1 minute read
Bảng 1.5. Quy trình đánh giá năng lực
from BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC THỰC NGHIỆM CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG “SÓNG CƠ VÀ SÓNG ÂM” VẬT LÍ 12
DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL Bảng 1.5. Quy trình đánh giá năng lực Quy trình đánh giá trên lớp Lựa chọn kế hoạch đánh giá phù hợp Bước 1. Xác định mục tiêu, loại hình, cấp độ, phạm vi đánh giá.
Mục tiêu: Đánh giá để phát triển học tập, để giải trình. Loại hình: Đánh giá thường xuyên/tổng kết, đánh giá không chính quy/chính quy. Cấp độ, phạm vi đánh giá: Đánh giá trên lớp học. Bước 2. Xác định thời điểm đánh giá
Advertisement
Thời điểm: Cuối một quá trình dạy học. Bước 3. Xác định nội dung đánh giá, cấu trúc, thành tố cần đánh giá.
Nội dung: Kĩ năng môn học, kiến thức môn học, thành tích, sự tiến bộ. Năng lực thực hiện nhiệm vụ. Năng lực nhận thức: năng lực suy luận, năng lực giải quyết vấn đề, tư duy phê phán. Năng lực phi nhận thức: vượt khó, đam mê, đạo đức. Nhân cách: thái độ lạc quan, tự tin, giá trị sống,… Bước 4. Xác định phương pháp đánh giá thông tin cần có.
Phương pháp: Quan sát, phỏng vấn, vấn đáp, hội thảo, thảo luận nhóm. Bài kiểm tra viết do GV tự soạn hoặc bài kiểm tra chuẩn. Thực hiện dự án, giải bài tập, trả lời câu hỏi. Trắc nghiệm khách quan, thực hành và trắc nghiệm tự luận. Loại thông tin: điểm số, thứ bậc, nhận xét về năng lực chung và chuyên biệt. Bước 5. Xác định các công cụ đánh giá
Công cụ: Bản ghi các ý kiến tranh luận, trò chuyện, phản biện với HS. Phiếu quan sát. Bản tự nhận xét, bản thu hoạch, bản trả lời câu hỏi ngắn. Bản ghi mức độ, tần suất hành vi (tham gia tích cực, thụ động, không tham gia).