2 minute read
STEM [3
DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL - Tự lực phát hiện vấn đề mới, tình huống mới từ những tình huống quen liên quan đến kỹ thuật. - Nghiên cứu tổng quan các giải pháp kỹ thuật có sẵn, sau đó đưa ra bình luận, lật đi lật lại vấn đề, trao đổi, chất vấn với các học sinh khác, với giáo viên, với chuyên gia,… Từ đó đề xuất giải pháp kỹ thuật mới, tối ưu trên cơ sở kế thừa các giải pháp kỹ thuật đã có. - Tự đề xuất được giải pháp kỹ thuật phù hợp đem lại hiệu quả cao mà không tham khảo các giải pháp đã có. - Tự truyền tải tri thức và kỹ năng từ lĩnh vực quen thuộc sang tình huống mới, vận dụng kiến thức đã học trong điều kiện mới, vận dụng kiến thức đã học trong điều kiện mới, hoàn cảnh mới. - Nhìn thấy cấu trúc kỹ thuật, chức năng, bản chất của đối tượng kỹ thuật. Thực chất là bao quát nhanh chóng, đôi khi tức khắc, các bộ phận kĩ thuật, các yếu tố bản chất của đối tượng kỹ thuật trong mối tương quan giữa chúng. - để kiểm tra giả thuyết hay hệ quả suy ra từ giả thuyết với hiệu quả cao Đề xuất mô hình giả thuyết, đưa ra phương án thực nghiệm nhất có thể được trong những điều kiện đã cho. - Tự thiết kế sơ đồ nguyên lý, bản vẽ kỹ thuật thể hiện cấu tạo, chức năng của đối tượng kỹ thuật đang nghiên cứu. 1.2.3. Một số biện pháp phát triển NLST của học sinh trong dạy học các chủ đề STEM [3] Biện pháp 1: Tổ chức cho học sinh vận dụng kiến thức lĩnh vực STEM để giải quyết các vấn đề thực tiễn. Chẳng hạn, khi học sinh học đến kiến thức dòng điện Foucault, hiểu được bản chất của dòng điện cảm ứng bao giờ cũng có chiều sao cho từ trường mà nó sinh ra chống lại nguyên nhân sinh ra nó. Từ đó học sinh đề xuất chế tạo phanh từ trường để đảm bảo an toàn trong giao thông. Biện pháp 2: Tổ chức cho học sinh luyện tập phỏng đoán, dự đoán, xây dựng giả thuyết trong quá trình thực hiện chủ đề STEM.
Advertisement