MỘT VÀI KINH NGHIỆM VỀ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM
vectorstock.com/15363769
Ths Nguyễn Thanh Tú eBook Collection
Một vài kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm lớp 6 nhằm nâng cao chất lượng hai mặt giáo dục của học sinh THCS WORD VERSION | 2022 EDITION ORDER NOW / CHUYỂN GIAO QUA EMAIL TAILIEUCHUANTHAMKHAO@GMAIL.COM
Tài liệu chuẩn tham khảo Phát triển kênh bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đơn vị tài trợ / phát hành / chia sẻ học thuật : Nguyen Thanh Tu Group Hỗ trợ trực tuyến Fb www.facebook.com/DayKemQuyNhon Mobi/Zalo 0905779594
Sáng kiến kinh nghiệm
Trường THCS An
MỤC LỤC
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ............................................................... Trang 03 II. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI .................................. Trang 04 III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ................................................ Trang 04 IV. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................................... Trang 04 V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................ Trang 05 NỘI DUNG A. CƠ SỞ LÝ LUẬN ....................................................................... Trang 05 B. THỰC TRẠNG ........................................................................... Trang 06 1. Thuận lợi – khó khăn .................................................................... Trang 06 2. Thành công- Hạn chế .................................................................... Trang 06 3. Mặt mạnh - mặt yếu ...................................................................... Trang 07 4. Nguyên nhân, các yếu tố tác động ................................................ Trang 08 5. Phân tích đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đặt ra ....... Trang 08 C. GIẢI PHÁP ................................................................................. Trang 09 I. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp ................................................. Trang 09 II. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp .................................. Trang 10 1. Xây dựng nề nếp lớp học .............................................................. Trang 10 2. Xây dựng kế hoạch hoạt động của lớp 6a5 trường THCS, năm học 20192020 ....................................................................................................... Trang 12 3. Tổ chức bầu ban cán sự lớp ......................................................... Trang 17 4. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho ban cán sự lớp ............................ Trang 19 5. Xây dựng: “Lớp học thân thiện, học sinh tích cực”...................... Trang 22 a. Trang trí lớp học ............................................................................ Trang 23 b. Xây dựng mối quan hệ thầy trò và bạn bè trong lớp..................... Trang 28 c. Xây dựng mối quan hệ bạn bè ....................................................... Trang 30 d. Tổ chức các hoạt động tập thể và các trò chơi lành mạnh ............ Trang 30 e. Trong tiết sinh hoạt lớp, hoạt động ngoài giờ lên lớp ................... Trang 32 Người thực hiện:
Trang 1
Sáng kiến kinh nghiệm
Trường THCS An
III. Điều kiện thực hiện biện php, giải pháp ..................................... Trang 34 IV. Mối quan hệ giữa các biện pháp giải pháp ................................. Trang 34 V. Kết quả của vấn đề nghiên cứu .................................................... Trang 34 D. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC QUA NGHIÊN CỨU ........................ Trang 35 I. Xếp loại học sinh ........................................................................... Trang 35 II. Thành tích phong trào................................................................... Trang 37 III. Đánh giá ...................................................................................... Trang 39 KẾT LUẬN I. Ý nghĩa của đề tài .......................................................................... Trang 39 II. Bài học kinh nghiệm ..................................................................... Trang 39 III. Đề xuất kiến nghị ........................................................................ Trang 40
Người thực hiện:
Trang 2
Sáng kiến kinh nghiệm
Trường THCS An
MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Giáo viên chủ nhiệm lớp có vị trí rất quan trọng đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm lớp 6 là lớp đầu cấp của trường THCS. Người giáo viên chủ nhiệm phải hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn lâu dài về đạo đức, lối sống, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng sống cơ bản để các em tiếp tục học lên bậc Trung học phổ thông. Những phẩm chất, đạo đức, lối sống, nề nếp, phương pháp học tập,…của học sinh được giáo viên chủ nhiệm chú ý quan tâm, để xây dựng rèn dũa các em ngay từ đầu cấp học, giáo viên chủ nhiệm phải duy trì và phát huy xuyên suốt trong từng năm học. Bác Hồ đã từng nói: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”. Vì vậy, mà đảng, nhà nước đã nêu ra việc phát triển toàn diện về giáo dục, mỗi người giáo viên phải có nhận thức hết sức đúng đắn về vai trò của mình trong lớp mình chủ nhiệm. Đối với giáo viên chủ nhiệm thì việc chỉ đạo, điều khiển lớp, không chỉ dạy các em về kiến thức, văn hóa, mà phải quan tâm, dạy các em về nề nếp, tác phong, cách sống, cách ứng xử trong giao tiếp, cách làm người và làm chủ tương lai của đất nước. Ngoài việc tổ chức hướng dẫn các hoạt động học tập, các buổi sinh hoạt lớp của học sinh, giáo viên chủ nhiệm lớp còn phải thường xuyên theo các em xuyên suốt trong các hoạt động phong trào của lớp, các cuộc thi của các em như: Thi kể chuyện theo sách, thi cắm hoa chào mừng 20/11, thi hát múa, trò chơi dân gian,tham gia hội khỏe phù đổng, hoạt động của các em trong giờ ra chơi, tập thể dục giữa giờ, các hoạt động ngoại khóa, các hoạt động học tập ở lớp, ở nhà của học sinh. Vì vậy, công việc của giáo viên chủ nhiệm lớp rất nặng nề, vất vả cũng rất nhiều phức tạp nhưng cũng đầy tự hào khi dìu dắt các em nhỏ là thế hệ tương lai của đất nước. Các em học sinh học cùng năm, cùng khối lớp, chất lượng học tập của học sinh cũng tương đương nhau. Nhưng đến cuối năm học chất lượng 2 mặt giáo dục của học sinh lớp này lại vượt trội hẳn so với các lớp khác, sĩ số của lớp này duy trì được nhưng lớp khác lại có học sinh nghỉ bỏ học, có em ở nhà chơi Người thực hiện:
Trang 3
Sáng kiến kinh nghiệm
Trường THCS An
nhưng vẫn không thể vận động học sinh đến lớp học trở lại được. Tất cả những điểm khác biệt đó đều do giáo viên chủ nhiệm lớp tạo ra, giáo viên chủ nhiệm nào thường xuyên quan tâm, động viên, chia sẽ cùng các em, có tinh thần trách nhiệm cao, tận tâm với học sinh của lớp mình chắc chắn sẽ tìm ra được các biện pháp để thu hút học sinh đến lớp, học sinh sẽ trở nên chăm ngoan, thích đi học, các em sẽ cảm thấy “Mỗi ngày đến trường là một niềm vui”. Giáo viên chủ nhiệm muốn thành công trong công tác chủ nhiệm thì các hoạt động của người thầy giáo phải mang tính nghệ thuật, khéo léo, quan tâm tới từng học sinh, tìm hiểu hoàn cảnh từng em học sinh. Phong cách tác phong của người giáo viên chủ nhiệm khi trình bày một vấn đề phải có tính khoa học, tính sư phạm, công bằng, tạo được sự thu hút và thuyết phục. Muốn học sinh trở thành học sinh ngoan thì trước tiên giáo viên chủ nhiệm phải đưa tập thể của lớp mình thành lớp tiên tiến, xuất sắc. Qua nhiều năm làm công tác chủ nhiệm lớp, tôi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, liên tục trong các năm học vừa qua, lớp tôi chủ nhiệm luôn duy trì sĩ số lớp 100%, chất lượng 2 mặt giáo dục của học sinh luôn 100% trung bình trở lên, không có học sinh yếu - kém. Đó là lí do tôi chọn viết sáng kiến kinh nghiệm năm học này: “ Một vài kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm lớp 6 nhằm nâng cao chất lượng hai mặt giáo dục của học sinh THCS ”. Mong được chia sẽ và những đóng góp của các thầy cô. II. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI Lưu lại những biện pháp mình đã làm để chọn lọc, đúc kết, thành kinh nghiệm của bản thân. Chia sẽ những việc đã làm và đã thành công trong công tác chủ nhiệm lớp. III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Học sinh lớp 6A5, trường THCS Bình An, xã Bình An, huyện Phú Bình Giáo, tỉnh XX. IV. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU Người thực hiện:
Trang 4
Sáng kiến kinh nghiệm
Trường THCS An
Nghiên cứu nội dung chính: Xây dựng nề nếp lớp học và lớp học thân thiện học sinh tích cực. V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp điều tra, nghiên cứu. Phương pháp quan sát, quan tâm, chia sẽ. Phương pháp điều tra bằng phiếu. NỘI DUNG A. CƠ SỞ LÝ LUẬN Giáo dục tác động mạnh tới thế hệ trẻ về tư tưởng đạo đức lối sống, động cơ thái độ hành vi thói quen ứng xử đúng đắn trong xã hội. Giáo dục có vai trò quan trọng trong sự phát triển nhân cách con người. Khi xưa Bác Hồ có câu: “Hiền dữ phải đâu là tính sẵn Phần nhiều do giáo dục mà nên” Theo quan niệm của Bác con người khi mới sinh ra vốn bản chất là tốt, nhưng do ảnh hưởng của môi trường sống, môi trường giáo dục cùng với sự rèn luyện phấn đấu bản thân của mỗi cá nhân con người đã hình thành nên con người thiện-ác khác nhau. Câu nói của người xưa viết: “Nhân chi sơ, tính bản thiện”, câu nói đã được nhiều người nhắc đến, con người khi mới sinh ra bản chất đã tốt, trong xã hội con người ta luôn có thiện có ác, cái ác là do ảnh hưởng của xã hội của môi trường sống,… Do đó, giáo dục rất cần thiết làm nhiệm vụ quan trọng là giáo dục rèn luyện tính cách con người, hướng con người dần dần hoàn thiện bản thân một cách tốt đẹp, xây dựng xã hội với những con người có ích và hướng thiện. Vì vậy, Đảng và nhà nước đã xác định sự nghiệp trồng người vô cùng quan trọng, được xác định là quốc sách hàng đầu rất quan trọng và cần thiết bởi sự thành đạt phát triển của thế hệ trẻ, sự hưng thịnh của đất nước đều phụ thuộc vào kết quả hoạt động giáo dục: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”. Và hơn thế nữa trong thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa, công nghệ thông tin phát triển thì giáo dục lại rất cần thiết. Làm thế nào để sự nghiệp giáo dục mang lại hiệu quả, những chủ nhân tương lai của đất nước có đủ Người thực hiện:
Trang 5
Sáng kiến kinh nghiệm
Trường THCS An
cả đức lẫn tài. Đây là trách nhiệm chung của toàn xã hội, của mỗi gia đình, của những người làm công tác giáo dục. Đặc biệt, người giáo viên chủ nhiệm lớp là người trực tiếp, thường xuyên tiếp xúc với các em học sinh, là người gần gủi nhiều, người luôn quan tâm lắng nghe, chia sẽ, giải đáp những thắc mắc, những khó khăn, chia sẽ buồn vui với các em, người mà các em kính trọng yêu quý nhất, người được các em xem như người bạn, người mẹ, đó chính là giáo viên chủ nhiệm lớp. B. Thực trạng 1. Thuận lợi – khó khăn a. Thuận lợi Luôn được sự quan tâm sâu sát của Ban giám hiệu nhà trường cũng như sự góp ý chân thành của các đồng nghiệp có kinh nghiệm trong hội đồng sư phạm nhà trường. Cơ sở vật chất khang trang đầy đủ tiện nghi. Là người trực tiếp giảng dạy bộ môn của lớp và cũng là giáo viên chủ nhiệm lớp 6 nhiều năm liền, tôi luôn học hỏi, tìm tòi sáng tạo, tận tụy với nghề. Ban cán sự của lớp là những thành viên tích cực nhiệt tình hăng hái tham gia các hoạt động của trường lớp cũng như trong học tập. Đoàn - Đội luôn tổ chức các hoạt động tạo điều kiện cho các em tham gia học hỏi, sáng tạo. b. Khó khăn: Học sinh lớp 6 là lớp đầu cấp nên các em còn nhiều bỡ ngỡ nói chung và các em học sinh lớp 6A5 nói riêng. Đầu năm học lớp 6A5 có nhiều học sinh trung bình và yếu. Các em là con em công nhân, con gia đình làm nông cuộc sống còn nhiều khó khăn, một số học sinh thuộc hộ nghèo, con dân tộc ít người, một số em ba mẹ li hôn phải ở với ông bà, có em thì mồ côi, ba mẹ đi làm xa,… nên thiếu sự quan tâm chu đáo của ba mẹ. 2. Thành công - Hạn chế a. Thành công Người thực hiện:
Trang 6
Sáng kiến kinh nghiệm
Trường THCS An
Qua một thời gian tôi đã xây dựng nề nếp, tác phong, thực hiện xây dựng mô hình “Mỗi ngày đến trường là một niềm vui”, “Lớp học thân thiện, học sinh tích cực”, theo nghiên cứu tôi thấy học sinh trong lớp có hứng thú, tích cực học tập, chất lượng giáo dục của lớp luôn đạt kết quả vượt chỉ tiêu. Bằng tất cả sự cố gắng nỗ lực của bản thân cùng với sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường, của Đội và các thầy cô là giáo viên bộ môn trong trường cũng như sự hợp tác quan tâm nhịp nhàng của phụ huynh học sinh, giúp tôi đạt được kết quả khả quan. Học sinh biết lễ phép với người lớn, biết vâng lời kính trọng thầy cô, ông bà, cha mẹ, biết xác định và xây dựng động cơ học tập đúng đắn, tập thể lớp biết đoàn kết, quan tâm chia sẽ yêu thương, giúp đỡ nhau trong học tập cùng nhau tiến bộ. Sau một năm học lớp đã dành được tình yêu thương của tất cả các thầy cô, thầy cô nào vào lớp cũng hào hứng giảng dạy. Riêng bản thân tôi được phụ huynh tín nhiệm, đồng nghiệp tin yêu, các em kính trọng và quý mến. b. Hạn chế Do tình hình kinh tế còn khó khăn nên một số hoạt động của các em còn hạn chế trong tổ chức và trong kinh phí khen thưởng còn ít nên chưa kích thích được sự phấn đấu của học sinh. 3. Mặt mạnh - mặt yếu a. Mặt mạnh Giáo viên chủ nhiệm làm tốt công tác chủ nhiệm sẽ giúp học sinh trong lớp mình có hứng thú tích cực học tập, mỗi ngày đến trường các em sẽ thấy vui. Như vậy kết quả học tập của các em ngày càng tiến bộ hơn, tích cực học tập hơn, tôi là giáo viên chủ nhiệm lớp cũng cảm thấy vui, hạnh phúc, vơi đi mệt nhọc. Tình cảm thầy trò, trò với trò sẽ ngày càng thân thiện gắn bó. Những việc làm được đều bắt nguồn từ tinh thần trách nhiệm của người giáo viên chủ nhiệm lớp, từ yêu nghề đến tình yêu đối với học trò của mình. Bên cạnh đó, tôi cũng nhận được sự kết nối quan tâm của phụ huynh học sinh, sự động viên khích lệ của đồng nghiệp, của Ban giám hiệu nhà trường và tất cả các em học sinh trong lớp chủ nhiệm. Người thực hiện:
Trang 7
Sáng kiến kinh nghiệm
Trường THCS An
b. Mặt yếu Vẫn có một số ít phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con em mình. Mỗi em có hoàn cảnh khó khăn khác nhau khiến các em không có điều kiện học tập. 4. Nguyên nhân, các yếu tố tác động Học sinh lớp 6 là lớp đầu cấp của bậc THCS nói chung và lớp 6A5 nói riêng. Lứa tuổi này các em đang bắt đầu thay đổi về nhận thức, về tâm sinh lý, tình cảm, chuẩn bị dậy thì, tính tình thất thường, và các mối quan hệ xã hội,…Vì vậy, các em rất cần được giáo dục và rèn luyện nhiều kĩ năng sống để các em tự tin trong học tập, trong cuộc sống. 5. Phân tích đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đặt ra Năm học trước 2018-2019, tôi chủ nhiệm lớp 6a4, sĩ số lớp là 32 học sinh, 18 học sinh nữ. Trong đó, có em Thạch Đông là dân tộc thuộc hộ khó khăn, ba mẹ đi làm xa, em ở với ông bà ngoại và em học rất yếu, ba mẹ thì không quan tâm đến việc học của em, em đã nghỉ học và bỏ thi học kì 1 (1 buổi). Tôi vô cùng thất vọng và buồn, ngay hôm đó tôi đã đến nhà tìm hiểu, động viên em Đông đền trường để thi học kì. Em Nguyễn Thị Anh là học sinh thuộc hộ nghèo của xã An Bình, e có hoàn cảnh rất đáng thương, ba bị bệnh nằm liệt giường, anh trai thì bị bệnh câm điếc bẩm sinh và bị thần kinh hay đi lang thang ngoài đường, mẹ đi làm vất vã nuôi cả gia đình. Hàng ngày em Anh vừa đi học vừa về nhà chăm sóc cha và anh trai bệnh nên việc học của em ấy sa sút, đến lớp không có đủ đồ dùng học tập. Sau thời gian được sự quan tâm của Giáo viên chủ nhiệm, các mạnh thường quân trong nhà trường giúp đỡ nên em ấy học tiến bộ hơn đạt học sinh tiên tiến. Lớp có em Nguyễn Thúy Hằng lâu lâu e ấy nói chuyện không được bình thường, ba mẹ đi làm xa em ấy ở với bà nội, gia đình cũng khó khăn về kinh tế, đầu năm em ấy học rất chậm qua thời gian học tập rèn luyện em có tiến bộ hơn đạt học sinh tiên tiến cả 2 học kì, khi được nghỉ hè em Hằng rất muốn thăm ba mẹ để khoe thành tích học tập của mình nên em Hằng đã tự ý đạp xe đạp đi qua Người thực hiện:
Trang 8
Sáng kiến kinh nghiệm
Trường THCS An
Đồng Nai để thăm ba mẹ khiến cả nhà, thầy cô, bạn bè lo lắng đi tìm. Cuối cùng cũng tìm được em về đoàn tụ với gia đình. Trong lớp còn rất nhiều hoàn cảnh như: Ba mẹ li hôn các em ở với ông bà, có em không có ba (ba không nhận) ở với bà ngoại, mẹ lấy chồng khác, hoàn cảnh khó khăn bà nuôi cháu nhưng em Bùi Chu Tuấn Anh rất ý thức trong học tập em học rất giỏi,…. Một lớp nhưng có biết bao nhiêu là hoàn cảnh khó khăn, bao nhiêu chuyện buồn vui, chuyện rắc rối, những tình huống xảy ra khiến tôi phải đau đầu. Nhưng rồi cô và trò lớp 6a4 (Năm học: 2018-2019) cũng đã vượt qua được. Tôi đã nhiều năm làm công tác chủ nhiệm và giảng dạy bộ môn, hay quan tâm, gần gũi với học sinh nên cũng có chút kinh nghiệm nhưng tôi vẫn thấy công việc của một giáo viên chủ nhiệm lớp 6 là lớp đầu cấp là rất nặng nhọc, phức tạp. Mỗi giáo viên muốn làm tốt công tác chủ nhiệm thì phải vừa là một giáo viên giỏi về chuyên môn vừa phải là một nhà tâm lý giỏi để hiểu học sinh, để xử lý các tình huống xảy ra sao cho khéo léo, tế nhị, và đạt hiệu quả giáo dục cao. Nếu giáo viên không tâm huyết với nghề, không quan tâm chia sẽ, không có trách nhiệm thì sẽ rất khó hoàn thành hiệm vụ. Chất lượng 2 mặt giáo dục của học sinh, đạo đức lối sống, học tập của học sinh sẽ khó khăn. Chính vì điều đó nên trong những năm học qua vừa giảng dạy tốt bộ môn của mình tôi vừa cố gắng phấn đấu làm tốt vai trò của một giáo viên chủ nhiệm lớp. Dù gặp nhiều khó khăn trong công tác chủ nhiệm nhưng cô và trò đều cố gắng phấn đấu vượt qua và các em đạt thành tích cao trong học tập vượt chỉ tiêu so với đầu năm học. C. GIẢI PHÁP, BIỆN PHÁP I. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng vai trò của giáo viên chủ nhiệm với việc giáo dục học sinh tham gia các hoạt động để đề ra những giải pháp hợp lý nhằm gây hứng thú cho học sinh trong việc tham gia các hoạt động góp phần hoàng thiện nhân cách, nâng cao chất lượng học tập của học sinh trong trường THCS An Bình. Người thực hiện:
Trang 9
Sáng kiến kinh nghiệm
Trường THCS An
II. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp Công việc của giáo viên chủ nhiệm rất nhiều, nhưng trong đề tài này tôi chỉ đi sâu vào 2 nội dung chính: Xây dựng nề nếp lớp học, Xây dựng “Lớp học thân thiện, học sinh tích cực”. 1. Xây dựng nề nếp lớp học * Nắm thông tin về học sinh - Bước 1: Xem lại học bạ năm trước GVCN rà soát lại từ học bạ, giấy khai sinh của học sinh, nắm được những em học sinh giỏi, học sinh có năng khiếu, địa chỉ nơi ở,… Cập nhật thông tin vào sổ ghi chep cá nhân, sổ chủ nhiệm và học bạ. - Bước 2: Lấy số điện thoại của phụ huynh học sinh GVCN liên lạc với phụ huynh - Bước 3: Phối hợp với phụ huynh học sinh Liên lạc, gặp gỡ tìm hiểu hoàn cảnh học sinh cùng phối kết hợp với phụ huynh học sinh. - Bước 4: Liên lạc với giáo viên chủ nhiệm cũ Nắm các thông tin học sinh qua giáo viên chủ nhiệm cũ nhằm biết được tính tình, học lực, phong trào, năng khiếu,… của từng em - Bước 6: Lấy thông tin từ phía học sinh cùng khối, cùng lớp Qua các tiết dạy hoặc giờ ra chơi giáo viên chủ nhiệm sẽ biết thêm thông tin về học sinh lớp mình - Bước 7: GVCN quan tâm, chia sẽ cùng học sinh.
- Bước 8: Phát phiếu sơ yếu lý lịch Tiết sinh hoạt chủ nhiệm giáo viên chủ nhiệm phát phiếu cho các em ghi đầy đủ thông tin vào phiếu sơ yếu lý lịch để nắm đầy đủ thông tin của lớp mình. Thu phiếu và cập nhật thông tin học sinh vào học bạ Từ đầu năm học khi vừa nhận lớp tôi thực hiện ngay điều tra thông tin học sinh bằng phiếu điều tra thông tin đó là “Sơ yếu lý lịch học sinh”, tôi phát Người thực hiện:
Trang 10
Sáng kiến kinh nghiệm
Trường THCS An
mỗi em một phiếu, yêu cầu các em về hỏi ba mẹ và ghi đầy đủ, chính xác nội dung vào sơ yếu lý lịch học sinh. SƠ YẾU LÝ LỊCH HỌC SINH LỚP: 6A… - Họ và tên học sinh:….................................................Nam/nữ:….………. - Ngày,tháng, năm sinh:………………………………Nơi sinh:……………. - Dân tộc:…………………………………………………………………….. - Là con thứ………….. trong gia đình có:……………………anh chị em. - Chỗ ở hiện nay:…………………………………………………………….. - Họ tên cha:…………...............Sinh năm:……….. Nghề nghiệp:………… - Số điện thoại của cha:………………………………………………………. - Họ tên mẹ:……………………Sinh năm:…………Nghề nghiệp:……….. - Số điện thoại của mẹ:………………………………………………………. - Hoàn cảnh gia đình (có sổ hộ nghèo, cận nghèo):…………………………. - Diện chính sách (con thương binh, con dân tộc):………………………….. - Có anh/chị/em học cùng trường:…………………………………………… - Khuyết tật:………………………………………………………………….. - Mồ côi:……………………………………………………………………… - Chữ ký của phụ huynh: Qua phiếu điều tra sơ yếu lý lịch này, tôi là giáo viên chủ nhiệm sẽ nắm được đầy đủ các thông tin về từng học sinh để ghi vào sổ chủ nhiệm, và quan trọng hơn là tôi đã hiểu một phần về học sinh của mình điều đó rất có ích cho việc giảng dạy và học tập giáo dục của học sinh lớp mình chủ nhiệm.
Người thực hiện:
Trang 11
Sáng kiến kinh nghiệm
Trường THCS An
2. Xây dựng kế hoạch hoạt động của lớp 6a5 trường THCS An Bình, năm học 2019-2020 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THCS AN BÌNH TỔ: THỂ DỤC-NHẠC-MĨ THUẬT
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
KẾ HOẠCH Công tác chủ nhiệm lớp năm học 2019-2020 - Căn cứ kế hoạch năm học 2019-2020 của trường THCS An Bình; - Căn cứ kế hoạch năm học 2019-2020 của bộ phận chuyên môn trường THCS An Bình; - Căn cứ tình hình thực tế của lớp 6a5 Trường THCS An Bình. Tôi xác định kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp năm học 2019-2020 cụ thể như sau: I. Mục đích yêu cầu Giúp giáo viên chủ nhiệm có cơ sở để làm tốt công tác chủ nhiệm năm học 2019-2020. Giúp học sinh hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập góp phần nâng cao chất lượng 2 mặt giáo dục cho nhà trường. Phát hiện kịp thời những học sinh chưa ngoan để giáo viên chủ nhiệm có biện pháp xử lí cho phù hợp. II. Đối tượng - số lượng Là học sinh lớp 6a5 gồm 37 em/ 18 nữ III. Thời gian và địa điểm Trong năm học 2019-2020 tại lớp 6a5 trường THCS An Bình. IV. Kế hoạch cụ thể Thời
Nội dung
gian 8/2019
Biện pháp
-2/8/2019 HS tập trung,
-GVCN nhận lớp.
-HS lao động theo kế
-GVCN hướng dẫn hs lao
hoạch.
động.
Người thực hiện:
Điều chỉnh
Trang 12
Sáng kiến kinh nghiệm
Trường THCS An
-GVCN hoàn tất hồ sơ chủ -Bầu ban cán sự lớp, thực hiện nhiệm.
sơ đồ lớp, ổn định nề nếp tác
-Tuyên truyền ngày quốc
phong học sinh.
khánh 2/9
-Kiểm tra sách vở. dụng cụ học
-Lao động theo kế hoạch.
tập đầu năm.
-Thực hiện theo thời khóa
-Học nội qui nhà trường.
biểu.
-Cho hs ghi sơ yếu lý lịch.
-Họp PHHS đầu năm theo
-HS viết cam kết ATGT, chiến
kế hoạch của nhà trường.
sĩ an ninh nhỏ, cam kết không
-Chuẩn bị kế hoạch tổ
tàng trữ, sử dụng ma túy.
chức đại hội chi đội. Tháng
-Tiếp tục ổn định nề nếp
-Nhắc nhở học sinh thực hiện
9/2019
tác phong, học văn hóa
đúng nội qui nhà trường.
theo thời khóa biểu.
-HS học theo thời khóa biểu.
-Triển khai tháng ATGT (theo kế hoạch của nhà trường)
-Phân công HS thực hiện
-HĐNGLL theo chủ điểm
HĐNGLL theo chủ điểm.
từng tháng.
-GVCN hướng dẫn HS trồng
-Trồng và chăm sóc cây
và chăm sóc cây xanh cây xanh
xanh theo phân công.
trong lớp.
-Trực vệ sinh cầu thang
-Phân công HS chăm sóc cây
theo phân công.
xanh trong lớp.
-Chuẩn bị tập văn nghệ, trò chơi dân gian
-Hướng dẫn HS trồng và chăm
-Ngày 5/9 lễ hội khai
sóc cây xanh, mỗi HS mang 1
trường.
cuốn sách hoặc truyện để trang
-Tiếp tục chăm sóc cây
trí kệ sách lớp mình.
xanh trong lớp và trang trí Người thực hiện:
Trang 13
Sáng kiến kinh nghiệm
Trường THCS An
kệ sách “Thư viện góc lớp” Tháng
-Lao động theo kế hoạch.
-Hướng dẫn HS thực hiện lao
10/2019
-HĐNGLL theo chủ điểm
động.
tháng 10
-Phân công HS thực hiện kế
-Giáo dục ý thức, trách
hoạch HĐNGLL.
nhiệm nghĩa vụ công dân
-Đăng kí tuần học tốt- tiết học
cho học sinh.
tốt.
-Phát động thi đua chào mừng ngày 20/11. (Thi
-GVCN phân công HS tham
cắm hoa, làm báo tường,
gia thi cắm hoa chào mừng
văn nghệ)
ngày 20/11.
-Tổ chức đại hội chi đội
-Thực hiện theo kế hoạch Đại
năm học mới.
hội.
-Tham gia thi kể chuyện
-HS thi kể chuyện theo sách.
theo sách. -Kiểm tra dụng cụ sách vở học tập của học sinh. Tháng
-Tiếp tục ổn định nề nếp
-Nhắc nhở HS thực hiện
11/2019
tác phong.
nghiêm túc nội qui.
-HĐNGLL theo chủ điểm tháng 11.
-HS thực hiện theo phân công.
-Tiếp tục chăm sóc cây xanh trong lớp và trang trí
-HS tham gia đầy đủ, nhiệt
kệ sách “Thư viện góc
tình.
lớp”. -Tham gia các hội thi chào mừng ngày 20/11: Thi
-Nhắc nhở HS thực hiện
cắm hoa, trò chơi dân
nghiêm túc nội qui.
Người thực hiện:
Trang 14
Sáng kiến kinh nghiệm
Tháng
gian, hát múa.
12/2019
Trường THCS An
-Nhắc nhở HS ôn tập chuẩn bị thi học kì 1.
-Tiếp tục ổn định nề nếp tác phong.
-Thực hiện theo chủ điểm
-Ôn tập chuẩn bị thi học kì tháng 12. 1
-HS chăm sóc cây xanh.
-Kỷ niệm ngày thành lập quân đội nhân dân Việt
-GVCN thông báo tình hình
Nam 22/12
học tập , học lực và hạnh kiểm
-HĐNGLL theo chủ điểm
của từng HS.
tháng 12.
-HS dự lễ sơ kết học kì 1.
-Tiếp tục chăm sóc cây
Đánh giá học lực- hạnh kiểm
xanh trong lớp và trang trí
của HS.
kệ sách “Thư viện góc lớp”. -15h 15 phút, ngày 27/12 Họp PHHS thông báo kết quả học tập cuối học kì 1. -Ngày 28/12 sơ kết học kì 1. Tháng
-Giáo dục ý thức trách
-Ổn định nề nếp tác phong sau
1/2020
nhiệm của người đội viên.
thi.
-HĐNGLL theo chủ điểm
-HS thực hiện chủ điểm tháng
tháng 1.
1.
-Thực hiện nghỉ tết
-Nhắc HS ngày nghỉ, ngày đến
nguyên đán và tập trung
trường sau tết nguyên đáng,
học đúng thời gian.
tuyên truyền HS vui tết lành mạnh.
Tháng
-Thi đua học tốt chào
Người thực hiện:
-HS thực hiện học theo thời Trang 15
Sáng kiến kinh nghiệm
2/2020
Trường THCS An
mừng ngày thành lập
khóa biểu.
Đảng
-Ổn định nề nếp sau tết.
-Tiếp tục ổn định nề nếp tác phong.
-HS thực hiện theo chủ điểm
-HĐNGLL theo chủ điểm
tháng 2
tháng 2. -Kiểm tra tập vở, dụng cụ
-HS thực hiện theo phân công.
học tập của HS. -Tiếp tục trồng và chăm sóc cây xanh trong lớp. Tháng
-Thi đua học tốt chào
-Tổ chức tìm hiểu ngày 8/3,
3/2020
mừng 8/3, 26/3.
26/3.
-HS tham gia các cuộc thi
-Đẩy mạnh học tập chào mừng
-Tiếp tục trồng và chăm
ngày 26/3.
sóc cây xanh trong lớp.
-HS thực hiên theo kế hoạch.
-Thực hiện lao động trực
HS thực hiện theo kế hoạch đã
cầu thang theo phân công.
phân công.
Tháng
-Triển khai kế hoạch ôn
-Giáo dục ý thức học tập của
4/2020
thi học kì 2.
HS.
-Thực hiện nghiêm túc nội -Hướng dẫn hS lập thời gian qui của nhà trường.
biểu ôn tập khoa học.
-Thi kiểm tra học kì 2
-Ôn tập chuẩn bị thi học kì 2. -Giáo dục HS thực hiện thi nghiêm túc.
Tháng
-Kỷ niệm những ngày lễ
-HS tìm hiểu những ngày lễ
5/2020
lớn: 30/4, 1/5, 19/5. Tuyên lớn 30/4, 1/5, 19/5. Tuyên truyền tấm gương đạo đức truyền HS học tập theo tấm Hồ Chí Minh.
gương của Bác.
-Họp PHHS cuối năm học. -GVCN thông báo kết quả học Người thực hiện:
Trang 16
Sáng kiến kinh nghiệm
Trường THCS An
tập học lực và hạnh kiểm của -Tổng kết năm học.
học sinh.
-GVCN hoàn thành hồ sơ
- HS tham dự lễ tổng kết năm
học bạ, sổ điểm, các loại
học, phát thưởng.
hồ sơ của nhà trường. -HS nghỉ hè, sinh hoạt hè
-HS Sinh hoạt hè
V. Biện pháp thực hiện - Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm 2019-2020 trình hiệu trưởng phê duyệt. - Triển khai kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp 6a5 đến học sinh. - Bám sát kế hoạch và làm tốt công tác chủ nhiệm, giáo viên chủ nhiệm phảo kết hợp với giáo viên bộ môn, phụ huynh học sinh trong công tác chủ nhiệm để các em tiến bộ hơn trong học tập. - Tiêu chí chất lượng 2 mặt giáo dục và thành tích phong trào Trên đây là kế hoạch làm tốt công tác chủ nhiệm năm học 2019-2020 GVCN
HIỆU TRƯỞNG
xxxxxxxxxxxxxxxx Giáo viên chủ nhiệm lập kế hoạch và đưa ra chỉ tiêu học lực và hạnh kiểm trong năm học của lớp. Tôi đưa ra chỉ tiêu như sau: - Học lực - Hạnh kiểm: Lớp 6a5 (Sỉ số 37/18 nữ) Học lực Hạnh kiểm
Giỏi
%
khá
%
TB
%
8
22%
8
22%
21
56%
Tốt
%
Khá
%
TB
%
35
94%
2
6%
0
%
- Danh hiệu chung của lớp: Xuất sắc. 3. Tổ chức bầu ban cán sự lớp: Người thực hiện:
Trang 17
Sáng kiến kinh nghiệm
Trường THCS An
Việc bầu chọn và xây dựng đội ngũ ban cán sự lớp là công việc rất quan trọng mà giáo viên chủ nhiệm nào ngay sau khi nhận lớp mới. Ban Cán sự lớp có thể do giáo viên chủ nhiệm và các bạn học sinh bầu chọn. Đầu năm học tôi thực hiện quá trình bầu ban cán sự lớp như sau: Bước 1: Nắm tình hình học sinh. - Thông tin từ học bạ tiểu học. - Lấy thông tin từ phụ huynh học sinh. - Lấy thông tin từ học sinh. - Lấy thông tin từ giáo viên chủ nhiệm năm trước. Bước 2: Giới thiệu, ứng cử, đề cử. - Các em tự giới thiệu các bạn trong lớp đã từng làm các nhiệm vụ trong ban cán sự lớp. - Các em tự ứng cử xung phing làm lớp trưởng, lớp phó,… - Các em bầu những bạn có thành tích cao trong học tập, bầu những bạn dã từng làm trong ban cán sực lớp. - Lớp biểu quyết bằng cách giơ tay Bước 3: Công bố ban cán sự lớp và giao nhiêm vụ Qua các bước tập thể lớp cùng giáo viên chủ nhiệm đã bầu được ban cán sự lớp gồm: 9/7 nữ - Lớp trưởng: Đào Thị Bích Vy - Lớp phó học tập: Đỗ Thị Thùy Dương - Phó lao động: Ngưu Hoài Bảo - Phó văn nghệ: Đào Thị Bích Vy - Tổ trưởng tổ 1: Vũ Thị Xuân Nhi - Tổ trưởng tổ 2: Ngô Thị Huệ - Tổ trưởng tổ 3: Đặng Trần Quốc Đạt - Tổ trưởng tổ 4: Nguyễn Ngọc Phương Thịnh - Sao đỏ: Đỗ Thị Bảo Ngọc - Vũ Ngọc Diệp
Người thực hiện:
Trang 18
Sáng kiến kinh nghiệm
Trường THCS An
Ban cán sự lớp 6A5 (Năm học 2019-2020) 4. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho ban cán sự lớp Sau khi bầu chọn được ban cán sự lớp tôi giao nhiệm vụ cụ thể cho từng học sinh như sau: a. Nhiệm vụ của lớp trưởng Theo dõi các bạn trong lớp và các hoạt động chung của lớp mình. Nhắc nhở các bạn thực hiện nghiêm túc nội quy nhà trường: Nề nếp, tác phong, học tập,… Điều khiển các bạn xếp hàng sinh hoạt dưới cờ, xếp hàng tập thể dục giữa giờ. Báo cáo tình hình học tập chung của lớp, báo cáo nề nếp tác phong, những bạn vi phạm trong giờ học,…lớp trưởng tổng hợp báo cáo vào buổi sinh hoạt lớp cho giáo viên chủ nhiệm. Hướng dẫn, phân công các bạn tham gia các hoạt động của đội của trường lớp đề ra. b. Nhiệm vụ của lớp phó học tập Người thực hiện:
Trang 19
Sáng kiến kinh nghiệm
Trường THCS An
Theo dõi việc học tập của lớp trong các tiết học, ghi chép lại và báo cáo cho giáo viên chủ nhiệm vào buổi sinh hoạt lớp. Điều khiển các bạn trao đổi, thảo luận nhóm, hoặc trả lời câu hỏi trong tiết học khi giáo viên bộ môn yêu cầu. Hướng dẫn các bạn học yếu làm bài tập,… Làm việc của lớp trưởng khi lớp trưởng vắng mặt hoặc nghỉ học. c. Nhiệm vụ của lớp phó lao động Theo dõi và kiểm tra các tổ trực vệ sinh. Báo cáo cho giáo viên chủ nhiệm vào buổi sinh hoạt lớp. Phân công các tổ trực vệ sinh sân trường, lớp học, xếp bàn ghế giờ chào cờ, theo lịch lao động của ban giám hiệu. Nhiệm vụ của ban cán sự lớp được giáo viên chủ nhiệm phân công rõ ràng. Mỗi em học sinh sẽ làm đúng nhiệm vụ của mình. Ngoài ra, lớp trưởng và 2 lớp phó phải đoàn kết hợp tác chặt chẽ với nhau trong công việc chung. d. Nhiệm vụ của lớp phó văn nghệ Phân công các bạn có năng khiếu tham gia các tiết mục văn nghệ của lớp của trường vào các buổi sinh hoạt lớp, hoạt động ngoài giờ lên lớp, các ngày lễ lớn trong năm, các phong trào văn nghệ của trường của huyện tổ chức. Tập các bạn hát, múa. Theo dõi tình hình chung của lớp báo cho lớp trưởng. e. Nhiệm vụ của các tổ trưởng Theo dõi các bạn trong tổ và các hoạt động chung của tổ mình. Nhắc nhở các bạn thực hiện nghiêm túc nội quy nhà trường: Nề nếp, tác phong, học tập,… Điều khiển các bạn xếp hàng sinh hoạt dưới cờ, xếp hàng tập thể dục giữa giờ. Báo cáo tình hình học tập chung của tổ, báo cáo nề nếp tác phong, những bạn vi phạm trong giờ học,…tổ trưởng tổng hợp báo cáo cho lớp trưởng. Hướng dẫn, phân công các bạn tham gia các hoạt động của đội của trường lớp đề ra. Người thực hiện:
Trang 20
Sáng kiến kinh nghiệm
Trường THCS An
f.Nhiệm vụ của sao đỏ Sao đỏ được tổng phụ trách đội phân công có nhiệm vụ trực lớp khác ghi chép đầy đủ những bạn vi phạm nội qui trường lớp. Phụ lớp trưởng theo dõi học sinh vi phạm. Ngoài ra, tôi ngầm bầu chọn và giao nhiệm vụ cho 1 em theo dõi bí mật tình hình chung của lớp mình. Tiết sinh hoạt lớp vào thứ 2 đầu tuần, giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn lớp trưởng, lớp phó báo cáo tất cả các hoạt động chung của lớp. Qua báo cáo đó, tôi nắm được tình hình học tập chung của lớp mình, căn cứ vào đó tôi nắm được khả năng quản lí lớp của ban cán sự lớp mình. Vào tiết sinh hoạt lớp tôi tổng kết được các mặt làm được và không làm được của lớp, tôi động viên khen thưởng những việc, những hoạt động chung của lớp và của cá nhân học sinh làm tốt. Tôi khen thưởng những em có thành tích tốt trong học tập và phong trào: Mỗi em được tặng 1 cây bút bi vào buổi sinh hoạt lớp, tuyên dương tổ nào xếp hạng cao,…Ngoài ra, tôi chỉ rõ những khuyết điểm, những mặt chưa làm được của các em và hướng dẫn các em cách khắc phục.
Các em được tặng bút vào tiết sinh hoạt lớp. Người thực hiện:
Trang 21
Sáng kiến kinh nghiệm
Trường THCS An
5. Xây dựng: “Lớp học thân thiện, học sinh tích cực”. Bộ giáo dục và đào tạo phát động phong trào “Xây dựng trường học thân
thiện học sinh tích cực” năm 2008-2009, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt là giáo dục đạo đức, nhân cách và kỉ năng sống cho học sinh. Qua 5 năm thực hiện, phong trào đã lan tỏa nhanh và mạnh khắp các trường học mang lại nhiều hiệu quả cao và thiết thực cho ngành giáo dục. khi bộ giáo dục phát động phong trào từ năm đầu tiên tôi đã tích cực hưởng ứng. Muốn phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở trường đạt hiệu quả thì mỗi giáo viên chủ nhiệm phải tích cực xây dựng “Lớp học thân thiện, học sinh tích cực”. Có nhiều lớp học “thân thiện”, học sinh “tích cực” thì mới có “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” “Xây dựng lớp học thân thiện” là tạo ra môi trường học tập thân thiện gần gũi, an toàn với học sinh, làm cho học sinh cảm thấy “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. Xây dựng được “Lớp học thân thiện” thì sẽ có “Học sinh tích cực”, đạt kết quả cao thì sẽ hạn chế học sinh lưu ban, học sinh nghỉ bỏ học, nâng cao được chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Công việc “Xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực được tôi thực hiện theo từng bước như sau: a. Trang trí lớp học Lớp học thân thiện phải có cây xanh, lớp học được trang trí cây xanh đẹpxanh tươi, lớp học luôn vệ sinh sạch-đẹp, bàn ghế gọn gàng ngăn nắp, đảm bảo tính thẩm mĩ và tính giáo dục cao. Vì vậy, tôi hướng dẫn và cùng với học sinh thực hiện các công việc như: Chọn cây xanh: Chọn những loại cây dễ trồng, cây trồng được trong bóng mát, cây xanh ưa nước, những cây trồng có lợi.
Người thực hiện:
Trang 22
Sáng kiến kinh nghiệm
Trường THCS An
Trồng cây xanh trang trí lớp (Cây trầu bà và cây phát tài)
Người thực hiện:
Trang 23
Sáng kiến kinh nghiệm
Trường THCS An
Trồng cây trầu bà ở cửa sổ lớp học + Trang trí góc thư viện của lớp Lớp có kệ sách thư viện được các em trang trí đẹp, có nhiều loại sách, truyện tranh, báo thiếu nhi dân tộc, báo nhi đồng,… các em đọc vào giờ ra chơi. Giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn và cùng các em trang trí lớp học, các em tự chăm sóc cây xanh, tự bảo quản kệ sách của lớp, các em tự làm vệ sinh lớp sạch đẹp.
Người thực hiện:
Trang 24
Sáng kiến kinh nghiệm
Trường THCS An
Kệ sách của lớp
Người thực hiện:
Trang 25
Sáng kiến kinh nghiệm
Trường THCS An
Kệ sách của lớp đã được trang trí Để học sinh thực hiện tốt nội qui nhà trường, nhà trường in và đóng khung bảng nội qui nhà trường.
Người thực hiện:
Trang 26
Sáng kiến kinh nghiệm
Trường THCS An
Nội qui lớp học
Người thực hiện:
Trang 27
Sáng kiến kinh nghiệm
Trường THCS An
Hàng tuần giáo viên chủ nhiệm nhắc nhở các em thực hiện nghiêm túc nội qui nhà trường. Nhờ vậy các em tự giác thực hiện nghiêm túc nội qui và số lượng học sinh vi phạm giảm dần. b. Xây dựng mối quan hệ thầy trò và bạn bè trong lớp + Xây dựng mối quan hệ thầy trò Lúc trước, mối quan hệ thầy trò là quan hệ giảng giải, thuyết trình ghi nhớ. Ngày nay, mối quan hệ này được thay bằng quan hệ thầy thiết kế-trò thi công. Thầy cô giao việc cho học sinh, học sinh thực hiện. Do vậy, khi tôi đưa ra yêu cầu công việc thì các em sẽ phải thực hiện. Ngay từ đầu tôi yêu cầu học sinh phải cố gắng làm cho đúng, nếu học sinh làm chưa đúng thì phải cố gắng làm lại mới thôi. Đúng là đúng từng việc làm được giao, nghiêm túc thực hiện, nghiêm túc trong công việc. Đó là quan hệ hợp tác làm việc giữa thầy và trò. Tôi giao việc học trò làm nghiêm túc, tôi hướng dẫn học trò thực hiện. Khi giao việc tôi nói thì cả lớp phải trật tự lắng nghe, với cách làm này thầy sẽ trở nên nói ít, học trò sẽ làm nhiều, làm việc như thế nào thì đạo đức, ý thức sẽ kèm theo như thế ấy. Làm đến nơi đến chốn thì ý thức kỷ luật sẽ đến nơi đến chốn. Hành vi của giáo viên sẽ ảnh hưởng đến tâm lý cũng như sự hình thành tính cách của trẻ. Vì vậy, khi lên lớp tôi chú ý đến cách nói năng, chào hỏi, ăn mặc, cách sắp xếp sách vở bàn ghế ngăn nắp, cách cầm sách, thái độ, chữ viết,…để các em học sinh noi theo. Tôi không để mình cẩu thả, bê bối, qua loa trước mặt học sinh. Khi học sinh vi phạm, mắc sai lầm, tôi luôn cố gắng kiềm chế và tôn trọng học sinh, tìm hiểu rõ nguyên nhân để có biện pháp giúp học sinh sửa chửa. Tôi không dùng những lời nói cử chỉ xúc phạm đến học sinh. Ở lứa tuổi học sinh THCS tâm sinh ký đang thay đổi và phát triển nên các em dễ tự ái, có lòng tự trọng rất cao, chỉ một lời nói xúc phạm sẽ làm tan nát tâm hồn trẻ thơ. Nếu làm quá có em sẽ oán hận thầy cô, ghét đi học,bỏ học và không bao giờ trở lại lớp học nữa cho dù có nhiều người đến nhà vận động. Người thực hiện:
Trang 28
Sáng kiến kinh nghiệm
Trường THCS An
Nhiều năm làm công tác chủ nhiệm lớp, tôi biết có những em học yếu hoặc có những em không học bài, không làm bài nhưng lỗi không hoàn toàn do các em. Có em chỉ số IQ thấp, có em ham chơi quên học bài, cũng có những em học yếu do gia đình khó khăn ba mẹ đi làm thuê, các em phải làm phụ giúp ba mẹ không có thời gian học bài. Đâu phải em nào cũng có gia đình êm ấm hạnh phúc, ba mẹ li dị có em ở với ông bà thiếu sự quan tâm của ba mẹ người thân khiến em chán nản không muốn học, có em ốm đau bệnh tật đi học không đều, …Nếu như giáo viên không biết được những nguyên nhân đó thì giáo viên rất dễ nổi nóng với học sinh, phạt học sinh, điều này rất dễ gây bất lợi cho quan hệ thầy trò sau này. Vì vậy, khi đứng trước một học sinh quậy phá, những học sinh không học bài,.. Tôi không trừng phạt ngay mà bình tĩnh chờ hết tiết học tôi gặp riêng em ấy và tìm hiểu nguyên nhân. Lần đầu các em vi phạm tôi nhắc nhở. Nếu lần thứ 2 các em còn tái phạm tôi phải đến nhà tìm hiểu nguyên nhân để có biện pháp giúp đỡ, giáo dục các em. Mỗi khi đến lớp tôi luôn khích lệ, động viên, khen ngợi các em tuyên dương kịp thời những em không vi phạm có thành tích tốt trong học tập và trong các phong trào của trường. Tôi nêu ra những ưu điểm của các em làm được từ việc nhỏ nhất như: Các em trực vệ sinh lớp sạch sẽ, không xả rác, chăm sóc cây tốt, giúp hiểu bài và làm bài tập khó, nhặt được của rơi trả lại người mất,…Khi khen các em tôi cũng nêu ra những thiếu sót để các em sửa chữa khắc phục và ngày càng hoàn thiện mình hơn. Khi giảng bài, những giờ ra chơi chuyện trò với các em, cũng như khi nghiêm khắc phê bình lỗi lầm của các em tôi luôn thể hiện cho các em thấy tình cảm yêu thương của một người thầy đối với trò. Tình cảm giữ thầy trò được gắn kết, lòng nhân ái, bao dung, đức vị tha của người thầy luôn có sức mạnh to lớn để giáo dục và cảm hóa học sinh. “Lớp học thân thiện” chỉ có được khi người thầy có tấm lòng nhân hậu, bao dung hết lòng vì học sinh thân yêu của mình. Được như vậy thì chắc chắn học sinh sẽ chăm ngoan, tích cực học tập, ham học hỏi, thích đi học, biết yêu thương bạn bè và kính trọng thầy cô. Người thực hiện:
Trang 29
Sáng kiến kinh nghiệm
Trường THCS An
c. Xây dựng mối quan hệ bạn bè Trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta, ngoài người thân họ hàng trong gia đình thì ai ai cũng có bạn bè để chia sẽ vui buồn có nhau. Lứa tuổi học sinh nào cũng có bạn bè, bạn bè trong lớp, bạn hàng xóm, bạn ở nhiều nơi, các em có nhiều bạn bè trong lớp thì các em sẽ hợp tác vui vẻ với nhau và sẽ giúp đỡ nhau cùng tiến bộ trong học tập. Em học giỏi sẽ giúp những em học yếu, nhờ đó những em học yếu sẽ dễ dàng nhờ bạn giúp đỡ mình học tập, hiểu cách làm bài tập hiểu bài nhanh hơn, các em sẽ không e ngại, không xấu hổ. Là giáo viên chủ nhiệm lớp tôi luôn quan tâm đến vấn đề này, xây dựng được mối quan hệ bạn bè cùng nhau đoàn kết gắn bó thì tôi sẽ xây dựng được nề nếp học tập, tiến tới xây dựng môi trường học tập thân thiện, Từ môi trường học tập thân thiện đó chất lượng học tập của lớp chắc chắn sẽ nâng cao. Để xây dựng được mối quan hệ bạn bè thân thiết, tập thể đoàn kết, gắn bó, luôn sẵn sàng giúp đỡ nhau trong họa tập, thì tôi là giáo viên chủ nhiệm luôn tạo ra các hoạt động, các cuộc thi, hoạt động nhóm,….những hoạt động đòi hỏi sự hợp tác của nhiều học sinh tham gia. d. Tổ chức các hoạt động tập thể và các trò chơi lành mạnh Các hoạt động tập thể và các trò chơi bổ ích vui tươi lành mạnh đều là các hoạt động mà các em học sinh rất thích tham gia. Vì vậy, khi tổ chức các hoạt động tập thể giáo viên chủ nhiệm kết hợp với giáo viên bộ môn và tổng phụ trách đội tổ chức các trò chơi, các hoạt động cho các em tham gia vào thứ 2 sinh hoạt dưới cờ hàng tuần như: Đố vui văn học, đoán chữ (môn Tiếng anh), kể chuyện theo sách, tuyên truyền an toàn giao thông, tìm hiểu lịch sử Đội, lịch sử Đảng,…những hoạt động bổ ích trong học tập giúp các em “học mà chơi, chơi mà học”, kiến thức kĩ năng ở mỗi học sinh sẽ được hình thành, rèn luyện các em có sự nhanh nhẹn hoạt bát, học hỏi được nhiều kiến thức bổ ích, các em giảm được căng thẳng, giúp các em gắn bó đoàn kết với nhau. Ngoài ra, các hoạt động tập thể và vui chơi giúp các em phát triển và hoàn thiện nhân cách, bồi dưỡng năng khiếu và tài năng sáng tạo. Người thực hiện:
Trang 30
Sáng kiến kinh nghiệm
Trường THCS An
Tham gia thi cắm hoa chào mừng 20/11 (đạt giải 3)
Các em được trải nghiệm “bắt cá”. Người thực hiện:
Trang 31
Sáng kiến kinh nghiệm
Trường THCS An
Các em đi trải nghiệm “về quê” thăm vườn rau sạch thủy canh. e. Trong tiết sinh hoạt lớp, hoạt động ngoài giờ lên lớp Tôi chuẩn bị các nội dung cho tập thể lớp tham gia như: Văn nghệ, cắm hoa chào mừng 20/11, tham gia làm sáng tạo trẻ từ những phế liệu, thiết kế thời trang, trang trí góc học tập, kệ sách,…Các em được “làm” được “trải nghiệm” như trong cuộc sống thực, các em biết ứng dụng vào cuộc sống hàng ngày điều đó giúp các em lĩnh hội được kiến thức, rèn luyện kĩ năng sống tích cực hơn mang lại hiệu quả cao hơn. Ngoài ra, tôi tổ chức cho các em tìm hiểu thêm về lịch sử địa phương, những di tích: Tìm hiểu về Cầu gãy Sông Bé, nhà truyền thống huyện Phú Giáo, tượng đài chiến thắng Phước Thành, chùa,…, tổ chức cho các em thi vẽ tranh về cảnh đẹp đất nước được các em tham gia nhiệt tình.
Người thực hiện:
Trang 32
Sáng kiến kinh nghiệm
Trường THCS An
Trò chơi dân gian “Ngậm muỗng chuyền chanh” trong lễ hội khai trường.
Văn nghệ chào mừng 20/11 Nhờ thường xuyên tổ chức các hoạt động sinh hoạt tập thể, các cuộc thi, các trò chơi cho tập thể lớp tham gia nên các em có được nhiều kiến thức bổ ích Người thực hiện:
Trang 33
Sáng kiến kinh nghiệm
Trường THCS An
nhớ nhanh, các em tự tin năng động không còn rụt rè nhút nhát, các em có sự sáng tạo và quan trọng là tôi xây dựng được một môi trường học tập thân thiện, học sinh tích cực. Sĩ số của lớp tôi luôn đảm bảo, chất lượng học tập của lớp ngày càng nâng cao. III. Điều kiện thực hiện biện pháp, giải pháp Dựa vào thực tế các hoạt động phong trào của trường, của đội. Dựa vào điều kiện môi trường. Dựa vào cơ sở vật chất của trường, lớp. Dựa vào hoàn cảnh, tình hình học tập của học sinh IV. Mối quan hệ giữa các biện pháp giải pháp Để làm tốt công tác chủ nhiệm, người giáo viên chủ nhiệm không chỉ làm tốt chuyên môn, dạy tốt bộ môn mình dạy mà cần phải quan tâm đến chất lượng 2 mặt giáo dục đó là hạnh kiểm và học lực của học sinh đây là vấn đề trọng tâm. Không chỉ vậy mà còn phải quan tâm đến sự phát triển ở học sinh về các giá trị đạo đức, về thể chất, thẩm mĩ, kĩ năng sống,…Do vậy, theo tôi 2 yếu tố cốt lõi không thể thiếu đối với người giáo viên chủ nhiệm lớp đó là cái tài của một nhà tâm lý, cái tâm của một nhà giáo dục. Khi kết hợp được nhuần nhuyễn, hài hòa 2 yếu tố này thì người giáo viên nói chung, giáo viên chủ nhiệm nói riêng đã có thể làm tốt trách nhiệm của mình trong thời đại mới ngày làm thăng hoa nhân cách của mình trong lòng bao thế hệ học trò thân yêu và đồng nghiệp của mình. V. Kết quả của vấn đề nghiên cứu Sáng kiến kinh nghiệm của tôi đã làm cũng rất bình thường, những biện pháp tôi đưa ra cũng đơn giản, nhưng kết quả mang lại đạt hiệu quả cao. Rõ ràng qua cách làm này, tôi thấy kết quả học tập của học sinh ngày càng tiến bộ, nế nấp ổn định nghiêm túc. Các em ngày một chăm ngoan hơn, tích cực học tập hơn. Điều đó làm tôi vui mừng hạnh phúc. Tình cảm thầy trò bạn bè gắn bó hơn, thân thiện hơn. Trong năm học qua lớp tôi vẫn duy trì sĩ số lớp 100%, không có học sinh yếu, lên lớp thẳng đạt 100%. Tỉ lệ học sinh Khá-Giỏi đạt cao so với các lớp cùng khối khác. Người thực hiện:
Trang 34
Sáng kiến kinh nghiệm
Trường THCS An
D. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC QUA NGHIÊN CỨU I. Xếp loại học sinh Sau đây là kết quả học lực và hạnh kiểm đạt được của 2 năm, lớp tôi chủ nhiệm: 1. Năm học 2018-2019 khi chưa áp dụng các giải pháp đã nêu trong đề tài - Lớp chủ nhiệm: 6a4 (Sĩ số 32/14 nữ). Duy trì sĩ số lớp đạt 100% * Học lực - Hạnh kiểm: Cả năm Học lực Hạnh kiểm
Giỏi
%
Khá
%
TB
%
5
16%
6
18%
21
66%
Tốt
%
Khá
%
TB
%
30
94%
2
6%
0
%
Sơ kết học kì 1 (Năm học 2018-2019) Người thực hiện:
Trang 35
Sáng kiến kinh nghiệm
Trường THCS An
Lễ tổng kết năm học 2018-2019 - Danh hiệu chung của lớp: Xuất sắc. 2. Năm học 2019-2020 khi đã áp dụng các giải pháp đã nêu trong đề tài Lớp chủ nhiệm: 6a5 (Sĩ số 37/18 nữ). Duy trì sĩ số lớp đạt 100% * Học lực - Hạnh kiểm: Học kì 1 Học lực Hạnh kiểm
Người thực hiện:
Giỏi
%
Khá
%
Tb
11
29,8%
12
Tốt
%
Khá
%
Tb
35
94,6%
2
5,4%
0
%
Yếu
%
2
5,4%
%
Yếu
%
0
0
0
32,4% 12 32,4%
Trang 36
Sáng kiến kinh nghiệm
Trường THCS An
Sơ kết học kì 1 (Năm học 2019-2020) II. Thành tích phong trào - Danh hiệu chung của lớp: Xuất sắc. + Đạt giải 1 trò chơi dân gian trong lễ hội khai trường 5/9. + Đạt giải 1 hội khỏe phù đổng môn chạy 100m + Đạt giải 1 hội khỏe phù đổng môn đá cầu vòng trường
Người thực hiện:
Trang 37
Sáng kiến kinh nghiệm
Trường THCS An
- Đạt giải 3 trò chơi dân gian trong lễ hội khai trường 5/9. - Đạt giải 3 thi cắm hoa chào mừng 20/11. - Đạt giải 1 hội khỏe phù đổng vòng trường môn cầu lông. - Đạt giải 1 hội khỏe phù đổng vòng huyện môn cầu lông.
Đạt giải 1 hội khỏe phù đổng vòng trường môn chạy
Đạt giải 1 hội khỏe phù đổng vòng trường và vòng huyện môn cầu lông Người thực hiện:
Trang 38
Sáng kiến kinh nghiệm
Trường THCS An
III. Đánh giá Khi áp dụng các phương pháp đã nêu trong đề tài tôi nhận thấy các em tích cực, tự giác hơn trong học tập và trong các phong trào của trường của lớp các em học sinh đều đạt thành tích cao. - Giảm tỉ lệ nghỉ học. - Giảm tỉ lệ học sinh không học bài trước khi đến lớp. - Thực hiện nghiêm túc nội qui nhà trường. - Đạt nhiều thành tích khi tham gia các phong trào như: Hội khỏe phù đổng, Hội thi cắm hoa 20/11, 8/3, … - Tích cực chăm sóc cây xanh, trang trí kệ sách thư viện. - Hai mặt giáo dục: Học lực: Không có học sinh yếu-kém Hạnh kiểm: Không còn học sinh khá - Ban cán sự lớp quản lý tốt lớp mình. III. KẾT LUẬN I. Ý nghĩa của đề tài Giáo dục là vấn đề hết sức quan trọng có giá trị cơ bản lâu dài, có tính quyết định đối với cuộc đời của mỗi con người. Vì thế, người giáo viên chủ nhiệm lớp bậc THCS có vị trí rất quan trọng. Giáo viên chủ nhiệm lớp THCS đặc biệt là học sinh lớp 6 đòi hỏi người giáo viên lao động sáng tạo không ngừng, sự sáng tạo đó đòi hỏi giáo viên chủ nhiệm phải toàn diện về mọi mặt: Sáng tạo trong soạn giảng, trong tổ chức các hoạt động học tập, vui chơi, trong sinh hoạt lớp, sinh hoạt tập thể, và đặt biệt là trong các biện pháp giáo dục đạo đức, rèn luyện kỉ năng sống cho học sinh. Vì vậy, chỉ có những giáo viên thực sự tâm huyết với nghề, thực sự yêu thương học sinh của mình luôn bám sát đồng hành cùng các em thì mới có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ giáo dục THCS. II. Bài học kinh nghiệm Trong quá trình thực hiện đề tài đã giúp cho bản thân tôi tìm ra được những phương pháp, những khó khăn nhằm vận dụng vào công tác chủ nhiệm giúp học sinh phát huy tính chủ động hơn, tích cực, sáng tạo, tự tin trong học tập và trong phong trào. Người thực hiện:
Trang 39
Sáng kiến kinh nghiệm
Trường THCS An
Lên kế hoạch hoạt động của lớp cho các em thực hiện theo nhgie65m túc tích cực. Luôn nắm bắt thông tin học sinh nhanh nhất có thể, quan tâm động viên học sinh, phối kết hợp với phụ huynh, với giáo viên bộ môn, giám thị để có hình thức xử lí những em học sinh cá biệt bằng nhiều hình thức: Trao đổi qua điện thoại, gặp riêng, mời họp, giáo viên chủ nhiệm đến nhà, xem học bạ… nhằm phát hiện học sinh chưa ngoan, học sinh giỏi, học sinh có năng khiếu,… Giáo viên chủ nhiệm luôn lắng nghe, ý kiến vế những khó khăn của học sinh, để kịp thời tháo gỡ, giúp đỡ những khó khăn mà các em gặp phải. Động viên khích lệ, tuyên dương, có quà cho những em có thành tích tốt trong phong trào, trong học tập. Phạt và xử lí những em vi phạm theo mức độ nặng. III. Đề xuất kiến nghị Giáo viên chủ nhiệm lớp phối hợp tích cực với phụ huynh học sinh để kịp thời giáo dục những học sinh cá biệt, để học sinh học có hiệu quả hơn, giảm vi phạm nội qui nhà trường. Nhà trường, đoàn đội phối hợp tổ chức thêm các hoạt động vui chơi bổ ích lành mạnh cho học sinh tham gia. Cần tổ chức thêm các hoạt động về công tác giáo dục kỷ năng sống cho các em để các em biết thêm vai trò trách nhiệm của mình. Cần tổ chức các buổi hoạt động ngoại khóa về nguồn, để các em tìm hiểu về lịch sử Đội, Đoàn, lịch sử, di tích địa phương.
An Bình, ngày 20 tháng 12 năm 2019 NGƯỜI THỰC HIỆN
Người thực hiện:
Trang 40
Sáng kiến kinh nghiệm
Trường THCS An
TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên 2. Tâm lí học sinh cấp THCS 3. Hoạt động ngoài giờ lên lớp 4. Kế hoạch hoạt động của đội
Người thực hiện:
Trang 41
Sáng kiến kinh nghiệm
Trường THCS An
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………
Người thực hiện:
Trang 42
Sáng kiến kinh nghiệm
Trường THCS An
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………
Người thực hiện:
Trang 43