6 minute read

1.2.4. Tiêu chí đánh giá tính sáng tạo của học sinh trong dạy học chủ đề STEM

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL Dự đoán có vai trò quan trọng trên con đường sáng tạo khoa học. Dự đoán chủ yếu vào trực giác, kết hợp với kinh nghiệm phong phí và kiến thức sâu sắc về mỗi lĩnh vực. Các nhà khoa học nói rằng: việc xây dựng giả thuyết dựa trên sự khái quát hóa những sự kiện thực nghiệm, những kinh nghiệm cảm tính. Tuy nhiên, sự khái quát hóa đó không phải là một phép qui nạp đơn giản, hình thức mà chứa đựng một yếu tố mới, không có sẵn trong các sự kiện dùng làm cơ sở. Dự đoán khoa học không phải là tùy tiện mà luôn luôn phải có một cơ sở nào đó, tuy chưa thật là chắc chắn. Biện pháp 3: Tổ chức cho học sinh luyện tập đề xuất phương án thí nghiệm kiểm tra dự đoán trong quá trình thực hiện chủ đề STEM. Trong nghiên cứu khoa học, một dự đoán, một giả thuyết thường là sự khái quát các sự kiện thực nghiệm nên nó có tính chất trừu tượng, tính chất chung, không thể kiểm tra trực tiếp được. Muốn kiểm tra xem dự đoán, giả thuyết có phù hợp với thực tiễn không, ta phải xem điều dự đoán đó biểu hiện trong thực tiễn như thế nào, có những dấu hiệu nào có thể quan sát được. Điều đó có nghĩa là: từ một dự đoán, giả thuyết, ta phải suy ra được một hệ quả có thể quan sát được trong thực tiễn, sau đó tiến hành thí nghiệm để xem hệ quả rút ra bằng suy luận đó có phù hợp với kết quả thí nghiệm không. Hệ quả suy ra được phải khác với những sự kiện ban đầu dùng làm cơ sở cho dự đoán thì mới có ý nghĩa. Số hệ quả phù hợp với thực tiễn càng nhiều thì dự đoán càng trở nên chắc chắn, sát với chân lí hơn. Bên cạnh đó, cần tổ chức hoạt động dạy học phù hợp nhằm tạo cơ hội để rèn luyện các phẩm chất tạo tiền đề cho sự sáng tạo, cụ thể như: tính độc lập, sự tự tin, chập nhận rủi ro, nồng nhiệt, không gò bó, thích phiêu lưu, tò mò, hiếu kỳ, hài hước, biết nghi ngờ.. 1.2.4. Tiêu chí đánh giá tính sáng tạo của học sinh trong dạy học chủ đề STEM Dựa vào tiêu chí của chủ đề STEM và một số biểu hiện tính sáng tạo trong hoạt động nhận thức của học sinh, chúng ta có thể cụ hóa tính sáng tạo của học sinh thông qua các tiêu chí. Đây là công cụ đánh giá của giáo viên, đánh giá đồng đẳng, tự đánh giá của học sinh.[3] Bảng 1: Bảng tiêu chí đánh giá năng lực sáng tạo của học sinh Tiêu chí đánh giá

Mức độ

Advertisement

Mức 1 Không có

Mức 2 Không rõ ràng Mức 3 Rõ ràng

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL 1.Tìm ra những vấn đề mới, tình hướng mới trong thực tiễn và đề xuất phương án giải quyết đúng, hệ thống mới mang lại hiệu quả; [tương ứng với biểu hiện sáng tạo (a)].

Không phát hiện ra được vấn đề tình huống mới. Phát hiện ra các vấn đề, tình huống mới nhưng không đề xuất được phương án giải quyết hiệu quả , sáng tạo. Phát hiện ra những vấn đề mới, tình huống mới và đề xuất được phương án giải quyết đúng, hệ thống mới mang lại hiệu quả cao. 2. Thiết kế được sơ đồ bảng vẽ thể hiện nguyên lý cấu tạo và hoạt động, vận hành của hệ thống mới; [tương ứng với biểu hiện sáng tạo (e) và (g)].

Không đưa ra được thiết kế của ý tưởng mới. Đưa ra được thiết kế hợp lý và phù hợp nhưng dựa trên những tìm hiểu, gợi ý có sẵn hoặc bắt chước 1 hệ thống do người khác đã thực hiện rồi và cải tiến mới, khắc phục nhược điểm cũ. Đưa ra được thiết kế hợp lý và phù hợp dựa trên sự tìm tì khám phá mà không dựa vào bất cứ thiết kế nào có sẵn. 3. Tìm ra các giải pháp khảo sát, đo đặc mới, đảm bảo tính hiệu quả nhưng dễ thực hiện, đảm bảo tính chính xác; [tương úng với biểu hiện (b)]

Không đưa ra được giải pháp mới Đưa ra nhưng không thể kiểm chứng độ chính xác. Đưa ra được và kiểm chứng rõ ràng.

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL 4. Tìm ra các thiết bị, vật liệu mới thay thế cho thiết bị, vật liệu cũ nhưng vẫn đảm bảo tính hiệu quả cao và tiết kiệm; [tương ứng với biểu hiện (b) (c) (d)]

Không nắm rõ các thiết bị cần sử dụng cho hệ thống, giáo viên giao vật liệu gì thì sử dụng vật liệu đó. Nắm được các thiết bi cần thiết và cách chế tạo. Biết sử dụng các vật liệu thay thế nhưng chỉ có thể chấp nhận sử dụng được mà tính hiệu quả chưa được đề cao. Sử dụng được các thiết bị thay thế đảm bảo tính hiệu quả cao, tiết kiệm và có tính thẩm mỹ 5. Đề xuất giải pháp thiết kế mới cho hệ thống kỹ thuật đã có, thay đổi một số chi tiết thiết kế nhằm tăng hiệu quả cho hệ thống kỹ thuật; [tương ứng với biểu hiện (d)].

Không đề xuất được giải pháp Có đưa ra được các giải pháp nhưng không hiệu quả Đề xuất được giải pháp hiệu quả 6.Tiến hành thực hiện giải pháp thi công, chế tạo nhằm mang lại lợi ích; [tương ứng với biểu hiện (c) và (d)]

Không tiến hành thi công được. Tiến hành thi công được nhưng cần có sự chỉ dẫn ban đầu của giáo viên Tự tiến hành thi công nhanh, gọn,tiết kiệm và hiệu quả. 7. Vận dụng kiến thức được học để giải quyết các vấn đề mới, tình huống mới trong thực tiễn liên quan

Không vận dụng được vào thực tiễn Vận dụng được nhưng trong giới hạn những tình huống đơn giản và khá giống với bài học Vận dụng linh hoạt và hiệu quả

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL đến ngành kỹ thuật; [tương ứng với biểu hiện (d)] 8. Kết hợp các thao tác tư duy (so sánh, phân tích, đánh giá) và các phương pháp phán đoán, mô hình giải quyết; [tương ứng với biểu hiện (f)].

Không phán đoán được các tình huống có thể xảy ra trong quá trình tiến hành dẫn đến các trường hợp hư hỏng, phung phí nguyên liệu hay sản phẩm cuối cùng không hoạt động như mong muốn Phán đoán được tình hình nhưng không đưa ra được phương hướng giải quyết hiệu quả. Tư duy phán đoán tốt, giảm thiểu tối đa nhưng sai sót không cần thiết, tránh lãng phí và xử lý được các tình huống phát sinh 9. Lập được nhiều phương án giải quyết cho một vấn đề thực tiễn và mang lại kết quả tối ưu; [tương ứng với biểu hiện (b) và (c)]

Chỉ thực hiện theo phương án có sẵn. Đưa ra được 1 hoặc nhiều phương án nhưng chỉ có một vài sự khác biệt nhỏ không đáng kể Tự đưa ra được các hương án thực tiễn, sáng tạo, độc đáo, hiệu quả và đa dạng.

This article is from: