50 Dạng 2:Bài tập liên hệ bản thân, rút ra bài học hoặc thông điệp ý nghĩa nhất Ví dụ 1:Tình cảm đối với quê hương của Đỗ Phủ trong bài “Thu hứng” gợi cho em suy nghĩ gì về tình quê trong tâm hồn con người hiện đại? Ví dụ 2:Thông điệp có ý nghĩa nhất với em sau khi đọc hiểu bài thơ “Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng” của Lí Bạch? Gợi ý: Thông điệp ý nghĩa nhất mà Lý Bạch gửi gắm qua bài thơ “Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng” đó là ngợi ca vẻ đẹp của một tình bạn chân thành tha thiết. Dạng 3: Từ văn bản được học, chuyển thể sang các loại hình nghệ thuật khác Ví dụ:Đọc bài thơ Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng của Lí Bạch, em hãy vẽ một bức tranh với chủ đề “Giã bạn” 2.3.Cách thức tổ chức hoạt động vận dụng trong giờ học Đọc hiểu văn bản (Ngữ văn 10) Sau khi thiết kế hệ thống câu hỏi, bài tập cho hoạt động vận dụng nhằm mục đích giúp học sinh vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học vào việc phản hồi và giải quyết những tình huống mới, GV tiến hành các bước cụ thể trong giờ học cho hoạt động này như sau: Bước một: Giao nhiệm vụ học tập Ví dụ: khi dạy đọc hiểu truyền thuyết Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy, GV đã thiết kế các câu hỏi, bài tập vận dụng cụ thể là: Bài tập 1:Theo dấu vết lông ngỗng dẫn đường, Trọng Thủy tìm đến chỉ còn thấy xác Mị Châu. Trọng Thủy ôm xác Mị Châu đem về táng ở Loa Thành, ngày đêm thương tiếc khôn cùng. Em hãy nhập vai nhân vật Trọng Thủy, kể lại câu chuyện của An Dương Vương và Mị Châu Bài tập 2: Trong bài thơ Trước đá Mị Châu, nhà thơ Trần Đăng khoa viết: