Báo cáo thường niên - CSRD 2020

Page 1

2020

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN XÃ HỘI

LIÊN HỆ Địa chỉ: 2/33 Nguyễn Trường Tộ, Thành phố Huế, Tỉnh Thừa Thiên Huế Email: infor@gmail.com Website: csrd.vn Điện thoại: 0234.3837.714


MỤC LỤC

01

Về chúng tôi 02

Lời cám ơn từ Giám đốc CSRD 03-18

Các dự án CSRD đã thực hiện 19

Trang thông tin 20

Ấn phẩm và tài liệu nghiên cứu 21

Sơ đồ tổ chức 22

Nhà tài trợ và đối tác 23

Khung kỹ năm CSRD từ 2008 - 2020


CSRD

VỀ CHÚNG TÔI Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Xã hội (CSRD) là một tổ chức Phi Chính phủ (NGO) tại Huế với mục tiêu hoạt động nhằm mang lại sự công bằng cho các cộng đồng dễ bị tổn thương do tác động của các yếu tố bên ngoài. Chúng tôi tăng cường và thúc đẩy khả năng chống chịu cho các cộng đồng đang bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu, quá trình xây dựng thủy điện, phát triển kinh tế nông nghiệp và công nghiệp.

HOẠT ĐỘNG CHÍNH 1. Nghiên cứu các vấn đề thực tiễn từ cấp cộng đồng và đảm bảo thông tin cập nhật ở tất cả các giai đoạn thực hiện dự án. 2. Tạo ra sự thay đổi và nâng cao nhận thức cho người dân thông qua các khóa tập huấn và vận động chính sách. 3. Trao quyền cho các đối tượng thuộc nhóm dễ bị tổn thương, đặc biệt là phụ nữ, nhằm giúp họ hiểu biết hơn và nói lên được vấn đề của mình. 4. Xây dựng các dự án thí điểm giáo dục về thay đổi nhận thức và hành vi.

02

Chúng tôi thiết lập mối quan hệ đối tác với các cộng đồng địa phương ở tỉnh Thừa Thiên Huế và các tỉnh thuộc ở miền Trung, cũng như nhiều địa phương khác trên khắp Việt Nam và cả các nước láng giềng. CSRD hỗ trợ cho các cộng đồng khó khăn và dễ bị tổn thương bằng cách cung cấp thông tin, nâng cao nhận thức về quyền, vận động chính sách và những hỗ trợ thiết thực khác. Tất cả các dự án đều được quản lý chặt chẽ, nhận được sự ủng hộ và tương tác của người dân và chính quyền địa phương. Các dự án của chúng tôi được thực hiện bởi đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn cao và nhiều kinh nghiệm. Chúng tôi làm việc để đảm bảo sự thay đổi tích cực cho tương lai của người dân Việt Nam.

1


LỜI CÁM ƠN Kính thưa quý vị! Thay mặt Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Xã hội (CSRD), tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả các nhà tài trợ, các đối tác, bạn bè, đồng nghiệp và cộng đồng, những người luôn sát cánh và hỗ trợ chúng tôi trong chặng đường hình thành và phát triển của CSRD. Những kết quả mà CSRD đạt được không thể thiếu vắng sự đóng góp của quý vị. Chúng tôi luôn ý thức và trân trọng điều đó. Năm 2020 là một năm với quá nhiều sự khó khăn, từ đại dịch COVID-19 đến các sự kiện thiên tai diễn ra tại miền Trung, đã để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho người dân. Và với CSRD, năm 2020 này cũng khép lại với nhiều thách thức lẫn thành công nhưng trên hết chúng tôi vẫn thấy rằng các hoạt động, dự án của mình đã và đang mang lại lợi ích cho cộng đồng và xã hội. Đây chính là động lực cho chúng tôi để tự tin bước tiếp trên hành trình dài của mình. Trong năm qua chúng tôi vẫn tiếp tục thực hiện các hoạt động liên quan đến tài nguyên nguyên nước, bạo lực giới, và hỗ trợ sinh kế cho các tỉnh Đắk Lắk, Quảng Nam, và Thừa Thiên Huế. Hơn thế, chúng tôi tiếp tục các hoạt động đánh giá tác động của thủy điện đến giới và nâng cao vị thế của phụ nữ trong phát triển sinh kế. Các dự án này nhằm hỗ trợ các cộng đồng bị ảnh hưởng và các nhóm dễ bị thiệt thòi để vươn lên làm chủ cuộc sống của mình. Năm 2021 đang đến, nhiều thách thức và cơ hội đang chờ đón chúng tôi. Toàn bộ thành viên của CSRD sẽ nỗ lực hơn nữa để có thể mang lại nhiều lợi ích cho xã hội và cộng đồng. Chúng tôi hy vọng cùng quý vị đồng hành trong chặng đường phía trước. Một lần nữa, xin trân trọng cảm ơn! Thạc Sĩ Phạm Thị Diệu My Giám đốc Trung Tâm Nghiên Cứu Phát Triển Xã Hội - CSRD

2


DỰ ÁN PHÒNG CHỐNG CÁC HÌNH THỨC BẠO LỰC ĐỐI VỚI PHỤ NỮ, HỌC SINH NAM VÀ HỌC SINH NỮ Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

GIỚI THIỆU VÀ HOẠT ĐỘNG Bạo lực và xâm hại tình dục có xu hướng gia tăng ở cả nông thôn và thành thị đối với phụ nữ, trẻ em gái và học sinh phổ thông, đặc biệt ở phụ nữ nghèo làm lao động chân tay. Nguyên nhân chủ yếu là do thiếu kiến thức về bình đẳng giới và bạo lực tình dục trên cơ sở giới, nạn nhân mặc cảm nên không lên tiếng về những hành vi bạo lực dẫn đến việc gia tăng bạo lực tình dục. Đây là một vấn đề xã hội mang tính cấp bách, cần sự chung tay giải quyết của cả cộng đồng. Từ tháng 8/2020 – 3/2021, với sự tài trợ của Quỹ Canada cho các sáng kiến địa phương (CFLI) của Đại sứ quán Canada tại Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Xã hội (CSRD) sẽ thực hiện dự án “Phòng chống các hình thức bạo lực tình dục đối với phụ nữ, trẻ em trai và trẻ em gái ở tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam”.

Tổng ngân sách dự án là 528,129,000đ

3


Các hoạt động của dự án sẽ tập trung vào việc cung cấp và củng cố kiến thức, kỹ năng cho phụ nữ, học sinh nữ và cộng đồng để phòng chống bạo lực và xâm hại tình dục, đặc biệt là ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Vấn đề được ưu tiên hàng đầu là cung cấp kiến thức, kỹ năng cho phụ nữ và trẻ em gái về bình đẳng giới, chống bạo lực tình dục và các giải pháp để bảo vệ bản thân. Đối tượng chính mà dự án hướng đến sẽ là phụ nữ lao động chân tay ở tỉnh Thừa Thiên Huế, những người có trình độ học vấn thấp và khả năng tiếp cận thông tin về bạo lực tình dục còn hạn chế. Bên cạnh đó các nữ sinh đang học tại các trường THPT trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế cũng sẽ là đối tượng quan trọng của dự án. Các hoạt động về tập huấn nâng cao nhận thức, trò chuyện cùng chuyên gia, các cuộc thi về chủ đề liên quan, truyền thông cộng đồng,… sẽ được tổ chức thường xuyên trong suốt dự án này.

Tổng ngân sách dự án là 528,129,000đ (Năm trăm hai mươi tám triệu một trăm hai mươi chín ngàn đồng) được phân phối thực hiện trong vòng 8 tháng. Đây là dự án đầu tiên do CFLI Việt Nam hỗ trợ cho Thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, tập trung vào phòng chống bạo lực tình dục trên cơ sở giới đối với phụ nữ trong cộng đồng và lạm dụng tình dục ở học sinh trung học.

4


DỰ ÁN BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC NGỌT VÀ HỆ SINH THÁI TRÊN VÙNG 3S Ở TÂY NGUYÊN VIỆT NAM NHẰM CẢI THIỆN SINH KẾ CỦA CÁC CỘNG ĐỒNG VEN SÔNG

MỤC TIÊU

01

Tăng cường vai trò của cộng đồng và sự hợp tác của cộng đồng trong việc quan trắc chất lượng môi trường nước.

02

Thúc đẩy mô hình đồng quản lý đã được công nhận trong luật Thủy sản sửa đổi.

03

Phát triển các mô hình quản lý nguồn lợi thủy sản bền vững.

1

2

dự án

đối tác

5


Ảnh PanNature Trong năm 2016-2018, 03 tổ chức,

Trong giai đoạn này, chúng tôi tập

bao

trung vào việc thúc đẩy mô hình

PanNature đã thực hiện dự án

đồng quản lý trong thủy sản cho

PEMII với các trọng tâm khác khác

các nhóm mục tiêu và xây dựng

gồm

CSRD,

GreenViet

nhau tập trung vào quản trị rừng, nước và thủy sản.

mạng lưới về quản trị nước và thủy

sản trong tương lai gần với sự tham gia của các cơ quan quản lý.

CSRD chịu trách nhiệm cho hợp phần quản trị nước và thủy sản

Dự án hướng đến cải thiện sinh kế

trên lưu vực sông Serepok tại tỉnh

cho các cộng đồng ven sông của

Đak Lak. CSRD đã thành lập được

lưu vực sông Serepok, tỉnh Đak

07 nhóm cộng đồng tại 04 huyện

Lak, Việt Nam theo hướng bền

dọc theo sông Serepok: (1) Lak, (2)

vững thông qua việc bảo vệ nguồn

Buôn Đôn, (3) Krong Ana, (4) Ea

tài nguyên nước và hệ sinh thái.

Sup.

Dự án này được thiết kế dựa trên dự án PEMII “Thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng vào trong quản trị tài nguyên thiên nhiên ở Tây nguyên – Việt Nam".

6


CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH 1.Thành lập các nhóm cộng đồng và tổ chức các buổi tập huấn về chất lượng nước và tầm quan trọng của chất lượng nước trong phát triển sinh kế. 2.Tăng cường hoạt động mạng lưới hiện tại với 70 thành viên đến từ 04 cộng đồng với sự tham gia của Chi cục Bảo vệ Môi trường và Chi cục Thủy sản: họp và tập huấn cho các thành viên về mạng lưới. 3.Thiết lập lớp bản đồ chất lượng nước để chia sẻ thông tin trên trang web của mạng lưới sông ngòi Việt Nam 4.Tổ chức sự kiện truyền thông và thiết kế các ấn phẩm truyền thông có liên quan 5.Xây dựng năng lực cho các mô hình đồng quản lý. 6.Hình thành một số khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên sông Serepok. 7.Thúc đẩy tính pháp lý của các nhóm cộng đồng tham gia vào mô hình đồng quản lý.

7


PHỤ NỮ VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Việt Nam là một quốc gia đặc biệt dễ bị tổn thương trước những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu. Các cộng đồng ngày càng dễ bị tổn thương trước biến đổi khí hậu và các tác động tiêu cực ngày càng trầm trọng do sự kết hợp giữa phát triển thủy điện và biến đổi khí hậu. Nhiều người Việt Nam, bao gồm cả đàn ông, phụ nữ, trẻ em đều dễ bị tổn thương và bị ảnh hưởng bởi các hiện tượng khí hậu khắc nghiệt như bão, lũ lụt với các hệ quả như xói mòn bờ sông và sạt lở đất. Thách thức của biến đổi khí hậu ngày càng tăng; do đó, thích ứng biến đổi khí hậu đóng một vai trò quan trọng trong cả ngắn hạn và dài hạn. Bằng chứng rõ ràng về suy thoái môi trường ở một số khu vực cũng cho thấy tác động của môi trường và khí hậu đến việc thay đổi môi trường sống của người dân. Trong các khu tái định cư và khu vực hạ lưu của thủy điện A Vương, người dân cũng đang chọn những giải pháp riêng để cải thiện sinh kế do áp lực kinh tế và môi trường địa phương. Một số trong những áp lực này đang gia tăng do hậu quả của biến đổi khí hậu.

8


Năm 2019-2020, CSRD thực hiện nghiên cứu Biến đổi khí hậu: Trao quyền cho phụ nữ thông qua việc thúc đẩy bình đẳng giới ở tỉnh Quảng Nam- Việt Nam, do tổ chức APWLD tài trợ.

NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu này sử dụng phương pháp của FPAR. FPAR là một phương pháp nghiên cứu tập trung vào quyền cho phụ nữ. FPAR cho phép nhà nghiên cứu, cộng đồng, phụ nữ tham gia một cách rõ ràng trong quá trình nghiên cứu. Với phương pháp này thì phụ nữ là trọng tâm của nghiên cứu, tham gia tích cực vào nghiên cứu. Cộng đồng cần phát huy khả năng và sáng kiến của phụ nữ trong việc ngăn chặn, giảm thiểu rủi ro thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu. Dự án sẽ thúc đẩy sự tham gia của các nhóm phụ nữ ở Đông Giang, Tây Giang và huyện Đại Hồng trong việc hỗ trợ người dân tiếp cận và kiểm soát đất đai, tài nguyên thiên nhiên địa phương. Việc thực hiện dự án sẽ nâng cao năng lực, tạo điều kiện cho phụ nữ địa phương có giải pháp bền vững và tại chỗ để xử lý các vấn đề của họ, góp phần xây dựng một cộng đồng chống chịu BĐKH; cải thiện khả năng tiếp cận các dịch vụ công về tài chính và sử dụng tài nguyên nước sạch thông qua đối thoại chính sách. CSRD sẽ xây dựng các nhóm phát triển sinh kế dựa trên thế mạnh địa phương cho phụ nữ ở các khu tái định cư và hạ lưu của thủy điện A Vương nhằm giải quyết các vấn đề môi trường và phát triển bền vững.

9


DỰ ÁN NÂNG CAO NĂNG LỰC PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI CHO 06 ĐỊA PHƯƠNG MIỀN TRUNG - TÂY NGUYÊN Từ năm 2019, Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Xã hội với sự tài trợ của tổ chức Development Workshop France (DWF) đã tiến hành các cuộc khảo sát đánh giá năng lực, điều kiện và nhu cầu về Phòng chống thiên tai (PCTT) của các địa phương. Hoạt động được triển khai tại 06 địa phương là phường Thuận Lộc và xã Hải Dương (thị xã Hương Trà) của tỉnh Thừa Thiên Huế, phường An Mỹ (thành phố Tam Kỳ) và xã Đại Hồng (huyện Đại Lộc) tỉnh Quảng Nam, xã Hòa Phú và xã Ea Nuôl (huyện Buôn Đôn) tỉnh Đắk Lắk. Các địa phương này có điều kiện khí hậu đặc thù, thường xuyên chịu tác động do thiên tai gây ra như lũ lụt, hạn hán, sạt lở, bão, tố lốc. Sau hoạt động đánh giá nhận thức và nhu cầu, chúng tôi nhận thấy rằng người dân các cộng đồng thực sự mong muốn được bổ sung kiến thức, cập nhật thông tin, nâng cao nhận thức của mình trong lĩnh vực PCTT để tăng khả năng chống chịu và phục hồi. Kế hoạch PCTT được địa phương xây dựng hằng năm, và các hoạt động liên quan tại địa phương rất được quan tâm, chú trọng. Tuy nhiên, các kiến thức, kỹ năng và trang thiết bị của các địa phương vẫn còn hạn chế, gây nên những thiệt hại không đáng có khi thiên tai xảy ra. Dựa trên những nhu cầu từ hoạt động khảo sát ban đầu, phía dự án đã hỗ trợ 20 triệu đồng/ cộng đồng, tổng kinh phí hỗ trợ cho 06 cộng đồng là 120 triệu đồng nhằm giúp cộng đồng nâng cao năng lực, trang bị các trang thiết bị PCTT còn thiếu, chủ động trong ứng phó với thiên tai và BĐKH.

10


NĂNG LỰC PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI Theo đó các cộng đồng đã triển khai rất nhiều các hoạt động khác nhau. Các giải pháp mà các cộng đồng lựa chọn tập trung vào nâng cao nhận thức cho người dân như tập huấn cho cán bộ PCTT và trưởng thôn tại xã Hải Dương, tập huấn cứu hộ bằng thuyền trên sông của Phường Thuận Lộc (T.T.Huế), truyền thông về thiên tai tại xã Ea Nuôl (Đắk Lắk) và phường An Mỹ (Quảng Nam).

Ngoài ra, các cộng đồng còn tiến hành trang bị thêm các trang thiết bị ứng cứu như đóng ghe, mua máy cole chạy thuyền ở phường Thuận Lộc (T.T.Huế), mua áo phao, cưa tay, dây thừng, đèn pin, loa truyền thông… ở xã Hòa Phú và xã Ea Nuôl (Đắk Lắk), xã Hải Dương (T.T.Huế), phường An Mỹ (Quảng Nam), xây dựng quỹ PCTT hỗ trợ thiệt hại cho người dân tại xã Hòa Phú (Đắk Lắk)... Riêng cộng đồng xã Đại Hồng (Quảng Nam) đã lên kế hoạch chống sạt lở, bảo vệ tài sản, tính mạng và đất canh tác của người dân dọc theo hạ lưu sông Vu Gia – Thu Bồn, bằng cách trồng cây dọc khu vực bờ sông dài 3km của khu vực Đầu Dòm (xã Đại Hồng) vào tháng 11/2020.

11


Hỗ trợ 488 suất quà cho người lao động thu gom phế liệu

DỰ ÁN

Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Xã hội (CSRD) với sự tài trợ của Liên minh toàn cầu về các biện pháp thay thế đốt rác (GAIA) và Liên minh Không rác Việt Nam (VZWA) đã trao 488 suất quà cho người lao động làm nghề thu gom phế liệu sinh sống trên địa bàn thành phố Huế.

ĐỐI TƯỢNG CỦA HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ LÀ NHỮNG NGƯỜI THU GOM, THU PHẾ LIỆU Hoạt động diễn ra từ tháng 6-7/2020 tại 20/27 phường của thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Đối tượng hỗ trợ mà hoạt động hướng đến là người lao động thu mua, thu gom, nhặt và đại lý thu gom, thu mua ve chai, phế liệu đang sinh sống và làm việc tại thành phố Huế.

Mục đích của hoạt động nhằm nâng cao nhận thức, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, góp phần chung tay trong phòng, chống dịch bệnh đặc biệt là trong tình hình dịch COVID – 19 vẫn đang diễn ra. Các suất hỗ trợ bao gồm gạo, găng tay lao động, khẩu trang và kẹp gắp rác thải phục vụ cho hoạt động thu gom phế liệu của người lao động.

12


DỰ ÁN GIẢM Ô NHIỄM RÁC THẢI NHỰA BẰNG KIỂM TOÁN THƯƠNG HIỆU RÁC THẢI GIỚI THIỆU Trong bối cảnh khối lượng rác thải nhựa không ngừng tăng dẫn đến sự hủy hoại môi trường sống của con người và động vật, việc thực hiện giảm thiểu và đưa ra các giải pháp thay thế cho nhựa sử dụng một lần vẫn chưa được các công ty sản xuất nhựa quan tâm. Số bao bì nhựa được sản xuất và số sản phẩm nhựa dùng một lần của nhiều thương hiệu thải ra môi trường là con số lớn và tăng nhanh qua từng năm. Sản xuất có trách nhiệm nhằm cắt giảm lượng nhựa sử dụng một lần và thúc đẩy các giải pháp lâu dài cho cuộc khủng hoảng ô nhiễm nhựa, điều này có nghĩa là giải quyết ô nhiễm nhựa trong toàn bộ chuỗi giá trị nhựa, từ khai thác đến xử lý, tập trung vào phòng ngừa, giảm thiểu. Cần chứng minh số lượng nhựa mà các tập đoàn, công ty đã sản xuất cũng như thải loại trên thực tế để tăng tính chất bắt buộc trong việc đưa ra các giải pháp thu gom, xử lý với lượng rác thải nhựa đã thải ra môi trường.

ĐÃ ĐĂNG KÝ BẢN QUYỀN • CÔNG TY HẢI ĐĂNG • 2019

13


Bắt đầu từ năm 2016, một phong trào toàn cầu yêu cầu cắt giảm mạnh lượng nhựa và thúc đẩy các giải pháp lâu dài cho cuộc khủng hoảng ô nhiễm nhựa ra đời và có tên gọi là Break Free From Plastic (BFFP). Kiểm toán chất thải (tiếng Anh: Waste Audit) là công cụ quản lí môi trường với mục đích ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm ngay từ khâu sản xuất. Kiểm toán chất thải được coi là một trong những công cụ đắc lực trong kiểm soát ô nhiễm góp phần thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh của quốc gia.

HOẠT ĐỘNG CSRD là 1 trong số 197 tổ chức trên toàn thế giới đã thực hiện hoạt động kiểm toán thương hiệu rác thải đóng góp dữ liệu vào tổng dữ liệu của kiểm toán thương hiệu rác thải toàn cầu năm 2020 (Break Free From Plastic). Hoạt động diễn ra trong 2 ngày 14-15/10/2020, CSRD đã hợp tác với 10 người thu gom phế liệu, thực hiện phân loại nhựa, mục

14-15/10/2020

đích sử dụng, xác định thương hiệu sản xuất chúng và thống kê số lượng. Ngoài ra CSRD còn tìm hiểu nhiều vấn đề về nhựa từ kinh nghiệm của những người thu gom rác thải nhựa lâu năm – đóng góp vào số liệu thống kê toàn cầu của chương trình #BreakFreeFromPlastic2020.

14


KHẢO SÁT TÌM HIỂU VỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG XÃ ĐIỀN HƯƠNG - TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Trong những năm gần đây, vấn đề ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước luôn là chủ đề nóng đã và đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của toàn xã hội. Các nghiên cứu trong và ngoài nước đều cho thấy tình trạng xây dựng thủy điện, xây dựng các nhà máy nhiệt than với các khu công nghiệp phụ trợ và xả thải ra môi trường đã dẫn đến thu hẹp diện tích các hệ sinh thái tự nhiên, suy giảm đa dạng sinh học. Nhằm góp phần xây dựng định hướng nghiên cứu và hình thành các dự án phát triển cộng đồng trong thời gian tới, CSRD thực hiện một đợt khảo sát với 100 bảng hỏi ngắn tại xã Điền Hương, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.

100

Bảng hỏi ngắn

15


HOẠT ĐỘNG KHẢO SÁT Nội dung chính của nhằm tìm hiểu về sự nhận thức của cộng với năng lượng, môi chính sách liên quan.

khảo sát quan tâm, đồng đối trường và

Những kết quả này sẽ góp phần vào việc thực hiện định hướng phát triển năng lượng Việt Nam “Ưu tiên phát triển năng lượng nhanh và bền vững, đi trước một bước, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, bảo đảm quốc phòng, an ninh, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”.

Nghiên cứu này cũng là một hoạt động quan trọng nhằm góp phần vào việc vận động chính sách, cụ thể là Kế hoạch Phát triển Năng lượng 8 của Việt nam và thực hiện sứ mệnh bảo vệ sông ngòi và nguồn nước của Mạng lưới Sông ngòi Việt Nam.

16


DỰ ÁN QUYÊN GÓP, ỦNG HỘ CỘNG ĐỒNG BỊ LŨ LỤT Ở MIỀN TRUNG – VIỆT NAM

HOẠT ĐỘNG Bên cạnh các hoạt động dự án được thực hiện, thông qua trang fanpage LŨ LỤT MIỀN TRUNG, CSRD đã thực hiện các hoạt động kêu gọi, quyên góp, ủng hộ cho các cộng đồng bị lũ lụt nghiêm trong ở Miền Trung.

2 tháng

162.466.352 VND số tiền quyên góp được

17


HOẠT ĐỘNG CHÍNH

CSRD đã tổ chức quyên góp tiền mặt, các vật dụng sinh hoạt, áo quần, sách vớ… để gửi tới các cộng đồng này. Sau gần 2 tháng kêu gọi, CSRD đã nhận được 162.466.352đ (Một trăm sáu mươi hai triệu bốn trăm sáu mươi sáu ngàn ba trăm năm mươi hai đồng) cùng với các vật dụng khác của rất nhiều các tấm lòng hảo tâm từ khắp nơi gửi về. Hoạt động hỗ trợ sau đó đã được thực hiện ở tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Trị và Quảng Bình.

Các hoạt động với quy mô nhỏ nhưng phần nào chia sẻ những khó khăn mà người dân vùng lũ lụt đang đối mặt. Trong thời gian tới, CSRD vẫn sẽ tiếp tục thực hiện các hoạt động thiện nguyện này và mong muốn được hỗ trợ nhiều hơn các cộng đồng khó khăn khác.

18


TRANG THÔNG TIN CSRD

WEBSITE csrd.vn

FANPAGE Centre for Social Research and Development (CSRD)

Chúng tôi sử dụng trang web và trang fanpage để thông tin, truyền thông. Ở các trang thông tin có cả tiếng Anh và tiếng Việt, rất thuận tiện cho người đọc có thể tìm hiểu các thông tin, hoạt động và sự kiện được CSRD cập nhật thường xuyên.

19


ẤN PHẨM VÀ TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

01.

Tuyển tập Tranh và Bài viết từ 06 trường tham gia dự án Dự án: "Chương trình tái chế rác thải đô thị nhằm giảm thiểu ô nhiễm chất thải nhựa trong thành phố, trên sông và ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế". Xem thêm tại đây.

02.

Sổ tay Giảm thiểu – Phân loại – Tái chế rác thải Nhựa “Sổ tay Giảm thiểu – Phân loại – Tái chế rác thải nhựa” là ấn phẩm đầu tiên được thực hiện trong khuôn khổ dự án do CSRD tiến hành biên tập, in ấn và phát hành. Chúng tôi hy vọng cuốn Sổ tay này sẽ là một tài liệu hữu ích đối với các bạn học sinh, phía nhà trường và các bậc phụ huynh trong việc hướng dẫn thực hành giảm thiểu, phân loại và tái chế rác thải NHỰA.

03.

Xem thêm tại đây.

Mô hình đồng quản lý mặt nước tại hồ Lắk – tỉnh Đắk Lắk – kết quả và bài học kinh nghiệm Mô hình đồng quản lý trong nghề cá đã được áp dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới. Đây được xem là một phương pháp quản lý triển vọng hơn thay thế cho phương pháp quản lý tập trung kém hiệu quả. Phương pháp này thúc đẩy sự tự chủ trong quản lý và khai thác tài nguyên bền vững của cồng đồng thay vì phụ

04.

thuộc vào các giải pháp được đưa ra bởi các cơ quan quản lý. Xem thêm tại đây.

Mô hình Báo cáo nghiên cứu: Tác động của dự án thủy điện tới cộng đồng Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Xã hội (CSRD) đã nghiên cứu ảnh hưởng của các dự án thủy điện tới đời sống kinh tế xã hội và môi trường của các cộng đồng chịu ảnh hưởng của các dự án thủy điện ở Miền Trung và Tây Nguyên . Xem thêm tại đây.

20


SƠ ĐỒ TỔ CHỨC Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Xã hội (CSRD) hoạt động theo sự quản lý và điều hành của hệ thống quản lý chất lượng cao (QMS). CSRD cam kết tính minh bạch và trách nhiệm giải trình trong tất cả các công việc và hoạt động dự án trong đó bao gồm việc: đánh giá hoạt động dự án, kiểm toán tài chính hằng năm và đánh giá năng lực nhân viên. Đây là vấn đề rất được CSRD chú trọng và luôn tuân thủ trong nhiều năm qua.

21


CSRD

NHÀ TÀI TRỢ VÀ ĐỐI TÁC

Chúng tôi xin cảm ơn tất cả các đối tác và các nhà tài trợ đã đồng hành cùng chúng tôi trong năm 2020 vừa qua. Sự giúp đỡ và đồng hành của các bạn là một phần rất quan trọng trong suốt quá trình diễn ra các hoạt động, dự án và hướng đến mục tiêu vì sự phát triển vững mạnh của cộng đồng để thích ứng với điều kiện kinh tế và xã hội đang không ngừng thay đổi. Chúng tôi mong muốn được tiếp tục làm việc cùng các bạn trong năm 2021 và những năm tiếp theo.

XIN CHÂN THÀNH CÁM ƠN

Hãy cùng chúng tôi lớn mạnh.

22


KHUNG KỸ NĂNG CSRD TỪ 2008-2020

Chúng tôi làm việc để tạo ra sự khác biệt trong cuộc sống của người dân và cộng đồng, tạo ra sự thay đổi cũng như hướng đến một tương lai tốt đẹp hơn!

23


CHÂN THÀNH CÁM ƠN! CSRD


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.