PHẦN 1 VAI TRÒ CỦA VẼ TAY VỚI THIẾT KẾ ĐỒ HỌA
6
Google search từ khóa “Thiết kế đồ họa”, cho ra hơn 3 triệu kết quả trong vòng 0,66s với muôn vàn các tiêu đề và quảng cáo như: “Thiết kế đồ họa – Ngành học hot nhất hiện nay” hay “Tuyển sinh ngành TKĐH tăng cao”, nhưng bên cạnh đó cũng nhiều không kém là những topic với chủ đề: “Học TKĐH như thế nào?” hoặc “TKĐH ra trường làm gì?”.
7
Kết quả trên cho thấy, dù được đánh giá là rất hot, nhưng TKĐH là gì và học như thế nào thì không phải ai cũng rõ. Bởi vậy chúng ta hãy cũng tìm hiểu xem TKĐH là gì trước đã, rồi mới tính đến chuyện học vẽ có vai trò thế nào đối với TKĐH được.
TKĐH là gì? “ TKĐH là tạo ra logo, poster, banner... à?”
Nếu đi tìm định nghĩa TKĐH trên Internet, bạn sẽ choáng ngợp giữa muôn vàn cách định nghĩa, từ chung chung đến chi tiết, mỗi cái lại khác nhau một chút nên cuối cùng
cũng không ai chắc được đâu mới là khái niệm chuẩn chỉnh cả. Tuy nhiên, ta có thể tạm nhìn vào giải nghĩa TKĐH theo trong từ điển như sau
“Graphic Design: the art or profession of using design elements to convey information or create an effect; also: a product of this art.” Tạm dịch: “Thiết kế đồ họa là nghệ thuật sử dụng các yếu tố thiết kế để truyền tải thông điệp hoặc tạo ra một sự ảnh hưởng. Đây là một sản phẩm nghệ thuật.” hình (shape), khối (form)... để tạo hình và biến hóa chúng theo những cách thức độc đáo nhưng vẫn đảm bảo được các nguyên tắc thiết kế như tính cân bằng (balance), tính thống nhất (unity), tính nhịp điệu (rhythm)...
Để hiểu vấn đề một cách rõ ràng, hãy chú ý đến 2 khía cạnh chính của nó, đó là mục đích và cách thức thể hiện: - Về mục đích: TKĐH là để truyền tải thông điệp/ tạo ra ảnh hưởng thông qua kênh thị giác. - Về cách thức: TKĐH là sử dụng các yếu tố của thiết kế như chấm (dot), đường (line), hình
8
Như vậy, tạo ra những logo, poster, banner đẹp... chỉ là bề nổi của TKĐH, về thực chất TKĐH chính là tạo ra giải pháp hình ảnh để thực hiện mục đích truyền thông.
9
TKĐH cần những kỹ năng gì? Với ngành học thiết kế đồ họa bây giờ, để làm nghề sau này thường ở trong 4 mảng chính: Bao bì, xuất bản, quảng cáo và web. Nếu ngay từ đầu, bạn đã xác định được nghề mình muốn cụ thể theo lĩnh vực nào thì sẽ càng dễ dàng để xác định những môn và kỹ năng bạn cần học. Để khách quan và dễ dàng tìm xem mình nên học những thứ gì cho nghề tương lai, có 3 cách được chị Vũ Thu Hương – giảng viên, Art Director có kinh nghiệm trong ngành đồ họa chia sẻ, đó là:
- Qua các list môn học của các trường uy tín (bạn nên lấy từ những trường có tiếng, đặc biệt là ở các nước phát triển). - Qua yêu cầu tuyển dụng (Nhưng ở Việt Nam, đôi khi, học thế bạn sẽ thành siêu nhân. Thế nên, bạn cũng phải đối chiếu nó với những thông báo tuyển dụng của các nước có nền design phát triển để loại bỏ đi những đòi hỏi vô lí.). - Qua những người giỏi làm trong lĩnh vực đó, đặc biệt là các chuyên gia.
Đồ họa web
Đồ họa bao bì 10
Đồ họa quảng cáo Đồ họa xuất bản
Hãy tự làm một cuộc nghiên cứu và thu thập thông tin của chính bạn, còn sau đây là những gì mình tổng kết được về những yêu cầu mà một nhân lực làm thiết kế cần có: - Tư duy thẩm mỹ, sáng tạo: Khả năng hiểu biết và sử dụng các yếu tố, quy luật của thiết kế để mô tả và thực hiện ý tưởng. - Kiến thức đồ họa chuyên ngành: Kiến thức đặc thù về các mảng của đồ họa như Nhận diện thương hiệu, Minh họa, Bao bì, Web... .
11
- Sử dụng phần mềm chuyên dụng Ps, Ai, Id...: Công cụ chủ yếu trong TKĐH. - Hiểu biết về marketing: Tìm được ngôn ngữ chung của Marketer và Designer, biết cách sử dụng hình ảnh để truyền tải thông điệp một cách tốt nhất. - Kỹ năng giao tiếp, ứng xử xã hội: Biết cách trao đổi công việc, trình bày ý tưởng và xử lý những các tình huống với đồng nghiệp và khách hàng
Trong các kỹ năng cần thiết đối với TKĐH nêu trên, ta vẫn chưa thấy “vẽ tay” xuất hiện. Tuy nhiên, khái niệm Vẽ thực chất là gì và như thế nào có lẽ không phải ai cũng biết.
12
Vẽ tay là gì? “Là cầm bút lên và tạo ra đường nét hoặc hình thù gì đó trên giấy?” Theo Wikipedia: “Vẽ là một hình thức nghệ thuật thị giác sử dụng nhiều công cụ vẽ khác nhau để ghi dấu lên giấy hoặc một bề mặt nào đó. Nó là một trong những hình thức truyền đạt ý tưởng thị giác đơn giản và hiệu quả nhất”. Thuật ngữ “Vẽ” (là “Drawing” trong tiếng Anh) được ứng dụng trong công việc dưới rất nhiều phương pháp khác nhau, từ bút chì, bút mực cho tới các loại than chì hay phấn vẽ. Thuật ngữ này đã từng được hiểu theo nhiều cách khác nhau, ở nhiều thời điểm khác nhau, nên khó mà định nghĩa Vẽ một cách rõ ràng được. Thời kỳ Phục Hưng, thuật ngữ “disegno” (tiếng Ý) với ý nghĩa tương đương là Vẽ, được đặc trưng bởi sự đơn sắc (không có màu), cấu tạo từ các đường nét (line) và dùng để mô tả/phác thảo cho sự khởi đầu của một ý tưởng/tác phẩm nghệ thuật.
13