4 minute read

1.1.2. Giáo dục STEM tại Việt Nam

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL giáo dục cũng phải có những thay đổi để đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội. Nghiên cứu về giáo dục STEM đã và đang được nhiều nhà giáo dục trên toàn thế giới quan tâm nghiên cứu trên toàn thế giới. Theo nghiên cứu của Josh Brown, trong giai đoạn 2007 – 2010 tại Mỹ có 60 bài báo khoa học về STEM được xuất bản trên 8 tạp chí giáo dục nổi tiếng của Mỹ. Giai đoạn 2008 – 2013 là giai đoạn phát triển mạnh mẽ về nghiên cứu giáo dục STEM, Mỹ có 200 công trình nghiên cứu về giáo dục STEM chiếm tỷ lệ lớn nhất (52%); Anh có 36 công trình (9,35%); Hà Lan, Úc mỗi quốc gia có 16 nghiên cứu (4,16%); các quốc gia Tây Ban Nha, Israel, Thổ Nhĩ Kỳ, Canada, Đức, Đài Loan tổng cộng có 67 công trình; các quốc gia còn lại trên thế giới có 50 công trình. Các nghiên cứu cho thấy các lĩnh vực về giáo dục STEM; vai trò, bản chất hay các chính sách về giáo dục STEM… [11] 1.1.2. Giáo dục STEM tại Việt Nam Giáo dục STEM được đưa vào Việt Nam từ khoảng những năm 2000 nhưng phát triển mạnh ở các công ty tư nhân dưới dạng Robotic và Công nghệ thông tin. Các đơn vị áp dụng mô hình giáo dục STEM nhưng chưa thông qua nghiên cứu cụ thể nào về lý luận và thực tiễn đối với bối cảnh kinh tế xã hội tại Việt Nam. Điều này dẫn tới chưa có sự thống nhất về khái niệm và mục tiêu trong giáo dục STEM tại Việt Nam. Việt Nam là một trong những nước đang có bước chuyển mình mạnh mẽ về Khoa học, Kỹ thuật hòa mình với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Điều này đòi hỏi chúng ta phải có một nguồn nhân lực STEM được đào tạo bài bản để nâng cao năng lực sản xuất, cạnh tranh với các nước trên thế giới về môi trường đầu tư hấp dẫn và đầy tiềm năng. Nếu như không bắt kịp nhịp độ phát triển của các nước trên thế giới và trong khu vực, chúng ta sẽ phải đối mặt với sự khủng hoảng về nhân lực chất lượng cao, lạc hậu về phương thức sản xuất

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới tình hình kinh tế và an ninh. Nhận thấy cơ hội và những thách thức đó, Thủ tướng chính phủ đã ra chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 04/05/2017 đưa ra những giải pháp nhằm tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trong đó có giải pháp đề cao sự thay đổi trong giáo dục, thúc đẩy giáo dục STEM trong chương trình giáo dục phổ thông. Trên cơ sở đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng có những văn bản, công văn hướng dẫn triển khai các mục tiêu giáo dục phổ thông, đặc biệt đẩy mạnh giáo dục STEM như: Công văn số 4325/BGDĐT-GDTrH về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học; Công văn số 3089/BGDĐT-GDTrH về việc triển khai thực hiện giáo dục STEM trong giáo dục trung học. Từ năm học 2011 – 2012, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai hoạt động nghiên cứu khoa học ở cấp Trung học cơ sở và Trung học phổ thông; tổ chức các cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật nhằm tạo môi trường cho học sinh và giáo viên đưa những lý thuyết đã học vận dụng vào thực tế. Từ khi bắt đầu triển khai đến nay, Việt Nam tham dự kỳ thi Khoa học kỹ thuật quốc tế và đều có dự án đoạt giải. Kỳ thi này được các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông trên toàn quốc tham gia tích cực với hàng chục ngàn dự án được thực hiện hằng năm. Ngoài ra, Hoạt động trải nghiệm sáng tạo và Ngày hội STEM cũng được triển khai đều đặn; trong đó tổ chức cho học sinh trình bày, chia sẻ các sản phẩm học tập; tổ chức Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm vềgiáo dục STEM, nổi bật như các trường: Trường Olympia - Hà Nội; Trường THCS Trưng Vương - Hà Nội; Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong - Nam Định… Ngoài ra, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã phối hợp với Hội đồng Anh triển khai chương trình thí điểm về giáo dục STEM cho một số trường trên địa bàn Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Nam Định và Quảng Ninh vào năm 2016. Đây là một bước đi quan trọng để hình thành chương trình giáo dục STEM mang tầm quốc gia.

Advertisement

This article is from: