VẼ TAY với
THIẾT KẾ ĐỒ HỌA
NGUYỄN THIÊN HOA
NGUYỄN THIÊN HOA
VẼ TAY
với
THIẾT KẾ ĐỒ HỌA
mỤC LỤC Lời nói đầu............................................................................................ Phần 1: Vai trò của vẽ tay với thiết kế đồ họa. Thiết kế đồ họa là gì?......................................................................... Định nghĩa............................................................................................... Thiết kế đồ họa cần những kỹ năng gì?............................................... Vẽ tay là gì?........................................................................................... Vẽ tay với thiết đồ họa.......................................................................... Vẽ tay cũng là một thú vui...............................................................
Phần 2: Vẽ tay cho người mới bắt đầu Giới thiệu............................................................................................. Chuẩn bị.............................................................................................. Dụng cụ................................................................................................... Các thao tác cơ bản....................................................................... Vẽ....................................................................................................... Bài 1: Dựng hình...................................................................................... Bài 2: Khối cầu........................................................................................ Bài 3: Khối hộp........................................................................................ Bài 4: Khối nón........................................................................................ Bài 5: Khối trụ ......................................................................................... Bài 6: Khung lưới và vẽ cách điệu........................................................ Bài 7: Phối cảnh một điểm....................................................................
Phần 3 - Từ vẽ tay đến thiết kế đồ họa. Mỗi ngày một chủ đề............................................................................ 6 bài tập vẽ thú vị..............................................................................
Lời kết................................................................................................... Phụ lục.................................................................................................. Tài liệu tham khảo..................................................................................
LỜI NÓI ÐẦU Thiết kế đồ họa (TKĐH) được biết đến là một trong những ngành mỹ thuật ứng dụng khá hấp dẫn và được rất nhiều người theo học ngày nay. Nếu như các trường Đại học mất đến 4, 5 năm để đào tạo ngành TKĐH, với gần một nửa số thời gian trong đó là để học vẽ, thì ở các trung tâm hoặc trường dạy nghề quá trình học vẽ này sẽ được lược bỏ, học viên sẽ được bắt tay vào học luôn các phần mềm chuyên dụng, và như thế người học sẽ chỉ cần một nửa thời gian so với Đại học để tốt nghiệp ngành học này. Điều đáng nói là việc học ở các trung tâm đang ngày càng được ưa chuộng, thể hiện ở số lượng học viên đăng ký học ngày càng nhiều, không chỉ vì thời gian học ngắn mà còn bởi việc học các phần mềm thiết kế cho người học được thực hành nhiều, gần gũi với công việc thực tế, dễ dàng có việc làm ngay khi ra trường. Việc học các phần mềm đồ họa như Photoshop hay Illustrator đang trở thành một xu hướng, bởi bạn có thể dễ dàng tạo ra những logo, poster... chỉ trong vài ba tháng học. Dường như việc học vẽ chỉ gây tốn thời gian mà lại không trực tiếp giúp gì để kiếm việc sau này thì phải?! Phải chăng việc học vẽ đã trở nên lỗi thời, bây giờ cái gì chẳng vẽ trên máy được, vừa nhanh lại vừa chính xác nữa, thế nên các trường Đại học cũng nên giảm bớt thời gian học vẽ và chuyển sang tập trung đào tạo Photoshop, Illustrator,... để bắt kịp xu hướng đi là vừa! Bạn có đồng tình với quan điểm ở trên không thế? Có phải có gì đó sai sai rồi không? “TKĐH là một trong những ngành mỹ thuật ứng dụng” cơ mà, là mỹ thuật mà lại không cần học vẽ cũng được à? Bản thân mình cũng là một thanh niên đang theo học ngành TKĐH ở Đại học, thời gian học vẽ vài ba năm đầu như kể trên cũng đã tự thân trải qua. Quá trình này đến rồi đi như một lẽ dĩ nhiên, trong khi mình chỉ biết ngoan ngoãn học theo chương trình, mà hiếm khi thắc mắc về việc tại sao mình lại phải học chúng. Rồi khi chuyển sang học các môn chuyên ngành (như thiết kế logo, thiết kế tờ rơi, tờ gấp...), là lúc phải kết hợp kiến thức tổng hợp, từ cả kiến thức mỹ thuật cơ sở, lẫn kỹ năng sử dụng các phần mềm thiết kế, mình mới bắt đầu suy nghĩ và tự đặt câu hỏi rằng: Thời gian qua học vẽ như
thế là để làm gì? Quá trình ấy có giúp được gì cho công việc TKĐH của mình hay không (khi mà mình đã tốn nhiều thời gian như thế để học nó)? Nếu có thì như thế nào? Và học như thế nào mới hiệu quả? Sau một thời gian tìm hiểu các tài liệu liên quan, kết hợp với những kiến thức và kinh nghiệm của bản thân trong quá trình học vừa qua, câu trả lời mình tìm được sẽ được chia sẻ trong cuốn sách này. Nội dung cuốn sách sẽ gồm ba phần: Phần một đi tìm “Vai trò của học vẽ với TKĐH”, phần hai sẽ giới thiệu “Vẽ tay cho người mới bắt đầu” và phần cuối mở rộng mối liên hệ “Từ vẽ tay đến TKĐH”. Tất cả được biên tập và sắp xếp theo quan điểm của cá nhân mình, nên sẽ không tránh khỏi sự thiếu sót hoặc thiên về chủ quan, nếu bạn cũng có cùng mối quan tâm như trong cuốn sách, hãy cùng chia sẻ và đóng góp quan điểm của mình để cuốn sách này có thể đầy đủ và khách quan hơn. Đối tượng của cuốn sách này sẽ là những ai quan tâm đến TKĐH hoặc đơn giản là hứng thú với việc học vẽ. Có thể bạn đã từng học vẽ nhưng cũng chưa rõ mục đích việc học đó là gì? Hay bạn đã thành thạo sử dụng các phần mềm đồ họa và đang có ý định tìm hiểu thêm kiến thức về vẽ tay? Hy vọng những chia sẻ trong đây có thể mang thêm một góc nhìn mới hoặc giúp ích một phần nào đó cho bạn trong việc học vẽ cũng như theo đuổi ngành TKĐH hiện nay. Nguyễn Thiên Hoa
PHẦN 1 VAI TRÒ CỦA VẼ TAY VỚI THIẾT KẾ ĐỒ HỌA
6
Google search từ khóa “Thiết kế đồ họa”, cho ra hơn 3 triệu kết quả trong vòng 0,66s với muôn vàn các tiêu đề và quảng cáo như: “Thiết kế đồ họa – Ngành học hot nhất hiện nay” hay “Tuyển sinh ngành TKĐH tăng cao”, nhưng bên cạnh đó cũng nhiều không kém là những topic với chủ đề: “Học TKĐH như thế nào?” hoặc “TKĐH ra trường làm gì?”.
7
Kết quả trên cho thấy, dù được đánh giá là rất hot, nhưng TKĐH là gì và học như thế nào thì không phải ai cũng rõ. Bởi vậy chúng ta hãy cũng tìm hiểu xem TKĐH là gì trước đã, rồi mới tính đến chuyện học vẽ có vai trò thế nào đối với TKĐH được.
TKĐH là gì? “ TKĐH là tạo ra logo, poster, banner... à?”
Nếu đi tìm định nghĩa TKĐH trên Internet, bạn sẽ choáng ngợp giữa muôn vàn cách định nghĩa, từ chung chung đến chi tiết, mỗi cái lại khác nhau một chút nên cuối cùng
cũng không ai chắc được đâu mới là khái niệm chuẩn chỉnh cả. Tuy nhiên, ta có thể tạm nhìn vào giải nghĩa TKĐH theo trong từ điển như sau
“Graphic Design: the art or profession of using design elements to convey information or create an effect; also: a product of this art.” Tạm dịch: “Thiết kế đồ họa là nghệ thuật sử dụng các yếu tố thiết kế để truyền tải thông điệp hoặc tạo ra một sự ảnh hưởng. Đây là một sản phẩm nghệ thuật.” hình (shape), khối (form)... để tạo hình và biến hóa chúng theo những cách thức độc đáo nhưng vẫn đảm bảo được các nguyên tắc thiết kế như tính cân bằng (balance), tính thống nhất (unity), tính nhịp điệu (rhythm)...
Để hiểu vấn đề một cách rõ ràng, hãy chú ý đến 2 khía cạnh chính của nó, đó là mục đích và cách thức thể hiện: - Về mục đích: TKĐH là để truyền tải thông điệp/ tạo ra ảnh hưởng thông qua kênh thị giác. - Về cách thức: TKĐH là sử dụng các yếu tố của thiết kế như chấm (dot), đường (line), hình
8
Như vậy, tạo ra những logo, poster, banner đẹp... chỉ là bề nổi của TKĐH, về thực chất TKĐH chính là tạo ra giải pháp hình ảnh để thực hiện mục đích truyền thông.
9
TKĐH cần những kỹ năng gì? Với ngành học thiết kế đồ họa bây giờ, để làm nghề sau này thường ở trong 4 mảng chính: Bao bì, xuất bản, quảng cáo và web. Nếu ngay từ đầu, bạn đã xác định được nghề mình muốn cụ thể theo lĩnh vực nào thì sẽ càng dễ dàng để xác định những môn và kỹ năng bạn cần học. Để khách quan và dễ dàng tìm xem mình nên học những thứ gì cho nghề tương lai, có 3 cách được chị Vũ Thu Hương – giảng viên, Art Director có kinh nghiệm trong ngành đồ họa chia sẻ, đó là:
- Qua các list môn học của các trường uy tín (bạn nên lấy từ những trường có tiếng, đặc biệt là ở các nước phát triển). - Qua yêu cầu tuyển dụng (Nhưng ở Việt Nam, đôi khi, học thế bạn sẽ thành siêu nhân. Thế nên, bạn cũng phải đối chiếu nó với những thông báo tuyển dụng của các nước có nền design phát triển để loại bỏ đi những đòi hỏi vô lí.). - Qua những người giỏi làm trong lĩnh vực đó, đặc biệt là các chuyên gia.
Đồ họa web
Đồ họa bao bì 10
Đồ họa quảng cáo Đồ họa xuất bản
Hãy tự làm một cuộc nghiên cứu và thu thập thông tin của chính bạn, còn sau đây là những gì mình tổng kết được về những yêu cầu mà một nhân lực làm thiết kế cần có: - Tư duy thẩm mỹ, sáng tạo: Khả năng hiểu biết và sử dụng các yếu tố, quy luật của thiết kế để mô tả và thực hiện ý tưởng. - Kiến thức đồ họa chuyên ngành: Kiến thức đặc thù về các mảng của đồ họa như Nhận diện thương hiệu, Minh họa, Bao bì, Web... .
11
- Sử dụng phần mềm chuyên dụng Ps, Ai, Id...: Công cụ chủ yếu trong TKĐH. - Hiểu biết về marketing: Tìm được ngôn ngữ chung của Marketer và Designer, biết cách sử dụng hình ảnh để truyền tải thông điệp một cách tốt nhất. - Kỹ năng giao tiếp, ứng xử xã hội: Biết cách trao đổi công việc, trình bày ý tưởng và xử lý những các tình huống với đồng nghiệp và khách hàng
Trong các kỹ năng cần thiết đối với TKĐH nêu trên, ta vẫn chưa thấy “vẽ tay” xuất hiện. Tuy nhiên, khái niệm Vẽ thực chất là gì và như thế nào có lẽ không phải ai cũng biết.
12
Vẽ tay là gì? “Là cầm bút lên và tạo ra đường nét hoặc hình thù gì đó trên giấy?” Theo Wikipedia: “Vẽ là một hình thức nghệ thuật thị giác sử dụng nhiều công cụ vẽ khác nhau để ghi dấu lên giấy hoặc một bề mặt nào đó. Nó là một trong những hình thức truyền đạt ý tưởng thị giác đơn giản và hiệu quả nhất”. Thuật ngữ “Vẽ” (là “Drawing” trong tiếng Anh) được ứng dụng trong công việc dưới rất nhiều phương pháp khác nhau, từ bút chì, bút mực cho tới các loại than chì hay phấn vẽ. Thuật ngữ này đã từng được hiểu theo nhiều cách khác nhau, ở nhiều thời điểm khác nhau, nên khó mà định nghĩa Vẽ một cách rõ ràng được. Thời kỳ Phục Hưng, thuật ngữ “disegno” (tiếng Ý) với ý nghĩa tương đương là Vẽ, được đặc trưng bởi sự đơn sắc (không có màu), cấu tạo từ các đường nét (line) và dùng để mô tả/phác thảo cho sự khởi đầu của một ý tưởng/tác phẩm nghệ thuật.
13
Hay từ xa xưa ở thời nguyên thủy, con người đã tạo ra những hình vẽ trên các hang động để lưu giữ thông tin và giao tiếp với nhau. Đây cũng là cơ sở tạo nên chữ tượng hình và chữ viết như chúng ta có ngày nay.
Tóm lại, Vẽ là cách chúng ta tạo ra những đường nét, hình khối... trên một bề mặt nào đó, với mục đích diễn tả một nội dung hay ý tưởng thông qua con đường thị giác.
13
14
Vẽ tay với TKĐH
Theo các định nghĩa trên về Vẽ tay, có thể nhận ra vai trò truyền tải thông điệp hay giao tiếp đã luôn đi liền với Vẽ tay từ thuở sơ khai. Bạn có thấy quen hay không? Hãy nhớ lại mục đích của TKĐH, sau cùng thì việc tạo ra một logo hay poster đẹp và ấn tượng, cũng là để hấp dẫn người xem, thực hiện truyền thông thị giác. Tức là về mặt bản chất, vẽ tay và TKĐH cùng hướng đến một mục đích. Để làm rõ hơn mối liên hệ giữa Vẽ tay với TKĐH, hãy để ý kỹ hơn đến những kỹ năng mà vẽ tay sẽ mang lại cho bạn:
15
Quan sát và tư duy Khi học vẽ, bạn sẽ bắt đầu từ cách dựng hình và lên đậm nhạt từ những hình khối cơ bản. Lý do là để vẽ bất kỳ vật thể đơn giản nào cho đến phức tạp như cấu trúc cơ thể con người, ta đều phải quy chúng về dạng khối cơ bản, để vẽ được đúng cấu trúc và tỉ lệ, từ đó mới có thể tiếp tục lên chi tiết và trau chuốt bài vẽ được.
Chính vì vậy, việc quan sát mẫu và tư duy về mẫu (chúng được cấu tạo từ những khối nào, biểu diễn ánh sáng lên mẫu ra sao) là điều bạn nhất thiết phải luyện tập thật chăm chỉ khi học vẽ. Quan sát và tư duy liên tục chính là kỹ năng quan trọng nhất mà việc học vẽ mang lại cho bạn. Đối với ngành TKĐH, kỹ năng quan sát và tư duy sẽ giúp bạn tiếp thu được các kiến thức chuyên ngành nhanh hơn, từ việc nắm bắt được các xu hướng thiết kế mới cho đến việc sáng tạo ra những phong cách của riêng mình.
16
Làm quen, nắm bắt và hiểu được các yếu tố thiết kế. Các yếu tố của thiết kế - Elements of design bao gồm: chấm (dot), đường (line), hình (shape), khối (form), chất liệu (texture), color (màu sắc), sắc độ (value) và không gian (space) .
Các nguyên tắc của thiết kế Principles of design bao gồm: tính nhịp điệu (rhythm), tính cân bằng (balance), tính thống nhất (unity), tính tương phản (contract), tính tỉ lệ (proportion) và tính ảnh hưởng (dominance).
17
Với vài giây ngắn ngủn search Google bạn có thể tìm thấy ngay định nghĩa và minh họa khá dễ hiểu cho những yếu tố ở trên. Nhưng để ghi nhớ, nắm bắt và sử dụng được chúng thì vẽ tay là cách thức hiệu quả và phổ biến nhất được biết đến.
18
Hãy hình dung đến việc bạn vẽ một quả táo thôi, từ một chấm chọn trước, bạn sẽ vẽ một đường bao (có dạng hình tròn) để tạo nên chu vi quả táo hoặc vẽ thêm cả cuống và lá cho nó nữa Nếu muốn bức tranh quả táo thêm sống động, có lẽ bạn sẽ vẽ thêm mặt bàn, hoặc một bình hoa bên cạnh quả táo để tạo ra không gian cho nó. Như vậy, chỉ với việc vẽ một quả táo, bạn có để ý là mình vừa sử dụng đến tất cả các yếu tố của thiết kế hay không? Đó chính là cách mà bạn dần làm quen, nắm bắt và hiểu được các yếu tố thiết kế.
Tiếp đó để quả táo trông thật hơn, bạn sẽ lại phải tô màu cho nó, tùy sắc độ chỗ tối chỗ sáng để tô đậm nhạt khác nhau tạo dạng khối cho quả táo. Vỏ quả táo có đặc điểm là bóng và mịn, nên dùng những nét tô mềm mại, đan khít với nhau để diễn tả chất liệu đó.
19
Góc nhìn và kỹ năng cá nhân Bên cạnh đó, cùng một mẫu vật là quả táo nhưng sẽ không có hai người nào có thể vẽ ra hai trái táo giống nhau hoàn toàn được. Đó cũng chính là một trong những điểm đặc biệt của vẽ tay.
20
Với góc nhìn khác nhau và kỹ năng vẽ riêng của từng người, những bản vẽ tay là độc đáo và duy nhất. Hãy nghĩ xem nếu là một designer, thì đâu mới là cách để bạn tạo ra màu sắc và phong cách riêng của mình? Liệu có phải là góc nhìn và kỹ năng cá nhân hay không?
Sự tỉ mỉ, bình tĩnh và từ tốn Cuối cùng, nhưng cũng không kém phần quan trọng, tất cả các công đoạn của một bài vẽ, từ dựng hình đến đánh bóng đòi hỏi bạn phải tập trung và thật tỉ mỉ. Hãy nghĩ đến việc dùng từng nét chì đan vào nhau để tạo sắc độ đậm - nhạt cho mẫu, việc này đòi hỏi một khoảng thời gian đáng kể, nếu không đủ bình tĩnh và từ tốn thì bạn hẳn sẽ không thể hoàn thành quá trình này.
Dù bạn đã biết vẽ hay chưa, thì việc hiểu được vai trò, cũng chính là mục đích của việc vẽ tay là vô cùng cần thiết, đôi khi còn quan trọng hơn cả chuyện biết hay không nữa. Biết được mục đích vẽ tay, bạn sẽ có động lực để bắt đầu nó mà không quá ngần ngại, biết được vẽ tay để làm gì, bạn sẽ không bỏ lỡ quá trình rèn luyện nó khi có cơ hội.
21
Cũng như trong công việc sau này, sự tỉ mỉ trong quá trình thiết kế là vô cùng cần thiết để hạn chế tối đa những lỗi và thiệt hại có thể xảy ra trước khi publish hay in ấn. Đồng thời, sự bình tĩnh và từ tốn cũng là chìa khóa để bạn không “đánh khách hàng” khi gặp phải muôn vàn những tình huống trớ trêu mà một designer chắc chắn sẽ phải đối mặt khi dấn thân vào nghề.
Tranh minh họa (phải) của Thái Mỹ Phương
22
Vẽ tay cũng là một thú vui Một ngày lang thang trên Vietdesigner, mình chợt bắt gặp một topic khá thú vị: “Làm đồ họa có nhất thiết phải vẽ tay đẹp không?” được đăng bởi một bạn đang có ý định học TKĐH mà chưa biết bắt đầu từ đâu. Điều đáng nói là topic này có đến hàng chục comment góp ý tranh luận, với đủ loại ý kiến trái chiều khác nhau. Người cho rằng nhất thiết phải biết vẽ, nếu không học TKĐH sẽ rất khó, kẻ lại tự lấy dẫn chứng bản thân cũng đang làm TKĐH và xác nhận rằng vẽ tay cũng chẳng cần thiết mấy. Mỗi bên đều có lý luận và dẫn chứng riêng, cứ tranh luận qua lại mãi rồi cuối cùng chẳng ai kết luận hộ bạn trẻ kia là nên như thế nào mới đúng.
Điểm chung duy nhất giữa hai phe tranh luận kể trên là họ đều coi vẽ tay như một bức tường hay thử thách gì đó rất khó khăn. Bên ủng hộ vẽ tay thì cho rằng, biết vẽ tay cũng giống như bạn đã vượt qua
23
được một thử thách lớn, nên sẽ dễ dàng thành công sau này. Còn bên ngược lại coi vẽ tay như một trở ngại, có thể bỏ qua được cho đỡ mệt thì cứ bỏ qua.
Theo cá nhân mình, vẽ tay không chỉ là một kỹ năng nên học mà còn là một thú vui rất đáng để thử. Đừng nghiêm trọng hóa vấn đề và làm mọi việc trở nên khó khăn. Sẽ tuyệt vời thế nào nếu bạn có thể vẽ ra những thứ xinh đẹp xung quanh mình, và sẽ càng thú vị biết bao nếu vẽ được ra những suy nghĩ và ý tưởng của mình, không chỉ để cho chính bản thân bạn mà còn để mọi người xung quanh hiểu bạn đang muốn diễn tả điều gì! Vậy tội gì không học vẽ thử xem sao! Tranh minh họa của Thái Mỹ Phương
24
PHẦN 2 VẼ TAY
25
Giới thiệu Trong các môn cơ sở mỹ thuật, vẽ tay hay còn gọi là hình họa đen trắng được học trong một khoảng thời gian dài, với các mẫu vật thay đổi dần từ dễ đến khó, từ cơ bản đến phức tạp (hình khối, tĩnh vật, đầu tượng, tượng toàn thân, người thật). Trong đó quá trình học vẽ hình khối là nền tảng quan trọng để học vẽ nâng cao và chuyên sâu hơn sau này. Lí do là bởi tất cả mọi thứ xung quanh ta, từ đơn giản đến phức tạp, đều được quy về dạng khối để vẽ cho đúng cấu trúc và ánh sáng. Tuy nhiên khi nhập môn vẽ, việc vẽ những hình khối đơn điệu tạo ra cảm giác nhàm chán, khá nhiều người nóng lòng muốn mau chóng bỏ qua giai đoạn này để chuyển sang vẽ tĩnh vật hay một thứ gì đó thú vị hơn. Mình cũng không phải ngoại lệ. .
26
Nhưng điều đáng buồn là dù có chuyển sang vẽ tĩnh vật, hay thậm chí là mẫu người trong khi hình khối của bạn còn chưa vững thì mọi thứ sẽ trở nên rất khó khăn. “Rõ khối” là một trong những yêu cầu quan trọng nhất để chấm điểm môn vẽ khi thi vào các trường Mỹ thuật. Có thể bạn đã đoán ra khi xem mục lục, là nội dung của những bài vẽ trong phần này hầu như đều là về các khối cơ bản. Ngoài việc vẽ theo mẫu như thường thấy ở lớp học vẽ, bạn vẫn sẽ được vẽ những gì mình muốn thông qua những thử thách đặc biệt, lại vừa rèn luyện kĩ năng vẽ của mình một cách thoải mái và không hề nhàm chán. Phần bổ sung này được tham khảo từ cuốn “Bạn có thể vẽ trong 30 ngày” của Mark Kirstler.
Chuẩn bị Dụng cụ học vẽ dĩ nhiên là điều đầu tiên mà bất kỳ một ai cũng sẽ háo hức sắm sửa khi bắt đầu đi học vẽ, và mình cũng không phải ngoại lệ. Sau đây là những đồ dùng thiết yếu mà các bạn nên có khi nhập môn vẽ tay: 1. Bút chì Bút chì hẳn là thứ đầu tiên mọi người nghĩ đến khi đi học vẽ, khoan hãy nói về hãng bút chì nào nên mua, trước hết chúng ta hãy tìm hiểu tóm tắt về thông số cần biết về một chiếc bút chì đã. Bạn đã bao giờ để ý những ký hiệu ghi trên cây bút chì của mình, như HB hay 2B, chúng biểu thị cho điều gì chưa? Có 3 loại ký hiệu trên bút chì mà ta có thể bắt gặp, đó là H, B và F là viết tắt tương ứng của Hard, Black và Fine. Lõi bút chì (không kể bút chì màu) được cấu tạo từ than chì (chứ không phải kim loại chì đâu nhé) và đất sét, tỉ lệ trộn 2 nguyên liệu này sẽ quyết định độ cứng hay độ đen của bút.
- Bút chì H (có từ H đến 9H) là loại bút chì cứng, cho ra những nét mảnh, nhạt trên giấy, dễ tẩy, ít hao chì nên ít phải gọt, có thể làm rách giấy nếu ấn mạnh. Đây là loại bút phổ biến dùng để phác thảo, vẽ kiến trúc, lên chi tiết. - Bút chì B (có từ 2B đến 9B) là loại bút chì mềm, cho ra những nét đậm, dễ bị bết nhòe nếu bề mặt vẽ bị va chạm, hao chì nhanh nên phải gọt nhiều lần. Đây là loại bút dễ đi nét trên mặt giấy, thường dùng để lên đậm nhạt, bóng đổ khi vẽ mỹ thuật.
27
- Bút chì HB là loại ở giữa và phổ thông, được sử dụng rộng rãi cho mọi người, với độ đậm và nét mảnh vừa phải, có thể tìm thấy ở bất kỳ cửa hàng văn phòng phẩm nào, thường dùng để vẽ hoặc ghi chép thông thường. - Bút chì F, khá hiếm gặp, đậm hơn H nhưng nhạt hơn B, có thể gọt rất nhọn mà không bị gãy. Khi mới học vẽ, để phù hợp cho việc phác thảo hình và lên sáng tối cho bức vẽ, ta cần sử dụng những bút chì không quá đậm và có độ bết vừa phải để dễ đi nét và kiểm soát độ đậm. Do đó nên lựa chọn những bút chì từ 2B đến khoảng 4B là hợp lý nhất.
Về hãng bút chì, thường bán ở các cửa hàng họa cụ hiện nay, phổ biến nhất là bút chì Steader (màu xanh dương) của Đức và bút chì KOH (màu vàng cam) của Tiệp. Với cùng số B thì chì Steader cho nét ganh và bóng hơn vì có có thêm dầu trong lõi chì. Các bạn theo định hướng Kiến trúc, Xây dựng (học vẽ tĩnh vật, tượng và phối cảnh) thì thường dùng chì Steader để nét được rõ ràng và sắc nét, trong khi những bạn theo Mỹ thuật (học vẽ người) thì thường chọn KOH để nét chì được uyển chuyển và mềm mại hơn. Cá nhân mình thấy quan trọng nhất vẫn là cách bạn vẽ. Trong khoảng từ 2B đến 4B như đã nêu ở trên, các bạn có thể thử mua vài hãng bút sẵn có và tiện lợi với khu vực của bạn ở trước đã. Sau một thời gian vẽ, bạn sẽ tự cảm nhận và lựa chọn được hãng bút nào phù hợp với mình nhất.
28
2. Giấy vẽ Giấy vẽ chuyên dụng thường được sử dụng hiện nay là giấy Canson có màu trắng hoặc ngả vàng, thường bán ở các cửa hàng họa cụ. Ở đây chúng ta chỉ cần giấy Canson khổ A3 và A2. Các bạn có thể mua khổ A0 về tự cắt nhỏ ra để tiết kiệm hơn, nhưng khổ giấy khi cắt ra sẽ bị thiếu, không to bằng khổ giấy nhỏ bán sẵn. Ngoài ra nên mua thêm một vài cuốn sketchbook để tiện cho việc làm bài thử thách hoặc tự luyện tập mỗi khi có thời gian rảnh.
3. Tẩy Tẩy 4B (màu vàng hoặc đen) là loại thường được sử dụng nhất. Đây là loại tẩy mềm, không làm mòn giấy nhưng để lại khá nhiều vụn tẩy. Khi dùng, ta sẽ cắt chéo tẩy thành 2 hình tam giác vuông, mục đích là để có những đầu nhọn để lấy sáng khi lên đậm nhạt, hoặc tẩy chi tiết nhỏ.
29
4. Bảng vẽ và phụ kiện Khi học vẽ hình họa chì, chúng ta sẽ không đặt giấy lên bàn để vẽ như bình thường nữa mà sẽ dán giấy lên bảng vẽ. Bảng vẽ sẽ được đặt/cầm dựng lên song song với mẫu, mục đích là để ta có thể so sánh, đối chiếu dễ dàng nhất mẫu với bài vẽ của mình. Phụ kiện: Kẹp giấy hoặc băng dính giấy để cố định giấy vào bảng.
6.Túi đựng bút dạng cuộn Thuận lợi để bạn cất giữ và sử dụng nhiều bút chì với số B khác nhau.
5. Dao rọc giấy Dùng để gọt bút chì. Tại sao có gọt bút chì mà lại phải dùng dao để gọt cho mệt? Câu trả lời là gọt bút chì sẽ chỉ gọt cho bạn một kiểu là ngòi chì nhọn hoắt, với phần ngòi khá ngắn. Khi vẽ hình họa ta cần sử dụng ngòi bút chì rất linh hoạt và thường phải nghiêng bút khá nhiều. Do đó gọt sao cho ngòi chì dài vừa phải và không quá nhọn là điều bạn phải dùng dao để tự điều chỉnh. Khi mua dao, các bạn hãy chú ý chọn loại có hộp lưỡi dao bán cùng. Bởi lưỡi dao sẽ rất nhanh cùn hoặc gỉ, và so với việc thay dao thường xuyên thì thay lưỡi dao sẽ tiện lợi và tiết kiệm hơn khá nhiều đấy.
30
Một vài thao tác cơ bản 1.Cách cầm bút chì + Cầm bút cao: Cách cầm này tạo được các góc độ dài và rộng trong khi vẽ, dùng cổ tay, khuỷu tay và cánh tay để vẽ. Chúng ta phải tập làm quen với cách cầm bút này để phát huy được yếu tố kỹ thuật và nắm bắt được không gian lớn.
+ Cầm bút thấp: Khi chúng ta vẽ những chi tiết nhỏ, cách cầm này ít dùng trong hình họa do có những hạn chế không đi được các nét dài.
31
2.Cách gọt bút chì Bút chì thường được làm theo hình khối lục giác với 6 mặt bên. Khi gọt ta kết hợp tay phải cầm dao, tay trái dùng ngón tay cái đẩy vào gáy dao theo từng cạnh của bút, các ngón còn lại nắm và kéo tạo một lực đẩy. Cố gắng gọt ngòi bút thành khối vuông, không nên vót nhọn, bởi nét sẽ bị ganh và ngòi bút dễ bị gẫy.
Gọt khoảng 3 cm, đầu bút nhọn vừa phải
3.Cách dùng que đo Người vẽ ngồi hoặc đứng tại chỗ, tay cầm que đo (hoặc bút chì) đưa thẳng ra trước mắt. Que đo vuông góc với mặt đất, ngón tay cái để lên que làm dấu, mắt nheo lại để đo các chiều ngang, chiều dọc của mẫu, đồng thời so sánh tỷ lệ của chúng với nhau rồi ghi lại trên que đo. Cách đo tỷ lệ mẫu (sử dụng thân viết chì hoặc que đo)
32
- Phương pháp đo là dùng một chiều nào đó của vật thể được rút ngắn lại làm đơn vị so sánh để tìm ra độ dài, ngắn chung cho từng bộ phận và toàn bộ vật mẫu nhằm kiểm tra lại sự ước lượng bằng mắt của người vẽ có chính xác không. Qua đó, người vẽ có thể chỉnh sửa lại các sai sót về tỷ lệ để từng bước đẩy sâu bài vẽ.
BÀI 1 DỰNG HÌNH 1. Tập nét Trước khi dựng được bất kỳ một hình nào đó (shape), thì bạn phải bắt đầu từ những đường nét đơn lẻ, từng bước vẽ nên chu vi của hình đó đúng không? Vẽ đường thẳng bằng thước kẻ hẳn là rất tiện, nhưng từ giờ trở đi, bạn sẽ dùng chính bàn tay và đôi mắt của bạn để vẽ đường thẳng, đường cong và tất cả những thứ khác nữa. Đừng quá lo sợ, rất nhiều người đã làm được điều này, nếu tập luyện chăm chỉ, bạn cũng sẽ không phải ngoại lệ đâu.
33
Trước tiên, hãy bắt đầu bằng những đường thẳng theo phương nằm ngang, dọc và chéo. Bắt đầu từ một điểm chọn trước, lướt bút một mạch trên mặt giấy để vẽ ra đường thẳng bạn muốn. Hãy vẽ nhanh, dứt khoát nhất có thể, như vậy thì đường thẳng của bạn sẽ đỡ bị run rẩy và đứt đoạn. Hãy chú ý thay đổi tư thế cầm bút sao cho thoải mái nhất với bạn. Tiếp tục luyện tập với các đoạn thẳng ngắn, dài khác nhau, theo mọi hướng mà bạn muốn. Ở mỗi hướng, hãy vẽ thật nhiều đoạn thẳng song song cạnh nhau nhé, điều này sẽ tốt cho bạn lên đậm nhạt sau này.
- Đường cong sẽ là những việc tiếp theo ta bắt tay vào. Đường cong ở đây là một phần của đường tròn, bởi thế cách tốt nhất để vẽ được là khi cầm bút, hãy hình dung đến chiếc compa.
Tìm một điểm tựa trên giấy làm trụ (có thể là ngón út), sau đó cua bút quanh trụ. Luyện tập đường cong nhiều lần và tìm ra cách cầm bút thoải mái nhất với bạn nhé!
34
2. Đan nét Vậy nét ngoài dùng để phác thảo chu vi của mẫu ra thì còn dùng để làm gì nữa không? Chắc chắn là có rồi. Để diễn tả bóng đổ và ánh sáng của mẫu, chúng ta cũng sẽ dùng hệ thống các nét đan cài với nhau thành những sắc độ đậm nhạt khác nhau.
Sau khi đã vẽ được các đường thẳng và đường cong theo nhiều góc độ, bây giờ chúng ta sẽ chuyển sang kết hợp chúng lại với nhau nhé.
35
Luyện tâp vẽ nhiều dải màu đậm nhạt và thay đổi cách mà bạn tạo ra chúng, từ số lớp nét, góc đan nét, mật độ giữa các nét hay thậm chí là kích thước to, nhỏ của nét. Đây là cách tốt nhất để bạn nắm bắt và sử dụng linh hoạt được nét vẽ của mình sau này.
Hãy dùng nét, từng lớp một. Lớp sau lệch hướng so với lớp trước một góc khoảng 30 độ. Càng ở chỗ đậm thì số lớp càng nhiều, ngược lại ở chỗ nhạt, số lớp nét sẽ càng ít. Ngoài ra bạn hãy để ý đến mật độ của các nét trong từng lớp nữa nhé, ở những chỗ đậm, các nét có thể dày hơn, trong khi ở chỗ nhạt khoảng cách giữa các nét có thể (xa) thưa hơn.
36
3. Dựng hình Ở đây chúng ta sẽ bắt đầu với hình tròn, hình vuông và tam giác đều. Tại sao lại là những hình này chứ không phải thứ gì thú vị hơn, như một con cá chẳng hạn? Bởi vì từ những hình học này sẽ cấu tạo nên những hình khối cơ bản: khối cầu, khối lập phương, khối trụ, khối chóp.... Và để vẽ một con cá hay bất kỳ thứ gì khác thì đều phải quy chúng về các khối cơ bản để có thể vẽ đúng cấu trúc và ánh sáng được. Do đó chúng ta sẽ tập vẽ những hình học cơ bản này trước, để tìm ra cách để vẽ một con cá (hoặc bất kỳ thứ gì) thật đẹp như thế nào sau nhé. Lưu ý: Khi vẽ các cạnh của hình vuông hay hình tam giác, hãy vẽ những đường thẳng dài thật dứt khoát đi qua các điểm đã chọn trước. Đừng sợ lại phải mất công tẩy những đoạn thừa. Cũng như khi luyện nét, nếu bạn chỉ vẽ một đoạn thẳng ngắn đủ để nối các điểm đã chọn với nhau, nét thẳng của bạn sẽ bị run và có thể lệch hướng. Ngoài ra những đoạn thừa khi bạn vẽ nét dài sẽ giúp bạn dóng hình và xác định vị trí của mẫu tốt hơn khi phải vẽ nhiều mẫu cạnh nhau sau này.
37
Hình vuông: 4 cạnh bằng nhau, 4 góc vuông. Hãy sử dụng mắt, tay và linh cảm của bạn để ước lượng ra những đoạn thẳng bằng nhau, chấm 4 điểm ở 4 góc hình vuông để xác định giao điểm của các đường thẳng bạn sẽ vẽ, sử dụng những nét thẳng bạn đã tập luyện trước đó rồi vẽ hình vuông thật dễ dàng thôi nào. Hình tròn: Từ tâm đến bất kỳ điểm nào trên đường tròn sẽ đều có khoảng cách bằng nhau và bằng bán kính. Đối với hình tròn, hãy nhớ chọn điểm làm tâm rồi xác định khoảng 4 đến 6 bán kính xung quanh, vẽ những cung tròn nối những điểm đầu của các bán kính lại với nhau. Vẫn chưa tròn ư? Nắn chúng lại theo cảm nhận của bạn, rồi bạn sẽ vẽ được một hình tròn thật đẹp thôi Tam giác đều: 3 cạnh bằng nhau. Với tam giác, ta sẽ bắt đầu từ cạnh đáy trước nhé. Lấy hai điểm để giới hạn độ dài cạnh đáy, sao cho vẽ đc một đường thẳng có phương nằm ngang, song song với mép giấy đi qua hai điểm ấy. Sau khi có được cạnh đáy, hãy ước lượng trung điểm của nó, đỉnh đối diện với cạnh đáy sẽ nằm trên đường thẳng đi qua trung điểm này và vuông góc với đáy. Vẽ hai cạnh còn lại cắt nhau tại đỉnh vừa xác định. Xong! .
38
BẠN CÓ BIẾT Bài này chúng ta đã được tập luyện và sử dụng khá nhiều về nét hay còn gọi là line. Trong thiết kế, line là một trong những yếu tố cơ bản và rất quan trọng, không chỉ là đơn vị để cấu tạo nên những yếu tố khác của thiết kế như shape (hình), form (hình khối) mà bản thân line khi kết hợp với nhau (đan nét là một ví dụ) sẽ tạo nên texture (chất liệu) cho vật thể mà ta vẽ.
39
Ngoài ra, nếu quan sát và cảm nhận từ những sự vật xung quanh cuộc sống, bạn sẽ nhận ra mỗi loại line sẽ mang một ý nghĩa nhất định. Trong thiết kế gọi khái niệm này là đường tâm trạng (mood lines). Ví dụ như đường thẳng theo phương vuông góc với mặt đất thể hiện sự chắc chắn, vững vàng (kiến trúc Lăng Bác chẳng hạn). Những đường thẳng song song với mặt đất (như đường chân trời) lại mang đến sự yên bình trong khi những đường cong (dáng hình người phụ nữ) là biểu tượng cho sự mềm mại và gợi cảm.
THỬ THÁCH 01 Bạn có biết là có nhiều bức tranh được vẽ nên chỉ bởi các nét không? Tác giả đã sử dụng những đường line với kích thước khác nhau, mật độ và chiều hướng khác nhau để mô tả lại những vật thể hay khung cảnh trong thiên nhiên. Bạn có công nhận những bức tranh trông rất độc đáo và thú vị không? Đã đến lúc bạn được vẽ những thứ mình muốn theo cách của riêng bạn rồi đây. Hãy chọn một bức tranh bạn thích (có thể đơn giản chỉ là một bông hoa hay một con vật, hoặc một phong cảnh nào đó), vẽ lại chúng hoặc chép lại cũng được, nhưng chỉ là phần chu vi thôi nhé. Rồi, bây giờ hãy dùng các đường nét bạn đã biết để “tô màu” cho bức tranh đó. Chỗ nào bằng phẳng, chỗ nào uốn lượn, chỗ nào sáng, chỗ nào tối... hãy vận dụng hết tất cả sự sáng tạo của bạn để diễn tả được chúng nhé. Bài tập luyện nét này sẽ rất vui đấy, chỉ sử dụng nét thôi, rồi bạn sẽ bất ngờ với những thứ mà mình có thể tạo ra được đó.
40
BÀI 2 KHỐI CẦU
1. Vẽ khối cầu đơn lẻ Nếu vẽ một quả táo bạn sẽ vẽ như thế nào? Có phải là như bên phải này không? Làm thế nào để nó trông nổi lên như thật đây? Hay nói cách khác là quả táo này mới chỉ có chiều rộng và chiều dài, bây giờ chúng ta sẽ học cách để làm cho quả táo trông có thêm chiều sâu nữa.
Vì quả táo có dạng khối cầu, nên ta sẽ học cách để vẽ được khối cầu trước nhé. Để sau đó, dù có vẽ quả táo, quả cam hay quả lê... bất kì quả nào có dạng khối cầu, bạn cũng sẽ đều biết cách vẽ được chúng hết. Quan sát khối cầu phía bên trái:
41
Để vẽ bất kì thứ gì, chúng ta sẽ luôn
- Khi nheo mắt, ta sẽ thấy trên vật
bắt đầu bằng cách quan sát – nhận
thể sẽ xuất hiện 3 vùng ứng với 3
biết, sau đó nhớ đến những luật thị
sắc độ là sáng, tối và trung gian
giác liên quan và cuối cùng mới bắt
(là vùng giao giữa sáng và tối).
tay vào vẽ.
Trong vùng tối, không tối hoàn
.
toàn, mà có một khu vực sáng
Quan sát – Nhận biết:
yếu, gọi là phản quang. Bóng đổ
- Quan sát mẫu bạn có nhận ra khối
của vật thể sẽ luôn nằm đối diện
cầu khác hình tròn vì nó có sáng - tối,
với nguồn sáng (nguồn sáng ở
đậm - nhạt và bóng đổ, chính điều
trên – bóng đổ ở dưới, nguồn sáng
này làm cho nó trông có chiều sâu
bên trái – bóng đổ bên phải). Vậy
không? Vậy để Đánh bóng (hay lên
ta sẽ có 5 mức độ đậm nhạt khác
sáng – tối, bóng đổ cho mẫu), hãy
nhau, theo thứ tự tối dần: Vùng
quan tâm đến nguồn sáng đầu tiên.
sáng - Phản quang - Vùng trung
Bởi thực chất, việc vẽ vật thể trong
gian - Vùng tối - Bóng đổ. Có sự
không gian 3 chiều chính là miêu tả lại
chuyển đổi từ từ sắc độ qua từng
ánh sáng lên vật thể đó. Ở đây nguồn
vùng.
sáng ở phía trên, bên phải.
42
Luật thị giác:
Thực hành vẽ
Để tạo được chiều sâu cho vật thể trên mặt phẳng giấy, ta cần lưu ý những luật thị giác sau: 1. Đánh bóng (Shading): Lên đậm nhạt (sáng tối) và tạo bóng đổ cho vật thể để tạo ảo giác về chiều sâu. 2. Đường chân trời (Horizon line) hay đường tầm mắt giúp xác định khoảng cách và vị trí tương đối của mẫu trong không gian
Hãy cùng bắt tay tạo nên hình vẽ 3D đầu tiên của bạn nào! - Dựng một hình tròn trước. - Vẽ đường tầm mắt đằng sau hình tròn vừa dựng. - Đánh bóng: + Vẽ bóng đổ cho mẫu đối diện với nguồn sáng. + Sử dụng hệ thống nét đan vào nhau như đã luyện tập ở bài 1 để lên đậm nhạt cho khối cầu, đánh từng nét dài phủ cả khối và nền (có thể gợi một vài đường chì nhẹ để phân mảng sáng, trung gian, tối để tập trung lên đậm nhạt).
43
+ Đan nét từng lớp, ở những vùng tối
+ Hoàn thiện bài vẽ bằng cách gợi
sẽ dùng nhiều lớp chì hơn. Những lớp
thêm không gian xung quanh để
đầu đi nét nhẹ, bao quát tổng thể
làm nổi bật vùng sáng của mẫu.
cả hình. Những lớp sau đẩy đậm
DONE! Bây giờ bạn đã biết cách để
dần, tập trung chi tiết vào những
vẽ quả táo hay bất kỳ thứ gì có hình
vùng tối.
cầu rồi đó!
+ Đặc biệt chú ý tạo sự hòa trộn và
Bây giờ, tự chọn một nguồn sáng và
chuyển độ dần dần từ vùng sáng
hoàn thiện quả táo lúc đầu của
đến vùng tối vì tính chất cong của
bạn bằng cách làm nó có chiều
bề mặt khối cầu.
sâu đi nào!
44
2. Vẽ khối cầu nâng cao Bạn đã vẽ được một quả táo rồi, nhưng sẽ ra sao nếu bạn lại muốn vẽ một rổ táo, với nhiều quả táo nằm cạnh nhau? Có điều gì khác biệt so với khi vẽ một quả táo không?
- Quan sát – Nhận biết: + Xác định nguồn sáng: Bóng đổ phía dưới và lệch và phía sau của những quả táo có nghĩa là nguồn sáng từ phía trên và đằng trước lũ táo. Do đó ta không nhìn thấy vùng tối của những quả táo, điều này không thuận lợi nếu ta muốn vẽ lại chúng trên giấy, bởi thế bạn hoàn toàn có thể chọn một nguồn sáng khác, giống như khi vẽ khối cầu ở phần 1, nguồn sáng phía trên bên trái chẳng hạn.
45
+ Để ý vị trí tương quan giữa những quả táo, trên mặt phẳng, quả phía sau trông cao hơn quả táo phía trước. + Có 2 bóng đổ của quả táo: 1 là xuống nền và 2 là lên quả táo phía sau.
Luật thị giác:
Thực hành vẽ:
Ngoài những luật thị giác đã có ở phần 1, sẽ có thêm một số luật thị giác nữa bạn cần biết để vẽ được cả rổ táo đấy. Đó là: 1. Kích thước (Size): Vật thể có kích thước lớn hơn tạo cảm giác gần mắt hơn. 2. Chồng lên nhau (Overlapping): Vẽ một vật trước một vật khác để tạo cảm giác vật đó gần mắt bạn hơn. 3. Mật độ (Density): Những vật ở xa sẽ mờ và ít chi tiết, ngược lại những vật ở gần cần tả rõ và chi tiết.
- Bắt đầu vẽ từ 1 quả táo, gần mắt bạn nhất: Vẽ một hình tròn đầu tiên, tiếp đó phác thêm phần trên và cuống táo, nắn hoặc phác thêm phần dưới gọn lại để được hình một trái táo hoàn chỉnh. - Vẽ tiếp những quả táo phía sau bằng cách tương tự, điều lưu ý duy nhất là vị trí của chúng. Vẽ những quả phía sau trông cao và nhỏ hơn quả trước đó (Luật Kích thước và Chồng lên nhau) để tạo cảm giác những quả táo đang lui dần về phía sau. Hãy vẽ cả những nét khuất của chúng, điều này sẽ giúp bạn định hình và chỉnh sửa những quả táo của mình dễ dàng hơn.
46
- Chọn nguồn sáng ở trên phía bên trái, đánh bóng những quả táo và bịa bóng đổ của chúng theo ánh sáng. Để ý là có 2 loại bóng đổ đấy, trong đó vẽ bóng đổ từ quả phía trước lên quả phía sau sẽ giúp phân chia vị trí và tạo chiều sâu thêm cho bức tranh. - Đừng đánh bóng mọi quả táo như nhau, lưu ý về Mật độ: Gần tỏ xa mờ. Hãy chỉ đánh bóng đậm và chi tiết những quả táo phía trước, gần mắt bạn hơn, và đánh bóng nhạt và nhòe dần với những trái táo ở xa.
Cụ thể là Vùng sáng của quả táo gần sẽ sáng hơn vùng sáng của quả táo phía xa (bôi một lớp chì mỏng để dìm bớt vùng sáng của những quả ở xa) và Vùng tối của những quả gần cũng sẽ đậm và đan nét kĩ hơn so với những quả ở xa, làm tương tự với bóng đổ. - Xong!
47
BẠN CÓ BIẾT - Hình tròn là một trong những hình học cơ bản được ứng dụng rất nhiều trong thiết kế đồ họa. Đặc biệt là ngày nay khi cuộc sống bận rộn và thời gian càng trở nên ít ỏi, việc làm cho mọi thứ, trong đó có thiết kế trở nên đơn giản và rút gọn đang ngày một được ưa chuộng. - Logo của mạng xã hội nổi tiếng Twitter là hình chú chim xanh, được thiết kế tỉ mỉ từ sự liên kết của những vòng tròn – với ý nghĩa giống như cách bạn xây dựng mạng lưới, gây cảm hứng và kết nối ý tưởng, giao lưu với đồng nghiệp bạn bè.
- Họa sĩ thiết kế Augie Freeman nói về vai trò của hình tròn trong thiết kế logo bằng cách so sánh nó với một “cổng thông tin” đến một chiều không gian khác. Ông cho rằng “Vòng tròn kết nối thường đại diện cho sự đoàn kết, sự gắn kết (logo Olympic), hay một thị trường toàn cầu (logo AT&T), một cảm giác của sự vĩnh cữu, sự thống nhất và hoàn hảo, sự trọn vẹn và một “cảm giác tự nhiên”.
48
THỬ THÁCH 02 Trong thực tế cuộc sống xung quanh, bạn có thể nhìn thấy những vật thể có dạng khối cầu xếp chồng hoặc nằm cạnh nhau như thế nào? Một chùm bóng bay, một ổ trứng gà hay là những hành tinh trong hệ Mặt Trời...
49
Hãy chọn bất kỳ một sự vật nào mà bạn yêu thích, quan sát chúng, có thể tưởng tượng thêm thì càng tốt và vẽ lại chúng giống như cách vẽ những trái táo vừa học. Việc này sẽ giúp bạn tư duy về ánh sáng và rèn luyện kỹ năng vẽ những khối cầu thêm thú vị hơn đó.
BÀI 3. KHỐI HỘP 1 - KHỐI LẬP PHƯƠNG Trong những tiết học mỹ thuật hồi nhỏ, có lẽ ai cũng đã từng vẽ hình ngôi nhà rồi nhỉ. Có khi nào bạn chán vẽ ngôi nhà với nguyên mặt phía trước và chuyển sang vẽ nó ở một góc độ khác, có thể nhìn được tận 2 mặt của ngôi nhà đó, nhưng rồi trông nó cứ xiêu xiêu vẹo vẹo và chẳng đứng vững chút nào?
Ngôi nhà cũng như rất nhiều vật thể khác xung quanh ta có dạng hình hộp, để vẽ được chúng trước hết hãy học cách vẽ khối hộp, mà tiêu biểu là khối lập phương đầu tiên nhé
50
Lí do là vì khối lập phương có các cạnh bằng nhau, nên khi vẽ ta sẽ dễ dàng nhận ra được sự biến dạng của hình từ thực tế so với khi vẽ trên giấy.
Quan sát khối lập phương bằng thạch cao sau:
- Quan sát – Nhận biết: + Nguồn sáng: Phía trên, bên trái (bóng đổ bên phải). + Ranh giới sáng tối giữa trên khối lập phương rất rõ ràng và được phân chia bởi chính các cạnh của khối. Diện (mặt) gần nguồn sáng và nhận được nhiều ánh sáng nhất là vùng sáng nhất, diện nhận được ánh sáng ít hơn có sắc độ trung gian, diện bị khuất sáng là vùng tối. Không có sự chuyển đổi hay hòa quyện sắc độ trên cùng một diện. + Sự biến dạng: Những cạnh phía sau trông ngắn hơn cạnh phía trước (cạnh gần mắt ta nhất), mặt bên ở gần trông to hơn mặt bên ở xa.
51
- Thực hành vẽ: + Dựng 3 đường thẳng theo phương thẳng đứng ứng với 3 cạnh nằm dọc của khối lập phương, chú ý ước lượng tỉ lệ khoảng cách giữa các cạnh. + Dựng 2 cạnh đáy cắt nhau theo mẫu. + Dựng 2 cạnh phía trên đối diện với cạnh đáy. Để tạo cảm giác chiều sâu, ta sẽ ko dựng 2 cạnh này song song hoàn toàn với đáy, mà hơi lệch xuống phía dưới một chút, làm cho 2 cạnh dọc phía sau ngắn hơn với cạnh dọc phía trước. + Dựng 2 cạnh còn lại của mặt trên hình lập phương bằng cách vẽ chúng lần lượt song song với cạnh đối diện. + Dựng chu vi bóng đổ và vẽ đường tầm mắt phía sau khối hộp. + Đánh bóng: Đánh từng nét dài phủ cả khối và nền. Bạn có thể đánh những đường cong, không nhất thiết phải là đường thẳng, để chì nghiêng khoảng 40-45 độ, đánh nhạt. Lưu ý là không nên đánh từng mảng sáng, tối trong một khối, vì như vậy vừa gây mất thời gian, vừa không đẹp lại xấu nét chì vì bị đứt khúc. Sau khi đã phủ lớp nền lên, bạn bắt đầu đánh những mảng sáng tối. Đánh từ tối lên sáng, muốn làm mảng nào đậm thì đánh nhiều lớp, không nên ấn bút chì cho đậm để lên chỗ tối, vì như vậy chì sẽ bị bết và khó điều chỉnh sau khi đã hoàn thành bài. Gợi không gian, phía bên sáng của khối nên đánh nền đậm, phía bên tối nên đánh nhạt. Mục đích là không để phía bên tối nhất của khối trùng với nền.
52