Book7

Page 1

2. Vẽ khối cầu nâng cao Bạn đã vẽ được một quả táo rồi, nhưng sẽ ra sao nếu bạn lại muốn vẽ một rổ táo, với nhiều quả táo nằm cạnh nhau? Có điều gì khác biệt so với khi vẽ một quả táo không?

- Quan sát – Nhận biết: + Xác định nguồn sáng: Bóng đổ phía dưới và lệch và phía sau của những quả táo có nghĩa là nguồn sáng từ phía trên và đằng trước lũ táo. Do đó ta không nhìn thấy vùng tối của những quả táo, điều này không thuận lợi nếu ta muốn vẽ lại chúng trên giấy, bởi thế bạn hoàn toàn có thể chọn một nguồn sáng khác, giống như khi vẽ khối cầu ở phần 1, nguồn sáng phía trên bên trái chẳng hạn.

45

+ Để ý vị trí tương quan giữa những quả táo, trên mặt phẳng, quả phía sau trông cao hơn quả táo phía trước. + Có 2 bóng đổ của quả táo: 1 là xuống nền và 2 là lên quả táo phía sau.


Luật thị giác:

Thực hành vẽ:

Ngoài những luật thị giác đã có ở phần 1, sẽ có thêm một số luật thị giác nữa bạn cần biết để vẽ được cả rổ táo đấy. Đó là: 1. Kích thước (Size): Vật thể có kích thước lớn hơn tạo cảm giác gần mắt hơn. 2. Chồng lên nhau (Overlapping): Vẽ một vật trước một vật khác để tạo cảm giác vật đó gần mắt bạn hơn. 3. Mật độ (Density): Những vật ở xa sẽ mờ và ít chi tiết, ngược lại những vật ở gần cần tả rõ và chi tiết.

- Bắt đầu vẽ từ 1 quả táo, gần mắt bạn nhất: Vẽ một hình tròn đầu tiên, tiếp đó phác thêm phần trên và cuống táo, nắn hoặc phác thêm phần dưới gọn lại để được hình một trái táo hoàn chỉnh. - Vẽ tiếp những quả táo phía sau bằng cách tương tự, điều lưu ý duy nhất là vị trí của chúng. Vẽ những quả phía sau trông cao và nhỏ hơn quả trước đó (Luật Kích thước và Chồng lên nhau) để tạo cảm giác những quả táo đang lui dần về phía sau. Hãy vẽ cả những nét khuất của chúng, điều này sẽ giúp bạn định hình và chỉnh sửa những quả táo của mình dễ dàng hơn.

46


- Chọn nguồn sáng ở trên phía bên trái, đánh bóng những quả táo và bịa bóng đổ của chúng theo ánh sáng. Để ý là có 2 loại bóng đổ đấy, trong đó vẽ bóng đổ từ quả phía trước lên quả phía sau sẽ giúp phân chia vị trí và tạo chiều sâu thêm cho bức tranh. - Đừng đánh bóng mọi quả táo như nhau, lưu ý về Mật độ: Gần tỏ xa mờ. Hãy chỉ đánh bóng đậm và chi tiết những quả táo phía trước, gần mắt bạn hơn, và đánh bóng nhạt và nhòe dần với những trái táo ở xa.

Cụ thể là Vùng sáng của quả táo gần sẽ sáng hơn vùng sáng của quả táo phía xa (bôi một lớp chì mỏng để dìm bớt vùng sáng của những quả ở xa) và Vùng tối của những quả gần cũng sẽ đậm và đan nét kĩ hơn so với những quả ở xa, làm tương tự với bóng đổ. - Xong!

47


BẠN CÓ BIẾT - Hình tròn là một trong những hình học cơ bản được ứng dụng rất nhiều trong thiết kế đồ họa. Đặc biệt là ngày nay khi cuộc sống bận rộn và thời gian càng trở nên ít ỏi, việc làm cho mọi thứ, trong đó có thiết kế trở nên đơn giản và rút gọn đang ngày một được ưa chuộng. - Logo của mạng xã hội nổi tiếng Twitter là hình chú chim xanh, được thiết kế tỉ mỉ từ sự liên kết của những vòng tròn – với ý nghĩa giống như cách bạn xây dựng mạng lưới, gây cảm hứng và kết nối ý tưởng, giao lưu với đồng nghiệp bạn bè.

- Họa sĩ thiết kế Augie Freeman nói về vai trò của hình tròn trong thiết kế logo bằng cách so sánh nó với một “cổng thông tin” đến một chiều không gian khác. Ông cho rằng “Vòng tròn kết nối thường đại diện cho sự đoàn kết, sự gắn kết (logo Olympic), hay một thị trường toàn cầu (logo AT&T), một cảm giác của sự vĩnh cữu, sự thống nhất và hoàn hảo, sự trọn vẹn và một “cảm giác tự nhiên”.

48


THỬ THÁCH 02 Trong thực tế cuộc sống xung quanh, bạn có thể nhìn thấy những vật thể có dạng khối cầu xếp chồng hoặc nằm cạnh nhau như thế nào? Một chùm bóng bay, một ổ trứng gà hay là những hành tinh trong hệ Mặt Trời...

49

Hãy chọn bất kỳ một sự vật nào mà bạn yêu thích, quan sát chúng, có thể tưởng tượng thêm thì càng tốt và vẽ lại chúng giống như cách vẽ những trái táo vừa học. Việc này sẽ giúp bạn tư duy về ánh sáng và rèn luyện kỹ năng vẽ những khối cầu thêm thú vị hơn đó.


BÀI 3. KHỐI HỘP 1 - KHỐI LẬP PHƯƠNG Trong những tiết học mỹ thuật hồi nhỏ, có lẽ ai cũng đã từng vẽ hình ngôi nhà rồi nhỉ. Có khi nào bạn chán vẽ ngôi nhà với nguyên mặt phía trước và chuyển sang vẽ nó ở một góc độ khác, có thể nhìn được tận 2 mặt của ngôi nhà đó, nhưng rồi trông nó cứ xiêu xiêu vẹo vẹo và chẳng đứng vững chút nào?

Ngôi nhà cũng như rất nhiều vật thể khác xung quanh ta có dạng hình hộp, để vẽ được chúng trước hết hãy học cách vẽ khối hộp, mà tiêu biểu là khối lập phương đầu tiên nhé

50

Lí do là vì khối lập phương có các cạnh bằng nhau, nên khi vẽ ta sẽ dễ dàng nhận ra được sự biến dạng của hình từ thực tế so với khi vẽ trên giấy.


Quan sát khối lập phương bằng thạch cao sau:

- Quan sát – Nhận biết: + Nguồn sáng: Phía trên, bên trái (bóng đổ bên phải). + Ranh giới sáng tối giữa trên khối lập phương rất rõ ràng và được phân chia bởi chính các cạnh của khối. Diện (mặt) gần nguồn sáng và nhận được nhiều ánh sáng nhất là vùng sáng nhất, diện nhận được ánh sáng ít hơn có sắc độ trung gian, diện bị khuất sáng là vùng tối. Không có sự chuyển đổi hay hòa quyện sắc độ trên cùng một diện. + Sự biến dạng: Những cạnh phía sau trông ngắn hơn cạnh phía trước (cạnh gần mắt ta nhất), mặt bên ở gần trông to hơn mặt bên ở xa.

51


- Thực hành vẽ: + Dựng 3 đường thẳng theo phương thẳng đứng ứng với 3 cạnh nằm dọc của khối lập phương, chú ý ước lượng tỉ lệ khoảng cách giữa các cạnh. + Dựng 2 cạnh đáy cắt nhau theo mẫu. + Dựng 2 cạnh phía trên đối diện với cạnh đáy. Để tạo cảm giác chiều sâu, ta sẽ ko dựng 2 cạnh này song song hoàn toàn với đáy, mà hơi lệch xuống phía dưới một chút, làm cho 2 cạnh dọc phía sau ngắn hơn với cạnh dọc phía trước. + Dựng 2 cạnh còn lại của mặt trên hình lập phương bằng cách vẽ chúng lần lượt song song với cạnh đối diện. + Dựng chu vi bóng đổ và vẽ đường tầm mắt phía sau khối hộp. + Đánh bóng: Đánh từng nét dài phủ cả khối và nền. Bạn có thể đánh những đường cong, không nhất thiết phải là đường thẳng, để chì nghiêng khoảng 40-45 độ, đánh nhạt. Lưu ý là không nên đánh từng mảng sáng, tối trong một khối, vì như vậy vừa gây mất thời gian, vừa không đẹp lại xấu nét chì vì bị đứt khúc. Sau khi đã phủ lớp nền lên, bạn bắt đầu đánh những mảng sáng tối. Đánh từ tối lên sáng, muốn làm mảng nào đậm thì đánh nhiều lớp, không nên ấn bút chì cho đậm để lên chỗ tối, vì như vậy chì sẽ bị bết và khó điều chỉnh sau khi đã hoàn thành bài. Gợi không gian, phía bên sáng của khối nên đánh nền đậm, phía bên tối nên đánh nhạt. Mục đích là không để phía bên tối nhất của khối trùng với nền.

52


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.