2.4.1. Bài tập yêu cầu học sinh xử lý thông tin từ một đoạn tư liệu lịch
OF
sử.
FI
CI
AL
2.4. Sử dụng công nghệ thông tin để kiểm tra, đánh giá khả năng nhận thức lịch sử. - CNTT không chỉ phục vụ cho việc dạy và học của giáo viên, nâng cao hiệu quả bài học, nhờ CNTT học sinh khai thác được nhiều nguồn tư liệu hơn, tuy nhiên không phải khi nào những nguồn tư liệu học sinh khai thác được cũng đúng và khoa học, nên việc khai thác và xử lý thông tin cũng là một yêu cầu cần học sinh thực hiện tốt trong bối cảnh có nhiều nguồn thông tin khác nhau. Giáo viên thực hành bài tập để đánh giá nhận thức lịch sử của học sinh dưới nhiều hình thức khác nhau.
Ví dụ: Khi giáo viên dạy bài 19 – Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (Từ năm 1858 đến trước năm 1873)
ƠN
Mục 2: Kháng chiến ở Gia định: Kết hợp với khai thác hình 51. Trương Định nhận phong soái, giáo viên cung cấp một đoạn tư liệu cho học sinh: Yêu cầu học sinh kiểm định thông tin đó đúng hay sai? Và xử lý thông tin đó?
QU
Y
NH
Đoạn tư liệu “Sau hiệp ước 1862, triều đình Huế buộc Trương Định ngừng bắn, giải tán nghĩa binh, và bắt ông nhận chức ở An Giang. Trong tình thế ấy, chính là nhân dân và nghĩa quân với ý thức tự mình gánh lấy sự nghiệp cứu nước, đã cử Phạm Tuấn Phát, một chỉ huy nghĩa quân ở huyện Tân Long đem thư của các nghĩa hòa đem thư đến ngỏ ý suy tôn Trương Định làm chủ soái. Nghĩa quân đắp đàn, làm lễ, đem nhiễu điều choàng lên vai nhà yêu nước, tôn ông làm Bình Tây Đại Nguyên Soái. Dựa vào dân Trương Định đặt vua lên trên nước, giữ vẹn lòng trung với vua” Học sinh khẳng định: Đoạn tư liệu trên có nội dung bị lỗi và sửa đúng: “…Dựa vào dân Trương Định đặt nước lên trên vua, giữ vẹn lòng trung với nước….”
KÈ
M
Trương Định vẫn giữ vẹn lòng trung thành với “nước” đặt chữ Quốc (Nước) lên trên chữ Quân (Vua), thể hiện tinh thần “Yêu nước – thương dân”…”
DẠ Y
Giải thích: Hành động nhận phong soái từ nhân dân của Trương Định là hành động thể hiện tư tưởng chống Pháp triệt để của Trương Định và đồng thời cũng chống lại cả triều đình, ông đã thay đổi tư tưởng từ “Trung quân – Ái quốc” sang “Yêu nước – thương dân”, nhận thấy vận mệnh đất nước nguy nan, lòng dân bất bình ông đã từ bỏ lệnh bãi binh của triều đình để cùng nhân dân hợp sức chống giặc.
2.4.2. Bài tập nhận thức sửa lỗi sai trên lược đồ: - Khi dạy bài 12 – Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925 (lịch sử 12 – cơ bản) 40