩ sẽ đến một lúc nào đó, con người sẽ tự quay về với bản ngã của mình, về cốt lõi và mục đích sống, đi tìm hạnh phúc cho mình chứ sẽ chẳng là danh vọng hay tiền bạc.” H ai Mươi Tuổi Trên Vai by Iris Lê
“Nhỡ đâu đến lúc mình thật giỏi, thật hay, lại gặp trúng người thật hợp, thì tôi nói thật, sự ấy sướng không thể tả. Vạn dặm đường xa đổi lại một con người như thế, tôi cho là hời.” Vạn dặm đường xa đổi lấy một người by Rio Lâm
LIÊN HỆ Moonbow Express hy vọng sẽ nhận được bài viết và ảnh của các bạn. Vui lòng gởi về 3594miles@gmail.com http://3594miles.com
BẢN QUYỀN Yêu cầu không sử dụng nội dung đã đăng tải trên Moonbow Express Journal cho mục đích lợi nhuận, sử dụng mà không để tên tác giả HOẶC/ VÀ thay đổi nội dung mà chưa có sự đồng ý của tác giả.
SUBSCRIBE Subscribe để nhận bản đầy đủ của Moonbow Express và những món quà nho nhỏ từ 3594 Miles. http://eepurl.com/bIKkaD
MOONBOW EXPRESS
“NHÌN XUỐNG NGÂN HÀ”
PLATFORM 2