Tinh Khi Than & Than

Page 1

TINH KHÍ THẦN & THẬN Luận về Tinh Khí Thần và các đan điền liên quan

1


TINH (essence) ..................................................................................................... 3 1. Phân loại Tinh ................................................................................................... 3 2. Nơi trụ của Tinh ................................................................................................ 3 KHÍ ........................................................................................................................ 4 I. Phân loại Khí ..................................................................................................... 4 A. Phân loại khí theo nguồn gốc ........................................................................... 4 1. Tiên Thiên Khí .................................................................................................. 4 a. Nguyên Khí ....................................................................................................... 4 b. Tông Khí ........................................................................................................... 5 2. Khí hậu thiên ..................................................................................................... 5 a. Thiên Khí........................................................................................................... 5 b. Địa Khí .............................................................................................................. 5 B. Phân loại khí theo âm dương và ngũ hành ....................................................... 6 C. Phân loại theo tính chất .................................................................................... 6 1. Chân Khí ........................................................................................................... 6 2. Tà Khí................................................................................................................ 6 D. Phân loại theo vị trí của Khí đối với châu thân................................................ 7 E. Phân loại khí theo chức năng............................................................................ 7 1. Vinh Khí ............................................................................................................ 8 2. Vệ Khí ............................................................................................................... 8 II. Khí và Huyết .................................................................................................... 8 III. Khí và Thất Tình ............................................................................................. 9 THẦN (MIND) ..................................................................................................... 9 LIÊN HỆ GIỮA TINH KHÍ THẦN ................................................................... 10 ĐAN ĐIỀN VÀ CÁC ĐAN ĐIỀN CỦA TINH KHÍ THẦN ............................. 12 I. ĐAN ĐIỀN ...................................................................................................... 12 II. CÁC ĐAN ĐIỀN CỦA TINH KHÍ THẦN ................................................... 13 III. LIÊN HỆ GIỮA CÁC ĐAN ĐIỀN .............................................................. 14 THẬN VÀ TINH KHÍ THẦN ............................................................................ 15 2


THẬN & KHÍ HUYẾT ....................................................................................... 17

Tinh Khí Thần là ba kho tàng vô giá có sẵn trong cơ thể, nhưng phải có thời gian mới hình thành toàn vẹn, và cần được tôi luyện thường xuyên trong suốt quá trình của cuộc sống thì mới phát huy được hết tác dụng. Gọi là kho tàng vì Tinh Khí Thần sung mãn, đời sống sẽ phát triển, còn Tinh Khí Thần khô cạn đời sống sẽ tàn, bởi vậy mới nói rằng, Tinh Khí Thần là nguồn gốc của sự sống. TINH (essence) Tinh là phần trong sáng nhất của sự vật 1. Phân loại Tinh Tinh chỉ có một nhưng tùy góc độ có thể phân thành nhiều dạng a. Về góc độ nguồn gốc có Tinh Tiên Thiên và Tinh Hậu Thiên Tinh Tiên Thiên hay bẩm sinh do Tinh và Huyết của cha mẹ truyền cho và là cơ sở của các dạng Tinh khác. Tinh Tiên Thiên có hai chức năng: – Duy trì tính chất di truyền của gene AND – Bảo đảm sự sinh sản của giao tử và sự phát triển của phái tính thứ phát. Phải chăng đây là nhiễm sắc thể phái tính(XX hay XY). Tinh Hậu Thiên hay Hậu Đắc do ẩm thực mang lại qua chức năng của Tùy Vị và được phân bố vào phủ tạng. b. Về góc độ chức năng có: - Tinh phủ tạng hay Tinh dinh dưỡng - Tinh sinh dục duy trì nòi giống Các loại Tinh kể trên có mối liên hệ qua lại với nhau. 2. Nơi trụ của Tinh a. Tinh tích tụ ở thận 3


“Thận tàng tinh, nạp khí” (Hoàng đế Nội Kinh) Thở Thận trong khí công tăng cường Tinh và Khí b. Tinh còn trụ ở mệnh môn, (bể của tinh) mà cũng là huyệt trụ của Khí Tiên Thiên. Thở mệnh môn tăng cường cả Tinh lẫn Khí Tiên Thiên, rất tinh khiết và nhiều năng lực nhất. KHÍ Khí là sinh lực của cơ thể I. Phân loại Khí A. Phân loại khí theo nguồn gốc Theo nguồn gốc có Khí Tiên Thiên và Khí Hậu Thiên. Trong Khí Tiên Thiên có Nguyên Khí và Tông Khí; trong Khí Hậu Thiên có Thiên Địa Khí và Thủy Cốc Khí (bảng 1) 1. Tiên Thiên Khí a. Nguyên Khí Nguyên Khí là Khí Tiên Thiên do Dương (tinh trùng) của cha và Âm (noãn sào) của mẹ kết hợp lại và truyền cho. Nó có trước khi hình thành bào thai, nên mang tính chất di truyền và nằm trong gene. Nguyên Khí yếu sẽ đưa đến Tiên thiên bất túc, vì chính nguyên khí thúc đẩy sự phát triển của bào thai và sau này của thai nhi. Nó là động cơ thúc đẩy con người phát triển và một khi khô cạn sẽ gây tử vong, nói một cách khác Nguyên Khí ảnh hưởng đến sự sống chết của thai nhi, hay sự chết yểu của một trẻ em. Huyệt trụ của Nguyên Khí là Mệnh Môn. Mệnh Môn cũng là huyệt trụ của Tông Khí tức khí bẩm sinh, một khí Tiên Thiên khác do mẹ truyền cho trong một thời kỳ mang thai qua nhau và cuống rốn. Đường vận chuyển chính của nguyên khí là Xung mạch. Một con đường vận hành thứ hai là Tam Tiêu, và từ kinh này nguyên khí được vận chuyển ra ngoài da và vào 12 kinh. Nguyên khí bị suy giảm trong một số trường hợp sau đây: - Nguyên khí yếu từ lúc mới sinh như đã trình bày ở trên. - Mắc bệnh mãn tính hay nặng như ung thư, lao. 4


Nguyên khí đóng một vai trò liên quan đến việc sinh tinh trùng hay noãn sào. Dâm dục quá độ làm hao mòn Nguyên Khí đưa đến suy nhược, chóng già. Trường phái Lão Tử chú trọng tới việc luyện co bóp hậu môn để không cho phóng tinh lúc giao hợp là cốt giữ Nguyên Khí Nhận định như trên là chấp nhận nguyên lý Tinh Khí Thần bất khả phân, do đó tập luyện thở thận và thở Mệnh Môn tăng cường Nguyên Khí cũng như Tông Khí, và cũng là Luyện Tinh b. Tông Khí Tông Khí là khí Tiên Thiên do mẹ truyền cho thai qua nhau và cuống rốn. Tông Khí mạnh hay yếu tùy thuộc rất nhiều vào sức khỏe của người mẹ trong suốt thời kì mang thai. Huyệt mộ của Tông khí cũng là mệnh môn. 2. Khí hậu thiên a. Thiên Khí Thiên Khí là khí thu hút từ khí trời, qua bốn cữa ngõ tự nhiên là mũi, hậu môn và và hai bàn tay với huyệt Lao Cung. Những nhà khí công điêu luyện có thể thu hút nguyên khí qua làn da của cơ thể. b. Địa Khí Địa Khí được thu hút qua bàn chân (huyệt dũng tuyền) và miệng. Địa Khí mang nhiều ion (+), Thiên Khí mang nhiều ion (-). Địa khí gồm có Thổ Khí và thủy Cốc Khí. Tư thế kiết già hay bán già có bề mặt của hạ bộ chạm với đất tương đối rộng, nên giúp hấp thu được nhiều Thổ Khí. Thủy Cốc Khí do tiết thực hàng ngày mang lại qua miệng và có tác dụng chủ yếu là dinh dưỡng. Gọi là Thủy Cốc Khí nhưng đây là khí của tất cả các loại ẩm thực mang vào cơ thể qua miệng để duy trì các chức năng sinh tồn. Tỳ Vị là tạng chủ của Thủy Cốc Khí (bảng1).

Bảng 1: Phân loại khí theo nguồn gốc 5


B. Phân loại khí theo âm dương và ngũ hành Theo Âm – Dương, có Âm Khí và Dương Khí; Theo ngũ hành có Mộc Khí, Hỏa Khí, Thủy Khí, Thổ Khí, Kim Khí, Tức ngũ hành khí. Âm khí và Dương Khí của ngũ tạng, mang tính chất của ngũ hành với quy luật sinh khắc. C. Phân loại theo tính chất 1. Chân Khí Chân khí là khí có hoạt tính cơ năng luân lưu trong kinh mạch mà Lãn Ông gọi là Doanh khí hay vị khí, vì Vị có chức năng chuyển hóa thức ăn uống thành Khí nuôi dưỡng cơ thể. Chân khí còn do khí Tiên Thiên và khí Hậu Thiên tạo thành. Vận khí và luyện nội lực trong khí công gọi là Chân Khí. 2. Tà Khí Tà khí là khí không trong sạch còn gọi là Lục dâm hay Lục khí. Lục khí gồm có: a. Ba khí dương là: - Hàn Khí thuộc Thủy - Táo khí thuộc Kim - Hoả khí thuộc tướng Hỏa b. Ba khí Âm là: - Thử khí hay nhiệt khí thuộc Quân Hỏa - Phong khí thuộc Mộc - Thấp khí thuộc Thổ Trong Lục Khí thì Hàn Khí và Hỏa Khí là chính. Lục dâm ảnh hưởng tới môi sinh và khi được thu hút hay hấp thu vào cơ thể có thể gây rối loạn sinh lý hay gây bệnh vì: Hàn Khí hại Can 6


Táo Khí hại Phế Hỏa Khí hại Tâm Thử Khí hại Thận Phong Khí hại Tâm bào, Tam tiêu Thấp Khí hại Tỳ Trong luyện tập khí Công, cần lựa chọn nơi tập không có hay có ít Lục dâm. Dù sao chân khí xung mãn có thể hóa giải phần nào được Lục dâm. Tập xong phải Xả là để đào thải hết Tà Khí. Ngoài ra lục khí còn chịu sự chi phối của Ngũ Hành, Kim Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Ngũ Hành vận chuyển trong ngày theo nhịp sinh học: giờ Mão thuộc Mộc, giờ Ngọ thuộc Hỏa, giờ Dần thuộc Kim, giờ Tý thuộc Thủy. Do đó, tập khí công vào những giờ Mão, Ngọ, Dần , Tý có mục tiêu tập luyện theo nhịp sinh học của Ngũ vận, lục khí và đồng thời giúp cơ thể thích nghi với môi trường và hình thành những phản xạ có điều kiện cấp cao chống lại những xung kích của lục dâm. Trong Đông Y có môn Y Dịch Khí, dựa vào sự vận hành của Lục Khí trong mối liên hệ với ngũ hành và Lục Phủ để chẩn đoán và điều trị. D. Phân loại theo vị trí của Khí đối với châu thân Theo vị trí có Nội khí và Ngoại khí 1. Nội khí và Khí luân lưu bên trong cơ thể, trong phủ tạng, kinh mạch. 2. Ngoại khí là Khí xuất phát từ bên trong cơ thể và bao quanh cơ thể thành một từ trường phát hào quang có màu sắc (Manning 1992, Brennan 1987) Từ trường này phóng ra những tia xạ coi như một tín hiệu truyền thông mà một số tác giả cho rằng có thể bắt tín hiệu từ xa qua cơ chế ngoại cảm hay thần giao cách cảm. E. Phân loại khí theo chức năng Theo chức năng có Vinh khí và Vệ khí. Vinh khí hay Dinh khí nuôi dưỡng, Vệ khí che chở; hai loại khí này kết hợp để bảo vệ sức khỏe.

7


1. Vinh Khí Vinh khí luân lưu trong các kinh mạch. Vinh khí mạnh hay yếu tùy thuộc vào tiết thực. Tiết thực quá độ hay nhiều chất mỡ, gia vị, uống rượu làm loạn Vinh khí. Tiết thực quá thiếu làm giảm lực của Vinh khí. Huyệt mộ của Vinh khí là Thần Khuyết. Xoa bóp vùng Tùng mặt trời chuyển vận khí quanh rốn làm tăng cường Vinh khí. Vinh khí có chức năng tương tự như oxygen, nhưng về bản chất thì khác hẳn . Vinh khí bảo đảm chức năng của Tạng đặc và rỗng. Mỗi cơ quan chuyển hóa Vinh Khí thành Khí đặc hiệu phù hợp với chức năng, do đó mới có Can khí, Tâm Khí, Phế Khí, Thận Khí, Tỳ Khí. Phế khí chủ bì mao, thuộc Kim; Tâm Khí chủ huyết mạch thuộc Hỏa; Can Khí chủ Cân (màng gân) thuộc Mộc, Tỳ khí chủ bắp thịt, thuộc Thổ; Thận Khí chủ xương, thuộc Thủy.

2. Vệ Khí Không đi theo kinh mạch, mà đi vào khoảng giữa da thịt tức phần ngoại mạch. Vệ khí bốc mạnh nên có thể khuếch tán vào các vùng rỗng, ở khoang ngực bụng. Thở bằng cơ hoành trong Khí công, và nhất là trong thở Nội công có công dụng giúp Vệ Khí khuếch tán và luân lưu khắp cơ thể. Vệ Khí cũng được tăng cường trong tập luyện vũ thuật, hay động công, cũng như ngoại công, tức trong các động tác vận động cơ bắp, gân, cân, cụ thể như trong môn Thiết Bố Sam. Vệ Khí có chức năng bảo vệ cơ thể chống lại những Tà khí, những thay đổi của thời tiết, để điều hòa thân nhiệt. Vệ khí còn giúp cơ thể chống nhiễm trùng, tức tham gia vào hệ thống miễn dịch. II. Khí và Huyết “Phế là cơ quan chủ khí, Thận là cơ quan nạp khí: Tâm là cơ quan chủ Huyết, Can là cơ quan chứa Huyết” (Lãn Ông). 8


Bàn về khí, không thể không nói tới huyết. Giữa Khí và Huyết có mối quan hệ khắng khít, với Khí là tướng soái. Khí vận hành thì Huyết cũng vận hành theo. Khí ngưng thì Huyết cũng ngưng lại, Khí bị trì trệ thì Huyết cũng bị ứ đọng (3) Nói thế để xác định là tập luyện vận khí trong Khí công là khai thông huyết mạch.

III. Khí và Thất Tình “Trăm bệnh sinh ra đều do khí” (Lãn Ông). Một trong những nguyên nhân làm rối loạn Khí và từ đó gây bệnh là thất tình, vì: Giận quá làm Khí nghịch lên Bi ai làm Khí tiêu tan Sợ hãi làm Khí không lưu hành được Lo nghĩ làm Khí kết lại Xóa bỏ hay làm dịu thất tình trong tập luyện Khí công, để tâm bình là ngăn chặn rối loạn Khí.

THẦN (MIND) Hay Tâm Thần (Heart Mind) Một số tác giả khi nói tới Tâm dùng chữ Tâm Thần vì Tâm tàng Thần. Thần là kết quả của hoạt tính cao độ của não là chính, nhưng nó cũng là biểu hiện của hoạt động của toàn cơ thể, Phủ tạng, Kinh Mạch,… vì thế mới nói mắt có Thần. Cũng như Tinh và Khí có Thần bẩm sinh hay Tiên Thiên (Nguyên Thần) gốc từ Tinh của cha mẹ và Thần Hậu Thiên, gốc từ hoạt động của não qua quá trình cuộc sống tạo thành. Thần Hậu Thiên chịu ảnh hưởng sâu đậm của xã hội và cá nhân với thất tình, tham sân si. Do đó Thần Hậu Thiên thường làm lu mờ Thần Tiên Thiên đưa đến những hành vi tiêu cực.

9


H2: Tác dụng của xã hội vào Thần Hậu Thiên và luyện tập để trở về với Thần Tiên Thiên. Điều tâm trong khí công kết hợp với điều thân và điều tức gạt bỏ Thần (Tâm) Hậu Thiên với tạp niệm để trở về với Thần (Tâm) Tiên Thiên và đạt được Tâm Bình.

LIÊN HỆ GIỮA TINH KHÍ THẦN Tinh Khí Thần trong một cơ thể là bất khả phân, và không hiện diện đơn độc. Người xưa quan niệm Thần di động cùng với Khí. Tập Khí công cũng lấy Ý dẫn Khí (Ý Khí hợp nhất). Tính lại hiện diện ngay trong lòng của Thần, nên Khí đóng vai trò trung ương.

H3: Liên hệ giữa Tinh-Khí-Thần Tinh, gốc của sự sống, được nuôi dưỡng hằng ngày bởi Khí sau sanh và chịu ảnh hưởng của Chân Khí và Nguyên Khí. Khí sinh ra từ Tinh. Tinh cường tráng thì Khí dồi dào. Do đó như đã nói ở trên trường phái Lão Tử chủ trương tiết chế tình dục và tập luyện bế tinh trong lúc giao hợp bằng co thắt hậu môn. Ngược lại bằng luyện tập Khí có thể tăng cường tinh. Thần do Khí nuôi dưỡng, và ngược lại tập trung tư tưởng sẽ dễ luyện khí.

10


Trong Khí công luyện Tam điền quy nguyên là lần lượt luyện khí từ đan điền Tinh, đến đan điền Khí rồi đan điền Thần, như vậy vô hình trung cũng là luyện Tinh thành Khí. Luyện Khí thành Thần.

H4: Luyện Tam điền quy nguyên Tinh Tiên Thiên là tinh thanh khiết, nên luyện Tinh Tiên Thiên thành Khí sẽ được Khí trong sạch nhất. Sau cùng. Đứng về phương diện nhất nguyên luận, thiết nghĩ không những Tinh, Khí, Thần không tách rời nhau được, vì thực ra Tinh Khí Thần là một, một đây là Khí mà Tinh và Thần chỉ là những dạng hoạt tính. Nói một cách khác Tinh là trạng thái gốc của Khí, Thần là hoạt tính cao độ của khí.

H5: Tinh và Thần chỉ là 2 dạng chức năng của Khí Nhận định như trên thì trong Khí công, luyện Khí là gián tiếp luyện Tinh và Thần, và trong điều trị, tăng cường khí lập lại quân bình của Khí âm và Khí dương, là điều trị những rối loạn của Thần hay Tâm và của Tinh. 11


Mục tiêu tối hậu của khí công là: “Tồn thần để tăng Khí, tồn Khí để tăng Tinh; luyện Tinh thành Khí, luyện Khí thành Thần; luyện thần hoàn hư” Luyện Thần hoàn hư đi đến chỗ vắng lặng hoàn toàn, là cấp bậc tối thượng của Khí công. Bình thường thì chỉ đạt cấp bậc Tâm bình tức gạt bỏ Thần hay Tâm hậu thiên, để trở về với Thần hay Tâm Tiên Thiên là đủ bảo vệ sức khỏe và tăng tuổi thọ cũng như hòa với mọi người, bởi vì tâm bình thiên hạ bình.

ĐAN ĐIỀN VÀ CÁC ĐAN ĐIỀN CỦA TINH KHÍ THẦN I. ĐAN ĐIỀN (Đan: viên thuốc trường sinh, (bill of immortality)

Trước hết các tác giả đều nhất trí, từ “Đan Điền” đứng một mình là chỉ vùng bụng dưới chạy từ huyệt trung cục (MN3) đến huyệt trung quản (MN12) trên Nhâm mạch; về định vị, nó nằm đằng sau rốn giữa huyệt Thần Khuyết ở đằng trước và Mệnh Môn ở đằng sau. Đan Điền có liên hệ với mệnh Môn và Thận. Qua Đan Điền, là đường đi của mạch Nhâm, Xung mạch, Đới mạch, Âm Kiều mạch, Kinh Thận, Kinh Vị, Kinh Tỳ, Kinh Can nên luyện Đan Điền tác động vào các phủ tạng.

12


H6: Đan Điền và các Kinh mạch chạy qua Tóm lại: Đan Điền là cái trục để chứa Khí và vận Khí cả Dinh Khí lẫn Nguyên Khí vì vậy người xưa gọi Đan Điền là “nơi mà ngũ khí trở về cội nguồn” là nơi mà “Tinh Khí và Ngũ Tạng kết hợp”. Sau cùng Đan Điền là vùng phát sinh khí” và là “Gốc của sự sống”, Điều này giải thích sự quan trọng của thở bụng và bằng cơ hoành trong Khí công và ý nghĩa của câu “Khí Trầm Đan Điền”

II. CÁC ĐAN ĐIỀN CỦA TINH KHÍ THẦN Vị trí chính xác của các Đan Điền Tinh Khí Thần còn nhiều bàn cãi (bảng 2)

Bảng 2: Vị trí của các Đan Điền

13


Đa số tác giả chấp nhận Đan Điền Thần ở vùng Bách Hội – Ấn Đường, Đan Điền Khí nằm ở vùng Khí Hải – Thần Khuyết, còn Đan Điền Tinh ở vùng Quan Nguyên – Hội Âm. Luyện các Đan Điền này là tác động vào các huyệt trụ của Tinh hay Khí hoặc Thần.

Hình 7: Các Đan Điền Thượng (Thần), Trung (Khí), Hạ (Tinh).

III. LIÊN HỆ GIỮA CÁC ĐAN ĐIỀN Giữa các Đan Điền có mối liên hệ hai chiều qua lại theo sơ đồ dưới đây:

Hình 8: Sự liên hệ giữa các Đan Điền (PT: Jiao Gouorui) Sự liên hệ giữa các Đan Điền (H.8) chứng minh một lần nữa Tinh và Thần Khí là hai dạng chức năng của một thực thể là Khí. Luyện Tinh thành Khí, Khí thành Thần là luyện hóa Khí từ dạng tiên thiên, tức Nguyên Khí (Tinh) sang dạng Chân Khí nuôi dưỡng cơ thể rồi dạng có chức năng cao độ (Thần). Có thể ví như trên một cây trồng xuống đất thì rễ là Tinh, nhựa là Khí, hoa quả là Thần. Hoa quả nhả hạt để sinh cây theo quy luật phản phục của dịch lý. Trên 14


người cũng vậy, luyện Tinh thành Khí, luyện Khí thành Thần. Thần phải giúp người thu hút Khí và luyện Khí đắc lực.

THẬN VÀ TINH KHÍ THẦN

Về phương diện Tinh – Khí – Thần, thận đóng vai trò rất quan trọng vì thận tàng Tinh nạp Khí.Luyện vùng thận tăng cường Khí Hậu Thiên và chuyển Khí này thành Chân Khí.Luyện huyệt Mệnh Môn tăng cường Khí bẩm sinh, cũng chuyển Khí này thành Chân Khí. 15


Luyện Đan Điền Tinh là luyện các huyệt chủ của cơ quan sinh dục: Quan Nguyên, Hội Âm. Luyện Tinh thành Khí làm thận sung mãn, và tản Khí vào các kinh mạch nuôi dưỡng phủ tạng.

H10: Luyện Đan Điền Tinh Còn trên quan điểm thận gồm cả cơ quan sinh dục, thì thận không những tàng Tinh mà còn sinh Tinh. Chính vì lẽ này mà thận là gốc của phủ tạng, và có vai trò chủ yếu trong luyện Tinh – Khí – Thần.

Cũng vì thận tàng Tinh và sinh Tinh nên thận kỵ thử Khí. Tinh trùng không sinh tồn được ở nhiệt độ trên 36oC.

16


THẬN & KHÍ HUYẾT “Tỳ vị là cha của Khí huyết, tâm thận là mẹ của Khí huyết, Can phế là nơi lưu trú của Khí huyết” (Lãn Ông). Huyết gốc ở thận. Khí dẫn huyết, Khí đi tới đâu, huyết đi tới đó như âm không lìa dương; huyết thuộc âm thủy, Khí thuộc dương hỏa. Thận nạp Khí nên thận là nơi đón nhận nhiều huyết nhất trong cơ thể (1.200 ml/phút). Ngoài ra, thận còn vận Khí. Khí luân lưu được trong cơ thể là nhờ điểm chân dương Tiên Thiên của thận. Đây là ông tổ của Khí vì vậy mới nói rằng “huyết gốc ở thận”. Huyết được gạn lọc ở thận. Tại thận huyết được “gạn lọc” nên thận hư sẽ gây độc cho toàn thân. Tóm lại, đối với Khí, thận nạp Khí và vận Khí, đối với huyết thận “sinh huyết” và thanh lọc “huyết”. Như vậy, Đông y và Tây y đã gặp nhau trên hai điểm: 1. Thận là cơ quan đón nhận nhiều máu nhất, và tiết eryprotein sinh hồng cầu. 2. Thận là nơi đào thải những cặn bã của chuyển hóa. Tài liệu của Giáo sư bác sĩ Ngô Gia Hy Trích trong “Sổ tay võ thuật”

TL chỉ edited lại cho dễ tìm kiếm. Mang tính chất tham khảo, học hỏi

17


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.