![](https://static.isu.pub/fe/default-story-images/news.jpg?width=720&quality=85%2C50)
2 minute read
2. Xây dựng kế hoạch bài dạy (giáo án) trực tuyến
DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL 2. Xây dựng kế hoạch bài dạy (giáo án) trực tuyến Việc xây dựng kế hoạch bài dạy (trực tiếp hay trực tuyến) đều cần lưu ý những điểm chính sau đây: - Căn cứ vào yêu cầu cần đạt trong Chương trình GDPT 2018 (đối với lớp 6) và căn cứ vào Mức độ cần đạt trong Chương trình GDPT 2006 (đối với lớp 7-12) để xác định mục tiêu bài học. - Sau khi xác định được mục tiêu của từng hoạt động trong tiến trình dạy học, ta cần gia công thiết kế từng hoạt động. - Trong quá trình thiết kế từng hoạt động, ta cần xem xét để lựa chọn thiết bị dạy học và học liệu phù hợp cho từng hoạt động tương ứng. - Với cùng một mục tiêu, có thể có nhiều phương án thiết kế hoạt động tuỳ thuộc vào điều kiện về thiết bị dạy học, học liệu và đối tượng HS. - Việc vận dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực khác nhau cũng cho ta các phương án khác nhau để đáp ứng được mục tiêu của từng hoạt động. - Tuy nhiên, mọi phương án đều có điểm chung là bốn bước tổ chức thực hiện một hoạt động học (theo Công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH) và tại mỗi bước luôn có sự tương tác giữa GV và HS. Hình 1: Bốn bước tổ chức thực hiện hoạt động #1: Chuyển giao nhiệm vụ • Trình bày cụ thể nội dung nhiệm vụ. • Cách mà GV giao nhiệm vụ cho HS (đọc/ nghe/ nhìn/ làm) với thiết bị dạy học/ học liệu cụ thể.
#2: Thực hiện nhiệm vụ • Liệt kê hành động cụ thể mà
Advertisement
HS phải thực hiện (đọc/ nghe/ nhìn/ làm). • Quan sát, dự kiến những khó khăn mà HS có thể gặp phải kèm theo biện pháp hỗ trợ; phát hiện.
#3: Báo cáo và thảo luận • Trình bày cụ thể
“ý đồ” lựa chọn
HS/ nhóm báo cáo • Xử lí kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS, đặt ra các thảo luận đòi hỏi HS phải huy động các thao tác tư duy ở bậc cao hơn. #4: Kết luận, nhận định • Phân tích kết quả thực hiện nhiệm vụ; đối chiếu với mục “Sản phẩm”; đánh giá các mức độ hoàn thành. • Chốt lại phần thảo luận; làm rõ vấn đề cần giải quyết và nhiệm vụ tiếp theo.