PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC
vectorstock.com/28062412
Ths Nguyễn Thanh Tú eBook Collection
Sáng kiến Vận dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực trong giảng dạy các bài “Phong cách ngôn ngữ” ở chương trình Ngữ văn 11 (chuẩn) WORD VERSION | 2021 EDITION ORDER NOW / CHUYỂN GIAO QUA EMAIL TAILIEUCHUANTHAMKHAO@GMAIL.COM
Tài liệu chuẩn tham khảo Phát triển kênh bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đơn vị tài trợ / phát hành / chia sẻ học thuật : Nguyen Thanh Tu Group Hỗ trợ trực tuyến Fb www.facebook.com/DayKemQuyNhon Mobi/Zalo 0905779594
KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT
KÝ HIỆU
NỘI DUNG
1
Bộ GD & ĐT
Bộ Giáo dục và Đào tạo
2
GV
Giáo viên
3
HS
Học sinh
4
NXB
Nhà xuất bản
5
THPT
Trung học phổ thông
6
Sở GD & ĐT
Sở Giáo dục và Đào tạo
7
SGK
Sách giáo khoa
8
SGV
Sách giáo viên
9
VBCL
Văn bản chính luận
3
MỤC LỤC
Trang
I
Điều kiện, hoàn cảnh tạo ra sáng kiến
1
II
Thực trạng (trƣớc khi tạo ra sáng kiến)
2
III
Giải pháp
4
1
Các phƣơng pháp và kĩ thuật dạy học tích cực
4
1.1
Quan niệm và đặc trƣng của dạy học tích cực
4
1.2
Các phƣơng pháp dạy học tích cực
5
1.3
Các kĩ thuật dạy học tích cực
7
2.
Vận dụng các phƣơng pháp và kĩ thuật dạy học tích cực trong giảng dạy các bài “Phong cách ngôn ngữ” ở
9
chƣơng trình Ngữ văn 11 (chuẩn) 2.1
Yêu cầu đối với giáo viên và học sinh
9
2.2
Vận dụng các phƣơng pháp và kĩ thuật dạy học tích cực trong giảng dạy các bài “Phong cách ngôn ngữ” ở
12
chƣơng trình Ngữ văn 11 (chuẩn) 2.2.1
Dạy học lý thuyết
12
2.2.2
Dạy học thực hành
19
2.3
Thiết kế giáo án thử nghiệm bài “Phong cách ngôn ngữ chính luận”
27
IV
Hiệu quả do sáng kiến đem lại
45
V
Kiến nghị
47
VI
Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền
48
TÀI LIỆU THAM KHẢO
49
PHỤ LỤC
51
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
54
4
I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN 1. Đất nƣớc bƣớc vào thời kỳ đổi mới, kinh tế phát triển nhanh và ổn định. Điều đó cũng ảnh hƣởng tích cực đến quá trình giảng dạy và học tập ở nhà trƣờng phổ thông nói chung, việc giảng dạy và học tập bộ môn Ngữ văn nói riêng. Việc đổi mới nội dung, chƣơng trình sách giáo khoa môn Ngữ Văn đã đƣợc Bộ Giáo dục cho áp dụng đại trà trên toàn quốc. Theo xu thế đó, nếu không muốn để mình lạc hậu với kiến thức khoa học đang phát triển nhƣ vũ bão trên toàn cầu, tụt hậu với chính bản thân mình, đồng nghiệp và thậm chí với cả học sinh – đối tƣợng mà mình đang trực tiếp giảng dạy, ngƣời giáo viên buộc phải đặt mình vào tƣ thế thƣờng xuyên tiếp cận cái mới, tự trau dồi vốn kiến thức; linh hoạt, sáng tạo trong khâu tổ chức dạy học cũng nhƣ không ngừng phát hiện những phƣơng pháp dạy học tiên tiến hơn. 2. Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp và tƣ duy quan trọng nhất của con ngƣời. Trong quá trình sống của mỗi cá nhân, ngôn ngữ không ngừng đƣợc hoàn thiện, phát triển cùng với sự phát triển của trí tuệ. Học và nghiên cứu Tiếng Việt cũng là học và nghiên cứu về một ngôn ngữ. Vì thế, nội dung học tập tiếng Việt trong nhà trƣờng phổ thông không chỉ là trang bị kiến thức và kĩ năng sử dụng tiếng Việt một cách có ý thức và hệ thống mà đây còn là phần học có tính chất công cụ, liên quan và ảnh hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng dạy học ở tất cả các môn học khác. Tuy nhiên hiện nay, học sinh chƣa thực sự say mê và dành thời gian đúng mức cho môn Ngữ văn nói chung và phân môn Tiếng Việt nói riêng. Sự thụ động mài mòn năng lực nhận thức và những khả năng sáng tạo tiềm tàng của các em. Một trong những biện pháp khắc phục tình trạng này là chú ý tới khâu tổ chức quá trình dạy học. Trong đó nhấn mạnh đến nội dung, phƣơng pháp cũng nhƣ vai trò điều khiển của giáo viên. Trong thực tiễn xây dựng kế hoạch và tiến hành dạy học, ngƣời giáo viên thƣờng xuyên phải đối diện với câu hỏi: làm thế nào để lựa chọn phương pháp phù hợp và có hiệu quả ? Do vậy, dạy học tiếng Việt nói chung, các bài phong cách ngôn ngữ nói riêng theo hƣớng tích cực là cần thiết để cải thiện tình trạng dạy và học chƣa tốt hiện nay. Trong quá trình giảng dạy và đúc rút kinh nghiệm bản thân, tôi muốn trao đổi với các bạn đồng nghiệp về vấn đề “Vận dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực trong giảng dạy các bài “Phong cách ngôn ngữ” ở chương trình Ngữ văn 11(chuẩn)” để nâng cao hơn nữa việc dạy và học phân môn Tiếng Việt trong nhà trƣờng hiện nay. II. THỰC TRẠNG (trƣớc khi tạo ra sáng kiến) 1. Thực trạng dạy học của giáo viên Chúng tôi tiến hành khảo sát thực tiễn việc dạy học các bài “Phong cách ngôn ngữ” trong chƣơng trình Ngữ văn 11 của giáo viên qua phiếu số 1 (phụ lục). Các phƣơng án A,B,C,D tƣơng ứng với các mức độ: Tốt, Khá, Trung bình, Yếu Kém. 5
Phiếu điều tra chúng tôi thực hiện với 12 giáo viên Ngữ văn trƣờng THPT A Nghĩa Hƣng Kết quả thu được như sau: Ý kiến của giáo viên TT
Nội dung điều tra SL
Tốt
Khá
%
SL %
25
5
Yếu
Trung bình SL
%
SL
%
41,7 3
25
1
8,3
16,7 4
33,3 5
41,7
1
8,3
8,3
3
25
6
50
2
16,7
50
5
41,7 1
8,3
0
0
0
1
8,3
16,7
9
75
25
5
41,7 3
25
1
8,3
33,3 3
25
3
25
2
16,7
33,3 6
50
2
16,7
0
0
Nhận thức của giáo viên về việc dạy học các bài phong cách 3 1
ngôn ngữ theo hƣớng đổi mới
2
Hứng thú của giáo viên khi dạy các bài phong cách ngôn ngữ 2 Tài liệu phục vụ cho việc dạy học
3
các bài phong cách ngôn ngữ 1 theo hƣớng đổi mới Các phƣơng tiện dạy học hiện đại
4
khi tiến hành dạy các bài 6 phong cách ngôn ngữ theo hƣớng đổi mới Đánh giá về hứng thú của học
5
6
sinh khi học các bài phong 0 cách ngôn ngữ Đánh giá của giáo viên về kết quả tiếp thu kiến thức của học 3
2
sinh khi học các bài phong cách ngôn ngữ 7
8
Đánh giá của giáo viên về kết quả rèn luyện các bài phong cách 4 ngôn ngữ của học sinh Đánh giá của giáo viên về hệ thống bài tập phong cách 4 ngôn ngữ
Nhận xét: Qua bảng tổng hợp trên, chúng tôi nhận thấy: - Về hứng thú của giáo viên khi dạy học các bài phong cách ngôn ngữ: Đa số giáo viên đều không mấy hứng thú. Khi dạy học các bài phong cách ngôn ngữ, một bộ phận không nhỏ 6
giáo viên cho rằng, phong cách ngôn ngữ không phải là mảng kiến thức lớn nên chỉ cung cấp cho các em những kiến thức cơ bản là đƣợc. Hơn nữa, một trở ngại trong vấn đề nhận thức của giáo viên là một số giáo viên có tâm lí ngại tìm tòi, khám phá, chƣa nhiệt tình trong việc đổi mới phƣơng pháp giảng dạy. Chính vì vậy, chất lƣợng dạy học các bài phong cách ngôn ngữ vẫn còn là điều đáng lo ngại. - Đánh giá chất lƣợng tiếp thu kiến thức và rèn luyện kĩ năng phân tích, kĩ năng viết bài văn của học sinh, các thầy cô tỏ ra lo ngại về sự thờ ơ của học sinh với tiết học phong cách ngôn ngữ. Mặc dù các em tiếp thu tƣơng đối tốt nhƣng chƣa chịu rèn luyện kĩ năng. - Nhƣ vậy, khó khăn là giáo viên vẫn còn nhiều lúng túng vì phải thay đổi cách dạy theo hƣớng khác hẳn với phƣơng pháp truyền thống. Điều đó yêu cầu giáo viên phải có sự nghiên cứu, đầu tƣ về kiến thức, chuẩn bị khá kĩ càng cho tiết học. Quan trọng hơn, giáo viên phải là ngƣời có năng lực linh hoạt. Nhìn chung, dạy học theo hƣớng tích cực phải huy động nhiều kiến thức, kĩ năng tổng hợp của giáo viên. Khó khăn tiếp theo là thiếu tài liệu hƣớng dẫn về việc đổi mới nội dung, phƣơng pháp dạy học. Giáo viên chƣa theo kịp xu hƣớng đổi mới. Nhiều thầy cô loay hoay không biết truyền đạt thế nào mới là tích cực, làm thế nào để đổi mới đồng bộ cả nội dung và phƣơng pháp, làm thế nào để tạo đƣợc những giờ học sôi nổi, có chất lƣợng. Thực trạng ấy, rõ ràng đã và đang ảnh hƣởng đến hiệu quả của tiết dạy phong cách ngôn ngữ . 2. Thực trạng học tập của học sinh lớp 11 Chúng tôi tiến hành khảo sát 87 học sinh ở hai lớp 11A1 và 11A8 trƣờng THPT A Nghĩa Hƣng qua phiếu điều tra số 2 (phụ lục). Các phƣơng án A,B,C,D tƣơng ứng với các mức độ: Tốt, Khá, Trung bình, Yếu Kém. Tên trƣờng
Kết quả
Số HS tham
Lớp
Số phiếu
gia THPT A Hƣng
Nghĩa
Số phiếu
phát ra
Ghi chú
thu về
Thực nghiệm 11A1
42
42
42
Đối chứng 11A8
45
45
45
Kết quả thu được như sau: TT
Nội dung đánh giá
Ý kiến của học sinh Tốt SL
Khá %
SL
Kĩ năng phân tích và kĩ năng 7
%
Trung bình SL
%
Yếu SL
%
tạo lập văn bản
10
11,5
15
17,2
25
28,8
37
42,5
của học sinh khi phân tích 14 và tạo lập văn bản
16,1
34
39,1
30
34,5
9
10,3
3,4
20
23
30
34,5
34
39,1
63,2
30
34,5
2
2,3
0
0
1 Khả năng vận dụng sáng tạo 2
Hứng thú của học sinh khi học 3 4
tập các bài phong cách ngôn 3 ngữ Yêu cầu về phƣơng pháp dạy 55 học tích cực
Nhận xét: Qua bảng trên có thể thấy : - Học sinh không có hứng thú học tập các bài phong cách ngôn ngữ - Học sinh chƣa biết cách tìm hiểu tiếp thu các kiến thức về phong cách ngôn ngữ - Thói quen học thụ động vẫn còn khá phổ biến. Đa số các em không quan tâm đến hoạt động tự tìm đến tri thức mà quen nghe, chép và ghi nhớ, tái hiện một cách máy móc, rập khuôn những gì mà giáo viên đã giảng. Điều này làm triệt tiêu óc sáng tạo, suy nghĩ của ngƣời học, biến ngƣời học thành quen suy nghĩ, diễn đạt bằng ý vay mƣợn, lời sẵn có. Vì chƣa có hào hứng, chƣa quen bộc lộ suy nghĩ tình cảm của cá nhân trƣớc tập thể nên khi phải nói và viết, học sinh cảm thấy rất khó khăn. - Các em đều mong muốn các tiết dạy phong cách ngôn ngữ có sử dụng hiệu quả các phƣơng pháp dạy học tích cực. Trƣớc thực trạng còn nhiều tồn tại trên, vấn đề đặt ra cấp thiết là phải đổi mới phương pháp dạy học. Và cốt lõi của việc đổi mới này là chú trọng hơn nữa phƣơng pháp tự học cho học sinh, khả năng hợp tác, khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; đa dạng hóa các hình thức hoạt động học tập, xây dựng môi trƣờng học tập tích cực, tƣơng tác, thể hiện rõ đặc trƣng bộ môn; tạo động lực học tập Ngữ văn cho học sinh, giúp học sinh thực sự hứng thú, say mê với môn học. III. GIẢI PHÁP 1. Các phƣơng pháp và kĩ thuật dạy học tích cực 1.1. Quan niệm và đặc trưng của dạy học tích cực Phƣơng pháp dạy học hiện đại xuất hiện ở các nƣớc phƣơng Tây (Mỹ, Pháp...) từ đầu thế kỷ XX và đƣợc phát triển mạnh từ nửa sau của thế kỷ, có ảnh hƣởng sâu rộng tới các nƣớc trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Đó là cách thức dạy học theo lối phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh. Trên website summerschool.edu.vn có đề xuất mô hình 1.1:
8
Hình 1.1 Environment: môi trƣờng Content: Nội dung Interactions: tƣơng tác
Instructional Strategies: chiến lƣợc dạy học Engagement: tham gia
Assessment: đánh giá
Studen centerd learning: học sinh làm trung tâm
Theo quan điểm này, quá trình dạy học là một hệ thống toàn vẹn, bao gồm nhiều yếu tố có mối quan hệ biện chứng với nhau. Phƣơng pháp dạy học hiện nay là phƣơng pháp dạy học tích cực; ở đó, giáo viên là ngƣời giữ vai trò hƣớng dẫn, gợi ý, tổ chức, giúp cho ngƣời học tự tìm kiếm, khám phá những tri thức mới theo kiểu tranh luận, thảo luận nhóm. Ngƣời thầy có vai trò là trọng tài, cố vấn, điều khiển tiến trình giờ dạy. Phƣơng pháp dạy học này rất chú ý đến đối tƣợng học sinh, coi trọng vị thế chủ động, tích cực của ngƣời học. Giáo viên là ngƣời nêu tình huống, kích thích hứng thú, suy nghĩ và phân xử các ý kiến đối lập của học sinh; từ đó hệ thống hoá các vấn đề, tổng kết bài giảng, khắc sâu những tri thức cần nắm vững. Ƣu điểm của phƣơng pháp dạy học tích cực rất chú trọng kỹ năng thực hành, vận dụng giải quyết các vấn đề thực tiễn, coi trọng rèn luyện và tự học. Đặc điểm của dạy học theo phƣơng pháp này là giảm bớt thuyết trình, diễn giải; tăng cƣờng dẫn dắt, điều khiển, tổ chức, xử lý tình huống. Nhƣ vậy, “Tích cực” trong phƣơng pháp dạy học đƣợc dùng với nghĩa là hoạt động, chủ động, trái nghĩa với không hoạt động, thụ động chứ không dùng theo nghĩa trái với nghĩa tiêu cực. Việc dùng thuật ngữ “Dạy và học tích cực” nhằm phân biệt với “Dạy và học thụ động”. 1.2. Các phương pháp dạy học tích cực 1.2.1. Phương pháp dạy học nhóm Dạy học nhóm còn đƣợc gọi bằng những tên khác nhau nhƣ: Dạy học hợp tác, dạy học theo nhóm nhỏ, trong đó học sinh của một lớp học đƣợc chia thành các nhóm nhỏ, trong khoảng thời gian giới hạn, mỗi nhóm tự lực hoàn thành các nhiệm vụ học tập trên cơ sở phân
9
công và hợp tác làm việc. Kết quả làm việc của nhóm sau đó đƣợc trình bày và đánh giá trƣớc toàn lớp. Dạy học nhóm nếu đƣợc tổ chức tốt sẽ phát huy đƣợc tính tích cực, tính trách nhiệm; phát triển năng lực cộng tác làm việc và năng lực giao tiếp của học sinh. 1.2.2. Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề là phƣơng pháp dạy học đặt ra trƣớc học sinh các vấn đề nhận thức có chứa đựng mâu thuẫn giữa cái đã biết và cái chƣa biết, chuyển học sinh vào tình huống có vấn đề, kích thích họ tự lực, chủ động và có nhu cầu mong muốn giải quyết vấn đề. 1.2.3. Phương pháp trò chơi Là một hình thức học tập kết hợp với vui chơi dƣới sự tổ chức hƣớng dẫn của ngƣời giáo viên. Mục đích: Hình thành cho học sinh một hình thức tự củng cố kiến thức, kĩ năng, thói quen học tập một cách hứng thú, thói quen làm việc theo nhiều quy mô (cá nhân, nhóm, lớp) nhằm phát triển trí thông minh, óc sáng tạo để giải quyết các vấn đề các tình huống đặt ra, hình thành khả năng hợp tác giữa các cá nhân với nhau. Phƣơng pháp sử dụng trò chơi học tập này dƣợc dùng ở tất cả các cấp học ở nhà trƣờng phổ thông và sƣ phạm. 1.2.4. Dạy học theo dự án ( Phương pháp dự án) Dạy học theo dự án còn gọi là phƣơng pháp dự án, trong đó học sinh thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, gắn với thực tiễn, kết hợp lí thuyết với thực hành. Nhiệm vụ này đƣợc ngƣời học thực hiện với tính tự lực cao, từ việc lập kế hoạch đến việc thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện dự án. Hình thức làm việc chủ yếu là theo nhóm. Kết quả dự án là những sản phẩm hành động có thể giới thiệu đƣợc. 1.2.5. Phương pháp vấn đáp Vấn đáp là phƣơng pháp trong đó giáo viên đặt ra câu hỏi để học sinh trả lời, hoặc học sinh có thể tranh luận với nhau và với cả giáo viên, qua đó học sinh lĩnh hội đƣợc nội dung bài học. Căn cứ vào tính chất hoạt động nhận thức, ngƣời ta phân biệt các loại phƣơng pháp vấn đáp: - Phương pháp vấn đáp tái hiện - Vấn đáp giải thích – minh họa - Phương pháp vấn đáp tìm tòi (đàm thoại Ơxrixtic) 1.2.6. Phương pháp thuyết trình Để thu hút sự chú ý của ngƣời học và tích cực hóa phƣơng pháp thuyết trình ngay khi mở đầu bài học giáo viên có thể thông báo vấn đề dƣới hình thức những câu hỏi có tính chất định hƣớng hoặc có tính chất “xuyên tâm”. Trong quá trình thuyết trình bài giảng, giáo viên có thể thực hiện một số hình thức thuyết trình thu hút sự chú ý của học sinh nhƣ sau: - Trình bày kiểu nêu vấn đề 10
- Thuyết trình kiểu thuật chuyện - Thuyết trình kiểu mô tả, phân tích - Thuyết trình kiểu nêu vấn đề có tính giả thuyết - Thuyết trình kiểu so sánh, tổng hợp 1.3. Các kĩ thuật dạy học tích cực 1.3.1. Kĩ thuật đặt câu hỏi Là việc giáo viên chuẩn bị một hệ thống các câu hỏi để học sinh suy nghĩ và phát hiện kiến thức, phát triển nội dung bài học, đồng thời khuyến khích học sinh động não tham gia thảo luận xoay quanh những ý tƣởng trọng tâm của bài học theo trật tự logic. Kết quả là học sinh vừa lĩnh hội đƣợc kiến thức mới, đồng thời biết đƣợc cách thức đi đến kiến thức đó, trƣởng thành thêm một bƣớc về trình độ tƣ duy. - Kĩ thuật đặt câu hỏi 5W1H Khái niệm 5W1H đƣợc cho là có nguồn gốc từ bài thơ “The Elephant’s Child” của Rudyard Kipling. Bài thơ này nhƣ sau: “I have six honest serving – men They taught me all I knew Their name are What and Where anh When And How and Why and Who”. Tạm dịch nhƣ sau: “Tôi có sáu ngƣời đầy tớ trai trung thực Họ đã dạy cho tôi biết mọi thứ Tên của họ là What và Where và When Và How và Why và Who”. 5W1H viết tắt từ các từ sau: What? (Cái gì?), Where? (Ở đâu?), When (Khi nào?), Why (Tại sao?), How (Nhƣ thế nào?), Who? (Ai?). 1.3.2. Kĩ thuật khăn phủ bàn Là hình thức tổ chức hoạt động mang tính hợp tác, kết hợp giữa hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm nhằm kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực; tăng cƣờng tính độc lập học tập, trách nhiệm của mỗi cá nhân học sinh, phát triển mô hình có sự tƣơng tác qua lại giữa học sinh với học sinh. Sơ đồ kĩ thuật khăn phủ bàn có thể được minh họa như sau:
11
Sơ đồ kĩ thuật “Khăn phủ bàn” 1.3.3. Kĩ thuật mảnh ghép Là hình thức học tập có sự hợp tác giữa cá nhân, nhóm và sự liên kết giữa các nhóm nhằm giải quyết một nhiệm vụ phức hợp (có nhiều chủ đề); kích thích sự tham gia tích cực của học sinh; nâng cao vai trò của cá nhân trong quá trình hợp tác (không chỉ hoàn thành nhiệm vụ ở vòng 1 mà còn phải truyền đạt kết quả vòng 1 và hoàn thành nhiệm vụ ở vòng 2). 1.3.4. Kĩ thuật bể cá Là kĩ thuật dùng cho thảo luận nhóm, trong đó một nhóm học sinh ngồi trƣớc lớp và thảo luận với nhau, còn những học sinh khác theo dõi cuộc thảo luận đó và sau khi kết thúc cuộc thảo luận thì đƣa ra những nhận xét về cách ứng xử của những học sinh tham gia thảo luận. 1.3.5. Kỹ thuật động não (tiếng Anh brainstorming: sự vận dụng trí tuệ (động não) tập thể để giải quyết một vấn đề phức tạp) Động não là kỹ thuật trong dạy học nhằm giúp học sinh trong một thời gian ngắn nảy sinh đƣợc nhiều ý tƣởng, nhiều giả định về một vấn đề nào đó. Để thực hiện kỹ thuật này, giáo viên cần đƣa ra một hệ thống các thông tin làm tiền đề cho buổi thảo luận. 1.3.6. Kĩ thuật sơ đồ tư duy Sơ đồ tƣ duy là một hình thức ghi chép có thể sử dụng các màu sắc, hình ảnh để mở rộng và đào sâu các ý tƣởng. Các ý tƣởng đƣợc liên kết với nhau khiến sơ đồ tƣ duy có thể bao quát đƣợc các ý tƣởng trên một phạm vi rộng. Kĩ thuật này phù hợp với tâm sinh lí học sinh, đơn giản dễ hiểu thay cho việc ghi nhớ lí thuyết bằng ghi nhớ dƣới dạng sơ đồ hóa kiến thức. 1.3.7. Kĩ thuật “KWL” Là sơ đồ liên kết các kiến thức đã biết liên quan đến bài học, các kiến thức muốn biết và các kiến thức học đƣợc sau bài học. Khái niệm “KWL” là sự viết tắt của các từ K (Know) – Những điều đã biết; W (Want to know) – Những điều muốn biết; L (Learned) – Những điều đã học đƣợc.
12
Nhƣ vậy, việc vận dụng các phƣơng pháp, kĩ thuật dạy học vào việc dạy học các bài phong cách ngôn ngữ là một yêu cầu của quá trình dạy học tích cực. Khi tiến hành tiết dạy, giáo viên cần vận dụng các phƣơng pháp và kĩ thuật dạy học tích cực một cách linh hoạt và sáng tạo. 2. Vận dụng các phƣơng pháp và kĩ thuật dạy học tích cực trong giảng dạy các bài “Phong cách ngôn ngữ” ở chƣơng trình Ngữ văn 11 (chuẩn) 2.1. Yêu cầu đối với giáo viên và học sinh 2.1.1. Với giáo viên Nhƣ chúng tôi đã trình bày ở phần thực trạng, việc dạy học môn Ngữ văn nói chung, phân môn Tiếng Việt, đặc biệt các bài phong cách ngôn ngữ nói riêng rơi vào tình trạng khô khan, nhàm chán. Muốn khắc phục tình trạng đó, trƣớc hết yêu cầu ngƣời giáo viên phải thay đổi nhận thức, thói quen dạy học tiếng Việt, trong đó có các bài phong cách ngôn ngữ. Vậy thay đổi nhƣ thế nào? Ở bài viết này tôi xin đề xuất một số hƣớng nhƣ sau: a. Thứ nhất: Giáo viên phải tích cực tự học, tự đọc - Học cái gì? Câu hỏi này liên quan đến nội dung kiến thức mà giáo viên muốn truyền tải cho học sinh. Không thể đứng trên bục giảng và nói nhƣ một cái máy khi ngƣời giáo viên không hiểu bản chất của vấn đề. Tôi chỉ xin đi vào vấn đề mà sáng kiến muốn nghiên cứu đó là các bài phong cách ngôn ngữ. Vậy để có đƣợc một bài giảng tốt, trƣớc hết giáo viên cần trang bị các kiến thức chuyên môn liên quan đến phong cách ngôn ngữ. Ví dụ nhƣ: + Khái niệm “phong cách”: Theo “Từ điển tiếng Việt” (2002), do Hoàng Phê chủ biên, “phong cách” là “những lối, những cung cách sinh hoạt, làm việc, hoạt động, xử sự tạo nên cái riêng của một người hay một loại người nào đó”. Theo Tiến sĩ Trƣơng Thông Tuần (Giám đốc trung tâm Khoa học Xã hội và nhân văn – Trƣờng Đại học Tây Nguyên) cho rằng: “Phong cách học là một tổ chức hữu cơ của tất cả các kiểu lựa chọn tiêu biểu, hình thành một cách lịch sử, và chứa đựng một giá trị lịch sử có thể cho phép ta nhận diện một thời đại, một thể loại, một tác phẩm hay một tác giả”. Từ đó có thể hiểu: Phong cách là những đặc điểm riêng của mỗi người (phong cách nói năng, phong cách thời trang…) những đặc điểm đó làm nên nét riêng biệt ở mỗi người, làm cho người này khác với người kia. + Phong cách ngôn ngữ Theo “Từ điển tiếng Việt” (2002), do Hoàng Phê chủ biên, “phong cách ngôn ngữ” là:“Dạng của ngôn ngữ sử dụng trong những yêu cầu chức năng điển hình nào đó, khác với những dạng khác về đặc điểm từ vựng, ngữ pháp, ngữ âm. Phong cách ngôn ngữ khoa học. Phong cách ngôn ngữ chính luận. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật”. Cuốn “Từ điển thuật ngữ văn học” (2007) do Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên viết: “Trong ngôn ngữ, do thực hiện những chức năng khác nhau, do được 13
sử dụng trong những tập đoàn xã hội hoặc những giới nghề nghiệp khác nhau, dần dần hình thành những “phong cách ngôn ngữ” khác nhau. Chẳng hạn phong cách ngôn ngữ khoa học, phong cách ngôn ngữ hành chính, phong cách ngôn ngữ văn học…” Từ những khái niệm trên, có thể hiểu về phong cách ngôn ngữ nhƣ sau: “Phong cách ngôn ngữ là một dạng của ngôn ngữ được sử dụng trong những yêu cầu và chức năng điển hình nhất định. Phong cách ngôn ngữ rất đa dạng, có phong cách ngôn ngữ chính luận, phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, phong cách ngôn ngữ nghệ thuật…” Giáo viên cần trang bị cho mình những hiểu biết về các vấn đề liên quan tới phong cách, phong cách ngôn ngữ, các loại phong cách ngôn ngữ và những đặc trƣng của nó. “Biết mười nhưng chỉ nói một”, chỉ khi có kiến thức phong phú, ngƣời giáo viên mới có thể chọn lọc để truyền tải đến học sinh những kiến thức trọng tâm nhất, cốt lõi nhất. - Học bằng cách nào? + Nguồn sách chính thống theo quy định: Sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 1, 2 của Bộ GD & ĐT Sách giáo viên Ngữ văn 11 tập 1, 2 của Bộ GD & ĐT Sách bài tập Ngữ văn 11 tập 1, 2 của Bộ GD & ĐT + Nguồn sách tham khảo: Hiện nay trên thị trƣờng, sách tham khảo rất nhiều, nếu không muốn nói là tràn lan. Do vậy, lựa chọn những cuốn sách uy tín, có chất lƣợng là điều cần thiết, tránh tình trạng đọc ồ ạt, dễ dãi. Để giảng dạy các bài phong cách ngôn ngữ theo hƣớng đổi mới, các bạn đồng nghiệp có thể tìm đọc các cuốn sách nhƣ: “Từ điển tiếng Việt” (2002) do Hoàng Phê chủ biên “Từ điển thuật ngữ văn học” (2007) do Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên. Đây là những tài liệu đáng tin cậy trong quá trình tìm hiểu các khái niệm và thuật ngữ thƣờng sử dụng trong các bài tiếng Việt. Về vấn đề đổi mới phƣơng pháp dạy học theo hƣớng tích cực, giáo viên có thể tìm đọc một số tƣ liệu nhƣ: Giáo trình “ Phương pháp dạy học tiếng Việt” của tác giả Lê A, Nguyễn Quang Ninh, Bùi Minh Toán Cuốn sách “Áp dụng dạy và học tích cực bộ môn Tiếng Việt”, NXB Đại học Sƣ phạm, Hà Nội, 2002, của các tác giả Trần Bá Hoành, Nguyễn Thị Hạnh, Lê Phƣơng Nga Và gần đây nhất, một bộ sách quý Đổi mới phương pháp dạy học gồm các cuốn Nghệ thuật và khoa học dạy học – tác giả Robert J. Marzano; Những phẩm chất của người giáo viên hiệu quả - tác giả James H. Stronge; Tám đổi mới để trở thành người giáo viên giỏi – tác giả Giselle O. Martin-Kniep; Quản lí hiệu quả lớp học – tác giả Robert J. Marzano, Jana S. Marzano & Debra J. Pickering; Đa trí tuệ trong lớp học – tác giả Thomas Armtrong; Các phương pháp dạy học hiệu quả - tác giả Robert J. Marzano, Debra J. Pickering, Jane E. 14
Pollock;… Bộ sách này do NXB Giáo dục, Hà Nội dịch và xuất bản trong hai năm 2013 và 2014 đã mở ra những hƣớng nghiên cứu mới và là tiền đề quan trọng cho việc vận dụng các phƣơng pháp dạy học tích cực vào dạy học nói chung và dạy học Tiếng Việt nói riêng. + Nguồn internet và các phương tiện thông tin đại chúng: Đó là một thế giới tri thức khổng lồ mà bất cứ ai cũng có thể tìm kiếm. Tuy nhiên, các kiến thức trên internet chỉ nên coi là sự tham khảo và cần có chọn lọc. Ở đây, tôi xin giới thiệu một số trang bài có thể tham khảo đƣợc trong quá trình dạy học các bài phong cách ngôn ngữ: Bài giảng về phong cách học của TS Trƣơng Thông Tuần – Đại hoc Tây Nguyên, trên trang web: truongthongtuan.com Bài giảng “phương pháp dạy học tiếng Việt cho học sinh THPT” của giáo viên Nguyễn Đăng Châu – Khoa Ngữ văn – Đại học sƣ phạm – Đại học Đà Nẵng trên trang web: nguvan.ued.udn.vn Bài giảng học phần “Ngữ dụng và phong cách học tiếng Việt” của Khoa Ngữ văn trƣờng Đại học Tây Bắc trên trang web: nguvan.utb.edu.vn Ngoài ra giáo viên cần tiếp cận và thu thập thông tin từ các phƣơng tiện nhƣ báo chí, truyền hình để có đƣợc sự hiểu biết phong phú về các vấn đề liên quan đến phong cách. + Nguồn từ thực tiễn đời sống Trong quá trình giao tiếp hàng ngày, quá trình giảng dạy trên lớp hay từ thực tiễn công việc cụ thể nhƣ: xin giấy tờ, chuẩn bị bài thuyết trình, viết sáng kiến...giáo viên có thể tự đúc rút kinh nghiệm cho bản thân về kiến thức phong cách học. Đó cũng là hình thức giáo viên tự học, tự bồi dƣỡng kiến thức chuyên môn. Lý thuyết chỉ có thể sâu sắc khi đƣợc áp dụng vào thực tiễn đời sống. b. Thứ hai: Giáo viên phải đổi mới cách dạy - Cần vận dụng các phƣơng pháp và kĩ thuật dạy học tích cực trong quá trình dạy học (các phƣơng pháp và kĩ thuật này chúng tôi đã trình bày ở trên) - Trong quá trình tổ chức dạy học: Giáo viên là ngƣời khơi gợi, dẫn dắt, định hƣớng để học sinh chủ động lĩnh hội kiến thức - Tổ chức dạy học thực hành: cần linh hoạt, đa dạng nhằm tạo hứng thú cho học sinh - Đổi mới kiểm tra đánh giá: Kiểm tra đánh giá phải theo đặc thù của phân môn tiếng Việt nói chung và các bài phong cách ngôn ngữ nói riêng. Hình thức kiểm tra: trắc nghiệm hoặc tự luận, lý thuyết kết hợp với bài tập. 2.1.2. Với học sinh - Yêu cầu chuẩn bị bài ở nhà: Đọc sách giáo khoa, tìm kiếm các thông tin liên quan đến phong cách ngôn ngữ - Tích cực tham gia các hoạt động trong giờ học để chủ động lĩnh hội kiến thức - Biết cách sử dụng ngôn ngữ và tạo lập văn bản đúng đặc trƣng phong cách ngôn ngữ 15
2.2. Vận dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực trong giảng dạy các bài “Phong cách ngôn ngữ” ở chương trình Ngữ văn 11 (chuẩn) Chƣơng trình Ngữ văn 11 (chuẩn) gồm hai bài phong cách ngôn ngữ: - Phong cách ngôn ngữ báo chí (2 tiết), Ngữ văn 11, tập 1 - Phong cách ngôn ngữ chính luận (2 tiết), Ngữ văn 11, tập 2 2.2.1. Dạy học lý thuyết 2.2.1.1.Phương pháp dạy học lí thuyết Trong tiết dạy học lí thuyết, chúng tôi lựa chọn các phƣơng pháp dạy học tích cực: * Phương pháp vấn đáp Khi dạy học các bài phong cách ngôn ngữ, giáo viên nên tận dụng hệ thống câu hỏi trong SGK, SGV và sách thiết kế bài giảng kết hợp với việc bổ sung các câu hỏi nhằm khái quát kiến thức. Ví dụ: Với bài “Phong cách ngôn ngữ chính luận” - Câu hỏi trong SGK: Đọc các đoạn trích trong các văn bản chính luận sau và tìm hiểu về: Thể loại của văn bản? Mục đích viết văn bản? Thái độ, quan điểm của ngƣời viết đối với những vấn đề đƣợc đề cập đến? - Câu hỏi trong SGV: Câu văn trong bài bình luận thời sự đƣợc sắp đặt nhƣ thế nào? Tìm các biện pháp tu từ trong đoạn trích Việt Nam đi tới? - Câu hỏi trong sách thiết kế bài giảng: Phong cách ngôn ngữ chính luận là gì? Phân tích các khái niệm ở mục I.1 trong SGK để làm rõ khái niệm trên? Nhận xét chung về văn bản chính luận và ngôn ngữ chính luận? Cho biết các phƣơng tiện diễn đạt của phong cách ngôn ngữ chính luận? Phong cách ngôn ngữ chính luận có mấy đặc trƣng cơ bản? Là những đặc trƣng nào? - Ngoài câu hỏi SGK, SGV và sách thiết kế bài giảng, cần đƣa thêm câu hỏi phù hợp với trình độ học sinh, linh hoạt theo tiết dạy nhƣ: Qua phân tích ngữ liệu, em rút ra đƣợc những hiểu biết gì về văn bản chính luận? Văn bản chính luận thời trung đại thƣờng viết theo thể loại nào? Em hãy kể tên một số văn bản tiêu biểu? Văn bản chính luận hiện đại thƣờng viết theo thể loại nào? Em hãy kể tên một số văn bản tiêu biểu? Từ việc tìm hiểu những ngữ liệu trên em rút ra những nhận xét gì về văn bản chính luận? Theo em ngôn ngữ chính luận đƣợc sử dụng trong phạm vi nào? Theo em dạng viết và dạng nói của văn bản chính luận có gì khác nhau? Em hãy cho biết sự khác nhau giữa ngôn ngữ chính luận và ngôn ngữ dùng trong các văn bản khác?... * Phương pháp dạy học theo nhóm Khi dạy bài “Phong cách ngôn ngữ chính luận”(tiết 1) ở đơn vị kiến thức 1. Tìm hiểu văn bản chính luận, giáo viên tiến hành quy trình tổ chức nhóm nhƣ sau: - Chia nhóm: Lớp thực nghiệm khoảng 40 học sinh, giáo viên có thể chia 3 đến 4 nhóm, mỗi nhóm 10 đến 13 học sinh. 16
- Giao nhiệm vụ: Phân công công việc cho các nhóm, phân công nhiệm vụ trong nhóm (ai làm gì, làm nhƣ thế nào?), đƣa ra các vấn đề cần thảo luận (nhóm 1 thảo luận ngữ liệu a đoạn trích “Tuyên ngôn độc lập” , nhóm 2 thảo luận ngữ liệu b đoạn trích “Cao trào kháng Nhật, cứu nước”, nhóm 3 thảo luận ngữ liệu c đoạn trích “Việt Nam đi tới”, (các ngữ liệu này đều có trong SGK Ngữ văn 11 tập 2 trang 96 - 97). Nội dung thảo luận của các nhóm là tìm hiểu các ngữ liệu trong SGK và thảo luận về các vấn đề sau: Thể loại của văn bản là gì? Mục đích viết của văn bản? Thái độ, quan điểm của ngƣời viết thể hiện nhƣ thể nào đối với vấn đề đƣợc đề cập đến? Giáo viên yêu cầu về cách thức, thời gian hoàn thành công việc. - Các nhóm thảo luận về các công việc đƣợc giao. - Đại diện các nhóm trình bày nội dung thảo luận về các văn bản chính luận của nhóm mình. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Giáo viên chốt lại những nội dung quan trọng về văn bản chính luận, rút ra kinh nghiệm cho những lần thảo luận sau. Khi dạy bài “Phong cách ngôn ngữ báo chí” (tiết 2) ở đơn vị kiến thức 2. Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ báo chí, giáo viên tiến hành quy trình tổ chức nhóm nhƣ sau: - Chia nhóm: Lớp thực nghiệm khoảng 40 học sinh, giáo viên có thể chia 3 đến 4 nhóm, mỗi nhóm 10 đến 13 học sinh. - Giao nhiệm vụ: Phân công công việc cho các nhóm, phân công nhiệm vụ trong nhóm (ai làm gì, làm nhƣ thế nào?), đƣa ra các vấn đề cần thảo luận (nhóm 1 thảo luận về Tính thông tin thời sự, nhóm hai thảo luận về Tính ngắn gọn, nhóm ba thảo luận về Tính sinh động, hấp dẫn (ngữ liệu đƣợc chọn để thảo luận là tiểu phẩm “Nhà...chằn tinh”, ngữ liệu này có trong SGK Ngữ văn 11 tập 1 trang 130). Giáo viên yêu cầu về cách thức, thời gian hoàn thành công việc. - Các nhóm thảo luận về các công việc đƣợc giao. - Đại diện các nhóm trình bày nội dung thảo luận về các đặc trƣng của phong cách ngôn ngữ báo chí. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Giáo viên chốt lại những nội dung quan trọng về đặc trƣng phong cách ngôn ngữ báo chí, rút ra kinh nghiệm cho những lần thảo luận sau. * Phương pháp sử dụng trò chơi học tập Để dạy học các bài phong cách ngôn ngữ bằng phƣơng pháp sử dụng trò chơi học tập cần sử dụng các biện pháp và kĩ thuật sau: - Nêu rõ mục đích trò chơi. Ví dụ: chơi để nắm đƣợc các thể loại của ngôn ngữ, đặc điểm chung của phong cách ngôn ngữ, chơi để tìm ra các phƣơng tiện diễn đạt của phong cách ngôn ngữ... 17
- Đƣa ra hình thức chơi: có rất nhiều hình thức chơi nhƣ: giải ô chữ, đoán ý đồng đội, thi trả lời nhanh... Ví dụ: Áp dụng phƣơng pháp trò chơi trong dạy học bài “Phong cách ngôn ngữ báo chí” có thể tiến hành nhƣ sau: - Mục đích trò chơi: Học sinh nắm đƣợc các thể loại khác nhau của báo chí - Hình thức chơi: ô chữ - Yêu cầu chơi: Giáo viên chia lớp thành hai đội chơi, mỗi đội chọn một ô chữ hàng ngang, tƣơng ứng với một đoạn video quảng cáo, phóng sự, tiểu phẩm, một cuộc phỏng vấn hay hình ảnh một bản tin, lá thƣ bạn đọc...để đoán từ hàng ngang, sau đó trả lời từ hàng dọc. Đội nào trả lời đúng từ hàng ngang đƣợc 10 điểm. Đội nào trả lời trƣớc từ hàng dọc đƣợc 40 điểm. Đội nào ghi đƣợc nhiều điểm sẽ giành chiến thắng. - Minh họa trò chơi ô chữ nhƣ sau: T Q
U
H A
B
A
N
T
I
N
U
B
A
N
Đ
O
C
P
H
O
N
G
S
U
N
G
C
A
O
P
H
O
N
G
V
A
N
T
I
E
U
P
H
A
M
Áp dụng phƣơng pháp trò chơi học tập vào dạy bài “Phong cách ngôn ngữ chính luận” có thể tiến hành nhƣ sau: - Mục đích trò chơi: ôn lại kiến thức đã học về các phƣơng tiện diễn đạt của phong cách ngôn ngữ chính luận. - Yêu cầu trò chơi: Đọc lại đoạn trích “Việt Nam đi tới” (SGK Ngữ văn 11, tập 2, trang 97) và thực hiện yêu cầu: VIỆT NAM ĐI TỚI “Khắp non sông Việt Nam đang bừng dậy một sinh khí mới. Sinh khí ấy đang biểu hiện trên khuôn mặt từng người dân, trong từng thôn bản, ngõ phố, trên từng cánh đồng, công trường, trong từng viện nghiên cứu, trên các chốt tiền tiêu đầu sóng ngọn gió,… Rạo rực đất trời, rạo rực lòng người! […] Đất nước đang căng tràn sức xuân trong ý chí và khát vọng vươn tới của 80 triệu người con đất Việt. Nguồn sinh lực mới được kết tụ và nhân lên trong xuân Giáp Thân đang hứa hẹn tạo ra một sức băng lướt mới trên con đường dài xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Xuân mới, thế và lực mới, chúng ta tự tin đi tới!” (Theo báo Quân đội nhân dân, số Tết 2004) 18
Hãy chỉ ra các phƣơng tiện diễn đạt đƣợc sử dụng trong đoạn trích trên? Qua đó, hãy nhận xét về các phƣơng tiện diễn đạt của phong cách ngôn ngữ chính luận. - Cách thức thực hiện: + Giáo viên chia lớp thành các đội chơi và cử một đội trƣởng. + Giáo viên đƣa ra câu hỏi yêu cầu các đội chơi trả lời. Đội nào trả lời nhanh nhất và chính xác nhất thì đội đó thắng cuộc. (?) Từ ngữ nào thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận trong đoạn văn? (?) Câu văn trong đoạn văn có đặc điểm gì? (?) Trong đoạn văn xuất hiện những biện pháp tu từ nào? Hãy chỉ ra các biện pháp tu từ đó và cho biết các biện pháp tu từ đƣợc sử dụng nhằm mục đích gì? (?) Qua đó, em hãy nhận xét về các phƣơng tiện diễn đạt của phong cách ngôn ngữ chính luận (về từ ngữ, về ngữ pháp, về các biện pháp từ). Kết quả trả lời đƣợc thể hiện bằng nhiều hình thức: trả lời trực tiếp, viết lên bảng, viết vào giấy dán lên bảng lớp. Điểm cho mỗi đội căn cứ vào kết quả thu đƣợc của từng đội. Tuy nhiên, đây chỉ là những đề xuất của chúng tôi. Trong quá trình dạy học, giáo viên nên vận dụng linh hoạt các phƣơng pháp khác nhau, không nên máy móc, rập khuôn, cần có sự thay đổi phù hợp với hoàn cảnh và đối tƣợng học sinh. 2.2.1.2.Kĩ thuật dạy học lí thuyết Dạy học lí thuyết các bài “Phong cách ngôn ngữ” cho học sinh lớp 11 có thể vận dụng những kĩ thuật khác nhau: mảnh ghép, động não, KWL, khăn phủ bàn, bể cá… Trong khóa luận này chúng tôi chỉ tập trung vào bốn kĩ thuật chính: kĩ thuật động não, kĩ thuật khăn phủ bàn, kĩ thuật “KWL” và kĩ thuật sơ đồ tƣ duy. * Kĩ thuật động não - Dùng trong phần giới thiệu vào bài mới. Ví dụ: Với bài “Phong cách ngôn ngữ chính luận”, giáo viên đƣa ra các câu hỏi: Các em đã đƣợc làm quen với rất nhiều văn bản chính luận. Em hãy kể tên các văn bản chính luận mà em biết? Qua đó, em hãy cho biết thế nào là “văn bản chính luận”? Học sinh suy nghĩ, trình bày ý kiến của mình. Trên cơ sở đó giáo viên dẫn vào bài mới. - Dùng để tìm các phương án giải quyết vấn đề. Chẳng hạn, giáo viên sử dụng kĩ thuật động não để giúp học sinh tiến hành phân tích ngữ liệu trong bài học. Ví dụ: Với bài “Phong cách ngôn ngữ báo chí”, giáo viên yêu cầu học sinh đọc ngữ liệu trong sách giáo khoa: Bản tin “Tôn vinh 122 thủ khoa năm 2006” và trả lời các câu hỏi: Bản tin trên đề cập đến sự kiện gì? Ở đâu? Vào thời gian nào? Mục đích của bản tin? Yêu cầu khi viết một bản tin là gì? - Dùng để thu thập và lựa chọn những khả năng suy nghĩ khác nhau. 19
Ví dụ Giáo viên vận dụng kĩ thuật này để yêu cầu học sinh nhận xét về các đặc trƣng phong cách ngôn ngữ chính luận trong ngữ liệu “Cao trào kháng Nhật, cứu nƣớc”.Có ý kiến cho rằng đoạn trích “Cao trào kháng Nhật, cứu nước” thể hiện rõ ràng các đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận, em hãy chứng minh rằng ý kiến đó là hoàn toàn đúng? Hay giáo viên lấy một ngữ liệu văn bản không thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận và hỏi học sinh “Văn bản trên có thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận không? Vì sao? * Kĩ thuật khăn phủ bàn Giáo viên vận dụng kĩ thuật “khăn phủ bàn” với bài “Phong cách ngôn ngữ báo chí”, ở đơn vị kiến thức 1. Tìm hiểu một số thể loại văn bản báo chí, giáo viên cho học sinh so sánh hai thể loại: bản tin và phóng sự. Ngoài hai ngữ liệu trong SGK, giáo viên có thể trình chiếu cho học sinh xem một bản tin và phóng sự khác để các em có thêm tƣ liệu so sánh. Kĩ thuật khăn phủ bàn được tiến hành theo các bước sau: - Chia lớp thành các nhóm học sinh, từ 7 đến 10 nhóm, mỗi nhóm khoảng 4 đến 6 ngƣời tƣơng ứng với phần chia câu hỏi trên mặt giấy A0. - Chia giấy A0 thành các phần gồm 1 phần chính giữa là ý kiến chung của cả nhóm về hai thể loại “bản tin” và “phóng sự”, và các phần xung quanh tƣơng ứng với số thành viên trong nhóm và mỗi thành viên sẽ đƣa ra ý kiến so sánh của mình. - Mỗi học sinh làm việc độc lập trong khoảng vài phút, tập trung suy nghĩ và viết vào phần giấy của mình trên tờ giấy A0. - Trên cơ sở các ý kiến của mỗi cá nhân, học sinh thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến và viết vào phần chính giữa trên tờ giấy A0. - Trƣng bày kết quả thảo luận của các nhóm trƣớc lớp, đại diện các nhóm trình bày kết quả của nhóm mình. Các nhóm khác tham gia phản hồi đóng góp ý kiến. - Giáo viên nhận xét kết quả làm việc của các nhóm và khả năng hoạt động nhóm, rút kinh nghiệm cho những lần làm việc nhóm sau. Tƣơng tự nhƣ vậy, giáo viên vận dụng kĩ thuật khăn phủ bàn trong tiết 1 của bài “Phong cách ngôn ngữ chính luận” khi dạy về đơn vị kiến thức 2. Nhận xét chung về văn bản chính luận và ngôn ngữ chính luận để yêu cầu học sinh phân biệt hai khái niệm “chính luận” và “nghị luận”. * Kĩ thuật KWL: Chúng tôi sử dụng kĩ thuật “KWL” cho bài “Phong cách ngôn ngữ chính luận” trong chƣơng trình Ngữ văn 11, kĩ thuật “KWL” có thể đƣợc thực hiện theo những bƣớc sau: - Sau khi giới thiệu bài học và mục tiêu bài học “Phong cách ngôn ngữ chính luận”, giáo viên phát phiếu học tập “KWL” cho từng học sinh. - Học sinh viết vào cột K những điều đã biết về nội dung bài học “Phong cách ngôn ngữ chính luận”. 20
- Sau đó, học sinh điền vào cột W những điều muốn biết về nội dung bài học “Phong cách ngôn ngữ chính luận”. - Sau khi kết thúc bài học, học sinh điền vào cột L những điều các em đã học đƣợc sau bài học “Phong cách ngôn ngữ chính luận”. - Giáo viên thu lại phiếu học tập của học sinh, kiểm tra và rút ra kinh nghiệm cho bản thân. Phiếu học tập “KWL” của học sinh sau khi kết thúc bài học “Phong cách ngôn ngữ chính luận” có thể đƣợc minh họa nhƣ sau: Tên bài học: Phong cách ngôn ngữ chính luận Tên học sinh: Nguyễn Thị Minh Huyền. Lớp: 11A7 K
W
L
(Những điều đã biết)
(Những điều muốn biết)
(Những điều đã học đƣợc sau bài học)
- Phong cách ngôn ngữ chính - Văn bản chính luận gồm - Văn bản chính luận và các luận là một loại phong những thể loại nào? dạng tồn tại của văn bản cách ngôn ngữ phổ biến - Thế nào là phong cách chính luận. trong cuộc sống. ngôn ngữ chính luận? - Sự khác nhau giữa “chính - Văn bản “Tuyên ngôn độc Ngôn ngữ chính luận là lập” là một văn bản thuộc gì? phong cách ngôn ngữ - Các dạng tồn tại của ngôn chính luận. ngữ chính luận? -… - Các phƣơng tiện diễn đạt và đặc trƣng của phong cách ngôn ngữ chính luận.
luận” và “nghị luận”. - Khái niệm ngôn ngữ chính luận. - Các dạng tồn tại của ngôn ngữ chính luận. - Khái niệm phong cách ngôn ngữ chính luận. - Các phƣơng tiện diễn đạt
-…
và đặc trƣng của phong cách ngôn ngữ chính luận. - ...
Lưu ý: - Khi mới áp dụng kĩ thuật KWL, có thể dùng các câu hỏi gợi ý để học sinh có thể viết những gì các em đã biết, muốn biết và đã học đƣợc vào các cột tƣơng ứng. Ví dụ: + Tôi đã biết những kiến thức, kĩ năng nào ở bài học này? + Tôi có thêm hiểu biết gì? + Tôi đã học đƣợc kiến thức gì? + Tôi đã phát triển những kĩ năng nào? …. 21
- Kĩ thuật “KWL” có thể sử dụng với nhóm học sinh, nếu sử dụng kĩ thuật này với nhóm học sinh thì trƣớc khi học sinh điền thông tin vào cột K, yêu cầu học sinh trao đổi thống nhất ý kiến trong nhóm. * Kĩ thuật sơ đồ tư duy Khi tiến hành dạy học các bài “Phong cách ngôn ngữ” ở chƣơng trình Ngữ văn 11, giáo viên có thể sử dụng kĩ thuật sơ đồ tƣ duy trong phần tổng kết bài học, giúp học sinh hệ thống kiến thức cụ thể, rõ ràng. Có thể minh họa nhƣ sau:
22
2.2.2. Dạy học thực hành Muốn tổ chức tốt hoạt động rèn luyện thực hành, ngƣời giáo viên cần nắm đƣợc vai trò, mục đích và yêu cầu của dạy học thực hành. 2.2.2.1. Vai trò của việc dạy học thực hành - Dạy thực hành các bài “Phong cách ngôn ngữ” giúp củng cố lí thuyết về phong cách ngôn ngữ. Qua các bài tập, học sinh nắm chắc đƣợc lí thuyết về phong cách ngôn ngữ, sự khác nhau giữa các phong cách ngôn ngữ. Học sinh biết cách phân tích, tạo lập một văn bản theo đặc trƣng của phong cách. - Trong dạy học thực hành, hệ thống bài tập là cơ sở, là xƣơng sống để rèn luyện các kĩ năng phân tích và tạo lập văn bản - Đa dạng hóa các hình thức rèn luyện thực hành, chúng tôi tổ chức cho học sinh thực hành trong các tiết dạy học lí thuyết, chúng tôi tổ chức dạy học thực hành thông qua việc giao bài tập về nhà cho học sinh. Ngoài ra, học sinh còn có thể rèn luyện thực hành phong cách ngôn ngữ qua các hoạt động xã hội và giao tiếp hàng ngày. Mỗi hình thức thực hành đều có ƣu điểm và hạn chế riêng, cần có những phƣơng pháp cụ thể để việc rèn luyện phong cách ngôn ngữ đạt đƣợc kết quả cao nhất. 2.2.2.2. Hệ thống bài tập rèn luyện kĩ năng thực hành các bài phong cách ngôn ngữ ở lớp 11 và các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng: Bài tập phải đảm bảo các yêu cầu sau: - Bài tập phải có tính hƣớng đích cao. - Bài tập phải phù hợp với trình độ của học sinh. - Hệ thống bài tập phải đa dạng, phong phú. - Bài tập phải có tính hệ thống, phù hợp với tâm lí tiếp nhận. - Nội dung bài tập phải sát với chƣơng trình Ngữ văn, thể hiện quan điểm tích cực và quan điểm giao tiếp trong đó. Về cơ bản hệ thống bài tập trong SGK Ngữ văn 11 tập 1,2 đã đảm bảo các yêu cầu trên. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ đề xuất một số bài tập khác để có thể nâng cao kĩ năng thực hành phong cách ngôn ngữ báo chí và chính luận cho học sinh. Nhƣng do phạm vi có hạn, chúng tôi chỉ đề xuất một số bài tập tiêu biểu, mỗi kĩ năng chỉ một đến hai bài tập mang tính chất giới thiệu. Dựa vào các thao tác tƣ duy cần đƣợc rèn luyện cho học sinh, chúng tôi nhận thấy hệ thống bài tập rèn luyện thực hành cần có các dạng bài tập tiêu biểu sau: + Bài tập nhận diện + Bài tập phân tích + Bài tập so sánh + Bài tập rèn luyện kĩ năng tạo lập văn bản * Bài tập nhận diện 23
Bài tập nhận diện giúp học sinh củng cố kĩ năng nhận diện thông qua việc quan sát, ghi chép, tích lũy kiến thức. Bài tập: Hãy xác định phong cách ngôn ngữ của mỗi đoạn văn dƣới đây? a. NGÀY VẺ VANG CỦA NHỮNG NHÀ TRỒNG NGƢỜI Ngày nhà giáo Việt Nam 20 -11 đã đi vào cuộc sống của nhân dân ta nhƣ một biểu hiện của truyền thống trọng thầy, hiếu học của dân tộc. Xin gửi đến các Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ứu tú đã đƣợc phong tặng danh hiệu vẻ vang, đến đội ngũ hùng hậu các thầy giáo, cô giáo ở tất cả mọi cấp, mọi lĩnh vực những lời chúc mừng nồng nhiệt, những tình cảm quý mến và biết ơn sâu sắc. […].Đội ngũ các nhà giáo là vốn quý, là niềm tự hào của nhân dân ta và chế độ ta, bồi dƣỡng về vật chất, tinh thần, kiến thức và nghiệp vụ sƣ phạm cho thầy, cô giáo là nhiệm vụ quan trọng của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể, và toàn xã hội, là biểu hiện lòng biết ơn thiết thực của chúng ta với những nhà “trồng ngƣời” cho hôm nay và mai sau. b. 8 – 3 – 69 Đi thăm bệnh nhân về giữa đêm khuya. Trở về phòng, nằm thao thức không ngủ đƣợc. Rừng khuya im lặng nhƣ tờ, không một tiếng chim kêu, không một tiếng lá rụng hoặc một ngọn gió nào đó khẽ rung cành cây. Nghĩ gì đấy Th. ơi? Nghĩ gì mà đôi mắt đăm đăm nhìn qua bóng đêm. Qua ánh trăng mờ Th thấy biết bao nhiêu là viễn cảnh tƣơi đẹp, cả những cận cảnh êm đềm của những ngày sống giữa tình thƣơng trên mảnh đất Đức Phổ này. Rồi cảnh chia li, cảnh đau buồn cũng đến nữa… Đáng trách quá Th. ơi! Th. có nghe thấy ngƣời thƣơng binh khẽ rên và tiếng súng vẫn nổ nơi xa. Chiến trƣờng vẫn đang mùa chiến thắng. (Nhật kí Đặng Thùy Trâm, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2005) c. Sau giải phóng, đồng chí Hồ Chí Minh nhận thức đƣợc những kẻ thù vô hình của dân tộc mà Ngƣời gọi là: tham ô, lãng phí, quan liêu. Không loại trừ chúng thì cách mạng không thể thắng lợi hoàn toàn đƣợc. Có lần ngƣời nói: “Trong chiến tranh một số ngƣời đã tỏ ra hăng hái, trung thực và dũng cảm. Họ đã cống hiến rất nhiều. Nhƣng khi có quyền lực một số ngƣời ấy lại trở thành hách dịch, xa hoa, do đó vô tình chống lại cách mạng. Ta phải giúp họ trở lại với cách mạng”. Lời khuyên của ngƣời càng thích hợp với ngày nay, lúc đang có sự xói mòn các giá trị nhân đạo và có sự xuyên tạc đạo đức cách mạng. Trên các trang lịch sử, Hồ Chí Minh vẫn sẽ chói lọi vinh quang nhƣ sao Bắc Đẩu để hƣớng dẫn loài ngƣời đi đến một tƣơng lai tốt đẹp trên hành tinh thân yêu này của chúng ta. d. Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao, Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu. Nƣớc biếc trông nhƣ từng khói phủ, 24
Song thƣa để mặc bóng trăng vào. e. Ngày 3 – 2, tỉnh An Giang long trọng làm lễ đón nhận quyết định của Bộ văn hóa – Thông tin công nhận di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia Ô Tà Sóc thuộc xã Lƣơng Phi, huyện Tri Tôn. Đây là di tích cấp quốc gia thứ 15 của tỉnh An Giang. Ô Sà Tóc là vùng sơn lâm rộng khoảng 5km2 thuộc núi Giài. Với hệ thống hang động và đƣờng mòn hiểm trở, từ năm 1962 đến 1967, nơi đây là căn cứ của tỉnh An Giang, sau đó là căn cứ dự phòng của tỉnh… Gợi ý: Để làm đƣợc bài tập này học sinh phải có một vốn kiến thức về các loại phong cách ngôn ngữ mà các em đã đƣợc học. Các đoạn văn trên thuộc các loại phong cách ngôn ngữ lần lƣợt nhƣ sau: a. Phong cách ngôn ngữ chính luận b. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt c. Phong cách ngôn ngữ chính luận d. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật e. Phong cách ngôn ngữ báo chí Với kiểu bài này, giáo viên có thể sử dụng phương pháp trò chơi để kích thích hứng thú của học sinh. Hình thức chơi có thể sử dụng là: Hình ảnh ngộ nghĩnh. Giáo viên chia lớp thành 2 đội chơi, mỗi đội lựa chọn hình ảnh mình yêu thích, mỗi hình ảnh ứng với một đoạn văn. Sau khi đoạn văn hiện ra, giáo viên yêu cầu học sinh nhận diện đoạn văn thuộc phong cách ngôn ngữ nào. Trả lời sai, phần trả lời thuộc về đội chơi khác. Trong đó có 1 hình ảnh may mắn, đội chơi nào chọn được sẽ không phải trả lời mà vẫn được điểm. Có thể minh họa trò chơi như sau:
25
* Bài tập rèn luyện kĩ năng phân tích Bài tập 1: Phân tích tính sinh động, hấp dẫn của các tên bài báo sau đây: a) Tìm thấy nhau sau 32 năm thất lạc (báo Tuổi trẻ, số 24/2007) b) 100 người giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam (báo Tuổi trẻ, số 24/2007) c) Chim họa mi vĩnh viễn bay xa...(bài viết tƣởng nhớ danh ca Năm Cần Thơ – ngƣời nghệ sĩ có những bài, vở vọng cổ khó quên, trong đó có Chim họa mi) (Báo Thanh niên, số 27/2007) d) Thêm một kiểu tỏ tình chấn động chốn giảng đường (Báo Thanh niên, số 27/2007) Gợi ý a) Tít báo này hấp dẫn, gợi sự chú ý ở con số cụ thể và thời gian thất lạc: 32 năm, còn ai thất lạc, vì lí do gì...sẽ để dành cho nội dung bài báo. Ngƣời đọc phải đọc bài mới biết đƣợc. b) Tít này hấp dẫn ở đề tài: ngƣời giàu nhất và giới hạn ở con số 100. Hơn nữa còn đề cập đến một hiện tƣợng có tính thời sự cao vào thời gian những năm 2006, 2007. Đó là vấn đề thị trƣờng chứng khoán. c) Tít này lấy từ một bài ca nổi tiếng của ngƣời nghệ sĩ tài danh làm đầu đề, gợi lại những kỉ niệm đáng nhớ của khán giả với ngƣời nghệ sĩ. Hơn nữa cụm từ vĩnh viễn bay xa nói đƣợc sự từ giã cõi đời mà nhẹ nhàng, không đau thƣơng, tang tóc. d) Tít này hấp dẫn ở bản thân đề tài “kiểu tỏ tình”, hơn nữa lại hợp với lứa tuổi độc giả của báo, lứa tuổi thanh niên chốn học đƣờng. Với bài tập này, giáo viên có thể sử dụng phương pháp hoạt động nhóm, chia lớp học thành 4 nhóm, mỗi nhóm phân tích tính sinh động của một tít báo, sau đó trình bày trước lớp kết quả của nhóm. Bài tập 2: Phân tích đặc điểm về các phƣơng tiện diễn đạt trong đoạn văn chính luận sau: “Nay muốn một ngày kia nước Việt Nam được tự do,độc lập thì trước hết dân Việt Nam phải có đoàn thể đã. Mà muốn có đoàn thể thì có chi hay hơn là truyền bá xã hội chủ nghĩa trong dân Việt Nam này”. (Phan Châu Trinh, Về luận lí xã hội nước ta, SGK Ngữ văn 11, tập 2). Gợi ý: - Về từ ngữ: Sử dụng lớp từ ngữ chính trị (đoàn thể, tự do, độc lập, truyền bá, xã hội chủ nghĩa…) - Về ngữ pháp: + Sử dụng câu có kết cấu chuẩn mực, gần với những phán đoán logic trong một hệ thống lập luận, câu trƣớc liên kết với câu sau, câu sau nối tiếp câu trƣớc trong một mạch suy luận (…Mà muốn có đoàn thể thì có chi hay hơn là truyền bá xã hội chủ nghĩa trong dân Việt Nam này). + Sử dụng những câu phức hợp có những từ ngữ liên kết để phục vụ cho lập luận đƣợc chặt chẽ nhƣ:...muốn...thì… 26
- Về biện pháp tu từ: Sử dụng các biện pháp tu từ để giúp cho những lí lẽ, lập luận thêm phần hấp dẫn. + Phép lặp: Việt Nam + Phép nối: mà Với dạng bài tập này, giáo viên có thể sử dụng sơ đồ tư duy để học sinh hứng thú với bài tập. Sơ đồ tƣ duy có thể minh họa nhƣ sau:
* Bài tập rèn luyện kĩ năng so sánh Bài tập rèn luyện kĩ năng so sánh giúp học sinh động não tƣ duy để tìm ra điểm khác nhau giữa hai phong cách ngôn ngữ Bài tập : Đọc hai văn bản dƣới đây và trả lời câu hỏi: a. Ngày 3 – 2, tỉnh An Giang long trọng làm lễ đón nhận quyết định của Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận di tích lịch sử cấp quốc gia Ô Tà Sóc thuộc xã Lương Phi, huyện Tri Tôn. Đây là di tích cấp quốc gia thứ 15 của tỉnh An Giang. Ô Tà Sóc là vùng Sơn Lâm rộng khoảng 5km2 thuộc núi Giài. Với hệ thống hang động và đường mòn hiểm trở, từ năm 1962 đến 1967, nơi đây là căn cứ của Tỉnh ủy An Giang, sau đó là căn cứ dự phòng của tỉnh… b. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến “Hỡi đồng bào cả nước! Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa! Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ. Hỡi đồng bào! Chúng ta phải đứng lên! Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không phân chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước. Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân! 27
Giờ cứu nước đã đến. Ta phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng, để giữ gìn đất nước. Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hy sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta! Việt Nam độc lập và thống nhất muôn năm! Kháng chiến thắng lợi muôn năm!” Hai văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào? Những tín hiệu nào cho em biết điều đó? hãy so sánh sự khác nhau Gợi ý: Học sinh dựa vào các tiêu chí để so sánh Tiêu chí xác định Thể loại
A
b
Bản tin thuộc phong cách ngôn Lời kêu gọi thuộc phong cách ngữ báo chí.
ngôn ngữ chính luận.
Cung cấp thông cho ngƣời đọc Phát động cuộc kháng chiến biết di tích Ô Tà Sóc thuộc chống thực dân Pháp vào cuối Mục đích
tỉnh An Giang đƣợc công nhận là di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia.
năm 1946. Qua đó, thể hiện tinh thần yêu nƣớc, chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta.
- Về từ ngữ: sử dụng danh từ chỉ - Về từ ngữ: sử dụng nhiều từ ngữ Phƣơng tiện diễn đạt
địa danh (Ô Tà Sóc, An Giang, Lương Phi, Tri Tôn, Giài)
chính trị: đồng bào, kháng chiến, hòa bình, dân tộc, độc lập…
- Về ngữ pháp: sáng sủa, mạch - Về ngữ pháp: sử dụng những câu lạc đảm bảo tính thông tin chính xác.
phức hợp có những từ ngữ liên kết để phục vụ cho lập luận chặt chẽ: Hễ là… thì phải; Dù ... nhưng…
- Về biện pháp tu từ: câu văn - Về biện pháp tu từ: sử dụng các ngắn dài xen kẽ… biện pháp điệp từ, điệp cấu trúc, câu ngắn xen kẽ câu dài… - Mang tính thông tin thời sự - Công khai về quan điểm chính cung cấp tin tức mới nhất đến trị thể hiện rõ ràng, dứt khoát Đặc trƣng
ngƣời đọc. quan điểm của chủ tịch Hồ Chí - Ngắn gọn, lƣợng thông tin cao. Minh. - Sinh động hấp dẫn ngƣời đọc - Hệ thống lập luận chặt chẽ, sử 28
(nghe).
dụng nhiều từ ngữ liên kết: nhưng, vì, để… - Giọng văn hùng hồn, tha thiết bộc lộ nhiệt tình của tác giả tạo nên sức hấp dẫn, thuyết phục ngƣời đọc (nghe).
Dạng bài tập này, giáo viên sử dụng kĩ thuật động não, phương pháp làm việc nhóm để học sinh trao đổi, thảo luận, hoàn thiện các tiêu chí so sánh. * Bài tập rèn luyện kĩ năng tạo lập văn bản Để học sinh rèn luyện kĩ năng tạo lập văn bản theo đặc trƣng của từng phong cách, giáo viên có thể đa dạng hóa hình thức giao bài tập cho học sinh. Hình thức phổ thông là đƣa chủ đề, giao bài tập về nhà viết. Nhƣng có thể thay đổi bằng những hình thức sinh động hơn, hấp dẫn hơn để kích thích hứng thú và niềm say mê ở học sinh nhƣ làm bài tập nhóm, thi thuyết trình trƣớc lớp.... Với bài “Phong cách ngôn ngữ báo chí”, có thể đƣa ra bài tập nhƣ sau: Bài tập: Theo dõi hai bức tranh sau:
Hãy viết một phóng sự với tiêu đề “Lời kêu cứu của nguồn nước” Công việc của giáo viên: - Giao nhiệm vụ cho học sinh - Gợi ý cách làm bài cho học sinh + Thời gian + Địa điểm xảy ra sự kiện + Ngƣời chứng kiến + Nguyên nhân xảy ra thực trạng + Nỗi lo của ngƣời dân + Ý kiến đề nghị và hƣớng khắc phục - Thu nhận kết quả từ học sinh và tiến hành kiểm tra, đánh giá. Công việc của học sinh: 29
- Tiếp nhận yêu cầu bài tập về nhà. - Lên kế hoạch làm bài tập. - Tìm hiểu yêu cầu đề bài. - Thu thập thông tin - Tra cứu tài liệu có liên quan. - Lập dàn ý. - Viết thành bài văn. - Nộp kết quả cho giáo viên. Với bài “Phong cách ngôn ngữ chính luận” Bài tập : Hãy viết một bài tham luận cho đại hội đoàn trƣờng về chủ đề“An toàn giao thông”. Công việc của giáo viên: - Giao nhiệm vụ cho học sinh - Gợi ý cách làm bài cho học sinh + Chủ đề tham luận: Bài tham luận về vấn đề An toàn giao thông + Thu thập tài liệu: từ sách báo, từ các kênh thông tin truyền hình, từ mạng Iternet… + Mục đích viết tham luận: Khẳng định tham gia “An toàn giao thông” là nghĩa vụ và trách nhiệm của toàn thể nhân dân nói chung và trƣờng học nói riêng. + Tình hình giao thông hiện tại: Tình hình giao thông trong nƣớc luôn là vấn đề nóng hổi và đƣợc quan tâm hàng đầu. + Đánh giá về tình hình giao thông hiện nay. + Đề ra các giải pháp và phƣơng hƣớng thực hiện để đảm bào an hoàn giao thông cho học sinh trong trƣờng. + Kết luận. - Thu nhận kết quả từ học sinh và tiến hành kiểm tra, đánh giá. Công việc của học sinh: - Tiếp nhận yêu cầu bài tập về nhà. - Lựa chọn chủ đề. - Lên kế hoạch làm bài tập. - Tìm hiểu yêu cầu đề bài. - Thu thập thông tin - Tra cứu tài liệu có liên quan. - Lập dàn ý. - Viết thành bài văn. - Nộp kết quả cho giáo viên. Trên đây là một số phƣơng pháp và kĩ thuật dạy học tích cực chúng tôi đề xuất trong quá trình dạy lý thuyết và thực hành các bài “Phong cách ngôn ngữ”. Trong quá trình 30
giảng dạy, giáo viên cần vận dụng linh hoạt cho phù hợp với đối tƣợng học sinh và thời lƣợng của môn học. 2.3. Thiết kế giáo án thử nghiệm bài “Phong cách ngôn ngữ chính luận” PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN (Tiết 1) A. Mục tiêu cần đạt. 1. Kiến thức - Hiểu đƣợc khái niệm ngôn ngữ chính luận, các loại văn bản chính luận và đặc điểm của phong cách ngôn ngữ chính luận. - Phân biệt các khái niệm nghị luận, chính luận và phong cách ngôn ngữ chính luận. 2. Kĩ năng - Luyện kĩ năng phân tích và tạo lập văn bản 3. Thái độ - Có ý thức học tập và rèn luyện kĩ năng phân tích và kĩ năng tạo lập văn bản chính luận. 4. Định hƣớng các năng lực đƣợc hình thành - Năng lực sử dụng tiếng Việt và giao tiếp bằng tiếng Việt - Năng lực tạo lập văn bản theo các phong cách ngôn ngữ - Các năng lực khác: năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tự quản bản thân, năng lực công nghệ thông tin truyền thông... B. Thiết kế bài học I. Chuẩn bị của GV và HS 1. Giáo viên: - Nghiên cứu SGK, SGV, sách thiết kế bài giảng, tài liệu tham khảo, soạn giáo án, xây dựng phiếu bài tập, chuẩn bị các đồ dùng dạy học, máy chiếu. 2. Học sinh: - Đọc trƣớc bài, soạn bài. II. Tổ chức hoạt động dạy học Ổn định tổ chức lớp Hoạt động 1: Định hƣớng - tạo tâm thế tiếp nhận cho HS - GV đặt câu hỏi: Dựa vào kiến thức đã học, em hãy nêu các phong cách ngôn ngữ thƣờng gặp trong văn bản. - GV tổ chức trò chơi và định hƣớng vào bài. *Trò chơi: Yêu cầu lớp chia làm hai nhóm, mỗi nhóm cử 3 bạn đại diện lên sắp xếp các văn bản cho sẵn vào các phong cách ngôn ngữ phù hợp. Trong thời gian nhanh nhất, nhóm nào làm đúng sẽ chiến thắng. Đáp án: 31
Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
Nhật kí, tin nhắn điện thoại, thƣ…
Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
Vội vàng, Đây thôn Vĩ Dạ, Chiều tối…
Phong cách ngôn ngữ báo chí
Bình Định: Tối nay [21/03/2015] diễn ra chương trình khát vọng trẻ 9
Phong cách ngôn ngữ chính luận
Bình Ngô Đại Cáo, Chiếu cầu hiền, Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
Phong cách ngôn ngữ khoa học
Hình thang, Tam giác đều, Đánh giá chất lượng xăng như thế nào (Sgk Hóa 11)
Phong cách ngôn ngữ hành chính
Đơn xin việc, Thông báo, Thông tƣ, Nghị quyết
- GV nhận xét và định hƣớng bài học: Tuy chúng ta biết về 6 phong cách ngôn ngữ nhƣng những phong cách ngôn ngữ mà chúng ta đã học trong chƣơng trình THPT là: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, Phong cách ngôn ngữ báo chí. Hôm nay, chúng ta sẽ đến với một phong cách ngôn ngữ thứ 4 đó là phong cách ngôn ngữ chính luận, cô và các em sẽ tìm hiểu xem, giữa phong cách ngôn ngữ chính luận với các phong cách ngôn ngữ đã học, có điểm gì giống và khác nhau. Chúng ta đi vào bài học hôm nay: Phong cách ngôn ngữ chính luận. Hoạt động của GV và HS
-
Phƣơng pháp và kĩ thuật dạy học
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu về văn bản chính luận và ngôn ngữ chính luận. Trình chiếu một số văn bản chính luận:
Nội dung cần đạt I. Văn bản chính luận và ngôn ngữ chính luận 1. Văn bản chính luận a. Tìm hiểu ngữ liệu
(Hịch tƣớng sĩ – Trần Quốc Tuấn)
* Ví dụ: Hai văn bản trình chiếu 32
+ Văn bản 1: “Hịch tướng sĩ”, xuất hiện vào thời trung đại, thuộc thể hịch
Phƣơng pháp vấn + Văn bản 2: “Lời kêu gọi toàn đáp quốc kháng chiến”, xuất hiện Kĩ thuật động não vào thời hiện đại, thuộc thể loại: lời kêu gọi. * Ngữ liệu sách giáo khoa
(Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến – Hồ Chí Minh) Hai văn bản trên xuất hiện vào thời gian nào? Thuộc thể loại gì?
Phƣơng pháp nhóm - Ngữ liệu a. “Tuyên ngôn độc lập” – Hồ Chí Minh + Thể loại: tuyên ngôn
Phƣơng pháp thuyết + Mục đích: Khẳng định quyền tự do, bình đẳng của cá nhân, suy trình - Tìm hiểu ngữ liệu trong sgk và trả rộng ra là quyền của các dân lời câu hỏi: tộc. Khẳng định sự ra đời và vị Thể loại của văn bản? thế của nƣớc Việt Nam dân Mục đích viết văn bản? chủ cộng hòa. Thái độ, quan điểm của người viết + Thái độ, quan điểm của người đối với những vấn đề được đề cập viết: thái độ chân thành và đến? => Năng lực giải niềm tin vào chính nghĩa. Tác GV: chia lớp thành 3 nhóm, mỗi giả có thái độ, quan điểm rõ quyết vấn đề, nhóm có 13 đến 14 HS (tƣơng ràng, khẳng định dứt khoát năng lực hợp tác đƣơng với mỗi nhóm là 3 dãy bàn mạnh mẽ độc lập của dân tộc HS). Phân công công việc cho các Việt Nam. nhóm: => Năng lực giải - Ngữ liệu b “Cao trào kháng .+ Nhóm 1: Ngữ liệu a “Tuyên ngôn Nhật, cứu nước” – Trường quyết vấn đề, độc lập” – Hồ Chí Minh Trinh. năng lực hợp tác + Thể loại: bình luận thời sự + Mục đích: Bình luận về hành động, thái độ của thực dân + Nhóm 2: Ngữ liệu b “Cao trào Pháp ở Đông Dƣơng, khẳng kháng Nhật, cứu nước” – Trƣờng định cao trào chống phát xít Trinh Nhật ở Đông Dƣơng là nhiệm vụ duy nhất của nhân dân ta. Tổng kết một giai đoạn cách mạng thắng lợi và sách lƣợc 33
của Cách mạng tháng Tám. + Thái độ, quan điểm của người viết: dứt khoát, mạnh mẽ, đanh thép, kiên định trên lập trƣờng cách mạng. + Nhóm 3: Ngữ liệu c “Việt Nam đi => Năng lực giải -Ngữ liệu c “Việt Nam đi tới” tới” quyết vấn đề, + Thể loại: xã luận - GV: “Xã luận” là bài báo thuộc thể năng lực hợp tác + Mục đích: Phân tích thành tựu loại chính luận, nói về một vấn đề mới về các lĩnh vực của đất thời sự quan trọng, nóng hổi, thƣờng đặt ở trang nhất.
nƣớc, vị thế của đất nƣớc trên trƣờng quốc tế. Từ đó tác giả
-GV: Nhận xét hoạt động thảo luận của các nhóm, rút kinh nghiệm cho những lần thảo luận sau. Triển
nêu những triển vọng tốt đẹp của đất nƣớc trong thời gian tới. + Thái độ, quan điểm của người viết: hào hứng, sôi nổi, đầy tin
khai tiếp nội dung tiếp theo.
tƣởng lạc quan… b. Kết luận -GV: Qua việc tìm hiểu các ngữ liệu trên, theo em văn bản chính luận gồm những loại nào? Nhận xét chung về văn bản chính luận?
Phƣơng pháp vấn đáp Kĩ thuật động não, sơ đồ tƣ duy
(Gợi ý: về mục đích, về thái độ, quan điểm của ngƣời viết) -HS: trả lời, vẽ sơ đồ tƣ duy
Hịch VBCL trung đại
Cáo Chiếu .....
Phân loại Xã luận VBCL hiện đại
Tuyên ngôn ..... Lí lẽ
Mục đích thuyết phục
34
Thái độ, quan điểm: dứt khoát
Lập luận
GV trình chiếu cho HS xem hai hình ảnh sau: 2. Ngôn ngữ chính luận
a. Mục đích- đặc điểm: Ngôn ngữ chính luận đƣợc sử dụng nhằm trình bày ý kiến hoặc bình Phƣơng pháp thuyết
luận, đánh giá một sự kiện,
trình kiểu nêu trường hợp trên là ngôn ngữ vấn đề chính luận. Theo em, ngôn ngữ Kĩ thuật động não chính luận được sử dụng nhằm => Năng lực giải mục đích gì? quyết vấn đề
một vấn đề chính trị, một chính sách, chủ trƣơng về văn hoá xã hội theo một quan điểm
Ngôn ngữ được sử dụng trong hai
chính trị nhất định.
GV cho học sinh theo dõi:
b. Dạng thức tồn tại: ngôn ngữ Văn bản “Tuyên ngôn độc lập” Phƣơng pháp thuyết chính luận tồn tại ở 2 dạng: trong sgk. dạng viết và dạng nói. trình kiểu thuật Video chủ tịch Hồ Chí Minh đọc + Sự khác nhau giữa dạng nói và chuyện. tuyên ngôn độc lập tại quảng Kĩ thuật bể cá, động dạng viết: trƣờng Ba Đình Âm thanh não, sơ đồ tƣ duy Cử chỉ => Năng lực giao Dạng nói tiếp tiếng Việt, Điệu bộ năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề Nét mặt ...
-GV: Theo em ngôn ngữ chính luận tồn tại ở những dạng nào? 35
-HS: Trả lời Chữ viết
-GV: Dạng viết và dạng nói có gì khác nhau?
Từ ngữ
Gợi ý: Nêu những khía cạnh sau: + Từ ngữ
Dạng viết Câu văn
+ Câu văn + Cách trình bày + Biện pháp tu từ đƣợc sử dụng
Biện pháp tu từ
GV: Từ việc nghiên cứu các ngữ liệu Phƣơng pháp vấn trên, theo em thế nào là ngôn ngữ c. Khái niệm đáp chính luận? Ngôn ngữ chính luận là ngôn Kĩ thuật động não ngữ được dùng trong các bản chính luận hoặc lời miệng (khẩu ngữ) trong buổi hội nghị, hội thảo,
văn nói các nói
chuyện, thời sự… nhằm trình bày, bình luận, đánh giá những sự kiện, những vấn đề về chính trị, xã hội, văn hóa, tư tưởng… theo một quan điểm chính trị nhất định.
3. Văn bản chính luận và ngôn ngữ chính luận GV: Em hãy đọc mục 2 SGK trang 98 a. Nhận xét chung về văn bản và trả lời các câu hỏi sau. chính luận và ngôn ngữ chính -HS: đọc mục 2 trang 98 SGK và tóm luận tắt những ý chính trả lời câu hỏi. -GV: Ngôn ngữ chính luận được sử Phƣơng pháp vấn Văn bản dụng trong phạm vi nào? đáp chính luận -HS: trả lời Kĩ thuật động não, sơ đồ tƣ duy => Năng lực phát hiện vấn đề 36
Phạm vi sử dụng
Tài liệu chính trị
-GV: Theo em ngôn ngữ chính luận Phƣơng pháp vấn có ảnh hưởng đến ngôn ngữ hàng đáp ngày và ngôn ngữ văn học không? Kĩ thuật động não
Ảnh hƣởng
Ngôn ngữ văn chƣơng
-HS: Trả lời
GV: Hãy phân biệt khái niệm nghị luận và chính luận?
Ngôn ngữ hàng ngày
c. Phân biệt các khái niệm chính Phƣơng pháp làm
luận và nghị luận
Gợi ý việc nhóm - Mục đích : 1. Mục đích của mỗi loại là gì? Kĩ thuật khăn phủ + Nghị luận : đƣa ra ý kiến, lí lẽ 2. Phạm vi sử dụng của hai khái lập luận nhằm thuyết phục bàn niệm? ngƣời đọc, ngƣời nghe về một 3. Hai khái niệm có quan hệ với vấn đề nào đó theo quan điểm nhau nhƣ thế nào?
của mình.
(Bình đẳng, giao nhau, trùng nhau + Chính luận : Đƣa ra ý kiến, lí hay bao hàm…) lẽ, lập luận nhằm thuyết phục -HS: Trả lời => Năng lực hợp ngƣời đọc, ngƣời nghe về một tác, tự quản bản vấn đề chính trị nào đó theo thân, giải quyết quan điểm chính trị nhất định. vấn đề - Phạm vi sử dụng : + Nghị luận : Sử dụng trong tất cả mọi lĩnh vực (khoa học, lịch sử, chính trị, văn chƣơng…) => Rộng. + Chính luận : Thu hẹp trong phạm vi trình bày một quan điểm chính trị nào đó. - Mối quan hệ giữa hai khái niệm : Chính luận là một tiểu loại nhỏ của nghị luận (nghị luận gồm : nghị luận xã hội, nghị luận khoa học, nghị luận văn học, nghị luận chính trị tức chính 37
luận…) => quan hệ bao hàm Nghị luận chứa chính luận. => Nghị luận dùng để chỉ một loại thao tác (phƣơng pháp) tƣ duy (diễn giải, bàn bạc, lập luận); một loại văn bản; một kiểu bài làm văn trong nhà trƣờng. => Chính luận là khái niệm chỉ một phong cách ngôn ngữ văn bản nhằm trình bày những quan điểm chính trị của một đảng phái, đoàn thể, những tuyên bố của các nguyên thủ quốc gia, những bài xã luận nêu rõ lập trƣờng, quan điểm chính trị… Hoạt động 3: Hướng dẫn HS luyện lập
* Luyện tập:
Bài 2: Gợi ý trả lời
Bài 2. Các biểu hiện của phong
1. Nội dung chính của đoạn văn là gì? 2. Đoạn văn có dùng nhiều thuật ngữ chính trị không? Hãy tìm các thuật ngữ đó? 3. Đoạn văn có thể hiện một quan điểm chính trị nào không? Nếu có, hãy tìm ra? 4. Cách đƣa ra lí lẽ, dẫn chứng của tác giả nhƣ thế nào? 5. Đoạn văn hấp dẫn, lôi cuốn còn nhờ vào những hình ảnh so sánh ra sao?
cách ngôn ngữ chính luận Bài tập nhận diện trong đoạn văn : Câu hỏi 5W1H Phƣơng pháp nêu Dùng nhiều từ ngữ chính trị : và giải quyết dân, yêu nước, truyền thống, vấn đề Tổ quốc, xâm lăng, tinh thần, Kĩ thuật động não bán nước, cướp nước,… => Năng lực giải Lập luận chặt chẽ, hùng hồn, quyết vấn đề, thuyết phục. năng lực giao _ Từ ngữ giàu hình ảnh so sánh tiếp tiếng Việt cụ thể: “ làn sóng vô cùng mạnh mẽ…” Thể hiện rõ quan điểm chính trị về lòng yêu nƣớc, đánh giá cao lòng yêu nƣớc của nhân dân ta. => Với những biểu hiện trên có thể khẳng định đoạn văn thuộc 38
phong cách chính luận. Trích đoạn trên đƣợc xem là một trong những đoạn văn chính luận xuất sắc của Hồ Chí Minh. Bài 3: Gợi ý Phân tích mặt diễn đạt của văn bản thông qua các luận điểm: Bài tập phân tích Phƣơng pháp làm + Nhóm 1: Tình thế nào buộc ta phải việc nhóm chiến đấu?
Kĩ thuật động não
Bài 3: - Bác nêu rõ tình thế: + Vì địch muốn cƣớp ta => nên ta phải chiến đấu. + Vì ta cần bảo vệ đất nƣớc => tình thế buộc chúng ta phải chiến đấu.
=> Năng lực hợp tác, giải quyết - Sử dụng lớp từ chính trị: hoà bình, cướp nước, hi sinh, mất vấn đề nước, nô lệ. Thể hiện rõ lập trƣờng quan điểm của ta và âm mƣu cƣớp nƣớc ta của thực dân Pháp. Hai từ càng...càng, đặt trong mối quan hệ ta Pháp thể hiện rõ tình thế cụ + Nhóm 2: Chúng ta chiến đấu bằng vũ khí gì?
thể lúc đó. => Năng lực hợp - Chúng ta chiến đấu bằng vũ khí: bất kì đàn ông... giữ gìn đất tác, giải quyết nước. Các từ ngữ: súng, gươm, vấn đề cuốc thuổng, gậy gộc... khẳng
định: đó là cuộc chiến tranh nhân dân + Nhóm 3: Niềm tin tất thắng của => Năng lực hợp - Thể hiện niềm tin vào chiến thắng, chúng ta? những từ: nhất định thắng lợi, tác, giải quyết độc lập, thống nhất.. Khẳng vấn đề định niềm tin chiến thắng của chúng ta: kháng chiến phải thắng lợi. III. Hƣớng dẫn HS củng cố, luyện tập - Các loại văn bản chính luận - Phân biệt khái niệm “Nghị luận”, “Chính luận” 39
IV. Hƣớng dẫn HS tự học 1. Hƣớng dẫn học bài: - Liên hệ kiến thức ở phần Làm văn trong loại bài nghị luận xã hội, với các thao tác lập luận để tích hợp kiến thức. -
Tìm các văn bản chính luận đã học từ THCS để mở rộng và nâng cao kiến thức.
2. Hƣớng dẫn chuẩn bị bài: - Chuẩn bị trƣớc bài: “Phong cách ngôn ngữ chính luận” tiết 2 V. Tài liệu tham khảo: - Sách giáo khoa Ngữ văn 11 – tập 2 - Sách giáo viên Ngữ văn 11 – tập 2 - Thiết kế dạy học Ngữ văn 11 – tập 2 - Thiết kế bài giảng Ngữ văn 11 – tập 2 - Bài tập Ngữ văn 11 – tập 2 VI. Rút kinh nghiệm: ..................................................................................................................................................... ...................................................................................................................... PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN (Tiết 2) A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS: 1. Kiến thức - Nắm đƣợc đặc điểm chung và cách sử dụng ngôn ngữ trong phong cách ngôn ngữ chính luận. - Nắm đƣợc các phƣơng tiện diễn đạt và đặc trƣng của phong cách ngôn ngữ chính luận. 2. Kĩ năng - Biết vận dụng kiến thức phong cách ngôn ngữ chính luận vào việc đọc - hiểu và làm văn. - Biết phân tích và viết bài văn theo phong cách ngôn ngữ chính luận. 3. Thái độ - Có ý thức học tập và rèn luyện kĩ năng phân tích và kĩ năng tạo lập văn bản chính luận. 4. Định hướng các năng lực được hình thành - Năng lực sử dụng tiếng Việt và giao tiếp bằng tiếng Việt - Năng lực tạo lập văn bản theo các phong cách ngôn ngữ - Các năng lực khác: năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tự quản bản thân, năng lực công nghệ thông tin truyền thông... 40
B. Thiết kế bài học I. Chuẩn bị của GV và HS 1. Giáo viên - SGK, SGV, sách thiết kế bài giảng, sách tham khảo, các công cụ hỗ trợ bài dạy, soạn giáo án. - Chuẩn bị phiếu học tập “KWL” Phiếu học tập “KWL” Tên bài học:………………………………… Tên HS:……………………………………… Lớp:……. K
W
L
(Những điều đã biết)
(Những điều muốn biết)
(Những điều đã học đƣợc sau bài học)
--
-
…
-……
… …
2. Học sinh - Đọc bài trƣớc ở nhà và soạn bài. II. Tổ chức hoạt động dạy học 1. Ổn định tổ chức lớp 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới Vào bài: Ở tiết trƣớc chúng ta đã đƣợc học về văn bản chính luận và ngôn ngữ chính luận, tiết này chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về các phƣơng tiên diễn đạt và đặc trƣng của phong cách ngôn ngữ chính luận. Hoạt động của GV và HS
Phƣơng pháp và Nội dung cần đạt kĩ thuật dạy học
GV phát cho HS phiếu “KWL” và Sử dụng kĩ thuật yêu cầu HS điền vào phiếu. “KWL” trƣớc khi (Thời gian 3 phút) vào bài mới. HS thực hiện theo yêu cầu => Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân Hoạt động 1: Hướng dẫn HS
II. Các phƣơng tiện diễn đạt 41
tìm hiểu các phương tiện diễn
và đặc trƣng của phong
đạt và đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận.
cách ngôn ngữ chính luận. 1. Các phương tiện diễn đạt
GV: Yêu cầu HS đọc lại đoạn trích “Cao trào kháng Nhật, cứu nước” – Trƣờng Trinh (SGK – 97) và trả lời câu hỏi: Phƣơng pháp làm a. Về từ ngữ việc nhóm + Nhóm 1: Em có nhận xét gì về Kĩ thuật động não - Văn bản chính luận sử dụng cách sử dụng từ ngữ trong đoạn => Năng lực hợp tác, ngôn ngữ thông thƣờng trích? HS: Đọc lại đoạn trích và trả lời
giải quyết vấn đề
câu hỏi. - Sử dụng ngôn ngữ thông thƣờng nhƣng có khá nhiều từ ngữ chính trị: phát xít, thực dân, kháng
nhƣng có khá nhiều từ ngữ chính trị. - Nhiều từ ngữ chính trị có nguồn gốc từ văn bản chính luận nhƣng đƣợc dùng rộng khắp trong sinh hoạt chính trị nên chúng đã thấm vào lớp từ
chiến, thống nhất…
thông dụng, đến mức ngƣời dân dùng quen thuộc không còn quan niệm đó là từ ngữ lí luận nữa. + Nhóm 2: Câu văn trong đoạn => Năng lực hợp tác, b. Về ngữ pháp trích có gì đặc biệt? giải quyết vấn đề - Câu văn trong văn bản chính HS: Trả lời. luận thƣờng là câu có kết cấu - Câu văn trong đoạn trích đƣợc chuẩn mực, gần với những sắp xếp rất logic, kết cấu chặt chẽ chặt chẽ. - Tính chặt chẽ trong trật tự câu (1) Thời gian: 9/3/1945 (2) Địa điểm: ở Đông Dƣơng (3) Sự kiện: phát xít Nhật quật thực dân Pháp xuống chân đài chính trị. - Tính chặt chẽ trong đoạn văn:
phán đoán logic trong một hệ thống lập luận, câu trƣớc liên kêt với câu sau, câu sau nối tiếp với câu trƣớc trong một mạch suy luận. - Các văn bản chính luận thƣờng dùng những câu phức hợp có những từ ngữ liên kết nhƣ: do vậy, bởi thế, cho nên, vì lẽ
(1) Theo thứ thời gian khi liệt kê sự kiện. (2) Theo trật tự quy nạp.
đó, tuy… nhƣng, để phục vụ cho lập luận chặt chẽ. 42
(3) Theo trật tự logic -
-
c. Về biện pháp tu từ + Nhóm 3: Hãy tìm những biện => Năng lực hợp tác, - Văn bản chỉnh luận sử dụng pháp tu từ trong đoạn trích và cho khá nhiều biện pháp tu từ. giải quyết vấn đề biết các biện pháp tu từ đó được sử - Các biện pháp tu từ giúp cho lí dụng như thế nào? HS: Trả lời:
lẽ, lập luận thêm hấp dẫn vì đích của văn bản chính luận là thuyết phục ngƣời đọc, ngƣời nghe bằng lí lẽ và lập luận. - Lƣu ý: Ở dạng nói ngôn ngữ chính luận chú trọng đến cách phát âm, ngƣời nói phải diễn đạt sao cho khúc triết, rõ ràng, mạch lạc. Ngữ điệu đóng vai trò quan trọng thu hút ngƣời nghe.
GV: Chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm từ 10 đến 13 HS, tƣơng ứng với 3 dãy bàn. + Yêu cầu hoạt động nhóm: Đọc lại đoạn trích “Cao trào kháng Nhật, cứu nước” và tìm hiểu lần lƣợt các đặc trƣng phong cách
Phƣơng pháp làm 2. Đặc trưng của phong cách việc nhóm ngôn ngữ chính luận Kĩ thuật động não
a. Tính công khai về quan điểm chính trị
ngôn ngữ chính luận trong đoạn - Tuy đề tài của văn bản chính trích (Thời gian thảo luận là 4 luận là những vấn đề thời sự phút). trong cuộc sống, nhƣng ngôn - HS: Làm theo yêu cầu của GV từ chính luận không chỉ có và tiến hành thảo luận, nhóm chức năng thông tin một cách trƣởng trình bày kết quả thảo khách quan mà phải thể hiện luận của nhóm. đƣờng lối, quan điểm, thái độ + Nhóm 1: Tính công khai về quan => Năng lực hợp tác, chính trị của ngƣời viết (nói) điểm chính trị : một cách công khai, dứt giải quyết vấn đề Ngay từ những dòng đầu tiên khoát, không che dấu, úp mở. tác giả khẳng định kẻ thù của - Từ ngữ trong văn bản chính cách mạng lúc đó là phát xít luận phải đƣợc cân nhắc kĩ 43
Nhật và ta phải phát động cao
càng, đặc biệt là những từ
trào kháng Nhật, không còn hi vọng mơ hồ rằng ngƣời Pháp sẽ
ngữ thể hiện lập trƣờng, quan điểm chính trị. Ngƣời viết
là đồng minh chống Nhật. Thái độ chính trị thể hiện rõ
tránh dùng những từ ngữ mơ hồ, không thể hiện thái độ
ràng qua lời lẽ phê phán nghiêm khắc: hạ súng xin hàng, nhằm biên giới cắm đầu chạy, bỏ ta
chính trị rõ ràng, dứt khoát, tránh những câu nhiều ý làm lẫn lộn lập trƣờng, quan điểm
chạy. Và cả trong kết luận: có
chính kiến.
thể nói là quân Pháp ở Đông Dương đã không kháng chiến và công cuộc kháng chiến ở Đông Dương là công cuộc duy nhất của nhân dân ta. b. Tính chặt chẽ trong diễn đạt + Nhóm 2: Tính chặt chẽ trong diễn => Năng lực hợp tác, và suy luận. đạt và suy luận.
giải quyết vấn đề
- Ngoài những lời phát biểu đơn
Lập luận rõ ràng, logic bằng cách đƣa ra một hệ thống các luận cứ và cuối cùng đƣa ra kết
lẻ, phong cách chính luận thể hiện tính chặt chẽ của hệ thống lập luận.
luận: “Có thể nói là quân Pháp ở Đông Dương đã không kháng chiến và công cuộc kháng chiến ở Đông Dương là công cuộc duy nhât của nhân dân ta”.
- Dùng nhiều từ ngữ liên kết: để, mà, thế mà, với, tuy, nhƣng…
Luận cứ, luận điểm rõ ràng, chặt chẽ, mạch lạc thể hiện rõ quan điểm của ngƣời viết. + Nhóm 3: Tính truyền cảm, thuyết => Năng lực hợp tác, c. Tính truyền cảm, thuyết phục phục giải quyết vấn đề - Ngôn ngữ chính luận là công Lời văn sáng rõ, mạch lạc, cụ để trình bày, thuyết phục, giọng văn hùng hồn, tha thiết thể tạo nên sức hấp dẫn, lôi cuốn hiện sự nhiệt tình của ngƣời ngƣời đọc (ngƣời nghe). viết… Thuyết phục ngƣời đọc, - Ngoài giá trị lập luận, văn bản ngƣời nghe.
chính luận còn thể hiện giá trị ở giọng văn hùng hồn, tha thiết, bộc lộ nhiệt tình của
-GV: nhận xét hoạt động nhóm và 44
ngƣời viết.
rút kinh nghiệm cho những lần hoạt động nhóm sau. Triển khai tiếp nội dung bài học.
*Ghi nhớ: Phong cách ngôn ngữ chính luận có ba đặc trưng
-HS: Đọc ghi nhớ SGK/108
cơ bản: tính công khai về quan điểm chính trị; tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận; tính truyền cảm, thuyết phục. Các đặc trưng đó thể hiện ở những phương tiện diễn đạt nhằm mục đích trình bày ý kiến hoặc bình luận, đánh giá vấn đề theo một quan điểm chính trị nhất định.
* Mở rộng: (so sánh hai văn bản Bài tập so sánh * Mở rộng: thuộc phong cách ngôn ngữ báo Phƣơng pháp nhóm (Xem phần trình bày về dạy học chí và phong cách ngôn ngữ Kĩ thuật động não thực hành, phần bài tập so chính luận, nhƣ trình bày ở trên) => Năng lực hợp tác, sánh) giải quyết vấn đề
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập phần Luyện tập SGK. Bài tập phân tích Bài 1: Phƣơng pháp vấn Gợi ý: đáp, nêu và giải Các phép tu từ: quyết vấn đề + Điệp ngữ kết hợp điệp cú Kĩ thuật động não + Liệt kê => Năng lực giao + Ngắt đoạn tiếp, năng lực giải quyết vấn đề
Bài 2 Gợi ý: triển khai theo mạch Mở bài: dẫn lại câu nói Thân bài:
* Luyện tập Bài 1: Các phép tu từ: + Điệp ngữ kết hợp điệp cú: Ai có… dùng… + Liệt kê: súng, gươm, cuốc, thuổng, gậy, gộc. + Ngắt đoạn câu (phối hợp với các phép tu từ trên) để tạo giọng văn dứt khoát, mạnh mẽ.
Bài 2 Bài tập rèn kĩ năng Có thể nêu một số ý sau để chứng minh câu nói của Hồ Chủ tạo lập văn bản tịch: Phƣơng pháp nêu và 45
+ +
Luận cứ
giải quyết vấn đề
Luận chứng Phƣơng pháp thuyết Kết luận: Sứ mệnh vinh quang trình và nặng nề của thế hệ trẻ đối với Kĩ thuật động não đất nƣớc. => Năng lực giao
+ Luận cứ: Ở thời điểm nào thì thanh niên cũng gánh vác nhiệm vụ quan trọng của đất nƣớc, thanh niên là giƣờng cột của nƣớc nhà, là ngƣời
chủ nhân tƣơng lai của đất nƣớc. tác, giải quyết vấn + Luận chứng: đề Thế hệ thanh niên trong Cách tiếp, năng lực hợp
mạng tháng Tám. Thế hệ thanh niên trong kháng chiến chống Mỹ. Thế hệ thanh niên ngày nay trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, hội nhập với thế giới. + Kết luận: Thanh niên (trong đó phần lớn là HS) phải học tập để xây dựng đất nƣớc văn minh, tiến bộ.
-
-
-
Bài 3: Gợi ý: Có thể nêu một số ý: Lòng yêu nƣớc có thể đƣợc giáo Bài tập rèn kĩ năng dục từ truyền thống, nhƣng một tạo lập văn bản phần khác bắt nguồn từ những Phƣơng pháp nêu và tình cảm thiết thực của mỗi giải quyết vấn đề ngƣời. Kĩ thuật động não Từ tình cảm cụ thể và thiết tha, => Năng lực giao lòng yêu nƣớc trở thành một thứ tiếp, giải quyết vấn tình cảm thiêng liêng và có ý đề thức thƣờng trực trong mỗi ngƣời. Yêu nƣớc là phải bảo vệ và xây dựng đất nƣớc.
Bài 3 - Lòng yêu nƣớc có thể đƣợc giáo dục từ truyền thống, nhƣng một phần khác bắt nguồn từ những tình cảm thiết thực, “nhỏ bé” của mỗi ngƣời. + Yêu ngƣời thân: cha mẹ, ông bà, anh chị em… + Yêu làng quê, phố nhỏ và những kỉ niệm thời thơ ấu… - Từ tình cảm cụ thể và “nhỏ bé” nhƣng sâu sắc, thiết tha, lòng yêu nƣớc trở thành một thứ tình cảm thiêng liêng và có ý thức thƣờng trực trong mỗi ngƣời.
46
- Yêu nƣớc là phải bảo vệ và xây dựng đất nƣớc. III. Củng cố, dặn dò - HS hoàn thành phiếu học tập “KWL” và nộp lại cho GV. - Học lại kiến thức. - Chuẩn bị bài mới - Giao bài tập về nhà Yêu cầu bài tập về nhà: Cho học sinh xem đoạn video hoặc các hình ảnh sau đây:
Hãy viết một bài bình luận về vấn đề: Facebook có lợi hay có hại? Công việc của GV: - Giáo viên chia lớp làm hai nhóm: Nhóm 1: Mặt tích cực (cái lợi) của facebook Nhóm 2: Mặt tiêu cực (cái hại) của facebook
47
Các nhóm có 1 tuần chuẩn bị bài ở nhà, sau đó sẽ trình bày trƣớc lớp theo hình thức thi nói, thuyết trình. Giáo viên sẽ căn cứ vào kết quả bài viết và thuyết trình trƣớc lớp để cho điểm. - Thu nhận kết quả từ HS - Kiểm tra đánh giá kết quả bài làm của HS. Công việc của HS: - Tiếp nhận yêu cầu bài tập về nhà. - Lên kế hoạch làm bài tập. - Tìm hiểu yêu cầu đề bài. - Thu thập thông tin - Tra cứu tài liệu có liên quan. - Lập dàn ý. - Viết thành bài văn. - Nộp kết quả cho GV. - Chuẩn bị thuyết trình trƣớc lớp => Rèn cho học sinh các kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết. Với dạng bài tập này, giúp học sinh phát triển năng lực giao tiếp tiếng Việt, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực hợp tác khi làm việc nhóm, năng lực sáng tạo khi viết bài, năng lực công nghệ thông tin khi trình bày vấn đề trƣớc tập thể. IV. HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN ĐEM LẠI Chúng tôi tiến hành thực nghiệm tại hai lớp khối 11 ở trƣờng THPT A Nghĩa Hƣng. Đối tƣợng thực nghiệm đƣợc chia thành hai nhóm: Nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng. - Nhóm thực nghiệm: Lớp 11A1 – THPT A Nghĩa Hƣng - Nhóm đối chứng: Lớp 11A8 – THPT A Nghĩa Hƣng - Thời gian thực nghiệm: Chúng thôi tiến hành thực nghiệm trong khoảng thời gian học kì 2 năm học 2018 – 2019. Kết quả thu đƣợc: Các mức độ
Lớp thực nghiệm
Lớp đối chứng
Hứng thú học tập bộ môn
Học sinh tiếp thu bài tốt, dễ Học sinh tiếp thu bài tốt tuy dàng, có hứng thú học tập, nhiên có phần thụ động phát huy đƣợc khả năng làm việc theo nhóm.
Khả năng học tập và vận dụng
Học sinh tích cực trong việc Vẫn có những em còn lúng đƣa ra các kiến thức vào việc túng , hiểu vấn đề chƣa phân tích và viết bài văn theo sâu, rụt rè không dám giơ phong cách ngôn ngữ: từ khâu chuẩn bị bài, đến khâu tham gia phát biểu ý kiến đến việc 48
tay phát biểu ý kiến
tham gia các hoạt động học tập tích cực (thảo luận nhóm, làm việc nghiêm túc, có trách nhiệm…).
Chúng tôi đã giao bài tập về nhà cho học sinh viết bài, sau đó thu lại chấm bài của học sinh. Sau đó tiến hành cho hai nhóm học sinh thi thuyết trình trƣớc lớp, các nhóm trình bày quan điểm của mình. Dựa trên đó, giáo viên cho điểm phần thuyết trình, hùng biện. Điểm chung của học sinh là tổng điểm phần bài viết và phần thuyết trình. Kết quả của bài tập giao về nhà như sau: Số Lớp
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu kém
HS
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Thực nghiệm 11A1
42
5
11,9
19
45,2
17
40,5
1
2,4
Đối chứng 11A8
45
2
4,4
14
31,1
25
55,6
4
8,9
So sánh kết quả nhận thức của 2 lớp thực nghiệm và lớp đối chứng qua 2 biểu đồ Hình 1: Biếu đồ thể hiện số lƣợng điểm của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng 25 20 15 Thực nghiệm Đối chứng
10 5 0 Giỏi
Khá
TB
Yếu kém
Hình 2: Biểu đồ thể hiện tỉ lệ xếp loại phần trăm học lực của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng 49
Giỏi
Giỏi
Khá
Khá
Trung bình
Trung bình
Yếu kém
Yếu kém
Nhƣ vậy, sau một thời gian tiến hành thực nghiệm, kết quả thu đƣợc là bài viết của học sinh lớp thực nghiệm cao hơn ở lớp đối chứng KẾT LUẬN Qua triển khai đề tài “Vận dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực trong giảng dạy các bài “Phong cách ngôn ngữ” ở chương trình Ngữ văn 11 (chuẩn)”, chúng tôi đã đƣa ra và giải quyết các vấn đề sau: - Chúng tôi đã làm rõ quan niệm và đặc trƣng của dạy học tích cực, các phƣơng pháp và kĩ thuật dạy học tích cực. - Chúng tôi tiến hành thực nghiệm sƣ phạm, tổ chức áp dụng các phƣơng pháp và kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học bài “Phong cách ngôn ngữ chính luận” cho học sinh lớp 11 THPT. Quá trình thực nghiệm đã chứng tỏ tính khả thi của đề tài nhằm tích cực hóa hoạt động của học sinh và tạo đƣợc hứng thú cho các em. Tuy nhiên, thực nghiệm sƣ phạm mới chỉ đƣợc tiến hành một lần với số lƣợng học sinh có hạn nên việc đánh giá hiệu quả của đề tài còn chƣa có tính khái quát. Chúng tôi sẽ tiếp tục thực nghiệm trên diện rộng hơn trong thời gian tới. V. KIẾN NGHỊ Qua nghiên cứu và thực hiện đề tài này, chúng tôi có đề xuất kiến nghị sau: - Về chƣơng trình sách giáo khoa: Cần có sự phân bố hợp lý về thời lƣợng các tiết học. Phân môn Tiếng Việt, đặc biệt là các bài phong cách ngôn ngữ cần đƣợc chú trọng hơn, ngoài các tiết lý thuyết cần tăng thời lƣợng để thực hành, giúp học sinh củng cố và khắc sâu kiến thức. Trong thực tế hiện nay, nhiều học sinh còn lúng túng, chƣa biết cách viết một văn bản theo đúng đặc trƣng phong cách. Do vậy, phần thực hành đóng một vai trò quan trọng. - Với Sở Giáo dục và Đào tạo: + Để có thể vận dụng tốt các phƣơng pháp và kĩ thuật dạy học tích cực thì giáo viên phải thực sự nghiên cứu để có đƣợc sự chuyển biến trong phƣơng pháp dạy học. Theo đó, cần có quá trình bồi dƣỡng giáo viên một cách bài bản và thƣờng xuyên về chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao trình độ chuyên môn.
50
+ Đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá, nội dung kiểm tra cần chú trọng đến thực tiễn của kiến thức mà các em đã đƣợc học. - Với nhà trƣờng: Cần có sự đầu tƣ về cơ sở vật chất và các phƣơng tiện dạy học, trang thiết bị hiện đại để dạy học tích cực đạt đƣợc hiệu quả tối ƣu. Việc áp dụng các phƣơng pháp và kĩ thuật dạy học tích cực khi dạy học một nội dung kiến thức nào đòi hỏi phải có sự đồng bộ. Đó là việc làm không đơn giản, nó liên quan đến các yếu tố khác nhƣ: nội dung kiến thức, điều kiện tổ chức dạy học cũng nhƣ đối tƣợng học sinh. Để đạt đƣợc mục tiêu dạy học, chúng tôi không tuyệt đối hóa một phƣơng pháp nào mà cần phối hợp với các phƣơng pháp dạy học khác. Việc vận dụng phƣơng pháp dạy học hiện đại sẽ đạt đƣợc kết quả cao hơn khi có sự kết hợp và phát huy ƣu thế của các phƣơng pháp dạy học truyền thống. Đây là suy nghĩ của cá nhân, còn những thiếu sót và hạn chế rất mong sự góp ý chân tình, cởi mở của các đồng nghiệp để sáng kiến kinh nghiệm này hoàn chỉnh hơn, đƣợc áp dụng rộng rãi, hay hơn, hiệu quả hơn góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học môn Ngữ văn nói chung, phân môn Tiếng Việt nói riêng ở trƣờng THPT. VI. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền Tôi xin cam kết bản sáng kiến kinh nghiệm là của chính bản thân tôi đúc kết và viết ra, không sao chép hoặc vi phạm bản quyền TÁC GIẢ SÁNG KIẾN
Đào Thị Thu Trang CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN (xác nhận, đánh giá , xếp loại) ............................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................. ............................................................................................. (Ký tên, đóng dấu)
51
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê A (Chủ biên), Nguyễn Quang Ninh, Bùi Minh Toán, Phương pháp dạy học tiếng Việt, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012. 2. Nguyễn Văn Đƣờng (Chủ biên), Hoàng Dân, Thiết kế bài giảng Ngữ văn 11, Tập 1,2, NXB Hà Nội, 2013. 3. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi, Từ điển thuật ngữ Văn học, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2007. 4. Trần Bá Hoành, Nguyễn Thị Hạnh, Lê Phƣơng Nga, Áp dụng dạy và học tích cực bộ môn Tiếng Việt, NXB Đại học Sƣ phạm, Hà Nội, 2002. 5. Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên), Trần Đăng Suyền (Chủ biên phần Văn), Bùi Minh Toán (Chủ biên phần Tiếng Việt), Lê A (Chủ biên phần Làm văn), Lê Nguyên Cẩn, Đặng Anh Đào, Nguyễn Văn Đƣờng, Phan Thị Thu Hiền, Nguyễn Thái Hòa, Đỗ Kim Hồi, Nguyễn Xuân Nam, Đoàn Đức Phƣơng, Vũ Dƣơng Qũy, Đặng Đức Siêu, Trịnh Thị Thu Tiết, Hà Bình Trị, Ngữ văn 11, Tập 1,2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013. 6. Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên), Trần Đăng Suyền (Chủ biên phần Văn), Bùi Minh Toán (Chủ biên phần Tiếng Việt), Lê A (Chủ biên phần Làm văn), Lê Nguyên Cẩn, Đặng Anh Đào, Nguyễn Văn Đƣờng, Phan Thị Thu Hiền, Nguyễn Thái Hòa, Đỗ Kim Hồi, Nguyễn Xuân Nam, Đoàn Đức Phƣơng, Vũ Dƣơng Quỹ, Đặng Đức Siêu, Trịnh Thị Thu Tiết, Hà Bình Trị, Ngữ văn lớp 11, Tập 1,2, Sách giáo viên, NXB Giáo dục, 2013 7. Phan Trọng Luận (Chủ biên), Lê Nguyên Cẩn, Đỗ Kim Hồi, Đoàn Đức Phƣơng, Trần Đăng Suyền, Trần Nho Thìn, Trịnh Thị Thu Tiết, Bùi Minh Toán, Hà Bình Trị, Bài tập Ngữ văn 11, Tập 1,2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013 8. Hoàng Phê (Chủ biên), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, Trung tâm từ điển học, Hà Nội – Đà Nẵng, 2002. 9. Trần Đình Sử (Chủ biên), Hồng Dân, Hoàng Dũng, Phan Huy Dũng, Nguyễn Đăng
10. 11. 12. 13.
Mạnh, Nguyễn Thành Thi, Đỗ Ngọc Thống, Phùng Văn Tửu, Nguyễn Thị Hồng Vân, Bài tập Ngữ văn 11 (nâng cao), Tập 1,2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014 Tài liệu tập huấn Robert S. Marzano, Jana S. Marzano, Debra J. Pickering, Phạm Trần Long dịch, Quản lý hiệu quả lớp học, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2013. Thomas Armstrong, Lê Quang Long dịch, Đa trí tuệ trong lớp học, NXB giáo dục, Hà Nội, 2014. Robert J. Marzano, Nguyễn Hữu Châu dịch, Nghệ thuật và khoa học dạy học, NXB Giáo dục, 2013.
14. Jame H. Stronge, Lê Văn Canh dịch, Những phẩm chất của người giáo viên hiệu quả, NXB Giáo dục, 2013. 52
15. Giselle O. Martin-Kniep, Lê Văn Canh dịch, Tám đổi mới để trở thành người giáo viên giỏi, NXb Giáo dục, 2013. 16. Robert S. Marzano,Debra J. Pickering, Jame E. Pollock, Nguyễn Hồng Vân dịch, Các phương pháp dạy học hiệu quả, NXB Giáo dục, 2013. http://truongthongtuan.com/truong-thong-tuan-phong-cach-hoc-de-cuong-bai17. Trang giang-nguoi-bien-soan-ts-truong-thong-tuan-truong-dai-hoc-tay-nguyen/ nguvan.ued.udn.vn, nguvan.utb.edu.vn
53
HỘI ĐỒNG TƢ VẤN KHOA HỌC NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NAM ĐỊNH PHIẾU ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 1. Tên tác giả : ĐÀO THỊ THU TRANG 2. Chức vụ, nơi công tác: Giáo viên, trƣờng THPT A Nghĩa Hƣng 3. Tên sáng kiến : “Vận dụng các phƣơng pháp và kĩ thuật dạy học tích cực trong giảng dạy các bài “Phong cách ngôn ngữ” ở chƣơng trình Ngữ văn 11 (chuẩn)” 4. Lĩnh vực áp dụng : Môn Ngữ văn PHẦN CHO ĐIỂM I
II
III
IV
Trình bày sáng kiến
Tính mới của sáng kiến
Phạm vi áp dụng
Hiệu quả của sáng kiến
..............
..............
...............
...............
/ 5 điểm
/ 20 điểm
/ 15 diểm
/ 60 điểm
V Tổng điểm
................ /100 điểm
Ý KIẾN NHẬN XÉT CỦA ỦY VIÊN HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ ..................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ....................................................................................................................... Nam Định, ngày ......tháng.......năm 2020 GIÁM KHẢO 1
GIÁM KHẢO 2
54
PHỤ LỤC MỘT SỐ BIỂU MẪU ĐIỀU TRA Phiếu số 1: PHIẾU ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG DẠY HỌC CÁC BÀI PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CỦA GIÁO VIÊN Xin thầy (cô) khoanh tròn vào chữ cái đầu đáp án lựa chọn. 1. Theo thầy (cô), việc dạy các bài phong cách ngôn ngữ có cần vận dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực? A. Rất cần
B. Cần thiết
C. Có cũng đƣợc, không cũng đƣợc D. Không cần thiết 2. Xin thầy (cô) cho biết hứng thú của mình khi dạy học các bài phong cách ngôn ngữ? C. Bình thƣờng
A. Rất hứng thú
B. Hứng thú D. Không hứng thú 3. Thầy (cô) có nhận xét gì về các tài liệu tham khảo(Sách giáo viên, sách bài tập, thiết kế bài giảng) khi tiến hành dạy học các bài phong cách ngôn ngữ theo hướng đổi mới? A. Rất phong phú C. Bình thƣờng B. Tƣơng đối tốt D. Còn nghèo nàn 4. Khi dạy học các bài phong cách ngôn ngữ, thầy (cô) có nhận xét như thế nào về các phương tiện dạy học hiện đại trong nhà trường (máy chiếu, dụng cụ trực quan)? A. Các phƣơng tiện đáp ứng rất tốt yêu cầu đổi mới dạy và học B. Phƣơng tiện dạy học tƣơng đối tốt C. Bình thƣờng D. Phƣơng tiện dạy học chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu đổi mới 5. Thầy (cô) có nhận xét gì về kết quả tiếp thu kiến thức các bài phong cách ngôn ngữ của học sinh? A. Tốt C. Trung bình B. Khá D. Yếu, kém 6. Thầy (cô) có nhận xét gì về kết quả rèn luyện các bài phong cách ngôn ngữ của học sinh? A. Tốt C. Trung bình B. Khá D. Yếu, kém 7. Theo thầy (cô), khi học các bài phong cách ngôn ngữ, học sinh có hứng thú như thế nào? A. Say mê C. Bình thƣờng 55
B. Có tập trung
D. Thờ ơ
8. Thầy cô có nhận xét gì về phần bài tập của các bài phong cách ngôn ngữ? A. Bài tập phong phú và có hiệu quả rèn luyện kĩ năng tốt B. Bài tập phong phú C. Bài tập ít, còn đơn giản D. Bài tập chƣa có tác dụng rèn luyện kĩ năng phong cách ngôn ngữ 9. Xin thầy (cô) góp ý kiến tự do về nội dung và phương pháp dạy học các bài phong cách ngôn ngữ nói chung: ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ Chân thành cám ơn sự tham gia đóng góp ý kiến của thầy (cô).
56
Phiếu số 2 PHIẾU ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG HỌC TẬP CÁC BÀI PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CỦA HỌC SINH LỚP 11 Họ và tên học sinh:…………………………………………………………… Lớp:…………………………………………………………………………… Trường:………………………………………………………………………... Em hãy cho biết ý kiến của mình qua các câu hỏi sau: 1. Em đánh giá như thế nào về kĩ năng rèn luyện phân tích và viết văn về phong cách ngôn ngữ? A. Tốt C. Trung bình B. Khá D. Yếu, kém 2. Em hãy cho biết ý kiến về khả năng vận dụng sáng tạo của học sinh khi phân tích và viết bài văn theo phong cách ngôn ngữ? A. B. C. D.
Hầu hết học sinh vận dụng sáng tạo Chỉ một số học sinh vận dụng sáng tạo Học sinh chỉ vận dụng sáng tạo ở một số bài tập Học sinh chƣa biết cách vận dụng sáng tạo
3. Khi học các bài phong cách ngôn ngữ, em có thái độ như thế nào? A. Say mê B. Bình thƣờng C. Không thấy hứng thú D. Cảm thấy nhàm chán 4. Em có mong muốn các tiết học phong cách ngôn ngữ sử dụng phương pháp dạy học tích cực không? A. Rất mong muốn B. Mong muốn C. Có cũng đƣợc, không cũng đƣợc D. Không thích Chân thành cám ơn sự đóng góp ý kiến của các em.
57