TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG CÁC BÀI GIẢNG HÓA HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Page 1

TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG

vectorstock.com/28062440

Ths Nguyễn Thanh Tú eBook Collection

TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG CÁC BÀI GIẢNG HÓA HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG WORD VERSION | 2022 EDITION ORDER NOW / CHUYỂN GIAO QUA EMAIL TAILIEUCHUANTHAMKHAO@GMAIL.COM

Tài liệu chuẩn tham khảo Phát triển kênh bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đơn vị tài trợ / phát hành / chia sẻ học thuật : Nguyen Thanh Tu Group Hỗ trợ trực tuyến Fb www.facebook.com/DayKemQuyNhon Mobi/Zalo 0905779594


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

OF FI

CI

KHOA HÓA HỌC

AL

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

NH ƠN

NGUYỄN THỊ TÙNG LINH

Y

TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG CÁC BÀI GIẢNG HÓA HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

QU

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

DẠ Y

KÈ M

CỬ NHÂN SƯ PHẠM HÓA HỌC

Đà Nẵng, tháng 05 năm 2021


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

OF FI

CI

KHOA HÓA HỌC

AL

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

NH ƠN

TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG CÁC BÀI GIẢNG HÓA HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

QU

Y

CỬ NHÂN SƯ PHẠM HÓA HỌC

Sinh viên thực hiện

: NGUYỄN THỊ TÙNG LINH

DẠ Y

KÈ M

Giáo viên hướng dẫn : ThS. NGUYỄN THỊ LAN ANH

Đà Nẵng, tháng 05 năm 2021


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community MỤC LỤC

AL

LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................ LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................................

CI

DANH MỤC VIẾT TẮT ................................................................................................. DANH MỤC BẢNG ........................................................................................................

OF FI

DANH MỤC HÌNH ẢNH ............................................................................................... MỞ ĐẦU ........................................................................................................................... 1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................2

NH ƠN

3. Nhiệm vụ nghiên cứu ...............................................................................................2 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .........................................................................2 4.1. Khách thể nghiên cứu ........................................................................................2 4.2. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................2 5. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................................2

Y

6. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................................2

QU

6.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận .......................................................................2 6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn ....................................................................3 6.3. Phương pháp xử lí thông tin ..............................................................................3

KÈ M

7. Giả thuyết khoa học .................................................................................................3 8. Đóng góp mới của đề tài ..........................................................................................3 9. Cấu trúc ....................................................................................................................3 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC DẠY HỌC TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG CÁC BÀI GIẢNG HOÁ

DẠ Y

HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ......................................................4 1.1. Lịch sử nghiên cứu ................................................................................................4 1.1.1. Nghiên cứu về giáo dục môi trường trên thế giới ...........................................4 1.1.2. Nghiên cứu về giáo dục môi trường ở Việt Nam ...........................................6


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 1.2. Giáo dục môi trường ở trường phổ thông .............................................................8

AL

1.2.1. Định nghĩa về giáo dục môi trường ................................................................8 1.2.2. Mục đích, mục tiêu của giáo dục môi trường .................................................9

CI

1.2.3. Nguyên tắc của giáo dục môi trường ............................................................10 1.2.4. Tiếp cận giáo dục môi trường .......................................................................10

OF FI

1.2.5. Các phương pháp giáo dục môi trường ở trường trung học phổ thông ........11 1.3. Quan điểm dạy học tích hợp ...............................................................................13 1.3.1. Khái niệm tích hợp và dạy học tích hợp .......................................................13 1.3.2. Mục tiêu của dạy học tích hợp ......................................................................15

NH ƠN

1.3.3. Các mức độ tích hợp trong chương trình giáo dục phổ thông ......................15 1.3.4. So sánh dạy học tích hợp và dạy học đơn môn ............................................17 1.3.5. Ưu điêm và nhược điểm của dạy học tích hợp .............................................18 1.4. Khảo sát thực trạng vận dụng dạy học tích hợp nội dung giáo dục môi trường vào các bài giảng hóa học tại THPT ..........................................................................19

Y

1.4.1. Mục đích khảo sát .........................................................................................19

QU

1.4.2. Đối tượng khảo sát ........................................................................................19 1.4.3. Nội dung khảo sát .........................................................................................19 1.4.4. Tiến hành khảo sát ........................................................................................20

KÈ M

1.4.5. Kết quả khảo sát............................................................................................20 1.4.6. Phân tích khảo sát .........................................................................................23 CHƯƠNG 2: TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG CÁC BÀI GIẢNG HÓA HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG .........26

DẠ Y

2.1. Mục tiêu tích hợp nội dung GDMT trong các bài giảng hóa học .......................26 2.1.1. Về kiến thức ..................................................................................................26 2.1.2. Về năng lực ...................................................................................................26 2.1.3. Phẩm chất ......................................................................................................26

2.2. Các nguyên tắc tích hợp nội dung GDMT vào các bài giảng hóa học ...............27


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 2.3. Các yêu cầu khi lựa chọn bài học để tích hợp nội dung GDMT .........................27

AL

2.4. Các bài hóa học có thể tích hợp nội dung GDMT ở trường THPT ....................28 2.4.1. Chương trình lớp 10......................................................................................28

CI

2.4.2. Chương trình lớp 11......................................................................................30 2.4.3. Chương trình lớp 12......................................................................................34

OF FI

2.5. Quy trình thiết kế giáo án tích hợp nội dung GDMT..........................................35 2.5.1. Lựa chọn bài học tích hợp ............................................................................35 2.5.2. Xác định mục tiêu chính của bài học và mục tiêu cúa GDMT .....................35 2.5.3. Chia nội dung bài học thành từng phần tương ứng với các hoạt động .........35

NH ƠN

2.5.4. Chọn hoạt động có thể tích hợp nội dung GDMT ........................................36 2.5.5. Dự tính thời gian cho từng hoạt động ...........................................................36 2.5.6. Lựa chọn phương pháp dạy học cụ thể .........................................................36 2.5.7. Thiết kế các hoạt động dạy học ....................................................................37 2.6. Thiết kế một số giáo án tích hợp nội dung GDMT .............................................37

Y

2.6.1. Giáo án bài 29: “Oxi – ozon” .......................................................................37

QU

2.6.2. Giáo án bài “Hiđrosunfua – Lưu huỳnh đioxit – Lưu huỳnh trioxit” ...........54 2.7. Xây dựng hệ thống bài tập thực tiễn có nội dung GDMT ..................................79 2.7.1. Nguyên tắc khi xây dựng bài tập thực tiễn ...................................................79

KÈ M

2.7.2. Tác dụng của việc sử dụng bài tập thực tiễn có nội dung GDMT ................80 2.7.3. Hệ thống bài tập thực tiễn có nội dung GDMT ............................................80 CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ............................................................116 3.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm ........................................................................116

DẠ Y

3.2. Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm .......................................................................116 3.3. Nội dung thực nghiệm .......................................................................................116 3.4. Kế hoạch thực nghiệm sư phạm ........................................................................116 3.4.1. Chọn đối tượng và địa bàn thực nghiệm.....................................................116


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 3.4.2. Chọn GV thực nghiệm ................................................................................116

AL

3.4.3. Chọn lớp thực nghiệm và lớp đối chứng ....................................................116 3.4.4. Phương pháp thực nghiệm ..........................................................................117

CI

3.5. Tiến hành thực nghiệm......................................................................................117 3.6. Xử lí số liệu và kết quả thực nghiệm ................................................................117

OF FI

3.6.1. Phương pháp xử lí .......................................................................................117 3.6.2. Xử lí kết quả thực nghiệm ..........................................................................119 3.7. Phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm ...........................................................123 3.8.1. Phân tích kết quả về mặt định tính..............................................................123

NH ƠN

3.8.2. Phân tích kết quả về mặt định lượng ..........................................................124 3.9. Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm ............................................................124 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................................126 TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................128

DẠ Y

KÈ M

QU

Y

PHỤ LỤC ...................................................................................................................131


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

AL

LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan đề tài: “Tích hợp nội dung giáo dục môi trường trong các bài giảng hóa học ở trường trung học phổ thông” là công trình nghiên cứu của em, dưới sự hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn là ThS. Nguyễn Thị Lan Anh. Các kết quả

CI

nghiên cứu trong khóa luận hoàn toàn trung thực và chưa có ai công bố trong bất kì

công trình nghiên cứu nào khác. Ngoài ra, trong bài báo cáo có sử dụng một số nguồn

OF FI

tài liệu tham khảo đã được trích dẫn nguồn và chú thích rõ ràng.

Đà Nẵng, ngày 06 tháng 05 năm 2021

NH ƠN

Sinh viên thực hiện

DẠ Y

KÈ M

QU

Y

Nguyễn Thị Tùng Linh


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

AL

LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp này, ngoài sự nổ lực của bản thân, em nhận được sự giúp đỡ tận tình, hướng dẫn của cô ThS. Nguyễn Thị Lan Anh trong suốt thời gian thực hiện bài khóa luận: “Tích hợp nội dung giáo dục môi trường trong các

CI

bài giảng hóa học ở trường trung học phổ thông”. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu

sắc nhất đến cô đã dành thời gian quý báu của mình trong suốt quá trình xây dựng và

OF FI

hoàn thiện khóa luận.

Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Hóa học tại trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng đã tận tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức cho em trong suốt nhiều năm qua tại trường.

Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc các thầy cô giảng dạy và các em học sinh tại

NH ƠN

trường THPT Cẩm Lệ và tập thể các em lớp 10/9 và 10/10 đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để em hoàn thành khóa luận này.

Mặc dù bằng sự nhiệt huyết của mình hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp nhưng chắc chắn sẽ không tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý chân thành đến từ quý thầy cô để bài khóa luận của em được hoàn thiện hơn.

DẠ Y

KÈ M

QU

Y

Xin chân thành cảm ơn!

Thành phố Đà Nẵng – 2021 Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Tùng Linh


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

Môi trường

GDMT

Giáo dục môi trường

HS

Học sinh

DHTH

Dạy học tích hợp

THPT

Trung học phổ thông

GV

Giáo viên

BVMT

Bảo vệ môi trường

CTCT

Công thức cấu tạo

CTPT

Công thức phân tử

PTHH

Phương trình hóa học

OF FI

NH ƠN

Thực nghiệm

TN

Đối chứng

KÈ M

QU

Y

ĐC

DẠ Y

CI

MT

AL

DANH MỤC VIẾT TẮT


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community DANH MỤC BẢNG Nội dung

Trang

AL

Bảng Bảng 1.1.

So sánh dạy học tích hợp và dạy học đơn môn

Bảng 1.2.

Nhận thức của GV về vai trò của việc tích hợp nội dung giáo

Bảng 1.4.

OF FI

Mức độ áp dụng nội dung giáo dục môi trường trong quá trình giảng dạy hóa học ở trường THPT

20

CI

dục môi trường vào bài giảng hóa học Bảng 1.3.

18

Kết quả điều tra về vận dụng tích hợp nội dung GDMT vào

20

20

bài giảng dạy hóa học trong các hoạt động tiết học Bảng 1.5.

Kết quả điều tra về việc sử dụng phương pháp dạy học trong

21

NH ƠN

việc vận dụng tích hợp nội dung giáo dục môi trường trong giảng dạy Bảng 1.6.

Mức độ tiếp thu và hứng thú của HS khi giải quyết vấn đề

21

liên quan đến thực tiễn về môi trường trong môn hóa học Bảng 1.7.

Kết quả về phát triển năng lực HS trong việc vận dụng tích

21

Kết quả điều tra về việc nếu cung cấp một bộ tài liệu gồm các

QU

Bảng 1.8.

Y

hợp nội dung giáo dục môi trường vào quá trình dạy học 22

nội dung giáo dục môi trường có sẵn sàng sử dụng như một nguồn tài liệu tham khảo tin cậy áp dụng vào các bài giảng Bảng 1.9.

Kết quả tìm hiểu về thuận lợi việc vận dụng tích hợp nội

22

KÈ M

dung giáo dục môi trường vào bài giảng hóa học

Bảng 1.10. Kết quả tìm hiểu về khó khăn khi vận dụng tích hợp nội dung

23

giáo dục môi trường vào bài giảng hóa học Các bài có thể tích hợp nội dung GDMT (lớp 10)

28

Bảng 2.2.

Các bài có thể tích hợp nội dung GDMT (lớp 11)

29

Bảng 2.3.

Các bài có thể tích hợp nội dụng GDMT (lớp 12)

34

Bảng 3.1.

Kết quả bài kiểm tra chất lượng của 2 bài “Oxi – ozon” và

120

DẠ Y

Bảng 2.1.

“Hiđrosunfua – Lưu huỳnh đioxit – Lưu huỳnh trioxit”


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community Bảng 3.2.

Bảng phân phối tần số, tần suất và tần suất tích lũy bài kiểm

Bảng 3.3.

AL

tra 15 phút của HS ở bài “Oxi – ozon”

120

Bảng phân phối tần số, tần suất và tần suất tích lũy bài kiểm

121

Lưu huỳnh trioxit”

CI

tra 15 phút của HS ở bài “Hiđrosunfua – Lưu huỳnh đioxit –

Bảng phân loại kết quả học tập của học sinh (%)

Bảng 3.5.

Bảng tổng hợp các tham số đặc trung của 2 bài kiểm tra

DẠ Y

KÈ M

QU

Y

NH ƠN

OF FI

Bảng 3.4.

121 124


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community DANH MỤC HÌNH ẢNH Nội dung

Trang

AL

Hình Hình 3.1.

Đồ thị đường tích lũy kết quả bài “Oxi – ozon”

Hình 3.2.

Đồ thị đường tích lũy kết quả bài “Hiđrosunfua – Lưu huỳnh

OF FI

Biểu đồ phân loại kết quả của học sinh qua bài kiểm tra số 1 ở bài “Oxi – ozon”

Hình 3.4.

Biểu đồ phân loại kết quả của học sinh qua bài kiểm tra số 2 ở

KÈ M

QU

Y

NH ƠN

bài “Hiđrosunfua – Lưu huỳnh đioxit – Lưu huỳnh trioxit”

DẠ Y

122

CI

đioxit – Lưu huỳnh trioxit” Hình 3.3.

121

123

124


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community MỞ ĐẦU

AL

1. Lý do chọn đề tài Môi trường (MT) là các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người cũng như là mọi sinh vật. MT có vai trò quan

CI

trọng đến sự sống và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sản xuất, phát triển của con người và thiên nhiên. Ngày nay, chúng ta đang sống trong một xã hội văn minh, năng

OF FI

động. Chúng ta đang được tiếp cận với những phát minh mới mẻ và tiến bộ của khoa học kỹ thuật. Bên cạnh với những tiến bộ khoa học kỹ thuật chúng ta đang đối mặt với những biến đổi của thiên nhiên như nước, đất, không khí. Tình trạng ô nhiễm hiện nay ngày càng trầm trọng. Chúng ta có thể nhận thấy từ những điều nhỏ nhất những khói bụi, nước nhiễm bẩn cho đến những hậu quả nghiêm trọng hơn như biến đổi khí hậu,

NH ƠN

các hiện tượng thời tiết cực đoan, sa mạc hoá, băng tan, nước biển dâng, lũ lụt và hạn hán xảy ra ở nhiều nơi, sự nóng lên toàn cầu, suy giảm tầng ozon,… Do đó, việc đưa giáo dục môi trường (GDMT) là vấn đề thiết yếu, cấp bách và nhằm nâng cao ý thức về vấn đề bảo vệ môi trường, trang bị về kiến thức và kĩ năng trong việc hành động bảo vệ môi trường một cách hiệu quả.

GDMT trong nhà trường là được xem một trong những biện pháp hiệu quả để bảo vệ môi trường. GDMT sẽ giúp học sinh (HS) thấy được tầm quan trọng của môi

Y

trường đối với cuộc sống, về sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và ý thức bảo vệ

QU

môi trường. Nhà trường là nơi đào tạo ra những nhân tài của đất nước, là những người làm nhiệm vụ tuyên truyền giáo dục sau này. Tuy nhiên, trong thực tế việc sử dụng các kiến thức về GDMT ở trường trung học phổ thông (THPT) còn ít tập trung chủ yếu

KÈ M

vào lý thuyết và kỹ năng giải bài tập hóa học nên việc hiểu biết về môi trường của HS còn hạn chế.

Hóa học là khoa học thực nghiệm, có vai trò quan trọng trong cuộc sống của

chúng ta. Bộ môn Hóa học sẽ giúp các HS từ việc nghiên cứu từ cấu tạo của chất, sự tạo thành của các chất mới, các quy luật biến đổi của chất. Thông qua các bài giảng

DẠ Y

hóa học ở trường phổ thông, giáo viên (GV) tích hợp một số nội dung GDMT sẽ giúp HS rút ra được mối liên hệ phát sinh giữa các sự vật, giải thích được bản chất của các quá trình xảy ra trong tự nhiên, trong sản xuất và trong đời sống liên quan đến môi trường. Điều này dẫn đến giúp cho HS hăng hái, hứng thú, say mê và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường và làm cho tiết học trở nên sôi nổi, tích cực hơn. 1


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community Trên cơ sở đó, em chọn đề tài: “Tích hợp nội dung giáo dục môi trường trong

AL

các bài giảng hoá học ở trường Trung học Phổ Thông” 2. Mục đích nghiên cứu

- Nghiên cứu về tích hợp nội dung GDMT trong các bài giảng hóa học ở THPT. Thông vệ môi trường.

3. Nhiệm vụ nghiên cứu

OF FI

- Thiết kế một số giáo án tích hợp nội dung giáo dục môi trường.

CI

qua đó giúp cho học sinh hứng thú học tập, nâng cao chất lượng học tập và ý thức bảo

- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn có liên quan đến đề tài: giáo dục môi trường ở trường phổ thông và quan điểm dạy học tích hợp.

- Điều tra thực trạng việc dạy học tích hợp giáo dục môi trường vào các bài giảng ở

NH ƠN

trường THPT.

- Nghiên cứu việc tích hợp nội dung GDMT trong các bài giảng hóa học ở trường THPT.

- Thiết kế giáo án hóa học có tích hợp nội dung về giáo dục môi trường. - Biên soạn một số bài tập thực tiễn có nội dung về giáo dục môi trường. - Thực nghiệm giảng dạy lồng ghép, tích hợp GDMT trong một số bài giảng hóa học ở THPT để đánh giá tính khả thi của đề tài.

QU

4.1. Khách thể nghiên cứu

Y

4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Quá trình dạy - học môn Hóa học ở trường THPT. 4.2. Đối tượng nghiên cứu

KÈ M

Thiết kế và tổ chức dạy học một số bài giảng tích hợp nội dung giáo dục môi trường hóa học ở trường THPT. 5. Phạm vi nghiên cứu - Nghiên cứu, thiết kế một số nội dung giáo dục môi trường trong bài giảng hóa học ở trường THPT.

DẠ Y

- Nội dung: chương trình hóa học 10, 11, 12 cơ bản. 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận Tìm kiếm tài liệu, thu thập tài liệu, tiến hành đọc, phân tích, tổng hợp, hệ thống

hóa, khát quát hóa các nguồn tài liệu lý luận và thực tiễn có liên quan đến nội dung 2


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community giáo dục môi trường và tích hợp nội dung giáo dục môi trường vào các bài giảng ở

AL

trường THPT. 6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp điều tra: Tìm hiểu, quan sát quá trình dạy và học môn Hóa học ở hợp nội dung giáo dục môi trường trong dạy hóa học ở THPT.

CI

trường THPT; Điều tra, phỏng vấn, trao đổi, hỏi ý kiến của các GV về dạy học tích

OF FI

- Phương pháp chuyên gia: Tham khảo, tiếp thu ý kiến đóng đóp của các chuyên gia giáo dục về nội dung tích hợp nội dung giáo dục môi trường tại trường THPT. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm chứng tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp đã đề xuất. 6.3. Phương pháp xử lí thông tin

NH ƠN

Áp dụng phương pháp thống kê toán học trong nghiên cứu khoa học giáo dục để xử lí, phân tích các kết quả thực nghiệm sư phạm để rút ra nhận xét, kết luận. 7. Giả thuyết khoa học

Nếu tích hợp nội dung GDMT vào bài giảng hóa học ở trường THPT sẽ giúp cho học sinh hiểu rõ vai trò hóa học trong cuộc sống, trong sản xuất, ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh ở trường THPT. 8. Đóng góp mới của đề tài

QU

học tập HS

Y

- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lí luận về dạy học tích hợp nhằm nâng cao chất lượng - Xây dựng hệ thống bài tập thực tiễn có nội dung GDMT nhằm nâng cao chất lượng học tập và ý thức bảo vệ môi trường.

KÈ M

9. Cấu trúc

Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung

chính của khóa luận được trình bày 3 chương. Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc dạy học tích hợp nội dung giáo

dục môi trường trong các bài giảng hóa học ở trường THPT

DẠ Y

Chương 2: Tích hợp nội dung giáo dục môi trường trong các bài giảng hóa học ở

trường THPT Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

3


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community CHƯƠNG 1

AL

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC DẠY HỌC TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG CÁC BÀI GIẢNG

CI

HOÁ HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 1.1. Lịch sử nghiên cứu

1.1.1. Nghiên cứu về giáo dục môi trường trên thế giới [23], [26], [27], [28], [29]

OF FI

Trên thế giới, những năm đầu thập niên 70 của thế kỉ XIX, GDMT đã được các tổ chức thế giới quan tâm. Từ đó đến nay, dưới sự theo dõi của các tổ chức MT liên hiệp quốc, GDMT đã phát triển mạnh mẽ và sâu rộng. Trong nhiều năm qua, nội dung GDMT đã được ra bàn thảo, thống nhất tại các hội nghị quốc tế và khu vực. Nội dung

các quốc gia trên toàn thế giới.

NH ƠN

được quan tâm là các chương trình, chiến lược và giải pháp GDMT chung cho tất cả Bên cạnh các hội nghị với các chương trình, chiến lược, còn có nhiều công trình nghiên cứu GDMT trong các lĩnh vực xã hội, ở các khu vực, các trường đại học, cao đẳng và các trường phổ thông. Tiêu biểu có thể kể đến các công trình nghiên cứu sau: - Vai trò của môn Khoa học trong giáo dục vì MT (The Role of Sciennce Education in Education for the Environment) của A.M.Lucas, chuyên gia của Trung tâm nghiên cứu Khoa học, Toán học và GDMT, Trường Chelsea, Đại học London. Công trình này đã

Y

kết luận: (1) Nội dung GDMT phải được đặt ra trong yêu cầu nội dung các môn học,

QU

trong đó có môn Khoa học; (2) Việc dạy học môn Khoa học có đóng góp đáng kể cho việc tăng cường bảo tồn môi trường sống của con người; (3) Việc quan tâm xây dựng các khóa học, nội dung học của môn học đóng vai trò quan trọng trong việc GDMT và

KÈ M

được coi như là một cơ sở để phát triển GDMT. - GDMT và thái độ đối với MT (Environment education and environmental attitudes) của Alvin Pettus – Environment EANL. Công trình này đã đánh giá kết quả một số cuộc thử nghiệm. Các cuộc thử nghiệm đó được tiến hành để đo lường thái độ với MT và tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến những thái độ đó. Nội dung công trình nghiên

DẠ Y

cứu đã cho một số kết luận cụ thể: (1) Ở nơi có càng nhiều thông tin về GDMT thì sẽ giúp con người có càng nhiều biện pháp để cải tạo chất lượng MT; (2) Điều kiện sống và làm việc có ảnh hưởng đến việc kiểm soát về MT và tham gia vào các hoạt động MT; (3) Niềm tin, văn hóa đóng vai trò quan trọng trong việc thay đổi thái độ của con

4


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community người về MT; (4) Ở khu vực tư nhân thì thái độ bảo vệ môi trường khác với ở khu vực

AL

công cộng. - Chương trình bảo tồn con người và MT (A curriculum for the Conservation of

People and Their environment) của Matthew J. Brennan, Giám đốc Trung tâm nghiên

CI

cứu về MT Brentree ở Milford, PA và là người đầu tiên chịu trách nhiệm trong việc xuất bản Tạp chí GDMT. Công trình nghiên cứu đề xuất một chương trình GDMT dựa

OF FI

trên các khái niệm có liên quan đến MT. Chương trình giáo dục bao gồm tất cả các môn học và các cấp học. Nội dung liên quan đến nhiều lĩnh vực và có cấu trúc được xây dựng dựa trên các khái niệm về MT. Mục đích của chương trình là nhằm thúc đẩy sự phát triển của một nền văn hóa thế giới.

- Dạy và học trong GDMT: Phát triển nhận thức về MT (Teaching and learning in

NH ƠN

Environmental Education: Developing Environmental Conceptions) của R.R. Ballantyne and J.I.Packer, giảng viên Đại học Kỹ thuật Queensland, Brisbane, Australia. Công trình đã trình bày mô hình lý thuyết nhằm phát triển nhận thức về MT. Bên cạnh đó, công trình cũng đề cập đến việc áp dụng các nguyên tắc tích cực trong dạy học, cung cấp nền tảng nhằm khuyến khích sinh viên các trường đại học nên tích cực trong dạy học, đối diện với những mâu thuẫn và đưa ra những quyết định đánh giá được sự quan tâm của họ đối với các quan điểm về MT.

Y

- GDMT và sự thay đổi thái độ (Environmental Education and Attitude change) của

QU

Richard R. Perdue and Donald S. Warder. Công trình nghiên cứu các chương trình GDMT sống trải nghiệm và đã đưa ra những kiến thức liên quan đến mối quan hệ giữa con người và MT, sự phát triển của các kỹ năng và khả năng, sự phát triển tính trách

KÈ M

nhiệm và cách đánh giá MT. Công trình nghiên cứu nhằm đánh giá mức độ thay đổi thái độ của con người với MT sau khi tham gia chương trình sống trải nghiệm với MT. - Kế hoạch giáo dục để bảo vệ trái đất (Planning education to care for the earth) của Joy Palmer, Wendy Goldstein, Anthony Curnow do Ủy ban Giáo dục truyền thông và tổ chức Liên minh bảo tồn thế giới đã nhận định: “Những kinh nghiệm được hình

DẠ Y

thành thông qua hoạt động tích cực của HS với MT có tính quyết định nhất đối với sự hình thành ý thức, mối quan tâm đến MT và các vấn đề MT. Đó chính là quá trình trải nghiệm của HS trong MT, khi các em sử dụng MT như là phương tiện để lĩnh hội kiến thức, thực hành các kỹ năng và bồi dưỡng thái độ, đề cao giáo trị của MT cũng như trách nhiệm của bản thân và cộng đồng trước các vấn đề MT”. Học tập dựa vào trải 5


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community nghiệm chính là cách học tập dựa trên cách tiếp cận “Giáo dục trong MT”. Thông qua

AL

các hoạt động học tập dựa vào trải nghiệm, từ hành động trực tiếp với MT, HS sẽ lĩnh hội được các kiến thức và kỹ năng về MT, các vấn đề MT. Chính điều nay sẽ giúp các em mở rộng và khắc sâu những kiến thức và kỹ năng được lĩnh hội.

CI

Tóm lại, các công trình nghiên cứu GDMT trên thế giới đã nghiên cứu và kết luận ở một số nội dung:

OF FI

- Nội dung các môn học trong nhà trường nếu được tích hợp nội dung GDMT sẽ có tác dụng lớn đối với việc giáo dục HS về ý thức bảo vệ MT khi học tập môn học đó. - Việc xây dựng chương trình các môn học ở các cấp học cần được quan tâm và dựa trên các khái niệm về bảo tồn môi trường sống.

- Người học khi tham gia vào các khóa học “Sống trải nghiệm với MT” sẽ giúp cho

NH ƠN

mỗi cá nhân có cơ hội học hỏi và nâng cao những kỹ năng cần thiết để đảm bảo an toàn; cảm thấy thích thú và có thái độ, hành vi đúng đắn đối với các khu vực MT sinh thái.

- Những kinh nghiệm được hình thành thông qua các hoạt động tích cực của HS với MT có tính quyết định nhất đối với sự hình thành ý thức, mối quan tâm đến MT và các vấn đề MT.

1.1.2. Nghiên cứu về giáo dục môi trường ở Việt Nam

Y

Ngày nay, vấn đề môi trường đang được quan tâm, chính vì thế, việc tích hợp

QU

GDMT vào giảng dạy nhằm giúp cho HS nâng cao được ý thức và bảo vệ môi trường. Việc đưa nội dung vào giảng dạy trong bài giảng Hóa học ở trường THPT sẽ còn gặp nhiều khó khăn. Những khóa luận tốt luận tốt nghiệp và luận văn thạc sỹ nghiên cứu

KÈ M

về vấn đề giáo dục môi trường đã khá nhiều và có những đóng góp rất giá trị. Có thể điểm qua một số tài liệu, bài báo, các khóa luận tốt nghiệp và luận án về nội dung môi trường như sau:

a. Các tài liệu, bài báo về môi trường và GDMT Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đề án: “Đưa các nội dung về giáo dục môi trường

DẠ Y

vào hệ thống giáo dục quốc dân”, Hà Nội 2002. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Dự án quốc gia VIE 195/041. Các hướng dẫn chung

về Giáo dục môi trường dành cho người đào tạo giáo viên Phổ thông trung học, Hà Nội 2004.

6


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community Trịnh Văn Biều, Nguyễn Văn Bỉnh (2004), Giáo dục môi trường thông qua

AL

dạy học hóa học ở trường trung học phổ thông, Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên trung học phổ thông chu kì III (2004 – 2007), Đại học Sư phạm TP.HCM. b. Các khóa luận, luận văn về môi trường

CI

Lê Thị Mỹ Trang (2003), Tìm hiểu môi trường và giáo dục môn trường môn hóa học ở lớp 12, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Sư phạm TP.HCM.

OF FI

Nguyễn Thị Ngọc Hạnh (2004), Giáo dục môi trường thông qua một số bài giảng cụ thể ở trường phổ thông, khóa luận tốt nghiệp.

Cao Duy Chí Trung (2005), Thiết kế trang web phục vụ công tác giáo dục môi trường trong môn hóa ở trường THPT, khóa luận tốt nghiệp.

Nguyễn Trần Đông Quỳ (2007), Website hóa học môi trường qua chương

NH ƠN

trình hóa học lớp 10, khóa luận tốt nghiệp, Đại học Sư phạm TP.HCM. Nguyễn Thị Trang (2007), Thiết kế giáo án giáo dục môi trường thông qua bộ môn lớp 12 – Ban Khoa học tự nhiên, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Sư phạm TP.HCM.

Nguyễn Đặng Thu Hường (2009), Giáo dục môi trường thông qua dạy học hóa học lớp 10 THPT, khóa luận tốt nghiệp, Đại học Sư phạm TP.HCM. Trần Thị Tú Anh (2009), Tích hợp các vấn đề kinh tế xã hội và môi trường

QU

phạm TP. HCM.

Y

trong dạy học môn hóa học lớp 12 trung học phổ thông, Luận văn thạc sĩ, Đại học Sư Trần Thị Hồng Châu (2010), Giáo dục môi trường thông qua dạy học hóa học lớp 10,11 ở trường phổ thông, Luận văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm TP.HCM.

KÈ M

Hồ Thị Thanh Vân (2011), Tích hợp nội dung giáo dục môi trường trong các bài giảng hóa học ở trường trung học phổ thông, Luận văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm TP.HCM.

Số lượng đóng góp tương đối nhiều, tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số vấn đề

như:

DẠ Y

- Một số lại chỉ quan tâm đến việc xây dựng ngân hàng tư liệu phục vụ tham khảo về vấn đề hóa học môi trường. - Các giáo án được thiết kế có nội dung GDMT chủ yếu dựa vào phương pháp thuyết trình của giáo viên. - Chưa có phần bài tập hóa học có nội dung GDMT cụ thể. 7


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 1.2. Giáo dục môi trường ở trường phổ thông [2], [7], [10], [25]

AL

1.2.1. Định nghĩa về giáo dục môi trường Hội nghị quốc tế về GDMT trong Chương trình đào tạo của trường học do IUCN/UNESCO tổ chức tại Nevada (Mỹ) năm 1970 đã thông qua định nghĩa về

CI

GDMT như sau:

“GDMT là quá trình nhận ra các giá trị và làm rõ khái niệm để xây dựng những

OF FI

kỹ năng và thái độ cần thiết, giúp hiểu biết và đánh giá đúng mối tương quan giữa con người với nền văn hóa và môi trường vật lý xung quanh. GDMT cũng tạo cơ hội cho việc thực hành để giải quyết và tự hình thành quy tắc ứng xử trước những vấn đề liên quan đến chất lượng môi trường” (IUCN,1970).

Tại Hội nghị liên chính phủ lần thứ nhất về GDMT tại Tbilisi, Grudia, Nga năm

NH ƠN

1977 đã định nghĩa: “GDMT là một quá trình để tạo dựng cho con người những nhận thức và mối quan tâm đối với môi trường và các vấn đề môi trường, sao cho mỗi người đều có đầy đủ kiến thức thái độ, ý thức và kỹ năng để có thể hành động một cách độc lập hoặc phối hợp nhằm tìm ra giải pháp cho những vấn đề có thể nảy sinh trong tương lai.”

Ở Việt Nam, dự án VIE/95/04, 1997 thì GDMT cũng quan niệm rằng: “Một quá trình thường xuyên qua đó con người nhận thức được MT của họ và thu được kiến

Y

thức, giá trị, kỹ năng, kinh nghiệm cùng quyết tâm hành động giúp họ giải quyết các

QU

vấn đề MT hiện tại và tương lai, để đáp ứng các yêu cầu của các thế hệ hiện nay mà không vi phạm khả năng đáp ứng các nhu cầu của các thế hệ tương lai” Nhìn chung, các định nghĩa này tuy khác nhau nhưng đều có một số điểm cơ bản

KÈ M

chung sau:

- GDMT là một quá trình diễn ra trong một khoảng thời gian ở nhiều địa điểm khác nhau, thông qua những kinh nghiệm khác nhau và bằng những phương thức khác nhau.

- GDMT nhằm thay đổi hành vi.

DẠ Y

- Môi trường học tập là chính môi trường và các vấn đề có trong thực tế. - GDMT liên quan đến việc giải quyết vấn đề và ra quyết định về cách sống. - GDMT, việc học phải tập trung vào người học và lấy hành động làm cơ sở. Trong giáo dục môi trường ở nhà trường phổ thông, GDMT là quá trình tạo dựng

cho học sinh ở những nhận thức và mối quan tâm về môi trường và các vấn đề môi 8


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community trường. Từ đó, giúp cho học sinh có thái độ, kiến thức, kỹ năng trong việc hành động,

AL

nhận thức về bảo vệ môi trường. 1.2.2. Mục đích, mục tiêu của giáo dục môi trường 1.2.2.1. Mục đích của giáo dục môi trường

CI

Mục đích chính của GDMT được xác trong Hội nghị Tbilisi (1977) là:

- Tăng cường nhận thức và sự quan tâm đến các mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa

OF FI

các yếu tố kinh tế, xã hội, chính trị và sinh thái ở thành thị cũng như nông thôn.

- Tạo cơ hội cho mọi người tiếp thu những kiến thức, quan điểm về giá trị, thái độ, ý thức và kỹ năng cần thiết để bảo vệ và cải thiện môi trường.

- Tạo ra các mô hình về hành vi thân thiện với môi trường cho từng cá nhân, cộng đồng và toàn xã hội. trường hiện có.

NH ƠN

- Khuyến khích, củng cố và phát huy những thái độ và hành vi tích cực đối với môi 1.2.2.2. Mục tiêu của giáo dục môi trường a) Về kiến thức - Hệ sinh thái, cân bằng sinh thái.

- Môi trường và các thành tố (địa chất, khí hậu, thổ nhưỡng, sinh vật, cảnh quan thiên nhiên, các nguồn tài nguyên, dân số, hoạt động kinh tế, xã hội của con người,…)

QU

ích thu được.

Y

- Môi trường và phát triển, bảo vệ và bảo tồn, tăng trưởng và suy thoái, chi phí và lợi - Sự phụ thuộc lẫn nhau, tư duy một cách toàn cầu và hành động một cách cục bộ. - Các chủ trương, chính sách về môi trường của quốc gia, luật Bảo vệ môi trường.

KÈ M

b) Về năng lực

- Năng lực giao tiếp và hợp tác. - Năng lực tư duy.

- Năng lực tự chủ và tự học. - Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.

DẠ Y

c) Về phẩm chất - Yêu nước: Tích cực, chủ động vận động mọi người tham gia các hoạt động bảo vệ thiên nhiên. - Trách nhiệm:

9


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community + Có ý thức tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; đấu tranh ngăn chặn các hành vi sử dụng

AL

bừa bãi, lãnh phí tài nguyên. + Chủ động, tích cực tham gia và vận động người khác tham gia các hoạt động tuyên truyền, chăm sóc, bảo vệ thiên nhiên, ứng phó với biến đổi khí hậu.

CI

- Trung thực: + Nhận thức và hành động theo lẽ phải. vi vi phạm xấu đối với môi trường. 1.2.3. Nguyên tắc của giáo dục môi trường

OF FI

+ Tự giác tham gia và vận động người khác tham gia phát hiện, đấu tranh với các hành

Hội nghị Tbilisi đã thống nhất 6 nguyên tắc của GDMT:

1. Xem xét môi trường là tổng thể dựa trên mọi khía cạnh: tự nhiên, nhân tạo, công

NH ƠN

nghệ và xã hội (kinh tế, kỹ thuật, lịch sử văn hóa, đạo đức, thẩm mĩ) 2. GDMT là quá trình liên tục, lâu dài. Bắt đầu từ cấp mầm non và tiếp tục trong suốt trưởng thành ở tất cả các hệ đào tạo chính quy và không chính quy. 3. GDMT mang tính liên thông giữa các môn học.

4. Xem xét những vấn đề môi trường cơ bản trên quan điểm của cấp địa phương, quốc gia, khu vực và toàn cầu để người học nắm rõ bản chất về điều kiện môi trường ở những khu vực địa lý khác nhau.

QU

các yếu tố lịch sử.

Y

5. Tập trung vào tình hình môi trường hiện nay và tương lai, đồng thời tính đến tất cả 6. Đề cao giá trị và sự cần thiết của việc hợp tác ở cấp địa phương, quốc gia và quốc tế trong việc phòng chống và giải quyết các vấn đề môi trường.

KÈ M

1.2.4. Tiếp cận giáo dục môi trường Vì quan niệm là phát triển và giáo dục có tiến triển nên những cách tiếp cận nhất

định để thực hiện GDMT cũng như các chiến lược, mô hình khác nhau để dạy và học cũng được hình thành, thực hiện và sửa đổi. Dưới dây, có 3 cách tiếp cận để thực hiện GDMT.

DẠ Y

* Giáo dục về môi trường Xem môi trường là một đối tượng khoa học, người dạy truyền đạt cho người học

các kiến thức khoa học về môi trường, cũng như phương pháp nghiên cứu về đối tượng đó. Đó là những kiến thức về hệ thống tự nhiên và hoạt động của nó; những kiến thức về tác động của con người đến môi trường. 10


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community * Giáo dục trong môi trường

AL

Xem môi trường thiên nhiên hoặc nhân tạo như một địa bàn, một phương tiện để giảng dạy, học tập, nghiên cứu. Với cách tiếp cận này trong môi trường sẽ trở thành “phòng thí nghiệm thực tế, đa dạng, sinh động cho người dạy và người học”.

CI

* Giáo dục vì môi trường

Truyền đạt kiến thức về bản chất, đặc trưng của môi trường; hình thành thái độ

OF FI

ứng xử, ý thức trách nhiệm, quan niệm giá trị nhân cách, đạo đức đúng đắn về môi trường, cung cấp tri thức kỹ năng, phương pháp cần thiết cho những quyết định; hành động bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

1.2.5. Các phương pháp giáo dục môi trường ở trường trung học phổ thông 1.2.5.1. Phương pháp giáo dục môi trường thông qua chương trình giáo trình giảng

NH ƠN

dạy của môn học trong nhà trường

Kiến thức về giáo dục môi trường được tích hợp và lồng ghép vào nội dung bài học theo 3 mức độ: toàn phần, bộ phận, hoặc liên hệ.

Tích hợp: kết hợp một cách hệ thống kiến thức môn học với kiến thức GDMT, làm cho chúng quyện với nhau thành một thể thống nhất.

Lồng ghép: Đưa vào nội dung bài học một đoạn, một mục hoặc một số câu hỏi có nội dung GDMT.

Y

Tùy từng điều kiện có thể sử dụng một số phương pháp sau:

QU

- Phương pháp giảng dạy dùng lời (minh họa, kể chuyện, đọc tài liệu) - Phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề. - Phương pháp trực quan (sử dụng các thí nghiệm, tranh ảnh,..)

KÈ M

- Phương pháp thuyết trình (HS trình bày sản phẩm đã chuẩn bị) - Phương pháp khai thác các kiến thức về giáo dục môi trường từ những bài thực hành thí nghiệm trong phòng thí nghiệm. Việc GDMT thông qua chương trình giảng dạy của môn học trong nhà trường

cần lưu ý những điểm sau:

DẠ Y

- Xây dựng nội dung GDMT có chọn lọc, không tràn lan, tập trung vào nội dung bài học.

- Không biến đổi bài học thành một bộ môn thành bài GDMT. - Xây dựng các bài tập thực tiễn gắn liền với thực tế địa phương.

11


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community - Phát huy được tính tích cực, nhận thức của học sinh và vận dụng kinh nghiệm đã có

AL

để tiếp xúc trực tiếp với MT. 1.2.5.2. Phương pháp giáo dục môi trường thông qua hoạt động ngoài giờ, ngoại khóa

Trong nhà trường phổ thông, hoạt động ngoại khóa để giáo dục môi trường là

CI

hình thức rất có hiệu quả, phù hợp với tâm lí học sinh, sự giáo dục của giáo viên và sự tiếp nhận của học sinh rất sâu sắc.

OF FI

Nội dung giáo dục môi trường thông qua các một số hoạt động ngoại khóa như là:

- Tổ chức các seminar, tranh luận, hùng biện về chủ đề “Môi trường”

- Hoạt động tham quan theo các chủ đề: tham quan danh lam thắng cảnh, nhà máy, xử lý rác thải,…

NH ƠN

- Hoạt động trồng cây xanh trong ngày Môi trường thế giới 5/6, tết trồng cây. - Tổ chức các chiến dịch tuyên truyền bảo vệ môi trường ở nhà trường và địa phương. - Tổ chức các hội thi vẽ tranh.

- Hoạt động thi tìm hiểu về môi trường

- Tham gia vệ sinh trường lớp, tuyên truyền giáo dục bảo vệ môi trường ở nhà, địa phương.

1.2.5.3. Phương pháp tiếp cận kỹ năng sống

QU

vấn đề môi trường.

Y

Kỹ năng sống bảo vệ môi trường là khả năng ứng xử một cách tích cực đối với Một số kỹ năng quan trọng cần phát triển như là: - Kỹ năng nhận biết và phát hiện các vấn đề môi trường.

KÈ M

- Kỹ năng xây dựng kế hoạch hành động vì môi trường. - Kỹ năng ra quyết định về môi trường. - Kỹ năng kiên định thực hiện kế hoạch hành động vì môi trường. Trong quá trình giáo dục, cần rèn luyện kỹ năng sống bảo vệ môi trường thông

qua việc luyện tập, xử lí các tình huống môi trường cụ thể.

DẠ Y

1.2.5.4. Phương pháp giáo dục môi trường thông qua việc nêu gương Với những hành vi tốt trong cuộc sống là những tấm gương có ý nghĩa giáo dục

trực tiếp đối với học sinh. Muốn giáo dục cho học sinh có nếp sống văn minh, lịch sử và bảo môi trường, trước hết các thầy cô giáo và người lớn cũng như các bậc phụ huynh phải thực hiện đúng các quy định bảo vệ môi trường. 12


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 1.3. Quan điểm dạy học tích hợp [4], [6], [23], [24]

AL

1.3.1. Khái niệm tích hợp và dạy học tích hợp 1.3.1.1. Khái niệm tích hợp

Theo từ điển Tiếng Việt (tr981): “Tích hợp là lắp ráp, nối kết các thành phần của

CI

một hệ thống theo quan điểm tạo nên một hệ thống toàn bộ”. Theo Trần Bá Hoành [6] “ Tích hợp là sự kết hợp một cách hữu cơ, có hệ thống các kiến thức (khái niệm) thuộc

OF FI

các môn học khác nhau thành một nội dung thống nhất, dựa trên cơ sở mối quan hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập trong các môn học đó.

Tích hợp (tiếng Anh: Intergation) có nguồn gốc từ tiếng Latinh: Integration với nghĩa: Xác lập cái chung, cái tổng thể, cái thống nhất trên cơ sở những bộ phận riêng lẻ.

NH ƠN

Theo từ điển Anh – Anh (Oxford Advanced Learner’s Dictionary), từ integrate có nghĩa là kết hợp những phần, những bộ phận với nhau trong một tổng thể. Những phần, những bộ phận này có thể khác nhau nhưng thích hợp với nhau. Theo từ điển Bách khoa Khoa học Giáo dục của Cộng hòa Liên bang Đức (Enzyklopadie Erziehungswissienschelf, Bd2, Stuttgart 1984), nghĩa chung của từ integration có hai khía cạnh:

- Quá trình xác lập lại cái chung, cái toàn thể được tạo ra từ những cái riêng lẻ.

Y

- Trạng thái mà trong đó có cái chung, cái toàn thể được tạo ra từ những cái riêng lẻ.

QU

Tích hợp có nghĩa là hợp nhất, sự kết hợp, sự hòa nhập. Trong lĩnh vực giáo dục, khái niệm tích hợp xuất hiện từ thời kỳ Khai sáng (thế kỷ XVIII) dùng để chỉ một quan điểm giáo dục toàn diện con người, chống lại hiện

KÈ M

tượng làm cho con người phát triển thiếu hài hòa, cân đối. Trong dạy học các bộ môn, tích hợp được hiểu là sự kết hợp, tổ hợp các nội dung từ các môn học, lĩnh vực học tập khác nhau thành một “môn học” mới. Tích hợp còn được hiểu là sự lồng ghép các nội dung cần thiết vào nhũng nội

dung vốn có của một môn học. Ví dụ: lồng ghép các nội dung giáo dục như giáo dục

DẠ Y

môi trường, giáo dục dân số,… vào nội dung các môn học: Địa lý, Sinh học, Giáo dục công dân,.. xây dựng môn học tích hợp từ các môn học truyền thống. 1.3.1.2. Khái niệm dạy học tích hợp Theo UNESCO, dạy học tích hợp (DHTH) được định nghĩa như sau: “Một cách

trình bày các khái niệm và nguyên lí khoa học cho phép diễn đạt sự thống nhất cơ bản 13


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community của tư tưởng khoa học, tránh nhấn quá mạnh hoặc quá sớm sự sai khác của khoa học

AL

khác nhau”. Định nghĩa của UNESCO cho thấy DHTH nhấn mạnh cách tiếp cận các khái niệm và nguyên lí khoa học chứ không phải hợp nhất nội dung.Việc giảng dạy khoa

CI

học cần chú trọng tới sự thống nhất đối tượng, phương pháp nhận thức, những khái niệm và nguyên lí chung.

OF FI

Hội nghị về đào tạo giáo viên DHTH các môn Khoa học được tổ chức tại Đại học Tổng hợp Maryland tháng 4 năm 1973 đã tiến hành một bước về khái niệm và mục tiêu của DHTH. Lúc này UNESCO quan tâm đến vấn đề khoa học vào công nghệ để phục vụ đời sống. Theo Hội nghị này, “DHTH các môn khoa học nghĩa là phải chỉ ra cách thức chuyển từ nghiên cứu khoa học sang triển khai ứng dụng, làm cho các tri

NH ƠN

thức kĩ thuật – công nghệ trở thành một bộ phận quan trọng trong đời sống xã hội hiện đại.”

Trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể (7/2017): “Dạy học tích hợp là định hướng dạy học trong đó giáo viên tổ chức, hướng dẫn để học sinh biết huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng… thuộc nhiều lĩnh vực (môn học/hoạt động giáo dục) khác nhau nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập; thông qua đó hình thành những kiến thức, kỹ năng mới, phát triển được những năng lực cần thiết, nhất là năng lực giải quyết vấn

Y

đề trong học tập và thực tiễn cuộc sống.”

QU

Dạy học tích hợp là một quan niệm học nhằm hình thành ở học sinh những năng lực giải quyết vấn đề hiệu quả các tình huống thực tiễn dựa trên huy động nội dung, kiến thức, kỹ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, với mục đích phát triển năng lực

KÈ M

người học.

Trong DHTH, các nhà giáo dục phân chia ra tích hợp dọc (vertical integration) và

tích hợp ngang (horizontal integration): Tích hợp dọc là: “Tích hợp dựa trên cơ sở liên kết hai hoặc nhiều môn học

thuộc cùng một lĩnh vực hoặc một số lĩnh vực gần nhau”.

DẠ Y

Tích hợp ngang là: “Tích hợp dựa trên cơ sở liên kết các đối tượng học tập,

nghiên cứu thuộc các lĩnh vực khoa học khác nhau”.

14


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 1.3.2. Mục tiêu của dạy học tích hợp

AL

Tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục đã trở thành xu thế trong việc xác định nội dung dạy học trong nhà trường phổ thông và trong xây dựng chương trình môn học ở nhiều nước trên thế giới.

CI

- Thực hiện môn học tích hợp, các quá trình học tập không bị cô lập với cuộc sống hằng ngày, các kiến thức gắn liền với kinh nghiệm sống của học sinh và được liên hệ

OF FI

với tình huống cụ thể, có ý nghĩa đối với học sinh, hòa nhập thế giới học đường với thế giới cuộc sống. Ngoài ra, các kiến thức sẽ không lạc hậu bởi vì thường xuyên cập nhật với cuộc sống.

- DHTH giúp thiết lập được mối liên hệ giữa các khái niệm đã học trong cùng một một môn học và giữa các môn học khác nhau làm cho thông tin càng đa dạng, phong

NH ƠN

phú làm như vậy sẽ giúp HS làm chủ được kiến thức và vận dụng kiến thức đã học khi phải đối đầu với một tình huống bất ngờ, chưa từng gặp. DHTH làm giảm sự trùng lặp các nội dung dạy học, tiết kiệm thời gian, góp phần giảm tải nội dung học tập. - Thực hiện DHTH giúp xác định rõ mục tiêu, phân biệt cái cốt yếu với cái ít quan trọng khi lựa chọn nội dung. Cái cốt yếu là những năng lực cơ bản cho HS vận dụng vào xử lí những tình huống có ý nghĩa cuộc sống.

- Thay vì nhồi nhét cho HS nhiều kiến thức lý thuyết thì đối với DHTH chú trọng vào

QU

thực tế, có ích cho xã hội.

Y

việc HS vận dụng các kiến thức, năng lực, phẩm chất học được vào các tình huống 1.3.3. Các mức độ tích hợp trong chương trình giáo dục phổ thông 1.3.3.1. Truyền thống (Traditional)

KÈ M

Từng môn học được giảng dạy, xem xét riêng lẻ, biệt lập, không có bất kì sự liên hệ, kết nối nào giống như chụp ảnh cận cảnh từng đoạn – một hướng, một cách nhìn, sự tập trung hạn hẹp vào một môn riêng lẻ. Ví dụ: GV áp dụng quan điểm này trong giảng dạy từng môn như Toán, Vật Lý,

Hóa học, Ngữ Văn, Giáo dục công dân… một cách riêng biệt, chỉ trong khuôn khổ

DẠ Y

kiến thức của môn học mình dạy. Các vấn đề được giải quyết chỉ trên cơ sở những kiến thức, năng lực của chính lĩnh vực bộ môn đó. 1.3.3.2. Kết hợp/lồng ghép (Fusion) Một nội dung nào đó được kết hợp vào chương trình đã có sẵn. Ví dụ, ở một

trường THPT của bang Illionois (Mỹ) đã kết hợp các nghiên cứu về toàn cầu hóa vào 15


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community trong chương trình của nhà trường. Điều này sẽ giúp HS hiểu sâu hơn các vấn đề của

AL

thế giới từ nhiều góc nhìn khác nhau. Hoặc ở nước ta, trong nhiều năm qua đã kết hợp, lồng ghép các chủ đề về dân số, môi trường, an toàn giao thông, sức khỏe sinh sản, kỹ năng sống … vào các lĩnh vực môn học như Địa lý, Sinh học, Đạo đức, Giáo dục công

CI

dân, Hóa học,… 1.3.3.3. Tích hợp trong một môn học

OF FI

Tích hợp trong nội bộ môn học. Tích hợp những nội dung của các phân môn, các lĩnh vực nội dung thuộc cùng một môn học theo những chủ đề, chương, bài cụ thể nhất định.

Ví dụ: Trong môn Hóa học, tích hợp nội dung Hóa học vô cơ, Hóa học hữu cơ trong chương Hóa học và các vấn đề kinh tế, xã hội và môi trường. Trong môn Lịch

NH ƠN

sử, tích hợp kiến thức lịch sử thế giới, Lịch sử Việt Nam và Lịch sử địa phương trong cùng một bài học. Hoặc trong môn Toán học, tích hợp Đại số, Hình học và Lượng giác tại một số thời điểm.

1.3.3.4. Tích hợp đa môn (multidisciplinary)

Các môn học là riêng biệt nhưng có những liên kết có chủ đích giữa và trong từng môn học bởi các chủ đề hay các vấn đề chung. Khi HS nghiên cứu về một vấn đề nào đó, các em được đồng thời tiếp cận từ nhiều môn học khác nhau.

Y

Ví dụ: Về chủ đề “Bảo vệ môi trường tự nhiên” thì các môn Địa lý, Lịch sử, Văn

QU

học, Hóa học, Sinh học, Vật lý, Giáo dục công dân,.. cùng thiết kế nội dung dạy học. 1.3.3.5. Tích hợp liên môn (interdisciplinary) Các môn học được liên hợp với nhau và giữa chúng có chủ đề, các vấn đề, những

KÈ M

khái niệm lớn và ý tưởng lớn. Chương trình liên môn tạo ra những kết nối rõ rệt giữa các môn học. Chương trình xoay quanh các chủ đề/vấn đề chung, nhưng các khái niệm hoặc các kỹ năng liên môn được nhấn mạnh giữa các môn chứ không phải trong từng môn riêng biệt.

Ví dụ: Chương trình và sách giáo khoa các môn khoa học của Pháp gồm: môn Lí

DẠ Y

– Hóa, môn Sinh – Địa chất (môn khoa học về Trái đất). Hoặc như môn Khoa học tự nhiên được tích hợp từ các môn Vật lý, Hóa học và Sinh học. Tích hợp theo hình thức liên môn đòi hỏi học sinh phải huy động tổng hợp kiến

thức từ nhiều lĩnh vực khoa học để giải quyết vấn đề.

16


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 1.3.3.6. Tích hợp xuyên môn ( Transdisciplinary)

AL

Cách tiếp cận những vấn đề từ cuộc sống thực và có ý nghĩa đối với HS mà không xuất phát từ các khoa học tương ứng với môn học, từ đó xây dựng thành các môn học mới khác với môn học truyền thống.

CI

Cách tiếp cận này bắt đầu từ ngữ cảnh cuộc sống thực (real – life context). Nó không bắt đầu bằng môn học hay bằng những khái niệm hoặc kỹ năng chung. Điều

OF FI

quan tâm nhất ở đây là sự phù hợp đối với HS. Điểm khác biệt tích hợp liên môn là chúng xuất phát từ ngữ cảnh cuộc sống thực và sở thích của HS.

Ví dụ: Một trường Quốc tế của Mỹ có 460HS ở bang Texas có mục đích là cung cấp cho HS những kiến thức và kỹ năng khoa học để làm việc trong ngữ cảnh toàn cầu hóa và “làm thay đổi thế giới”. Nhà trường đã đưa ra một chương trình học tích hợp

NH ƠN

phong phú. HS lựa chọn vấn đề quốc tế và tiến hành thu thập nghiên cứu, chuẩn bị trang web thông tin, thiết kế và thực hiện dự án nghiên cứu – phục vụ và trình bày kết quả của mình trước một Hội đồng những người am hiểu của cộng đồng. Các chủ đề đa dạng có thể là là tình trạng vô gia cư hay lạm dụng chất gây nghiện ở trẻ vị thành niên… Tuy nhiên, tất cả HS phải đi thám hiểm. Mỗi nhóm/lớp phải tham quan trực tiếp một nơi nào đó để học/ nghiên cứu về vấn đề quốc tế. Ngoài ra, từ bối cảnh “ô nhiễm môi trường và cần làm trong sạch môi trường thành phố”. Nhà trường đưa ra

Y

một chương trình tích hợp phong phú, HS lựa chọn các vấn đề về môi trường và tiến trường.

QU

hành thu thập thông tin, nghiên cứu và đề xuất các biện pháp làm sạch trong môi

Một trong những hình thức dạy học của tích hợp xuyên môn là các nội dung, kỹ

KÈ M

năng được tích hợp xuyên suốt nhiều môn học, trong đó nội dung được bố trí dạy nối tiếp từ môn học này đến môn học khác (như sợi chỉ đỏ xuyên suốt các môn học). 1.3.4. So sánh dạy học tích hợp và dạy học đơn môn

DẠ Y

Bảng 1.1. So sánh dạy học tích hợp và dạy học đơn môn

Mục tiêu

Dạy học tích hợp

Dạy học đơn môn

Mục tiêu đơn môn + các Mục tiêu đơn môn mục tiêu phát triển các năng lực chung Mục tiêu rộng, ưu tiên các Mục tiêu hạn chế hơn, đặc 17


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community mục tiêu chung, hướng tới thù môn học hơn (thường là các kiến thức và kỹ năng của môn học)

AL

đến phát triển năng lực.

CI

Xuất phát từ vấn đề gắn Trình bày theo cấu trúc

Nội dung

với thực tiễn, ít quan tâm logic nội dung của môn

môn học

OF FI

đến logic nội dung của học

Hoạt động thường xuất Hoạt động học thường hiện từ vấn đề mở cần giải được cấu trúc chặt chẽ theo quyết cần căn cứ vào các tiến trình đã dự

kiến

NH ƠN

kiến thức, kĩ năng thuộc (Trước khi thực hiện hoạt các môn học khác nhau. Trung tâm của dạy học

động)

Nhấn mạnh đặc biệt đến sự Có quan tâm đến sự phát phát triển năng lực và làm triển các kỹ năng, thái độ chủ mục tiêu lâu dài như của người học nhưng đặc các phương pháp, kỹ năng biệt nhằm tới việc làm chủ

QU

Y

và thái độ người học…

Hiệu quả của việc dạy học

mục tiêu ngắn hạn như kiến thức, kỹ năng của một môn học.

Dẫn đến việc phát triển Dẫn đến việc tiếp nhận phương pháp, thái độ và kỹ kiến thức và kỹ năng mang

KÈ M

năng, trí tuệ cũng như tình đặc thù của môn học. cảm. Hoạt động học dẫn đến việc tích hợp các kiến thức.

1.3.5. Ưu điêm và nhược điểm của dạy học tích hợp

DẠ Y

1.3.5.1. Ưu điểm khi dạy học tích hợp - Mục tiêu học tập được người học xác định rõ ràng ngay tại thời điểm học. - DHTH không phụ thuộc vào số lượng và cơ cấu GV, không nhất thiết phải đào tạo lại mà chỉ bồi dưỡng một số chuyên đề về DHTH.

18


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community - Nội dung tránh những kiến thức, kỹ năng bị trùng lặp; phân biệt được nội dung trọng

AL

tâm và nội dung ít quan trọng; các kiến thức gắn liền với kinh nghiệm sống với HS. - Giúp HS có đủ phẩm chất và năng lực để giải quyết vấn đề của cuộc sống, nhận thấy được quá trình học tập rất có ý nghĩa khi giải quyết được các vấn đề thực tiễn. 1.3.5.2. Những hạn chế và khó khăn khi dạy học tích hợp

CI

- Giúp GV biết xử lý các tình huống sư phạm một cách linh hoạt và hiệu quả.

OF FI

Đối với DHTH thì có độ phức hợp cao hơn so với việc dạy học truyền thống. Cho nên, vai trò GV trở nên nặng nề hơn rất nhiều vì phải thực hiện nhiều công đoạn, không chỉ soạn giáo án mà còn phải thiết kế nội dung dạy học như thế nào để tạo sự liên kết các môn học một cách phù hợp theo nhu cầu của HS.

1.4. Khảo sát thực trạng vận dụng dạy học tích hợp nội dung giáo dục môi trường

NH ƠN

vào các bài giảng hóa học tại THPT 1.4.1. Mục đích khảo sát

Tìm hiểu, đánh giá thực trạng việc sử dụng tích hợp nội dung giáo dục môi trường trong quá trình giảng dạy hóa học ở các trường THPT hiện nay. Đây là cơ sở cho việc định hướng nghiên cứu, đưa ra những biện pháp kịp thời góp phần nâng cao chất lượng dạy học. 1.4.2. Đối tượng khảo sát

Y

- 12 GV hóa học tại các trường THPT Cẩm Lệ và THPT Nguyễn Trãi thuộc quận Liên

QU

Chiểu, Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng.

- 14 GV công tác tại các trường THPT trên nhiều tỉnh thành trong cả nước. 1.4.3. Nội dung khảo sát

học.

KÈ M

- Điều tra về cách nhìn nhận của GV về vai trò của dạy học tích hợp trong dạy hóa - Mức độ áp dụng nội dung giáo dục môi trường trong quá trình giảng dạy hóa học ở trường THPT.

- Sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong việc áp dụng dạy học tích hợp trong

DẠ Y

dạy học Hóa học. - Mức độ tiếp thu và hứng thú của HS khi giải quyết vấn đề thực tiễn liên quan bài học.

- Những khó khăn, thuận lợi của việc áp dụng tích hợp nội dung giáo dục môi trường vào các bài giảng hóa học trong THPT. 19


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community - Ý kiến của GV về biện pháp để nâng cao hiệu quả tích hợp nội dung giáo dục môi

1.4.4. Tiến hành khảo sát - Sử dụng phiếu điều tra (phần Phụ lục) và google form thăm dò ý kiến.

CI

- Xử lí, phân tích kết quả.

AL

trường vào bài giảng hóa học ở trường THPT.

OF FI

1.4.5. Kết quả khảo sát

Bảng 1.2. Nhận thức của GV về vai trò của việc tích hợp nội dung giáo dục môi trường vào bài giảng hóa học Vai trò

1

Rất quan trọng

2

Quan trọng

3

Bình thường

4

Không quan trọng

Số phiếu

Tỉ lệ (%)

3

11,54%

NH ƠN

STT

21

80,77%

2

7,69%

0

0

Bảng 1.3. Mức độ áp dụng nội dung giáo dục môi trường trong quá trình giảng dạy hóa học ở trường THPT

Y

Mức độ

STT

Số phiếu

Tỉ lệ (%)

2

7,69%

Rât thường xuyên

2

Thường xuyên

10

38,46%

3

Thỉnh thoảng

14

53,85%

0

0

KÈ M

4

QU

1

Không bao giờ

Bảng 1.4. Kết quả điều tra về vận dụng tích hợp nội dung giáo dục môi trường vào bài giảng hóa học trong các hoạt động tiết học

Hoạt động

DẠ Y

STT

Số phiếu

Tỉ lệ (%)

1

Khởi động

24

92,31%

2

Hình thành kiến thức

7

26,92%

3

Luyện tập

2

7,69% 20


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 4

Vận dụng

20

76,92%

Phương pháp

STT

Số phiếu

CI

tích hợp nội dung giáo dục môi trường trong giảng dạy

AL

Bảng 1.5. Kết quả điều tra về việc sử dụng phương pháp dạy học trong việc vận dụng

Tỉ lệ

1

Phương pháp thuyết trình

24

2

Phương pháp đàm thoại gợi mở

20

76,92%

3

Phương pháp hợp tác nhóm

23

88,46%

4

Phương pháp dự án

5

19,23%

5

Phương pháp giải quyết vấn đề

8

30,77%

6

Phương pháp trực quan

NH ƠN

OF FI

92,31%

25

95,15%

Bảng 1.6. Mức độ tiếp thu và hứng thú của HS khi giải quyết vấn đề liên quan đến thực tiễn về môi trường trong môn hóa học Mức độ

STT

Số phiếu

Tỉ lệ

Hào hứng, vui vẻ, tiếp thu nhanh

22

84,62%

2

Chỉ hào hứng lúc đầu, tiếp thu

4

15,38%

0

0

3

QU

chậm

Y

1

Không hào hứng, không tiếp thu.

Bảng 1.7. Kết quả về phát triển năng lực HS trong việc vận dụng tích hợp nội dung

KÈ M

giáo dục môi trường vào quá trình dạy học

STT

Năng lực

Số phiếu

Tỉ lệ

1

Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa

4

15,38%

24

92,31%

26

100%

học

Năng lực giải quyết vấn đề thông

DẠ Y 2

qua môn Hóa học

3

Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống

21


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community Năng lực thực hành hóa học

4

2

7,69%

AL

Bảng 1.8. Kết quả điều tra về việc nếu cung cấp một bộ tài liệu gồm các nội dung giáo

dục môi trường có sẵn sàng sử dụng như một nguồn tài liệu tham khảo tin cậy áp dụng

Nội dung

Số phiếu

Tỉ lệ

OF FI

STT

CI

vào các bài giảng

1

19

73,08%

2

Không

7

26,92%

Bảng 1.9. Kết quả tìm hiểu về thuận lợi việc vận dụng tích hợp nội dung giáo dục môi

NH ƠN

trường vào bài giảng hóa học

STT

Thuận lợi

Đồng ý

Số

phiếu

Tỉ lệ

Không đồng ý Số phiếu

Tỉ lệ

Giúp HS có thêm các hiểu biết và kiến thức 1

về môi trường. Giúp HS có thêm kiến thức

23

88,46

3

11,54

26

100

0

0

20

84,62

6

15,38

16

61,54

10

38,46

14

53,85

12

46,15

Y

và kỹ năng vận dụng vào đời sống.

2

hóa học giúp tăng hứng thú học tập của học sinh.

4

học sinh.

GDMT trong môn hóa học giúp giờ học Hóa ít khô khan, nhàm chán Góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học

DẠ Y

5

Rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề cho

KÈ M

3

QU

Đưa nội dung giáo dục môi trường vào dạy

22


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community Bảng 1.10. Kết quả tìm hiểu về khó khăn khi vận dụng tích hợp nội dung giáo dục môi

Khó khăn

2

Thời gian các tiết học hạn chế.

3

Trong các kì thi không yêu cầu.

4

HS thiếu các kiến thức, kỹ năng liên hệ thực tế.

5

Thiếu các trang thiết bị, dụng cụ dạy học.

Tỉ lệ

Số phiếu

Tỉ lệ

19

73,08

7

26,92

Khối lượng kiến thức tiếp thu trong tiết học bị quá tải với HS. 1.4.6. Phân tích khảo sát 6

CI

Mất nhiều thời gian trong quá trình tìm kiếm nguồn tài liệu và chuẩn bị.

Không đồng ý

Số phiếu

26

100

0

0

15

57,69

11

42,31

5

19,23

21

80,77

14

53,65

12

46,15

17

65,38

9

34,62

NH ƠN

1

Đồng ý

OF FI

STT

AL

trường vào bài giảng hóa học

- Hiện nay, vấn đề môi trường là một vấn đề đang được toàn cầu quan tâm, hơn 80% GV nhận thức vai trò quan trọng việc tích hợp nội dung giáo dục môi trường vào bài giảng hóa học, cụ thể 11,54% GV cho rằng việc GDMT là rất quan trọng. Tuy nhiên,

Y

7,69% GV lại cho rằng vai trò của việc tích hợp nội dung GDMT vào bài giảng hóa

QU

học là bình thường bởi vì HS cũng đã hiểu biết nhiều về vấn đề môi trường và nội dung chương trình rất nặng, không đủ thời gian để tích hợp các nội dung này. - Trong quá trình giảng dạy, có khoảng 46,15% GV thường xuyên đưa nội dung GDMT vào các bài giảng của mình. Tuy nhiên, vẫn còn 53,85% các GV thỉnh thoảng

KÈ M

mới đưa nội dung này vào. Vì cho rằng, thời lượng 1 tiết không đủ để đề cập đến và chủ yếu tập trung vào lý thuyết và rèn luyện kỹ năng giải bài tập trong chương trình. - Hơn 90% GV cho rằng việc vận dụng tích hợp nội dung GDMT vào bài giảng hóa học ở phần hoạt động khởi động sẽ giúp cho HS sẽ có hào hứng trong tiết học và biết

DẠ Y

được nội dung bài học liên quan đến vấn đề cần quan tâm. Ngoài ra, có hơn 70% GV yêu cầu HS tự về tìm nhà tìm hiểu nội dung và làm bài báo cáo trong phần vận dụng vì thời lượng tiết học không đủ.

23


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community - Đa số các GV lựa chọn phương pháp như thuyết trình, đàm thoại gợi mở, hợp tác

AL

nhóm và trực quan là những phương pháp thích hợp trong giảng dạy tích hợp nội dung GDMT.

- Đối với mức độ tiếp thu và hứng thú của HS khi giải quyết vấn đề liên quan đến thực

CI

tiễn về môi trường trong môn hóa học thì hơn 80% các GV đồng ý rằng HS hòa hứng,

vui vẻ và tiếp thu nhanh. Điều đó cho thấy rằng hiệu quả của việc vận dụng tích hợp

OF FI

nội dung GDMT trong giảng dạy và làm cho tiết học trở nên sôi nổi hơn. Các em có nhiều kiến thức về môi trường khá rộng và nhiều em tỏ ra am hiểu rất sâu sắc các vấn đề môi trường trên thế giới hiện nay. Điều này, các em tiếp thu bài tốt và tham gia góp ý kiến tích cực khi có vấn đề liên quan.

- Hơn 90% các GV cho rằng việc vận dụng tích hợp nội dung GDMT sẽ giúp HS phát

NH ƠN

triển hai năng lực chính là năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học và năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống. HS tự nhận thức về môi trường và giải quyết được tình huống trong cuộc sống. Kết quả là HS có ý thức trách nhiệm với môi trường và biết cách hành động thích hợp để bảo vệ môi trường. - Hơn 70% GV đồng ý việc chuẩn bị nội dung GDMT trong hóa học mất khá nhiều thời gian nên việc cung cấp một bộ tài liệu gồm các nội dung GDMT như một nguồn tài liệu tham khảo tin cậy áp dụng vào các bài giảng giúp GV tiết kiệm được thời gian

Y

để có nội dung bài học đầy đủ và hiệu quả.

QU

- 100% GV đồng ý rằng vận dụng tích hợp nội dung GDMT vào bài giảng hóa học là thấy được HS hứng thú trong môn học nếu như liên hệ thực tế bằng kiến thức môi trường, giúp tiết học trở nên phong phú, sôi nổi và có ý nghĩa hơn.

KÈ M

- Như vậy, có thể thấy rằng đa số GV hoàn toàn đồng ý việc vận dụng tích hợp nội dung GDMT vào trong giảng dạy là điều cần thiết. Tuy nhiên, khi thực hiện giảng dạy nội dung GDMT các GV đều gặp phải những khó khăn khác nhau. Khó khăn lớn nhất của GV đó là vấn đề thời gian tiết học. Bởi vì lượng thời gian tiết học rất ít mà lượng kiến thức truyền tải rất nhiều. Ngoài ra còn có các khó khăn khác như trong các kì thi

DẠ Y

nội dung GDMT không yêu cầu, thiếu các trang thiết bị, dụng cụ dạy học,… * Tiểu kết khảo sát

Việc vận dụng tích hợp nội dung GDMT vào các bài giảng hóa học ở trường

THPT giúp HS dễ dàng tiếp thu bài học và tạo hứng thú trong giờ học. Hiện nay, nội dung GDMT truyền tải đến HS có thể bằng nhiều cách khác nhau như dạy trực tiếp 24


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community trên lớp hay giao nhiệm vụ về nhà. Dù ở hình thức nào thì nội dung GDMT cũng là nội

AL

dung quan trọng giúp HS hình thành năng lực giải quyết vấn đề và vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống. Tuy nhiên, việc vận dụng nội dung GDMT trong quá trình

giảng dạy khiến GV gặp nhiều khó khăn, trong đó khó khăn lớn nhất là thời gian tiết

CI

học và tìm kiếm tư liệu chuẩn bị cho bài giảng. Vì vậy để khắc phục điều này, đề tài “Tích hợp nội dung giáo dục môi trường trong các bài giảng hóa học ở trường trung

DẠ Y

KÈ M

QU

Y

NH ƠN

OF FI

học phổ thông” là thực sự cần thiết và giúp đỡ cho GV trong quá trình giảng dạy.

25


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community CHƯƠNG 2 HÓA HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

CI

2.1. Mục tiêu tích hợp nội dung GDMT trong các bài giảng hóa học

AL

TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG CÁC BÀI GIẢNG

2.1.1. Về kiến thức

- Nêu được tầm quan trọng của môi trường đối với con người, động vật và thực vật.

OF FI

- Nêu được các thành phần hóa học của môi trường xung quanh con người (không khí, nước, đất).

- Nêu được khái niệm ô nhiễm môi trường và tác hại của ô nhiễm môi trường. - Nêu được các tác động của các chất hóa học ảnh hưởng đến sự phát triển môi trường. - Trình bày được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường như không khí, đất, nước là do

NH ƠN

các chất độc hại dưới dạng chất vô cơ, hữu cơ. Các chất này gây hại đến các đồ vật, các công trình kiến trúc cũng như là sức khỏe của con người, động vật và thực vật. - Trình bày được tác hại của sự ô nhiễm môi trường đối với cuộc sống. - Trình bày được một số giải pháp bảo vệ môi trường như việc thu gom và xử lý rác thải một cách hợp lí, ngăn chặn khí độc hại thoát ra ngoài không khí, phòng chống chất độc hại trong quá trình tiếp xúc và sử dụng một cách khoa học với thuốc trừ sâu, phân bón hóa học,…

Y

2.1.2. Về năng lực

QU

- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề: + Nhận biết được một số dấu hiệu về ô nhiễm môi trường. Nhận biết sự có mặt của một số chất hóa học gây ô nhiễm đất, nước, không khí.

KÈ M

+ Nhận biết một số nhiêu liệu, chất đốt, tài nguyên thiên nhiên hợp lí. + Xử lí chất thải đơn giản sau khi thực hành thí nghiệm. + Bảo vệ môi trường sống và thực hiện một số biện pháp bảo vệ môi trường trong môn Hóa học ở trường THPT. 2.1.3. Phẩm chất

DẠ Y

- Trung thực: Tự giác tham gia và vận động người khác tham gia phát hiện, đấu tranh với các hành vi vi phạm xấu đối với môi trường như là chặt phá rừng trái phép, giết hại động vật quý hiếm, xả rác bừa bãi,… - Trách nhiệm:

26


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community + Có ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường thiên nhiên cho bản thân, gia đình và cộng + Có ý thức tuyên truyền mọi người xung quanh bảo vệ môi trường.

AL

động. + Có ý thức góp phần cải tạo môi trường bằng những việc làm như trồng cây xanh, vứt

CI

rác đúng nơi quy định, sử dụng các phương tiện giao thông công cộng,…

+ Có ý thức bảo vệ môi trường khi làm việc với các hóa chất độc hại, dọp dẹp vệ sinh

OF FI

sạch sẽ, ngăn nắp nơi làm việc.

2.2. Các nguyên tắc tích hợp nội dung GDMT vào các bài giảng hóa học Tích hợp nội dung GDMT vào dạy học là một sự kết hợp một cách có hệ thống các kiến thức về BVMT và các kiến thức môn học thành một nội dung thống nhất, gắn bó chặt chẽ với nhau dựa trên những mối liên hệ thực tiễn để đề cập trong môn học.

NH ƠN

Khi tích hợp nội dung GDMT vào các bài giảng hóa học cần phải đảm bảo một số nguyên tắc sau:

- Không làm ảnh hưởng và thay đổi đặc tính nội dung của môn học, không biến bài học của bộ môn thành bài học về giáo dục BVMT.

- Chọn lọc các nội dung GDMT phù hợp với mục tiêu và nội dung bài học của từng bài tránh tràn lan, tùy tiện.

Y

- Lồng ghép các thông tin thực tiễn về môi trường để kích thích niềm hứng thú và say mê học tập của HS.

QU

- Phát huy cao độ hoạt động tích cực nhận thức của HS và tận dụng tối đa mọi khả năng có thể trong và ngoài lớp học. 2.3. Các yêu cầu khi lựa chọn bài học để tích hợp nội dung GDMT

KÈ M

Khi lựa chọn bài học để tích hợp nội dung GDMT cần phải đảm bảo một số yêu cầu sau đây:

- Nội dung bài học có liên quan đến thực tiễn, những vấn đề về môi trường toàn cầu mà hiện nay đang được quan tâm. Ví dụ: Trong bài “Hiđrosunfua – Lưu huỳnh đioxit – Lưu huỳnh trioxit” có nội

DẠ Y

dung liên quan đến thực tiễn và vấn đề về môi trường toàn cầu là ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước, mưa axit và hậu quả của mưa axit. Trong bài “Oxi – Ozon” có nội dung liên quan đến thực tiễn về vai trò sự sống

đối với oxi và vấn đề môi trường toàn cầu là ô nhiễm không khí, sự suy giảm của tầng ozon.

27


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community - Nội dung bài học không quá nặng, không cần quá nhiều kiến thức trọng tâm, để GV

AL

có thời gian cho hoạt động tích hợp nội dung GDMT. Ví dụ: Trong bài “Oxi – Ozon” (Hóa học 10 cơ bản) nội dung bài học khá đơn giản, dễ hiểu, ngắn gọn nên GV có thời gian cho việc giảng dạy nội dung liên quan

CI

đến thực tiễn và vấn đề về môi trường toàn cầu là ô nhiễm không khí và lỗ thủng tầng ozon.

OF FI

- Bài học phải có nguồn tài liệu, hình ảnh phong phú để hỗ trợ GV tích hợp nội dung GDMT trong quá trình giảng dạy.

2.4. Các bài hóa học có thể tích hợp nội dung GDMT ở trường THPT

Bảo vệ môi trường (BVMT) là một việc làm cần thiết của nhân loại, để BVMT có rất nhiều biện pháp dựa trên nhiều phương diện pháp luật, kinh tế, giáo dục. Tại

NH ƠN

đây, GDMT đóng vai trò quan trọng để hình thành cho người học không chỉ kiến thức, kỹ năng mà còn hình thành cho họ thái độ, ý thức, trách nhiệm và lối sống trong việc BVMT.

Việc tích hợp nội dung GDMT ở trường THPT vào môn Hóa học rất thuận lợi cho HS. Từ những các nội dung về cấu tạo chất, tính chất vật lí và tính chất hóa học, ứng dụng và điều chế các chất… môn Hóa học giúp cho HS tìm hiểu một cách sâu sắc về sự biến đổi các chất trong môi trường, ảnh hưởng của các yếu tố tới thành phần của

Y

môi trường, nguồn gây ô nhiễm môi trường và biện pháp để bảo vệ môi trường. Trong

QU

SGK Hóa học ở trường THPT có rất nhiều bài học, nhiều nội dung có thể tích hợp được việc GDMT cho HS. Dưới đây, tôi đã đề cập một số nội dung được lồng ghép nhiều nhất, có liên quan đến nhiều nhất đến môn học, đó chính là tích hợp GDMT

KÈ M

trong các bài giảng hóa học tại trường THPT. 2.4.1. Chương trình lớp 10 Bảng 2.1: Các bài có thể tích hợp nội dung GDMT (lớp 10)

Chương/ bài

DẠ Y

Chương 1: Nguyên tử

Nội dung tích hợp - Phóng xạ là tác nhân gây ô nhiễn môi trường không

Bài 2: Hạt nhân nguyên tử. khí, đất và nước. Nguyên tố hóa học. Đồng vị

- Các biện pháp xử lí chất thải khi bị rò rỉ của các nhà máy điện hạt nhân nguyên tử.

28


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community Chương 4: Phản ứng oxi hóa - Phản ứng oxi hóa – khử xảy ra trong quá trình đốt – khử

AL

cháy nhiên liệu, sản xuât hóa học gây sự ô nhiễm

Bài 17: Phản ứng oxi hóa – không khí, đất và nước.

quá trình làm thí nghiệm.

CI

- Các biện pháp xử lí, ngăn hóa chất bị thoát ra trong

khử

- Tính độc của clo với cơ thể người, động và thực

Bài 22: Clo

vật.

OF FI

Chương 5: Nhóm halogen

- Các biện pháp xử lí khí clo thoát ra trong điều chế ở phòng thí nghiệm.

- Xử lí nước thải chứa clo trong công nghiệp dệt,

NH ƠN

công nghiệp giấy.

Bài 23: Hiđro clorua – axit - Việc phá hủy các thiết bị, công trình công cộng do clohiđric và muối clorua

dư lượng HCl trong nước thải các nhà máy tái chế nhựa, giấy,...

- Các biện pháp xử lí chất thải độc hại là HCl và các

Y

chất khác có liên quan.

oxi của clo

QU

Bài 24: Sơ lược về hợp chất có - Tác hại của hợp chất có oxi của clo đối với sức khỏe. - Ảnh hưởng đến nguồn nước khi sử dụng các chất

KÈ M

liều lượng không phù hợp.

Bài 25: Flo – Brom – Iot

- Cách sử dụng các chất tẩy rửa hợp lý và hiệu quả. Tính độc của flo, brom đối với sức khỏe con người, động, thực vật và ảnh hưởng đến môi trường. - Vai trò của oxi, ozon đối với môi trường sống.

Bài 29: Oxi – Ozon

- Vai trò của tầng ozon trong tự nhiên.

DẠ Y

Chương 6: Oxi – Lưu huỳnh

- Sự suy giảm tầng ozon, sự lên tiếng của toàn thế giới về lỗ thủng tầng ozon. - Các biện pháp bảo vệ môi trường không khí. 29


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community Bài 31: Hiđrosunfua – Lưu - Ảnh hưởng của H2S, SO2 đối với con người và môi trioxit

AL

huỳnh đioxit – Lưu huỳnh trường không khí.

- Nguyên nhân, hậu quả và giải pháp về hiện tượng

CI

mưa axit.

- Các biện pháp xử lí chất thải H2S, SO2.

OF FI

2.4.2. Chương trình lớp 11

Bảng 2.2: Các bài có thể tích hợp nội dung GDMT (lớp 11) Chương/Bài

Nội dung tích hợp

- Độ pH của dung dịch cho biết môi

Chương 1: Sự điện li

NH ƠN

Bài 1: Sự điện li của nước, pH. Chất chỉ trường của dung dịch đó là axit, bazơ hay trung tính. thị axit, bazơ. - Áp dụng kiến thức về pH để xác định tính chất của môi trường. - Môi trường nước tự nhiên: nước mưa,

QU

Y

nước biển, sông ao, hồ đều hòa tan các chất điện li và chất không điện li: axit, bazơ, muối,… những chất độc hại đối với người và sinh vật.

Bài 4: Phản ứng trao đổi ion trong dung - Giữa các dung dịch trong đất, nước đều

DẠ Y

KÈ M

dịch các chất điện li.

Chương 2: Nitơ – Photpho

có thể xảy ra phản ứng trao đổi ion tạo thành chất rắn, chất khí hoặc chất điện li yếu làm thay đổi thành phần của môi trường. - Bản chất của các phản ứng xảy ra làm thay đổi thành phần của môi trường. - Các biện pháp xử lí môi trường nhờ các phản ứng hóa học. - Nitơ là thành phần chủ yếu của không 30


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community khí, có trong đất và cũng là nguyên tố

Bài 7: Nitơ

AL

cung cấp cho cây trồng. - Sự biến đổi của nitơ trong tự nhiên và ô

CI

nhiễm không khí.

- Các biện pháp xử lí chất thải sau thí

OF FI

nghiệm và ô nhiễm môi trường. Bài 8: Amoniac và muối amoni

- Amoniac là chất hóa học có thể gây ô nhiễm môi trường không khí và môi trường nước.

- Ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Sự

NH ƠN

ô nhiễm không khí trong quá trình sử dụng amoniac và muối amoni trong sản xuất phân bón. - Các biện pháp xử lí chất thải NH3 sau thí nghiệm và môi trường không khí cũng như giữ cho nguồn nước trong sạch.

QU

Y

Bài 9: Axit nitric và muối nitrat

DẠ Y

KÈ M

Bài 10: Photpho

Bài 12: Phân bón hóa học

- Tác dụng của axit nitric và muối nitrat với các chất và sự ô nhiễm môi trường. - Nồng độ nitrat cao trong cơ thể gây ung thư. - Kẽm photphua làm thuốc chuột, cơ chế và tác hại với người. - Độc tính. - Các biện pháp xử lí, an toàn phân bón hóa học giảm ô nhiễm môi trường nước. Phân bón hóa học và vấn đề ô nhiễm môi trường nước, bạc màu đất nên cần sử dụng phân bón hóa học một cách hợp lí và an toàn. 31


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community - Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường

Bài 15: Cacbon

trong quá trình sử dụng cacbon làm nhiên

AL

Chương 3: Cacbon – Silicat

liệu, chất đốt.

CI

- Các biện pháp xử lí bảo vệ môi trường không khí, đất trong đun nấu thức ăn,

OF FI

nung vôi. Bài 16: Hợp chất của cacbon

- Các chất CO, CO2 gây ô nhiễm môi trường. CO rất độc có thể gây nguy hại tới tính mạng con người ở một liều lượng nhất định. CO2 là một trong những thủ

NH ƠN

phạm gây nên hiệu ứng nhà kính. - Nguyên nhân của sự bào mòn vôi trong tự nhiên.

Bài 17: Silic và hợp chất silic

- Silic là một trong những nguyên tố nhiều nhất tạo nên vỏ trái đất.

QU

Y

- Ô nhiễm môi trường, đất do sản xuất xi măng, thủy tinh. - Các biện pháp xử lí bảo vệ môi trường đất, môi trường biển. - Phương pháp khí sinh học biogas tận

Bài 25: Ankan

dụng rác thải để tạo nguồn năng lượng

KÈ M

Chương 5: Hidrocacbon no

DẠ Y

Chương 6: Hidrocacbon không no Bài 29: Anken Bài 30: Ankadien

sạch. - CH4 là một trong tác nhân gây hiệu ứng nhà kính. Các sản phẩm trùng hợp (PE, PP, PVC) có nhiều ứng dụng nhưng khó phân hủy tạo nên sự ô nhiễm ở biển cũng như ở sông, hồ. Đốt cháy cao su. 32


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community Chương 7: Hiđrocacbon thơm. Nguồn

AL

hiđrocacbon thiên nhiên. Hệ thống hóa về hiđrocacbon

hiđrocacbon thơm khác

Benzen có độc tính, có thể gây ung thư và

CI

Bài 35: Benzen và đồng đẳng. Một số

Bài 37: Nguồn hiđrocacbon thiên nhiên

OF FI

ản hưởng nghiêm trọng đến môi trường. - Thành phần hóa học của nguồn hiđrocacbon trong thiên nhiên: dầu mỏ, khí thiên nhiên, khí mỡ dầu, than mỏ. - Xử lí chất thải trong công nghiệp và bảo

NH ƠN

vệ môi trường.

Chương 8: Dẫn xuất halogen – ancol – Các dẫn xuất halogen (thuốc trừ sâu 666, …) có độc tính cao, phân hủy chậm gây

phenol Bài

39:

Dẫn

xuất

halogen

hiđrocacbon

Tác hại của metanol, etanol đối với sức

KÈ M

QU

Y

Bài 40: Ancol

Bài 41: Phenol

của tác hại đối với con người và môi trường sống.

khỏe con người và ô nhiễm không khí trong nhà. Phenol là nguyên liệu sản xuất một số hóa chất (thuốc nổ TNT, thuốc diệt cỏ, thuốc diệt nấm,…) gây độc hại đối với con người và môi trường.

Chương 9: Anđehit – Xeton – Axit Tính độc của fomanđehit, axeton. cacboxiylic

DẠ Y

Bài 44: Anđehit – Xeton

33


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

Bảng 2. 3. Các bài có thể tích hợp nội dung GDMT (Lớp 12) Chương/Bài

AL

2.4.3. Chương trình lớp 12

Nội dung tích hợp GDMT

CI

Chương 1: Este – Lipt

- Một số chất giặt rửa tổng hợp có chứa

hủy.

OF FI

Bài 3: Khái niệm về xà phòng và chất giặt hiđrocacbon phân nhánh gây ô nhiễm môi trường vì chúng không bị vi sinh vật phân rửa tổng hợp

- Cách sử dụng xà phòng, chất giặt rửa hợp lí, phù hợp với loại nước, chống ô

NH ƠN

nhiễm môi trường.

Trồng, chăm sóc, bảo vệ cây xanh là bảo

Chương 2: Cacbohiđrat

vệ sự sống của con người.

Bài 5: Glucozo

Bài 6: Saccorozơ, tinh bột và xenlulozơ

Chương 3: Amin – Aminoaxit – Protein Không ném súc vật chết ra đường, phóng uế, vứt rác bừa bãi gây ô nhiễm môi

Y

Bài 11: Peptit và protein

trường. - Ứng dụng của vật liệu polime trong đời

Bài 13: Đại cương về polime

sống.

QU

Chương 4: Polime và vật liệu polime

Bài 14: Vật liệu polime

KÈ M

Chương 5: Đại cương về kim loại

- Sử dụng và tái chế đồ phế thải polime. - Sự ô nhiễm không khí do bụi chì,

Bài 17: Tính chất của kim loại. Dãy điện amiăng, hơi thủy ngân,… hóa của kim loại

Chương 6: Kim loại kiềm – Kim loại - Thạch nhũ trong các hang động, sự bào

DẠ Y

kiềm thổ - Nhôm

mòn đá vôi, tạo cặn ấm,…

Bài 26: Kim loại kiềm thổ. Một số hợp - Tác động của tự nhiên đến con người chất quan trọng của kim loại kiềm.

nhằm cải tạo môi trường sống.

Bài 31: Sắt

- Tác động của tự nhiên đến con người và 34


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community tác động của con người đối với tự nhiên

Bài 32: Hợp chất của sắt

- Tái sử dụng sắt phế liệu.

AL

trong khai thác tài nguyên. Bài 33: Hợp kim của sắt

CI

- Sản xuất gang thép và ô nhiêm môi trường.

- Sự ô nhiễm môi trường nước do kim loại

OF FI

Bài 34: Crom và hợp chất của crom

nặng từ các nhà máy thải ra.

- Độc tính của crom (IV) đối với thực vật, động vật và con người. Chương 8: Phân biệt một số chất vô cơ

Nhận biết sự có mặt và hàm lượng gây

NH ƠN

Bài 42: Luyện tập nhận biết một số chất độc của một số chất thông dụng. vô cơ

Chương 9: Hóa học và vấn đề phát - Nguyên nhân và tác hại của ô nhiễm triển kinh tế, xã hội, môi trường

nước, không khí và dất.

Bài 45: Hóa học và vấn đề môi trường

- Giải pháp chống ô nhiễm môi trường.

Y

2.5. Quy trình thiết kế giáo án tích hợp nội dung GDMT 2.5.1. Lựa chọn bài học tích hợp

QU

Rà soát chương trình, sách giáo khoa để tìm ra các nội dung gần giống nhau, có liên quan chặt chẽ với nhau trong các môn học của chương trình hiện hành và các nội dung giáo dục cần tích hợp để xây dựng bài học tích hợp.

KÈ M

Tìm ra những nội dung giáo dục liên quan đến các vấn đề cấp thiết của địa phương, đất nước để xây dựng bài học. 2.5.2. Xác định mục tiêu chính của bài học và mục tiêu cúa GDMT Có hai mục tiêu cần xác định khi thiết kế bài giảng có tích hợp nội dung GDMT:

- Mục tiêu thứ nhất là các yêu cầu chung của bài học bao gồm kiến thức, năng lực và

DẠ Y

phẩm chất. - Mục tiêu thứ hai là kiến thức về giáo dục môi trường trong bài học. 2.5.3. Chia nội dung bài học thành từng phần tương ứng với các hoạt động Sau khi xác định mục tiêu bài học, GV có thể dựa vào cấu trúc của bài học để

chia nội dung bài học thành từng phần, mỗi phần sẽ tương ứng với một hoạt động. Mỗi 35


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community hoạt động nghiên cứu một nội dung hoặc nhiều nội dung nhỏ có mối liên hệ với nhau.

AL

Đối với những nội dung lớn, GV cần phải phân chia nhiều hoạt động để HS dễ dàng tìm hiểu và tiếp nhận kiến thức. 2.5.4. Chọn hoạt động có thể tích hợp nội dung GDMT

CI

Việc lựa chọn nội dung tích hợp GDMT là khâu cần thiết trong thiết kế bài giảng. Nội dung GDMT thường được tích hợp vào phần “tính chất vật lí”, “tính chất hóa GV cần lưu ý:

OF FI

học”,“ứng dụng”. Khi lựa chọn hoạt động tích hợp nội dung GDMT.

- Hoạt động tích hợp nội dung GDMT phải có tính chọn lọc, không tràn lan tùy tiện ảnh hưởng đến mục tiêu chung của bài học.

- Nội dung GDMT trong bài dạy tích hợp phải có tính giáo dục HS, phát triển năng

NH ƠN

lực, nhân cách và hình thành thái độ tích cực của HS đối với đời sống xã hội, thiên nhiên và môi trường sống. Từ đó, tạo điều kiện cho HS dễ dàng tìm hiểu và lĩnh hội kiến thức.

2.5.5. Dự tính thời gian cho từng hoạt động

Sau khi phân chia hoạt động, GV cần phải xác định thời gian cho từng hoạt động. GV nên phân bố thời gian hợp lí cho mỗi hoạt động, những hoạt động là trọng tâm của

Y

bài học GV cần phải dành nhiều thời gian. Còn đối với những hoạt động có nội dung GDMT, GV chỉ nên dành khoảng 5 -10 phút tránh biến bài học thành bài học GDMT.

QU

2.5.6. Lựa chọn phương pháp dạy học cụ thể Phương pháp dạy học là con đường mà GV đạt được mục đích dạy học. Phương pháp phù hợp sẽ giúp GV thành công trong tiết học. Việc xác định PPDH phải dựa

KÈ M

trên sự thống nhất giữa mục tiêu cụ thể, nội dung cụ thể, đặc trưng của từng phương pháp và sự phối hợp giữa chúng. PPDH đó phải đơn giản, giúp HS tự học ở mức độ cao, phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo HS. Nội dung GDMT gắn liền với thực tiễn đời sống, xã hội và rất gần gũi với HS.

Do đó, GV có thể phát huy tính tích cực của HS trong giờ học bằng một số hình thức

DẠ Y

sau: - GV nêu vấn đề thông qua hệ thống câu hỏi gắn liền với thực tiễn cuộc sống và liên quan đến nội dung bài học và yêu cầu HS cùng thảo luận để phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề.

36


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community - GV có thể giao nhiệm vụ cụ thể cho HS, cho mỗi nhóm về nhà tìm hiểu, thu thập tư

AL

liệu, tranh vẽ, hình ảnh, viết báo cáo và phân công người trình bày trước lớp. Trên cơ sở đặc điểm về nội dung của chương, bài, khối lớp, phương pháp các bài cụ thể có những đặc điểm và yêu cầu riêng.

CI

2.5.7. Thiết kế các hoạt động dạy học

GV thiết kế các hoạt động, thao tác nhằm tổ chức cho HS thực hiện giờ lên lớp dưỡng của môn học.

OF FI

để lĩnh hội kiến thức, phát triển năng lực và nhân cách theo mục đích giáo dục và giáo Mỗi hoạt động dạy học cần xác định mục tiêu cần đạt, nội dung sẽ đề cập, cách thức tổ chức và phương pháp dạy học sẽ sử dụng.

2.6. Thiết kế một số giáo án tích hợp nội dung GDMT

NH ƠN

Trong quá trình thực hiện đề tài các giáo án tích hợp về nội dung giáo dục môi trường theo bài cụ thể, tôi đã chọn ra các bài sau: - Bài 29: Oxi – Ozon

- Bài 32: Hiđrosunfua – Lưu huỳnh đioxit – Lưu huỳnh trioxit - Bài 25: Ankan - Bài 30: Ankađien

- Bài 34: Crom và hợp chất của crom

Y

- Bài 45: Hóa học và vấn đề môi trường

QU

Trong 6 giáo án tích hợp, tôi chọn ra 2 giáo án thực hiện thực nghiệm là: - Bài 29: Oxi – ozon

- Bài 32: Hiđrosunfua – Lưu huỳnh đioxit – Lưu huỳnh trioxit

KÈ M

Vì nội dung thực nghiệm của đề tài khá rộng nên chỉ chọn 2 bài này gửi cho GV thực nghiệm.

Các giáo án của các bài được đính kèm ở phần phụ lục (phụ lục 1 và phụ lục 2)

của khóa luận và trong phần này, tôi chỉ nêu 2 giáo án đã tiến hành thực nghiệm.

DẠ Y

2.6.1. Giáo án bài 29: “Oxi – ozon” BÀI 29: OXI – OZON Số tiết: 1

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - HS nêu được vị trí, cấu hình electron ngoài cùng của oxi. 37


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community - HS viết được công thức cấu tạo của oxi và ozon.

AL

- HS trình bày được tính chất vật lí, phương pháp điều chế oxi trong phòng thí nghiệm, trong công nghiệp của oxi. - HS trình bày được tính chất hóa học của oxi và ozon.

CI

- HS nêu được tính chất vật lí của ozon, sự hình thành ozon trong tự nhiên, ứng dụng của ozon. kim loại, phi kim, nhiều hợp chất vô cơ và hữu cơ).

OF FI

- HS giải thích được oxi và ozon đều có tính oxi hóa rất mạnh (oxi hóa được hầu hết

- HS vận dụng kiến thức thực tiễn nêu nguyên nhân, hậu quả thủng tầng ozon và biện pháp khắc phục. 2. Năng lực

NH ƠN

2.1. Năng lực chung

- Năng lực tự học: Thực hiện được phiếu học tập, trả lời câu hỏi thông qua gợi ý của GV cũng như kiến thức có trong sách giáo khoa.

- Năng lực hợp tác và giao tiếp: Biết chủ động giao tiếp khi có vấn đề thắc mắc và hợp tác nhóm.

- Năng lượng giải quyết vấn đề: Giải quyết vấn đề mà giáo viên đưa ra đồng thời có thể tìm tòi và sáng tạo. Trình bày được nguyên nhân, hậu quả, biện pháp về suy giảm

KÈ M

QU

2.2. Năng lực hóa học

Y

tầng ozon và vai trò sự sống của oxi.

DẠ Y

Nhận thức hóa học

Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ

Nêu được vị trí bảng tuần, cấu hình electron nguyên tử của oxi Trình bày được tính chất vật lí và tính chất hóa học, ứng dụng, điều chế oxi phòng thí nghiệm và công nghiệp So sánh và giải thích tính oxi hóa 2 dạng thù hình của oxi và ozon. Viết được phương trình hóa học chứng minh được tính chất hóa học của oxi,

38


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community hóa học

ozon.

AL

HS trình bày được kết quả làm việc nhóm quả trước lớp.

CI

đã chuẩn bị bằng powerpint, trình bày kết

Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường thông

Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học

OF FI

qua kiến thức về lỗ thủng tầng ozon.

Liên hệ các kiến thức về thực tế cuộc sống như sử dụng oxi trong hô hấp người bệnh, quang hợp cây xanh thải oxi ra môi

NH ƠN

trường, nạn chặt phá rừng,.. 3. Phẩm chất

- Chăm chỉ: Kiên trì, tỉ mỉ, cẩn thận trong quá trình học; tích cực tìm tòi và sáng tạo nhiệm vụ học tập của nhóm, cá nhân do giáo viên đưa ra.

- Trung thực: Khách quan, trung thực trong quá trình làm việc nhóm. - Trách nhiệm: Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Có trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường.

QU

1. Phương pháp dạy học

Y

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC - Phương pháp hợp tác nhóm. - Phương pháp đàm thoại.

KÈ M

- Phương pháp giải quyết vấn đề. - Phương pháp thuyết trình. 2. Kĩ thuật dạy học.

- Kĩ thuật hỏi đáp tích cực. - Kĩ thuật tia chớp.

DẠ Y

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ TƯ LIỆU 1. Giáo viên - Kế hoạch giảng dạy. 2. Học sinh - Chuẩn bị dụng cụ học tập, SGK. 39


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community - Nghiên cứu nội dung bài học trước ở nhà.

AL

- Các nhóm chuẩn bị nội dung đã phân công trước 1 tuần: + Nhóm 1: Tìm hiểu về sự hình thành của tầng ozon. + Nhóm 2: Vai trò tầng ozon.

CI

+ Nhóm 3: Nguyên nhân gây suy giảm tầng ozon. + Nhóm 4: Hậu quả sự suy giảm của tầng ozon.

OF FI

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG 1: TRẢI NGHIỆM KẾT NỐI (4 phút) 1. Mục tiêu

- Huy động các kiến thức đã được học của HS và tạo nhu cầu tiếp tục tìm hiểu mới của

NH ƠN

HS. - Tạo không khí lớp học vui vẻ, thoải mái. 2. Nội dung: GV giới thiệu về bài học.

3. Sản phẩm hoạt động: HS lắng nghe, GV giới thiệu bài học mới. 4. Tổ chức hoạt động: GV tổ chức, học sinh lắng nghe.

Y

Hoạt động của GV

* Thực hiện nhiệm vụ

QU

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập

Hoạt động của HS

GV đặt câu hỏi: “Giả sử trên trái đất đột Tập trung, tái hiện kiến thức.

KÈ M

nhiên không còn một cây xanh nào thì * Báo cáo kết quả và thảo luận chuyện gì sẽ xảy ra đối với con người?” HS trình bày và HS khác thảo luận, GV đặt vấn đề: Như vậy khí oxi rất cần thiết nhận xét. đối với chúng ta, chúng ta không thể tồn tại nếu không có oxi. Nguyên tố oxi chiếm 49%

HS lắng nghe.

khối lượng trái đất, trong tự nhiên oxi tồn tại

DẠ Y

dưới dạng đơn chất O2 và O3. Vậy oxi, ozon có CTCT như thế nào? Chúng có tính chất và có ứng dụng, vai trò gì đối với sự sống trên trái đất? Và bài học ngày hôm nay, chúng ta sẽ đi tìm hiểu Bài 29: OXI – 40


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community OZON.

AL

5. Phương án đánh giá

Thông qua việc quan sát và vấn đáp nhằm đánh giá HS đã có phần nào của kiến thức

CI

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

OF FI

(32 phút)

Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về vị trí, cấu tạo (3 phút) 1. Mục tiêu:

Trình bày được vị trí, cấu hình electron ngoài cùng của oxi và đặc điểm cấu tạo của oxi, ozon.

NH ƠN

2. Nội dung: Học sinh nghiên cứu SGK, trao đổi nhóm, học tập lĩnh hội kiến thức. 3. Sản phẩm: HS trình bày được nội dung các phần kiến thức theo yêu cầu của GV. 4. Tổ chức hoạt động: Làm việc nhóm – kết hợp làm việc cá nhân. Giáo viên tổ chức, hướng dẫn HS hoạt động, hỗ trợ khi cần thiết, kiểm tra, đánh giá học sinh.

1. Oxi

QU

I. VỊ TRÍ, CẤU TẠO

Hoạt động của HS

Y

Hoạt động của GV

Nội dung I. VỊ TRÍ, CẤU TẠO 1. Oxi

GV yêu cầu HS dựa vào bảng HS quan sát và trả lời câu - Vị trí: ô 8, chu kì 2, nhóm VIA.

nguyên tử oxi, từ đó viết cấu

- Cấu hình electron:

KÈ M

tuần hoàn xác định vị trí của hỏi. hình electron của nguyên tử

1s22s22p4

oxi. Từ đó suy ra công thức - CTPT: O2

phân tử, công thức cấu tạo của

- CTCT: O = O

liên kết.

2. Ozon

DẠ Y

phân tử oxi và cho biết loại

GV nhận xét, đánh giá và chốt

HS lĩnh hội kiến thức

- CTPT: O3

lại kiến thức. 2. Ozon

41


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

GV giới thiệu công thức cấu HS chú ý lắng nghe tạo của ozon. 5. Phương án đánh giá

OF FI

GV yêu cầu HS viết công thức HS viết công thức phân phân tử của ozon. tử

CI

dạng thù hình của oxi.”

AL

GV giới thiệu: “Ozon là một

GV đánh giá thông qua quan sát học sinh trả lời (trên phiếu, trình bày, thảo luận) và vấn đáp.

NH ƠN

Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về tính chất vật lí của oxi, ozon (5 phút) 1. Mục tiêu

Nêu được tính chất vật lí của oxi và ozon (trạng thái tồn tại. mùi vị, màu sắc và khả năng tan trong nước).

2. Nội dung: Trực quan, tương tác với các câu hỏi vấn đáp tìm tòi của GV, hoạt động nhóm, cá nhân.

Y

3. Sản phẩm: HS trình bày được nội dung các phần kiến thức theo yêu cầu của GV.

QU

4. Tổ chức hoạt động: Làm việc nhóm – kết hợp làm việc cá nhân. Giáo viên tổ chức, hướng dẫn HS hoạt động, hỗ trợ khi cần thiết, kiểm tra, đánh giá học sinh. Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

KÈ M

II. TÍNH CHẤT VẬT LÍ GV yêu cầu HS quan sát bình đựng chứa HS nghiên cứu SGK và thảo luận nhóm. khí oxi và thảo luận nhóm đôi. Hãy nêu tính chất vật lí giữa oxi, ozon (trạng thái

DẠ Y

tồn tại, màu sắc, mùi vị, tỉ khối, hóa lỏng và khả năng tan trong nước). GV yêu cầu 3 - 4 nhóm bất kì trả lời và HS trả lời câu hỏi và còn HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung. còn các nhóm khác nhận xét và bổ sung. HS trả lời câu hỏi. 42


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community GV đặt câu hỏi: “Vì sao trong quá tình bán hàng cần sử dụng dụng cụ sục khí?”

AL

vận chuyển hoặc tiêu thụ thủy sản, người HS lĩnh hội kiến thức.

CI

GV nhận xét và chốt lại kiến thức KẾT LUẬN

Trạng thái tồn tại

Khí

Màu sắc

Không màu

OF FI

II. TÍNH CHẤT VẬT LÍ

Mùi vị

Không mùi

Mùi đặc trưng

Tỉ khối

Hơi nặng hơn không khí

Nhiệt độ hóa lỏng

-183

Oxi

5. Phương án đánh giá

NH ƠN

nước

Khí

, có màu xanh.

Ít tan trong nước

Màu xanh nhạt

-112

.

Tan trong nước nhiều hơn so với khí oxi.

Y

Khả năng tan trong

Ozon

QU

- Thông qua quan sát: Trong quá trình HS hoạt động nhóm, GV cần quan sát kĩ tất cả các nhóm, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí.

KÈ M

- Thông qua việc hỏi – đáp để đánh giá HS đã hình thành kiến thức nào, những kiến thức nào cần phải điều chỉnh bổ sung các hoạt động tiếp theo. Hoạt động 2.3: Tìm hiểu về tính chất hóa học của oxi, ozon ((8 phút)

1. Mục tiêu:

DẠ Y

- Trình bày được tính chất hóa học của oxi và ozon. - Giải thích được oxi và ozon đều có tính oxi hóa rất mạnh (oxi hóa được hầu hết kim loại, phi kim, nhiều hợp chất vô cơ và hữu cơ). 2. Nội dung: Trực quan, tương tác với câu hỏi vấn đáp tìm tòi của GV, làm việc 43


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community nhóm, cá nhân.

AL

3. Sản phẩm: HS trình bày được nội dung các phần kiến thức theo yêu cầu của GV.

4. Tổ chức hoạt động: Làm việc nhóm – kết hợp làm việc cá nhân. Giáo viên tổ

Hoạt động của GV

CI

chức, hướng dẫn HS hoạt động, hỗ trợ khi cần thiết, kiểm tra, đánh giá học sinh. Hoạt động của HS

Nội dung

OF FI

. III. TÍNH CHẤT HÓA

III. TÍNH CHẤT HÓA HỌC

HỌC CỦA OXI, OZON.

1. Oxi

- GV đặt vấn đề: Từ cấu hình HS chú ý lắng nghe

1. Oxi

electron của oxi, em hãy cho biết và trả lời câu hỏi

- Oxi có tính oxi hóa mạnh.

NH ƠN

khi tham gia phản ứng hóa học, nguyên tử oxi có khuynh hướng nhường hay nhận electron?

- GV yêu cầu HS dựa vào độ âm điện và số lớp e ngoài cùng của

nguyên tử oxi hãy kết luận về độ

a. Tác dụng với phi kim O2 tác dụng hầu hết các phi kim (trừ halogen). Ví dụ: C + O2 →

t0

hoạt động hóa học của nguyên tố

CO2 t0

chất.

b. Tác dụng với kim loại

QU

Y

oxi, số oxi hóa của oxi trong hợp

4P + 5O2 →

- GV yêu cầu các HS quan sát lần

2P2O5

O2 tác dụng hầu hết các kim

KÈ M

lượt thí nghiệm của tính chất hóa HS chú ý quan sát loại (trừ Au, Ag, Pt) học của oxi và viết hiện tượng thí video thí nghiệm. Ví dụ: nghiệm, viết PTHH. Từ đó, nhận 2Mg + O2 →

xét về vai trò của oxi. Mỗi thí nghiệm có 30 giây để viết.

3Fe + 2O2 →

t0

t0

2MgO Fe3O4

- GV gọi một số HS bất kì báo

DẠ Y

cáo kết quả và các HS khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, bổ sung.

HS lần lượt báo cáo c. Tác dụng với hợp chất kết quả.

Ví dụ: 2CO + O2 →

t0

2CO2

2. Ozon

44


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

hóa của oxi với ozon và viết

C2H5OH + 2O2 → 2CO2 + 3H2O

phương tình hóa học minh họa. GV bổ sung thêm: dùng dung dịch KI có lẫn hồ tinh bột hoặc

HS chú ý lắng nghe

- O3 có tính oxi hóa mạnh hơn O2, do

OF FI

lẫn quỳ tím để nhận biết O3. O3 + 2KI + H2O

CI

2. Ozon

t0

AL

- GV yêu cầu HS so sánh tính oxi HS suy nghĩ trả lời

O2 + Ag

2KOH + I2 +

O2 .

HS lĩnh hội kiến

- GV chốt lại kiến thức.

thức.

ứng.

O3 + 2Ag

Ag2O + O2

NH ƠN

5. Phương án đánh giá

không phản

- Thông qua quan sát: Trong quá trình HS hoạt động nhóm, GV cần quan sát kĩ tất cả các nhóm, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí.

- Thông qua việc hỏi – đáp để đánh giá HS đã hình thành kiến thức nào, những kiến thức nào cần phải điều chỉnh bổ sung các hoạt động tiếp theo.

Y

Hoạt động 2.4: Tìm hiểu về điều chế, ứng dụng của oxi (8 phút)

QU

1. Mục tiêu:

- Trình bày được phương pháp điều chế trong phòng thí nghiệm, trong công nghiệp của oxi.

KÈ M

- Viết phương trình hóa học minh họa điều chế. - Trình bày được vai trò của oxi và ý thức bảo vệ môi trường. 2. Nội dung: Trực quan, tương tác với câu hỏi vấn đáp tìm tòi của GV, làm việc nhóm, cá nhân.

DẠ Y

3. Sản phẩm: HS trình bày được nội dung các phần kiến thức theo yêu cầu của GV. 4. Tổ chức thực hiện: Làm việc cá nhân. Giáo viên tổ chức, hướng dẫn HS hoạt động, hỗ trợ khi cần thiết, kiểm tra, đánh giá học sinh.

45


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung III. ĐIỀU CHẾ VÀ ỨNG

1. Trong phòng thí nghiệm

DỤNG CỦA OXI

AL

III. ĐIỀU CHẾ

luận nhóm và trả lời a. Trong phòng thí nghiệm:

1. Trong PTN, hóa chất nào câu hỏi được dùng để điều chế oxi?

OF FI

nhóm đôi và trả lời câu hỏi:

CI

- GV yêu cầu HS thảo luận HS tiến hành thảo 1. Điều chế

2KMnO4 →

t0

K2MnO4 +

MnO2 + O2

Chúng có gì đặc biệt?

2KClO3 →

2. Nêu nguyên tắc điều chế oxi

t0 , Mn2 O

2KCl +

3O2

NH ƠN

trong phòng thí nghiệm và viết PTHH. 3. Tại sao để mẫu bông trước ống dẫn khí? 4. Người ta thu khí Oxi bằng phương pháp gì? Vì sao?

b. Trong công nghiệp: - Từ không khí: chưng phân đoạn không khí lỏng. - Từ nước: điện phân 2H2O →

2H2 + O2

Y

- GV nhận xét và chốt lại kiến HS lĩnh hội kiến thức.

QU

thức. 2. Trong công nghiệp

- GV giới thiệu cho HS về sản

HS chú ý lắng nghe

KÈ M

suất oxi trong công nghiệp: + Từ nước

+ Từ không khí

IV. ỨNG DỤNG CỦA OXI

DẠ Y

- GV đặt câu hỏi: Trong tự

HS suy nghĩ trả lời câu hỏi

nhiên, khí oxi có ý nghĩa như thế nào trong tự nhiên? - GV mời 1 – 2 bất kì HS trả

HS trả lời câu hỏi

46


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community lời.

HS xung phong trả lời

AL

- GV yêu cầu HS nhận xét về tầm quan trọng của oxi đối với sự sống. HS chú ý lắng nghe

CI

- GV đặt câu hỏi: “Nếu như

OF FI

chúng ta ngày càng chặt phá rừng thì điều gì sẽ xảy ra trong tự nhiên?” - GV cung cấp thêm một số tư

“Ở Brazil, có ít nhất 74.155 vụ cháy rừng từ tháng 1 đến tháng 8 năm 2019. Hơn 60 phần trăm của Amazon được nằm trong biên giới của Brazil và hơn một nửa các vụ cháy rừng xảy ra trong rừng nhiệt

NH ƠN

liệu về một số hậu quả:

Y

đới Amazon. Đây là khu rừng

QU

nhiệt đới lớn nhất thế giới được coi là “quan trọng để chống lại ấm lên toàn cầu”.

KÈ M

Nguyên nhân chính gây ra các

vụ cháy rừng đó là nạn phá rừng”.

“Ở Việt Nam: Năm 2016, hơn 60.000 người chết vì ung

DẠ Y

thư phổi, bệnh tim, đột quỵ và các bệnh liên quan khác, tất cả đều do hít thở không khí chất lượng kém. Con số này tương 47


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community đương với 165 ca tử vong hàng

AL

ngày do ô nhiễm không khí. Chất lượng không khí trung

CI

bình thấp hơn nhiều so với tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới và như vậy có thể làm

OF FI

giảm tuổi thọ một năm. Các bệnh viện thường báo cáo số bệnh nhân khó thở tăng lên rõ rệt vào những thời điểm chất lượng không khí kém rõ rệt.”

HS đưa ra ý kiến về

trường. - GV bổ sung cho HS thêm: “Khí oxi rất cần thiết cho sự sống của sinh vật cũng như con

NH ƠN

- Từ đó, GV yêu cầu HS đưa ra biện pháp bảo vệ môi các biện pháp bảo vệ môi trường.

Y

người. Ngoài ra, hằng năm các

QU

nước trên thế giới sản xuất hàng chục triệu tấn oxi để đáp

ứng nhu cầu cho các ngành công nghiệp.”

KÈ M

5. Phương án đánh giá - Thông qua quan sát: Trong quá trình HS hoạt động nhóm, GV cần quan sát kĩ tất cả các nhóm, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí.

DẠ Y

- Thông qua việc hỏi – đáp để đánh giá HS đã hình thành kiến thức nào, những kiến thức nào cần phải điều chỉnh bổ sung các hoạt động tiếp theo. Hoạt động 2.5: Tìm hiểu về ozon trong tự nhiên và ứng dụng của ozon (8 phút)

1. Mục tiêu: 48


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community Vận dụng kiến thức thực tiễn nêu nguyên nhân, hậu quả thủng tầng ozon và biện pháp

AL

khắc phục.

2. Nội dung: Trực quan, tương tác với câu hỏi vấn đáp của GV, làm việc nhóm, cá

CI

nhân.

3. Sản phẩm: HS trình bày được nội dung các phần kiến thức theo yêu cầu của GV.

OF FI

4. Tổ chức thực hiện: Làm việc nhóm – kết hợp làm việc cá nhân. Giáo viên tổ chức, hướng dẫn HS hoạt động, hỗ trợ khi cần thiết, kiểm tra, đánh giá học sinh. Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Ozon trong tự nhiên

Nội dung

V. OZON TRONG TỰ

NH ƠN

- GV yêu cầu 4 nhóm trình bày Lần lượt các nhóm NHIÊN VÀ ỨNG DỤNG CỦA OZON nội dung bằng tranh vẽ mà đã báo cáo kết quả. chuẩn bị trước trong vòng 3 phút. + Nhóm 1: Tìm hiểu về sự hình thành của tầng ozon.

1. Ozon trong tự nhiên a. Sự hình thành của tầng ozon - Ozon tập trung nhiều ở lớp khí quyển trên cao, cách mặt

+ Nhóm 3: Nguyên nhân gây

đất từ 20 – 30 km.

suy giảm tầng ozon.

- Tầng ozon được hình

+ Nhóm 4: Hậu quả sự suy

thành là do tia tử ngoại của

giảm của tầng ozon.

Mặt trời chuyển hóa các

KÈ M

QU

Y

+ Nhóm 2: Vai trò tầng ozon.

phân tử oxi thành ozon.

- GV bổ sung thêm về phần nguyên nhân gây sự suy giảm tầng ozon.

tia tử ngoại

HS lĩnh hội kiến thức.

3O2 →

2O3

b. Vai trò của tầng ozon Lớp ozon có tác dụng như

quả sự suy giảm tầng ozon:

một tấm lá chắn, ngăn tia tử

DẠ Y

- GV bổ sung thêm phần hậu

Ngoài làm tăng hiệu ứng

nhà kính, những biến đổi về khí hậu và thời tiết thì còn gây ra

ngoại, bảo vệ cho sự sống trên Trái Đất. c. Nguyên nhân sự suy 49


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community những bệnh ung thư da, các

giảm tầng ozon

bệnh về mắt đối với con người

trong

những

AL

Một

nguyên nhân quan trọng làm

GV tổng kết lại các ý kiến của

suy giảm tầng ozon là do

HS và chốt lại nội dung quan

hợp chất CFC dùng trong

trọng.

công

CI

và động vật.

làm

lạnh.

OF FI

nghiệp

khí tượng học đã ghi nhận được lỗ thủng tầng ozon lớn nhất và sâu nhất ở Nam Cực trong những năm gần đây. Lỗ thủng tầng ozon ở Nam Cực đã phát triển nhanh chóng từ giữa

NH ƠN

GV đặt câu có HS cùng thảo HS đưa ra một số ý Chúng bay lên không trung luận: “Em hãy đưa ra một số kiến về giải pháp bản tận tầng cao nhất của khí quyển, gặp các tia cực tím giải pháp bảo vệ tầng ozon.” vệ tầng ozon. và bị vỡ ra làm clo được giải GV bổ sung thêm: HS chú ý lắng nghe phóng. Mỗi nguyên tử clo Vào năm 2020, các nhà phá hủy một phân tử ozon và để tạo thành một phân tử ClO, oxit này lại phản ứng với một oxi nguyên tử để tái tạo clo nguyên tử, sau đó, tiếp tục đi phá hủy một phân tử ozon khác. Một nguyên tử clo có thể phá

tháng 10 với diện tích là 24

hủy khoảng 100 nghìn phân

2

QU

Y

tháng 8 và đạt đỉnh vào đầu

tử ozon trước khi bị phản

ozon này thì nhiều quốc gia đã

ứng trở lại thành dạng ổn

bắt tay nhau trong việc làm

định gọi là “bình chứa”.

KÈ M

triệu m . Sự xuất hiện lỗ thủng

giảm thải khí CFC lên khí quyển. Các nước đã cùng nhau

Cơ chế phản ứng : tia tử ngoại

kí nghị định thư Montreal.

CF2Cl2 →

Hiện nay, tiêu chuẩn không

Cl

DẠ Y

CFC là một trong những tiêu chuẩn hàng đầu của các loại tủ

CF2Cl +

Cl• + O3

ClO• + O2

lạnh, máy điều hòa mà các gia

ClO• + O3

2O2 + Cl•

đình chúng ta đang sử dụng.

d. Hậu quả sự suy giảm tầng ozon 50


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community Làm tăng lượng tia cực tím

khoa học nếu chúng ta chung

đến bề mặt trái đất gây hủy

tay bảo vệ tầng ozon thì đến

hoại sinh quyển:

năm 2050 thì tầng ozon của

+ Cây trồng bị bệnh, giảm

chúng ta có thể khôi phục lại

sản lượng.

CI

AL

Theo dự tính của các nhà

như cũ. 2. Ứng dụng của ozon – oxi

ứng nhà kính.

- GV bổ sung thêm cho HS: + Vai trò của khí ozon:

OF FI

+ Góp phần làm tăng hiệu

+ Gián tiếp gây ra những

HS chú ý lắng nghe

tiết.

Hàm lượng ozon thấp

NH ƠN

không gây ra nguy hiểm cho con người thậm chí một lượng ít sẽ cải thiện không khí, làm không khí tươi mát. Hàm lượng ozon nhiều -6

(>10 % theo thể tích) lại rất

Y

độc, có hại cho cơ thể con

QU

người.

- GV tổ chức trò chơi “điện giật” các nhóm đưa ra ứng

DẠ Y

KÈ M

dụng của oxi và ozon.

biến đổi về khí hậu và thời

+ Gây bệnh ung thu da, các bệnh về mắt đối với con người và động vật. 2. Ứng dụng của ozon - Ozon bảo vệ trái đất khỏi tia tử ngoại. - Ozon với lượng nhỏ có tác dụng làm không khí trong

HS nêu một số ứng

lành.

dụng của oxi – ozon.

- Dùng để bảo quản thực phẩm, sát trùng nước sinh hoạt,… - Dùng tẩy trắng tinh bột, dầu ăn,… - Dùng y học dùng chữa răng, sát trùng. 3. Ứng dụng của oxi - Oxi có vai trò quyết định 51


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community đến đối với sự sống của

AL

người và động vật. - Oxi có vai trò quan trọng

CI

trong các lĩnh vực công

nghiệp, luyện gang thép, y

OF FI

học, vũ trụ,... 5. Phương án đánh giá

- Thông qua quan sát: Trong quá trình HS hoạt động nhóm, GV cần quan sát kĩ tất cả các nhóm, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí.

NH ƠN

- Thông qua việc hỏi – đáp để đánh giá HS đã hình thành kiến thức nào, những kiến thức nào cần phải điều chỉnh bổ sung các hoạt động tiếp theo. HOẠT ĐỘNG 3: CỦNG CỐ (6 phút) 1. Mục tiêu

Củng cố khắc sâu kiến thức đã học trong bài Oxi – Ozon

Y

2. Nội dung: GV cho HS làm bài tập củng cố

QU

3. Sản phẩm: HS làm bài tập của GV giao cho. 4. Tổ chức thực hiện: GV tổ chức, HS lắng nghe, làm bài. Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

KÈ M

- GV đưa ra một bài tập và yêu cầu HS HS chú ý lắng nghe và hoàn thành bài tập. hoàn thành. Lấy 5 HS làm nhanh nhất và đúng nhất sẽ cộng điểm. Bài tập: Oxi phản ứng được với những

DẠ Y

chất nào sau đây? Viết PTHH (nếu có). Na, Cu, P, Cl2, Ag, SO2, F2, CO2, CO, KI, CH4.

5. Phương án đánh giá

52


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community GV thông qua bài tập đánh giá phần nào HS ghi nhớ những kiến thức vừa học.

AL

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG, TÌM TÒI MỞ RỘNG VÀ GIAO NHIỆM VỤ VỀ NHÀ (1 phút)

CI

1. Mục tiêu

huống trong thực tế. - Nhắc nhở HS chuẩn bị bài học mới.

OF FI

- Giúp HS vận dụng các kĩ năng, vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các tình

- Giúp HS chuyên cần, chăm chỉ, chịu khó học hỏi để tiến bộ. 2. Nội dung: GV nhắc nhở và giao nhiệm vụ về nhà

NH ƠN

3. Sản phẩm: HS chuẩn bị nội dung bài học tiếp theo 4. Tổ chức thục hiện: GV tổ chức, HS lắng nghe. Hoạt động của GV

- GV yêu cầu HS chuẩn bị bài mới Bài 30: Lưu huỳnh

Hoạt động của HS

HS lắng nghe và tiếp nhận nhiệm vụ.

Y

+ Đọc trước tính chất vật lí, tính chất hóa

QU

học của lưu huỳnh.

+ Tìm hiểu về ứng dụng của lưu huỳnh. + Tìm hiểu việc khai thác ở núi lửa và tác

KÈ M

hại của nói đến sức khỏe con người 5. Phương án đánh giá

DẠ Y

Thông qua việc vấn đáp tiết sau nhằm đánh giá HS đã chuẩn bị phần nào về kiến thức.

53


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 2.6.2. Giáo án bài “Hiđrosunfua – Lưu huỳnh đioxit – Lưu huỳnh trioxit”

AL

BÀI 32: HIĐRO SUNFUA – LƯU HUỲNH ĐIOXIT – LƯU HUỲNH TRIOXIT (Tiết 1)

CI

Số tiết: 2 I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức

OF FI

- HS nêu được tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, tính axit yếu và ứng dụng H2S.

- HS giải thích được tính chất hóa học của H2S (tính khử mạnh), dung dịch H2S có tính axit yếu.

- HS vận dụng kiến thức thực tiễn đã học giải thích được được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, liên hệ giáo dục môi trường.

NH ƠN

2. Năng lực 2.1. Năng lực chung

- Năng lực tự học: Thực hiện được phiếu học tập, trả lời câu hỏi thông qua gợi ý của GV cũng như kiến thức có trong sách giáo khoa.

- Năng lực hợp tác và giao tiếp: Biết chủ động giao tiếp khi có vấn đề thắc mắc và hợp tác nhóm.

- Năng lượng giải quyết vấn đề: Giải quyết vấn đề mà giáo viên đưa ra đồng thời có

QU

không khí.

Y

thể tìm tòi và sáng tạo. Giải thích được được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường

KÈ M

2.2. Năng lực hóa học

Trình bày được tính chất vật lý, trạng thái tự nhiên, tính axit yếu và ứng dụng của H2 S

DẠ Y

Nhận thức hóa học

Tìm hiểu thể giới tự nhiên dưới góc độ hóa học

Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học

Giải thích được tính chất hóa học của H2S (tính khử mạnh), dung dịch H2S có tính axit yếu. Dự đoán được tính chất hóa học của H2S. Cẩn thận khi tiếp xúc với nguồn hiđrosunfua trong đời sống và khi làm thí 54


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community nghiệm.

AL

Liên hệ thực tế về ảnh hưởng của khí hiđrosunfua đến môi trường, từ đó hình

CI

thành ý thức bảo vệ môi trường sống. 3. Phẩm chất

OF FI

- Chăm chỉ: Kiên trì, tỉ mỉ, cẩn thận trong quá trình học; tích cực tìm tòi và sáng tạo nhiệm vụ học tập của nhóm, cá nhân do giáo viên đưa ra.

- Trung thực: Khách quan, trung thực trong quá trình làm việc nhóm.

- Trách nhiệm: Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Có trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường sống và an toàn trong thí nghiệm. 1. Phương pháp dạy học - Phương pháp nêu vấn đề. - Phương pháp trực quan. - Phương pháp dạy học hợp tác. - Phương pháp đàm thoại. 2. Kĩ thuật dạy học.

QU

- Kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi.

Y

- Kĩ thuật hỏi đáp tích cực.

NH ƠN

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ TƯ LIỆU 1. Giáo viên

- Kế hoạch giảng dạy, phiếu học tập.

KÈ M

- Video thí nghiệm 2. Học sinh

- Chuẩn bị dụng cụ học tập, SGK. - Nghiên cứu nội dung bài học trước ở nhà. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

DẠ Y

1. Hoạt động 1: Khởi động HOẠT ĐỘNG 1: TRẢI NGHIỆM KẾT NỐI (3 phút)

1. Mục tiêu - Huy động các kiến thức đã được học của HS và tạo nhu cầu tiếp tục tìm hiểu mới của 55


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community HS.

AL

- Tạo không khí lớp học vui vẻ, thoải mái.

3. Sản phẩm hoạt động: HS lắng nghe, GV giới thiệu bài học mới.

OF FI

4. Tổ chức hoạt động: GV tổ chức, học sinh lắng nghe.

CI

2. Nội dung: GV giới thiệu về bài học.

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập

* Thực hiện nhiệm vụ

GV đặt vấn đề:

Tập trung, tái hiện kiến thức.

Khi chúng ta đến gần những nơi có đường * Báo cáo kết quả và thảo luận

NH ƠN

ống nước thải qua thì chúng ta sẽ ngửi thấy HS chú ý lắng nghe mùi hôi khó chịu bốc lên, đôi khi ngửi thấy cá ở nước giếng. Mùi hôi đó chính là do khí hiđrosunfua gây ra.

Vậy hiđrosunfua là hợp chất gì? Nó có

những tính chất hóa học nào? Nếu cứ phải

Y

hít thở lâu dài không khí này thì có độc hại

QU

cho sức khỏe không?

Để hiểu rõ hơn về khí này thì hôm nay chúng

ta

sẽ

đi

tìm

hiểu

bài

học

“Hiđrosunfua – Lưu huỳnh đioxit – Lưu

KÈ M

huỳnh trioxit (Tiết 1)”

5. Phương án đánh giá Thông qua việc quan sát và sự chú ý nghe giảng của HS.

DẠ Y

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (30 phút)

Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về tính chất vật lí của hiđrosunfua (6 phút)

1. Mục tiêu: 56


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community Trình bày được tính chất vật lí của H2S.

AL

2. Nội dung: Trực quan, tương tác với câu hỏi vấn đáp của GV.

3. Sản phẩm: HS trình bày được nội dung các phần kiến thức theo yêu cầu của GV.

CI

4. Tổ chức hoạt động: Làm việc nhóm – kết hợp làm việc cá nhân. Giáo viên tổ

Hoạt động của GV

OF FI

chức, hướng dẫn HS hoạt động, hỗ trợ khi cần thiết, kiểm tra, đánh giá học sinh. Hoạt động của HS

Nội dung

GV yêu cầu HS nghiên cứu HS nghiên cứu SGK và I. TÍNH CHẤT VẬT SGK và thảo luận nhóm đôi để thảo luận nhóm tìm hiểu về tính chất vật lí của

- H2S là chất khí, không

sau:

NH ƠN

H2S. GV gọi HS trả lời các câu hỏi

HS trả lời câu hỏi

- Trạng thái, màu sắc đặc trưng. - Tỉ khối so với không khí

QU

Y

- Khả năng hòa tan trong nước. - Nhiệt độ hóa lỏng.

màu, mùi trứng thối. - Khí H2S hơi nặng không khí (d =

34 29

1,17)

- Tan ít trong nước. - Hóa lỏng ở nhiệt độ 60 . - H2S là chất khí rất độc. Chỉ cần một lượng nhỏ trong không khí đã gây

và chốt lại kiến thức

nhiễm độc mạnh, người

GV lưu ý cho HS: khí H2S rất

hít phải H2S gây đau

KÈ M

GV nhận xét câu trả lời của HS

độc, chỉ 0,1% H2S có trong

HS chú ý lắng nghe

đầu, buồn nôn không

không khí đã gây nhiễm độc

phân biệt được mùi. Khi

mạnh.

thở phải khí H2S có

DẠ Y

GV bổ sung: “Khí H2S được coi là sát thủ thầm lặng trong cáo ao hồ vì nó khiến các loài thủy sản bị suy yếu, hoạt động chậm chạp, giảm mất sức đề

nồng độ cao hơn có thể gây tử vong. Vì thế cần chú ý khi tiếp xúc với khí này. - Làm thí nghiệm với 57


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community H2S cần phải làm trong

lớn khí H2S trong các ao, hồ

dụng cụ kín, đảm bảo.

AL

kháng và dễ mất bệnh. Lượng gây tổn thương hệ hô hấp dẫn đến việc chết hàng loạt ở thủy

OF FI

CI

sản.”

5. Phương án đánh giá

GV đánh giá thông qua quan sát học sinh trả lời (trên phiếu, trình bày, thảo luận) và vấn đáp.

NH ƠN

Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về tính chất hóa học của H2S (15 phút) 1. Mục tiêu

- HS trình bày được tính chất hóa học của H2S.

- HS xác định được số oxi hoá của lưu huỳnh trong hợp chất H2S và dự đoán được tính chất hoá học của H2S.

chất hoá học của H2S.

Y

- HS nêu, dự đoán được hiện tượng thí nghiệm và viết được các PTHH minh hoạ tính

axit yếu.

QU

- Giải thích được tính chất hóa học của H2S (tính khử mạnh), dung dịch H2S có tính

2. Nội dung: Trực quan, tương tác với câu hỏi vấn đáp của GV, làm việc nhóm, cá

KÈ M

nhân.

3. Sản phẩm: HS trình bày được nội dung các phần kiến thức theo yêu cầu của GV. 4. Tổ chức hoạt động: Làm việc cá nhân. Giáo viên tổ chức, hướng dẫn HS hoạt động, hỗ trợ khi cần thiết, kiểm tra, đánh giá học sinh.

DẠ Y

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung

II. TÍNH CHẤT HÓA HỌC

II. TÍNH CHẤT HÓA

1. Tính axit yếu

HỌC

GV yêu cầu thảo luận nhóm HS tiến hành thảo luận 1. Tính axit yếu 58


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

AL

trong vòng 5 phút và trả lời nhóm và trả lời câu Hiđrosunfua tan trong nước các câu hỏi sau. hỏi. tạo thành dung dịch axit sunfuhiđric là một axit yếu

gì?

yếu hơn H2CO3. Khi tác

2. Khi cho H2S tác dụng với

dụng với dung dịch kiềm

dung dịch NaOH có thể tạo ra

có thể tạo thành 2 loại

những muối nào? Viết phương

muối: S2- hay HS-:

OF FI

CI

1. Dung dịch H2S có tên gọi là

trình hóa học, gọi tên sản

H2S + 2NaOH

phẩm.

(natri hiđrosunfua)

H2 O

Sau khi hết thời gian thảo luận,

H2S + 2NaOH

nhận xét và bổ sung. GV nhận xét, đánh giá và chốt lại kiến thức

NH ƠN

GV gọi 2 – 4 HS lần lượt trả lời câu hỏi và các nhóm khác

NaHS +

2H2O

(natri sunfua)

Đặt thì: T = T 1

Na2S +

nNaOH nH2 S

1: tạo muối NaHS. T

2: tạo ra 2 muối

GV đặt câu hỏi: “Khi nào thì HS chú ý lắng nghe và NaHS và Na2S

QU

nào tạo ra muối axit?”

Y

nó tạo ra muối trung hòa, khi trả lời câu hỏi

(Giới thiệu thêm cách xét tỉ lệ: T=

nNaOH nH2 S

trong tính toán)

KÈ M

2. Tính khử mạnh

GV yêu cầu hoạt động nhóm và thảo luận trong vòng 3 phút.

T

2: tạo muối Na2S

2. Tính khử mạnh Do trong hợp chất, lưu huỳnh có số oxi hóa -2 thấp nhất nên có tính khử mạnh (dễ bị oxi hóa) - Trong điều kiện thường, dung dịch H2S dễ tiếp xúc

1. Xác định số oxi hóa của S HS tiến hành thảo luận với không khí dần trở nên

DẠ Y

trong các hợp chất: H2S, S, nhóm SO3, H2SO4. Em có nhận xét gì

vẫn đục màu vàng: 2H2S + O2

2S + H2O

về số oxi hóa của S trong hợp chất H2S.

- Khi đốt khí H2S trong không khí, khí H2S cháy 59


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

mạnh?

nhạt.

GV mời 2 – 3 HS trả lời câu

2H2S + 3O2

hỏi và yêu cầu các nhóm khác

2H2O

GV nhận xét và đánh giá. GV chiếu thí nghiệm về phản

HS chú ý lắng nghe.

ứng hóa chứng minh tính khử

CI

HS trả lời câu hỏi.

2SO2 +

OF FI

nhận xét, đóng góp.

AL

trong ngọn lửa màu xanh

2. Tại sao H2S có tính khử

mạnh của H2S về yêu cầu HS HS quan sát và nêu nêu hiện tượng thí nghiệm. GV yêu cầu HS viết PTHH. GV nhận xét và kết luận về tính khử của H2S.

NH ƠN

hiện tượng thí nghiệm.

HS viết PTHH

GV lưu ý: Nếu đốt H2S ở nhiệt độ không cao hoặc thiếu oxi,

do, màu vàng.

HS lĩnh hội kiến thức.

Y

khí H2S bị oxi hóa thành S tự

2S + H2O

2H2S + 3O2(dư)

2SO2 + 2H2O

QU

2H2S + O2(thiếu)

KÈ M

5. Phương án đánh giá

- Thông qua quan sát: Trong quá trình HS hoạt động nhóm, GV cần quan sát kĩ tất cả các nhóm, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí.

- Thông qua việc hỏi – đáp để đánh giá HS đã hình thành kiến thức nào, những kiến

DẠ Y

thức nào cần phải điều chỉnh bổ sung các hoạt động tiếp theo. Hoạt động 2.3: Tìm hiểu về trạng thái tự nhiên và điều chế của H2S (8 phút)

1. Mục tiêu: - Nêu được trạng thái tự nhiên H2S. 60


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community - Trình bày được phương pháp điều chế trong phòng thí nghiệm, trong công nghiệp

AL

của H2S. - Viết phương trình hóa học minh họa điều chế.

CI

- Vận dụng kiến thức thực tiễn đã học giải thích được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, liên hệ giáo dục môi trường.

OF FI

2. Nội dung: Trực quan, tương tác với câu hỏi vấn đáp của GV, làm việc nhóm, cá nhân. 3. Sản phẩm:

- HS trình bày được nội dung các phần kiến thức theo yêu cầu của GV.

NH ƠN

- HS vận dụng các kiến thức vào giải quyết vấn đề của cuộc sống. 4. Tổ chức hoạt động: Làm việc nhóm – kết hợp làm việc cá nhân. Giáo viên tổ chức, hướng dẫn HS hoạt động, hỗ trợ khi cần thiết, kiểm tra, đánh giá học sinh. Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

III. TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN

Nội dung III. TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN

đâu trong tự nhiên?”

Khí H2S có trong một số

Y

GV đặt câu hỏi: “H2S có mặt ở HS trả lời câu hỏi.

QU

GV đưa ra một hình ảnh và rút ra HS quan sát và chú nước suối, khí núi lửa, phân hủy từ xác chết của kết luận về trạng thái tự nhiên của ý lắng nghe. người và động vật... H S. 2

KÈ M

GV cung cấp thêm tư liệu về lượng H2S sản sinh trong tự nhiên.

“Người ta ước tính các chất hữu cơ trên Trái Đất sản sinh khoảng

Một số biện pháp để góp HS chú ý lắng nghe.

phần hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường do H2S: - Không để rác thải lâu, không vứt rác bừa bãi.

một lượng lớn từ rác do con

- Khai thông cống rãnh,

người thải vào môi trường nặng

không để nước thải đọng

DẠ Y

33 tấn H2S hàng năm. Trong đó

nề, có thể gây độc trực tiếp, phần Các nhóm lần lượt - Xử lí khí thải trước khi 61


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community lớn chuyển thành SO2 gây ra hiện đưa ra những việc thải ra môi trường. làm để hạn chế tình IV. ĐIỀU CHẾ GV đặt câu hỏi: “Cần làm gì để trạng ô nhiễm do khí Trong phòng thí nghiệm, góp phần hạn chế tình trạng ô H2S điều chế H2S từ dung dịch nhiễm môi trường do H2S?” HCl tác dụng với FeS:

CI

AL

tượng mưa axit.”

OF FI

GV yêu cầu các nhóm thảo luận HS lĩnh hội kiến FeS + 2HCl trong vòng 3 phút và sau đó gọi thức. H S.

FeCl2 +

2

lần lượt các nhóm nêu ý kiến của HS suy nghĩ trả lời. nhóm mình. GV nhận xét và đánh giá. .

NH ƠN

IV. ĐIỀU CHẾ

HS chú ý lắng nghe.

GV: Trong công nghiệp, không điều chế khí H2S.

GV đặt câu hỏi: “Tại sao người ta lại không điểu chế khí H2S trong công nghiệp?”

HS nghiên cứu SGK

Y

Khí H2S với hàm lượng tương đối và trả lời câu hỏi

QU

thấp (10ppm) cũng có thể gây ăn mòn nhanh chóng các loại thiết bị máy móc và các đường ống dẫn.

KÈ M

GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK và yêu cầu HS viết hóa chất và PTHH điều chế H2S trong phòng thí nghiệm.

5. Phương án đánh giá

DẠ Y

- Thông qua quan sát: Trong quá trình HS hoạt động nhóm, GV cần quan sát kĩ tất cả các nhóm, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí. - Thông qua việc hỏi – đáp để đánh giá HS đã hình thành kiến thức nào, những kiến 62


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

HOẠT ĐỘNG 3: CỦNG CỐ (6 phút) 1. Mục tiêu

AL

thức nào cần phải điều chỉnh bổ sung các hoạt động tiếp theo.

CI

Củng cố khắc sâu kiến thức đã học trong bài Hiđrosunfua – Lưu huỳnh đioxit – Lưu

2. Nội dung: GV cho HS làm bài tập củng cố 3. Sản phẩm: : HS làm bài tập của GV giao cho

OF FI

huỳnh trioxit (tiết 1).

4. Tổ chức thực hiện: GV tổ chức, HS lắng nghe, làm bài. Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

và yêu cầu HS trả lời câu hỏi. 5. Phương án đánh giá

NH ƠN

GV đưa ra một số câu bài tập trắc nghiệm HS chú ý lắng nghe và hoàn thành bài tập.

GV thông qua bài tập đánh giá phần nào HS ghi nhớ những kiến thức vừa học. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG, TÌM TÒI MỞ RỘNG VÀ GIAO NHIỆM VỤ VỀ

Y

NHÀ (2 phút)

QU

1. Mục tiêu

- Giúp HS vận dụng các kĩ năng, vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các tình huống trong thực tế.

KÈ M

- Nhắc nhở HS chuẩn bị bài học mới. - Giúp HS chuyên cần, chăm chỉ, chịu khó học hỏi để tiến bộ. 2. Nội dung: GV nhắc nhở và giao nhiệm vụ về nhà 3. Sản phẩm: HS chuẩn bị nội dung bài học tiếp theo

DẠ Y

4. Tổ chức thục hiện: GV tổ chức, HS lắng nghe. Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

GV yêu cầu HS chuẩn bị bài mới: HS lắng nghe và tiếp nhận nhiệm vụ. “Hiđrosunfua – Lưu huỳnh đioxit – Lưu 63


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community huỳnh trioxit” (Tiết 2)

AL

Yêu cầu các nhóm về tìm hiểu về hiện tượng mưa axit.

CI

5. Phương án đánh giá

IV. PHỤ LỤC

OF FI

Thông qua việc vấn đáp tiết sau nhằm đánh giá HS đã chuẩn bị phần nào về kiến thức.

CÂU HỎI Ở PHẦN CỦNG CỐ

Câu 1: Tính chất nào sau đây không phải là của khí hiđrosunfua? A. Khí hiđrosunfua có mùi trứng thối.

NH ƠN

B. Khí hiđrosunfua tan rất ít trong nước.

C. Khí hiđrosunfua hơi nặng hơn không khí.

D. Khí hiđrosunfua khi tan trong nước tạo ra dung dịch axit mạnh làm quỳ tím hóa đỏ.

Câu 2: H2S không được tạp thành khi cho cặp chất nào sau đây tác dụng với nhau?

Y

A. H2 và S.

QU

B. FeS và dung dịch H2SO4 loãng.

C. CuS và dung dịch H2SO4 loãng. D. ZnS và dung dịch HCl.

KÈ M

Câu 3: Trong tự nhiên có nhiều nguồn chất hữu cơ sau khi bị thối rữa sinh ra H2S. Nhưng trong không khí, hàm lượng H2S rất ít, nguyên nhân chính là do A. H2S bị phân hủy ở nhiệt độ thường tạo S và H2. B. H2S bị CO2 có trong không khí oxi hóa thành chất khác.

DẠ Y

C. H2S tan được trong nước. D. H2S sinh ra bị oxi không khí oxi hóa chậm.

Câu 4: Cho khí H2S lội qua dung dịch CuSO4 thấy có kết tủa màu xám đen xuất hiện, chứng tỏ là 64


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community A. có phản ứng oxi hóa – khử xảy ra.

AL

B. có kết tủa CuS tạo thành, không tan trong axit mạnh. C. axit sunfuhiđric mạnh hơn axit sunfuric.

CI

D. axit sunfuric mạnh hơn axit sunfuhiđric.

OF FI

Câu 5: Cho 0,3 mol khí H2S đi qua dung dịch chứa 18g NaOH thu được muối gì? A. Muối Na2S và NaHS.

B. Muối Na2S.

C. Muối NaHS.

D. không có muối nào.

BÀI 32: HIĐRO SUNFUA – LƯU HUỲNH ĐIOXIT – LƯU HUỲNH TRIOXIT (Tiết 2)

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức

NH ƠN

Số tiết: 2

- HS trình bày được tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, tính chất oxit axit, ứng dụng, phương pháp điều chế SO2, SO3.

- HS giải thích được nguyên nhân tính oxi hóa, tính khử của SO2 và tính oxi hóa của

Y

SO3.

- HS vận dụng kiến thức thực tiễn đã học giải thích được nguyên nhân gây ô nhiễm 2. Năng lực

QU

môi trường không khí, mưa axit, liên hệ giáo dục môi trường. 2.1. Năng lực chung

KÈ M

- Năng lực tự học: Thực hiện được phiếu học tập, trả lời câu hỏi thông qua gợi ý của GV cũng như kiến thức có trong sách giáo khoa. - Năng lực hợp tác và giao tiếp: Biết chủ động giao tiếp khi có vấn đề thắc mắc và hợp tác nhóm.

- Năng lượng giải quyết vấn đề: Giải quyết vấn đề mà giáo viên đưa ra đồng thời có

DẠ Y

thể tìm tòi và sáng tạo. Giải thích được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí, mưa axit. 2.2. Năng lực hóa học

65


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community Trình bày được tính chất vật lí, trạng thái

AL

tự nhiên, tính chất oxit axit, ứng dụng, phương pháp điều chế SO2, SO3.

Nhận thức hóa học

CI

Giải thích được nguyên nhân tính oxi hóa, tính khử của SO2 và tính oxi hóa của SO3.

hóa học

Dự đoán được hiện tượng thí nghiệm và

OF FI

Tìm hiểu thể giới tự nhiên dưới góc độ

viết được các PTHH minh hoạ tính chất hoá học của SO2.

Vận dụng kiến thức thực tiễn đã học giải thích được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí, mưa axit.

NH ƠN

Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học

Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ: Kiên trì, tỉ mỉ, cẩn thận trong quá trình học; tích cực tìm tòi và sáng tạo nhiệm vụ học tập của nhóm, cá nhân do giáo viên đưa ra.

- Trung thực: Khách quan, trung thực trong quá trình làm việc nhóm.

QU

môi trường không khí

Y

- Trách nhiệm: Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Có trách nhiệm trong việc bảo vệ II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC 1. Phương pháp dạy học

- Phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề.

KÈ M

- Phương pháp sử dụng phương tiện trực quan. - Phương pháp dạy học hợp tác. - Phương pháp đàm thoại. 2. Kĩ thuật dạy học.

- Kĩ thuật hỏi đáp tích cực.

DẠ Y

- Kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi. - Kĩ thuật công não. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ TƯ LIỆU 1. Giáo viên - Kế hoạch giảng dạy, phiếu học tập. 66


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community - Video thí nghiệm

AL

2. Học sinh - Chuẩn bị dụng cụ học tập, SGK. - Nghiên cứu nội dung bài học trước ở nhà.

CI

- Các nhóm chuẩn bị poster về hiện tượng mưa axit. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

OF FI

1. Hoạt động 1: Khởi động

HOẠT ĐỘNG 1: TRẢI NGHIỆM KẾT NỐI (5 phút) 1. Mục tiêu

- Huy động các kiến thức đã được học của HS và tạo nhu cầu tiếp tục tìm hiểu mới của

NH ƠN

HS. - Tạo không khí lớp học vui vẻ, thoải mái. 2. Nội dung: GV giới thiệu về bài học.

3. Sản phẩm hoạt động: HS lắng nghe, GV giới thiệu bài học mới. 4. Tổ chức hoạt động: GV tổ chức, học sinh lắng nghe.

Y

Hoạt động của GV

QU

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập

Hoạt động của HS

* Thực hiện nhiệm vụ

GV đưa một số hình ảnh về sự kiện và yêu Tập trung, tái hiện kiến thức. cầu HS đoán sự kiện đó.

* Báo cáo kết quả và thảo luận

KÈ M

GV đặt câu hỏi: “Các em có biết đây là sự HS chú ý lắng nghe và trả lời câu hỏi kiện gì không và đây là được coi là sự kiện tồi tệ nhất tại Luân Đôn vào tháng 12/1952?” Vào tháng 12/1952 tại Luân Đôn được coi là sự kiện không khí ô nhiễm tồi tệ nhất trong

DẠ Y

lịch sử Vương Quốc Anh và sự kiện này được gọi là “Đám khói khổng lồ”. Theo báo cáo y tế ước tính rằng 4.000 người chết giai đoạn đầu, 100.000 đã bị bệnh do ảnh hưởng của 67


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community sương khói trên đường hô hấp của con người

AL

và số tử vong lớn hơn đáng kể ở khoảng 12.000 người.”

CI

Thủ phạm gây ra đám khói khổng lồ này chính là do khí SO2 sinh ra từ quá trình hoạt cũng như các phương tiện giao thông. Để hiểu rõ hơn về khí này thì hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu bài học “Lưu huỳnh đioxit – Lưu huỳnh trioxit” (Tiết 2)

NH ƠN

5. Phương án đánh giá

OF FI

động của núi lửa hay khí thải từ các nhà máy

Thông qua việc quan sát và sự chú ý nghe giảng của HS.

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (30 phút)

Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về tính chất vật lí của lưu huỳnh đioxit (5 phút)

Y

1. Mục tiêu: Trình bày được tính chất vật lí của SO2.

QU

2. Nội dung: Trực quan, tương tác với câu hỏi của GV, làm việc nhóm, cá nhân. 3. Sản phẩm: HS trình bày được nội dung các phần kiến thức theo yêu cầu của GV. 4. Tổ chức hoạt động: Làm việc nhóm – kết hợp làm việc cá nhân. Giáo viên tổ chức,

KÈ M

hướng dẫn HS hoạt động, hỗ trợ khi cần thiết, kiểm tra, đánh giá học sinh. Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung

GV yêu cầu HS nghiên cứu HS nghiên cứu SGK I. TÍNH CHẤT VẬT LÍ SGK và thảo luận nhóm đôi để và thảo luận nhóm

Lưu huỳnh đioxit (SO2) (khí

tìm hiểu về tính chất vật lí của

sunfurơ) là

DẠ Y

SO2.

GV gọi HS trả lời các câu hỏi

sau:

- Tên gọi khác của lưu huỳnh

- Chất khí không màu, không HS trả lời câu hỏi

tan, mùi hắc, - Nặng hơn không khí (d = 64/29

2,2) 68


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community đioxit

- Tan nhiều trong nước.

AL

- Trạng thái, màu sắc, mùi vị - Tỉ khối SO2 so với không khí

GV lưu ý cho HS: Lưu huỳnh đioxit là khí độc, hít thở phải không khí có khí này sẽ gây

NH ƠN

viêm đường hô hấp.

OF FI

GV nhận xét câu trả lời của HS HS chú ý lắng nghe và chốt lại kiến thức

CI

- Khả năng hòa tan trong nước

5. Phương án đánh giá

GV đánh giá thông qua quan sát học sinh trả lời (trên phiếu, trình bày, thảo luận) và vấn đáp.

Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về tính chất hóa học của SO2 (10 phút) 1. Mục tiêu

Y

- HS trình bày được tính chất hóa học của SO2.

QU

- HS xác định được số oxi hoá của lưu huỳnh trong hợp chất SO2 và dự đoán được tính chất hoá học của lưu huỳnh đioxit. - HS nêu, dự đoán được hiện tượng thí nghiệm và viết được các PTHH minh hoạ tính

KÈ M

chất hoá học của SO2.

2. Nội dung: Trực quan, tương tác với câu hỏi của GV, làm việc nhóm, cá nhân. 3. Sản phẩm: HS trình bày được nội dung các phần kiến thức theo yêu cầu của GV. 4. Tổ chức hoạt động: Làm việc cá nhân. Giáo viên tổ chức, hướng dẫn HS hoạt

DẠ Y

động, hỗ trợ khi cần thiết, kiểm tra, đánh giá học sinh. Hoạt động của GV

II. TÍNH CHẤT HÓA HỌC

Hoạt động của

Nội dung

HS II. TÍNH CHẤT HÓA HỌC 69


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 1. Lưu huỳnh đioxit là oxit

axit

axit

AL

1. Lưu huỳnh đioxit là oxit

tính chất đó được thể hiện qua

OF FI

CI

GV yêu cầu HS tái lại kiến HS tái hiện lại - Tác dụng với nước thức cũ đã học ở lớp 9 và trả kiến thức và trả lời   H 2SO3 SO 2  H 2 O   lời câu hỏi: “Hãy cho biết SO2 câu hỏi - Tác dụng với bazơ là oxit axit hay oxit bazơ? Vậy SO2 + NaOH →

những phản ứng nào?

NaHSO3 (1)

Natri hiđrosunfit

GV yêu cầu HS viết PTHH khi HS chú ý lắng SO2 + 2NaOH → và viết cho SO2 tác dụng với nước và nghe

NH ƠN

PTHH

gọi tên sản phẩm tạo thành. GV nhắc lại: Axit sunfurơ là

trong dung dịch H2SO3 cũng bị nghe phân hủy thành SO2 và H2O. GV dẫn dắt: “Tương tự như khí

hỏi, viết PTHH

Hoàn thành PTHH sau:

KÈ M

GV hướng dẫn HS biện luận sản phẩm muối dựa vào tỉ lệ số mol.

DẠ Y

T=

+T

+ 1

nNaOH nSO2

1 = tạo muối NaHSO3. T

2 =

NaHSO3, Na2SO3.

tạo 2 muối

1: tạo muối NaHSO3  xảy

T

nghe và trả lời câu T

muối? Đó là những muối nào?

NaOH + SO2

thì:

2: tạo ra 2 muối  xảy

HS chú ý lắng ra cả hai phản ứng (1) và (2).

QU

dung dịch bazơ tạo thành mấy

nSO2

ra phản ứng (1) 1

Y

H2S, khí SO2 tác dụng với

Natri sunfit

nNaOH

Đặt T =

axit yếu và không bền, ngay HS chú ý lắng T

Na2SO3(2)

2: tạo muối Na2SO3

2. Lưu huỳnh đioxit là chất khử và là chất oxi hóa a) Lưu huỳnh đioxit là chất

HS chú ý lắng khử nghe

SO2 + Br2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4 Phản ứng này dùng để nhận biết khí SO2 b) Lưu huỳnh đioxit là chất oxi hóa SO2 + 2H2S

3S + 2H2O 70


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community +T

2 = tạo muối Na2SO3

AL

2. Lưu huỳnh đioxit là chất

nhận xét gì về số oxi hóa của S trong hợp chất SO2. Từ đó dự đoán tính chất hóa học của SO2.

NH ƠN

GV chốt lại để HS hiểu rõ hơn a. Lưu huỳnh đioxit là chất khử

OF FI

GV yêu cầu HS xác định số oxi HS chú ý lắng hóa của S trong các hợp chất: nghe và suy nghĩ S, SO2, SO3, H2SO4. Em có trả lời

CI

khử, chất oxi hóa

HS suy nghĩ trả lời

GV yêu cầu HS dự đoán hiện tượng khi dẫn khí SO2 vào

HS quan sát video

dung dịch brom

và viết PTHH, xác

Y

GV cho HS xem video thí

định số oxi hóa

QU

nghiệm chứng minh và yêu cầu

HS viết PTHH, xác định số oxi hóa

KÈ M

SO2 + Br2 + H2O →

HS lĩnh hội kiến

GV cho HS biết phản ứng này thức dùng để nhận biết khí SO2. b. Lưu huỳnh đioxit là chất oxi hóa

HS suy nghĩ trả lời

DẠ Y

GV yêu cầu HS dự đoán hiện tượng khi dẫn khí SO2 vào dung dịch axit sunfuhiđric GV cho HS xem video thí

HS quan sát video 71


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community nghiệm chứng minh và yêu cầu và viết PTHH, xác

AL

HS viết PTHH, xác định số oxi định số oxi hóa hóa SO2 + H2S →

CI

HS chú ý lắng

GV nhận xét và chốt lại kiến nghe

OF FI

thức. 5. Phương án đánh giá

Thông qua việc hỏi – đáp để đánh giá HS đã hình thành kiến thức nào, những kiến thức nào cần phải điều chỉnh bổ sung các hoạt động tiếp theo.

1. Mục tiêu: - Nêu được ứng dụng của SO2.

NH ƠN

Hoạt động 2.3: Tìm hiểu về ứng dụng và điều chế của SO2 (10 phút)

- Trình bày được phương pháp điều chế trong phòng thí nghiệm, trong công nghiệp của SO2.

- Viết phương trình hóa học minh họa điều chế.

Y

- Vận dụng kiến thức thực tiễn đã học giải thích được nguyên nhân gây ô nhiễm môi

QU

trường không khí, mưa axit, liên hệ giáo dục môi trường. 2. Nội dung: Trực quan, tương tác với câu hỏi của GV, làm việc nhóm, cá nhân. 3. Sản phẩm:

KÈ M

- HS trình bày được nội dung các phần kiến thức theo yêu cầu của GV. - HS vận dụng các kiến thức vào giải quyết vấn đề của cuộc sống. 4. Tổ chức hoạt động: Làm việc nhóm – kết hợp làm việc cá nhân. Giáo viên tổ chức, hướng dẫn HS hoạt động, hỗ trợ khi cần thiết, kiểm tra, đánh giá học sinh.

DẠ Y

Hoạt động của GV

III. ỨNG DỤNG

Hoạt động của

Nội dung

HS III. ỨNG DỤNG

- GV yêu cầu HS nghiên cứu HS nghiên cứu SO2 dùng để sản xuất H2SO4 72


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community SGK về ứng dụng của SO2

SGK

trong công nghiệp, làm chất tẩy trắng và bột giấy, chất chống

yêu cầu HS trả lời ứng dụng của

nấm mốc lương thực, thực

AL

- GV sử dụng kĩ thuật tia chớp để

phẩm,...

CI

của SO2.

IV. ĐIỀU CHẾ

thức.

1.Trong thí nghiệm

OF FI

- GV nhận xét và chốt lại kiến

SO2 được điều chế bằng cách

IV. ĐIỀU CHẾ

đun nóng dung dịch H2SO4 với

1. Trong phòng thí nghiệm

muối Na2SO3

- GV dẫn dắt: Trong phòng thí

NH ƠN

nghiệm, SO2 được điều chế với HS chú ý lắng Na2SO3 + H2SO4 một lượng nhỏ để chúng ta thử nghe đồng thời H2O + SO2

Na2SO4 +

nghiệm tính chất của nó. Vậy các kết hợp quan sát 2. Trong công nghiệp về thí em hãy quan sát hình vẽ minh họa ảnh SO2 được sản xuất bằng cách nghiệm điều chế thí nghiệm điều chế khí SO2 và đốt S hoặc quặng pirit sắt: khí SO . 2 cho cô biết nguyên liệu dùng để t0

4FeS2 + 11O2 → 2Fe2O3 +

điều chế SO2 là gì?

QU

Y

8SO2

với khí quyển và con người. 1. Khái niệm

KÈ M

Mưa axit là hiện tượng mưa bị axit hóa, nghĩa là mà trong nước mưa có chứa các loại axit

- GV đặt câu hỏi: “Vì sao người

như H2SO4, HNO3,… với pH

ta không dùng nút cao su để đậy nắp bình thu khí SO2 mà lại dùng HS suy nghĩ trả

DẠ Y

bông gòn có tẩm NaOH?

* Ảnh hưởng của khí SO2 đối

lời

dưới 5,5. 2. Nguyên nhân

- GV kết luận: Do khí SO2 độc

Khí thải công nghiệp và khí thải

nên người ta sẽ dùng bông tẩm

của các động cơ đốt trong (ô tô,

NaOH nhằm mục đích ngăn cản

xe máy) có chứa các khí SO2, 73


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

AL

SO2 bay ra ngoài, gây ngộ độc HS chú ý lắng NO, NO2… Các khí này tác khí. dụng với khí O2 và hơi nước nghe

trong không khí nhờ xúc tác

2. Trong công nghiệp

oxit kim loại (có trong khói, bụi

GV giới thiệu các phương pháp

CI

nhà máy) hoặc ozon tạo ra axit

điều chế SO2 trong công nghiệp.

sunfuric H2SO4 và axit nitric

* Tích hợp giáo dục môi trường

OF FI

HNO3.

vào bài học: Tìm hiểu về ảnh

2SO2 + O2 + 2H2O hưởng của khí SO2 đối với khí HS chú ý lắng 2NO + O2 2NO2 nghe quyển và con người.

2H2SO4

4NO2 + O2 + 2H2O

4HNO3

GV đặt vấn đề: “Khi hàm lượng

Axit H2SO4 và HNO3 tan vào

cao ảnh hưởng như thế nào đến

nước mưa tạo ra mưa axit

NH ƠN

khí sunfurơ thải ra môi trường rất môi trường và con người?”

3. Hậu quả

GV yêu cầu HS xem video về mưa axit

- Đối với con người: gây bệnh phổi, viêm đường hô hấp.

GV yêu cầu 4 nhóm trưng bày sản

- Đối với cây trồng: làm mùa

Y

phẩm về poster mưa axit và gọi HS chú ý quan

phẩm của mình.

QU

bất kì 2 nhóm trình bày về sản sát video Các nhóm trưng

Còn các nhóm khác nhận xét, bổ bày sản phẩm

KÈ M

sung và đóng góp ý kiên.

GV nhận xét và kết luận lại nội

DẠ Y

dung.

và báo cáo sản phẩm.

màng thất thu - Đối với công trình kiến trúc: phá huỷ các công trình xây dựng, các tượng đài làm từ đá cẩm thạch, đá vôi, đá phiến (các loại đá này có thành phần chính

HS chú ý lắng là CaCO3). nghe. 4. Giải pháp - Sử dụng các thiết bị lọc để loại bỏ khí SO2 và các chất gây ô nhiễm khác trong khói công nghiệp. - Hạn chế sử dụng xe máy, xe 74


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community hơi vì chúng gây ô nhiễm.

AL

Hưởng ứng đi xe đạp, đi bộ, sử dụng các phương tiện công

CI

cộng. 5. Phương án đánh giá

OF FI

- Thông qua quan sát: Trong quá trình HS hoạt động nhóm, GV cần quan sát kĩ tất cả các nhóm, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí.

- Thông qua việc hỏi – đáp để đánh giá HS đã hình thành kiến thức nào, những kiến thức nào cần phải điều chỉnh bổ sung các hoạt động tiếp theo.

NH ƠN

Hoạt động 2.4: Tìm hiểu về lưu huỳnh trioxit (5 phút) 1. Mục tiêu:

- Nêu được tính chất vật lí (trạng thái, màu sắc, mùi, tính tan,…), ứng dụng của SO2. - Trình bày được tính oxit axit của SO3.

2. Nội dung: Trực quan, tương tác với câu hỏi của GV, làm việc nhóm, cá nhân.

Y

3. Sản phẩm: HS trình bày được nội dung các phần kiến thức theo yêu cầu của GV.

QU

4. Tổ chức thực hiện: GV tổ chức, hướng dẫn học sinh hoạt động, phương pháp vấn đáp tìm tòi, hỗ trợ khi cần thiết, kiểm tra, đánh giá HS.

KÈ M

Hoạt động của GV

Hoạt động của

Nội dung

HS

C. LƯU HUỲNH TRIOXIT

C. LƯU HUỲNH TRIOXIT

I. TÍNH CHẤT

I. TÍNH CHẤT

GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK HS nghiên cứu 1. Tính chất vật lí

DẠ Y

và yêu cầu nhận xét:

+ Trạng thái, màu sắc

SGK và trả lời - Chất lỏng không màu (t = nc câu hỏi 17 )

+ Khả năng hòa tan trong nước

- Tan vô hạn trong nước và

GV dẫn dắt: “Tương tự như SO2

trong axit sunfuric. 75


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community thì SO3 cũng là hợp chất của lưu

2. Tính chất hóa học

huỳnh và là một oxit axit. Nó

AL

Lưu huỳnh trioxit là oxit axit,

cũng mang những tính chất hóa

tác dụng rất mạnh với nước tạo

học của một oxit axit.” -

GV yêu cầu HS viết PTHH HS viết PTHH

minh họa

CI

ra axit sunfuric: SO3 + H2O →

H2SO4

OF FI

Lưu huỳnh trioxit tác dụng với

+ Tác dụng với nước

dung dịch bazo:

+ Tác dụng với oxit bazơ

SO3 + 2NaOH →

+ Tác dụng với dung dịch bazơ

Na2SO4 +

H2 O

GV chốt lại kiến thức

NH ƠN

Lưu huỳnh trioxit tác dụng với

II. ỨNG DỤNG VÀ SẢN

oxit bazo

XUẤT

SO3 + Na2O →

GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK

và nêu một số ứng dụng, phương pháp điều chế SO3

Na2SO4

HS nghiên cứu II. ỨNG DỤNG VÀ SẢN SGK và trả lời XUẤT

QU

Y

câu hỏi

- SO3 là sản phẩm trung gian để sản xuất axit H2SO4. - Trong công nghiệp, SO3 được sản xuất bằng cách oxi hóa SO2 có chất xúc tác

KÈ M

5. Phương án đánh giá

Thông qua việc hỏi – đáp để đánh giá HS đã hình thành kiến thức nào, những kiến thức nào cần phải điều chỉnh bổ sung các hoạt động tiếp theo. HOẠT ĐỘNG 3: CỦNG CỐ (9 phút)

DẠ Y

1. Mục tiêu

- Củng cố khắc sâu kiến thức đã học trong bài Hiđrosunfua – Lưu huỳnh đioxit – Lưu huỳnh trioxit. 2. Nội dung: GV cho HS làm bài tập củng cố 76


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

4. Tổ chức thực hiện: GV tổ chức, HS lắng nghe, làm bài.

Hoạt động của HS

CI

Hoạt động của GV

AL

3. Sản phẩm: : HS làm bài tập của GV giao cho

- GV đưa ra sơ đồ tư duy tổng kết lại kiến - HS chú ý lắng nghe và hoàn thành bài đioxit – Lưu huỳnh trioxit. - GV đưa một số câu hỏi cho HS củng cố lại kiến thức. 5. Phương án đánh giá

OF FI

thức về bài Hiđrosunfua – Lưu huỳnh tập.

NH ƠN

GV thông qua bài tập đánh giá phần nào HS ghi nhớ những kiến thức vừa học. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG, TÌM TÒI MỞ RỘNG VÀ GIAO NHIỆM VỤ VỀ NHÀ (1 phút)

1. Mục tiêu

- Giúp HS vận dụng các kĩ năng, vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các tình

Y

huống trong thực tế.

QU

- Nhắc nhở HS chuẩn bị bài học mới.

- Giúp HS chuyên cần, chăm chỉ, chịu khó học hỏi để tiến bộ. 2. Nội dung: GV nhắc nhở và giao nhiệm vụ về nhà

KÈ M

3. Sản phẩm: HS chuẩn bị nội dung bài học tiếp theo 4. Tổ chức thục hiện: GV tổ chức, HS lắng nghe. Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

GV yêu cầu HS chuẩn bị bài mới: “Axit HS lắng nghe và tiếp nhận nhiệm vụ.

DẠ Y

sunfuric và muối sunfat” 5. Phương án đánh giá Thông qua việc vấn đáp tiết sau nhằm đánh giá HS đã chuẩn bị phần nào về kiến thức. IV. PHỤ LỤC 77


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community SƠ ĐỒ TƯ DUY

OF FI

CI

AL

“HIĐROSUNFUA – LƯU HUỲNH ĐIOXIT – LƯU HUỲNH TRIOXIT”

NH ƠN

PHIẾU BÀI TẬP

Câu 1: Chất nào dưới đây là một trong những nguyên nhân chính gây ra mưa axit? A. Cacbon monooxit.

B. Lưu huỳnh đioxit. C. Ozon.

D. CFC.

Câu 2: Hợp chất nào sau đây vừa thể hiện tính oxi hoá, vừa thể hiện tính khử? A. SO3.

B. O3.

C. H2S.

D. SO2.

Y

Câu 3: Dẫn khí SO2 vào các dd: KMnO4, Ba(OH)2, Br2, H2SO4. Số dung dịch mà

A. 2

QU

trong đó chất tan phản ứng được với SO2? C. 1

B. 3

D. 4

Câu 4: Lưu huỳnh đioxit có thể tham gia phản ứng:

KÈ M

(1) SO2 + 2Mg ⟶ 2MgO + S.

(2) SO2 + Br2 + H2O ⟶ 2HBr + H2SO4.

Tính chất của SO2 được diễn tả đúng nhất là: A. SO2 thể hiện tính oxi hóa.

B. SO2 thể hiện tính khử.

C. SO2 vừa oxi hóa, vừa khử.

D. SO2 là oxit axit.

DẠ Y

Câu 5: Vào tháng 12/1952 tại Luân Đôn được coi là sự kiện không khí ô nhiễm tồi tệ nhất trong lịch sử Vương Quốc Anh và sự kiện này được gọi là “Đám khói khổng lồ”. Theo báo cáo y tế ước tính rằng có hơn 4000 người chết do khói mù quang hóa này. Khói mù quang hóa gồm những chất nào? 78


A. CO2, bụi, H2, O2, Cl2,…

B. Cl2, HCl, H2S, CH4, NH3,..

C. CO2, H2S, NH3,…

D. NO2, CO, O3, SO2, bụi,…

AL

www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

CI

Câu 6: Cho phản ứng: SO2 + Cl2 + H2O ⟶ 2HCl + H2SO4. Vai trò của SO2 là:

B. vừa là chất oxi hóa, vừa là chất khử.

C. chất khử.

D. không phải là chất oxi hóa và chất khử.

OF FI

A. chất oxi hóa.

Câu 7: Cho các phản ứng hóa học sau, phản ứng nào không xảy ra? A. SO2 + dung dịch NaOH ⟶

B. SO2 + dung dịch BaCl2 ⟶

C. SO2 + dung dịch nước clo ⟶

D. SO2 + dung dịch H2S ⟶

Câu 8: Trong quá trình điều chế khí SO2 để hạn chế tốt nhất lượng khí SO2 thoát ra

NH ƠN

ngoài gây ngộ độc cũng như gây ô nhiễm môi trường, người ta dùng nút ống nghiệm bằng bông tẩm nào sau đây? A. Giấm ăn.

B. Muối ăn.

C. Cồn.

D. Xút.

2.7. Xây dựng hệ thống bài tập thực tiễn có nội dung GDMT 2.7.1. Nguyên tắc khi xây dựng bài tập thực tiễn [5]

2.7.1.1. Nội dung bài tập thực tiễn phải đảm bảo chính xác, tính khoa học, hiện đại

Y

Trong một bài tập hóa học thực tiễn, bên cạnh nội dung hóa học còn có những tư

QU

liệu thực tiễn. Những tư liệu đó cần phải được đưa vào một cách chính xác không tùy tiện thay đổi nhằm mục đích dễ tính toán được. 2.7.1.2. Bài tập thực tiễn phải gần gũi với kinh nghiệm của học sinh Những vấn đề thực tiễn có liên quan đến hóa học thì rất nhiều, rất rộng. Nếu bài

KÈ M

tập hóa học thực tiễn có nội dung về những vấn đề gần gũi với kinh nghiệm, với đời sống và môi trường xung quanh HS thì sẽ tạo cho họ động cơ và hứng thú khi giải quyết.

2.7.1.3. Dựa vào nội dung bài học

DẠ Y

Các bài tập thực tiễn cần có nội dung sát với chương trình mà HS được học. Nếu

bài tập thực tiễn có nội dung hoàn toàn mới về kiến thức hóa học thì sẽ không tạo được động lực cho HS để giải quyết vấn đề của bài tập đó.

79


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 2.7.1.4. Bài tập thực tiễn phải đảm bảo logic sư phạm

AL

Các tình huống thực tiễn thường phức tạp hơn những kiến thức hóa học phổ thông trong chương trình nên khi xây dựng bài tập thực tiễn cho HS phổ thông cần tập thực tiễn cũng phải phù hợp với trình độ, khả năng của HS. 2.7.1.5. Bài tập thực tiễn phải có tính hệ thống, logic

CI

phải có bước xử lý sư phạm để làm đơn giản tình huống thực tiễn. Các yêu cầu giải bài

OF FI

Các bài tập thực tiễn trong chương trình cần phải sắp xếp theo chương, bài. Trong mỗi chương, bài nên có tất cả các loại, dạng bài tập thực tiễn.

Trong quá trình dạy học, thông qua kiểm tra, đánh giá cần phải xây dựng những bài tập thực tiễn ở mức độc vừa và cao một chút so với mức độ nhận thức của HS để nâng cao trình độ, khả năng nhận thức của HS.

NH ƠN

2.7.2. Tác dụng của việc sử dụng bài tập thực tiễn có nội dung GDMT 2.7.2.1. Đối với giáo viên

- Thông qua việc đánh giá phương pháp dạy học có tích hợp nội dung GDMT, GV có thể tự điều chỉnh và hoàn thiện hoạt động dạy học, phương pháp dạy học thích hợp với yêu cầu, mục đích dạy học được đề ra.

- Đánh giá mức độ nắm vững kiến thức, khả năng ghi nhớ các thông tin liên quan đến GDMT của HS.

QU

dung GDMT.

Y

- Nắm được tinh thần, thái độ học tập của HS đối với những bài giảng có tích hợp nội 2.7.2.2. Đối với học sinh

- Củng cố, hệ thống những kiến thức về GDMT đã được học.

KÈ M

- Làm động lực cho HS học tập, tìm hiểu, tăng cường cập nhật kiến thức về môi trường thông qua sách, báo, tranh ảnh, mạng Internet. - Mở rộng kiến thức, nâng cao tinh thần trách nhiệm trong học tập cũng như trong cuộc sống, có ý thức bảo vệ môi trường hướng đến xây dựng một xã hội hiện đại, văn minh.

DẠ Y

2.7.3. Hệ thống bài tập thực tiễn có nội dung GDMT Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã tham khảo một số tài liệu, tự hiệu chỉnh,

tự bản thân tổng hợp, sưu tầm và biên soạn được 150 bài tập thực tiễn có nội dung GDMT (50 câu lý thuyết và 100 câu trắc nghiệm khách quan) của một số chương của 3 khối lớp 10, 11, 12; tự biên soạn 20 bài tập thực tiễn. Các câu hỏi chủ yếu là lý 80


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community thuyết, ít tính toán nhiều, tuy nhiên cũng đã xen vào một số câu hỏi tính toán liên quan

AL

đến phát hiện và xử lí các chất thải môi trường, để góp phần cho HS nắm được phần nào cách đo đạt mức độ chất thải. 2.7.3.1. Hệ thống câu hỏi tự luận

CI

 Halogen (Chương trình lớp 10)

Câu 1: Khí clo là một khí độc. Khi làm thí nghiệm không may thì một lượng nhỏ khí

OF FI

clo thoát ra và điều này có làm nhiễm bẩn không khí trong phòng thí nghiệm. Hãy tìm cách loại bỏ lượng khí clo đó. Hướng dẫn:

Để loại bỏ khí clo trong phòng thí nghiệm, người ta phun dung dịch NH3 đặc do Phương trình hóa học sau:

NH ƠN

tạo NH4Cl 3Cl2 + 8NH3

N2 + 6NH4Cl

Câu 2: Dùng clo để khử trùng nước sinh hoạt là một phương pháp rẻ tiền và dễ sử dụng. Tuy nhiên cần phải thường xuyên kiểm tra nồng độ clo dư ở trong nước bởi vì lượng clo dư là dùng kali iotua và hồ tinh bột. Hãy nêu hiện tượng của quá trình kiểm tra này và viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra (nếu có). Hướng dẫn:

Y

Lấy mẫu nước cho vào ống nghiệm sau đó cho dung dịch KI vào và nhỏ 1 giọt hồ

QU

tinh bột vào nếu dung dịch chuyển sang màu xanh là lượng clo vẫn còn dư nhiều còn màu xanh nhạt là lượng clo dư rất ít. Câu 3: Trong chiến tranh thế giới thứ nhất, việc sử dụng hóa chất độc hại làm vũ khí

KÈ M

có từ hàng ngàn năm trước. Trong đó, việc sử dụng vũ khí hóa học quy lớn đầu tiên trong Thế chiến thứ nhất. Trong trận chiến tại Ypres lần thứ hai, Đức tung ra 150 tấn khí clo trong phạm vi 6,4 km để tiêu diệt quân đội Pháp và Algeria. Khí độc clo đã gây thiệt hại nặng nề cho quân Pháp. Theo các em, việc sử dụng clo làm vũ khí hóa học trong chiến tranh gây nên tác hại gì?

DẠ Y

Hướng dẫn:

Việc sử dụng clo làm vũ khí hóa học trong chiến tranh rất nguy hiểm. Ngoài việc

phá hủy đường hô hấp khi hít phải gây ra sức sát thương lớn, nó còn để lại hậu quả về môi trường cho con người. Nó là một trong năm vũ khí giết người hàng loạt đáng sợ nhất.

81


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community Câu 4: Các chất freon gây ra hiện tượng “lỗ thủng tầng ozon”. Cơ chế phân hủy ozon

Cl + CF2Cl (1)

O3 + Cl O3 + ClO

O2 + ClO (2) O2 + Cl (3)

CI

CF2Cl2

AL

bởi freon (ví dụ CF2Cl2) được viết như sau

Giải thích tại sao một phần tử CF2Cl2 có thể phân hủy hàng chục ngàn phân tử ozon?

OF FI

Hướng dẫn:

Phản ứng phân hủy ozon là phản ứng dây chuyền theo cơ chế gốc. Nguyên tử clo sinh ra ở phản ứng (3) lại tiếp tục tham gia ở phản ứng (2), quá trình đó được lặp đi lặp lại hàng chục hàng chục ngàn lần. Do đó mỗi phân tử CF2Cl2 có thể phân hủy hàng chục ngàn phân tử ozon. Trong khí quyển có một lượng nhỏ metan. Đồng thời với hiện

NH ƠN

tượng “lỗ thủng ozon” và hiện tượng “mưa axit” do: CH4 (khí quyển) + Cl

HCl + CH3

Câu 5: Đầu thế kỉ XIX người ta sản xuất natri sunfat bằng cách cho dung dịch H2SO4 đặc tác dụng với muối ăn. Khi đó xung quanh các nhà máy sản xuất bằng cách này, dụng cụ của thợ thủ công rất nhanh lỏng và cây cối bị chết rất nhiều. Người ta đã cố gắng cho khí thải thoát ra bằng những ống khói cao tới 300m nhưng tác hại của khí thải vẫn tiếp diễn, đặc biệt là khí hậu ẩm. Giải thích hiện tượng trên.

Y

Hướng dẫn:

QU

Hồi đầu thế kỉ XIX người ta sản xuất natri sunfat bằng cách cho dung dịch H2SO4 đặc tác dụng với muối ăn. Cây cối xung quanh nhà máy bị chết rất nhiều vì trong khí thải có khí HCl. Khí này nặng hơn không khí nên dù xây ống khói cao nhưng

KÈ M

nó vẫn bị gió thổi từ từ chìm xuống mặt đất. Đặc biệt là trong không khí ẩm, HCl biến thành axit HCl ở dạng sol khí như

sương mù. Axit làm cháy lá chết cây gây nhiều bệnh nguy hiểm về hô hấp cho dân cư sống xung quanh nhà máy. Câu 6: Nồng độ cho phép của HCl trong khí thải nhà máy vào không khí là 30,00

DẠ Y

mg/m3. Để đánh giá sự nhiễm bẩn ở một vùng đô thị người ta lấy 2 lít không khí cho lội từ từ qua dung dịch AgNO3 dư thì thấy tạo 2,359.10-4 g kết tủa. Xác định nồng độ HCl trong khí thải nhà máy có vượt qua giới hạn cho phép không? Hướng dẫn: HCl + AgNO3

AgCl + HNO3 82


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community Ta có: mAgCl = 2,359.10-4 g => nAgCl = 1,6438.10-6 (mol)

CHCl =

1,6438.10-6 36,5.10-6 2

= 3.10-2 (mg/l) => CHCl = 30 mg/m3

CI

Vậy nồng độ khí HCl nằm trong miền giới hạn cho phép.

AL

nHCl = nAgCl = 1,6438.10-6 (mol)

Câu 7: Brom rất độc. Khi làm thí nghiệm với brom chẳng may làm đổ brom lòng

OF FI

xuống bàn, hãy tìm cách khử độc brom để bảo vệ môi trường. Hướng dẫn:

Để khử brom lỏng bị rớt ra ngoài ta đổ nước vôi trong vào chỗ có brom lỏng. Phương trình hóa học: 2Br2 + 2Ca(OH)2

CaBr2 + Ca(BrO)2 + 2H2O

NH ƠN

Câu 8: Theo quy định nồng độ brom cho phép trong không khí là 2.10-5 g/l. Trong một phân xưởng sản xuất brom, người ta đo được nồng độ Br2 là 1.10-4 g/l. Tính khối lượng dung dịch amoniac 20% phun khắp xưởng đó (có kích thước 100m, 200m, 6m) để khử độc hoàn toàn lượng brom có trong không khí. Hướng dẫn:

Thể tích không khí nhà máy là: 100

200

6 = 12.104 m3 = 12.107 lít.

Lượng brom có trong không khí của nhà máy là: 1.10-4

Y

Lượng brom có thể cho phép trong phòng là: 2.10-5

QU

3Br2 + 8NH3

12.107 = 12.103g.

12.107 = 2,4. 103 (g)

N2 + 6NH4Br

Lượng brom đã phản ứng: 12.103 - 2,4. 103 = 9,6. 103 (g) Số mol brom đã phản ứng = 60 (mol)

KÈ M

=> Khối lượng NH3 =

8 3

60

17 = 2720 (g)

=> Khối lượng dung dịch NH3 20% cần dùng là: 2720

0,2 = 13600 (g)

Vậy khối lượng dung dịch NH3 cần phun khắp xưởng là 13600(g) = 13,6 kg.

Câu 10: Sau bão lũ, ngập lụt các nguồn nước sinh hoạt của người dân (nước giếng, ao,…) bị ô nhiễm nặng. Để có nước sạch sử dụng người ta thường dùng cloramin để

DẠ Y

khử nguồn nước thiên nhiên (sống, hồ,..). Vậy cơ chế sát trùng nguồn nước cloramin xảy ra như thế nào? Hướng dẫn:

83


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community Cloramin (NH2Cl) là hợp chất hóa học hữu cơ có chứa ion Cl- gọi là clo hoạt

AL

động. Khi hòa tan cloramin vào nước sẽ giải phóng ra clo. Clo tác dụng với nước tạo ra HClO có tính sát trùng.

Câu 11: Flo là một chất khí độc. Ngay cả ở nồng độ rất bé flo cũng có thể phá hủy các

CI

loại thực vật, ảnh hưởng đến sức khỏe con người và động vật. Để loại bỏ khí thải từ nhà máy, người ta có thể dùng lại hóa chất nào?

OF FI

Hướng dẫn:

Để loại bỏ khí flo phải dùng NaOH 5-10% vì nếu dung dịch kiềm có nồng độ nhỏ hơn 2% thì phản ứng sẽ tạo ra F2O là một chất độc. Phương trình phản ứng: 2F2 + 2NaOH5-10%

2NaF + O2 + H2O

F2 + 2NaOHnhỏ hơn 2%

2NaF + F2O + H2O

NH ƠN

 Oxi – Lưu huỳnh (Chương trình lớp 10)

Câu 12: Trong tự nhiên khí oxi có vai trò quyết định đến sự sống của con người và động vật. Oxi trong tự nhiên được sinh ra như thế nào? Hướng dẫn:

Oxi trong không khí là sản phẩm của quá trình quang hợp. Cây xanh là nhà sản xuất cacbohydrat và oxi từ cacbon đioxit và nước dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời.

Y

Nhờ sự quang hợp của cây xanh mà lượng oxi trong không khí hầu như không đổi: 6CO2 + 6H2O

C6H12O6 + 6O2

QU

Câu 13: Nhiệt kế thủy ngân là một dụng cụ không thể thiếu trong mỗi gia đình. Tuy nhiên, dụng cụ này rất dễ nứt vỡ, gây rơi vãi thủy ngân ra bên ngoài. Thủy ngân là một kim loại nặng rất độc. Người bị nhiễm thủy ngân bị run chân tay, rung mí mắt, mất

KÈ M

ngủ, giảm trí nhớ, rối loạn thần kinh…. Thậm chí có thể bị tử vong khi bị nhiễm thủy ngân với nồng độ lớn. Vậy ta cần xử lí như thế nào khi thu hồi thủy ngân rơi vãi? Hướng dẫn:

Khi nhiệt kế thủy ngân rơi và cách thu hồi thủy ngân rơi vãi là dùng bột lưu

huỳnh (bột diêm sinh) rắc vào nơi rơi vãi thủy ngân. Sau đó, dọn chất mà màu đen tạo

DẠ Y

thành. Thủy ngân tác dụng với lưu huỳnh ngay ở nhiệt độ thường theo phương trình hóa

học:

Hg + S

HgS

84


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community Câu 14: Hiđrosunfua là khí độc hại gây ô nhiễm môi trường. Trong công nghiệp

AL

không điều chế khí này nhưng trong tự nhiên có nhiều nguồn sinh ra hiđrosunfua. Hãy cho biết vì sao trong công nghiệp không điều chế hiđrosunfua? Các nguồn sinh ra H2S nguồn nào là chủ yếu?

CI

Hướng dẫn:

Trong công nghiệp không điều chế hiđrosunfua vì hàm lượng của khi H2S tương

OF FI

đối thấp (10ppm) cũng có thể gây ăn mòn nhanh chóng các loại thiết bị máy móc và các đường ống dẫn.

Các nguồn sinh ra H2S chủ yếu là từ khí núi lửa, một số nước suối, phân hủy từ xác chết của người và động vật,…

Câu 15: Hiđrosunfua nặng hơn không khí và trong tự nhiên có nhiều nguồn phát sinh

NH ƠN

nó như núi lửa, xác động vật bị phân hủy, nhưng tại sao trên mặt đất khí này không tích tụ lại? Hướng dẫn:

Khí H2S trong không khí sẽ bị oxi hóa dần bởi oxi tạo ra các phân tử lưu huỳnh đioxit hoặc lưu huỳnh, do đó khí này không có sự tích tụ dày đặc trong không khí mà chỉ tồn tại ở nồng độ thấp.

Câu 16: Tại Việt Nam, từ năm 2002 trở lại đây liên tục phát hiện nhiều trận mưa axit

Y

ở Lào Cai (2002), Quảng Nam (2007), Hà Nội, Bắc Giang (2014).. và nhiều địa

QU

phương khác. Đặc biệt, tại trận mưa axit ở Bắc Giang (2014) đã làm cho mắt người bị cay xè, da mặt và cổ họng đau rát, rất đông người đi đường buộc phải tìm cách trú vào nhà dân bên đường. Hay cơn mưa axit tại Quảng Nam (2007) kéo dài nhiều ngày gây

KÈ M

thiệt hại nghiêm trọng, ít nhất gần 250 ha đậu và gần 350 ha bông vải vừa xuống giống đã bị mất trắng. Lưu huỳnh đioxit là chất khí chủ yếu gây ra hiện tượng mưa axit. Mưa axit gây tổn thất nghiêm trọng cho các công trình bằng thép, đá vôi. Hãy giải thích quá trình tạo mưa axit và sự phá hủy các công trình bằng thép, đá vôi do hiện tượng mưa axit. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.

DẠ Y

Hướng dẫn:

Quá trình đốt cháy lưu huỳnh trong khí oxi sẽ sinh ra lưu huỳnh đioxit: S + O2

SO2

Phản ứng hóa hợp giữa lưu huỳnh đioxit và các hợp chất gốc hidroxy: SO2 + OH-

HOSO285


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community Phản ứng giữa hợp chất HOSO2- và O2 sẽ cho ra hợp chất gốc HO2- và SO3: HO2- + SO3

AL

HOSO2- + O2

Lưu huỳnh trioxit SO3 sẽ phản ứng với nước và tạo ra axit sunfuric H2SO4. Đây SO3(k) + H2O (l)

H2SO4 (l)

CI

chính là phần chủ yếu của mưa axit.

Mưa axit phá hủy các công trình xây dựng, các tượng đài làm từ đá cẩm thạch, đá

OF FI

vôi, đá phiến (các loại đá này chủ yếu có thành phần là CaCO3). Những vật liệu có chứa CaCO3 bị thủng lỗ và yếu đi về mặt cơ học do CaCO3 tan trong nước mưa có axit. CaCO3 + H2SO4

CaSO4 + CO2 + H2O

 Nitơ – Photpho (Chương trình lớp 11)

NH ƠN

Câu 17: Vào những ngày hè nắng nóng, khi đi gần các sông, hồ bẩn thì người ta ngửi thấy mùi khai. Hãy giải thích hiện tượng trên. Hướng dẫn:

Khi nước sông, hồ bị nhiễm nặng bởi các chất hữu cơ… thì lượng ure trong các hữu cơ này sinh ra nhiều. Dưới tác dụng của men ureaza của các vi sinh vật, ure bị phân hủy thành cacbon đioxit và amonia NH3 theo phản ứng: (NH2)2CO + H2O

CO2 + NH3

Y

NH3 sinh ra hòa tan hòa tan trong nước sông, hồ dưới dạng một cân bằng động: NH4+ + OH- (pH <7, nhiệt độ thấp)

NH4+ + OH-

NH3+ + H2O (pH >7, nhiệt độ cao)

QU

NH3+ + H2O

Câu 18: Giải thích câu tục ngữ

KÈ M

“Lúa chiêm lấp ló đầu bờ

Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên”

Hướng dẫn:

Khi vụ chiêm đang trổ bông mà có trận mưa rào kèm theo, sấm chớp thì rất tốt và

cho năng suất cao. Do trong không khí có khoảng 80% nitơ và 20% oxi. Khi có sấm

DẠ Y

chớp (tia lửa điện) thì: tia lửa điện

2N2 + O2 →

2NO

Sau đó:

2NO + O2

2NO2

Khi NO2 tác dụng với nước mưa tạo ra HNO3 86


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 4NO2 + O2 + H2O

H+ + NO3- (đạm)

AL

HNO3

4HNO3

Câu 19: Tại sao Friedrich Engels lại nói: “Ở đâu có nitơ, ở đó có sự sống”? Hướng dẫn:

CI

Friedrich Engels khẳng định như vậy hoàn toàn có lí bởi vì đối với thực vật, nitơ

có vai trò như một nguyên tố dinh dưỡng cấu tạo nên tế bào, không phải thực vật nào

OF FI

cũng cố định được đạm từ nitơ không khí (trừ cây thuộc họ Đậu) nên con người phải chuyển hóa nitơ đó thành dạng muối dễ tan như amoni hoặc nitrat để rễ cây hấp thụ và duy trì sự sống. Đối với động vật, nitơ là nguyên tố không thể thiếu để hình thành nên protein từ đơn giản đến phức tạp.

Câu 20: Tại những vùng đất phèn, để phân bón cho cây trồng, người ta thường bón

NH ƠN

phân ure và hạn chế các loại phân đạm như ammoni nitrate hay amoni sunfat. Dựa vào kiến thức hóa học hãy giải thích hiện tượng trên. Hướng dẫn:

Đất phèn hay đất chua là nững loại đất có nồng độ H+ cao (pH thấp) những vùng đất này có ảnh hưởng đến việc trồng trọt. Phân đạm amoni nitrat và amoni sunfat chứa ion NH4+ thủy phân trong nước tạo môi trường axit. Do đó, không thể bón những loại phân này ở vùng đất chua vì nó sẽ làm tăng độ chua của đất. Để bón phân đạm ở vùng

Y

đất chua người ta thường sử dụng phân ure để khử bớt độ chua của đất. Hướng dẫn:

QU

Câu 21: Tại sao không được trộn với supephotphat để bón cho cây trồng?

Vôi và supephotphat không thể trộn chung vì Ca(H2PO4)2 và Ca(OH)2 có thể

KÈ M

phản ứng với nhau

Ca(H2PO4)2 + 2Ca(OH)2

Ca3(PO4)2 + 4H2O

Supephotphat chứa Ca(H2PO4)2 là chất dễ tan nên cây có thể đồng hóa, trong khi

trộn supephotphat với vôi tạo thành Ca3(PO4)2 là chất kết tủa nên cây khó có thể hấp thu và phần kết tủa còn làm đất trở nên rắn hơn.

DẠ Y

Câu 22: Kẽm photphua (Zn3P2) được dùng để diệt chuột. Chất này dễ bị thủy phân nên khí chuột ăn phải đi tìm nơi nguồn nước để uống và chết. Hãy giải thích hiện tượng trên và viết phương trình hóa học của phản ứng thủy phân của kẽm photphua. Hướng dẫn:

87


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community Thuốc chuột là Zn3P2. Sau khi ăn Zn3P2 bị thủy phân rất mạnh, lượng nước trong Zn3P2 + 6H2O

3Zn(OH)3 + 2PH3

AL

cơ thể chuột giảm, làm cho nó khát và đi tìm nước.

chuột càng nhanh chết. Nếu không có nước chuột chết lâu hơn.

CI

Chính PH3 đã giết chết chuột. Càng nhiều nước vào PH3 thoát ra càng nhiều và

Câu 23: Sau khi buổi thực hành, bạn trực nhật đổ axit nitric ra cống nước. Việc làm

OF FI

này có gây ô nhiễm môi trường không? Theo em phải xử lí thế nào? Hướng dẫn:

Việc làm này gây ô nhiễm môi trường do axit nitric kém bền nên tự phân hủy trong không khí tạo ra khí NO2 rất độc. Để tránh gây ô nhiễm môi trường bạn đó phải chuyển axit thành muối như cho tác dụng với bazơ (Ca(OH)2 hoặc NaOH, KOH,…)

NH ƠN

Câu 24: CFC (freon) được sử dụng chủ yếu trong làm lạnh và điều hòa không khí. Tuy nhiên đến năm 1996, CFC đã bị cấm hoàn toàn ở các nước phát triển. Bắt đầu từ 2010, toàn bộ các chất nhóm CFC bị cấm nhập khẩu vào Việt Nam và người ta đã thay vào đó là khí NH3. Vì sao NH3 được dùng thay thế khí CFC? Hướng dẫn:

Khi CFC là khí sinh hàn được dùng trong các thiết bị làm lạnh, tuy nhiên khí CFC có thể làm giảm lượng ozon trên khí quyển. Do đó, người ta dùng khí NH3 để

Y

thay thế CFC vì khí amoniac có đặc điểm sau:

QU

Khí NH3 không gây hại đến tầng ozon. Sau khi nén và làm lạnh NH3 sẽ biến thành chất lỏng giống như nhưng nhiệt độ sôi ở -34 . Khi bị nén xong, amoniac sẽ bay hơi. Lúc này nó hấp thụ nhiều nhiệt. Đó

KÈ M

là lý do người ta sử dụng amoniac trong tủ lạnh.  Cacbon – silic (Chương trình lớp 11) Câu 25: Khi mùa đông giá rét, ở nhiều nơi người ta thường đốt than để sưởi ấm hay dùng cho các sản phụ mới sinh. Tuy nhiên, nhiều người lại khuyên rằng không nên nằm than, đặc biệt là trong phòng kín cửa. Vì sao người ta khuyên như vậy?

DẠ Y

Hướng dẫn:

Khi than cháy sinh ra khí CO là một khí độc, có khả năng kết hợp với sắt (II)

trong hemoglobin của máu tạo thành cacboxyhemoglobin là một hợp chất bền, làm cho hemoglobin mất khả năng vận chuyển dẫn đến nguy hiểm cho con người.

88


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community Câu 26: Theo các nhà khoa học, sự gia tăng hiệu ứng nhà kính được tính dựa trên

AL

công thức sau: Tổng hiệu ứng nhà kính = tỉ lệ tương đối tính cho 1 gam x nồng độ khí có trong không khí không

khí

năm 1750 do trực tiếp từ

có trong không khí

2000 (phần triệu)

các hoạt động của

OF FI

hiệu ứng nhà kính trong một gam

CI

Các loại khí gây Tỷ lệ tương đối Nồng độ có trong % gia tăng từ năm

con người

1

336

Metan

23

1,7

Nitro oxit

296

0,31

Hơi nước

0,1

11000

NH ƠN

Cacbon đioxit

24 60 14 0

a) Khí nào gây hiệu ứng nhà kính nhiều nhất?

b) Từ năm 1750 đến năm 2000, khí nào sau đây có nồng độ gia tăng lớn nhất (tính theo hàng triệu) trực tiếp từ các hoạt động của con người? Hướng dẫn:

a) Sự ảnh hưởng của các khí đến hiệu ứng nhà kính

Y

- Khí cacbon đioxit: 1 x 366 = 366 - Metan: 23 x 1,7 = 39,1

QU

- Nitro oxit: 296 x 0,31 = 91,76

- Hơi nước: 0,1 x 11000 = 1100 Trong bốn khí trên, hơi nước đóng góp nhiều nhất vào hiệu ứng nhà kính là hơi

KÈ M

nước sau đó đến khí cacbon đioxit. Tuy nhiên, hơi nước có thành phần ổn định trong không khí còn khí cacbon đioxit thì tăng lên do sự thải ra của các khu công nghiệp cháy rừng,.. Do đó, khi nói đến hiệu ứng nhà kính người ta thường nói đến cacbon đioxit.

b) Từ năm 1750 đến 2000, khí có sự gia tăng nhiều trong không khí nhất là khí

DẠ Y

metan.

 Hiđrocacbon no ( Chương trình lớp 11) Câu 27: Hiện nay, mô hình biogas được sử dụng rộng rãi, phổ biến chủ yếu là các gia đình nông thôn. Trong đó, khí thoát ra từ hầm biogas chủ yếu là khí metan. Đây là khí

89


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community sinh học góp phần tạo ra nguồn nhiêu liệu sạch và góp phần bảo vệ môi trường. Tuy

a. Vì sao khí thoát ra có mùi hôi khó chịu? b. Làm thể nào để khắc phục khí thoát ra có mùi hôi khó chịu?

CI

Hướng dẫn:

AL

nhiên, khi khí metan dùng làm để đun nấu thường hay có mùi hôi khó chịu.

men, phân hủy chất hữu cơ trong phân động vật.

OF FI

Nguyên nhân gây ra mùi đó là do khí metan có lẫn khí H2S trong quá trình lên Cách khắc phục: Sử dụng nguyên liệu có sẵn được bán phổ biến và rẻ là vôi sống (CaO)

Hòa vôi sống vào nước, lọc phần cặn lấy phần dung dịch sau đó dẫn khí biogas đi qua thì khí H2S sẽ bị giữ lại:

Ca(OH)2

NH ƠN

CaO + H2O

Câu 28: Theo một vài nghiên cứu gần đây cho thấy, một lượng khí metan đang rò rỉ từ một lỗ hổng khổng lồ vừa được phát hiện ở phía dưới những khối băng vĩnh cửu ở Bắc Băng dương. Nếu tiếp tục rò rỉ nhiều như hiện nay, khối khí metan này sẽ thúc đẩy quá trình nóng lên toàn cầu. Vì sau khi một lượng lớn khí metan bị rò rỉ sẽ ảnh hưởng đến môi trường? Hướng dẫn:

Y

Thiết bị dò tìm bằng âm thanh (sonar) là phương tiện duy nhất để thăm dò và

QU

phát hiện những khối khí metan khổng lồ nằm dưới mặt băng vĩnh cửu này. Đáy của Bắc Băng dương chứa một lượng carbon vô cùng lớn, và các chuyên gia lo ngại rằng việc rò rỉ chúng dưới dạng metan (CH4) sẽ kích thích nhiệt độ trái đất tăng

KÈ M

lên. Metan là một loại khí nhà kính có tác hại gấp 30 lần so với CO2. Chính vì vậy khí metan sẽ là nguyên nhân dẫn đến trái đất nóng lên. Câu 29: “Ga” (gas) chứa trong các bình thép để đun nấu trong gia đình và “ga” dẫn từ các mỏ khí thiên nhiên vừa dùng trong bếp núc, vừa dùng làm nhiên liệu công nghiệp khác nhau như thế nào? Bật lửa “ga” dùng loại “ga” nào?

DẠ Y

Hướng dẫn:

- “Ga” dùng để đun nấu và nạp bật lửa là hỗn hợp butan và một phần propan

được nén thành chất lỏng trong bình thép. - “Ga” dùng làm nhiên liệu trong công nghiệp (xăng, dầu hoả…) là hỗn hợp các

ankan lỏng. 90


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community Câu 30: Khi điều chế C2H4 từ C2H5OH và H2SO4 đặc trong phòng thí nghiệm có

AL

thể lẫn các khí nào gây ô nhiễm không khí. Làm thế nào để thu được C2H4 tinh khiết mà không gây ô nhiễm môi trường? Hướng dẫn:

CI

Khi điều chế C2H4 từ C2H5OH và H2SO4 đặc trong phòng thí nghiệm có thể lẫn

các khí SO2, CO2 sinh ra từ phản ứng phụ giữa C2H5OH và H2SO4. Dẫn khí thu được

OF FI

qua bình đựng bazơ mạnh như dung dịch Ca(OH)2, NaOH,...SO2 và CO2 sẽ bị giữ lại trong dung dịch dưới dạng muối tan, ta thu lấy C2H4 tinh khiết.

Câu 31: Ở các cây xăng ta thường nhìn thấy ghi A83, A90, A92. Các con số 83, 90, 92 có nghĩa gì? Tại sao ở các cây xăng người ta cấm sử dụng lửa và cấm cả sử dụng điện thoại di động?

NH ƠN

Hướng dẫn:

Các con số ghi đấy là chỉ số octan của các loại xăng. Xăng có thành phần chính là các ankan lỏng, do ankan lỏng dễ bay hơi nên ở các điểm bán xăng luôn có hơi xăng. Khi sử dụng điện thoại di động, điện thoại reo sẽ phát ra tia lửa có thể kích thích hơi xăng trong không khí cháy, cũng như vậy đối với viếc sử dụng bật lửa. Vì vậy những điều này đều bị cấm.

Câu 32: Trước đây, để thu được xăng có chỉ số octan cao cần có kỹ thuật cao trong

Y

quá trình lọc dầu dẫn đến giá thành của các loại xăng cao. Do đó, người ta thường hòa

QU

tan một số chất phụ gia vào trong xăng để tăng chỉ số octan của xăng. Một trong những chất phụ gia đã được sử dụng là tetraetyl chì. Tuy nhiên, tetraetyl chì đã bị cấm sử dụng từ đó có cụm từ xăng không chì. Vì sao tetraetyl chì được sử dụng làm chất

KÈ M

phụ gia cho xăng? Hướng dẫn:

Một phát minh quan trọng ngành dầu mỏ là thêm Pb(C2H5)4 vào xăng để tăng chỉ

số octan. Cơ chế rất đơn giản Pb(C2H5)4 rất dễ bị phân hủy tại hai gốc tự do etyl để bắt các gốc tự do nhiên liệu tạo thành như đã nói ở trên. Tuy nhiên một thời gian sau, vấn

DẠ Y

đề ô nhiễm Pb trong không khí trở nên nghiêm trọng và Pb(C2H5)4 bị cấm sử dụng, từ đó sinh ra xăng không chì. Câu 33: Hiện nay nhà nước ta nghiêm cấm các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu sử dụng xăng pha chì. Em hãy cho biết vì sao ngày nay không dùng xăng pha chì? Hướng dẫn: 91


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community Xăng pha chì có nghĩa là trong xăng có pha thêm một ít tetraetyl chì Pb(C2H5)4,

AL

có tác dụng làm tăng khả năng chịu nén của nhiên liệu dẫn đến tiết kiệm khoảng 30% lượng xăng sử dụng. Nhưng khi cháy trong động cơ thì chì (II) oxit sinh ra sẽ bám vào

các ống xả, thành xilanh, nên thực tế còn trộn vào xăng chất 1,2 - đibrommetan CH2Br

CI

– CH2Br để chì (II) oxitoxi chuyển thành muối PbBr2 dễ bay hơi thoát ra khỏi xilanh, ống xả và thải vào không khí gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng nghiêm trọng tới

OF FI

sức khỏe con người. Từ những điều gây hại trên mà hiện nay ở nước ta không còn dùng xăng pha chì nữa.

Câu 34: Một loại xăng chứa bốn ankan có thành phần số mol: 10% C7H16; 50% C8H18; 30% C9H20; 10% C10H22.

a) Khi dùng loại xăng này làm nhiên liệu cho một loại động cơ cần trộn lẫn hơi xăng

NH ƠN

với một lượng không khí vừa đủ theo tỉ lệ thể tích như thế nào để để xăng cháy hoàn toàn thành CO2, H2O. Biết không khí có chứa 20% O2 và 80% N2 (theo thể tích) b) Giả sử một xe máy chạy 100 km tiêu thụ hết 1,495 kg xăng nói trên. Hỏi khi chạy 100 km, chiếc xe máy đó đã tiêu thụ hết bao nhiêu lít oxi của không khí và thải ra môi trường bao nhiêu lít CO2? Các thể tích khí đo ở đktc. Hướng dẫn:

Y

QU

a) Giả sử 10 mol xăng:

C7 H16 :1 C H :5 { 8 18 + O2 C9 H20 :3 C10 H20 :1

BTNT.O: 2nO2 = 2nCO2 + nH2 O n(không khí) = 655

{

BTNT.C:CO2 : 84 BTNT.H:H2 O: 94

nO2 = 131

trộn (xăng : không khí) = (10:655) về thể tích

KÈ M

b) Đặt nC7 H16 = a => nC8 H18 = 5a, n C9 H20 = 3a, n C10 H20 = a m = 100a + 570a + 384a + 142a = 1495 => a = 1,25 (mol) => nCO2 = 105 mol => VCO2 = 2352 (lít) nO2 = 163.75 (mol) => VO2 = 3668 (lít)

 Hiđrocacbon không no ( Chương trình lớp 11)

DẠ Y

Câu 35: Tại sao ngày nay người ta thường dùng etilen thay cho axetilen trong công nghiệp tổng hợp hữu cơ? Giải thích. Hướng dẫn: - Etilen là nguyên liệu rẻ hơn, tiện lợi nhiều sơ với axetilen (etilen thu được từ

quá trình khai thác và chế biến dầu mỏ). 92


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community - Phương pháp điều chế các monome để tổng hợp các polime đi từ etilen

AL

kinh tế hơn và ít ảnh hưởng đến môi trường. Câu 36: Vì sao ném đất đèn xuống ao làm cá chết ? Hướng dẫn: khí axetilen và canxi hiđroxit:

OF FI

CaC2 + 2H2O → C2H2 + Ca(OH)2

CI

Đất đèn có thành phần chính là canxi cacbua CaC2, khi tác dụng với nước sinh ra

Etilen có thể tác dụng với nước tạo ra ethanal, chính chất này làm tổn thương đến hoạt động hô hấp của cá vì vậy có thể làm cá chết. Ngoài ra cá chết là do trong đất đèn có tạp chất là hợp chất của P, S. Khi gặp nước thuỷ phân ra PH3, H2S chất độc và có mùi khó chịu. Vì vậy dùng đất đèn điều chế C2H2 có mùi hôi.

NH ƠN

Câu 37: Vì sao dầu mỏ có mùi khó chịu? Tại sao dầu mỏ không có nhiệt độ sôi nhất định? Dầu mỏ có gây ô nhiễm môi trường không? Hướng dẫn:

Do trong dầu mỏ ngoài thành phần chính là hidrocarbon còn có một lượng nhỏ các hợp chất hữu cơ chứa nitơ, oxi, lưu huỳnh. Các hợp chất của lưu huỳnh làm cho dầu mỏ có mùi khó chịu và gây hại cho động cơ. Vì dầu mỏ là hỗn hợp của nhiều hiđrocacbon khác nhau nên không có nhiệt độ sôi nhất định. Dầu mỏ nếu bị rò rỉ ra

Y

biển sẽ làm chết rừng ngập mặn, làm hư hại đến hoa màu, các loài thuỷ hải sản bị ngộ

QU

độc và bị chết. Các khí thoát ra từ mỏ dầu là các khí gây ô nhiễm môi trường chẳng hạn CH4, SO2, CO2...

Câu 38: Benzen có rất nhiều ứng dụng trong thực tế, là một hoá chất quan trọng trong

KÈ M

hoá học, tuy nhiên benzen cũng là một chất rất độc. Trước đây trong các phòng thí nghiệm hữu cơ vẫn hay dùng benzen làm dung môi. Để hạn chế tính độc của dung môi, ngày nay người ta dùng toluen thay thế cho benzen. Vì sao toluen lại ít độc hơn? Hướng dẫn:

Tính độc của benzen gây ra là do nó bị oxi hoá theo những cơ chế khác nhau vào

DẠ Y

nhân thơm tạo các nhóm chức phenol độc. Khi thay benzen bằng toluen làm dung môi, thì khi toluen xâm nhập vào cơ thể, nó có nhóm -CH3 dễ bị oxi hoá thành axit benzoic, nên hạn chế khả năng oxi hoá vào nhân thơm. Vì vậy toluen ít gây độc hơn.

93


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community Câu 39: Hiện nay, túi PE được sử dụng rất phổ biến trong đời sống hằng ngày và

AL

trong sản xuất đặc biệt được dùng đựng thực phẩm. Tuy nhiên, nếu kéo dài tình trạng sử dụng túi PE sẽ dẫn đến hậu quả gì? Hướng dẫn:

CI

Túi PE không gây độc nên thuận lợi cho việc dùng đựng thực phẩm. Tuy nhiên,

do PE là chất rất bền với các tác nhân oxi hoá thông thường, không bị phân huỷ sinh rắn rất lớn, đòi hỏi việc xử lí rác thải rất khó khăn.

OF FI

học và không tự phân huỷ được, nên sau một thời gian, lượng túi PE trở thành phế thải  Polime và vật liệu polime (Chương trình lớp 12)

Câu 40: Những chất dẻo như PP, PE, PVC được dùng làm bao gói nhưng thường khó xử lí sau khi sử dụng. Loại chất dẻo nào dùng làm bao gói tránh ô nhiễm môi trường?

NH ƠN

Hướng dẫn:

Những chất dẻo dùng trước đây làm bao gói thường khó xử lý sau khi sử dụng. Ở Anh đã nghiên cứu ra một loại chất dẻo mới làm bao gói. Những chất dẻo thường dùng như PVC, polietilen, polipropilen, polieste được đem pha trộn với tinh bột theo tỉ lệ từ 10 - 40%. Loại chất dẻo này dễ bị phân huỷ trong đất và trong nước biển, do đó đã tránh được ô nhiễm môi trường. Hệ thống công nghiệp đầu tiên sản xuất loại chất dẻo mới này đã được xây dựng ở Anh với công suất 185 triệu bao gói/năm.

Y

Câu 41: Hiện nay chất dẻo PVC bị thải ra môi trường nhiều nhất trong phế liệu sinh

QU

hoạt. Khi đốt chất dẻo này thì sinh ra các chất khí rất độc. Làm thế nào để giảm lượng chất thải polivinyl clorua? Hướng dẫn:

KÈ M

Các kỹ sư Nhật Bản đã tìm ra một cách sử dụng các chất dẻo cũ này. Từ phế liệu PVC, người ta đã chế tạo các tấm lát sàn trong các nhà máy hoá chất: bền, không sợ axit và kiềm, chịu lửa... Người ta đã xây dựng một quy trình kỹ thuật để nghiền PVC thải, trộn với cao lanh và ép ở áp suất rất cao trong những khuôn kim loại nóng. Câu 42: Nghiên cứu năm 2005 của Đại học Nice phát hiện, lốp xe giải phóng hóa chất

DẠ Y

độc hại ra môi trường tự nhiên, bao gồm kim loại nặng cực kỳ độc hại đối với con người. Đặc biệt, khi cao su mòn đi, lốp xe trơ trọi các hạt nhựa polime nhỏ với chảy từ sông suối ra gây ô nhiễm cho đại đương. Làm thế nào để khắc phục điều đó? Hướng dẫn:

94


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community Người ta có thể thu hồi một lượng lớn xăm lốp cũ để sản xuất dầu mỏ có chất

AL

lượng cao. Từ các loại săm lốp ô tô thải ra, hàng năm với số lượng hàng triệu tấn, người ta đã tiến hành nhiệt phân trong các thiết bị phản ứng đặc biệt và thu được dầu mỏ có chất lượng cao, trước hết dùng làm nhiên liệu và sau khi chưng phân đoạn, có

CI

thể chuyển hoá thành nhiều sản phẩm hoá chất có giá trị. Ngoài ra, sản phẩm của

xưởng nhiệt phân lốp ô tô cũ này còn có muội than, kim loại để nấu chảy lại và một số

OF FI

hoá chất vô cơ nữa.

Câu 43: Khi hóa học chưa phát triển, can nhựa đa số được làm từ nhựa PVC hoặc nhựa phenol fomandehit để ngâm thuốc. Các lò nấu nhưa tái chế ở Hưng Yên, Vĩnh Phúc ngày đêm làm việc. Những nguồn nhựa ô nhiễm cũng được đưa vào để nấu tái chế. Vì thế, can nhựa ngày xưa rất độc hại. Hãy cho biết tác hại của việc làm đó.

NH ƠN

Hướng dẫn:

Trong cao su lưu hoá và trong chất dẻo đều có chứa các phụ gia chống oxi hoá, tạo màu, dẻo hoá… Chúng là các chất có thể tan vào rượu và là những chất độc hại đối với cơ thể, một số chất có khả năng gây ung thư.

 Sắt và hợp chất của sắt. Một số kim loại quan trọng (Chương trình lớp 12) Câu 44: Tại sao những vùng nước giếng khoan khi mới múc nước lên thì thấy nước trong nhưng để lâu lại thấy nước đục, có màu vàng?

Y

Hướng dẫn:

QU

Trong nước giếng khoan của những vùng này có chứa Fe2+ ở dưới giếng, điều kiện thiếu O2 nên Fe2+có thể được hình thành và tồn tại được. Khi múc nước giếng lên, nước tiếp xúc với O2 không khí làm Fe2+bị oxi hóa thành Fe3+và Fe3+ tác dụng với H2O

KÈ M

chuyển thành hyđroxit là một chất rất ít tan. Câu 45: Vì sao ở những vùng gần các vỉa quặng pirit sắt FeS2, đất thường bị chua? Để khử chua người ta thường bón vôi (CaO) trước khi canh tác. Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra. Hướng dẫn:

DẠ Y

Ở những vùng gần các vỉa quặng pirit sắt FeS2, đất thường bị chua là do quá trình

oxi hóa chậm FeS2 bởi oxi không khí sinh ra H2SO4 và Fe2(SO4)3. 4FeS2 + 15O2 + 2H2O  2Fe2(SO4)3 + 2H2SO4

Để khử chua người ta thường bón vôi (CaO) trước khi canh tác H2SO4 + CaO  CaSO4 + H2O 95


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community Fe2(SO4)3 + 3Ca(OH)2  2Fe(OH)3  + 3CaSO4

AL

CaO + H2O  Ca(OH)2 Câu 46: Trong công nghiệp các nhà máy thường được xây gần nhau tạo thành một hệ

thống liên hợp, sản phẩm của ngành này lại là nguyên liệu cho ngành khác. Nếu ta sản

CI

xuất gang từ quặng pirit thì sẽ sinh ra một lượng lớn SO2, có thể thu lượng SO2 này để quặng pirit? Hướng dẫn:

OF FI

đưa sang sản xuất axit sunfuric. Vậy tại sao thực tế sản xuất gang người ta ít dùng

Thực tế người ta ít dùng quặng pirit để sản xuất gang vì hàm lượng lưu huỳnh còn lại trong gang vượt quá mức cho phép, làm giảm chất lượng của gang và nhất là chất lượng của thép được luyện từ gang này.

NH ƠN

Câu 47: Tại sao hàm lượng Pb ở các cây cối ven đường quốc lộ lại lớn hơn nhiều so với hàm lượng Pb ở cùng loại cây đó nhưng được trồng nơi khác? Hướng dẫn:

Hàm lượng Pb cao đột biến trong các cây xanh trồng bên đường quốc lộ đó là do cây đã hấp thụ Pb trong khói xăng dầu do các phương tiện cơ giới thải ra. Như ta đã biết rằng trước đây trong xăng dầu người ta thường pha một lượng tetraetyl chì

Y

Pb(C2H5)4 để tăng chỉ số octan, do đó khi xăng cháy thải ra ngoài môi trường một lượng lớn chì.

QU

Cây 48: Một mẫu nước chứa Pb(NO3)2. Để xác định hàm lượng Pb2+ người ta hòa tan một lượng dư Na2SO4 vào 500,0 ml nước đó, làm khô kết tủa sau phản ứng thu được 0,96g PbSO4. Hỏi nước này có bị nhiễm độc chì không, biết rằng nồng độ chì tối đa

KÈ M

cho phép trong nước sinh hoạt là 0,10 mg/l. Hướng dẫn:

Phương trình hóa học:

Pb(NO3)2 + Na2SO4

nPbSO4 =

0,96 303

PbSO4 + 2NaNO3

= 3,168 . 10-3 (mol) tạo thành trong 500 ml = số mol Pb(NO3)2 trong

DẠ Y

500ml.

Lượng PbSO4 hay Pb2+ có trong 1 lít nước: 3,168.10-3 Số gam chì có trong 1 lít: 6,336.10-3

2 = 6,336.10-3 (mol).

207 = 1,312 (g/l) hay 1,312 mg/ml.

Câu 49: Vì sao trong phòng thí nghiệm người ta thường sử dụng CuSO4 khan để phát hiện dấu vết nước trong các chất lỏng? 96


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community Hướng dẫn:

AL

CuSO4 khan là chất rắn màu trắng, khi hấp thụ nước tạo thành muối hidrat CuSO4.5H2O màu xanh. Do đó người ta thường sử dụng CuSO4 khan để phát hiện dấu vết nước trong các chất lỏng.

CI

Câu 50: Ở Việt Nam, nước giếng khoan được xem là nguồn nước sinh hoạt chính của

người dân. Ngoài ra, nó còn dùng trong tưới tiêu, chăn nuôi và các hoạt động sản xuất

OF FI

công nghiệp. Tuy nhiên, nước giếng khoan hiện tại không giống ngày xưa, không còn sạch như trước mà thay thế vào đó là sự ô nhiễm nặng nề. Cụ thể nước giếng khoan bị nhiễm phèn, nhiễm sắt ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống sinh hoạt của con người. Vì sao nước giếng khoan bị nhiễm phèn? Hướng dẫn:

NH ƠN

Nước giếng khoan bị nhiễm phèn là nước có vàng đục, có mùi tanh, khi nếm thì có vị chua. Do trong mạch nước chứa nhiều ion Fe3+, trong đó, Fe(HCO3)2 dễ dàng thủy phân thành Fe(OH)2:

Fe(HCO3)2 + 2H2O

Fe(OH)2 + 2H2CO3

Nếu trong nước có oxi hòa tan thì:

4Fe(OH)2 + 2H2O + O2

4Fe(OH)3

2.7.3.2. Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan 

Y

Halogen (Chương trình lớp 10)

QU

Câu 1: Quá trình clo hóa hợp chất hữu cơ (chủ yếu là hiđrocacbon) sinh ra một lượng lớn khí HCl. Khí này thải trực tiếp ra môi trường sẽ gây hại cho con người và gây ô nhiễm môi trường. Để khử lượng khí thải này ta có thể sử dụng biện pháp nào sau

KÈ M

đây?

A. Đưa ống dẫn khí thải lên cao 300 mét. B. Hấp thụ khí thải vào bể chứa dung dịch nước vôi trong. C. Hấp thụ khí thải vào bể chứa nước. D. Hấp thụ khí thải bể chứa dung dịch axit clohiđric.

DẠ Y

Câu 2: Quá trình gia công đồ trang sức có sử dụng dung môi clo để tẩy dầu và rửa kim loại, khi dung môi bẩn này thải ra môi trường, chúng sẽ gây ra tác hại nào sau đây? A. Hiện tượng mưa axit. B. Ô nhiễm nguồn đất và nước do chứa kim loại và dầu hoà tan. C. Ăn mòn các công trình xây dựng như đường ống nước sinh hoạt. 97


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community D. Làm tăng vi khuẩn trong nước.

AL

Câu 3: Hiện nay, tại một số cơ sở sản xuất giấy thủ công tái chế đang thải ra một lượng lớn hóa chất dùng tẩy trắng giấy gây ô nhiễm môi trường nước. Hóa chất đó là A. HCl.

B. HClO.

C. Cl.

D. H2SO4.

CI

Câu 4: Người ta thường sát trùng nước máy bằng khí clo. Tính diệt khuẩn của clo trong nước là do

OF FI

A. clo rất độc nên có tính diệt khuẩn.

B. clo có tính oxi hóa mạnh nên có khả năng diệt khuẩn.

C. clo tác dụng với nước tạo ra HClO là chất oxi hóa mạnh nên có khả năng diệt khuẩn.

D. clo tác dụng với nước tạo ra HCl là axit mạnh nên có khả năng diệt khuẩn.

NH ƠN

 Oxi– Lưu huỳnh (Chương trình lớp 10)

Câu 5: Cây xanh được coi là “lá phổi của trái đất” vì trong quá trình quang hợp của cây xanh làm giảm nồng độ CO2 và tạo ra khí A. N2.

B. O2.

C. CO.

D. Cl2.

Câu 6: Với một hàm lượng nhỏ ozon sẽ không gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người mà thậm chí còn có tác dụng cải thiện không khí, làm không khí tươi mát. Hàm lượng ozon tối đa có trong không khí (tính theo thể tích) không gây độc hại đến con người là B. 10-6%.

Y

A. 10-4 %.

C. 10-8%.

D. 10-10%.

QU

Câu 7: Sau cơn mưa, không khí thường trong lành hơn vì A. những cơn mưa rào kém theo sấm chớp đã sinh ra một lượng nhỏ ozon có khả năng khử trùng không khí.

KÈ M

B. nước mưa cuốn trôi các bụi bẩn và các khí gây ô nhiễm không khí. C. nước mưa có khả năng ngăn chặn tia cực tím xâm nhập xuống vỏ Trái Đất. D. nước mưa có khả năng đẩy các phân tử ozon từ trên tầng cao xuống mặt đất và ozon có tác dụng làm sạch môi trường. Câu 8: Ozon tập trung nhiều ở

DẠ Y

A. tầng đối lưu, cách mặt đất tới độ cao 16 km. B. tầng bình lưu, cách mặt đất từ 20 – 30 km. C. tầng trung lưu, cách mặt đất từ 50 km – 80 km. D. tầng điện ly, cách mặt đất từ 85 km – 1000 km.

98


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community Câu 9: Hiện tượng suy giảm tầng ozon đang là vấn đề môi trường toàn cầu. Tác nhân

A. Cl2.

B. CO2.

C. NOx.

AL

chính gây ra hiện tượng suy giảm tầng ozon là D. CFC.

A. bảo vệ trái đất tránh khỏi các thiên thạch. B. tăng cường hệ thống miễn dịch của con người và động vật.

OF FI

C. tấm lá chắn các tia tử ngoại, bảo vệ sự sống trên trái đất.

CI

Câu 10: Vai trò của tầng ozon là

D. chữa sâu răng, sát trùng nước sinh hoạt.

Câu 11: Một chất có chứa nguyên tố oxi, dùng để làm sạch nước và có tác dụng bảo vệ các sinh vật trên trái đất không bị bức xạ cực tím. Chất này là A. ozon.

C. lưu huỳnh đioxit.

B. oxi.

D. cacbon đioxit.

NH ƠN

Câu 12: Trước đây, freon được dùng làm chất sinh hàn trong tử lạnh và máy điều hòa nhiệt độ. Từ năm 1996, freon đã bị cấm sử dụng, nguyên nhân chính là do A. freon phá hủy tầng ozon, phá hủy bức màn lọc tia cực tím. B. gây ra các bệnh ung thư da, lão hóa da, đục thủy tinh thể. C. freon phá hủy tầng ozon, tạo điều kiện cho các chất độc ngoài vũ trụ xâm nhập vào trái đất.

Y

D. freon là chất làm lạnh, làm nhiệt độ trái đất giảm đi khiến nhiều loại sinh vật bị chết.

ozon? A. Carbon.

QU

Câu 13: Nguyên tố nào trong hợp chất freon (CFC) là nguyên nhân phá hủy tầng

B. Clo.

C. Oxi.

D. Flo.

KÈ M

Câu 14: Sự hình thành ozon trong tự nhiên là do A. tia tử ngoại của Mặt trời chuyển hóa các phân tử oxi. B. sự oxi hóa một số hợp chất hữu cơ trên bề mặt trái đất. C. sự phóng điện (sấm sét) trong khí quyển. D. vi khuẩn oxi hóa các chất hữu cơ.

DẠ Y

Câu 15: Giải pháp bảo vệ tầng ozon là A. không sử dụng các thiết bị làm lạnh như máy lạnh, tủ lạnh. B. điều chế và sử dụng thật nhiều ozon trong đời sống. C. sử dụng các chất thay thế cho CFC và trồng thật nhiều cây xanh. D. không sử dụng chất CFC và đưa ozon lên bù lỗ thủng. 99


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community Câu 16: Nồng độ ozon trong không khí có hàm lượng nhỏ hơn 0,06mg/m3 thì không

AL

gây tác hại đến con người. Tại nước Anh, người ta phân tích 100 lít không khí 1,044.10-7 mol O3. Nồng độ ozon ở vùng đó có đánh giá môi trường bị ô nhiễm không?

CI

A. CO3 = 0,05 mg/m3, không khí không bị ô nhiễm. C. CO3 = 0,03 mg/m3, không khí không bị ô nhiễm. D. CO3 = 0,3 mg/m3, không khí bị ô nhiễm.

OF FI

B. CO3 = 0,1 mg/m3, không khí bị ô nhiễm.

Câu 17: Vào tháng 12/1952 tại Luân Đôn được coi là sự kiện không khí ô nhiễm tồi tệ nhất trong lịch sử Vương Quốc Anh và sự kiện này được gọi là “Đám khói khổng lồ”. Theo báo cáo y tế ước tính rằng có hơn 4000 người chết do khói mù quang hóa này. A. CO2, bụi, H2, O2, Cl2,… C. CO2, H2S, NH3,…

NH ƠN

Khói mù quang hóa gồm những chất nào?

B. Cl2, HCl, H2S, CH4, NH3,.. D. NO2, CO, O3, SO2, bụi,…

Câu 18: Cho một số phát biểu về nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí như sau:

(1) Do đốt cháy các nhiên liệu hóa thạch.

Y

(2) Do khí thải từ các phương tiện giao thông.

QU

(3) Do khí thải công nghiệp, khí thải sinh hoạt. (4) Do khí sinh ra từ quá trình quang hợp của cây xanh. (5) Do nồng độ cao của các ion kim loại: Pb2+, Hg2+, Mn2+, Cu2+ trong các nguồn nước.

KÈ M

Các phát biểu đúng là: A. (1), (2), (3).

B. (1), (2),(4).

C. (2), (3), (5).

D. (2), (3), (4).

Câu 19: Sự đốt các nhiên liệu hóa thạch đã góp phần vào vấn đề mưa axit, đặc biệt tại Châu Âu. Khí nào sau đây chủ yếu gây nên hiện tượng mưa axit?

DẠ Y

A. CO2.

B. H2S.

C. CH4.

D. SO2.

Câu 20: Mưa axit là nước mưa có chứa các loại axit (H2SO4, HNO3, HCl,…) với giá trị pH là

A. 5,5 < pH < 7.

B. 7 < pH< 13.

C. pH >13.

D. pH < 5,5. 100


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community Câu 21: Mưa axit làm phá hủy các công trình kiến trúc, các tượng đài cẩm thạch, đá

B. H2CO3, H2SO3..

C. HCl, H2S.

D. H3PO4, HNO3.

Câu 22: Nguyên nhân chính gây ra hiện tượng mưa axit là B. do đốt rừng làm rẫy. C. do sự phóng điện (sấm sét) trong khí quyển. D. do vi khuẩn oxi hóa các chất hữu cơ. Câu 23: Cho các tác hại sau: (1) Rừng và cây cối bị phá hủy.

OF FI

A. do nồng độ lớn của khí SO2, NO, NO2,... trong không khí.

CI

A. HNO3, H2SO4..

AL

vôi, đá phấn,… Thành phần chủ yếu trong mưa axit là

NH ƠN

(2) Hệ sinh thái sông hồ bị phá hủy, gây hại đến các loài cá và các sinh vật nước ngọt.

(3) Các công trình kiến trúc bị hư hại.

(4) Gây các bệnh phổi, bệnh đường hô hấp đối với con người. Các tác hại do mưa axit gây nên là: A. (1), (2), (3).

B. (1), (2), (3), (4). D. (1), (3), (4).

Y

C. (2), (3), (4). Câu 24: Cho các phát biểu sau:

nhà kính.

QU

(a) Trong khí quyển, nồng độ CO2 vượt quá tiêu chuẩn cho phép gây ra hiệu ứng (b) Trong khí quyển, nồng độ NO2 và SO2 vượt quá tiêu chuẩn cho phép gây ra hiện

KÈ M

tượng mưa axit.

(c) Hiệu ứng nhà kính gây ra sự bất thường về khí hậu, gây hạn hán, lũ lụt, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái và cuộc sống con người. (d) Một trong những nguyên nhân quan trọng làm suy giảm tầng ozon là do hợp chất CFC dùng trong công nghiệp làm lạnh.

DẠ Y

Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là A. 1.

B. 4.

C. 2.

D. 3.

Câu 25: Dẫn mẫu khí thải của một nhà máy qua dung dịch Pb(NO3)2 dư thì thấy xuất hiện kết tủa màu đen. Hiện tượng đó chứng tỏ trong khí thải nhà máy có khí A. NH3.

B. CO2.

C. SO2.

D. H2S. 101


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community Câu 26: Khi làm thí nghiệm với H2SO4 đặc, nóng thường sinh ra khí SO2. Để hạn chế

AL

tốt nhất khí SO2 thoát ra gây ô nhiễm môi trường, người ta nút ống nghiệm bằng bông tẩm dung dịch nào sau đây? A. Muối ăn.

B. Cồn.

D. Giấm ăn.

C. Xút.

A. do H2S sinh ra bị oxi không khí oxi hóa chậm.

OF FI

nhưng trong không khí, hàm lượng H2S rất ít, nguyên nhân là

CI

Câu 27: Trong tự nhiên có nhiều nguồn chất hữu cơ sau khi bị thối rữa sinh H2S,

B. do H2S bị phân hủy ở nhiệt độ thường tạo S và H2.

C. do H2S bị CO2 có trong không khí oxi hóa thành chất khác. D. do H2S tan được trong nước.

Câu 28: Mức độ tối thiểu cho phép H2S trong không khí là 0,01 mg/l. Để tránh sự

NH ƠN

nhiễm bẩn trong không khí của một nhà máy. Người ta làm như sau: Lấy 2 lít không khí cho lội từ từ qua dung dịch Pb (NO3)2 dư thì thấy dung dịch bị vẩn đục đen. Lọc kết tủa, rửa nhẹ làm khô cân được 0,3585 mg. Hỏi nồng độ H2S trong không khí có vượt quá mức cho phép hay không?

A. CH2 S = 0,051 mg/l, vượt quá mức cho phép.

B. CH2 S = 0,00255 mg/l, không vượt quá mức cho phép.

Y

C. CH2 S = 0,75 mg/l, vượt quá mức cho phép.

QU

D. CH2 S = 0,00134 mg/l, không vượt quá mức cho phép. Câu 29: Khí SO2 do các nhà máy sinh ra nguyên nhân quan trọng nhất gây ô nhiễm môi trường. Tiêu chuẩn quốc tế quy định nếu lượng SO2 vượt quá 30.10-6 mol/m3 không khí thì coi là không khí bị ô nhiễm. Người ta lấy bốn mẫu không khí ở các

DẠ Y

KÈ M

thành phố khác nhau và phân tích hàm lượng SO2 thì thu được kết quả sau: Mẫu nghiên cứu

Hàm lượng SO2 trong 50 lít không khí (mg)

1

0,0045

2

0,0012

3

0,0008

4

0,0980

Trong các mẫu trên, số mẫu không khí đã bị ô nhiễm là A. 2.

B. 4.

C. 1.

D. 3. 102


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community  Nitơ – Photpho (Chương trình lớp 11) điều chế khí NH3 trong phòng thí nghiệm, có thể thu NH3 bằng cách A. phương pháp đẩy không khí ra khỏi bình để ngửa.

CI

B. phương pháp đẩy không khí ra khỏi bình để sấp. C. phương pháp đẩy nước.

OF FI

D. phương pháp điện phân.

AL

Câu 30: Khí NH3 khi tiếp xúc làm hại đường hô hấp, làm ô nhiễm môi trường. Khi

Câu 31: Một lượng lớn ion amoni trong nước rác thải sinh ra khi vứt bỏ vào ao hồ được vi khuẩn oxi hóa thành nitrat và quá trình đó làm giảm oxi hòa tan trong nước gây ngạt cho sinh vật sống dưới nước. Vì vậy người ta phải xử lí nguồn gây ô nhiễm đó bằng cách chuyển ion amoni thành amoniac rồi chuyển tiếp thành nitơ không độc

A. xút và oxi.

NH ƠN

thải ra môi trường. Hóa chất để sử dụng xử lí nguồn gây ô nhiễm đó B. nước vôi trong và không khí. C. nước vôi trong và khí clo. D. xođa và khí cacbon đioxit.

Câu 32: Khí NH3 là một khí độc và gây ra ô nhiễm môi trường. Để bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất NH3 trong công nghiệp đã thực hiện biện pháp là

Y

A. thực hiện chu trình khép kín để khí NH3 khong thoát ra môi trường.

QU

B. oxi hóa NH3 bằng oxi không khí. C. dùng than hoạt tính hấp thụ NH3. D. thực hiện ở nơi thoáng gió để NH3 thoát lên cao.

KÈ M

Câu 33: Sau khi làm thí nghiệm Cu tác dụng với HNO3 đặc, biện pháp tốt nhất để khí tạo thành thoát ra ngoài gây ô nhiễm môi trường ít nhất là A. Nút ống nghiệm bằng bông tẩm nước. B. Nút ống nghiệm bằng bông tẩm cồn. C. Nút ống nghiệm bằng bông tẩm giấm.

DẠ Y

D. Nút ống nghiệm bằng bông tẩm kiềm. Câu 34: Bên cạnh việc bón phân cho cây trồng, người ta còn có thể dùng tro bếp vì A. trong tro bếp có chứa muối K2CO3 cung cấp nguyên tố kali cho cây. B. tro bếp hút ẩm nhanh, làm tơi xốp, thoáng khí lớp đất qua gốc cây. C. tro bếp có nhiều, dễ kiếm. 103


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community D. tro bếp chứa nhiều chất dinh dưỡng cho cây.

AL

Câu 35: Sự phú dưỡng hoặc phì đại, là khi khu vực trở nên giàu chất khoáng và chất dinh dưỡng gây ra sự phát triển quá mức của tảo. Quá trình này có thể dẫn đến sự suy

A. nguồn cung cấp muối của nitơ và photpho của hồ bị giảm. B. quá nhiều chất độc công nghiệp đổ vào hồ.

OF FI

C. quá nhiều các muối của nitơ và photpho từ đất canh tác.

CI

giảm oxi của vùng nước. Sự phú dưỡng trong hồ thường là kết quả trực tiếp của

D. quá nhiều nguyên tố vi lượng từ vùng đất xung quanh hồ.

Câu 36: Phân bón hóa học là những hóa chất có chứa các nguyên tố dinh dưỡng, được bón cho cây nhằm nâng cao năng suất cây trồng nhưng việc sử dụng phân bón hóa học lâu dài cũng làm thay đổi các đặc điểm cơ lý, hóa của đất. Trong các loại phân đạm

NH ƠN

sau loại nào ít làm thay đổi môi trường pH của đất nhất? A. NH4NO3.

B. NH4Cl.

C. (NH4)2SO4.

D. Urea.

Câu 37: Chất nào sau đây được dùng để khử chua trong đất nông nghiệp? A. CaCl2.

B. Ca(NO3)2.

C. CaO.

D. CaSO4.

Câu 38: Vào mùa lũ, để có nước sử dụng, dân cư ở một số vùng thường sử dụng chất X (có công thức là K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O) để làm trong nước. Chất X có tên gọi là A. thạch cao.

B. vôi sống.

C. phèn chua.

D. muối ăn.

A. NH4Cl.

QU

phèn)?

Y

Câu 39: Loại phân đạm nào dưới đây không phù hợp để bón cho đất chua (đất nhiễm

B. NaNO3.

C. (NH2)2CO.

D. Ca(NO3)2.

Câu 40: Phương pháp nào sau đây dùng để diệt rêu và làm cho lúa được tốt hơn?

KÈ M

A. Bón vôi bột trước một lát rồi bón đạm. B. Bón đạm trước một lát rồi bón vôi. C. Trộn đều vôi bột với đạm rồi bón cùng một lúc. D. Bón vôi bột trước, vài ngày sau mới bón đạm.  Cacbon – Silic (Chương trình lớp 11)

DẠ Y

Câu 41: Khí X tạo ra trong quá trình đốt cháy nhiêu liệu hóa thạch, gây hiệu ứng nhà kính. Trồng nhiều cây xanh sẽ làm giảm nồng độ khí X trong không khí. Khí X là A. N2.

B. CO2.

C. H2S.

D. H2.

Câu 42: Quá trình nào sau đây không gây ô nhiễm môi trường không khí? A. Hoạt động của phương tiện giao thông. 104


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community B. Đốt rác thải và cháy rừng.

AL

C. Quang hợp của cây xanh. D. Hoạt động của núi lửa. A. nhiệt độ trái đất nóng lên, gây biến đổi về khí hậu, thời tiết,…

C. gây các bệnh về da và mắt,… D. gây thủng tầng ozon. Câu 44: Giải pháp ngăn chặn hiệu ứng nhà kính là A. trồng cây xanh, không chặt phá rừng bừa bãi.

OF FI

B. phá hủy các công trình xây dựng, các di tích lịch sử,…

CI

Câu 43: Tác hại của hiệu ứng nhà kính là

B. sử dụng các nguồn năng lượng sạch thay thế cho năng lượng hóa thạch.

NH ƠN

C. các quốc gia cùng nhau kí vào cam kết cắt giảm khí thải nhà kính. D. sử dụng các chất thay thế cho CFC và trồng thật nhiều cây xanh. Câu 45: Khí CO2 không cháy và không duy trì sự cháy nên được dùng để A. dập tắt các đám cháy, nhất là các đám cháy kim loại như Mg, Al,… B. tạo môi trường lạnh và khô dùng trong bảo quản thực phẩm C. tạo gas trong các loại nước ngọt, soda, bia,…

D. dập tắt các đám cháy, ngoại trừ các đám cháy kim loại như Mg, Al,..

QU

nhiễm môi trường?

Y

Câu 46: Những nguồn năng lượng nào sau đây là nguồn năng lượng sạch không gây ô A. Năng lượng hạt nhân, năng lượng mặt trời. B. Năng lượng gió, năng lượng mặt trời.

KÈ M

C. Năng lượng than đá, năng lượng thủy lực. D. Năng lượng than đá, năng lượng hạt nhân. Câu 47: Một trong những nguyên nhân gây tử vong nhiều trong vụ cháy là do nhiễm độc khí Y. Khi đi vào cơ thể, khí X kết hợp với hemoglogin, làm giảm khả năng vận chuyển oxi trong máu. Khí X là

DẠ Y

A. N2.

B. CO.

C. He.

D. H2.

Câu 48: Một số loại khẩu trang y tế chứa chất bột màu đen có khả năng lọc không khí. Chất đó là A. đá vôi.

B. muối ăn.

C. thạch cao.

D. than hoạt tính.

105


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community Câu 49: Mùa đông, khi mất điện lưới quốc gia, nhiều gia đình phải sử dụng động cơ

A. tiêu thụ nhiều khí O2 sinh ra khí CO2 là một khí độc. B. tiêu thụ nhiều khí O2, sinh ra khí CO là một khí độc. C. nhiều hidrocarbon chưa cháy hết là những khí độc.

OF FI

D. sinh ra khí SO2.

CI

điezen trong phòng đóng kín các cửa vì

AL

điezen để phát điện, phục vụ nhu cầu thắp sáng, chạy tivi...Không nên chạy động cơ

Câu 50: Than hoạt tính được sử dụng trong mặt nạ phòng độc nhờ tính chất A. không tan trong nước của nó. B. hấp thụ các chất khí, các mùi của nó.

D. oxi hóa mạnh của nó.

NH ƠN

C. phi kim yếu của nó.  Hiđrocacbon no (Chương trình lớp 11)

Câu 51: Sáng này 19.12.2002 xảy ra vụ nổ tại mỏ than Suối Lại, Quảng Ninh làm 5 người chết và 5 người bị thương. Trên thế giới, cũng đã xảy ra nhiều vụ mỏ than. Khí nào là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng nổ trong quá trình khai thác ở các mỏ than? A. CH4.

B. H2.

C. TNT.

D. CO.

Y

Câu 52: Hiện nay, một số vùng nông thôn, người ta điều chế khí metan trong hầm

QU

biogas để đun nấu bằng cách lên men các chất thải nào sau? A. Hèm bia (sinh ra trong quá trình sản xuất bia). B. Bã đậu nành (quá trình sản xuất sữa đậu nành).

KÈ M

C. Phân gia súc, bò, lợn,… D. Rác tại các bô rác.

Câu 53: Hiện nay, nhiều nơi ở nông thôn đang sử dụng hầm biogas để xử lí chất thải trong chăn nuôi gia súc cung cấp nhiên liệu cho việc đun nấu. Chất dễ cháy trong khí biogas là

B. CH4.

C. O2.

D. Cl2.

DẠ Y

A. CO2.

Câu 54: Biện pháp nào sau đây được đánh giá cao trong giải quyết vấn đề năng lượng ở nông thôn? A. Sản xuất etanol từ ngô, sắn để thay thế xăng.

106


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community B. Lên men các chất hữu cơ như phân gia súc, rác thải… để sản xuất metan trong

AL

các hầm biogas. C. Dùng năng lượng trong các lò phản ứng hạt nhân với mục đích hòa bình. D. Chế biến dầu thực vật thay cho dầu điezen trong các động cơ đốt trong.

CI

Câu 55: Khí biogas sản xuất từ chất thải chăn nuôi được sử dụng làm nguồn nhiên liệu A. phát triển chăn nuôi.

OF FI

trong sinh hoạt ở nông thôn. Tác dụng của việc sử dụng khí biogas là B. đốt để lấy nhiệt và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. C. giải quyết công việc làm ở khu vực nông thôn. D. giảm giá thành sản phẩm dầu, khí.

Câu 56: Xung quanh các nhà ga phục vụ thường có mùi dễ nhận của xăng dầu nghĩa

NH ƠN

là có sự hiện diện của các phân tử khí xăng dầu trong không khí. Điều thú vị là mặc dù không khí chứa oxi nhưng xăng dầu dường như không phản ứng. Sự giải thích nào sau đây là tốt nhất cho sự mô tả này?

A. Xăng dầu đã chứa thêm một chất nào đó ngăn cản việc nó phản ứng với oxi. B. Xăng dầu và oxi đã phản ứng với nhau và sản phẩm của nó có mùi mà chúng ta ngửi thấy.

C. Tại áp suất và nhiệt độ phòng, xăng dầu ở thể lỏng vì vậy lượng ở thể khí là

Y

không đáng kể .

QU

D. Tại nhiệt độ phòng, phần lớn các phân tử xăng dầu và oxi không có đủ năng lượng động học để phản ứng.

Câu 57: Cho các phát biểu về xăng dầu (thành phần chính gồm các ankan) sau:

KÈ M

(a) Xăng dầu được dùng làm nhiên liệu vì khi cháy tỏa nhiều nhiệt. (b) Các sự cố tràn dầu trên biển thường gây ô nhiễm cho một vùng biển rộng. (c) Xăng hoặc dầu hỏa thường được dùng để làm sạch các đồ vật dính dầu mỡ. (d) Không dùng nước để dập tắt các đám cháy xăng dầu. Số phát biểu đúng là B. 2.

C. 3.

D. 4.

DẠ Y

A. 1.

Câu 58: Để tăng chất lượng của xăng, trước đây người ta trộn thêm vào xăng chất tetraetyl chì Pb(C2H5)4. Đó là một chất rất độc và trong khí thải của ô tô, xe máy… có hợp chất PbO. Hàng năm trên thế giới người ta đã dùng tới 22, 25 tấn Pb(C2H5)4 (nay người ta không dùng nữa) để pha vào xăng. Lượng PbO bị xả vào khí quyển là 107


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community A. 156,9 tấn.

B. 165,9 tấn.

C. 182,5 tấn.

D. 143,5 tấn.

AL

 Hiđrocacbon không no (Chương trình lớp 11) Câu 59: Có các chất sau đây: buta-1,3-đien, but-1-en, toluen, axetilen. Chất dùng làm

A. buta -1,3-đien.

B. but-1-en.

C. toluen.

D. axetilen.

CI

nhiên liệu trong đèn xì hoặc làm nguyên liệu để điều chế nhựa PVC là

OF FI

Câu 60: Có các chất sau đây: buta-1,3-đien, but-1-en, toluen, axetilen. Chất có tính đàn hồi cao được dùng để sản xuất cao su buna được dùng làm lốp xe, nhựa trám thuyền,.. là A. buta -1,3-đien.

B. but-1-en.

C. toluen.

D. axetilen.

NH ƠN

Câu 61: Trong chiến tranh Việt Nam, Mĩ đã rải xuống các cánh rừng Việt Nam một loại hóa chất cực độc phá hủy môi trường và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con người, đó là chất độc màu da cam. Chất độc này còn được gọi là B. đioxin.

A. DDT.

C. TNT.

D. nicotin.

Câu 62: Khi nhựa PVC cháy sinh ra nhiều khí độc, trong đó có khí X. Biết khí X tác dụng với dung dịch AgNO3 thu được kết tủa trắng. Công thức của khí X là A. C2H4.

B. HCl.

C. CO2.

D. CH4.

Y

Cây 63: Túi PE không gây độc nên thuận lợi cho việc dùng đựng thực phẩm. Tuy

QU

nhiên, do PE là chất rất bền với các tác nhân oxi hoá thông thường, không bị phân huỷ sinh học và không tự phân huỷ được, nên sau một thời gian, lượng túi PE trở thành phế thải rắn rất lớn, đòi hỏi việc xử lí rác thải rất khó khăn. Monome được dùng để điều

KÈ M

chế PE là

A. CH2 = CH – CH3.

B. CH2 = CH2.

C. CH

D. CH2 = CH – CH – CH2.

CH.

Câu 64: Thời gian phân hủy của túi nilon là B. 100 năm.

C. 500 năm.

D. phân hủy sau vài ngày.

DẠ Y

A. 10 năm.

Câu 65: PE, PP, PVC được dùng để sản xuất A. mĩ phẩm, dược phẩm và phẩm nhuộm.

B. đồ gia dụng, áo mưa và bao bì.

C. chất diệt cỏ, chất diệt nấm mốc.

D. keo dán, sơn.

108


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community Câu 66: Benzen có rất nhiều ứng dụng trong thực tế, nó là một hoá chất quan trọng dung môi, ngày nay người ta dùng toluen thay thế cho benzen là do A. benzen đắt tiền hơn toluen.

AL

trong hoá học, tuy nhiên benzene cũng là một chất rất độc. Để hạn chế tính độc của

CI

B. benzen bị khử theo những cơ chế khác nhau và nhân thơm tạo ra nhóm chức phenol độc.

OF FI

C. toluen ít gây độc hơn do có nhóm –CH3 dễ bị oxi hóa thành axit benzoic, nên hạn chế khả năng oxi hóa vào nhân thơm. D. toluen có khả năng hòa tan tốt hơn benzen.

Câu 67: Trước đây thuốc trừ sâu 666 được sử dụng rộng rãi trong nền nông nghiệp nhưng do chất này có độc tính cao và phân hủy chậm nên đã bị cấm sử dụng tại 169

công thức là A. C2H2.

B. C4H6.

NH ƠN

quốc gia tham gia công ước Stockholm. Chất được sử dụng làm thuốc trừ sâu 666 có

C. C6H6.

D. C6H6Cl6.

Câu 68: Đất đèn thường được dùng để làm chín trái cây. Nhưng quả dễ bị bầm tím và có mùi hôi khó chịu, gây độc cho cơ thể và ô nhiễm môi trường không khí. Khí sinh ra trong quá trình làm chín trái cây là A. axetilen.

B. propin.

C. but-1-in.

D. but-2-in.

Y

 Polime và vật liệu polime ( Chương trình lớp 12)

QU

Câu 69: Cho các nhận định sau:

(1) không tan trong nước, gây ứ đọng nước thải và ngập úng. (2) khi đốt thường thường tạo khí độc gây ô nhiễm môi trường.

KÈ M

(3) tái tạo được nhiều lần. (4) khó phân hủy.

Những nhận định nói về nhược điểm của vật liệu polime là: A. (1), (2) ,(3), (4).

B. (2), (3), (4).

C. (1), (2), (3).

D. (1), (2), (4).

DẠ Y

Câu 70: Thời gian tồn tại của các sản phẩm có chứa PVC ít nhất là 34 năm. Đó là nguồn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Các vật dụng làm bằng da nhân tạo cũng có chứa PVC. Phân biệt da thật và da giả bằng cách A. đốt da thật không cho mùi khét, đốt da nhân tạo cho mùi khét. B. đốt da thật cho mùi khét, da nhân tạo không cho mùi khét. 109


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community C. đốt da thật không cháy, da nhân tạo cháy.

AL

D. đốt da thật cháy, da nhân tạo không cháy. Câu 71: Hàng năm còn có khoảng 150 triệu tấn polime được sản xuất để phục vụ nhu cầu của con người và số đó ngày càng tăng theo đà tăng dân số và đời sống. Song song

CI

với điều đó, số lượng rác từ các sản phẩm này cũng tăng lên đáng kể, đó sẽ là thách thức lớn cho môi trường của trái đất. Phát biểu về polime nào sau đây không đúng?

OF FI

A. Các polime đều có phân tử khối lớn, do nhiều mắt xích liên kết với nhau. B. Polime có thể được điều chế từ phản ứng trùng hợp hay trùng ngưng. C. Polime được chia thành nhiều loại: thiên nhiên, tổng hợp, nhân tạo. D. Các polime đều khá bền với nhiệt hoặc dung dịch axit hay bazơ.

Câu 72: Tránh ngột ngạt và ô nhiễm đường phố, người dân thường lui về “trú ẩn”

NH ƠN

trong không gian riêng tư. Thế nhưng, chính các tiện nghi nội thất cũng lại ẩn chứa nhiều “chất hữu cơ bay hơi” thoát ra từ những lớp vecni, sơn phủ,… có nguy cơ gây hại cho sức khỏe con người. Nhựa novolac tan dễ dàng trong một số dung môi hữu cơ, được dùng để sản xuất sơn. Nhựa novolac được điều chế từ phản ứng A. trùng ngưng phenol và fomandehit lấy dư, xúc tác axit. B. trùng ngưng phenol và fomandehit lấy dư, xúc tác kiềm.

Y

C. trùng hợp fomandehit. D. trùng hợp metyl metacrylat.

QU

Câu 73: Qua tiếp xúc một số người dân sống gần nơi nhà máy chế biến cao su Bến Hải (Quảng Trị) đang xây dựng, họ đã tỏ ra lo lắng về nạn ô nhiễm môi trường. Người dân kêu nhiều về nước thải ra sông, mùi hôi, khói bụi bay vào khu dân cư trong vùng.

KÈ M

Trong quá trình sản xuất người ta phải tiến hành lưu hóa cao su. Bản chất của sự lưu hoá cao su là

A. tạo cầu nối disufua giúp cao su có cấu tạo mạng không gian. B. tạo loại cao su nhẹ hơn. C. giảm giá thành cao su.

DẠ Y

D. làm cao su dễ ăn khuôn. Câu 74: Các polime là rác thải gây ô nhiễm môi trường là do chúng có tính chất là A. có tính đàn hồi, bền cơ học cao, cách điện nhưng nhẹ, dễ cháy, dễ tan. B. nhẹ dễ cháy, dễ phân hủy. C. có tính đàn hồi, bền cơ học, cách nhiệt, cách điện. 110


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community D. không bay hơi, khó bị phân hủy, khó tan trong hợp chất hữu cơ, có polime không

AL

tan trong bất kì dung môi nào.  Sắt và hợp chất của sắt. Một số kim loại quan trọng ( Chương trình lớp 12)

Câu 75: Sắt tồn tại trong nước tự nhiên pH khoảng 6-7 (nguồn nước ngầm cung cấp

CI

cho các nhà máy nước sinh hoạt) chủ yếu dưới dạng Fe(HCO3)2. Hãy chọn cách hiệu quả nhất (kinh tế nhất) để loại sắt khỏi nguồn nước dưới dạng hiđroxit?

OF FI

A. Dùng dung dịch nước vôi trong. B. Sục khí Cl2.

C. Làm giảm mưa phun nước vào không khí, để nước tiếp xúc với O2 không khí. D. Dùng nước vôi trong hoặc khí clo.

Câu 76: Ion kim loại X khi vào cơ thể vượt mức cho phép sẽ gây nguy hiểm cho sự

NH ƠN

phát triển cá về trí tuệ và thể chất con người. Ở các làng nghề tái chế ác quy cũ, nhiều người bị ung thư, trẻ em bị chậm phát triển trí tuệ, còi cọc vì nhiễm độc ion kim loại này. Kim loại X là A. Cu.

B. Mg.

C. Pb.

D. Fe.

Câu 77: Nồng độ cho phép của một số kim loại trong đất là:

Cd2+

QU

Fe3+

Nồng độ (ppm) trong đất

Y

Nguyên tố

33

0,09

20.400

1900

Cu2+

33

3

Pb2+

94

10

KÈ M

Phân tích một mẫu đất ở gần một nhà máy luyện kim người ta thấy hàm lượng Cd2+, Pb2+, Cu2+, Fe3+ của mẫu này lần lượt là: 28,75 ppm; 85,18 ppm; 27,58 ppm; 20,395 ppm. Mẫu đất bị ô nhiễm các ion nào sau đây? A. Pb2+, Fe3+.

B. Pb2+, Fe3+, Cu2+.

C. Cd2+, Fe3+, Cu2+ .

D. Cd2+, Pb2+.

DẠ Y

Câu 78: Đất chua pH < 7 thường có váng màu đỏ là do có nhiều ion A. Cd2+.

B. Cu2+.

C. Fe3+.

D. Al3+.

Câu 79: Theo tổ chức Y tế thế giới, nồng độ tối đa của Pb2+ trong nước sinh hoạt là 0,05mg/l. Nguồn nước bị ô nhiễm nặng bởi Pb2+ là A. có 0,02mg Pb2+ trong 0,5 lít nước. 111


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community B. có 0,04mg Pb2+ trong 0,75 lít nước.

AL

C. có 0,15 mg Pb2+ trong 4 lít nước. D. có 0,20 mg Pb2+ trong 2 lít nước.

Câu 80: Theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 7209:2002) thì hàm lượng chì cho phép

CI

đối với đất sử dụng cho mục đích trồng trọt là 70ppm. Khi phân tích 3 mẫu đất (1), (2)

và (3) thì mỗi mẫu nặng 0,5g bằng phương pháp quang phổ. Người ta được kết quả về

OF FI

hàm lượng Pb tương ứng là 10-8g, 6,7.10-8g và 2.10-8. Mẫu được phép trồng trọt là A. mẫu (1), (2).

B. mẫu (1), (3).

C. mẫu (2), (3).

D. mẫu (1), (2), (3).

Câu 81: Chất lỏng Bordeaux là hỗn hợp đồng (II) sunfat và vôi tôi trong nước theo một tỉ lệ nhất định, chất lỏng này phải hơi có tính kiềm (vì nếu đồng (II) sunfat dư sẽ

NH ƠN

thấm vào mô thực vật gây hại lớn cho cây). Bordeaux là một chất diệt nấm cho cây rất hiệu quả nên được các nhà làm vườn ưa dùng, hơn nữa việc pha chế nó cũng rất đơn giản. Để phát hiện đồng (II) sunfat dư nhanh, có thể dùng phản ứng hóa học nào sau đây?

A. Glixerol tác dụng với đồng (II) sunfat trong môi trường kiềm. B. Sắt tác dụng với đồng (II) sunfat.

C. Amoniac tác dụng với đồng (II) sunfat.

Y

D. Bạc tác dụng với đồng (II) sunfat.

QU

Câu 82: Một số nước giếng khoan có chứa hợp chất của sắt, thường gặp ở dạng cation Fe2+ và anion nào sau đây? A. CO32-.

B. NO3-.

C. NO2-.

D. HCO3-.

KÈ M

Câu 83: Trong nước ngầm, sắt thường tồn tại ở dạng ion sắt (II) bicacbonat và sắt (II) sunfat. Hàm lượng sắt trong nước cao làm cho nước có mùi tanh, để lâu có màu vàng gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và sinh hoạt của con người. Phương pháp nào sau đây được dùng để loại bỏ sắt ra khỏi nước sinh hoạt? 1. Dùng giàn phun mưa hoặc bể tràn để cho nước ngầm được tiếp xúc nhiều với

DẠ Y

không khí rồi lắng, lọc. 2. Sục khí clo vào bể nước ngầm với liều lượng thích hợp. 3. Sục không khí giàu oxi vào bể nước ngầm. A. 1, 2.

B. 2,3.

C. 1,3.

D. 1, 2, 3.

 Hóa học và vấn đề môi trường (Chương trình lớp 12) 112


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community Câu 84: Biện pháp nhằm làm giảm lượng axit trong nước mưa là

AL

A. không sử dụng các phương tiện như xe máy, xe hơi. B. sử dụng các thiết bị lọc để loại bỏ khí SO2 và các chất gây ô nhiễm khác trong C. không sử dụng các thiết bị làm lạnh như tủ lạnh, máy lạnh. D. phân loại và xử lý rác thải hợp lí.

OF FI

Câu 85: Cho các nhóm tác nhân hóa học sau:

CI

khói công nghiệp.

(1) các kim loại nặng: Hg, Pb, Sn,..

(2) các anion: NO3-, PO43-, SO42-,… ở nồng độ cao. (3) thuốc bảo vệ thực vật. (4) phân bón hóa học.

NH ƠN

(5) CFC (khí thoát ra từ một số thiết bị làm lạnh).

Những nhóm tác nhân hóa học gây ô nhiễm môi trường nước là: A. (1), (2), (3), (5)

B. (1), (2), (4), (5).

C. (1), (2), (3), (4).

D. (2), (3), (4), (5).

Câu 86: Khi đốt phân bò chúng ta dễ bị ngộ độc bởi chất nào? A. Asen.

B. Photpho.

D. Cacbon đioxit.

C. Amoni clorua.

Y

Câu 87: Trường hợp nào sau đây được coi là nước không bị ô nhiễm?

QU

A. Nước ruộng lúa chứa khoảng 1% thuốc trừ sâu và phân bón hoá học. B. Nước thải nhà máy có chứa nồng độ lớn các ion kim loại nặng như Pb2+, Cd2+, Hg2+, Ni2+.

KÈ M

C. Nước thải từ các bệnh viện, khu vệ sinh chứa các khuẩn gây bệnh. D. Nước từ các nhà máy nước hoặc nước giếng khoan không chứa các độc tố như asen, sắt…quá mức cho phép. Câu 88: Cho các biện pháp sau: (1) Có hệ thống xử lí chất thải nước khi xả ra ngoài hệ thống không khí, sông hồ,

DẠ Y

biển. (2) Thực hiện chu trình kép kín để tận dụng chất thải một cách hiệu quả. (3) Thay đổi công nghệ sản xuất, sử dụng nhiên liệu sạch. (4) Xả chất thải trực tiếp ra không khí, sống và biển lớn. Các biện pháp chống ô nhiễm môi trường là: 113


A. (1), (2), (3), (4).

B. (1), (2), (4).

C. (2), (3), (4).

D. (1), (2), (3).

Câu 89: Cho các phát biểu sau: (a) Để xử lí thủy ngân rơi vãi, người ta có thể dùng bột lưu huỳnh.

AL

www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

CI

(b) Sự ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo chủ yếu do nước thải từ các vùng dân trong sản xuất nông nghiệp vào môi trường nước.

OF FI

cư, khu công nghiệp, hoạt động giao thông, phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ (c) Nguồn gây ô nhiễm môi trường đất do tự nhiên là đất ngập mặn do thủy triều xâm nhập.

(d) Lưu huỳnh đioxit và các oxit của nitơ có thể gây mưa axit làm giảm độ pH của đất, phá hủy các công trình xây dựng.

A. 1.

B. 2.

NH ƠN

Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là

C. 3.

D. 4.

Câu 90: Tro thực vật được sử dụng như một loại phân bón cung cấp nguyên tố kali cho cây trồng do có chứa muối kali cacbonat. Công thức của kali cacbonat là A. KCl.

B. KOH.

C. NaCl.

D. K2CO3.

Câu 91: Nước thải công nghiệp thường chứa các ion kim loại nặng như Cu2+, Zn2+, Fe3+, Pb2+, Hg2+… Để xử lí sơ bộ nước thải trên, làm giảm nồng độ các ion kim loại B. Ca(OH)2.

QU

A. NaCl.

Y

nặng với chi phí thấp, người ta sử dụng chất nào sau đây? C. C2H5OH.

D. HNO3.

Câu 92: Khí thiên nhiên được dùng làm nhiên liệu và nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất điện, sứ, đạm, etanol,… Thành phần chính của “khí thiên nhiên” là

KÈ M

A. metan.

B. n-butan.

C. propan.

D. etan.

Câu 93: Để đánh giá sự ô nhiễm kim loại nặng trong nước thải của một nhà máy, người ta lấy một ít nước, cô đặc rồi thêm dung dịch Na2S vào thấy sự xuất hiện kết tủa màu vàng. Hiện tượng trên chứng tỏ nước thải bị ô nhiễm bởi ion A. Fe2+.

B. Cu2+.

C. Pb2+.

D. Cd2+.

DẠ Y

Câu 94: Tại những bãi đào vàng, nước sống đã nhiễm một loại hóa chất cực độc do thợ vàng sử dụng để tách vàng khỏi cát và tạp chất. Đất ở ven sông cũng bị nhiễm chất độc này. Chất độc này cũng có nhiều trong vỏ sắn. Chất độc đó là A. nicotin.

B. thủy ngân.

C. xianua.

D. đioxin.

114


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community Câu 95: Phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng tưởng,.. có tác dụng giúp cây

AL

phát triển tốt, tăng năng suất cây trồng nhưng lại có tác dụng phụ gây ra những bệnh hiểm nghèo cho con người. Sau khi bón phân đạm hoặc phun thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng cho một số loại rau, quả, thời hạn tối thiểu sử dụng an toàn thường là B. 2-3 ngày.

C. 12-15 ngày.

D. 30-35 ngày.

CI

A. 1-2 ngày.

Câu 96: Theo tiêu chuẩn Việt Nam, nồng độ cho phép của ion Cu2+ trong nước uống

OF FI

không được vượt quá 3mg/l. Khi cho dung dịch H2S dư vào 500ml 1 mẫu nước, lượng kết tủa tối thiểu là bao nhiêu cho thấy mẫu nước đã bị nhiễm đồng? A. 0,00144.

B. 0,00229.

C. 0,00115.

D. 0,0028.

Câu 97: Metan là thành phần chủ yếu của khí thiên nhiên. Tính thể tích khí chứa 90% metan để sản xuất được 10 tấn nhựa PE. Biết hiệu suất chung của quá trình là 70%. B. 25396,8m3.

C. 24614,8m3.

NH ƠN

A. 25149,3 m3.

D. 27468,1 m3.

Câu 98: Có thể điều chế thuốc diệt nấm dung dịch 5% CuSO4 theo sơ đồ sau: CuS → CuO → CuSO4

Lượng dung dịch CuSO4 5% thu được từ 1 tấn nguyên liệu chứa 75% CuS là bao nhiêu. Biết H = 80% A. 2 tấn.

B. 1,2 tấn.

C. 20 tấn.

D. 21 tấn.

Câu 99: Một mẫu khí thu được từ nhà máy xử lí chất thải chỉ chứa metan (CH4)

Y

và amoniac (NH3). Khối lượng phân tử trung bình của mẫu khí này là 16,75. Phần

QU

trăm mỗi khí chứa trong mẫu là

A. 67% metan, 33% amoniac.

B. 50% metan, 50% amoniac.

C. 33% metan, 67% ammoniac.

D. 25% metan, 75% amoniac.

KÈ M

Câu 100: Một mẫu khí thải có chứa CO2, NO2, N2 và SO2 được sục vào dung dịch Ca(OH)2 dư. Trong bốn khí đó, số khí bị hấp thụ là B. 4.

C. 1.

D. 2.

DẠ Y

A. 3.

115


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community CHƯƠNG 3

AL

THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm

Trên cơ sở những nội dung đề xuất ở phần trên, tôi đã tiến hành thực nghiệm sư

CI

phạm nhằm đánh giá khả thi, hiệu quả của việc dạy tích hợp giảng dạy nội dung 3.2. Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm

OF FI

GDMT vào các bài giảng hóa học ở trường THPT.

- Trao đổi với GV tiến hành thực nghiệm về mục đích, nội dung các bài dạy, lựa chọn các bài dạy hóa học có nội dung GDMT.

- Thiết kế kế hoạch giảng dạy thực nghiệm có tích hợp nội dung GDMT như kế hoạch đã soạn ở chương 2.

NH ƠN

- Xây dựng các đề kiểm tra 15 phút hay 45 phút.

- Thực hiện bài dạy thực nghiệm, tiến hành kiểm tra đánh giá sau giờ dạy. - Xử lý các kết quả thực nghiệm, phân tích, nhận xét và đánh giá hiệu quả về việc dạy tích hợp giảng dạy nội dung GDMT vào các bài giảng hóa học ở trường THPT. 3.3. Nội dung thực nghiệm

Do phạm vi nghiên cứu và nội dung của đề tài khá rộng, nên tôi chỉ thực nghiệm - Bài 29: Oxi – ozon

Y

2 bài có nội dung tích hợp GDMT sau:

QU

- Bài 32: Hiđrosunfua – Lưu huỳnh đioxit – Lưu huỳnh trioxit 3.4. Kế hoạch thực nghiệm sư phạm Khi tiến hành thực nghiệm sư phạm tôi đã thực hiện các công việc sau:

KÈ M

3.4.1. Chọn đối tượng và địa bàn thực nghiệm Tôi tiến hành thực nghiệm tại trường THPT Cẩm Lệ, quận Cẩm Lệ, thành phố

Đà Nẵng.

3.4.2. Chọn GV thực nghiệm GV có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng và nhiệt tình, có trách nhiệm.

DẠ Y

Cụ thể là GV: HỒ THỊ TRÂM 3.4.3. Chọn lớp thực nghiệm và lớp đối chứng Được sự đồng ý của tổ chuyên môn, giáo viên giảng dạy, tôi đã lựa chọn thực

nghiệm tại các lớp: 10/9 và 10/10. Đây là 2 lớp có cùng GV giảng dạy, học theo

116


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community chương trình cơ bản, dựa vào điểm trung bình môn Hóa học học kì 1 cho thấy 2 lớp

AL

này có trình độ tương đương nhau. 3.4.4. Phương pháp thực nghiệm

- Lựa chọn lớp thực nghiệm (TN) và đối chứng (ĐC) đảm bảo số lượng và chất lượng

CI

học tập:

+ Lớp TN giáo viên dạy có tích hợp nội dung GDMT như giáo án đã soạn. - Thực hiện các bài dạy thực nghiệm sư phạm.

OF FI

+ Lớp ĐC giáo viên dạy bình thường không có tích hợp nội dung GDMT.

- Tiến hành cho HS làm bài kiểm tra đánh giá chất lượng giờ học bằng cách kiểm tra 15 phút.

học giáo dục. 3.5. Tiến hành thực nghiệm

NH ƠN

- Chấm bài kiểm tra và xử lí số liệu theo phương pháp thống kê trong nghiên cứu khoa

- Đối với lớp TN: giáo viên dạy tích hợp nội dung GDMT như giáo án đã soạn ở chương 2.

- Đối với lớp ĐC: giáo viên dạy bình thường theo kế hoạch giảng dạy của mình không tích hợp nội dung GDMT.

- Đối với cả hai lớp TN và ĐC cùng làm bài kiểm tra 15 phút và thang điểm từng bài

Y

là như nhau.

QU

3.6. Xử lí số liệu và kết quả thực nghiệm 3.6.1. Phương pháp xử lí

- Chấm bài kiểm tra theo thang điểm 10 rồi sắp xếp kết quả theo thứ tự từ thấp đến

KÈ M

cao, cụ thể từ 0 – 10 điểm, phân tích thành 3 nhóm: + Nhóm giỏi có các điểm: 9, 10. + Nhóm khá có các điểm: 7, 8. + Nhóm trung bình có các điểm: 5, 6. + Nhóm yếu kém có các điểm: dưới 5.

DẠ Y

- So sánh kết quả nhóm TN và nhóm ĐC. Kết quả thực nghiệm được xử lí theo phương pháp thống kê toán học gồm các bước sau: Bước 1: Lập bảng phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích kết quả các bài

kiểm tra.

Bước 2: Vẽ đồ thị các đường lũy tích kết quả các bài kiểm tra. 117


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community Bước 3: Lập bảng tổng hợp, phân loại kết quả học tập. * Trung bình cộng: Tham số đặc trưng cho sự tập trung của bảng số liệu. + x2 n2 + x3 n3 +…+ xk nk N

Trong đó: x1, x2,…, xk là k giá trị điểm khác nhau.

N là số HS tham gia thực nghiệm. ̅ là điểm trung bình.

OF FI

n1, n2,…, nk là tần số HS đạt điểm tương ứng.

CI

̅ = x1 n1 X

AL

Bước 4: Tính các tham số thống kê đặc trưng.

* Phương sai S2 và độ lệch chuẩn S: là các tham số đo mức độ phân tán của các số liệu quanh giá trị trung bình cộng. ∑ ni .(Xi X)2 n1

S=√S2

NH ƠN

S2 =

Giá trị của độ lệch chuẩn S càng nhỏ, chứng tỏ số liệu càng ít phân tán. ̅ khác nhau * Hệ số biến thiên V: Để so sánh 2 tập hợp có X V=

S

X

.100%

- Khi 2 bảng số liệu có giá trị trung bình cộng bằng nhau thì ta tính độ lệch chuẩn S, nhóm nào có độ lệch chuẩn S bé hơn thì nhóm đó có chất lượng tốt hơn.

Y

- Khi 2 bảng số liệu có giá trị trung bình cộng khác nhau, người ta so sánh mức độ

QU

phân tán của các số liệu đó bằng hệ số biến thiên V. Nhóm nào có V nhỏ hơn thì nhóm đó có chất lượng đồng đều hơn, nhóm nào có V lớn hơn thì trình độ cao hơn.

KÈ M

+ Nếu V trong khoảng 0-10%: Độ dao động nhỏ. + Nếu V trong khoảng 10-30%: Độ dao động trung bình. + Nếu V trong khoảng 30-100%: Độ dao động lớn. Với độ dao động nhỏ hoặc trung bình; kết quả thu được đáng tin cậy. Với độ giao

động lớn, kết quả thu được không đáng tin cậy.

DẠ Y

Để kết luận sự khác nhau về kết quả học tập giữa hai lớp ĐC và TN là có ảnh

hưởng hay không, chúng tôi đã sử dụng mức độ ảnh hưởng SMD. * Mức độ ảnh hưởng SMD: cho biết độ lớn ảnh hưởng của tác động. Độ lệch giá trị trung bình chuẩn, chính là công cụ đo mức độ ảnh hưởng. Công thức tính mức độ ảnh hưởng sử dụng độ lệch giá trị trung bình chuẩn Cohen: 118


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community Giá trị trung bình nhóm TN-Giá trị trung bình nhóm ĐC Độ lệch chuẩn nhóm ĐC

Ảnh hưởng

> 1,00

Rất lớn

0,80 – 1,00

Lớn

0,50 – 0,79

Trung bình

0,20 – 0,49

Nhỏ

OF FI

CI

Giá trị mức độ ảnh hưởng (SMD)

AL

SMD =

< 0,20

Rất nhỏ

3.6.2. Xử lí kết quả thực nghiệm

Sau khi dạy hai bài “Oxi – ozon” và “Hiđrosunfua – Lưu huỳnh đioxit – Lưu huỳnh trioxit”. Chúng tôi xử lí số liệu các bài kiểm tra và thu được kết quả như sau:

NH ƠN

Bảng 3.1. Kết quả bài kiểm tra chất lượng của 2 bài “Oxi – ozon” và “Hiđrosunfua – Lưu huỳnh đioxit – Lưu huỳnh trioxit” Bài kiểm

Lớp

ĐT

số

0

1 0

̅

2

3

4

5

6

7

8

9

10

10/9

TN

41

0

0

0

2

3

3

9

6

15

3

7.73

10/10

ĐC

39

Y

tra

Số học sinh đạt điểm Xi

0

0

0

2

4

5

4

5

8

10

1

6.92

10/9

ĐC

41

0

0

1

3

3

8

10

8

5

3

0

6.00

10/10

TN

39

0

0

0

0

3

3

2

4

13

12

2

7.67

QU

1

KÈ M

2

Bảng 3.2. Bảng phân phối tần số, tần suất và tần suất tích lũy bài kiểm tra 15 phút của HS ở bài “Oxi – ozon”

DẠ Y

Điểm Xi

0

Số HS đạt điểm Xi

% HS đạt điểm Xi

% HS đạt điểm Xi trở xuống

TN

ĐC

TN

ĐC

TN

ĐC

0

0

0

0

0

0

119


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 0

0

0

0

0

0

2

0

0

0

0

0

0

3

0

2

0

5,13

0

4

2

4

4,88

10,26

4,88

15,38

5

3

5

7,32

12,82

12,20

28,21

6

3

4

7,32

10,26

19,51

38,46

7

9

5

21,95

12,82

41,46

51,28

8

6

8

14,63

20,51

56,10

71,79

9

15

10

36,59

25,64

92,68

97,44

10

3

1

100

100

Tổng số

41

39

KÈ M

40.00

2,56

100

100

CI

QU

80.00 60.00

7,32

Y

100.00

5,13

OF FI

NH ƠN

120.00

AL

1

TN

ĐC

20.00

0.00

0

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

DẠ Y

Hình 3.1. Đồ thị đường tích lũy kết quả bài “Oxi – ozon”

120


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community Bảng 3.3. Bảng phân phối tần số, tần suất và tần suất tích lũy bài kiểm tra 15 phút của

Điểm Xi

Số HS đạt điểm Xi

AL

HS ở bài “Hiđrosunfua – Lưu huỳnh đioxit – Lưu huỳnh trioxit” % HS đạt điểm Xi

% HS đạt điểm Xi trở

CI

xuống

ĐC

TN

ĐC

TN

ĐC

0

0

0

0

0

0

0

1

0

0

0

0

0

0

2

0

1

0

2,44

0

2,44

3

0

3

0

7,32

0

9,76

4

3

3

7,69

7,32

7,69

17,07

5

3

8

7,69

19,51

15,38

36,59

6

2

10

5,13

24,39

20,51

60,98

7

4

8

10,26

19,51

30,77

80,49

8

13

5

33,33

12,20

64,10

92,68

9

12

3

30,77

7,32

94,87

100

10

2

0

5,13

0

100

100

Tổng số

39

41

100

100

QU

Y

NH ƠN

OF FI

TN

KÈ M

120.00 100.00

80.00

TN

60.00

ĐC

DẠ Y

40.00 20.00 0.00 0

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Hình 3.2. Đồ thị đường tích lũy kết quả bài “Hiđrosunfua – Lưu huỳnh đioxit – Lưu huỳnh trioxit”

121


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community Nếu phân loại học sinh theo tỉ lệ điểm yếu kém, trung bình, khá và giỏi thì thu được

Bài Lớp

Đối

%Yếu– kém % Trung bình

tượng

(0-4 điểm)

(5-6 điểm)

10/9

TN

4,88

14,63

10/10

ĐC

15,38

23,08

10/9

ĐC

17,07

43,90

10/10

TN

7,69

12,82

tra

1

NH ƠN

2

% Khá

(9-10

(7-8 điểm)

điểm)

OF FI

kiểm

% Giỏi

CI

Bảng 3. 4. Bảng phân loại kết quả học tập của học sinh (%)

AL

kết quả sau:

36,59

43,90

33,33

28,21

31,71

7,32

43,59

35,90

Từ số liệu bảng 3.4, ta vẽ được đồ thị thể hiện kết quả phân loại kết quả của học sinh như sau: 45

36.59 33.33

40

30

20 15

10

23.08

TN

QU

25

28.21

Y

35

\

43.9

15.38

ĐC

14.63

4.88

KÈ M

5 0

% Yếu - Kém

% Trung - bình

% Khá

% Giỏi

DẠ Y

Hình 3.3. Biểu đồ phân loại kết quả của học sinh qua bài kiểm tra số 1 ở bài “Oxi – ozon”

122


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 43.59

40

AL

43.9 45

35.9 31.71

35

CI

30

TN

25 17.07

20

ĐC

15 7.69

10

OF FI

12.82 7.32

5 0 % Yếu - Kém

% Trung - bình

% Khá

% Giỏi

NH ƠN

Hình 3. 4. Biểu đồ phân loại kết quả của học sinh qua bài kiểm tra số 2 ở bài “Hiđrosunfua – Lưu huỳnh đioxit – Lưu huỳnh trioxit” Bảng 3.5. Bảng tổng hợp các tham số đặc trung của 2 bài kiểm tra Hiđrosunfua – Lưu huỳnh đioxit –

Oxi – ozon

Lưu huỳnh trioxit

Tham Thực nghiệm

Đối chứng

Thực nghiệm

Đối chứng

10/9 (41)

10/10 (39)

10/10 (39)

10/9 (41)

6,92

7,67

6,00

3,91

2,70

2,95

Y

số

7,73

S2

2,60

S

1,61

1,98

1,64

1,71

20,9%

28,6%

21,4%

28,6%

KÈ M

V

QU

X

SMD

0,86

0,98

DẠ Y

3.7. Phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm 3.8.1. Phân tích kết quả về mặt định tính - Nội dung tích hợp GDMT được xây dựng gần gũi với thực tiễn, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.

123


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community - Việc tích hợp các nội dung GDMT vào bài học là rất hữu ích và các lớp TN đều rất

AL

hào hứng, các hoạt động học tập đều diễn ra sôi nổi. HS chủ động, tích cực tham gia vào việc giải quyết các vấn đề liên quan môi trường. 3.8.2. Phân tích kết quả về mặt định lượng

CI

 Tỉ lệ HS yếu, kém, trung bình, khá, giỏi

Qua kết quả thực nghiệm sư phạm được trình bày ở bảng 3.4 cho thấy chất lượng

OF FI

học tập của HS đối tượng thực nghiệm cao hơn các đối tượng đối chứng, được thể hiện qua:

- Tỷ lệ % HS đạt điểm yếu – kém, trung bình ở lớp TN thấp hơn so với lớp ĐC. - Tỷ lệ % HS đạt điểm khá, giỏi ở lớp TN cao hơn so với lớp ĐC.  Đường tích lũy

NH ƠN

Đồ thị các đường tích lũy của lớp TN luôn nằm bên phải và phía dưới các đường lũy tích của lớp ĐC. Điều này chứng tỏ chất lượng HS các lớp TN tốt hơn lớp ĐC.  Giá trị các tham số đặc trưng

- Điểm trung bình cộng của lớp TN cao hơn lớp ĐC.

- Độ lệch chuẩn của lớp TN nhỏ hơn lớp ĐC chứng tỏ số liệu ở lớp TN ít phân tán hơn ở lớp ĐC.

- Hệ số biến thiên V của lớp TN nhỏ hơn lớp ĐC chứng minh độ phân tán giá trị trung

Y

bình cộng của lớp TN nhỏ hơn, tức là chất lượng lớp TN đồng đều hơn lớp ĐC. Hệ số

QU

biến thiên V của các lớp TN đều nằm trong khoảng từ 10% - 30% (có dao động trung bình). Do đó, kết quả thu được là đáng tin cậy. Điều này chứng tỏ rằng việc tích hợp nội dung GDMT trong các bài dạy áp dụng cho lớp thực nghiệm đạt hiệu quả tốt.

KÈ M

- Mức độ ảnh hưởng (SMD) đều nằm trong mức độ lớn (0,80 – 1,00). 3.9. Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm Từ bảng phân phối, các tham số đặc trưng, đường tích lũy và biểu đồ đã xây

dựng trên chúng tôi có nhận xét sau: - Chất lượng học tập của lớp TN tốt hơn so với lớp ĐC cụ thể như sau:

DẠ Y

+ Tỷ lệ % HS đạt điểm yếu – kém, trung bình của lớp TN thấp hơn sao với lớp ĐC. + Tỷ lệ % HS đạt điểm khá – giỏi của lớp TN cao hơn so với lớp ĐC. Điều này chứng tỏ, sau khi học HS ở lớp TN nắm vững và vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề tốt hơn.

124


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community - Điểm trung bình cộng của lớp TN cao hơn lớp ĐC; phương sai, độ lệch chuẩn, hệ số

AL

biến thiên V của lớp TN bé hơn lớp ĐC. Đường tích lũy lớp TN luôn nằm ở bên phải và phía dưới đường tích lũy lớp ĐC. Điều này chứng tỏ rằng, ở lớp TN các HS được tiếp thu kiến thức về môi trường và hóa học môi trường thông qua các tiết học. Việc sử thông qua điểm và xếp loại chất lượng các bài kiểm tra.

CI

dụng bài tập liên quan đến thực tiễn về GDMT nên chất lượng bài kiểm tra tốt hơn

OF FI

Như vậy có thể kết luận rằng việc tích hợp nội dung GDMT vào các bài giảng hóa học là khả thi, giúp HS có những hiểu biết về nhận thức, ý thức đối với môi trường

DẠ Y

KÈ M

QU

Y

NH ƠN

hơn.

125


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

AL

Kết luận Sau thời gian tìm hiểu, nghiên cứu và sự giúp đỡ nhiệt tình của ThS. Nguyễn Thị 1. Tổng quan được cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài: - Nghiên cứu lịch sử về giáo dục môi trường ở Việt Nam.

CI

Lan Anh, đề tài đã được hoàn thành và thu được kết quả như sau:

OF FI

- Tìm hiểu về GDMT: khái niệm, mục tiêu và phương pháp tiếp cận GDMT trong trường THPT.

- Nghiên cứu lí luận về tích hợp nội dung GDMT vào bài giảng hóa học.

2. Điều tra thực trạng việc vận dụng tích hợp nội dung GDMT vào bài giảng hóa học ở trường THPT cụ thể là điều tra ý kiến 12 GV tại trường THPT Cẩm Lệ, Nguyễn Trãi,

NH ƠN

quận Liêu Chiểu, Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng và 14 GV đang công tác tại các trường THPT trên nhiều tỉnh thành trong cả nước.

3. Nghiên cứu việc tích hợp nội dung GDMT trong các bài giảng hóa học ở trường THPT

- Mục tiêu việc tích hợp nội dung GDMT trong các bài giảng hóa học. - Các nguyên tắc khi lựa chọn bài hóa học có nội dung GDMT ở trường THPT. - Yêu cầu khi tích hợp nội dung GDMT ở trường THPT.

Y

- Lựa chọn các bài hóa học có nội dung GDMT ở 3 khối lớp: 10, 11, 12.

QU

- Xây dựng quy trình thiết kế một giáo án khi tích hợp nội dung GDMT. - Thiết kế 6 giáo án tích hợp nội dung GDMT theo bài cụ thể của chương trình hóa học 10, 11, 12.

KÈ M

- Biên soạn 150 bài tập thực tiễn (50 câu hỏi lý thuyết và 100 câu hỏi trắc nghiệm khách quan của một số chương của 3 khối lớp 10, 11, 12) có nội dung GDMT được tham khảo từ một số tài liệu khác như sách tham khảo, các đề thi THPT, sách bài tập,…; tự biên soạn 20 bài tập thực tiễn có nội dung GDMT. 4. Tiến hành thực nghiệm sư phạm, phân tích kết quả sư phạm, cụ thể tại trường THPT

DẠ Y

Cẩm Lệ. Kết quả thực nghiệm cho thấy việc tích hợp GDMT vào dạy học hóa học đã giúp

HS hiểu biết hơn về môi trường, vận dụng vào việc giải quyết các vấn đề thực tiễn liên quan đến môi trường và góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.

126


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community Kiến nghị

AL

Để giáo dục môi trường hiệu quả hơn thì tôi xin nêu ra một số kiến nghị sau: - Tăng cường vận dụng tích hợp nội dung GDMT và sử dụng các bài tập liên quan đến thực tiễn về GDMT trong giảng dạy. máy chiếu để thuận lợi cho HS tham gia vào các buổi seminar.

CI

- Tăng cường trang bị cơ sở vật chất, đặc biệt là các thiết bị hiện đại như máy vi tính,

OF FI

- Tổ chức các buổi ngoại khóa như hội thảo chuyên đề, thi đố vui, tham quan thực tế,… nhằm giáo dục ý thức tìm hiểu về vấn đề môi trường và ý thức bảo vệ môi trường

DẠ Y

KÈ M

QU

Y

NH ƠN

của HS.

127


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community TÀI LIỆU THAM KHẢO

AL

I. Tiếng việt [1] Bộ Giáo dục và Đào tạo, Dự án quốc gia VIE 195/041. Các hướng dẫn chung về Giáo dục môi trường dành cho người đào tạo giáo viên Phổ thông trung học, Hà Nội

CI

2004.

thống giáo dục quốc dân, Hà Nội 2002.

OF FI

[2] Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đề án: Đưa các nội dung về giáo dục môi trường vào hệ [3] Cao Duy Chí Trung, Thiết kế trang web phục vụ công tác giáo dục môi trường trong môn hóa ở trường THPT, khóa luận tốt nghiệp, 2005.

[4] Chu Văn Tiềm, Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua dạy học chủ đề tích hợp trong môn hóa học ở trường trung học cơ sở, Luận văn tiến sĩ, Đại

NH ƠN

học Sư phạm Hà Nội, 2019.

[5] Đỗ Thị Thanh Trang, Xây dựng hệ thống bài tập hóa học có nội dung giáo dục môi trường trong dạy học phần hóa học hữu cơ ở trường trung học phổ thông, Luận văn thạc sĩ, Đại học Sư Phạm TP.HCM, 2012.

[6] Hồ Thị Thanh Vân, Tích hợp nội dung giáo dục môi trường trong các bài giảng hóa học ở trường trung học phổ thông, Luận văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm TP.HCM, 2011.

Y

[7] Lê Thị Mỹ Trang, Tìm hiểu môi trường và giáo dục môn trường môn hóa học ở lớp

QU

12, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Sư phạm TP.HCM, 2003. [8] Lê Văn Hiến, Xây dựng hệ thống bài tập hóa học về kinh tế, xã hội và môi trường ở trường trung học phổ thông, Luận văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm TP.HCM, 2011.

KÈ M

[9] Lê Xuân Trọng (Chủ biên), Ngô Ngọc An, Phạm Văn Hoan, Nguyễn Xuân Trường, Bài tập Hóa học 12 nâng cao, NXB Giáo dục, 2008. [9] Nguyễn Đặng Thu Hường (2009), Giáo dục môi trường thông qua dạy học hóa học lớp 10 THPT, khóa luận tốt nghiệp, Đại học Sư phạm TP.HCM, 2009. [10] Nguyễn Kim Hồng – chủ biên, Giáo dục môi trường, NXB Giáo Dục, 2001.

DẠ Y

[11] Nguyễn Thị Ngọc Hạnh, Giáo dục môi trường thông qua một số bài giảng cụ thể ở trường phổ thông, khóa luận tốt nghiệp, Đại học Sư phạm TP.HCM, 2004. [12] Nguyễn Thị Trang, Thiết kế giáo án giáo dục môi trường thông qua bộ môn lớp 12 – Ban Khoa học tự nhiên, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Sư phạm TP.HCM, 2007.

128


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community [13] Nguyễn Trần Đông Quỳ, Website hóa học môi trường qua chương trình hóa học

AL

lớp 10, khóa luận tốt nghiệp, Đại học Sư phạm TP.HCM, 2007. [14] Nguyễn Văn Khanh, Một số phương pháp tiếp cận giáo dục môi trường, NXB Giáo dục, 1999.

CI

[15] Nguyễn Xuân Trường (Chủ biên), Từ Ngọc Ánh, Phạm Văn Hoan, Bài tập Hóa học 12 cơ bản, NXB Giáo dục, 2008.

OF FI

[16] Nguyễn Xuân Trường (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên), Phạm Văn Hoan, Từ Vọng Nghi, Đỗ Đình Rãng, Nguyễn Phú Tuấn (2009), Sách giáo khoa Hóa học 12 cơ bản, NXB Giáo dục, 2009.

[17] Nguyễn Xuân Trường (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên), Phạm Văn Hoan, Phạm Tuấn Hùng, Trần Trung Ninh, Cao Thị Thặng, Lê Trọng Tín, Nguyễn Phú Tuấn, Sách

NH ƠN

giáo viên Hóa học 11 cơ bản, NXB Giáo dục, 2009.

[18] Nguyễn Xuân Trường (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên), Nguyễn Đức Chuy, Lê Mậu Quyền, Lê Xuân Trọng, Sách giáo khoa Hóa học 10 cơ bản, NXB Giáo dục, 2006.

[19] Nguyễn Xuân Trường (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên), Lê Trọng Tín, Lê Xuân Trọng, Nguyễn Phú Tuấn, Sách giáo viên Hóa học 10 cơ bản, NXB Giáo dục, 2006. [20] Nguyễn Xuân Trường (Tổng Chủ biên), Lê Mậu Quyền (Chủ biên), Phạm Văn

Y

Hoan, Lê Chí Kiên, Sách giáo khoa Hóa học 11 cơ bản, NXB Giáo dục, 2007.

dịch Hà Nội, 1993.

QU

[21] Phạm Đình Thái, Một số tư liệu kinh nghiệm nước ngoài về GDMT, Tổng thuật và

[22] Trần Bá Hoành, Dạy học tích hợp, Viện khoa học Giáo dục Việt Nam, 2013.

KÈ M

[23] Trần Thị Hồng Châu, Giáo dục môi trường thông qua dạy học hóa học lớp 10,11 ở trường phổ thông, Luận văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm TP.HCM, 2010. [24] Trần Thị Tú Anh, Tích hợp các vấn đề kinh tế xã hội và môi trường trong dạy học môn hóa học lớp 12 trung học phổ thông, Luận văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm TP. HCM, 2009.

DẠ Y

[25] Trịnh Văn Biều, Nguyễn Văn Bỉnh , Giáo dục môi trường thông qua dạy học hóa học ở trường trung học phổ thông, Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên trung học phổ thông chu kì III (2004 – 2007), Đại học Sư phạm TPHCM, 2006. [26] Võ Trung Minh, Giáo dục môi trường dựa vào trải nghiệm trong dạy học môn khoa học ở tiểu học, Luận văn tiến sĩ, Viện khoa học Giáo dục Việt Nam, 2015. 129


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community II. Tiếng Anh

AL

[27] David A. Kolb (2011), Experiential Learning: Experience as the Source of Learning and Development, Prentice Hall PTR.

[28] John Dewey (1990), The school and Society, The University of Chicago.

CI

[29] Joy Palmer, Wendy Goldstein, Anthony Curnow (1995), Planning education to care for the earth, Editors: Commission on Education and Communication, The World

OF FI

Conservation Union.

[30] Miller, Julius S (1992), What is Needed to be a Good Teacher, The Weekend Australian.

[31] https://tva-onlinesolution.com/vn/tin-tuc/o-nhiem-kim-loai-nang-trong-nuoc.html [32] https://nhandan.com.vn/vi-moi-truong-xanh/lop-xe-gay-o-nhiem-o-bien-chuyen-

NH ƠN

it-nguoi-biet-372577/

[33]https://longlongrubber.com/tin-tuc-Long-Long/lop-xe-anh-huong-toi-moi truong.html [34]

http://www.khoahoc.com.vn/doisong/moi-truong/tham-hoa/606_Chat-doc-mau-

da-camhuy-diet-moi-truong-o-Viet-Nam-nhu-the-nao.asp

DẠ Y

KÈ M

QU

Y

[35] https://vietchem.com.vn/tin-tuc/tang-ozon.html

130


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community PHỤ LỤC

CI

KẾ HOẠCH BÀI DẠY LỚP 11 BÀI 25: ANKAN (Tiết 2) Số tiết: 2

AL

PHỤ LỤC 1

Y

NH ƠN

OF FI

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức HS giải thích được: + Tính chất hóa học (phản ứng thế, phản ứng cháy, phản ứng tách hidro, phản ứng crăckinh). + Phương pháp điều chế metan trong phòng thí nghiệm và khai thác các ankan trong công nghiệp. Ứng dụng của ankan. 2. Năng lực 2.1. Năng lực chung - Năng lực tự học: Thực hiện được phiếu học tập, trả lời câu hỏi thông qua gợi ý của GV cũng như kiến thức có trong sách giáo khoa. - Năng lực hợp tác và giao tiếp: Biết chủ động giao tiếp khi có vấn đề thắc mắc và hợp tác nhóm. - Năng lượng giải quyết vấn đề: Giải quyết vấn đề mà giáo viên đưa ra đồng thời có thể tìm tòi và sáng tạo. Trình bày được nguyên nhân, hậu quả, biện pháp về suy giảm tầng ozon và vai trò sự sống của oxi. 2.2. Năng lực hóa học

QU

Nhận thức hóa học

KÈ M

Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học

Viết được phương trình hóa học của ankan. Dự đoán tính chất thông qua quan sát, tìm tòi. Vận dụng được kiến thức về tính chất ankan cho các phản ứng điều chế ankan. Liên hệ thực tế về sử dụng hầm biogas, việc sử dụng các sản phẩm có ankan như gas, xăng, dầu. . . .

DẠ Y

Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học

Dựa vào đặc điểm cấu tạp phân tử ankan, giải thích được tính chất hóa học của ankan.

3. Phẩm chất - Chăm chỉ: Kiên trì, tỉ mỉ, cẩn thận trong quá trình học; tích cực tìm tòi và sáng tạo nhiệm vụ học tập của nhóm, cá nhân do giáo viên đưa ra. - Trung thực: Khách quan, trung thực trong quá trình làm việc nhóm.

131


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

NH ƠN

OF FI

CI

AL

- Trách nhiệm: Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Có trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường thông qua việc sử dụng các sản phẩm có ankan như gas, xăng, dầu,.. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC 1. Phương pháp dạy học - Phương pháp hợp tác nhóm. - Phương pháp đàm thoại. - Phương pháp giải quyết vấn đề. - Phương pháp trực quan. 2. Kĩ thuật dạy học. - Kĩ thuật hỏi đáp tích cực. - Kĩ thuật công não. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ TƯ LIỆU 1. Giáo viên - Kế hoạch giảng dạy. 2. Học sinh - Chuẩn bị dụng cụ học tập, SGK. - Nghiên cứu nội dung bài học trước ở nhà. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG 1: TRẢI NGHIỆM KẾT NỐI ( 5 phút) 1. Mục tiêu:

- HS nêu được một số ứng dụng quan trọng ankan.

Y

- Viết được công thức cấu tạo, gọi tên một số ankan đồng phân mạch thẳng, mạch nhánh.

QU

- Tạo không khí lớp học vui vẻ, thoải mái. 2. Nội dung bài học: Trực quan – Đàm thoại – nghiên cứu SGK 3. Sản phẩm hoạt động: HS trình bày được nội dung các phần kiến thức theo yêu cầu của GV.

KÈ M

4. Tổ chức hoạt động: GV tổ chức, học sinh lắng nghe, trả lời. Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

* Chuyển giao nhiệm vụ

* Thực hiện nhiệm vụ

- GV chia lớp thành 8 nhóm.

HS lắng nghe và tiếp nhận câu hỏi.

DẠ Y

- GV tổ chức trò chơi : “NHÌN HÌNH * Báo cáo, kết quả thảo luận ĐOÁN CHỮ” Lần lượt các nhóm trả lời. - GV đưa ra luật chơi: + GV đưa ra một số hình ảnh về ứng dụng của ankan, các công thức cấu tạo hoặc tên của các chất ankan. 132


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

5. Phương án đánh giá Thông qua việc trò chơi nhằm đánh giá HS đã có phần nào của kiến thức.

CI

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

AL

+ HS chỉ có 5 giây để trả lời.

Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về tính chất hóa học của ankan (20 phút)

OF FI

1. Mục tiêu:

- HS trình bày được tính chất hóa học của ankan: phản ứng thế bởi halogen, phản ứng tách và phản ứng oxi hóa - Viết được các phương trình hóa học biểu diễn tính chất hóa học của ankan. 2. Nội dung bài học: Trực quan, cả lớp làm việc với SGK, hoạt động nhóm, cá nhân. 3. Sản phẩm: HS trình bày được nội dung các phần kiến thức theo yêu cầu của GV.

KÈ M

DẠ Y

Nội dung

II. TÍNH CHẤT HÓA HỌC 1. Phản ứng thế bởi halogen

HS chú ý lắng CH4 + Cl2 → nghe.

QU

II. TÍNH CHẤT HÓA HỌC - Hoạt động tìm hiểu TCHH của ankan, GV cho HS quan sát cấu tạo chung của ankan, từ đó rút ra kết luận về các TCHH của ankan. - GV chia lớp thành 8 nhóm (mỗi tổ 2 nhóm) để thực hiện các nhiệm vụ trong 4 phiếu học tập (thời gian thảo luận và hoàn thành là 8 phút). Mỗi tổ (2 nhóm) sẽ thực hiện cùng một nội dung của phiếu học tập. Kết thúc thời gian thảo luận, GV chọn ngẫu nhiên 1 nhóm trong tổ trình bảy sản phẩm của nhóm. Các nhóm khác bổ sung

Hoạt động của HS

as

Y

Hoạt động của GV

NH ƠN

4. Tổ chức hoạt động: Làm việc nhóm – kết hợp làm việc cá nhân. Giáo viên tổ chức, hướng dẫn HS hoạt động, hỗ trợ khi cần thiết, kiểm tra, đánh giá học sinh.

CH3Cl + Cl2→

CH3Cl + HCl clometan (metyl clorua) as

CH2Cl2 + HCl

điclometan (metylen clorua) as

CHCl3 + HCl Các nhóm tiến CH2Cl2 + Cl2 → hành thảo luận triclometan (clorofom) nhóm và hoàn as CHCl + Cl → CCl4 + HCl 3 2 thành trên giấy A1. tetraclometan (cacbontetraclorua)

HS trình bày sản phẩm. Nhận xét: Nguyên tử H liên kết với 133


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community nguyên tử C bậc cao hơn dễ bị thế hơn nguyên tử H liên kết với nguyên tử C bậc thấp hơn. Phản ứng trên có tên là: Phản ứng halogen hoá. Sản phẩm thế được gọi là: Dẫn xuất halogen của hiđrocacbon.

+ Nhóm 1 + 2: Phiếu học tập số 1. + Nhóm 3 + 4: Phiếu học tập số 2.

2. Phản ứng tách

+ Nhóm 5 + 6: Phiếu học tập số 3.

OF FI

CH3 – CH3 →

CI

AL

và GV nhận xét kết quả thảo luận.

CH2 = CH2 + H2

DẠ Y

KÈ M

QU

Y

NH ƠN

+ Nhóm 7 + 8 : Phiếu Ví dụ: học tập số 4. CH3–CH2–CH2–CH3 * GV nhận xét về quá C4 H8  H 2 trình thực hiện nhiệm to   C2 H 4  C2 H 6 vụ của học sinh, phân C3H 6  CH 4 tích, nhận xét, đánh giá kết quả và kết HS lĩnh hội kiến PTTQ của phản ứng tách: thức. luận: - Phản ứng thế là phản CnH2n + 2 → CnH2n + H2 ứng đặc trưng của CnH2n + 2 → CaH2a + CbH2b+2 ankan. - Trong phản ứng thế, 3. Phản ứng oxi hóa nguyên tử H liên kết với nguyên tử C bậc cao CnH2n+2 + O2 → nCO2+ hơn dễ bị thế hơn (n+1)H2O nguyên tử H liên kết với nH2O > nCO2 nguyên tử C bậc thấp hơn. Sản phẩm thế được gọi là: Dẫn xuất halogen của hiđrocacbon. - Phản ứng tách là phản ứng trong đó hai hay nhiều nguyên tử bị tách ra khỏi phân tử hợp chất hữu cơ. - Dưới tác dụng của nhiệt và xúc tác các ankan không những bị tách hiđro tạo thành hiđrocacbon không no mà còn bị phân cắt mạch C tạo thành phân 134


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

AL

tử nhỏ hơn. - Phản ứng đốt cháy của ankan toả nhiều nhiệt.

CI

- Nếu phản ứng cháy xảy ra không hoàn toàn, sản phẩm cháy còn có C, CO, …

OF FI

5. Phương án đánh giá

- Thông qua quan sát: Trong quá trình HS hoạt động nhóm, GV cần quan sát kĩ tất cả các nhóm, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí. - Thông qua việc hỏi – đáp để đánh giá HS đã hình thành kiến thức nào, những kiến thức nào cần phải điều chỉnh bổ sung các hoạt động tiếp theo.

NH ƠN

Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về điều chế (5 phút) 1. Mục tiêu:

- HS nêu được phương pháp điều chế metan trong phòng thí nghiệm và khai thác các ankan trong công nghiệp. 2. Nội dung: Trực quan, cả lớp làm việc với SGK, tương tác với các câu hỏi vấn đáp tìm tòi của GV, hoạt động cá nhân 3. Sản phẩm: HS trình bày được nội dung các phần kiến thức theo yêu cầu của GV.

QU

Y

4. Tổ chức thực hiện: GV tổ chức, hướng dẫn học sinh hoạt động, phương pháp vấn đáp tìm tòi, hỗ trợ khi cần thiết, kiểm tra, đánh giá HS. Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung

KÈ M

GV trình chiếu video thí HS quan sát video và thảo IV. ĐIỀU CHẾ nghiệm điều chế ankan luận 1. Trong PTN (Metan), sau đó yêu cầu Điều chế metan bằng cách HS nêu phương pháp điều nung natriaxetat với vôi tôi chế ankan trong PTN và xút: CN, viết phương trình điều chế. CH3COONa + NaOH

DẠ Y

GV quan sát, nhận xét, đánh giá và chốt lại kiến thức

t , CaO   CH4 + Na2CO3 o

Al4C3 + 12H2O  3CH4 + 4Al(OH)3 2. Trong CN - Ankan là thành phần chính của khí thiên nhiên 135


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community và khí dầu mỏ.

AL

- Chưng cất phân đoạn dầu mỏ thu được ankan. 5. Phương án đánh giá

OF FI

CI

- Thông qua quan sát: Trong quá trình HS hoạt động nhóm, GV cần quan sát kĩ tất cả các nhóm, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí. - Thông qua việc hỏi – đáp để đánh giá HS đã hình thành kiến thức nào, những kiến thức nào cần phải điều chỉnh bổ sung các hoạt động tiếp theo. Hoạt động 2.3: Ứng dụng (6 phút) 1. Mục tiêu: - HS nêu được ứng dụng của ankan.

NH ƠN

- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường thông qua việc sử dụng các sản phẩm có ankan như gas, xăng, dầu... 2. Nội dung: Trực quan, tương tác với các câu hỏi vấn đáp tìm tòi của GV, hoạt động nhóm, cá nhân. 3. Sản phẩm: HS vận dụng các kiến thức vào giải quyết vấn đề của cuộc sống. 4. Tổ chức thực hiện: GV tổ chức, hướng dẫn học sinh hoạt động, phương pháp vấn đáp tìm tòi, hỗ trợ khi cần thiết, kiểm tra, đánh giá HS. Hoạt động của HS

Y

Hoạt động của GV

Nội dung

KÈ M

QU

Từ những dữ kiện ở trên HS tái hiện và trả lời câu V. ỨNG DỤNG CỦA đầu bài. GV yêu cầu HS hỏi ANKAN nhắc lại ứng dụng của - Làm nguyên liệu sản ankan. xuất. GV chiếu video về quá tình - Làm nhiêu liệu cung cấp hầm biogas năng lượng phục vụ cho GV yêu cầu các nhóm quan sát và trả lời câu hỏi: HS quan sát video “Khí nào là thành phần chủ yếu của khí biogas?”

DẠ Y

GV bổ sung thêm: “Khí metan la thành phần chủ HS trả lời câu hỏi yếu của khí biogas (chiếm 60 – 70%). Đây là khí sinh học góp phần tạo ra nguồn nhiêu liệu sạch thay thế các

đời sống và sản xuất. “HẦM BIOGAS” Khí metan la thành phần chủ yếu của khí biogas (chiếm 60 – 70%). Đây là khí sinh học góp phần tạo ra nguồn nhiêu liệu sạch thay thế các loại nhiêu liệu truyền thống như củi, 136


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community than,… góp phần bảo vệ môi trường. Mô hình Biogas hiện nay được sử dụng khá phổ biến, chủ yếu là các gia đình nông thôn.

CI

AL

loại nhiêu liệu truyền thống HS chú ý lắng nghe như củi, than,… góp phần bảo vệ môi trường. Mô hình Biogas hiện nay được sử dụng khá phổ biến, chủ yếu là các gia đình nông thôn.

Cách giải pháp khí metan có lẫn khí hiđrosufua trong quán trình lên men, phân hủy chất hữu cơ trong phân động vật:

NH ƠN

OF FI

GV đặt vấn đề: “Khí thoát ra từ hầm bioga (có thành phần chính là khí metan) được dùng để đun nấu Sử dụng nguyên liệu khá thường có mùi rất khó sẵn có được bán phổ biến chịu. Nguyên nhân chính và rẻ là vôi sống (CaO) gây ra mùi đó là do khí Hòa vôi sống vào nước, lọc metan có lẫn khí hiđro phần cặn lấy phần dung sunfua trong quá trình lên men, phân huỷ chất hữu cơ HS thảo luận nhóm và đưa dịch sau đó dẫn khí biogas đi qua thì khí hiđrosunfua trong phân động vật. Theo ra giải pháp. sẽ bị giữ lại: em, ta phải làm thế nào để khắc phục điều đó?” CaO + H2O Ca(OH)2 CaS +

QU

GV nhận xét và chốt lại kiến thức.

H2S + Ca(OH)2 H2 O

Y

GV yêu cầu các nhóm thảo luận và đưa ra giải pháp

GV bổ sung thêm: Khí HS chú ý lắng nghe. CH4, cũng là một trong các tác nhân gây hiệu ứng nhà kính.

KÈ M

5. Phương án đánh giá - Thông qua quan sát: Trong quá trình HS hoạt động nhóm, GV cần quan sát kĩ tất cả các nhóm, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí.

DẠ Y

- Thông qua việc hỏi – đáp để đánh giá HS đã hình thành kiến thức nào, những kiến thức nào cần phải điều chỉnh bổ sung các hoạt động tiếp theo. HOẠT ĐỘNG 3: CỦNG CỐ (6 phút)

1. Mục tiêu: Tiếp thu được kiến thức của bài học qua các nội dung về tính chất hóa học, ứng dụng và điều chế ankan. 137


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 2. Nội dung hoạt động: GV tổ chức trò chơi, hoạt động nhóm.

AL

3. Sản phẩm: GV tổ chức trò chơi cho HS nhằm củng cố bài học. 4. Tổ chức hoạt động: GV tổ chức, HS lắng nghe, trả lời câu hỏi. Hoạt động của HS

Nội dung

CI

Hoạt động của GV

GV tổ chức trò chơi “CON HS chú ý lắng nghe và trả lời câu hỏi. SỐ ĐỊNH MỆNH”

Câu 1: D

OF FI

Câu 2: B

GV sẽ chọn ngẫu nhiên 5 con số bất kì từ danh sách lớp. Các bạn được chọn số sẽ lên bảng làm các bài tập củng cố.

Câu 3: B

Câu 4: A Câu 5: D

5. Phương án đánh giá

NH ƠN

Thông qua trò chơi đánh giá HS đã nắm được kiến thức của bài học ngày hôm nay. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN VẬN DỤNG, TÌM TÒI MỞ RỘNG VÀ GIAO NHIỆM VỤ VỀ NHÀ (2 phút) Hoạt động của GV Chuyển giao nhiệm vụ

Hoạt động của HS

Thực hiện nhiệm vụ học tập

KÈ M

QU

Y

GV yêu cầu HS tìm hiểu và về nhà hoàn + Tiến hành giải quyết các nhiệm vụ. thành. Yêu cầu nộp báo cáo (bài thu + Chuẩn bị lên báo cáo. hoạch) Báo cáo kết quả thảo luận Câu 1: Gas chứa trong các bình thép để đun nấu trong gia đình và gas dẫn từ các Học sinh báo cáo các sản phẩm, kết quả mỏ khí thiên nhiên vừa dùng trong bếp thực hiện nhiệm vụ. Học sinh khác cùng núc, vừa dùng làm nhiên liệu công nghiệp tham gia thảo luận. khác nhau như thế nào? Bật lửa“gas” dùng loại “gas” nào?

DẠ Y

Câu 2: Ở các cây xăng ta thường nhìn thấy ghi A83, A90, A92. Các con số 83, 90, 92 có nghĩa gì? Tại sao ở các cây xăng người ta cấm sử dụng lửa và cấm cả sử dụng điện thoại di động? Thời hạn vào tiết học tiếp theo. 5. Phương án đánh giá GV thông qua việc bài thu hoạch đánh giá HS hiểu biết phần nào về vấn đề bảo vệ môi trường. 138


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community IV. PHỤ LỤC

OF FI

CI

AL

PHẦN “TRẢI NGHIỆM KẾT NỐI”

Nến sáp

NH ƠN

Nhiên liệu cho động cơ

Gas (chất đốt)

QU

Y

Chất bôi trơn động cơ

KÈ M

2,3 - đimetylpentan

3,5,5 – trimetylheptan

Phiếu học tập số 1

Câu 1.

- Phản ứng thế là gì?

- Phản ứng thế của ankan với halogen diễn ra như thế nào?

DẠ Y

Câu 2.

- Cho biết điều kiện phản ứng thế của clo với metan? - Viết phương trình hoá học của phản ứng thế giữa clo với lần lượt từng nguyên tử H trong phân tử metan? - Gọi tên sản phẩm tạo thành? 139


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

AL

Phiếu học tập số 2 Câu 1.

CI

- Viết công thức cấu tạo của propan và xác định bậc của các nguyên tử C trong phân tử propan?

OF FI

- Viết phản ứng thế của clo với propan (điều kiện: ánh sáng, 25oC), gọi tên sản phẩm tạo thành và cho biết tỉ lệ phần trăm của các sản phẩm thế tạo thành? - Nhận xét: Trong phản ứng của propan với clo, sản phẩm thế của clo đính vào C nào có tỉ lệ phần trăm lớn nhất? Câu 2. Nhận xét khả năng tham gia phản ứng thế của các nguyên tử H trong phân tử ankan? Cho biết tên gọi của phản ứng trên và tên gọi của sản phẩm thế?

NH ƠN

Phiếu học tập số 3 Câu 1. Phản ứng tách là gì?

Câu 2. Điền chất thích hợp vào chỗ trống sau: 500 C, xt CH3 – CH3   CH2 = CH2 + …… o

C 4 H8  .........

 ..........  C 2 H 6 CH3 – CH2 – CH2 – CH3  t o , xt

Y

..........  CH 4

QU

Câu 3. Điền công thức tổng quát thích hợp vào chỗ trống: t , xt CnH2n+2   …………+ H2 o

t , xt CnH2n+2   …………+ CbH2b+2 (n = a + b) o

KÈ M

Nhận xét: ……………………………………………………………………………… ………………………………………………….………………………………………

Phiếu học tập số 4

DẠ Y

Câu 1. Viết phương trình tổng quát của phản ứng đốt cháy ankan tạo thành sản phẩm là CO2 và H2O? - So sánh số mol của CO2 và H2O. - Phản ứng đốt cháy của ankan toả nhiệt hay thu nhiệt? - Trong điều kiện thiếu oxi chẳng hạn như đốt cháy trong không khí, có thể tạo thành những sản phẩm nào? 140


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

AL

Câu 2. Phản ứng đốt cháy còn được gọi là phản ứng gì?

KÈ M

QU

Y

NH ƠN

OF FI

CI

CÂU HỎI PHẦN “CỦNG CỐ” Câu 1: Các ankan được dùng làm nhiên liệu là do nguyên nhân nào sau đây? A. Ankan có phản ứng thế. B. Ankan có nhiều trong tự nhiên. C. Ankan là chất nhẹ hơn nước. D. Ankan cháy toả nhiều nhiệt. Câu 2: Sản phẩm chiếm hàm lượng phần trăm cao hơn khi cho 2-metylbutan tác dụng với brom có chiếu sáng (tỉ lệ 1:1) có công thức cấu tạo nào sau đây? A. Br – CH2 – CH(CH3) – CH2 – CH3. B. CH3 – CBr(CH3) – CH2 – CH3. C. CH3 – CH(CH3) – CHBr – CH3. D. CH3 – CH(CH3) – CH2 – CH2Br. Câu 3: Khí biogas sản xuất từ chất thải chăn nuôi được sử dụng làm nguồn nhiên liệu trong sinh hoạt ở nông thôn. Tác dụng của việc sử dụng khí biogas là A. phát triển chăn nuôi. B. đốt để lấy nhiệt và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. C. giải quyết công việc làm ở khu vực nông thôn. D. giảm giá thành sản phẩm dầu, khí. Câu 4: Khi đốt cháy hoàn toàn 2,9 gam ankan X thu được 4,48 lít khí CO2 (đktc). Công thức phân tử của X là A. C4H10. B. C5H10. C. C5H12. D. C3H8. Câu 5. Cho các phát biểu về xăng dầu (thành phần chính gồm các ankan): (a) Xăng dầu được dùng làm nhiên liệu vì khi cháy tỏa nhiều nhiệt. (b) Các sự cố tràn dầu trên biển thường gây ô nhiễm cho một vùng biển rộng. (c) Xăng hoặc dầu hỏa thường được dùng để làm sạch các đồ vật dính dầu mỡ. (d) Không dùng nước để dập tắt các đám cháy xăng dầu. Số phát biểu đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. BÀI 30: ANKAĐIEN Số tiết: 1

DẠ Y

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - HS nêu được khái niệm về ankađien (định nghĩa, công thức chung, phân loại, đặc điểm cấu tạo, đồng đẳng, đồng phân, danh pháp của ankađien). - HS trình bày được tính chất hóa học của ankađien: phản ứng cộng, phản ứng trùng hợp, phản ứng oxi hóa. - HS trình bày được phương pháp điều chế và ứng dụng của buta – 1,3 – đien và isopren. 2. Năng lực 2.1. Năng lực chung 141


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

CI

AL

- Năng lực tự học: Thực hiện được phiếu học tập, trả lời câu hỏi thông qua gợi ý của GV cũng như kiến thức có trong sách giáo khoa. - Năng lực hợp tác và giao tiếp: Biết chủ động giao tiếp khi có vấn đề thắc mắc và hợp tác nhóm. - Năng lượng giải quyết vấn đề: Giải quyết vấn đề mà giáo viên đưa ra đồng thời có thể tìm tòi và sáng tạo. 2.2. Năng lực hóa học

OF FI

Viết được công thức chung và công thức cấu tạo của ankađien. Dựa vào đặc điểm cấu tạo phân tử, giải thích tính chất vật lí và tính chất hóa học của ankađien

Nhận thức hóa học

NH ƠN

Viết được phương trình hóa học của ankađien. Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học

Y

Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học

Dự đoán tính chất thông qua quan sát, tìm tòi. Vận dụng được kiến thức về tính chất ankan cho các phản ứng điều chế ankađien. Vận dụng kiến thức để tìm cách sử dụng hợp lý về xăm lốp xe và bảo vệ môi trường.

DẠ Y

KÈ M

QU

3. Phẩm chất - Chăm chỉ: Kiên trì, tỉ mỉ, cẩn thận trong quá trình học; tích cực tìm tòi và sáng tạo nhiệm vụ học tập của nhóm, cá nhân do giáo viên đưa ra. - Trung thực: Khách quan, trung thực trong quá trình làm việc nhóm. - Trách nhiệm: Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Có trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường thông qua việc sử dụng hợp lý về xăm lốp xe. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC 1. Phương pháp dạy học - Phương pháp trực quan. - Phương pháp hợp tác nhóm. - Phương pháp đàm thoại. - Phương pháp trò chơi. 2. Kĩ thuật dạy học. - Kĩ thuật hỏi đáp tích cực. - Kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ TƯ LIỆU 1. Giáo viên 142


CI

OF FI

- Kế hoạch giảng dạy, powerponit. - Thiết bị dạy học: + Mô hình phân tử. + Máy chiếu, máy tính. 2. Học sinh - Chuẩn bị dụng cụ học tập, SGK. - Nghiên cứu nội dung bài học trước ở nhà. - Làm tất cả các bài tập sau mỗi nội dung bài học. - Nắm vững tất cả các kiến thức trọng tâm của từ nội dung. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

AL

www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

HOẠT ĐỘNG 1: TRẢI NGHIỆM KẾT NỐI (3 phút) 1. Mục tiêu

NH ƠN

- Huy động các kiến thức đã được học của HS và tạo nhu cầu tiếp tục tìm hiểu mới của HS. - Tạo không khí lớp học vui vẻ, thoải mái.

2. Nội dung bài học: GV giới thiệu về bài học.

3. Sản phẩm hoạt động: HS lắng nghe, GV giới thiệu bài học mới. 4. Tổ chức hoạt động: GV tổ chức, học sinh lắng nghe. Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

QU

Y

GV sẽ đưa ra dữ kiện liên quan đến ứng HS quan sát video và tìm ra đáp án. dụng của ankađien. GV yêu cầu HS quan sát và tìm ra từ khóa.

DẠ Y

KÈ M

GV dẫn dắt: “Như các em đã biết rằng cây cao su có nguồn gốc từ rừng mưa Amazon HS chú ý lắng nghe ở Bazil. Sau đó cây mới được mang đi trồng ở các quốc gia khác. Vào năm 1755, bài báo cáo về cao su đầu tiên xuất hiện. Trong bài báo cáo, rất nhiều tính chất đặc biệt được công bố, ứng dụng trong nhiều lĩnh vực sản xuất và sinh hoạt. Kể từ đó, nhu cầu tiêu thụ cao su tăng lên một cách nhanh chóng. Điều này dẫn đến thiếu hụt nguồn cung cấp cao su tự nhiên. Đến đầu thế kỉ 19, các nhà khoa học đã thành công trong việc tổng hợp cao su nhân tạo. Cao su nhân tạo hay tự nhiên đều là polime được cấu thành từ các monome chủ yếu là phân tử ankađien. Vậy ankađien là 143


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

AL

gì? Chúng có đặc điểm gì khác nhau với anken? Chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu nhé. Bài 30: “ANKAĐIEN.” 4. Phương án đánh giá

CI

Thông qua việc quan sát và vấn đáp nhằm đánh giá HS đã có phần nào của kiến thức.

(32 phút)

OF FI

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 2.1: Định nghĩa, phân loại, tính chất hóa học và ứng dụng (29 phút) 1. Mục tiêu:

- Nêu được khái niệm về ankađien (định nghĩa, công thức chung, phân loại, đặc điểm cấu tạo, đồng đẳng, đồng phân, danh pháp của ankađien).

NH ƠN

2. Nội dung: Hoạt động nhóm – cá nhân.

3. Sản phẩm: HS trình bày được nội dung các phần kiến thức theo yêu cầu của GV. 4. Tổ chức hoạt động: Làm việc nhóm – kết hợp làm việc cá nhân. Giáo viên tổ chức, hướng dẫn HS hoạt động, hỗ trợ khi cần thiết, kiểm tra, đánh giá học sinh. Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

QU

Y

GV yêu cầu HS gấp SGK, HS lắng nghe. để ra đầu bàn và bắt đầu tiết học không cần đến SGK.

KÈ M

GV chia lớp thành 6 nhóm “chuyên gia”, mỗi nhóm thảo luận và giải quyết phiếu học tập giáo viên giao.

Nội dung I. ĐỊNH NGHĨA, PHÂN LOẠI 1. Định nghĩa - Ankađien là hiđrocacbon mạch hở có 2 liên kết đôi C = C trong phân tử. - Công thức phân tử chung của các ankađien: CnH2n – 2 (n 3) .

DẠ Y

GV lần lượt cho HS bốc HS làm việc nhóm, thảo 2. Phân loại thăm các mảnh giấy có luận các nội dung được đường kẻ màu, sau khi hết - Dựa vào vị trí tương đối giao. thời gian thảo luận nhóm giữa hai liên kết đôi, chia chuyên gia, các thành viên làm 3 loại: sẽ di chuyển về nhóm có + Ankađien có hai liên kết màu tương ứng để giải đáp đôi cạnh nhau. tất cả các nội dung cho nhóm mình. + Ankađien có hai liên kết đôi các nahu một liên kết Các nhóm tiến hành và đơn (Ankađien liên hợp). 144


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community + Ankađien có hai liên kết

thảo luận trong vòng 8 phút

AL

đôi cách nhau từ hai liên

Nhóm chuyên gia 1 + 4: Định nghĩa, phân loại ankađien.

kết đơn trở lên.

GV yêu cầu HS thảo luận “phiếu học tập số 1”

HỌC

OF FI

1. Phản ứng cộng

Nhóm chuyên gia 2 + 5: Phản ứng cộng.

a) Cộng hiđro

GV yêu cầu HS thảo luận “phiếu học tập số 2”

- Tỉ lệ 1:2: Cộng vào 2 nối đôi:

Nhóm chuyên gia 3 + 6: Phản ứng trùng hợp, phản ứng oxi hóa.

NH ƠN

CH2 = CH – CH = CH2 +

GV yêu cầu HS thảo luận “phiếu học tập số 3”

QU

Y

Sau khi các nhóm đã trình HS di chuyển về nhóm bày được kết quả thảo luận mảnh ghép sau khi kết thúc của nhóm mình lên bảng. phần thảo luận. Nhiệm vụ tiếp theo của các nhóm là chia sẻ những kiến thức đó với các bạn nhóm khác theo thứ tự nhóm 1 – 2 – 3; 4 – 5 – 6.

KÈ M

Sẽ có 10 phút để chia sẻ các kiến thức với nhau. HS làm việc nhóm truyền Các em cùng nhau trao đổi, đạt lại các nội dung đã thảo thảo luận với nhau, trình luận. bày cho các em đã thảo luận. Sau khi HS đã hoàn thành nhiệm vụ của mình, GV HS nhận xét các nhóm. mời HS các nhóm nhận xét lẫn nhau.

DẠ Y

CI

II. TÍNH CHẤT HÓA

GV nhận xét, củng cố và HS lĩnh hội kiến thức. hoàn thiện kiến thức.

Ni,t 2H2 

CH3–CH2–

CH2–CH3. b) Cộng brom - Tỉ lệ 1:2: Cộng vào 2 nối đôi. CH2=CH–CH=CH2 +2Br2  CH2Br –CHBr –CHBr– CH2Br - Tỉ lệ 1:1 Cộng 1,2 (-800C) tạo SPC là: CH2=CH–CH=CH2 + Br2 80 C   CH2=CH–CHBr– o

CH2Br Cộng 1,4 ( 400C) tạo SPC là: CH2=CH–CH=CH2 + Br2 40 C   CH2Br–CH=CH– o

145


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community CH2Br

AL

c) Cộng hiđro halogenua Tỉ lệ 1:1

CI

Cộng 1,2 (-800C) tạo SPC: CH2=CH–CH=CH2+HBr 80 C  

OF FI

o

CH2=CHCHBrCH3 Cộng 1,4 ( 400C) tạo SPC: CH2=CH–CH=CH2 + HBr 40 C   CH3–CH=CH–

CH2Br 2. Phản ứng trùng hợp. nCH2 = CH – CH = CH2 → ( CH2 – CH = CH – CH2 )n 3. Phản ứng oxi hóa. a) Oxi hóa hoàn toàn:  8CO2 2C4H6 + 11O2 

+ 6H2O (nH2O < nCO2) b) Oxi hóa không hoàn toàn: Buta -1,3-đien và isopren cũng làm mất màu dung dịch brom và thuốc tím tương tự anken.

DẠ Y

KÈ M

QU

Y

NH ƠN

o

5. Phương án đánh giá - Thông qua quan sát: Trong quá trình HS hoạt động nhóm, GV cần quan sát kĩ tất cả các nhóm, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí. 146


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

AL

- Thông qua việc hỏi – đáp để đánh giá HS đã hình thành kiến thức nào, những kiến thức nào cần phải điều chỉnh bổ sung các hoạt động tiếp theo. Hoạt động 2.2: Điều chế (3 phút) Nêu được phương pháp điều chế buta – 1, 3 – đien và isopren.

CI

1. Mục tiêu:

OF FI

2. Nội dung: Trực quan, cả lớp làm việc với SGK, tương tác với các câu hỏi vấn đáp tìm tòi của GV, hoạt động nhóm, cá nhân. 3. Sản phẩm: HS trình bày được nội dung các phần kiến thức theo yêu cầu của GV. 4. Tổ chức thực hiện: Làm việc cá nhân. Giáo viên tổ chức, hướng dẫn HS hoạt động, hỗ trợ khi cần thiết, kiểm tra, đánh giá học sinh. Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

III. ĐIỀU CHẾ

NH ƠN

III. ĐIỀU CHẾ

Nội dung

Nhớ lại phương pháp 1. Điều chế buta-1,3-đien từ điều chế anken để từ đó C4H10 hoặc C4H8 nêu phương pháp điều CH3 – CH2 – CH2 – CH3 → chế buta -1,3-đien CH2 = CH – CH = CH2 + 2H2 GV cung cấp thêm cho HS HS lĩnh hội kiến thức 2. Điều chế isopren bằng cách phương trình điều chế tách hiđro của isopentan isopren.

Y

Từ nội dung điều chế anken đã học, GV hướng dẫn HS đến phản ứng điều chế buta -1, 3-đien.

QU

HS trả lời câu hỏi.

KÈ M

5. Phương án đánh giá GV thông qua quan sát và vấn đáp nhằm đánh giá HS hình thành kiến thức và nắm được nội dung bài học. HOẠT ĐỘNG 3: CỦNG CỐ (5 phút)

1. Mục tiêu

DẠ Y

Củng cố khắc sâu kiến thức đã học trong bài ankađien. 2. Nội dung: Trò chơi 3. Sản phẩm: HS trình bày được nội dung các phần kiến thức theo yêu cầu của GV. 4. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, hướng dẫn HS hoạt động, hỗ trợ khi cần thiết, kiểm tra, đánh giá học sinh. 147


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung

OF FI

CI

AL

- GV tổ chức trò chơi HS chú ý lắng ghe, tiến Đáp án trò chơi “LẬT “TRÒ CHƠI LẬT hành tham gia chơi trò MẢNH GHÉP” chơi. MẢNH GHÉP” Câu 1: C Luật chơi: “Các em hãy trả Câu 2: B lời các câu hỏi trong các Phân tích, tái hiện lại kiến Câu 3: B mảnh ghép sau đây và tìm thức. ra hình ảnh được dấu sau Câu 4: A các mảnh ghép. Mỗi bạn Từ khóa: Ô NHIỄM MÔI trả lời đúng sẽ được 1 điểm TRƯỜNG BIỂN cộng.” 5. Phương án đánh giá

NH ƠN

Thông qua trò chơi mảnh ghép đánh giá phần nào HS ghi nhớ những kiến thức vừa học. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG, TÌM TÒI MỞ RỘNG (6 phút) 1. Mục tiêu

- Giúp HS vận dụng các kĩ năng, vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các tình huống trong thực tế. - Giáo dục cho HS ý thức bảo vệ môi trường.

Y

2. Nội dung: Trực quan - đàm thoại – vấn đáp.

QU

3. Sản phẩm: HS trình bày được nội dung các phần kiến thức theo yêu cầu của GV. 4. Tổ chức thực hiện: Làm việc nhóm – kết hợp làm việc cá nhân. Giáo viên tổ chức, hướng dẫn HS hoạt động, hỗ trợ khi cần thiết, kiểm tra, đánh giá học sinh. Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung

DẠ Y

KÈ M

GV chiếu hình ảnh “Ô nhiễm HS quan sát hình ảnh Lốp xe có 19% là cao su tự môi trường” và suy nghĩ trả lời nhiên (lấy từ cây cao su trồng ở khu vực Đông Nam Á), Đặt vấn đề: “Nghiên cứu năm 2005 của Đại học Nice phát HS lần lượt trả lời câu 38% là cao su tổng hợp (butadien, styrene, cao su hiện, lốp xe giải phóng hóa hỏi halobutyl) và các chất phụ gia chất độc hại ra môi trường tự nhằm ngăn ngừa tác động từ nhiên, bao gồm kim loại nặng khí ozon và oxy và giúp đẩy cực kì độc hại đối với con HS chú ý lắng nghe mạnh quá trình lưu hóa. người. Đặc biệt, khi cao su Ngoài ra là 4% đai vải polime mòn đi, lốp xe trơ trọi các hạt tổng hợp (nilon, tơ nhân tạo nhựa polime nhỏ với chảy từ và aramit) để gia cố, 12% dây sông suối ra gây ô nhiễm cho 148


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community đại đương. Làm thế nào để khắc phục điều đó?”

OF FI

CI

AL

kim loại (thép nhiều carbon) để gia cố thêm và 26% chất HS thảo luận và đưa trám trét (carbon đen, oxit GV yêu cầu các nhóm đưa ra ra ý kiến của mình. silic).. những ảnh hưởng tác động môi trường. Theo Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) GV yêu cầu các nhóm đưa ra ước tính lốp xe tạo ra khoảng những giải pháp để khắc phục 28% tổng chất thải vi nhựa việc lốp xe cũ. HS chú ý lắng nghe trong các đại dương trên thế GV nhận xét và kết luận lại. giới. Một số giải pháp:

- Tái chế lốp xe đã sử dụng.

NH ƠN

- Tiến hành nhiệt phân trong các thiết bị phản ứng đặc biệt và thu được dầu mỏ có chất lượng cao, trước hết dùng làm nhiên liệu và sau khi chưng phân đoạn, có thể chuyển hoá thành nhiều sản phẩm hoá chất có giá trị.

5. Phương án đánh giá

QU

Y

Thông qua việc quan sát và vấn đáp nhằm đánh giá HS hiểu biết phần nào về vấn đề bảo vệ môi trường. HOẠT ĐỘNG 5: GIAO NHIỆM VỤ VỀ NHÀ (1 phút) 1. Mục tiêu

- Nhắc nhở HS chuẩn bị bài học mới.

KÈ M

- Giúp HS chuyên cần, chăm chỉ, chịu khó học hỏi để tiến bộ. 2. Nội dung: GV nhắc nhở và giao nhiệm vụ về nhà 3. Sản phẩm: HS chuẩn bị nội dung bài học tiếp theo 4. Tổ chức thục hiện: GV tổ chức, HS lắng nghe.

DẠ Y

Hoạt động của GV

GV yêu cầu HS về thiết kế poster về bảo vệ môi trường biển

Hoạt động của HS HS chú ý lắng nghe.

Hạn nộp: 2 tuần. 5. Phương án đánh giá 149


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community GV thông qua việc chuẩn bị bài học mới đánh giá HS vào tiết tới.

AL

IV. PHỤ LỤC PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 CH2 = C = CH – CH3 (buta-1,2-đien) ;

CH2 = CH – CH = CH2 (buta-1,3-đien); đien).

CH2 = CH – CH2 – CH = CH2 (penta-1,4-

1. Từ các công thức cấu tạo trên của ankađien:

OF FI

CH2 = C = CH2 (propađien) ;

CI

Cho công thức của các ankađien sau:

a. Hãy cho biết điểm giống nhau và khác nhau về cấu trúc giữa ankađien và anken. ………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………

NH ƠN

………………………………………………………………………………………… b. Nêu định nghĩa ankađien và công thức tổng quát của nó. ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… 2. Từ các tên gọi của ankađien trên, hãy nêu cách gọi tên ankađien.

QU

Y

…………………………………………………………………………………………

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Cho công thức của ankađien sau: CH2 = CH – CH = CH2 (buta-1,3-đien)

KÈ M

1. Từ các công thức cấu tạo trên của ankađien, hãy cho biết tính chất hóa học đặc trưng của ankađien và giải thích. ………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………

DẠ Y

2. Viết phản ứng hóa học của buta -1,3 – đien với: a. Hiđro (Ni, to) b. Brom c. Hiđro bromua

………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… 150


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

AL

…………………………………………………………………………………………

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3

CI

Cho công thức của các ankađien sau: CH2 = CH – CH = CH2 (buta-1,3-đien);

OF FI

1. Viết phản ứng trùng hợp buta-1,3-đien. Sản phẩm tạo thành thuộc loại hợp chất nào?

………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………

NH ƠN

2. Viết phản ứng oxi hóa hoàn toàn buta-1,3-đien.

………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… 3. Viết phản ứng oxi hóa không hoàn toàn buta-1,3-đien bằng dung dịch KMnO4 ………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………

Y

BỘ CÂU HỎI: “TRÒ CHƠI LẬT MẢNH GHÉP”

QU

Câu 1: Trong các chất dưới đây, chất nào là ankađien liên hợp? A. CH2 = CH – CH2 – CH = CH2. B. CH2 = C = CH2.

KÈ M

C. CH2 = CH – CH = CH2.

D. CH2 = CH – CH2 – CH3. Câu 2: Hợp chất nào sau đây cộng H2 dư tạo thành isopentan? A. CH2 = CH – CH2 – CH = CH2. CH2 = C - CH = CH2. CH3

DẠ Y

B.

C. CH2 = CH – CH = CH – CH3. D. CH2 = C - CH3 . CH3

151


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community Câu 3: Dãy chất nào sau đây đều có thể làm mất màu dung dịch thuốc tím?

AL

A. metan, etilen, isopropen. B. etilen, but – 1 –en, butađien.

CI

C. propan, propen, propađien. D. etan, etilen, propilen.

A. 2.

B. 3.

C. 4.

OF FI

Câu 4: Butađien khi cộng Br2 theo tỉ lệ 1:1 có thể tạo ra bao nhiêu sản phẩm có cấu tạo khác nhau? D.5

NH ƠN

Hình ảnh “LẬT MẢNH GHÉP”

DẠ Y

KÈ M

QU

Y

“Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG BIỂN”

152


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community KẾ HOẠCH BÀI DẠY LỚP 12 BÀI 34: CROM VÀ HỢP CHẤT CỦA CROM Số tiết: 2

AL

PHỤ LỤC 2

NH ƠN

OF FI

CI

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - HS nêu được vị trí, cấu tạo nguyên tử, tính chất vật lí (độ cứng, màu, khói, khối lượng riêng) của crom, số oxi hóa, tính chất hóa học của crom là tính khử (phản ứng với oxi, clo, lưu huỳnh, dung dịch axit). - HS giải thích được cấu hình electron bất thường của crom, tại sao crom bền trong không khí, tính chất của crom (III) và crom (VI). 2. Năng lực 2.1. Năng lực chung - Năng lực tự học: Thực hiện được phiếu học tập, trả lời câu hỏi thông qua gợi ý của GV cũng như kiến thức có trong sách giáo khoa. - Năng lực hợp tác và giao tiếp: Biết chủ động giao tiếp khi có vấn đề thắc mắc và hợp tác nhóm. - Năng lượng giải quyết vấn đề: Giải quyết vấn đề mà giáo viên đưa ra đồng thời có thể tìm tòi và sáng tạo. 2.2. Năng lực hóa học

QU

Y

Nhận thức hóa học

KÈ M

Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học

Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học

Trình bày được vị trí, cấu tạo nguyên tử, tính chất vật lí (độ cứng, màu, khói, khối lượng riêng) của crom, số oxi hóa, tính chất hóa học của crom là tính khử. Viết được phương trình hóa học của crom và hợp chất của crom Quan sát, tiến hành thí nghiệm để nhận xét về tính chất hóa học của crom. Liên hệ thực tế về ô nhiễm môi trường nước do kim loại nặng. Vận dụng kiến thức để tìm cách sử dụng hợp lý về hóa chất.

DẠ Y

3. Phẩm chất - Chăm chỉ: Kiên trì, tỉ mỉ, cẩn thận trong quá trình học; tích cực tìm tòi và sáng tạo nhiệm vụ học tập của nhóm, cá nhân do giáo viên đưa ra. - Trung thực: Khách quan, trung thực trong quá trình làm việc nhóm. - Trách nhiệm: Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Có trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường đất và sử dụng hợp lý về hóa chất. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC 1. Phương pháp dạy học 153


CI OF FI

NH ƠN

- Phương pháp hợp tác nhóm. - Phương pháp đàm thoại. - Phương pháp giải quyết vấn đề. 2. Kĩ thuật dạy học. - Kĩ thuật hỏi đáp tích cực. - Kĩ thuật công não. - Kĩ thuật sơ đồ tư duy. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ TƯ LIỆU 1. Giáo viên - Kế hoạch giảng dạy. - Powerponit về bài học. 2. Học sinh - Chuẩn bị dụng cụ học tập, SGK. - Nghiên cứu nội dung bài học trước ở nhà. - Tìm hiểu về ô nhiễm đất do kim loại nặng. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

AL

www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

HOẠT ĐỘNG 1: TRẢI NGHIỆM KẾT NỐI (5 phút) 1. Mục tiêu:

- Tạo không khí lớp học vui vẻ, thoải mái.

2. Nội dung bài học: Trực quan – Đàm thoại – nghiên cứu SGK

Y

3. Sản phẩm hoạt động: HS trình bày được nội dung các phần kiến thức theo yêu cầu của GV.

QU

4. Tổ chức hoạt động: GV tổ chức, học sinh lắng nghe, trả lời. Hoạt động của GV * Chuyển giao nhiệm vụ

Hoạt động của HS * Thực hiện nhiệm vụ

KÈ M

GV giới thiệu một số kháng vật có chứa HS quan sát và lắng nghe. crom, những quốc gia giàu mỏ quặng crom * Báo cáo, kết quả thảo luận và quặng crom ở Việt Nam. GV yêu cầu HS kể tên một vài vật dụng có chứa crom.

DẠ Y

GV giới thiệu thêm một số ứng dụng của crom. GV dẫn dắt: “Như các em đã nhìn thấy, crom và hợp chất của crom có ứng dụng rất nhiều trong thực tiễn. Vậy crom và hợp chất của crom có tính chất và đặc điểm cấu tạo như thế nào? Bài học ngày hôm nay 154


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community chúng ta sẽ đi tìm hiểu.

AL

5. Phương án đánh giá Thông qua việc quan sát HS nhằm đánh giá HS đã có phần nào của kiến thức.

CI

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về vị trí trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron nguyên tử, ứng dụng và tính chất vật lí (15 phút)

OF FI

1. Mục tiêu:

Trình bày được vị trí trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron nguyên tử, tính chất vật lí và ứng dụng. 2. Nội dung: Trực quan, cả lớp làm việc nhóm, trình bày sơ đồ tư duy và thuyết trình. 3. Sản phẩm: HS trình bày được nội dung các phần kiến thức theo yêu cầu của GV.

Hoạt động của GV

NH ƠN

4. Tổ chức hoạt động: Làm việc nhóm – kết hợp làm việc cá nhân. Giáo viên tổ chức, hướng dẫn HS hoạt động, hỗ trợ khi cần thiết, kiểm tra, đánh giá học sinh. Hoạt động của HS

Lớp học chia thành 8 nhóm.

Y

Các nhóm quan sát video và tiến hành thảo luận nhóm, trình bày nội dung trên giấy A0 trong vòng 5 phút.

QU

GV yêu cầu các nhóm quan sát video và trình bày trên giấy A0 về các nội dung sau trong vòng 5 phút: I. Vị trí trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron nguyên tử.

KÈ M

II. Tính chất vật lí. V. Ứng dụng

DẠ Y

Trình bày dưới dạng sơ đồ tư duy, biểu mẫu… Mỗi nhóm chỉ sử dụng 1 điện thoại tìm kiếm thông tin. Sau khi hết thời gian thảo luận, GV chọn 1 nhóm bất kì trình bày. Còn các nhóm còn lại

Nội dung I. Vị trí trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron nguyên tử - Ô 24, nhóm VIB, chu kì 4. Cấu hình electron: 2 2 6 2 6 5 1 1s 2s 2p 3s 3p 3d 4s hay 5 1 [Ar]3d 4s . II. Tính chất vật lí - Crom là kim loại màu trắng bạc, có khối lượng riêng lớn (d = 7,2g/cm3), t0nc = 18900C. - Là kim loại cứng nhất, có thể rạch được thuỷ tinh V. Ứng dụng + Trong ngành luyện kim, để tăng cường khả năng chống ăn mòn và đánh bóng bề mặt: như là một thành phần của hợp kim, chẳng hạn trong thép không gỉ để làm dao, kéo.

HS trong nhóm trình bày sản phẩm. Các nhóm + Mạ crom. khác lắng nghe, nhận xét + Làm thuốc nhuộm và son. và bổ sung, đóng góp ý + Làm chất xúc tác kiến.

155


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

GV nhận xét, đánh giá và chốt lại kiến thức.

… HS lĩnh hội kiến thức.

AL

nhận xét, bổ sung và đóng góp ý kiến.

CI

5. Phương án đánh giá

OF FI

- Thông qua quan sát: Trong quá trình HS hoạt động nhóm, GV cần quan sát kĩ tất cả các nhóm, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí. - Thông qua việc hỏi – đáp để đánh giá HS đã hình thành kiến thức nào, những kiến thức nào cần phải điều chỉnh bổ sung các hoạt động tiếp theo. Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về tính chất hóa học của crom (25 phút) 1. Mục tiêu:

NH ƠN

Trình bày được số oxi hóa, tính chất hóa học của crom là tính khử (phản ứng với oxi, clo, lưu huỳn, dung dịch axit). 2. Nội dung: Trực quan, cả lớp làm việc nhóm, trình bày sơ đồ tư duy và thuyết trình. 3. Sản phẩm: HS trình bày được nội dung các phần kiến thức theo yêu cầu của GV. 4. Tổ chức hoạt động: Làm việc nhóm – kết hợp làm việc cá nhân. Giáo viên tổ chức, hướng dẫn HS hoạt động, hỗ trợ khi cần thiết, kiểm tra, đánh giá học sinh.

QU

II. TÍNH CHẤT HÓA HỌC

Hoạt động của HS

Y

Hoạt động của GV

KÈ M

GV yêu cầu HS nhắc lại vị trí Al, Fe, Cr, Zn trong dãy điện hóa từ đó nhận xét tính chất của Cr so với Fe, Zn.

Các nhóm quan sát video và tiến hành thảo luận nhóm, trình bày nội dung trên giấy A0 trong vòng 5 phút.

GV yêu cầu HS trả lời về các số oxi hóa thường gặp của crom.

DẠ Y

GV xem HS video thí nghiệm của crom và yêu cầu các nhóm trình bày phần tính chất hóa học của crom trong vòng 4 phút. Sau khi hết thời gian thảo HS trong nhóm trình bày luận, GV chọn 1 nhóm bất sản phẩm. Các nhóm khác

Nội dung II. TÍNH CHẤT HÓA HỌC - Là kim loại có tính khử mạnh hơn sắt. - Trong các hợp chất crom có số oxi hoá từ +1  +6 (hay gặp +2, +3 và +6). 1. Tác dụng với phi kim (ở nhiệt độ cao khử được nhiều phi kim) 4Cr + 3O2

Cr2O3

2Cr + 3Cl2

2CrCl3

2Cr + 3S  Cr2S3 (ở phản ứng này tạo Cr III) 2. Tác dụng với nước 156


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

GV đặt câu hỏi cho HS: HS trả lời câu hỏi. “Vì sao Cr lại bền vững với nước và không khí?” HS lĩnh hội kiến thức. GV chốt lại kiến thức. GV bổ sung thông tin về điều chế

3. Tác dụng với axit

Cr + 2HCl  CrCl2 + H2 Cr + H2SO4  CrSO4 + H2  Cr0 + 2H+ → Cr2+ + H2

NH ƠN

“Crom có trong quặng romit FeO.Cr2O3( tạp chất HS chú ý lắng nghe. thường là Al2O3, SiO2).Cr2O3 được tách ra và điều chế bằng phản ứng nhiệt nhôm.

CI

HS chú ý lắng nghe.

OF FI

GV nhận xét, đánh giá.

Al + Cr2O3  Al2O3 + Cr Crom không tồn tại ở dạng tự do.” 5. Phương án đánh giá

Cr bền với nước và không khí do có lớp màng oxit rất mỏng, bền bảo vệ  mạ crom lên sắt để bảo vệ sắt và dùng Cr để chế tạo thép không gỉ.

AL

kì trình bày. Còn các nhóm lắng nghe, nhận xét và bổ còn lại nhận xét, bổ sung sung, đóng góp ý kiến. và đóng góp ý kiến.

Cr không tác dụng với dung dịch HNO3 hoặc H2SO4 đặc, nguội. - Với HNO3 hoặc H2SO4 đặc, nóng -> Cr3+.

QU

Y

- Thông qua quan sát: Trong quá trình HS hoạt động nhóm, GV cần quan sát kĩ tất cả các nhóm, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí. - Thông qua việc hỏi – đáp để đánh giá HS đã hình thành kiến thức nào, những kiến thức nào cần phải điều chỉnh bổ sung các hoạt động tiếp theo.

KÈ M

Hoạt động 2.3: Tìm hiểu về hợp chất của crom (25 phút) 1. Mục tiêu:

Trình bày được tính chất hóa học của các hợp chất crom (III) và crom (VI). 2. Nội dung: Trực quan, cả lớp làm việc nhóm, trình bày sơ đồ tư duy và thuyết trình. 3. Sản phẩm: HS trình bày được nội dung các phần kiến thức theo yêu cầu của GV.

DẠ Y

4. Tổ chức hoạt động: Làm việc nhóm – kết hợp làm việc cá nhân. Giáo viên tổ chức, hướng dẫn HS hoạt động, hỗ trợ khi cần thiết, kiểm tra, đánh giá học sinh. Hoạt động của GV

IV. HỢP CHẤT CỦA CROM

Hoạt động của HS

Nội dung IV – HỢP CHẤT CỦA CROM 1. Hợp chất crom (III) 157


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community a) Crom (III) oxit – Cr2O3

GV yêu cầu HS quan sát HS quan sát hình ảnh. hình ảnh Cr2O3, Cr(OH)3 rút ra trạng thái màu sắc, ứng dụng của Cr2O3 và Cr(OH)3

- Cr2O3 là chất rắn, màu lục thẩm, không tan trong nước.

GV yêu cầu các nhóm trình bày nội dung trên giấy A0 trong vòng 4 phút.

CI

2 nhóm tiến hành thí Cr O + 6HCl  2CrCl + 3H 2 3 3 2 nghiệm. Các nhóm khác quan sát và nêu - Ứng dụng:Tạo màu cho đồ sứ , thủy tinh hiện tượng b) Crom (III) hiđroxit – Cr(OH)3 HS trả lời câu hỏi. - Cr(OH)3 là chất rắn, màu lục xám, không tan trong nước. Các nhóm trình bày nội - Điều chế: dung trên giấy A0. CrCl3 +3NaOH  Cr(OH)3 + 3NaCl

OF FI

GV đặt câu hỏi: “Vì sao hợp chất Cr3+ vừa thể hiện tính khử, vừa thể hiện tính oxi hóa?

- Cr2O3 là oxit lưỡng tính: Cr2O3 + 2NaOH (đặc)  2NaCrO2 + H2 O

NH ƠN

GV yêu cầu 2 nhóm bất kì tiến hành thí nghiệm điều chế Cr(OH)3 và thử tính chất.

AL

1. Hợp chất crom (III)

KÈ M

QU

Y

- Cr(OH)3 là một hiđroxit lưỡng HS trong nhóm trình tính bày sản phẩm. Các Cr(OH) + NaOH  NaCrO + 3 2 nhóm khác lắng nghe, 2H O Natricromit 2 nhận xét và bổ sung, Cr(OH) + 3HCl  CrCl + 3H O 3 3 2 đóng góp ý kiến. Tính khử và tính oxi hóa: Do có HS chú ý lắng nghe và số oxi hóa trung gian nên trong GV đặt câu hỏi để khắc lĩnh hội kiến thức. dung dịch vừa có tính oxi hóa sâu kiến thức và chốt lại (môi trường axit) vừa có tính khử kiến thức. (môi trường bazơ). 2. Hợp chất crom (VI) 2CrCl3 + Zn 2CrCl2 + ZnCl2 GV giới thiệu về CrO3 HS quan sát hình ảnh. 2Cr3+ + Zn 2Cr2+ + Zn2+ và một số muối crom Sau khi hết thời gian thảo luận, GV chọn 1 nhóm bất kì trình bày. Còn các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung và đóng góp ý kiến.

(VI).

2NaCrO2 + 3Br2 + 8NaOH 2Na2CrO4 + 6NaBr + 4H2O.

DẠ Y

GV yêu cầu 2 nhóm bất 2 nhóm tiến hành thí kì tiến hành thí nghiệm : 2CrO42nghiệm. Các nhóm 2CrO2 + 3Br2 + 8OH K2Cr2O7 + FeSO4 (môi khác quan sát và nêu + 6Br + 4H2O. trường axit) hiện tượng 2. Hợp chất crom (VI) GV yêu cầu HS nghiên Các nhóm trình bày nội a) Crom (VI) oxit – CrO3 cứu SGK và thảo luận dung trên giấy A0. - CrO3 là chất rắn màu đỏ thẫm. 158


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community - Là một oxit axit  H2CrO4 (axit

AL

CrO3 + H2O cromic)

2CrO3 + H2O  H2Cr2O7 (axit đicromic)

CI

nhóm, trình bày nội HS trong nhóm trình dung trên giấy A0 trong bày sản phẩm. Các vòng 4 phút. nhóm khác lắng nghe, Sau khi hết thời gian nhận xét và bổ sung, thảo luận, GV chọn 1 đóng góp ý kiến. nhóm bất kì trình bày. Còn các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung và đóng góp ý kiến.

OF FI

- Có tính oxi hoá mạnh: Một số chất hữu cơ và vô cơ (S, P, C, C2H5OH) bốc cháy khi tiếp xúc GV đặt câu hỏi để khắc HS chú ý lắng nghe và với CrO3. sâu kiến thức và chốt lại lĩnh hội kiến thức. b) Muối Crom (VI) kiến thức. - Là những hợp chất bền.

NH ƠN

+ Na2CrO4 và K2CrO4 có màu vàng (màu của ion CrO24 ) + Na2Cr2O7 và K2Cr2O7 có màu da cam (màu của ion Cr2O27 )

QU

Y

- Các muối cromat và đicromat có tính oxi hoá mạnh. K2Cr2O7 + 6FeSO4 + 7H2SO4 3Fe2(SO4)3 + Cr2(SO4)3+ K2SO4 + 7H2O - Trong dung dịch của ion Cr2O72luôn có cả ion CrO42- ở trạng tháo cân bằng với nhau: Cr2O72- + H2O

2CrO42- + 2H+

KÈ M

5. Phương án đánh giá - Thông qua quan sát: Trong quá trình HS hoạt động nhóm, GV cần quan sát kĩ tất cả các nhóm, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí.

DẠ Y

- Thông qua việc hỏi – đáp để đánh giá HS đã hình thành kiến thức nào, những kiến thức nào cần phải điều chỉnh bổ sung các hoạt động tiếp theo. Hoạt động 2.4: Tìm hiểu về ô nhiễm môi trường nước (10 phút)

1. Mục tiêu: - Biết và vận dụng một số biện pháp để bảo vệ môi trường trong cuộc sống hằng ngày. - Biết phát hiện một số vấn đề thực tế về môi trường. 159


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community - Rèn luyện năng lực làm việc tự lập, năng lực tư duy và năng lực làm việc nhóm.

AL

2. Nội dung bài học: Đàm thoại – Vấn đáp.

3. Sản phẩm: HS trình bày được nội dung các phần kiến thức theo yêu cầu của GV.

Hoạt động của GV

CI

4. Tổ chức hoạt động: Làm việc nhóm – kết hợp làm việc cá nhân. Giáo viên tổ chức, hướng dẫn HS hoạt động, hỗ trợ khi cần thiết, kiểm tra, đánh giá học sinh. Hoạt động của HS

Nội dung

NH ƠN

Đối với Crom: Crom là kim loại màu trắng, Các nhóm tiến hành thảo trong nước thường tồn tại luận và hoàn thành nội dưới 2 dạng ion Cr(III) và dung. Cr(VI). Cr(III) không độc

KÈ M

QU

GV yêu cầu các nhóm thảo luận trong vòng 5 phút nguyên nhân ô nhiễm nước do crom từ đâu và chúng có ảnh hưởng như thế nào đến con người và thực vật?

Các kim loại nặng là nguồn chất dộc nguy hại đối với hệ sinh thái đất, chuỗi thức ăn và con người. Các kim loại nặng có tính độc cao nguy hiểm là: Thủy ngân (Hg), cadimi (Cd), chì (Pb), niken (Ni); ngoài ra, các kim loại nặng có tính độc mạnh là asen (As); crom (Cr); mangan (Mn); kẽm (Zn) và thiếc (Sn).

Y

GV dẫn dắt: “Các kim loại nặng là nguồn chất dộc nguy hại đối với hệ sinh thái đất, chuỗi thức ăn và con người. Các kim loại nặng có tính độc cao nguy hiểm là: Thủy ngân (Hg), cadimi (Cd), chì (Pb), niken (Ni); ngoài ra, các kim loại nặng có tính độc mạnh là asen (As); crom (Cr); mangan (Mn); kẽm (Zn) và thiếc (Sn).”

OF FI

GV đưa ra một số hình HS quan sát hình ảnh và Ô NHIỄM MÔI ảnh về ô nhiễm môi trường chú ý lắng nghe. TRƯỜNG NƯỚC DO nước. KIM LOẠI NẶNG

nhưng Cr(VI) rất độc với người và động – thực vật.

DẠ Y

GV gọi 1 - 2 nhóm trình 1 – 2 HS của các nhóm * Nguyên nhân: công bày. Các nhóm khác nhận trình bày nội dung. nghiệp nhuộm len, mạ, xét, bổ sung và đóng góp ý thuộc da, sản xuất đồ gốm, kiến. sản xuất chất nổ. GV nhận xét, đánh giá. * Tác hại : HS chú ý lắng nghe. GV bổ sung thêm một số - Đối với cây trồng: Cr6+ tư liệu: độc đối với động vật, thực “Sukinda là thành phố có vật, làm vàng cây lúa mù những mỏ quặng crom lộ và lúa. 160


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community thiên lớn nhất thế giới. Có tới 60% nước sinh hoạt ở đây chứa crom hóa trị 6 với nồng đồ lớn hơn hai lần so với các tiêu chuẩn quốc tế. Một tổ chức y tế ở Ấn Độ ước tính khoảng 84,75% số trường hợp tử vong tại các khu vực khai thác quặng crom ở Sukinda do các bệnh liên quan tới crom hóa trị 6 gây nên.”

- Đối với con người:

CI

AL

Cr (VI) dễ gây loét dạ dày, ruột non, xuất hiện mụn cơm, viêm gan, viêm thận, ung thư phổi. * Giải pháp:

OF FI

- Xây bể lọc nước

- Sử dụng thiết bị xử lý kim loại nặng.

GV yêu cầu các nhóm đưa Các nhóm lần lượt đưa ra ra giải pháp khắc phục. giải pháp.

NH ƠN

GV chốt lại kiến thức.

HOẠT ĐỘNG 3: CỦNG CỐ (5 phút) 1. Mục tiêu:

- Củng cố kiến thức về bài “Crom và hợp chất của crom”. - Rèn luyện năng lực làm việc tự lập, năng lực tư duy. 2. Nội dung hoạt động: Trò chơi – hoạt động nhóm.

Y

3. Sản phẩm: GV tổ chức trò chơi cho HS nhằm củng cố bài học.

QU

4. Tổ chức hoạt động: GV tổ chức, HS lắng nghe, trả lời câu hỏi. Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

KÈ M

GV tổ chức trò chơi “AI HS chú ý lắng nghe và trả NHANH TAY HƠN”. Có lời câu hỏi. tất cả 5 câu hỏi. Mỗi câu hỏi có 10 giây và nhóm nào trả lời đúng, nhanh nhất sẽ được 1 điểm cộng.

Nội dung Câu 1: C Câu 2: A Câu 3: C Câu 4: B Câu 5: B

5. Phương án đánh giá

DẠ Y

Thông qua trò chơi đánh giá HS đã nắm được kiến thức của bài học ngày hôm nay. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN VẬN DỤNG, TÌM TÒI MỞ RỘNG VÀ GIAO NHIỆM VỤ VỀ NHÀ (1 phút) Hoạt động của GV

GV nhắc nhở HS chuẩn bị bài học mới.

Hoạt động của HS HS lắng nghe và tiếp nhận nhiệm vụ. 161


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

CÂU HỎI PHẦN “CỦNG CỐ” Câu 1: Hiện tượng nào dưới đây đã được mô tả không đúng?

CI

GV thông qua việc tiết sau đánh giá HS chuẩn bị phần nào của bài học. IV. PHỤ LỤC

AL

5. Phương án đánh giá

OF FI

A. Thêm dư NaOH vào dung dịch K2Cr2O7 thì dung dịch chuyển từ màu da cam sang màu vàng. B. Thêm dư NaOH và Cl2 vào dung dịch CrCl2 thì dung dịch từ màu xanh chuyển thành màu vàng. C. Thêm từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch CrCl3 thấy xuất hiện kết tủa vàng nâu tan lại trong NaOH dư.

NH ƠN

D. Thêm từ từ dung dịch HCl vào dung dịch Na[Cr(OH)4] thấy xuất hiện kết tủa lục xám, sau đó tan lại. Câu 2: Phản ứng nào sau đây không đúng? A. Cr + 2F2  CrF4 t  B. 2Cr + 3Cl2  2CrCl3 t  C. 2Cr + 3S  Cr2S3 t  D. 3Cr + N2  Cr3N2

Y

Câu 3: Hiện tượng nào dưới đây đã được mô tả không đúng?

QU

A. Thổi khí NH3 qua CrO3 đun nóng thấy chất rắn chuyển từ màu đỏ sang màu lục thẫm. B. Đun nóng S với K2Cr2O7 thấy chất rắn chuyển từ màu da cam sang màu lục thẫm.

KÈ M

C. Nung Cr(OH)2 trong không khí thấy chất rắn chuyển từ màu lục sáng sang màu lục thẫm. D. Đốt CrO trong không khí thấy chất rắn chuyển từ màu đen sang màu lục thẫm. Câu 4: Trong các câu sau đây, câu nào không đúng? A. Crom là kim loại có tính khử mạnh hơn sắt

DẠ Y

B. Crom là kim loại nên chỉ tạo được oxit bazơ C. Crom có những tính chất hoá học giống nhôm D. Crom có những hợp chất giống hợp chất của lưu huỳnh

Câu 5: Hòa tan hết 1,08 gam hỗn hợp Cr và Fe trong dung dịch HCl loãng, nóng thu được 448 ml khí (đktc). Lượng crom có trong hỗn hợp là: 162


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community B. 0,520 gam.

C. 0,560 gam.

D. 1,015 gam.

BÀI 45: HÓA HỌC VÀ VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG Số tiết: 1

AL

A. 0,065 gam.

QU

Y

NH ƠN

OF FI

CI

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức a. Kiến thức HS trình bày được - Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí, nước, đất. - Tác hại của sự ô nhiễm môi trường đối với cuộc sống của con người. - Những tác động của ngành sản xuất hóa học và các ngành sản xuất khác đến môi trường. - Những vấn đề bảo vệ môi trường trong đời sống, sản xuất và học tập có liên quan đến hóa học. 2. Năng lực 2.1. Năng lực chung - Năng lực tự học: Thực hiện được phiếu học tập, trả lời câu hỏi thông qua gợi ý của GV cũng như kiến thức có trong sách giáo khoa. - Năng lực hợp tác và giao tiếp: Biết chủ động giao tiếp khi có vấn đề thắc mắc và hợp tác nhóm. - Năng lượng giải quyết vấn đề: Giải quyết vấn đề mà giáo viên đưa ra đồng thời có thể tìm tòi và sáng tạo. 2.2. Năng lực hóa học

KÈ M

Nhận thức hóa học

DẠ Y

Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học

Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học

Trình bày được nguyên nhân và tác hại, biện pháp khắc phục về ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí. Tìm được thông tin trong bài học, trên các phương tiện thông tin đại chúng về vấn đề ô nhiễm môi trường. Xử lí các thông tin, rút ra nhận xét về một số vấn đề ô nhiễm và chống ô nhiễm môi trường. HS trình bày được kết quả làm việc nhóm trên pơperponit, trình bày được kết quả trước lớp. Vận dụng được kiến thức về giải quyết một số tình huống về môi trường trong thực tiễn. Tính toán lượng khí thải, chất thải trong phòng thí nghiệm và trong sản xuất 163


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

KÈ M

QU

Y

NH ƠN

OF FI

CI

AL

3. Phẩm chất - Chăm chỉ: Kiên trì, tỉ mỉ, cẩn thận trong quá trình học; tích cực tìm tòi và sáng tạo nhiệm vụ học tập của nhóm, cá nhân do giáo viên đưa ra. - Trung thực: Khách quan, trung thực trong quá trình làm việc nhóm. - Trách nhiệm: Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Trách nhiệm của bản thân góp phần bảo vệ môi trường. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC 1. Phương pháp dạy học - Phương pháp hợp tác nhóm. - Phương pháp đàm thoại. - Phương pháp thuyết trình. 2. Kĩ thuật dạy học. - Kĩ thuật hỏi đáp tích cực. - Kĩ thuật công não. - Kĩ thuật tia chớp. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ TƯ LIỆU 1. Giáo viên - Kế hoạch giảng dạy. - Powerponit về bài học. 2. Học sinh - Chuẩn bị dụng cụ học tập, SGK. - Nghiên cứu nội dung bài học trước ở nhà. - Các nhóm chuẩn bị nội dung đã phân công trước 2 tuần + Nhóm 1: Tìm hiểu về khái niệm ô nhiễm môi trường và ô nhiễm môi trường không khí. + Nhóm 2: Tìm hiểu về ô nhiễm môi trường nước. + Nhóm 3: Tìm hiểu về ô nhiễm môi trường đất. + Nhóm 4: Tìm hiểu về nhận biết môi trường bị ô nhiễm và vai trò của hóa học trong việc xử lí chất gây ô nhiễm môi trường. - Đọc SGK, sưu tầm tài liệu, tranh ảnh, hình vẽ, bằng hình theo từng chủ đề đã được phân công. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG 1: TRẢI NGHIỆM KẾT NỐI ( 3 phút)

1. Mục tiêu:

DẠ Y

- Tiếp thu về vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay. - Tạo không khí lớp học vui vẻ, thoải mái. 2. Nội dung: Trực quan, tương tác với các câu hỏi vấn đáp tìm tòi của GV, hoạt động nhóm, cá nhân. 3. Sản phẩm hoạt động: HS trình bày được nội dung các phần kiến thức theo yêu cầu 164


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community của GV.

Hoạt động của GV

AL

4. Tổ chức hoạt động: GV tổ chức, học sinh lắng nghe, trả lời. Hoạt động của HS * Thực hiện nhiệm vụ

CI

* Chuyển giao nhiệm vụ

NH ƠN

OF FI

GV chiếu video về vấn đề ô nhiễm môi HS quan sát và lắng nghe. trường hiện nay trên toàn cầu. * Báo cáo, kết quả thảo luận GV đặt vấn đề: “Hiện nay, vấn đề về việc ô nhiễm môi trường đang được báo động rất lớn đang diễn ra phổ biến trên thế giới và ở cả Việt Nam. Đây là một vấn đề nhức nhối của toàn xã hội vậy để hiểu rõ hơn về điều này cũng như làm thế nào để bảo vệ được môi trường sống của chúng ta được trong lành hơn. Ngày hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu về bài: “HÓA HỌC VÀ VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG”. 5. Phương án đánh giá

Thông qua việc quan sát HS nhằm đánh giá HS đã có phần nào của kiến thức. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Y

(35 phút)

1. Mục tiêu:

QU

Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về ô nhiễm không khí (8 phút) Hiểu được ảnh hưởng của hóa học đối với môi trường không khí. 2. Nội dung bài học: HS thuyết trình – Đàm thoại – Vấn đáp.

KÈ M

3. Sản phẩm: HS trình bày được nội dung các phần kiến thức theo yêu cầu của GV. 4. Tổ chức hoạt động: Làm việc nhóm – kết hợp làm việc cá nhân. Giáo viên tổ chức, hướng dẫn HS hoạt động, hỗ trợ khi cần thiết, kiểm tra, đánh giá học sinh. Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

I. HÓA HỌC VÀ VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG

DẠ Y

1. Ô nhiễm môi trường không khí GV yêu cầu nhóm 1 trình bày sản phẩm của nhóm đã chuẩn bị trong vòng 5 phút. Còn các nhóm khác nhận xét, bổ

Nội dung

HS nhóm 1 chuẩn bị, trình bày sản phẩm mà nhóm đã chuẩn bị. HS các nhóm khác lắng nghe, quan sát, nhận xét

Ô nhiễm môi trường là sự thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trường. 1. Ô nhiễm môi trường không khí 165


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community sung.

và bổ sung ý kiến.

AL

* Khái niệm: Là sự có mặt của GV yêu cầu các nhóm HS lần lượt trả lời câu các chất lạ hoặc sự biến đổi quan sát và trả lời các hỏi. quan trọng trong thành phần câu hỏi sau: không khí. * Nguyên nhân gây ô nhiễm:

2. Những chất hóa học nào thường có trong không khí bị ô nhiễm và gây ra ảnh hưởng tới đời sống của sinh vật như thế nào?

- Nguồn gây ô nhiễm do thiên nhiên

CI

1. Nêu một số hiện tượng ô nhiễm không khí.

OF FI

Có hai nguồn cơ bản gây ô nhiễm không khí:

- Nguồn do hoạt động của con người. * Tác hại của ô nhiễm không khí

NH ƠN

3. Nguồn dẫn tới các chất gây ô nhiễm không khí là gì? Cách hạn chế nó?

- Hiệu ứng nhà kính - Phá hủy tầng ozon.

QU

Y

GV nhận xét và khát HS lĩnh hội kiến thức. quát lại kiến thức.

- Mưa axit - Ảnh hưởng đến sức khỏe con người cũng như thực vật, sinh vật. * Những chất gây ô nhiễm không khí: CO, CO2, SO2, H2S, NOx, CFC,... gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người.

5. Phương án đánh giá

KÈ M

- Thông qua quan sát: Trong quá trình HS hoạt động nhóm, GV cần quan sát kĩ tất cả các nhóm, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí. - Thông qua việc hỏi – đáp để đánh giá HS đã hình thành kiến thức nào, những kiến thức nào cần phải điều chỉnh bổ sung các hoạt động tiếp theo.

DẠ Y

Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về ô nhiễm môi trường nước (8 phút) 1. Mục tiêu: - Hiểu được ảnh hưởng của hóa học đối với môi trường nước. 2. Nội dung bài học: HS thuyết trình – Đàm thoại – Vấn đáp. 3. Sản phẩm: HS trình bày được nội dung các phần kiến thức theo yêu cầu của GV. 166


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

Hoạt động của HS

Nội dung

2. Ô nhiễm môi trường nước HS nhóm 2 chuẩn bị, trình bày sản phẩm mà nhóm đã chuẩn bị. HS các nhóm khác lắng nghe, quan sát, nhận xét và bổ sung ý kiến.

NH ƠN

GV yêu cầu các nhóm HS lần lượt trả lời câu hỏi. quan sát và trả lời các câu hỏi sau: 1. Nêu một số hiện tượng ô nhiễm môi trường nước.

QU

Y

2. Nguồn gây ô nhiễm nước do đâu mà có? 3. Những chất hóa học nào thường có trong nguồn nước bị ô nhiễm và gây ảnh hưởng như thế nào đến con người và vi sinh vật khác?

KÈ M

GV nhận xét và khát quát lại kiến thức.

* Khái niệm: là sự thay đổi thành phần và tính chất của nước gây ản hưởng đến hoạt động sống bình thường của con người và sinh vật.

OF FI

GV yêu cầu nhóm 2 trình bày sản phẩm của nhóm đã chuẩn bị thuyết trình trong 5 phút. Còn các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

2. Ô nhiễm môi trường nước

CI

Hoạt động của GV

AL

4. Tổ chức hoạt động: Làm việc nhóm – kết hợp làm việc cá nhân. Giáo viên tổ chức, hướng dẫn HS hoạt động, hỗ trợ khi cần thiết, kiểm tra, đánh giá học sinh.

HS lĩnh hội kiến thức.

* Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước - Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên. - Ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo * Tác nhân hóa học gây ô nhiễm môi trường nước bao gồm các ion kim loại nặng, các anion NO3-, PO43-, SO42-, thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học. * Tác hại của ô nhiễm môi trường nước Ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của động, thực vật, ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

5. Phương án đánh giá

DẠ Y

- Thông qua quan sát: Trong quá trình HS hoạt động nhóm, GV cần quan sát kĩ tất cả các nhóm, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí. - Thông qua việc hỏi – đáp để đánh giá HS đã hình thành kiến thức nào, những kiến thức nào cần phải điều chỉnh bổ sung các hoạt động tiếp theo. Hoạt động 2.3: Tìm hiểu về ô nhiễm môi trường đất ( 8 phút) 167


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

Hiểu được ảnh hưởng của hóa học đối với môi trường đất. 2. Nội dung bài học: HS thuyết trình – Đàm thoại – Vấn đáp.

AL

1. Mục tiêu:

CI

3. Sản phẩm: HS trình bày được nội dung các phần kiến thức theo yêu cầu của GV.

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

3. Ô nhiễm môi trường đất

HS nhóm 3 chuẩn bị, trình bày sản phẩm mà nhóm đã chuẩn bị. HS các nhóm khác lắng nghe, quan sát, nhận xét và bổ sung ý kiến.

GV yêu cầu các nhóm HS lần lượt trả lời câu hỏi. quan sát và trả lời các câu hỏi sau:

QU

Y

1. Nêu một số hiện tượng ô nhiễm môi trường đất 2. Nguồn gây ô nhiễm đất do đâu mà có?

KÈ M

3. Những chất hóa học nào thường có trong đất bị ô nhiễm và gây ảnh hưởng như thế nào đến con người và vi sinh vật khác?

GV nhận xét và khát quát HS lĩnh hội kiến thức. lại kiến thức.

DẠ Y

Nội dung

2. Ô nhiễm môi trường đất

NH ƠN

GV yêu cầu nhóm 3 trình bày sản phẩm của nhóm đã chuẩn bị thuyết trình trong 5 phút. Còn các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

OF FI

4. Tổ chức hoạt động: Làm việc nhóm – kết hợp làm việc cá nhân. Giáo viên tổ chức, hướng dẫn HS hoạt động, hỗ trợ khi cần thiết, kiểm tra, đánh giá học sinh.

Khi có mặt một số chất và hàm lượng của chúng vượt quá giới hạn thì hệ sinh thái đất sẽ mất cân bằng và môi trường đất bị ô nhiễm. * Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất - Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên. - Ô nhiễm nước có nguồn gốc con người. * Tác nhân hóa học gây ô nhiễm môi trường đất Từ chất thải nông nghiệp, như sử dụng phân bón hóa học, chất bảo vệ thực vật và chất kích thích sinh trưởng, chất thải sinh hoạt,… * Tác hại của ô nhiễm môi trường đất Ô nhiễm đất do kim loại nặng là nguồn ô nhiễm nguy hiểm đối với hệ sinh thái đất. Ô nhiễm đất môi trường đất gây ra những tổn hại 168


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

AL

lớm trong sản xuất và đời sống. 5. Phương án đánh giá

CI

- Thông qua quan sát: Trong quá trình HS hoạt động nhóm, GV cần quan sát kĩ tất cả các nhóm, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí.

OF FI

- Thông qua việc hỏi – đáp để đánh giá HS đã hình thành kiến thức nào, những kiến thức nào cần phải điều chỉnh bổ sung các hoạt động tiếp theo. Hoạt động 2.4: Tìm hiểu về vấn đề phòng chống ô nhiễm môi trường (8 phút) 1. Mục tiêu:

- Biết và vận dụng một số biện pháp để bảo vệ môi trường trong cuộc sống hằng ngày. - Biết phát hiện một số vấn đề thực tế về môi trường.

NH ƠN

- Biết giải quyết vấn đề bằng những thông tin thu thập được từ nội dung bài học, từ các kiến thức đã biết, qua các phương tiện thông tin đại chúng,.. 2. Nội dung bài học: HS thuyết trình – Đàm thoại – Vấn đáp. 3. Sản phẩm: HS trình bày được nội dung các phần kiến thức theo yêu cầu của GV. 4. Tổ chức hoạt động: Làm việc nhóm – kết hợp làm việc cá nhân. Giáo viên tổ chức, hướng dẫn HS hoạt động, hỗ trợ khi cần thiết, kiểm tra, đánh giá học sinh.

QU

II. HÓA HỌC VÀ VẤN ĐỀ PHÒNG CHỐNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

Hoạt động của HS

Y

Hoạt động của GV

KÈ M

GV yêu cầu nhóm 4 trình bày sản phẩm của nhóm đã chuẩn bị thuyết trình trong 5 phút. Còn các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

HS nhóm 4 chuẩn bị, trình bày sản phẩm mà nhóm đã chuẩn bị. HS các nhóm khác lắng nghe, quan sát, nhận xét và bổ sung ý kiến.

GV yêu cầu các nhóm quan sát và trả lời các câu HS lần lượt trả lời câu hỏi. hỏi sau:

DẠ Y

1. Bằng cách nào có thể xác định được môi trường bị ô nhiễm 2. Xử lí chất gây ô nhiễm như thế nào?

Nội dung II. HÓA HỌC VÀ VẤN ĐỀ PHÒNG CHỐNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG 1. Nhận biết môi trường bị ô nhiễm: - Quan sát: mùi, màu sắc. - Xác định độ pH của môi trường đất, nước; xác định nồng độ một số ion kim loại nặng: Pb2+, Ca2+, Mg2+. - Xác định ô nhiễm môi trường bằng cách các dụng cụ đo: dùng máy sắc kí, các phương tiện đo lường để xác định thành phần, khí 169


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community thải, nước thải từ các nhà máy.

AL

4. Có phải tất cả các trường hợp ô nhiễm đều xử lí giống nhau hay không?

GV đặt câu hỏi: “Chúng ta cần làm gì để bảo vệ môi HS lĩnh hội kiến thức trường không bị ô nhiễm?”. GV dùng kĩ tia chớp để HS lần lượt đưa ra HS lần lượt đưa ra những ý kiến của mình. ý kiến của mình.

Nguyên tắc chung: sử dụng các biện pháp phù hợp với thành phần các chất gây ô nhiễm cần xử lí, phù hợp với từng lĩnh vực, phạm vi cần xử lí.

GV nhận xét, đánh giá sự chuẩn bị và phần báo cáo của tùng nhóm, tuyên dương nhóm, cá nhân chuẩn bị chu đáo, hoạt động tích cực và phê bình HS chú ý lắng nghe. nhóm, cá nhân chuẩn bị sơ sài.

Phương pháp xử lí chất thải gây ô nhiễm môi trường:

NH ƠN

OF FI

CI

GV nhận xét và khát quát lại kiến thức.

2. Vai trò của hóa học trong việc xử lí chất gây ô nhiễm môi trường

Phương pháp hấp thụ. Phương pháp hấp thụ trong than bùn, phân rác, đất xốp, than hoạt tính. Phương pháp oxi hóa – khử.

Y

HOẠT ĐỘNG 3: CỦNG CỐ (5 phút)

QU

1. Mục tiêu:

Tiếp thu được kiến thức của bài học qua các nội dung về tính chất hóa học, ứng dụng và điều chế ankan. Rèn luyện năng lực làm việc tự lập, năng lực tư duy.

KÈ M

2. Nội dung hoạt động: Trò chơi – hoạt động nhóm. 3. Sản phẩm: GV tổ chức trò chơi cho HS nhằm củng cố bài học. 4. Tổ chức hoạt động: GV tổ chức, HS lắng nghe, trả lời câu hỏi. Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

DẠ Y

GV tổ chức trò chơi “AI HS chú ý lắng nghe và trả NHANH TAY HƠN”. Có lời câu hỏi. tất cả 5 câu hỏi. Mỗi câu hỏi có 10 giây và nhóm nào trả lời đúng, nhanh nhất sẽ được 1 điểm cộng.

Nội dung Câu 1: D Câu 2: A Câu 3: C Câu 4: A Câu 5: B 170


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 5. Phương án đánh giá

AL

Thông qua trò chơi đánh giá HS đã nắm được kiến thức của bài học ngày hôm nay.

CI

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN VẬN DỤNG, TÌM TÒI MỞ RỘNG VÀ GIAO NHIỆM VỤ VỀ NHÀ (1 phút) Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

OF FI

GV nhắc nhở HS ôn tập để chuẩn bị thi HS lắng nghe và tiếp nhận nhiệm vụ. tốt nghiệp THPT. 5. Phương án đánh giá

GV thông qua việc các tiết ôn tập đánh giá HS nắm vững được kiến thức của hóa 12. IV. PHỤ LỤC

CÂU HỎI PHẦN “CỦNG CỐ”

NH ƠN

Câu 1: Trường hợp nào sau đây được coi là nước không bị ô nhiễm ? A. Nước ruộng lúa chứa khoảng 1% thuốc trừ sâu và phân bón hoá học. B. Nước thải nhà máy có chứa nồng độ lớn các ion kim loại nặng như Pb2+, Cd2+, Hg2+, Ni2+. C. Nước thải từ các bệnh viện, khu vệ sinh chứa các khuẩn gây bệnh. D. Nước từ các nhà máy nước hoặc nước giếng khoan không chứa các độc tố như asen, sắt…quá mức cho phép.

Y

Câu 2: Trường hợp nào sau đây được coi là không khí sạch ?

QU

A. Không khí chứa 78% N2, 21% O2, 1% hỗn hợp CO2, H2O, H2. B. Không khí chứa 78% N2, 18% O2, 4% hỗn hợp CO2, H2O, HCl. C. Không khí chứa 78% N2, 20% O2, 2% hỗn hợp CO2, CH4 và bụi.

KÈ M

D. Không khí chứa 78% N2, 16% O2, 6% hỗn hợp CO2, H2O, H2. Câu 3: Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng trái đất đang ấm dần lên, do các bức xạ có bước song dài trong vùng hồng ngoại bị giữ lại, mà không bức xạ ra ngoài vũ trụ. Chất khí nào sau đây là nguyên nhân chính gây ra hiệu ứng nhà kính? A. H2.

B. N2.

C. CO2.

D. SO2.

DẠ Y

Câu 4: Có các dung dịch mất nhãn sau: AlCl3, NaCl, MgCl2, H2SO4. Chỉ dùng thêm một hóa chất nào sau đây để nhận biết các dung dịch trên? A. Dung dịch NaOH.

B. Dung dịch BaCl2.

C. Dung dịch AgNO3.

D. Dung dịch quỳ tím.

Câu 5: Những nguồn năng lượng nào sau đây là nguồn năng lượng sạch không gây ô nhiễm môi trường? 171


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

B. Năng lượng thủy lực, năng lượng gió và năng lượng mặt trời. C. Năng lượng than đá, dầu mỏ, năng lượng thủy lực.

DẠ Y

KÈ M

QU

Y

NH ƠN

OF FI

CI

D. Năng lượng than đá, năng lượng mặt trời, năng lượng hạt nhân.

AL

A. Năng lượng hạt nhân, năng lượng mặt trời.

172


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community PHỤ LỤC 3

AL

PHIẾU ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH SỬ DỤNG TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG VÀO CÁC BÀI GIẢNG HÓA HỌC TẠI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

CI

Xin chào quý thầy/cô!

Tôi là sinh viên khoa Hóa học, Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng. Hiện nay, tôi

OF FI

đang thực hiện đề tài nghiên cứu “Tích hợp nội dung giáo dục môi trường vào các bài giảng hóa học trong trường trung học phổ thông”. Tôi xin được gửi đến quý thầy/cô phiếu điều tra, rất mong nhận được ý kiến của thầy/cô về những vấn đề dưới đây. Những thông tin quý thầy/cô cung cấp sẽ giúp tôi đánh giá được sự cần thiết việc dạy học tích hợp trong dạy học môn Hóa học, kính mong quý thầy cô vui lòng cho biết ý

NH ƠN

kiến. Rất mong nhận được sự đóng góp nhiệt tình của quý thầy/cô. Xin chân thành cảm ơn quý thầy/cô!

A. PHẦN THÔNG TIN CÁ NHÂN

Họ và tên của giáo viên:………………………………………………………………… Giới tính (Nam/Nữ): ……………………………………………………………………. Nơi công tác (Bắt buộc) : ………………………………………………………………

Y

Email:……………………………Số điện thoại:………………….. …………………. B. PHẦN THAM KHẢO Ý KIỂN

QU

Câu 1: Theo thầy/cô, việc tích hợp nội dung giáo dục môi trường vào các bài giảng hóa học vào giảng dạy ở trường THPT có vai trò như thế nào?  Quan trọng

 Bình thường

 Không quan trọng

KÈ M

 Rất quan trọng

Câu 2: Thầy/cô hãy cho biết mức độ áp dụng nội dung giáo dục môi trường trong quá trình giảng dạy hóa học ở trường THPT.  Rất thường xuyên

 Thường xuyên

 Thỉnh thoảng

 Không bao giờ

DẠ Y

Câu 3: Theo thầy/cô, việc áp dụng tích hợp nội dung giáo dục môi trường vào giảng dạy nên thực hiện ở hoạt động nào trong tiết dạy?  Hoạt động 1: Khởi động  Hoạt động 2: Hình thành kiến thức  Hoạt động 3: Luyện tập 173


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community  Hoạt động 4: Vận dụng

AL

Câu 4: Theo thầy /cô có thể sử dụng phương pháp dạy học nào trong việc áp dụng tích hợp nội dung giáo dục môi trường trong giảng dạy?  Phương pháp thuyết trình

CI

 Phương pháp đàm thoại gợi mở  Phương pháp hợp tác nhóm

OF FI

 Phương pháp dự án  Phương pháp giải quyết vấn đề  Phương pháp trực quan

Ý kiến khác:…………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………...

NH ƠN

Câu 5: Mức độ tiếp thu và hứng thú của học sinh khi giải quyết các vấn đề liên quan đến thực tiễn về môi trường trong môn hóa học.  hào hứng, vui vẻ, tiếp thu nhanh.

 chỉ hào hứng lúc đầu, tiếp thu chậm.  không hào hứng, không tiếp thu.

Câu 6: Theo thầy/cô, việc áp dụng tích hợp nội dung giáo dục môi trường vào quá trình dạy học giúp học sinh phát triển những năng lực nào?

Y

 Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học

QU

 Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn Hóa học  Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống  Năng lực thực hành hóa học

KÈ M

Câu 7: Nếu được cung cấp 1 bộ tài liệu gồm các nội dung giáo dục môi trường, thầy/cô có sẵn sàng sử dụng nó như một nguồn tài liệu tham khảo tin cậy áp dụng vào các bài giảng  Có

 Không

Ý kiến khác:……………………………………………………………………………

DẠ Y

…………………………………………………………………………………………...

174


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community Câu 8: Theo thầy/cô, việc sử dụng nội dung tích hợp môi trường vào quá trình giảng

Đồng ý

Thuận lợi Giúp HS có thêm các hiểu biết và kiến thức về năng vận dụng vào đời sống.

đồng ý

OF FI

môi trường. Giúp HS có thêm kiến thức và kỹ

1

Không

CI

STT

AL

dạy có những thuận lợi gì?

Đưa nội dung giáo dục môi trường vào dạy hóa

2

học giúp tăng hứng thú học tập của học sinh.

Rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề cho học

3

NH ƠN

sinh.

Giáo dục môi trường trong môn hóa học giúp

4

giờ học Hóa ít khô khan, nhàm chán Góp phần vào việc đổi mới PPDH

5

Câu 9: Theo thầy/cô, việc sử dụng nội dung tích hợp môi trường vào quá trình giảng dạy có những khó khăn gì?

Y

Khó khăn

1

QU

STT

Đồng ý

Không đồng ý

Mất nhiều thời gian trong quá trình tìm kiếm nguồn tài liệu và chuẩn bị.

3 4

Trong các kì thi không yêu cầu. HS thiếu các kiến thức, kỹ năng liên hệ thực tế. Thiếu các trang thiết bị, dụng cụ dạy học.

DẠ Y

5

Thời gian các tiết học hạn chế.

KÈ M

2

6

Khối lượng kiến thức tiếp thu trong tiết học bị quá tải với HS.

Ý kiến khác:…………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………... 175


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community Câu 10: Thầy (cô) có ý kiến đóng góp gì để nâng cao hiệu quả tích hợp nội dung giáo

AL

dục môi trường vào bài giảng hóa học ở trường trung học phổ thông? …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………

CI

………………………………………………………………………………………….

DẠ Y

KÈ M

QU

Y

NH ƠN

OF FI

…………………………………………………………………………………………

176


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community PHỤ LỤC 4

AL

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT BÀI : OXI – OZON

Câu 1: Cây xanh được coi là “lá phổi của trái đất” vì trong quá trình quang hợp của

A. N2.

B. O2.

CI

cây xanh làm giảm nồng độ CO2 và tạo ra khí C. CO.

D. Cl2.

OF FI

Câu 2: Với một hàm lượng nhỏ ozon sẽ không gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người mà thậm chí còn có tác dụng cải thiện không khí, làm không khí tươi mát. Hàm lượng ozon tối đa có trong không khí (tính theo thể tích) không gây độc hại đến con người là A. 10-4 %.

B. 10-6%.

C. 10-8%.

Câu 3: Ozon tập trung nhiều ở

D. 10-10%.

NH ƠN

A. tầng đối lưu, cách mặt đất tới độ cao 16 km. B. tầng bình lưu, cách mặt đất từ 20 – 30 km.

C. tầng trung lưu, cách mặt đất từ 50 km – 80 km.

D. tầng điện ly, cách mặt đất từ 85 km – 1000 km.

Câu 4: Hiện tượng suy giảm tầng ozon đang là vấn đề môi trường toàn cầu. Tác nhân chính gây ra hiện tượng suy giảm tầng ozon là B. CO2.

C. NOx.

D. CFC.

Y

A. Cl2.

Câu 5: Sự hình thành ozon trong tự nhiên là do

QU

A. tia tử ngoại của Mặt trời chuyển hóa các phân tử oxi. B. sự oxi hóa một số hợp chất hữu cơ trên bề mặt trái đất. C. sự phóng điện (sấm sét) trong khí quyển.

KÈ M

D. vi khuẩn oxi hóa các chất hữu cơ. Câu 6: Vai trò của tầng ozon là A. bảo vệ trái đất tránh khỏi các thiên thạch. B. tăng cường hệ thống miễn dịch của con người và động vật. C. tấm lá chắn các tia tử ngoại, bảo vệ sự sống trên trái đất.

DẠ Y

D. chữa sâu răng, sát trùng nước sinh hoạt. Câu 7: Một chất có chứa nguyên tố oxi, dùng để làm sạch nước và có tác dụng bảo vệ các sinh vật trên trái đất không bị bức xạ cực tím. Chất này là A. ozon.

B. oxi.

C. lưu huỳnh đioxit.

D. cacbon đioxit.

177


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community Câu 8: Trước đây, freon được dùng làm chất sinh hàn trong tử lạnh và máy điều hòa

AL

nhiệt độ. Từ năm 1996, freon đã bị cấm sử dụng, nguyên nhân chính là do A. freon phá hủy tầng ozon, phá hủy bức màn lọc tia cực tím. B. gây ra các bệnh ung thư da, lão hóa da, đục thủy tinh thể.

CI

C. freon phá hủy tầng ozon, tạo điều kiện cho các chất độc ngoài vũ trụ xâm nhập vào trái đất.

chết. Câu 9: Giải pháp bảo vệ tầng ozon là

OF FI

D. freon là chất làm lạnh, làm nhiệt độ trái đất giảm đi khiến nhiều loại sinh vật bị

A. không sử dụng các thiết bị làm lạnh như máy lạnh, tủ lạnh. B. điều chế và sử dụng thật nhiều ozon trong đời sống.

NH ƠN

C. sử dụng các chất thay thế cho CFC và trồng thật nhiều cây xanh. D. không sử dụng chất CFC và đưa ozon lên bù lỗ thủng. Câu 10: Nồng độ O3 trong không khí nếu bé hơn 0,06mg/m3 thì không gây tác hại đến con người. Tại vùng… người ta phân tích 100 lít không khí 1,044.10-7 mol O3. Nồng độ ozon ở vùng đó có đánh giá môi trường bị ô nhiễm không? A. CO3 = 0,05 mg/m3, không khí không bị ô nhiễm.

Y

B. CO3 = 0,1 mg/m3, không khí bị ô nhiễm.

C. CO3 = 0,03 mg/m3, không khí không bị ô nhiễm.

DẠ Y

KÈ M

QU

D. CO3 = 0,3 mg/m3, không khí bị ô nhiễm.

178


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT

AL

BÀI : HIĐROSUNFUA – LƯU HUỲNH ĐIOXIT – LƯU HUỲNH TRIOXIT Câu 1: Vào tháng 12/1952 tại Luân Đôn được coi là sự kiện không khí ô nhiễm tồi tệ nhất trong lịch sử Vương Quốc Anh và sự kiện này được gọi là “Đám khói khổng lồ”.

CI

Theo báo cáo y tế ước tính rằng có hơn 4000 người chết do khói mù quang hóa này. Khói mù quang hóa gồm những chất nào?

B. Cl2, HCl, H2S, CH4, NH3,..

C. CO2, H2S, NH3,…

D. NO2, CO, O3, SO2, bụi,…

OF FI

A. CO2, bụi, H2, O2, Cl2,…

Câu 2: Cho một số phát biểu về nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí như sau: (1) Do đốt cháy các nhiên liệu hóa thạch.

NH ƠN

(2) Do khí thải từ các phương tiện giao thông.

(3) Do khí thải công nghiệp, khí thải sinh hoạt.

(4) Do khí sinh ra từ quá trình quang hợp của cây xanh. (5) Do nồng độ cao của các ion kim loại: Pb2+, Hg2+, Mn2+, Cu2+ trong các nguồn nước. Các phát biểu đúng là:

B. (1), (2),(4).

Y

A. (1), (2), (3). C. (2), (3), (5).

D. (2), (3), (4).

QU

Câu 3: Sự đốt các nhiên liệu hóa thạch đã góp phần vào vấn đề mưa axit, đặc biệt tại Châu Âu. Khí nào sau đây chủ yếu gây nên hiện tượng mưa axit? A. CO2.

B. H2S.

C. CH4.

D. SO2.

KÈ M

Câu 4: Mưa axit là nước mưa có chứa các loại axit (H2SO4, HNO3, HCl,…) với giá trị pH là

A. 5,5 < pH < 7.

B. 7 < pH< 13.

C. pH >13.

D. pH < 5,5.

Câu 5: Mưa axit làm phá hủy các công trình kiến trúc, các tượng đài cẩm thạch, đá

DẠ Y

vôi, đá phấn,… Thành phần chủ yếu trong mưa axit là A. HNO3, H2SO4..

B. H2CO3, H2SO3..

C. HCl, H2S.

D. H3PO4, HNO3.

Câu 6: Nguyên nhân chính gây ra hiện tượng mưa axit là A. do nồng độ lớn của khí SO2, NO, NO2,... trong không khí. 179


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community B. do đốt rừng làm rẫy.

AL

C. do sự phóng điện (sấm sét) trong khí quyển. D. do vi khuẩn oxi hóa các chất hữu cơ. Câu 7: Cho các phát biểu sau:

CI

(a) Trong khí quyển, nồng độ CO2 vượt quá tiêu chuẩn cho phép gây ra hiệu ứng nhà kính.

OF FI

(b) Trong khí quyển, nồng độ NO2 và SO2 vượt quá tiêu chuẩn cho phép gây ra hiện tượng mưa axit.

(c) Hiệu ứng nhà kính gây ra sự bất thường về khí hậu, gây hạn hán, lũ lụt, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái và cuộc sống con người.

(d) Một trong những nguyên nhân quan trọng làm suy giảm tầng ozon là do hợp

NH ƠN

chất CFC dùng trong công nghiệp làm lạnh.

Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là A. 1.

B. 4.

C. 2.

D. 3.

Câu 8: Trong tự nhiên có nhiều nguồn chất hữu cơ sau khi bị thối rữa sinh H2S, nhưng trong không khí, hàm lượng H2S rất ít, nguyên nhân là A. do H2S sinh ra bị oxi không khí oxi hóa chậm.

Y

B. do H2S bị phân hủy ở nhiệt độ thường tạo S và H2.

C. do H2S bị CO2 có trong không khí oxi hóa thành chất khác.

QU

D. do H2S tan được trong nước.

Câu 9: Mức độ tối thiểu cho phép H2S trong không khí là 0,01 mg/l. Để tránh sự nhiễm bẩn trong không khí của một nhà máy. Ngườu ta làm như sau: Lấy 2 lít không

KÈ M

khí cho lội từ từ qua dung dịch Pb (NO3)2 dư thì thấy dung dịch bị vẩn đục đen. Lọc kết tủa, rửa nhẹ làm khô cân được 0,3585 mg. Hỏi nồng dộ H2S trong không khí có vượt quá mức cho phép hay không? A. CH2 S = 0,051 mg/l, vượt quá mức cho phép. B. CH2 S = 0,00255 mg/l, không vượt quá mức cho phép.

DẠ Y

C. CH2 S = 0,75 mg/l, vượt quá mức cho phép. D. CH2 S = 0,00134 mg/l, không vượt quá mức cho phép. Câu 10: Khí SO2 do các nhà máy sinh ra nguyên nhân quan trọng nhất gây ô nhiễm môi trường. Tiêu chuẩn quốc tế quy định nếu lượng SO2 vượt quá 30.10-6 mol/m3 180


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community không khí thì coi là không khí bị ô nhiễm. Người ta lấy bốn mẫu không khí ở các

AL

thành phố khác nhau và phân tích hàm lượng SO2 thì thu được kết quả sau: Hàm lượng SO2 trong 50 lít không khí (mg)

1

0,0045

2

0,0012

3

0,0008

4

0,0980

OF FI

CI

Mẫu nghiên cứu

Trong các mẫu trên, số mẫu không khí đã bị ô nhiễm là B. 4.

C. 1.

D. 3.

DẠ Y

KÈ M

QU

Y

NH ƠN

A. 2.

181


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.