Book5

Page 1

2. Giấy vẽ Giấy vẽ chuyên dụng thường được sử dụng hiện nay là giấy Canson có màu trắng hoặc ngả vàng, thường bán ở các cửa hàng họa cụ. Ở đây chúng ta chỉ cần giấy Canson khổ A3 và A2. Các bạn có thể mua khổ A0 về tự cắt nhỏ ra để tiết kiệm hơn, nhưng khổ giấy khi cắt ra sẽ bị thiếu, không to bằng khổ giấy nhỏ bán sẵn. Ngoài ra nên mua thêm một vài cuốn sketchbook để tiện cho việc làm bài thử thách hoặc tự luyện tập mỗi khi có thời gian rảnh.

3. Tẩy Tẩy 4B (màu vàng hoặc đen) là loại thường được sử dụng nhất. Đây là loại tẩy mềm, không làm mòn giấy nhưng để lại khá nhiều vụn tẩy. Khi dùng, ta sẽ cắt chéo tẩy thành 2 hình tam giác vuông, mục đích là để có những đầu nhọn để lấy sáng khi lên đậm nhạt, hoặc tẩy chi tiết nhỏ.

29


4. Bảng vẽ và phụ kiện Khi học vẽ hình họa chì, chúng ta sẽ không đặt giấy lên bàn để vẽ như bình thường nữa mà sẽ dán giấy lên bảng vẽ. Bảng vẽ sẽ được đặt/cầm dựng lên song song với mẫu, mục đích là để ta có thể so sánh, đối chiếu dễ dàng nhất mẫu với bài vẽ của mình. Phụ kiện: Kẹp giấy hoặc băng dính giấy để cố định giấy vào bảng.

6.Túi đựng bút dạng cuộn Thuận lợi để bạn cất giữ và sử dụng nhiều bút chì với số B khác nhau.

5. Dao rọc giấy Dùng để gọt bút chì. Tại sao có gọt bút chì mà lại phải dùng dao để gọt cho mệt? Câu trả lời là gọt bút chì sẽ chỉ gọt cho bạn một kiểu là ngòi chì nhọn hoắt, với phần ngòi khá ngắn. Khi vẽ hình họa ta cần sử dụng ngòi bút chì rất linh hoạt và thường phải nghiêng bút khá nhiều. Do đó gọt sao cho ngòi chì dài vừa phải và không quá nhọn là điều bạn phải dùng dao để tự điều chỉnh. Khi mua dao, các bạn hãy chú ý chọn loại có hộp lưỡi dao bán cùng. Bởi lưỡi dao sẽ rất nhanh cùn hoặc gỉ, và so với việc thay dao thường xuyên thì thay lưỡi dao sẽ tiện lợi và tiết kiệm hơn khá nhiều đấy.

30


Một vài thao tác cơ bản 1.Cách cầm bút chì + Cầm bút cao: Cách cầm này tạo được các góc độ dài và rộng trong khi vẽ, dùng cổ tay, khuỷu tay và cánh tay để vẽ. Chúng ta phải tập làm quen với cách cầm bút này để phát huy được yếu tố kỹ thuật và nắm bắt được không gian lớn.

+ Cầm bút thấp: Khi chúng ta vẽ những chi tiết nhỏ, cách cầm này ít dùng trong hình họa do có những hạn chế không đi được các nét dài.

31


2.Cách gọt bút chì Bút chì thường được làm theo hình khối lục giác với 6 mặt bên. Khi gọt ta kết hợp tay phải cầm dao, tay trái dùng ngón tay cái đẩy vào gáy dao theo từng cạnh của bút, các ngón còn lại nắm và kéo tạo một lực đẩy. Cố gắng gọt ngòi bút thành khối vuông, không nên vót nhọn, bởi nét sẽ bị ganh và ngòi bút dễ bị gẫy.

Gọt khoảng 3 cm, đầu bút nhọn vừa phải

3.Cách dùng que đo Người vẽ ngồi hoặc đứng tại chỗ, tay cầm que đo (hoặc bút chì) đưa thẳng ra trước mắt. Que đo vuông góc với mặt đất, ngón tay cái để lên que làm dấu, mắt nheo lại để đo các chiều ngang, chiều dọc của mẫu, đồng thời so sánh tỷ lệ của chúng với nhau rồi ghi lại trên que đo. Cách đo tỷ lệ mẫu (sử dụng thân viết chì hoặc que đo)

32

- Phương pháp đo là dùng một chiều nào đó của vật thể được rút ngắn lại làm đơn vị so sánh để tìm ra độ dài, ngắn chung cho từng bộ phận và toàn bộ vật mẫu nhằm kiểm tra lại sự ước lượng bằng mắt của người vẽ có chính xác không. Qua đó, người vẽ có thể chỉnh sửa lại các sai sót về tỷ lệ để từng bước đẩy sâu bài vẽ.


BÀI 1 DỰNG HÌNH 1. Tập nét Trước khi dựng được bất kỳ một hình nào đó (shape), thì bạn phải bắt đầu từ những đường nét đơn lẻ, từng bước vẽ nên chu vi của hình đó đúng không? Vẽ đường thẳng bằng thước kẻ hẳn là rất tiện, nhưng từ giờ trở đi, bạn sẽ dùng chính bàn tay và đôi mắt của bạn để vẽ đường thẳng, đường cong và tất cả những thứ khác nữa. Đừng quá lo sợ, rất nhiều người đã làm được điều này, nếu tập luyện chăm chỉ, bạn cũng sẽ không phải ngoại lệ đâu.

33

Trước tiên, hãy bắt đầu bằng những đường thẳng theo phương nằm ngang, dọc và chéo. Bắt đầu từ một điểm chọn trước, lướt bút một mạch trên mặt giấy để vẽ ra đường thẳng bạn muốn. Hãy vẽ nhanh, dứt khoát nhất có thể, như vậy thì đường thẳng của bạn sẽ đỡ bị run rẩy và đứt đoạn. Hãy chú ý thay đổi tư thế cầm bút sao cho thoải mái nhất với bạn. Tiếp tục luyện tập với các đoạn thẳng ngắn, dài khác nhau, theo mọi hướng mà bạn muốn. Ở mỗi hướng, hãy vẽ thật nhiều đoạn thẳng song song cạnh nhau nhé, điều này sẽ tốt cho bạn lên đậm nhạt sau này.


- Đường cong sẽ là những việc tiếp theo ta bắt tay vào. Đường cong ở đây là một phần của đường tròn, bởi thế cách tốt nhất để vẽ được là khi cầm bút, hãy hình dung đến chiếc compa.

Tìm một điểm tựa trên giấy làm trụ (có thể là ngón út), sau đó cua bút quanh trụ. Luyện tập đường cong nhiều lần và tìm ra cách cầm bút thoải mái nhất với bạn nhé!

34


2. Đan nét Vậy nét ngoài dùng để phác thảo chu vi của mẫu ra thì còn dùng để làm gì nữa không? Chắc chắn là có rồi. Để diễn tả bóng đổ và ánh sáng của mẫu, chúng ta cũng sẽ dùng hệ thống các nét đan cài với nhau thành những sắc độ đậm nhạt khác nhau.

Sau khi đã vẽ được các đường thẳng và đường cong theo nhiều góc độ, bây giờ chúng ta sẽ chuyển sang kết hợp chúng lại với nhau nhé.

35


Luyện tâp vẽ nhiều dải màu đậm nhạt và thay đổi cách mà bạn tạo ra chúng, từ số lớp nét, góc đan nét, mật độ giữa các nét hay thậm chí là kích thước to, nhỏ của nét. Đây là cách tốt nhất để bạn nắm bắt và sử dụng linh hoạt được nét vẽ của mình sau này.

Hãy dùng nét, từng lớp một. Lớp sau lệch hướng so với lớp trước một góc khoảng 30 độ. Càng ở chỗ đậm thì số lớp càng nhiều, ngược lại ở chỗ nhạt, số lớp nét sẽ càng ít. Ngoài ra bạn hãy để ý đến mật độ của các nét trong từng lớp nữa nhé, ở những chỗ đậm, các nét có thể dày hơn, trong khi ở chỗ nhạt khoảng cách giữa các nét có thể (xa) thưa hơn.

36


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.