6 minute read
2.4.2. Bài tập nhận thức sửa lỗi sai trên lược đồ
2.4. Sử dụng công nghệ thông tin để kiểm tra, đánh giá khả năng nhận thức DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL lịch sử. - CNTT không chỉ phục vụ cho việc dạy và học của giáo viên, nâng cao hiệu quả bài học, nhờ CNTT học sinh khai thác được nhiều nguồn tư liệu hơn, tuy nhiên không phải khi nào những nguồn tư liệu học sinh khai thác được cũng đúng và khoa học, nên việc khai thác và xử lý thông tin cũng là một yêu cầu cần học sinh thực hiện tốt trong bối cảnh có nhiều nguồn thông tin khác nhau. Giáo viên thực hành bài tập để đánh giá nhận thức lịch sử của học sinh dưới nhiều hình thức khác nhau. 2.4.1. Bài tập yêu cầu học sinh xử lý thông tin từ một đoạn tư liệu lịch sử. Ví dụ: Khi giáo viên dạy bài 19 – Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (Từ năm 1858 đến trước năm 1873) Mục 2: Kháng chiến ở Gia định: Kết hợp với khai thác hình 51. Trương Định nhận phong soái, giáo viên cung cấp một đoạn tư liệu cho học sinh: Yêu cầu học sinh kiểm định thông tin đó đúng hay sai? Và xử lý thông tin đó? Đoạn tư liệu “Sau hiệp ước 1862, triều đình Huế buộc Trương Định ngừng bắn, giải tán nghĩa binh, và bắt ông nhận chức ở An Giang. Trong tình thế ấy, chính là nhân dân và nghĩa quân với ý thức tự mình gánh lấy sự nghiệp cứu nước, đã cử Phạm Tuấn Phát, một chỉ huy nghĩa quân ở huyện Tân Long đem thư của các nghĩa hòa đem thư đến ngỏ ý suy tôn Trương Định làm chủ soái. Nghĩa quân đắp đàn, làm lễ, đem nhiễu điều choàng lên vai nhà yêu nước, tôn ông làm Bình Tây Đại Nguyên Soái. Dựa vào dân Trương Định đặt vua lên trên nước, giữ vẹn lòng trung với vua” Học sinh khẳng định: Đoạn tư liệu trên có nội dung bị lỗi và sửa đúng: “…Dựa vào dân Trương Định đặt nước lên trên vua, giữ vẹn lòng trung với nước….” Trương Định vẫn giữ vẹn lòng trung thành với “nước” đặt chữ Quốc (Nước) lên trên chữ Quân (Vua), thể hiện tinh thần “Yêu nước – thương dân”…” Giải thích: Hành động nhận phong soái từ nhân dân của Trương Định là hành động thể hiện tư tưởng chống Pháp triệt để của Trương Định và đồng thời cũng chống lại cả triều đình, ông đã thay đổi tư tưởng từ “Trung quân – Ái quốc” sang “Yêu nước – thương dân”, nhận thấy vận mệnh đất nước nguy nan, lòng dân bất bình ông đã từ bỏ lệnh bãi binh của triều đình để cùng nhân dân hợp sức chống giặc. 2.4.2. Bài tập nhận thức sửa lỗi sai trên lược đồ: - Khi dạy bài 12 – Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925 (lịch sử 12 – cơ bản)
Mục 3 - Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL Kết hợp nội dung lịch sử lớp 11 – Bài 24 – Việt Nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất, dạy phần buổi đầu hoạt động cứu nước của Nguyễn Tất Thành (1911 – 1918), giáo viên yêu cầu học sinh tìm ra lỗi sai trên lược đồ hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc, và sửa lỗi sai đó, giải thích? Học sinh tìm ra lỗi sai trên lược đồ hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc (1911- 1941) và sửa lại cho đúng, học sinh dễ nhận ra lỗi sai trên lược đồ hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc về hướng đi và thời gian đến một số nới trên thế giới. Giáo viên đối chiếu phần sửa của học sinh với lược đồ đúng.
Advertisement
DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL 2.5. CNTT để kết nối, hợp tác trong dạy học như Zalo, Zoom, Messger… Ngày nay sự tiến bộ của khoa học công nghệ đã sản xuất ra nhiều ứng dụng phục vụ nhu cầu cuộc sống, như facebook, Zalo, Messenger, Mail, Tikto, hoặc dạy học trên truyền hình, làm cho những hoạt động của con người vượt không gian và thời gian, kết nối thế giới gần nhau hơn, nên những ứng dụng công nghệ đó cũng góp phần phục vụ cho việc dạy và học tốt hơn trong giai đoạn hiện nay, và người giáo viên biết khai thác, vận dụng nó sẽ làm tăng tính hiệu quả cho việc dạy học. * Lợi ích của việc sử dụng các ứng dụng công nghệ trong cuộc sống vào dạy và học là rất lớn: + Nhanh, tiện ích, học bất kỳ lúc nào, tương tác trực tiếp hoặc gián tiếp, có thể sử dụng để kiểm tra đánh giá kết quả học tập. + Giải quyết những vấn đề còn thắc mắc ở trên lớp, giáo viên có thể giao bài tập cho học sinh thông qua các nhóm lớp hoặc cá nhân, học sinh hoàn thành và nộp bài cho giáo viên cũng qua các kênh thông tin trên. + Giáo viên có thể kiểm tra năng lực nhận thức và thực hành thông qua các sản phẩm học sinh thuyết trình. + Đặc biệt phù hợp với hoàn cảnh bất lợi không cho phép học trực tiếp trên lớp, học sinh dần thích nghi với môi trường học trực tuyến. - Thực hiện dạy học qua các ứng dụng công nghệ giáo viên cần đảm bảo một số yêu cầu sau: + Phân công nội dung cần học tập và cần đạt cho học sinh
+ Học sinh tự hoàn thành bài tập hoặc tương tác với nhóm lớp hoặc với giáo DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL viên bộ môn dưới những hình thức khác nhau + Hoàn thành nội dung bài học đúng thời hạn và nộp bài * Một số biện pháp khi sử dụng học trực tuyến có hiệu quả. Rèn kỹ năng đọc nhanh, với lượng kiến thức không nhỏ cần lĩnh hội trong từng bài học thì đọc nhanh là cách để chúng ta cải thiện hiệu quả học tập của chính bản thân. Áp dụng kết hợp nhiều phương pháp học, học không chỉ đơn giản là theo dõi các bài học trên mạng internet. Kết hợp nhiều phương pháp, chú ý đầy đủ nghe, nói, đọc, viết một cách hợp lý giúp ích cho cập nhật thông tin của mỗi người. Tận dụng khả năng ghi chép thường xuyên, khi học trực tuyến học sinh phải tận dụng khả năng ghi chép, lưu lại những điều cần thiết và quan trọng. Thông qua đó, khi cần tìm hiểu lại, xem lại sẽ tiện lợi và dễ dàng hơn. Kỹ năng liên tưởng để ghi nhớ hiệu quả. Từ những kiến thức đã nghe, có sự liên tưởng một cách logic và hợp lý sẽ giúp bạn nhớ sâu sắc hơn về những thông tin đó. Tạo thói quen học tập mỗi ngày. Tạo một thói quen tốt, đồng thời cũng giúp việc nghiên cứu kỹ kiến thức, ghi nhớ đầy đủ những thông tin cần thiết liên quan tới bài học. Chú ý tới rèn luyện não bộ thường xuyên. Rèn luyện khi được thực hiện giúp chúng ta có thể sẵn sàng thu nhận mọi thông tin, có thể sử dụng não bộ để phân tích, đánh giá và ghi nhớ kiến thức trong lĩnh vực mà bản thân đang tìm hiểu được dễ dàng hơn. Trong quá trình dạy học giáo viên đã mở các lớp học online để tương tác dạy học với học sinh trong những thời gian khác, ví dụ như lớp học Zoom. (Phụ lục 2)