Báo cáo thường niên - CSRD 2015

Page 1

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI (CSRD)

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2015


NÂNG CAO SỨC CHỐNG CHỊU CHO CỘNG Để đảm bảo chất lượng cuộc sống và nguồn sinh kế của mình, cuộc sống của các cộng đồng nghèo và cộng đồng dễ bị tổn thương phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên sông, các vùng đầm phá và các vùng ven biển. Vậy mà cuộc sống của họ đang ngày càng bị đe dọa bởi biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn, lũ lụt, xói mòn bờ biển và lưu vực sông, mất đất sản xuất do quá trình xây dựng các dự án thủy điện

Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Xã hội (CSRD) là một tổ chức Phi Chính phủ (NGO) địa phương có văn phòng tại Huế với mục tiêu hoạt đồng nhằm mang lại sự công bằng cho các cộng đồng dễ bị tổn thương bởi các yếu tố bên ngoài. Chúng tôi xây dựng khả năng chống chịu cho các cộng đồng đang bị ảnh hưởng bởi Biến đổi khí hậu, quá trình xây dựng thủy điện, phát triển kinh tế nông nghiệp và công nghiệp.

Chúng tôi thiết lập mối quan hệ đối tác với các cộng đồng địa phương ở tỉnh Thừa Thiên Huế, các tỉnh thuộc khu vực miền Trung và các tỉnh khác của Việt Nam và cả các nước giáp giới trong khu vực. CSRD hỗ trợ cho các cộng đồng khó khăn và dễ bị tổn thương bằng cách cung cấp thông tin, nâng cao nhận thức về quyền, vận động chính sách và cung cấp những hỗ trợ thiết

Chúng tôi thực hiện các vấn đề này thông qua 4 hoạt động chính: 1. Nghiên cứu thực tế các vấn đề từ cấp cộng đồng và duy trì quá trình cập nhật thông tin ở tất cả các giai đoạn thực hiện dự án. 2. Tạo ra sự thay đổi và nâng cao nhận thức cho người dân thông qua các khóa tập huấn và vận động. 3. Nâng cao nhận thức về quyền cho các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt là phụ nữ, giúp họ hiểu biết hơn và nói lên được vấn đề của mình. 4. Xây dựng các dự án thí điểm về trồng rừng ngập mặn, ủ phân vi sinh, giáo dục trẻ em về thay đổi hành vi.

thực khác. Tất cả các dự án đều được quản lý chặt chẽ và nhận được sự tương tác từ người dân địa phương. Các dự án của chúng tôi đều dựa trên những kết quả nghiên cứu của đội ngũ nhân viên có kiến thức cao và giàu kinh nghiệm. Chúng tôi làm việc để đảm bảo sự thay đổi tích cực cho tương lai của người dân Việt Nam.

Logo của CSRD Logo của CSRD—biểu tượng cây tre Việt Nam — loại cây có lien quan chặt chẽ với lịch sử VN và có giá trị văn hóa cao đối với các vùng miền trong nước, biểu tượng cho sự bền bỉ, dẻo dai, kiên cường và thích ứng cao ở mọi nơi.

2


“Chúng tôi làm việc để tạo ra sự khác biệt trong cuộc sống của người dân và cộng đồng, tạo ra sự thay đổi và hướng đến một tương lai tốt đẹp hơn.

Từ bà Lâm Thị Thu Sửu - Giám đốc CSRD Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến tất cả các nhà tài trợ, đối tác, bạn bè và đồng nghiệp đã giúp đỡ, hỗ trợ chúng tôi rất nhiều trong năm vừa qua, đặc biệt là những nổ lực không biết mệt mỏi của đội ngũ nhân viên của CSRD. Nếu không có sự giúp đỡ của tất cả mọi người thì chúng tôi đã không thể đạt được những tiến bộ và thành công như ngày hôm nay và cũng khó có thể hỗ trợ tốt hơn cho các công đồng.

dù thế nào đi nữa chúng ta cũng cần phải thay đổi điều đó. Phụ nữ Việt Nam là những người làm việc vất vả, họ là người hỗ trợ chính trong gia đình, là người chịu trách nhiệm tìm kiếm và đảm bảo nguồn lương thực, quần áo cho con cái, thế nhưng tiếng nói của họ vẫn chưa được lắng nghe. Ví dụ như trong quá trình tham vấn lấy ý kiến của người dân về việc xây dựng các đập thủy điện hay các cơ sở hạ tầng thì phụ nữ không hề được Chúng tôi đã thành công trong tham gia đóng góp ý kiến. Tuy việc nâng cao nhận thức cho các nhiên, họ lại chính là người phải cộng đồng nghèo, cộng đồng dễ bị đối mặt với những thay đổi về môi tổn thương với những khó khăn mà tường và xã hội từ những chính họ đang phải đối mặt. Chúng tôi đã sách này. Biến đổi khí hậu đang đạt được những kết quả nhất định đặt ra những thách thức lớn đối với trong việc truyền thông về các kết Việt Nam và điều quan trọng là phụ quả nghiên cứu và đưa những nữ cần được nâng cao năng lực để thông tin đó đến các bên liên quan, có thể giảm thiểu những rủi ro mà các nhà hoạch định chính sách. Biến đổi khí hậu mang lại. Trong năm 2015 này, chúng tôi Một thách thức khác mà CSRD đã thực hiện rất nhiều các dự án đang phải đối mặt là vấn đề tìm liên quan đến Giới và đây là vấn đề kiếm nguồn tài trợ. Một số nhà tài không hề dễ. Quá trình làm việc đã trợ lâu năm của chúng tôi đã phải một lần nữa khẳng định những rút khỏi Huế và tập trung hỗ trợ thách thức khi thuyết phục các bên những nơi khác ngoài Việt Nam. liên quan quan tâm và cùng tham Để có thể tiếp tục các hoạt động, gia giải quyết vấn đề. Mất cân bằng chúng tôi cần tìm kiếm các nguồn Giới ở Việt Nam đã có nguồn gốc thu nhập mới và trong năm nay, văn hóa và được hình thành từ lâu chúng tôi đang thực hiện 2 sáng đời, ăn sâu vào ý thức của mỗi kiến doanh nghiệp xã hội là cửa người và rất khó thay đổi. Nhưng

hàng rau sạch Susu Xanh và tổ chức tuyến tour tham quan học tập. Cửa hàng Susu Xanh sẽ cung cấp cho người dân thành phố Huế các loại rau và trái cây an toàn, không sử dụng hóa chất. Chúng tôi đang hỗ trợ và nâng cao nhận thức cho những người nông dân trong việc sản xuất rau hữu cơ, hạn chế sử dụng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu. Chúng tôi cũng mong muốn những người quan tâm có thể đến thăm các dự án mà chúng tôi đang thực hiện. Thông qua đó chúng tôi cũng tổ chức các chuyến tham quan học tập đến các hoạt động dự án. 2 hoạt động mới này sẽ giúp chúng tôi huy động thêm nguồn vốn và minh chứng rõ hơn về những vấn đề mà người dân đang gặp phải. Tôi mong muốn trong năm tới, các dự án của chúng tôi sẽ tiếp tục

nhận được nhiều hỗ trợ hơn nữa. Xin vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hay ý tưởng nào dành cho chúng tôi.

Giám đốc Bà Lâm Thị Thu Sửu 3


TỪ THÀNH VIÊN BAN CỐ VẤN cho các đồn điền trồng cao su hay xây dựng đập thủy điện. CSRD đã hỗ trợ và nâng cao tếng nói của người dân, đưa các vấn đề mà họ đang đối mặt đến các bên liên quan. Trong quá trình vận động, một số trường hợp đã nhận được những quyết đinh giúp thay đổi và cải thiện cuộc sống của người dân bị ảnh hưởng. Thật tuyệt vời khi nhìn lại những kết quả đặc biệt mà CSRD đã đạt được trong một năm qua, họ đã hỗ trợ rất nhiều người dân và các cộng đồng, đặc biệt là người dân sống ở vùng sâu, vùng xa, khu vực nông thôn nơi cuộc sống còn nhiều khó khăn. Rất nhiều người dân ở khu vực Miền Trung và Tây Nguyên đã phải rất vất vả trong việc kiếm sống và đảm bảo đủ nguồn thức ăn cho gia đình. Nhiều người trong số họ không hiểu biết về quyền lợi của mình khi giao đất

Vấn đề tài trợ cũng là một thách thức đối với CSRD trong việc tiếp tục thực hiện và hỗ trợ giải quyết các vấn đề cấp bách như Biến đổi khí hậu, quá trình công nghiệp hóa và thay đổi xã hội nhanh chóng mà nước ta đang phải đối mặt. CSRD đang phát triển kế hoạch trong vòng 3 năm tới về huy động nguồn tài trợ từ các doanh nghiệp cũng như tìm kiếm sự đóng góp của các cá nhân, đơn vị thông qua trang web của CSRD. Ban tư vấn cam kết tiếp tục hỗ trợ những sáng kiến, đồng hành cùng những nổ lực và công việc mà CSRD đang thực hiện.

Chúng tôi đánh giá cao công việc của CSRD trong việc hỗ trợ các nhóm người nghèo và cộng động dễ bị tổn thương. Nguyễn Thị Phúc Hòa Trưởng ban, Thành viên Ban cố vấn của CSRD

Trang web của chúng tôi Trang web mới của chúng tôi là csrd.vn, được thiết kế bởi sự sáng tạo của công ty MoWork, ở Melbourne, Úc , như một dự án probono. Ở trang web mới, có cả tiếng Anh và tiếng Việt, là một thiết kế chuyên nghiệp và dễ dàng điều chỉnh. Hãy xem nội dung trên trang web mới.

Giá trị của CSRD  Chúng tôi luôn hướng đến mục tiêu bảo vệ môi trường và hệ sinh thái, 2 yếu tố quan trọng đảm bảo cho sức khỏe, sự phát triển vững mạnh của đất nước và con người.

 Chúng tôi tin vào giá trị con người và quyền được sống một cuộc sống đúng nghĩa của họ.  Chúng tôi luôn nổ lực xây dựng mối quan hệ đối tác và tôn trọng lẫn nhau trong quá trình làm việc.  Chúng tôi tin vào bản thân và khả năng tạo được thay đổi mang tính ôn hòa và hợp pháp  Chúng tôi làm việc để hỗ trợ những cộng đồng nghèo và dễ bị tổn thương tại Việt Nam,mang lại cho họ cuộc sống tốt đẹp hơn bằng cách giải quyết các vấn đề có tác động tiêu cực, ảnh hưởng đến cuộc sống của họ như quá trình phát triển công nghiệp, biến đổi khí hậu, thay đổi nhanh chóng của xã hội và bất bình đẳng giới.

4


HỖ TRỢ CÁC CỘNG ĐỒNG DI DỜI HỌC CÁC KỸ NĂNG MỚI Tiếp tục các chuỗi hoạt động từ năm 2014, trong năm 2015 CSRD và CORENARM đã làm việc với cộng đồng người dân, chủ yếu là người dân tộc thiểu số, các cộng đồng di dời tái định cư do việc xây dựng các đập thủy điện. Những người này đã di dời từ nơi ở truyền thống để đến với nơi ở mới với diện tích đất nhỏ hẹp không đủ để trồng trọt và đảm bảo nguồn lương thực.

Kỹ thuật lâm sinh giúp cộng đồng có thêm kiến thức về khai thác các lâm sản ngoài gỗ.

Nhà tài trợ: Tổ chức ICCO Thời gian thực hiện dự án: 2014-2016 Địa điểm: thôn Bồ Hòn, xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.

CSRD đã cùng với người dân địa phương vận động chính quyền nhằm giúp cải thiện các điều kiện sống cho người dân. Kết quả đạt được là người dân thôn Bồ Hòn đã được cấp thêm 87ha đất rừng, được phép thu hoạch các loại lâm sản ngoài gỗ như nấm, cây thuốc, cây mây. Người dân cũng được chi trả các khoản tiền nhỏ để bảo vệ rừng, bên cạnh đó CSRD cũng đã tổ chức các khóa tập huấn về kỹ thuật lâm sinh bước đầu đã giúp người dân thu được những lợi ích từ rừng.

CÁC ĐỒN ĐIỀN CAO SU VÀ SINH KẾ CỦA NGƯỜI DÂN Áp lực từ thị trường tiêu dùng đã dẫn đến việc liên tục gia tăng các diện tích trồng cây cao su, đất trồng rừng trên các sườn đồi, núi bị xóa bỏ và được thay thế bằng cây cao su. Tại tỉnh Lai Châu, nông dân đã được hứa hẹn về công việc và mức giá nông sản cao nếu chuyển đổi đất nông nghiệp sang trồng cây cao su. Tuy nhiên, giá cao su sau đó đã liên tục sụt giảm và người dân lao động ở các đồn điền cũng không được trả lương. Người dân ở đây đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt nguồn lương thực do những diện tích đất trồng trọt hoa màu trước đã được thay thế bằng cây cao su. Chuyển đổi và mở rộng diện tích đất trồng cây cao su gây ảnh hưởng đến sinh kế của người dân và ảnh hưởng môi trường.

Nhà tài trợ: Tổ chức ICCO và lien minh đất rừng Forland Thời gian thực hiện: 2015 Đia điểm Huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam và huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu

CSRD đã nghiên cứu với 8 nhóm cộng đồng và có 70 người tham gia khẳng định rằng các gia đình tham gia vào các đồn điền cao su đang gặp phải các vấn đề về môi trường, kinh tế và xã hội. Một diễn đàn về “Hệ lụy trong phát triển cây cao su” đã được tổ chức với sự tham gia của các cộng đồng địa phương, chính quyền, các nhà khoa học và đại diện các công ty cao su. Lần đầu tiên các vấn đề này đã được bàn luận tại một diễn đàn nhân dân, tại đây các bên đã cùng nhau trao đổi để tìm ra hướng giải quyết. 5


NÂNG CAO NHẬN THỨC VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Các em học sinh tiểu học trồng cây trong sân trường và tham gia cuộc thi vẽ tranh.

Nhà tài trợ: Viện Môi trường Thái Lan (TEI) Thời gian hoạt động: 2015 Địa điểm: Huyện Phong Điền và Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Bắt đầu từ năm 2014, hoạt động liên quan đến thay đổi nhận thức về Biến đổi khí hậu đã được triển khai ở 5 khu vực vùng nông thôn tỉnh ThừaThiên Huế. Trong năm 2014, xử lý chất thải trong chăn nuôi, sử dụng củi đốt làm nguyên liệu đun nấu đã được giải quyết bằng việc xây dựng hầm khí biogas để đun nấu trong gia đình. Các lớp tập huấn kỹ thuật làm phân vi sinh đã được tổ chức để giải quyết hiện trạng người dân đang sử dụng quá mức cho phép lượng phân bón hóa học tại các trang trại trồng rau và hoa màu. Trong năm 2015, dự án đã mở rộng hoạt động đến 5 trường học ở các vùng nông thôn. Các em học sinh được nâng cao kiến thức và thực hiện các hành động phù hợp với lứa tuổi. Các em học sinh cấp 1 được tham gia cuộc thi vẽ tranh và các bạn cấp 2 thì tham gia cuộc thi “Đố vui để học” về chủ đề Biến đổi khí hậu. Cuộc thi đã nhận được những phản hồi tích cực của các em và các thầy cô giáo khi tham gia. Các hoạt động đã tạo ra một hiệu ứng tích cực nhằm hướng đến những thực hành về thích nghi và giảm thiểu BĐKH tại địa phương. Nhiều người hy vọng rằng các hoạt động sẽ được nhân rộng, tạo ra làn sóng lan truyền và thay đổi tích cực ở các vùng nông thôn.

GIÁM SÁT TÁC ĐỘNG CỦA CÁC ĐẬP THỦY ĐIỆN Các tác động tích cực của việc xây dựng đập điện thủy điện được đánh đổi bằng những hệ lụy cho môi trường và xã hội. CSRD đã đưa ra các sáng kiến nhằm nêu bật những vấn đề đang tồn tại, đồng thời thành lập ra một mạng lưới các cộng đồng để có thể cùng giải quyết những vấn đề mà họ đang đối mặt, cùng nhau chia sẻ kiến thức, các quy trình lập kế hoạch và giám sát tác động từ thủy điện.

Cuốn sách giới thiệu những câu chuyện thực tế, những vấn đề mà các cộng đồng đang phải đối mặt do thay đổi môi trường sống, văn hóa, xã hội và sinh kế. Đây là ấn phẩm về kết quả của quá trình nâng cao nhận thức và là một sản phẩm truyền thông hiệu quả của vấn đề.

Nhà tài trợ: Rosa Luxemburg Stiftung (RLS) Thời gian hoạt động: 2015 Địa điểm: tỉnh Quảng Nam và tỉnh Đăk Lăk

CSRD đã đặc biệt tập trung vào việc khuyến khích và tạo điều kiện cho phụ nữ có thể nâng cao tiếng nói của mình và trở thành người tham gia tích cực trong các hoạt động. Hội thảo với sự tham gia của các bên liên quan từ cộng đồng địa phương, chính quyền đến các nhà đầu tư đã đưa ra được những vấn đề mà cộng đồng đang phải đối mặt và đưa ra các kiến nghị, đề xuất cải thiện. Để phản ánh đúng thực trạng những vấn đề của chính các cộng đồng do ảnh hưởng của việc thay đổi môi trường, xã hội, sinh kế và văn hóa, CSRD đã hỗ trợ các cộng đồng thiết kế và biên soạn tập sách “câu chuyện và tiếng nói qua hình ảnh” (photovoice): “Thủy điện -Tiếng nói từ cộng đồng”. Hy vọng tập sách sẽ đưa đến mối quan tâm rộng hơn nhằm cùng nhau thảo luận6 và hành động để giải quyết vấn đề.


THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT—RỦI RO CAO CHO SỨC KHỎE VÀ MÔI TRƯỜNG Việc lạm dụng thuốc trừ sâu và phân bón hóa học trong nông nghiệp đang làm gia tăng mối quan tâm về việc gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng, người nông dân và làm ô nhiễm môi trường. CSRD đã nghiên cứu vấn đề này và đã tổ chức hội thảo với sự tham gia của các tổ chức Phi chính phủ (NGO), chính quyền địa phương, các nhà bảo vệ môi trường, các trường đại học và người nông dân để cùng nhau thảo luận vấn đề và tìm hướng giải quyết.

Trong năm 2013 việc nhập khẩu hóa chất trong nông nghiệp đã cao hơn 5.000 lần so với năm 1994. Nhiều loại hóa chất đã không còn được bảo quản an toàn trong các kho chứa cũ.

Nhà tài trợ: Rosa Luxemburg Stiftung (RLS) Thời gian hoạt động: 2015 Địa điểm: tỉnh Thừa Thiên Huế

Phần lớn người nông dân sử dụng thuốc trừ sâu và phân bón hóa học nhằm nâng cao năng suất cho cây trồng. Nhiều người sử dụng trực tiếp hoá chất nhưng lại không dùng trang thiết bị bảo hộ, cần thiết. Thông tin về hàm lượng và thời gian sử dụng chỉ được thông qua các nhà bán lẻ cung cấp và thong qua những chương trình khuyến mãi. Bên cạnh đó, hội thảo cũng đã nhấn mạnh việc nhập khẩu các loại thuốc BVTV không rõ nguồn gốc đang ngày càng gia tăng. Người nông dân cũng đã bắt đầu lo lắng do thiếu thông tin về thuốc BVTV và chính quyền cần kiểm soát mạnh hơn. Mở rộng quy mô nghiên cứu vấn đề là cần thiết..

LIÊN KẾT CÁC CỘNG ĐỒNG KHU VỰC SÔNG MÊ KONG Việc thành lập và phát triển mạnh mẽ các mạng lưới ở Campuchia, Lào và Việt Nam dọc sông Mê Kong như một biện pháp để bảo vệ sông, môi trường xung quanh và sinh kế của các cộng đồng sống dựa vào sông. Đây là bước quan trọng đầu tiên để nâng cao nhận thức và thúc đẩy tiếng nói của mạng lưới trong các chương trình, chính sách phát triển.

Thủy điện và các dự án phát triển khác đang đe dọa đến môi trường và sinh kế của các cộng đồng sống dọc sông Mê Kong.

Nhà tài trợ: Oxfam Thời gian thực hiện: 2015 Địa điểm: sông Mê Kong, Việt Nam, Lào và Campuchia.

Một loạt các cuộc hội thảo khu vực được tổ chức với sự tham gia của các tổ chức phi Chính phủ (NGO), các tổ chức dựa vào cộng đồng (CBO) và đại diện các cộng đồng tại Campuchia, Lào và Việt Nam. Đại diện các cộng đồng đã đóng góp rất nhiều ý kiến cũng như kinh nghiệm về bảo vệ các nguồn tài nguyên sông. Cuốn sổ tay “Thực hành tốt về quản lý tài nguyên nước và Quản lý tài nguyên thiên nhiên dựa vào cộng đồng” đã được biên soạn với 4 ngôn ngữ (Lào, Việt, Campuchia và Anh) nhằm cung cấp cho chính quyền cái nhìn sâu sắc và toàn diện hơn. Kế hoạch hành động tiếp theo sẽ được xây dựng dựa trên nền tảng này. 7


ĐẢM BẢO YẾU TỐ GIỚI TRONG HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH

Nhận thức được bản chất của vấn đề phân biệt Giới đang gia tăng ở Việt Nam, các đại biểu đến từ các liên minh đang thảo luận vấn đề này tại một hội thảo về Giới.

Nhà tài trợ: Oxfam Thời gian thực hiện: 2015 Địa điểm: thành phố Huế và Hội An, Việt Nam

CSRD đã hợp tác với tổ chức Oxfam— chương trình Hỗ trợ lien minh của Bộ Hợp tác Phát triển Quốc tế Anh (CSP) để cùng nhìn nhận, đánh giá lại Vấn đề Giới được các tổ chức tiếp cận như thế nào về mặt chính sách và tư liệu. Trọng tâm của hoạt động này là tập trung thúc đẩy đánh giá tính trung lập về Giới được đề cập trong tất cả các tài liệu, chiến lược phát triển cũng như các tóm tắt chính sách và các tài liệu liên quan khác. Những phát hiện chính qua đợt đánh giá tại các liên minh thành viên đã được trình bày tại hội thảo, đồng thời CSRD cũng đã tổ chức một khóa tập huấn tại Hội An để hỗ trợ các tổ chức thành viên trong việc lồng ghép Giới vào quá trình vận động chínhh sách và đảm bảo cân bằng Giới trong cơ cấu nhân sự của tổ chức. Cùng với sự hỗ trợ của các chuyên gia về Giới từ Oxfam, rất nhiều kiến thức và kinh nghiệm được rút ra từ hoạt động này. Dự kiến sắp tới sẽ xuất bản sổ tay hướng dẫn về lồng ghép Giới để giúp các liên minh có them nguồn tài liệu tham khảo đảm bảo quá trình hướng đến sự cân bằng giới.

VAI TRÒ CỦA GIỚI TRONG ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Cố đô Huế với dòng sông Hương chảy qua thành phố, khu vực địa lý của tỉnh Thừa Thiên Huế lại nằm trong hoạt động của gió mùa Đông Bắc. Lũ lụt có xu hướng gia tăng do Biến đổi khí hậu, đô thị hóa và tình hình hoạt động của các đập ở thượng nguồn.

Phụ nữ là đối tượng dễ bị tổn thương hơn do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, bởi họ phải đối mặt với nhiều rào cản về xã hội, kinh tế, chính trị làm hạn chế khả năng ứng phó của họ.

Nhà tài trợ: IIED Thời gian thực hiện: 2015 Địa điểm: Thành phố Huế Việt Nam

Tuy cả nam và nữ đều bị ảnh hưởng bởi lũ lụt, nhưng phụ nữ thường là người phải đối mặt với nhiều khó khăn hơn vì họ là người chịu trách nhiệm nuôi dưỡng con cái, chăm lo cho sức khỏe và đảm bảo nguồn lương thực cho cả gia đình. Đợt nghiên cứu tại cấp cộng đồng đã xem xét những tác động khác nhau của quá trình đô thị hóa, biến đổi khí hậu đến Giới và mức độ tác động đến cả 2 giới bao gồm việc đánh giá tính dễ bị tổn thương do BĐKH và khả năng đóng góp cho quá trình phục hồi của thành phố. CSRD tìm ra các thực hành tốt và rút ra những bài học về sự nhạy cảm giới cũng như phát triển bền vững để làm tiền đề cho dự án “Thành phố Huế Xanh—Green City Huế” cũng như các dự án về “Mạng lưới các thành phố Châu Á có sức chống chịu do Biến đổi 8 khí hậu” (ACCCRN).


VAI TRÒ GIỚI BỊ TÁC ĐỘNG BỞI XÂY DỰNG ĐẬP THỦY ĐIỆN NHƯ THẾ NÀO? CSRD đã tiến hành các cuộc điều tra, đánh giá những tác động xã hội đối với các cộng đồng tái định cư do xây dựng thủy điện. Đất tái định cư thường không đủ và cằn cỗi nên người dân khó có thể trồng trọt đảm bảo nguồn lương thực cho gia đình, bên cạnh đó nguồn lợi thủy sản—một nguồn dinh dưỡng quan trọng trong chế độ ăn của người dân lại ngày càng suy giảm. Người dân không có đủ nguồn thức ăn và phải đấu tranh cho sự tồn tại. Nam giới không tìm được việc làm tại địa phương, nữ giới phải chịu nhiều tác động khi trách nhiệm của họ thường phải gắn phải việc chăm sóc sức khỏe và đảm bảo nguồn lương thực cho cả gia đình. Cuộc sống của họ là một cuộc chiến đấu không ngừng.

Việc xây dựng đập thủy điện đã làm hạn chế lưu thông của dòng chảy dẫn đến ảnh hưởng về môi trường và xã hội, ảnh hưởng đến những người có sinh kế sống phụ thuộc vào sông.

Nhà tài trợ: Oxfam Thời gian thực hiện: 2015 Địa điểm: huyện A Lưới và đập Srepok 3, Miền Trung và Tây Nguyên, Việt Nam.

Thông qua các khóa tập huấn cho nữ giới, tại đây nữ giới được khuyến khích thảo luận, tìm hiểu và nói lên vấn đề của chính mình. CSRD đã tổ chức một hội thảo với sự tham gia của các cộng đồng, các nhà đầu tư và chính quyền địa phương. Các nhà đầu tư đã nhận thức được hậu quả nghiêm trong của việc mất cân bằng giới do tái định cư mà phụ nữ là đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất. Kết quả mong muốn từ hội thảo là đại diện các cấp chính quyền cần đưa ra và thực hiện những hành động thiết thực nhằm giảm thiểu những tác động gây nên.

DỊCH VỤ TƯ VẤN CỦA CSRD Trong nhiều năm qua, với thế mạnh đã được khẳng định của mình trong nghiên cứu và huy động sự tham gia của cộng đồng về các vấn đề môi trường, biến đổi khí hậu tại các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long, CSRD đã được mời tham gia khá nhiều các dịch vụ tư vấn. Riêng trong năm 2015, CSRD đã làm tư vấn cho tổ chức Rà phá bom mìn của Đan Mạch (Danish Demining) và Sở tài nguyên, Môi trường tỉnh Quảng Nam.

ẤM PHẨM TRONG NĂM

2015

- Đánh giá việc thực hiện cam kết bảo vệ môi trường của đập thủy điện Buôn Kuốp trên sông Srêpôk và tác động xã hội, môi trường ngoài dự kiến ở khu vực bị ảnh hưởng - Nguyễn Bắc Giang, Phạm Thị Diệu My, Lê Quang Tiến, Xuất bản cả tiếng Anh và tếng Việt. - Hỗ trợ địa phương thực hiện các hành động nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu và thúc đẩy tăng trưởng xanh ở tỉnh Thừa Thiên Huế, miền Trung Việt Nam - Tờ rơi thông tin - tiếng Anh và tếng Việt. - Thủy điện: Tiếng nói từ cộng đồng — Photovoice tập sách ảnh về tác động của thủy điện làm tại 09 cộng đồng ở tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Bình, Quảng Nam và Đắk Lắk - tiếng Anh và tiếng Việt. - Tờ rơi thong tin về Liên minh đất rừng (Forland) - tiếng Việt - Báo cáo nghiên cứu về thái độ, thực hành và việc quản lý, sử dụng thuốc trừ sâu tại tỉnh Thừa Thiên Huế, CSRD (tiếng Việt). - Tổng hợp các thực hành tốt về quản lý tài nguyên nước và quản lý tài nguyên thiên nhiên dựa vào cộng đồng, CSRD (tiếng Anh, Việt, Lào và Campuchia). 9


NHÂN VIÊN CỦA CHÚNG TÔI

CSRD có 11 nhân viên chính thức và 3-6 tình nguyện viên. Các cán bộ dự án của chúng tôi đều trẻ, năng động, nhiệt tình và được đào tạo bài bản với các mảng kiến thức chuyên môn như khoa học xã hội, quản trị nhân lực, quản lý thiên tai, Giới, kinh tế môi trường và Tài chính kế toán. Sự cống hiến tận tình của họ đã tạo ra một tác động rất lớn đối với các cộng đồng mà chúng tôi hỗ trợ. CSRD có 4 thạc sĩ nước ngoài (hoàn thành chương trình Học ở Úc và Thái Lan) và 9 cử nhân trong nước. Cán bộ quản lý của chúng tôi đã tham gia vào rất nhiều các dự án khác nhau trong nhiều năm qua để tích lũy kinh nghiện, trở thành chuyên gia trong lĩnh vực phát triển và quản lý dự án. Chúng tôi luôn đẩy mạnh công tác đào tạo nhân viên cũng như các thực tập viên và tình nguyện viên mới tốt nghiệp, tham gia hỗ trợ cho các cán bộ trong quá trình thực hiện dự án mang đến cho họ nhiều kinh nghiệm thực tế. Phương châm của CSRD là luôn duy trì cách

tiếp cận chuyên nghiệp Văn hóa của chúng tôi đảm bảo tính chuyên môn cao. Nhân viên được CSRD có nền tảng khuyến khích thường văn hóa thân thiện, quan hệ làm việc xuyên tham gia các khóa đào tạo phục vụ cho công chân thành với cộng việc chuyên môn và tương đồng, qua đó đã kêu gọi được sự hợp tác ứng với vị trí trong tổ chức. và chia sẻ cởi mở Phần lớn các nhân viên nhằm đưa ra được của CSRD thường tham nhiều ý tưởng sang gia các khóa học trong tạo và nhanh chóng đưa ra được quyết năm kéo dài từ 1-9 ngày. Một nhân viên đã tham gia định 1 khóa học ở Châu Âu trong vòng 1 tháng và một nhân viên khác tham gia khóa học trong vòng 6 tháng ở trường Mekong, ChiangMai, Thái Lan. Tất cả các khóa đào tạo đều liên quan đến công việc và yêu cầu của dự án như kỹ năng viết báo cáo, truyền thông, nhân quyền, quản lý và phát triển dự án, vận động chính sách, đánh giá tác động về Giới, tài chính, biến đổi khí hậu và quyền Hiệp hội. 10


CAM KẾT THỰC HÀNH TỐT MINH BẠCH VÀ TRÁCH NHỆM GIẢI TRÌNH Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Xã hội (CSRD) hoạt động theo sự quản lý và điều hành của hệ thống quản lý chất lượng cao. CSRD cam kết tính minh bạch và trách nhiệm giải trình trong tất cả các công việc và hoạt động dự án trong đó bao gồm việc kểm toán tài chính hằng năm. Báo cáo tài chính năm 2015 sẽ được cập nhật ngay sau khi CSRD tổ chức kiểm toán và có báo cáo kiểm toán vào tháng 4/2016. CSRD lại một lần nữa (năm thứ 2 liên tiếp) được vinh danh và cấp giấy chứng nhận “Tổ chức Thực hành tốt Minh bạch và Trách nhiệm Giải trình” năm 2015, chương trình do Trung tâm nghiên cứu quản lý và phát triển bền vững (MSD) và Viện Trợ Ailen (Irish Aid) tổ chức với các hoạt động liên quan như “Các sáng kiến về minh bạch và trách nhiệm (CSOTAI)”; “Truyền cảm hứng về minh bạch và trách nhiệm giải trình” Giấy chứng nhận tổ chức thực hành tốt Minh bạch và trách nhiệm giải trình.

CÁC NHÀ TÀI TRỢ VÀ ĐỐI TÁC CỦA CHÚNG TÔI Chúng tôi xin cảm ơn tất cả các đối tác và các nhà tài trợ đã đồng hành cùng chúng tôi trong năm 2015 vừa qua. Nếu không có sự giúp đỡ của các bạn, những chương trình và dự án của chúng tôi không thể thành công như hôm nay trong quá trình hỗ trợ cộng đồng phát triển vững mạnh, thích ứng với điều kiện kinh tế và xã hội đã không ngừng thay đổi. Chúng tôi mong muốn được tiếp tục làm việc cùng các bạn trong năm 2016 và những năm tiếp theo.

11


Với sự giúp đỡ của CSRD, nhiều cộng đồng đang tìm kiếm nguồn sinh kế mới ví dụ như việc trồng keo, tràm được sử dụng làm nguyên liệu sản xuất giấy.

2/33 Nguyễn Trường Tộ, thành phố Huế, Việt Nam Điện thoại/Fax (+84) 543837714 Email: info@csrd.vn Website: www.csrd.vn

CSRD được thành lập theo quết định số 10/QD-LHH của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế.

12


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.