1.1.5.2. Vận dụng kiến thức vào thực tiễn vừa giúp học sinh củng cố, nâng cao kiến thức vừa góp phần rèn luyện các kĩ năng học tập và kĩ năng sống
OF FI CI AL
Kiến thức của HS không chỉ được hình thành thông qua những hoạt động học tập tại trường với những nội dung nặng tính lý thuyết mà nó được hình thành thông qua các hoạt động liên quan đến thực hành, thực tiễn. Trong các quá trình đó HS sẽ áp dụng những kiến thức đã được học để giải quyết các vấn đề đặt ra. Khi đó HS sẽ tận dụng tối đa mọi nguồn kiến thức của mình, trong quá trình nghiên cứu, làm việc thì sẽ củng cố lại kiến thức cho các em, làm cho các em tin tưởng hơn về kiến thức mà mình đã được học. Bên cạnh đó, những nảy sinh trong quá trình làm việc thì sẽ làm cho HS bắt buộc phải tự lực, chủ động tìm hiểu, khai thác thêm kiến thức, từ đó tạo điểu kiện nâng cao kiến thức cho HS hơn.
ƠN
Quá trình rèn luyện KNVDKT vào thực tiễn còn góp phần nâng cao các kĩ năng khác của HS, đó là các kĩ năng học tập và kĩ năng sống. Bởi vì KNVDKT vào thực tiễn là sự tổng hợp nhiều kĩ năng khác nhau như kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng quan sát, kĩ năng thực hành thí nghiệm…Trong quá trình rèn luyện HS không chỉ sử dụng các kiến thức vốn có của mình mà còn phải sử dụng kiến thức của người khác, thông qua các hoạt động nhóm, các hoạt động tập thể, tạo điều kiện cho HS tăng cường khả năng hợp tác với người khác tốt hơn, hình thành các thái độ đúng mực, phù hợp với mọi điều kiện hoàn cảnh.
NH
1.1.5.3. Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn thể hiện tính đúng đắn tromg quá trình nhận thức của học sinh
QU Y
Sự phát triển tâm lý nhận thức của con người đi từ thấp tới cao, từ đơn giản đến phức tạp và mang tính kế thừa, tính phủ định rõ rệt. Nhiệm vụ của dạy học không những hình thành cho học sinh những tri thức, khái niệm, những phương thức hoạt động mà phải dạy cho học sinh biết vận dụng các tri thức, kinh nghiệm đã có để giải quyết các vấn đề đặt ra (trong một hoàn cảnh, tình huống cụ thể) một cách phù hợp, thông minh. Quá trình nhận thức của HS diễn ra theo 4 cấp độ:
KÈ M
(1) Tri giác tài liệu là HS dùng các giác quan của mình để tiếp xúc với tài liệu học tập mới nhằm thu thập những tài liệu cảm tính cần thiết. Kiến thức mà học sinh thu nhận được chỉ là những tính chất và dấu hiệu bên ngoài hết sức đơn giản. Cảm giác, tri giác của học sinh ở giai đoạn này càng được nhiều, càng đầy đủ và có tính chọn lọc thì sẽ càng giúp ích được nhiều cho các giai đoạn nhận thức, học tập về sau.
DẠ Y
(2) Thông hiểu tài liệu là quá trình nhận thức đòi hỏi phải thực hiện những thao tác tư duy nhất định như: đối chiếu, phân tích, tìm ra những dấu hiệu bản chất và biết khái quát thành những khái niệm, những phạm trù. Yêu cầu nhận thức ở cấp độ này là học sinh khái quát hoá để hình thành được khái niệm. Đây là quá trình cũng đòi hỏi học sinh phải hoạt động tư duy, tích cực trong nhận thức. (3) Ghi nhớ kiến thức là giai đoạn hiểu kiến thức thấu đáo và đầy đủ hơn. HS không những nắm vững kiến thức mà còn có thể tái hiện nó một cách rành mạch và đúng đắn. Ghi nhớ luôn luôn mang tính chọn lọc, ghi nhớ ý nghĩa, ghi nhớ có chủ định. 5