Hiểu về sự chỉ trích - đối phó với chỉ trích

Page 1

Hiểu về sự chỉ trích - Phần 3: Đối phó với chỉ trích Phần I “Khi tôi sợ cái "X" Tôi tự hỏi “kịch bản tệ nhất xảy ra khi tôi làm điều X là gì” và sau đó tôi cố gắng trả lời câu hỏi một cách chính xác nhất có thể và tôi lượng hóa câu trả lời. Có nghĩa là tôi cho con số vào câu trả lời: hoặc là mất tiền, hoặc là mất thời gian, hoặc những tổn thất hoặc nguy cơ khác. Nói cách khác, tôi trả lời câu hỏi này bằng thực tế chứ không bằng quan điểm. Tôi xác định điều xấu nhất có thể xảy ra trên thực tế, chứ không phải bằng cảm xúc” - Alain Briot 1. Đừng bỏ cuộc Mục đích của phần một và hai là để hiểu những lời chỉ trích và tìm cách phản hồi với nó một cách hiệu quả. Trong phần ba, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sự kiên trì. Tại sao lại là sự kiên trì? Bởi một hậu quá không mong muốn, nhưng lại thường xảy ra sau khi bị chỉ trích, đó là sự chán nản. Phải tốn rất nhiều thời gian và công sức mới có thể có được những tấm ảnh đẳng cấp thế giới. Khi tôi bắt đầu nhiếp ảnh, kết quả có được quá là xa so với những gì tôi có ngày hôm nay. Thực tế là những ảnh đầu tiên của tôi trông khá thất vọng so với kỳ vọng lớn lao của mình. Thời đó, khi nhìn vào âm bản của tôi, tôi nhận ra rằng mình còn xa mới tới đích. Học tập thường xuyên và thực hành liên tục giúp có thể để đạt được các kết quả hài lòng. Nhưng một lần nữa sự hài lòng của tôi chỉ kéo dài cho đến khi tôi mở cuốn sách của một số nhiếp ảnh gia yêu thích và nhận ra rằng tôi còn phải cố gắng nhiều hơn nữa. Một thời gian dài, nhiếp ảnh với tôi là một kinh nghiệm khiêm nhường, luôn nhắc nhở tôi rằng tôi phải tiếp tục làm việc chăm chỉ mới đạt được kết quả tương tự như các nhiếp ảnh gia mà tôi ngưỡng mộ. Trong khi bây giờ tôi đã có thể sáng tác ra những tác phẩm mà tôi tự hào thì tôi vẫn làm việc một cách vô cùng chăm chỉ. Cho dù hôm nay tôi có thể tạo ra hình ảnh mà tôi hài lòng, tôi không cho rằng tôi biết tất cả mọi thứ, và cách của tôi là cách duy nhất. Tôi tiếp tục thường xuyên học tập với các nhiếp ảnh gia khác, và chụp ảnh quanh năm bởi nghiên cứu và thực hành liên tục, và có sự kiên trì, là chìa khóa để thành công. Lúc nào tôi cũng phải đối phó với những lời chỉ trích. Trước cũng vậy và


giờ cũng vậy. Nó chẳng bao giờ biến mất, mà chỉ trở thành một cái gì đó bạn phải học để đối phó. Tôi đã học được rằng không bỏ cuộc, cho dù nó thách thức đến mức nào. Tôi đã học được rằng khi chúng ta nghĩ tới bỏ cuộc, thì chúng ta gần với thành công hơn chúng ta tưởng. Thông thường, nỗ lực cuối cùng thường là khó khăn nhất. Và nếu bạn đã nỗ lực tới cuối cùng thì bạn sẽ thấy những phần thưởng thật xứng đang với khó khăn mà bạn phải đi qua. 2. Đừng bị tê liệt vì sợ Tôi đã học cách không để cho nỗi sợ hãi làm tê liệt mình. Bởi khi sợ hãi làm tê liệt bạn, nó làm cho bạn không thể đưa ra những quyết định hợp lý. Như tôi đã phản ánh nỗi sợ hãi của tôi, tôi nhận ra tầm quan trọng của sự hiểu biết chính xác những gì tôi đã sợ. Tôi hiểu được tầm quan trọng của việc trở thành một chuyên gia trong sợ hãi, đặc biệt là trong nỗi sợ hãi của riêng tôi. Khi tôi sợ cái "X" Tôi tự hỏi “kịch bản tệ nhất xảy ra khi tôi làm điều X là gì” và sau đó tôi cố gắng trả lời câu hỏi một cách chính xác nhất có thể và tôi lượng hóa câu trả lời. Có nghĩa là tôi cho con số vào câu trả lời: hoặc là mất tiền, hoặc là mất thời gian, hoặc những tổn thất hoặc nguy cơ khác. Nói cách khác, tôi trả lời câu hỏi này bằng thực tế chứ không bằng quan điểm. Tôi xác định điều xấu nhất có thể xảy ra trên thực tế, chứ không phải bằng cảm xúc. Sau đó, tôi tự hỏi mình: "Nếu khả năng xấu nhất xảy ra thì tôi vẫn sống được chứ? Tôi không sao chứ? Và thực tế là, điều tồi tệ nhất cũng chẳng đáng sợ lắm. Dĩ nhiên chúng ta cần tránh điều tồi tệ nhất bằng mọi giá bởi vì nó sẽ đặt ta vào những nguy cơ nghiêm trọng. Biết những gì tồi tệ nhất có thể xảy ra nếu bạn làm m ột hành động cụ thể nào đó, cũng có nghĩa là biết tương lai của hành động này. Những gì chúng ta đã học được từ nghiên cứu ngắn gọn này về sự sợ hãi có thể áp dụng trực tiếp cho những lời chỉ trích. Nếu bạn sợ nhận được những phản ứng tiêu cực đối với một tác phẩm mới, hãy tự hỏi những lời chỉ trích tồi tệ nhất bạn có thể nhận được là gì, sau đó hãy tự hỏi nếu vậy có OK không. Nói cách khác, đừng chờ cho đến khi bạn bị chỉ trích rồi mới nghĩ về nó. Hãy suy nghĩ về nó ngay bây giờ, sau đó suy nghĩ về cách bạn có thể phản hồi.


3. Đừng để sự Tức giận kiểm soát bạn "Giận dữ ư: Đừng cảm thấy nó." Tôi nhớ đã nhìn thấy một tấm biển ghi dòng chữ này tại một đại lý xe hơi cũ ở Los Angeles, khi tôi tới bán lại chiếc Ford Pinto vào năm 1983. Tôi đã giận dữ bởi người giao dịch đưa ra mức giá rất thấp và rồi tôi nhìn thấy tấm biển đó, tôi đã hiểu lý do tại sao nó lại ở đó. Có lẽ rất nhiều khách hàng cũng cảm giác như tôi. Bảng này làm tôi cảm thấy đỡ hơn bởi vì nó cho thấy chẳng riêng tôi trong tình huống này. Nó cũng giúp tôi đồng ý với cái giá đó bởi vì chiếc xe chắc hẳn chẳng đáng giá nhiều so với giá mà họ đưa ra. Một thời gian dài, tôi cứ tự hỏi "đừng cảm thấy nó" nghĩa là sao. Và đây là cách tôi đã hiểu được ý nghĩa của cụm từ đó. Cho dù bạn đang bán một chiếc xe với cái giá rẻ như cho, hay một người nào đó quăng cho bạn những lời chỉ trích mà bạn thấy không công bằng, bạn luôn có thể nói không cơ mà. Bạn không cần phải chấp nhận một cái giá xúc phạm đến bạn, và bạn cũng không phải chấp nhận những lời chỉ trích mà bạn thấy không phải. Nói ngắn gọn, bạn không cần phải cảm thấy bị xúc phạm. Bạn đơn giản chỉ cần từ chối những gì bạn cho là không thể chấp nhận được. Nếu bạn làm được vậy, bạn sẽ không cảm thấy tức giận. Mặt khác, nếu bạn đồng ý với giá đó, hoặc nếu bạn đồng ý với những lời chỉ trích mà bạn nhận được, bạn làm như vậy một cách có chủ ý. Và một lần nữa, bạn không cần phải giận dữ bởi vì bạn đang kiểm soát các quyết định của bạn: Bạn có thể bỏ đi hoặc từ chối những lời chỉ trích cơ mà. Giận dữ thường xuất phát từ việc chúng ta nghĩ rằng mình không có quyền kiểm soát một tình huống nào đó bất lợi cho chúng ta. Thực tế là, tuy chúng ta không có quyền kiểm soát những gì người khác đang làm hoặc yêu cầu chúng ta làm, nhưng chúng ta có thể kiểm soát phản ứng bản thân trước những đòi hỏi của họ. Chúng ta không nhất thiết phải đồng ý với họ và chúng ta không phải cung cấp cho họ những gì họ yêu cầu. Nếu giận dữ là một phần của giao dịch, thì tốt nhất là không nên giao dịch nữa. Giận dữ chẳng có ích gì khi phản ứng với chỉ trích. Luôn luôn nhớ rằng mục tiêu là tỏ ra hữu ích chứ đừng tỏ ra mình đúng. Vì vậy, thay vì giận dữ, hãy sử dụng một trong những giải pháp tôi cung cấp trong bài viết này. Hoặc là không đáp ứng những lời chỉ trích, đặt câu hỏi, hoặc chỉ đơn giản nói rằng bạn không đồng ý. Bạn thích làm gì là tùy bạn.


4. Chán nản Cho dù quyết định thế nào thì kết quả của việc hiểu sai chỉ trích thường là sự chán nản. Đối phó với chán nản là một việc mà không may là hầu hết các nghệ sĩ đều phải đối mặt. Một số dễ bị nản hơn những người khác, nhưng hầu hết, nếu không nói là tất cả, đều ít nhiều trải qua. Có nhiều biện pháp khắc phục sự chán nản. Trước đó tôi đã đề cập tầm quan trọng của sự biết ơn. Nó rất có tác dụng. Ngoài ra cũng có một liệu pháp nữa đó là hành động. Chán nản gây bất hoạt. Bằng cách dùng hành động thay cho bất hoạt, chúng ta đã gỡ bỏ được một yếu tố gây chán nản. Hãy thực hành thường xuyên và nó sẽ thành thói quen. Thành công sẽ đến với những người có nỗ lực. Cố gắng là một quá trình mà trong đó mỗi bước đều có giá trị. Đôi khi chúng ta chạy, đôi khi chúng ta nhảy vọt, và đôi khi chúng ta bước lần từng bước, từ từ, đôi khi là đau đớn, nhưng cứ bước này nối tiếp bước kia, như đi bộ trong một trận bão tuyết, không chắc chắn nơi mà chúng ta đi tới, nhưng quyết tâm để di chuyển về phía trước. Và rồi sẽ tới lúc sương mù tan, cơn bão kết thúc, và chúng ta thấy mình đi được xa hơn cả mong đợi. Các bước của chúng ta, cho dù ít, cho dù chậm hay khó khăn, đều đưa chúng ta tiến về phía trước. Quan trọng hơn cả, là các bước này, từng bước từng bước, giúp chúng ta vượt qua trở ngại. ____ Phần II “Để trở thành một nghệ sĩ thành công, hãy trang bị cho mình một bản ngã bọc thép. Bởi những lời chỉ trích sẽ đến, cho dù thế nào đi nữa. Rốt cuộc, chúng ta cũng không thể tranh luận, cãi vã hoặc hồi đáp tất cả các nhà phê bình xen vào công việc của chúng ta. Họ quá đông và chúng ta còn nhiều thứ quan trọng hơn để làm. Vì vậy, giải pháp hiệu quả nhất là trang bị cho chính mình, nói một cách ẩn dụ, một bản ngã bọc thép” - Alain Briot 5. Hãy kiếm tìm trợ giúp nếu cần Tự lôi mình lên khỏi đầm lầy, gần như là không hiệu quả. Giờ đây chúng ta chẳng thế vá một cái bánh xe bằng cái nút gỗ, hay thăm dò độ


sâu tâm lý của mình bằng cách đọc truyện tranh trên báo. Lúc đầu có vẻ như cũng có lý, nhưng về lâu dài là không hiệu quả. Đó có thể là một cố gắng dũng cảm, nhưng nó chắc chắn không phải là một giải pháp lâu dài. Một cách tiếp cận tốt hơn là tìm kiếm sự giúp đỡ từ một chuyên gia. Chuyên gia là cho một mục đích cụ thể và đó là lý do tại sao họ có việc làm. Họ đưa ra các giải pháp thích hợp. Họ cung cấp các giải pháp mà khi gặp trường hợp khẩn cấp, chúng ta không nghĩ ra. Và chúng ta hầu như là phản ứng một cách đầy cảm xúc và tìm kiếm các giải pháp "mỳ ăn liền". Thay vào đó, chuyên gia nghiên cứu tình hình một cách hợp lý và cung cấp các giải pháp dài hạn dựa trên kiến thức chuyên sâu về chủ đề. Việc nào thì cũng học được. Làm cái xe hơi, con thuyền hay cái nhà. Nhưng có thể học được không có nghĩa là chúng ta có thời gian, tiền bạc hoặc ước vọng. Khi gặp khủng hoảng, không nên cứ giữ lại để giải quyết một mình. Mối quan tâm của chúng ta nên là lập tức ra khỏi mớ lộn xộn đó càng nhanh và càng hiệu quả càng tốt, dĩ nhiên là khi chúng ta mong muốn ra khỏi mớ lộn xộn đó. Một giải pháp khác đó là chuồn: đành bỏ chiếc xe bởi lốp nó bẹp dí hoặc cứ ở lại đó, chán nản bởi vì chúng ta chẳng biết làm thế nào để đối phó với chán nản. Cách mà chúng ta phản ứng với sự việc thực ra là tùy từng bản chất mỗi cá nhân. Một số có thể tự thoát. Số khác tìm sự giúp đỡ của chuyên gia. Vài người quyết định cứ để vậy. Tìm kiếm sự giúp đỡ chuyên nghiệp khi phải đối mặt với vấn đề mà chúng ta không thể tự giải quyết - đối với tôi – là một cách tốt nhất. 6. Tự hối lỗi Chán nản, mất cảm hứng nghệ thuật, cảm giác "trống rỗng, 'không có gì để nói, tin rằng “cái gì cần làm thì đã làm rồi” … thường xuất phát từ sự tự hối lỗi. Tự hối lỗi là ma túy. Giống như cơ thể chúng ta có thể lệ thuộc vào ma túy, tâm trí của chúng ta có thể nghiện sự tự hối lỗi. Điều này sẽ xảy ra nếu chúng ta tự cho phép mình thưởng thức cảm giác thứ lỗi cho bản thân. Khi điều này trở thành thói quen, nó sẽ lấy đi tất cả tiềm năng của chúng ta, cũng giống ma túy tàn phá ta nếu dính vào nghiện ngập. Cách tiếp cận tôi cảm thấy tác dụng nhất là tiếp tục nỗ lực mới thay vì


cứ xoáy vào quá khứ. Cái gì xảy ra cũng đã xảy ra rồi. Cái gì sắp tới còn chưa xác định. Các khả năng còn rộng mở nếu chúng ta nỗ lực cho tương lai của mình một cơ hội để thành công. Vì vậy chúng ta cần phải bắt đầu, tiến về phía trước, băng qua những vấn đề mà chúng ta đã mường tượng ra. Chúng ta cần phải hành động. Hành động là chìa khỏa mở cửa tiềm năng của chúng ta. 7. Tự trang bị cho bản ngã của mình một tấm bọc thép Để trở thành một nghệ sĩ thành công, hãy trang bị cho mình một bản ngã bọc thép. Bởi những lời chỉ trích sẽ đến, cho dù thế nào đi nữa. Rốt cuộc, chúng ta cũng không thể tranh luận, cãi vã hoặc hồi đáp tất cả các nhà phê bình xen vào công việc của chúng ta. Họ quá đông và chúng ta còn nhiều thứ quan trọng hơn để làm. Vì vậy, giải pháp hiệu quả nhất là trang bị cho chính mình, nói một cách ẩn dụ, một bản ngã bọc thép. Bạn có thể làm điều này bằng cách học càng nhiều càng tốt các khía cạnh của chỉ trích, về những gì khiến người ta cho là rất quan trọng, và những gì bạn cần làm khi bạn bị chỉ trích. Mục đích của bài viết này là để làm điều đó. Đọc bài này có thể là đủ, hoặc bạn có thể cần phải nghiên cứu thêm nữa. Tuy nhiên, mục đích cuối cùng vẫn là vậy. Mục đích là chuẩn bị sẵn sàng và biết phải làm gì khi gặp chỉ trích. Bạn nên hành động, chứ không phản ứng. Thậm chí tốt hơn cả là bạn chẳng cần phải làm gì. Gần đây tôi đã bị chỉ trích bởi người hàng xóm của tôi. Tôi chỉ nhìn anh ta và không nói gì. Tôi chẳng cảm thấy gì với lời chỉ trích và không thấy bất kỳ lý do gì phải đáp ứng. Tuy nhiên, ông ta trông đợi một phản ứng của tôi, và khi không nhận được gì thì trông ông ta khá bối rối. Tôi cảm thấy cần phải nói điều gì đó nếu không chúng tôi cứ lườm nhau mãi mãi. Là hàng xóm, tôi không muốn tạo ra một tình huống tiêu cực, vì vậy tôi nói với ông rằng trong công việc của tôi, điều quan trọng là xây dựng cho mình một cái tôi bọc thép. Ông ta có vẻ ngạc nhiên. Rõ ràng ông đã không làm như vậy cho bản thân mình. 8. Giá trị tự thân là bên trong, chứ không ảnh hưởng bởi bên ngoài Giá trị tự thân - những gì tôi nghĩ về bản thân mình và tác phẩm của tôi là thuộc về bên trong, chứ không phải bên ngoài. Nó thuộc về tôi kiểm soát chứ không phải của ai khác. Cho dù tôi rất thoải mái chấp nhận những lời chỉ trích có ý nghĩa và được trình bày một cách lịch sự, tôi


có quyền chấp nhận hoặc từ chối những lời chỉ trích nào đó. Về lâu dài, tôi chỉ chấp nhận một số ít, và đôi khi chẳng chấp nhận lời nào. Tại sao? Đơn giản bởi vì hầu hết các nhà phê bình xuất phát từ động lực cá nhân họ hơn là mong muốn giúp cải thiện công việc của tôi. Dưới chiêu bài "khai sáng cho tôi" về bản chất những gì tôi làm, họ có thực sự đứng trên quan điểm của họ và muốn ý kiến cá nhân của họ được người khác nghe. Một số được thúc đẩy bởi sự thù hận, tức giận hoặc thất vọng khi mà tác phẩm của họ cũng bị phê bình. Một số người khác lăn lộn trong bóng tối và cố phê bình một người nổi tiếng nào đó với mong muốn có cơ hội để tỏa sáng, với những nhận xét khiếm nhã. Dù thế nào đi nữa, nó chẳng liên quan gì tới tôi. Không có lý do chính đáng để nó ảnh hưởng đến lòng tự trọng của tôi. Hoàn toàn không cần phải để cho nó làm hỏng ngày đẹp của tôi. Nếu cần phải làm gì, thì đó là sự thông cảm cho nhà phê bình đó, chứ không phải là oán giận hay buồn thảm về những gì họ nói. 9. Chẳng ai đá con chó chết Chó chết thì cũng chết rồi. Chúng chẳng làm phiền chúng ta nữa. Vậy sao phải đá chúng? Những con chó chúng ta đá (nghĩa bóng thôi, bài viết này chẳng làm hại con chó nào) là những con sủa vào chúng ta, giật gấu quần hoặc tệ hơn, cắn vào bộ phận nào đó quan trọng trên người chúng ta. Những con chó này gây được sự chú ý của chúng ta, và không thể bỏ qua. Đó là lý do tại sao chúng ta "đá" chúng. Có thể áp dụng tương tự trong công việc của chúng ta (và các nhà phê bình của chúng ta). Chỉ có tác phẩm nào “sủa được” mới “bị đá”. Nói cách khác chỉ có tác phẩm này gây chú ý thì mới bị phê bình. Người ta phản ứng với tác phẩm của chúng ta là bởi nó thu hút sự chú ý của họ. Tác phẩm của chúng ta đã giật giây cho phản ứng của họ. Và đôi khi làm cho họ thủ thỉ với chúng ta bằng lời hay bằng văn bản, những gì họ nghĩ về tác phẩm của tôi. Tôi cho đó là thành công bởi vì tôi thà tôi nghe ai đó chỉ trích tác phẩm của tôi còn hơn chẳng ai quan tâm tới tôi làm cái gì. Việc ai đó có động lực để bày tỏ sự bất mãn của họ chính là bằng chứng là họ đang nhìn vào tác phẩm của tôi. Và tác phẩm của tôi đã có ảnh hưởng đến họ, và điều đó quan trọng tới mức họ phải chia sẻ ý kiến của họ với tôi. Chúng ta đang sống trong một thế giới bận rộn, thời gian là vàng. Nếu


ai đó thấy cần phải dành một chút thời gian quý báu của họ để chỉ trích công việc của tôi, một lá thư tay hoặc email, hay chia sẻ ý kiến của họ với tôi bằng lời nói, thì điều đó đã minh chứng cho thực tế rằng công việc của tôi khiến họ chẳng thể lạnh nhạt. Việc tôi có trả lời những lời chỉ trích này hay không là do tôi tự quyết, như tôi đã giải thích trước đây, bởi vì tôi phải quyết định liệu chỉ trích của họ là một con chó chết hay con chó sủa. Tôi luôn đánh giá cao ý kiến phản hồi, cho dù với tôi, nó quan trọng hay không quan trọng. __ Phần III “Biết làm thế nào để nuôi dưỡng động lực là một khía cạnh quan trọng của thành công ở bất kỳ tình huống nào. Điều này đặc biệt đúng mỗi khi nhân cách và sự sáng tạo của chúng ta đang lâm nguy. Chúng ta phải học cách không để mất tinh thần khi kết quả không được như mong đợi. Chúng ta cũng cần tìm hiểu làm thế nào để đối phó với những lời chỉ trích. Như chúng ta đã thấy ở phần trước, người ta đã tự xây dựng một bản ngã bọc thép để trụ vững trường kỳ! Nếu không sẽ rất dễ bỏ cuộc ngay từ đầu bởi không phải tất cả mọi người đều hỗ trợ, và bởi những lời chỉ trích khắc nghiệt hơn nhiều với sự chịu đựng của chúng ta” - Alain Briot 10. Không phải tất mọi chỉ trích là vô lý Điều quan trọng cần ghi nhớ là không phải tất cả những lời chỉ trích là vô lý. Một số chỉ trích là có lý cho dù nó được quăng cho bạn một cách thẳng thừng. Tuy phản ứng ban đầu của bạn có thể là chối bỏ nó, bạn cũng có thể cần xem xét lại nó xem có sự thật nào trong đó hay không. Việc này quan trọng bởi những lời chỉ trích mang tính xây dựng có thể giúp bạn cải thiện công việc của mình. 11. Sự biết ơn Cảm giác biết ơn hay hơn nhiều so với chán nản. Biết ơn là một trạng thái lạc quan của tâm hồn trong khi chán nản là một trạng thái bi quan. Ngày nay, bởi suy thoái kinh tế và nhiều vấn đề đang diễn ra, mà nhiều người cảm thấy chán nản và suy sụp. Hãy nghĩ về những gì bạn biết ơn là một cách hiệu quả để chống lại những cảm giác này.


Sự biết ơn kiến tạo hành động trong khi chán nản sinh bất hoạt. Hành động dẫn đến tìm kiếm các giải pháp và cảm thấy tốt hơn về bản thân. Đơn giản là cần quyết định hành động, liên tục di chuyển để tìm kiếm các giải pháp giúp nâng tinh thần của bạn. Trái lại, cứ ở nguyên một vị trí, chẳng vận động và nghĩ rằng có không có đường ra, thì tâm trí của bạn sẽ mãi ở "trong bóng tối". Hành động và cảm thấy biết ơn sẽ làm cho bạn cảm thấy thăng hoa và tích cực . 12. Nuôi dưỡng động lực Biết làm thế nào để nuôi dưỡng động lực là một khía cạnh quan trọng của thành công ở bất kỳ tình huống nào. Điều này đặc biệt đúng mỗi khi nhân cách và sự sáng tạo của chúng ta đang lâm nguy. Chúng ta phải học cách không để mất tinh thần khi kết quả không được như mong đợi. Chúng ta cũng cần tìm hiểu làm thế nào để đối phó với những lời chỉ trích. Như chúng ta đã thấy ở phần trước, người ta đã tự xây dựng một bản ngã bọc thép để trụ vững trường kỳ! Nếu không sẽ rất dễ bỏ cuộc ngay từ đầu bởi không phải tất cả mọi người đều hỗ trợ, và bởi những lời chỉ trích khắc nghiệt hơn nhiều với sự chịu đựng của chúng ta. Về lâu về dài, hạn chế của chúng ta không chỉ là nghệ thuật, kỹ thuật, tài chính. Nói cách khác, chúng tôi không chỉ bị giới hạn chỉ bởi các nguồn tài nguyên của chính chúng ta. Mà chúng ta lại bị hạn chế bởi khả năng đối phó với nghịch cảnh và thất vọng. Chúng có thể lộ ra với những lý do khác nhau, có thể từ những hành động của chúng ta, hoặc có thể được gây ra bởi hành động của người khác. Rốt cuộc là đối mặt với nghịch cảnh khiến chúng ta phải đặt câu hỏi cho bản thân, rằng chúng ta có sẵn sàng vượt qua khó khăn hay không và chúng ta đã đạt đến giới hạn của mình hay chưa. Đối với một số người, câu trả lời là "Đối với tôi là xong rồi." Tuy nhiên, đối với một số người khác, câu trả lời là "Hãy chờ xem.". 13. Kết luận Nghệ sĩ thành công là người có thể vượt qua những lời chỉ trích. Chắc chắn là khó mà không vướng bận vào mình những lời chỉ trích. Tuy nhiên, mục tiêu là không để cho những lời chỉ trích làm ta bất động, làm cho chúng ta không thể sáng tạo nghệ thuật và thử những cái mới.


Sự tự tin của bạn phải ở mức cao để không bị khuất phục trước bất cứ lời chỉ trích nào quăng vào bạn. Để đạt được điều này, bạn phải có thể xử lý được chỉ trích, phân tách được chỉ trích nào có lý và chỉ trích nào vô lý. Hãy gạt những chỉ trích vô lý qua một bên. Xem xét những chỉ trích xây dựng và thay đổi khi cần thiết. Tất cả điều này là phụ thuộc vào bạn. Bạn mới chính là bậc thầy về công việc của riêng bạn, và những gì bạn làm là ý nguyện của bạn. Dù gì đi nữa, đừng dành quá nhiều thời gian cho mấy người phê bình bạn. Làm như vậy lại khiến họ cảm thấy quan trọng hơn thực tế. Khi bị chỉ trích, bạn xem nó có lý hay không và quyết định làm một cái gì đó, hoặc kệ nó không làm gì. Chỉ cần hành động đơn giản vậy và thế là bạn đã nắm quyền kiểm soát. Chính bạn là người kiểm soát hành vi và cảm xúc của bạn. Tuy bạn không thể khống chế được những gì người khác nói hay làm, nhưng bạn lại quản lý được những gì bạn nói, những gì bạn làm và bạn cảm thấy. Chỉ có bạn mới có thể làm cho bạn nổi giận hoặc thất vọng vì những lời chỉ trích mà bạn nhận được. Bản chất của nghệ thuật là chúng ta không cùng đồng ý nghệ thuật là gì. Đừng cảm thấy khó chịu khi ai đó lục vấn tác phẩm của bạn có phải là nghệ thuật hay không. Và thực tế là khi mọi người tranh luận tác phẩm của bạn có phải là nghệ thuật hay không thì đó là bằng chứng tốt nhất về việc nó chính là nghệ thuật. Luôn luôn lưu ý rằng khi nói đến nghệ thuật thì tất cả mọi người ai cũng có một quan điểm riêng. Vì vậy chúng ta cần luôn nhắc nhở chính mình rằng những lời chỉ trích tiêu cực cũng chỉ là một quan điểm mà thôi. Chúng ta chẳng phải vì nó mà mất đi sự sáng tạo hoặc ngừng làm những gì chúng ta thích làm. Bởi vì ý kiến về nghệ thuật là phân cực, chúng ta phải mong muốn một số người thích tác phẩm của mình và tiên liệu những người khác không thích. Chúng ta chỉ cần nhớ rằng khán giả của chúng ta có nhiều người thích cái chúng ta đang làm. Có cả một trời khác biệt giữa Sáng tạo và Phê bình. Một sa mạc mà việc bắc cầu qua là không khả thi. Rốt cuộc thì người ta có cơ hội trở thành một nhà phê bình nghệ thuật hoặc một nghệ sĩ; mà không có ai có cơ hội được cả hai. Khi tôi lần đầu tiên nhận ra điều này, tôi nghĩ thật là bất hạnh. Bây giờ tôi nhận ra nó thực sự là một may phước bởi vì tôi không có bất kỳ quan tâm nào đến việc trở thành một nhà phê


bình. Quan tâm của tôi là để sáng tạo nghệ thuật, chứ không phải phê bình nghệ thuật. Sau rốt, bạn cần học cách trả lời các câu hỏi khó và những lời chỉ trích. Tôi đưa ra một số câu trả lời cho một số câu hỏi khó ở bài viết này. Nếu bạn muốn tiếp tục nghiên cứu cách tiếp cận của tôi, tôi sẽ cung cấp câu trả lời bổ sung trong các bài tiểu luận trước đây: Being an Artist, Being an Artist in Business, Just say Yes, The Eye and the Camera, The Numbering Affair và trang web của tôi beautiful-landscape.com.

Alain Briot ___ Tài liệu sưu tầm Xin cám ơn người dịch và tác giả. Xin lỗi tác giả vì đã không chèn ảnh vào.


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.