Đánh giá tác động của các thủy điện trên sông Sré Pok

Page 1

CÂN BẰNG GIỚI ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC THỦY ĐIỆN TRÊN SÔNG SRÉPOK i năm 2016 Huế, tháng 12


CÂN BẰNG GIỚI ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC THỦY ĐIỆN TRÊN SÔNG SRÉPOK

Nhóm nghiên cứu TS. Nguyễn Quý Hạnh, SEIA (Trưởng nhóm) ThS. Phan Thị Ngọc Thúy, CSRD Nguyễn Thị Xuân Quỳnh, WARECODE, VRN Hoàng Thị Hoài Tâm, CSRD Phan Thăng Long , CSRD

ii


Lời cám ơn Nhóm nghiên cứu chân thành cám ơn người dân ở các cộng đồng địa phương ở Buôn Đôn bị tác động bởi các công trình thủy điện trên sông Srépok, đặc biệt là những phụ nữ và nam giới thôn Tân Phú (xã Ea Noul) và buôn Ea Mar và Trí A (xã Krong Na), đã dành thời gian tham gia, tích cực trong thảo luận và có những đề xuất quan trọng, bất chấp thời tiết mưa gió hoặc những thông báo mời họp gấp gáp, góp phần làm nên những phân tích và lập luận quan trọng của báo cáo này. Chúng tôi trân trọng cám ơn sự hỗ trợ chân thành và quý báu của lãnh đạo và cơ quan ban ngành huyện Buôn Đôn, đặc biệt cá nhân ông Phó Chủ tịch Huyện, đã giúp nhóm nghiên cứu trong nắm bắt các thông tin bao quát và chuyên ngành, cũng như có những định hướng đối tượng nghiên cứu thay đổi phù hợp, giúp tăng chất lượng của báo cáo. Xin chân thành cám ơn ông Chủ tịch UBND xã Ea Noul và ông Trưởng thôn Tân Phú đã giúp hỗ trợ tổ chức các buổi họp với người dân và tham gia nhiều ý kiến khẳng định trong buổi kiểm chứng thông tin. Xin chân thành cám ơn ban lãnh đạo xã Krong Na đã tạo điều kiện cho chúng tôi tiến hành các cuộc làm việc với người dân ở xã dù được thông tin trong thời gian ngắn. Nhóm nghiên cứu cũng xin gửi lời cám ơn đến lãnh đạo Công ty thủy điện Buôn Kốp và Nhà máy thủy điện Srépok 3 đã tiếp đón và cung cấp cho chúng tôi những thông tin liên quan đến qua trình xây dựng, quản lý và vận hành thủy điện Srépok 3. Mặc dù chúng tôi lấy làm rất tiếc rằng công ty đã không thể sắp xếp để cử cán bộ cũng tham gia nghiên cứu như mong muốn của chúng tôi theo thiết kế ban đầu của dự án, kết quả nghiên cứu này hy vọng được các công ty thủy điện liên quan sử dụng trong hoạch định hoạt động và xây dựng dự án thủy điện sau này theo hướng kinh doanh trách nhiệm: đánh giá tác động của thủy điện đến giới giúp ích rất nhiều cho những can thiệp phát triển như thủy điện với các bên liên quan khác nhau có các mục tiêu phát triển khác nhau. Cuối cùng, xin cám ơn đại diện Hội Phụ nữ tỉnh Đăk Lăk và các Phòng, ban của huyện Buôn Đôn đã tham gia như một thành viên thực thụ của nhóm nghiên cứu với những thế mạnh về hiểu biết về địa phương của mình. Sự tham gia của các anh chị không chỉ giúp nghiên cứu diễn ra suôn sẽ mà còn giúp chúng tôi có thể khẳng định rằng nghiên cứu này thực sự là một chuyến học tập hai chiều với các đối tác địa phương mà chúng tôi rất trân trọng và biết ơn.

iii


Mục lục Lời cám ơn ........................................................................................................ iii Mục lục .............................................................................................................. iv Tóm tắt kết quả đánh giá ................................................................................... v Từ viết tắt........................................................................................................... vi Bảng biểu.......................................................................................................... vii Phần 1: Tổng quan ........................................................................................... 1 1. Về đánh giá này ................................................................................... 2 2. Về địa bàn nghiên cứu ......................................................................... 3 3. Về phương pháp nghiên cứu .............................................................. 10 Phần 2: Đánh giá tác động giới của các thủy điện trên sông Srépok ........ 13 1. Hồ sơ cộng đồng ................................................................................ 14 2. Phân tích tác động .............................................................................. 25 3. Phân tích nhu cầu, nâng cao vị thế phụ nữ ........................................ 34 Phần 3: Kết luận và khuyến nghị.................................................................. 39 1. Một số kết luận chính......................................................................... 40 2. Các khuyến nghị ................................................................................ 42 3. Một số góp ý đối với bộ công cụ đánh giá giới của Oxfam .............. 44 Tài liệu tham khảo ........................................................................................... 48 Phụ lục 1: ........................................................................................................ 49

iv


Tóm tắt kết quả đánh giá Đánh giá này nằm trong một hợp phần thuộc dự án “Thí điểm đánh giá tác động về giới tại thủy điện A Lưới và thủy điện Srepók thuộc khu vực các nhánh sông 3S của miền Trung và Tây Nguyên Việt Nam” của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Xã hội (CSRD) do tổ chức Oxfam tài trợ. Đánh giá này là một trong những nỗ lực đầu tiên ở Việt Nam nhằm thúc đẩy thực hành đánh giá tác động giới trong phát triển thủy điện, sử dụng các công cụ được tham khảo chủ yếu từ “Balancing the scales: Using gender impact assessment in hydropower development” (Cân bằng tỉ lệ: Sử dụng đánh giá tác động giới trong phát triển thủy điện) của tổ chức Oxfam. Hơn là một sản phẩm cuối cùng, triển khai đánh giá này còn là một quá trình học tập với mong muốn tối đa hóa các bên liên quan khác nhau tham gia vào quá trình nghiên cứu, tăng cường hiểu biết và thúc đẩy thực hành. Địa bàn nghiên cứu là các cộng đồng bị tác động bởi các thủy điện Srepók 3,4,và 4A được xây dựng trên sông Srepók, thuộc huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk. Các cuộc thảo luận nhóm đã được tiến hành với sự tham gia của người dân từ khu tái định cư thủy điện Srepók 3 thuộc thôn Tân Phú, xã Ea Noul (phụ hệ) và các cộng đồng bị tác động bởi thủy điện Srepók 4 và 4A tại buôn Trí A (mẫu hệ) và Ea Mar (mẫu hệ có thay đổi), xã Krong Na. Kết quả đánh giá này khẳng định một lần nữa sự phân công lao động, vai trò, tác động và nhu cầu khác nhau giữa nam giới và phụ nữ trong lịch sử phát triển của các cộng đồng được nghiên cứu, và dưới tác động của phát triển thủy điện trên sông Srepók hiện nay làm cho người phụ nữ ngày càng khó khăn hơn nhiều trong cuộc sống kinh tế, sức khỏe và tinh thần, thậm chí ở các cộng đồng mẫu hệ. Nguyên nhân chính là do các dự án phát triển năng lượng này nghiêng về công nghệ, xây dựng các “phần cứng” trong khi ít tập trung giải quyết các vấn đề xã hội, ít huy động được sự tham gia của cộng đồng và chưa nhận thức đầy đủ vấn đề giới. Dựa trên các phân tích, phần cuối báo cáo đưa ra đưa ra một số khuyến nghị và góp ý đối với bộ công cụ đánh giá giới được sử dụng.

v


Từ viết tắt BHYT

Bảo hiểm y tế

CSRD

Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Xã hội

EVN

Tập đoàn Điện lực Việt Nam

NMTĐ

Nhà máy thủy điện

SEIA

Nhóm đánh giá tác động môi trường và xã hội, trực thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế

UBND

Úy ban nhân dân

VRN

Mạng lưới Sông ngòi Việt Nam

WARECOD

Trung tâm Bảo tồn và Phát triển Tài nguyên Nước

vi


Bảng biểu Hình 1: Bản đồ tỉnh Đăk Lăk và huyện Buôn Đôn ........................................... 4 Hình 2: Thủy điện bậc thang trên sông Srepók .................................................. 6 Hình 3: Một công trình công bị bỏ hoang và xuống cấp nghiêm trọng tại khu tái định cư Ea Pô .................................................................................. 7 Hình 4: Một góc khu tái định cư Thôn Tân Phú, Ea Noul ................................. 8 Hình 5: Một số hình ảnh về các cuộc thảo luận nhóm ..................................... 11 Hình 6: Hồ sơ sử dụng và kiểm soát nguồn tài nguyên thôn Trí A ................. 22 Hình 7: Một phụ nữ ở buôn Ea Mar phải thuê khoan lại giếng mới, sâu hơn, tốn nhiều tiền hơn vì giếng cũ đã cạn nước ..................................................... 28 Hình 8: Lễ hội đua voi ở Buôn Đôn ................................................................. 32 Hình 9: Công ty thủy điện hỗ trợ cộng đồng khi có đơn yêu cầu .................... 38 Hình 10: Sử dụng thang tỷ lệ trong phân tích phân công lao động ở thôn Tân Phú, Ea Noul ...................................................................................... 45 Hình 11 : Tâm trạng của cộng đồng qua các mốc phát triển/thay đổi chính ... 47 Bảng 1: Thông tin chi tiết về thảo luận nhóm ................................................. 12 Bảng 2: Phân tích phân công lao động trong hoạt động canh tác của người dân xã Krong Na ....................................................................................... 14 Bảng 3: Phân tích phân công lao động trong hoạt động tái sản xuất của người dân thôn Tân Phú ............................................................................... 15 Bảng 4: Phân tích phân công lao động trong các hoạt động chung của cộng đồng ở 3 thôn nghiên cứu................................................................... 17 Bảng 5: Hồ sơ hoạt động thôn Tân Phú, Ea Mar và Trí A............................... 18 Bảng 6: Hồ sơ sử dụng và kiểm soát nguồn tài nguyên thôn Tân Phú, Ea Mar và Trí A .............................................................................................. 20 Bảng 7: Phân tích thể chế buôn Ea Mar ........................................................... 23 Bảng 8: Khung phân tích tác động (tiêu cực) của thủy điện ............................ 26 Bảng 9: Phân tích nhu cầu thực tế và chiến lược ............................................. 35 Hộp 1: Những vấn đề liên quan đến thủy điện Srepók 4A chưa được giải quyết trên địa bàn xã Krong Na ......................................................... 33

vii


PHẦN 1: TỔNG QUAN

1


1. Về đánh giá này Đánh giá tác động giới trong phát triển thủy điện được các tổ chức quốc tế bao gồm Oxfam khuyến nghị chú ý không chỉ vì vai trò khác nhau về giới liên quan đến quản trị và tham gia sử dụng tài nguyên nước mà còn giúp các bên liên quan, nhất là các nhà đầu tư, những người xem phát triển thủy điện như là một hoạt động can thiệp phát triển, tăng hiệu quả về kinh tế và xã hội của các dự án thủy điện. Cùng với đánh giá tác động môi trường và đánh giá tác động xã hội, đánh giá tác động giới cung cấp cho các bên liên quan những cách hiểu, dự báo và kế hoạch giảm thiểu chi tiết và cụ thể hơn để phát triển và nâng cao vị thế của các cộng đồng bị ảnh hưởng, trong đó nhấn mạnh các nhóm dân tộc thiểu số và phụ nữ, những người ít được thấy và nghe trong các hoạch định về dự án phát triển nói chung và phát triển thủy điện nói riêng. Đánh giá này nằm trong một hợp phần thuộc dự án “Thí điểm đánh giá tác động về giới tại thủy điện A Lưới và thủy điện Srepók thuộc khu vực các nhánh sông 3S của miền Trung và Tây Nguyên Việt Nam” của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Xã hội (CSRD) do tổ chức Oxfam tài trợ. Mục tiêu tổng quát của dự án là nhằm hỗ trợ các công ty thủy điện và cơ quan nhà nước liên quan sẽ cân nhắc đến vai trò, tác động về Giới trong quá trình phát triển thủy điện ở khu vực dọc sông 3S tại các tỉnh miền Trung và Tây nguyên Việt Nam. Để đạt được mục tiêu chung đó, dự án cần phải đạt được 3 mục tiêu cụ thể như sau: 

Nhằm hiểu rõ hơn nữa tác động của thủy điện đến giới đối với sinh kế người dân địa phương tại các thủy điện;

Nhằm thúc đẩy các công ty thủy điện và cơ quan nhà nước quan tâm các vấn đề liên quan đến giới và lồng ghép giới vào quá trình ra quyết định;

Nhằm nâng cao năng lực cho cán bộ chuyên trách về giới hiện đang công tác tại Mạng lưới sông ngòi Việt Nam (VRN), hội phụ nữ địa phương các cấp, và các công ty thủy điện trên địa bàn khu vực miền Trung Việt Nam.

Đánh giá này là một trong những nỗ lực đầu tiên ở Việt Nam nhằm thúc đẩy thực hành đánh giá tác động giới trong phát triển thủy điện, sử dụng các công cụ được tham khảo chủ yếu từ “Balancing the scales: Using gender impact assessment in hydropower development” (Cân bằng tỉ lệ: Sử dụng đánh giá tác động giới trong phát triển thủy điện) của tổ chức Oxfam. Hơn là một sản phẩm cuối cùng, triển khai đánh giá này còn là một quá trình học tập với mong muốn tối đa hóa các bên liên quan khác nhau tham gia vào quá trình nghiên cứu, tăng cường hiểu biết và thúc đẩy thực hành. 2


Như là kết quả của một dự án thí điểm, bố cục báo cáo này, sau Phần 1 về tổng quan nghiên cứu, Phần 2 trình bày các kết quả về đánh giá tác động giới và Phần 3 về một số nhận xét về bộ công cụ đánh giá đã được sử dụng.

2. Về địa bàn nghiên cứu Địa bàn nghiên cứu là các cộng đồng bị tác động bởi các thủy điện được xây dựng trên sông Srepók, thuộc huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk. 2.1. Buôn Đôn Buôn Đôn là huyện biên giới được thành lập mới từ tháng 10 năm 1995 theo Nghị định số 61/CP của Chính phủ. Huyện có khoảng 46,7 km đường biên giới và tổng diện tích tự nhiên hơn 141.000 ha. Đây là một trong những điểm giao thương quan trọng của 3 nước Đông Dương trước đây. Buôn Đôn là tên mới đặt khi thành lập huyện mới; trước đó là Bản Đôn, theo tên gọi tiếng Lào (sắc dân chiếm đa số ở đây khi còn sơ khai) có nghĩa là "Làng Đảo", một ngôi làng được xây dựng trên một ốc đảo của sông Srepók hùng vĩ, con sông lớn thứ hai của đại ngàn Tây Nguyên. Buôn Đôn nằm trên diện tích hạ nguồn lưu vực của hệ thống sông Srepók (chảy cắt ngang huyện, theo hướng Đông Nam - Tây Bắc, sang đất Campuchia để góp nước vào sông Mêkông) với trữ lượng mặt nước lớn nhưng phân bố không đều và mạng lưới sông suối tương đối cao (xem Hình 1). Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, đặc trưng cho khí hậu của vùng cao nguyên Nam Trung Bộ, mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô, mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến hết tháng 10 tập trung tới 93,5% lượng mưa của cả năm, mùa khô từ tháng 11 đến hết tháng 3 năm sau1. Buôn Đôn có nhiều tài nguyên thiên nhiên đặc biệt là hệ sinh thái rừng. Vườn Quốc gia Yook Đôn nằm trên địa phận 2 huyện Ea Súp và Buôn Đôn giáp biên giới Campuchia. Vườn Quốc gia Yook Đôn lớn nhất nước, với tổng diện tích 115.545 ha, có hệ động thực vật phong phú nhiều động thực vật quý hiếm có giá trị kinh tế cao, không những phong phú đa dạng mà còn rất đặc trưng cho hệ động thực vật Đông Nam Á.

1

Theo Báo cáo của huyện, trong 7 tháng đầu năm 2016, thời tiết không thuận lợi, nắng nóng kéo dài, làm hơn 6.030 ha cây trồng (lúa nước, hoa màu, cà phê, tiêu, cây ăn quả...) bị giảm năng suất, sản lượng; đồng thời, xảy ra tình trạng thiếu nước sinh hoạt cho nhân dân. UBND huyện đã chỉ đạo các ngành chức năng khoan 19 giếng và sửa chữa, thay thế một số phụ kiện hư hỏng tại 04 điểm cấp nước tập trung, hỗ trợ tiền điện, mua dầu chống hạn để phục vụ nước sinh hoạt tại xã Ea Nuôl, Ea Wer, Tân Hòa, Ea Bar, Krông Na với kinh phí 2.200 triệu đồng. UBND tỉnh đã hỗ trợ cho huyện với kinh phí trên 5.400 triệu đồng để khắc phục thiệt hại hạn hán cho nhân dân.

3


Hình 1: Bản đồ tỉnh Đăk Lăk và huyện Buôn Đôn

Đây cũng là vùng đất có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống lâu đời như Ê-đê, M’nông. Mỗi dân tộc đều có một bản sắc văn hóa riêng tạo nên sự đa dạng phong phú về văn hóa, vừa mang đặc điểm văn hóa chung của văn hóa Tây Nguyên. Đến nay Buôn Đôn còn lưu giữ được nhiều lễ hội truyền thống như lễ cúng bến nước, hội lửa, hội cồng chiêng. Các ngành nghề truyền thống độc đáo của đồng bào các dân tộc Tây nguyên được duy trì như nghề tạc tượng, nhà mồ, nghề dệt thổ cẩm và đặc biệt là nghề săn bắt và thuần dưỡng voi rừng. Vùng đất phía Nam của huyện trước năm 1975 với chính sách kinh tế mới của nhà nước và sức hút của vùng đất mới, người Kinh ở vùng đồng bằng Miền Trung và Miền Bắc đã kéo đến sinh cơ lập nghiệp ngày càng đông trên địa bàn toàn huyện và sống xen kẽ cùng các dân tộc khác. Đến những năm 80 của thế kỷ trước, một làn sóng chuyển cư khá lớn của các dân tộc miền núi phía Bắc như Tày, Nùng, Dao vào Tây Nguyên tìm vùng đất mới sinh sống mà Buôn Đôn cũng là điểm đến. Phát huy ưu thế về cảnh quan tự nhiên sinh thái và đặc trưng văn hóa dân tộc thiểu số, du lịch của huyện ngày càng thu hút được nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan nghiên cứu và học tập. 4


Tuy vậy, huyện cũng còn gặp nhiều khó khăn về kinh tế. Cơ cấu kinh tế còn mang nặng tính thuần nông, sản xuất hàng hoá phát triển chưa đủ mạnh và luôn chịu ảnh hưởng chi phối bởi giá cả nông sản biến động của thị trường. Tổng số hộ nghèo, hộ cận nghèo: 7.712 hộ với 31.487 khẩu, chiếm 49,97%; trong đó: Hộ nghèo: 6.448 hộ với 25.960 khẩu, chiếm 41,78%; hộ cận nghèo: 1.264 hộ với 5.527 khẩu (Báo cáo tháng 7/2016 của UBND huyện Buôn Đôn). Huyện ưu tiên thực hiện tốt các chương trình, dự án hỗ trợ trực tiếp cho các đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo như: Chương trình 102, Chương trình 135, Chương trình 167, cấp thẻ bảo hiểm y tế, cứu đói kịp thời trong dịp Tết Nguyên đán, giáp hạt, từng bước nâng cao mức sống, góp phần xóa đói, giảm nghèo. 2.2. Các công trình thủy điện trên sông Srepók tập trung nghiên cứu Sông Srepók dài 406 km với 126 km chảy qua lãnh thổ Việt Nam. Trên dòng Srepók hiện nay có tới 10 công trình thủy điện với tổng công suất khoảng 870 MW: Đray H’linh 0,1,2,3, Srepók 3,4,4A, Buôn Kuôp, Buôn Tua Srah, và Đrang Phốk (đang hoàn thiện đánh giá tác động môi trường) (xem Hình 2). Thủy điện chặn dòng đã làm cho hơn 20 km đoạn sông Srepók chảy qua huyện Buôn Đôn cạn khô đáy2. Trước sự phát triển thủy điện ồ ạt như vậy, thảm họa tủy điện được cảnh báo: “Hiện nay, chúng ta cho phép xây các nhà máy thủy điện một cách ồ ạt mà quên không giao cho họ quản lý lưu vực. Rừng quanh các dòng sông bị xóa trắng, nếu xảy ra lũ lụt lớn, sẽ không có rừng để điều tiết, nước sẽ ồ ạt đổ về các dingf sông. Điều này cực kỳ nguy hiểm, không chỉ ảnh hưởng đến công trình mà đe dọa tính mạng của người dân vùng hà lưu. Cứ đà này, e rằng chúng ta sẽ phải hứng chịu thảm họa từ thủy điện”3.

2

Đọc thêm “Cơn khát dưới chân hồ đập thủy điện”, Vietnamnet, ngày 17/4/2016, http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/con-khat-duoi-chan-ho-dap-thuy-dien-299066.html 3 Theo “Sêrêpốk oằn mình vì thủy điện”, Người lao động, ngày 10/12/2012, http://nld.com.vn/ban-doc/serepok-oan-minh-vi-thuy-dien-20121210111729337.htm

5


Phạm vi nghiên cứu của giá này tập trung vào các đồng bị tác động bởi ba trình thủy điện trên Srepók, đó là: Srepók 3, 4A.

đánh Hình 2: Thủy điện bậc thang trên sông Srepók cộng công sông 4 và

Công trình thuỷ điện Srepók 3 có công suất lắp máy 220 MW đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư tại văn bản số 1225/TTg-CN ngày 25/8/2005, được UBND tỉnh Đăk Lăk thoả thuận đầu tư tại văn bản số 1065/CV-UBND ngày 18/05/2004 và được Tập đoàn điện lực Việt Nam quyết định đầu tư xây dựng tại Quyết định số 565/2005/QĐ-EVN-HĐQT ngày 07/10/2005. Với tổng vốn đầu tư hơn 4.600 tỷ đồng, sau khi đưa vào vận hành, mỗi năm, công trình thuỷ điện lớn thứ 2 trên hệ thống bậc thang thuỷ điện sông Srepók này (sau Thuỷ điện Buôn Kuốp 280MW) cung cấp lưới điện quốc gia hơn 1 tỷ Kwh. Tiến độ thi công công trình thuỷ điện Srepók 3 như sau: - Ngày 24/12/2005: khởi công - Ngày 25/06/2010: tổ máy số 1 hoà lưới điện quốc gia - Ngày 24/09/2010: tổ máy số 2 hoà lưới điện quốc gia Công ty Thủy điện Buôn Kuốp (EVNHPC BUON KUOP) được thành lập tại Quyết định số 304/QĐ-EVN ngày 09 tháng 6 năm 2009 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), có nhiệm vụ tổ chức quản lý vận hành các nhà máy thủy điện trên sông Srêpôk thuộc địa bàn các tỉnh Đăk Lăk và Đăk Nông, gồm: NMTĐ Buôn Tua Srah (2x43MW), NMTĐ Buôn Kuốp (2×140MW) và NMTĐ Srêpôk 3 (2×110MW) với tổng điện lượng trung bình hằng năm vào khoảng 2,66 tỷ kWh. Công ty Thủy điện Buôn Kuốp trở thành đơn vị trực 6


thuộc Tổng công ty Phát điện 3 theo quyết định số 3025/QĐ-BCT ngày 01 tháng 6 năm 2012 của Bộ Công Thương. Hai khu tái định cư tập trung do thuỷ điện Srepók 3 được xây dựng trên hai tỉnh Đăk Nông và Đăk Lăk. Về khu tái định cư ở xã Ea Pô, huyện Cư Jút, tỉnh Đăk Nông: Tái định cư của Srepok 3 vào khu này là 70 hộ. Từ năm 2007 kê khai, thu hồi. Năm 20092010 triển khai tái định cư. Tuy nhiên chỉ 7 hộ được xây dựng và định cư hiện nay, 20 hộ được cấp sổ đỏ. Tại khu tái định cư, cơ sở hạ tầng, gồm nhà cộng đồng, trường học, điện nước được xây dựng và lắp đặt đầy đủ. Trên thực tế, người dân nhận đất nhưng để im, rồi đi nơi Hình 3: Một công trình công bị bỏ hoang và xuống khác để kiếm kế sinh cấp nghiêm trọng tại khu tái định cư Ea Pô nhai. Vùng tái định cư được chọn theo cách thức “chấm điểm” trên bản đồ, là vùng đất trũng, không canh tác được. Xã không được tham gia trong quá trình thiết kế và xây dựng khu tái định cư. Dự án này được thực hiện theo áp giá nhà nước đền bù. Kết quả là các công trình công bị bỏ hoang và xuống cấp nghiêm trọng4 (xem Hình 3). Về khu tái định cư ở xã Ea Noul và Tân Hòa, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk: UBND tỉnh Đăk Lăk đã có công văn số 566/UBND-NLN ngày 06/3/2006 và công văn số 3636/UBND-NLN ngày 30/1/2006 về việc thoả thuận Quy định bồi thường, hỗ trợ tái định cư và quy hoạch chi tiết khu tái định cư, định canh công trình thuỷ điện Srepók 3. Công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng và tái định cư, định canh trên địa bàn huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk cơ bản đã hoàn thành. Diện tích đã được phê duyệt phương án đền bù giải phóng mặt bằng là 1.180 ha, trong đó diện tích ảnh hưởng lòng hồ: 834ha, diện tích còn 4

Xem thêm “Khu tái định cư thủy điện Sêrêpốk 3 : Lãng phí kinh phí xây dựng vì dân không đến ở”, Đăk Nông Online, ngày 15/05/2013, http://www.baodaknong.org.vn/tintuc/khu-tai-dinh-cu-thuy-dien-serepok-3-lang-phi-kinh-phi-xay-dung-vi-dan-khong-den-o23527.html

7


lại thuộc các hạng mục: công trình chính phụ trợ, giao thông, đường dây điện và trạm biến áp, tái định canh, định cư. 44 hộ dân đã được tái định cư, trong đó có 18 hộ bố trí tái định cư tại chỗ và 26 hộ được bố trí vào khu tái định cư và 60 hộ được tái định canh (xem Hình 4). Hình 4: Một góc khu tái định cư Thôn Tân Phú, Ea Noul

Thủy điện Srepók 45: Được sự chấp thuận của Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công thương) và Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển điện Đại Hải đã đầu tư nghiên cứu dự án thủy điện Srepók 4, hoàn thành dự án đầu tư trình Bộ Công nghiệp thông qua thiết kế cơ sở vào tháng 11 năm 2006. Ngày 13/4/2007, UBND tỉnh Đăk Lăk đã cấp giấy phép Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển điện Đại Hải triển khai xây dựng Nhà máy thủy điện Srepók 4. Tháng 5/2007, Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển điện Đại Hải đã thành lập Ban Quản lý dự án thủy điện Srepók 4 có trụ sở tại thành phố Buôn Ma Thuột để quản lý đầu tư xây dựng dự án này. Dự án thuỷ điện Srepók 4 là bậc thang cuối cùng trên sông Srepók theo quy hoạch được Bộ Công nghiệp phê duyệt, nằm tại xã Eawer, xã Tân Hòa, huyện Buôn Đôn thuộc tỉnh Đăk Lăk và xã Ea Pô, huyện Cư Jút thuộc tỉnh Đawk Nông. Với nhiệm vụ chủ yếu là điều tiết dòng chảy mùa kiệt cho hạ lưu trên đất bạn Campuchia với lưu lượng tối thiểu là 133 m3/giây và phát điện năng lên lưới điện quốc gia, đây là một dự án được đánh giá là rất khó khăn khi đầu tư vì nhiệm vụ điều tiết nước cho hạ lưu chảy vào nước bạn. Diện tích đất chiếm đất vĩnh viễn của dự án dự kiến là 556,72 ha, trong đó huyện Buôn Đôn là 447,87 ha, huyện Cư Jút là 108,85 ha. Tiến độ thực hiện: chính thức khởi công xây dựng dự án vào tháng 2 năm 2008 và hoàn thành vào tháng 10 năm 2010, vận hành ổn định vào năm 2011. Thông tin chủ yếu được lấy từ Trang thông tin của Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển điện Đại Hải. Nguồn: http://diendaihai.com/news/detail/du-an-nha-may-thuy-dien-Srepok4-68.html 5

8


Với công suất 80 MW (2 tổ máy 40MW), dung tích toàn bộ hồ chứa là 31 triệu m3, diện tích mặt hồ khoảng 375 ha, nhà máy thủy điện Srepók 4 phát lên lưới điện quốc gia khoảng 336 triệu kwh mỗi năm khi đưa vào vận hành. Thủy điện Srepók 4A: Nhà máy thuỷ điện Srepók 4A do Công ty cổ phần thuỷ điện Buôn Đôn làm chủ đầu tư với 2 tổ máy, công suất 64MW/năm. Tổng mức đầu tư là 1.876,739 tỷ đồng, trong đó vốn góp là 335 tỷ đồng, còn lại là vốn vay các tổ chức tín dụng. Chủ đầu tư trực tiếp quản lý thực hiện dự án. Nhà máy đi vào vận hành phát điện từ năm 2014. Không ngăn sông làm hồ chứa, dự án thủy điện Srepók 4A đã đào kênh dẫn nước dài 10km từ sau nhà máy thủy điện Srepók 4 và 3km kênh xả đưa nước trở lại sông Srepók. Khi làm kênh thu nước phát điện, dự án xây dựng đã làm cống xả ngay đầu kênh với lưu lượng được các cấp phê duyệt là 8,23m3/s nhưng vẫn làm cho 20km sông Srepók đoạn sông từ sau đập thuỷ điện Srepók 4 đến Trạm thuỷ văn Buôn Đôn bị thiếu hụt nước vào mùa khô. Thực hiện Quyết định số 1201/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về quy trình vận hành liên hồ thủy điện trên sông Srepók, Công ty cổ phần thuỷ điện Buôn Đôn đã xây dựng thêm cống xả và đảm bảo khi phát điện lưu lượng xả nước tại đầu kênh dẫn là 27m3/s (từ ngày 15/8/2015)6. Diện tích đất sự dụng gồm 400,3 ha, tại các xã Ea Wer, Ea Huar và Krông Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk. Tính đến tháng 9/2015, số hộ phải bồi thường, hỗ trợ là 294 hộ, trong đó đã có 292 hộ nhận tiền bồi thường hỗ trợ tương ứng với tổng diện tích đã thu hồi 209,48ha, còn 02 hộ chưa nhận tiền, tương ứng với diện tích 4,48 ha. 2.3. Địa bàn nghiên cứu chính: 2 xã Ea Noul và Krong Na Tại xã Ea Nuol, nghiên cứu thực hiện tại khu tái định cư của thôn Tân Phú, gồm 44 hộ chịu tác động của thủy điện Srepok 3. Các hộ này chủ yếu từ miền Bắc di cư vào khu vực này từ năm 1994-1995, chủ yếu là người Kinh (Kinh 26, Tày 7, Nùng 6, Cao Lan 1, Ngái 1, Ê Đê 1, Lào 1, Mường 1), sinh sống theo chế độ phụ hệ. Hiện nay, ruộng rẫy của các hộ này nằm tại thôn Tân Hòa. Tại xã Krong Na, nghiên cứu thực hiện tại 2 buôn Ea Mar và Trí A, là hai buôn theo chế độ mẫu hệ, chủ yếu người M’Nông và Ê Đê, là những người bản địa, sinh sống tại địa phương qua nhiều thế hệ. Buôn Ea Mar có tỉ lệ hộ nghèo là 46% còn tỉ lệ này tại buôn Trí A là gần 50%. Hai buôn nằm ở hạ lưu 6

Nguồn: “Nhà máy thủy điện Srêpôk 4A: Sản xuất đi đôi với bảo vệ môi trường”, Tài nguyên và Môi trường, ngày 12/11/2015, http://baotainguyenmoitruong.vn/moi-truong-vaphat-trien/201511/nha-may-thuy-dien-srepok-4a-san-xuat-di-doi-voi-bao-ve-moi-truong2641104/

9


thủy điện Srepok 4 và 4A, cách nhà máy thủy điện khoảng 2 km, và bị ảnh hưởng nhiều bởi việc nổ mìn xây dựng của dự án thủy điện. Buôn Trí A nổi tiếng với khu du lịch sinh thái Bản Đôn hoang sơ và huyền thoại.

3. Về phương pháp nghiên cứu 3.1. Quá trình học tập Nghiên cứu này được thực hiện được thiết kế dựa trên kết quả của chuyến tiền thực điện từ ngày 7 đến 8/6/2016 chuẩn bị cho nghiên cứu đánh giá tác động giới của thủy điện Srepók 3 thông qua kết nối và làm việc với đại diện lãnh đạo Công ty thủy điện Buôn Kuốp, đại diện UBND xã Ea Pô (huyện Cư Jút, tỉnh Đăk Nông), xã Ea Nuôl và xã Tân Hòa (huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk), tham quan Nhà máy thủy điện Srepók, nghiên cứu nhanh đời sống ở các khu tái định cư và phỏng vấn một số người dân. Mặc dù lãnh đạo công ty thủy điện Buôn Kuốp khẳng định Công ty không tham gia dự án như đã có thư trả lời CSRD trước đây, do không sắp xếp được nhân sự với khối lượng công việc kỹ thuật lớn, và đây cũng không phải là yêu cầu bắt buộc từ EVN7, tuy vậy dự án tiếp tục giữ các kênh thông tin với công ty về nghiên cứu thủy điện và phát triển. Báo cáo tiền thực địa khuyến nghị nghiên cứu tập trung vào khu tái định cư cư ở xã Ea Noul và Tân Hòa vì khu tái định cư xã Ea Pô và nhóm tự định cư khó có thể tập hợp cho nghiên cứu, tuy vậy cũng lưu ý đến việc cần đánh giá tác động giới với sự không đồng nhất về nhóm bị tác động bởi thủy điện. Sau buổi làm việc đầu tiên với lãnh đạo huyện Buôn Đôn sáng ngày 24/8/2016, nhóm nghiên cứu đã họp bàn và quyết định mở rộng địa bàn nghiên cứu đến xã Krong Na là vùng đồng bào dân tộc thiểu số M’Nông và Ê Đê sống qua nhiều thế hệ theo chế độ mẫu hệ, và hiện đang chịu tác động của thủy điện Srepók 4 và 4A. Thêm nữa, 2 buôn Ea Mar và Trí A được lựa chọn nghiên cứu có thể cho những so sánh thú vị, vì buôn Ea Mar sống tương đối gần gũi với người Kinh (vốn theo chế độ phụ hệ) hơn, trong khi thôn Trí A duy trì hầu hết cấu trúc văn hóa và lối sống riêng biệt hơn. Mặc dù quyết định trong thời gian gấp, nhưng được sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, việc chuẩn bị cho phỏng vấn nhóm với các cộng đồng được diễn ra tương đối hiệu quả. 7

Công ty nhấn mạnh Công ty chịu trách nhiệm tiếp quản và vận hành kỹ thuật, việc giải phóng mặt bằng và đền bù do Ban quản lý dự án và địa phương thực hiện, công tác hậu tái định cư do địa phương quản lý và thực hiện. Công ty vẫn tiếp tục hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động của địa phương khi có yêu cầu: như kết nghĩa với địa phương (theo chỉ đạo của huyện ủy), hỗ trợ lắp điện chiếu sáng thôn, hỗ trợ kinh phí khoan giếng v.v. Về vấn đề giới, Công ty có Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ của Công ty, hiện tại có 35/250 nhân viên là nữ giới.

10


Quá trình học tập của nhóm nghiên cứu còn thể hiện ở việc bao gồm nhiều thành viên từ các tổ chức khác nhau như Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Xã hội (CSRD), Nhóm đánh giá tác động môi trường và xã hội (SEIA), Mạng lưới Sông ngòi Việt Nam (VRN) cùng với đại diện từ Hội Phụ nữ tỉnh, Phòng Lao động và Văn phòng UBND huyện Buôn Đôn. Thông qua quá trình làm việc với nhau, các thành viên nhóm không chỉ được trao các cơ hội để hiểu rõ thêm các công cụ nghiên cứu sử dung, điều hành một số phiên thảo luận, mà còn trao đổi 3.2. Công cụ, phương pháp, chọn mẫu, tiếp cận Công cụ: Nghiên cứu này được thực hiện dựa trên sự áp dụng bộ 6 công cụ do Oxfam đề xuất trong “Balancing the scales: Using gender impact assessment in hydropower development” (Cân bằng tỉ lệ: Sử dụng đánh giá tác động giới trong phát triển thủy điện) (xem tóm tắt Phụ lục 1). Phương pháp: Ngoài một số phỏng vấn và trao đổi với lãnh đạo công ty thủy điện, lãnh đạo UBND huyện và xã cũng như nói chuyện phi chính thức với một số người dân, phương pháp nghiên cứu chủ yếu là thảo luận nhóm (xem Hình 5). Trong điều kiện tối ưu, 6 công cụ cần được triển khai với sự tham gia tích cực của các nhóm trong vòng 1 ngày làm việc. Trên thực tế, sự trở lại của người dân ở phiên thảo luận sau có xu hướng giảm, chưa kể sự tập trung trả lời và chia sẻ các vấn đề cần nghiên cứu chi tiết thường mất sự tập trung và quan tâm của người dân vốn quen với lịch thường nhật của họ, các thảo luận nhóm của chúng tôi được điều chỉnh thực hiện trong vòng 1 buổi kéo dài thêm 1 ít. Hình 5: Một số hình ảnh về các cuộc thảo luận nhóm

11


Tất cả các thông tin thu thập được phân tích nhanh và trình bày với đại diện chính quyền và người dân địa phương ngay cuối đợt nghiên cứu. Nhiều thông tin được bổ sung và hiệu chỉnh phù hợp tại buổi kiểm chứng thông tin này. Báo cáo được cập nhật qua các hội thảo với các bên liên quan được tổ chức tại Đăk Lawawk và Hà Nội tháng 11/2016. Chọn mẫu: Tổng cộng có 5 thảo luận nhóm được thực hiện với 49 người tham dự, trong đó có 30 nữ (xem Bảng 1). Ngoài một thảo luận nhóm với các đại diện các cơ quan ban ngành của huyện, 4 nhóm còn lại được thực hiện với người dân ở 3 thôn: thôn Tân Phú (xã Ea Nuol) (2), thôn Ea Mar (1) và thôn Trí A (1) (xã Krong Na). Bảng 1: Thông tin chi tiết về thảo luận nhóm Ngày

Địa điểm/đặc điểm

Nhóm (số lượng: giới)

1

24/8/2016

Huyện Buôn Đôn/ quản lý các ban ngành

Nhóm chung (7: 4 nữ, 3 nam)

2

24/8/2016

Thôn Tân Phú/người dân

Nhóm nữ (11)

3

24/8/2016

Thôn Tân Phú/ người dân

Nhóm nam (10)

4

25/8/2016

Thôn Ea Ma/ người dân

Nhóm chung (12: 8 nữ, 4 nam)

5

25/8/2016

Thôn Trí A/ người dân

Nhóm chung (9: 7 nữ, 2 nam)

STT

Phương thức tiếp cận: Đánh giá tác động giới được khuyến nghị thực hiện từ những khâu đầu tiên của thiết kế dự án thủy điện mặc dù nó có thể được thực hiện ở tất cả các khâu của vòng đời dự án. Đánh giá tác động giới này được thực hiện trên sự đối chiếu nhiều dự án và các vùng bị tác động có các đặc điểm phát triển kinh tế xã hội và giới khác nhau. Thêm nữa, đánh giá được thực hiện sau một thời gian khá dài khi các dự án thủy điện đã triển khai, vận hành và tái định cư đã ổn định hóa, nên cần xem xét những đề xuất và kế hoạch cụ thể và thực tế tiếp theo có lợi cho các cộng đồng bị ảnh hưởng trong ngắn hạn và dài hạn. 12


PHẦN 2: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG GIỚI CỦA CÁC CÔNG TRÌNH THỦY ĐIỆN TRÊN SÔNG SRÉPOK

13


1. Hồ sơ cộng đồng 1.1. Hồ sơ hoạt động Về hoạt động sản xuất, hoạt động trồng trọt và chăn nuôi là những hoạt động chính ở cả 3 thôn nghiên cứu. Tại Tân Phú, làm bắp, mỳ (sắn), đậu, xả, cà phê, tiêu. Nổi lên gần đây là cam quýt, nhưng không nhiều hộ trồng vì không có kỹ thuật do một số người miền Tây lên thuê đất làm. Tiêu khó chăm sóc, trồng xen canh với cà phê, mới trồng gần đây. Từ ngày nhận đất đã bắt đầu trồng mỳ. Về điều kiện canh tác, trước khi tái định cư, đất tốt người dân có thể trồng điều, tiêu, mía. Đất xấu nên chủ yếu trồng cây ngắn ngày và phải đi làm xa hơn. Nhóm nam cho rằng phụ nữ vất vả hơn (60%) trong khi phụ nữ cho rằng 50% -50% trong phân công lao động nam-nữ trong trồng trọt. Trong khi đó, ở Krong Na, lúa và hoa màu được canh tác qua nhiều thế hệ với sự cân bằng vai trò của nam và nữ, tuy nhiên các công việc nặng do nam làm nên tỷ lệ có thể nghiêng về nam 60% (xem thêm Bảng 2). Bảng 2: Phân tích phân công lao động trong hoạt động canh tác của người dân xã Krong Na Các hoạt động

Nữ giới

Nam giới

Địa điểm

 Trồng lúa: bình quân 5 sào/hộ

Xạ lúa, gặt, làm cỏ, bón phân, xay xát, phơi.

Cày bừa, phun thuốc, mang vác, đắp bờ.

60%

40%

Gần nhất 1km, xa 20km, di chuyển bằng xe máy

Làm cỏ.

Làm đất, phun thuốc.

 Trồng bắp, mè, đậu, mỳ: bình quân 1ha/hộ

40%

60%

Thời gian

Gần nhất Sáng đi tối 5km, xa nhất về, mang 50km. theo cơm trưa

Về hoạt động chăn nuôi, có một sự thay đổi lớn về đối tượng nuôi ở thôn Tân Phú: từ nuôi trâu bò, heo sang nuôi gà vì không có không gian chăn nuôi. Trong khi đó, ở người dân ở thôn Krong Na tiếp tục chăn nuôi mô hình truyền thống các loại heo, gà vịt, trâu, bò. Phụ nữ giữ vai trò chính yếu trong các hoạt động chăn nuôi, bao gồm chăn thả. Một sự thay đổi về cơ cấu loại hình sản xuất ở thôn Tân Phú sau tái định cư là làm thuê cho gia đình khác. Phụ nữ làm cỏ, nam giới làm phụ vữa.Hiện nay làm thuê tăng nhiều so với trước. Trước kia có điều, mía nhưng do hiện tại ít 14


đất nên không làm được nữa. Trước kia không nợ nhưng hiện nay 100% các hộ gia đình nợ ngân hàng do cấn vốn đầu tư và tái sản xuất cần thời gian mới cho thu hoạch. Cả nam và nữ đều làm nhưng công việc khác nhau và tiền công cũng khác nhau do tính chất và độ nặng nhọc của công việc khác nhau. Trong khi đó, các hoạt động kinh tế khác của các hộ ở Krong Na còn gắn với các nguồn tài nguyên rừng và nước nơi họ sinh sống, như khai thác lâm sản phi gỗ (măng, củi, thảo dược), đánh cá. Các hoạt động này nam giới đảm nhận chính, có sự hỗ trợ của phụ nữ (30%). Trong khi đó, hoạt động bán hàng tạp hóa, bán hàng cho khách du lịch hay thu lượm phân bò bán cho người trồng cà phê lại do phụ nữ thực hiện 100%. “Trước đây, khi sông Srepók còn nước bát ngát, người dân đánh bắt cá, sinh hoạt bình thường. Nay không còn đánh bắt cá trên sông, nguồn nước sông không còn, nước cạn, không sản xuất được. Trước đây sản xuất lúa 2 vụ nhưng bây giờ không đủ nước để làm 2 vụ.” Về hoạt động tái sản xuất, phân công lao động giữa nam và nữ ở thôn Tân Phú như trình bày ở Bảng 3, cho thấy sự tương đối thống nhất ý kiến giữa 2 nhóm khảo sát riêng, rằng trong khi phụ nữ vẫn đảm nhận chính các công việc chăm sóc gia đình, vai trò của người nam giới ngày càng được phát huy, thậm chí là đi chợ và nấu ăn cho cả nhà. Bảng 3: Phân tích phân công lao động trong hoạt động tái sản xuất của người dân thôn Tân Phú Hoạt động tái sản xuất (chăm lo gia đình):

Ý kiến nhóm nữ Nữ

Nam

Nữ

Nam

 Chăm sóc trẻ nhỏ, người già

80%

20%

90%

10%

 Nấu ăn cho gia đình (Nội trợ phụ nữ 50%, nam giới 50%. Đi chợ phụ nữ 70%, nam giới 30%. Do nam giới đi được xe máy nên chủ động đi chợ, đưa đón trẻ em đi học)  Dạy trẻ học bài, phụ nữ 50%, nam giới 50%, ai biết chữ thì phụ trách dạy dỗ trẻ em.

50%

50%

50%

50%

15

Ý kiến nhóm nam


 Chăm sóc sức khỏe gia đình (nếu nhẹ, ở nhà hai vợ chồng cùng chăm sóc, nếu phải đi bệnh viện 50%50%)

60%

40%

50%

50%

 Giặt áo quần, lấy nước, vệ sinh nhà cửa.... (Nước khoan do thủy điện không dùng được cho ăn uống, chỉ tắm giặt. 5000 đồng/ 2 can 30 lít, nam giới đi chở. 2 ngày đi lấy 1 lần, cách nhà 1km. Trước kia không cần đi lấy nước do có giếng đào).

80%

20%

70%

30%

Trong các gia đình mẫu hệ ở buôn Trí A, Krong Na, 95-100% việc chăm sóc gia đình do phụ nữ thực hiện. Việc dạy dỗ trẻ em cũng chủ yếu do phụ nữ phụ trách do nam giới không có thời gian. Đối với những gia đình là người bản địa theo mấu hệ sống xen với người Kinh như ở thôn Ea Mar, Krong Na thì người dân cho rằng phân chia lao đông đã “tiến bộ” hơn. Trước đây việc gì cũng phụ nữ, việc nặng cũng phụ nữ. Đối với các hoạt động cộng đồng, xã hội, ở Tân Phú xu hướng bình đẳng giữa nam và nữ trong phân công tham gia là tương đối rõ ràng (xem Bảng 4). Trong khi đó ở buôn Trí A, phụ nữ giữ tham gia chủ yếu trong các cuộc họp và tập huấn, cũng như tham gia công tác quản lý tại cộng đồng. Tất cả các hoạt động liên quan đến tài chính đều được quyết định bởi phụ nữ. Ở buôn Ea Mar, phụ nữ luôn chịu trách nhiệm tham gia các cuộc họp thông thường, nhưng tại các cuộc họp liên quan đến vấn đề đất đai, đền bù thì nam giới tham dự nhiều hơn vì cả nam giới và phụ nữ đều cho rằng nam giới hiểu biết về vấn đề này hơn.

16


Bảng 4: Phân tích phân công lao động trong các hoạt động chung của cộng đồng ở 3 thôn nghiên cứu Công việc chung của cộng đồng  Các cuộc họp (họp thôn)

 Tập huấn:

 Các hoạt động tâm linh/lễ hội của cộng đồng

 Ban quản lý cộng đồng

Trí A, Krong Na Nữ Nam 80% (Đàn 20% ông thường đi làm sớm, về muộn, uống say nên ít đi họp hơn)

80% trồng 20% cây, chăn nuôi, kiến thức phụ nữ Nấu nướng Làm lễ. Giết heo, giết trâu bò. 4 người (Bí 6 người thư, phó bí thư đoàn thanh niên, hội phụ nữ, y tế thôn bản)

17

Ea Mar, Krong Na

Tân Phú, Ea Nuol Nam Nữ Nam 30% 50% 50%

Nữ 70% ( phụ nữ đi nhiều hơn, phụ nữ cảm thấy đó là trách nhiệm của mình,mệt mỏi nhưng chồng không chịu đi nên mình phải đi) 60% 40%

Tham gia cổ vũ nhiều hơn 50%

Làm diễn viên 50%

50% 50%

50% 50%


Bảng 5 dưới đây trình bày tóm tắt hồ sơ hoạt động hoạt động dưới góc nhìn của giới so sánh giữa các vùng nghiên cứu. Bảng 5: Hồ sơ hoạt động thôn Tân Phú, Ea Mar và Trí A Các hoạt động

Tân Phú (Ea Noul) Ea Mar và Trí A Phân tích vấn đề giới (Krong Na)

Trồng Trước kia đất tốt người dân có thể trọt trồng điều, tiêu, mía. Hiện nay chỉ có thể trồng cà phê, các cây ngắn ngày (Lúa, bắp, mỳ, đậu, xả) và phải đi làm xa hơn 4-5km. Mới trồng cam, quýt, cà phê, tiêu chưa có kết quả.

Trồng lúa (nước, khô), bắp, mỳ, rau.

Lâm sản

Các lâm sản phi gỗ (măng, củi, thảo dược)

Tại Krong Na: Người nam giới chiếm vai trò chủ yếu 70 – 90%, phụ nữ chỉ hỗ trợ phơi sấy. Riêng củi 50 – 50 do phụ nữ là người bửa củi.

Trâu bò, lợn, gà

Tại Tân Phú: Phụ nữ 80%

Chăn nuôi

Trước kia có thể nuôi trâu bò, heo. Hiện nay chỉ có thể nuôi gà.

Đánh cá

Làm thuê

Lao động làm thuê tăng cao

Mè, đậu (trung bình 1ha/hộ)

- Tại Tân Phú: nhóm nam cho rằng phụ nữ vất vả hơn (60%) trong khi phụ nữ cho rằng 50 -50. - Tại Krong Na: Cân bằng vai trò của nam và nữ, tuy nhiên các công việc nặng do nam làm nên tỷ lệ có thể nghiêng về nam 60%

Tại Krong Na: Phụ nữ giữ vai trò chủ yếu 90% Câu cá phục vụ nhu cầu thực phẩm cho gia đình

Tại Krong Na: Nam 70%, nữ 30%

Làm thuê (bẻ bắp, 100.000đ/ ngày)

Cả nam và nữ đều làm nhưng công việc khác nhau và tiền công khác nhau.

18


Buôn bán

Bán hàng tạp hóa Tại Krong Na: 100% do phục vụ khách du phụ nữ thực hiện lịch

Công việc khác

Lượm phân bò Tại Krong Na: 100% phụ bán cho người nữ thực hiện. trồng cà phê. Bình quân 35.000 đ/bao 35kg

Tái sản xuất

Chăm sóc trẻ nhỏ, Chăm sóc trẻ người già, nội trợ… nhỏ, người già, nội trợ… Hoạt động cộng đồng (họp thôn, tập huấn…)

Các hoạt động cộng đồng

Lấy nước.

Hoạt động cộng đồng (họp thôn, tập huấn…)

Phân công công việc khi tham gia các lễ hội

Các hoạt động họp hành, quyết định tài chính

Tại Tân Phú: Hầu hết các hoạt động do phụ nữ làm (80%). Riêng nội trợ 50 – 50. Đàn ông phụ trách việc lấy nước chiếm 70%. Tại Krong Na: 95-100% việc chăm sóc gia đình do phụ nữ thực hiện. Việc dạy dỗ trẻ em cũng chủ yếu do phụ nữ phụ trách do nam giới không có thời gian. Tại Tân Phú: 50 – 50 Tại Ea Mar, các cuộc họp liên quan đến vấn đề đất đai, đền bù thì nam giới tham dự nhiều hơn vì cả nam giới và phụ nữ đều cho rằng nam giới hiểu biết về vấn đề này hơn. Các quyết định liên quan đến tài chính được cả hai vợ chồng thảo luận nhưng quyết định cuối cùng vẫn do nam giới. Tại Trí A, tất cả các hoạt động liên quan đến tài chính đều được quyết định bởi phụ nữ.

19


1.2. Hồ sơ sử dụng và kiểm soát nguồn tài nguyên Bảng 6 trình bày so sánh hồ sơ sử dụng và kiểm soát nguồn tài nguyên ở các vùng nghiên cứu. Bảng 6: Hồ sơ sử dụng và kiểm soát nguồn tài nguyên thôn Tân Phú, Ea Mar và Trí A Các nguồn lực

Tân Phú (Ea Noul) Đất sản xuất sử dụng 50-50

Đất

Nước

Tài sản trong gia đình

Thu nhập từ các hoạt động kinh tế

Đứng tên giấy tờ sở hữu đất sản xuất thì nam chiếm 80%, nữ 20%. Nước hồ thủy điện dùng cho tưới tiêu, chủ yếu là nam dùng 70%, nữ 30% Nước sinh hoạt thì tỉ lệ sử dụng giữa nam và nữ là 50 50

Nam và nữ cùng sử dụng và kiểm soát như nhau. Tỉ lệ 50 – 50.

Ea Mar và Trí A (Krong Na) Tại Trí A: Việc sử dụng theo tỉ lệ 50 – 50 nhưng việc kiểm soát 100% do phụ nữ. Tại Ea Mar: Chủ hộ là nam đứng tên sở hữu đất. Tại Ea Mar: Phụ nữ sử dụng 80% vì phụ trách chăm sóc gia đình. Việc kiểm soát theo tỉ lệ 50 – 50. Tại Trí A: Việc sử dụng theo tỉ lệ 50 – 50 nhưng việc kiểm soát 100% do phụ nữ. Tại Trí A: Việc sử dụng theo tỉ lệ 50 – 50 nhưng việc kiểm soát 100% do phụ nữ. Tại Ea Mar: Sử dụng và kiểm soát đều theo tỉ lệ 50 – 50. Tại Trí A: Việc sử dụng theo tỉ lệ 50 – 50 nhưng việc kiểm soát 100% do phụ nữ.

Nữ giữ 70% tiền, nam giữ 30%. Tuy nhiên việc sử dụng tiền lại chủ yếu do nam giới Tại Ea Mar: Phần lớn nữ giữ tiền, một số hộ người chồng (70%). Phụ nữ chỉ sử dụng giữ các khoản tiền lớn vì vợ 30%. không có khả năng quản lý tiền bạc.

Ở thôn Tân Phú, đất rẫy là tự khai hoang. Chương trình tái định canh được vài sào một hộ. Các hộ tự khai phá thêm, mỗi hộ trung bình 2ha. Một số hộ không có đất do là đất lâm trường, được đền bù 12 triệu/ha. Hai vợ chồng cùng 20


thống nhất các quyết định. Đàn ông trực tiếp sản xuất nhiều hơn 60%, phụ nữ 40%. Đối với đất ở, vẫn chưa có quyền sở hữu. Các hộ đổi ở dưới (vùng đất lòng hồ thủy điện trước đây) lên trên này từ năm 2009, mỗi hộ được 400m2 nhưng chưa có sổ nên cũng không rõ có được 400m2 hay không. Ở thôn Tân Phú, đối với nguồn nước, nước hồ thủy điện được dùng cho tưới tiêu, chủ yếu là nam dùng 70%, nữ 30%. Người dân ở đây không tham gia đánh bắt, nuôi trồng thủy sản. Giếng khoan do bên thủy điện khoan, cả gia đình cùng sử dụng nhưng không dùng cho ăn uống được. Trong khi đó, ở Krong Na, nam giới và phụ nữ tiếp cận tài nguyên đất như nhau, trong khi đó phụ nữ gắn chặt hơn với tài nguyên nước, từ lấy nước, giặt giũ, tắm rửa cho con, tưới tiêu, hái rau dọc sông v.v. (80% nữ, 20% nam). Ở thôn Tân Phú, đối với các tài sản trong gia đình, nam giới và phụ nữ sử dụng và kiểm soát ngang nhau. Đối với các khoản thu nhập, phụ nữ giữ chủ yếu. Nếu nam giới nhận các khoản tiền về thì phụ nữ vẫn là người quản lý. Về nguyên tắc, khi nhận tiền về thì cả nam giới và phụ nữ đều bàn bạc với nhau và cùng quyết định, nhưng những khoản chi tiêu lớn có thể do nam giới quyết định. Ở Ea Mar, nam giới giữ những khoản tiền lớn và phụ nữ giữ tiền để chi tiêu hàng ngày cho gia đình. Ở buôn Trí A, phụ nữ kiểm soát mọi thu nhập của hộ và quyết định các mua, bán trong gia đình. Tài sản được sử dụng công bằng cho mọi thành viên trong gia đình nhưng phụ nữ đưa ra quyết định. Thậm chí áo quần của người chồng cũng được vợ tự mua cho, lập luận trên niềm tin rằng người vợ hiểu được thị hiếu và sở thích của chồng. Phụ nữ thôn buôn Trí A trong thảo luận nhóm cho rằng việc sử dụng những nguồn lực và tiền bạc mà mang lại lợi ích cho kinh tế gia đình thì nam giới hay phụ nữ quyết định đều như nhau (xem Hình 6).

21


Hình 6: Hồ sơ sử dụng và kiểm soát nguồn tài nguyên thôn Trí A

1.3. Phân tích thể chế Về tiếp cận nguồn vốn, theo thông tin từ nhóm quản lý cấp huyện, ngân hàng chính sách cho vay thông qua đại diện hội phụ nữ hoặc hội nông dân (do thôn chủ động ủy thác). Bình xét tại thôn, xã xác nhận rồi ngân hàng chính sách quyết định cho vay. Lượng vốn về các thôn có hạn. Do đó, người dân chủ yếu vay các ngân hàng thương mại (ngân hàng đầu tư) chứ không vay ngân hàng chính sách vì nguồn vốn ngân hàng chính sách quá ít. Đối với các trường hợp thu hồi đất, các hộ dân có hỗ trợ di dời nhà ở, hỗ trợ vốn để tái sản xuất theo quy định của nhà nước.

22


Theo người dân Tân Phú, Ngân hàng Chính sách chỉ dành cho hộ nghèo: 15triệu/hộ, trả 130,000/tháng, lãi suất 0,6 – 0,9%. Hiện ở thôn có 20/150 hộ vay và 3/44 hộ tái định cư là hộ nghèo được vay. Hiện nay, do chưa có sổ đỏ, người dân thường phải vay “nóng” lãi suất 3-6% để phục vụ sản xuất. Tiền đền bù nhận từ 2006 nhưng đến năm 2009 mới được nhận đất. Người dân đã tiêu hết tiền đền bù trước khi nhận đất. Cải tạo đất mất thêm 1 năm, trồng 3 năm mới bắt đầu “có ăn”. (Theo quy định đất đổi đất, nhà đổi nhà, dư thì đền tiền, các hộ dân trung bình nhận từ 10 – 100 triệu đồng đến bù. Ngoài ra, họ được hưởng chế độ 6 tháng tiền ăn, điện , nước, san ủi đất nhưng đến lúc nhận thì đất không được san ủi, nhổ cây nên phải múc đá, nhặt đá xếp lại, phải vay tiền để đầu tư sản xuất. Nguồn vốn tích lũy được đã sử dụng cho con ăn học, cày bữa đất đai trong thời gian chờ bàn giao đất). Thảo luận nhóm buôn Trí A cho rằng có tiếp cận được các nguồn vốn vay, bao gồm qua kênh hội phụ nữ nhưng lượng vốn cũng hạn chế, chỉ vay cho một số vấn đề cần thiết trong gia đình. Theo nhóm thảo luận buôn Ea Mar, việc vay nóng (với lãi suất 3 - 5% và số tiền vay từ 10 – 100 triệu đồng) đa phần đều do phụ nữ trong gia đình đứng ra vay (chiếm khoảng 90% trường hợp vay nóng) (xem thêm Bảng 7). Bảng 7: Phân tích thể chế buôn Ea Mar Các dịch vụ

Tác động

Tổ chức thực hiện và chính sách liên quan Nam

Vốn hộ nghèo, cận nghèo

Ngân hàng chính sách, lãi suất 0,65 (Vốn ưu đãi) - Ngân hàng thường (vay thế chấp)

Nữ

Cộng đồng

50%

50%

Phát triển kinh tế, phát triển sản xuất: làm ruộng, rẫy

Vay nóng lãi suất 3 - 5% (vay được từ 10 – 100 triệu)

10%

90% đi vay

- Y tế: Bảo hiểm y tế theo chế độ

50%

50%

Thông tin cá nhân sai gây khó khăn cho người sử dụng

- Giáo dục

50%

50%

Cấp 1 cách 2km, Cấp 2 cách 3km, Cấp 3 cách 12 km Ở nơi cũ, trẻ em có

23


nơi mát mẻ để chơi, bây giờ không có, nắng - Khuyến nông: Tập huấn, cấp giống cây trồng

Hội Nông dân, Trạm Khuyến nông, Phòng Nông nghiệp

50%

50%

Người nghèo được hưởng lợi nhiều nhất

Về các vấn đề nổi lên trong phát triển kinh tế, ở thôn Tân Phú, bên cạnh các vấn đề phải thay đổi cấu trúc kinh tế hộ gia đình để phù hợp với vùng đất tái định canh, định cư mới (xem phần 1.1. chương này) hoặc các khó khăn về nguồn vốn phát triển sản xuất (xem phân tích ngay bên trên đây), làm thuê rở nên ngày càng phổ biến: nam giới đi làm (phụ hồ, xây dựng) ở nơi khác ở thôn khác với tiền công 130.000 – 150.000 đồng/ngày, làm được 8 – 10 ngày/tháng trong khi phụ nữ làm thuê những việc ít “nặng nhọc” hơn như làm cỏ, bẻ bắp hoặc có thể đi làm giúp việc từ 2,5– 3,5triệu đồng/tháng. Trong thôn, có thể đổi công cho nhau, ít đi làm thuê hơn. Nhóm thảo luận buôn A Trí nhận thấy tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên cao trong khi không có khu công nghiệp nào trên địa bàn. Tuy thôn có cụm du lịch Bản Đôn nổi tiêng, nhưng mức độ tham gia vào các hoạt động du lịch của người dân địa phương rất hạn chế, tuy nhiên cũng thúc đẩy kinh doanh, buôn bán tại địa phương. Trước đây, thôn có hoạt động dệt thổ cẩm, rượu cần nhưng nay không còn thực hiện nữa. Về các chương trình khuyến nông, theo kết quả thảo luận của các nhà quản lý của huyện, hằng năm đều có các chương trình khuyến nông do nguồn vốn của huyện. Ngoài ra cũng có các chương trình đào tạo của tỉnh cấp chứng chỉ. Ví dụ, năm 2015 có 3 lớp (2 huyện, 1 tỉnh) vơi 45-50 người tham dự. Hằng năm, huyện chi từ 650-700 triệu để đầu tư mô hình, mở các lớp tập huấn, nhưng đối tượng không chỉ ưu tiên cho dân tộc thiểu số hay hộ nghèo, mà chọn những hộ có nhiệt huyết với áp dụng các mô hình sản xuất nông nghiệp. Theo các nhà quản lý huyện, tập huấn chủ yếu thu hút người Kinh, người dân tộc thiểu số ít tham gia. Đàn ông tham gia nhiều hơn do không bận việc gia đình. Đi họp tại thôn thì phụ nữ thường đi nhiều hơn do sử dụng tiếng địa phương và họ có thể mang con theo. Từ trước đến nay chưa có chương trình khuyên nông nào dành riêng cho các hộ tái định cư Srepók 3. Người dân ở thôn Tân Phú cho biết, không có các chương trình tập huấn khuyến nông mà chỉ có hội thảo của các công ty bảo vệ thực vật, thức ăn gia súc. Trong khi đó, ở Ea Mar và Trí A, các tập huấn trồng trọt, giống lúa mới được tổ chức, và nhiều phụ nữ địa phương tham gia. 24


Về chăm sóc y tế, tại buôn Trí A, Trung tâm y tế dự phòng có xuống tuyên truyền về kế hoạch hóa gia đình, cho màn chống muỗi, cấp phát thuốc và tổ chức khám sức khỏe chung cho cộng đồng. Các hộ dân vùng nghiên cứu thuộc đối tượng vùng 3 vẫn được cấp bảo hiểm y tế (BHYT), tuy vậy theo phản ánh của người dân, thông tin cá nhân trên thẻ BHYT thường có sai sót nên người dân có thẻ cũng không sử dụng được dịch vụ, trong khi thủ tục chính sửa lại mất thời gian8. Tại thôn tái định cư Tân Phú, hiện có xây trạm y tế nhưng không hoạt động. Trước đây, thôn cho trường mầm non mượn làm lớp học, năm nay trường mầm non đã trả lại phòng, trạm y tế năm nay lại để trống. Tiêm chủng: 6 tháng/lần, Trạm y tế xã về tận thôn hoặc phải tới trạm y tế để tiêm chủng. Phụ nữ được thường xuyên động viên đi khám phụ khoa. Người dân phải đi xe máy đến trạm y tế xã cách 10 km hoặc huyện 15km, nên phụ nữ gặp nhiều khó khăn hơn trong đi lại. Về giáo dục, xã A Noul có 6 trường học (mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở): mỗi thôn đều có trường mẫu giáo, đạt yêu cầu về lượng trẻ đến trường mặc dù cơ sở vật chất vẫn còn thiếu thốn. Đối với thôn tái định cư, Nơi ở mới gần trường hơn, tỷ lệ học sinh tới trường tăng. Tỷ lệ nam và nữ được đi học là ngang nhau, nhưng tỷ lệ học cao hơn thì vẫn là nam giới. Tại Trí A, học sinh cấp 3 đi xe bus, chi phí cao 400.000đ/tháng. Các năm trước các hộ dân tộc thiểu số được tỉnh ưu tiên cấp sách vở, bảo hiểm y tế. Năm nay đã cắt toàn bộ, không hỗ trợ kể cả hộ nghèo.

2. Phân tích tác động 2.1. Các tác động tích cực Trong khi tác động của các thủy đến đến đời sống của người dân địa phương đa phần là tiêu cực như phân tích bên dưới đây, một số tác động tích cực được ghi nhận: - Tái định cư do thủy điện tại thôn Tân Phú: Giao tiếp xã hội tốt hơn, phụ nữ có thể mặc váy, vì đường xá thuận tiện hơn, dân cư sống gần nhau hơn. Học 8

Trong buổi kiểm chứng thông tin nghiên cứu, nhóm nghiên cứu dành thời gian đối thoại giữa người dân, cán bộ xã và lãnh đạo phòng lao động huyện về những sai sót mắc phải về thông tin chủ thẻ BHYT. Các cơ quan chức năng sẽ kiểm tra lại quy trình để xét trách nhiệm nào của xã hay huyện để tránh những lỗi tương tự, đồng thời ghi nhận có sự chậm trễ trong việc cấp bảo hiểm cho một số hộ dân. Nguyên nhân là các số liệu của một số người tham gia bảo hiểm ở cấp huyện và cấp xã không khớp nhau nên chúng tôi cần phải nhập lại. Thời gian chậm trễ đến nay là khoảng 2 tháng từ tháng 6/2016.

25


hành, điện đường thuận lợi hơn, y tế gần hơn.Về cơ bản là tiếp cận văn hóa thông tin tốt hơn. 100% học sinh tới trường so với trước 60-70% trước đây. - Xã Krong Na: Trong quá trình xây dựng thủy điện, Không có tình trạng sinh con ngoài giá thú ở địa phương và không xuất hiện mâu thuẩn giữa công nhân nhà máy và người dân địa phương. Nguyên nhân người dân cho là do có Đồn biên phòng. 2.2. Các tác động tiêu cực Các tác động tiêu cực của thủy điện được phân tích nhanh trong Bảng 8. Bảng 8: Khung phân tích tác động (tiêu cực) của thủy điện Vấn đề/tác động Mất rừng, thay đổi hệ sinh thái, cảnh quan Mất đất sản xuất

Bối cảnh Hành động/giải pháp Nam Nữ Cộng giới giới đồng Tái trồng trừng theo cam kết ** ** ** ***

***

***

***

***

***

***

***

***

***

***

***

**

**

***

**

***

**

**

***

**

**

**

***

Nguồn nước thay đổi tiêu cực,

Kinh tế khó khăn hơn Đền bù thấp, kéo dài gây bất ổn, không tạo động lực phát triển Gây khó khăn cho bảo tồn, phát huy truyền thống, văn hóa Các vấn đề về sức khỏe, an toàn tính mạng Quản lý gia đình, tệ nạn xã hội Nhiều vấn đề liên quan đến quản lý xã hội

Hố trợ cải tạo đất, cấp thêm đất để canh tác Cần lắp đặt trạm bơm để điều tiết nước cho thôn Xả nước mới rửa được sông và có nước tưới, 1 tuần cần xả nước 2 lần Đầu tư hệ thống nước máy Không có thủy điện nữa Vốn vay, chuyển đổi ngành nghề, đào tạo Giải quyết các cam kết, các vấn đề đền bù mới nảy sinh, như thẩm thấu, Báo cáo các vấn đề cho chính quyền địa phương để được giải quyết Tuyên truyền, khám bệnh định kỳ, sức khỏe phụ nữ Nâng cao nhận thức, tập huấn Sự phối kết hợp đồng bộ giữa các cơ quan ban ngành

Ghi chú: * tác động trung bình; ** tác động lớn; *** tác động rất lớn 26


Tác động 1: Mất rừng, thay đổi hệ sinh thái, cảnh quan Mất rừng tự nhiên, lại ở những vùng đầu nguồn, với số lượng lớn do xây dựng các công trình của thủy điện hoặc ở một số nơi người dân quay lại “phá rừng” do mất đất, phương tiện sản xuất khi bị di dời do thủy điện, kéo theo những thay đổi xấu về cảnh quan môi trường. Lũ lụt có thể tán khốc hơn và xói lở sẽ rất nghiêm trọng. Mất rừng dẫn đến những thay đổi to lớn trong phương thức canh tác và lối sống nhiều năm của người dân địa phương vốn quen thuộc với “văn hóa rừng” với “nếp sống nương rẫy” đặc trưng9. Tác động 2: Mất đất sản xuất Mất đất sản xuất do làm lòng hồ và các công trình thủy điện, thẩm thấu nước lòng hồ, sạt lở đất không thể canh tác được (Tân Phú) và/hoặc nước sông cạn gây khô hạn không thể sản xuất được toàn thời gian hoặc bán thời gian (A Trí). Ở góc độ quản lý, quỹ đất sản xuất của địa phương sẽ giảm xuống, sẽ ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp và cơ cấu sản xuất của địa phương. Rất thông thường, khi được đổi qua đất định canh, định cư, chất lượng đất thường xấu hơn. Người dân ở Tân Phú cho biết nếu đất trước đây tốt 10, thì đất được cấp mới chỉ là 3-4. Ngoài ra, công ty thủy điện hứa san lấp đất canh tác cho người dân, nhưng khi bàn giao đất thì việc này không được thực hiện. Đất rẫy hai bên bờ sông Srepók ở Krong Na cũng có hiện tượng sạt lở. Tác động 3: Nguồn nước thay đổi tiêu cực Nguồn nước thay đổi tiêu cực bao gồm nước mặt sông, nước lòng hồ, nước ngầm, nước sản xuất và nước sinh hoạt. Theo người dân thôn Tân Phú, hiện tại nước sông ô nhiễm nặng do khu công nghiệp tân Thắng xả toàn bộ chất thải ra sông. Thêm nữa, đập thủy điện gây ứ đọng nước, sinh ra tảo rêu, nước có váng nhầy. “Các nhà máy dọc sông, đặc biệt là công ty Tân Thắng xả thải trực tiếp ra sông. Các nhà máy dọc sông Serepok chảy thẳng về cty thủy điện nằm ở xã Ea Noul. Xã Ea Noul là xã chịu ảnh hưởng nặng nhất khi mà thủy điện chặn dòng. Có hai nhánh suối chính đều bị ô nhiễm kim loại nặng, không thể dùng làm nước tưới, cá chết hàng loạt. Cần có chế tài 9

Lê Văn Kỳ và các cộng sự (2015) viết: Nói tới Tây Nguyên là nói tới rừng, nay tuy đã suy giảm nhiều do chiến tranh, do con người khai thác bừa bãi nhưng độ che phủ của rừng chiếm tỷ lệ thuộc loại cao nhất ở nước ta. Cùng với rừng là thế giới động vật và thực vật rất phong phú, quý hiếm tạo nên một sinh thái rất đặc trưng của các dân tộc ở đây. Có thể nói rừng là môi trường sống gần gũi và thân thiết của cư dân các dân tộc, văn hóa của người Tây Nguyên là “văn hóa rừng”.

27


xử phạt các nhà máy, doanh nghiệp và yêu cầu các đơn vị này có phương án xử lý chất thải.” Tại khu tái định cư, nước giếng nhiều đá vôi, không phù hợp để ăn uống nên người dân phải bỏ thêm chi phí mua xe kéo, bồn nước để cả hai vợ chồng đi chở nước. Nguồn nước hạn chế nên các nhu cầu vệ sinh cá nhân cũng trở nên khó khăn hơn. Người dân buôn A Trí A, cũng như những buôn khác dọc sông Srepók quanh đó, nguồn nước và chất lượng nước sông suy giảm mạnh, ảnh hưởng xấu đến đời sống và sản xuất của người dân. Trước đây, nước chảy ào ào, tát nước uống luôn; hiện nay, nước sông bị ô nhiễm, nhiều rác, thối buồn nôn, gây ngứa da. Trước khi có thủy điện, việc bơm nước lên dễ dàng hơn, đặt bơm ngay bờ là bơm nước được luôn; hiện tại, phải kéo đường ống dài 250m – 500m mới đến nguồn nước. Tháng 3-4 chỉ toàn rong rêu, không có nước, dòng sông chết. Một số hộ không có giếng, khoan cũng không có nước; một số hộ giếng có nước thì nhiễm vôi nặng. Nước ăn uống phải đi mua: 8,000 đồng/bình, 1 tuần hết 80,000 đồng. Trước khi có thủy điện, các hộ có mương nước để làm 2 vụ lúa một năm. Thủy điện đã phá một kênh nội đồng quan trọng nên hiện tại chỉ còn làm được 1 vụ, phụ thuộc vào nước trời, sản lượng còn 50% so với trước. Ở những buôn khác như buôn Ea Mar, lượng nước ngầm suy giảm nghiêm trọng, có thể các mạch nước ngầm bị đứt do nổ mìn của thủy điện trong xây dựng. Người dân phải khoan giếng sâu hơn, từ 12 – 25 triệu đồng/giếng (xem Hình 7). Hình 7: Một phụ nữ ở buôn Ea Mar phải thuê khoan lại giếng mới, sâu hơn, tốn nhiều tiền hơn vì giếng cũ đã cạn nước

28


Tác động 4: Kinh tế khó khăn hơn Khi được tái định cư và đền bù rồi nhưng người dân không có đất sản xuất hoặc không dùng tiền để đầu tư sản xuất, dẫn đến tăng tỉ lệ hộ nghèo, tăng tỉ lệ thất nghiệp. “Người dân ở đây có trình độ văn hóa thấp, chưa có kỹ năng quản lý chi tiêu nên sử dụng đồng tiền đền bù không hiệu quả. Tỉ lệ hộ nghèo tăng so với thời điểm trước thủy điện. Chỉ có thôn người Kinh phục hồi kinh tế nhanh. Các thôn khác tiếp cận khoa học kỹ thuật chậm nên gây ra tình trạng đói nghèo.” Ở Tân Phú, người dân phải lập nghiệp lại từ đầu: Bình quân 1 hộ nợ 100 triệu. Số tiền đền bù quá thấp (trong khi Đắk Nông đền bù 9.000 đồng/m2 thì ở Ea Nuol chỉ được 3.000 - 4.000 đồng/m2), thêm nữa, đền bù cho vài năm rồi mới chia đất (2006 – 2009) nên người dân đã tiêu hết tiền đền bù. Cải tạo đất thêm 1 năm, trồng 3 năm mới bắt đầu có thể thu hoạch (cà phê). Cả 3 địa bàn nghiên cứu có một tác động chung là nguồn thu nhập hộ gia đình giảm do diện tích đất giảm, sông suối ô nhiễm, trồng trọt, chăn nuôi găp khó khăn nhưng chi tiêu tăng do phải đầu tư cho việc khoan giếng, chi tiêu cho nước uống, thực phẩm thay vì tự cung tự cấp như trước, ví dụ không có rau tự trồng hay giảm cá, cây thuốc, rau (như cây rù rì, lộc vừng) thu lượm ngoài bờ sông, suối (dù tại khu tái định cư, việc trao đổi hàng hóa thuận lợi hơn do đi lại thuận tiện hơn trước). Các hộ ở Tân Phú tính toán chi tiêu gia đình của họ tăng 2-3 lần so với nơi ở cũ (5 triệu đồng/tháng so với 2 triệu đồng/tháng trước đây). Cảnh quan thay đổi nên lượng khách du lịch giảm, giảm thu nhập của các công ty, của địa phương và các hộ tham gia du lịch. Vượt lên cấp hộ gia đình, kinh tế của cả xã cũng bị ảnh hưởng, đảo lộn xu thế phát triển: “Đất tái định canh rất xấu. Làm thuê còn mang lại thu nhập cao hơn trồng cây trên diện tích đất này. 80% đất có chất lượng kém. Chương trình 725, sơ bộ xã có 286 hộ trong diện thiếu đất sản xuất (chưa rà soát các hộ người Kinh). Nếu không có thủy điện thì tốc độ phát triển sẽ cao hơn. Diện tích mía trước kia hơn 1.000 ha giúp giải quyết số lượng lớn lao động nhưng hiện nay không còn trồng được mía nữa.” Tác động 5: Đền bù thấp, kéo dài gây bất ổn, không tạo động lực phát triển Việc đến bù gây ra nhiều khó khăn kéo dài cho các cộng đồng bị tác động xấu bởi thủy điện, đặc biệt là thôn tái định cư Tân Phú, bao gồm đền bù thấp, chênh lệch qua thời gian và vùng miền, chậm giải ngân và đền bù mới phát sinh. Hậu quả là tạo ra được nguồn lực tập trung để đầu tư khi tái xây dựng 29


kinh tế hộ gia đình tái định cư, ngược lại gây ra nhiều kiện tụng, mâu thuẩn trong cộng đồng. Đền bù thấp: Về giá đền bù, người dân không được tham gia, tỉnh quy định căn cứ vào quy định của văn bản nhà nước. Người dân chỉ được tham gia một cuộc họp để nghe công bố giá cả đền bù. Ban đầu là 2000đ/m2, sau đó Hội đồng huyện Buôn Đôn đề nghị thêm được 1.000 đồng/m2.Trong khi Đắk Nông đền bù 9.000 đồng/m2 thì ở Ea Nuol chỉ được 3.000-4.000 đồng/m2. Trong một dự án thủy điện mà liên tục thay đổi các thông tư hướng dẫn, gây ra sự bất công. Ví dụ những hộ chấp hành tốt quy định, hoàn thành thủ tục đền bù trước 1/7 thì lại không nhận được đền bù cao như người hoàn thành sau, gây ra mâu thuẫn. Hoặc có chính sách hỗ trợ 9 triệu/khẩu cho những hộ thuộc diện nghèo, tuy nhiên, có hộ làm thủ tục sớm lúc thông tư/nghị định này đang áp dụng thì được hưởng lợi, đến khi có thông tự/nghị định mới thì các hộ làm sau lại mất quyền lợi. Vì giá đền bù được quy định theo giai đoạn, nên người dân cũng kiến nghị đền bù bổ sung cho các hộ đền bù trước bị áp mức giá thấp hơn. Chậm đền bù: Công tác đền bù tiến hành quá chậm, thẩm định xong từ giữa năm nhưng Tết (cuối năm) mới nhận được đền bù. Kết quả là, như phân tích trên, tiền đền bù khi nhận được, thì không còn đủ do tiêu trước đó nên không còn nhiều để đầu tư cho sản xuất mới. Thêm nữa, công tác giải quyết đơn thư chậm trễ, đối với các vấn đè cũ và vấn đề mới nảy sinh. Ví dụ, đất định canh cứ nhùng nhằng giữa người mới và người cũ “có đất mà như không”, có sự mâu thuẫn giữa người cũ và người mới. Dự án đất chưa đền bù cho hộ cũ nhưng lại lấy đất đó đền bù cho hộ mới. Tác động 6: Gây khó khăn cho bảo tồn, phát huy truyền thống, văn hóa Việc thay đổi nguồn nước gây ra khó khăn trong tổ chức các lễ hội truyền thống và phát huy các hoạt động văn hóa, tâm linh của người địa phương. Theo tín ngưỡng “vạn vật hữu linh”, đối với bà con các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên mỗi ngọn thác, cánh rừng đều chứa bao huyền thoại, với hệ thống dày đặc các vị thần linh, chi phối toàn bộ các hoạt động sản xuất và sinh hoạt tinh thần của mọi cộng đồng, từ đó vùng đất có nhiều lễ nghi, lễ hội10. Văn hoá tín 10

Nguyễn Ngọc Hòa và các cộng sự (2014) giải thích: “Thần linh trú ngụ ở khắp nơi. Cuộc sống của con người hoàn toàn tùy thuộc vào ý muốn của thần linh, từ lao động sản xuất đến ốm đau, chết chóc, mọi hành động, việc làm đều phải cầu xin và được thần linh cho phép. Từ niềm tin, tín ngưỡng đa thần, đồng bào có nhiều hình thức kiêng cữ phức tạp và nhiều nghi lễ, lễ hội cúng bái, ngưỡng vọng thần linh, cầu mong thần linh giúp đỡ cho cuộc sống của con người, cộng đồng.”

30


ngưỡng “không chỉ làm nên những giá trị tinh thần, tình cảm, tâm thức và tâm linh của văn hoá mà còn góp phần tạo nên bản sắc và sức sống lâu bền của văn hoá các dân tộc”11. Bến nước: Khu vực bến nước, nơi phục vụ tín ngưỡng của người dân bị ảnh hưởng, không còn được sử dụng nhiều nơi. Bến nước đối với đồng bào dân tộc Ê đê, Gia rai ở Tây Nguyên gắn liền với đời sống văn hóa, tâm linh của bà con trong buôn, trong làng. Thường mỗi buôn đồng bào dân tộc có một bến nước văn hóa. Ngoài việc cung cấp nguồn nước cho sinh hoạt và phục vụ sản xuất, bến nước còn là nơi sinh hoạt văn hóa tinh thần của cộng đồng. Hàng năm, các buôn đồng bào dân tộc tổ chức lễ cúng bến nước. Trong lễ cúng đó, bà con cầu mong cho mưa thuận gió hòa, mong cho mọi người có sức khỏe dồi dào, làm ăn gặp điều may mắn; cầu mong mọi người đều làm việc tốt và đoàn kết thương yêu nhau, cùng nhau xây dựng quê hương giàu đẹp12. Lễ hội đua voi Buôn Đôn: Hội nhằm tôn vinh tinh thần thượng võ, tài nghệ thuần dưỡng voi của đồng bào Tây Nguyên, đồng thời cầu mong một vụ mùa mới tốt tươi, buôn làng ấm no13 (xem Hình 8). Do thủy điện nên sông không có đủ nước trong thời gian lễ hội nên gây khó khăn cho việc tổ chức. Huyện phải xin chủ trương, đề nghị thủy điện, tuy nhiên thủy điện ngần ngại vì vấn đề lợi ích, tốn thời gian đợi nước đầy, quy trình xin phép phức tạp. Lễ hội Lễ hội dân gian mừng năm mới Bunpimay của đồng bào dân tộc Lào: Trong những ngày giữa tháng 4, về buôn Trí A, Trí B, xã Krông Na (huyện Buôn Đôn), đâu đâu người ta cũng cảm nhận được một không khí vui tươi khi mọi người đang háo hức đón Tết Bunpimay – Bunhot Nậm, Hội Té nước

11

Xem thêm: Nguyễn Trí Nguyên, 2004 Xem thêm: “Bến nước trong đời sống người Tây Nguyên”, Dân sinh, ngày 15/05/2016, http://baodansinh.vn/ben-nuoc-trong-doi-song-nguoi-tay-nguyen-d33406.html: “Từ ngàn đời nay, trong ý nghĩ của người Tây Nguyên, hình ảnh bến nước vừa gần gũi vừa thiêng liêng. Bến nước là tặng phẩm của thiên nhiên (thiên nhiên của họ là Thần), họ nhờ Thần gội rửa bụi đất của rẫy nương để mỗi khi bước lên nhà sàn là mọi nhọc nhằn đều tan biến. Có lẽ vì vậy mà buổi chiều, trên bến nước bao giờ cũng rất xôn xao.Theo một số chuyên gia nghiên cứu, ở một phương diện nào đó, bến nước đồng nghĩa với làng. Người Tây Nguyên nói làng là những người cùng uống chung một nguồn nước. Xa làng là xa bến nước, nhớ làng là nhớ bến nước, về làng là về với bến nước, làm lễ Pơthi là để người ta vĩnh biệt bến nước. Tình yêu lứa đôi luôn có bến nước vun đắp, làm cho lãng mạn hơn, son sắc hơn nên họ cũng thường trao chiếc vòng đồng đính hôn nơi bến nước. Bến nước cũng là nơi rửa sạch bụi bẩn của tự nhiên, thanh lọc tâm hồn con người, trả con người lại cho sự tinh khiết của tình làng.” 13 “Tháng 3 mùa con ong đi lấy mật, mùa con voi xuống sông hút nước, mùa em đi phát rẫy làm nương”. Tháng 3, mùa hạnh phúc Tây Nguyên, là thời điểm đồng bào Buôn Đôn nô nức mở hội đua voi cùng với các lễ hội khác như đâm trâu, cồng chiêng... thế hiện ước mong cho một mùa vụ mới tốt tươi (http://bmt47.com/le-hoi-dua-voi-buon-don-2016/). 12

31


mừng năm mới của dân tộc Lào14. Tuy nhiên, nguốn nước sông khan hiếm cũng gây khó khăn cho các hoạt động văn hóa tâm linh ở đây, như thả hoa đăng trên sông. Hình 8: Lễ hội đua voi ở Buôn Đôn

Nguồn: http://bmt47.com/le-hoi-dua-voi-buon-don-2016/

Tác động 7: Các vấn đề về sức khỏe, an toàn tính mạng Ở thôn Tân Phú, người dzân thấy sốt xuất huyết, sốt siêu vi thường xuyên xuất hiện, bệnh viện quá tải. Tỉ lệ bệnh thận, dạ dày và phụ khoa tăng, người dân đánh giá là do phải dùng nước giếng nhiều đá vôi và nguồn nước bị nhiễm bẩn. Ở Krong Na, người dân quan sát rằng trẻ em thường xuyên bị các bệnh ngoài da (nấm, ngứa) và các bệnh truyền nhiễm, ho, ngứa xuất hiện. Tỉ lệ mắc bệnh phụ khoa tăng , người dân đánh giá là do người dân vẫn dùng nước sông suối trong khi chất lượng nước suy giảm. Mất mát về tính mạng con người liên quan đến nước hồ thủy điện hoặc cảm thấy bị đe dọa, lo sợ của người dân khi thủy điện xả nước cũng là các tác động tâm lý tiêu cực và tổn thất cụ thể được xác định. Đến nay, trên địa bàn Xem thêm: “Đặc sắc lễ hội Bunpimay của người Lào tại Buôn Đôn”. Đăk L ăk Online 28/04/2014. Nguồn: http://baodaklak.vn/channel/5441/201404/dac-sac-le-hoi-bunpimaycua-nguoi-lao-tai-buon-don-2309215/ 14

32


huyện có 9 người (4 học sinh chết đuối15, 3 chiến sĩ và 2 người dân đánh cá16) chết do nước xả hoặc nước hồ thủy điện. Tác động 8: Quản lý gia đình, tệ nạn xã hội Thời gian đầu ở khu tái định cư, nam giới thường buồn chán, không có đất sản xuất, nên sinh nhậu nhẹt, rượu chè. Thêm nữa, mâu thuẫn vợ chồng liên quan đến tiền bạc xảy ra thường xuyên hơn. Bạo lực gia đình có xu hướng gia tăng. Phụ nữ:trở nên khó khăn và thiệt thòi hơn. Khi tái định cư, người dân, nhất là thanh thiếu niên, mất việc làm, ruộng rẫy ít, trình độ thấp nên gia tăng trộm cắp, tệ nạn xã hội: “Khi thủy điện đi vào hoạt động, thiếu đất nên thanh niên không có việc làm nhiều đâm ra cứ hay câu cá nhậu nhẹt làm mất trật tự an ninh, tệ nạn trộm cắp gia tăng do thanh niên không có việc làm.” Tác động 9: Nhiều vấn đề liên quan đến quản lý xã hội Trên phương diện quản lý, đáng chú ý là việc tăng đơn thư khiếu nại liên quan đến đền bù, về các vấn đề đất đai, rừng. Công việc này đến này vẫn còn bề bộn, và mất nhiều thời gian nữa để giải quyết ổn thỏa. Một số hộ tại buôn Ea Mar không thuộc phạm vi ảnh hưởng của nổ mìn (200m) nên không được đền bù. Họ khiếu nại tại công ty thủy điện và được xem xét đền bù. Mới chỉ có duy nhất một con đường dẫn vào nhà máy thủy điện. Đường xuống cấp nghiêm trọng gần 10km. Còn lại đường nhánh vào khu vực tái định canh vẫn lầy lội. Như vậy việc tái đầu tư cơ sở hạ tầng cho xã chưa thực hiện đầy đủ. Ở trường hợp khác, việc giải phóng mặt bằng cho công trình thủy điện ở một số khu vực “nhạy cảm” như khu nghĩa trang của đồng bào dân tộc, nếu không khéo léo, dễ dẫn đến những mâu thuẩn và trở thành “vấn đề nóng của địa phương. Khu nghĩa trang có ý nghĩa rất lớn trong đời sống tâm linh của người địa phương. Hộp 1 bên dưới liệt kê liên quan đến thủy điện Srepók 4A chưa được giải quyết trên địa bàn xã Krong Na. 15

Xem thêm Phân tích của Luật sư Phan Trung Hoài trên Báo Lao động ngày 17/5/2013 với nhan đề: Không chỉ là chuyện đuối nước. Nguồn: http://laodong.com.vn/lao-dong-cuoituan/khong-chi-la-chuyen-duoi-nuoc-116451.bld 16 Xem thêm: Cứu hộ người chết đuối, 5 chiến sĩ hy sinh, VnExpress 7/5/2010. Nguồn: http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/cuu-ho-nguoi-chet-duoi-5-chien-si-hy-sinh2161895.html

33


Hộp 1: Những vấn đề liên quan đến thủy điện Srepók 4A chưa được giải quyết trên địa bàn xã Krong Na 1. Đã chi trả chạy mìn nổ đợt 3 ngày 10/8/2015 cho 20 hộ dân bị ảnh hưởng. Còn 1 hộ chưa đồng ý với phương án nổ mìn và chạy mình. 2. Sạt lỡ ruộng 2 vụ gồm 3 hộ không sản xuất được và mất đi 4 sào ruộng nước 2 vụ. Ngập vĩnh viễn 4 hộ, vẫn chưa có phương án hỗ trợ. 3. Ngăn dòng kênh tưới tiêu cho cánh đồng 14,5 ha không sản xuất được trong vụ Đông Xuân 2012-2013 gồm 21 hộ tại cánh đồng Ma Phương đã chi trả được 7/21 hộ vào đợt 1 và đợt 2 đã nhận đủ 14 hộ còn lại. 4. Đề nghị làm cầu xi măng đi qua đập, hồ trung chuyển cánh đồng ruộng Ma Phương hiện nay bị cắt ngang không có đường qua canh tác hoa màu trên 15ha. 5. Các đơn vị thi công đổ đất thải dọc bờ kênh. Đổ tràn và lấn đất đá sang phần diện tích đất sản xuất của 42 hộ dân (Đã thỏa thuận được 18 hộ. Đến nay chưa giải quyết dứt điểm 24 hộ còn lại nguyên nhân là thủy điện chưa thống nhất với diện tích với các hộ dân bị ảnh hưởng.) 6. Đã chi trả ngập úng năm 2014 cho 7/8 hộ bị ảnh hưởng còn 1 hộ chưa nhận. 7. Giao thông nông thôn bị hư hỏng 1,8 km đoạn đường liên thôn được láng nhựa 8. Chưa khơi lại dòng chảy kênh thủy điện cắt ngang xối cầu 19 Ea Amar. Hiện nay đang đặt ống nhựa nhỏ không đủ nước tự nhiên khu vực bãi dâu. 9. Ảnh hưởng môi trường: Ngập cục bộ ở một số nơi, đất đá bừa bãi thải không đúng quy định. Đặc biệt là hơn 20km đoạn dọc sông từ trụ sở vườn quốc gia đến đầu hạt kiểm lâm vườn hiện nay vào mùa khô không có nước gây sạt lỡ đất và làm biến đổi dòng chảy gây ảnh hưởng và bức xúc trong nhân dân trực tiếp sử dụng nguồn nước trong sinh hoạt cũng như trong sản xuất.

3. Phân tích nhu cầu, nâng cao vị thế phụ nữ 3.1. Phân tích nhu cầu Bảng 9 trình bày chi tiết các nhu cầu bao gồm trong ngắn hạn và dài hạn hơn trên nhiều lĩnh vực khác nhau do các cộng đồng nghiên cứu xác định. Trong đó, các cộng đồng chia sẻ các nhu cầu chung về giải quyết những vấn đề còn tồn đọng liên quan đến đền bù, tái định cư và thẩm thấu mới; các vấn đề về nguồn nước để sinh hoạt và sản xuất; vốn phát triển; và chăm sóc sức khỏe. Ở tất cả các nhu cầu nêu lên, sự khác biệt về nhu cầu dựa trên giới được chỉ rõ.

34


Bảng 9: Phân tích nhu cầu thực tế và chiến lược

Lĩnh vực

Nhu cầu thực tế đến chiến lược

Từ góc nhìn giới

Vấn đề tồn đọng

- Giải quyết vấn đề sổ đỏ, các vấn đề thiếu sót (trong các khâu, hạng mục) của đền bù thủy điện.

- Cấp lại bìa đỏ có tên của nam và nữ

- Giải quyết các vấn đề liên quan đến một số hộ thiếu đất tái định canh, chưa có đất tái định canh. 5 hộ chưa có hỗ trợ hộ nghèo.

- Giá đền bù do theo quy định của Nhà nước, mà quy định của Nhà nước cũng thay đổi theo từng thời điểm nên giá đất có thay đổi. Do đó, cần có trợ giá cho những người bị áp giá đền bù thấp.

- Cần hỗ trợ cán bộ hoặc tình nguyện viên về luật pháp để tư vấn, hỗ trợ pháp lý cho bà con trong việc viết các đơn thư khiếu kiện, khiếu nại. Việc này nhằm đảm bảo quyền lợi cho bà con đồng thời tạo thuận lợi cho việc giải quyết các đơn thư cho các cơ quan nhà nước. Nguồn vốn

- Người dân không tiếp cận được nhiều các nguồn vốn (75, vốn tái canh cà phê). Người dân không có sổ đỏ, không viết được phương án sản xuất (do trình độ văn hóa thấp) thì cũng ko vay được.

- Phụ nữ là người trực tiếp đi vay. Quy trình vay vốn còn nhiều khó khăn, nguồn vốn hạn chế. Vay vốn sản xuất chỉ được vay tối đa 30 triệu, mức này không đủ để các hộ gia đình tổ chức sản xuất.

- Quan tâm hỗ trợ nguồn vốn sản xuất lãi suất ưu đãi. (Hiện nay trong khu tái định cư mới có 4 hộ được vay vốn ngân hàng chính sách, có sổ hộ nghèo hoặc cận nghèo. Còn lại vay ngân hàng nông nghiệp dùng sổ đỏ hoặc vay ngoài).

- Ngân hàng phải có cán bộ chuyên môn xuống hướng dẫn, phải có quy trình rõ ràng. Trong khi nhà nước có vốn ưu đãi ko trả lãi trong 2 năm đầu.

35

- Tiêu chuẩn cho vạy không hợp lý (yêu cầu cho đất nghỉ 2 năm).


Đất đai, nguồn nước

- Có nước sạch để sản xuất - Được cấp đất sản xuất

- Hỗ trợ khoan giếng, bể lọc nước cho từng hộ gia đình hoặc cả cộng đồng (50% - 100% chi phí) - Quan tâm hơn đến các hộ nghèo, cận nghèo

Đào tạo, tập huấn

- Thường xuyên mở lớp tập huấn về trồng trọt, chăn nuôi phù hợp với điều kiện của địa phương

- Điều chỉnh tỷ lệ tham gia họp hành: 50/50 - Tập huấn về bình đẳng giới, bạo lực gia đình, cả nam và nữ

- Dạy nghề: chăn nuôi, kỹ thuật trồng trọt, thủ công mỹ nghệ, may, - Cho nữ đi học, tập huấn, pháp mộc, xây dựng v.v… luật. Hiện nay chưa có nhiều hoạt - Tổ chức lớp học nghề, đối tượng động này, chủ yếu quy mô nhỏ lẻ, là thanh niên được cấp chứng chỉ ko có chuyên gia có chuyên môn. nhưng không có vốn để thực hành, hỗ trợ việc làm cho thanh niên đi học nghề về. - Có chế độ hỗ trợ cho học sinh sinh viên Sức khỏe

Kinh doanh nông nghiệp, việc làm

- Có các đợt khám sức khỏe định kỳ

- Tuyên truyền về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ (80% phụ nữ mắc bệnh phụ khoa do nguồn nước ô nhiễm)

- Thúc đẩy kinh doanh nông nghiệp

- Mở chợ gần hơn

- Mở các doanh nghiệp, công ty tại địa phương - Xuất khẩu lao động

Từ góc nhìn chiến lược hơn, nhu cầu của cộng đồng liên quan nhiều đến hỗ trợ pháp lý, hỗ trợ đào tạo, thúc đẩy kinh doanh nông nghiệp, chuyển đổi ngành nghề theo hướng làm cho các doanh nghiệp hoặc lao động xuất khẩu. Những nhu cầu này đòi hỏi nỗ lực tổng hợp của các bên liên quan bao gồm chính quyền địa phương các cấp, doanh nghiệp và các tổ chức trong và ngoài nước. 36


3.2. Phân tích nâng cao vị trí phụ nữ Sử dụng công cụ thứ 6 (Phụ lục 1), nhóm nghiên cứu ghi nhận một khoảng trống lớn về sự quan tâm về phúc lợi cho phụ nữ trong các hoạt động của dự án phát triển thủy điện. “Không có tham vấn riêng dành cho phụ nữ và nam giới nên không nhìn thấy được tác động đặc thù lên mỗi giới. Không có phương án giải quyết cụ thể cho việc ô nhiễm, cạn kiệt nguồn nước làm gia tăng bệnh thận ở nam giới và bệnh phụ khoa ở phụ nữ.” Điều này cũng không khó hiểu khi hoạt động dự án ít chú trọng vào sự tham gia của cộng đồng và chính quyền địa phương. Ví dụ ở Ea Nuol: “Chỉ ra 3 mẫu nhà rồi cho dân đến bốc thăm. Người dân nhận nhà sau đó phải tự đập bỏ bên trong rồi thiết kế lại. Nhà cộng đồng quá thấp, lợp tôn, quá nóng nên không thể tổ chức họp ban ngày.” “Chỉ có tự UBND xã liên hệ với trung tâm dạy nghề để tổ chức tập huấn cho người dân. Công ty thủy điện chưa tổ chức được một chương trình nào.” “Công ty thủy điện thường cử các cán bộ không có quyền ra quyết định tới tham gia các cuộc thảo luận, cuộc họp, các đối thoại giữa các bên.” Hay ở Krong Na: “Trước khi thực hiện dự án, Ban quản lý dự án có tổ chức tham vấn với đại diện các hộ gia đình. Một số ý kiến của người dân đã được lắng nghe ví dụ như vấn đề sửa chữa cầu trên tuyến giao thông chính của xã Krong Na nhằm làm cho việc giao thông của địa phương thuận lợi hơn.” Tuy vậy, với sự hợp tác và thúc đẩy giữa các bên, các vấn đề mới phát sinh vẫn tiếp tục được giải quyết, dù kéo dài: “Quá trình cấp sổ đỏ tuy chậm nhưng vẫn đang được tiến hành.” “Những khu vực thẩm thấu nước mới ở Ea Nuol vẫn đang được khảo sát và có kế hoạch đền bù” Và các thủy điện vẫn hỗ trợ tài chính cho các cộng đồng khi được yêu cầu ví dụ như xây hệ thống điện công cộng. bơm cấp nước (xem Hình 9).

37


Hình 9 : Công ty thủy điện hỗ trợ cộng đồng khi có đơn yêu cầu

38


PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

39


1. Một số kết luận chính Đánh giá này khẳng định một lần nữa sự phân công lao động, vai trò, tác động và nhu cầu khác nhau giữa nam giới và phụ nữ trong lịch sử phát triển của các cộng đồng được nghiên cứu, và dưới tác động của phát triển thủy điện trên sông Srepók hiện nay làm cho người phụ nữ ngày càng khó khăn hơn nhiều trong cuộc sống kinh tế, sức khỏe và tinh thần, thậm chí ở các cộng đồng mẫu hệ. Nguyên nhân chính là do các dự án phát triển năng lượng này nghiêng về công nghệ, xây dựng các “phần cứng” trong khi ít tập trung giải quyết các vấn đề xã hội, ít huy động được sự tham gia của cộng đồng và chưa nhận thức đầy đủ vấn đề giới (bất chấp các can thiệp hữu hiệu từ các dự án có thể thúc đẩy sự phát triển của phụ nữ rất nhiều). Báo cáo nhấn mạnh 5 kết luận chính dưới đây: (1) Dòng sông “chết”: Nước là nguồn lực và là một thực thể sống Người dân ở các cộng đồng nghiên cứu nói riêng và người dân ở Buôn Đôn và Đăk Lăk nói chung có đời sống vật chất và tinh thần gắn liền lâu đời với các nguồn tài nguyên thiên nhiên như tài nguyên rừng, đất và nước. Các cộng đồng địa phương thông qua các nguồn kiến thức bản địa và kinh nghiệm lâu dày luôn lựa chọn những vùng đất màu mở, ven sông để ổn định cuộc sống của họ qua nhiều thế hệ. Tài nguyên nước không chỉ là nguồn sinh kế bền vững trong hệ thống tự cung tự cấp, đảm bảo cuộc sống bình yên và phát triển mà nó là một phần cuộc sống tâm linh của các cộng đồng, phát triển văn hóa truyền thống của các cộng đồng trên “đảo trên sông Srepók” này trong nền văn hóa đại ngàn Tây Nguyên. Những dự án mang danh nghĩa của phát triển, bao gồm phát triển năng lượng, phát triển khu công nghiệp, nếu làm cho cuộc sống của người dân tách ra khỏi hệ sinh thái truyền thống, làm tài nguyên thiên nhiên suy kiệt mà không có những hỗ trợ chuyển đổi sinh kế và đảm bảo sự khơi thông phát triển các dòng văn hóa trở thành thách thức lớn nhất hiện nay đối với địa phương. Hình tượng “dòng sông chết” như người dân rất buồn khi mô tả Srepók hiện nay, không chỉ cho thấy nước là một nguồn lực và là một thực thể sống chứa đựng những giá trị cuộc sống của người dân, không chỉ cho thấy những khó khăn hiện tại mà tương lai cũng đầy thách thức của địa phương, không chỉ sự xót xa tức thời mà là sự mất mát tinh thần kéo dài của mỗi một người dân nơi đây. (2) Mẫu hệ, phụ hệ, mẫu hệ nam quyền: Mẫu số chung về phát triển phụ nữ Lịch sử phát triển của Buôn Đôn và Đăk Lăk là sự phát triển đan xen của các cộng đồng bản địa và cộng đồng dân tộc thiểu số và Kinh di dân từ miền Bắc 40


vào. Nghiên cứu thú vị đã so sánh 3 vùng khác nhau với nhưng đặc điểm phát triển khác nhau và tác động của khác nhau của các thủy điện khác nhau. Nếu thôn Tân Phú đặc trưng bởi chế độ phụ hệ với vai trò ưu thế của người đàn ông trong quyết định các vấn đề trong gia đình và sản xuất mặc dù xu hướng cùng nhau thảo luận các vấn đề trong gia đình ngày càng tăng; ngược lại với người dân ở thôn Trí A, với chế độ mẫu hệ đặc trưng trong đó phụ nữ quyết định mọi vấn đề của gia đình, giáo dục, dòng tộc; thôn Ea Mar lại là sự kết hợp, dung hòa hai kiểu ra quyết định và sử dụng nguồn lực trên khi họ sống xen kẻ với người Kinh nhiều hơn. Tuy vậy, các nhóm đều chia sẻ những vấn đề chung về phát triển phụ nữ. Về phân công lao động, phụ nữ vẫn phải đảm nhận những công việc nội trợ và chăm sóc gia đình như một “thiên chức” của người mẹ, người vợ - ít khi được ghi nhận - cộng với việc tham gia đầy đủ các hoạt động phát triển sản xuất để duy trì phát triển kinh tế gia đình. Vì những lo toan đó, việc tiếp cận thông tin, đào tạo của phụ nữ cơ bản là không bình đẳng, ví dụ dù phụ nữ có thể tham gia nhiều cuộc họp hơn, các cuộc họp quan trọng đều do nam giới đảm nhận. Thêm nữa, trước những thay đổi tiêu cực không được chuẩn bị của phát triển thủy điện, họ càng trở nên dễ bị tổn thương và yếu thế thêm (xem thêm (3) và (5) bên dưới). (3) Kinh tế “mềm” sang kinh tế “cứng”: Sự chuyển đổi không được chuẩn bị Các cộng đồng nghiên cứu phụ thuộc lớn vào canh tác nương rẫy (bao gồm cây lương thực, thực phẩm và gần đây cây công nghiệp), chăn nuôi và sử dụng các nguồn lợi từ tự nhiên, như cây thuốc, rau, lâm sản phi gỗ. Quá trình sản xuất dựa vào rất lớn điều kiện tự nhiên như đất đai, nguồn nước và khí hậu, nền kinh tế chủ yếu là tự cung tự cấp, cấp hộ gia đình, với vai trò quan trọng của phụ nữ. Đây là những đặc trưng của nền kinh tế mềm17. Phát triển nhanh thủy điện như là tác nhân trực tiếp đẩy nền kinh tế truyền thống này sang nền kinh tế “cứng” với sự đòi hỏi sự tham gia vào kinh tế thị trường, đòi hỏi công nghệ mới khi môi trường thay đổi, đất thu hẹp và cạnh tranh. Điều đáng quan tâm nhất ở đây là sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế và cách thức sản xuất này diễn ra đột ngột, người dân không được chuẩn bị về tâm lý, kiến thức và kỹ năng thích nghi phù hợp trong khi các sự hỗ trợ hầu như không có hoặc không phát huy hiệu quả. Thêm nữa, chuyển sang nền kinh tế cứng, một mặt giảm vai trò và vị thế của phụ nữ được xây dựng trong nền kinh tế mềm, mặt khác tạo nên nhiều áp lực mới cho họ như bạo lực gia đình, chăm sóc, giáo dục con cái, nợ nần (thường vợ đứng tên đi vay), và về lâu dài trở nên phụ thuộc hơn. 17

Xem thêm Ellis, 1993

41


(4) Văn hóa, tâm linh: Dòng chảy bị nghẽn Mất rừng, thay đổi môi trường sống theo hướng xa dần tự nhiên, thay đổi cách thức canh tác theo hướng thị trường và công nghệ, thay đổi sang cách sống tập trung và “hiện đại” hơn khiến thu hẹp không gian và điều kiện thực hành đời sống văn hóa tâm linh lâu đời gắn chặt nền văn hóa của các cộng đồng địa phương. Chính sự đứt gãy trong mối quan hệ tự nhiên-con ngườicộng động trong sự cứng hóa nền kinh tế địa phương làm cho sự kết nối tri thức bản địa, giá trị lễ hội cộng đồng và văn hóa của các cộng đồng dân tộc thiểu số, với vai trò chủ đạo của phụ nữ trong các cộng đồng mẫu hệ, đứng trước những đe dọa bị mất đi trong quá trình phát triển hiện nay. (5) Vén màn che về giới: Cân bằng để phát triển Bất chấp những khác biệt thậm chí bất công bằng về giới trong cuộc sống kinh tế, tinh thần và cộng đồng như đã phân tích, các dự án thủy điện cũng như can thiệp phát triển hiện nay hầu như không đặt quan tâm đến vấn đề giới (gender blindness). Một ví dụ nhỏ: “Việc thiết kế xây dựng nhà ở không lắng nghe ý kiến của người dân. Một số nhà xây thấp hơn nền đường, người dân chấp nhận bỏ thêm tiền để đổ thêm đất nhưng dự án không muốn mất thêm kinh phí nâng móng. Dẫn đến tình trạng ngập úng. Phụ nữ, vì vậy cũng vất vả hơn trong việc chăm sóc con cái khi có ngập lụt xảy ra.” Phát triển tốt không thể dựa trên sự bất cân bằng về giới, mà trước hết cần nhận thức đúng và áp dụng các chỉ tiêu về giới trong hoạt động phát triển thủy điện hiện nay. Phát triển và công bằng giới có thể thúc đẩy từ những khâu nhỏ nhất, từ thiết kế nhà ở, tăng cơ hội tiếp cận đến xây dựng các thiết chế tham gia phát triển kinh tế, xây dựng các nhóm tự chủ, tự quản và thúc đẩy phụ nữ tham gia đời sống cộng đồng, xã hội.

2. Các khuyến nghị Khuyến nghị 1:

Nâng cao nhận thức về giới và phát triển Giới là nhân tố quan trọng trong việc đánh giá các kết quả xã hội mang lại của các dự án phát triển, bao gồm phát triển thủy điện. Một nơi ở mới tốt hơn nơi ở cũ sẽ khó trở thành hiện thực nếu ở nơi ở mới đó các bất bình đẳng về giới không được giảm thiểu, thậm chí làm cho phụ nữ trở nên yếu thế hơn. Sự tiến bộ của phụ nữ cần trở thành một tiêu chí để đánh giá hiệu quả của các dự án phát triển ảnh hưởng đến nam giới, phụ nữ và cộng đồng như các dự án thủy điện. 42


Khuyến nghị 2:

Nâng cao nhận thức về đánh giá tác động giới Đánh giá tác động giới cần được thực hiện cùng với đánh giá tác động môi trường, đánh giá tác động xã hội của các dự án ảnh hưởng đến môi trường và con người như các công trình thủy điện, là cơ sở để tiếng nói của cả phụ nữ, nam giới và cộng đồng được phản ánh, các biện pháp được xây dựng hướng đến sự phát triển bền vững của cộng đồng và ngành năng lượng.

Khuyến nghị 3:

Phát triển quan hệ đối tác Báo cáo đánh giá tác động giới cần bao gồm các sáng kiến địa phương trong phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa để giảm thiểu các tác động của thủy điện, đáp ứng nhu cầu phát triển của cộng đồng trong ngắn hạn và chiến lược, do đó cần xác định ngay từ những khâu đầu tiên của xây dựng dự án thủy điện các bên liên quan (gồm các nhóm: nhà đầu tư, chủ dự án, chính quyền các cấp, các tổ chức, đoàn thể, doanh nghiệp, cộng đồng) chức năng, nhiệm vụ, sự tham gia, cơ chế phối hợp giữa họ để giải quyết các vấn đề phát sinh; đồng thời cần bao gồm kế hoạch hành động giới để cộng đồng biết, thúc đẩy và giám sát.

Khuyến nghị 4:

Phải là một quá trình và thực hành Đánh giá tác động giới cần được xem là một quá trình, trong đó bên cạnh báo cáo các tác động thủy điện về giới được phân tích và đánh giá, thúc đẩy phát triển bình đẳng giới cần được thực hành rộng rãi ở bất công việc, phương thức tiếp cận, giao tế hàng ngày trong triển khai dự án.

Khuyến nghị 5:

Thí điểm và thể chế hóa Đánh giá tác động giới vẫn là phương thức mới ở Việt Nam và cần được thí điểm, rút kinh nghiệm để hoàn thiện; cần được khuyến khích áp dụng như những thực hành tốt của các doanh nghiệp có phương thức kinh doanh mới, phương thức có trách nhiệm, trách nhiệm của doanh nghiệp; và có thể thể chế hóa ở trong ngành hoặc địa phương trước khi có thể áp dụng phổ biến, , với mấu chốt là qua hệ thống EVN.

43


3. Một số góp ý đối với bộ công cụ đánh giá giới của Oxfam 3.1. Một số vấn đề từ thực tiễn Nhận thức về giới Nhìn chung, nhận thức về giới của công ty thủy điện và cơ quan ban ngành chú trọng đến hình thức và cơ cấu giới chính thức trong phạm vi cơ quan, tổ chức mình nhiều hơn. Giới kết hợp với phát triển thủy điện có thể gợi chú ý tạm thời của các bên liên quan, nhưng vẫn còn ý e dè do không nhận thức đầy đủ việc chú trọng đến các tác động xã hội bao gồm giới, mà quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề về kinh tế và công nghệ trong các công trình thủy điện nhiều hơn. Điều này dẫn đến sự không quan tâm hoặc quan tâm có điều kiện, bị động của các bên. Nhận thức về giới có thể nhìn nhận vai trò giới khác nhau trong sản xuất và đời sống và vị vậy bị tác động khác nhau do thủy điện. Tuy nhiên, giới, thủy điện và phát triển bền vững, hay tư duy theo thuyết nữ quyền luận sinh thái kiến tạo (constructivist ecofeminism) (xem Cabo 2010) vẫn là những giá trị mới cần tiếp tục nâng cao hơn. Sự tham gia phức tạp và trách nhiệm của các bên liên quan Nhìn từ góc độ tác động, người ta thường chỉ nghĩ về “một ông” thủy điện nào đó. Tuy nhiên, một thủy điện thường liên quan đến nhiều bên từ người chủ trương, nhà đầu tư, người vận hành, chính quyền các cấp v.v. với các chức năng và trách nhiệm khác nhau, đôi khi không phối hợp đồng bộ và/hoặc chấm dứt sứ mệnh giữa quá trình, nên càng gây khó khăn trong việc yêu cầu giải trình trách nhiệm và giảm thiểu tác động. Đối với bộ công cụ Sử dụng 6 công cụ đòi hỏi người tham gia phải tích cực suy nghĩ và đóng góp mới có thể hoàn tất trong một ngày làm việc. Điều này là khó thực hiện với người dân quen việc lao động hằng ngày. Do đó, người thúc đẩy cần chọn lọc thông tin khi hỏi, tránh lặp lại nhàm chán, rút ngắn thời gian đồng thời khuyến khích tư duy tích cực và kết quả hợp tác của các nhóm. Người dân có thể nóng lòng trình bày những tác động tiêu cực đến cuộc sống của họ hơn là chia sẻ những chi tiết về giới mà họ không thấy thâm nhập nhiều. Bộ công cụ mang hàm lượng học thuật cao với một số thuật ngữ học thuật khó giải thích cho người dân, nhất là dân tộc thiểu số với trình độ thấp hơn. Công cụ thứ 6 là một ví dụ cụ thể. 44


Nhiều công cụ đòi hỏi phải lượng hóa sự phân công hay tỷ lệ tham gia của nam và nữ. Điều này đòi hỏi người điều hành vừa phải khai thác các chi tiết chẻ nhỏ từng công việc đang quan tâm do nam hay nữ thực hiện, ra quyết định, đồng thời phải định lượng chung (ví dụ Hình 9). Trong các công cụ này chưa có hướng dẫn cụ thể đối với việc áp dụng khung/thang đo. Trong khi đó, buộc phải đưa ra một tỷ lệ nào đó đôi khi mang tính gượng ép/chưa thuận đối với người tham gia. Hình 10: Sử dụng thang tỷ lệ trong phân tích phân công lao động ở thôn Tân Phú, Ea Noul

45


Một số công cụ giúp phân tích tốt hơn là giúp thu thập thông tin, ví dụ công cụ 3 phân tích thể chế. Trong khi đó, công cụ quan trọng nhất là số 4 về phân tích tác động lại có ít không gian để ghi nhận lịch sử của vấn đề, tâm trạng của cộng đồng và các vấn đề về tâm linh, văn hóa. 3.2. Về kiến tạo tri thức Tri thức chuyên gia và cộng đồng Các công cụ được thiết kế để khai thác thông tin và tri thức của cộng đồng địa phương, của nam giới và phụ nữ trong cộng đồng về các vấn đề của phát triển cộng đồng và phát triển thủy điện. Tuy kiến thức của cộng đồng là quan trọng, bộ công cụ cần được chọn lọc để lấy thêm ý kiến chuyên gia trong các lĩnh vực liên quan. Bởi suy đến cùng, đánh giá tác động giới là các tiên liệu các tác động trong tương lai, mà người dân địa phương, dù là chuyên gia trong các vấn đề liên quan đến cộng đồng mình, khó biết hết tất cả những tác động tiềm năng khác, mang tính hệ thống và tích hợp hơn, đặc biệt khi tài nguyên nước trên dòng Srepók có lưu vực mang tính liên quốc gia, hay thách thức về quản lý tài nguyên nước trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và quy hoạch và phát triển năng lượng quốc gia. Thêm nữa, bộ công cụ chưa giới thiệu một số công cụ giúp phân tích số liệu, như ma trân phân tích sự tương tác các tác động, xây dựng các viễn cảnh và kế hoạch hành động giảm thiểu tác động. Lát cắt nhanh Bộ công cụ là hữu hiệu cho chúng ta những lát cắt về tình hình phát triển, giới, tác động thủy điện và nhu cầu của cộng đồng và được lượng hóa. Thế nhưng, có thể tính lịch sử, những câu chuyện, những tình cảm của cộng đồng và các thành viên của cộng đồng có thể ít được nhìn thấy. Ví dụ khi được nghe những người dân vùng tái định cư kể về những vui mừng của họ khi mới di cư từ Bắcvào vùng đất màu mở ở Buôn Đôn, mà họ gọi là “đánh rơi hạt giống, cây mọc lên cao”, hoặc “cây mỳ chặt làm giàn mướp” để thấy một cuộc sống trù phú mà họ đang mong đợi và cố gắng xây dựng; rồi đến cảm giác “nữa mừng, nữa lo” khi nghe đoàn khảo sát về chuẩn di dời vì thủy điện, với những thắc mắc “rồi cuộc sống tiếp theo của mình sẽ ra sao?”; và đến hiện tại, những thủ tục bồi thường, những tác động tiêu cực mới của thủy điện dẫn đến tâm trạng “phức tạp”, “rườm rà”, và “chán” (xem thêm Hình 10). Những can thiệp tích cực từ nhà hoạch định thủy điện, người làm công tác phát triển và chính quyền địa phương cần nghe và đáp trả những nhu cầu và tâm trạng này.

46


Hình 11 : Tâm trạng của cộng đồng qua các mốc phát triển/thay đổi chính

3.3. Về giới và phát triển bền vững Bình đẳng giới và phát triển phụ nữ Tiếp cận của Oxfam là những nỗ lực đầu tiên đưa giới vào quản lý nước và phát triển bền vững ở khu vực. Một mặt, đánh giá giới giúp các bên có những thiết kế, hoạt động can thiệp được định hướng trên nhu cầu khác nhau giữa nam và nữ. Mặt khác, các sáng kiến thúc đẩy sự phát triển của phụ nữ cần được chú trọng phát huy. Chủ thể của phát triển bền vững Đánh giá tác động giới cần chú ý thúc đẩy các quyền của người dân và tự nhiên với tư cách chủ thể riêng. Nó cần quan tâm đến các vấn đề môi trường chiến lược và phát triển bền vững. Ví dụ những ý kiến của người dân như dưới đây, khi được hỏi về nhu cầu cần nhất hiện nay trước các tác động của thủy điện, rất cần sự quan tâm suy nghĩ của các bên liên quan: “ Không gì bằng nước. Chủ yếu của các vấn đề là nước thôi. Quay lại như hồi xưa.” 47


Tài liệu tham khảo Cabo, Mercedes Aguera. 2010. Environmental governance from a gender perspective: Theoretical reflections and case studies. Doctoral thesis. Universitat de Girona. Ellis, Frank. 1993. Peasant economics: Farm households and agrarian development. Cambridge University Press. Lê, Văn Kỳ, Ngô Đức Thịnh, Nguyễn Quang Lê. 2015. Phong tục tập quán cổ truyền: Một số dân tộc thiểu số Nam Tây Nguyên. Hạ Nội: Viện Nghiên cứu Văn hóa, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam. Nguyễn, Ngọc Hòa, Lê Quý Đức, Nguyễn Duy Bắc… 2014. Sự biến đổi những giá trị xã hội truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên hiện nay. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia. Nguyễn, Tri Nguyên. 2004. “Bản chất và đặc trưng tín ngưỡng dân gian trong lễ hội cổ truyền Việt Nam”. Tạp chí Di sản 7(năm 2004): 27-32. Simon. Micheal. 2013. Balancing the scales: Using gender impact assessment in hydropower development. Oxfam Australia.

48


PHỤ LỤC 1: SÁU CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ GIỚI CỦA OXFAM Công cụ 1. Hồ sơ hoạt động - Mục đích: Hồ sơ hoạt động liệt kê những công việc của nam giới và nữ giới, bao gồm những việc được trả lương và không được trả lương để tìm hiểu về nơi làm việc và thời gian diễn ra các công việc đó. Cần xét đến yếu tố mùa vụ trong việc thu thập số liệu khi thực hiện các đánh giá vì nhiều trường hợp cho thấy có sự khác biệt lớn về công việc của phụ nữ và nam giới trong các mùa cũng như các khoảng thời gian khác nhau trong năm. - Các câu hỏi chính: Công việc chính của nữ giới và nam giới trong cộng đồng là gì? Trách nhiệm của họ trong gia đình là gì? Họ đang cùng nhau đòng góp gì cho xã hội. - Phân công lao động cho nam và nữ trong gia đình như thế nào? Trách nhiệm của họ đối với các công việc trong gia đình, trong cộng đồng? HỒ SƠ HOẠT ĐỘNG

Ngày:

Tên làng/thôn/xã: Các hoạt động

Nữ giới

Nam giới

1. Hoạt động sản xuất  Trồng trọt  Chăn nuôi  Hái lượm lâm sản để bán (mây, lá nón, mật ong...  Hái lượm lâm sản phục vụ cho tiêu dùng gia đình (củi, rau,...)  Mua, bán/trao đổi các sản phẩm 2. Hoạt động tái sản xuất (chăm lo gia đình)

49

Địa điểm

Thời gian


 Sinh con  Chăm sóc trẻ nhỏ, người già  Nấu ăn cho gia đình  Chăm sóc sức khỏe gia đình  Giặt áo quần, lấy nước, vệ sinh nhà cửa.... 3. Công việc chung của cộng đồng  Những hoạt động quản lý cộng đồng  Chính trị cộng đồng (họp thôn, lao động công ích)  Tham gia những hoạt động định kỳ của làng  Các hoạt động tâm linh/lễ hội của cộng đồng  Lao động công ích Giáo dục và các hoạt động khác  Đào tạo, tập huấn, họp phụ huynh

Công cụ 2. Hồ sơ sử dụng và kiểm soát tài nguyên - Mục đích: Hồ sơ sử dụng và kiểm soát tài nguyên là công cụ đánh giá thực trạng và vai trò của giới trong việc tiếp cận các nguồn tài nguyên. Hồ sơ cung cấp bức

50


tranh tổng quan về cộng đồng và sự tách biệt giới. Bên cạnh đó, công cụ này dùng để xác định người có quyền kiểm soát các nguồn tài nguyên và người ra quyết định về tài nguyên và việc sử dụng chúng theo pháp luật và/hoặc theo thực tiễn của từng hộ gia đình và cộng đồng. - Các câu hỏi chính: Những đối tượng nào sử dụng tài nguyên nào trong cộng đồng? Ai là người ra quyết định đối với các nguồn tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân tạo? Ai là người kiểm soát các lợi ích (ví dụ: tiền) từ việc sử dụng, buôn bán và khai thác các nguồn tài nguyên? Hồ sơ sử dụng và kiểm soát tài nguyên

1. Các nguồn lực trong cộng đồng hoặc trong gia đình  Đất sản xuất  Nhân lực  Tàu và các dụng cụ đánh bắt cá  Tài sản hộ gia đình – (thiết bị, công nghệ) Công cụ sản xuất,  Các trang thiết bị trong gia đình (xe máy, TV, tủ lạnh...  Tài sản của con người – chăm sóc sức khỏe  => Nguồn lực lao động trong gia đình  Sử dụng và tiếp cận nguồn tài nguyên chung: + Rừng: rừng tự nhiên, rừng trồng Các vùng đất bỏ hóa Đất công cộng (đất chung cộng đồng) Các vùng đất ven sông suối + Bờ sông + Vùng đất ngập nước

51

Sử dụng tài nguyên

Kiểm soát tài nguyên

Nữ

Nữ

Nam

Nam


+ Đất công (đất của cả làng)

2. Các lợi ích từ việc sử dụng nguồn tài nguyên  Thu nhập từ việc bán các nông sản  Lâm sản phi gỗ, gỗ  Thu nhập từ rừng trồng  Thu nhập từ việc bán cá và các động vật thủy hải sản khác  Thu nhập từ các sản phẩm thu hoạch?  Quyền sở hữu tài sản (đất, rừng)  Quyền sử dụng đất, rừng Công cụ 3. Phân tích thể chế - Mục đích: công cụ phân tích thể chế được sử dụng để xác định những tổ chức quan trọng và các quá trình hoặc các cơ chế ảnh hưởng đến quan hệ cộng đồng, và quan hệ giới. Hồ sơ hoạt động được sử dụng như một danh sách kiểm tra nhanh để đảm bảo sự tham gia của nam giới, phụ nữ và cộng đồng. - Các câu hỏi chính: những dịch vụ hàng ngày mà người dân sử dụng? Người cung cấp các dịch vụ này? Cá nhân hoặc tổ chức tham gia thực hiện các hoạt động? Hoạt động của người dân có bị ảnh hưởng bởi các quy định pháp luật không? Những ảnh hưởng đó là gì và làm thế nào để nhận biết chúng? Chúng có mnag tính ép buộ không? Sự bất bình đẳng giới có tồn tại trong các tổ chức này hay không? Các dịch vụ

Tổ chức thực hiện và chính sách liên quan

Tác động Nam

- Vốn - Kinh tế - Y tế - Giáo dục

52

Nữ

Cộng đồng


- Khuyến nông

Công cụ 4. Khung phân tích vấn đề tác động - Mục đích:Thấy được quá trình xây dựng nhà máy thủy điện đã tác động đến những vấn đề về môi trường, xã hội, kinh tế...như thế nào trên góc nhìn của giới (những tác động tích cực hoặc tiêu cực đối với nam và nữ ra làm sao) từ đó đưa ra những giải pháp. - Những câu hỏi chính: Quá trình xây dựng và vận hành đập thủy điện tác động như thế nào đến những vấn đề môi trường, xã hội, kinh tế…? Nam giới chịu những tác động gì? Nữ giới chịu những tác động gì? Cộng đồng chịu những tác động gì? Cần có những giải pháp/hành động nào được thực hiện để giảm thiểu tác động ấy?

Khung phân tích vấn đề tác động Vấn đề/tác động

Nam giới

Nữ giới

1. Môi trường: a) Ô nhiễm: -

Đất Nước Không khí Tiếng ồn...

b) Thay đổi về chất lượng, số lượng -

-

Hành động/giải pháp

Bối cảnh

Đất canh tác (suy thoái, bạc màu, thu hẹp diện tích) Nước (cạn kiệt, khô hạn...,) Rừng Nguồn lợi từ

53

Cộng đồng


-

rừng: khan hiếm Hệ sinh thái

2. Xã hội: - Tệ nạn xã hội - Di dân - Thất nghiệp -Bệnh tật -Học hành của trẻ 3. Kinh tế: - Nguồn thu nhập (thay đổi như thế nào) - Chi tiêu -Thị trường trao đổi, mua bán sản phẩm - Tái nghèo 4. Khác: - Những thay đổi về lương thực/thực phẩm hàng ngày - Thay đổi về hành vi tiêu dùng - Phong tục tập quán - Mạng lưới xã hội (mở rông hay thu

54


hẹp); phân tích 2 mặt tích cực và tiêu cực - Tiếp cận thông tin

Công cụ 5. Đánh giá nhu cầu thực tế và nhu cầu chiến lược - Mục đích: Công cụ này giúp cho các nhà đầu tư dự án thủy điện thấy được nhu cầu của phụ nữ trong bối cảnh hiện tại. Song song với đó là xem xét những vấn đề cần thay đổi hoặc có thể thay đổi để mang lại lợi ích, nâng cao vị thế và quyền lực của phụ nữ trong gia đình, cộng đồng và xã hội. - Các câu hỏi chính: Nam giới và phụ nữ cần những gì để duy trì cuộc sống hiện tại của họ? Những ưu tiên của nam giới và phụ nữ là gì? Nhu cầu chung của hai giới là gì? Làm thế nào để nâng cao quyền lực của phụ nữ và hiện thực hóa các lợi ích lâu dài? Nguyện vọng của phụ nữ là gì? Mẫu đánh giá nhu cầu của giới có thể được thiết kế đơn giản. Các thông ttin trong mẫu đánh giá nên thu thập theo phương pháp trao đổi riêng với nam giới, phụ nữ và các nhóm gồm cả nam và nữ. Dưới đây là ví dụ… Đánh giá nhu cầu giới Làng/thôn/xã: Nhu cầu chiến lược của phụ nữ

Nhu cầu thực tế của phụ nữ - Tận dụng đất bờ sông để trồng trọt canh tác - Vào rừng để thu hoạch lâm sản ngoài gỗ - Sử dụng sông và nguồn nước sạch - Củi

- Đảm bảo công bằng cho phụ nữ trong các thỏa thuận liên quan đến việc tiếp cận nguồn tài nguyên của cộng đồng, đồng thời đảm bảo quyền tiếp cận đất sản xuất cho họ

- Vườn tược

- Đại diện cho các cơ quan đoàn thể trong hội ngư nghiệp/nông nghiệp

- Các dụng cụ đánh bắt cá

- Quyền được bày tỏ quan điểm, ý kiến

- Các nguồn chế biến thủy sản

- Đại diện cho các cơ quan đoàn thể tham gia vào việc đưa ra các quyết định ở địa phương

- Hạt giống và cây trồng sản xuất

Những nhu cầu liên quan tới quản lý và quản trị sông:

55

- Được đào tạo kỹ năng lãnh đạo và giữ các vị trí đứng đầu trong các dự án hoặc ở cộng đồng


- Tiếp cận với thị trường tiêu thụ cá

- Có cơ hội học tập

- Có thuyền/các phương tiện để đi lại

- Được trao quyền sử dụng (sở hữu) đất

- Tham gia chương trình đào tạo cụ thể liên quan đến những thay đổi do dự án gây ra

- Được quản lý (giữ) tiền mặt

- Tìm được việc làm có lương

- Được quyền ra quyết định trong gia đình như giáo dục con cái, dựng vợ gả chồng...

Công cụ 6. Nâng cao vị thế phụ nữ - Mục đích: Công cụ này được sử dụng để ghi lại các hoạt động và chương trình diễn ra trong dự án và mục đích của các hoạt động/chương trình đó. Công cụ này khuyến khích các cán bộ dự án đánh giá được tầm quan trọng của những sáng kiến này và tìm cách cải thiện để góp phần tích cực vào việc nâng cao vị thế cho phụ nữ. - Các câu hỏi chính: Phụ nữ có được tham vấn trong việc đưa ra những ý kiến phản hồi trong hoạt động dự án không? Họ có được tham gia vào quá trình đưa ra quyết định dựa trên thông tin đầy đủ không? Họ có được tham gia vào quy trình lên kế hoạch cho các hoạt động không? Các cán bộ dự án đã quan tâm tới cách hỗ trợ cho các hoạt động ban đầu để nâng cao vị thế cho phụ nữ bị ảnh hưởng chưa? Phân tích công cụ nâng cao vị thế cho phụ nữ Lĩnh vực

Phản hồi hoặc Mức độ quan tâm về phúc lợi cho phụ nữ hoạt động của Phúc Tiếp Nhận Huy động Kiểm soát dự án lợi cận thức sự tham gia

1. Việc làm/hoạt động kinh tế Làm vườn

Các công ty cung cấp hạt giống cho các hộ tái định cư

Nuôi trồng thủy sản cấp hộ

Công ty cung cấp con giống

Thành lập

Gây quỹ tài trợ

56


hội nông dân nữ Phụ nữ được đảm nhiệm các vị trí trong các cơ quan đoàn thể của làng

Phụ nữ được trả phí cho mỗi ngày làm việc của họ

Làm việc với chính phủ để đảm bảo đại diện bình đẳng giữa nam và nữ

2. Giáo dục Xây dựng trường học

Nằm trong kế hoạch đầu tư; ngân sách

Xây cầu

Nằm trong kế hoạch đầu tư; ngân sách

Xe buýt

Công ty cung cấp

Giáo viên địa phương sống tại địa phương

Xây dựng nhà trong trường cho giáo viên; làm việc với chính quyền địa phương để đảm bảo hỗ trợ cho giáo viên

3. Các nguồn lực Các quyền liên quan

Làm việc với chính quyền để đảm bảo đất

57


đến đất đai

có tên sở hữu của cả nam và nữ

Quyền sử dụng nước

Cung cấp nguồn lực để thiết lập các nguồn nước dành cho phụ nữ; xác định các ưu tiên của phụ nữ

Quyền tiếp cận và sử dụng rừng

Tạo điều kiện cho cộng đồng tiếp cận và sử dụng rừng đầu nguồn; thành lập ủy ban kiểm lâm gồm cả nam và nữ

4. Dịch vụ hộ gia đình Kết nối điện lưới

Cung cấp điện cho tất cả các hộ trong khu vực tái định cư

Lắp vòi nước

Xây dựng kế hoạch dựa trên ưu tiên cho phụ nữ

Xây nhà

Phụ nữ phải được tham gia vào quy trình thiết kế và quyết định

58


Lưu ý: Một số thuật ngữ

- Phúc lợi: - Ở mức độ này, phụ nữ sẽ nhận được bồi thường về vật chất hoặc các lợi ích từ dự án - Tiếp cận: Phụ nữ có được địa vị pháp lý và quyền ngang bằng với nam giới trong việc tiếp cận các nguồn lực sản xuất và các yếu tố ảnh hưởng tới sản xuất như lao động, vốn, và nguồn tài nguyên. - Nhận thức: Hiểu được sự khác biệt giữa vai trò của giới và giới tính để thấy được nam giới và phụ nữ bình đẳng trong phân công lao động, không có giới nào chịu sự chi phối của giới nào. - Huy động sự tham gia: Phụ nữ được bình đẳng tham gia vào các quy trình của dự án bao gồm thiết kế, đưa ra quyết định, đánh giá, xây dựng cơ chế và quản lý dự án. - Kiểm soát: Phụ nữ có quyền tham gia bình đẳng vào quá trình đưa ra quyết định và điều này ảnh hưởng tới tính cân bằng trong kiểm soát vai trò và trách nhiệm giới./.

59


Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Xã hội 2/33 Nguyễn Trường Tộ, Thành phố Huế Email: info@csrd.vn Điện thoại & Fax: +84 54 3837714 www.csrd.vn 60


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.