Nhìn theo con mắt nhiếp ảnh 1. Các công cụ - Bạn vẫn có thể trở thành một nhiếp ảnh gia giỏi chỉ toàn với những đồ trông như thời đồ đá - Bất kể mua loại máy nào, điều quan trọng là độ bền. Điều quan trọng khác là ống kính gắn trên thân máy. - Gia tài đầu tiên có lẽ nên là một ống kính 50mm tiêu chuẩn. - Một máy ảnh hoàn toàn tự động không cho phép bạn thay đổi điều gì. Rõ ràng là một lựa chọn khá tồi với những ai muốn học về nhiếp ảnh - Nếu bạn thích các bức ảnh tĩnh vật, cảnh vật, muốn làm một nhiếp ảnh gia nghệ thuật thì một chiếc máy ảnh cơ khí giúp bạn rất nhiều - Tự động lấy nét cũng chỉ phục vụ các bức ảnh chụp nhanh cho dù chúng ta không mất lấy nửa giây để dung nó. - Hãy tậu một kính lọc UV (Utralviolet) hoặc “skylight” cho mỗi ống kính, gắn vào vào dùng nó thường xuyên. • Tóm lại: Thứ 1, bắt đầu từ cơ bản, một máy ảnh bình thường với 1 ống kính 50mm. Máy ảnh này phải cho phép bạn thay đổi ống kính. Nên dùng ít nhất một ống có độ mở tối đa ở f/2.8 và gắn kính lọc UV (hoặc skylight) cho mọi ống kính Thứ 2, thân máy phải điều khiển được bằng tay cả tốc độ và khẩu độ, chức năng tự động chỉ đóng vai trò phụ trợ. Thứ 3, cả thân máy và ống kính được sản xuất bởi các công ty uy tín. 2. Bố cục Bố cục là sự sắp xếp các yếu tố hữu hình trong khung ngắm của một bức ảnh.
Các “nguyên tố” quan trọng nhất làm nên một bức ảnh là: - Đường nét(Line) - Chất liệu (Texture – Kết cấu bề mặt) - Hình dáng (Shape) - Ánh sáng (Light) - Chuyển động (Motion) - Phối cảnh (Perspective) Một bức ảnh trở nên quý giá nếu mỗi “nguyên tố” này kết hợp cùng các “nguyên tố” khác trong một hiệu quả tổng thể mà không cái nào bị bỏ phí. Luôn sang tạo và đổi mới ngay từ lúc bắt đầu • Snapshots và Photographs (Ảnh lưu niệm vs ảnh nghệ thuật) Khi xem một “snapshot”, cái bạn đang tìm kiếm là KÝ ỨC Một “photograph” phải là sự diễn dịch mang tính nghệ thuật cho một sự kiện, một con người hay một sự vật nào đó. Nó không chỉ biểu lộ chính chủ đề mà còn biểu lộ những ước mong của người cầm máy nhờ hiệu quả và thủ pháp riêng. Vậy sự khác biệt chính giữa một “snapshot” và “photograph” nằm ở quá trình tạo ra chúng. Về cơ bản, tất cả những gì cần làm cho bố cục là: Phải thật chú tâm. Theo một nghĩa nào đó, chủ đề trong tấm ảnh ít quan trọng hơn so với chính bố cục của chúng. Bất kể thứ gì cũng có thể được đưa vào ảnh, vấn đề là đẹp hay xấu. • Kết cấu: Với nhiếp ảnh, kết cấu cơ bản là Đường nét, Hình dáng và Vị trí (vị trí trong một bố cục), ba yếu tố này tạo nên “bộ khung” cho tấm ảnh. Các yếu tố còn lại của bố cục là Chất liệu, Ánh sang, Chuyển động và Phối cảnh.
Nếu vùng ảnh nào đó không bổ trợ được cho tác động mà bạn muốn thì ta cần chỉnh sửa nó lại hoặc cắt bỏ đi. Hầu hết các bức ảnh đều có các chủ đề chính. Không bắt buộc nhưng chủ đề chính này thường Lớn nhất trong khung ảnh. Vị trí đặt chủ đề chính này gọi là điểm mạnh của tác phẩm. Nếu điểm mạnh nằm phía trên khung hình thường tạo cảm giác xa xôi và có thể gây hiệu ứng nặng nề từ phía trên. Điểm mạnh nằm phía dưới khung hình thường tạo cảm giác tựa đỡ vững chãi. Mọi thứ nằm phía trên đều gây ra tác động nén xuống chủ đề. Điềm mạnh nằm chính giữa cho cảm giác tĩnh lại, ổn định miễn là chủ đề chính phải được “cố định” ở vị trí của nó. Nếu điểm mạnh nằm ở gần lề ảnh gợi một cảm giác về chuyển động. Đa phần người chụp thích sử dụng trường hợp này. Nhiều nhiếp ảnh gia thường đặt chủ đề trong các tác phẩm của mình đúng vào vị trí giao nhau của các đường thẳng bố cục. Nói cách khác, chủ đề hơi lệch khỏi tâm ảnh, hơi lệch lên trên hoặc xuống dưới hoặc sang lề ảnh một chút. Bố cục này thường tạo ra các tác động khá tinh tế; không quá xa vời, không quá tĩnh lại, không quá động và cũng không quá cứng nhắc. Mọi “nguyên tắc” trong bố cục luôn chỉ là các gợi ý, nó nặng tính chủ quan. Một số nhiếp ảnh gia luôn tuân thủ, nhưng phần đông thường “bất tuân” và lờ nó đi khi họ muốn. Bạn sẽ có được cảm giác tự do hoàn toàn một khi bạn nắm được các nguyên tắc, lý do chúng tồn tại và cách chúng tác động. Một bố cục tốt không thể có một không gian trống không tốt. Nếu đối tượng chính được bao quanh bởi quá nhiều không gian trống, tác động chung của tấm ảnh sẽ giảm. • Vài mẹo về bố cục - Tiến lại gần hơn - Hãy lưu ý đến các khoảng trống - Biên tập ảnh của mình kỹ càng - Chú trọng đến các cạnh
- Giữ cho các đường thẳng đứng vẫn đứng thẳng, các đường nằm ngang thực sự nằm ngang. - Đặt chủ thể trong bối cảnh của nó. - Khi bạn trải nghiệm nhiều về đường nét, bạn sẽ thấy rằng những đường bố cục chính là các vị trí tốt nhất để đặt các đường thực quan trọng trong bức ảnh. Nói cách khác, các đường này đóng vai trò quan trọng không kém bản thân những đối tượng chính của tấm ảnh. • Cân bằng Trong các trường hợp trên, ta cố đạt được sự cân bằng bằng cách đặt một hay nhiều chủ thể sao cho chúng có mối tương quan hấp dẫn với nhau và với ria ảnh. Nếu có quá nhiều không gian trống, mắt ta sẽ chìm đắm trong đó. • Tính dẫn dắt Trường hợp lý tưởng, quan sát đó sẽ bắt đầu từ những đối tượng quan trọng nhất trước tiên rồi mới chuyển dần sang các đối tượng kém quan trọng hơn, tiếp đến nó lại đảo lại những đối tượng chính một lần nữa. Nói chung, các thành phần phải được bố trí để người xem lưu ý ngay đến đối tượng chính, sau đó khám phá liên hệ giữa nó và các đối tượng phụ, cuối cùng trở lại đối tượng chính trước khi “đảo” một vòng quanh toàn bộ tấm ảnh. Đường nét có thể tăng tính dẫn dắt của tấm ảnh, những đường thực (gờ tường…) có thể kết nối hai hay nhiều chủ thể, hướng ánh mắt theo chúng. Các đường tưởng tượng cũng tạo nên một hiệu quả tương tự. Cân bằng tĩnh về bản chất không cần những Dẫn dắt mạnh. 3. Phát triển con mắt phê bình Cách tốt nhất để tạo dựng mục tiêu nhiếp ảnh cho mình chính là phê bình công việc của một nhiếp ảnh gia khác. Có ba câu hỏi nên tự hỏi mình khi bạn phê bình mỗi bức ảnh”
- Tác phẩm này hay ở điểm nào? - Tác phẩm này chưa hay ở điểm nào? - Làm thế nào cho nó được hay hơn? Phần lớn mọi người được hỏi về một bức hình thường bắt đầu bằng cách phát biểu về những cái họ thích hoặc không thích. Mọi người đều có xu hướng thích những tấm ảnh mô tả cái họ thích, và không thích những tấm ảnh mô tả cái họ không thích Mục đích đầu tiên của bạn, với tư cách một nhiếp ảnh gia phải vượt qua sở thích của chính mình để tìm ra những khía cạnh kỹ thuật và khách quan, sau đó đánh giá chúng. Phải phân biệt rõ ràng hai khái niệm phong cách và chuẩn mực - Phong cách mang ý nghĩa cá nhân. Phong cách dần dần hình thành nhờ vào kỹ năng của người chụp. - Kỹ năng là một trong những chuẩn mực của nhiếp ảnh gia, mà đã gọi là tiêu chuẩn thì có thể đánh giá một cách khách quan. Điểm khởi đầu của bạn là xác định những chuẩn mực liên quan đến tấm ảnh. Có 4 yếu tố đánh giá chuẩn mực của một tác phẩm - Sự phối sắc - Tính rõ ràng - Bố cục - Chất lượng bản in • Sự phối sắc Tấm ảnh càng chứa nhiều tương phản-dải sắc độ giữa chi tiết tối nhất và sang nhất trong ảnh càng lớn- thì tấm ảnh đó càng có hiệu quả thị giác tốt. Tuy nhiên, nếu một tác phẩm chỉ chứa đen hoặc trắng, hoàn toàn không có xám, lại có thể tạo ra ấn tượng rất mạnh, nhưng thường là không hấp dẫn.
Thực tế, chính sự nhàm chán của cả bức ảnh đã giúp cho cặp mắt được nổi bật hơn