1.1.6. Các năng lực chuyên biệt của học sinh Tùy vào đặc trƣng của nội dung tri thức khoa học của từng môn học cụ thể mà hình thành và phát triển những năng lực đặc trƣng cho môn học đó, gọi là năng lực chuyên biệt của bộ môn. - Mục tiêu của môn Hóa học và những năng lực chuyên biệt của môn hóa học trong nhà trƣờng trung học phổ thông. + Mục tiêu chung của môn hóa học trong nhà trƣờng phổ thông Mục tiêu chung của việc giảng dạy môn hóa học trong nhà trƣờng phổ thông là HS tiếp thu kiến thức về những tri thức khoa học phổ thông cơ bản về các đối tƣợng hóa học quan trọng trong tự nhiên và đời sống, tập trung vào việc hiểu các khái niệm cơ bản trong hóa học, về các chất, sự biến đổi các chất, mối liên hệ qua lại giữa công nghệ hóa học, môi trƣờng và con ngƣời và các ứng dụng của chúng trong tự nhiên và kĩ thuật. Những tri thức này rất quan trọng, giúp HS có nhận thức về khoa học về thế giới vật chất, góp phần phát triển năng lực nhận thức và năng lực hành động, hình thành nhân cách phẩm chất của ngƣời lao động mới năng động, sáng tạo. + Mục tiêu giáo dục môn hóa học cấp THPT Trên cơ sở duy trì, tăng cƣờng các phẩm chất và năng lực đã hình thành thông qua bộ môn hóa học ở cấp THPT, HS có đƣợc hệ thống kiến thức hóa học phổ thông cơ bản, hiện đại và thiết thực từ đơn giản đến phức tạp, bao gồm: Kiến thức cơ sở hóa học chung; Hóa học vô cơ, Hóa học hữu cơ. Hình thành và phát triển nhân cách một công dân; phát triễn các tiềm năng, các năng lực sẵn có và các năng lực chuyên biệt của bộ môn hóa học nhƣ: Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học. Năng lực thực hành hóa học. Năng lực tính toán hóa học. Năng lực giải quyết vấn đề thông qua bộ môn hóa học. Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống. Sau khi kết thúc cấp học HS có thể tiếp tục ở các cấp bậc cao hơn, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động. 1.2. Kỹ thuật sơ đồ tƣ duy 1.2.1. Sơ đồ tƣ duy là gì? Sơ đồ tƣ duy do Tony buzan là ngƣời đầu tiên nghiên cứu tìm ra hoạt động của não bộ và ứng dụng vào cuộc sống. Sơ đồ tƣ duy là hình thức ghi chép nhằm tìm tòi, đào sâu, mở rộng ý tƣởng, hệ thống hóa một chủ đề hay một mạch kiến thức,...bằng cách kết hợp việc sử dụng đồng thời hình ảnh, đƣờng nét, màu sắc, chữ viết với sự tƣ duy tích cực. Tóm lại, sơ đồ tƣ duy (SĐTD) là hình thức ghi chép nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tƣởng, hệ thống hóa một chủ đề hay một mạch kiến thức,… bằng cách kết hợp việc sử dụng đồng thời hình ảnh, đƣờng nét, màu sắc, chữ viết với sự tƣ duy tích cực. Đặc biệt đây là một sơ đồ mở, không yêu cầu tỉ lệ, chi tiết chặt chẽ nhƣ bản đồ địa lí, có thể vẽ thêm hoặc bớt các nhánh, mỗi ngƣời vẽ một kiểu khác nhau, dùng màu sắc, hình ảnh, các cụm từ diễn đạt khác nhau, cùng một chủ đề nhƣng mỗi ngƣời có thể "thể hiện” nó dƣới dạng SĐTD theo một cách riêng, do đó việc lập SĐTD phát huy đƣợc tối đa khả năng sáng tạo của mỗi ngƣời. Sơ đồ tƣ duy thể hiện ra bên ngoài cách thức mà não bộ chúng ta hoạt động. 8