TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM MÔN SINH HỌC
vectorstock.com/28062415
Ths Nguyễn Thanh Tú eBook Collection
SÁNG KIẾN TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM NHẰM PHÁT HUY NĂNG LỰC GQVĐ CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC BÀI 19 VÀ BÀI 21 SINH HỌC LỚP 11 - THPT WORD VERSION | 2022 EDITION ORDER NOW / CHUYỂN GIAO QUA EMAIL TAILIEUCHUANTHAMKHAO@GMAIL.COM
Tài liệu chuẩn tham khảo Phát triển kênh bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đơn vị tài trợ / phát hành / chia sẻ học thuật : Nguyen Thanh Tu Group Hỗ trợ trực tuyến Fb www.facebook.com/DayKemQuyNhon Mobi/Zalo 0905779594
ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM NHẰM PHÁT HUY NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC BÀI 19 VÀ BÀI 21 SINH HỌC LỚP 11- THPT Lĩnh vực phương pháp dạy học môn Sinh học
SỞ GD & ĐT NGHỆ AN TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 1
=== ===
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM NHẰM PHÁT HUY NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC BÀI 19 VÀ BÀI 21 SINH HỌC LỚP 11- THPT
Môn: Sinh học Nhóm tác giả: CHU THỊ KIM DUNG NGUYỄN THỊ HỒNG Ý Tổ: Khoa học Tự nhiên Năm học 2021-2022
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Các chữ viết tắt
Ý nghĩa chữ viết tắt
ĐC
Đối chứng
GV
Giáo viên
HĐ
Hoạt động
HĐTN
Hoạt động trải nghiệm
HS
Học sinh
KN
Kỹ năng
NL
Năng lực
NLGQVĐ
Năng lực giải quyết vấn đề
NLGQVĐ&ST
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
PP
Phương pháp
PPDH
Phương pháp dạy học
SGK
Sách giáo khoa
THPT
Trung học phổ thông
TN
Thực nghiệm
TNSP
Thực nghiệm sư phạm
MỤC LỤC NỘI DUNG PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài 2. Tính mới và đóng góp của đề tài
PHẦN II. NỘI DUNG A. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lí luận
Trang 1 1 2 2
1.1. Cơ sở lý luận của hoạt động trải nghiệm
3 3 3
1.2. Cơ sở lí luận của dạy học phát triển năng lực giải quyết vấn đề
6
2. Cơ sở thực tiễn 2.1. Phương pháp điều tra, khảo sát để xác định cơ sở thực tiễn của đề tài 2.2. Kết quả điều tra, khảo sát cơ sở thực tiễn của đề tài
8 8 8 11
B - TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TRONG DẠY HỌC BÀI 19. TUẦN HOÀN MÁU (tiếp theo) và BÀI 21. THỰC HÀNH ĐO MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH LÝ Ở NGƯỜI – SINH HỌC 11 THPT THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Tổ chức dạy học trải nghiệm bài 19 và bài 21 theo hướng phát triển năng lực GQVĐ
11
2. Đánh giá kết quả HĐTN
32
2.1. Thiết kế các tiêu chí đánh giá năng lực giải quyết vấn đề
32
2.2. Công cụ đánh giá năng lực GQVĐ
33
2.3. Phương pháp đánh giá
33
2.5. Xử lý kết quả đánh giá C. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
1. Mục đích thực nghiệm
34 34 34
2. Đối tượng thực nghiệm
34
3. Nội dung thực nghiệm sư phạm
35
4. Kết quả và biện luận 4.1. Phân tích kết quả định tính 4.2. Phân tích kết quả định lượng
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
35 35 36 39 41
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Ngày nay, nhân loại đang bước vào thời kì phát triển với vai trò ngày càng cao của khoa học công nghệ. Tri thức đã trở thành một tư liệu sản xuất, đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Trước những đòi hỏi của thực tiễn, giáo dục nước ta đang có những bước đổi mới căn bản và toàn diện. Nghị quyết 29 – NQ/TW của Ban chấp hành Trung Ương về đổi mới căn bản toàn diện giáo duc và đào tạo đã đề ra mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể đối với giáo dục phổ thông là“tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời”. Để đạt được mục tiêu giáo dục đã đề ra rất nhiều phương pháp, kỹ thuật dạy học tiến bộ được áp dụng trong đó có phương pháp dạy học trải nghiệm. Học tập dựa vào trải nghiệm là tư tưởng, lí thuyết giáo dục hiện đại, nổi bật trong thế kỷ XX được đặt nền móng bởi các nhà khoa học giáo dục hàng đầu thế giới như Lev Vygotsky, John Dewey, Jerome S.Bruner, Albert Bandura, David Kolb… Mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông 2018 là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo. Theo đó, dạy học trải nghiệm là hình thức phù hợp để đạt được mục tiêu dạy học. Học thông qua trải nghiệm cho HS có cơ hội vận dụng kinh nghiệm, hiểu biết của mình để kiến tạo kinh nghiệm mới. Các em được tiếp cận thực tế, thể nghiệm các cảm xúc tích cực, khai thác những kinh nghiệm đã có và huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các môn học để thực hiện nhiệm vụ được giao hoặc giải quyết những vấn đề của thực tiễn đời sống nhà trường, gia đình, xã hội phù hợp với lứa tuổi. Từ đó, các em sẽ chuyển hoá những kinh nghiệm đã trải qua thành tri thức, kĩ năng mới góp phần phát huy tiềm năng sáng tạo và khả năng thích ứng với cuộc sống. Có thể thấy, HĐTN là hình thức dạy học hiệu quả góp phần hình thành, phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh. Chương trình Sinh học 11 tập trung nghiên cứu các chức năng sinh lý của cơ thể Thực vật và Động vật. Những kiến thức này có tính ứng dụng cao trong sản xuất, bảo vệ môi trường và bảo vệ sức khỏe con người. Đặc biệt từ kiến thức về tuần hoàn máu và các chỉ số sinh lý ở người trong bài 19: Tuần hoàn máu (tiếp theo) và bài 21: Thực hành đo một số chỉ tiêu sinh lý ở người – Sinh học 11, HS có thể áp dụng để giải quyết các vấn đề có tính thực tiễn cao như đo huyết áp, sơ cứu người bị thương chảy máu, xử lý cho người bị tăng và tụt huyết áp đột ngột, người bị đột quỵ, nâng cao kiến thức bảo vệ sức khỏe tim mạch, hiểu được ý nghĩa nhân văn của hoạt động hiến máu nhân đạo...Vì vậy, nội dung bài 19 và bài 21 rất phù 1
hợp cho GV thiết kế và tổ chức dạy học trải nghiệm theo hướng phát triển năng lực cho HS. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Tổ chức hoạt động trải nghiệm nhằm phát huy năng giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học bài 19 và 21 – Sinh học 11 THPT”. 2. Tính mới và đóng góp của đề tài 2.1. Tính mới - Dạy học trải nghiệm bài 19 và bài 21 – Sinh học 11 đã được nhiều GV triển khai, tuy nhiên các hình thức tổ chức HĐTN chưa đa dạng, phạm vi trải nghiệm chủ yếu diễn ra trên lớp học. Trong đề tài này chúng tôi đã thiết kế và tổ chức được các HĐTN đa dạng hơn, thiết thực hơn với thực tiễn cuộc sống của HS, phù hợp với điều kiện thực tế ở địa phương; đặc biệt HS được trải nghiệm tại cơ sở y tế, gặp gỡ, trao đổi, phỏng vấn bác sỹ về nhiều vấn đề liên qua đến nội dung bài học. - Thông qua HĐTN được tổ chức trong đề tài, HS có cơ hội lĩnh hội kiến thức, phát triển năng lực đồng thời góp phần giáo dục cho các em kỹ năng sống cần thiết như kỹ năng đo huyết áp, kỹ năng sơ cứu nạn nhân bị thương chảy máu, kỹ năng xử lý người bị tăng, tụt huyết áp đột ngột... Từ đó, HS được trang bị thêm kiến thức để bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình và cộng đồng. - Quá trình triển khai và thực hiện các HĐTN đã đem đến cho HS sự hứng thú và yêu thích môn Sinh học, các em được truyền thêm động lực học tập và định hướng nghề nghiệp cho tương lai. 2.2. Đóng góp của đề tài - Góp phần hệ thống hóa cơ sở lí luận về dạy học trải nghiệm và phát triển năng lực GQVĐ. - Thiết kế và tổ chức hiệu quả các HĐTN trong dạy học bài 19 và bài 21 – Sinh học 11 góp phần phát triển NLGQVĐ cho HS. - Qua trải nghiệm thực tế HS không chỉ dừng lại ở việc học mà còn yêu thích hơn với bộ môn Sinh học, có thêm nhiều kỹ năng sống, tự tin với bản thân và có định hướng nghề nghiệp trong tương lai. - Các giải pháp của đề tài góp phần đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo hướng phát huy năng lực phẩm chất người học thông qua quá trình HĐTN và sản phẩm học tập của HS. - Để thực hiện được các hoạt động trải nghiệm trong quá trình dạy học, chúng tôi đã liên hệ và nhận được sự tư vấn, giúp đỡ, hợp tác của các bác sỹ, cán bộ y tế tại trạm y tế thị trấn Cầu Giát, trạm y tế xã Quỳnh Hồng, bệnh viện đa khoa Quỳnh Lưu. - Chúng tôi hi vọng đề tài sẽ là nguồn tư liệu tham khảo hữu ích cho các đồng nghiệp sử dụng vào giảng dạy nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn Sinh học. Các giải pháp đã đề xuất có thể là gợi ý quan trọng cho quá trình tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá khi thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 sắp được triển khai rộng rãi. 2
PHẦN II. NỘI DUNG A. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lí luận 1.1. Cơ sở lý luận của hoạt động trải nghiệm 1.1.1. Khái niệm hoạt động trải nghiệm Theo quan điểm triết học, sự trải nghiệm được hiểu là kết quả của sự tương tác giữa con người với thế giới khách quan. Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, “trải nghiệm theo nghĩa chung nhất là bất kỳ một trạng thái có màu sắc xúc cảm nào được chủ thể cảm nhận, trải qua, đọng lại thành bộ phận (cùng với tri thức, ý thức…) trong đời sống tâm lí của từng người. Trong giáo dục, hoạt động trải nghiệm là hoạt động trong đó dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, từng cá nhân học sinh được tham gia trực tiếp vào các hoạt động thực tiễn khác nhau của đời sống gia đình, nhà trường cũng như ngoài xã hội với tư cách là chủ thể của hoạt động, qua đó phát triển năng lực thực tiễn, phẩm chất nhân cách và phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân mình. 1.1.2. Đặc điểm của hoạt động trải nghiệm - Học qua trải nghiệm là quá trình học tích cực và hiệu quả. Hoạt động trải nghiệm tạo cơ hội cho học sinh tiếp cận thực tế, thể nghiệm các cảm xúc tích cực, khai thác những kinh nghiệm đã có và huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các môn học để thực hiện những nhiệm vụ được giao hoặc giải quyết những vấn đề của thực tiễn đời sống nhà trường, gia đình, xã hội phù hợp với lứa tuổi. HS được khẳng định bản thân, được tự đánh giá và đánh giá kết quả hoạt động của bản thân, của nhóm. Từ đó hình thành và phát triển cho các em những giá trị sống và các phẩm chất, năng lực cần thiết. - Hoạt động trải nghiệm giúp học sinh lĩnh hội những kinh nghiệm mà các hình thức học tập khác không thực hiện được. Hoạt động học tập giúp HS lĩnh hội tri thức, rèn luyện kỹ năng, phát triển nhân cách. Tuy nhiên có những kiến thức, kỹ năng chỉ có thể lĩnh hội thông qua trải nghiệm thực tiễn. Sự đa dạng trong trải nghiệm sẽ mang lại cho học sinh nhiều kinh nghiệm sống phong phú mà nhà trường không thể cung cấp thông qua sách vở. - Nội dung hoạt động trải nghiệm sáng tạo mang tính tích hợp tổng hợp kiến thức, kĩ năng của nhiều môn học, nhiều lĩnh vực học tập và giáo dục như: giáo dục đạo đức, giáo dục trí tuệ, giáo dục kĩ năng sống, giáo dục giá trị sống, giáo dục thẩm mĩ, giáo dục thể chất… - Hình thức học qua hoạt động trải nghiệm rất đa dạng như trò chơi, hội thi, diễn đàn, giao lưu, tham quan du lịch, sân khấu hóa, câu lạc bộ, tổ chức các ngày hội, các công trình nghiên cứu khoa học kỹ thuật... 3
- Học qua trải nghiệm đòi hỏi khả năng phối hợp, liên kết nhiều lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường như: Giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên bộ môn, cán bộ Đoàn, tổng phụ trách Đội, ban giám hiệu nhà trường, cha mẹ học sinh… 1.1.3. Quy trình dạy học hoạt động trải nghiệm Bước 1. Phân tích mục tiêu bài học, chương/chủ đề
Bước 2. Xác định các dạng HĐTN trong bài học, chương/chủ đề
Bước 3. Lập kế hoạch tổ chức HĐTN
Bước 4. Tổ chức HĐTN 4.1 . Giao nhiệm vụ trải nghiệm 4.2. Thực hiện hiệm vụ trải nghiệm 4.3. Thảo luận kết quả trải nghiệm 4.4. Báo cáo kết quả trải nghiệm 4.5. Đánh giá kết quả trải nghiệm Hình 1.1. Quy trình tổ chức HĐTN Giải thích quy trình:
Bước 1. Phân tích mục tiêu bài học, chương/chủ đề - Mục đích: Xác định các kiến thức, KN, thái độ HS cần đạt và NL HS cần hướng tới sau khi học Chương/ Chủ đề.
- Dựa trên tài liệu chuẩn kiến thức kỹ năng Sinh học 11 và yêu cầu cần đạt của chương trình giáo dục phổ thông 2018, từ đó xác định các mục tiêu về kiến thức, kỹ năng, thái độ và năng lực hướng tới sau khi học xong bài học, chương/chủ đề. Bước 2. Xác định các dạng HĐTN cụ thể trong Chương/ Chủ đề GV phân tích được mạch nội dung của bài học, chương/ chủ đề. Căn cứ vào đặc điểm nội dung kiến thức, điều kiện cơ sở vật chất của trường học để xác định được các dạng HĐTN cụ thể ứng với mỗi mạch nội dung đó. Việc xác định các 4
dạng HĐTN cụ thể trong mỗi Chương/ Chủ đề giúp GV thực hiện tốt công tác chuẩn bị (lên kế hoạch thực hiện, phương tiện, thiết bị, liên hệ địa phương…) và tổ chức có hiệu quả.
Bước 3. Lập kế hoạch HĐTN - GV lập kế hoạch, dự kiến các yếu tố phát sinh trong quá trình tổ chức trải nghiệm. - Nội dung bản kế hoạch bao gồm: + Thời gian, địa điểm + Nội dung nhiệm vụ + Chuẩn bị (thiết bị, phương tiện, ...) + Dự kiến sản phẩm.
Bước 4. Tổ chức HĐTN Để thực hiện việc tổ chức HĐTN GV tiến hành theo các bước: 4.1. Giao nhiệm vụ trải nghiệm - GV giao nhiệm vụ trải nghiệm. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. 4.2. Thực hiện nhiệm vụ trải nghiệm - HS tiến hành các bước thực hiện nhiệm vụ: + Lập được kế hoạch trải nghiệm. + Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên. - Chuẩn bị dụng cụ, phương tiện, tài liệu, thông tin cần thiết. - Tiến hành trải nghiệm cụ thể. 4.3. Thảo luận, khái quát, kết luận vấn đề - HS thu thập thông tin, thảo luận nhóm, khái quát vấn đề. - Viết báo cáo trải nghiệm. 4.4. Báo cáo kết quả trải nghiệm - HS báo cáo trước lớp kết quả trải nghiệm. - Các thành viên khác trong lớp theo dõi, trao đổi, thảo luận và đóng góp ý kiến. 4.5. Đánh giá kết quả HĐTN
5
- Đánh giá HĐTN giúp GV xác định mức độ hiểu biết về kiến thức, KN và khả năng vận dụng kiến thức của HS, đo được mức độ phát triển năng lực của HS sau khi tổ chức HĐTN, phản ánh hoạt động học tập của HS tới GV, qua đó điều chỉnh cách dạy đồng thời thúc đẩy quá trình học tập của HS. - Công cụ đánh giá là bảng kiểm, đề kiểm tra, mẫu vật, phiếu đánh giá, sản phẩm học tập… - Quá trình đánh giá gồm 3 mức độ: + HS tự đánh giá + Nhóm đánh giá + GV đánh giá HS: Thông qua phiếu đánh giá/ bài kiểm tra/ câu hỏi thảo luận/ bài tập tình huống/ sản phẩm/ mẫu vật/… 1.1.4. Hình thức tổ chức các HĐTN trong nhà trường phổ thông HĐTN được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau như hoạt động câu lạc bộ, tổ chức trò chơi, diễn đàn, sân khấu tương tác, tham quan dã ngoại, các hội thi, hoạt động giao lưu, hoạt động nhân đạo, hoạt động tình nguyện, hoạt động cộng đồng, sinh hoạt tập thể, lao động công ích, sân khấu hóa (kịch, thơ, hát, múa rối, tiểu phẩm, kịch tham gia,…), thể dục thể thao, tổ chức các ngày hội,… Mỗi hình thức hoạt động trên đều mang ý nghĩa giáo dục nhất định.
1.2. Cơ sở lí luận của dạy học phát triển năng lực giải quyết vấn đề 1.2.1. Năng lực giải quyết vấn đề Theo Nguyễn Lộc, Nguyễn Thị Lan Phương và các cộng sự (2016), “Năng lực giải quyết vấn đề là khả năng cá nhân sử dụng hiệu quả các quá trình nhận thức, hành động và thái độ, động cơ, xúc cảm để giải quyết những tình huống vấn đề mà ở đó không có sẵn quy trình, thủ tục, giải pháp thông thường” Trong dạy học, Năng lực GQVĐ có thể hiểu là khả năng của HS phát hiện ra vấn đề học tập cần giải quyết và biết vận dụng những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm của bản thân, sẵn sàng hành động để giải quyết tốt vấn đề đặt ra. Từ kết quả nghiên cứu về NLGQVĐ&ST trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cùng với thực tiễn dạy học Sinh học, chúng tôi đề xuất các năng lực thành phần và biểu hiện của NLGQVĐ như sau: Năng lực thành phần
Biểu hiện
Phát hiện và làm rõ Phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học vấn đề tập Phân tích được tình huống trong học tập Hình thành và triển Thu thập các thông tin có liên quan đến vấn đề và hình 6
khai ý tưởng mới
thành ý tưởng mới Đề xuất giải pháp cải tiến hay thay thế các giải pháp không còn phù hợp
Đề xuất, lựa chọn giải Đề xuất được một số giải pháp giải quyết vấn đề pháp Lựa chọn được giải pháp giải quyết vấn đề Thực hiện và đánh giá Lập được kế hoạch, thực hiện được các nhiệm vụ giải giải pháp giải quyết quyết vấn đề vấn đề Đánh giá được mức độ phù hợp và hiệu quả của các giải pháp giải quyết vấn đề Tư duy sáng tạo
Vận dụng giải pháp vào bối cảnh mới Tiếp nhận và đánh giá vấn đề dưới góc nhìn khác nhau
Như vậy, NLGQVĐ trong môn Sinh học là khả năng huy động, tổng hợp kiến thức, kỹ năng và các thuộc tính cá nhân nhằm giải quyết một nhiệm vụ học tập. Từ quá trình giải quyết vấn đề học tập, HS sẽ lĩnh hội được kiến thức mới, hình thành kỹ năng mới, vận dụng kiến thức giải quyết tình huống thực tiễn một cách sáng tạo. Sự sáng tạo trong quá trình GQVĐ có thể là một cách hiểu mới hoặc một hướng giải quyết mới cho vấn đề. Cái mới, sáng tạo ở đây là mới so với năng lực, trình độ của học sinh, mới so với nhận thức hiện tại của HS. 1.2.2. Vai trò của dạy học trải nghiệm với phát triển NLGQVĐ - Dạy học thông qua HĐTN nhằm hoàn thành mục tiêu của quá trình dạy học nói chung và phát triển NL GQVĐ nói riêng. Học tập trải nghiệm đã được thực tế chứng minh có những đóng góp giá trị đối với sự phát triển năng lực của HS. - Thông qua HĐTN học sinh có thể nắm bắt các khái niệm dễ dàng hơn, có cơ hội áp dụng các kiến thức và ý tưởng vào các tình huống thực tế, trong đó học sinh đóng vai trò chủ thể. Đó là một trong những cách hiệu quả nhất để hiểu được bản chất của khái niệm. Trong quá trình trải nghiệm, học sinh có nhiều cơ hội để phát huy tính sáng tạo. Với mỗi tình huống học tập mang tính thực tiễn, học sinh nhận thấy luôn có nhiều giải pháp khác nhau. Mỗi cá nhân được khuyến khích tìm kiếm, đưa ra giải pháp độc đáo của riêng mình để giải quyết vấn đề.. - Sai lầm trở thành bài học quý giá. Khi tham gia vào các hoạt động trải nghiệm thực tế, học sinh có thể mắc sai lầm. Tuy nhiên, các em sẽ biết phân tích, so sánh lựa chọn loại bỏ những phương pháp, cách thức “sai”. Học sinh học được cách không sợ sai và ghi nhớ để không lặp lại những sai lầm đó
7
+ Hoạt động trải nghiệm giúp học sinh có cơ hội khám phá bản thân và thế giới xung quanh, phát triển đời sống tâm hồn phong phú, có quan niệm sống và ứng xử nhân văn, phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần, có những phẩm chất cao đẹp, phát huy tiềm năng của bản thân, làm cơ sở cho việc lựa chọn nghề nghiệp và học tập suốt đời. 2. Cơ sở thực tiễn 2.1. Phương pháp điều tra, khảo sát để xác định cơ sở thực tiễn của đề tài Để xác định cơ sở thực tiễn của đề tài về việc phát triển NLGQVĐ và thực trạng sử dụng hình thức dạy học học trải nghiệm trong dạy học bộ môn Sinh học nói chung và trong dạy học bài 19, bài 21 -Sinh học 11 nói riêng, chúng tôi đã sử dụng phiếu điều tra, thăm dò ý kiến GV dạy môn Sinh học và HS của các trường THPT trên địa bàn Quỳnh Lưu trong năm học 2021 – 2022 về nội dung: - Thực trạng dạy học môn Sinh học thông qua các hoạt động trải nghiệm ở trường THPT. - Thực trạng năng lực giải quyết vấn đề của HS THPT 2.2. Kết quả điều tra, khảo sát cơ sở thực tiễn của đề tài - Về thực trạng sử dụng các phương pháp dạy học tích cực trong dạy học môn Sinh học ở trường THPT. Sau khi thăm dò ý kiến qua phiếu điều tra 30 GV dạy môn Sinh học tại 3 trường THPT Quỳnh Lưu 1, THPT Quỳnh Lưu 2, THPT Nguyễn Đức Mậu và thống kê xử lý số liệu, chúng tôi thu được kết quả như sau: Bảng 1.1. Kết quả thăm dò ý kiến GV về việc sử dụng các PPDH tích cực trong dạy học bộ môn Sinh học THPT hiện nay Mức độ sử dụng TT
Phương pháp dạy học
Không thường xuyên SL %
Thường xuyên SL
%
SL
%
53,4
5
16,6
1
Thuyết trình
9
30
2
Hỏi đáp - tái hiện thông báo
15
50
13
43,3
2
6,7
3
Vấn đáp – tìm tòi
21
70
9
30
0
0
63,3
11
36.7
0
0
60
12
40
0
0
26,7
22
73,3
19 63,3
2
6,7
4 5 6 7
Dạy học nêu và giải quyết 19 vấn đề Hoạt động nhóm - Sử 18 dụng phiếu học tập 0 Dự án Dạy học sử dụng bài tập tình huống
9
0 30
16
Không sử dụng
8
8
Mức độ sử dụng TT
Phương pháp dạy học
SL
%
Không thường xuyên SL %
Thường xuyên
Không sử dụng SL
% 6,7
8
Dạy học sử dụng bài tập thực nghiệm
9
30
19
63,3
2
9
Dạy học trải nghiệm
0
0
3
10
27
90
Từ bảng kết quả cho thấy: - Về dạy học trải nghiệm môn Sinh học số GV thường xuyên thực hiện là không; số GV không thường xuyên 3 (chiếm 10%) và số GV không dạy học trải nghiệm là 27 (90%). Số GV cho rằng việc dạy học trải nghiệm trong bộ môn Sinh học rất cần thiết là 20 (chiếm 66,7%), cần thiết là 9 (chiếm 30%), không cần thiết 1 (3,3%). - Thông qua kết quả thăm dò ý kiến GV cùng với việc dự giờ thăm lớp, tham khảo giáo án có thể thấy GV đã quan tâm đến công tác đổi mới PPDH. Các PPDH tích cực thường xuyên được sử dụng. Đồng thời GV cũng nhận thấy được sự cần thiết và rất cần thiết của việc dạy học trải nghiệm với bộ môn Sinh học. Tuy vậy, trong thực tiễn thì việc dạy học trải nghiệm chưa được thực hiện thường xuyên bởi một số lý do sau: + Thiết kế và tổ chức các HĐTN rất công phu, mất nhiều thời gian, công sức. + Thời lượng tập huấn ít, không có nhiều thời gian để GV có cơ hội thực hành và được “cầm tay chỉ việc”. + Để tổ chức trải nghiệm cho học sinh cần phải có sự đồng ý của phụ huynh học sinh, phê duyệt của nhà trường, sự phối kết hợp của các tổ chức khác ngoài trường học. + Quản lý và đảm bảo an toàn cho học sinh trong quá trình trải nghiệm là vấn đề khiến GV lo lắng. + Đa số học sinh vẫn còn lúng túng, khó khăn trong việc tự mình nghiên cứu và sưu tầm tài liệu, học liệu để học tập. - Về thực tiễn tổ chức dạy học bài 19 và bài 21 – Sinh học 11 theo hình thức HĐTN có tới 30 GV (chiếm 100%) đang dạy theo trình tự nội dung bài học trong SGK, không có GV nào dạy học hai bài này bằng PPDH trải nghiệm. - Thực trạng về năng lực giải quyết vấn đề của HS THPT, chúng tôi đã tiến hành điều tra khảo sát 80 học sinh tại 3 trường THPT trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu, kết quả thu được như sau:
9
Bảng 1.2. Kết quả điều tra về năng lực giải quyết vấn đề của HS TT Vấn đề thực tiễn Kết quả khảo sát (%) Thực hiện Thực hiện Thực hiện không đúng đúng nhưng đúng và không thành thành thạo thạo 1 Trình bày quy trình mổ lộ 90% 10% 0% tim ếch? 2 Em hãy đếm nhịp tim của 43,75% 40% 16,25% mình trong vòng một phút? 3 Trình bày cách đo huyết áp? 81,25% 10% 8,75% 4 Nêu các bước xử lý khi có 30% 57,6% 12,4% người bị thương chảy nhiều máu? 5 Nêu cách xử lý khi có người 85% 15% 0% bị tăng huyết áp đột ngột, đột quỵ? Từ kết quả khảo sát cho thấy, năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn của HS còn nhiều hạn chế. Đa số các em nhận diện được vấn đề nhưng chưa biết cách giải quyết hoặc biết cách xử lý nhưng còn lúng túng vụng về, chưa thành thạo. Số HS thành thạo các kỹ năng rất ít. Do đó việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề để các em có thể áp dụng vào những tình huống cụ thể trong cuộc sống là điều rất cần thiết. Qua nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về PPDH tích cực và phát triển năng lực dạy học môn Sinh học ở trường THPT chúng tôi nhận thấy: - Phát triển năng lực GQVĐ cho HS cần được thực hiện thường xuyên và liên tục. - Dạy học trải nghiệm là PPDH đem lại hiệu quả cao cho quá trình phát triển năng lực người học. - Đa số GV đã tích cực trong việc đổi mới PPDH Sinh học ở trường THPT. Việc phát triển năng lực cho học sinh được quan tâm. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, một số năng lực của HS còn hạn chế. - Trong các PPDH tích cực thì dạy học trải nghiệm là phương pháp hiệu quả cho quá trình phát triển năng lực người học. Tuy nhiên, rất ít sử dụng phương pháp này trong quá trình dạy học vì khi triển khai gặp nhiều khó khắn, vướng mắc như thời gian tổ chức, địa điểm trải nghiệm, kinh phí hoạt động, sự an toàn cho HS... - Đối với bài 19 và 21 Sinh học 11, quá trình dạy học mới dừng lại ở các phương pháp như hoạt động nhóm, dạy học nêu và giải quyết vấn đề, dạy học qua trình chiếu, dạy học sử dụng phiếu học tập…còn dạy học qua HĐTN ít khi được 10
thực hiện. Các kỹ năng cơ bản cần thiết như sơ cứu người bị thương chảy máu, sơ cứu người tăng tụt huyết áp đột ngột, người bị đột quỵ…HS chủ yếu được xem qua video, trình chiếu mà chưa được cán bộ y tế hướng dẫn trực tiếp. Xuất phát từ vấn đề lý luận và thực tiễn nêu trên, thông qua đề tài này chúng tôi tiến hành thiết kể và tổ chức các HĐTN trong dạy học bài 19 và 21 – Sinh học 11 góp phần phát triển năng lực GQVĐ đạt hiệu quả hơn, từ đó nâng cao hứng thú, yêu thích của HS với môn Sinh học. B - TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TRONG DẠY HỌC BÀI 19. TUẦN HOÀN MÁU (tiếp theo) và BÀI 21. THỰC HÀNH ĐO MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH LÝ Ở NGƯỜI – SINH HỌC 11 THPT THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Tổ chức dạy học trải nghiệm bài 19 và bài 21 theo hướng phát triển năng lực GQVĐ
1.1. Mục tiêu 1.1.1. Kiến thức - Giải thích được vì sao tim có khả năng đập tự động, nguyên nhân gây tính tự động của tim. - Nêu được chu kì hoạt động của tim của tâm nhĩ và tâm thất - Nêu được khái niệm huyết áp và giải thích được sự tăng giảm của huyết áp, , nguyên nhân thay đổi huyết áp trong hệ mạch. - Vận tốc của máu và nguyên nhân thay đổi vận tốc máu. - Vận dụng kiến thức giải quyết tình huống thực tiễn. 1.1.2. Kỹ năng - Kỹ năng tư duy logic phân tích, so sánh, tổng hợp, đánh giá... - Kỹ năng thực hành, thí nghiệm. - Kỹ năng quan sát, lấy số liệu, thu thập, xử lý thông tin - Kỹ năng đo huyết áp, sơ cứu nạn nhân trong một số tình huống: cầm máu cho người bị thương, cao huyết áp và tụt huyết áp đột ngột, đột quỵ. 1.1.3. Thái độ - Có ý thức giữ gìn vệ sinh tim mạch để phòng tránh một số bệnh về tim mạch. - Quan tâm đến những người xung quanh, có ý thức giúp đỡ người gặp nạn .
11
-Tuyên truyền, vận động mọi người xung quanh chung tay giúp đỡ và rèn luyện những kĩ năng cơ bản khi bị nạn và giúp người bị nạn; hiểu được ý nghĩa của việc hiến máu nhân đạo. 1.1.4. Định hướng phát triển các năng lực và phẩm chất a. Năng lực chung - Năng lực tự học + Học sinh xác định mục tiêu của chuyên đề + Lập được bảng kế hoạch học tập - Năng lực giải quyết vấn đề: + Phát hiện và làm rõ vấn đề: Phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề , phân tích được tình huống trong học tập + Hình thành và triển khai ý tưởng mới: Thu thập các thông tin có liên quan đến vấn đề và hình thành ý tưởng mới. + Đề xuất, lựa chọn giải pháp: Đề xuất và lựa chọn được một số giải pháp giải quyết vấn đề. + Thực hiện và đánh giá giải pháp: Lập được kế hoạch, thực hiện được các nhiệm vụ giải quyết vấn đề. Đánh giá được mức độ phù hợp và hiệu quả của các giải pháp giải quyết vấn đề. + Tư duy sáng tạo: Vận dụng giải pháp vào bối cảnh mới, tiếp nhận và đánh giá vấn đề dưới góc nhìn khác nhau. - Năng lực hợp tác: Hợp tác, phân công nhiệm vụ và phối hợp với các thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập. b. Năng lực chuyên biệt: - Năng lực nghiên cứu khoa học: hình thành giả thuyết khoa học, thiết kế, thực hiện thí nghiệm, thu thập và phân tích dữ liệu, giải thích kết quả thí nghiệm và rút ra kết luận. - Ngoài ra HS còn được phát triển một số năng lực khác như: năng lực tìm và xử lý thông tin, năng lực ngôn ngữ... c. Phẩm chất - Trung thực: Đánh giá chính xác bản thân và nhóm, báo cáo kết quả HĐTN chính xác. - Trách nhiệm: + Với bản thân và các bạn trong nhóm để hoàn thành các nhiệm vụ được giao. 12
+ Có trách nhiệm với cộng đồng trong việc tuyên truyền, hướng dẫn các biện pháp sơ cứu người bị thương chảy máu, người bị các bệnh tim mạch… - Chăm chỉ thực hiện các nhiệm vụ HĐTN - Nhân ái: Giúp đỡ những người bị thương, người bị bệnh tim mạch, hiểu ý nghĩa hiến máu nhân đạo.
1.2. Thiết bị dạy học và học liệu - GV chuẩn bị: + Máy tính, máy chiếu, máy ảnh. + Dụng cụ thực hành mổ tim ếch. + Tài liệu: + SGK: Sinh học 11 + Phiếu khảo sát GV, phiếu khảo sát HS, phiếu điều tra khảo sát… + Mẫu báo cáo kết quả trải nghiệm. + Phiếu học tập + Một số trang web liên quan + Một số hình ảnh liên quan đến bài học: hệ dẫn truyền tim, cấu trúc hệ mạch, sự thay đổi huyết áp trong hệ mạch, các bảng biểu… + Chuẩn bị địa điểm cho HS trải nghiệm: Phòng thực hành Sinh học, Trạm y tế hoặc bệnh viện, liên hệ với bác sỹ hoặc cán bộ y tế. - HS chuẩn bị: + Mẫu vật: Ếch sống + Hóa chất: Nước muối sinh lý 0,9% + SGK Sinh học 11 + Nghiên cứu nội dung kiến thức bài 19 và bài 21 – Sinh học 11. + Chuẩn bị nội dung, phương tiện, để tiến hành trải nghiệm tại phòng thực hành, trạm y tế. + Giấy, bút, máy tính, máy ảnh,…
1.3. Xác định các dạng HĐTN trong bài học Căn cứ vào nội dung, mục tiêu cụ thể bài học; Căn cứ vào đối tượng HS và điều kiện thực tế địa phương, chúng tôi lựa chọn các nội dung HĐTN: Hoạt động 1: Mổ tim ếch, tìm hiểu “Hoạt động của tim”
13
Hoạt động 2. Tìm hiểu cấu trúc hệ mạch, vận tốc máu, sơ cứu người bị thương chảy máu. Hoạt động 3: Tìm hiểu huyết áp, cách đo huyết áp và sơ cứu nạn nhân tăng hoặc tụt huyết áp đột ngột, bệnh nhân đột quỵ. Hoạt động 4: Truyền thông nâng cao kiến thức bảo vệ sức khỏe tim mạch. Hoạt động 5: Hưởng ứng ngày hội hiến máu nhân đạo.
1.4. Kế hoạch dạy học trải nghiệm Thời gian
Nội dung công việc
Người thực hiện
- Giới thiệu về chủ đề, nêu Giáo viên mục tiêu, yêu cầu, sản phẩm Tiết 1 dự tính đạt được, phân công – Tuần nhiệm vụ cho từng nhóm. 11 Các nhóm - Tiếp nhận nhiệm vụ. trên HS - Các nhóm bầu nhóm trưởng, lớ p thư ký, trao đổi về nội dung công việc, phân công nhiệm vụ, lập kế thực hiện, đặt tên cho nhóm. - Thống nhất tiêu chí đánh giá GV và HS 1 ngày
học sinh. Thực hiện các HĐTN
HS - Nhóm 1: mổ tim ếch tại GV phòng thực hành bộ môn Sinh học của nhà trường. - Nhóm 2, nhóm 3, nhóm 4: Trải nghiệm tại trạm y tế địa phương hoặc bệnh viện. + Cả lớp: Hưởng ứng ngày hội hiến máu nhân đạo tại trung tân Y tế Huyện Quỳnh Lưu.
Sản phẩm dự kiến - Hình thành các nhóm và phân công nhiệm vụ cho từng nhóm. - Bảng phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên và kế hoạch thực hiện của nhóm HS. - Bảng tiêu chí đánh giá các hoạt động.
và - Các hình ảnh, clip, số liệu, kiến thức liên quan... + Video, hình ảnh mổ tim ếch và các kết quả quan sát. - Kỹ năng sơ cứu nạn nhân bị thương chảy máu - Kỹ năng đo huyết áp. - Số liệu bệnh nhân bị cao huyết áp và tụt huyết áp. + Nguyên nhân, nhóm đối tượng bị cao huyết áp, tụt huyết áp. +Kiến thức về sơ cứu nạn nhân bị cao huyết áp, tụt 14
huyết áp, bệnh nhân đột quỵ … + Kiến thức về bảo vệ sức khỏe tim mạch. -Tìm hiểu hiến máu nhân đạo: +Điều kiện hiến máu +Quy trình hiến máu + Ý nghĩa hiến máu +Hình ảnh ngày hội hiến máu nhân đạo 3 ngày - Tìm kiếm các kiến thức liên Học sinh quan đến vấn đề nghiên cứu từ hoạt động ở nhà - Bản báo cáo kết quả của SGK, mạng internet, báo... theo nhóm 4 nhóm. sự -Tập hợp, phân tích, xâu chuỗi dưới điều khiển các thông tin thu được. của nhóm - Thảo luận, trao đổi, đánh giá trưởng. giải quyết nhiệm vụ được giao. - Hoàn thành bài báo cáo bằng các hình thức mà nhóm lựa chọn. - Phân công người báo cáo, tập báo cáo thử trước các bạn trong nhóm. Tiết 2, Báo cáo kết quả trải nghiệm 3 Tại lớ p
Giáo viên - Bài báo cao kết quả và các nhóm 1. nhóm học - Học sinh trang bị những Nhóm 1: Báo cáo kết quả trải sinh. kiến thức về hoạt động của nghiệm. tim.
15
Giáo viên - Kiến thức về cấu trúc hệ và các mạch và vận tốc máu. Trình bày báo cáo kết quả trải nhóm học nghiệm. - Kỹ năng cơ bản cách sơ sinh. cứu người bị vết thương Thực hiện sơ cứu nạn nhân bị hở. thương tại lớp. Nhóm 2:
Giáo viên - Kiến thức về khái niệm và các và các yếu tố ảnh hưởng - Trình bày báo cáo kết quả nhóm học đến huyết áp. trải nghiệm của nhóm. sinh. - Kỹ năng đo huyết áp - Hướng dẫn cách đo huyết áp, sơ cứu bệnh nhân trong trường - Kỹ năng cơ bản cách sơ hợp tăng, tụt huyết áp đột cứu người bị tăng huyết áp và tụt huyết áp, người bị ngột, bệnh nhân đột quỵ. đột quỵ. Nhóm 3.
Nhóm 4.
Giáo viên Thông tin và kiến thức bảo và các vệ sức khỏe. Báo cáo truyền thông kiến nhóm học thức bảo vệ sức khỏe tim sinh. mạch.
Đại diện lớp báo cáo kết quả GV và HS -Điều kiện hiến máu tìm hiểu ngày hội hiến máu cả lớp -Quy trình hiến máu nhân đạo. -Ý nghĩa hiến máu -Hình ảnh ngày hội hiến máu
Tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm - Học sinh từng nhóm tự đánh giá bản thân, nhóm đánh giá từng bạn, các nhóm đánh giá chéo nhau vào trong các mẫu phiếu đánh giá. - GV lắng nghe ý kiến của các nhóm về những khó khăn, lợi ích đem lại của việc học theo HĐTN.
- Các thành viên trong nhóm và giữa các nhóm.
- Hoàn thành các phiếu đánh giá : - Phiếu tự đánh giá của nhóm. - Phiếu đánh giá chéo của các nhóm.
- Phiếu đánh giá tổng hợp - GV và của giáo viên. các nhóm trao đổi và - Công bố điểm của từng thảo luận nhóm 16
- GV nhận xét hoạt động của các nhóm trong quá trình thực hiện: ưu điểm, khuyết điểm từ đó rút kinh nghiệm để khắc phục.
về kết quả của việc học theo HĐTN.
- GV đánh giá, chấm điểm vào phiếu đánh giá
1.5. Tiến trình tổ chức dạy học 1.5.1. Giao nhiệm vụ trải nghiệm (thời lượng 1 tiết – dạy học ở lớp) A. Hoạt động khởi động - Thời gian: 5 phút - Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ trong lớp học, khơi gợi sự hứng thú của học sinh vào chủ đề học tập. - Tổ chức: + GV chia lớp thành 4 nhóm + GV nêu tình huống: Hẳn chúng ta chưa thể quên các chết thương tâm của cậu bé tử vong do tôn cứa cổ, bệnh nhân được nhập viện trong tình trạng đứt mạch cảnh và ngưng tuần hoàn. Bệnh nhân tử vong chỉ sau vài giờ do mất máu quá nặng. Nếu có mặt lúc đó, em sẽ làm gì? - HS lắng nghe, thảo luận, viết câu trả lời vào bảng phụ + Cầm máu cho nạn nhân + Gọi cấp cứu ngay. + Chở nạn nhân đến bệnh viện gần nhất. - GV mời một HS lên thực hiện cầm máu. - GV nhận xét cách sơ cứu của HS. GV: Sơ cứu nạn nhân rất quan trọng, có thể giúp kéo dài sự sống hoặc gây thêm nguy hiểm cho người bị nạn. Vì thế, việc tự trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về sơ cứu trong trường hợp khẩn cấp là rất cần thiết. Để mỗi học sinh có thể ứng phó được các tình huống như vậy chúng ta sẽ thực hiện các HĐTN khi học bài 19. Tuần hoàn máu (tiếp theo) và bài 21. Thực hiện đo một số chỉ tiêu sinh lý ở người. 17
B. Giao nhiệm vụ trải nghiệm
Hoạt động 1: Phân nhóm và giao nhiệm vụ cho HS - Thời gian: 20 phút - Phân nhóm: Dựa trên sĩ số, năng lực, sở thích, nhu cầu và nhiệm vụ học tập, GV chia lớp thành 4 nhóm. - Tiến trình: + GV chuyển giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm và thông báo cho HS kế hoạch học tập HĐTN. + Nhiệm vụ cụ thể như sau: Nhóm Nhóm 1.
Công việc cụ thể 1. Nghiên cứu tình huống có vấn đề.
Tìm hiểu hoạt 2. Mổ tim ếch chứng minh giả thuyết về hoạt động của tim. động của tim 3. Thảo luận các vấn đề và hoàn thành phiếu học tập. qua hoạt động + Tại sao tim tách rời khỏi cơ thể vẫn có khả năng co dãn trải nghiệm nhịp nhàng? mổ tim ếch. + Các thành phần của hệ dẫn truyền tim? Hệ dẫn truyền tim hoạt động như thế nào? + Chu kỳ tim là gì? Một chu kỳ tim gồm những pha nào? + Mối quan hệ giữa nhịp tim với kích thước (khối lượng) cơ thể và giải thích vì sao? 4. Hoàn thành bản báo cáo. 5. Báo cáo trước lớp. Nhóm 2.
1. Nghiên cứu tình huống có vấn đề.
- Tìm hiểu cấu trúc hệ mạch và vận tốc máu
2. Trải nghiệm tại cơ sở y tế tìm hiểu về cách sơ cứu nạn nhân bi thương chảy máu.
- Trải nghiệm: Sơ cứu người bị thương chảy máu.
3. Thảo luận các vấn đề: + Nêu cấu trúc của hệ mạch? + Vận tốc máu là gì? + Vận tốc máu thay đổi như thế nào trong hệ mạch ? + Vận tốc máu và tổng tiết diện mạch liên quan với nhau như thế nào ? + Vận tốc máu ở mao mạch chậm có ý nghĩa gì? 18
- Luyện tập cách sơ cứu cho nanh nhân bị thương chảy nhiều máu. 4. Hoàn thành bản báo cáo. 5. Báo cáo trước lớp, hướng dẫn các nhóm thực hiện sơ cứu. Nhóm 3:
1. Nghiên cứu tình huống có vấn đề.
- Tìm hiểu huyết áp
2. Trải nghiệm tại cơ sở y tế tìm hiểu về cách đo huyết áp, xử lý khi bị tăng hoặc tụt huyết áp, bệnh nhân đột quỵ.
- Đo huyết áp, 3. Thảo luận các vấn đề: - Sơ cứu người bị tăng hoặc tụt huyết áp đột ngột, người đột quỵ
+ Huyết áp là gì? + Thế nào là HA tâm thu và HA tâm trương + Huyết áp thay đổi như thế nào trong hệ mạch? + Đo huyết áp như thế nào? + Cách xử lý với người bị tăng hoặc tụt huyết áp đột ngột, người bị đột quỵ. 4. Hoàn thành bản báo cáo. 5. Báo cáo trước lớp, hướng dẫn các nhóm thực hiện đo huyết áp, sơ cứu cho bệnh nhân bị tăng hoặc tụt huyết áp, bệnh nhân đột quỵ..
Nhóm 4.
1. Nghiên cứu tình huống có vấn đề
Truyền thông nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ sức khỏe tim mạch
2. Trải nghiệm tại cơ sở y tế tìm hiểu kiến thức về bảo vệ sức khỏe tim mạch. 3. Thảo luận các vấn đề: + Thực trạng bệnh tim mạch hiện nay trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. + Những yếu tố gây nguy cơ mắc bệnh. + Một số bệnh tim mạch phổ biến hiện nay. + Hậu quả của bệnh tim mạch. + Một số biện pháp bảo vệ sức khỏe tim mạch. 4. Hoàn thành bản báo cáo. 5. Báo cáo trước lớp.
Tìm hiểu ngày 1. Những người nào đủ điều kiện tham gia hiến máu? hội hiến máu 2.Quy trình hiến máu gồm những bước nào? 19
nhân đạo (cả 4 nhóm)
3.Ý nghĩa của việc hiến máu nhân đạo ? 4. Hình ảnh tư liệu ngày hội hiến máu nhân đạo 5. Nạp bản báo cáo cá nhân cho GV
Hoạt động 2: Thảo luận về nhiệm vụ trải nghiệm - Thời gian: 10 phút - Tiến trình: + HS mỗi nhóm nhận nhiệm vụ, tiến hành bầu nhóm trưởng, thư ký, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên. + Bảng phân công nhiệm vụ: Người thực hiện
Nhiệm vụ
Thời gianĐịa điểm
Yêu cầu kết quả
1. 2. 3. …. Bảng phân công nhiệm vụ các nhóm (xem phụ lục1,2,3,4) + Nhóm trưởng điều hành nhóm thảo luận lập kế hoạch thực hiện nhiệm vụ, dự kiến sản phẩm đạt được. + GV giám sát, hướng dẫn, đôn đốc các nhóm hoàn thành việc phân công nhiệm vụ, lập kế hoạch thực hiện, giải thích các khúc mắc của học sinh… + GV hướng dẫn tài liệu cần nghiên cứu, các kiến thức liên môn học sinh cần vận dụng để hoàn thành nhiệm vụ, hướng dẫn học sinh đặt câu hỏi phỏng vấn khi tới các cơ sở y tế, cách quay phim, chụp ảnh lấy tư liệu. + HS có ý kiến trao đổi những vấn đề còn chưa rõ.
Hoạt động 3: Thảo luận, thống nhất tiêu chí đánh giá. - Thời gian: 5 phút. - Triển khai: + Giáo viên thống nhất về tiêu chí, quy trình, kết quả đánh giá. + Điểm cá nhân = (điểm cá nhân tự đánh giá + điểm đánh giá của nhóm + điểm đánh giá của giáo viên + điểm đánh giá chéo của nhóm khác + Điểm bài kiểm tra trắc nghiệm)/5 + HS lắng nghe, tham gia xây dựng tiêu chí đánh giá. 20
C. Hoạt động củng cố - Thời gian: 5 phút - Tiến trình: + Các nhóm hoàn thiện kế hoạch thực hiện. + Giáo viên góp ý, giải đáp thắc mắc và hướng dẫn thêm cho các nhóm. 1.5.2. Tổ chức trải nghiệm Hoạt động 1. Tổ chức trải nghiệm cho nhóm 1 Nhiệm vụ 1: Mổ tim ếch, tìm hiểu “Hoạt động của tim” a. Thời gian: 1 tiết học b. Địa điểm: Phòng thực hành Sinh học c. Chuẩn bị: + Ếch còn sống. + Dụng cụ và hóa chất: Bộ dụng cụ mổ, dung dịch nước muối sinh lý 0,9%, bông y tế + Thiết bị quay phim, chụp ảnh, giấy, bút... + Tài liệu SGK Sinh học 11, phiếu học tập và một số tài liệu khác… d. Phương pháp: Làm việc theo nhóm. e. Tiến trình trải nghiệm Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
GV nêu tình huống có vấn đề: Tim có chức năng như một cái bơm, vừa đẩy vừa hút máu, trong 24 giờ tim bóp 10.000 lần đẩy 7.000 lít máu. Nếu đưa tim ra khỏi cơ thể thì tim có ngừng đập - HS tiếp cận tình huống có vấn đề, suy nghĩ và phán đoán từ đó đưa ra các giải thuyết: hay không? + Giả thuyết 1: Tim tách khỏi cơ thể sẽ ngừng đập. GV hướng dẫn, hỗ trợ
+ Giả thuyết 2: Tim tách khỏi cơ thể vẫn đập bình thường. 21
HS tiến mổ lộ tim ếch.
- HS mổ tim ếch, tìm hiểu tính tự đông của tim Bước 1. Huỷ tuỷ ếch: Chọc kim dài vào điểm lõm trên đầu ếch (chếch góc 450), ếch có phản xạ che mặt sau đó đẩy kim theo cột sống xuống khoảng 4 cm, khi thấy ếch hoàn toàn không cử động là kết quả chính xác. Bước 2. Mổ lộ tim + Cắt bỏ màng tim ếch, cắt tim ra khỏi cơ thể bỏ vào cốc đựng nước muối sinh lý 0,9% - Mổ lộ tim ếch lần 2, dùng chỉ thắt nút ở hai vị trí: Nút thắt thứ nhất giữa tâm thất và tâm nhĩ, quan sát quá trình đập của tâm thất và tâm nhĩ. Nút thắt thứ 2 giữa xoang tĩnh mạch và tâm nhĩ sau đó quan sát quá trình đập của tim. + Quan sát và nhận xét.
GV định hướng cho HS quan sát, thu thập kết quả trải nghiệm
Hình 2.1. Tim ếch trong cốc nước muối sinh lý
Hình 2.2. Các nút thắt ở vị trí khác nhau của tim
Chú ý: + Thường xuyên nhỏ dung dịch sinh lý lên tim ếch. + Nếu có sự chảy máu thì thấm bằng bông đã tẩm dung dịch sinh lý vắt khô. g. Thảo luận kết quả trải nghiệm hoàn thành phiếu học tập
22
Phiếu học tập số 1:
Phiếu học tập số 2: - Chu kỳ tim: + Chu kỳ tim là gì? Một chu kỳ tim gồm những pha nào? +Giải thích mối quan hệ giữa nhịp tim với kích thước (khối lượng) cơ thể? + Vì sao tim hoạt động suốt đời mà không mệt mỏi? - Hoàn thành bản báo cáo trải nghiệm + Nhóm thống nhất nội dung báo cáo. + Hoàn thành bán báo cáo dưới dạng trình chiếu powerpoint. Một số hình ảnh HĐTN của nhóm 1 (xem phụ lục 1) Hoạt động 2. Tổ chức trải nghiệm cho nhóm 2 Nhiệm vụ 2. Tìm hiểu cấu trúc hệ mạch, vận tốc máu, sơ cứu người bị thương chảy máu. a. Thời gian: 1 buổi b. Phương pháp: Làm việc theo nhóm. c. Địa điểm: Trạm y tế địa phương d. Chuẩn bị: Thiết bị quay phim, chụp ảnh, giấy, bút, tài liệu học tập... e. Tiến trình trải nghiệm
23
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
GV nêu tình huống có vấn đề: Em hãy thực hiện các thao tác để cầm máu cho nạn nhân khi bị đứt mạch máu lớn ở cánh tay. GV mời một HS lên thực hiện cầm máu.
HS: Thực hiện cách cầm máu cho nạn nhân.
GV: Nếu sơ cứu đúng cách có thể giúp kéo dài sự sống cho người bị nạn. Để mỗi học sinh có thể ứng phó được trong các tình huống như vậy chúng ta sẽ thực hiện các HĐTN sơ cứu người bị thương chảy máu tại trạm y tế. GV: Giao nhiệm vụ trải nghiệm cụ thể - Nghiên cứu cấu trúc hệ mạch và vận tốc máu HS: - Trải nghiệm tại trạm y tế nội dung sơ - Thực hiện nhiệm vụ trải nghiệm tại cứu nạn nhân bị thương chảy máu. bệnh viện hoặc trạm y tế địa phương. GV hướng dẫn HS chụp ảnh, ghi chép thông tin.
- Cán bộ y tế hướng dẫn HS thực hiện các nội dung liên quan đến nhiệm vụ của nhóm. - Phỏng vấn cán bộ y tế về các vấn đề liên quan, ghi chép, quay phim, chụp ảnh làm tư liệu báo cáo.
Hình 2.3. Sơ cứu nạn nhân khi bị chảy máu ở cánh tay
24
g. Thảo luận kết quả trải nghiệm - Sau khi trải nghiệm, HS tìm hiểu thông tin và thảo luận những vẫn đề sau: + Nêu cấu trúc của hệ mạch? + Vận tốc máu là gì? + Vận tốc máu thay đổi như thế nào trong hệ mạch ? + Vận tốc máu và tổng tiết diện mạch liên quan với nhau như thế nào ? + Vận tốc máu ở mao mạch chậm có ý nghĩa gì? - Luyện tập cách sơ cứu cho nanh nhân bị thương chảy nhiều máu. - Thống nhất nội dung, hoàn thành bản báo cáo. - Tập báo cáo thử. Một số hình ảnh HĐTN của nhóm 2 (xem phụ lục 2) Hoạt động 3. Tổ chức trải nghiệm cho nhóm 3 Nhiệm vụ 3. Tìm hiểu huyết áp, cách đo huyết áp và sơ cứu nạn nhân tăng hoặc tụt huyết áp đột ngột, bệnh nhân đột quỵ. a. Thời gian: 1 buổi b. Phương pháp: Làm việc theo nhóm. c. Địa điểm: Trạm y tế địa phương d. Chuẩn bị: Thiết bị quay phim, chụp ảnh, giấy, bút, tài liệu học tập... e. Tiến trình trải nghiệm Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
25
GV nêu tình huống có vấn đề Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), năm 2025 có khoảng 1,56 tỷ người mắc bệnh về huyết áp. Mỗi năm có 17,5 triệu người chết về các bệnh tim mạch trên thế giới, nhiều hơn gấp 4 lần tổng số người tử vong của 3 bệnh lý HIV/AIDS, sốt rét và lao phổi. Trong đó, bệnh nhân tử vong vì tăng huyết áp và biến chứng của tăng huyết áp hơn 7 triệu người. Sau khi HS tiếp cận vấn đề GV giao nhiệm vụ:
HS tiếp cận tình huống có vấn đề.
- Nghiên cứu thông tin về huyết HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: áp. - Nghiên cứu SGK về huyết áp. - Trải nghiệm thực tế tại trạm y - Thực hiện nhiệm vụ trải nghiệm tại bệnh viện tế: hoặc trạm y tế địa phương. + Đo huyết áp - Thực hành đo huyết áp dưới sự hướng dẫn + Sơ cứu bệnh nhân bị tăng của cán bộ y tế . huyết áp, tụt huyết áp đột ngột, - Phỏng vấn cán bộ y tế về các vấn đề liên bệnh nhân đột quỵ. quan, ghi chép, quay phim, chụp ảnh làm tư GV hướng dẫn HS chụp ảnh, ghi liệu báo cáo. chép thông tin.
Hình 2.4. Bác sỹ hướng dẫn đo huyết áp và sơ cứu cho bệnh nhân đột quỵ ngừng tuần hoàn.
26
g. Thảo luận vấn đề Sau khi trải nghiệm và nghiên cứu thông tin, HS thảo luận những vẫn đề sau: + Huyết áp là gì? + Thế nào là HA tâm thu và HA tâm trương + Huyết áp thay đổi như thế nào trong hệ mạch? + Đo huyết áp như thế nào? + Cách xử lý với người bị tăng hoặc tụt huyết áp đột ngột, người bị đột quỵ. - Thống nhất nội dung, hoàn thành báo cáo trải nghiệm. Một số hình ảnh HĐTN của nhóm 3 (xem phụ lục 3) Hoạt động 4. Tổ chức trải nghiệm cho nhóm 4 Nhiệm vụ 4. Truyền thông nâng cao kiến thức bảo vệ sức khỏe tim mạch a. Thời gian: 1 buổi b. Phương pháp: Làm việc theo nhóm. c. Địa điểm: Trạm y tế địa phương d. Chuẩn bị: Thiết bị quay phim, chụp ảnh, giấy, bút, tài liệu học tập... e. Tiến trình trải nghiệm Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
GV nêu tình huống thực tiễn: Thực trạng sức khỏe tim mạch hiện HS tiếp cận vấn đề. nay rất đáng báo động. Theo WHO - Tổ chức Y tế Thế giới, mỗi năm có khoảng 17,5 triệu người tử vong do mắc các bệnh lý về tim và mạch máu. Cứ mỗi 2 giây sẽ có một người chết vì bệnh tim mạch, cứ 5 giây sẽ có một người bị nhồi máu cơ tim. Tỷ lệ bệnh tim mạch đang ngày càng tăng cao ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Tại Hội nghị Tim mạch Việt Nam các chuyên gia cho biết Việt Nam hiện có khoảng 25% dân số đang mắc bệnh tim mạch và 46% mắc tăng huyết áp. Hơn nữa, tỷ lệ bệnh tim mạch ở Việt Nam ngày càng trẻ hóa. GV giao nhiệm vụ: Từ thực trạng trên, em HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm 27
hãy truyền thông để nâng cao kiến thức vụ: giúp mọi người bảo vệ sức khỏe tim mạch. - Nghiên cứu thông tin về: + Thực trạng bệnh tim mạch hiện nay. + Các yếu tố nguy cơ gây bệnh. + Một số bệnh tim mạch phổ biến. + Biện pháp bảo vệ sức khỏe tim mạch. - Thực hiện nhiệm vụ trải nghiệm tại bệnh viện hoặc trạm y tế địa phương. GV hướng dẫn HS chụp ảnh, ghi chép thông tin, viết kịch bản talk show và tập luyện.
- Phỏng vấn cán bộ y tế về các vấn đề liên quan, ghi chép, quay phim, chụp ảnh làm tư liệu báo cáo. - Viết kịch bản talk show và tập luyện.
g. Thảo luận kết quả trải nghiệm - Từ các tư liệu thu thập được, nhóm cùng nhau thảo luận về các vấn đề: + Thực trạng bệnh tim mạch hiện nay trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. + Những yếu tố gây nguy cơ mắc bệnh. + Một số bệnh tim mạch phổ biến hiện nay. + Hậu quả của bệnh tim mạch. + Một số biện pháp bảo vệ sức khỏe tim mạch. - Thảo luận thống nhất nội dung và hình thức thể hiện báo cáo (gợi ý lựa chọn hình thức báo cáo: trình chiếu powerpoint, đóng vai, sân khấu hóa, phỏng vấn chuyên gia...). - Lên kịch bản, luyện tập, báo cáo thử. Một số hình ảnh HĐTN của nhóm 4 (Xem phụ lục 4) Hoạt động 5. Tổ chức trải nghiệm cho cả lớp tham quan ngày hội hiến máu tại nhà văn hoá Quỳnh Lưu hoặc trung tâm y tế huyện Quỳnh Lưu. a. Thời gian: 1 buổi b. Phương pháp: Làm việc theo nhóm 28
c. Địa điểm: Nhà văn hoá Quỳnh Lưu hoặc trung tâm y tế huyện Quỳnh Lưu. d. Chuẩn bị: Thiết bị quay phim, chụp ảnh, giấy, bút, tài liệu học tập... e. Tiến trình trải nghiệm Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
GV nêu tình huống có vấn đề Với thông điệp “một giọt máu cho đi, một cuộc đời ở lại”. Hiến máu tình nguyện đã trở thành nét đẹp và truyền thống nhân ái "Thương người như thể thương thân" của con người Việt Nam. GV giao nhiệm vụ: Tham gia hưởng ứng ngày hội hiến máu tình nguyện tổ chức HS tiếp cận vấn đề. hàng năm tại nhà văn hóa huyện Quỳnh HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm Lưu. vụ. Tìm hiểu: + Điều kiện tham gia hiến máu. + Quy trình hiến máu nhân đạo. + Ý nghĩa của việc hiến máu nhân đạo. + Chụp ảnh tư liệu ngày hội hiến máu nhân đạo. GV hướng dẫn HS chụp ảnh, ghi chép thông tin
+HS làm báo cáo cá nhân.
g. Thảo luận kết quả trải nghiệm - Từ các tư liệu thu thập được, HS cùng nhau thảo luận về các vấn đề: + Điều kiện tham gia hiến máu. + Quy trình hiến máu nhân đạo. + Ý nghĩa của việc hiến máu nhân đạo. + Chụp ảnh tư liệu ngày hội hiến máu nhân đạo - Thảo luận thống nhất nội dung thu thập được qua trải nghiệm. - Hoàn thành báo cáo và nạp cho GV. Một số hình ảnh HĐTN của nhóm 5 (xem phụ lục 5) 29
1.5.3. Hoạt động báo cáo trên lớp (2 tiết)
1. Ổn định tổ chức lớp (2 phút) 2. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS (2 phút) - Kiểm tra bản báo cáo, bài thu hoạch, dụng cụ cần thiết khác...
3. Tiến trình báo cáo a. Khởi động: Tiết mục văn nghệ do HS biểu diễn (5 phút). b. Giới thiệu nhiệm vụ trải nghiệm của các nhóm (2 phút) c. Nội dung báo cáo của các nhóm. Hoạt động 1. Báo cáo kết quả trải nghiệm: Mổ tim ếch, tìm hiểu hoạt động của tim (12 phút) HOẠT ĐỘNG CỦA GV và HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Đại diện nhóm 1 trình bày sản phẩm bằng bản powerpoint đã được chuẩn bị.
III. Hoạt động của tim
GV hỗ trợ HS trong quá trình báo cáo.
*Là khả co dãn tự động theo chu kì của tim.
Các thành viên trong lớp theo dõi, thảo luận, phản biện, nêu các tình huống mới cần giải quyết.
1. Tính tự động của tim:
* Nguyên nhân gây ra tính tự động của tim: Do hệ dẫn truyền tim. - Hệ dẫn truyền tim gồm: + Nút xoang nhĩ tự phát xung điện, truyền xung điện đến nhĩ thất và cơ tâm nhĩ co. + Nút nhĩ thất nhận xung điện từ nút xoang nhĩ truyền đến bó His. + Bó His dẫn truyền xung điện đến mạng Puôckin. + Mạng Puôckin truyền xung điện đến cơ tâm thất co. 2. Chu kì hoạt động của tim:
- Tim co giãn nhịp nhàng theo chu kì. HS đặt các nhóm đặt câu hỏi tương tác - Mỗi chu kì 0.8s, gồm 3 pha: với nhóm 1, hoặc GV gợi ý. - Đại diện nhóm 4 trả lời phản biện
+tâm nhĩ co 0,1s.
1. Vì sao tim làm việc suốt đời mà + tâm thất co 0,3s. 30
không bị mệt mỏi?
+ dãn chung 0,4s.
2. Vì sao nhịp tim tỉ lệ nghịch với kích - Nhịp tim là số chu kì tim trong 1 thước cơ thể? phút. - Nhịp tim tỉ lệ nghịch với kích thước 3. Một vận động viên thể thao khi nghỉ ngơi có nhịp tim thấp hơn người bình cơ thể. thương nhưng lưu lượng tim vẫn giống người bình thường? Giải thích vì sao? GV: Nhận xét, đánh giá hoạt động của nhóm.
Ảnh báo cáo kết quả HĐTN của nhóm 1 (phụ lục 1) Hoạt động 2. Báo cáo kết quả trải nghiệm: Tìm hiểu cấu trúc hệ mạch, vận tốc máu, sơ cứu người bị thương chảy máu (17 phút). HOẠT ĐỘNG CỦA GV và HS Đại diện nhóm 2 trình bày sản phẩm bằng bản powerpoint đã được chuẩn bị. GV hỗ trợ HS trong quá trình báo cáo. Các thành viên trong lớp theo dõi, thảo luận, phản biện, nêu các tình huống mới cần giải quyết.
NỘI DUNG BÀI HỌC IV. Hoạt động của hệ mạch 1. Cấu trúc của hệ mạch - Hệ mạch gồm hệ thống động mạch, hệ thống mao mạch và hệ thống tĩnh mạch.
+ Hệ thống động mạch: động mạch chủ, tiếp đến là các động mạch có đường kính nhỏ dần và cuối cùng là tiểu động mạch. + Hệ thống tĩnh mạch bắt đầu từ tiểu tĩnh mạch, tiếp đến là các tĩnh mạch có đường kính lớn dần và cuối cùng là tĩnh mạch chủ. + Hệ thống mao mạch nối giữa tiểu động mạch với tiểu tĩnh mạch. 2. Vận tốc máu - Vận tốc máu là tốc độ máu chảy trong một giây.
Nhóm 2 cử 3 thành viên hướng dẫn các nhóm khác thực hiện sơ cứu người bị thương chảy máu.
- Vận tốc máu trong các đoạn mạch của hệ mạch liên quan chủ yếu đến tổng tiết diện của mạch và chênh lệch huyết áp giữa hai đầu đoạn mạch. 31
Ảnh báo cáo kết quả HĐTN của nhóm 2 (xem phụ lục 2) Hoạt động 3. Báo cáo kết quả trải nghiệm: Tìm hiểu huyết áp, cách đo huyết áp, sơ cứu bệnh nhân tăng, tụt huyết áp đột ngột, bệnh nhân đột quỵ (20 phút). HOẠT ĐỘNG CỦA GV và HS Đại diện nhóm 3 báo cáo bằng bản powerpoint đã được chuẩn bị. GV cùng các thành viên khác theo dõi. Sau khi theo dõi báo cáo của nhóm 3, các thành viên khác trong lớp trao đổi, phản biện, nêu các tình huống mới cần giải quyết.
Đại diện nhóm thực hiện kỹ năng đo huyết áp, sơ cứu bệnh nhân khi tăng hoặc tụt huyết áp đột ngột, bệnh nhân đột quỵ.
NỘI DUNG BÀI HỌC 3. Huyết áp: - Huyết áp là áp lực máu tác dụng lên thành mạch. - Huyết áp tâm thu ứng với lúc tim co và huyết áp tâm trương ứng với lúc tim dãn. - Ở người, huyết áp tâm thu bằng khoảng 110 – 120mmHg và huyết áp tâm trương bằng khoảng 70 – 80mmHg. - Những tác nhân làm thay đổi lực co tim, nhịp tim, khối lượng máu, độ quánh của máu, sự đàn hồi của mạch máu đều có thể làm thay đổi huyết áp. - Trong suốt chiều dài của hệ mạch (từ động mạch đến mao mạch và tĩnh mạch) có sự biến động về huyết áp.
Nhóm 3 cử 3 thành viên hướng dẫn các nhóm khác thực hiện. GV: Nhận xét, đánh giá hoạt động của nhóm.
Ảnh báo cáo kết quả HĐTN của nhóm 3 (xem phụ lục 3) Hoạt động 4. Báo cáo kết quả trải nghiệm: Truyền thông nâng cao kiến thức bảo vệ sức khỏe tim mạch (10 phút). HOẠT ĐỘNG CỦA GV và HS Đại diện nhóm 4 trình bày báo cáo trải nghiệm.
Talk show: Bạn hỏi bác sỹ trả lời GV cùng các thành viên khác theo dõi.
NỘI DUNG Kịch bản talk show của nhóm 4 (phụ lục)
Sau khi theo dõi báo cáo của nhóm 4, các thành viên khác trong lớp thảo luận, phản biện, nêu các tình huống mới cần giải quyết. 32
Kịch bản talk show và ảnh báo cáo kết quả HĐTN của nhóm 4 (phụ lục 4) Hoạt động 5. Báo cáo trải nghiệm: Tìm hiểu ngày hội hiến máu nhân đạo (10 phút). HOẠT ĐỘNG CỦA GV và HS Đại diện lớp trình bày báo cáo tìm hiểu ngày hội hiến máu nhân đạo.
NỘI DUNG Bản báo cáo của HS
Mỗi nhóm cử 1 đại diện trình bày ý nghĩa và cảm nhận của bản thân về ngày hội hiến máu nhân đạo. GV cùng các thành viên còn lại khác theo dõi. Sau khi theo dõi báo cáo, các thành viên khác phát biểu cảm nhận của mình về ngày hội hiến máu.
Ảnh trải nghiệm ngày hội hiến máu nhân đạo (phụ lục 5) Hoạt động 6. Nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm (10 phút). * Nhận xét, đánh giá: - GV nhận xét quá trình học tập trải nghiệm và sản phẩm báo cáo của các nhóm. - GV đánh giá hoạt động của các nhóm, đánh giá kết quả trải nghiệm thông qua các phiếu đánh giá. + Giáo viên tổ chức cho học sinh tự đánh giá, HS đánh giá lẫn nhau, GV đánh giá HS về kết quả làm việc của từng nhóm. + Giáo viên tổ chức học sinh bình bầu học sinh hoàn thành xuất sắc nhất, học sinh tiến bộ nhất. + Giáo viên thông báo kết quả chung của từng nhóm. * Rút kinh nghiệm - GV trao đổi trực tiếp với học sinh sau khi thực hiện HĐTNtheo các câu hỏi sau Câu 1. Em có hài lòng về kết quả nghiên cứu không? Câu 2. Em đã gặp khó khăn nào và đã giải quyết ra sao? Câu 3. Cảm nhận của em sau khi thực hiện xong HĐTN?... - Giáo viên rút kinh nghiệm cho học sinh; động viên, gợi ý cho học sinh về hướng phát triển tiếp theo của dạy học HĐTN. 2. Đánh giá kết quả HĐTN 33
2.1. Thiết kế các tiêu chí đánh giá năng lực giải quyết vấn đề Căn cứ cấu trúc NL giải quyết vấn đề và sáng tạo được đề xuất trong mục 1.2, chúng tôi xây dựng hệ thống các tiêu chí đánh giá NLGQVĐ thể hiện qua bảng sau: Bảng 2.1. Bảng mô tả các tiêu chí và chỉ báo mức độ đánh giá NLGQVĐ Mức độ
NL Thành phần
Mức 1
Mức 2
Mức 3
(1 điểm)
(2 điểm)
(3 điểm)
Phát hiện được vấn đề và nêu được vấn đề trong học tập nhưng chưa đầy đủ
Phát hiện được vấn đề và nêu được vấn đề trong học tập một cách đầy đủ
Phát hiện được vấn đề nhưng chưa phát Phát hiện biểu được vấn đề và làm trong học tập rõ vấn đề Mô tả được tình huống trong học tập nhưng chưa phân tích được
Mô tả được tình Mô tả và phân tích huống trong học tình huống trong học tập nhưng chưa tập đầy đủ phân tích đầy đủ
Thu thập được thông Hình thành ý tưởng Hình thành ý tưởng tin có liên quan đến dựa trên các nguồn dựa trên các nguồn vấn đề, hình thành ý Hình thành và thông tin đã gợi ý thông tin khác nhau tưởng và chia sẻ ý của GiV và gợi ý của GiV tưởng với nhóm học triển tập khai ý tưởng Đề xuất được một Đề xuất được một Đề xuất được đầy đủ mới giải pháp cải tiến số giải pháp cải tiến giải pháp cải tiến hay hay thay thế các giải hay thay thế các giải thay thế các giải pháp pháp không còn phù pháp không còn phù không còn phù hợp hợp hợp một cách hợp lý một cách hợp lý Đề xuất được một giải pháp giải quyết Đề xuất, vấn đề nhưng không lựa chọn hợp lý giải pháp Lựa chọn được giải pháp nhưng chưa phải là giải pháp phù hợp.
Đề xuất được một Đề xuất được đầy đủ số giải pháp giải các giải pháp giải quyết vấn đề một quyết vấn đề một cách hợp lý cách hợp lý Lựa chọn được giải pháp phù hợp nhưng Lựa chọn được giải chưa phải là giải pháp phù hợp nhất pháp phù hợp nhất.
34
Thực hiện và đánh giá giải pháp giải quyết vấn đề
Tư duy sáng tạo
Thực hiện chưa tốt Thực hiện tốt giải Thực hiện rất tốt giải giải pháp giải quyết pháp giải quyết vấn pháp giải quyết vấn vấn đề đề đề Đánh giá chưa tốt các giải pháp giải quyết vấn đề có phù hợp hay không phù hợp với vấn đề
Đánh giá được một số giải pháp giải quyết vấn đề có phù hợp hay không phù hợp
Vận dụng được giải pháp vào bối cảnh mới nhưng chưa phù hợp
Vận dụng được giải Vận dụng được giải pháp vào bối cảnh pháp vào bối cảnh mới một cách phù mới một cách phù hợp hợp và sáng tạo
Tiếp nhận và đánh giá được vấn đề dưới góc nhìn khác nhau nhưng chưa đầy đủ.
Tiếp nhận và đánh giá được vấn đề dưới góc nhìn khác nhau một cách đầy đủ.
Đánh giá đầy đủ các giải pháp giải quyết vấn đề có phù hợp hay không phù hợp
Tiếp nhận và đánh giá được vấn đề một cách linh hoạt, sáng tạo dưới góc nhìn khác nhau.
2.2. Công cụ đánh giá năng lực GQVĐ - Bảng kiểm quan sát đánh giá năng lực GQVĐ của HS (phụ lục 6). - Các loại phiếu đánh giá HĐTN (phụ lục 6). - Bài kiểm tra đánh giá năng lực GQVĐ (phụ lục 7).
2.3. Phương pháp đánh giá - Đánh giá NLGQVĐ thông qua điểm số. + GV thiết lập đề kiểm tra trắc nghiệm gồm 10 câu hỏi đầy đủ các mức độ nhận thức, đặc biệt là các câu hỏi, bài tập gắn với thực tiễn yêu cầu HS xâu chuỗi và vận dụng kiến thức đã học để giải quyết. - Đánh giá năng lực thông qua sản phẩm học tập của HS như bài báo cáo, biên bản phân công nhiệm vụ, bản kế hoạch thực hiện... - Đánh giá NLGQVĐ thông qua quan sát của GV thông qua bảng kiểm và HS đánh giá lẫn nhau qua phiếu đánh giá.
2.4. Nội dung đánh giá - Đánh giá định tính mức độ phát triển NLGQVĐ của HS qua bảng kiểm và các phiếu đánh giá. - Đánh giá định lượng NLGQVĐ sau khi thực hiện dạy học trải nghiệm thông qua bài kiểm tra. 35
2.5. Xử lý kết quả đánh giá - Từ bảng kiểm và phiếu đánh giá, tiến hành thống kê, xử lý số liệu, quy đổi thành điểm số và tính tỉ lệ % số HS đạt được mức năng lực của bảng tiêu chí. Từ đó, đưa ra nhận xét về mức độ phát triển năng lực của HS trước và sau khi học tập trải nghiệm. - Sau khi đánh giá định lượng qua bài kiểm tra, GV thống kê, xử lý số liệu để xác định tỉ lệ % số HS đạt điểm Xi. Từ đó đưa ra nhận xét sự tiến bộ của HS trong quá trình lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kỹ năng và phát triển năng lực trước và sau trải nghiệm. Bảng tổng hợp kết quả đánh giá học sinh Họ tên HS............................................Thuộc nhóm .......Lớp............ Tổng hợp điểm đánh giá T T
Họ tên
Tự đánh giá
Nhóm đánh giá
Các nhóm đánh giá HĐTN nhóm
Giáo viên đánh giá HĐTN nhóm
Bài kiểm tra 15p
Tổng Điểm điểm TB
1 2 3 ...
36
C. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 1. Mục đích thực nghiệm - Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng hình thức dạy học trải nghiệm vào việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho HS THPT trong dạy học bài 19-Tuần hoàn máu (tiếp theo) và bài 21. Thực hành đo một số chỉ tiêu sinh lý ở người Sinh học 11 THPT nói riêng và môn Sinh học nói chung. - Xác định tính phù hợp của các H ĐTN đã thiết kế, tổ chức và triển khai trong quá trình dạy học bài 19-Tuần hoàn máu (tiếp theo) và bài 21. Thực hành đo một số chỉ tiêu sinh lý ở người - Sinh học 11. - Bên cạnh đó, thực nghiệm sư phạm cũng giúp chúng tôi thấy được những ưu, khuyết điểm và những thuận lợi, khó khăn khi áp dụng hoạt động trải nghiệm vào dạy học Sinh học ở trường THPT, những thiếu sót mà đề tài cần bổ sung. Từ đó tìm ra hướng khắc phục, cải tiến kịp thời để nâng cao chất lượng của đề tài. 2. Đối tượng thực nghiệm Chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm 3 cặp lớp tại 3 trường THPT Quỳnh Lưu 1. Ở mỗi trường, tôi chọn các cặp lớp có trình độ tương đương làm lớp đối chứng và lớp thực nghiệm. Lớp TN
Lớp ĐC
Lớp
Sĩ số
L ớp
Sĩ số
11B
37
11A1
40
11A02
40
11A03
40
3. Nội dung thực nghiệm - Đối với các lớp thực nghiệm, chúng tôi tiến hành dạy bài 19 và bài 21 – Sinh học 11 thông qua HĐTN như quy trình tổ chức đã xây dựng ở phần B. - Đối với các lớp đối chứng, tôi tiến hành giảng dạy theo giáo án phát triển năng lực với các PPDH khác (vấn đáp, trình chiếu...), làm việc theo nhóm. - Về đánh giá định tính, chúng tôi tiến hành đánh giá các mức độ đạt được về NLGQVĐ qua theo dõi, quan sát, nhận xét của GV với HS trong toàn bộ quá trình thực hiện hoạt động học tập, sản phẩm học tập và hoạt động báo cáo. - Đánh giá định lượng sự tiến bộ của HS về NLGQVĐ qua bài kiểm tra 15 phút lớp ĐC và lớp TN, đánh giá qua bảng kiểm, phiếu đánh giá. 4. Kết quả và biện luận 37
4.1. Phân tích kết quả định tính Qua quan sát, phân tích thông tin, dự giờ, phỏng vấn GV ở các trường dạy thực nghiệm, chúng tôi nhận thấy: Ở lớp đối chứng: - Đa số HS rất hào hứng khi tiếp cận tình huống và mong muốn được giải quyết vấn đề thực tiễn. Tuy nhiên trong quá trình học tập HS ít khi chủ động đặt câu hỏi, thảo luận tự do mà chủ yếu thực hiện theo yêu cầu của GV. Mặc dù được theo dõi các kỹ năng đo huyết áp, sơ cứu cho bệnh nhân khi bị thương, khi đột quỵ qua video, trình chiếu nhưng sau đó các em lúng túng, quên thao tác khi tự mình thực hiện. Ở lớp thực nghiệm: - Khi được trực tiếp tham gia các HĐTN HS rất hào hứng. Mới đầu các em đang còn e ngại nhưng sau đó các em đã nhanh chóng thích ứng, tích cực thực hiện các hoạt động trải nghiệm. HS chủ động đặt nhiều câu hỏi hơn, tìm kiếm nhiều nguồn thông tin hơn, tự tin thực hiện các bước trong quá trình xử lí tình huống. - HS có những thay đổi rõ rệt về thái độ, hành vi, nhận thức theo chiều hướng tích cực. Đặc biệt qua sự trải nghiệm đã giúp các em có định hướng nghề nghiệp trong tương lai. - Năng lực giải quyết vấn đề của HS được cải thiện rõ rệt. Biểu hiện cụ thể: + HS sẵn sàng tiếp nhận nhiệm vụ, tham gia HĐTN, chủ động trao đổi với các thành viên trong nhóm, trao đổi với GV, cán bộ y tế về những vướng mắc trong quá trình HĐTN. + Lập được kế hoạch và thực hiện giải quyết vấn đề hợp lý, hiệu quả và tiết kiệm thời gian. + Khả năng tìm kiếm, phân tích và xử lý thông tin đầy đủ, nhanh chóng, chính xác, hiệu quả. + HS khắc sâu kiến thức, nhận thức đúng đắn hơn về sự vật, hiện tượng, trả lời chính xác hơn, sâu sắc hơn các vấn đề đặt ra. + Trong quá trình trải nghiệm luôn xuất hiện và nảy sinh những tình huống mới, vấn đề mới đòi hỏi HS phải sử dụng kiến thức, kinh nghiệm của bản thân để giải quyết. Đây cũng là yếu tố quyết định để phát triển NL giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo. - GV dạy thực nghiệm phản hồi tích cực về tính hợp lý và hiệu quả của các dạng HĐTN được thiết kế với sự phát triển năng lực của HS. - Tuy nhiên, các GV cũng đề cập đến những khó khăn trong việc tổ chức các HĐTN (về điều kiện cơ sở vật chất, thời gian, quản lí HS, đánh giá HS,...). Các 38
thông tin phản hồi là cơ sở để chúng tôi tiếp tục xem xét, điều chỉnh để đề tài đạt hiệu quả hơn trong quá trình dạy học. Sau thời gian triển khai thực nghiệm, các GV dạy thực nghiệm đều đề nghị tiếp tục sử dụng các HĐTN mà đề tài đã xây dựng (có sự điều chỉnh, bổ sung phù hợp) vào dạy ở những năm tiếp theo. Điều này phần nào chứng tỏ hiệu quả và tính ứng dụng của các HĐTN mà đề tài đã xây dựng trong thực tiễn dạy học Sinh học hiện nay.
4.2. Phân tích kết quả định lượng 4.2.1. Mức độ đạt được về năng lực GQVĐ của HS. - Kết quả đánh giá định lượng các tiêu chí NLGQVĐ của 77 HS ở lớp 11 A02 và 11B sau khi dạy học TN. Bảng 3.1. Kết quả đánh giá định lượng các tiêu chí NLGQVĐ của HS lớp 11B và 11A02 trường THPT Quỳnh Lưu 1 trong dạy học bài 19 và 21 - Sinh học 11 THPT. Kết quả đạt được Tiêu chí
Mức độ
SL
1
Giữa TN
Cuối TN
%
SL
%
SL
%
31
40,2
25
32,4
7
9,1
2
37
48,1
35
45,4
45
58,4
3
9
11,7
17
22,2
25
32,5
1
31
40,3
22
28,6
11
14,3
2
39
50,6
36
46,7
42
54,5
3
7
9,1
19
24,7
24
31,2
1
27
35
18
23,4
9
11,7
3. Đề xuất, lựa chọn giải pháp
2
44
57,1
44
57,1
42
54,5
3
6
7,9
15
19,5
26
33,7
4. Thực hiện và đánh giá giải pháp giải quyết vấn đề
1
27
35,1
18
23,4
10
13
2
39
50,6
38
49,3
40
51,9
3
11
14,3
21
27,3
27
35,1
5. Tư duy sáng tạo
1
40
51,9
26
33,8
16
20,8
2
31
40,3
38
49,3
39
50,7
3
6
7,8
13
16,9
22
28,5
1. Phát hiện và làm rõ vấn đề
2. Hình thành và triển khai ý tưởng mới
Đầu TN
39
Qua bảng 3.1 cho thấy ở các tiêu chí mức độ của NL có sự tăng lên rõ rệt theo chiều hướng tích cực. Ở giai đoạn đầu TN các tiêu chí chủ yếu ở mức 1 và mức 2, đến giữa TN và cuối TN tỷ lệ HS đạt mức 3 tăng lên đáng kể. Mặt khác, các tiêu chí tăng không đồng đều. Các tiêu chí tăng mạnh như tiêu chí 1, tiêu chí 2, tieu chí 3, còn tiêu chí 4 và 5 có tăng nhưng vẫn ở mức thấp hơn các tiêu chí còn lại, có thể giải thích đây là các tiêu chí khó, HS cần có nhiều thời gian để rèn luyện. 4.2.2. Hiệu quả lĩnh hội tri thức của HS. Tiến hành kiểm tra hiệu quả lĩnh hội kiến thức của HS thông qua bài kiểm tra 15 phút. Kết quả thực nghiệm sau khi tổng hợp và xử lý số liệu thu được như sau:
Bảng 3.2. Kết quả bài kiểm tra 15 phút lớp ĐC và TN trường THPT Quỳnh Lưu 1 năm học 2021-2022: Điểm Lớp TN Lớp ĐC
0-3 4 5 6 7 8 9 10 Điểm trung bình
Số Tỉ lệ % lượng 0 0 0 0 4 5,2 8 10,4 18 23,3 24 31,2 15 19,5 8 10,4 7,81
Số T ỉ lệ % lượng 0 2 2,5 15 18,75 17 21,2 21 26,3 15 18,75 9 11,3 1 1,2 6,65
- Từ các kết quả trên ta nhận thấy: + Số học sinh đạt điểm khá, giỏi ở lớp thực nghiệm cao hơn hẳn so với lớp đối chứng. + Điểm trung bình của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng. - Có thể nhận xét rằng lớp thực nghiệm nắm vững và vận dụng tốt hơn lớp đối chứng. Qua các số liệu thu được sau khi thực nghiệm sư phạm đã chỉ ra tổ chức dạy học trải nghiệm sẽ kích thích tinh thần, thái độ học tập tích cực của học sinh và thông qua đó phát triển tư duy và rèn luyện kỹ năng tốt hơn so với việc chỉ tổ chức dạy học tại lớp. 40
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài chúng tôi rút ra những kết luận như sau: - Từ nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn cho thấy, dạy học trải nghiệm đem lại nhiều lợi ích cho người học. HĐTN giúp HS tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập, có thể vận dụng linh hoạt nhiều kĩ năng để giải quyết vấn đề thực tiễn, góp phần phát triển năng lực cho người học. Vì vậy, việc dạy học thông qua trải nghiệm theo hướng phát triển năng lực cần được thực hiện thường xuyên ở trường phổ thông. - Để quá trình dạy học đạt hiểu quả, HĐTN phải phù hợp với nội dung, mục tiêu bài học, đối tượng HS và điều kiện thực tế tại địa phương. Đặc biệt cần có sự phối hợp của nhiều lực lượng trong và ngoài nhà trường. - Tính khả thi và hiệu quả của HĐTN được tổ chức trong đề tài được chứng minh qua kết quả thực nghiệm tại cơ sở dạy học. Do đó, dạy học thông qua trải nghiệm có thể áp dụng với nhiều chủ đề của chương trình Sinh học THPT. Do những nguyên nhân chủ quan và khách quan mà đề tài này còn có nhiều khiếm khuyết. Rất mong được đồng nghiệp quan tâm, góp ý và chỉnh sửa để đề tài hoàn thiện hơn. Hy vọng đề tài sẽ là nguồn tư liệu dạy học có giá trị về lí luận và được ứng dụng rộng rãi trong dạy học môn Sinh học. Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của tập thể bác sỹ và cán bộ y tế trạm y tế thị trấn Cầu Giát, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An, các đồng nghiệp và HS. Chúng tôi xin chân thành cảm. 2. Kiến nghị Qua thời gian nghiên cứu, chúng tôi có một số khuyến nghị như sau: - Với GV: + Tích cực nghiên cứu, tìm hiểu để bổ sung cơ sở lý luận của phương pháp dạy học trải nghiệm và lý luận về năng lực GQVĐ trong dạy học. + Thường xuyên tự bồi dưỡng, củng cố các kĩ năng, phương pháp tổ chức các hoạt động trải nghiệm và khảo sát thực tiễn cho HS, hứng thú để HS tích cực, chủ động trong học tập và nghiên cứu khoa học. + Tăng cường thiết kế và tổ chức dạy học trải nghiệm với các chủ đề khác trong chương trình Sinh học THPT. + Đa dạng hóa các hình thức trải nghiệm hơn nữa trong dạy học bài 19, bài 21 – Sinh học 11 nói riêng và các chủ đề Sinh học nói chung. 41
- Với tổ chuyên môn: + Xây dựng các chuyên đề tổ chức HĐTN. + Lập kế hoạch và đề xuất với nhà trường phê duyệt kế hoạch tổ chức các hoạt động trải nghiệm và khảo sát thực tiễn từ đầu năm học. - Với lãnh đạo nhà trường: + Tạo điều kiện cho GV nâng cao nhận thức về tầm quan trọng và ý nghĩa của việc tổ chức HĐTN thông qua các đợt tập huấn chuyên đề, hướng dẫn GV xây dựng các chuyên đề và bồi dưỡng năng lực tổ chức HĐTN, các hoạt động trải nghiệm và khảo sát thực tiễn cho GV. + Vận động, liên hệ với các tổ chức, cá nhân, phát huy tốt nguồn lực xã hội hóa cho công tác giáo dục thông qua các hoạt động trải nghiệm. Khuyến khích, động viên, hỗ trợ kinh phí việc tổ chức HĐTN.
42
TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. 2. Bộ giáo dục-Đào tạo, Sách giáo khoa Sinh học 11, NXB Giáo dục Việt Nam. 3. Bộ giáo dục-Đào tạo, Sách giáo viên Sinh học 11, NXB Giáo dục Việt Nam. 4. Các tài liệu tập huấn chuyên đề do Sở GD-ĐT Nghệ An chủ trì; các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn năm học của Bộ GD-ĐT, Sở GD-ĐTNghệ An 5. Trần Việt Dũng (2013). Một số suy nghĩ về năng lực sáng tạo và phương hướng phát huy năng lực sáng tạo của người Việt Nam hiện nay. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, số 49, tr 160-169 6. Cao Thị Sông Hương (chủ biên)(2019), Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học Khoa Học Tự Nhiên ở trường Trung học cơ sở, NXB ĐHSPTPHCM 7. Chương trình phổ thông tổng thể 2018 8. Nguyễn Lộc - Nguyễn Thị Lan Phương (đồng chủ biên, 2016). Phương pháp, kĩ thuật xây dựng chuẩn đánh giá năng lực đọc hiểu và năng lực giải quyết vấn đề. NXB Giáo dục Việt Nam 9. Lê Đình Trung – Phan Thị Thanh Hội (2016), Dạy học theo định hướng hình thành và phát triển năng lực người học ở trường phổ thông, NXBĐHSP. 10. Nguyễn Như Ý (chủ biên) (1999), Đại từ điển Tiếng Việt, NXB Văn hóa thông tin. 11. Web: http://truonghocketnoi.edu.vn/, http://violet.vn/, youtube…
43
PHỤ LỤC Phụ lục 1. Các loại phiếu điều tra và phiếu đánh giá học sinh Phiếu thăm dò ý kiến của giáo viên về dạy học trải nghiệm theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh Kính gửi: Quý Thầy/ Cô giáo Sinh học Chúng tôi đang khảo sát về thực trạng dạy học Sinh học thông qua các hoạt động trải nghiệm với định hướng phát triển năng GQVĐ. Mong Thầy/ Cô cho biết ý kiến của mình về những vấn đề sau đây. (Ý kiến của Thầy/Cô chỉ phục vụ cho mục đích nâng cao chất lượng dạy học, mà không phục vụ cho bất cứ mục đích nào khác). Thầy/Cô vui lòng cho biết một số thông tin cá nhân sau: Họ và tên:….................................................................................................................................................................... Nơi công tác: …............................................................................................................................................................ Thầy (Cô) vui lòng đánh dấu x vào trước phương án lựa chọn. 1/ Theo Thầy (Cô) việc thiết kế hoạt động trải nghiệm cho HS có cần thiết không?
Rất cần thiết
Cần thiết
Không cần thiết
Phân vân
2/ Thầy/ Cô có thường xuyên thiết kế các HĐTN cho HS trong dạy học Sinh học không?
Rất thường xuyên
Thường xuyên
Thi thoảng
Hiếm khi
Chưa bao giờ
3/ Khi giáo viên tổ chức học tập qua các hoạt động trải nghiệm, Thầy (Cô) đánh giá thái độ của HS như thế nào?
Rất thích
Bình thường
Không thích
Không quan tâm
4/ Thầy (Cô) có đánh giá về mặt thuận lợi hay khó khăn như thế nào khi tổ chức cho HS học theo hình thức trải nghiệm. …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… 5/ Theo Thầy (Cô) việc rèn luyện và phát triển năng lực giải quyết vấn đề có cần thiết hay không?
Rất cần thiết
Cần thiết
Không cần thiết
6/ Thầy (Cô) có thường xuyên rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề cho HS hay không?
Rất thường xuyên
Thường xuyên
Thi thoảng
Hiếm khi
Không bao giờ
7/ Thầy (Cô) rèn luyện năng lực GQVĐ cho HS bằng những cách nào sau đây: Mức độ sử dụng Các khâu trong Không TT Thường Không Thi quá trình dạy học thường Hiếm khi xuyên sử dụng thoảng xuyên 1 Bài tập về nhà 2 Học trên lớp 3 4 5
Sử dụng bài tập tình huống Dạy học dự án Đóng vai
6
Seminar
7
Quan sát ngoài thiên nhiên 8/ Mức độ sử dụng các PPDH sau đây trong quá trình dạy HS học của Thầy/Cô như thế nào? Mức độ sử dụng Phương pháp dạy học
TT
Thường xuyên SL
1
Thuyết trình
2
Hỏi đáp - tái hiện thông báo
3
Vấn đáp – tìm tòi
4 5 6 7 8 9
%
Không thường xuyên SL %
Dạy học nêu và giải quyết vấn đề Hoạt động nhóm - Sử dụng phiếu học tập Dự án Dạy học sử dụng bài tập tình huống Dạy học sử dụng bài tập thực nghiệm Dạy học trải nghiệm
Xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô đã hợp tác giúp đỡ
Không sử dụng SL
%
Phiếu HS tự đánh giá Họ tên…………………….. Nhóm………………………….. Nội dung đánh giá 1.Tham gia các buổi họp nhóm - Đầy đủ - Thường xuyên - 1 vài buổi - Không buổi nào 2.Tham gia đóng góp ý kiến - Tích cực - Thường xuyên - Thỉnh thoảng - Không bao giờ 3. Hoàn thành phần công việc của nhóm giao đúng thời hạn - Luôn luôn - Thường xuyên - Thỉnh thoảng - Không bao giờ 4. Hoàn thành công việc của nhóm giao có chất lượng - Luôn luôn - Thường xuyên - Thỉnh thoảng - Không bao giờ 5. Có ý tưởng mới, hay, sáng tạo, đóng góp cho nhóm - Luôn luôn - Thường xuyên - Thỉnh thoảng - Không bao giờ 6. Vận dụng sáng tạo và linh hoạt các kiến thức để giải quyết vấn đề thực tiễn - Tốt - Bình thường - Không được tốt
Tổng điểm: ……………(thang điểm 100) Tổng điểm: ....................( thang điểm 10)
Điểm 15 15 10 5 0 15 15 10 5 0 20 20 15 10 0 20 20 15 10 0 15 15 10 5 0 15 15 10 5
HS tự cho điểm
Phiếu đánh giá thành viên trong nhóm Họ và tên người đánh giá: ............................................................. Thuộc nhóm: ............................... Lớp:........................................... Thang điểm; 9-10: Tốt
7-8: Khá
5-6: Trung bình
3-4: Yếu
<3: Kém
Nội dung đánh giá
TT Họ và tên
1 2 3 …
Tham gia các buổi họp nhóm
Tham gia đóng góp ý kiến.
Hoàn thành phần công việc của nhóm giao đúng thời hạn
Hoàn thành công việc của nhóm giao có chất lượng
Có ý tưởng mới, hay, sáng tạo, đóng góp cho nhóm
Vận dụng sáng tạo và linh hoạt các kiến thức để giải quyết vấn đề thực tiễn
Tổng điểm
Điểm TB
Phiếu đánh giá chéo các nhóm Họ và tên người đánh giá: .......................................................Thuộc nhóm: ............. Tiêu chí
4 điểm
- Ý tưởng thể hiện sự sáng tạo, hấp Ý tưởng dẫn, gây ấn tượng, thực hiện thích thú cho người xem
3 điểm
2 điểm
1 điểm
-Ý tưởng sơ - Ý tưởng hay, có - Ý tưởng tương đối sài, chưa tạo sự đầu tư, gây hay, có tính giáo được nét được sự chú ý với dục, có sự đầu tư riêng cho sản người xem phẩm
Điểm Chính xác, đầy đủ Chính xác, đầy đủ Chính xác, tương Nội dung Sơ sài, thiếu thông qua sản phẩm thông qua sản đối đầy đủ thông kiến thức chính xác hấp dẫn, thú vị phẩm qua sản phẩm . Điểm - Chưa đầu tư về kĩ thuật - Hình ảnh trình chiếu sơ sài, ghi chú chưa chính xác, chưa hấp dẫn người xem.
Hình thức
- Kĩ thuật xử lí công nghệ tốt. - Hình ảnh trình chiếu hấp dẫn, ghi chú chính xác đầy đủ phụ đề, bố cục trình bày logic thu hút người xem
- Có đầu tư về kĩ thuật. - Hình ảnh trình chiếu phù hợp, ghi chú đầy đủ phụ đề, thu hút người xem
- Ít đầu tư về kĩ thuật - Hình ảnh trình chiếu ghi chú đầy đủ nhưng chưa thu hút người xem
Điểm Khả năng thuyết trình, diễn xuất Điểm
- Tự nhiên , nhập vai tốt, lời thoại sinh động, phù hợp, gây hứng thú cho người xem
- Tự nhiên, nhập vai khá tốt, lời thoại phù hợp, tương đối hấp dẫn.
- Nhập vai - Thiếu tự nhiên, gượng gạo, diễn chưa tập trung, chưa nghiêm lời thoại chưa hợp túc, lời thoại lí. chưa hợp lí
- Sản phẩm mang tính tập thể cao - Giải quyết tương đối tốt các vấn đề được phân công trong gói câu hỏi, phân công công việc hợp lí
- Sản phẩm mang tính cá nhân - Chưa giải quyết các vấn đề được phân công trong gói câu hỏi, phân công công việc chưa hợp lí, hiệu quả công việc chưa cao
- Sản phẩm mang tính tập thể cao. - Giải quyết tốt các Khả vấn đề được phân năng giải công trong gói câu quyết hỏi, phân công công vấn đề việc hợp lí, giải quyết hợp lý các vấn đề thực tiễn.
- Sản phẩm chưa thể hiện rõ tính tập thể - Giải quyết tương đối tốt các vấn đề được phân công trong gói câu hỏi, phân công công việc chưa hợp lí, hiệu quả công việc chưa cao
Điểm
Tổng điểm:.............. Tổng điểm:...............( quy về thang điểm 10)
Bảng kiểm đánh giá năng lực GQVĐ qua HĐTN Họ tên học sinh:………………………………. Nhóm:……. Lớp:…… Tiêu chí Mức 1 (1,0 điểm) Mức 2 (2,0 điểm) Mức 3 (3,0 điểm) Phát Không nhận ra Nêu được một số Nêu được vấn đề, tìm hiện và được bất kỳ yếu tố yếu tố liên quan đến hiểu , thu thập đầy đủ thông tin liên quan làm rõ nào liên quan đến vấn đề vấn đề vấn đề đến vấn đề Điểm ĐG Hình Không tìm được thành ý bất kỳ dữ liệu nào tưởng liên quan đến vấn mới đề. Không có ý tưởng nào được hình thành
Tìm được bất kỳ dữ liệu liên quan đến vấn đề nhưng không đầy đủ. Không hình thành được ý tưởng do chưa kết nối được các thông tin với nhau.
Tìm được đầy đủ dữ liệu liên quan đến vấn đề. Hình thành được ý tưởng dựa trên sự kết nối các thông tin tìm được.
Điểm ĐG Lập kế hoạch và thực hiện giải pháp Điểm ĐG Đánh giá, phản ánh
Điểm ĐG Tổng
Không lập được kế hoạch GQVĐ hoặc lập được kế hoạch nhưng không khả thi.
Lập được kế hoạch Lập được kế hoạch và nhưng chỉ giải quyết giải quyết vấn đề hiệu được một phần vấn quả. đề.
Không đánh giá được hiệu quả của giải pháp từ đó không điều chỉnh được giải pháp
Có khả năng đánh giá và điều chỉnh giải pháp nhưng không đầy đủ
Đánh giá và điều chỉnh được giải pháp, có thể vận dụng trong thực tiễn.
Phiếu tổng hợp kết quả đánh giá năng lực học sinh Tổng hợp điểm đánh giá TT
Họ tên
Tự đánh giá
Nhóm đánh giá
Các nhóm đánh chéo
Bài Giáo viên kiểm tra đánh giá 15’
Tổng điểm
Điểm TB
1 2 3 …
Phụ lục 2. Bài kiểm tra trắc nghiệm 15’ Câu 1. Khả năng co giãn tự động theo chu kì của tim là : A. do hệ dẫn truyền tim B. Do tim C. Do mạch máu D. Do huyết áp Câu 2. Chu kì hoạt động của tim tuân theo trình tự gồm các pha A. co tâm thất → co tâm nhĩ → dãn chung B. dãn chung → co tâm thất → co tâm nhĩ C. co tâm nhĩ → co tâm thất → dãn chung D. co tâm nhĩ → dãn chung → co tâm thất Câu 3. Trong chu kì hoạt động của tim người bình thường, khi tim co thì máu từ ngăn nào của tim được đẩy vào động mạch phổi? A.Tâm nhĩ phải. B.Tâm thất trái. C.Tâm thất phải. D.Tâm nhĩ trái. Câu 4: Một bệnh nhân bị bệnh tim được lắp máy trợ tim có chức năng phát xung điện cho tim. Máy trợ tim này có chức năng tương tự cấu trúc nào trong hệ dẫn truyền tim? A. Mạng Puôckin. B. Nút nhĩ thất. C. Nút xoang nhĩ. D. Bó His. Câu 5.Trong khi khám sức khỏe tại trường, giá trị huyết áp của bạn Hà là 120/80 mmHg. Phát biểu nào sau đây đúng về các chỉ số huyết áp của bạn Hà? A.120 là chỉ số huyết áp tối đa ứng với lúc tim co B. 120 là chỉ số huyết áp tâm trương C. 80 là chỉ số huyết áp tâm thu D. 70 là chỉ số huyết áp tối thiểu ứng với lúc tim co Câu 6. Huyết áp thay đổi do những yếu tố nào 1. Lực co tim 4. Khối lượng máu
2. Nhịp tim 5. Số lượng hồng cầu 3. Độ quánh của máu 6. Sự đàn hồi của mạch máu Đáp án đúng là: A. 1, 2, 3, 4, 5 B. 1, 2, 3, 4, 6 C. 2, 3, 4, 5, 6 D. 1, 2, 3, 5, 6 Câu 7. Khi nói về hoạt động của hệ tuần hoàn ở người, phát biểu nào sau đây đúng? A. Tim đập chậm và yếu làm huyết áp giảm. B. Huyết áp thấp nhất ở mao mạch. C. Vận tốc máu chậm nhất ở tĩnh mạch. D. Khi bị mất nhiều máu huyết áp tăng. Câu 8. Điều nào sau đây không đúng để có trái tim khoẻ mạnh ? A.Thường xuyên luyện tập thể dục phù hợp B. Ăn nhiều protein, chất xơ và mỡ động vật C. Không sử dụng rượu bia và các chất kích thích D. Có lối sống lạc quan, vui vẻ Câu 9. Cho hình vẽ về sơ đồ hệ dẫn truyền tim như sau.
(1), (2), (3),(4) lần lượt là A. nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His, mạng Puôckin B. tâm nhĩ, nút xoang nhĩ, bó His, mạng Puôckin C. nút nhĩ thất, nút xoang nhĩ, bó His, mạng Puôckin D. nút nhĩ thất, nút xoang nhĩ,mạng Puôckin, bó His Câu 10: Cho biết nhịp tim của một số loài động vật: Voi: 25-40 nhịp/phút;
Trâu: 40-50 nhịp/phút;
Mèo: 110-130 nhịp/phút;
Chuột: 720-780 nhịp/phút.
Trong các nhận xét về mối quan hệ giữa nhịp tim và khối lượng cơ thể, ý nào đúng? A. Nhịp tim tỉ lệ thuận với khối lượng cơ thể B. Động vật có kích thước càng nhỏ nhịp tim càng nhanh C. Động vật có kích thước càng lớn nhịp tim càng nhanh D. Động vật lớn dễ mất nhiệt vào môi trường nên nhịp tim nhanh Phụ lục 3. Sản phẩm của các nhóm HS 1. Sản phẩm nhóm 1 Bảng phân công nhiệm vụ nhóm 1:Mổ tim ếch, tìm hiểu hoạt động của tim Người thực hiện
Nhiệm vụ
Thời gianĐịa điểm
1............... Nhóm trưởng, chỉ đạo chung, Ở lớp, ở phân công nhiệm vụ cho mỗi nhà, phòng thành viên, lên kế hoạch thực thực hành hiện, điều hành thảo luận, tổng hợp nội dung thảo luận, chốt báo cáo.
Yêu cầu kết quả - Phân công nhiệm vụ cho các thành viên hợp lý, đảm bảo tiến độ hoàn thành công việc của nhóm.
2............... Thư ký: Ghi chép thông tin, Ở lớp, ở - Ghi chép đầy đủ .. tham gia thảo luận, quay nhà, phòng thông tin, tư liệu... phim, chụp ảnh, lưu tư liệu. thực hành - Ghi chép bản báo cáo. 3............... Chuẩn bị mẫu vật (2 con ếch Ở nhà . khỏe mạnh)
- Chuẩn bị mẫu vật kịp thời.
4............... Chuẩn bị dụng cụ thực hành 1 buổi Dụng cụ đầy đủ, . mổ tim ếch, tiển hành mổ tim Phòng thực tiến hành thao tác hành Sinh đúng yêu cầu. học 5. nhóm
Cả - Nghiên cứu SGK tìm hiểu 3 ngày - Giải quyết nhiệm các nội dung Ở lớp, ở vụ được giao. + Tính tự động của tim nhà. - Hoàn thành bản báo cáo. + Chu kỳ tim - Quan sát kết quả thực hành - Thảo luận giải quyết các
nhiệm vụ được giao - Thống nhất nội dung bản báo cáo. 6............... Làm báo cáo trình chiếu 1 ngày . powerpoin Ở nhà
Bản trình chiếu powerpoin hoàn chỉnh.
7............... Báo cáo kết quả thực hiện Ở lớp nhiệm vụ trước lớp 12 phút Một số hình ảnh trải nghiệm của nhóm 1
Báo cáo lưu loát, tự tin.
Hình 1. Tiết mục văn nghệ chào mừng
Hình 2. Hoạt động trải nghiệm mổ ếch tại phòng thí nghiệm
Hình 3. Báo cáo kết quả HĐTN của nhóm 1 NHÓM 1 NHIỆM VỤ
(1). Mổ tim ếch chứng minh tính tự động của tim (2). Tìm hiểu hoạt động của tim
1. Tính tự động của tim Bó His
Nút xoang nhĩ
Mạng Puôckin
Nút nhĩthất
0s
Tâm nhĩ Tâm thất
CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ DẪN TRUYỀN TIM Nút xoang nhĩ Tâm thất co
Xung
Cơ tâm nhĩ
thần kinh
Tâm nhĩ co Mạng lưới Puốckin
Cơ tâm thất
0,1s 0,2s 0,3s 0,4s 0,5s 0,6s 0,7s 0,8s
Nút nhĩ thất Bó Hiss
Nghỉ 0,7s Nghỉ 0,4s
0,1s
0,1s 0,3s Tâm nhĩ co Tâm thất co
0,4s Dãn chung
Người bình thường có nhịp tim khoảng 75 lần/phút. Nhịp tim có thể thay đổ tùy thuộc vào khối lượng cơ thể, trạng thái vận động và luyện tập.
Hình 4. Các slide báo cáo HĐTN tại lớp của nhóm 1 2. Sản phẩm nhóm 2:
Bảng phân công nhiệm vụ của nhóm 2: Tìm hiểu cấu trúc hệ mạch và vận tốc máu. Trải nghiệm: Sơ cứu người bị thương chảy máu Người thực hiện
Nhiệm vụ
Thời gian-Địa điểm
1............... Nhóm trưởng, chỉ đạo chung, Ở lớp, ở phân công nhiệm vụ cho mỗi nhà, trạm thành viên, lên kế hoạch thực y tế. hiện, điều hành thảo luận, tổng hợp nội dung thảo luận, chốt báo cáo.
Yêu cầu kết quả
-Phân công nhiệm vụ cho các thành viên hợp lý, đảm bảo tiến độ hoàn thành công việc của nhóm.
2............... Thư ký: ghi chép thông tin, Ở lớp, ở - Ghi chép đầy đủ tham gia thảo luận, quay nhà, trạm thông tin, tư liệu... phim, chụp ảnh, lưu tư liệu. y tế. - Ghi chép bản báo cáo. 3. nhóm
Cả - Nghiên cứu SGK phần IV.1 Cấu trúc hệ mạch và IV.3 Vận tốc máu. - Chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn bác sỹ về vấn đề liên quan đến sức khỏe tim mạch... - Trải nghiệm tại trạm y tế - Thảo luận giải quyết nhiệm
3 ngày Ở lớp, ở nhà, tạm y tế.
- Giải quyết nhiệm vụ được giao. - Hoàn thành bản báo cáo.
vụ được giao - Thông nhất nội dung báo cáo trải nghiệm trước lớp
4..............
- Làm báo cáo trình chiếu 1 ngày powerpoint. Ở nhà
- Bản trình powerpoint chỉnh.
5..............
Báo cáo kết quả thực hiện Ở lớp nhiệm vụ trước lớp.
- Báo cáo lưu loát, tự tin.
6..............
- Biểu diễn sơ cứu nạn nhân Ở lớp bị thương chảy máu. 15-17 - Hướng dẫn cho các thành phút viên trong lớp thực hiện.
- Dụng cụ sơ cứu: băng gạc y tế... - Kỹ năng sơ cứu người bị thương chảy máu.
Hình 5. Bảng phân công nhiệm vụ các thành viên của nhóm 2
chiếu hoàn
Một số hình ảnh trải nghiệm của nhóm 2
Hình 6. HĐTN tại trạm y tế thị trấn Cầu Giát của nhóm 2
Hình 7. Báo cáo HĐTN tại lớp của nhóm 2
Hình 8. Các slide báo cáo tại lớp của nhóm 2 3. Sản phẩm nhóm 3
Bảng phân công nhiệm vụ của nhóm 3 Tìm hiểu huyết áp, trải nghiệm đo huyết áp, sơ cứu người bị tăng hoặc tụt huyết áp đột ngôt, người đột quỵ Người thực hiện
Nhiệm vụ
Thời gian-Địa điểm
1............... Nhóm trưởng, chỉ đạo chung, Ở lớp, ở phân công nhiệm vụ cho mỗi nhà, tạm thành viên, lên kế hoạch thực y tế. hiện, điều hành thảo luận, tổng hợp nội dung thảo luận, chốt báo cáo.
Yêu cầu kết quả
-Phân công nhiệm vụ cho các thành viên hợp lý, đảm bảo tiến độ hoàn thành công việc của nhóm.
2............... Thư ký: ghi chép thông tin, Ở lớp, ở - Ghi chép đầy đủ tham gia thảo luận, quay nhà, tạm thông tin, tư liệu... phim, chụp ảnh, lưu tư liệu. y tế. - Ghi chép bản báo cáo.
3. nhóm
Cả - Nghiên cứu SGK phần IV.2 3 ngày Huyết áp. Ở lớp, ở - Chuẩn bị các câu hỏi phỏng nhà, tạm vẫn bác sỹ về các vẫn đề liên y tế. quan đến huyết áp và sức khỏe tim mạch...
- Giải quyết nhiệm vụ được giao. - Hoàn thành bản báo cáo.
- Trải nghiệm tại trạm y tế - Thảo luận giải quyết nhiệm vụ được giao - Thông nhất nội dung báo cáo TN trước lớp 4..............
Làm báo cáo trình chiếu 1 ngày powerpoin Ở nhà
Bản trình chiếu powerpoin hoàn chỉnh.
5............... Báo cáo kết quả thực hiện Ở lớp nhiệm vụ trước lớp.
Báo cáo lưu loát, tự tin,
6............... - Chuần bị máy đo huyết áp
- Báo cáo trải nghiệm.
Ở lớp
- Biểu diễn cách đo huyết áp, 20 phút sơ cứu bệnh nhân bị tăng huyết áp đột ngột, đột quỵ ngừng tuần hoàn. - Hướng dẫn cho các thành viên trong lớp thực hiện.
Một số hình ảnh trải nghiệm của nhóm 3
- Kỹ năng đo huyết áp, sơ cứu bệnh nhân đột quỵ ngừng tuần hoàn.
Hình 9. HĐTN tại trạm y tế thị trấn Cầu Giát của nhóm 3
Hình 10. Báo cáo HĐTN tại lớp của nhóm 3
Hình 10. Báo cáo HĐTN tại lớp của nhóm 3 Nhiệm vụ:
-Tìm hiểu về huyết áp - Trải nghiệm: Cách đo huyết áp, sơ cứu cho bệnh nhân bị đột quỵ
CÁCH ĐO HUYẾT ÁP
Huyết áp giảm dần trong suốt chiều dài của hệ mạch là do sự ma sát giữa máu với thành mạch và giữa các phân tử máu với nhau. Loại mạch
Động Động Mao Tĩnh Tĩnh mạch mạch Động mạch mạch mạch chủ lớn mạch lớn chủ bé
Sơ cứu ban đầu cho bệnh nhân bị đột quỵ, ngừng tuần hoàn
1. Đặt bệnh nhân nằm yên trên mặt phẳng cứng, đầu nghiêng tránh trắc đường thở khi nôn, cổ hơi ngửa, thấp hơn chân
2. Thực hiện ép tim 100-120 lần/phút 3. Gọi cấp cứu nhanh nhất có thể
Hình 11. Các slide báo cáo của nhóm 3
4. Sản phẩm nhóm 4 Bảng phân công nhiệm vụ của nhóm 4 Truyền thông nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ sức khỏe tim mạch Người Nhiệm vụ Thời Yêu cầu kết quả thực hiện gian-Địa điểm 1............... Nhóm trưởng, chỉ đạo chung, Ở lớp, ở .... phân công nhiệm vụ cho mỗi nhà, trạm thành viên, lên kế hoạch thực y tế. hiện, điều hành thảo luận, tổng hợp nội dung thảo luận, chốt báo cáo.
-Phân công nhiệm vụ cho các thành viên hợp lý, đảm bảo tiến độ hoàn thành công việc của nhóm.
2............... Thư ký: ghi chép thông tin, Ở lớp, ở - Ghi chép đầy đủ ................ tham gia thảo luận, quay nhà, tạm thông tin, tư liệu... phim, chụp ảnh, lưu tư liệu. y tế. - Ghi chép bản báo cáo. 3. nhóm
Cả - Tra cứu thông tin trên internet, sách báo... về thực trạng, nguyên nhân một số bệnh tim mạch hiện nay, cách phòng tránh bệnh tim mạch...
- Giải quyết nhiệm vụ Ở lớp, ở được giao. nhà, tạm - Hoàn thành bản báo y tế. cáo. 3 ngày
- Chuẩn bị các câu hỏi phỏng vẫn bác sỹ về các vẫn đề liên quan đến sức khỏe tim mạch... - Trải nghiệm tại trạm y tế - Thảo luận giải quyết nhiệm vụ được giao - Viết kịch bản talk show và tập thử. - Thống nhất nội dung báo cáo trải nghiệm trước lớp 4..............
- Làm báo cáo trình chiếu 1 ngày powerpoin Ở nhà
- Bản trình chiếu powerpoin hoàn chỉnh.
5..............
Báo cáo kết quả thực hiện Ở lớp nhiệm vụ trước lớp. 10 phút
Báo cáo lưu loát, tự tin.
Một số hình ảnh HĐTN nhóm 4
Hình 12. HĐTN tại trạm y tế thị trấn Cầu Giát của nhóm 4
Hình 13. Talk show tại lớp của nhóm 4
Hình 14. Các slide báo cáo của nhóm 4 Kịch bản Talk show: BẠN HỎI BÁC SỸ TRẢ LỜI Tại trường quay của đài truyền hình. - Người dẫn chương trình (MC): Chào mừng các quý vị và các bạn đã đến với chương trình BẠN HỎI BÁC SỸ TRẢ LỜI. Chủ đề chúng ta ngày hôm nay là: SỨC KHOẺ TIM MẠCH. Đồng hành cùng với chương trình của chúng ta là bác sĩ
chuyên khoa tim mạch bệnh viện Hi Vọng Nguyễn Quang Đạt- người sẽ cung cấp những thông tin hữu ích về bảo vệ sức khoẻ tim mạch. - Bác sĩ Đạt (BS): Xin chào quý khán giả trong trường quay cùng khán giả đang xem truyền hình. Tôi rất vui khi được tham gia chương trình. - MC: Vâng, cảm ơn bác sĩ đã đến tham dự chương trình. Như bác sỹ và khán giả đã biết: Thực trạng sức khỏe tim mạch đáng báo động. Hiện nay, bệnh lý tim mạch đang dần trở thành gánh nặng cho xã hội, kéo theo nhiều hệ lụy trong đời sống. Theo WHO - Tổ chức Y tế Thế giới, mỗi năm có khoảng 17,5 triệu người tử vong do mắc các bệnh lý về tim và mạch máu. Cứ mỗi 2 giây sẽ có một người chết vì bệnh tim mạch, cứ 5 giây sẽ có một người bị nhồi máu cơ tim. Báo cáo của WHO cũng cho biết tỷ lệ bệnh tim mạch đang ngày càng tăng cao ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Đầu tháng 10 năm 2018, Hội Tim mạch Việt Nam ,các chuyên gia cho biết Việt Nam hiện có khoảng 25% dân số đang mắc bệnh tim mạch và 46% mắc tăng huyết áp. Hơn nữa, tỷ lệ bệnh tim mạch ở Việt Nam ngày càng trẻ hóa.
Bác sỹ vui lòng cho tôi cùng khán giả được biết, nguyên nhân nào khiến tỉ lệ người mắc các bệnh tim mạch ngày càng tăng cao ạ? Bác sỹ: Vâng, Bệnh tim mạch là một trong những nhóm bệnh lý nguy hiểm, được ví như “Sát thủ thầm lặng”. Bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng của tim và các mạch máu, là thủ phạm gây ra các vấn đề nghiêm trọng về sức khoẻ. Trước đây, bệnh tim mạch thường gặp ở người cao tuổi nhưng hiện nay bệnh đang có xu hướng trẻ hóa với tỷ lệ thanh niên mắc chứng nhồi máu cơ tim hay đột tử ngày càng tăng cao. Nguyên nhân dẫn đến vấn đề tim mạch, có thể do những thói quen trong sinh hoạt, sở thích mà chúng ta không nhận ra điều đó, như: Lười vận động, stress tâm lý, người bệnh có thói quen hút thuốc lá hay thừa cân, béo phì, rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp cũng là nguyên nhân gây nên các bệnh về tim mạch.
MC: Vậy thưa bác sỹ, những bệnh tim mạch phổ biến hiện nay là gì ạ? BS: Có rất nhiều bệnh lí liên quan đến tim mạch, chúng ta có thể chia thành 2 nhóm bệnh. Nhóm bệnh về tim như bệnh động mạch vành, bệnh cơ tim suy tim, bệnh van tim, bệnh tim bẩm sinh….. Nhóm bệnh về mạch máu như bệnh cao huyết áp, bệnh mạch máu não... MC: Theo ông, những yếu tố nào được xem là nguy cơ gây ra bệnh tim mạch?
Bác sỹ: Có rất nhiều yếu tố có thể gây ra các bệnh tim mạch. Chúng ta có thể kể đến một số yếu tố: - Hút thuốc lá: Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ rất quan trọng dẫn đến đột quỵ. Thuốc lá làm tăng thêm quá trình xơ vữa mạch máu và các chất gây đông máu.
- Nghiện rượu: - Béo phì: Khả năng dẫn đến đột quỵ ở người béo phì cao hơn nhiều lần so người bình thường. - Tiểu đường: Nguy cơ bị đột quỵ ở bệnh nhân tiểu đường cao gấp 3 lần so với người bình thường. - Tăng cholesterol trong máu (mỡ trong máu): Tăng cholesterol trong máu có thể dẫn đến tình trạng ứ đọng cholesterol lên thành mạch máu, từ đó tạo thành các mảng xơ vữa trong lòng mạch máu. - Khẩu phần ăn nhiều dầu mỡ, chất béo - Vận động ít
MC: Bây giờ tôi có thể phần nào lý giải được vì sao bệnh tim mạch ngày càng gia tăng và có xu hướng trẻ hóa. Có thể nói rất nhiều người trong chúng ta đang có lối sống chưa thực sự lành mạnh. MC: Xin bác sỹ cho khán giả được biết chúng ta có thể thực hiện những biện pháp nào để có sức khỏe tim mạch tốt ạ? Bác sỹ: có thể nói để có trái tim khỏe đối với chúng ta không hề khó, quan trọng chúng ta điều chỉnh chế độ ăn, uống, làm việc và nghỉ ngơi thật hợp lý. Một số biện pháp dự phòng các bệnh tim mạch rất đơn giản đó là: - Điều hòa huyết áp. . Kiểm soát huyết áp: Phát hiện cao áp huyết sớm và chữa cao áp huyết tốt, nhất là ở những người trên 40 tuổi, có tiền sử gia đình cao áp huyết và bệnh tim mạch. Theo dõi huyết áp định kỳ (mức lý tưởng cho mọi lứa tuổi là không quá 120/80 mmHg - Cai thuốc lá, cai rượu. - Điều chỉnh rối loạn lipit máu: Nên ăn các loại chất béo chưa bão hòa (dầu đậu nành, dầu hướng dương, dầu vừng…) và ăn các hạt có dầu như: vừng, lạc, hạt dẻ, hạt bí ngô để cung cấp acid béo không no có nhiều nối đôi omega 3, omega 6. Ngoài ra có thể bổ sung dầu cá thiên nhiên vì nó có chứa nhiều acid béo không no. Ăn nhiều rau quả và hạn chế uống rượu bia - Hạn chế muối và thực phẩm có chứa hàm lượng muối cao, ăn nhiều hoa quả tươi: . Các loại trái cây giàu kali, vitamin C như: chuối, cam, bưởi,… Chuối có tác dụng thanh nhiệt, lợi niệu, thông tiện và hạ huyết áp. - Tập thể dục đều đặn thường xuyên. + Tập thể dục thường xuyên không những giúp giảm nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch. Các hình thức tập thể dục như tập thể dục nhịp điệu,đi xe đạp, tập yoga, bơi… rất tốt cho tim mạch. Thực hiện thói quen đi bộ tập thể dục nhẹ nhàng, chỉ cần mỗi ngày bạn bỏ ra từ 20-45 phút tập thể dục thì nguy cơ bị đột quỵ não của bạn sẽ giảm gấp 2 lần. - Kiểm soát đái tháo đường giảm biến chứng về tim mạch - Thăm khám sức khỏe định kỳ ít nhất 1-2 lần 1 năm với người bình thường để tầm soát phát hiện sớm những nguy cơ gây bệnh và điều trị hiệu quả. Đối với
người có tiền sử bệnh lý tim mạch cần được theo dõi thường xuyên hơn, đến thăm khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ chuyên khoa. - Ngủ nghỉ hợp lý, kiểm soát cảm xúc, tránh stress. MC. Vâng, xin được cảm ơn những chia sẻ của bác sỹ. Trong trường quay hôm nay có rất nhiều vị khán giả muốn trao đổi với bác sỹ, chúng tôi cũng đã nối máy tại trường quay quý vị khán giả có thể đặt câu hỏi trực tiếp hoặc qua điện thoại để được bác sỹ giải đáp các thắc mắc.
MC: Xin mời câu hỏi của các khán giả trong trường quay. Khán giả 1: Bác sĩ ơi em đã 40 năm nay không phải dùng đến viên thuốc chữa bệnh nào. Nhưng vừa rồi, đi khám định kì và được bác sĩ ở bệnh viện cho biết huyết áp là 150/100. Huyết áp em có bình thường không? BS: Huyết áp là áp lực máu chảy tác động lên thành mạch lúc tim co. Ở người bình thường huyết áp tối đa ứng với lúc tim co là 120-110 mmHg,huyết áp tối thiểu ứng với lúc tim giãn là 80-70 mmHg. Chỉ số huyết áp của bạn như thế chứng tỏ bạn đã bị cao huyết áp. Khán giả 1: Em phải làm gì ạ? BS: Đầu tiên bạn cần làm khám tổng thể xem nguyên nhân tăng huyết áp là gì và sau đó dựa vào đó có phương pháp chữa trị đúng cách. Bạn cần đến bệnh bệnh viện để làm 2 nhóm xét nghiệm: Nhóm 1 xét nghiệm tìm nguyên nhân khiến cho huyết áp tăng cao. Ví dụ: hẹp động mạch thận, u tuyến thượng thận, hẹp eo động mạch chủ,… Nhóm 2 xét nghiệm đánh giá ảnh hưởng của huyết áp lên các cơ quan trong cơ thể như tim, mạch máu, não, thận và mắt. MC: Rất cảm ơn bác sĩ. Có một khán giả nữa đã gửi câu hỏi đến chương trình: “ Bác sĩ ơi, bố tôi năm nay 70 tuổi bị cao huyết áp nhưng ông không tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ điều trị. Theo bác sĩ bệnh cao huyết áp sẽ có thể dẫn đến hậu quả gì?”. Xin mời bác sỹ ạ. BS: Bệnh cao huyết áp nếu không điều trị có thể dẫn đến các hậu quả nặng nề:Ở tim, tăng huyết áp có thể dẫn đến các biến chứng như Cơn đau thắt ngực, Nhồi máu cơ tim và suy tim…Đối với não, tăng huyết áp là nguyên nhân dẫn đến đột quy xuất huyết não, hoặc đột quy tắc mạch não, bệnh não do tăng huyết áp. Ở thận gây đái ra protein, phù và cuối cùng là suy thận… Đối với mắt tăng huyết áp mờ có thể gây xuất huyết, xuất tiết và phù gai thị dẫn đến mù lòa. Đối với mạch máu: tăng huyết áp lâu ngày dẫn đến phình hoặc phình tách thành động mạch lớn, gây hẹp tắc các bệnh động mạch ở chân. MC: Có 1 khán giả đã gửi đến câu hỏi: Nhóm người nào dễ mắc bệnh cao huyết áp ạ? BS: Nhóm người dễ mắc bệnh cao huyết áp là :Người già, người tiền sử gia đình mắc bệnh, người ít vận động thân thể, người có chế độ dinh dưỡng mất cân bằng, quá nhiều muối, người thường xuyên uống rượu bia, người bị béo phì, người căng thắng street kéo dài…. MC: Xin mời câu hỏi tiếp theo của khán giả!
Khán giả 2: Huyết áp cao nguy hiểm vô cùng vậy huyết áp thấp ảnh hưởng như thế nào đến sức khoẻ ạ? BS: So với mức huyết áp bình thường là 120/80mmHg, người bị huyết áp thấp thường có trị số huyết áp tối đa thấp hơn 100mmHg, phổ biến là thấp hơn 90/60mmHg. Nếu so sánh với bệnh tăng huyết áp, huyết áp thấp trước mắt không dẫn đến biến chứng như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim… nên nhiều người rất chủ quan với căn bệnh này. Tuy nhiên, ít người biết được rằng huyết áp thấp cũng có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm không kém. Khi bệnh nhân bị tụt huyết áp nhiều lần, hệ thống thần kinh bị suy giảm chức năng, cơ thể không tự kịp điều chỉnh để cung cấp đủ dinh dưỡng và ôxy cho các cơ quan có chức năng sống còn như não, tim, thận gây tổn thương các cơ quan này, Alzheimer, gây tai biến mạch máu não. Ngoài ra, người bị tụt huyết áp cấp có thể gây sốc, đặc biệt nguy hiểm đến tính mạng trong những trường hợp như đang lái xe, làm việc trên tầng cao… Nếu huyết áp thấp kéo dài còn làm cho các cơ quan thận, gan, tim, phổi suy yếu nhanh chóng. Khán giả 3: Thưa bác sĩ, mẹ tôi năm nay 65 tuổi vừa rồi bị ngất xỉu và đến bệnh viện bác sĩ khám và cho biết bà bị hở van 2 lá. Bệnh của mẹ tôi cần phải chữa trị như thế nào ạ? BS: Hở van tim 2 lá là khi van 2 lá đóng không kín mỗi khi tim bơm máu, gây ứ trệ tuần hoàn với dấu hiệu mệt mỏi,1. khó thở, ho, phù… Đây là căn bệnh nguy hiểm nhưng nếu biết cách điều trị, người bệnh vẫn sống khỏe và có tuổi thọ cao. Hở van tim 2 lá 1/4: Hở van tim 1/4 thường được xem là hở van sinh lý. Nếu không có triệu chứng khó chịu, người bệnh có thể chưa cần phải điều trị. Tuy nhiên, nếu xuất hiện những triệu chứng như khó thở, đau ngực, mệt mỏi thì cần điều trị ngay. Mẹ bạn nên thăm khám kịp thời tại các chuyên khoa tim mạch của bệnh viện để được tư vấn chữa trị kịp thời. MC: Vâng, trong thời lượng ngắn của chương trình chúng ta đã được nghe những trao đổi rất bổ ích từ bác sỹ. Nếu khán giả nào cần tư vấn sau chương trình này chúng tôi sẽ hỗ trợ qua số điện thoại...... đề quý vị có thể được bác sỹ tư vấn thêm. Chương trình của chúng ta xin tạm dừng tại đây. Xin cảm ơn sự tham gia của bác sỹ chuyên khoa tim mạch Nguyễn Quang Đạt, cảm ơn quý khán giả đã quan tâm theo dõi. Xin chào và hẹn gặp lại.
5. Sản phẩm tìm hiểu ngày hội hiến máu nhân đạo 1. Phiếu giao nhiệm vụ tìm hiểu ngày hội hiến máu nhân đạo Báo cáo: Tìm hiểu ngày hội hiến máu Họ và tên: ……………………………………………Nhóm: …… Lớp:………… Vấn đề tìm hiểu 1.Những người nào đủ điều kiện tham gia hiến máu?
Trả lời
2.Quy trình hiến máu gồm những bước nào? 3.Ý nghĩa của việc hiến máu nhân đạo ?
2. Kết quả tìm hiểu ngày hội hiến máu nhân đạo
Hình 15. Trải nghiệm ngày hội hiến máu nhân đạo tại TTYT Quỳnh Lưu.
Hình 16. Báo cáo cụ thể của HS
Phụ lục 4. Một số kết quả đánh giá Bảng tổng hợp kết quả hoạt động của nhóm 2. Tổng hợp điểm đánh giá TT
Họ tên
Tự đánh giá
Nhóm đánh giá
Các nhóm đánh giá HĐTN nhóm
Giáo viên đánh giá HĐTN nhóm
Bài kiểm tra 15p
Tổng điểm
Điểm TB
1
Nguyễn Quang Đạt
10
10
8
8
10
46
9,2
2
Nguyễn Thị Thanh Huyền
10
10
8
8
9
45
9,0
3
Nguyễn Văn Hiếu
9
10
8
8
9
44
8,8
4
Trần Công Bách
9
9
8
8
8
42
8,4
5
Hoàng Quốc Bảo
8
8
8
8
8
40
8,0
6 7
Nguyễn Trọng Tấn Hoàng Thị Lệ
7 8
8 9
8 8
8 8
8 8
39 41
7,8 8,2
8
Đàm Văn Thắng.
9
9
8
8
9
43
8,6
9
Hồ Vũ Minh Quân Nhữ Ngọc Thành Vinh
9
8
9
8
8
42
8,4
9
9
9
8
8
43
8,6
10