Book4

Page 1

Sự tỉ mỉ, bình tĩnh và từ tốn Cuối cùng, nhưng cũng không kém phần quan trọng, tất cả các công đoạn của một bài vẽ, từ dựng hình đến đánh bóng đòi hỏi bạn phải tập trung và thật tỉ mỉ. Hãy nghĩ đến việc dùng từng nét chì đan vào nhau để tạo sắc độ đậm - nhạt cho mẫu, việc này đòi hỏi một khoảng thời gian đáng kể, nếu không đủ bình tĩnh và từ tốn thì bạn hẳn sẽ không thể hoàn thành quá trình này.

Dù bạn đã biết vẽ hay chưa, thì việc hiểu được vai trò, cũng chính là mục đích của việc vẽ tay là vô cùng cần thiết, đôi khi còn quan trọng hơn cả chuyện biết hay không nữa. Biết được mục đích vẽ tay, bạn sẽ có động lực để bắt đầu nó mà không quá ngần ngại, biết được vẽ tay để làm gì, bạn sẽ không bỏ lỡ quá trình rèn luyện nó khi có cơ hội.

21

Cũng như trong công việc sau này, sự tỉ mỉ trong quá trình thiết kế là vô cùng cần thiết để hạn chế tối đa những lỗi và thiệt hại có thể xảy ra trước khi publish hay in ấn. Đồng thời, sự bình tĩnh và từ tốn cũng là chìa khóa để bạn không “đánh khách hàng” khi gặp phải muôn vàn những tình huống trớ trêu mà một designer chắc chắn sẽ phải đối mặt khi dấn thân vào nghề.

Tranh minh họa (phải) của Thái Mỹ Phương


22


Vẽ tay cũng là một thú vui Một ngày lang thang trên Vietdesigner, mình chợt bắt gặp một topic khá thú vị: “Làm đồ họa có nhất thiết phải vẽ tay đẹp không?” được đăng bởi một bạn đang có ý định học TKĐH mà chưa biết bắt đầu từ đâu. Điều đáng nói là topic này có đến hàng chục comment góp ý tranh luận, với đủ loại ý kiến trái chiều khác nhau. Người cho rằng nhất thiết phải biết vẽ, nếu không học TKĐH sẽ rất khó, kẻ lại tự lấy dẫn chứng bản thân cũng đang làm TKĐH và xác nhận rằng vẽ tay cũng chẳng cần thiết mấy. Mỗi bên đều có lý luận và dẫn chứng riêng, cứ tranh luận qua lại mãi rồi cuối cùng chẳng ai kết luận hộ bạn trẻ kia là nên như thế nào mới đúng.

Điểm chung duy nhất giữa hai phe tranh luận kể trên là họ đều coi vẽ tay như một bức tường hay thử thách gì đó rất khó khăn. Bên ủng hộ vẽ tay thì cho rằng, biết vẽ tay cũng giống như bạn đã vượt qua

23


được một thử thách lớn, nên sẽ dễ dàng thành công sau này. Còn bên ngược lại coi vẽ tay như một trở ngại, có thể bỏ qua được cho đỡ mệt thì cứ bỏ qua.

Theo cá nhân mình, vẽ tay không chỉ là một kỹ năng nên học mà còn là một thú vui rất đáng để thử. Đừng nghiêm trọng hóa vấn đề và làm mọi việc trở nên khó khăn. Sẽ tuyệt vời thế nào nếu bạn có thể vẽ ra những thứ xinh đẹp xung quanh mình, và sẽ càng thú vị biết bao nếu vẽ được ra những suy nghĩ và ý tưởng của mình, không chỉ để cho chính bản thân bạn mà còn để mọi người xung quanh hiểu bạn đang muốn diễn tả điều gì! Vậy tội gì không học vẽ thử xem sao! Tranh minh họa của Thái Mỹ Phương

24


PHẦN 2 VẼ TAY

25


Giới thiệu Trong các môn cơ sở mỹ thuật, vẽ tay hay còn gọi là hình họa đen trắng được học trong một khoảng thời gian dài, với các mẫu vật thay đổi dần từ dễ đến khó, từ cơ bản đến phức tạp (hình khối, tĩnh vật, đầu tượng, tượng toàn thân, người thật). Trong đó quá trình học vẽ hình khối là nền tảng quan trọng để học vẽ nâng cao và chuyên sâu hơn sau này. Lí do là bởi tất cả mọi thứ xung quanh ta, từ đơn giản đến phức tạp, đều được quy về dạng khối để vẽ cho đúng cấu trúc và ánh sáng. Tuy nhiên khi nhập môn vẽ, việc vẽ những hình khối đơn điệu tạo ra cảm giác nhàm chán, khá nhiều người nóng lòng muốn mau chóng bỏ qua giai đoạn này để chuyển sang vẽ tĩnh vật hay một thứ gì đó thú vị hơn. Mình cũng không phải ngoại lệ. .

26

Nhưng điều đáng buồn là dù có chuyển sang vẽ tĩnh vật, hay thậm chí là mẫu người trong khi hình khối của bạn còn chưa vững thì mọi thứ sẽ trở nên rất khó khăn. “Rõ khối” là một trong những yêu cầu quan trọng nhất để chấm điểm môn vẽ khi thi vào các trường Mỹ thuật. Có thể bạn đã đoán ra khi xem mục lục, là nội dung của những bài vẽ trong phần này hầu như đều là về các khối cơ bản. Ngoài việc vẽ theo mẫu như thường thấy ở lớp học vẽ, bạn vẫn sẽ được vẽ những gì mình muốn thông qua những thử thách đặc biệt, lại vừa rèn luyện kĩ năng vẽ của mình một cách thoải mái và không hề nhàm chán. Phần bổ sung này được tham khảo từ cuốn “Bạn có thể vẽ trong 30 ngày” của Mark Kirstler.


Chuẩn bị Dụng cụ học vẽ dĩ nhiên là điều đầu tiên mà bất kỳ một ai cũng sẽ háo hức sắm sửa khi bắt đầu đi học vẽ, và mình cũng không phải ngoại lệ. Sau đây là những đồ dùng thiết yếu mà các bạn nên có khi nhập môn vẽ tay: 1. Bút chì Bút chì hẳn là thứ đầu tiên mọi người nghĩ đến khi đi học vẽ, khoan hãy nói về hãng bút chì nào nên mua, trước hết chúng ta hãy tìm hiểu tóm tắt về thông số cần biết về một chiếc bút chì đã. Bạn đã bao giờ để ý những ký hiệu ghi trên cây bút chì của mình, như HB hay 2B, chúng biểu thị cho điều gì chưa? Có 3 loại ký hiệu trên bút chì mà ta có thể bắt gặp, đó là H, B và F là viết tắt tương ứng của Hard, Black và Fine. Lõi bút chì (không kể bút chì màu) được cấu tạo từ than chì (chứ không phải kim loại chì đâu nhé) và đất sét, tỉ lệ trộn 2 nguyên liệu này sẽ quyết định độ cứng hay độ đen của bút.

- Bút chì H (có từ H đến 9H) là loại bút chì cứng, cho ra những nét mảnh, nhạt trên giấy, dễ tẩy, ít hao chì nên ít phải gọt, có thể làm rách giấy nếu ấn mạnh. Đây là loại bút phổ biến dùng để phác thảo, vẽ kiến trúc, lên chi tiết. - Bút chì B (có từ 2B đến 9B) là loại bút chì mềm, cho ra những nét đậm, dễ bị bết nhòe nếu bề mặt vẽ bị va chạm, hao chì nhanh nên phải gọt nhiều lần. Đây là loại bút dễ đi nét trên mặt giấy, thường dùng để lên đậm nhạt, bóng đổ khi vẽ mỹ thuật.

27


- Bút chì HB là loại ở giữa và phổ thông, được sử dụng rộng rãi cho mọi người, với độ đậm và nét mảnh vừa phải, có thể tìm thấy ở bất kỳ cửa hàng văn phòng phẩm nào, thường dùng để vẽ hoặc ghi chép thông thường. - Bút chì F, khá hiếm gặp, đậm hơn H nhưng nhạt hơn B, có thể gọt rất nhọn mà không bị gãy. Khi mới học vẽ, để phù hợp cho việc phác thảo hình và lên sáng tối cho bức vẽ, ta cần sử dụng những bút chì không quá đậm và có độ bết vừa phải để dễ đi nét và kiểm soát độ đậm. Do đó nên lựa chọn những bút chì từ 2B đến khoảng 4B là hợp lý nhất.

Về hãng bút chì, thường bán ở các cửa hàng họa cụ hiện nay, phổ biến nhất là bút chì Steader (màu xanh dương) của Đức và bút chì KOH (màu vàng cam) của Tiệp. Với cùng số B thì chì Steader cho nét ganh và bóng hơn vì có có thêm dầu trong lõi chì. Các bạn theo định hướng Kiến trúc, Xây dựng (học vẽ tĩnh vật, tượng và phối cảnh) thì thường dùng chì Steader để nét được rõ ràng và sắc nét, trong khi những bạn theo Mỹ thuật (học vẽ người) thì thường chọn KOH để nét chì được uyển chuyển và mềm mại hơn. Cá nhân mình thấy quan trọng nhất vẫn là cách bạn vẽ. Trong khoảng từ 2B đến 4B như đã nêu ở trên, các bạn có thể thử mua vài hãng bút sẵn có và tiện lợi với khu vực của bạn ở trước đã. Sau một thời gian vẽ, bạn sẽ tự cảm nhận và lựa chọn được hãng bút nào phù hợp với mình nhất.

28


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.