![](https://static.isu.pub/fe/default-story-images/news.jpg?width=720&quality=85%2C50)
8 minute read
bản Ngữ văn 10
Dạng 2:Bài tập liên hệ bản thân, rút ra bài học hoặc thông điệp ý nghĩa nhất
Ví dụ 1:Tình cảm đối với quê hương của Đỗ Phủ trong bài “Thu hứng” gợi cho em suy nghĩ gì về tình quê trong tâm hồn con người hiện đại?
Advertisement
Ví dụ 2:Thông điệp có ý nghĩa nhất với em sau khi đọc hiểu bài thơ “Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng” của Lí Bạch?
Gợi ý:
Thông điệp ý nghĩa nhất mà Lý Bạch gửi gắm qua bài thơ “Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng” đó là ngợi ca vẻ đẹp của một tình bạn chân thành tha thiết.
Dạng 3: Từ văn bản được học, chuyển thể sang các loại hình nghệ thuật
khác
Ví dụ:Đọc bài thơ Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng của Lí Bạch, em hãy vẽ một bức tranh với chủ đề “Giã bạn”
2.3.Cách thức tổ chức hoạt động vận dụng trong giờ học Đọc hiểu văn bản (Ngữ văn 10)
Sau khi thiết kế hệ thống câu hỏi, bài tập cho hoạt động vận dụng nhằm mục đích giúp học sinh vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học vào việc phản hồi và giải quyết những tình huống mới, GV tiến hành các bước cụ thể trong giờ học cho hoạt động này như sau:
Bước một: Giao nhiệm vụ học tập
Ví dụ: khi dạy đọc hiểu truyền thuyết Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy, GV đã thiết kế các câu hỏi, bài tập vận dụng cụ thể là:
Bài tập 1:Theo dấu vết lông ngỗng dẫn đường, Trọng Thủy tìm đến chỉ còn thấy xác Mị Châu. Trọng Thủy ôm xác Mị Châu đem về táng ở Loa Thành, ngày đêm thương tiếc khôn cùng. Em hãy nhập vai nhân vật Trọng Thủy, kể lại câu chuyện của An Dương Vương và Mị Châu Bài tập 2: Trong bài thơ Trước đá Mị Châu, nhà thơ Trần Đăng khoa
viết:
Máu vẫn thấm qua từng trang tập đọc Vó ngựa Triệu Đà còn đau đến hôm nay
Nỗi đau đến hôm nay trong truyền thuyết Truyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy nhắc nhở em điều gì? Bài tập 3: Trong bài thơ “Trước đá Mị Châu”, nhà thơ Trần Đăng khoa
viết:
Máu vẫn thấm qua từng trang tập đọc Vó ngựa Triệu Đà còn đau đến hôm nay Nỗi đau đến hôm nay trong truyền thuyết Truyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy nhắc nhở em điều gì? Bài tập 4: Sau khi Mị Châu bị cha chém đầu, Trọng Thủy đem xác Mị Châu về táng ở Loa Thành, ngày đêm thương tiếc, khi đi tắm tưởng như thấy bóng dáng Mị Châu, bèn lao đầu xuống giếng mà chết. Em hãy tưởng tượng cảnh Mị Châu và Trọng Thủy gặp nhau ở thế giới bên kia và kể lại câu chuyện đó?
Bài tập 5: Em hãy đọc đoạn văn sau:
Vua đặt Mị Châu ngồi đằng sau ngựa rồi cùng nhau chạy về phương Nam. Trọng Thủy nhận dấu lông ngỗng mà đuổi. Vua chạy tới bờ biển, đường cùng, không có thuyền qua bèn kêu lên rằng “Trời hại ta, sứ Thanh Giang ở đâu mau mau lại cứu”. Rùa Vàng hiện lên mặt nước, thét lớn “Kẻ nào ngồi sau ngựa chính là giặc đó!” (Trích “Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy”, Ngữ văn 10, tập một, NXB Giáo dục, 2016, tr.42)
Em hãy tưởng tượng khung cảnh được tái hiện qua đoạn văn trên và vẽ thành một bức tranh hoàn chỉnh.
Tiếp theo, giáo viên yêu cầu học sinh làm việc cá nhân hoặc chia nhóm và chuyển giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm. Việc chia nhóm có thể tiến hành ngẫu nhiên hoặc có chủ định. Nhiệm vụ học tập phải rõ ràng, phù hợp, kích thích được tư duy sáng tạo và năng lực tự học của học sinh. Bên cạnh đó, giáo viên cung cấp cho học sinh một số đường link trên mạng internet và một số đầu
sách tham khảo để HS thực hiện nhiệm vụ.
Ví dụ :Với hoạt động vận dụng của giờ học Đọc hiểu truyền thuyết Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy chúngtôi chia lớp làm bốn nhóm. Nhiệm vụ cụ thể của mỗi nhóm như sau: - Đối với các bài tập làm tại lớp (Bài tập 2, bài tập 3): + Nội dung nhiệm vụ: Hai nhóm sẽ thực hiện chung một nhiệm vụ để có thể tìm hiểu đồng thời phản biện vấn đề cho nhau một cách sâu sắc và toàn diện nhất.
Nhóm 1 – Nhóm 3: Bài tập 2 Nhóm 2 – Nhóm 4: Bài tập 3 + Thời gian thực hiện nhiệm vụ: 5 phút - Đối với các bài tập yêu cầu học sinh làm nhà (Bài tập 1, bài tập 4, bài tập
5):
+ Nội dung nhiệm vụ: Nhóm 1: Bài tập 1 Nhóm 2: Bài tập 4 Nhóm 3 – Nhóm 4: Bài tập 5 + Thời gian thực hiện nhiệm vụ: 2 ngày sau tiết học - Một số đường link giáo viên cung cấp: http://truyenxuatichcu.com/truyen-thuyet-viet-nam http://truyenxuatichcu.com/truyen-thuyet-viet-nam/an-duong-vuong-ngoctrai-gieng-nuoc.html https://www.tailieudaihoc.com/3doc/700228.html
Bước hai: Học sinh nhận nhiệm vụ và thực hiện nhiệm vụ
- Giáo viên khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ đã phân công ở trên, không để xảy ra hiện tượng học sinh “bị bỏ rơi” bằng cách các nhóm cử nhóm trưởng để phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong nhóm và thư kí để ghi chép biên bản.
Bước ba: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- Sản phẩm được trình bày bằng hình thức thuyết trình, trên giấy A0 hoặc thiết kế đồ họa trên Microsoft PowerPoint. Ví dụ: Đối với hoạt động vận dụng tiến hành trên lớp, các nhóm báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ bằng hình thức thuyết trình hoặc thể hiện trên giấy A0.
viết: Bài tập 2: Trong bài thơ “Trước đá Mị Châu”, nhà thơ Trần Đăng khoa
Máu vẫn thấm qua từng trang tập đọc Vó ngựa Triệu Đà còn đau đến hôm nay
Nỗi đau đến hôm nay trong truyền thuyết Truyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy nhắc nhở em điều gì?
Bài tập 3: Truyền thuyết Truyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy đã đem đến cho ta những cảm xúc lắng đọng về vận nước một thời chìm nổi, khi cơ đồ đã bị đắm biển sâu. Bi kịch đó bắt nguồn từ một sai lầm phải trả giá bằng máu của toàn dân tộc. Là một người trẻ của thế kỉ XXI, em sẽ làm gì để không mắc phải những sai lầm tương tự?
Bước bốn: Giáo viên đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của từng nhóm hoặc hướng dẫn học sinh tự đánh giá lẫn nhau theo phương án chấm chéo dựa vào các tiêu chí cụ thể mà giáo viên xây dựng (hình thức sản phẩm; nội dung trình bày; tính chính xác, phong phú của các đơn vị kiến thức;...). Giáo viên chốt kiến thức và chính xác hóa các kiến thức mà học sinh đã được học. Ví dụ: Giáo viên đề xuất một hướng giải quyết đối với nhiệm vụ của học
sinh.
+ Bài tập 2: Nỗi đau đến hôm nay trong truyền thuyết Truyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy nhắc nhở ta phải luôn đề cao tinh thần cảnh giác trước những âm mưu thâm độc của kẻ thù đồng thời phải biết xử lí mối quan hệ giữa cái riêng, giữa nợ nước với tình nhà, giữa cá nhân với cộng đồng. + Bài tập 3: Truyền thuyết “An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy” đã đem đến cho ta những cảm xúc lắng đọng về “vận nước một thời chìm nổi”, khi cơ đồ đã “bị đắm biển sâu”. Bi kịch đó bắt nguồn từ một sai lầm “phải trả
giá bằng máu của toàn dân tộc”. Là một người trẻ của thế kỉ XXI, để không mắc phải những sai lầm tương tự, em cần: tỉnh táo, thận trọng trong những quyết định của mình, luôn đặt lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích cộng đồng lên trên lợi ích cá nhân. Nếu trước đây, chúng ta thiết kế câu hỏi, bài tập trong kiểm tra đánh giá để “phán xét chất lượng người học” thì đổi mới kiểm tra đánh giá hiện nay là “vì sự thành công của người học”. Vì vậy, công cụ đo và thang đo trong kiểm tra đánh giá cũng phải đổi mới, nhất là đánh giá sản phẩm của học sinh trong hoạt động vận dụng. Cụ thể, chúng tôi đánh giá sản phẩm của học sinh theo thang đo (mức độ từ thấp đến cao) sau:
- Về kiến thức:
+ Nhận biết: Học sinh nhận diện được vấn đề trọng tâm được nêu ra trong nhiệm vụ/ tình huống. + Hiểu: Học sinh biết huy động các nguồn thông tin liên quan đến tình huống, biết chọn lọc, hệ thống hóa và sắp xếp các thông tin phù hợp với yêu cầu đặt ra trong tình huống. + Áp dụng: Học sinh đưa ra các phương án, trao đổi thảo luận trong nhóm để tìm phương án tối ưu. + Phân tích, đánh giá: Phân tích các quan điểm một cách rõ ràng, lập luận chặt chẽ. Nội dụng phân tích phù hợp với tình huống,điều kiện thực hiện, thời gian cụ thể. + Sáng tạo: Học sinh vận dụng kiến thức đã học một cách linh hoạt, sáng tạo, có những kiến giải, hợp lí, bất ngờ.
- Về kĩ năng:
+ Chưa có kinh nghiệm trong thực hiện nhiệm vụ. + Bắt đầu hình thành một số kinh nghiệm trong quá trình thực hiện nhiệm
vụ.
+ Hình thành được năng lực: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực tự quản bản thân, năng lực cảm thụ thẩm mĩ, năng lực giao tiếp Tiếng Việt.