Book6

Page 1

3. Dựng hình Ở đây chúng ta sẽ bắt đầu với hình tròn, hình vuông và tam giác đều. Tại sao lại là những hình này chứ không phải thứ gì thú vị hơn, như một con cá chẳng hạn? Bởi vì từ những hình học này sẽ cấu tạo nên những hình khối cơ bản: khối cầu, khối lập phương, khối trụ, khối chóp.... Và để vẽ một con cá hay bất kỳ thứ gì khác thì đều phải quy chúng về các khối cơ bản để có thể vẽ đúng cấu trúc và ánh sáng được. Do đó chúng ta sẽ tập vẽ những hình học cơ bản này trước, để tìm ra cách để vẽ một con cá (hoặc bất kỳ thứ gì) thật đẹp như thế nào sau nhé. Lưu ý: Khi vẽ các cạnh của hình vuông hay hình tam giác, hãy vẽ những đường thẳng dài thật dứt khoát đi qua các điểm đã chọn trước. Đừng sợ lại phải mất công tẩy những đoạn thừa. Cũng như khi luyện nét, nếu bạn chỉ vẽ một đoạn thẳng ngắn đủ để nối các điểm đã chọn với nhau, nét thẳng của bạn sẽ bị run và có thể lệch hướng. Ngoài ra những đoạn thừa khi bạn vẽ nét dài sẽ giúp bạn dóng hình và xác định vị trí của mẫu tốt hơn khi phải vẽ nhiều mẫu cạnh nhau sau này.

37


Hình vuông: 4 cạnh bằng nhau, 4 góc vuông. Hãy sử dụng mắt, tay và linh cảm của bạn để ước lượng ra những đoạn thẳng bằng nhau, chấm 4 điểm ở 4 góc hình vuông để xác định giao điểm của các đường thẳng bạn sẽ vẽ, sử dụng những nét thẳng bạn đã tập luyện trước đó rồi vẽ hình vuông thật dễ dàng thôi nào. Hình tròn: Từ tâm đến bất kỳ điểm nào trên đường tròn sẽ đều có khoảng cách bằng nhau và bằng bán kính. Đối với hình tròn, hãy nhớ chọn điểm làm tâm rồi xác định khoảng 4 đến 6 bán kính xung quanh, vẽ những cung tròn nối những điểm đầu của các bán kính lại với nhau. Vẫn chưa tròn ư? Nắn chúng lại theo cảm nhận của bạn, rồi bạn sẽ vẽ được một hình tròn thật đẹp thôi Tam giác đều: 3 cạnh bằng nhau. Với tam giác, ta sẽ bắt đầu từ cạnh đáy trước nhé. Lấy hai điểm để giới hạn độ dài cạnh đáy, sao cho vẽ đc một đường thẳng có phương nằm ngang, song song với mép giấy đi qua hai điểm ấy. Sau khi có được cạnh đáy, hãy ước lượng trung điểm của nó, đỉnh đối diện với cạnh đáy sẽ nằm trên đường thẳng đi qua trung điểm này và vuông góc với đáy. Vẽ hai cạnh còn lại cắt nhau tại đỉnh vừa xác định. Xong! .

38


BẠN CÓ BIẾT Bài này chúng ta đã được tập luyện và sử dụng khá nhiều về nét hay còn gọi là line. Trong thiết kế, line là một trong những yếu tố cơ bản và rất quan trọng, không chỉ là đơn vị để cấu tạo nên những yếu tố khác của thiết kế như shape (hình), form (hình khối) mà bản thân line khi kết hợp với nhau (đan nét là một ví dụ) sẽ tạo nên texture (chất liệu) cho vật thể mà ta vẽ.

39

Ngoài ra, nếu quan sát và cảm nhận từ những sự vật xung quanh cuộc sống, bạn sẽ nhận ra mỗi loại line sẽ mang một ý nghĩa nhất định. Trong thiết kế gọi khái niệm này là đường tâm trạng (mood lines). Ví dụ như đường thẳng theo phương vuông góc với mặt đất thể hiện sự chắc chắn, vững vàng (kiến trúc Lăng Bác chẳng hạn). Những đường thẳng song song với mặt đất (như đường chân trời) lại mang đến sự yên bình trong khi những đường cong (dáng hình người phụ nữ) là biểu tượng cho sự mềm mại và gợi cảm.


THỬ THÁCH 01 Bạn có biết là có nhiều bức tranh được vẽ nên chỉ bởi các nét không? Tác giả đã sử dụng những đường line với kích thước khác nhau, mật độ và chiều hướng khác nhau để mô tả lại những vật thể hay khung cảnh trong thiên nhiên. Bạn có công nhận những bức tranh trông rất độc đáo và thú vị không? Đã đến lúc bạn được vẽ những thứ mình muốn theo cách của riêng bạn rồi đây. Hãy chọn một bức tranh bạn thích (có thể đơn giản chỉ là một bông hoa hay một con vật, hoặc một phong cảnh nào đó), vẽ lại chúng hoặc chép lại cũng được, nhưng chỉ là phần chu vi thôi nhé. Rồi, bây giờ hãy dùng các đường nét bạn đã biết để “tô màu” cho bức tranh đó. Chỗ nào bằng phẳng, chỗ nào uốn lượn, chỗ nào sáng, chỗ nào tối... hãy vận dụng hết tất cả sự sáng tạo của bạn để diễn tả được chúng nhé. Bài tập luyện nét này sẽ rất vui đấy, chỉ sử dụng nét thôi, rồi bạn sẽ bất ngờ với những thứ mà mình có thể tạo ra được đó.

40


BÀI 2 KHỐI CẦU

1. Vẽ khối cầu đơn lẻ Nếu vẽ một quả táo bạn sẽ vẽ như thế nào? Có phải là như bên phải này không? Làm thế nào để nó trông nổi lên như thật đây? Hay nói cách khác là quả táo này mới chỉ có chiều rộng và chiều dài, bây giờ chúng ta sẽ học cách để làm cho quả táo trông có thêm chiều sâu nữa.

Vì quả táo có dạng khối cầu, nên ta sẽ học cách để vẽ được khối cầu trước nhé. Để sau đó, dù có vẽ quả táo, quả cam hay quả lê... bất kì quả nào có dạng khối cầu, bạn cũng sẽ đều biết cách vẽ được chúng hết. Quan sát khối cầu phía bên trái:

41


Để vẽ bất kì thứ gì, chúng ta sẽ luôn

- Khi nheo mắt, ta sẽ thấy trên vật

bắt đầu bằng cách quan sát – nhận

thể sẽ xuất hiện 3 vùng ứng với 3

biết, sau đó nhớ đến những luật thị

sắc độ là sáng, tối và trung gian

giác liên quan và cuối cùng mới bắt

(là vùng giao giữa sáng và tối).

tay vào vẽ.

Trong vùng tối, không tối hoàn

.

toàn, mà có một khu vực sáng

Quan sát – Nhận biết:

yếu, gọi là phản quang. Bóng đổ

- Quan sát mẫu bạn có nhận ra khối

của vật thể sẽ luôn nằm đối diện

cầu khác hình tròn vì nó có sáng - tối,

với nguồn sáng (nguồn sáng ở

đậm - nhạt và bóng đổ, chính điều

trên – bóng đổ ở dưới, nguồn sáng

này làm cho nó trông có chiều sâu

bên trái – bóng đổ bên phải). Vậy

không? Vậy để Đánh bóng (hay lên

ta sẽ có 5 mức độ đậm nhạt khác

sáng – tối, bóng đổ cho mẫu), hãy

nhau, theo thứ tự tối dần: Vùng

quan tâm đến nguồn sáng đầu tiên.

sáng - Phản quang - Vùng trung

Bởi thực chất, việc vẽ vật thể trong

gian - Vùng tối - Bóng đổ. Có sự

không gian 3 chiều chính là miêu tả lại

chuyển đổi từ từ sắc độ qua từng

ánh sáng lên vật thể đó. Ở đây nguồn

vùng.

sáng ở phía trên, bên phải.

42


Luật thị giác:

Thực hành vẽ

Để tạo được chiều sâu cho vật thể trên mặt phẳng giấy, ta cần lưu ý những luật thị giác sau: 1. Đánh bóng (Shading): Lên đậm nhạt (sáng tối) và tạo bóng đổ cho vật thể để tạo ảo giác về chiều sâu. 2. Đường chân trời (Horizon line) hay đường tầm mắt giúp xác định khoảng cách và vị trí tương đối của mẫu trong không gian

Hãy cùng bắt tay tạo nên hình vẽ 3D đầu tiên của bạn nào! - Dựng một hình tròn trước. - Vẽ đường tầm mắt đằng sau hình tròn vừa dựng. - Đánh bóng: + Vẽ bóng đổ cho mẫu đối diện với nguồn sáng. + Sử dụng hệ thống nét đan vào nhau như đã luyện tập ở bài 1 để lên đậm nhạt cho khối cầu, đánh từng nét dài phủ cả khối và nền (có thể gợi một vài đường chì nhẹ để phân mảng sáng, trung gian, tối để tập trung lên đậm nhạt).

43


+ Đan nét từng lớp, ở những vùng tối

+ Hoàn thiện bài vẽ bằng cách gợi

sẽ dùng nhiều lớp chì hơn. Những lớp

thêm không gian xung quanh để

đầu đi nét nhẹ, bao quát tổng thể

làm nổi bật vùng sáng của mẫu.

cả hình. Những lớp sau đẩy đậm

DONE! Bây giờ bạn đã biết cách để

dần, tập trung chi tiết vào những

vẽ quả táo hay bất kỳ thứ gì có hình

vùng tối.

cầu rồi đó!

+ Đặc biệt chú ý tạo sự hòa trộn và

Bây giờ, tự chọn một nguồn sáng và

chuyển độ dần dần từ vùng sáng

hoàn thiện quả táo lúc đầu của

đến vùng tối vì tính chất cong của

bạn bằng cách làm nó có chiều

bề mặt khối cầu.

sâu đi nào!

44


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.