Trường Đại học Kiến trúc TP Hồ Chí Minh Khoa Kiến trúc | Bộ môn Môi trường và Thiết kế bền vững | Môn Kiến trúc và Môi trường
Nghiên cứu giải pháp tạo “SÂN TRONG” ở nhà phố 55 Blair Road, Singapore. NGUYÊN HỮU THÁI AN 09510105987, Khoa Kiến trúc, Trường Đại học Kiến trúc TP HCM
MỞ ĐẦU: Đạt loại B Giải thưởng di sản kiến trúc URA 2010, Ngôi nhà phố số 55, đường Blair, tại Singapore là một công trình tiêu biểu cho dự án cải tạo dãy nhà phố cổ mang giá trị lịch sử - nghệ thuật tại Singapore. Công trình thành công khi cân bằng được ngôn ngữ kiến trúc đương đại với tính bảo tồn giá trị lịch sử. Đạt được thành công đó, một giải pháp kiến trúc nổi bật được cho là lạ xong không mới đã được áp dụng – Đó là tạo khoảng “sân trong”. Nhận thấy được hiệu quả và tính ứng dụng của giải pháp, đề tài này nhắm tạo cơ hội nghiên cứu kĩ hơn về giải pháp, một phần củng cố, minh chứng cho kiến thức được học trong các bộ môn Nhiệt- khí hậu, Quang học kiến trúc, Lịch sử kiến trúc,… Bằng các phương pháp phân tích định tính qua hình ảnh, tư liệu tham khảo. Phương pháp khảo sát định lượng tương đối hiệu quả của giải pháp qua các phép chiếu, phần mềm Ecotect Để có thể kết luận được ưu - khuyết, bài học và nghiên cứu thêm được nhiều giải pháp song hành… Xa hơn thế có thể dẫn hướng, đưa ra một trào lưu, giải pháp kiến trúc để Kiến trúc sư Việt Nam tham khảo học tập, thay đổi quan điểm, thuyết phục chủ đầu tư trong khi thiết kế các ngôi nhà phố (nhà ống) hẹp, dài, thiếu sáng trong thời buổi “tấc đất, tấc vàng”. Từ khóa: Bảo tồn, Sân trong, Giếng trời, Nhà ống, Gác lửng, 55 Blair Road, …
1
Trường Đại học Kiến trúc TP Hồ Chí Minh Khoa Kiến trúc | Bộ môn Môi trường và Thiết kế bền vững | Môn Kiến trúc và Môi trường
Nội dung
1.
GIỚI THIỆU ........................................................................................................................................ 4
2.
QUAN ĐIỂM CỦA ĐỀ TÀI .................................................................................................................. 4
3.
BÀI VIẾT ............................................................................................................................................. 6 3.1.
Giới thiệu công trình ................................................................................................................ 6
3.2.
Khát quát về khí hậu Singapore ............................................................................................. 7
3.3.
Các vấn đề đặt ra cần giải quyết. ........................................................................................... 9
Thể loại nhà phố (Nhà ống) ....................................................................................................... 9
Nhu cầu sống của chủ nhà: ....................................................................................................... 9
Chính sách bảo tồn của chính phủ: ......................................................................................... 10
3.4.
Phân tích hiệu quả của giải pháp mở “Sân trong” và các giải pháp kết hợp.................. 10
Sân trong: ................................................................................................................................. 10
Các giải pháp kết hợp: ............................................................................................................. 12
Trong từng không gian: ........................................................................................................... 15
3.5.
Khảo sát định lượng (Mô phỏng và tính toán ví dụ) .......................................................... 16
Khảo sát ánh sáng (Daylight) ................................................................................................... 16
Khảo sát nhiết (Solar Energy) .................................................................................................. 18
Tính toán ví dụ (Tham khảo file Word tính toán kèm theo) ..................................................... 19
3.6.
Khuyết điểm và một số cách khắc phục .............................................................................. 19
3.7.
Đề xuất một số giải pháp bố cục .......................................................................................... 20
Sân trong/ giếng trời kết hợp với cầu thang ............................................................................ 20
Sân trong/ giếng trời nằm ở giữa nhà ...................................................................................... 21
Sân trong/ giếng trời nằm ở cuối nhà ...................................................................................... 21
4.
KẾT LUẬN ........................................................................................................................................ 21
5.
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................................................... 21
2
Trường Đại học Kiến trúc TP Hồ Chí Minh Khoa Kiến trúc | Bộ môn Môi trường và Thiết kế bền vững | Môn Kiến trúc và Môi trường
Danh sách bảng dữ liệu (Không)
Danh sách hình ảnh Hình 1. Hình 3.1a. Dãy nhà phố trên đường Blair………………………………………….…………………………….……………..6 Hình 2. Hình 3.1.b. Phối cảnh mặt cắt công trình nghiên cứu………………………………………………………….…….….……7 Hình 3. Hình 3.2.a. Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa trong năm của Singapore (2009)……………………………….…………….8 Hình 4. Hình 3.2.b. Biều đồ biểu kiến mặt trời ở Singaprore…………………………………………………………….…….………9 Hình 5. Hình 3.3.a. Bản vẽ mô tả công trình trước cải tạo……………………………………………………….…………………….9 Hình 6. Hình 3.3.b. Quyết định bảo tồn địa điểm lịch sử ……...……………………………………………………….……….……10 Hình 7. Hình 3.4.a. Sơ đồ lưu thông của gió trong công trình…………………………………………………………….………….11 Hình 8. Hình 3.4.b. Khảo sát ánh sáng và nhiệt trong công trình ………….……………………………………….…..…….……11 Hình 9. Hình 3.4.c. Bể bơi trong công trình …………………………………………………………………………….……….….…12 Hình 10. Hình 3.4d. Đường đi ánh sáng trong phòng ngủ chính và gác lửng……………….……………………..………………12 Hình 11. Hình 3.4.e. Phủ lam Aluminium..………………………………………………………………………..……..………….…13 Hình 12. Hình 3.4f. Hồ nước – nguồn sáng thứ cấp ……………………………………..…………………….………….…………13 Hình 13. Hình 3.4g. Mảng tường dây leo …………………………….………………………………………….……………….……14 Hình 14. Hình 3.4.h. Nội thất công trình …………...…………………………………………………………….……………….……14 Hình 15. Hinh 3.4.i. Khe và cửa lấy sáng trên mái.……………......……………………..…………………….……………….……15 Hình 16. Hình 3.4.k. Ánh sáng trong phòng ăn ………………………………………………………………....………….…………15 Hình 17. Hình 3.4.l. Ánh sáng tràn ngập phòng ngủ ……………………….……………………………………..……………….…16
3
Trường Đại học Kiến trúc TP Hồ Chí Minh Khoa Kiến trúc | Bộ môn Môi trường và Thiết kế bền vững | Môn Kiến trúc và Môi trường
1. GIỚI THIỆU Trên cơ sở nghiên cứu công trình cụ thể ở Singapore, (Nhà phố số 55, đường Blair) với các đặc điểm khí hậu có nét tường đồng với Việt Nam, từ bước tìm hiểu nguyên nhân đưa ra giải pháp; khó khăn xung quanh việc thiết kế; đặc điểm khí hậu của Singapore; đặc điểm loại hình nhà ống, nhà phố. Sau đó phân tích, khảo sát trên hình ảnh, tư liệu thu thập được, cũng như các bài viết tranh luận có liên quan. Đề tài nghiên cứu này nhằm khẳng định khả năng thông thoáng và chiếu sáng tự nhiên của giải pháp tạo Sân trong (Giếng trời) bên trong thể loại công trình nhà ống. Và xuất một số giải pháp thiết kế sân trong (Giếng trời) có thể học tập và áp dụng tại Việt Nam. Như đã nói từ đầu giải pháp đưa ra lạ xong không mới, lạ ở chỗ với một không gian kiến trúc mang giá trị bảo tồn, kiến trúc sư dám tạo một khoảng sân trong rất lớn tách hẳn dây chuyền công năng xong không làm ngắt quãng, xử lí mỹ thuật đương đại rất tinh tế, mang lại nhiều cảm giác. Nó không mới ở chỗ, hiệu quả của sân trong đã được biết đến và được nghiên cứu từ rất lâu. Nhiều quan điểm, ý kiến đưa ra đều khẳng định khả năng thông gió - chiếu sáng của nó, xong chưa nhiều bài viết chỉ ra được nét đẹp nội thất, cũng như giải pháp thiết kế bố trí sân trong sao cho đẹp và hiệu quả. Cũng chưa nhiều quan điểm dám chỉ ra những yếu điểm của giải pháp và cách khắc phục. Đề tài nghiên cứu này có đề cập một cách tổng quát về các vấn đề chưa nhiều đó. 2. QUAN ĐIỂM CỦA ĐỀ TÀI “Giải pháp đưa ra trong thiết kế của Kiến trúc sư Ong & Ong trong nhà ống 55 Blair đã thành công, mà lại hiệu quả cao, cân bằng được nhu cầu của gia chủ, phong cách kiến trúc đương đại, với yêu cầu bảo tồn của chính phủ”. Phương án thiết kế đưa ra vừa giải quyết được vấn đề thiếu sáng theo lời than phiền của gia chủ, lại tạo ra không gian hiện đại sang trọng trên cơ sở giữ bộ khung kết cấu và bảo tồn chi tiết nghệ thuật mặt đứng theo phong cách Art Deco. Xong thử đặt ra các câu hỏi: Ánh sáng đi vào công trình có cường độ quá lớn hay không?. Gió có đi được vào các chức năng phía sau công trình?. Vấn đề thoát nước mưa và xử lí bụi trong công trình? “Mỗi sân trong/ kiểu giếng trời có một vẻ đẹp riêng cho nhà phố, nhưng nhìn chung, thiết kế cần tập trung nét thẩm mỹ vào 3 phần chính là: đỉnh – nới có mái kính và hệ khung hoặc mở mái; những mảng tường xuyên tầng và mặt sân, đáy giếng.”. “Sân trong (giếng trời) còn trở thành một không gian đặc biệt, một điểm nhấn, là không gian mỹ thuật trong nhà”. Đồng quan điểm với hai ý kiến trên xong vấn đề trang trí trong tố chức sân trong giếng trời phải đảm bảo vấn đề bảo trì, chú ý tới các bề mặt phản xạ ánh sáng, đối với cách tổ chức sân trong (giếng trời) mà tạo mái che cần chú ý không khí có bị hầm, vấn đề thoát nước, chống ồn khi mưa. Tóm lại, có thể nhận thấy tự thân sân trong/giếng trời với ánh sáng khá mạnh từ phía trên chiếu 4
Trường Đại học Kiến trúc TP Hồ Chí Minh Khoa Kiến trúc | Bộ môn Môi trường và Thiết kế bền vững | Môn Kiến trúc và Môi trường xuống, đã trở thành điểm nhấn. Không nên thiết kế quá phức tạp rườm rà, làm cho rối mắt. Nên để cho nó thông thoáng, nhẹ nhàng như chính vai trò của nó. “Nhiều người cho rằng việc tạo sân trong là lãng phí trong thời buổi “tấc đất - tấc vàng” như hiện nay, nhà phố với đặc điểm nhỏ hẹp lại mất một khoảng không gian cho sân trong liệu các phòng chức năng trong một ngôi nhà còn đảm bảo, so với việc tăng số tầng sử dụng họ thà chịu đề không gian thiếu sáng...” Nhưng cũng có nhiều người hiểu ra rằng có giếng trời sẽ được hơn rất nhiều so với việc tiếc mấy mét vuông sàn sử dụng. Họ còn tự cập nhật và yêu cầu kiến trúc sư tạo sân trong để lấy sáng và làm đẹp thêm ngôi nhà họ. Trên hết tất cả những quan điểm đó, nhận thấy có cái lý riêng, vấn đề là người thiết kế vận dụng, xử lí hay khắc phục ra sao? hoặc cách nhìn của chủ đầu tư?. Có thể phát triển đề tài bằng cách khảo sát mô phỏng hay đề xuất kĩ lưỡng hơn, phân rõ trường hợp, các giải pháp trang trí, xử lí vật liệu, nêu ra và khắc phục nhược điểm… của giải pháp tạo sân trong này. Làm sao đưa ra được bộ nguyên tắc; một tiêu chuẩn chung nào đó, để người thiết kế dựa vào và cảm thấy dễ dàng hơn trong công việc của mình.
5
Trường Đại học Kiến trúc TP Hồ Chí Minh Khoa Kiến trúc | Bộ môn Môi trường và Thiết kế bền vững | Môn Kiến trúc và Môi trường
3. BÀI VIẾT 3.1. Giới thiệu công trình
Tên công trình
: Nhà phố số 55, đường Blair.
Vị trí
: 55 Blair Road, Singapore
Kiến trúc sư
: Ong & Ong Pte Ltd
Đội ngũ thiết kế : Diego Molina và Maria Arango. Camilo Pelaez. Nhóm dự án
: Diego Molina và Maria Arango. Camilo Pelaez. Ryan Manuel, Linda Thanh
Thiết kế nội thất : YPS Năm xây dựng
: 2009
Công trình thuộc khu bảo tồn đồng bằng Blair, là một cụm ở, nhỏ gọn gồm một dãy các cửa hàng mặt phố 3 tầng, mang phong cách kiến trúc khác nhau, có sự giao thoa giữa các phong cách kiến trúc, là một hỗn hợp chiết trung phong cách của Trung Quốc, Mã Lai và trang trí nghệ thuật Châu Âu, nổi bật lên là phòng cách ART DECO. Lịch sử hình thành, xây dựng, phát triển và những nét kiến trúc của dãy nhà phố này gắn liền với lịch sử của Singapore từ những năm 1880. Là biểu tượng đặc trưng của sự giao thoa nhiều nền văn hóa trên đảo quốc này. Nên các căn nhà ở đây, trong đó có căn nhà phố số 55 được xếp vào di tích cần bảo tồn của chính phủ Singapore.
Hình 3.1a. Dãy nhà phố trên đường Blair
6
Trường Đại học Kiến trúc TP Hồ Chí Minh Khoa Kiến trúc | Bộ môn Môi trường và Thiết kế bền vững | Môn Kiến trúc và Môi trường Các không gian kiến trúc (Phân khu / dây chuyền chức năng) ta có thể nắm nhanh theo phối cảnh mặt cắt sau:
Hình 3.1.b. Phối cảnh mặt cắt công trình nghiên cứu
3.2. Khát quát về khí hậu Singapore
-
Thuộc khu vực Đông Nam Á, Singapore nằm gần phía trên đường Xích đạo nên khí hậu mang đầy đủ đặc điểm của khí hậu nhiệt đới/xích đạo: nóng, ẩm, mưa nhiều.
-
Không có mùa rõ ràng. Thời tiết quanh năm ấm áp và ẩm ướt. Mưa gần như là một hiện tượng diễn ra hàng ngày, quanh năm.
-
Do vị trí địa lý tiếp giáp với biển, khí hậu của Singapore được đặc trưng bởi nhiệt độ, áp o
o
suất, độ ẩm cao. Nhiệt độ trung bình từ 25 C và 31 C. Độ ẩm tương đối trong khoảng 70% - 80%. Tháng Tư nóng nhất, tháng Giêng lạnh nhất và tháng Mười Một ẩm ướt nhất.
7
Trường Đại học Kiến trúc TP Hồ Chí Minh Khoa Kiến trúc | Bộ môn Môi trường và Thiết kế bền vững | Môn Kiến trúc và Môi trường
Hình 3.2.a. Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa trong năm của Singapore (2009)
-
Gió mùa xảy ra hai lần mỗi năm, đều thổi từ biển vào lục địa nên mang
theo nhiều ẩm, mưa và nhiệt. Đầu tiên gió mùa Đông Bắc xảy ra từ tháng Mười Hai đến đầu tháng Ba. Thứ hai là mùa gió mùa Tây Nam xảy ra từ tháng Sáu đến tháng Chín. Thời gian giữa 2 đợt gió mùa nhận được ít mưa và gió. Dựa vào tọa độ địa lí ta có Biểu đồ biểu o
o
kiến mặt trời (1 22 Bắc, 103 48 Tây). (Hình 3.2.c) Có thể nói khí hậu Singapore có rất nhiều nét tương đông với khí hậu Việt Nam, đề tài được nghiên cứu có khả năng ứng dụng cao tại nước ta. Các giải pháp kiến trúc áp dụng trong công trình này liệu có phù hợp với các đặc điểm khí hậu nêu trên? Giải quyết vi khí hậu có tốt?.
8
Trường Đại học Kiến trúc TP Hồ Chí Minh Khoa Kiến trúc | Bộ môn Môi trường và Thiết kế bền vững | Môn Kiến trúc và Môi trường
Hình 3.2.b. Biều đồ biểu kiến mặt trời ở Singapore
3.3. Các vấn đề đặt ra cần giải quyết.
Thể loại nhà phố (Nhà ống) - Khái niệm : Là loại nhà ở riêng, gồm các căn hộ được xây dựng liền kề nhau, thông nhiều tầng, thường có chiều rộng nhỏ hơn nhiều so với chiều dài của nhà, sử dụng chung một hệ thống hạ tầng của đô thị. - Đặc điểm : 2 mặt tiếp xúc với nhà bên cạnh, lối vào chính phía trước, phía sau là hệ thống kĩ thuật chung của cả khu phố (hoặc có lối vào từ phía sau). Mặt bằng hình chữ nhật, chữ L, … thường có kích thước 4 - 7 m ngang, 12 - 25 m dài. Chính vì những lý do đó, thể loại nhà này tuy đáp ứng mật độ dân số sao ở các đô thị xong không gian sống lại thiếu sáng, thiếu thông thoáng, vi khí hậu khá tệ. Đặc biệt công trình đang khảo sát lại nằm theo trải dài hơi chếch theo hướng Băc – Nam. Nên, tuy bức xạ mặt trời (Đông- Tây) không tác động lớn lên tường dài của công trình nhưng chỉ lấy sáng duy nhất mặt tiền thì không đủ. Hơn nữa nhà ống này dài và hẹp 5.5 m x 26 m rất khó xoay sở, hình thành trường khí xấu, có gió hút – gió mùa lùa khá mạnh kèm theo bụi và vùng quẫn gió.
Nhu cầu sống của chủ nhà: - Sau 2 đợt cải tạo của chính phủ Singapore: 1989 và năm 1999. Rất nhiều phương án được đề xuất và thực hiện. Nhưng chủ nhà vẫn than phiền: “Căn nhà quá tối, và mong muốn có nhiều hơn ánh sáng trong không gian sống”.
Hình 3.3.a. Bản vẽ mô tả công trình trước cải tạo
9
Trường Đại học Kiến trúc TP Hồ Chí Minh Khoa Kiến trúc | Bộ môn Môi trường và Thiết kế bền vững | Môn Kiến trúc và Môi trường Cùng với sự phát triển của xã hội, các thế hệ đang sống ở đương thời, mong muốn không gian sống được mở rộng hơn, nhiều không gian hơn, chất lượng ở tốt hơn. Bên cạnh đó còn cần sự sang trọng, bắt kịp các phong cách kiến trúc hiện đại đương thời. Họ không thể sống mãi trong căn hộ đang dần cũ kĩ và có phần u tối, bức bí. Chính sách bảo tồn của chính phủ: - Chính phủ Singapore cấp chứng nhận di tích cần bảo tồn giá trị của khu phố Blair ngày 25 Tháng 10 năm 1991. Và đương nhiên ngăn cấm mọi hành vi gây xâm hại đến mặt tiền tiểu thương cũng như khung kết cấu, phong cách kiến trúc của những căn nhà này. -
Hình 3.3.b. Quyết định bảo tồn địa điểm lịch sử
Đứng giữa những khuyết điểm của thế đất, nhu cầu của gia chủ, và ràng buộc của chính phủ. Các kiến trúc sư đã nghiên cứu và thực hiện rất nhiều giải pháp khéo léo giải quyết được tất cả các vấn đề trên, trong đó giải pháp tiên quyết chính là tạo khảo sân trong lớn, kết hợp với phong cách kiến trúc đương thời mà vẫn giữ nguyên hệ kết cấu và chi tiết mặt tiền: 3.4. Phân tích hiệu quả của giải pháp mở “Sân trong” và các giải pháp kết hợp
Sân trong: -
Khái niệm: Là những khoảng không nằm trong nhà, thông suốt các tầng đến mái mở trống. Vốn không xa lạ với kiên trúc truyền thống với tên gọi “Thiên tỉnh”. Gọi là sân trong nhưng cũng giống một hình thức trổ cửa lên trời để lấy sáng, thoát khí, thông hơi.
-
Tác dụng trong công trình đang phân tích: + Nhờ có khoảng sân trong mà quá trính trao đồi không khí được diễn ra liên tục giữa trong và ngoài và trong mọi không gian, thay đổi không khí đã bị ô nhiễm (CO2, khói thuốc, vi khuẩn, nấm môc hôi hám,…) bằng không khí tươi mát của thiên nhiên theo cơ chế thông gió xuyên phòng, cơ chế tháp hút gió, sự thay đổi áp xuất không khí theo nhiệt độ,… Qua sự đối lưu không khí, nâng cao điều kiện vệ sinh căn nhà, bảo vệ sức khỏe con người.
10
Trường Đại học Kiến trúc TP Hồ Chí Minh Khoa Kiến trúc | Bộ môn Môi trường và Thiết kế bền vững | Môn Kiến trúc và Môi trường
Hình 3.4.a. Sơ đồ lưu thông của gió trong công trình
+ Tác dụng nhiệt và tác dụng chiếu sáng của bức xạ mặt trời được coi là những yếu tố khí hậu có ảnh hưởng lớn đến chất lượng của môi trường sinh thái trong nhà, và ảnh hưởng quan trọng hơn tại vùng khí hậu nóng ẩm như Singapore. Việc bố trí và thiết kế sân trong như vậy đảm bảo được lượng ánh sáng tự nhiên cho ngôi nhà. Ánh sáng vào sâu hơn các không gian. Giảm thiểu việc sử dụng năng lượng phục vụ cho chiếu sáng.
Hình 3.4.b. Khảo sát ánh sáng và nhiệt trong công trình
+ Với việc tổ chức cây xanh, mặt nước, sân trong/giếng trời góp phần cải thiện vi khí hậu cho nhà. 11
Trường Đại học Kiến trúc TP Hồ Chí Minh Khoa Kiến trúc | Bộ môn Môi trường và Thiết kế bền vững | Môn Kiến trúc và Môi trường
Hình 3.4.c. Bể bơi trong công trình
Các giải pháp kết hợp: Có rất nhiều giải pháp xử lí các thành phần kiến trúc kèm theo, làm tăng hiệu quả của sân trong: - Tách công năng sang 2 bên sân trong, tăng được diện tích bề mặt lấy sáng. Ngôi nhà dường như không quá dài, quá sâu mất tỉ lệ. - Tạo gác lửng, lấy sáng và mở hướng nhìn ra sân trong, có gác lửng nên khối tích phòng ngủ chính bên dưới được mở rộng, ánh sáng lấy từ mặt tiền vào sâu được phòng ngủ này và vào đến không gian ở gác lửng. Bênh cạnh đó, Trổ giếng trời thông thoáng tách biệt Ngủ - Làm việc. Có bố trí sân thượng bên khối nhà sau, tận hưởng cảnh quan của sân trong, một nơi hóng mát và thư giản tốt.
Hình 3.4d. Đường đi ánh sáng trong phòng ngủ chính và gác lửng
12
Trường Đại học Kiến trúc TP Hồ Chí Minh Khoa Kiến trúc | Bộ môn Môi trường và Thiết kế bền vững | Môn Kiến trúc và Môi trường
-
Cách xử lí vật liệu: Tường xuyên tầng ốp các tấm lam aluminium màu sẫm hơn, hệ số phản xạ thấp vì tường ở đây đượ c nhận sáng trự c tiế p của ánh sáng mặt trời nên có ánh sáng phản xạ mạnh, màu sẫm kết hợp với các mảng xanh có tác dụng không gây chói mắ t và tạo sự thoải mái vì ánh sáng được khuếch tán, giảm độ chói.
Hình 3.4.e. Phủ lam Aluminium
Mặt nước tạo cảnh quan, sinh vi khí hậu bên cạnh đường dẫn nối không gian, mặt nước cũng là một hính thức xử lí bề mặt để làm tăng cường độ sáng, ánh sáng khúc xạ đỡ chói hơn, độ rọi của ánh sáng trải trên một diện lớn. Làm mặt nước như một nguồn sáng thứ cấp.
Hình 3.4f. Hồ nước – nguồn sáng thứ cấp
Màn thực vật trên mảng ốp làm aluminium phía phòng ngủ sau làm giảm cường độ sáng vào khi ngủ, tạo sự riêng tư đối với bồn tắm đối diện, nhưng ánh sáng điều chình và gió có thể xuyên qua.
13
Trường Đại học Kiến trúc TP Hồ Chí Minh Khoa Kiến trúc | Bộ môn Môi trường và Thiết kế bền vững | Môn Kiến trúc và Môi trường
Hình 3.4g. Mảng tường dây leo
Các bề mặt tường, trần, đồ nội thất bên trong ngôi nhà chủ yế u có màu trắng , trơn nhẵn, phản xạ ánh sáng tốt giúp tăng diện tích bề mặt đượ c chiế u sáng tự nhiên của ngôi nhà . Sàn terrazzo trắng đem đến một không gian sang và đẹp.
Hình 3.4.h. Nội thất công trình
-
Quan tâm thiết kế hình dáng cửa sổ, cửa đi (Chủ yếu là hình chữ nhật). Các dang khung cửa động - mở tối đa để lấy sáng, đón gió. KTS khéo léo chọn hình dáng 14
Trường Đại học Kiến trúc TP Hồ Chí Minh Khoa Kiến trúc | Bộ môn Môi trường và Thiết kế bền vững | Môn Kiến trúc và Môi trường
-
thang xoắn để tiết kiệm diện tích, tạo thẩm mĩ, lại không cản ánh sáng đi sâu vào phòng khách,… Tạo lập thêm cửa lấy sáng trên mái khu vực thang, các khe thông gió lấy trên đỉnh tường, trên mái phụ,…
Hinh 3.4.i. Khe và cửa lấy sáng trên mái
Trong từng không gian: Phòng khách (Mặt phẳng làm việc (mplv) 300-800) bố trí ở tầng trệt với diện tích 2 5x9 m lấy sáng từ cửa sổ (0,8x1,3x1,2) của mặt đứng công trình, có vách ngăn di động đảm bảo sự riêng tư và sử dụng khi cường độ ánh sáng quá lớn. Hướng lấy sáng thứ 2 là qua sân trong, ánh sáng qua một không gian nghỉ ngơi nhỏ, qua thang xoắn tròn đến phòng khách. Đảm bảo tiện nghi nhìn và các hoạt động chủ yếu ở mplv. Bếp và Phòng ăn( mplv ở 800-1200) với diện tích 5 x 3.2 bố trí ở tầng trệt tách thành 1 khối bên kia sân trong > xử lí được chất lượng môi trường bên trong công trình, cũng lấy sáng trực tiếp từ sân trong qua hệ thống cửa kính động mở tối đa diện tích trên tường, ánh sáng luôn chan hòa, chất lượng tốt, từ bàn ăn view nhìn ra cảnh quan sân trong đẹp. Ánh sáng không quá gắt vì tác của tấm vật liệu aluminium và mảng xanh, hồ nước.
Hình 3.4.k. Ánh sáng trong phòng ăn.
15
Trường Đại học Kiến trúc TP Hồ Chí Minh Khoa Kiến trúc | Bộ môn Môi trường và Thiết kế bền vững | Môn Kiến trúc và Môi trường
-
Phòng Master bedroom (mplv 800-1200) chiếm diện tích tối đa lầu 1 nối liền liên tục với khu làm việc/đọc sách qua lỗ thông tầng. Mỗi phòng ngủ được gắn liền với phòng tắm, sử dụng cửa trượt làm cho không gian thoáng đãng. Phòng làm việc bố trí gần cửa sổ của mặt tiền, lấy sáng tốt nhưng khi ánh sáng không đi sâu vào bên trong được thì khéo léo làm không gian phòng ngủ riêng tư, ấm áp. Qua khu vực thang sang một nhà tắm lớn, mở vách kiếng tối đa ra sân trong, cường độ sáng lớn vào khu nhà tắm vệ sinh, đảm bảo thông thoáng, tiêu diệt được vi sinh vật gây hại.
Hình 3.4.l. Ánh sáng tràn ngập phòng ngủ
Còn phòng ngủ nhỏ cũng gắn liền một WC riêng, mở cửa sổ (0,8x1,3x4.5) lấy sáng từ sân trong qua lam aluminium và cây leo, đảm bảo riêng tư cho nhà tắm mở kiếng ở phía đối diện mà ánh sáng dịu đi vào được. 3.5. Khảo sát định lượng (Mô phỏng và tính toán ví dụ)
Khảo sát ánh sáng (Daylight) (Đặt 0-8500 lux) Tầng Trệt
Hình 3.5.a Sơ đồ 3D daylight tầng trệt
16
Trường Đại học Kiến trúc TP Hồ Chí Minh Khoa Kiến trúc | Bộ môn Môi trường và Thiết kế bền vững | Môn Kiến trúc và Môi trường
Hình 3.5.b Sơ đồ 2D daylight tầng trệt
-
Lầu 1
Hình 3.5.c. Sơ đồ 3D daylight lầu 1
Hình 3.5.d Sơ đồ 2D daylight lầu 1
17
Trường Đại học Kiến trúc TP Hồ Chí Minh Khoa Kiến trúc | Bộ môn Môi trường và Thiết kế bền vững | Môn Kiến trúc và Môi trường
-
Gác lửng
Hình 3.5.e. Sơ đồ 3D daylight gác lửng
Hình 3.5.f. Sơ đồ 2D daylight gác lửng
2
Khảo sát nhiết (Solar Energy) (Đặt 1 – 700+ Wh/m ) - Tầng Trệt
Hình 3.5.a1. Sơ đồ nhiệt trung bình trong ngày ở tầng trệt
18
Trường Đại học Kiến trúc TP Hồ Chí Minh Khoa Kiến trúc | Bộ môn Môi trường và Thiết kế bền vững | Môn Kiến trúc và Môi trường
-
Lầu 1
Hình 3.5.a2. Sơ đồ nhiệt trung bình trong ngày ở lầu 1.
-
Gác lửng
Hình 3.5.a3. Sơ đồ nhiệt trung bình trong ngày ở gác lửng
Tính toán ví dụ (Tham khảo file Word tính toán kèm theo)
3.6. Khuyết điểm và một số cách khắc phục
-
Khi tạo sân trong tức là đã đánh đổi một phần diện tích của ngôi nhà để đổi lại phần khống khí thông thoáng, ánh sáng đầy đủ. Vì vậy, trách nhiệm người thiết kế phải cao để làm sao phát huy hết hiệu quả của giải pháp, không làm phí diện tích.
-
Tốn thêm một phần chi phí cho kiểm tra, bảo dưỡng. Nhất là mùa mưa bão.
-
Sân trong nếu hẹp, nó sẽ là một cái ống truyền âm thanh vang và rõ. Làm mất sự riêng tư hoặc làm phiền lẫn nhau. Đặc biệt vào mùa mưa, tiếng ồn rất lớn. Vì vậy, các diện tường trong sân trong không nên làm phẳng, trơn. Cần có một số mảng nhám, sần sùi tiêu âm; như dùng sơn gai, đá ốp tự nhiên, gạch thẻ, xây gạch trần,... Đó cũng là thủ pháp trang trí.
-
Sân trong thường không có mái che, nên mặt sân phải tổ chức thoát nước. Khu vực xung quanh phải có hệ thống che chắn (tường, vách, cửa) để nước mưa không bắn vào những không gian sinh hoạt. Với sân trong có mái, cần chọn vật
19
Trường Đại học Kiến trúc TP Hồ Chí Minh Khoa Kiến trúc | Bộ môn Môi trường và Thiết kế bền vững | Môn Kiến trúc và Môi trường liệu che mái hợp lý, phòng khi mưa, gió to gây ồn hoặc mưa tạt qua các khe thông thoáng của mái xuống nhà. -
Đi vào chi tiết: Đèn nhấn, cây cảnh trên các bức tường của giếng trời phải trong tầm tay với hoặc có giải pháp kiểm soát, để tiện cho bảo dưỡng, sửa chữa, chăm sóc. Nếu dưới sân trong là nơi qua lại, hoặc không gian sinh hoạt; thì không treo những chậu cây, treo đèn, vật trang trí to – nặng phía trên có thể gây nguy hiểm. Các hệ thống cửa, hành lang, cầu thang tiếp giáp với giếng trời phải có lan can đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn (chiều cao, khoảng cách khe hở).
-
Ở một số vùng, một số lúc trong ngày. Nắng chiếu thẳng xuống giếng trời, có thể gây thừa sáng, chói loá, gây hư hại tới sàn gỗ, đồ đạc; thì có thể lắp thêm một hệ thống rèm trần dưới mái giếng trời để chắn nắng và điều tiết ánh sáng hoặc xử lí bề mặt nhận sáng sao cho chỉ nhận được ánh sáng khuếch tán.
3.7. Đề xuất một số giải pháp bố cục
Sân trong/ giếng trời kết hợp với cầu thang -
Nằm cạnh cầu thang
-
Nằm giữa 2 vế thang
-
Nằm bên cạnh chiếu nghỉ
-
Nằm tại chiếu đi - chiếu đến
20
Trường Đại học Kiến trúc TP Hồ Chí Minh Khoa Kiến trúc | Bộ môn Môi trường và Thiết kế bền vững | Môn Kiến trúc và Môi trường
Sân trong/ giếng trời nằm ở giữa nhà
Sân trong/ giếng trời nằm ở cuối nhà
4. KẾT LUẬN Qua việc nghiên cứu, khảo sát Nhà phố số 55 Blair của Singapore. Một công trình phát huy tối đa hiệu quả của “Sân trong” để thấy được khả năng thông thoáng và chiếu sáng tự nhiên trong thể loại nhà phố, cũng như phân tích tìm hiểu được một số thủ pháp khắc phục những yếu điểm mà giải pháp hay mắc phải. Đề xuất được tổng quan các phương án bố cục, thiết sân trong trong công trình. Nhận thấy đây là một giải pháp mang tính ứng dụng cao, giải quyết nhiều vấn đề của nhà ống ngay cả ở Việt Nam nên có thể học tập theo. Một phần củng cố được kiến thức, kĩ năng của rất nhiều bộ môn trong trường. Thiết nghĩ, đề tài này có thể phát triển thêm để tạo được một bộ nguyên tắc, hay hình thành một tiêu chuẩn, thông số kĩ thuật tương đối chi tiết hơn cho giải pháp này hoặc quay về hoài niềm đến một khu phố xưa - phố cổ Hội An với các căn nhà mua bán sấm uất san sát. Chạy giữa không gian của mỗi nhà là những mảng xanh sân vườn liên kết cổng hưởng cả một trục phố > Sinh vi khí hậu, gần gũi với thiên nhiên, và có thể trở thành đặc trưng của Việt Nam?. 5. TÀI LIỆU THAM KHẢO Phạm Đức Nguyên, Nguyễn Thu Hòa , Trần Quốc Bảo(Năm 2000). Các giải pháp kiến trúc khí hậu Việt NamTên. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật. Giang Ngọc Huấn (Năm 2006). Bài giảng Nhiệt & Khí hậu kiến trúc. Trường Đại học Kiến trúc Tp Hồ Chí Minh. Việt Hà, Nguyễn Ngọc Giả (Năm 1998). Quang học Kiến trúc. Hà Nội: Nhà xuất bản Xây dựng.
21
Trường Đại học Kiến trúc TP Hồ Chí Minh Khoa Kiến trúc | Bộ môn Môi trường và Thiết kế bền vững | Môn Kiến trúc và Môi trường Ktnhadep2012 (Năm 2013). Thiết kế mẫu nhà phố thông thoáng với giếng trời. Web: th3d [28/5/2013] < http://th3d.forumotion.net/t855-topic>. SGTT (Năm 2012). Thiết kế giếng trời trong nhà phố. Web: batdongsan.com.vn [27/5/2013] < http://batdongsan.com.vn/giai-phap-xay-dung/thiet-ke-gieng-troi-trong-nha-pho-ar41725> BLAIRPLAINCONSERVATIONAREA.Web:ura.gov.sg <http://www.ura.gov.sg/conservation/blair.htm> 55Blair Road / Ong & Ong" (2009). Web: ArchDaily.[27/5/2013]. < <http://www.archdaily.com/32573/55-blair-road-ong-ong/> File Tính toán kém theo: Nguyễn Hữu Thái An (2012). Bài tập lớn Quang học kiến trúc: Ánh sáng trong tổ chức thẩm mĩ công trình – Tính toán khảo sát. Tp Hồ Chí Minh.
22