Phân tích hiệu quả của một số mô hình sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu tại huyện Định Hóa

Page 43

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM CHU THỊ THƠ Tên đề tài: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ CỦA MỘT SỐ MÔ HÌNH SINH KẾ THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI HUYỆN ĐỊNH HÓA TỈNH THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Địa chính Môi trường Khoa : Quản lý Tài nguyên Khóa học : 2016 2020 Thái Nguyên, năm 2020 https://tailieuthamkhao.vn/

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM CHU THỊ THƠ Tên đề tài: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ CỦA MỘT SỐ MÔ HÌNH SINH KẾ THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI HUYỆN ĐỊNH HÓA TỈNH THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Địa chính Môi trường Lớp : 48 - ĐCMT Khoa : Quản lý Tài nguyên Khóa học : 2016 2020 Giảng viên hướng dẫn : ThS. Dương Hồng Việt TS. Hà Minh Tuân Thái Nguyên, năm 2020 https://tailieuthamkhao.vn/

i i LỜI CẢM ƠN Với quan điểm học đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền với thực tiễn nhằm giúp cho sinh viên nắm vững kiến thức đã học và vận dụng hiệu quả vào thực tiễn, mỗi sinh viên trước khi hoàn thành chương trình đào tạo của nhà trường đều phải trải qua quá trình thực tập tốt nghiệp. Trong quá trình nghiên cứu và viết luận văn em đã nhận được sự quan tâm hướng dẫn giúp đỡ của nhiều tập thể, cá nhân trong và ngoài trường. Em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm dạy bảo của các Thầy Cô khoa Quản Lý Tài Nguyên trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên. Xin chân thành cảm ơn đến đã gúp đỡ em trong quá trình thực tập. Đặc biệt em vô cùng biết ơn TS. Hà Minh Tuân và ThS. Dương Hồng Việt đã trực tiếp hướng dẫn chỉ bảo tận tình cho em trong qua trình thực tập để em hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này. Trong qua trình thực tập mặc dù bản thân đã hết sức cố gắng nhưng do thời gian có hạn, trình độ bản thân còn hạn chế và bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu nên bản khóa luận này không tránh những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự quan tâm đóng ghóp ý kiến của các thầy cô và bạn bè để bản khóa luận cảu em được hoàn thiện hơn. Thái Nguyên, ngày … tháng … năm 2020 Sinh viên Chu Thị Thơ

https://tailieuthamkhao.vn/

ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Diễn giải BĐKH Biến đổi khí hậu CRI Chỉ số rủi ro GDP Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product) IPCC Tổ chức Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (Intergovernmental Panel on Climate Change IPCC KTTV Khí tượng thủy văn NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn SRI Hệ thống canh tác lúa cải tiến (System of Rice Intensification) TTKN Trung tâm khuyến nông UBND Ủy Ban Nhân Dân VAC Vườn ao chuồng https://tailieuthamkhao.vn/

iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN.............................................................................................................i DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT..........................................................................ii DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................v DANH MỤC CÁC HÌNH........................................................................................vi PHẦN 1: MỞ ĐẦU....................................................................................................1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................3 1.3. Yêu cầu của đề tài................................................................................................3 1.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu 4 1.4.1. Ý nghĩa trong khoa học.....................................................................................4 1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn .....................................................................................4 PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................................5 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài ....................................................................................5 2.2. Một số khái niệm cơ bản về biến đổi khí hậu......................................................8 2.2.1. Biến đổi khí hậu 8 2.2.2. Thích ứng với biến đổi khí hậu.........................................................................9 2.3. Các kết quả nghiên cứu về biến đổi khí hậu trên thế giới và Việt Nam 10 2.3.1. Kết quả nghiên cứu về biến đổi khí hậu trên thế giới.....................................10 2.3.2. Kết quả nghiên cứu về biến đổi khí hậu tại Việt Nam....................................15 2.4. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến nội dung của đề tài 19 2.4.1. Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp..............................19 2.4.2. Các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu .................................................22 2.4.3. Các mô hình và hoạt động sản xuất nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu.......................................................................................................................25 2.5. Đánh giá chung từ tổng quan 27 PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...29 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................................29 3.2. Nội dung nghiên cứu 29 3.3. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................29 https://tailieuthamkhao.vn/

iv 3.3.1. Phương pháp thu thập thông tin......................................................................29 3.3.2. Phương pháp xử lý số liệu, phân tích số liệu 31 3.3.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu....................................................................31 PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐẠT ĐƯỢC..............................................33 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội......................................................................33 4.1.1. Điều kiện tự nhiên...........................................................................................33 4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội 35 4.2. Thực trạng sinh kế của người dân và tác động của biến đổi khi hậu tại huyện Định Hóa...................................................................................................................36 4.2.1. Thực trạng sinh kế của người dân 36 4.2.2. Tác động của biến đổi khí hậu tại huyện Định Hóa........................................40 4.2.3. Hiểu biết của người dân đến tác động của biến đổi khí hậu...........................43 4.2.4. Các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu tại địa phương 46 4.3. Phân tích hiệu quả tổng hợp của một số mô hình sinh kế thích ứng với BĐKH tại địa phương............................................................................................................47 4.4. Thuận lợi và khó khăn trong việc áp dụng các mô hình sinh kế thích ứng biến đổi khí hậu.................................................................................................................49 4.5. Phân tích các giải pháp nhân rộng mô hình sinh kế thích ứng với BĐKH tại địa phương.......................................................................................................................50 PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................51 5.1. Kết luận 51 5.2. Đề nghị...............................................................................................................52 5.2.1. Đối với chính quyền địa phương.....................................................................52 5.2.2. Đối với người dân địa phương 52 TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................54 PHỤ LỤC https://tailieuthamkhao.vn/

v DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3. 1. Đối tượng và mục đích phỏng vấn ..........................................................30 Bảng 4. 1. Các nguồn thu nhập chính của nông hộ 37 Bảng 4. 2. Diện tích sản xuất của nông hộ................................................................38 Bảng 4. 3. Tình hình chăn nuôi của nông hộ ............................................................39 Bảng 4. 4. Bảng thống kê về nhiệt độ trung bình và tổng lượng mưa của huyện Định Hóa trong giai đoạn 2001 2019.................................................................................40 Bảng 4. 5. Các đợt thiên tai trên địa bàn Định Hóa (2016 2020).............................42 Bảng 4. 6. Tần suất xảy ra các hiện tượng thời tiết cực đoan. 44 Bảng 4. 7. Đánh giá mức độ tác động của BĐKH đến các hộ dân...........................45 Bảng 4. 8. Thực trạng các sáng kiến thích ứng với BĐKH của người dân tại đại bàn nghiên cứu. 46 Bảng 4. 9. Phân tích hiệu quả tổng hợp của các mô hình sinh kế tiềm năng............47 Bảng 4. 10. Phân tích các thuận lợi và khó khăn chính khi áp dụng các mô hình sinh kế thích ứng BĐKH 49 https://tailieuthamkhao.vn/

vi DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4.1: Bản đồ địa giới hành chính huyện Định Hóa (Cổng thông tin điện tử huyện Định Hóa, 2020) 33 Hình 4. 2. Nhiệt độ trung bình huyện Định Hóa từ năm 2001 2019........................41 Hình 4. 3. Tổng lượng mưa tại huyện Định Hóa từ năm 2001 2019........................41 Hình 4. 4. Tần suất xảy ra các hiện tượng thời tiết cực đoan 44 Hình 4. 5. Mức độ tác động của các hiện tượng thời tiết cực đoan ..........................46 Hình 4. 6. Hiệu quả tổng hợp của các mô hình sinh kế tiềm năng ...........................47 https://tailieuthamkhao.vn/

Việt Nam nằm hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới khu vực gió mùa Đông Nam Á, ở đây khí hậu phân hóa theo mùa rõ rệt, mùa mưa nóng ẩm từ tháng 5 đến tháng 11 chiếm 70 80% lượng nước trong năm, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa chỉ chiếm 20 25% lượng mưa trong năm, khí hậu lạnh về mùa

1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Việt Nam là một quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á. Sản xuất nông nghiệp là sinh kế chính của người dân khu vực nông thôn. Theo Bộ Tài Nguyên và Môi Trường ngày 13/11/2019 Bộ trưởng Trần Hồng Hà đã ký và ban hành quyết định số 2098/QĐ BTNMT phê duyệt và công bố kết quả thống kê đất đai của cả nước trong năm 2018. Thống kê cho biết, tổng diện tích đất tự nhiên của cả nước là 33.123.597 ha, trong đó nhóm đất nông nghiệp chiếm 27.289.454 ha chiếm hơn 2/3 diện tích đất tự nhiên của nước ta với 48% dân số làm nông nghiệp Bên cạnh đó, GDP của Việt Nam trong năm 2018 đạt 7,08% mức tăng trưởng cao nhất kể từ năm 2008, trong đó ngành Nông Lâm Ngư nghiệp tăng 3,76% đóng góp 8,7% vào mức tăng trưởng chung so với năm 2017. Trong năm 2018, sản xuất nông nghiệp phát triển ổn định với diện tích trồng lúa đạt 7,57 triệu ha, năng suất đạt 58,1 tạ/ha (Tổng cục thống kê Việt Nam, 2018) [21]. Biến đổi khí hậu (BĐKH) là sự thay đổi của khí hậu và những thành phần liên quan bao gồm đại dương, đất đai, nước biển dâng, băng tan và nước biển dâng… Trước đây BĐKH diễn ra trong một khoảng thời gian dài do tác động của các điều kiện tự nhiên, tuy nhiên thời gian gần đây, BĐKH xảy ra do tác động của các hoạt động của con người như việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch trong giao thông vận tải và sản xuất công nghiệp, thải ra môi trường khí nhà kính ví dụ như khí CO2 (OpenDevelopment Vietnam 2019) [15]. Việt Nam là nước dễ bị tổn thương dưới tác động của BĐKH. Theo đánh giá hàng năm về những nước chịu ảnh hưởng nặng nhất của các tác động thời tiết cực đoan giai đoạn từ 1997 2016, Việt Nam đứng thứ 5 về Chỉ số rủi ro khí hậu toàn cầu năm 2018 và đứng thứ 8 về Chỉ số rủi ro khí hậu dài hạn (CRI) (David Eckstein và cs, 2017)[36]

https://tailieuthamkhao.vn/

2 đông, nóng ẩm về mùa hạ. Theo nghiên cứu của các chuyên gia khí tượng thủy văn (KTTV) và môi trường cho thấy những năm nay gần đây, Thái Nguyên là một trong những tỉnh chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của biến đổi khí hậu. Mặc dù BĐKH chưa gây thiệt hại nghiêm trọng trên diện rộng tại các địa phương trong tỉnh nhưng những hiện tượng như: Hạn hán, rét hại, gió lốc, mưa đá, mưa lớn, lũ quét, ngập úng, sạt lở cục bộ… gia tăng về tần suất, mức độ khiến cho công tác phòng ngừa gặp rất khó khăn, nguycơ gâythiệt hại về người và tài sản ngàymột tăng (Dương Văn 2019) [3] Đối với tỉnh Thái Nguyên, nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực và đóng ghóp một phần không nhỏ khoảng 20% GDP năm 2011 trong cơ cấu nền kinh tế của toàn tỉnh. Tuy nhiên, trong những năm gần đây hoạt động sản xuất nông nghiệp của toàn tỉnh phải hứng chịu nhiều thiệt hại do thiên tai gây ra. Theo chi cục quản lý đê điều và Phòng chống lụt bão của tỉnh công bố hang năm, tại tỉnh Thái Nguyên mỗi năm trung bình có 4 cơn lũ, hàng năm thiệt hại do bão lũ gây ra hàng chục tỷ đồng, ảnh hưởng nặng nề đến chăn nuôi và trồng trọt. Từ năm 2009 với sự hoạt động mạnh mẽ của hiện tượng El Nino dẫn đến lượng mưa thấp gây thiếu hụt trầm trọng lượng nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp gây hạn hán, ảnh hưởng không nhỏ đến vụ Đông Xuân của toàn tỉnh. Ngoài ra, do ảnh hưởng của các đợt rét đậm rét hại bất thường hàng năm cũng gây thiệt hại lớn cho trồng trọt và chăn nuôi gia súc gia cầm làm ảnh hưởng lớn đến sinh kế của người dân trên địa bàn toàn tỉnh.

Định Hóa là một huyện miền núi nằm phía Tây Tây Bắc của tỉnh Thái Nguyên với địa hình khá phức tạp và tương đối hiểm trở, ở dạng núi thấp, đồi cao. Xen giữa các dãy núi đá vôi và đồi, núi đất là những cánh đồng hẹp. Căn cứ vào độ dốc có thể phân ra: Đất có độ dốc trên 250C có 116,8 km2, đất có độ dốc dưới 250C có 145,96 km2, đất núi 152,67km2 . Định Hoá có khí hậu nhiệt đới, chia làm hai mùa. Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm. Tháng nóng nhất là tháng 8, nhiệt độ trung bình lên tới 280C. Mùa lạnh từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau. Tháng lạnh nhất là tháng 1, nhiệt độ trung bình xuống tới 150C. Mùa nóng có những ngày nhiệt độ lên trên 41 0C, mùa lạnh có lúc nhiệt độ xuống tới 10C Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 51.421,32 ha, trong đó nhóm đất nông nghiệp là: https://tailieuthamkhao.vn/

https://tailieuthamkhao.vn/

3 44.868,36 ha (đất sản xuất nông nghiệp 10.835,68 ha, đất lâm nghiệp 34.032,68 ha) (UBND huyện Định Hóa, 2018) [28] Với địa hình đất dốc và tương đối hiểm trở, nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa huyện Định Hóa chịu ảnh hưởng lớn từ những hiện tượng thời tiết cực đoan do BĐKH gây ra như: lũ lụt xảy ra chủ yếu ở các xã Tân Dương, Phượng Tiến, Quy Kỳ, Linh Thông, Sơn Phú, Bình Thành, Điềm Mặc, Phú Đình; hạn hán xảy ra chủ yếu ở các xã Kim Sơn, Bảo Linh, Điềm Mặc …; ngoài ra còn có các hiện tượng mưa đá, sạt lở đất, sương muối, sụt lún,… thường xuyên xảy ra trên địa bàn huyện. Do thời tiết cực đoan những năm gần đây xảy ra thường xuyên với tần số cao gây ra những thiệt hại nặng nề về nông lâm ngư nghiệp của cả huyện. Từ năm 2014 đến nay các hiện tượng rét đậm, rét hại, hạn hán, mưa lớn dẫn đến lũ ống, lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt xảy ra thường xuyên hơn. Năm 2017 có 376,7 ha lúa, hơn 20 ha ngô bị thiệt hại do mưa lũ, tổng thiệt hại lớn hơn 70% sản lượng nông nghiệp toàn huyện (UBND huyện Định Hóa, 2018) (27). Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Phân tích hiệu quả của một số mô hình sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu tại huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên”.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu Lựa chọn, đề xuất nhân rộng một số mô hình sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu tại tỉnh Thái Nguyên, góp phần phát triển sinh kế bền vững cho người dân địa phương. 1.3. Yêu cầu của đề tài -Đánhgiávềđiềukiệntựnhiên,kinhtếxãhộihuyệnĐịnhHóa,tỉnhTháiNguyên. Đánh giá được thực trạng sinh kế của người dân tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên và tác động của biến đổi khí hậu; Phân tích hiệu quả của một số mô hình sinh kế thích ứng với BĐKH tại địa bàn nghiên cứu; Phântíchcácthuậnlợivàkhókhăntrongviệcápdụngcácmôhìnhđãlựachọn; Đề xuất một số giải pháp nhân rộng các mô hình sinh kế thích ứng BĐKH có hiệu quả tại địa bàn nghiên cứu.

4 1.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu 1.4.1. Ý nghĩa trong khoa học Đề tài bổ sung thông tin về tác động của BĐKH và tìm hiểu các kiến thức bản địa của nông dân trong ứng phó với biến đổi khí hậu. Xác định, bổ sung một số hoạt động thích ứng với BĐKH và các kiến thức bản địa của nông dân vùng dân tộc thiểu số trong sản xuất nông nghiệp và áp dụng trong ứng phó với BĐKH Đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo về BĐKH. Các khiến nghị và dự báo có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan lãnh đạo, quản lý và hoạch định chính sách tại địa phương. 1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn Đánh giá được thực trạng về hoạt động sinh kế của người dân khi chịu ảnh hưởng của BĐKH để đưa ra các giải pháp. Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở giúp người nông dân sản xuất nông nghiệp tại huyện Định Hóa nói riêng và nông dân miền núi thuộc dân tộc thiểu số trên cả nước nói chung nhận thức được tầm quan trọng của các hoạt động thích ứng với BĐKH, các kiến thức bản địa của nhân dân trong ứng phó với BĐKH, để nâng cao đời sống và sản xuất của nông dân vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn cả nước.

https://tailieuthamkhao.vn/

5 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài Việt Nam là một nước có nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, đây cũng là sinh kế chính của người dân Việt Nam. Nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế quan trọng và là trụ đỡ của nền kinh tế với đóng góp khoảng 16,3% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam (TCTK, 2016), diện tích đất nông nghiệp chiếm khoảng 35% tổng diện tích của cả nước và tạo ra khoảng 47% việc làm (FAO, 2016), nhiều hộ gia đình vẫn dựa vào nông nghiệp để đảm bảo an ninh lương thực (Trần Đại Nghĩa, 2018) [25] Do Việt Nam có hình chữ S, dài 15 vĩ độ nghiêng về phía bán cầu Bắc, chiều dài Bắc Nam là 1650 km theo đường chim bay và có bờ biển dài 3260 km, nằm hoàn toàn trong khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa mưa nhiều, nên trở thành một quốc gia chịu nhiều tổn thương nặng nề của BĐKH và các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão, lũ lụt, hạn hán, và sa mạc hóa,... (Nguyễn Đức Ngữ, 2009). Mới đây, theo báo cáo của Ủy ban liên quốc gia về BĐKH đã khẳng định, BĐKH gây tử vong và bệnh tật thông qua hậu quả của các dạng thiên tai sóng thần, bao, lũ lụt, hạn hán... nhiều bệnh dịch gia tăng dưới tác động của sự thay đổi nhiệt độ và hoàn cảnh sống làm giảm chất lượng, sản lượng của nông sản dẫn đến ảnh hưởng đến an ninh lương thực của quốc gia và xuất khẩu (Cổng thông tin điện tử Quảng Nam, 2018) [2]. Do vậy ngành nông nghiệp Việt Nam phải giải quyết đồng thời 3 vấn đề có liên quan mật thiết với nhau, đó là: Đảm bảo an ninh lương thực và thu nập cho người dân; thích ứng với BĐKH; giảm nhẹ những tác động rủi ro do BĐKH gây ra. Ðã có nhiều giải pháp được xây dựng nhằm giúp lĩnh vực nông nghiệp có thể thích ứng với những thay đổi về khí hậu, ứng phó với thiên tai ngày một gia tăng và khó lường Ví dụ như phát triển mô hình trồng rau an toàn tại thị trấn Cát Hải thành phố Hải Phòng, tận dụng các diện tích đất vườn còn đang bỏ trống hoặc sử dụng không có hiệu quả tại đảo Cát Hải. Lựa chọn giống rau phù hợp với địa phương và đảm bảo chất lượng (dễ trồng, chịu mặn, chịu hạn tốt,…). Trang bị các vật dụng che chắn ứng phó với thời tiết xấu (rét đậm rét hại, sương muối, mưa lụt, nắng https://tailieuthamkhao.vn/

6 nóng,…). Sau khi mô hình được triển khai và nhân rộng, đảo Cát Hải không phải nhập rau từ đất liền nữa, hơn nữa còn được hỗ trợ xây dựng chứng chỉ rau sạch an toàn và quảng bá sản phẩm xang thị trường Cát Bà (Hoàng Thị Ngọc Hà, 2015) [4]. Hay mô hình tôm lúa tại một số tỉnh thuộc đồng bằng song Cửu Long. Việc nuôi tôm sú (nước lợ) được tiến hành trong mùa khô khi nước mặn xâm nhập vào ruộng (thời gian nuôi bắt đầu khoảng tháng 1 và kết thúc vào tháng 6). Vào mùa mưa có nước ngọt thì trồng lúa, canh tác lúa trong mùa mưa (từ tháng 7 đến tháng 12) khi đã cải thiện được xâm nhập mặn và có đủ nước ngọt cho sản xuất lúa. Mô hình tôm lúa đem lại lợi nhuận khá cao trên cùng diện tích đất. Trồng lúa trong vuông tôm giúp cải thiện môi trường đất, từ đó giảm thiểu dịch bệnh trong quá trình nuôi tôm (do các chất hữu cơ được khoáng hóa và cây lúa hấp thu dần trong quá trình canh tác). Sau vụ tôm tiến hành trồng lúa giảm đầu tư phân bón (tận dụng xác bã thực vật, lượng thức ăn thừa của tôm), giảm dịch hại (do luân canh) chất lượng lúa gạo rất cao (lúa sạch, lúa hữu cơ) hạn chế tối đa việc dùng phân bón, thuốc hóa học. Năng suất nuôi tôm lúa trên 1 ha bình quân đạt khoảng 300 500 kg tôm và 4 7 tấn lúa. Chi phí sản xuất trung bình 30 35 triệu đồng/ha, lợi nhuận thu được trung bình 35 - 50 triệu đồng/ha/năm (Mai Thành Phụng, 2019) [9].

https://tailieuthamkhao.vn/

Trước tình hình đó chính quyền địa phương cùng với người dân bản địa đã nghiên cứu và ứng dung một số mô hình sinh kế thích ứng với sự ảnh hưởng của thời tiết cực đoan như mô hình nông nghiệp sạch trồng dưa lưới (Phương Thơm, 2018) [19]; mô hình trồng ngô xen canh cây đỗ chịu hạn; các mô hình trồng lúa, ngô mới kháng sâu bệnh chịu hạn tốt; mô hình kết hợp vườn ao chuồng, xử lý phụ phầm nông nghiệp bảo vệ môi trường… Ví dụ như mô hình VAC: mô hình VAC đang phát triển mạnh mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nhiều nông dân trở thành tỷ phú nhờ vào việc phát triển đúng cách và hiệu quả những mô hình VAC. Mô hình VAC là mô hình làm kinh tế tận dụng

Tỉnh Thái Nguyên thuộc khu vực trung du miền núi phía Bắc cũng chịu nhiều ảnh hưởng của BĐKH như bão, lũ quét, lũ ống, tính chất đất bị biến đổi, rét đậm rét hại xảy ra vào mùa đông làm giảm sản lượng của nông sản; vật nuôi (trâu, bò, lợn, gà) bị dịch bệnh như lở mồm long móng, trâu bò chết hàng loạt do rét buốt.

https://tailieuthamkhao.vn/

7 được tối đa nguồn dinh dưỡng. Hiện nay với việc phát triển các sản phẩm chế phẩm sinh học được áp dụng vào mọi mặt của hoạt động nông nghiệp thì việc xây dựng các mô hình VAC càng mang lại những hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, mô hình VAC còn nhiều hạn chế chưa khắc phục được như: Chưa xác định được vị trí của các thành phần trong hệ thống và phân bố đất đai hợp lý; chưa chọn được giống cây và con để nuôi trồng, chưa có bản đồ thiết kế chi tiết về vườn cây chuồng nuôi; chưa xây dựng được hệ thống đường xá và hàng rào bảo vệ trong hệ thống VAC dẫn tới những khó khăn trong quá trình vân chuyển cây con cũng như vật nuôi, gây ra khó khăn trong quá trình chăm sóc; mỗi loại địa hình và quy mô cụ thể mà ta xây dựng một loại kiểu ao khác nhau.Có thể là ao đơn, ao song song hoặc ao xen. Nước trong ao không đáp ứng đủ tiêu chuẩn dễ mang lại bệnh dịch; vệ sinh chuồng trại chưa tốt vật nuôi dễ bị nhiễm bệnh; phân chia cây cối trong hệ thống chưa phù hợp (Trung tâm nghiên cứu khoa học nông vận, 2016 [23] Hay mô hình giống lúa cải tiến SRI giúp tăng khả năng chống chịu của cây lúa trước những diễn biến bất thường của thời tiết do BĐKH như hạn hán, gió bão, dịch bệnh. Cây lúa trồng theo phương pháp SRI có thân nhánh khỏe hơn và hệ thống rễ cây sâu hơn nên ít bị đổ rạp, giúp cây hút được độ ẩm và chất dinh dưỡng sâu hơn trong đất. Khả năng chống chịu sâu bệnh của cây lúa được tăng cường nhờ việc sử dụng thuốc trừ sâu đúng liều lượng và tần suất hợp lý. Điều này góp phần tiết kiệm chi phí đầu tư cho sản xuất nhưng cây lúa vẫn phát triển tốt, đồng thời ngăn chặn được dịch hại. Bên cạnh đó, lượng nước sử dụng trong canh tác giảm thiểu so với phương pháp truyền thống khi định kỳ rút nước 2 3 lần/vụ, giúp người dân tiết kiệm được nước tưới tiêu, đặc biệt là khi tình trạng khan hiếm nước ngày càng tăng lên. Ngoài ra SRI có thể góp phần hạn chế phát thải khí nhà kính như khí metan (CH4) và nitơ oxit (N2O). Khí CH4 được tạo ra do những vi khuẩn kỵ khí trong đất bị mất ôxy do ngập úng thường xuyên. Vì vậy việc rút cạn nước thường xuyên trên đồng ruộng sẽ làm hạn chế đáng kể lượng khí CH4 thải vào khí quyển. Ngoài ra, giảm lượng khí nhà kính N2O do giảm việc sử dụng phân bón hóa học (Vũ Thị Bích Hợp, 2011) [34]

8 Đồng thời, theo nhận định của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên, tại Định Hóa đã có một số mô hình ở quy mô thí điểm và một số mô hình tự phát của người dân như mô hình trồng xem canh ngô đậu đỗ, mô hình ủ gốc chè ngô, mô hình bể biogas, giống lúa chịu hạn kháng sâu bệnh SRI,… Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có nghiên cứu chuyên sâu nào phân tích và đánh giá hiệu quả tổng hợp của các mô hình sinh kế thích ứng với BĐKH tại Định Hóa nói riêng cũng như nhiều vùng sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam nói chung. Do đó, đề tài này được triển khai sẽ giải quyết các vấn đề chưa được nghiên cứu, và góp phần vào việc xác định và kiến nghị các mô hình sinh kế thích ứng với BĐKH tại địa phương. 2.2. Một số khái niệm cơ bản về biến đổi khí hậu 2.2.1. Biến đổi khí hậu Hiện nay thuật ngữ “biến đổi khí hậu” (BĐKH) dường như không còn xa lạ đối với mọi người dân Việt Nam, và trong nhiều trường hợp nó được vận dụng hoặc vô thức hoặc có chủ ý vào việc giải thích những gì đã, đang và sẽ xảy ra đối với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, môi trường. Theo định nghĩa của Tổ chức Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (Intergovernmental Panel on Climate Change - IPCC) trong báo cáo lần thứ Tư (AR4) năm 2007, BĐKH là sự biến đổi trạng thái của hệ thống khí hậu, có thể được nhận biết qua sự biến đổi về trung bình và sự biến động của các thuộc tính của nó, được duy trì trong một thời gian đủ dài, điển hình là hàng thập kỷ hoặc dài hơn. Nói cách khác, nếu coi trạng thái cân bằng của hệ thống khí hậu là điều kiện thời tiết trung bình và những biến động của nó trong khoảng vài thập kỷ hoặc dài hơn, thì BĐKH là sự biến đổi từ trạng thái cân bằng này sang trạng tháicânbằngkháccủahệthốngkhíhậu(PhanVănTânvàNgôĐứcThành,2013)[17]

BĐKH là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong Thế kỷ 21. BĐKH đã, đang và sẽ tác động nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống và môi trường trên phạm vi toàn thế giới. Nhiệt độ tăng và mực nước biển dâng đã gây ra các hiện tượng như gây ngập lụt, gây nhiễm mặn nguồn nước, ảnh hưởng đến nông nghiệp, gây rủi ro lớn đối với công nghiệp và các hệ thống kinh tế xã hội trong tương lai. Vấn đề BĐKH đã, đang và sẽ làm thay đổi toàn diện và sâu sắc quá trình phát triển và an ninh toàn cầu như năng lượng, nước, lương thực, xã hội, việc làm, chính trị, ngoại giao, văn hóa, kinh tế, thương mại.

https://tailieuthamkhao.vn/

9 Theo báo cáo của Ban liên Chính phủ về BĐKH (IPCC) năm 2007, nhiệt độ trung bình toàn cầu và mực nước biển đã tăng nhanh trong vòng 100 năm qua, đặc biệt trong khoảng 25 năm gần đây. Ở Việt Nam, trong vòng 50 năm qua nhiệt độ trung bình năm đã tăng khoảng 0,5ºC, mực nước biển đã dâng khoảng 20 cm; mưa bão diễn biến bất thường theo không gian và thời gian, sự thay đổi về tổng lượng mưa tháng và mưa năm không thể hiện xu thế tăng hay giảm nhưng cường độ mưa đang có xu hướng tăng lên rõ rệt, những vùng mưa nhiều, lượng mưa trở nên nhiều hơn, cường độ mưa lớn hơn; mực nước biển dâng cao, mực nước biển trung bình hiện nay ở nước ta đã tăng lên 20 cm so với 50 năm trước... Khí hậu là một trong những yếu tố quan trọng có ảnh hưởng lớn đến đất đai. Khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến đất thể hiện ở lượng nước mưa và nhiệt; ảnh hưởng gián tiếp thông qua sinh vật. BĐKH gây rối loạn chế độ mưa, nguy cơ nắng nóng nhiều hơn, làm cho lượng dinh dưỡng trong đất bị mất cao hơn, hiện tượng xói mòn, khô hạn nhiều hơn. Nước biển dâng, thiên tai, bão lũ gia tăng sẽ làm tăng hiện tượng nhiễm mặn, ngập úng, sạt lở bờ sông, bờ biển… dẫn đến ảnh hưởng nghiêm trọng tới sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam (Mai Hạnh Nguyên, 2012) [14] Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp Miền Nam (2013) [33] cho biết có hai nguyên nhân dẫn đến biến đổi khí hậu: Nguyên nhân khách quan (do sự biến đổi của tự nhiên) bao gồm: thay đổi cường độ sáng của Mặt trời, xuất hiện các điểm đen Mặt trời (Sunspots), các hoạt động núi lửa, thay đổi đại dương, thay đổi quỹ đạo quay của trái đất, sự thay đổi vị trí và quy mô của các châu lục, sự biến đổi của các dạng hải lưu, và sự lưu chuyển trong nội bộ hệ thống khí quyển.

2.2.2. Thích ứng với biến đổi khí hậu

Thích ứng là khái niệm rất rộng, trong bối cảnh BĐKH, thích ứng được áp dụng cho nhiều lĩnh vực/đối tượng liên quan bị tác động của BĐKH. Về bản chất, https://tailieuthamkhao.vn/

Nguyên nhân chủ quan (do sự tác động của con người) xuất phát từ sự thay đổi mục đích sử dụng đất và nguồn nước, hoạt động sản xuất, và sự gia tăng lượng phát thải khí CO2 và các khí nhà kính khác từ các hoạt động của con người gây nên hiện tượng hiệu ứng nhà kính, nước biển dâng.

Trong lịch sử địa chất của trái đất chúng ta, sự biến đổi khí hậu đã từng nhiều lần xẩy ra với những thời kỳ lạnh và nóng kéo dài hàng vạn năm mà chúng ta gọi là thời kỳ băng hà hay thời kỳ gian băng. Thời kỳ băng hà cuối cùng đã xãy ra cách

Theo Viện Khoa học Khí tượng Thủy trường văn và Môi trường (2011), thích ứng với biến đổi khí hậu là sự điều chỉnh hệ thống tự nhiên hoặc con người đối với hoàn cảnh hoặc môi trường thay đổi, nhằm giảm khả năng bị tổn thương do BĐKH và tận dụng các cơ hội do nó mang lại. 2.3. Các kết quả nghiên cứu về biến đổi khí hậu trên thế giới và Việt Nam 2.3.1. Kết quả nghiên cứu về biến đổi khí hậu trên thế giới Khí hậu là trạng thái khí quyển ở nơi nào đó, được đặc trưng bởi các trị số trung bình nhiều năm về nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, lượng bốc thoát hơi nước, mây, gió...Như vậy, khí hậu phản ánh giá trị trung bình nhiều năm của thời tiết và nó thường có tính chất ổn định, ít thay đổi.

10 sự thích ứng là quá trình dẫn tới tiến bộ hoặc tiến hóa. Mọi thực thể của hệ thống tự nhiên xã hội đều có khả năng thích ứng BĐKH (Phan Văn Tân, 2015) [17] Bên cạnh đó, tổng hợp các khái niệm về BĐKH của Burton (1992), Stakhiv (1993), Pielke (1998), Giáo sư Phan Văn Tân (2015) [17] chia sẻ một số khái niệm thích ứng với BĐKH điển hình có thể kể đến như sau: Thích ứng với BĐKH là một quá trình mà qua đó con người làm giảm những tác động bất lợi của khí hậu đến sức khoẻ, đời sống và sử dụng những cơ hội thuận lợi mà môi trường khí hậu mang lại; Thích ứng với BĐKH là sự điều chỉnh một cách chủ động, chống lại nhằm làm giảm thiểu những hậu quả tiêu cực do BĐKH; Thích ứng với BĐKH là sự điều chỉnh của cá nhân, tập thể và các thể chế để giảm mức độ tổn thương do khí hậu. Thích ứng với biến đổi khí hậu là sự điều chỉnh của các hệ thống tự nhiên hoặc con người để phản ứng lại với các kích thích khí hậu thực tế hoặc dự kiến hoặc tác động của chúng, mà tránh được các thiệt hại hoặc tận dụng các cơ hội có lợi. Nhiều loại hình thích ứng có thể được phân biệt, bao gồm thích ứng mang tính dự báo, tự động và có kế hoạch (IPCC, 2007) [37].

https://tailieuthamkhao.vn/

11 đây 10.000 năm và hiện nay là giai đoạn ấm lên của thời kỳ gian băng. Xét về nguyên nhân gây nên sự thay đổi khí hậu này, chúng ta có thể thấy đó là do sự tiến động và thay đổi độ nghiêng trục quay trái đất, sự thay đổi quỹ đạo quay của trái đất quanh mặt trời, vị trí các lục địa và đại dương và đặc biệt là sự thay đổi trong thành phần khíTrongquyển.khi những nguyên nhân đầu tiên là những nguyên nhân hành tinh, thì nguyên nhân cuối cùng lại có sự tác động rất lớn của con người mà chúng ta gọi đó là sự làm nóng bầu khí quyển hay hiệu ứng nhà kính. Có thể hiểu sơ lược là: nhiệt độ trung bình của bề mặt trái đất được quyết định bởi sự cân bằng giữa hấp thụ năng lượng mặt trời và lượng nhiệt trả vào vũ trụ. Khi lượng nhiệt bị giữ lại nhiều trong bầu khí quyển thì sẽ làm nhiệt độ trái đất tăng lên. Chính lượng khí CO2 chứa nhiều trong khí quyển sẽ tác dụng như một lớp kính giữ nhiệt lượng tỏa ngược vào vũ trụ của trái đất. Cùng với khí CO2 còn có một số khí khác cũng được gọi chung là khí nhà kính như NOx, CH4, CFC. Với những gia tăng mạnh mẽ của nền sản xuất công nghiệp và việc sử dụng các nhiên liệu hoá thạch (dầu mỏ, than đá..), nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy nhiệt độ toàn cầu sẽ gia tăng từ 1,4oC đến 5,8oC từ 1990 đến 2100 và vì vậy sẽ kéo theo những nguy cơ ngày càng sâu sắc đối với chất lượng sốngcủaconngười(ViệnkhoahọckhítượngthủyvănvàBiếnđổikhíhậu,2015)[33]. Biến đổi khí hậu (BĐKH) đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng trên phạm vi toàn cầu. Biểu hiện rõ nhất là sự nóng lên của trái đất, bang tan ở hai cực, mực nước biển dâng; là sự xuất hiện ngày càng nhiều của các dạng thời tiết cực đoan như bão, lũ lụt, sương muối, số ngày nắng nóng tăng, rét đậm rét hại, hạn hán,… dẫn đến nông lâm ngư nghiệp kém phát triển ảnh hưởng nghiêm trọng đén an ninh lương thực, dịch bệnh xuất hiện thường xuyên trên người, động vật và thực vật. BĐKH để lại hậu quả rất nghiêm trọng cho con người, động vật, môi trường tự nhiên cụ thể: Các hệ sinh thái bị hủy: Biến đổi khí hậu và lượng cacbon dioxite ngày càng tăng cao đang thử thách các hệ sinh thái của chúng ta. Các hậu quả như thiếu hụt nguồn nước ngọt, không khí bị ô nhiễm nặng, năng lượng và nhiên liệu khan

https://tailieuthamkhao.vn/

https://tailieuthamkhao.vn/

12 hiếm, và các vấn đề y tế liên quan khác không chỉ ảnh hưởng đến đời sống của chúng ta mà còn là vấn đề sinh tồn. Mất đa dạng sinh học: Nhiệt độ trái đất hiện nay đang làm cho các loài sinh vật biến mất hoặc có nguy cơ tuyệt chủng. Khoảng 50% các loài động thực vật sẽ đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng vào năm 2050 nếu nhiệt độ trái đất tăng thêm từ 1,1 đến 6,4 độ C nữa. Sự mất mát này là do mất môi trường sống vì đất bị hoang hóa, do nạn phá rừng và do nước biển ấm lên. Các nhà sinh vật học nhận thấy đã có một số loài động vật di cư đến vùng cực để tìm môi trường sống có nhiệt độ phù hợp. Ví dụ như là loài cáo đỏ, trước đây chúng thường sống ở Bắc Mỹ thì nay đã chuyển lên vùng Bắc cực. Con người cũng không nằm ngoài tầm ảnh hưởng. Tình trạng đất hoang hóa và mực nước biển đang dâng lên cũng đe dọa đến nơi cư trú của chúng ta. Và khi cây cỏ và động vật bị mất đi cũng đồng nghĩa với việc nguồn lương thực, nhiên liệu và thu nhập của chúng ta cũng mất đi. Chiến tranh và xung đột: Lương thực và nước ngọt ngày càng khan hiếm, đất đai dần biến mất nhưng dân số cứ tiếp tục tăng; đây là những yếu tố gây xung đột và chiến tranh giữa các nước và vùng lãnh thổ. Do nhiệt độ trái đất nóng lên và biến đổi khí hậu theo chiều hướng xấu đã dần làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Một cuộc xung đột điển hình do biến đổi khí hậu là ở Darfur. Xung đột ở đây nổ ra trong thời gian một đợt hạn hán kéo dài, suốt 20 năm vùng này chỉ có một lượng mưa nhỏ giọt và thậm chí nhiều năm không có mưa, làm nhiệt độ vì thế càng tăng cao. Theo phân tích của các chuyên gia, các quốc gia thường xuyên bị khan hiếm nước và mùa màng thất bát thường rất bất ổn về an ninh -Các tác hại đến kinh tế: Các thiệt hại về kinh tế do biến đổi khí hậu gây ra cũng ngày càng tăng theo nhiệt độ trái đất. Các cơn bão lớn làm mùa màng thất bát, tiêu phí nhiều tỉ đô la; ngoài ra, để khống chế dịch bệnh phát tán sau mỗi cơn bão lũ cũng cần một số tiền khổng lồ. Khí hậu càng khắc nghiệt càng làm thâm hụt các nền kinh tế. Các tổn thất về kinh tế ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống. Người dân phải chịu cảnh giá cả thực phẩm và nhiên liệu leo thang; các chính phủ phải đối mặt với việc lợi nhuận từ các ngành du lịch và công nghiệp giảm sút đáng kể, nhu cầu

Trước những bất cập mà BĐKH gây ra cho nhân loại, buộc con người phải thích ứng với BĐKH. Vậy thích ứng với BĐKH là gì? Và thế giới đang thích ứng với BĐKH như thế nào? Như đã nếu ở trên, thích ứng với BĐKh là quá trình con người điều chỉnh một cách chủ động về các hoạt động sống, sản xuất nhằm giảm nhẹ hoặc tránh những tác động của BĐKH lên đười sống con người và động thực

13 thực phẩm và nước sạch của người dân sau mỗi đợt bão lũ rất cấp thiết, chi phí khổng lồ để dọn dẹp đống đổ nát sau bão lũ, và các căng thẳng về đường biên giới.

Dịch bệnh tăng: Nhiệt độ tăng cùng với lũ lụt và hạn hán đã tạo điều kiện thuận lợi cho các con vật truyền nhiễm như muỗi, ve, chuột,… sinh sôi nảy nở, truyền nhiễm bệnh gây nguy hại đến sức khỏe của nhiều bộ phận dân số trên thế giới. Tổ chức WHO đưa ra báo cáo rằng các dịch bệnh nguy hiểm đang lan tràn ở nhiều nơi trên thế giới hơn bao giờ hết. Những vùng trước kia có khí hậu lạnh giờ đây cũng xuất hiện các loại bệnh nhiệt đới. Hàng năm có khoảng 150 ngàn người chết do các bệnh có liên quan đến biến đổi khí hậu, từ bệnh tim do nhiệt độ tăng quá cao, đến các vấn đề hô hấp và tiêu chảy. Hạn hán: Trong khi một số nơi trên thế giới chìm ngập trong lũ lụt triền miên thì một số nơi khác lại hứng chịu những đợt hạn hán khốc liệt kéo dài. Hạn hán làm cạn kiệt nguồn nước sinh hoạt và tưới tiêu, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền nông nghiệp của nhiều nước. Hậu quả là sản lượng và nguồn cung cấp lươngthựcbịđedọa,mộtlượnglớndânsốtrêntráiđấtđangvàsẽchịucảnhđóikhát. Bão, lũ lụt: Nhiệt độ nước ở các biển và đại dương ấm lên là nhân tố tiếp thêm sức mạnh cho các cơn bão. Những cơn bão khốc liệt đang ngày một nhiều hơn. Trong vòng chỉ 30 năm qua, số lượng những cơn giông bão cấp độ mạnh đã tăng gần gấp đôi. -Tần suất xuất hiện các đợt nắng nóng gay gắt tăng: Các đợt nắng nóng khủng khiếp đang diễn ra thường xuyên hơn gấp khoảng 4 lần so với trước đây, và dự đoán trong vòng 40 năm tới, mức độ thường xuyên của chúng sẽ gấp 100 lần so với hiện nay. Hậu quả của các đợt nóng này là nguy cơ cháy rừng, các bệnh tật do nhiệt độ cao gây ra, và tất nhiên là đóng góp vào việc làm tăng nhiệt độ trung bình của trái đất…(Môi trường và cuộc sống, 2016) [11].

https://tailieuthamkhao.vn/

https://tailieuthamkhao.vn/

14 vật. Thích ứng bao gồm học cách sống với BĐKH hiện có và bảo vệ bản thân ở trong tương lai. Ví dụ như trồng các loại lương thực chịu hạn chịu nước, học cách cải thiện đất mới, dạy phụ nữ biết cách bơi để sống sót qua lũ lụt hay ở Bangladesh chuyển nhà trường học lên thuyền để sinh sống Nhiều nhà nghiên cứu khoa học đã đưa ra nhiều giải pháp, kế hoạch nhằm hạn chế, thích ứng với những tác động xấu của BĐKH mang lại. Đặc biệt nhiều mô hình sinh kế thích ứng với BĐKH đem lại hiệu quả cao. Ví dụ như việc tái sinh rừng Humbo tại Ethiopia (Tây Phi) của Tony Rinaudo một nhà nghiên cứu người Australia. Việc tái sinh rừng Humbo đang tạo ra lợi ích cho cộng đồng địa phương (Quang Khánh, 2019) [20] Việc tái sinh rừng Humbo đã dẫn đến tăng sản xuất sản lượng gỗ và các sản phẩm từ cây như tăng số lượng chất lượng mật ong, trái cây, tăng số lượng động vật hoang dã. Cải thiện chất lượng đất đai, điều hòa không khí, kích thích tăng trưởng cỏ, cung cấp thức ăn cho gia súc số cỏ thừa có thể được cắt và đem bán tăng thêm nguồn thu nhập cho người dân tại đó. Theo tạp chí khoa học châu Á, nông dân vùng hạn hán ở Bangladesh đã có những mùa thu hoạch bội thu nhờ trồng những giống lúa chịu hạn tốt là BRRI dhan56 và BRRI dhan57. Không giống như hầu hết các giống lúa phụ thuộc mưa ở Bangladesh được trồng trong mùa gió mùa aman. Từ tháng 7 đến tháng 11, BRRI dhan56 và BRRI dhan57 vẫn khỏe mạnh khi hạn hán, có thể xảy ra vào cuối mùa, vì chúng mất một thời gian ngắn hơn để trưởng thành hơn các giống địa phương phổ biến khác nhưng hiệu quả mà chúng mang lại lớn và phù hợp với điều kiện thời tiết tại Bangladesh. Điển hình như ở đất nước Israel một đất nước có 2/3 dện tích lãnh thổ là hoang mạc, con lại là đồi núi trọc. Tuy nhiên, họ vẫn làm nên nhiều điều diệu kì để thích ứng với điều kiện khí hậu bất lợi ở đó. Nền nông nghiệp xanh công nghệ cao trên hoang mạc, được mệnh danh là “thung lũng Silicon” của thế giới trong lĩnh vực nông nghiệp và công nghệ nước. Chỉ với 2,5% dân số làm nông nghiệp, nhưng Israel là một trong những nước xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới (Hồng Quân, 2020) [5].Những mô hình sinh kế thích ứng với BĐKH về sản xuất nông nghiệp trên thế giới đem lại nhiều hiệu quả về gia tăng số lượng chất lượng nông sản và còn

15 thích ứng tốt với điều kiện bất lợi mà môi trường đem lại, Việt Nam là một nước sản xuất nông nghiệp là chủ yếu và cũng chịu nhiều ảnh hưởng của BĐKH cần phải học hỏi những mô hình sinh kế thích ứng với BĐKH của các nước tiên tiến trên thế giới. 2.3.2. Kết quả nghiên cứu về biến đổi khí hậu tại Việt Nam Thời tiết ở Việt Nam những năm gần đây ngày càng bất thường. Hạn hán, ngập lụt, sạt lở, giông tố, bão lũ có diễn biến phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào sản xuất nông nghiệp của nước ta. Đặc biệt, Việt Nam là nước dễ bị tổn thương trước tác động của BĐKH. Theo đánh giá hàng năm về những nước chịu ảnh hưởng nặng nhất bởi các hiện tượng thời tiết cực đoạn giai đoạn 1997 2016, Việt Nam đứng thứ 5 về Chỉ số rủi ro khí hậu toàn cầu năm 2018 và thứ 8 về Chỉ số rủi ro khí hậu dài hạn (David Eckstein và cs, 2017) [36].

Dưới tác động của BĐKH, chỉ trong 10 năm gần đây, các loại thiên tai như: Bão, lũ, sạt lở đất, úng ngập, hạn hán, xâm nhập mặn… đã gây thiệt hại đáng kể, làm chết và mất tích hơn 9.500 người, thiệt hại về tài sản ước tính 1,5% GDP/năm.

Theo kịch bản 2016, nhiệt độ tất cả các vùng của Việt Nam đều có xu thế tăng với mức tăng lớn nhất là khu vực phía Bắc. Lượng mưa năm có xu thế tăng trên phạm vi toàn quốc. Số lượng bão và áp thấp nhiệt đới yếu và trung bình có xu thế giảm nhẹ hoặc ít thay đổi, nhưng bão mạnh đến rất mạnh có xu thế gia tăng. Về mùa đông, số ngày rét đậm, rét hại các tỉnh miền núi phía Bắc, Đồng bằng Bắc bộ, Bắc Trung bộ đều giảm. Số ngày nắng nóng (số ngày nhiệt độ cao nhất ≥ 35 độ C) có xu thế tăng trên phần lớn diện tích cả nước, lớn nhất là ở Bắc Trung bộ.Các chuyên gia về BĐKH cảnh báo, nếu mực nước biển dâng một mét thì sẽ có khoảng 39% diện tích ĐBSCL, trên 10% diện tích vùng Đồng bằng sông Hồng và Quảng Ninh, 3% diện tích thuộc các tỉnh ven biển miền Trung và trên 20% diện tích TP. Hồ Chí Minh có nguy cơ bị ngập (Tú Anh, 2019) [27].

https://tailieuthamkhao.vn/

Được biết, “Kịch bản BĐKH và nước biển dâng cho Việt Nam” được Bộ TN MT công bố lần đầu vào năm 2009. Năm 2011, Chiến lược quốc gia về BĐKH được ban hành, xác định các mục tiêu ưu tiên cho từng giai đoạn, theo đó Bộ TNMT đã cập nhật kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng vào năm 2016.

16 Nhìn lại năm 2016 và đầu năm 2017 sẽ thấy tính bất thường của thời tiết ngày càng gay gắt, xảy ra trên khắp cả nước. Cụ thể với mùa khô 2016, nhiều nơi ở miền Nam và miền Trung khô hạn do lượng mưa thiếu hụt từ 30 40%, lượng dòng chảy trên các sông nhỏ dẫn đến tình trạng xâm nhập mặn đến sớm hơn 1 tháng ở các vùng cửa sông miền Trung và đặc biệt ở ĐBSCL, nhiều nơi mặn đã vào sâu 80 100 km hoặc hơn, bà con nông dân điêu đứng vì hạn mặn, thiếu nguồn nước ngọt cho sinh hoạt và sản xuất rất nghiêm trọng. Ở miền Trung mưa lũ đến muộn nhưng lại dồn dập, lũ chồng lũ kéo dài nhiều ngày vào những tháng cuối năm 2016, gây thiệt hại lớn về tài sản và người. Miền Bắc đợt rét đầu tiên đến sớm so với bình thường, tuy nhiên người dân lại ít cảm nhận được không khí lạnh của mùa đông, do xen kẽ các đợt lạnh lại có những ngày nhiệt độ khá cao gây tiết trời oi nóng.

Trong mùa khô 2016 2017, Nam Bộ cũng như TPHCM đã xuất hiện một số trận mưa trái mùa với lượng lớn, số ngày xuất hiện mưa và tổng lượng mưa các tháng trong mùa khô cũng vượt trung bình nhiều năm cùng thời kỳ. Mưa trái mùa gây thiệt hại cho sản xuất vụ đông xuân cũng như hoa màu cây trái. Theo chuyên gia dự báo khí tượng, có nhiều nguyên nhân, trong đó phần lớn do BĐKH đã làm thay đổi một số quy luật tự nhiên. Chuyên gia dự báo khí tượng cho biết, hiện nay thời tiết đang ở giai đoạn trung tính và có xu hướng nhích sang El Nino (thường gắn với hiện tượng khô hạn) nên mùa mưa ở Nam Bộ đã đến sớm hơn trung bình nhiều năm (Minh Quân, 2017) [11] Các tác động của BĐKH như nước biển dâng, lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn, thời tiết cực đoan... đang hiện hữu ngày càng nhiều hơn, rõ rệt hơn, gây thiệt hại cho kinh tế nông nghiệp nói riêng và kinh tế xã hội Việt Nam nói chung, cụ thể: Lũ lụt và nước biển dâng sẽ làm mất đất canh tác trong nông nghiệp. Nếu mực nước biển dâng cao thêm 1m mà không có biện pháp phòng ngừa hữu hiệu, thì khoảng 40% diện tích Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), 11% diện tích Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) và 3% diện tích của các tỉnh khác thuộc vùng ven biển sẽ bị ngập. Lũ lụt sẽ khiến gần 50% diện tích đất nông nghiệp vùng ĐBSCL bị ngập chìm không còn khả năng canh tác. Theo phân tích của Viện Tài nguyên thế giới về

https://tailieuthamkhao.vn/

17 ảnh hưởng của lũ lụt đến GDP, Việt Nam đứng thứ 4 trong số 164 quốc gia được khảo sát về tác hại nghiêm trọng của lũ lụt đến toàn nền kinh tế; làm thiệt hại 2,3% GDP của Việt Nam mỗi năm… Tình trạng xâm nhập mặn ở khu vực ven biển cũng sẽ làm thu hẹp diện tích đất nông nghiệp. Một phần diện tích đáng kể đất trồng trọt ở vùng ĐBSH và ĐBSCL sẽ bị nhiễm mặn vì 2 đồng bằng này đều là những vùng đất thấp so với mực nước biển. Xâm nhập mặn làm cho diện tích đất canh tác giảm, từ đó hệ số sử dụng đất có thể giảm từ 3 4 lần/năm xuống còn 1 1,5 lần/năm. Ngập mặn sẽ đặc biệt nghiêm trọng ở vùng ĐBSCL. Nếu nước biển dâng cao thêm 1m thì khoảng 1,77 triệu ha đất sẽ bị nhiễm mặn, chiếm 45% diện tích đất ở ĐBSCL và ước tính rằng, có khoảng 85% người dân ở vùng ĐBSCL cần được hỗ trợ về nông nghiệp. Nhiệt độ tăng, hạn hán sẽ ảnh hưởng đến sự phân bố của cây trồng, đặc biệt làm giảm năng suất. Cụ thể là năng suất lúa của vụ Xuân có xu hướng giảm mạnh hơn so với năng suất lúa của vụ mùa; năng suất ngô vụ Đông có xu hướng tăng ở Đồng bằng Bắc Bộ và giảm ở Trung Bộ và Nam Bộ. Theo dự báo, nếu không có các biện pháp ứng phó kịp thời, thì hiệu quả năng suất lúa xuân ở vùng ĐBSH có thể giảm 3,7% vào năm 2020 và giảm tới 16,5% vào năm 2070; năng suất lúa mùa sẽ giảm 1% vào năm 2020 và giảm 5% vào năm 2070. Mất đất canh tác trong nông nghiệp và năng suất cây trồng suy giảm sẽ đặt ra những thách thức và đe dọa đời sống của nông dân, vấn đề xuất khẩu gạo và an ninh lương thực quốc gia đối với một quốc gia mà nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân như Việt Nam. -Đối với ngành Thủy sản: Việt Nam hiện có khoảng 480.000 người trực tiếp tham gia vào đánh bắt hải sản; 100.000 người làm việc ở ngành chế biến thủy sản và khoảng 2.140.000 người tham gia vào các dịch vụ nghề cá. Các sinh kế thủy sản, bao gồm đánh bắt và nuôi trồng, là những sinh kế phụ thuộc vào nguồn nước và sự phong phú của nguồn lợi ven biển, là một trong những lĩnh vực nhạy cảm nhất và dễ bị tổn thương nhất trước tác động của BĐKH. Đối với tài nguyên rừng và hệ sinh thái: Thời gian qua, do những nguyên nhân khác nhau, đa dạng sinh học, các hệ sinh thái, đặc biệt là các hệ sinh thái rừng

https://tailieuthamkhao.vn/

https://tailieuthamkhao.vn/

Đối với sản xuất nông nghiệp, cơ cấu cây trồng vật nuôi và mùa vụ có thể thay đổi ở một số vùng, trong đó vụ đông ở miền Bắc có thể bị rút ngắn lại, thậm chí không có vụ đông, vụ mùa thì kéo dài hơn. Điều đó đòi hỏi phải thay đổi kỹ thuật canh tác. Nhiệt độ tăng và tính biến động của nhiệt độ lớn hơn, kể cả các nhiệt độ cực đại và cực tiểu, cùng với biến đổi của các yếu tố thời tiết khác và thiên tai làm tăng khả năng phát triển sâu bệnh, dịch bệnh, dẫn đến giảm năng suất và sản lượng, tăng nguy cơ rủi ro đối với nông nghiệp và an ninh lương thực. Để thích ứng với BĐKH nhiều mô hình sinh kế đã triển khai và có hiệu quả tốt giúp người dân yên tâm sản xuất, thoát đói nghèo và làm giàu từ những mô hình sinh kế đó. Ví dụ như, mô hình trồng ớt xã Hải Quế, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị thích hợp với khí hậu và địa hình phức tạp tại đây, gia tăng thu nhập cho người dân và cho địa phương (Phương Linh, 2014) [19]; Mô hình chọn tạo giống lúa để thích ứng với BĐKH và đảm bảo an ninh lương thực được thực hiện từ năm 2006, mô hình chủ yếu đào tạo cho nông dân năng lực chọn lúa và cải tạo giống lúa nâng cao kỹ năng canh tác cho nông dân thích ứng với BĐKH. Đặc biệt là xây dựng

18 bị suy thoái trầm trọng: Nước biển dâng lên làm giảm diện tích rừng ngập mặt ven biển tác động xấu đến hệ sinh thái rừng tràm và rừng trồng trên đất bị nhiễm phèn ở ĐBSCL; Nhiệt độ và lượng nước bốc hơi tăng làm hạn hán kéo dài sẽ làm ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng của các loài thực vật và động vật rừng (Nguyễn Thị Lan, 2019) [16]. Không những vậy BĐKH còn ảnh hưởng đến các vùng nguyên liệu là đầu vào cho các cơ sở chế biến nông lâm sản, các khu khai thác tài nguyên khoáng sản; các tuyến giao thông bị phá hủy sẽ ảnh hưởng xấu đến các hoạt động sản xuất (vận chuyển nguyên nhiên liệu) cũng như tiêu thụ hàng hóa trong cả nước. Lũ quét và sạt lở đất đã phá hủy rất nhiều tuyến đường, cầu và các cơ sở hạ tầng khác, gây sụt lở nhiều tuyến đường trong cả nước. Chính vì vậy, nhà nước cũng như mọi người dân đã và đang thực hiện nhiều chính sách, sáng kiến mô hình nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu để giữ vững sự tăng trưởng của nền kinh tế nước nhà, đặc biệt là ngành nông nghiệp Việt Nam khi mà phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên, thời tiết.

https://tailieuthamkhao.vn/

19 mạng lưới sản xuất hạt giống ở cộng đồng, hướng tới xã hội hóa công tác giống ở đồng bằng sông Cửu Long và góp phần an ninh nguồn giống cho sản xuất nông nghiệp, cải thiện sinh kế cho nông dân nghèo ở nông thôn; hay một số mô hình trồng rừng sản xuất, phủ xanh đất trống đồi trọc tại các tỉnh miền núi phía Bắc giúp phòng chống sạt lở đất, lũ quét, lũ bùn đá, giữ gìn hệ sinh thái bảo tồn đa dạng sinh học và tăng hiệu quả kinh tế cho người dân… 2.4. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến nội dung của đề tài 2.4.1. Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp Biến đổi khí hậu không chỉ gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như: Mưa đá, hạn hán, lũ lụt, có thể còn dẫn đến mất mùa hoàn toàn. Biến đổi khí hậu đã và đang tác động mạnh mẽ đến ngành trồng trọt, rõ ràng nhất là làm giảm diện tích đất canh tác, gây ra tình trạng hạn hán và sâu bệnh, gây áp lực lớn cho sự phát triển của quá trình trồng trọt. Những đợt hạn hán và nóng kéo dài liên tiếp xảy ra ở khắp các vùng trong cả nước những năm gần đây cho thấy mức độ gia tăng ngày càng lớn của tình trạng BĐKH. Hạn hán làm giảm 20 30% năng suất cây trồng, giảm sản lượng lương thực, ảnh hưởng nghiêm trọng tới chăn nuôi và sinh hoạt của người dân. Hạn hán kéo dài dẫn đến nguy cơ hoang mạc hóa ở một số vùng, đặc biệt là vùng Nam Trung Bộ, vùng cát ven biển và vùng đất dốc thuộc trung du, miền núi, gây ra những hệ lụy đáng kể đối với phát triển bền vững. Theo nghiên cứu và dự báo của ủy ban liên chính phủ về BĐKH của Liên Hợp Quốc (IPCC) và Ngân hàng thế giới (WB) ở Việt Nam. Nếu nước biển dâng lên 1m thì 0,3 đến 0,5 triệu ha đất trồng bị ngập ở vùng đồng bằng sông Hồng, vùng đồng bằng sông Cửu Long sẽ có khoảng 1,5 đến 2 triệu ha đất bị ngập. Theo Ngân hàng phát triểu châu Á (ADB) nếu nhiệt độ tăng thêm 1°C thì năng suất lúa sẽ giảm 10% thực trạng trên sẽ ảnh hưởng đến an ninh lương thực của quốc gia và hàng triệu người dân (Hồng Lạc, 2019) [6] Việt Nam đặc thù là một nước nông nghiệp với hai vựa lúa chính là đông bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. BĐKH đẽ dọa nghiêm trọng đến an ninh lương thực và sản xuất nông nghiệp. Tác động của BĐKH đến trồng trọt như mất diện tích canh tác, giảm năng suất sản lượng nông sản cùng với đó tăng nguy cơ

20 các loại dịch bệnh, dịch truyền nhiễm, từ đó giảm mạnh thu nhập từ trồng trọt gây nguy hại cho an ninh lương thực. BĐKH làm thay đổi quy luật lên xuống của nước sông gây nên hạn hán, lũ lụt cũng như làm ảnh hưởng đến đời sống của sinh vật làm mất đi hoặc thay đổi mắt xích trong chuỗi thức ăn dẫn đến tình trạng biến mất một số loài sinh vật và gia tăng các loại dịch bệnh phát sinh một số loài sâu bệnh mới khó tiêu diệt. Biến đổi khí hậu đang làm thay đổi điều kiện sinh sống của các loài sinh vật, dẫn đến tình trạng biến mất của một số loài và ngược lại, xuất hiện nguy cơ gia tăng các loại "thiên địch". Những năm gần đây, dịch rầy nâu, vàng lùn, lùn xoắn lá ở ĐBSCL diễn biến ngày càng phức tạp, ảnh hưởng đến khả năng thâm canh, tăng vụ và làm giảm sản lượng lúa. BĐKH có thể tác động đến thời vụ, làm thay đổi cấu trúc mùa, quy hoạch vùng, kỹ thuật tưới tiêu, sâu bệnh, năng suất, sản lượng; làm suy thoái tài nguyên đất, đa dạng sinh học bị đe dọa, suy giảm về số lượng và chất lượng do ngập nước và do khô hạn, tăng nguy cơ diệt chủng của động, thực vật, làm biến mất các nguồn gen quý hiếm. Năng suất cây ngô có nguy cơ giảm 0,44 tấn/héc ta vào năm 2030 và 0,78 tấn vào năm 2050… dự báo đến năm 2100, khu vực đồng bằng sông Cửu Long có nguy cơ bị ngập 89.473 héc ta, tương ứng khu vực này sẽ mất khoảng 7,6 triệu tấn lúa/năm nếu nước biển dâng 100 cm. Khi đó, Việt Nam có nguy cơ thiếu lương thực trầm trọng, gia tăng tỷ lệ đói nghèo (Hồng Lạc, 2019) [6]. BĐKH tác động mạnh đến chăn nuôi biểu hiện như: Các tỉnh Tây Nguyên đang trong đợt nắng nóng kéo dài, hạn hán nặng nhất 20 năm qua đã khiến cây cỏ chết khô. Đàn bò hàng nghìn con không có thức ăn nên nhiều con chỉ còn da bọc xương vì chúng chỉ được uống nước rửa rau tằn tiện bởi người dân hiện cũng thiếu nước sinh hoạt; Tại Duyên hải Nam Trung Bộ, theo Sở NN&PTNT tỉnh Ninh Thuận, do thiếu thức ăn, nước uống, 6 tháng đầu năm 2016 ở Ninh Thuận có trên 2.000 con gia súc bị chết, ước thiệt hại khoảng 5 tỷ đồng. Không chỉ bị thiệt hại do hạn hán, người chăn nuôi còn đang đối mặt với khó khăn kép khi giá gia súc ngày càng tuột dốc; Tại 3 tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh và An Giang, giá rơm được bán ra với mức 15.000 20.000 đồng/ công, cao hơn gấp 3 4 lần so với trước đây. Thậm https://tailieuthamkhao.vn/

21 chí, ở những ruộng lúa gần đường quốc lộ, giá rơm được bán ra với giá 30.000 đồng/ công. Ngoài việc dùng làm thức ăn cho trâu, bò, rơm còn được dùng để ủ nấm càng khiến giá rơm thêm “sốt”. Thiếu thức ăn, người dân phải cố gắng kiếm lá cây, thân cây ngô, trái cây hư hỏng… đem về cho bò ăn độn để đỡ tốn chi phí. Tháng 5/2016, giá bò ở địa phương cũng giảm từ 5 7 triệu đồng/con so với mấy tháng trước. Theo đó, bò từ 5 đến 6 tháng tuổi giá từ 17 đến 18 triệu đồng/con đã giảm xuống chỉ còn khoảng 12 triệu đồng/con; Riêng tỉnh Bến Tre có 100% số xã (164 xã) bị nước mặn xâm nhập, độ mặn đo được từ 0,3 0,5 phần ngàn. Chăn nuôi bị thiệt hại, vùng chăn nuôi bò huyện Ba Tri bị ảnh hưởng nhiều nhất, bò uống phải nước mặn đã bị tiêu chảy, nhiều hộ chăn nuôi lớn đã phải mua máy xử lý nước mặn thành nước ngọt cho gia súc uống (Nguyễn Huệ, 2017) [14].

BĐKH làm gia tăng tỷ lệ ký sinh trùng và các loại nấm bệnh, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất chăn nuôi. Mùa xuân bắt đầu sớm hơn và mùa đông ấm hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho các loại ký sinh trùng mầm bệnh phát triển mạnh. Năm 2019 vừa qua dịch bệnh tả lợn châu Phi đã ảnh hưởng rất lớn đến nganh chăn nuôi Việt Nam, đặc biệt là các tỉnh miền Bắc Dịch tả lợn Châu Phi đang bùng phát và đã lây lan tới 34 tỉnh thành, riêng tại Hà Nội có 24/24 quận, huyện lợn đã bị nhiễm bệnh và số lượng lợn bị tiêu hủy lên đến 1,5 triệu con, gây thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi. Virus dịch tả lợn có sức đề kháng cao, có khả năng chịu được nhiệt độ thấp, trong thịt lợn sống hoặc ở nhiệt độ không cao virus có thể tồn tại được 3-6 tháng, lợn bị chết ở 70 độ C. Chính vì sức đề kháng của virus này cao nên khả năng lây lan trên phạm vi rộng và kéo dài dịch tả lợn. Bệnh lây nhiễm từ qua đường hô hấp và đường tiêu hóa, Thông qua việc tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với các vật nhiễm virus như: Lợn nhiễm bệnh, chuồng trại, phương tiện vận chuyển, dụng cụ, đồ dùng, quần áo nhiễm virus và thức ăn chứa thịt lợn nhiễm bệnh, chính vì đó dịch tả lợn Châu Phi lây lan với tốc độ nhanh, rộng và khó kiểm sót cũng như khó phòng chống. Gây khan hiếm thịt lợn trên thị trường, giá thịt lợn tăng từ sau mươi nghìn đồng một cân lên hơn một trăm bảy mươi nghìn một cân, mức giá tăng kỷ lục từ trước đến giờ Ảnh hưởng nặng nề đến ngành chăn nuôi tại Việt Nam.

https://tailieuthamkhao.vn/

https://tailieuthamkhao.vn/

22 BĐKH gây ra điều kiện nóng ẩm cao sẽ làm tăng nguy cơ các loại bệnh lan truyền theo muỗi và vi khuẩn theo đường nước (sốt rét, sốt xuất huyết, tiêu chảy). Bên cạnh đó, khi môi trường không khí bị ô nhiễm gia tăng sẽ làm cho các bệnh về đường hô hấp tăng. BĐKH làm mất đất, sản xuất lương thực giảm sút sẽ gây nguy cơ suy dinh dưỡng, ốm đau… Ngoài ra, do BĐKH làm cho các hiện tượng thời tiết cực đoan tăng, thiên tai (bão, lũ quét, lụt, hạn hán) gia tăng làm cho số người chết, bị thương, ốm đau, bệnh tật gia tăng… Về ngắn hạn, BĐKH chủ yếu liên quan tới thiên tai: Các cơn bão vào Việt Nam sẽ có số lượng và mức độ khốc liệt tăng lên mỗi năm, tàn phá trên diện rộng đối với cuộc sống con người, các công trình xây dựng và tài sản tại các khu dân cư và các hoạt động sản xuất tại các vùng ven biển hay vùng núi có độ dốc cao (miền Trung). Hạn hán nặng cùng lũ lụt và ngập úng sẽ xảy ra nhiều hơn với mức độ nghiêm trọng hơn, gây tác động xấu trên diện rộng cho sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân các vùng núi và đồng bằng châu thổ. Về trung hạn, BĐKH và các thiên tai có thể tạo điều kiện làm bùng phát các dịch bệnh thông thường và phát sinh các loại dịch bệnh mới. Tốc độ lan truyền dịch bệnh cũng sẽ nhanh hơn, đồng thời xuất hiện các vấn đề như: gia tăng nhiệt độ, sa mạc hóa (vùng núi, cao nguyên), nước biển dâng... và những vấn đề thứ cấp như xâm nhập mặn nhiều hơn, khan hiếm nước ngầm và nước mặt, ô nhiễm nguồn nước... Về dài hạn, BĐKH làm mực nước biển dâng sẽ làm ngập một số vùng ven biển, gây ra tình trạng mất đất sinh sống, sản xuất và di dân. Ngoài ra, BĐKH cũng gây nên hiện tượng sa mạc hóa ở quy mô lớn làm mất đất trên diện rộng gây tổn thất cho các ngành nông nghiệp và thủy sản. BĐKH làm nhiệt độ tăng cao sẽ làm thay đổi các hệ sinh thái và gây ra các khó khăn cho sản xuất nông lâm nghiệp và ngư nghiệp (Trần Tú, 2012) [26] 2.4.2. Các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu Trước những tác động xấu từ biến đổi khí hậu gây ra, Bộ NN&PTNT đã xây dựng nhiều chính sách hỗ trợ nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa; bảo vệ và phát triển rừng gắn với xóa đói, giảm nghèo ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số… Ðặc biệt, việc nghiên cứu phát triển và chuyển giao các giống cây trồng mới (lúa, ngô, lạc, đậu tương, rau màu, cà phê, chè) có năng suất, chất lượng cao

23 thích nghi điều kiện canh tác (chịu mặn, chịu hạn, chịu phèn), chế độ canh tác (ngập lụt, hạn hán) phục vụ sản xuất hàng hóa theo mô hình canh tác nông nghiệp thông minh với khí hậu (CSA) được chú trọng để vẫn duy trì được năng suất cây trồng. Bên cạnh đó, tập trung triển khai nhân rộng các mô hình, biện pháp canh tác tiên tiến như thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP), quản lý cây trồng tổng hợp (ICM), kỹ thuật canh tác 3 giảm 3 tăng (3G3T), kỹ thuật canh tác 1 phải 5 giảm (1P5G), quản lý dịch bệnh tổng hợp (EPM), hệ thống canh tác lúa cải tiến (SRI), làm đất tối thiểu, che phủ bằng thảm thực vật, hình thành các chuỗi liên kết nông sản bền vững… Năm 2019, diện tích được chứng nhận VietGAP là 39,3 nghìn ha, trong đó, quả 22,66 nghìn ha; rau 5,99 nghìn ha; lúa 5,27 nghìn ha; chè 5,12 nghìn ha; cà phê 101 ha; cây khác 105 ha. Trên địa bàn cả nước đã triển khai xây dựng và phát triển mô hình chuỗi với 1.484 chuỗi (tăng 388 chuỗi so với năm 2018), 2.374 sản phẩm (tăng 948 sản phẩm) và 3.267 địa điểm bán sản phẩm đã kiểm soát theo chuỗi nông sản ATTP theo chuỗi (tăng 93 địa điểm). Đồng thời, Bộ đã cùng các địa phương, doanh nghiệp đang tiến hành xây dựng các chuỗi liên kết một số sản phẩm chủ lực như: Chuỗi liên kết cá tra ba cấp chất lượng cao vùng ĐBSCL; Chuỗi liên kết ngành hàng lâm sản chủ lực; Chuỗi liên kết ngành hàng lúa gạo của 10.000 hộ trồng lúa ở vùng ĐBSCL (Lê Anh, 2019) [17] Ðối với nhóm giải pháp giảm phát thải khí nhà kính, Viện Môi trường nông nghiệp đang xây dựng hệ số phát thải quốc gia cho lúa và cây trồng cạn phục vụ nhiệm vụ kiểm kê khí nhà kính… Bên cạnh nghiên cứu và triển khai 24 mô hình trình diễn ứng dụng các kỹ thuật canh tác và bảo vệ đất phù hợp để giảm tác động của BÐKH cho năm loại cây trồng chủ lực (lúa, ngô, đậu tương, lạc, mía) tại ba vùng: đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng và duyên hải miền trung. Các mô hình này thành công sẽ tạo hướng đi mới trong canh tác, góp phần bảo vệ đất, ổn định năng suất, tăng thu nhập, hiệu quả kinh tế cho nông dân. Viện Môi trường nông nghiệp đã xây dựng 12 quy trình canh tác cho các cây trồng chủ lực tại mỗi vùng, bảo đảm năng suất, bảo vệ đất, có khả năng thích nghi với các điều kiện bất lợi của BÐKH như hạn hán, ngập úng, xâm lấn mặn, rét hại… Nghiên cứu, ứng dụng các mô hình tưới tiên tiến, tiết kiệm nước, tăng cường sử dụng phân

https://tailieuthamkhao.vn/

24 bón, thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hữu cơ, xử lý chất thải chăn nuôi và phụ phẩm nông nghiệp theo hướng thân thiện, bảo vệ môi trường, hạn chế phát thải khí nhà kính... Ưu tiên hàng đầu là nghiên cứu phát triển các giống mới có năng suất cao, khả năng chống chịu tốt, thích ứng với điều kiện khí hậu để nâng cao giá trị. Phát triển các mô hình chăn nuôi hỗn hợp như mô hình vườn ao chuồng (VAC), mô hình sản xuất lương thực và năng lượng từ chăn nuôi (IFES), mô hình thích ứng chăn nuôi dựa vào sinh thái (EbA), thực hành chăn nuôi tốt (VietGAP), nông nghiệp thông minh với khí hậu (CSA), chăn nuôi công nghệ cao và khép kín (Lê Minh Nhật, 2019)Ngành[8].nông nghiệp đặt ra mục tiêu phải nghiên cứu, sử dụng hiệu quả đất trồng lúa, sản xuất lúa thích ứng với BĐKH, có chất lượng và giá trị gia tăng cao phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu ở các vùng sản xuất lúa trọng điểm. Bên cạnh đó nghiên cứu và ứng dụng các mô hình nông nghiệp tổng hợp, mô hình liên kết trồng trọt và chăn nuôi, mô hình nông nghiệp ven đô, trồng trọt và thủy sản, trồng trọt và du lịch sinh thái,… Đặc biệt nghiên cứu và chuyển giao giống cây trồng mới ( lúa, ngô, lạc chịu hạn chịu phèn) chế độ canh tác ngập lụt, hạn hán phục vụ sản xuất theo mô hình canh tác nông nghiệp thông minh với khí hậu được chú trọng để duy trì năng suất cây trồng (Lê Minh Nhật, 2019) [8] Về lâu dài khi BĐKH sẽ khiến các vùng đất bị hoang mạc hóa hay ngập lụt thì phải bố trí trồng trọt theo hướng đa dạng hóa cây trồng, kỹ thuật canh tác, thâm canh năng suất gắn với bảo vệ tài nguyên môi trường và ứng phó với BĐKH. Tiếp tục triển khai nhân rộng các mô hình, biện pháp canh tác tiên tiến như thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP), quản lý cây trồng tổng hợp (ICM), quản lý dịch bệnh, hện thống canh tác giống lúa mới, làm đất tối thiểu, che phủ bằng thảm thực vật,…Nghiên cứu ứng dụng các mô hình tưới tiêu tiên tiến, tiết kiệm nước; tăng cường sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc từ hữu cơ; sửu lý chất thải chăn nuôi và phụ phẩm nông nghiệp theo hướng thân thiện, bảo vệ môi trường; hạn chế phát thải khí nhà kính… Ưu tiên hàng đầu phát triển nghiên cứu giống mới có năng suất cao, khả năng chống chịu tốt thích ứng với BĐKH để nâng cao giá trị (Lê Minh Nhật, 2019) [8].

https://tailieuthamkhao.vn/

25 2.4.3. Các mô hình và hoạt động sản xuất nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu Trước những tác động tiêu cực của BĐKH ảnh hưởng đến sinh kế cảu người dân trong cả nước, tháng 4 năm 2019 Bộ Tài nguyên và Môi trường triển khai 4 mô hình sinh kế hỗ trợ phụ nữ thích ứng với BĐKH. Cụ thể, trong khuôn khổ chương trình “Cải thiện sinh kế và sự tham gia của phụ nữ hướng tới tăng cường khả năng chống chịu với rủi ro thiên tai và thích ứng biến đổi khí hậu”, Quỹ Chanel thông qua Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ (UN Women) tại Việt Nam sẽ hỗ trợ 4 mô hình sinh kế bền vững thích ứng biến đổi khí hậu trong 3 năm. Thông tin được đưa ra tại hội thảo tham vấn “Sinh kế bền vững cho phụ nữ nông thôn trong bối cảnh biến đổi khí hậu và rủi ro thiên tai” diễn ra ngày 22/4, tại Hà Nội. Bốn mô hình được lựa chọn bao gồm: Hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số Mông tại Lào Cai trồng thâm canh lạc đỏ địa phương ứng phó với xói mòn theo tiêu chuẩn của VietGAP; hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số tại Lào Cai nuôi gà thả vườn an toàn sinh học cải thiện sinh kế và nâng cao năng lực; hỗ trợ nữ nông dân trồng sen trên đất lúa kém hiệu quả chịu ảnh hưởng của mưa lũ theo tiêu chuẩn của VietGAP; hỗ trợ phụ nữ vùng ven biển Quảng Nam tăng cường tính bền vững của sinh kế và sự an toàn khi thu hoạch rong biển trong bối cảnh biến đổi khí hậu và rủi ro thiên tai. Thông qua việc cải thiện điều kiện kinh tế bằng các mô hình bền vững trước tác động của BĐKH, gói hỗ trợ trị giá 850.000 đôla mỹ của quỹ Channel hướng đến mục tiêu tăng cường sinh kế, nâng cao năng lực và khả năng chống chịu với BĐKH và rủi ro thiên tai của phụ nữ thông qua triển khai các lựa chọn sinh kế bền vững. Trên cơ sở đó, thúc đẩy vai trò, sự tham gia và khả năng lãnh đạo của phụ nữ trong các hoạt động giảm thiểu rủi ro thiên tai và thích ứng với BĐKH tại cộng đồng, cũng như góp phần xây dựng chính sách pháp luật về lĩnh vực này (Tài nguyên & Môi trường, 2019) [22].

Tại đồng bằng sông Cửu Long, vài năm trở lại đây, lúa không còn trở thành cây trồng duy nhất cho nền nông nghiệp nơi đây. Các mô hình nuôi tôm bền vững; chuyển đổi nông nghiệp bền vững; chọn tạo, phát triển các giống cây trồng, vật nuôi và giống thủy sản có tiềm năng, lợi thế của vùng; nâng cao chất lượng giống, thích ứng với biến đổi khí hậu đã bắt đầu hình thành. Điển hình như phát triển mô hình

https://tailieuthamkhao.vn/

26 nuôi tôm bền vững, chuyển đổi nông nghiệp bền vững, chọn tạo phát triển các giống cây trồng, vật nuôi có tiềm năng, lợi thế của vùng, nâng cao chất lượng giống thích ứng với BĐKH. Đồng bằng Sông Cửu Long đã hình thành được các vùng nuôi tôm nước lợ; nghiên cứu chọn tạo các giống cây trồng, vật nuôi, giống thủy sản có tiềm năng lượi thế của vùng; phát triển giống lúa có khả năng chịu mặn cao, giống cây ăn quả có khả năng chịu hạn, phát triển giống cá nước ngọt có chất lượng cao phù hợp với đặc điểm của từng vùng sinh thái.Triển khai mô hình chuyển đổi nông nghiệp bền vững theo hướng đảm bảo thủy sản cây ăn quả lúa gắn với các vùng sinh thái trên địa bàn các tỉnh Bến Tre, Sóc Trăng, Hậu Giang (Ngọc Bách, 2019) [13].

Ngoài ra để thích ứng với các điều kiện thười tiết cực đoan, hộ dân, cộng đồng dân cư đã sang chế ra nhiều mô hình, ý tưởng nhằm giảm thiểu các tác động cảu BĐKH.

Tại Bạc Liêu, trước tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn, triều cường dâng…, nông dân đã nhanh chóng thích ứng và tìm mô hình sản xuất hiệu quả, bền vững. Điển hình là mô hình lúa tôm. Mô hình này đã được nông dân sản xuất khá lâu, tập trung nhiều ở các huyện Phước Long, Hồng Dân, TX. Giá Rai. Đây là mô hình sản xuất mang tính bền vững, được các ngành chuyên môn khuyến cáo nhân rộng. Lợi nhuận từ mô hình này dao động từ 50 - 100 triệu đồng/ha. Mô hình cánh đồng sinh thái ứng dụng trên lúa tôm cũng rất hiệu quả. Đây là mô hình mới, bằng cách trồng hoa trên bờ ruộng cân bằng sinh thái và thực hiện “con tôm ôm gốc lúa”. Các mô hình: tôm - rừng, tôm - cua - cá - rừng, tôm - cua - rừng… cũng được nông dân áp dụng để thích ứng với tình trạng BĐKH (Minh Đạt, 2017) [10] Để đối phó với tình hình thời tiết bất thường, Trung tâm Khuyến nông Thái Nguyên đã đưa vào thử nghiệm trồng nhiều giống dưa lê an toàn sinh học trong điều kiện cả ngoài trời và nhà kính. Qua thời gian khảo nghiệm cho thấy, trong điều kiện nhà kính, có tỉ lệ cây sống 100%, cho quả đạt 98%. Phương pháp được lựa chọn là thí điểm hữu cơ 100% và an toàn sinh học đều sinh trưởng và phát triển tốt, phù hợp với điều kiện thời tiết của tỉnh Thái Nguyên Hiệu quả kinh tế của dưa lê sẽ cao hơn so với những loại dưa thông thường. Còn đối với các mô hình xen canh, đồi rừng, mô hình trồng cây ba kích đang được Trung tâm khuyến nông Thái Nguyên quan tâm giám sát chặt chẽ. Để mô hình

https://tailieuthamkhao.vn/

27 phù hợp, thực sự đem lại hiệu quả trong điều kiện thực tế, Trung tâm Khuyến nông Thái Nguyên đang tiếp tục phối hợp với các địa phương theo dõi tình hình sinh trưởng, phát triển của cây ba kích, các đối tượng sâu bệnh phát sinh gây hại để có biện pháp chỉ đạo chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh kịp thời ở những năm tiếp theo, làm cơ sở để tuyên truyền và đưa ra khuyến cáo trước khi nhân rộng mô hình. Năm 2020, toàn tỉnh Thái Nguyên có 9 chương trình, dự án khuyến nông được thực hiện; 7 mô hình được xây dựng chuyển giao và tư vấn kỹ thuật. Các mô hình đều tập trung áp dụng tiến bộ kỹ thuật và công nghệ cao vào sản xuất nhằm tăng năng suất chất lượng và hiệu quả kinh tế, hướng đến các vùng sản xuất hàng hóa an toàn, phát huy lợi thế của từng địa phương, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm, tăng giá trị gia tăng trong quá trình sản xuất. Với những kết quả bước đầu, cơ quan khuyến nông đang tiếp tục phối hợp với các đơn vị thu thập, khảo nghiệm các giống cây trồng mới có năng suất, chất lượng, phẩm chất tốt. Qua đó, sẽ đề xuất bổ sung vào công thức luân canh phục vụ cơ cấu lại ngành; đồng thời, triển khai các mô hình chuyển đổi cơ cấu cây, con, đặc biệt chuyển đổi diện tích cây lúa kém hiệu quả sang cây trồng khác nhằm tăng giá trị kinh tế trên diện tích đất nông nghiệp (Bá Hoàng, 2020) [1]. Ngoài ra nông dân tỉnh Thái Nguyên đã có nhiều sáng kiến nhằm phát triển kinh tế nông nghiệp thích ứng với BĐKH và thu được nhiều thành công đáng kể. Mô hình đậu xanh xen ngô chịu hạn, tăng năng suất sản lượng ngô, chịu hạn tốt và khả năng kháng sâu bệnh cao hơn các giống ngô bình thường; Mô hình ủ gốc chè ngô, sử dụng lớp đất bề mặt hay các loại cây phế phẩm như rơm, rạ để ủ gốc chè, ngô giúp cho độ ẩm đất luôn đạt tiêu chuẩn, chống nắng nóng tốt. Đặc biệt tránh được tình trạng thất thoát phân đạm và rửa trôi lớp đất bề mặt khi có mưa lớn xảy ra… Những mô hình, sáng kiến này không chỉ góp phần giảm thiểu tác động tiêu cực của BĐKH đến sản xuất nông nghiệp mà còn làm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm nông sản, đời sống người dân được cải thiện và ổn định hơn. 2.5. Đánh giá chung từ tổng quan BĐKH đã làm ảnh hưởng nặng nề đến nền nông nghiệp trên thế giới đặc biệt là tại Việt Nam, làm giảm năng suât chất lượng nông sản, xuất hiện nhiều dịch bệnh

https://tailieuthamkhao.vn/

28 lạ trên vật nuôi và cây trồng, đe dọa đến an ninh lương thực và xuất khẩu. Để khắc phục hậu quả mà BĐKH mang lại một số mô hình sinh kế thích ứng với BĐKH đã được nghiên cứu và ứng dụng để giảm bớt tác hại của BĐKH tăng năng suất chất lượng nông sản, đảm bảo an ninh lương thực Tuy nhiên một số mô hình còn nhiều hạn chế như chưa chọn được giống cây trồng vật nuôi phù hợp với từng địa phương; chưa xử lý hoàn toàn chất thải do chăn nuôi, chất thải do hoạt động sản xuất nông nghiệp thải ra môi trường; một số mô hình giống cây mới chưa đạt hiệu quả do khả năng kháng sâu bệnh, thích ứng với thời tiết tại địa phương còn kém; chưa áp dụng được những phương pháp, kỹ thuật tiên tiến nhất để tăng năng suất chất lượng và giảm tỷ lệ nhiễm sâu bệnh; chưa phát huy được vai trò cảu vật nuôi, giống cây bản địa; quan trọng hơn là tại địa bàn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên chưa có mô hình sinh kế thích ứng với BĐKH nào được triển khai, chỉ có một vài mô hình nhỏ lẻ của người dân bản địa như mô hình trồng rau sạch, nhưng mô hình này có quy mô nhỏ lẻ hiệu quả năng suất thấp, hay chịu nhiều tác hại của sâu bệnh và các điều kiện thời tiết cực đoan. Vì vậy những mô hình trên chưa hoàn toàn phù hợp với điều kiện ngoại cảnh tại huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên.

https://tailieuthamkhao.vn/

https://tailieuthamkhao.vn/

29 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng: Phân tích hiệu quả tổng hợp của một số mô hình sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu. Phạm vi nghiên cứu: tại xã Kim Phương huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên. 3.2. Nội dung nghiên cứu Nội dung 1: Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.Nội dung 2: Nghiên cứu thực trạng sinh kế và tác động của biến đổi khí hậu đến các hộ dân tại địa bàn nghiên cứu. Nội dung 3: Phân tích hiệu quả của một số mô hình sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu. Nội dung 4: Phân tích các thuận lợi, khó khăn trong việc áp dụng các mô hình sinh kế thích ứng BĐKH. Nội dung 5: Đề xuất một số giải pháp nhân rộng các mô hình sinh kế thích ứng BĐKH có hiệu quả tại địa bàn nghiên cứu. 3.3. Phương pháp nghiên cứu 3.3.1. Phương pháp thu thập thông tin Thu thập dữ liệu thứ cấp: Tài liệu thứ cấp được thu thập từ các dữ liệu và báo cáo liên quan ở các đơn vị chuyên môn cấp tỉnh, huyện và xã, gồm Cục thống kê, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (NN&PTNN), Trung tâm khuyến nông (TTKN), Phòng nông nghiệp và Trạm Khuyến nông, Trạm khí tượng thủy văn, Ủy ban nhân dân (UBND) các xã lựa chọn nghiên cứu. Đồng thời, các kết quả nghiên cứu liên quan của các viện/trường tại đại bàn nghiên cứu cũng được thu thập, tổng hợp và phân tích. Các thông tin thu thập gồm những dữ liệu và báo cáo liên quan đến tình hình chung của các địa bàn nghiên cứu, đặc điểm về kinh tế xã hội, sinh kế của người

https://tailieuthamkhao.vn/

30 dân khu vực nông thôn, tác động của BĐKH đến hoạt động sản xuất nông nghiệp, cũng như những giải pháp ứng phó BĐKH hiện đang triển khai tại địa phương. Thu thập dữ liệu sơ cấp: Địa điểm lựa chọn và cỡ mẫu điều tra: huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. Trên cơ sở tham khảo ý kiến của cơ quan chuyên môn tại địa phương, sẽ lựa chọn 01 xã điển hình chịu tác động của BĐKH để triển khai các hoạt động thu thập thông tin. Cỡ mẫu điều tra được trình bày trong Bảng 1. Trong đó, đối với phỏng vấn các hộ dân, phương pháp chọn mẫu phân tầng (stratified sampling) được áp dụng nhằm lựa chọn các hộ đại diện theo các tiêu chí về địa lý, giới tính, tuổi, dân tộc, và loại hình kinhtế(giàu,trungbình,cậnnghèo,nghèo). Bảng 3. 1. Đối tượng và mục đích phỏng vấn TT Đối tượng Kỹ thuật Mục đích Số lượng 1 Các cơ quan chuyên môn: gồm Sở NN&PTNT, Phòng NN và mạng lưới khuyến nông (KN) ở cấp tỉnh và huyện. Phỏng vấn chuyên sâu Đánh giá tổng quan về tình hình kinh tế xã hội của địa bàn điều tra, hoạt động sản xuất nông nghiệp, loại hình sinh kế chính, các tác động của BĐKH và các giải pháp và các chương trình hỗ trợ thích ứng BĐKH đã và đang áp dụng. 4 người 2 Lãnh đạo xã, cán bộ khuyến nông xã, hội nông dân, hội phụ nữ. Phỏng vấn cá nhân + phỏng vấn nhóm Đánh giá tổng quan về tình hình kinh tế xã hội của xã, tình hình sản xuất nông nghiệp, tác động của BĐKH, các giải pháp và định hướng trong thích ứng BĐKH trên địa bàn. n4gười/ xã 3 Hộ nông dân (đại diện về địa lý, giới tính, tuổi, dân tộc, loại hình kinh tế hộ). Phỏng vấn cá nhân + phỏng vấn và thảo luận nhóm có trọng tâm. Đánh giá tình hình kinh tế hộ gia đình, tác động của BĐKH đến sản xuất nông nghiệp, các giải pháp và sáng kiến thích ứng BĐKH, các mô hình sinh kế phù hợp thích ứng với BĐKH tại địa phương; phân tích hiệu quả kinh tế và môi trường của các mô hình; thuận lợi, khó khăn trong việc áp dụng các mô hình; các giải pháp nhân rộng mô hình. 50 người/ xã. 4 Chuyên gia/nhà nghiên cứu có am hiểu về các mô hình sinh kế thích ứng BĐKH Phỏng vấn cá nhân Đánh giá chuyên sâu về các mô hình sinh kế bền vững thích ứng biến đổi khí hậu tại các địa bàn nghiên cứu. 1 2 người

https://tailieuthamkhao.vn/

31 Phương pháp điều tra thực địa: xây dựng bản câu hỏi phỏng vấn và các nội dung thảo luận nhóm tập trung nhằm khai thác thông tin và ý kiến của đại diện các cơ quan chuyên môn (gồm Sở Nông nghiệp, Trung tâm khuyến nông, Phòng nông nghiệp, trạm khuyến nông), lãnh đạo chính quyền địa phương cấp xã, và người dân (50 người đại diện/huyện, theo kỹ thuật lấy mẫu phân tầng có chủ đích). Phương pháp tham vấn chuyên gia: Thu thập những đánh giá chuyên môn về các mô hình sinh kế bền vững thích ứng biến đổi khí hậu tại các địa bàn nghiên cứu. Các kỹ thuật sử dụng gồm: kỹ thuật lựa chọn mẫu điều tra phân tầng (stratified sampling), kỹ thuật phỏng vấn bán cấu trúc (SSI), kỹ thuật khám phá thông tin từ các tác nhân liên quan khác được phát hiện trong quá trình điều tra sử dụng kỹthuật Chain Referral Technique, và quan sát thực địa trong quá trình điều tra. Bộ công cụ điều tra: bản câu hỏi bán cấu trúc đối với từng nhóm đối tượng; bản hướng dẫn các chủ đề thảo luận nhóm tập trung. Bản câu hỏi sẽ được lấy ý kiến chuyên gia và hoàn thiện trước khi triển khai hoạt động khảo sát thực địa. Phương pháp phân tích hiệu quả tổng hợp của các mô hình sinh kế: Nhóm nghiên cứu sẽ tổ chức hoạt động thảo luận nhóm với đại diện các hộ nông dân (50 hộ/xã) nhằm phân tích các khía cạnh về hiệu quả kinh tế, hiêu quả môi trường (tiết kiệm nước, giảm xói mòn, giảm ô nhiễm,…), phạm vi áp dụng, tính phù hợp, tính bền vững, và tiềm năng nhân rộng của các mô hình sinh kế được lựa chọn thông qua hình thức cho điểm và mô hình trên Radar Chart để so sánh hiệu quả tổng thể giữacácmôhình.

3.3.2. Phương pháp xử lý số liệu, phân tích số liệu Dữ liệu điều tra được mã hóa và xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS (Phiên bản 20, SPSS Inc., Chicago, IL, USA) với sự sai khác có ý nghĩa nhỏ nhất (LSD) được tính ở mức xác suất 5%. 3.3.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu Thực trạng và đặc điểm kinh tế xã hội của địa bàn điều tra. Tác động của BĐKH đến hoạt động sản xuất nông nghiệp và sinh kế người dân. Đặc điểm kinh tế hộ gia đình và các hoạt động sinh kế chính.

32 - Phân tích các giải pháp và sáng kiến thích ứng với BĐKH hiện đang áp dụng tại địa phương (gồm các chương trình hỗ trợ của chính quyền trung ương và địa phương, các giải pháp và sáng kiến của cộng đồng). Phân tích hiệu quả tổng hợp của một số mô hình sinh kế thích ứng BĐKH có tiềm năng tại địa phương. Phân tích các thuận lợi, khó khăn trong việc áp dụng các mô hình sinh kế. Phân tích và đề xuất các giải pháp nhân rộng các mô hình sinh kế

https://tailieuthamkhao.vn/

Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 51.421,32 ha, trong đó nhóm đất nông nghiệp là: 44.868,36 ha (đất sản xuất nông nghiệp 10.835,68 ha, đất lâm nghiệp 34.032,68 ha); nhóm đất phi nông nghiệp có 3.752,17 ha và nhóm đất chưa sử dụng có 2.800,79 ha (Cổng thông tin điện tử huyện Định Hóa, 2020) [38]

33 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐẠT ĐƯỢC 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội. 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 4.1.1.1 Về vị trí địa lý Định Hoá là huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Thái Nguyên, cách Thành phố Thái Nguyên 50 km. Phía Bắc giáp huyện Chợ Đồn; Phía Đông giáp huyện Bạch Thông và huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn; Phía Nam giáp huyện Đại Từ và huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên; Phía Tây giáp huyện Yên Sơn và huyện Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang. Hình 4.1: Bản đồ địa giới hành chính huyện Định Hóa (Cổng thông tin điện tử huyện Định Hóa, 2020)

https://tailieuthamkhao.vn/

4.1.1.3. Về thời tiết khí hậu Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang những đặc điểm chung của khí hậu miền Bắc nước ta, được chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Nhiệt độ trung bình trong năm là 22,80C, nhiệt độ tối cao tuyệt đối là 39,50C, nhiệt độ tối thấp tuyệt đối là 20C. Lượng mưa trung bình trong năm là 1.825 mm, cao nhất là 2.270 mm, thấp nhất là 1.370 mm, lượng mưa phân bố không đồng đều giữa các mùa trong năm. Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa khá lớn

34 4.1.1.2. Về địa hình Địa hình của huyện thấp dần về phía Nam, được chia thành 3 tiểu vùng: + Tiểu vùng 1 (vùng phía Bắc gồm 8 xã): Linh Thông, Quy Kỳ, Lam Vỹ, Tân Thịnh, Bảo Linh, Kim Sơn, Kim Phượng và Tân Dương; với diện tích tự nhiên 27.074,79ha.+Ti ểu vùng 2 (vùng trung tâm gồm 7 xã): Phúc Chu, Thị trấn Chợ Chu, Định Biên, Đồng Thịnh, Bảo Cường, Phượng Tiến, Trung Hội; với diện tích tự nhiên 8.266,16ha.+Ti ểu vùng 3 (vùng phía Nam gồm 9 xã): Thanh Định, Bình Yên, Trung Lương, Điềm Mặc, Phú Tiến, Phú Đình, Sơn Phú, Bộc Nhiêu, Bình Thành, với diện tích tự nhiên 17.629,28ha. Địa hình huyện Định Hoá khá phức tạp và tương đối hiểm trở, ở dạng núi thấp, đồi cao. Xen giữa các dãy núi đá vôi và đồi, núi đất là những cánh đồng hẹp. Hướng địa hình thấp dần từ tây bắc xuống đông nam, phân làm hai vùng. Vùng núi bao gồm các xã ở phía bắc huyện. Vùng này có các dãy núi cao từ 200 m đến 400 m so với mặt biển, thuộc phần cuối của dãy núi đá vôi cánh cung Sông Gâm, chạy theo hướng Tây bắc - đông nam, từ phía bắc qua trung tâm huyện đến xã Trung Hội, tạo nên bức tường thành ở phía đông thị trấn Chợ Chu và những thung lũng nhỏ hẹp. Nhiều hang động trong các dãy núi đá này có những nhũ đá hình thù kỳ thú, đẹp mắt.Nhìn chung địa hình của huyện đa dạng phong phú, chìn ếu là đồi, núi nên một mặt tạo cho huyện có cảnh quan đẹp, mặt khác yếu tố địa hình cũng ảnh hưởng lớn đến phát triển hạ tầng, kỹ thuật, xây dựng, phân bố dân cư trên địa bàn.

https://tailieuthamkhao.vn/

4.1.2.2. Về xã hội Huyện Định Hóa gồm 24 đơn vị hành chính (23 xã và 01 thị trấn). Dân số là 88.100 người với 19.084 hộ. Trong đó, khu vực nông thôn có 81.670 người, chiếm 93,04 % tổng số khẩu. Lao động nông nghiệp chiếm 80% tổng số lao động trên toàn huyện, chủ yếu là lao động phổ thông chưa qua đào tạo. Giao thông, hệ thống thuỷ lợi, điện, thông tin liên lạc, cơ sở vật chất trường học, bệnh viện... tiếp tục được đầu tư và cải tạo. Tất cả các xã trong huyện đều có đường ô tô đến trung tâm xã, 100% số xã có điện lưới quốc gia và có điểm bưu điện văn hoá.

* Theo quy hoạch phát triển ngành nông nghiệp của huyện, Định Hóa có tiềm năng phát triển sản xuất hàng hóa theo mô hình nông - lâm kết hợp, nhiều loại cây trồng vật nuôi có khả năng thích nghi với điều kiện thổ nhưỡng khí hậu của huyện. Tuy nhiên, Định Hóa cần tập trung phát triển các lợi thế sau: Đối với cây công nghiệp: Tập trung phát triển cây chè, tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật thâm canh, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, chuyển đổi cơ cấu giống chè mới trồng cành thay thế giống chè trung du già cỗi, đến năm 2020 đạt 3.000 ha, trong đó 60 70% là giống chè mới trồng bằng cành.

https://tailieuthamkhao.vn/

35 nhưng không đều và tập trung vào các tháng 6,7,8 chiếm 80 - 85% lượng mưa cả năm. Mùa khô thường bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Mùa này thường có gió mùa đông bắc, tiết trời khô hanh, mưa ít gây hạn hán, rét đậm kéo dài gây nhiều khó khăn trong sản xuất. 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 4.1.2.1. Về kinh tế Trong phát triển kinh tế xã hội của huyện, sản xuất nông, lâm nghiệp là chủ yếu. Trong những năm gần đây, kinh tế của huyện đã đạt được những thành tựu đáng kể, tốc độ tăng trưởng khá. Đời sống của người dân nói chung và người dân nông thôn Định Hoá nói riêng được nâng lên rõ rệt. Tuy nhiên, Định Hóa vẫn còn là một huyện nghèo của tỉnh với thu nhập bình quân đầu người thấp so với trung bình của cả tỉnh (Năm 2015 đạt 25 triệu đồng/người/năm).

36 - Đối với ngành chăn nuôi: Đẩy mạnh phát triển, tăng tỷ trọng giá trị của ngành chăn nuôi gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm. Trong đó phát triển chăn nuôi trâu, bò, dê theo hình thức bán chăn thả là một lợi thế của địa phương. Về lâm nghiệp: Phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững, phát triển rừng phải đảm bảo đạt được các chức năng của rừng về: Kinh tế, nguồn sinh thủy, môi trường và cảnh quan để gắn với phát triển du lịch. Kết hợp trồng rừng với trồng cây dược liệu để đápứng nhu cầu thị trường nguyên liệu của các nhà máychế biến dược liệu. Xã Kim Phương, huyện Định Hóa đã được chọn là một xã thí điểm trong qua trình điều tra tác động của BĐKH đến sinh kế của người dân. Có vị trí địa lý phía Đông giáp xã Lam Vỹ, Tân Thịnh, Tân Dương, phía Tây giáp xã Kim Sơn, phía Nam giáp thị trấn Chợ Chu, phía Bắc giáp xã Quy Kỳ. Có tổng diện tích tự nhiên toàn xã là 1259,06 ha, có 10 dân tộc cùng chung sống, người dân sống chủ yếu bằng nghề sản xuất nông, lâm nghiệp và chăn nuôi Với hơn 70% dân số là người dân tộc thiểu số, lối sống mang đậm nét truyền thống cảu người Tày vùng Việt Bắc. Đa số người dân theo tín ngưỡng thờ phụng tổ tiên, một phần nhỏ theo đạo phật. Xã Kim Phượng có tổng số 813 hộ dân với 3.205 nhân khẩu trong đó số lao động trong độ tuổi là 1796 người chiếm 56,03 % so với tổng số dân toàn xã ( UBND xã Kim Phượng, 2019) [10] Xã Kim Phượng thuộc vùng núi có địa hình đa dạng phức tạp, có dãy núi đá vôi chạy qua, đồi núi dốc, các dải đồng bằng nhỏ hẹp, giao thông đi lại còn nhiều khó khăn. Kim Phượng là xã thường xuyên chịu ảnh hưởng của BĐKH hạn hán, số ngày nóng tăng và mùa hè, mùa đông thường có các đợt lạnh sâu, rét tăng cường. Ngoài ra còn chịu ảnh hưởng nặng nề cảu các dịch sâu bệnh lạ, sương muối, mưa bão bất thường, sạt lở đất,… gây ra tác động không nhỏ đến đời sống cũng như sinh kế chínhcủangườidântạiđịaphương. 4.2. Thực trạng sinh kế của người dân và tác động của biến đổi khi hậu tại huyện Định Hóa 4.2.1. Thực trạng sinh kế của người dân Theo Ủy Ban nhân dân huyện Định Hóa (năm 2019) cho biết trên địa bàn huyện có 04 nguồn thu nhập chính bao gồm thu nhập từ Trồng trọt, Chăn nuôi, Dịch https://tailieuthamkhao.vn/

https://tailieuthamkhao.vn/

Qua bảng 4.1 có thể thầy người dân huyên Định Hóa tỉnh Thái Nguyên phát triển sinh kế chủ yếu dựa vào phát triển nông nghiệp với khoảng 85,7% thu nhập từ trồng trọt và chăn nuôi. Số còn lại chủ yếu đi làm công nhân và kinh doanh hàng tạp hóa. Cụ thể hơn, ta thấy rằng nguồn thu nhập chính của người dân chủ yếu là từ các sản phẩm tư trồng trọt ví dụ như sản xuất lúa, ngô, và các sản phẩm cây trồng khác chiếm tới 78.6% tổng thu nhập. Lúa đa số được trồng 2 vụ, vụ chiêm xuân và vụ mùa, giữa 2 vụ là thời gian người dân kết hợp trồng ngô, khoai. Ngô đa số được trồng trên các bãi bồi ven sông, các gò đồi thấp có khả năng chịu hạn tốt. Nguồn thu nhập sau trồng trot là đi làm công nhân tại các nhà máy và khu công nghiệp với 15,5%.Với sự phát triển của công nghiệp đặc biệt sự xuất hiện của nhà máy Samsung và khu công nghiệp Điềm Thụy đã thu hút nhiều lao động, nhiều lao động trẻ đã chọn đi làm công nhân kiếm thêm thu nhập cho gia đình. Chăn nuôi chiếm khoảng 7.1% thu nhập của nông hộ, chủ yếu chăn nuôi gia cầm phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong gia đình, chăn nuôi đại gia súc như trâu, bò có số lượng ít, chăn nuôi lợn chiếm số lượng khá lớn đa số là để bán. Các nguồn thu nhập từ dịch vụ bán hàng như hàng tạp hóa, du lịch đền chùa chiếm một phần thu nhập nhỏ do mức sống người dân chưa được cao và lương thực ở khu vưc là tự cung tự cấp là chủ yếu

37 vụ và các ngành nghề khác chủ yếu là đi làm công nhân tại các khu công nghiệp và công ty tư nhân trong và ngoài địa bàn huyện. Tỷ lệ các nguồn thu nhập chính của các nông hộ được tổng hợp trong bảng 4.1. Bảng 4. 1. Các nguồn thu nhập chính của nông hộ Nguồn thu nhập chính % thu nhập Ghi chú (a) Trồng trọt 78.6 Chủ yếu là gạo, ngô (b) Chăn nuôi 7.1 Chủ yếu là nuôi lợn, gà (c) Dịch vụ (bán hàng, …) 1.8 Hàng tạp hóa (d) Khác (nghề thủ công, làm thuê, làm nghề khác,…) 12.5 Chủ yếu người dân đi làm công nhân Tổng thu nhập của nông hộ 100 (Nguồn: UBND huyện Định Hóa, 2019)

38 Dựa vào số liệu thu thập và tổng hợp được trong bảng 4.2 về diện tích đất sản xuất Nông hộ từ UBND huyện Định Hóa (năm 2019) nhận thấy: đất lâm nghiệp chiếm diện tích lớn nhất với 34.032,68 ha chiếm tương đương với hơn 65% tổng diện tích đất sản xuất, ly do vì phần lớn địa hình ở Định Hóa là đồi núi thấp nên rất thích hợp phát triển kinh tế rừng đặc biệt là rừng trồng keo. Chiếm tỷ lệ lớn thứ hai là diện tích đất nông nghiệp với khoảng 20,79% tương đương với 10.800 ha, đất nông nghiệp được phân bố chủ yếu ở các dải đồng bằng giữa các dãy núi già và các bài bồi tụ ven song, suối trên địa bàn. Người dân chủ yếu sử dụng đất nông nghiệp cho trồng lúa, ngô xen đậu đỗ, bí đỏ,... Bảng 4. 2. Diện tích sản xuất của nông hộ Loại đất sử dụng Diện (ha)tích Tỷ lệ (%) Ghi chú a) Đất nông nghiệp 10.835,68 20,79 Chủ yếu là các dải đồng bằng nhỏ hẹp xen kẽ núi và các bãi bồi tụ ở ven sông suối. b) Đất lâm nghiệp 34.032,68 65,28 Chủ yếu là rừng trồng keo. c) Diện tích ao, hồ 710 1,36 Nuôi cá chủ yếu trên các hồ, đập và thực hiện mô hình nuôi cá trên các đồng ruộng. d) Đất khác (ghi rõ ở cột ghi chú loại đất gì) 6.552,96 12,57 đất phi nông nghiệp có 3.752,17 ha đất chưa sử dụng có 2.800,79 ha. Tổng 52131.32 100 (Nguồn: UBND huyện Định Hóa, 2019)

Do địa hình chủ yếu là đồi núi dốc và khó khăn trong phát triển nghư nghiệp nên diện tích về ao hồ chiếm tỷ lệ khá nhỏ với chỉ 1,36% (710 ha) tổng điện tích sản suất của nông hộ. Chăn nuôi thủy hải sản chủ yếu phục vụ nhu cầu trong gia đình. Có khoảng 12,57% là diện tích đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng. Số liệu thu thập được từ UNBD huyện Định Hóa cho thấy, đối với lĩnh vực chăn nuôi người dân chủ yếu tham gia chăn nuôi gia súc và gia cầm với phần lớn mục đích để làm kinh doanh và phục vụ làm lương thực cho gia đình và phục vụ hỗ

https://tailieuthamkhao.vn/

39 trợ sản xuất nông nghiệp. Cụ thể qua bảng 4.3 cho biết trong năm 2018 một số lượng lớn gia cầm lên đến 650.000 con được người dân Định Hóa nuôi bao gồm gà, vịt, nganvàmộtsốloạigiacầmkhác. Người dân địa phương cho biết các lý do chính mà họ hướng tới chăn nuôi gia cẩm nhiều hơn là do gia cầm dễ nuôi, không tốn diện tích chăn thả nhiều, nguồn thức ăn dễ kiếm và săn có, nuôi có thể sử dụng cho mục đích chủ yếu là để ăn và để bán. Đối với chăn nuôi gia súc tại Định Hóa, tổng số lượng lợn trên địa bàn đạt khoảng 44.000 con trong năm 2018 là loại vật nuôi được nhiều hộ dân lựa chọn để chăn nuôi và phát triển sinh kế gia đình. Lợn tại Định Hóa được nuôi với hình thức nuôi nhốt, với nguồn thức ăn dồi dào, nhanh được xuất chuồng và năng suất cao giá trị cao nên loại vật nuôi này được nuôi rộng rãi và mục đích nuôi chủ yếu là để bán. Loại đại gia súc khác được người dân địa phương hưởng ứng vì mang lại nhiều hiệu quả kinh tế cho phát triển sinh kế nông hộ là chăn nuôi trâu và bò Bảng 4. 3. Tình hình chăn nuôi của nông hộ Loại vật nuôi Số lượ (con)ng Mục đích nuôi (để bán, cày kéo, hay để ăn) a) Trâu 6.600 Để bán, cày kéo b) Bò 4.700 Để bán c) Lợn 44.000 Để bán d) Dê 22.000 Để bán, để ăn e) Gia cầm (gà, vịt, ngan,..) 650.000 Để bán, để ăn. (Nguồn: UBND huyện Định Hóa, năm 2018) [13]

Thông kê trên bảng 4.3 cho biết có khoảng 11.300 đại gia súc đang được chăn thả trên địa bàn (trong đó trâu là 6.600 con và bò là 4.600 con). Ưu điểm và nhược điểm của loại hình này là có nguồn thức ăn dễ tìm kiếm nhưng lại chăn theo hình thức chăn thả nên tốn thời gian và công sức để trông. Ngoài ra loại vật nuôi này lâu được suất chuồng nên số lượng nuôi ít hơn các loại vật khác. Dê có số lượng nuôi khá ổn với khoảng 22.000 con (chỉ đứng sau chăn nuôi lợn). Dê chủ yếu được chăn thả tự nhiên trên các vách núi đá vôi, thường chăn thả theo đàn và giá thành phù hợp với thời gian và công sức của người dân địa phương.

https://tailieuthamkhao.vn/

40 4.2.2. Tác động của biến đổi khí hậu tại huyện Định Hóa 4.2.2.1. Xu hướng thay đổi về nhiệt độ trung bình và tổng lương mưa tại Định Hóa giai đoạn 2001 2019. Từ bảng 4.4 và biểu đồ hình 4.2 và hình 4.3 cho ta thấy huyện Định Hóa có xu thế tăng dần về tổng lượng mưa và nhiệt độ trung bình trong giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2019. Bảng 4. 4. Bảng thống kê về nhiệt độ trung bình và tổng lượng mưa của huyện Định Hóa trong giai đoạn 2001-2019 Năm Nhiệt độ trung bình (oC) Tổng lượng mưa (mm) 2001 22,9 2085,1 2002 23,3 586 2003 23,9 1476 2004 22,7 1247 2005 23,1 1857 2006 23,6 1670 2007 23,5 1352 2008 22,2 1995,9 2009 23,4 1684 2010 23,4 1566 2011 22 1158 2012 23,2 1426 2013 22,8 1972 2014 23 165.2 2015 23,8 2182 2016 23,6 1200 2017 23,4 2377 2018 23,5 1647 2019 24,7 2195 Qua biểu đồ hình 4.2 trên ta nhận thấy, nhiệt độ trung bình của các năm của huyện Định Hóa chênh nhau từ 1ºC đến hơn 1ºC và có xu thế chung là tăng từ năm 2001 đến năm 2019. Sự tăng và chênh lệch về nhiện độ trung bình thể hiện rõ ràng nhất vào cuối giai đoạn khảo sát cụ thể là từ năm 2011 đến năm 2019. Trong giai https://tailieuthamkhao.vn/

ổn

ế

n 20 năm trở lại đâu. Năm 2017 có tổng lượng mưa lớn nhất đạt khoảng 2377 mm/năm, 24.523.522.521.520.52122232425 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 C)(độđộNhiệt Năm Nhiệt độ trung bình năm (2001-2019) Nhiệt Linearđộ(Nhiệt độ) 25002000150010005000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 (mm/năm)mưaLượng Axis Title Tổng lượng mưa các năm (2001 2019) Lượng mưa Linear (Lượng mưa) https://tailieuthamkhao.vn/

41 đoạn này nhiệt độ trung bình tăng cao và chênh lệ lên tới gần 3 ºC chỉ trong vòng gân 10 năm. Năm 2019 có mức nhiệt cao nhất là 24.7ºC, năm 2011 có mức nhiệt thấp nhất là 22ºC. Nhìn chung qua gần 20 năm từ 2001 đến 2019 nhiệt độ trung bình năm tại huyện Định Hóa có dấu chênh lệch nhiệt độ từ ± 1ºC đến gần ± 3ºC so với thời gian trở về trước. Điều này phần nào cho thấy BĐKH đã và đang tác động đếnđịabànhuyệnĐinhHóanóiriêngvàcảnướcnóichung. Hình 4. 2. Nhiệt độ trung bình huyện Định Hóa từ năm 2001-2019 Hình 4. 3. Tổng lượng mưa tại huyện Định Hóa từ năm 2001-2019 Kết quả hiển thị tại biểu đồ lượng mưa hình 4.3 cho thấy, nhìn chung t ng lượng mưa các năm từ 2001 đến 2019 không định và có xu th tăng trong gầ

42 ngược lại năm 2002 có tổng lượng mưa rất ít chỉ đạt 586 mm/năm. Từ năm 2001 đến 2019 tổng lượng mưa có xu hướng tăng lên phần nào thể hiện được sự gia tăng về tần số các hiện tượng thời tiết cực đoan diễn ra trên địa bàn huyện, số đợt bão tăng, mưa lớn kéo dài gây sạt lở đất, lũ lụt, mùa màng thất thu, ảnh hưởng không nhỏ đến an ninh lương thực cũng như sinh kế của người dân địa phương trên địa bàn. Kết quả phần nào được thể hiện qua bảng 4.5 4.2.2.2. Ảnh hưởng của thiên tai trên địa bàn Định Hóa Thống kê trong bảng 4.5 cho thấy mức độ ảnh hưởng của các đơt thiên tai đến đời sống và phát triển sinh kết của các hộ dân tại Định Hóa trong vòng gần 5 năm trở lại đây từ 2016 đến 6 tháng đầu năm 2020. Có thể dễ dàng nhận thấy số đợt thiên tai xảy ra ngày một tăng trong khoảng từ năm 2016 đến 2019. Tuy nhiên, mức độ và giá trị thiệt hại về nguời và của lại khác nhau phụ thuộc vào mức độ tàn phá của các đợt thiên và chiến lược thông tin và phòng chống thiên tai của địa phương. Bảng 4. 5. Các đợt thiên tai trên địa

bàn Định Hóa (2016 2020) TT Thiệt hại Đơn vị Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 6 tháng đầu năm 2020 Tổng 1 Số đợt thiên tai xảy ra Đợt 5 6 6 10 3 30 2 Thiệt hại 2.1 Thiệt hại về người Người + Người chết Người 2 5 1 0 0 8 + Bị thương Người 3 1 0 0 1 5 2.2 Thiệt hại về nhà ở (hư hỏng, tốc mái, đổ sập...) Nhà 302 518 79 550 249 1698 2.3 Thiệt hại về lúa, hoa màu ha 343 741 111,9 464,5 46,256 1706,656 2.4 Thủy sản ha 38 189 24,4 34.3 0 286 2.5 Vật nuôi con 206 11224 296 2524 0 14250 2.6 Lâm nghiệp (lướt, đổ, gãy) ha 0 44 125 375 44,3 588,3 2.7 Công trình khác C.trình 26 45 9 8 4 92 3 Giá trị thiệt hại (ước thiệt hại) đồngTỷ 10 150 8 40 2 210 (Nguồn: Báo cáo các đợt thiên tai 2016 2020) [11] https://tailieuthamkhao.vn/

https://tailieuthamkhao.vn/

43 Cụ thể trong giai đoạn từ năm 2016 đến 6 tháng đầu năm 2020 ta thấy số đợt thiên tai xảy ra mỗi năm một tăng gây thiệt hại về người và của mỗi năm một nhiều điển hình số đợt thiên tai của năm 2019 tăng gấp đôi so với năm 2016, với số đợt xảy ra thiên tai tương ứng lần lượt là 10 đợt và 5 đợt. Kéo theo đó là những thiệt hại lớn về vật nuôi, hoa màu và nhà cửa,… Theo thống kê trên bảng 4.4 thiệt hại về vật nuôi là 14,250 con trong gần 5 năm, thiệt hại về lúa và hoa màu là 1,707 ha và một số các thiệt hại khác về người và của. Với tổng giá trị thiệt hại ước tính khoảng 210 tỷ đồng trong đó năm 2017 có tổng thiệt hại là lớn nhất với khoảng hơn 70% tổng số tiền thiệt hại từ năm 2016 đến sáu tháng đầu năm 2020, tương ứng với khoảng 150 tỷ đồng. Tóm lại, trong gần 5 năm trở lại đây, huyện Định Hóa phải hứng chịu ngày càng nhiều các số lượng các đợt thiên tai. Bên cạnh đó tổn thất do thiên tai gây lại phụ thuộc vào cường độ, loại thiên tai và mức chính xác trong dự báo và phòng chống thiên tai trong năm. 4.2.3. Hiểu biết của người dân đến tác động của biến đổi khí hậu Biến đổi khí hậu làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của các sản phẩm nông nghiệp và gây bất lợi cho phát triển sinh kế bền vững của người dân sống trên địa bàn huyện Định Hóa. Để kịp thời ứng phó với những ảnh hưởng bất lợi tới BĐKH chính quyền địa phương đã đưa ra những phương hướng giải pháp nhằm hạn chế ảnh hưởng của BĐKH tới sản xuất, môi trường tự nhiên, môi trường sống và sức khỏe cũng như sinh hoạt của con người. Tuy nhiên qua các cuộc điều tra về nhận thức và hiểu biết của người dân về BĐKH tại xã Kim Phượng, khu vực nghiên cứu thí điểm về BĐKH của huyện Định Hóa, còn nhiều hạn chế. Qua các cuộc điều tra, khảo sát người dân cần phải giải thích nhiều các vấn đề liên liên qua đến BĐKH một cách gần gũi nhất đối với người dân để người dân dễ dàng hình dung và trả lời đúng trọng tâm câu hỏi. Sự nhận biết của người dân đến tác động của BĐKH đến đời sống của cộng động nơi họ sinh sống được thể hiện tại bảng 4.6 và được mô phỏng rõ hơn ở biểu đồ hình 4.4.

44 Bảng 4. 6. Tần suất xảy ra các hiện tượng thời tiết cực đoan. Thờithườngbấttiết Hạn hán Lũlụt Bão Sạt lở Số ngày nóng tăng Đợt rét bệnh,dịchsâubệnh Hàng năm 64.3 58.9 53.6 28.6 32.1 75 55.4 82.1 2 3 năm 32.1 30.4 37.5 26.8 28.6 16.1 23.2 7.1 4 5 năm 0 1.8 3.6 25 14.3 5.4 10.7 5.4 > 5 năm 0 1.8 3.6 8.9 8.9 3.6 7.1 1.8 None 3.6 7.1 1.8 10.7 16.1 0 3.6 3.6 Hình 4. 4. Tần suất xảy ra các hiện tượng thời tiết cực đoan Qua biểu đồ hình 4.4 và bảng 4.7 ta thấy đa số người dân được phỏng vấn cho rằng tần suất xảy ra các hiện tượng thời tiết cực đoan diễn ra hàng năm và luôn chiếm tỷ lệ cao nhất. Hàng năm các hiện tượng như dịch bệnh, sâu bệnh; Số ngày nóng tăng; Thời tiết bất thường; Hạn hán; rét đậm rét hại; và lũ lụt luôn có tỷ lệ cao hơn 50% tổng số lần được người dân nhắc đến. Chỉ có Sạt lở và Bão lũ là chiếm tỷ lệ khoảng trên dưới 30%. Tần suất 2 3 năm xảy ra các hiện tượng thời tiết cực đoan ít hơn nhưng vẫn chiếm tỷ lệ khá cao. Trái lại, các tần suất 4 5 năm và trên 5 năm mới xảy ra luôn có tỷ lệ nhắc đến thấp với khoảng giao động đa số là trên dưới 5%. Do vậy ta thấy các hiện tượng thời tiết cực đoan như hạn hán, lũ lụt, số ngày nóng tăng,… diễn ra ngày càng nhiều hơn, tần suất dày hơn gây ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế của người dân trong địa bàn huyện Định Hóa. 100806040200 Thời tiết thườngbất Hạn hán Lũ lụt Bão Sạt lở Số ngàytăngnóng Đợt rét dịch bệnh, sâu bệnh đếncậpđềdânngườisố% Hiện tượng thời tiết cực đoan Tần suất xảy ra các hiện tượng thời tiết cực đoan Hàng năm 2-3 năm 4-5 năm > 5 năm None https://tailieuthamkhao.vn/

https://tailieuthamkhao.vn/

45 Kết quả đánh giá mức độ tác động của biến đổi khí hậu đến các hộ dân thông qua sự hiểu biết và tự đánh giá của chính họ được thể hiện trên bảng 4.7 và mô phỏng trên biểu đồ hình 4.5. Các hiện tượng thời tiết cựng đoàn được người dân đề cập đến bao gồm 8 hiện tượng: (1) Hiện tượng thời tiết bất thường; (2) Hạn hán; (3) lũ lụt; (4) bão; (5) Sat lở; (6) Số ngày nắng tăng; (7) Đợt rét; và (8) Dịch bệnh. Có thể dễ dàng nhận thấy, đa số người dân đánh giá các hiện tượng thời tiết cực đoan có tác động ở mức mạnh và trung bình. Trong đó, các hiện tượng gồm: hạn hán, lũ lụt, bão, sạt lở và các đợt rét đậm rét hại được người dân đánh giá ở mức trung bình cao hơn mức mạnh. Tỷ lệ người dân đánh giá ở 2 mức độ này lại hoàn toàn ngược lại đối với các hiện tượng còn lại. Số ngày nóng tăng, dịch bệnh, thời tiết bất thường có tác động mạnh nhất đến với người dân, gây thiệt hại lớn về sinh kế của người dân ở địa phương như mất mùa, giảm năng suất chất lượng do dịch bệnh,… Hạn hán, lũ lụt, bão, rét tăng cường,… có tác động không nhỏ đến với sinh kế của người dân địa phương. Tuy không có tác động mạnh nhưng mỗi khi xảy ra lũ lụt, bão,… sẽ làm cho nhiều hộ dân có nguy cơ thất thu trong vụ mùa đó. Riêng đối với hiện tượng sạt lở đất, đa số người dân cho rằng hiện tượng này không gây ảnh hưởng gì đến hộ dân (chiếm 49% người dân đánh giá) cho du vậy hiện tượng này vẫn có ảnh hưởng và nguy cơ tác động ít nhiều đến sinh kế của người dân. Hiện tượng sạt lở đất thường diễn ra cùng thời gian với các hiện tượng lũ lụt và bão vào các tháng từ 5 đến 10. Bảng 4. 7. Đánh giá mức độ tác động của BĐKH đến các hộ dân Hiện tượng do biến đổi khí hậu gây ra Mức độ/cường độ tác động (%) Thời điểm diễn ra Mạnh Trungbình Yếu/ít Không tác động Thời tiết bất thường 46,4 42,9 3,6 7,1 Hàng năm Hạn hán 30,4 57,1 3,6 8,9 Tháng 11 4 năm sau. Lũ lụt 30,4 46,4 10,7 12,5 Tháng 5 10 Sạt lở đất 17,9 26,8 12,5 42,9 Tháng 5 10 Dịch bệnh 57,1 30,4 3,6 8,9 Tháng 11 4 năm sau Bão 30,4 44,6 17,9 7,1 Tháng 5 10 Số ngày nóng tăng 48,2 41,1 3,6 7,1 Tháng 4 10 Đợt rét 42,9 48,2 3,6 5,4 Tháng 11 3 năm sau.

ồn phân, đạm. 2 Trồng ngô xen bí đỏ/dưa chuột < 25% Tận dụng được quỹ đất trồng. 3 Ủ gốc chè, ngô 60%50% Chống được thất thoát phân đạm

xã Kim Phượng đang có 5 sáng kiến ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp nhằm ứng phó và thích nghi với BĐKH gồm: Trồng ngô xen đậu đỗ; Trồng ngô xen 6040200 Thời tiết thườngbất Hạn hán Lũ lụt Bão Sạt lở Số ngàytăngnóng Đợt rét dịch bệnh, sâu bệnhnêuđãhỏiđượcngườisố% Hiện tượng thời tiết cực đoan Mức độ tác động của các hiện tượng thời tiết cực đoan Mạnh Trung bình nhỏ Không tác động https://tailieuthamkhao.vn/

46 Hình 4. 5. Mức độ tác động của các hiện tượng thời tiết cực đoan 4.2.4. Các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu tại địa phương Để thích ứng với các điều kiện thười tiết cực đoan diễn ra ngày càng khó dự báo, người dân địa phương đã áp dụng một số mô hình tự sáng chế nhằm giảm các tác động tiêu cực của bão, lũ, sâu bệnh,… tăng năng suất chất lượng cây trồng. Kết quả nghiên cứu đã tổng hợp được thực trạng ứng dụng và triển khai các sáng kiến thíchứngvớiBĐKHcủangườidântạiđịabànnghiêncứuđượctổnghợptạibảng4.8. Bảng 4. 8. Thực trạng các sáng kiến thích ứng với BĐKH của người dân tại đại bàn nghiên cứu STT Các sáng kiến địa phương Tỷ lệ áp dụng Ghi chú 1 Trồng ngô xen đậu đỗ 60%40% Tiết kiệm được ngu do mưa, cỏ dại 4 Thay đổi cơ cấu cây trồng < 16% Khó thay đổi do tính chất đất, khí hậu. 5 Thay đổi lịch gieo trồng < 20% Khó thay đổi do điều kiện khí hậu, chế độ tưới nước. (Số liệu điều tra) Hiện tại nghiên cứu thống kê được như sau: Trên địa bạn nghiên cứu thí điểm,

47 bí đỏ/dưa chuột; Ủ gốc chè, ngô; Thay đổi cơ cấu cây trồng; Thay đổi lịch gieo trồng (bảng 4.9). Trong đó sang kiến trồng ngô xen đậu đỗ và ủ gốc chè ngô thể hiện tính khả thi cao và nhận được tỷ lệ áp dụng giao động từ 40% 60%. Lý do ngươi dân hưởng ứng sáng liến này là do tiết kiệm phân bón, tăng năng suất chất lượng sản phẩm, trồng ngô xen đậu đỗ có thể tận dụng quỹ đất trồng lúa giữa hai vụ đông xuân. Thay đổi cơ cấu cây trồng hay thay đổi lịch gieo trồng có tỷ lệ áp dụng thấp do khó phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu cũng như chế độ tưới nước chủ yếuởđâylàbánchủđộngcònphụthuộcnhiềuvàolượngnướcởsôngsuối. 4.3. Phân tích hiệu quả tổng hợp của một số mô hình sinh kế thích ứng với BĐKH tại địa phương Ngoài các sáng kiến mang tính tự phát và dựa trên kinh nghiệm sản xuất của người dân bản địa vừa mới đề cập ở mục trước, thì hiện nay trên địa bàn huyện Định Hóa đã và đang triển khai các mô hình sinh kế được chính quyền địa phương và các doanh nghiệp giới thiệu và hộ trợ. Kết quả phân tích hiệu quả của một số mô hình sinh kế tiềm năng trên địa bàn được thể hiện ở dưới bảng 4.9 và hình 4.6 Hình 4. 6. Hiệu quả tổng hợp của các mô hình sinh kế tiềm năng (Ghi chú: các thanh ngang thể hiện sai số chuẩn của trung bình mẫu)

https://tailieuthamkhao.vn/

48 Bảng 4. 9. Phân tích hiệu quả tổng hợp của các mô hình sinh kế tiềm năng (i) (ii) (iii) (iv) (v) (vi) Mô hình (theo thứ tự ưu tiên) Nhóm Phạm vi áphiệndụngtại Tínhphù hợp Hiệuquả kinh tế Hiệuquả môi trường Tínhb vữngền năngTiền nhân rộng TB chỉ tính 5 cột cuối (từ ii > vi) Lúa SRI 1 3 2 2 3 3 2 2 5 5 4 3 4 4 3 2 4 4 5 4 4 4 1.5 5 5 3 5 2.5 5 5 5 3 3 4 3 TB 3.30 4.2 3.6 3.4 4.0 3.10 3.7 Chăn nuôi + Biogas 1 3 3 3 2 2 2 2 5 5 5 5 4 5 3 4 5 5 4 4 5 4 3 4 3 3 2.5 4 5 3 3 5 3 5 5 TB 3.6 4 4.2 3.4 3.50 4.2 3.9 Ngô biến đổi gen 4300 1 3 2 2 2 2 3 2 5 5 4 5 5 5 3 4 4 5 3 4 4 4 4 5 5 5 5 5 5 4 5 5 5 5 5 TB 4.00 4.20 4.20 4 4.20 4.4 4.2 Chè tưới tiết kiệm nước 1 2 3 3 3 3 4 2 3 5 5 5 5 5 3 2 2 2 3 4 5 4 0.5 4 4 2 5 4 5 4 5 5 5 5 5 TB 2.30 3.8 3.8 3.6 4.4 4.6 4.0 Qua biểu đồ ta có thể thấy mô hình ngô biến đổi gen có tính khả thi cao nhất tiềm năng nhân rộng và phạm vi áp dụng hiện tại lớn, phù hợp với kinh tế từng hộ dân, hiệu quả kinh tế cao đặc biệt có lợi cho việc bảo vệ môi trường vì ngô biến đổi gen có sức đề kháng sâu bệnh cao nên ít hoặc không phải sử dụng thuốc trừ sâu. Tiếp đến mô hình chè tiết kiệm có tính khả thi cao thứ hai, tiềm năng nhân rộng và tính bền vững cao tuy nhiên phạm vi áp dụng còn thấp do chè chủ yếu trồng trên địa hình đồi thấp nhưng địa hình ở huyện Định Hóa chủ yếu đồi cao thích hợp cho vệc trồng cây lâm nghiệp. Mô hình chăn nuôi kết hợp biogas có tính phù hợp khá cao, https://tailieuthamkhao.vn/

2 Chăn nuôi + biogas + Có chất đốt, không tốn tiền mua +gasHạn chế gây ô nhiễm môi trường + Thúc đẩy người dân phát triển chăn nuôi + Vẫn xả thải chất thải ra môi trường + Chi phí lắp đặt cao

3 Ngô biến đổi gen 4300 + Tăng năng suất, chất lượng sản phẩm + Hạn chế gây ô nhiễm môi trường do không phải sử dụng thuốc trừ sâu, diệt cỏ + Chi phí đầu vào phù hợp với người dân bản địa. + Thông tin về giống cây của người dân cũng như lãnh đạo địa phương còn hạn chế. 4 Chè tưới tiết kiệm nước + Đem lại hiệu quả kinh tế cao. + Tính bền vững lớn. + Phù hợp với điều kiện tự nhiên, khí hậu tại địa phương. + Chi phí lắp đặt hệ thống cao. + Diện tích đất trồng chè chưa lớn.

49 tiềm năng nhân rộng khá lớn tuy nhiên tính bề vững kém và không đạt hiệu quả về môi trường. Lúa SRI có tính phù hợp về kinh tế của người dân và tính bền vững cao, tuy nhiên hiệu quả về kinh tế và môi trường chỉ ở mức trung bình. Giống lúa có khả năng chịu hạn khá tốt nhưng vẫn phải sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ gây ảnh hưởng đến môi trường đất, nước, không khí, sinh vật xung quanh,… 4.4. Thuận lợi và khó khăn trong việc áp dụng các mô hình sinh kế thích ứng biến đổi khí hậu. Việc áp dụng các mô hình sinh kế thích ứng với BĐKH đều nhắm tới mục đích làm giảm các ảnh hưởng bất lợi tới sinh kế của người dân địa phương, tuy nhiên áp dụng các mô hình này trên địa bàn có những thuận lợi và vấp phải những khó khăn được tổng hợp và phân tích tại bảng 4.10. Bảng 4. 10. Phân tích các thuận lợi và khó khăn chính khi áp dụng các mô hình sinh kế thích ứng BĐKH STT Mô hình Thuận lợi Khó khăn 1 Lúa SRI + Giảm chi phí đầu vào so với các giống lúa khác + Giảm tác động tiêu cực đến môi trường. + Tính bền vững cao. + Năng suất, sản lượng cao. + Phù hợp với điều kiện tự nhiên, khí hậu tại địa phương + Tiềm năng nhân rộng không cao + Vẫn phải sử dụng thuốc trừ sâu, diệt cỏ,… + Khó thay đổi thói quen canh tác cũ. + Nhiều người dân chưa thực sự tin tưởng vào giống lúa SRI.

https://tailieuthamkhao.vn/

https://tailieuthamkhao.vn/

50 4.5. Phân tích các giải pháp nhân rộng mô hình sinh kế thích ứng với BĐKH tại địa phương Tại địa bàn điều tra có khá nhiều mô hình sinh kế của người dân bản địa sáng chế hay của cán bộ khuyến nông, các doanh nhiệp tư nhân đầu tư cho người dân nhằm thích ứng, hạn chế các tác động của BĐKH đến sinh kế cuả người dân. Các mô hình kể trên đã góp phần không nhỏ trong việc phát triển kinh tế của người dân; tiết kiệm sức lao động; nhiều mô hình phù hợp với vốn đầu tư của người dân; giảm những tác động xấu đến môi trường. Tuy nhiên để nhân rộng các mô hình sinh kế ra toàn huyện gặp nhiều khó khăn lớn như sự hiểu biết về mô hình sinh kế của người dân cũng như cán bộ khuyến nông còn hạn chế; chi phí đầu tư mô hình khá cao; chưa có nhiều mô hình thử nhiệm nên người dân chưa thực sự tin tưởng vào mô hình sinh kế đó… Kiến nghị để nhân rộng các mô hình sinh kế cho người dân: Đào tạo thêm về kiến thức, năng lực cho cán bộ khuyến nông về các mô hình sinh kế thích ứng với BĐKH. Cung cấp thông tin một cách chính xác và đầy đủ cho người dân bản địa về các mô hình sinh kế. Thử nhiệm mô hình trên thực địa và tỏ chức các buổi họp dân, đưa người dân đi học hỏi. Khuyến khích tổ chức các nhóm sản xuất, hợp tác xã để thúc đẩy học tập cộng đồng, áp dụng rộng rãi hơn tăng tính bền vững của hệ thống canh tác đáp ứng với môi trường thay đổi.

https://tailieuthamkhao.vn/

51 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Qua thời gian thực tập tốt nghiệp cới quá trình nghiên cứu, điều tra về các mô hình sinh kế thích ứng với BĐKH tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái nguyên em có một số kết luận như sau: 1) Các hiện tượng của BĐKH đang diễn ra vô cùng khắc nhiệt và thất thường, gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động sinh kế của người dân địa phương. Qua điều tra 56 hộ gia đình thì mức độ ảnh hưởng cảu BĐKH là khác nhau theo từng nhóm hộ 2) Những biến đổi của thời tiết trên đã ảnh hưởng lớn đến đười sống của người dân đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Một số yếu tố thời tiết ảnh hưởng nguy hại đến sản xuất của người dân được biểu hiện qua các mức độ đánh giá. Hầu hết các yếu tố thời tiết (hạn hán, lũ lụt, mưa bão,…) các yếu tố nguy hại (sâu bệnh, dịch bệnh,…) gây ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động sản xuất cũng như đời sống sinh hoạt cảu người dân.

3) Các thông tin về BĐKH được người đan cập nhập theo nhiều nguồn khác nhau từ tivi, báo đài, mạng xã hội,… Các nguồn thông tin này đã tương đối để cho người dân đủ hiểu và thích ứng kịp thời với các hiện tượng thời tiết cực đoan.

4) Các hoạt động sinh kế trên ở địa phương khá phong phú, đa dạng của hoạt động sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi. Tuy nhiên tiềm năng nhân rộng vẫn chưa lớn và hiệu quả đạt tối đa chưa cao. 5) Người dân địa phương đang thích ứng, thay đổi trước những tác động tiêu cực của BĐKH thông qua việc sử dụng những giống cây trồng mới chống hạn chịu lạnh, có sức đề kháng cao chống lại sâu dịch bệnh, ngoài ra còn thay đổi lịch gieo trồng, áp dụng một số kỹ thuật tiên tiến trong hoạt động sản xuất nông nghiệp Trên cơ sở điều tra nghiên cứu về BĐKH ảnh hướng đến hoạt động sinh kế của người dân tại Định Hóa, đề tài đã đưa gia một số giải pháp nhằm nhân rộng các mô hình sinh kế tiềm năng để nâng cao đời sống của người dân. Nếu các giải pháp này được thực hiện tốt thì chúng ta tin răng trong những năm tới, các hoạt động sinh

52 kế của người dân sẽ có nhiều chuyển biến tích cực và đa dạng hơn, đen lại hiệu quả về kinh tế xã hội cho người dân địa phương nói riêng, huyện Định Hóa nói chung và các địa phương khác. 5.2. Đề nghị 5.2.1. Đối với chính quyền địa phương Đề nghị UBND huyện Định Hóa xây dựng và ban hành các văn bằng chỉ đạo các ngành, các cấp quan tâm đến sự tác động của BĐKH đến các hoạt động sinh kế của người dân. Đồng thời xây dựng các dự án, chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn, dự án dành riêng về BĐKH, có kế hoạch cụ thể đối với tùng nghành nghề để có biện pháp ứng phótốthơntrongbốicảnh thờitiếtcực đoandiễn rangàycàng nhiềuvàkhódựđoántrước. Tổ chức các chương trình truyền thông và đào tạo kiến thức có nội dung phù hợp để người dân có kiến thức và biết cách ứng phó với BĐKH và điểu chỉnh các hoạt động sinh kế phù hợp với điều kiện hiện tại. Nội dung và cách thức đọa tạo phải phù hợp với trình độ nhận thức của người dân, làm cho người dân dễ hiểu và nắm bắt được thông tin về BĐKH và sinh kế Xây dựng kế hoạch quản lý và bảo vệ môi trường, nâng cao năng lực chuyên môn của các cán bộ quản lý cấp xã, huyện, thường xuyên kêu gọi nguồn tài trợ từ bên ngoài. Thường xuyên mở các lớp kỹ năng, tập huấn cho người dân về các kỹ thuật sản xuất cho người dân nhằm nâng cao khả năng ứng dụng khoa hoạc kỹ thuật trong sản xuất, chuyển giao thông tin và ứng phó với các điều kiện bất thường của thời tiết. 5.2.2. Đối với người dân địa phương Để phát triển kinh tế cho hộ gia đình, chính bản thân người dân cần phải thay đổi thói quen, tư duy canh tác lạc hậu, cần năng động và sang tạo hơn trong mọi lĩnh vựPhátc. huy kiến thức bản địa trong sản xuất đặc biệt là mô hình trồng xen các loại cây họ đậu, đỗ nhằm tích ứng với BĐKH

https://tailieuthamkhao.vn/

https://tailieuthamkhao.vn/

53 Không ngừng nâng cao tinh thần học hỏi, trau dồi, bồi dưỡng kiến thức và thường xuyên tiếp cận với thông tin đại chúng để tu thập, nắm bắt thông tin. Từ đó mỗi hộ gia đình có thể tự xây dựng cho mình chiến lược phát triển, kế hoạch phát triển sinh kế riêng tránh được rủi ro do thiên tai gây ra. Vì vậy để người dân tự ứng phó với các hiện tượng thời tiết cực đoan trong thời gian tới cần phải có các biện pháp cụ thể như: tăng cường các nguồn lực sinh kế cho người dân trên địa bàn; tăng cường công tác đào tạo kiến thức cho người dân liên quan đến BĐKH và thích ứng với BĐKH; tăng cường tính liên kết giữa người dân và chính quyền địa phương. Trên đây là toàn bộ nôi dung của khóa luận nghiên cứu về ảnh hưởng của BĐKH đến hoạt động sinh kế của người dân trên địa bàn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên. Do hạn chế về thời gian cũng như kiến thức nên nội dung của đề tài vẫn chưa được sâu sắc và còn nhiều sai sót, rất mong nhận đươc sự tham gia góp ý của các thầy cô giáo và các bạn để bài khóa luận của em được hoàn thiện hơn.

1. Tài liệu tiếng Việt. [1]. Bá Hoàng (2020), “Triển khai các mô hinhfkhuyeens nông theo hướng an toàn liên kết chuỗi”, Đài phát thanh truyền hình Thái Nguyên, http://thainguyentv.vn/trien khai cac mo hinh khuyen nong theo huong an toan lien ket chuoi 79675.html, truy cập ngày 10/7/2020. [2]. Cổng thông tin điện tử Quảng Nam (2018), “Tác động cảu biến đổi khí hậu đến tự nhiên và xã hội”, 26049https://www.quangnam.gov.vn/CMSPages/BaiViet/Default.aspx?IDBaiViet=,truyc ập 10/7/2020. [3]. Dương Văn (2019), “Để chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu”, Báo Thái Nguyên điện tử, http://baothainguyen.vn/tin tuc/xa hoi/de chu dong ung pho voi bien doi khi hau 263482 85.html, truy cập ngày 10/7/2020 [4]. Hoàng Thị Ngọc Hà (2015),” Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và đề xuất giải pháp phát triển sinh kế thích ứng tại huyện Cát Hải, TP. Hải Phòng”. Luận văn thạc sỹ, Đại học Quốc gia Hà Nội, Việt Nam [5]. Hồng Quân (2020),” Sáng tạo trong phát triển nông nghiệp của Israel”, Ấn phẩm của báo nhân dân, Báo thời nay, https://nhandan.com.vn/baothoinay quocte nhipsong/sang tao trong phat trien nong nghiep cua israel 447301/, truy cập ngày 10/7/2020. [6]. Hồng Lac (2019), “Ảnh hưởng của Biến đổi khí hậu đối với ngành nông nghiệp”, Môi trường nông thôn, bienhttp://mtnt.hoinongdan.org.vn/sitepages/news/1101/87430/anh-huong-cua-doikhihaudoivoinganhnongnghiep.Truyc ập 10/7/2020. [7]. Lê Anh (2019), “Ngành nông nghiệp cần chủ động với Biến đổi khí hậu”, báo Đảng cộng sản Việt Nam. http://dangcongsan.vn/kinh te va hoi nhap/nganh nong nghiep can chu dong voi bien doi khi hau 544863.html. Truy cập ngày 10/7/2020. https://tailieuthamkhao.vn/

54 TÀI LIỆU THAM KHẢO

https://tailieuthamkhao.vn/

55 [8]. Lê Minh Nhật (2019), “Nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu”, báo Nhân dân, https://nhandan.com.vn/chuyen de cuoi tuan/nong nghiep thich ung voi bien doi khi hau 346771/ , truy cập ngày 10/7/2020. [9]. Mai Thành Phụng (2019),” Một số lưu ý canh tác lúa trong mô hình tôm lúa ĐBSCL”, nông nghiệp Việt Nam. https://nongnghiep.vn/mot so luu y canh tac lua trong mo hinh tom lua dbscl d251030.html. Truy cập ngày 17/5/2020. [10]. Minh Đạt (2017), “Nông dân thích ứng với biến dổi khí hậu”, http://baobaclieu.vn/xuan dinh dau 2017/nong dan thich ung voi bien doi khi hau 45071.html, truy cập ngày 10/7/2020. [11]. Minh Quân (2017). “Biến đổi khí hậu đã tác động đến Việt Nam như thế nào?”, Báo Lao Động, https://laodong.vn/doi song xa hoi/bien doi khi hau da tac dong den viet nam nhu the nao 515777.ldo. Truy cập 10/7/2020 [12]. Môi trường và cuộc sống (2016), “Thực trạng và hậu quả của việc Biến đổi khí hậu” https://moitruong.net.vn/thuc trang va hau qua cua viec bien doi khi hau/. Truy cập ngày 9/1/2020 [13]. Ngọc Bách (2019), “Ưu tiên đánh giá nhân rộng mô hình thích ứng BĐKH”, Môi trường du lịch Việt Nam, http://moitruongdulich.vn/index.php/item/13639, truy cập ngày 10/7/2020. [14]. Nguyễn Huệ (2017), “Chăn nuôi thích ứng với biến đổi khí hậu”, tạp chí Chăn nuôi, http://nhachannuoi.vn/chan nuoi thich ung voi bien doi khi hau/ . Truy cập ngày 10/7/2020. [15]. Nguyên, M. H. (2012). Đánh giá tổng quát tác động của biến đổi khí hậu đối với tài nguyên đất đai và các biện pháp ứng phó. Viện Nghiên cứu Quản lý đất đai. [16]. Nguyễn Thị Lan (2019), “Nghiên cứu ảnh hưởng của BĐKH tới kinh tế nông nghiệp Việt Nam”, Tạp chí Tài chính, http://tapchitaichinh.vn/nghien cuu trao doi/nghien cuu anh huong cua bien doi khi hau toi kinh te nong nghiep viet nam 313379.html. Truy cập ngày 10/7/2020.

tri can nhan rong mo hinh san xuat nong nghiep thich ung voi bdkh 240860.html. Truy cập ngày 10/7/2020. [20]. Phương Thơm (2018), “Khởi nghiệp từ mô hình nông nghiệp sạch, ứng dụng công nghệ cao”, Báo Thái Nguyên, http://baothainguyen.vn/tin tuc/kinh te/khoi nghiep tu mo hinh nong nghiep sach ung dung cong nghe cao 258441 108.html, truy cập ngày 10/7/2020. [21]. Quang Khánh (2019), “Câu chuyện ly kỳ của một người nông dân Úc và kỳ tích phủ xanh 240 triệu cây xanh trên sa mạc”, Đại Kỷ Nguyên, https://www.dkn.tv/khoa hoc cong nghe/cau chuyen day ly ky cua mot mac.htmlnguoi-nong-dan-uc-va-ky-tich-phu-xanh-240-trieu-cay-xanh-tren-sa-,truyc ập ngày 10/7/2020 [22]. Bô Tài nguyên & Môi trường (2019), “Triển khai 4 mô hình sinh kế hỗ trợ phụ nữ thích ứng với BĐKH”, https://baotainguyenmoitruong.vn/trien-khai4 mo hinh sinh ke ho tro phu nu thich ung bdkh 241901.html, truy cập ngày 10/7/2020. [23]. Tổng cục thống kê Việt Nam (2018), Niên giám thống kê năm 2982018,https://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=512&idmid=5&ItemID=19,truyc ập ngày 10/7/2020 [24]. Trung tâm nghiên cứu khoa học nông vân (2016),” Những khó khăn cụ thể của mô hình VAC nông nghiệp thưòng gặp”, https://tailieuthamkhao.vn/

56 [17]. OpenDevelopment Vietnam (2019), “Biến Đổi khí hậu” , https://vietnam.opendevelopmentmekong.net/vi/topics/climate change/, ngày 10/7/2020, Truy cập ngày 10/7/2020 [18]. Phan Văn Tân (2015),"Khái luận thích ứng và giảm nhẹ Biến đổi khí hậu”, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học quốc gia Hà Nội, http://danida.vnu.edu.vn/cpis/vn/content/khai luan thich ung va giam nhe bdkh.html , truy cập ngày 15/5/2020 [19]. Phương Linh, (2014), “Quảng Trị: Cần nhân rộng mô hình sản xuất nông nghiệp thích ứng với Biến đổi khí hậu”, báo Tài nguyên và Môi trường, https://baotainguyenmoitruong.vn/quang

ập ngày 10/7/2020 [25]. Trần Đại Nghĩa (2018) “Tài liệu hướng dẫn về nông nghiệp thông minh với Biến đổi khí hậu”, NXB Nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, http://csa.mard.gov.vn/upload/csa.pdf

Truy cập ngày 13/7/2020. [26]. Trần Tú (2012), “Các tác động cảu biến đổi khsi haaujddeens đời sống kinh tế xã hội”, báo sức khỏe và đời sống, https://suckhoedoisong.vn/cac tac dong cua bien doi khi hau den doi song kinh te xa hoi n56364.html. truy cập ngày 10/7/2020. [27]. Trung tâm nghiên cứu khoa học nông vân (2016),” Những khó khăn cụ thể của mô hình VAC nông nghiệp thưòng gặp”, http://khoahocchonhanong.com.vn/csdl/Nhung kho khan cu the cua mo hinh VAC nong nghiep thuong gap.html. Truy cập ngày 10/7/2020. [28]. Tú Anh (2019),” Biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến Việt Nam như thế nào?” Báo Môi trường và cuộc sống, https://moitruong.net.vn/bien doi khi hau da anh huong nghiem trong den viet nam nhu the nao. Truy cập ngày 10/7/2020. [29]. UBND huyện Định Hóa (2018), “ Phương án sản xuất nông lâm nghiệp huyện Định Hóa 2018”. [30]. UBND huyện Định Hóa (2020), “Báo cáo các đợt thiên tai trên địa nàm huyện Định Hóa (2016 2020)”. [31]. UBND xã Kim Phượng (2018), “Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2018. Phương hướng nhiệm vụ trọng tâm 2019”. [32]. UBND xã Kim Phượng (2019), “Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2019. Phương hướng nhiệm vụ trọng tâm 2020”. [33]. Viện khoa học khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu (2015), “Tình hình biến đổi khí hậu trên thế giưới và những tác hại” http://www.imh.ac.vn/tin tuc/cat17/126/Tinh hinh Bien doi khi hau tren the gioi va nhung tac hai. Truy cập ngày 10/7/2020 https://tailieuthamkhao.vn/

hinhhttp://khoahocchonhanong.com.vn/csdl/Nhung57-kho-khan-cu-the-cua-mo-VACnongnghiepthuonggap.html,truyc

https://tailieuthamkhao.vn/

58 [34]. Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp Miền Nam (2013), “Nguyên nhân gây ra Biến đổi khí hậu”, Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp Miền Nam, http://iasvn.org. Truy cập ngày 12/7/2020. [35]. Vũ Thị Bích Hợp (2011), “Các mô hình ứng phó với Biến đổi khí hậu kinh nghiệm của các tổ chức phi chính phủ Việt Nam”, Khoa Các Khoa Học Chuyên Ngành, Đại học Quốc Gia Hà Nội, http://sis.vnu.edu.vn/cac mo hinh ung pho voi bien doi khi hau kinh nghiem cua cac to chuc phi chinh phu tai viet nam/, truy cập ngày 10/7/2020 2. Tài liệu tiếng anh [36]. David Eckstein, Vera Künzel và Laura Schäfer (2017), “Chỉ số rủi ro khí hậu toàn cầu 2018: Quốc gia nào sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ những hiện tượn thời tiết cực đoan?”, https://data.opendevelopmentmekong.net//dataset/1db59ac1 16cd 48cc b175 6d0ca1ae8ad4, truy cập ngày 10/7/2020 [37]. IPCC (2007), Climate Change 2007: impacts, adaptation and vulnerability: contribution of Working Group II to the fourth assessment report of the Intergovernmental Panel on Climate Change, Cambridge University Press, Cambridge, UK 3. Tài liệu internet [38]. Cổng thông tin điện tử huyện Định Hóa (2020), “Bản đồ địa giới hành chính huyện Định Hóa”, http://dinhhoa.thainguyen.gov.vn/

10. Số con đi học cao đẳng/đại học: …………… (người).

11. Gia đình chị thuộc diện hộ giàu, Ptrung bình hay nghèo? (đánh dấu “X” vào ô thích hợp)  (a) Khá/Giàu  (b) Trung bình  (c) Cận nghèo  (d) Nghèo Ghi chú: tiêu chí đánh giá áp dụng theo QĐ Số: 59/2015/QĐ TTg như sau:  Hộ nghèo: Khu vực nông thôn: thu nhập bình quân ≤ 700.000 đồng/người/tháng;  Hộ cận nghèo: Khu vực nông thôn: thu nhập từ trên 700.000 > 1.000.000 đồng/người/tháng;  Hộ có mức sống trung bình: Khu vực nông thôn: thu nhập trên 1.000.000 > 1.500.000 đồng/người/tháng. 12. Ngành nghề chính của gia đình anh chị thuộc nhóm nào dưới đây (chọn 1 nhóm nghề chính của cả gia đình):  Trồng trọt  Chăn nuôi  Lâm nghiệp  Thủy sản  Dịch vụ/thương mại Nghề khác (ghi cụ thể: ……………………………………………

https://tailieuthamkhao.vn/

PHỤ LỤC Phụ lục 1: Bảng câu hỏi dành cho người dân Mã số: ……………… BẢN CÂU HỎI DÀNH CHO NGƯỜI DÂN I. THÔNG TIN CHUNG 1. Tuổi: …………………………. 2. Giới tính:  Nam  Nữ. 3. Địa chỉ: Xã …………………………….…. Huyện ….………………………… 4. Số người trong gia đình: …………… (người). 5. Số lao động chính trong gia đình: ………………. (người). 6. Số người làm trong lĩnh vực nông lâm nghiệp: …………. (người). 7. Số người làm nghề khác: ……….. (người) (ghi cụ thể nghề gì): ……………..…………

8. Số con từ 1->17 tuổi: ……………………… (người).

9. Số con đi học trường đào tạo nghề: …………… (người).

16. Cơ cấu và diện tích các loại cây trồng trong 10 năm trở lại đây có thay đổi gì không? Tại sao? (ví dụ: tăng/giảm diện tích trồng cây gì? Hay trồng cây gì mới? Và lý do tại sao?)

https://tailieuthamkhao.vn/

13. Xếp loại các nguồn thu nhập chính của gia đình anh/chị: Nguồn thu nhập chính %nhthu ập Ghi chú (loại cây, con, hay hoạt động/nghề chính gì tương ứng với từng nguồn thu nhập ở cột bên trái)

(a) Trồng trọt (b) Chăn nuôi (c) Thủy sản (d) Lâm nghiệp (rừng) (d) Dịch vụ (bán hàng, …) (e) Khác (nghề thủ công, làm thuê, làm nghề khác,…) Tổng thu nhập của hộ 100% (Lưu ý: tổng % thu nhập của cả hộ gia đình phải bằng 100%). II. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT 14. Tổng diện tích đất gia đình có: ……………..…… (ha) (ghi chú: 1 sào = 360m2). Trong đó: Loại đất sử dụng Diện tích (ha) Ghi chú a) Đất nông nghiệp b) Đất lâm nghiệp c) Diện tích ao, hồ d) Đất khác (ghi rõ ở cột ghi chú loại đất gì) Lưu ý: nếu không biết chính xác, có thể áng chừng diện tích là bao nhiêu. 15. Trồng trọt: Loại cây trồng chính của gia đình (xếp theo thứ tự ưu tiên về thu nhập): a) Cây trồng 1: …………………………….... Diện tích: ………..… (ha) b) Cây trồng 2: ……………………………… Diện tích: ………..… (ha) c) Cây trồng 3: …………………………..….. Diện tích: ………..… (ha)

17. Chăn nuôi : Số lượng vật nuôi của gia đình anh/chị Loại vật nuôi Số lượ (con)ng Mục đích nuôi (để bán, cày kéo, hay để ăn) a) Trâu b) Bò c) Lợn d) Gia cầm (gà, vịt, e)ngan,..)Khác (nêu tên cụ thể) 18. Trong các loại vật nuôi trên, loại nào đem lại thu nhập cao nhất? ………………… 19. Nuôi trồng thủy sản: 19.1. Sản lượng cá thu hoạch/năm: …………… (kg). 19.2. Sản lượng các đối tượng thủy sản khác (ghi cụ thể: …………………): 19.3.………kg/năm.Trongđó,phần trăm lượng sản phẩm thủy sản bán ra thị trường ………. (%). III. BIỂU HIỆN VÀ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 20. Anh/chị đánh giá mức độ thường xuyên của các hiện tượng biến đổi khí hậu tại địa phương theo bảng dưới đây (đánh dấu “X” vào ô thích hợp của từng hàng). Hiện tượng do biến đổi khí hậu gây ra Tần suất xảy ra Hàng năm 2 3 năm một lần 4 5 năm một lần Trên 5 năm một lần Khôngx ảy ra (a) Thời tiết thay đổi bất thường      (b) Hạn hán      (c) Lũ lụt      (d) Bão lớn      (e) Xạt lở đất      (f) Số ngày nắng nóng tăng      (g) Số đợt lạnh bất thường tăng      (h) Dịch bệnh tăng “do thời tiết thay đổi”      (i) Khác (ghi rõ): ……………………..           https://tailieuthamkhao.vn/

21. Các hiện tượng biến đổi khí hậu mà gia đình anh/chị chịu ảnh hưởng trực tiếp? (đánh dấu “X” vào ô thích hợp về mức độ tác động ứng với từng hiện tượng dưới đây) Hiện tượng do biến đổi khí hậu gây ra Mức độ/cường độ tác động đến gia đình anh/chị Mạnh Trungbình Yếu/ít Không tác động (a) Thời tiết thay đổi bất thường     (b) Hạn hán     (c) Lũ lụt, lũ quét.     (d) Mưa, bão lớn     (e) Xạt lở đất     (f) Số ngày nắng nóng tăng     (g) Rét đậm, rét hại     (h) Dịch bệnh tăng “do thời tiết thay đổi”     (i) Khác (ghi rõ): ……………………..             22. So với 15 năm trước đây thì các hiện tượng biến đổi khí hậu có khác biệt không?  (a) Tăng cường (ghi cụ thể hiện tượng gì: ……  (b) Không thay đổi  (c) Giảm  (d) Không chắc chắn/không biết. 23. Tác động trực tiếp mà gia đình anh/chị bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu gây ra là gì? (đánh dấu “X” vào những ô thích hợp).  (a) Giảm diện tích và thời vụ sản xuất (do thiếu nước, hạn hán, lũ lụt).  (b) Giảm năng suất cây trồng/vật nuôi/thủy sản;  (a) Mất mùa (cây trồng/vật nuôi không được thu hoạch);  (c) Bị cắt điện thường xuyên (do bão, thiếu nước thủy điện)  (d) Thiếu nước ngọt nuôi cá;  (e) Phải đi làm nghề khác (ghi cụ thể nghề gì, ở đâu): …………………...  (f) Phải chuyển đổi mục đích sử dụng đất hoặc loại cây trồng (ghi cụ thể): ……………………………………………………………………………………  (g) Tác động khác (ghi cụ thể): ………………………………………… https://tailieuthamkhao.vn/

IV. CÁC GIẢI PHÁP VÀ SÁNG KIẾN ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 24. Các chương trình/hoạt động hỗ trợ của chính quyền địa phương và các tổ chức mà gia đình anh/chị đã được hưởng lợi (đánh chữ “X” vào những ô thích hợp). Chương trình/hoạt động hỗ trợ nhằm ứng phó và thích ứng với biến đổi khí hậu Tên cơ quan/tổ chức/dự án hỗ trợ  a) Thử nghiệm cây trồng chịu hạn (cây gì) ……………………….  b) Thử nghiệm cây trồng chịu lạnh (cây gì) ……………………  c) Phương pháp/quy trình sản xuất thích ứng với biến đổi khí hậu (ví dụ: sản xuất lúa tiết kiệm nước, trồng xen che phủ đất, hạn chế xói mòn, thời vụ hợp lý).  d) Sử dụng cây trồng/vật nuôi (bản địa) thích ứng với biến đổi khí hậu  e) Du lịch cộng đồng gắn với phát triển sinh kế  f) Mô hình sản xuất khép kín: Vườn Ao Chuồng Biogas.  g) Tập huấn, đào tạo kỹ năng ứng phó với biến đổi khí hậu  h) Đào tạo nghề mới (ghi cụ thể nghề gì) …………………………….  i) Khác (ghi cụ thể): ………………………….…  25. Các giải pháp/sáng kiến tự có của cộng đồng và gia đình anh/chị trong việc thích ứng và ứng phó với biến đổi khí hậu (đánh dấu “X” vào những ô thích hợp)  (a) Tích trữ nước ngọt cho sản xuất (ví dụ: làm ao, hồ tích trữ nước,…);  (b) Mô hình sản xuất tiết kiệm nước (ghi cụ thể) …………………………..  (c) Thay đổi thời vụ sản xuất phù hợp với điều kiện thời tiết.  (d) Mô hình sản xuất tổng hợp bền vững (Đánh dấu vào mô hình đang áp dụng dưới đây):  Mô hình Vườn Ao Chuồng;  Vườn Ao Chuồng Bioga;  Mô hình khép kín, xử lý phế phụ phẩm trong trồng trọt và chăn nuôi.  Trồng xen che phủ đất, chống xói mòn.  Mô hình khác (ghi cụ thể): …….….  (e) Chuyển đổi cơ cấu cây trồng (lựa chọn cây trồng, vật nuôi thích ứng với biến đổi khí hậu) (ghi cụ thể) https://tailieuthamkhao.vn/

27. Theo anh/chị, các hình thức học tập nào có hiệu quả nhất trong việc duy trì và nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả? (chọn tối đa 3 đáp án).  (a) Học thông qua các khóa tập huấn trên lớp;  (b) Thông qua lớp học thực tế tại hiện trường trên đồng ruộng;  (c) Thông qua các mô hình trình diễn của cán bộ khuyến nông;  (d) Thông qua vô tuyến (TV) và đài phát thanh.  (e) Thông qua các buổi sinh hoạt với các tổ chức dân sự địa phương (hội phụ nữ, hội nông dân và đoàn thanh niên).  (f) Thông qua các buổi họp thôn/xóm  (g) Thông qua học tập giữa các thành viên trong nhóm sở thích, tổ sản xuất và hợp tác xã.  (h) Thông qua hàng xóm.  (i) Thông qua hình thức khác (ghi cụ thể): ………………………….. Xin trân trọng cảm ơn!

https://tailieuthamkhao.vn/

 (f) Chuyển sang nghề mới hay hoạt động khác để có thu nhập ổn định.  (g) Tham gia các nhóm sản xuất hay nhóm sinh kế.  (h) Khác (ghi rõ): ……………………………………………………... V. CÁC HÌNH THỨC HỌC TẬP CỘNG ĐỒNG TẠI ĐỊA PHƯƠNG 26. Anh/chị học tập và chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm sản xuất thông qua những hình thức nào? (đánh dấu “X” vào những ô thích hợp; có thể đánh dấu nhiều đáp án).  (a) Học thông qua các khóa tập huấn trên lớp;  (b) Thông qua lớp học thực tế tại hiện trường trên đồng ruộng;  (c) Thông qua các mô hình trình diễn của cán bộ khuyến nông;  (d) Thông qua vô tuyến (TV) và đài phát thanh.  (e) Thông qua các buổi sinh hoạt với các tổ chức dân sự địa phương (hội phụ nữ, hội nông dân và đoàn thanh niên).  (f) Thông qua các buổi họp thôn/xóm  (g) Thông qua học tập giữa các thành viên trong nhóm sở thích, tổ sản xuất và hợp tác xã.  (h) Thông qua hàng xóm.  (i) Thông qua hình thức khác (ghi cụ thể): ………………………………………..

3. Những địa bàn (huyện/xã) nào bị tác động mạnh nhất bởi tác động của BĐKH? Tên địa bàn Tác động chính do BĐKH

4. Cơ quan anh chị có báo cáo hay tài liệu nào lưu giữ những thông tin liên quan đến các biểu hiện và diễn biến của BĐKH và tác động tới sinh kế người dân không? Nếu có, xin anh chị cho nhóm nghiên cứu xin để tham khảo và tài liệu hóa các thông tin liên quan. II. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI TẠI CÁC ĐỊA BÀN MỤC TIÊU 5. Xin anh/chị chia sẻ sơ lược thông tin về các địa bàn (huyện/xã) dễ bị tổn thương bởi BĐKH. Tên địa bàn (xã/huyện) 1: Đặc điểm về xã hội (dân tộc, văn hóa) Đặc điểm địa hình: Các loại hình sinh kế chính (sản xuất, kinh doanh, ngành nghề): Các loại cây trồng, vật nuôi chính: Các thuận lợi và khó khăn chính trong nông nghiệp và đời sống người dân Thuận lợi: Khó khăn:

Phụ lục 2: Bảng câu hỏi dành cho các cơ quan chuyên môn Mã số: ………………… BẢN CÂU HỎI DÀNH CHO CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN (Đối tượng: Lãnh đạo và cán bộ chuyên trách của (1) Sở Nông nghiệp, (2) Trung tâm KN; (3) Phòng nông nghiệp huyện, và (4) Trạm khuyến nông huyện) (2 người/cơ quan). Họ tên người được phỏng vấn: …………………………………. ĐT: ……………………. Email: ………………………………………… Chức vụ: ………………………… Tên đơn vị: ………………………… I. TÁC ĐỘNG CỦA BĐKH VÀ CÁC ĐỊA BÀN BỊ TÁC ĐỘNG MẠNH NHẤT 1. Xin anh/chị cho biết những biểu hiện chính và diễn biến của BĐKH tại tỉnh/huyện là gì? (ví dụ: hiện tượng thời tiết cực đoan, số ngày nóng tăng, lũ quét, xạt lở đất, bão, mưa lớn, hạn hán,…) 2. Anh/chị cho biết những tác động chính của BĐKH tại tỉnh/huyện trong những năm gần đây là gì? (ví dụ: thiếu nước sx, phải chuyển đổi cơ cấu cây trồng, gia tăng dịch bệnh, mất mùa, dân di cư và chuyển nghề sinh kế,… và tại những địa bàn nào?)

https://tailieuthamkhao.vn/

ản

p

ới BĐKH tiềm năng

Tên chương trình/hoạt động Mô tả (địa điểm, quy mô, tần suất)

7. Tỉnh/huyện đã có những chính sách, cơ chế riêng và chương trình hỗ trợ nào trong việc thích ứng biến đổi khí hậu tại địa phương? (xin Quyết định, văn bản và tài liệu liên quan). 8. Các chương trình và hoạt động liên quan đến thích ứng và ứng phó với BĐKH mà đơn vị của anh/chị trực tiếp hỗ trợ người dân là gì? (ví dụ, xây dựng đê kè, hệ thống thủy lợi, phát triển sinh kế, tập huấn, xây dựng mô hình thử nghiệm, chuyển giao công nghệ, giới thiệu giống mới, quy trình sản xuấ thích ứng với BĐKH…).

những mô hình

9. Theo anh/ch , sinh k (s xu t, kinh doanh) thích ng v phù hợ v u phương hiện đang được d ng hi và

ế

áp

kiện địa

Tên địa bàn (xã/huyện) 2: Đặc điểm về xã hội (dân tộc, văn hóa) Đặc điểm địa hình: Các loại hình sinh kế chính (sản xuất, kinh doanh, ngành nghề): Các loại cây trồng, vật nuôi chính: Các khó khăn chính trong nông nghiệp và đời sống người dân Thuận lợi: Khó khăn: III. CÁC CHÍNH SÁCH, GIẢI PHÁP VÀ SÁNG KIẾN THÍCH ỨNG BĐKH ĐÃ VÀ ĐANG ÁP DỤNG 6. Các chính sách thích ứng BĐKH của Trung ương đã được cụ thể hóa ở địa phương như nào? (xin Quyết định, văn bản và tài liệu liên quan).

ới điề

địa điểm áp dụng; và đơn vị hỗ trợ Mô hình 1: Mô hình 2: Mô hình 3: Mô hình 4: https://tailieuthamkhao.vn/

ệu quả Mô?hình sinh kế thích ứng BĐKH tiềm năng Mô tả Quy mô

nào

16.

13. Theo anh/chị, những mô hình học tập cộng đồng nào hiệu quả nhất tại các địa phương? (xếp thứ tự ưu tiên).

10. Các sáng kiến dân tự có trong việc thích ứng BĐKH tại các địa phương là gì? (vd: sử dụng phương pháp sx tiết kiệm nước, cây chịu hạn, chịu bão, chuyển đổi cơ cấu cây trồng,…) IV. CÁC BÊN LIÊN QUAN TẠI TỈNH, HUYỆN VÀ XÃ TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG THÍCH ỨNG BĐKH 11. Những đơn vị nào (cả cơ quan nhà nước và các tổ chức phi chính phủ, tổ chức dân sự địa phương) có vai trò tham gia chính trong việc thực thi các chính sách và chương trình hỗ trợ thích ứng BĐKH tại địa phương? Tên tổ chức, đơn vị Vai trò và hoạt động phối hợp V. CÁC HÌNH THỨC HỌC TẬP CỘNG ĐỒNG TẠI CÁC KHU VỰC NÔNG THÔN 12. Hiện nay tại các địa bàn nông thôn có những hình thức học tập cộng đồng nào? (ví dụ: hình thức học tập phi chính quy giữa các tổ/nhóm sx, hợp tác xã; hình thức học tập tập thông qua họp thôn; học tại nhà văn hóa; học thông qua các lớp tập huấn, mô hình trình diễn,…).

14. Nếu các mô hình học tập cộng đồng thí điểm cho sự phát triển sinh kế bền vững trong điều kiện BĐKH có kết quả tốt và có tiềm năng nhân rộng trên địa bàn toàn huyện/tỉnh, liệu chính quyền địa phương hay đơn vị của anh/chị có (1) cơ chế huy động ngân sách và (2) lồng ghép vào kế hoạch hỗ trợ triển khai nhân rộng các mô hình đó không? Tại sao? 15. Theo anh/chị, cần có những điều kiện gì để các tổ chức, đơn vị và cộng đồng hình thành nhóm hợp tác giữa các bên và cam kết triển khai và nhân rộng các mô hình sinh kế bền vững? VI. CÁC KHÓ KHĂN, THÁCH THỨC CHÍNH TRONG VIỆC THỰC THI CÁC CHÍNH SÁCH VÀ GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG BĐKH Theo anh/chị, các chính sách và chương trình hỗ trợ thích ứng BĐKH đã được thực hiện kịp thời và hiệu quả chưa? Tại sao?

17. Theo anh/chị, hiện nay có những khó khăn, thách thức gì trong việc thực thi các chính sách và chương trình hỗ trợ thích ứng BĐKH tại các địa phương? (ví dụ: về nguồn ngân sách, năng lực triển khai, sự hưởng ứng và phối hợp của các cơ quan, người dân địa phương,…)

https://tailieuthamkhao.vn/

19. Tỉnh/huyện có văn bản nào thể hiện chiến lược và chính sách triển khai nhằm thích ứng với BĐKH tại địa phương trong thời gian tới không? (nếu có, xin văn bản liên quan).

VII. KIẾN NGHỊ VÀ ĐỊNH HƯỚNG TƯƠNG LAI 18. Theo anh/chị, để các mô hình sinh kế và sáng kiến thích ứng BĐKH nêu trên được duy trì và nhân rộng hiệu quả thì cần có những yếu tố hay giải pháp gì? (về chính sách, giải pháp, nguồn ngân sách, hình thức tổ chức, triển khai,…).

CÂU HỎI KHÁC 22. Các thuận lợi chính trong sản xuất và tiêu thụ của sản phẩm nông nghiệp tại địa phương là gì? Thuận lợi trong sản xuất: a) Thuận lợi 1: ………………………… b) Thuận lợi 2: …………………………………………………………… c) Thuận lợi 3: …………………………………………………………… Thuận lợi trong tiêu thụ sản phẩm: a) Thuận lợi 1: ………………………………… b) Thuận lợi 2: …………………………………………………………… c) Thuận lợi 3: …………………………………………………………… 23. Các khó khăn chính trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, tiếp cận dịch vụ, và đời sống của gia đình anh chị là gì? (theo trình tự ưu tiên) a) Khó khăn 1: ……………………………………………………………… b) Khó khăn 2: ……………………………………………………………… c) Khó khăn 3: ………………………………… d) Khó khăn 4: ……………………………………………………………. e) Khó khăn 5: ……………………………………………………………. 24. Chính quyền địa phương đã có những định hướng hay chính sách hỗ trợ gì để giúp người dân địa phương khắc phục những khó khăn trên? Lưu ý: thu thập các báo cáo, QĐ, và số liệu thống kê liên quan. https://tailieuthamkhao.vn/

20. Những nguồn ngân sách nào có thể được huy động để hỗ trợ va duy trì các mô hình sinh kế bền vững đã nêu trên? (ghi cụ thể các nguồn thông qua chương trình nào của nhà nước, tỉnh, huyện, các tổ chức phi chính phủ, và các đơn vị liên quan,…). 21. Để duy trì tốt các hình thức học tập cộng đồng tại địa phương, cần có những yếu tố gì? VIII. CÁC

Phụ lục 3: Một số hình ảnh trong quá trình thưc tập https://tailieuthamkhao.vn/

https://tailieuthamkhao.vn/

https://tailieuthamkhao.vn/

Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.