2 minute read

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 Sau đợt thực nghiệm sư phạm, thông qua việc tổ chức, theo dõi và phân tích diễn biến và kết quả thực nghiệm, chúng tôi có những nhận xét sau: - Việc tổ chức dạy học “Xe thu gom đinh sắt” theo định hướng giáo dục STEM dưới hình thức dạy học ngoại khóa đã đạt được mục tiêu dạy học đề ra. Học sinh đã phát huy được năng lực sáng tạo của mình trong quá trình học tập. - Rèn luyện một số kỹ năng cần thiết trong cuộc sống như kỹ năng làm việc nhóm, thu thập và xử lí thông tin, thuyết trình, phản biện… - Tiến trình dạy học góp phần tạo được hứng thú học Vật lý của học sinh nhờ vận dụng các kiến thức hàn lâm vào thực tiễn, trực quan sinh động hơn. Giáo viên không những dạy kiến thức khoa học mà còn giúp học sinh có được những kỹ năng tự thiết kế, sáng tạo cho mình những vật dụng hữu ích trong cuộc sống thường ngày. - Các phân tích thực nghiệm trên đã khẳng định tính khả thi của việc tổ chức dạy học chủ đề STEM “Xe thu gom đinh sắt” trong việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học cơ sở. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy một số hạn chế, khó khăn đối với phương án dạy học đã soạn thảo:  Dạy học theo định hướng giáo dục STEM tốn nhiều thời gian hơn dạy học truyền thống, nên khó đảm bảo yêu cầu về mặt thời gian quy định cho môn học.  Thực nghiệm chỉ tiến hành trên phạm vi hẹp, có tính đặc thù đối tượng, vùng miền nên cũng chưa thể khẳng định tính hiệu quả với toàn bộ đối tượng học sinh THCS.  Nếu tổ chức dạy học theo định hướng giáo dục STEM thì phải thay đổi kiểm tra đánh giá sao cho phù hợp với mục tiêu dạy học đã đề ra. Để việc tổ chức dạy học theo định hướng giáo dục STEM đạt hiệu quả tốt nhất và mở rộng cho nhiều đơn vị kiến thức hơn nữa cần phải có các phương tiện dạy học hiện đại (máy chiếu, máy vi tính); phòng học được trang bị đầy đủ các dụng cụ kỹ thuật; Sự đòi hỏi cao ở người học (sử dụng được Power Point, cách khai thác các tài liệu,… Sự đòi hỏi cao ở người dạy từ khâu chuẩn bị ý tưởng, giáo án, chuẩn bị dụng cụ - thiết bị - tài liệu dạy học, nên cũng tạo thách thức cho cả trường học, người dạy và người học.

Advertisement

This article is from: