hơn hoặc là học sinh sẽ lo lắng khi thích nghi thêm một phƣơng pháp mới. Vì vậy việc chuẩn bị tâm thế cho học sinh khá quan trọng. Giáo viên cần tổ chức một buổi giới thiệu phƣơng pháp này, lắng nghe những thắc mắc và trấn an đƣợc lo lắng của học sinh, làm cho học sinh thấy đƣợc những ƣu điểm của phƣơng pháp và cho học sinh biết những việc họ cần làm trong phƣơng pháp này. - Bước 4: Cách hướng dẫn và kiểm soát quá trình tự học trước khi đến lớp Giáo viên không chỉ cung cấp tài liệu cho học sinh và mong muốn họ có thể định hƣớng và tự giác làm việc trƣớc khi đến lớp. Giáo viên cần định hƣớng cũng nhƣ có thêm cơ chế để kiểm soát đƣợc hoạt động của học sinh trƣớc khi đến lớp. - Bước 5: Hoạt động trong tiết học tại lớp Điều quan trọng nhất trong bƣớc này chính là việc các nội dung kiến thức phải thống nhất trong các hoạt động trƣớc và trong lớp học. Ngoài ra mục đích của phƣơng pháp là đặt học sinh vào trung tâm quá trình dạy học vì vậy tiết học trên lớp có thể đƣợc tổ chức theo nhóm, giáo viên có thể đặt câu hỏi thảo luận nhóm, sau đó từng nhóm sẽ trình bày về chủ đề của mình cho cả lớp. Hoạt động trong lớp có thể tổ chức theo nhiều hình thức khác nhau nhƣng nhất thiết không thể giống tiến trình của một lớp học truyền thống. Nếu tiết học trên lớp là một buổi thuyết giảng thì đó không phải là phƣơng pháp lớp học đảo ngƣợc. - Bước 6: Đánh giá kết quả học tập học sinh Phƣơng pháp lớp học đảo ngƣợc hoàn toàn khác với dạy truyền thống vì vậy việc đánh giá học sinh phải có tiêu chuẩn đánh giá riêng. Ngoài ra, nhƣ đã trình bày phƣơng pháp lớp học đảo ngƣợc có thành công hay không còn phụ thuộc vào yếu tố chủ quan là giáo viên, ngƣời giáo viên phải có năng lực sƣ phạm và kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, thể hiện qua xây dựng tài liệu học tập, video bài giảng một cách khoa học, phù hợp với đối tƣợng học. Giáo án của lớp học đảo ngƣợc cơ bản sẽ khác với lớp học truyền thống. Giáo án của giáo viên gồm video bài dạy và tƣơng tác giữa giáo viên và học sinh. Giữa nội dung video hay tài liệu cho học sinh xem trƣớc ở nhà với nội dụng thảo luận phải đảm bảo hài hòa và hợp lí. Tuy nhiên, ngoài yếu tố sƣ phạm muốn bài giảng có chất lƣợng cao, ngƣời giáo viên phải có nhiều kỹ năng mềm để các tài liệu của mình trở nên hấp dẫn và thu hút, kích thích đƣợc mong muốn chiếm lĩnh kiến thức của học sinh. Trong phƣơng pháp này, giáo viên trở thành ngƣời thiết kế, tổ chức và hƣớng dẫn để học sinh tự chiếm lĩnh nội dung học tập, chủ động đạt các mục tiêu kiến thức, kỹ năng, thái độ yêu cầu của chƣơng trình. Trên lớp, học sinh hoạt động là chính, trƣớc đó soạn giáo án giáo viên phải là ngừoi đầu tƣ công sức, thời gian trên lớp rất nhiều mới có thể thực hiện bài lên lớp với vai trò là ngƣời dẫn dắt, cố vấn trong các hoạt động tìm tòi hào hứng, tranh luận sôi nổi của học sinh… Trong lớp học, vai trò của giáo viên lớp học đảo ngƣợc khác với giáo viên truyền thống. Nếu nhƣ ngƣời thầy cũ chỉ truyền đạt kiến thức, thì giáo viên của phƣơng pháp này lại coi trọng tinh thần đam mê khoa học, còn kiến thức khoa 14