VẬN DỤNG DẠY HỌC DỰ ÁN TRONG DẠY HỌC
vectorstock.com/8518105
Ths Nguyễn Thanh Tú eBook Collection
VẬN DỤNG DẠY HỌC DỰ ÁN TRONG DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ PHÂN BÓN chuyên đề học tập thuộc lớp 11 trong chương trình giáo dục phổ thông mới năm 2018 WORD VERSION | 2022 EDITION ORDER NOW / CHUYỂN GIAO QUA EMAIL TAILIEUCHUANTHAMKHAO@GMAIL.COM
Tài liệu chuẩn tham khảo Phát triển kênh bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đơn vị tài trợ / phát hành / chia sẻ học thuật : Nguyen Thanh Tu Group Hỗ trợ trực tuyến Fb www.facebook.com/DayKemQuyNhon Mobi/Zalo 0905779594
AL
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
CI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
OF FI
KHOA HÓA HỌC
NH ƠN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
VẬN DỤNG DẠY HỌC DỰ ÁN TRONG DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ
QU Y
PHÂN BÓN
LÊ THỊ BẢO TRÂN, lớp 17SHH, khóa 2017
KÈ
M
Sinh viên thực hiện:
DẠ Y
Người hướng dẫn:
ThS. BÙI NGỌC PHƯƠNG CHÂU Phương pháp giảng dạy, Khoa Hóa học, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
AL
LỜI CẢM ƠN
CI
Tôi muốn bày tỏ lòng cảm ơn chân thành và sâu sắc tới ThS. Bùi Ngọc Phương Châu đã tận tình và thẳng thắn hướng dẫn tôi hoàn thành cuốn khóa luận này.
OF FI
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến tất cả quý thầy cô trong khoa Hóa, trường ĐHSP Đà Nẵng đã tận tình dạy dỗ, truyền đạt để tôi có vốn kiến thức và tư liệu để hoàn thành tốt khóa luận. Và cuối cùng xin chân thành cảm ơn thầy cô và học sinh đã ủng hộ, giúp đỡ tác giả trong thời gian nghiên cứu và thực nghiệm sư phạm.
NH ƠN
Cuối cùng, tôi muốn cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã ủng hộ và chăm sóc tôi, giúp đỡ hết mình trong quá trình tôi học tập và làm việc.
Đà Nẵng, tháng 4 năm 2021 Người viết
Lê Thị Bảo Trân
DẠ Y
KÈ
M
QU Y
Xin cảm ơn tất cả mọi người.
i
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
DẠ Y
KÈ
M
QU Y
NH ƠN
OF FI
CI
AL
MỤC LỤC
ii
DẠ Y
KÈ
M
QU Y
NH ƠN
OF FI
CI
AL
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
iii
DẠ Y
KÈ
M
QU Y
NH ƠN
OF FI
CI
AL
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
iv
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Công nghệ thông tin
ĐHQG
Đại học Quốc gia
ĐHSP
Đại học Sư phạm
DHDA
Dạy học dự án
DA
Dự án
GD
Giáo dục
GD&ĐT
Giáo dục và Đào tạo
GV
Giáo viên
HS
Học sinh
KTDHTC
Kỹ thuật dạy học tích cực
NL
Năng lực
NXB
Nhà xuất bản
NT
Nhóm trưởng
PPDH
Phương pháp dạy học
PPDHDA
Phương pháp dạy học dự án
PPDHTC
Phương pháp dạy học tích cực
SĐTD
Sơ đồ tư duy
TK TN
M
TNSP
CI OF FI
Thành phố Thư kí Thực nghiệm Thực nghiệm sư phạm
THCS
Trung học cơ sở
THPT
Trung học phổ thông
KÈ DẠ Y
NH ƠN
QU Y
TP
AL
CNTT
v
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
DANH MỤC CÁC BẢNG
DẠ Y
KÈ
M
QU Y
NH ƠN
OF FI
CI
AL
Bảng 1.1. Danh sách các trường có HS thực hiện điều tra ............................................ 15 Bảng 1.2. Thống kê trình độ CNTT của học sinh ......................................................... 19 Bảng 2.1. Phân bố nội dung chuyên đề trong các bậc học ............................................ 22 Bảng 2.2. Các nội dung trọng tâm của chuyên đề Phân bón ......................................... 22 Bảng 2.3. Các dự án sử dụng cho chuyên đề Phân bón................................................. 24 Bảng 2.4. Ví dụ về phân công nhiệm vụ các thành viên trong nhóm ........................... 26 Bảng 2.5. Kế hoạch tổng quát về thời gian dự án (10 tiết)............................................ 28 Bảng 2.6. Tiêu chí đánh giá sự cộng tác........................................................................ 31 Bảng 2.7. Biểu mẫu công cụ đánh giá quá trình (dành cho HS) ................................... 31 Bảng 2.8. Biểu mẫu công cụ đánh giá đồng cấp ........................................................... 32 Bảng 2.9. Hướng dẫn sử dụng công cụ đánh giá đồng cấp ........................................... 33 Bảng 2.10. Bảng đánh giá dự án Khảo sát tình hình sử dụng các loại phân bón của người nông dân tại địa phương ...................................................................................... 35 Bảng 2.11. Bảng điểm đánh giá dự án Tìm hiểu cách sử dụng và bảo quản các loại phân bón thông thường .................................................................................................. 37 Bảng 2.12. Bảng đánh giá dự án Tìm hiểu về tác hại của phân bón đến môi trường và tranh vẽ hướng dẫn người dân cách sử dụng phân bón hợp lý. ..................................... 38 Bảng 2.13. Bảng đánh giá dự án Tìm hiểu ca dao, tục ngữ về phân bón. Dùng kiến thức khoa học để giải thích các câu ca dao tục ngữ đó. ................................................ 40 Bảng 2.14. Phiếu KWL ................................................................................................. 57 Bảng 2.15. Phiếu học tập số 1 ....................................................................................... 57 Bảng 2.16. Phiếu học tập số 2 ....................................................................................... 57 Bảng 2.17. Chuỗi các hoạt động dạy học trong chủ đề ................................................. 62 Bảng 2.18. Bảng tìm hiểu hứng thú của học sinh đối với dự án ................................... 68 Bảng 2.19. Các thông tin cơ bản của nhóm I ................................................................ 70 Bảng 2.20. Các thông tin cơ bản của nhóm II ............................................................... 71 Bảng 2.21. Các thông tin cơ bản của nhóm III, IV ....................................................... 72 Bảng 2.22. Bảng báo cáo ............................................................................................... 76 Bảng 3.1. Danh sách các GV tham gia nhận xét ........................................................... 96 Bảng 3.2. Kết quả khảo sát ý kiến chuyên gia .............................................................. 97
vi
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
DANH MỤC HÌNH ẢNH VÀ BIỂU ĐỒ
DẠ Y
KÈ
M
QU Y
NH ƠN
OF FI
CI
AL
Hình 1.1. Sơ đồ những đặc điểm của dạy học dự án ..................................................... 10 Hình 1.2. Phân loại dự án .............................................................................................. 11 Hình 1.3. Quy trình tổ chức dạy học dự án ................................................................... 13 Hình 1.4. Tiến trình dạy học dự án ................................................................................ 13 Hình 1.5. Biểu đồ mức độ hiểu biết về DHDA của học sinh ........................................ 17 Hình 1.6. Biểu đồ mức độ áp dụng phương pháp DHDA trong dạy học ...................... 17 Hình 1.7. Biểu đồ thống kê hiệu quả khi làm việc nhóm của HS ................................. 17 Hình 1.8. Biểu đồ thống kê lựa chọn nhiệm vụ của học sinh ........................................ 18 Hình 1.9. Biểu đồ thống kê việc áp dụng kiến thức của học sinh ................................. 18 Hình 1.10. Thống kê trình độ CNTT của học sinh ........................................................ 20 Hình 2.1. Quy trình sản xuất phân hữu cơ sinh học ...................................................... 50 Hình 2.2. Mẫu sơ đồ tư duy ........................................................................................... 59 Hình 2.3. Sơ đồ tư duy của nhóm I ............................................................................... 70 Hình 2.4. Sơ đồ tư duy của nhóm II .............................................................................. 70 Hình 2.5. Sơ đồ tư duy nhóm IV ................................................................................... 72 Hình 2.6. Sơ đồ tư duy nhóm III ................................................................................... 72 Hình 2.7. Sơ đồ tư duy Phân bón hóa học ..................................................................... 74 Hình 2.8. Sơ đồ quy trình phân gà lên men ................................................................... 88 Hình 3.1 Biểu đồ thể hiện đánh giá của chuyên giá về thời gian, nội dung của dạy học dự án trong dạy học chuyên đề ...................................................................................... 99
vii
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
AL
MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài
CI
1.1. Xuất phát từ mục tiêu giáo dục hiện nay của Bộ Giáo dục và Đào tạo
QU Y
NH ƠN
OF FI
Trong những năm gần đây, với sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ cùng với sự bùng nổ thông tin, lượng tri thức của nhân loại phát minh ngày càng nhiều, kiến thức giữa các lĩnh vực có liên quan mật thiết đến nhau. Đồng thời, do yêu cầu của xã hội, do nhu cầu thực tế đang đòi hỏi con người phải giải quyết rất nhiều tình huống trong cuộc sống. Khi giải quyết các vấn đề đó, kiến thức của một lĩnh vực chuyên môn sẽ không thể thực hiện được mà cần phải vận dụng kiến thức liên nghành một cách sáng tạo cùng với các năng lực (NL) như NL giải quyết vấn đề, kĩ năng làm việc nhóm,… Từ thực tế đó đã đặt ra cho giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) một vấn đề là phải đổi mới căn bản và toàn diện. Ngay từ Hội nghị lần thứ 4, nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam khóa VII đã chỉ rõ: “Đổi mới phương pháp dạy và học ở tất cả các cấp bậc học, kết hợp tốt học và hành, học tập với lao động sản xuất, thực nghiệm và nghiên cứu khoa học, áp dụng những phương pháp dạy học (PPDH) hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh (HS) NL tư duy sáng tạo, NL giải quyết vấn đề”. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản toàn diện GD&ĐT (Nghị quyết số 29-NQ/TW) đã khẳng định “Phải chuyển đổi căn bản toàn bộ nền giáo dục (GD) từ chủ yếu nhằm trang bị kiến thức sang phát triển phẩm chất và NL người học, biết vận dụng tri thức vào giải quyết các vấn đề thực tiễn, chuyển nền GD nặng về chữ nghĩa, ứng thí sang một nền GD thực học, thực nghiệp” [16]. Khoản 2, điều 28, luật giáo dục năm 2005 qui định: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cưc ̣, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho HS”
M
Hệ thống GD thay vì tập trung vào sự ghi nhớ kiến thức của HS mà đã dần tập trung vào sự phát triển năng lực chuyên môn và năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo của HS, giúp các em được rèn luyện, chuẩn bị hành trang trước khi bước vào xã hội mới.
KÈ
1.2. Xuất phát từ ưu điểm của dạy học dự án
DẠ Y
Trong quá trình đổi mới PPDH, có nhiều PPDH tích cực đang được nghiên cứu và sử dụng như: PPDH phát hiện và giải quyết vấn đề, dạy học theo góc, dạy học theo hợp đồng, bàn tay nặn bột, dạy học dự án (DHDA)… đã góp phần tích cực trong việc đổi mới giáo dục nước ta từ tiếp cận nội dung nghiêng về trang bị kiến thức sang chú trọng phát triển các NL cần thiết trong xã hội hiện đại cho HS, đặc biệt là NL giải quyết vấn đề, NL sáng tạo, NL hoạt động xã hội…. Trong nhóm các PPDH tích cực thì phương pháp dạy học dự án (PPDHDA) là PPDH có khả năng phát triển được các năng lực 1
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
OF FI
CI
AL
chung, cần thiết để HS sống và phát triển trong thế giới hội nhập của xã hội hiện đại. Đây là một mô hình dạy học lấy học sinh làm trung tâm, cách học này phát triển kiến thức và kỹ năng của học sinh thông qua một nhiệm vụ mở, đòi hỏi học sinh phải nghiên cứu và thể hiện kết quả học tập của mình thông qua cả sản phẩm lẫn phương thức thực hiện và có sự hỗ trợ của công nghệ cho hoạt động học tập. DHDA góp phần giúp HS gắn lí thuyết với thực hành, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội, tham gia tích cực vào việc hình thành và phát triển NL, hình thành trách nhiệm và khả năng cộng tác làm việc. Ngày 6/12/2005, tại Hà Nội , Công ty Intel Việt Nam và Bộ GD &ĐT đã chính thức công bố triển khai chương trình “Intel Teach to the Future – Dạy học cho tương lai”. Mục đích của chương trình là nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong các lĩnh vực khoa học, toán học và công nghệ. Không chỉ giúp học sinh, sinh viên phát triển các kỹ năng học tập, chương trình này còn hướng dẫn giáo viên cách thu thập, xử lý thông tin và triển khai các dự án cho học sinh, sinh viên. Intel Teach to the Future bao gồm nhiều nội dung trong đó có dạy học theo dự án.
NH ƠN
1.3. Xuất phát từ đặc điểm môn Hóa học và đặc điểm nội dung chuyên đề học tập Trong chương trình giáo dục phổ thông, Hoá học là môn học thuộc nhóm môn khoa học tự nhiên ở cấp trung học phổ thông, được học sinh lựa chọn theo định hướng nghề nghiệp, sở thích và năng lực của bản thân. Môn Hoá học giúp học sinh có được những tri thức cốt lõi về hoá học và ứng dụng những tri thức này vào cuộc sống, đồng thời có mối quan hệ với nhiều lĩnh vực giáo dục khác. Cùng với Toán học, Vật lí, Sinh học, Tin học và Công nghệ, môn Hoá học góp phần thúc đẩy giáo dục STEM, một trong những xu hướng giáo dục đang được coi trọng ở nhiều quốc gia trên thế giới.
QU Y
Trong mỗi năm học, những học sinh có định hướng nghề nghiệp cần sử dụng nhiều kiến thức hoá học được chọn ba chuyên đề học tập phù hợp với nguyện vọng của bản thân và điều kiện tổ chức của nhà trường. Các chuyên đề này nhằm thực hiện yêu cầu phân hoá sâu, giúp học sinh tăng cường kiến thức và kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết những vấn đề của thực tiễn, đáp ứng yêu cầu định hướng nghề nghiệp.
DẠ Y
KÈ
M
Và thực tế ở Việt Nam, trong hoạt động sản xuất nông nghiệp phân bón là một trong những vật tư quan trọng và được sử dụng với một lượng khá lớn hàng năm. Phân bón đã góp phần đáng kể làm tăng năng suất cây trồng, chất lượng nông sản, đặc biệt là đối với cây lúa ở Việt Nam. Theo đánh giá của Viện Dinh dưỡng Cây trồng Quốc tế (IPNI), phân bón đóng góp khoảng 30% - 35% tổng sản lượng cây trồng. Tuy nhiên phân bón cũng chính là những loại hóa chất nếu được sử dụng đung theo quy định sẽ phát huy được những ưu thế, tác dụng đem lại sự mầu mỡ cho đất đai, đem lại sản phẩm trồng trọt nuôi sống con người, gia súc. Ngược lại nếu không được sử dụng đúng cách theo quy định, phân bón lại chính là một trong những tác nhân gây ô nhiễm môi trường sản xuất nông nghiệp và môi trường sống.
2
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
AL
Với ba lý do trên, chúng tôi đã lựa chọn đề tài: “Vận dụng dạy học dự án trong dạy học chuyên đề Phân bón” Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 2.2.1. Nghiên cứu lí luận và thực tiễn
OF FI
CI
Vận dụng DHDA trong dạy học chuyên đề Phân bón trong chương trình Hóa học lớp 11 nâng cao nhằm nâng cao kết quả học tập, phát huy tính sáng tạo, tự lực, tích cực học tập, đồng thời phát triển năng lực cho học sinh, góp phần đổi mới PPDH, đổi mới PP đánh giá kết quả học tập của HS và nâng cao kết quả dạy học Hóa học theo chương trình mới 2018 của Bộ Giáo dục.
NH ƠN
Nghiên cứu lí luận: Nghiên cứu tổng quan những vấn đề lí luận, cơ sở phương pháp luận DHDA và vai trò của DHDA với việc phát triển NL cho HS THPT; nghiên cứu chương trình dạy học chuyên đề học tập kết hợp với DHDA. Nghiên cứu thực tiễn: Nghiên cứu, tìm hiểu về một số vấn đề thực tiễn liên quan đến giáo dục THPT; phân tích chương trình chuyên đề học tập, điều tra thực tế trong dạy và học theo DA môn hóa học ở một số trường THPT tại thành phố Đà Nẵng. 2.2.2. Nghiên cứu sử dụng phương pháp dạy học dự án Nghiên cứu sử dụng phương pháp DHDA nhằm phát triển năng lực cho HS trong chuyên đề học tập Phân bón, nâng cao nhận thức của học sinh và lan tỏa đến cộng đồng.
QU Y
2.2.3. Thiết kế và sử dụng công cụ đánh giá Thiết kế và sử dụng công cụ đánh giá trong DHDA và thiết kế kế hoạch bài dạy có sử dụng DHDA trong chuyên đề Phân bón. 2.2.4. Đánh giá mức độ khả thi của đề tài
KÈ
M
Sử dụng phương pháp chuyên gia hoặc tiến hành tại một số trường THPT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, lấy ý kiến chuyên gia nhằm kiểm nghiệm tính khả thi và hiệu quả của DHDA trong việc phát triển năng lực cho HS. Từ đó, chỉnh sửa, bổ sung, rút kinh nghiệm để có thể vận dụng linh hoạt mô hình này vào thực tiễn. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
DẠ Y
Quá trình DH Hóa học ở trường THPT.
3.2. Đối tượng nghiên cứu Xây dựng DHDA cho chuyên đề học tập Phân bón.
Phạm vi nghiên cứu 3
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 4.1. Nội dung nghiên cứu
AL
Các chuyên đề mở rộng trong chương trình Hóa Phổ thông. Trong đó, chọn chuyên đề Phân bón, ứng dụng các phương pháp dạy học tích cực để giảng dạy. 4.2. Địa bàn nghiên cứu
CI
Một số trường THPT ở thành phố Đà Nẵng. Từ tháng 9/2020 đến tháng 4/2021. Giả thuyết khoa học
OF FI
4.3. Thời gian nghiên cứu
Nếu sử dụng DHDA trong các chuyên đề mở rộng, đặc biệt là chuyên đề Phân bón kết hợp với các PP và kĩ thuật dạy học tích cực (KTDHTC) khác một cách linh hoạt và sử dụng bộ công cụ đánh giá phù hợp với đối tượng sẽ góp phần phát triển toàn diện cho HS, nâng cao chất lượng dạy và học cho HS THPT.
NH ƠN
Các nhóm phương pháp sử dụng trong phương pháp nghiên cứu 6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Nghiên cứu tổng quan các tài liệu lí luận dạy học có liên quan đến đề tài như: Luật Giáo dục, các chủ trương của Đảng và Nhà nước về đổi mới giáo dục phổ thông; phương pháp dạy học tích cực, DHDA và KTDHTC bổ trợ cho DHDA. Sử dụng phối hợp các phương pháp phân tích, đánh giá, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa các tài liệu đã thu thập được.
QU Y
6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phân tích chương trình mới môn Hóa học THPT phần chuyên đề Phân bón. - Điều tra, khảo sát tình hình sử dụng dạy học theo DA hiện nay. - Phương pháp chuyên gia: Trao đổi và lấy ý kiến chuyên gia về các đề xuất trong khóa luận.
M
6.3. Phương pháp xử lí thông tin
KÈ
Sử dụng PP thống kê toán học trong khoa học giáo dục để xử lí phân tích kết quả nhằm xác định các tham số thống kê có liên quan để rút ra kết luận. Những điểm mới của khóa luận
DẠ Y
- Hệ thống hóa và làm sáng tỏ một số vấn đề có liên quan, đến cơ sở lí luận và thực tiễn vận dụng DHDA trong DHHH THPT. - Chuyên đề Phân bón là một trong ba chuyên đề học tập thuộc lớp 11 trong chương trình giáo dục phổ thông mới được bộ Giáo dục ban hành vào năm 2018, nhưng theo lộ trình, đến năm học 2022 – 2023 mới bắt đầu áp dụng cho khối lớp 11. Hiện chưa có đề tài nào nghiên cứu về chuyên đề này. 4
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
OF FI
CI
AL
- Khảo sát thực tiễn và rút ra nhận xét về thực trạng vận dụng DHDA ở các trường THPT tại Đà Nẵng. - Xây dựng nội dung chương trình theo chuyên đề dạy học Phân bón. - Đề xuất vận dụng DHDA trong dạy học chuyên đề học tập để phát triển năng lực cho HS THPT. Xác định nguyên tắc, quy trình, sử dụng DHDA; lựa chọn nội dung, đề xuất hệ thống chủ đề DA, các câu hỏi định hướng nghiên cứu, thiết kế một số kế hoạch bài dạy có sử dụng DHDA theo cấu trúc mới. - Các kết quả nghiên cứu của đề tài có thể là tài liệu tham khảo để giáo viên hóa học triển khai nội dung DHDA. Cấu trúc của khóa luận
DẠ Y
KÈ
M
QU Y
NH ƠN
Ngoài phần kết luận chung và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục. Khóa luận có 3 phần: Phần 1: Tổng quan - Cơ sở lí luận và thực tiễn của dạy học dự án trong dạy học chuyên đề Phân bón. Phần 2: Nội dung chuyên đề - Vận dụng dạy học dự án trong chuyên đề Phân bón. Phần 3: Thực nghiệm sư phạm.
5
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
AL
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC VẬN DỤNG DẠY HỌC DỰ ÁN TRONG CHUYÊN ĐỀ PHÂN BÓN
CI
1.1. Lịch sử về vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Quá trình hình thành, phát triển và ứng dụng dạy học dự án
NH ƠN
OF FI
Khái niệm DA đã đi từ lĩnh vực kinh tế, xã hội vào lĩnh vực giáo dục, đào tạo không chỉ với ý nghĩa là các DA phát triển giáo dục mà còn được sử dụng như một phương pháp hay hình thức dạy học. Khái niệm DA được sử dụng trong các trường dạy kiến trúc - xây dựng ở Ý từ cuối thế kỷ 16. Từ đó, tư tưởng dạy học theo DA lan sang Pháp cũng như một số nước châu Âu khác và Mỹ, trước hết là trong các trường đại học và chuyên nghiệp.. Được bắt nguồn từ châu Âu nhưng phương pháp DA là một sản phẩm chính hãng của phong trào giáo dục tiến bộ Mỹ. Một số tác giả như Kilpatrick [16], W.H, Thomas J.W [19],[20] đã khảo sát những cơ sở lí luận của DHDA; một số tác giả đi vào nghiên cứu tác dụng DHDA trong quá trình dạy học như Knoll. M [17] nghiên cứu về sự tạo hứng thú học tập trong DHDA và DHDA trong đào tạo và phát triển quốc tế,... Một số tổ chức GD của Mỹ cũng đã tổ chức nghiên cứu và tài trợ cho hoạt động nghiên cứu vận dụng DHDA như: Viện nghiên cứu GD Buck [21]; Tổ chức GD Quốc gia,... Các tổ chức này đã cung cấp cho giảng viên, sinh viên các tài liệu và phương tiện hỗ trợ cho DHDA và tổng hợp các kinh nghiệm để việc dạy và học theo PP này đạt hiệu quả tốt hơn.
QU Y
Trong phong trào cải cách GD, các nhà sư phạm Mỹ đã đưa DHDA vào sử dụng ở các trường phổ thông để hoàn chỉnh cơ sở lí luận của PPDH này. DHDA được coi là PPDH quan trọng, điển hình để thực hiện quan điểm dạy học lấy HS làm trung tâm nhằm khắc phục những nhược điểm của DH truyền thống - coi GV là trung tâm của quá trình dạy học. DHDA được ứng dụng ở mọi cấp học từ GD phổ thông, đào tạo nghề, hệ cao đẳng, đại học trong hầu hết các môn học và ngành học.
KÈ
M
Với các nước thuộc hệ thống Xã hội Chủ nghĩa trước đây, khái niệm DHDA hầu như không được coi như là PPDH. Tuy nhiên những tư tưởng, hình thức dạy học tương tự DHDA có thể thấy được trong các mô hình trường học lao động của Nga từ sau cách mạng Tháng Mười năm 1917 như mô hình trường học lao động của Blonxki, Makarenko. Trong các trường này HS thường được giao các nhiệm vụ lao động phức hợp và đòi hỏi các em phải thực hiện một cách tự lực, sáng tạo.
DẠ Y
DHDA cũng được sử dụng khá phổ biến trong tất cả các cấp học ở một số nước châu Á như: Thái Lan, Singapo, Hồng Kong (Trung Quốc) với các DA học tập thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. 1.1.2. Một số công trình nghiên cứu dạy học dự án ở Việt Nam
6
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
CI
AL
Ở Việt Nam những hình thức dạy học tương tự DHDA đã được sử dụng trong đào tạo như ở trường Đại học Kiến trúc, Đại học Kỹ thuật thể hiện qua đồ án tốt nghiệp các ngành học; hình thức bài tập lớn, tiểu luận, khoá luận thực hiện trong hầu hết các trường ĐH và được coi là một tiêu chí trong quá trình đào tạo. Trong các hình thức này, sinh viên tự lực thực hiện những nhiệm vụ học tập mang tính nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của GV.
OF FI
Trong giáo dục phổ thông, vào những năm 1960 - 1980, ở các trường phổ thông lao động cũng có những hoạt động gần gũi với DHDA, ví dụ như trường Thanh niên Lao động Xã hội chủ nghĩa Hòa Bình và một số trường THPT ở các thành phố (THPT Trần Hưng Đạo - Hải Phòng).
NH ƠN
Trong lĩnh vực giáo dục phổ thông, cùng với việc thực hiện các DA phát triển giáo dục, DA giáo dục môi trường, DHDA bước đầu đã được áp dụng và đã được phát triển ở nhiều môn học của trường phổ thông thông qua các chương trình bồi dưỡng GV. Đáng chú ý là sự triển khai của chương trình dạy học của Intel [10] và Dự án Việt - Bỉ ở nước ta [3]. Về mặt lí luận của DHDA đã được một số tác giả quan tâm nghiên cứu từ năm 1997 như Nguyễn Văn Cường [2] đã đưa ra ba bài viết tổng quan trình bày những vấn đề cơ bản về DHDA. Tiếp đến là các bài báo của các tác giả đề cập đến vận dụng DHDA trong học một số môn học phổ thông và đào tạo GV như Nguyễn Thị Diệu Thảo, Trần Việt Cường, Nguyễn Thị Sửu, Phạm Hồng Bắc [1], Đỗ Hương Trà [13], Phạm Thị Bích Đào - Đoàn Thị Lan Hương, Trần Thị Thu Huệ, Nguyễn Thị Hương, Nguyễn Văn Khải, Nguyễn Mậu Đức [7], Đặng Thị Vân [8]...
KÈ
M
QU Y
Đã có một số luận án nghiên cứu và vận dụng DHDA trong dạy học hóa học ở trường THPT và đào tạo GV ở các trường đại học như: [11] đã nghiên cứu vận dụng DHDA vào dạy học phần phi kim chương trình THPT nhằm hình thành cho HS các NL cần thiết để nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. Trong đó tập trung vào việc đề xuất hệ thống các DA phần hóa học phi kim và PP tổ chức thực hiện, thiết kế bộ công cụ đánh giá hiệu quả DHDA trong DHHH THPT. Tác giả tập trung nghiên cứu, đánh giá tính hiệu quả của DHDA và biện pháp tổ chức hoạt động học tập thực hiện hiệu quả DA, không đề cập đến việc phát triển NL cụ thể của HS.
DẠ Y
Với bộ môn Hóa học, DHDA đã được GV và SV các trường ĐH quan tâm nghiên cứu vận dụng (ĐHSP Hà Nội, ĐHSP Thành phố Hồ Chí Minh, ĐHGD - ĐHQG Hà Nội, ĐHSP Quy Nhơn,...). Như các nghiên cứu của Nguyễn Thị Diệu Thảo (2009), Trần Thị Thu Huệ (2011), Trần Văn Thành (2012), Phạm Ngọc Thùy Dung (2012) [6], Bùi Thị Minh Dương (2012) [5], Trần Thị Huyền Trang (2012) [14], Phạm Thị Duyên (2014), Phạm Thị Hồng Bắc (2013), Phạm Thị Bích Đào (2015).
7
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
CI
AL
Như vậy, các tác giả đã hệ thống về cơ sở lí luận của DHDA, đưa ra quan điểm lựa chọn nội dung, nguyên tắc tổ chức dạy học và thiết kế một số DA để thực nghiệm, một số luận án xây dựng công cụ đánh giá sản phẩm DA và sử dụng DHDA như là một biện pháp để phát triển NL cho HS. Cho đến nay, chưa có khóa luận nào đề cập một cách hệ thống về việc vận dụng DHDA trong DH chuyên đề Phân bón. 1.2. Dạy học dự án
OF FI
1.2.1. Khái niệm
NH ƠN
DHDA hay dạy học theo DA (Teaching project - Project based learning) [3], [2] được hiểu là một PPDH để thực hiện các quan điểm dạy học: định hướng hành động, dạy học giải quyết vấn đề và quan điểm dạy học tích hợp. DHDA góp phần gắn lí thuyết với thực hành, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội, tham gia tích cực việc phát triển NL làm việc tự lực, NL giải quyết vấn đề phức hợp, NL sáng tạo, tinh thần trách nhiệm và khả năng cộng tác làm việc của người học. Đã có nhiều tổ chức, các nhà nghiên cứu GD nghiên cứu về DHDA và đưa ra khái niệm khác nhau về DHDA. Theo John Thomas (2000) và các nhà GD Mỹ [16],[19] [15] thì DHDA là quá trình mô phỏng và giải quyết các vấn đề thực tế. Trong đó HS tự lựa chọn đề tài và thực hiện các DA học tập dựa trên sở thích và khả năng của bản thân. Các DA học tập không chỉ giúp HS học tốt bài trên lớp mà còn mở rộng ra ngoài phạm vi lớp học khi các em được phát huy trí thông minh của mình để hoàn thành DA đã chọn.
QU Y
Theo Cục GD Hồng Kông [18], DHDA là một hoạt động tìm hiểu sâu về một chủ thể cụ thể với mục tiêu, tạo cơ hội để người học thực hiện nghiên cứu vấn đề thông qua việc kết nối các thông tin, phối hợp nhiều kĩ năng, giá trị và thái độ nhằm xây dựng kiến thức và phát triển khả năng và thái độ học tập suốt đời.
M
Theo Intel [10], DHDA là một hình thức dạy học, trong đó người học thực hiện, thực hành và đánh giá kết quả. Hình thức làm việc chủ yếu là theo nhóm, kết quả DA là những sản phẩm hành động có thể giới thiệu được.
DẠ Y
KÈ
Như vậy, có nhiều quan niệm và định nghĩa khác nhau về DHDA. Hiện nay DHDA được nhiều tác giả coi là một hình thức tổ chức dạy học vì khi thực hiện DA có sử dụng nhiều PPDH cụ thể. Tuy nhiên với bình diện rộng của PPDH người ta cũng gọi là PPDH DA. Khi đó cần hiểu đó là một PPDH phức hợp [2]. DA là một bài tập tình huống mà người học phải giải quyết bằng các kiến thức theo nội dung bài học. Trong khóa luận này chúng tôi sử dụng khái niệm: DHDA là một hình thức (phương pháp) dạy học, trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lí thuyết và thực tiễn, thực hành, tạo ra các sản phẩm có thể giới thiệu. Nhiệm vụ này được người học thực hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ quá 8
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
AL
trình học tập, từ việc xác định mục đích, lập kế hoạch, đến việc thực hiện DA, kiểm tra điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện. Làm việc nhóm là hình thức làm việc cơ bản của DHDA.
OF FI
CI
Hình thức làm việc chủ yếu trong DHDA là theo nhóm, mỗi người học cộng tác với các thành viên khác trong nhóm trong một khoảng thời gian nhất định để giải quyết những vấn đề và cuối cùng trình bày công việc mình đã làm trước nhóm. Bước cuối cùng có thể là một buổi thuyết trình có sử dụng các phương tiện nghe nhìn, một ấn phẩm báo chí, một trang Web hoặc một sản phẩm được tạo ra. Như vậy, trong quá trình học theo DA, người học: - Thực hiện nghiên cứu. - Khám phá các ý tưởng theo sở thích. - Tìm hiểu và xây dựng kiến thức. - Giải quyết vấn đề. - Tạo ra sản phẩm.
NH ƠN
- Học liên môn.
- Cộng tác với các thành viên trong nhóm. - Giao tiếp.
- Phát triển các kỹ năng, thái độ và sự đam mê. -…
QU Y
1.2.3. Đặc điểm của dạy học dự án
DẠ Y
KÈ
M
Theo Chương trình dạy học của Intel Việt Nam [10], trong các tài liệu về DHDA, có rất nhiều đặc điểm được đưa ra. Các nhà sư phạm Mĩ đầu thế kỉ XX khi xác lập cơ sở lí thuyết cho PPDH này đã nêu ra ba đặc điểm cốt lõi của DHDA: định hướng người học, định hướng thực tiễn và định hướng sản phẩm. Đến nay các đặc điểm của DHDA được cụ thể hóa và mô tả [2], [3] theo sơ đồ sau:
9
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
NH ƠN
OF FI
CI
AL
Hình 1.1. Sơ đồ những đặc điểm của dạy học dự án
* Định hướng thực tiễn: Chủ đề của DA gắn với thực tiễn, kết quả DA phải có ý nghĩa thực tiễn xã hội. DHDA tạo ra kinh nghiệm học tập thu hút người học vào những DA phức tạp trong thực tiễn xã hội và người học sẽ dựa vào đó để phát triển và ứng dụng các kĩ năng và kiến thức của mình.
QU Y
Ví dụ: DA tìm hiểu các nhạc cụ dân tộc (Môn Âm nhạc bậc cao đẳng), DA tìm hiểu về các đồ dùng bằng nhựa (Môn Tự nhiên xã hội bậc tiểu học), DA tìm hiểu về sử dụng năng lượng điện (Môn Vật lí bậc trung học cơ sở) hay DA tìm hiểu trang phục của phụ nữ Mường (Môn Lịch sử văn hóa địa phương).
M
* Định hướng hứng thú: Chủ đề và nội dung của DA phù hợp với hứng thú của người học, thúc đẩy mong muốn học tập của người học, tăng cường năng lực hoàn thành những công việc quan trọng và mong muốn được đánh giá. Khi người học có cơ hội kiểm soát được việc học của chính mình, giá trị của việc học đối với họ cũng tăng lên. Cơ hội cộng tác với các bạn cùng lớp cũng làm tăng hứng thú học tập của học sinh.
KÈ
* Tính tự lực cao của người học: Người học tham gia tích cực và tự lực vào các tất cả các giai đoạn của quá trình dạy học: đề xuất vấn đề, lập kế hoạch giải quyết vấn đề, giải quyết vấn đề và trình bày kết quả thực hiện.
DẠ Y
* Định hướng hành động: Khi thực hiện DA, đòi hỏi học sinh phải kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, huy động nhiều giác quan. Người học khám phá, giải thích và tổng hợp thông tin sao cho có được sản phẩm có ý nghĩa.
10
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
AL
* Định hướng sản phẩm: Đó là những sản phẩm hành động có thể công bố, giới thiệu được. Kết quả của DA có thể là bài báo, bài trình bày, các mô hình vật chất, thí nghiệm…
CI
* Có tính phức hợp: Nội dung DA có sự kết hợp tri thức của nhiều lĩnh vực hoặc các môn học khác nhau. DHDA yêu cầu người học sử dụng thông tin của nhiều môn học khác nhau để giải quyết vấn đề.
1.2.4. Phân loại dạy học dự án
OF FI
* Cộng tác làm việc: Các DA học tập thường được thực hiện theo nhóm, việc học mang tính xã hội. DHDA thúc đẩy sự cộng tác giữa người học với giáo viên và giữa người học với nhau. Nhiều khi, sự cộng tác được mở rộng đến cộng đồng. Sự làm việc mang tính cộng tác của người học có tầm quan trọng làm phong phú và mở rộng sự hiểu biết của người học về những điều họ đang học.
NH ƠN
Theo[16], [2], [3], các loại DA học tập có thể phân chia theo nội dung, theo thời gian thực hiện hoặc theo hình thức tham gia: Hình 1.2. Phân loại dự án DA trong môn học
Theo nội dung
DA liên môn DA ngoài môn học
QU Y
DA nhỏ (2 - 6 giờ)
DẠ Y
KÈ
M
Các loại dự án
Theo thời gian
DA trung bình (ngày dự án) DA lớn (tuần dự án) DA cá nhân
Theo hình thức tham gia
DA nhóm DA toàn lớp DA toàn trường
Phân theo nội dung
• DA trong một môn học: trọng tâm nội dung nằm trong một môn học. Ví dụ: DA thiết kế mạng điện trong trường học, DA thiết kế mô hình các máy điện (môn vật lí), 11
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
AL
DA tìm hiểu virut cúm gia cầm (môn Sinh), DA thiết kế mô hình nhà máy hóa chất Sunphat (môn Hóa học), ... • DA liên môn: trọng tâm nội dung nằm ở nhiều môn khác nhau. Ví dụ: dự án cải tạo hồ bơi của trường (Môn toán-lí-mỹ thuật-kĩ thuật..)
CI
• DA ngoài môn học: Là các DA không phụ thuộc trực tiếp vào các môn học, ví dụ DA chuẩn bị cho các lễ hội trong trường, DA tìm hiểu năng lượng mặt trời, DA quảng bá du lịch địa phương...
OF FI
Phân theo sự tham gia của người học: DA cho nhóm học sinh, DA cá nhân. Dự án dành cho nhóm học sinh là hình thức DA dạy học chủ yếu. Trong trường phổ thông còn có DA toàn trường, DA dành cho một khối lớp, DA cho một lớp học. Phân loại theo quỹ thời gian: K.Frey đề nghị cách phân chia như sau: • DA nhỏ: thực hiện trong một số giờ học, có thể từ 2-6 giờ học.
NH ƠN
• DA trung bình: DA trong một hoặc một số ngày (“Ngày dự án”), nhưng giới hạn là một tuần hoặc 40 giờ học. • DA lớn: DA thực hiện với quỹ thời gian lớn, tối thiểu là một tuần (hay 40 giờ học), có thể kéo dài nhiều tuần (“Tuần dự án”). 1.2.5. Tiến trình dạy học dự án
DẠ Y
KÈ
M
QU Y
Quy trình tổ chức DHDA gồm 6 bước: Lựa chọn chủ đề, lập kế hoạch, thu thập thông tin, xử lí thông tin, trình bày kết quả, báo cáo kết quả đánh giá [3]. Để thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động 6 bước trên được gói lại thành 3 bước chính và được mô tả bằng sơ đồ sau:
12
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
OF FI
CI
AL
Hình 1.3. Quy trình tổ chức dạy học dự án
NH ƠN
Tiến trình DHDA cũng được đề xuất theo 5 bước: Xây dựng ý tưởng DA, xây dựng kế hoạch thực hiện DA, thực hiện DA, báo cáo kết quả và đánh giá [13]. Được mô tả bằng sơ đồ sau:
KÈ
M
QU Y
Hình 1.4. Tiến trình dạy học dự án
Những hoạt động quan trọng trong các bước của quy trình gồm:
DẠ Y
Bước 1: Xây dựng ý tưởng DA - Quyết định chủ đề.
GV và HS cùng nhau đề xuất ý tưởng, xác định chủ đề và mục tiêu của DA. GV có thể giới thiệu một số hướng đề tài để HS lựa chọn và cụ thể hóa. HS thảo luận nhóm lựa chọn và quyết định chủ đề và xây dựng các tiểu chủ đề. Tiểu chủ đề là những vấn đề 13
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
AL
nghiên cứu cụ thể. HS sử dụng kĩ thuật lập sơ đồ tư duy (SĐTD), khăn trải bàn để xây dựng tiểu chủ đề. Bước 2: Xây dựng kế hoạch
Bước 3: Thực hiện dự án
OF FI
CI
HS với sự hướng dẫn của GV xây dựng kế hoạch cho việc thực hiện DA. Nhóm HS cần xác định các nhiệm vụ cần làm, thời gian dự kiến, vật liệu, kinh phí, phương pháp tiến hành, dự kiến sản phẩm và phân công công việc trong nhóm và ghi trong sổ DA. Các thành viên thực hiện công việc theo kế hoạch đã đề ra cho nhóm và cá nhân. HS tiến hành các hoạt động trí tuệ và hoạt động thực tiễn, thực hành để hoàn thành sản phẩm DA. Các hoạt động gồm: Thu thập thông tin, tìm câu trả lời cho câu hỏi nghiên cứu từ các nguồn khác nhau.
NH ƠN
Bước 4: Trình bày sản phẩm dự án
Sản phẩm của DA có thể được trình bày giữa các nhóm trong 1 lớp, có thể giới thiệu trước toàn trường hay ngoài xã hội theo hình thức báo cáo văn bản, trình bày bằng PowerPoint, kịch tiểu phẩm, áp phích, mô hình,... Bước 5: Đánh giá dự án
GV và HS đánh giá quá trình thực hiện và kết quả DA, từ đó rút ra những kinh nghiệm cho việc thực hiện các DA tiếp theo. Kết quả của DA cũng có thể được đánh giá từ bên ngoài (GV, HS lớp khác, nhà trường - cơ sở quản lý GD,...)
QU Y
Việc phân chia các giai đoạn của DHDA chỉ mang tính tương đối. Trong thực tế các hoạt động ở các giai đoạn có thể xen kẽ và thâm nhập lẫn nhau. Việc tự kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh cần được thực hiện trong tất cả các giai đoạn của DHDA. 1.2.6. Ưu và nhược điểm của dạy học dự án 1.2.6.1. Ưu điểm
KÈ
M
- DHDA đã gắn lí thuyết với thực hành, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội giúp cho hoạt động học của HS trong nhà trường đa dạng hơn, cùng một nội dung học tập nhưng tổ chức hoạt động học theo những cách khác nhau thì tạo nên được các sản phẩm khác nhau.
DẠ Y
- Kích thích động cơ, hứng thú học tập của HS, phát huy tính tự lực, trách nhiệm, sáng tạo, phát triển NL giải quyết vấn đề phức hợp, NL hợp tác, NL đánh giá, rèn luyện tính kiên nhẫn, ý thức trách nhiệm trong học tập. 1.2.6.2 . Hạn chế
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, DHDA cũng có những hạn chế và thách thức nhất định: 14
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
AL
- DA không khuyến khích thực hiện vào phần kiến thức then chốt được chỉ định phải truyền đạt chính xác, đầy đủ cho người học. Giáo viên có thể chọn một vài nội dung học có ý nghĩa thực tiễn cao để dạy theo mô hình này.
CI
- Người học chưa quen với việc chủ động định hướng quá trình học tập nên sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình học tập.
OF FI
- DHDA đòi hỏi nhiều thời gian, phương tiện vật chất và tài chính phù hợp. Đồng thời DHDA yêu cầu GV phải có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ vững vàng. Với DA cần sự tích hợp công nghệ, đặc biệt CNTT còn đòi hỏi người học phải có kiến thức nền tảng nhất định về tin học. - DHDA thường áp dụng với những nội dung có liên quan đến vấn đề thực tiễn. Chuyên đề học tập Phân bón trong chương trình môn Hóa học THPT gần gũi với đời sống nên việc vận dụng DHDA là rất phù hợp. 1.2.7. Hồ sơ bài dạy
NH ƠN
Để tiến hành DHDA một cách hiệu quả, GV cần xây dựng trước một cách thật đầy đủ và chi tiết hồ sơ bài dạy bao gồm: bộ câu hỏi định hướng, kế hoạch thực hiện, tình huống xuất hiện DA- các ý tưởng DA, kế hoạch tổ chức nhóm, các công cụ đánh giá và các công cụ trợ giúp – nguồn tư liệu tham khảo. 1.3. Thực trạng việc sử dụng phương pháp dạy học dự án trong dạy học hóa học ở trường trung học phổ thông 1.3.1. Mục đích điều tra
QU Y
- Tìm hiểu thực tế dạy học chương trình hóa học lớp 11 nâng cao ở trường phổ thông nhằm thu được một số thông tin sau: mức độ phổ biến của việc vận dụng DHDA vào dạy học Hóa học, khả năng học sinh tiếp nhận DHDA. - Đánh giá thực trạng DH theo quan điểm dạy học tích cực trong CT SGK hiện hành.
1.3.2. Đối tượng và phương pháp điều tra
KÈ
M
- Xây dựng phiếu điều tra về nhận thức của HS và GV về PPDHDA trong dạy học Hóa học. - Đối tượng: HS lớp 10 – 12 của các trường THPT trên địa bàn Đà Nẵng. - Thời điểm điều tra: từ tháng 3/2021 – 4/2021.
DẠ Y
- Số lượng điều tra:
STT
Bảng 1.1. Danh sách các trường có HS thực hiện điều tra Tên trường
Số lượng HS tham gia khảo sát 15
THPT Chuyên Lê Quý Đôn
6
2
THPT Phan Châu Trinh
14
3
THPT Thái Phiên
17
4
THPT Nguyễn Trãi
3
5
THPT Hermann Gmeiner
6
THPT Trần Phú
7
THPT Thanh Khê
8
THPT Hòa Vang
9
THPT Sơn Trà
10
THPT Nguyễn Khuyến
11
THPT Nguyễn Hiền
12
Skyline
3
13
THPT Nguyễn Văn Thoại
2
1.3.3. Kết quả điều tra
2
OF FI
2
NH ƠN
Tổng
CI
1
AL
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
2 1 2 2 3
59
*Chúng tôi điều tra trong 59 HS với 15 câu hỏi. Trong phạm vi khóa luận này chúng tôi nêu kết quả thống kê ý kiến trả lời cho 5 câu hỏi chính, cụ thể như sau:
QU Y
Về vận dụng dạy học dự án trong dạy và học: a. Em có biết tới dạy học dự án không?
DẠ Y
KÈ
M
Kết quả điều tra được thể hiện trong biểu đồ hình 1.5.
16
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
OF FI
CI
AL
Hình 1.5. Biểu đồ mức độ hiểu biết về DHDA của học sinh
NH ƠN
b. Em đã từng được trải nghiệm phương pháp dạy học dự án chưa? Kết quả điều tra được thể hiện bằng biểu đồ hình 1.6.
QU Y
Hình 1.6. Biểu đồ mức độ áp dụng phương pháp DHDA trong dạy học
KÈ
M
Tính đến thời điểm 4/2021 khảo sát cho thấy rằng chỉ 50% số lượng HS tham gia khảo sát có biết tới khái niệm DHDA, và chỉ 44,8% số lượng HS tham gia khảo sát đã từng được trải nghiệm DHDA. Điều này cho thấy rằng DHDA vẫn còn mới mẻ, chưa có tính phổ biến rộng rãi trên địa bản thành phố Đà Nẵng, mặc dù đã có các đợt tập huấn về các phương pháp dạy học tích cực cho GV. Về phương pháp học tập:
DẠ Y
a. Khi làm việc nhóm, hiệu quả làm việc nhóm của em so với làm việc cá nhân: Kết quả làm hiệu quả làm việc nhóm của HS so với làm việc cá nhân được thể hiện qua biểu đồ hình 1.7. Hình 1.7. Biểu đồ thống kê hiệu quả khi làm việc nhóm của HS 17
b. Khi tham gia học tập theo nhóm, em thích là:
OF FI
CI
AL
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
NH ƠN
Kết quả lựa chọn vai trò bản thân trong học tập theo nhóm của HS được thể hiện ở biểu đồ hình 1.8.
QU Y
Hình 1.8. Biểu đồ thống kê lựa chọn nhiệm vụ của học sinh
M
c. Em có thường vận dụng kiến thức đã học vào đời sống không?
KÈ
Kết quả thống kê việc áp dụng kiến thức của học sinh vào thực tiễn được thể hiện trong hình 1.9.
DẠ Y
Hình 1.9. Biểu đồ thống kê việc áp dụng kiến thức của học sinh
18
Về trình độ công nghệ thông tin
OF FI
CI
AL
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
Trình độ CNTT của HS tham gia khảo sát được thể hiện ở bảng 1.2. và biểu đồ hình 1.10. Thông qua khảo sát, khả năng sử dụng CNTT của HS hiện đang ở mức tốt.
NH ƠN
Bảng 1.2. Thống kê trình độ CNTT của học sinh Mức độ
Trình độ CNTT Khả năng sử dụng internet
Thành thạo
Rất thành thạo
1.7%
52.5%
45.8%
13.6 %
61%
25.4 %
15.3 %
62.7 %
22 %
Khả năng sử dụng chương trình Microsoft PowerPoint
22 %
62.7%
15.3%
Khả năng sử dụng chương trình Microsoft Publisher
69.5%
28.8%
1.7%
Khả năng tìm kiếm thông tin trên internet
1,7 %
48,3 %
50,0 %
Khả năng chỉnh sửa âm thanh/ hình ảnh/ đoạn phim.
33.9%
55.9%
10.2%
DẠ Y
KÈ
Khả năng sử dụng chương trình Microsoft Word
M
QU Y
Khả năng sử dụng máy vi tính
Không thành thạo
19
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
NH ƠN
1.3.4. Đánh giá chung về thực trạng
OF FI
CI
AL
Hình 1.10. Thống kê trình độ CNTT của học sinh
Kết luận về tình hình học tập của HS, chúng tôi nhận thấy rằng: -
Đa số HS nhận thấy môn Hóa là một môn học khô khan.
Tính tích cực của HS chưa cao. HS ít có khả năng liên hệ những kiến thức Hóa học đã được học với thực tế cuộc sống cũng như hạn chế trong việc vận dụng kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng xảy ra trên thực tế.
QU Y
Khả năng sử dụng CNTT của các em thành thạo hơn so với các thế hệ trước, đàm bảo điều kiện đề thu thập thông tin và báo cáo dự án. Tuy vậy, mức độ các em HS được trải nghiệm DHDA nói riêng và các PPDH tích cực nói chung vẫn chưa cao.
DẠ Y
KÈ
M
Xuất phát từ những thực trạng và kết quả thu được, nhóm nghiên cứu chúng tôi cho rằng cần phải xây dựng một hệ thống các dự án tham khảo cho GV để áp dụng cho chương trình GD phổ thông mới. Trong đề tài nghiên cứu này, nhóm chúng tôi thực hiện một kế hoạch dạy học tham khảo, vận dụng DHDA dành cho 10 tiết thuộc chuyên đề Phân bón của chương trình GD phổ thông mới.
20
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
AL
CHƯƠNG 2. VẬN DỤNG DẠY HỌC DỰ ÁN TRONG DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ PHÂN BÓN
CI
2.1. Phân tích đặc điểm cấu trúc nội dung chuyên đề trong môn Hóa học lớp 11 chương trình giáo dục phổ thông mới 2.1.1. Môn Hóa học trong chương trình giáo dục phổ thông mới
OF FI
Hoá học là ngành khoa học thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên, nghiên cứu về thành phần cấu trúc, tính chất và sự biến đổi của các đơn chất và hợp chất [4].
NH ƠN
Hoá học kết hợp chặt chẽ giữa lí thuyết và thực nghiệm (TN), là cầu nối các ngành khoa học tự nhiên khác như vật lí, sinh học, y dược và địa chất học. Những tiến bộ trong lĩnh vực hoá học gắn liền với sự phát triển của những phát hiện mới trong các lĩnh vực của các ngành sinh học, y học và vật lí. Hoá học đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống, sản xuất, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội. Những thành tựu của hoá học được ứng dụng vào các ngành vật liệu, năng lượng, y dược, công nghệ sinh học, nông - lâm - ngư nghiệp và nhiều lĩnh vực khác.
QU Y
Trong chương trình GD phổ thông, Hoá học là môn học thuộc nhóm môn khoa học tự nhiên ở cấp THPT, được HS lựa chọn theo định hướng nghề nghiệp, sở thích và NL của bản thân. Môn Hoá học giúp HS có được những tri thức cốt lõi về hoá học và ứng dụng những tri thức này vào cuộc sống, đồng thời có mối quan hệ với nhiều lĩnh vực GD khác. Cùng với Toán học, Vật lí, Sinh học, Tin học và Công nghệ, môn Hoá học góp phần thúc đẩy GD STEM, một trong những xu hướng GD đang được coi trọng ở nhiều quốc gia trên thế giới.
M
Ngày 26 tháng 12 năm 2018, kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ GD và Đào tạo, chương trình GD phổ thông mới môn Hóa học được ban hành. Bên cạnh những thay đổi căn bản về nội dung GD cốt lõi, trong mỗi năm học, những HS có thiên hướng khoa học tự nhiên được chọn học một số chuyên đề học tập. Mục tiêu của các chuyên đề này là:
DẠ Y
KÈ
– Mở rộng, nâng cao kiến thức đáp ứng yêu cầu phân hóa sâu ở cấp THPT. – Tăng cường rèn luyện kĩ năng thực hành, hoạt động trải nghiệm thực tế làm cơ sở giúp HS hiểu rõ hơn các quy trình kĩ thuật, công nghệ thuộc các ngành nghề liên quan đến hoá học. – Giúp HS hiểu sâu hơn vai trò của hoá học trong đời sống thực tế, những ngành nghề có liên quan đến hoá học để HS có cơ sở định hướng nghề nghiệp sau này cũng như có đủ NL để giải quyết những vấn đề có liên quan đến hoá học và tiếp tục tự học hoá học suốt đời. Trong mỗi bậc học, bao gồm ba loại chuyên đề, được biểu thị trong bảng 2.1 trích
từ [4].
21
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community Bảng 2.1. Phân bố nội dung chuyên đề trong các bậc học Lớp 10
Lớp 11
CHUYÊN ĐỀ NÂNG CAO KIẾN THỨC Chuyên đề 10.1. Cơ sở hóa học
Lớp 12
AL
Chuyên đề học tập
CI
X
Chuyên đề 12.1. Cơ chế phản ứng trong hoá học hữu cơ
X
OF FI
Chuyên đề 12.3. Một số vấn đề cơ bản về phức chất
X
CHUYÊN ĐỀ THỰC HÀNH
Chuyên đề 10.3. Thực hành: Hoá học và công nghệ thông tin
X
Chuyên đề 11.2. Trải nghiệm, thực hành hoá học hữu cơ
X
NH ƠN
Chuyên đề 12.2. Trải nghiệm, thực hành hoá học vô cơ
X
CHUYÊN ĐỀ GIỚI THIỆU MỘT SỐ NGÀNH NGHỀ LIÊN QUAN ĐẾN HÓA HỌC
Chuyên đề 10.2. Hoá học trong việc phòng chống cháy nổ Chuyên đề 11.1. Phân bón
X
Chuyên đề 11.3. Dầu mỏ và chế biến dầu mỏ
X X
QU Y
2.1.2. Vị trí, cấu trúc, nội dung chuyên đề Phân bón Chuyên đề Phân bón thuộc nhóm chuyên đề giới thiệu một số ngành nghề liên quan đến Hóa học, thuộc nội dung giảng dạy ở lớp 11. Thời lượng dành cho chuyên đề gồm 10 tiết, với 3 nội dung trọng tâm:
M
Bảng 2.2. Các nội dung trọng tâm của chuyên đề Phân bón
KÈ
Nội dung
DẠ Y
Giới thiệu chung về phân bón
Yêu cầu cần đạt - Trình bày được phân bón là sản phẩm có chức năng cung cấp
chất dinh dưỡng cho cây trồng hoặc có tác dụng cải tạo đất; việc sử dụng phân bón phụ thuộc vào các loại cây trồng, thời gian sinh trưởng của cây, vùng đất khác nhau. - Tìm hiểu được thông tin về một số loại phân bón được dùng phổ biến trên thị trường Việt Nam.
22
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
- Mô tả được vai trò của một số chất dinh dưỡng trong phân bón vô cơ cần thiết cho cây trồng.
CI
Phân bón vô cơ
AL
- Phân loại được các loại phân bón vô cơ: Phân bón đơn, đa lượng hay còn gọi là phân khoáng đơn (đạm, lân, kali); phân bón trung lượng; phân bón vi lượng; phân bón phức hợp; phân bón hỗn hợp.
- Trình bày được quy trình sản xuất một số loại phân bón vô cơ.
OF FI
- Trình bày được cách sử dụng và bảo quản của một số loại phân bón thông dụng. - Phân loại được phân bón hữu cơ: phân hữu cơ truyền thống; phân hữu cơ sinh học; phân hữu cơ khoáng.
NH ƠN
Phân bón hữu cơ
- Nêu được thành phần, ưu nhược điểm của một số loại phân bón hữu cơ. - Trình bày được vai trò của phân bón hữu cơ, cách sử dụng và bảo quản của một số loại phân bón hữu cơ thông dụng và một số quy trình sản xuất phân bón hữu cơ. - Nêu được tác động của việc sử dụng phân bón đến môi trường.
Trong phần khóa luận này, tôi tập trung xây dựng hệ thống dự án cho cả chuyên đề Phân bón, đồng thời xây dựng kế hoạch dạy học tham khảo cho cả ba nội dung thuộc chuyên đề, với tổng thời lượng là 10 tiết học chính khóa.
QU Y
2.2. Xây dựng hệ thống dự án cho chuyên đề Phân bón 2.2.1. Nguyên tắc chọn nội dung để xây dựng chủ đề dự án
M
Từ việc phân tích chuyên đề Phân bón của chương trình GD phổ thông mới, chúng tôi nghiên cứu, xác định nguyên tắc, lựa chọn nội dung và xây dựng hệ thống chủ đề DA cho phần nội dung này. Việc chọn nội dung xây dựng chủ đề DA cần đảm bảo các nguyên tắc [12] sau:
KÈ
Nguyên tắc 1: Các chủ đề DA phải bám sát nội dung kiến thức và mục tiêu chương trình hoá học, tạo điều kiện để HS vận dụng kiến thức vào thực tiễn, có ý nghĩa xã hội sâu sắc và phù hợp trình độ HS.
DẠ Y
Nguyên tắc 2: Chủ đề DA là những vấn đề phức hợp, đòi hỏi HS phải tích hợp kiến thức các môn học trong quá trình thực hiện DA và tạo điều kiện để HS phát triển các năng lực chung. Nguyên tắc 3: Các chủ đề DA phải gắn thực tiễn đời sống với những vấn đề xã hội ở địa phương.
23
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
AL
Nguyên tắc 4: Các chủ đề DA phải phù hợp với trình độ nhận thức và thu hút được sự quan tâm hứng thú của HS, tạo điều kiện để HS phát triển các năng lực hoạt động xã hội và hình thành thái độ tích cực trong sinh hoạt cộng đồng.
CI
Nguyên tắc 5: Các chủ đề DA học tập có nguồn tư liệu phong phú và phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường và xã hội, tạo điều kiện để HS tạo ra những sản phẩm có ý nghĩa. 2.2.2. Xây dựng dự án cho học tập
OF FI
Từ các nguyên tắc trên chúng tôi đã xác định chủ đề DA cho chuyên đề Phân bón. Từ các chủ đề này GV có thể tổ chức cho HS đề xuất, thực hiện các DA theo nội dung bài học, các DA nghiên cứu tìm hiểu các vấn đề có liên quan để mở rộng kiến thức. Các DA cho chuyên đề và bộ câu hỏi định hướng được thể hiện trong bảng 2.3. Bảng 2.3. Các dự án sử dụng cho chuyên đề Phân bón
Bộ câu hỏi định hướng
NH ƠN
Tên dự án Dự án 1: Khảo sát tình hình sử dụng các loại phân bón của người nông dân trong khu vực hoặc địa bàn lân cận.
+ Khảo sát tình hình sử dụng các loại phân bón của người nông dân trong khu vực hoặc địa bàn lân cận.
(Gợi ý mẫu khảo sát bao gồm: Thông tin chung, tổng quan về các loại phân bón được sử dụng của người nông dân, các kỹ năng bón phân, …) + Trên thị trường có những loại phân bón nào?
QU Y
Dự án 2: Cách sử dụng và bảo +Việc sử dụng phân bón phụ thuộc vào những yếu quản các loại phân bón thông tố nào? thường. + Có mấy kỹ thuật bón phân?
M
+ Tính chất của các loại phân bón là gì?
DẠ Y
KÈ
Dự án 3: Tác hại của phân bón hóa học đến môi trường và sức khỏe con người. Vẽ tranh, thiết kế poster, áp phích tuyên truyền sử dụng hợp lý phân bón để bảo vệ môi trường.
+ Dựa vào tính chất, làm thế nào để bảo quản các loại phân bón đó? + Kể tên các vai trò của từng nguyên tố Kali, Nito, Photpho, Canxi, Magie, Lưu huỳnh và nhôm nguyên tố ( C,H,O) đối với cây trồng. + Phân bón hóa học có vai trò như thế nào đối với môi trường đất? + Việc lạm dụng phân bón hóa học có tác hại tới đất trồng như thế nào?
24
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
CI
AL
+ Làm thế nào để người dân nâng cao nhận thức, sử dụng hợp lí phân bón để bảo vệ môi trường? (Tờ rơi tuyên truyền, tranh ảnh cổ động với nội dung sáng tạo, có thể lồng ghép các kiến thức khoa học về phân bón).
OF FI
Dự án 4: Tìm hiểu sưu tầm trong + Người dân đã để lại kinh nghiệm bón phân qua các câu thơ, văn, ca dao, tục ngữ những câu thơ, văn, ca dao, tục ngữ nào? về sử dụng phân bón. Dùng kiến + Những câu thơ, văn, ca dao, tục ngữ ấy có ý thức khoa học để giải thích các nghĩa gì? câu ca dao, tục ngữ đó. 2.2.3. Các bước thực hiện dạy học dự án cho dạy học chuyên đề Phân bón 2.2.3.1. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
NH ƠN
Chuẩn bị của GV: Để đảm bảo cho việc sử dụng PPDH DA có hiệu quả, GV cần chuẩn bị chu đáo cho giờ học, theo [12] cụ thể là:
QU Y
- Hướng dẫn HS học theo DA (dùng cho giờ học đầu tiên, khi HS học theo DHDA): Bao gồm các hoạt động cụ thể theo tiến trình DA mà HS phải thực hiện. Hướng dẫn một số kĩ năng thực hiện DA như cách tìm kiếm và thu thập dữ liệu (thu thập thông tin, điều tra, phỏng vấn, làm thí nghiệm, quan sát,…). Phân tích và giải thích các kết quả (lập bảng, biểu đồ, so sánh các dữ liệu,…). Tổng hợp các thông tin, xây dựng, trình bày sản phẩm (mẫu vật, hình ảnh, thuyết trình, trình chiếu,…). Xây dựng, sử dụng các tiêu chí đánh giá sản phẩm DA của bản thân và các bạn trong nhóm cũng như các nhóm khác. - Chuẩn bị kế hoạch DHDA: Nghiên cứu lựa chọn nội dung DHDA (theo chương trình và SGK).
M
Chuẩn bị của HS: Thực hiện các hoạt động tìm hiểu PPDHDA, kĩ thuật thiết kế SĐTD,… theo yêu cầu của GV; chuẩn bị các công cụ, thiết bị để thu thập thông tin, trình bày sản phẩm cần trong DHDA (máy tính, máy ảnh, máy ghi âm,…). 2.2.3.2. Tổ chức thực hiện
KÈ
Thực hiện dạy học theo quy trình DHDA Bước 1: Lập kế hoạch thực hiện dự án
DẠ Y
- GV xây dựng hệ thống DA cho học sinh. Từ chủ đề DA, GV hướng dẫn HS xây dựng và lựa chọn các DA (chủ đề của mỗi nhóm). Với mỗi DA, GV cần đề xuất một số câu hỏi nghiên cứu của DA (câu hỏi định hướng) và yêu cầu HS đề xuất thêm câu hỏi nghiên cứu sao cho phù hợp với thực tiễn địa phương và điều kiện cơ sở vật chất của nhóm. Từ đó xác định các phương án hướng dẫn HS tìm câu trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu đưa ra. 25
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
OF FI
CI
AL
- Các nhóm HS sẽ thảo luận có thể đề xuất thêm câu hỏi nghiên cứu và xây dựng, lập kế hoạch thực hiện DA của cả nhóm và phân công công việc cụ thể cho từng cá nhân. Khi xây dựng kế hoạch, GV cần chú ý hướng dẫn HS thảo luận, xác định được những công việc cần làm, thời gian dự kiến để hoàn thành công việc, những vật liệu và nguồn kinh phí; phương pháp tiến hành và phân công công việc trong nhóm. HS sử dụng KT SĐTD để xác định nội dung nhiệm vụ của DA cũng như dự kiến nội dung nghiên cứu và trình bày trong sản phẩm. HS sử dụng KT đặt câu hỏi 5W1H để trao đổi, phân công các nhiệm vụ cho từng cá nhân (ai thực hiện nhiệm vụ này? Làm những việc gì? Tại sao cần làm những việc đó? Làm như thế nào? Thực hiện ở đâu? Bao giờ hoàn thành?) để tìm hiểu các vấn đề có liên quan đến DA. Sự phân công này được ghi vào sổ DA, có thể trình bày bảng phân công của cả nhóm, ví dụ như là: Bảng 2.4. Ví dụ về phân công nhiệm vụ các thành viên trong nhóm
Thành viên 1 Thành viên 2 … Bước 2: Thực hiện dự án
Thời gian thực hiện
Các sản phẩm thu được cần phân tích
NH ƠN
Các vấn đề cần giải quyết
Họ và tên thành viên nhóm
HS làm việc cá nhân hoặc nhóm. Thực hiện nhiệm vụ được phân công theo kế hoạch. Các hoạt động cụ thể của HS bao gồm:
QU Y
- Thu thập thông tin: HS thu thập thông tin từ các nguồn khác nhau (báo chí, sách tham khảo, internet, thư viện,…), tiến hành thí nghiệm, quan sát thực tế, phỏng vấn, điều tra. HS cần sử dụng các công cụ: máy ảnh, ghi âm, phiếu phỏng vấn, điều tra, sổ ghi chép,… - Xử lí thông tin thu được: Phân tích thông tin, số liệu tổng hợp qua sơ đồ, biểu đồ và đưa ra ý kiến nhận xét, bàn luận về các số liệu đó.
KÈ
M
- Trao đổi thường xuyên với thành viên khác trong nhóm để chia sẻ dữ liệu, giải quyết vấn đề, những khó khăn cần tháo gỡ, kiểm tra tiến độ thực hiện, hỗ trợ nhau cùng đảm bảo kết quả chung của nhóm,… - Phát hiện các vấn đề nảy sinh, đối chiếu với yêu cầu (câu hỏi nghiên cứu và những dự kiến ban đầu,…) để có kế hoạch điều chỉnh kịp thời.
DẠ Y
- Trao đổi và xin ý kiến tư vấn của GV (nếu cần) để giải quyết vấn đề nảy sinh hoặc điều chỉnh hoạt động để đảm bảo tiến độ chung. Các hoạt động trong bước này không theo một trình tự nhất định mà có thể xảy ra xen kẽ, bổ sung lẫn nhau và có thể thực hiện nhiều lượt. Các thành viên trong nhóm cùng thực hiện, trao đổi đối chiếu với
26
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
AL
mục tiêu, câu hỏi định hướng nghiên cứu, điều chỉnh và luôn liên hệ, lấy ý kiến tư vấn của GV. Bước 3: Tổng hợp và báo cáo kết quả
Trong bước này GV cần hướng dẫn HS các nhóm thực hiện các hoạt động sau:
OF FI
CI
- Tổng hợp kết quả DA - trình bày sản phẩm: Nhóm trưởng tập hợp các kết quả, sản phẩm của các thành viên và cùng thảo luận sắp xếp các tư liệu để trình bày sản phẩm DA của nhóm. Sản phẩm của nhóm bao gồm: Bản báo cáo về sản phẩm (bài thuyết trình), SĐTD, các mẫu vật, mô hình, hình ảnh minh họa,… do nhóm tạo ra. - Chuẩn bị kịch bản trình bày kết quả DA: Thảo luận về cách thức, hình thức trình bày sản phẩm của nhóm, các phương tiện cần thiết để thể hiện như: máy tính, máy chiếu, phần mềm trình chiếu (Power Point), video, kết hợp kênh chữ - kênh hình minh họa, đóng kịch, phim, triển lãm sản phẩm tự tạo và phân công cá nhân phụ trách các phần trình bày, minh họa trong sản phẩm.
NH ƠN
- Đại diện nhóm HS báo cáo kết quả DA, các thành viên khác lắng nghe và có thể bổ sung, trả lời câu hỏi của các nhóm khác. - Các nhóm khác lắng nghe, thảo luận, tranh luận nêu ra những câu hỏi để nhóm thực hiện trả lời, làm rõ nội dung, kinh nghiệm, cách thức thực hiện, hình ảnh và ý nghĩa của DA,… Nhóm trình bày kết quả cũng có thể chuẩn bị, nêu ra các câu hỏi thảo luận để tạo không khí sôi động, tăng hứng thú và cơ hội đánh giá đồng đẳng cũng như sự thể hiện NL trình bày, bảo vệ ý kiến của HS.
QU Y
Trong bước này, GV là người tổ chức, điều khiển và chú trọng đến các hoạt động như: Hỗ trợ người điều khiển nhóm (tùy tình hình) bằng cách nêu các câu hỏi bổ sung; phát hiện các vấn đề cần tranh luận trong các DA và làm trọng tài khi HS tham gia thảo luận, tranh luận về sản phẩm DA. - Yêu cầu các nhóm HS tự đánh giá, đánh giá đồng đẳng về kết quả của DA, quá trình thực hiện của từng thành viên. GV nhận xét và đánh giá sau cùng.
KÈ
M
- Rút ra bài học kinh nghiệm khi thực hiện DA: Nhìn lại quá trình thực hiện DA của các nhóm, đánh giá và rút ra những bài học kinh nghiệm. GV hướng dẫn các nhóm HS cùng nhìn lại quá trình thực hiện DA và đánh giá về những việc làm được, những việc chưa tốt, sự phối hợp giữa các thành viên, sản phẩm tạo ra, việc trình bày kết quả,…những kiến thức, kĩ năng và các giá trị thu được; rút ra những bài học kinh nghiệm để tiến hành các DA tiếp theo.
DẠ Y
2.3. Thiết kế bài dạy cho chuyên đề Phân bón
Trong phạm vi nghiên cứu, chúng tôi thiết kế kế hoạch dạy học tham khảo cho 10 tiết thuộc chuyên đề Phân bón (bao gồm nội dung 1,2,3 của chuyên đề). Dưới đây là tổng thể hồ sơ dạy học và kế hoạch 10 tiết chính khóa thuộc chuyên đề: 27
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 2.3.1. Kế hoạch tổng quát về thời gian
Tiết
Giới thiệu chung về phân bón
1,2
Nội dung hoạt động của GV
Lập kế hoạch cho bài dạy
OF FI
Xác định các chuẩn của bài học.
Thời gian
CI
Nội dung chuyên đề
AL
Bảng 2.5. Kế hoạch tổng quát về thời gian dự án (10 tiết)
Phát triển những ý tưởng ban đầu về bài học. Xây dựng bộ câu hỏi định hướng.
Phác thảo lịch trình đánh giá cho bài học.
NH ƠN
Đánh giá nhu cầu HS Tổ chức dạy học
2 tiết trên lớp
GV xác định các kỹ năng và kiến thức sẽ đưa vào bài dạy. GV vận dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy tích cực vào giảng dạy. Triển khai dự án
3,4,5
DẠ Y
KÈ
M
Phân bón vô cơ
QU Y
GV cho HS thống nhất chủ đề và lựa chọn DA. Lập kế hoạch hỗ trợ HS Tạo các tài liệu trợ giúp cho HS. Thiết kế bài dạy nhằm đánh giá HS tự định hướng. Tìm hiểu các kỹ thuật dạy học phân hóa đối tượng. Định hướng cho HS tìm hiểu về các kỹ năng công nghệ thông tin, tìm kiếm tài liệu (cách sử dụng wiki, blog, Powerpoint, Publisher và tìm kiếm thông tin trên internet).
2 tiết trên lớp 1 tuần ở nhà
Tổ chức hoạt động dạy học.
28
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community Vận dụng các thí nghiệm trực quan.
OF FI
Hỗ trợ các thắc mắc của HS trong quá trình thực hiện dự án.
CI
Sử dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực.
AL
Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học.
Theo dõi, hỗ trợ, đánh giá học sinh. Phân bón hữu cơ
6,7
Tổ chức hoạt động dạy học.
Vận dụng các thí nghiệm trực quan.
NH ƠN
Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học.
Sử dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực.
3 tiết trên lớp 1 tuần ở nhà
Tiến hành kiểm tra tiến độ của các dự án Yêu cầu HS nộp bản báo cáo tiến độ DA.
7,9
DẠ Y
KÈ
M
Báo cáo, đánh giá sản phẩm
QU Y
Tổ chức giải đáp, hỗ trợ thắc mắc cho HS. Tổ chức báo cáo, đánh giá HS báo cáo sản phẩm. GV cùng cả lớp góp ý, nhận xét. GV hướng dẫn HS rút ra những kinh nghiệm cho các DA tiếp theo.
3 tiết trên lớp
GV đánh giá sản phẩm theo các tiêu chí đã xây dựng.
29
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 10
Luyện tập Ôn lại các kiến thức đã học sau DA bằng SĐTD
Câu hỏi khái quát
OF FI
2.3.2. Bộ câu hỏi định hướng
1 tiết trên lớp
CI
Vận dụng làm các bài tập
AL
Luyện tập
Phân bón có tác động như thế nào đến môi trường và cuộc sống con người? Câu hỏi bài học
NH ƠN
- Phân bón là gì? - Vai trò của phân bón là gì?
- Phân bón có tác động gì đến môi trường? Câu hỏi nội dung
- Trình bày khái niệm phân bón.
- Phân loại phân bón, đặc điểm, thành phần, cách sử dụng và bảo quản từng loại phân bón.
QU Y
- Vai trò của các loại phân bón là gì? - Phân bón được sản xuất như thế nào? - Tác động của phân bón đến môi trường như thế nào? 2.3.3. Tiêu chí đánh giá sản phẩm
M
Hình thức đánh giá: Đánh giá trong DHDA bao gồm đánh giá quá trình và đánh giá tổng thể (điểm sản phẩm). 2.3.3.1. Đánh giá quá trình
DẠ Y
KÈ
Điểm quá trình do GV chấm cho mỗi HS thông qua theo dõi sự tham gia, cộng tác của HS đó, thông qua điểm đánh giá sự cộng tác của nhóm trưởng đối với từng thành viên và qua điểm tự đánh giá của HS. Trong quá trình thực hiện dự án, mỗi nhóm trưởng được yêu cầu ghi lại sự phân công nhiệm vụ và theo dõi mức độ tham gia và hoàn thành nhiệm vụ của các thành viên trong nhóm. Từ đó, nhóm trưởng sẽ đánh giá sự tham gia của thành viên dựa trên tiêu chí đánh giá sự cộng tác. Mỗi HS cũng tự đánh giá sự tham gia của bản thân.
30
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community Bảng 2.6. Tiêu chí đánh giá sự cộng tác
Có đóng góp.
Hoàn thành tất cả nhiệm vụ đã nhận.
Hoàn thành công việc được giao.
Chia sẻ nhiều ý kiến, đóng góp nhiều thông tin.
Chia sẻ ý kiến khi được khuyến khích.
1
AL
Đóng góp một cách đều đặn và tích cực cho thảo luận nhóm.
Lắng nghe và quan tâm đến ý kiến của thành viên khác.
Cộng tác với nhóm
2
Có đóng góp nhưng Không tham gia. không đều đặn. Hoàn thành nhiệm vụ với sự nhắc nhở.
Không hoàn thành nhiệm vụ; làm cả nhóm bị chậm.
Thỉnh thoảng chia sẻ ý kiến.
Không chia sẻ ý kiến.
NH ƠN
Đóng góp cho nhóm
3
CI
4
OF FI
Tiêu điểm
Lắng nghe ý kiến thành viên khác.
Thỉnh thoảng lắng nghe ý kiến thành viên khác.
Không lắng nghe và không quan tâm đến ý kiến thành viên khác; ngắt lời khi thành viên khác đang nói.
(Mỗi tiêu chí: mức độ 4: 2,5đ; mức độ 3: 1,5đ; mức độ 2:0,75đ; mức độ 1: 0đ)
QU Y
Dựa vào Bảng 2.6. Tiêu chí đánh giá sự cộng tác, HS tự đánh giá và đánh giá các thành viên trong cùng một tổ. Bảng 2.7. Biểu mẫu công cụ đánh giá quá trình (dành cho HS) Tên người đánh giá:
Tổ:
M
Bảng đánh giá mức độ đóng góp của các thành viên
Họ và tên thành viên
KÈ
Số thứ tự
DẠ Y
1
Đóng góp cho nhóm
Cộng tác với nhóm
4
4
3
3
2
2
1
1
Tổng điểm
31
4
3
3
2
2
1
1
4
4
3
3
2 1 4
4
3
NH ƠN
2 1
…
CI
3
4
OF FI
2
AL
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
2 1 4 3 2 1
2.3.3.2. Đánh giá sản phẩm
QU Y
Điểm sản phẩm là trung bình cộng từ phiếu đánh giá của HS và GV. Với những dự án bao gồm cả bài thuyết trình và sản phẩm (tờ rơi, ấn phẩm…), điểm sản phẩm là trung bình cộng của điểm bài thuyết trình và sản phẩm. Đánh giá đồng cấp:
- Tên công cụ: Rubric.
M
- Mục đích sử dụng công cụ:
▪ Giúp đánh giá sản phẩm HS theo hướng phát triển NL.
KÈ
▪ Đánh giá chính xác mức độ đạt chuẩn của HS và cung cấp thông tin phản hồi để HS tiến bộ không ngừng. Bảng 2.8. Biểu mẫu công cụ đánh giá đồng cấp
DẠ Y
Tên người đánh giá:
Lớp: Bảng đánh giá đồng cấp
Tổ 1
Tổ 2
Tổ 3
Tổ 4
32
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
Thuyết trình
Sử dụng công nghệ thông tin trong trình bày.
Tốt
Tốt
Khá
Khá
Khá
Khá
Đạt
Đạt
Đạt
CI
Tốt
Đạt
Cần cải thiện Cần cải thiện
Tốt
Tốt
Tốt
Tốt
Khá
Khá
Khá
Khá
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
OF FI
Cần cải thiện Cần cải thiện
Cần cải thiện Cần cải thiện
Cần cải thiện Cần cải thiện
Tốt
Tốt
Tốt
Tốt
Khá
Khá
Khá
Khá
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
NH ƠN
Hình thức
Tốt
Cần cải thiện Cần cải thiện Cần cải thiện
Cần cải thiện
Tốt
Tốt
Tốt
Tốt
Khá
Khá
Khá
Khá
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Cần cải thiện Cần cải thiện Cần cải thiện Cần cải thiện
QU Y
Nội dung
AL
Người trình bày
Các câu hỏi
_Hết_
M
- Cách sử dụng công cụ:
KÈ
Bảng 2.9. Hướng dẫn sử dụng công cụ đánh giá đồng cấp
Tiêu chí
DẠ Y
Tốt (9-10)
Các mức độ đạt được của các tiêu chí Khá (7-8)
Trung bình
Yếu
(Đạt) (5-6)
(Cần cải thiện) (0-4)
Điểm đạt được
Nêu được Nêu được mục Nêu được mục Nêu mục tiêu, 1. Nội dung mục tiêu, vấn tiêu, vấn đề tiêu, vấn đề giải vấn đề cần giải đề cần giải cần giải quyết quyết chưa đầy quyết chưa đầy 33
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community đủ, cách thức đủ và chưa nêu giải quyết chưa được cách thức thật phù hợp. giải quyết vấn Phân tích được đề.
Phân tích các dữ liệu logic khoa học, có sử dụng biểu đồ, bảng biểu để trình bày dữ liệu, bố cục sản phẩm chặt chẽ, khoa học, kết luận đầy đủ, phù hợp với chủ đề.
Phân tích được các dữ liệu nhưng chưa logic khoa học, có sử dụng biểu bảng trình bày dữ liệu, bố cục sản phẩm chặt chẽ, chưa thật khoa học, kết luận phù hợp với chủ đề.
ít dữ liệu thu thập được nhưng chưa logic khoa học. Các dữ liệu trình bày còn ở dạng thô, bố cục sản phẩm chưa chặt chẽ và khoa học, kết luận chưa đầy đủ.
Chưa phân tích được các dữ liệu, không sử dụng biểu đồ,... biểu bảng để xử lí thông tin; bố cục sản phẩm không chặt chẽ, chưa đưa ra được kết luận phù hợp cho đề tài DA.
Trình bày đẹp, đầy đủ, rõ ràng độc đáo có cấu trúc logic khoa học; các tiêu đề và nội dung quan trọng được làm rõ, nổi bật dễ theo dõi.
Trình bày rõ ràng, cấu trúc hợp lí, chưa đầy đủ các tiêu đề và nội dung chính chưa được làm nổi bật, dễ theo dõi.
Trình bày rõ ràng chưa thật đầy đủ, cấu trúc chưa thật hợp lí, các tiêu đề, nội dung chính chưa được làm nổi bật.
Trình bày chưa rõ ràng và đầy đủ, còn lộn xộn, các nội dung chính chưa được làm rõ.
Ý tưởng độc đáo, sáng tạo, nội dung giới thiệu sinh động, hấp dẫn có ý nghĩa. Giới thiệu tên DA, mục tiêu, các vấn đề cần giải quyết rõ ràng, đầy
Ý tưởng mới hấp dẫn. Nội dung giới thiệu hấp dẫn, có ý nghĩa. Nêu được tên DA, mục tiêu, các vấn đề cần giải quyết rõ ràng, chưa thật đầy đủ và thu
Ý tưởng mới không hấp dẫn. Nội dung giới thiệu chưa được sinh động, còn sơ sài. Nêu được tên DA, mục tiêu, các vấn đề cần giải quyết chưa đầy đủ và rõ ràng.
Ý tưởng quen thuộc, không mới mẻ, sáng tạo. Nội dung giới thiệu còn sơ sài. Nêu được tên DA, chưa nêu được mục tiêu, các vấn đề cần giải quyết trong DA
CI
OF FI
NH ƠN
QU Y
KÈ
DẠ Y
3. Thuyết trình, báo cáo
AL
và cách thức giải quyết tương đối thích hợp.
M
2. Hình thức trình bày
quyết và cách thức giải quyết thích hợp.
34
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
Sử dụng tương đối, hợp lí và hiệu quả các phương tiện kĩ thuật kết hợp với công nghệ thông tin. Xử lí Xử lí được các tình huống các tình huống trình chiếu còn khi trình chiếu lủng củng. kịp thời.
AL
Sử dụng khá hợp lí, hiệu quả phương tiện kĩ thuật kết hợp công nghệ thông tin.
Sử dụng chưa hợp lí và hiệu quả phương tiện kĩ thuật kết hợp với công nghệ thông tin.
OF FI
Sử dụng thành thạo, hợp lí, 4. Sử hiệu quả các dụng phương phương tiện kĩ thuật kết hợp tiện kĩ công nghệ thuật, công nghệ thông tin, xử lí thông tin được các tình huống, trình trong trình bày chiếu nhanh và chính xác.
còn sơ sài.
CI
đủ, thu hút hút. người nghe.
Chưa xử lí được các tình huống khi trình chiếu.
NH ƠN
Xếp loại kết quả theo 4 mức độ: - Mức độ tốt: Đạt từ khoảng 85-100% yêu cầu mỗi chỉ tiêu (hoặc tổng điểm đạt từ 85100 điểm). - Mức độ khá: Đạt từ khoảng 65 - dưới 85% yêu cầu mỗi chỉ tiêu (hoặc tổng điểm đạt từ 65 - dưới 85 điểm). - Mức độ trung bình (đạt): Đạt từ khoảng 45 - dưới 65% yêu cầu mỗi chỉ tiêu (hoặc tổng điểm đạt từ 45 - dưới 65 điểm).
Đánh giá của GV
QU Y
- Mức độ yếu (chưa đạt): Đạt từ dưới 45% yêu cầu mỗi chỉ tiêu (hoặc tổng điểm từ 0 - dưới 45 điểm. Bảng 2.10. Bảng đánh giá dự án Khảo sát tình hình sử dụng các loại phân bón của người nông dân tại địa phương Tiêu chí
Điểm tối đa
M
TT
1
Đầy đủ nội dung cơ bản về chủ đề được báo cáo
10
Bài trình chiếu có màu sắc hài hòa, bố cục hợp lí.
5
DẠ Y
2
KÈ
Bài báo cáo kiến thức (15)
Bản khảo sát (15)
35
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community Đầy đủ nội dung theo yêu cầu: Thông tin người khảo sát, địa điểm, thời gian, thông tin về các loại phân bón đang được sử dụng: thành phần, vai trò,..
4
Bản khảo sát có bố cục hợp lí.
10
AL
3
CI
5
OF FI
Bản tổng hợp kết quả (30) 5
Số lượng khảo sát đủ nhiều (≥50 bản), đáng tin cậy
5
6
Xử lí số liệu khảo sát, vẽ sơ đồ thống kê thể hiện tình hình sử dụng các loại phân bón hóa học trên địa bàn trong vòng 20
5
NH ƠN
ngày dựa vào dữ liệu của ít nhất 2 cơ sở kinh doanh. Rút ra được nhận xét chi tiết về tình hình sử dụng các loại phân bón tại địa phương
10
8
Bản tổng hợp có đủ các yêu cầu: Báo cáo số lượng khảo sát, xử lí số liệu, nhận xét, biện pháp.
5
9
Bài báo cáo sản phẩm có màu sắc hài hòa, bố cục hợp lí.
5
QU Y
7
Kĩ năng thuyết trình (20)
Trình bày mạch lạc, rõ ràng.
5
11
Kết hợp với cử chỉ, phương tiện khác hỗ trợ cho phần trình bày.
5
KÈ
M
10
Trả lời được câu hỏi phản biện.
5
13
Tham gia đóng góp ý kiến, đặt câu hỏi phản biện cho nhóm báo cáo.
5
DẠ Y
12
Kĩ năng làm việc nhóm (20)
36
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 14
Kế hoạch có tiến trình và phân công nhiệm vụ rõ ràng và hợp lí.
15
Mỗi thành viên tham gia đóng góp ý tưởng, hợp tác hiệu quả để hoàn thành DA.
AL
CI
10
OF FI
Tổng số điểm: 100 điểm
10
Bảng 2.11. Bảng điểm đánh giá dự án Tìm hiểu cách sử dụng và bảo quản các loại phân bón thông thường TT
Tiêu chí
Điểm tối đa
NH ƠN
Bài power point báo cáo kiến thức (15) 1
Đầy đủ nội dung cơ bản về chủ đề được báo cáo
10
2
Bài trình chiếu có màu sắc hài hòa, bố cục hợp lí.
5
QU Y
Poster hướng dẫn bảo quản và sử dụng phân bón (15) 3
Đầy đủ nội dung theo yêu cầu: cơ sở khoa học, quy trình sản xuất, quy trình bảo quản
10
4
Poster có màu sắc hài hòa, bố cục hợp lí.
5
Bản mô tả cách bảo quản phân bón đầy đủ nội dung theo yêu cầu: cơ sở khoa học, các bước làm, ảnh minh họa.
DẠ Y
6
Cách sử dụng các loại phân thông thường.
KÈ
5
M
Nội dung dự án (30)
7
Bài báo cáo sản phẩm có màu sắc hài hòa, bố cục hợp lí.
10 10
10
37
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
8
Trình bày mạch lạc, rõ ràng.
9
Kết hợp với cử chỉ, phương tiện khác hỗ trợ cho phần trình bày.
10
Trả lời được câu hỏi phản biện.
11
Tham gia đóng góp ý kiến, đặt câu hỏi phản biện cho nhóm báo cáo.
5
CI
5
OF FI
NH ƠN
Kĩ năng làm việc nhóm (20)
AL
Kĩ năng thuyết trình (20)
5 5
12
Kế hoạch có tiến trình và phân công nhiệm vụ rõ ràng và hợp lí.
10
13
Mỗi thành viên tham gia đóng góp ý tưởng, hợp tác hiệu quả để hoàn thành DA.
10
QU Y
Tổng số điểm: 100 điểm
Bảng 2.12. Bảng đánh giá dự án Tìm hiểu về tác hại của phân bón đến môi trường và tranh vẽ hướng dẫn người dân cách sử dụng phân bón hợp lý. TT
Tiêu chí
Điểm tối đa
1
Đầy đủ nội dung cơ bản về chủ đề được báo cáo
10
Bài trình chiếu có màu sắc hài hòa, bố cục hợp lí.
5
DẠ Y
2
KÈ
M
Bài báo cáo kiến thức (15)
Bài tìm hiểu về tác hại của phân bón đến với môi trường (15)
38
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community Đầy đủ nội dung theo yêu cầu
4
Bài báo cáo có bố cục hợp lí.
10 5
CI
Poster, tranh vẽ sử dụng phân bón hợp lí để bảo vệ môi trường (30) Bố cục, màu sắc hài hòa.
6
Nêu bật vấn đề hướng đến
7
Cung cấp đủ thông tin cho người dân về cách sử dụng hợp lí phân bón
8
Tranh vẽ, poster có nội dung phù hợp yêu cầu.
NH ƠN
OF FI
5
Kĩ năng thuyết trình (20)
AL
3
10 5 10
5
Trình bày mạch lạc, rõ ràng.
5
10
Kết hợp với cử chỉ, phương tiện khác hỗ trợ cho phần trình bày.
5
11
Trả lời được câu hỏi phản biện.
5
12
Tham gia đóng góp ý kiến, đặt câu hỏi phản biện cho nhóm báo cáo.
5
M
QU Y
9
KÈ
Kĩ năng làm việc nhóm (20) Kế hoạch có tiến trình và phân công nhiệm vụ rõ ràng và hợp lý.
DẠ Y
13
14
Mỗi thành viên tham gia đóng góp ý tưởng, hợp tác hiệu quả để hoàn thành DA.
10
10
39
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
CI
AL
Tổng số điểm: 100 điểm
TT
Tiêu chí
OF FI
Bảng 2.13. Bảng đánh giá dự án Tìm hiểu ca dao, tục ngữ về phân bón. Dùng kiến thức khoa học để giải thích các câu ca dao tục ngữ đó. Điểm tối đa
Bài thuyết trình bản powerpoint báo cáo kiến thức (15) Đầy đủ nội dung cơ bản về chủ đề được báo cáo
2
Bài trình chiếu có màu sắc hài hòa, bố cục hợp lí.
NH ƠN
1
10 5
Phần hình thức bản word: tìm hiểu về ca dao, tục ngữ (15) Đầy đủ nội dung theo yêu cầu
10
4
Bài báo cáo có bố cục hợp lí.
5
QU Y
3
Phần nội dung lí giải các câu ca dao, tục ngữ (30) Số lượng câu ca dao tục ngữ từ 10 câu trở lên.
5
6
Cung cấp đủ, chính xác thông tin cho cả lớp về nội dung của câu ca dao, tục ngữ đó
20
7
Có tranh vẽ, hình ảnh minh họa cho từng câu ca dao, tục ngữ.
15
KÈ
M
5
Kĩ năng thuyết trình (20) Trình bày mạch lạc, rõ ràng.
DẠ Y 8
5
40
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community Kết hợp với cử chỉ, phương tiện khác hỗ trợ cho phần trình bày.
10
Trả lời được câu hỏi phản biện.
11
Tham gia đóng góp ý kiến, đặt câu hỏi phản biện cho nhóm báo cáo.
5
AL
9
OF FI
CI
5
Kĩ năng làm việc nhóm (20)
5
Kế hoạch có tiến trình và phân công nhiệm vụ rõ ràng và hợp lý.
10
13
Mỗi thành viên tham gia đóng góp ý tưởng, hợp tác hiệu quả để hoàn thành DA.
10
NH ƠN
12
Tổng số điểm: 100 điểm 2.3.4. Tóm tắt kiến thức bài học
QU Y
Chuyên đề 11.1
PHÂN BÓN
Nội dung 1: Giới thiệu chung về phân bón
I. Khái niệm về phân bón
Phân bón là sản phẩm có chức năng cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng hoặc có chức năng cải tạo đất, trong thành phần chứa một hoặc nhiều yếu tố dinh dưỡng vô cơ đa lượng, trung lượng, vi lượng, đất hiếm, hữu cơ, axit amin, vitamin, axit humic, axit fulvic, vi sinh vật có ích, có một hoặc nhiều: chất giữ ẩm, chất hỗ trợ tăng hiệu suất sử dụng phân bón, chất điều hòa sinh trưởng thực vật, chất phụ gia, yếu tố hạn chế sử dụng.
KÈ
M
-
Phân bón có vai trò rất quan trọng trong việc thâm canh tăng năng suất, bảo vệ cây trồng và năng cao độ phì nhiêu cho đất.
DẠ Y
-
II. Các loại phân bón phổ biến trên trên thị trường Việt Nam -
Hiện tại, ngành phân bón Việt Nam chỉ mới sản xuất được phân Urê, hân lân và phân NPK. Ngoài ra, các loại phân hữu cơ, phân vi sinh cũng được sản xuất với 41
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community quy mô nhỏ, tính thương mại chưa cao.
AL
III. Phân loại: Các loại phân bón hầu hết có thành phần dinh dưỡng tương tự nhau, tùy theo nguồn gốc, phân bón được chia làm 02 nhóm chính:
CI
+ Phân bón vô cơ (phân bón hóa học). + Phân bón hữu cơ.
OF FI
Việc sử dụng phân bón phụ thuộc vào các loại cây trồng, thời gian sinh trưởng của cây, vùng đất khác nhau.
1.Phân đạm amoni
KÈ
M
2. Phân đạm nitrate
NH ƠN
Tên phân
Nội dung 2: Phân bón vô cơ Chất Tác dụng tiêu PP điều chế với cây biểu trồng NH4Cl. Cho amoniac tác - Cung cấp N (NH4)2S dụng với dung dưới dạng + O4 , dịch acid. NH4 cho cây NH4NO3 2NH3 + H2SO4 - Tác dụng : … → (NH4)2SO4 kích thích quá trình sinh trưởng của cây , tăng tỉ lệ protêin thực vật . NaNO3 muối cacbonat + - Cung cấp N , acid nitric. dưới dạng Ca(NO CaCO3 + HNO3 NO3- cho cây → Ca(NO3)2 + 3 )2 …. CO2 + H2O
QU Y
-
DẠ Y
3. Urê
NH2)2C O
CO + 2NH3 → (NH2)2CO + H2 O
- Cung cấp N dưới dạng + NH4 cho cây do khi tan trong nước -> (NH4)2CO3
Ưu – Nhược điểm Độ dinh dưỡng
* Ưu điểm:+ Dùng để bón cho các loại đất kiềm * Nhược : + Làm đất chua *:Độ dinh dưỡng % N 20% * Chú ý: Không bón với vôi *Ưu:+ Có môi trường trung tính ,phù hợp với đất chua và mặn * Nhược: dễ chảy rữa và dễ bị rửa trôi. * Độ dinh dưỡng % N trong Ca(NO3)2: 13~ 15% *Ưu: urê có môi trường trung tính, phù hợp với nhiều loại đất *Độ dinh dưỡng %N lớn: khoảng 46% nên được dùng nhiều.
42
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
2. Supephotphat kép
Ca3(PO4)2 + 3H2SO4 → 2H3PO4 + 3CaSO4
Ca3(PO4)2 + 4H3PO4 → 3Ca(H2PO4)2 Hỗn hợp Trộn bột quặng apatit phốt phát và với đá xà vân (tp chính silicat của là MgSiO3) canxi và magie
NH ƠN
3 Phân lân nung chảy
Ca(HPO4)2
Thành phần và nguyên tố dinh dưỡng
Độ dinh dưỡng
KCl và K2SO4 được sử Độ dinh dưỡng dụng nhiều nhất = % K2 O - Cung cấp nguyên tố K dưới dạng ion K+.
QU Y
Phân Kali
AL
*Nhược: Nhiều CaSO4 nên ít tan và tan chậm 14 → 20% P2O5 *Ưu: Chứa 40 → 50% P2O5 (độ dinh dưỡng cao) Dễ tan hơn
CI
1. Supephotphat đơn
Ưu - Nhược điểm Và độ dinh dưỡng
OF FI
Tên phân lân
Chất tiêu biểu (thành PP điều chế phần chính) Ca(H2PO4)2 Ca3(PO4)2 + 2H2SO4 và CaSO4 → Ca(H2PO4)2 + không tan 2CaSO4
*Ưu: Không tan nên ít bị rủa trôi *Nhược :Phân lân nung chảy chỉ thích hợp với đất chua.
Vai trò với cây trồng Thúc đẩy nhanh quá trình tạo đường, bột, chất xơ, dầu, chống bệnh dịch, chịu rét, chịu hạn,..
DẠ Y
KÈ
M
Phân hỗn hợp Cung cấp đồng thời một số Tỉ lệ %N: Tùy thuộc vào loại P2O5:K2O đất, loại cây trồng và phân phức nguyên tố cơ bản: - Phân hỗn hợp chứa để lựa chọn tỉ lệ độ hợp N:P:K. dinh dưỡng thích VD: (NH4)2HPO4 và KNO3. hợp, nhằm tăng sức - Phân phức hợp đề kháng, tăng năng Amophot: NH4H2PO4và suất,.. (NH4)2HPO4
43
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
OF FI
Nội dung 3: Phân bón hữu cơ I. Đặc điểm
Phân hữu cơ là hợp chất hữu cơ được dùng trong sản xuất nông nghiệp, hình thành (nguồn gốc) từ các chất thải sinh hoạt, nhà bếp, phân động vật, lá cây và cành cây,….. Phân bón giúp tăng thêm độ phì nhiêu, màu mỡ, độ tơi xốp cho đất bằng việc cung cấp, bổ sung thêm các chất hữu cơ, chất mùn và các dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng.
NH ƠN
-
Tăng khả năng kích thích quá trình sinh trưởng, và trao đổi chất, tăng khả năng quang hợp,.
AL
Là vitamin cho thực vật theo hàm lượng các nguyên tố bên.
CI
Cung cấp một số nguyên tố :B, Zn, Mn, Cu, Mo,.. - Giúp cây phát triển và trao đổi chất tốt
Phân vi lượng
II. Phân loại (thành phần, ưu nhược điểm mỗi loại) [23] Phân hữu cơ gồm có các loại sau: phân hữu cơ truyền thống, phân bón hữu cơ sinh học, phân bón hữu cơ vi sinh và phân hữu cơ khoáng.
QU Y
1. Phân hữu cơ truyền thống: Có nguồn gốc từ phân gia cầm, gia súc, phụ phẩm trong sản xuất nông nghiệp, chế biến nông – lâm – thủy sản, rác thải, phân xanh…được chế biến bằng các kỹ thuật ủ truyền thống. Những loại phân bón hữu cơ truyền thống nhìn chung thường có hiệu lực chậm, thời gian xử lý dài và hàm lượng dinh dưỡng thấp. Đặc điểm
Ưu điểm
Nhược điểm
Phân chuồng
Phân chuồng được có nguồn gốc từ phân, nước tiểu động vật (phân gia cầm, gia súc, phân bắc). Được chế biến bằng các kỹ thuật, phương pháp ủ phân truyền thống.
Phân chuồng gồm có các chất dinh dưỡng khoáng đa lượng, trung và vi lượng cung cấp cho cây trồng, cung cấp chất mùn giúp cải
Có hàm lượng các dưỡng chất thấp cần bón với khối lượng lớn, chi phí vận chuyên cao, tốn nhiều nhân công.
DẠ Y
KÈ
M
Loại phân
Nếu không chế biến kỹ hoặc sử dụng phân chuồng tươi sẽ mang nhiều mầm bệnh cho cây trồng như các
44
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community bào tử nấm bệnh, vi khuẩn, virut, hạt giống cỏ dại, nhộng kén côn trùng… hoặc trứng giun sản, vi khuẩn thổ tả,.…gây ảnh hưởng tới sức khỏe của con người.
OF FI
CI
AL
tạo đất, tăng độ phì nhiêu, tơi xốp và ổn định kết cấu đất tạo điều kiện cho bộ rễ phát triển, hạn chế xói mòn, hạn hán. Là phân hữu cơ được chế biến từ: cỏ dại, rác, thân lá cây xanh, rơm rạ…ủ với một số phân men như phân chuồng, lân, vôi… đến khi mục thành phân (thành phần dinh dưỡng thấp hơn phân chuồng).
Phân rác giúp tăng độ tơi xốp, ổn định kết cấu đất, hạn chế xói mòn và chống hạn cho cây trồng.
Phân rác có hàm lượng dinh dưỡng thấp, cách chế biến phức tạp và mất thời gian dài. Và có thể mang những mầm bệnh hoặc hạt cỏ dại sẵn có trong nguồn nguyên liệu (tàn dư cây trồng lấy để ủ làm phân rác).
Phân xanh
Phân xanh là phân hữu cơ sử dụng các loại cây lá tươi bón ngay vào đất không qua quá trình ủ do đó chỉ dùng để bón lót. Cây phân xanh thường được dùng là cây họ đậu: điền thanh, muồng, keo dậu, cỏ Stylo, điên điển…
Phân xanh có tác dụng bảo vệ, cải tạo đất đai, hạn chế xói mòn.
Phân xanh khi vùi xuống đất, xảy ra quá trình phân hủy chất hữu cơ (phân hủy cây phân xanh) thường phát sinh các chất độc hại với cây trồng như CH4, H2S,…gây ra hiện tượng ngộ độc chất hữu cơ. Phân xanh có tác dụng chậm và chỉ có công dụng để bón lót.
KÈ
M
QU Y
NH ƠN
Phân rác
2. Phân hữu cơ sinh học Đặc điểm: Là loại phân chế biến công nghiệp, có nguồn nguyên liệu hữu cơ (đôi khi có thêm than bùn) được xử lý và lên men theo một quy trình công nghiệp với sự tham gia của một hay nhiều chủng vi sinh vật. Sản phẩm sẽ chứa các hợp chất sinh học như: axit humic, humin, axit amin và các hợp chất khác,…
DẠ Y
-
-
Sử dụng: Phân hữu cơ sinh học được sản xuất ở dạng bột hoặc dạng lỏng; có thể phun lên lá hoặc bón gốc. 45
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community -
Ưu điểm:
AL
+ Có thể dùng bón được tất cả các giai đoạn của cây trồng : bón lót, bón thúc, bón nuôi quả,…
CI
+ Cung cấp đầy đủ, cân đối các dinh dưỡng khoáng cần thiết cho cây trồng sinh trưởng, phát triển khỏe mạnh, tăng năng suất và chất lượng nông sản.
OF FI
+ Bổ sung một lượng lớn chất mùn, acid Humic, Humin,…. giúp cải tạo các đặc tính hóa học - sinh học – vật lý của đất, hạn chế rửa trôi các chất dinh dưỡng và xói mòn đất, phân giải các độc tố trong đất. + Bổ sung thúc đẩy hệ vi sinh vật đất phát triển giúp khống chế các mầm bệnh có trong đất, cung cấp các chất kháng sinh tự nhiên giúp tăng sức đề kháng tự nhiên, sức chống chịu của cây trồng với sâu bệnh và với những bất lợi từ thời tiết, hạn chế sâu bệnh hại.
-
Nhược điểm:
NH ƠN
+ Tăng hiệu lực hấp thu các chất dinh dưỡng từ đất bằng việc cung cấp các vi sinh vật phân giải những chất cây trồng khó hấp thu (khó tiêu) thành dễ hấp thu (dễ tiêu), thân thiện với môi trường, an toàn với người và sinh vật có ích.
QU Y
+ Phân bón hữu cơ sinh học là giá thành thường hơi cao so với các loại phân bón khác, nhưng giá thành không phải là vấn đề, vì bù lại giá thành cao hơn nhưng có chất lượng tốt hơn, sẽ làm tăng năng suất và chất lượng nông sản, từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế và thu nhập. Ngoài ra, sẽ hạn chế tối đa hoặc không phải sử dụng các loại phân bón hóa học, các loại thuốc BVTV, từ đó giảm được chi phí phân bón hóa học và thuốc BVTV, đảm bảo sức khỏe con người. 3. Phân hữu cơ khoáng
Là phân hữu cơ sinh học được trộn thêm phân vô cơ. Hàm lượng hữu cơ chiếm từ 15% trở lên, hàm lượng N-P-K ≥ 8%
-
Ưu điểm: Có hàm lượng các chất dinh dưỡng khoáng cao.
-
Nhược điểm: Bón lâu ngày sẽ không tốt cho đất và hệ vi sinh vật đất.
KÈ
M
-
III. Vai trò của phân bón hữu cơ
DẠ Y
1. Phân bón hữu cơ cung cấp dinh dưỡng đầy đủ và cân đối Trong các loại phân bón hữu cơ đều chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng đa, trung, vi lượng cần thiết cho cây trồng. Trong đó, các nguyên tố trung lượng và vi lượng ở dạng dễ hấp thu giúp cây trồng phát triển cân đối. Trong phân các chất dinh dưỡng 46
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
AL
sẽ được phân giải từ từ để có thể cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng trong thời gian dài nhằm đảm bảo đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng, tránh tình trạng dư thừa đạm. 2. Đặc biệt trong các loại phân hữu cơ còn có các loại vi sinh vật hữu ích
3. Kích thích cây trồng phát triển
OF FI
CI
Vi sinh vật cố định đạm, phân giải lân, phân giải cellulose,… khi sử dụng cho cây trồng sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi sinh vật hữu ích phát triển, hạn chế tối đa các vi sinh vật gây hại. Khi bón xuống đất phân hữu cơ phân hủy thành các chất mùn chứa các loại axit hữu cơ: axit humic, axit fulvic… kích thích sự phát triển của rễ cây, giúp rễ cây dễ hấp thụ các chất dinh dưỡng. Trong trường hợp các chất axit này được phun lên lá cũng sẽ giúp tăng cường quá trình quang hợp của cây trồng.
NH ƠN
4. Phân bón hữu cơ giúp cải tạo đất
Phân bón hữu cơ có công dụng rất tốt trong việc cải tạo đất trồng, đặc biệt đối với đất cát, đất bạc màu. Phân hữu cơ tác động mạnh đến cấu trúc đất, cải thiện các tính chất lý, hóa, sinh học của đất ngày càng trở nên tốt hơn. Chính vì thế tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ là cách quan trọng để cải tạo đất sản xuất nông nghiệp. 5. Phân bón hữu cơ hạn chế sự rửa trôi và xói mòn đất
QU Y
Các chất hữu cơ được phân giải sẽ kết hợp với các chất khoáng dinh dưỡng trở thành các phức hệ hữu cơ – khoáng có tác dụng quan trọng trong việc làm giảm sự rửa trôi, xói mòn các chất dinh dưỡng. Ngoài ra với các chất mùn có trong phân hữu cơ sẽ làm tăng tính ổn định của kết cấu đất, chính vì thế bảo vệ được cấu trúc đất, hạn chế tối đa việc xói mòn 6. Phân bón hữu cơ tạo môi trường tốt cho các vi sinh vật có lợi trong đất hoạt động
KÈ
M
Cung cấp nguồn dinh dưỡng đa trung vi lượng cho đất, tăng cường hoạt động của các vi sinh vật có trong đất, giúp bộ rễ phát triển thuận lợi, tăng hiệu lực hấp thụ chất dinh dưỡng của cây.
7. Phân bón hữu cơ giúp tăng sức đề kháng cho cây trồng
DẠ Y
Nhờ việc tăng cường vi sinh vật hữu ích, nấm đối kháng, tập trung giúp cây phát triển hệ rễ khỏe mạnh, từ đó giúp cây trồng tăng sức đề kháng. Từ đó, cây trồng khỏe mạnh, tăng sức chống chịu với các điều kiện bất lợi và hạn chế tác động của các loại sâu bệnh hại
8. Phân bón hữu cơ nâng cao chất lượng nông sản 47
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
CI
AL
Việc sử dụng phân bón hữu cơ sẽ giúp nâng cao chất lượng nông sản. Sản phẩm sử dụng phân hữu cơ sau khi chế biến sẽ không gặp tình trạng tồn dư các yếu tố độc hại với con người như sử dụng các loại phân bón vô cơ. Đồng thời, phân bón hữu cơ giúp chất lượng nông sản được cải thiện về màu sắc, mùi vị và cải thiện rõ rệt nhất là về độ an toàn cho sản phẩm. 9. Không gây ô nhiễm môi trường
OF FI
Không giống như phân bón vô cơ chứa các hóa chất độc hại, khó phân hủy ở môi trường tự nhiên thì phân bón hữu cơ có thể phân hủy hết trong điều kiện tự nhiên. Phân bón hữu cơ làm tăng kết cấu của đất, giúp đất trở thành một bộ máy lọc thông minh, lọc các chất độc có trong đất, nước rồi từ từ phân hủy hoặc làm giảm tính độc của chúng, giúp bảo vệ môi trường, an toàn cho con người. 10. Bón phân hữu cơ giúp nhà nông tiết kiệm nước tưới
NH ƠN
Việc sử dụng phân bón hữu cơ thường xuyên trong thời gian dài sẽ cải tạo đất trồng hiệu quả, giúp đất tơi xốp, tăng khả năng giữ nước, giữ ẩm. Chính vì thế giúp hạn chế việc phải tưới nước thường xuyên. Giúp nhà nông tiết kiệm chi phí, công sức nhưng cây trồng vẫn phát triển cân đối. Canh tác nông nghiệp hữu cơ bằng các loại phân bón hữu cơ truyền thống (phân chuồng, phân xanh…) Ngoài một số ưu điểm thì nó cũng có những nhược điểm là: hàm lượng dưỡng chất thấp nên phải bón nhiều, chi phí để vận chuyển lớn và nếu không ủ hoai mục có thể tạo điều kiện cho mầm bệnh phát sinh và gây hại.
QU Y
IV. Cách sử dụng, bảo quản (Dự đoán sản phẩm của HS) [20] 1. Cách sử dụng các loại phân bón hữu cơ ₋ Đặc điểm chủ yếu của phân hữu cơ: Các chất dinh dưỡng không hòa tan, cần có thời gian phân hủy thành chất hòa tan, cây mới sử dụng được.
KÈ
M
₋ Phân hữu cơ được xem là có thể sử dụng được là khi nó có màu tối đồng nhất và kết cấu gần giống đất. Điều quan trọng là phân hữu cơ không còn mùi hôi khó chịu. Nếu chưa chắc, hãy lấy một ít phân để vào túi nilon, giữ kín phân trong vài ngày. Nếu phân có mùi khó chịu hơn trước khi cho vào túi, điều đó có nghĩa là phân cần thêm thời gian để phân hủy.
DẠ Y
₋ Bón lót: bón phân vào đất trước khi gieo trồng để cung cấp chát dinh dưỡng cho cây con ngay khi nó mới mọc mới bén rễ. 2. Cách bảo quản các loại phân bón hữu cơ
- Mặc dù là rác thải phân hủy tự nhiên, phân hữu cơ cũng không nên có mùi hôi khó chịu! Nếu phân có mùi khó chịu, điều đó có nghĩa trong phân có quá nhiều ẩm, vì vậy hãy cho thêm rác thải màu nâu. Và ngược lại, nếu phân khô thì hãy xịt lên trên một 48
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community lượng nước vừa đủ, hoặc chờ mưa để có thể cân bằng lại.
AL
- Bạn cũng có thể kiểm tra nhiệt độ của phân hữu cơ để đảm bảo các vi khuẩn hoạt động với hiệu quả cao nhất. Đồng thời phân hữu cơ phải luôn luôn được giữ ấm với nhiệt độ thích hợp.
CI
- Bạn cũng có thể làm một lớp phủ phía trên để phân hữu cơ duy trì được độ ẩm và nhiệt độ thích hợp.
OF FI
- Cứ vài tuần, xới và đảo phân hữu cơ để chắc chắn các nguyên liệu màu nâu và xanh được trộn đều với nhau. Bước này giúp cung cấp thêm oxy, hỗ trợ cho các hoạt động của vi sinh vật có trong phân. - Phân chuồng: bảo quản tại chuồng hoặc ủ thành đống rồi dùng bùn ao trét kín.
DẠ Y
KÈ
M
QU Y
NH ƠN
V. Quy trình sản xuất phân hữu cơ
49
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
KÈ
M
QU Y
NH ƠN
OF FI
CI
AL
Hình 2.1. Quy trình sản xuất phân hữu cơ sinh học
VI. Tác động của phân bón đến môi trường (Dự đoán sản phẩm của HS) [22]
DẠ Y
1. Bón dư thừa các yếu tố dinh dưỡng hoặc bón phân không đúng cách
Trước hết tác động của phân bón đối với việc gây ô nhiễm môi trường phải kể đến đó là lượng dư thừa các chất dinh dưỡng do cây trồng chưa sử dụng được hoặc do bón không đúng cách… như đã được tính toán ở phần trên. Do tập quán canh tác, do chưa được đào tạo, tập huấn rất nhiều nông dân hiện nay bón phân chưa đúng 50
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community lượng và đúng cách.
CI
AL
Hầu hết người nông dân hiện nay đều bón quá dư thừa lượng đạm, gây nên hiện tượng lúa lốp, tăng quá trình cảm nhiễm với sâu bệnh, dễ bị đổ ngã. Biểu hiện của việc bón dư thừa đạm qua quan sát bằng mắt thường cho thấy màu lá cây thường xanh mướt hoặc nếu quá dư thừa thì lá màu xanh đậm. Nếu sử dụng bảng so màu lá thì độ đậm của màu lá càng được thấy rõ hơn. Chương trình 3 giảm, 3 tăng cũng là những minh chứng cho việc lạm dụng bón quá dư thừa lượng đạm.
NH ƠN
OF FI
Cách bón phân hiện nay chủ yếu là bón vãi trên mặt đất, phân bón ít được vùi vào trong đất. Tuy nhiên, các chất dinh dưỡng dễ bị mất đi và còn gây ô nhiễm môi trường. Như vậy, bón phân có vùi lấp không chỉ có tác dụng hạn chế sự mất dinh dưỡng, tăng hiệu suất sử dụng phân bón mà còn làm giảm bớt ô nhiễm môi trường. Các nghiên cứu cho thấy việc bón phân có vùi lấp làm tăng hiệu suất sử dụng phân bón của cây trồng có thể đạt được từ 70-80% so với bón rải trên bề mặt chỉ đạt được từ 20-30%.
QU Y
Các yếu tố dinh dưỡng vi lượng như Đồng (Cu), Kẽm (Zn)… rất cần thiết cho cây trồng sinh trưởng và phát triển và có khả năng nâng cao khả năng chống chịu cho cây trồng. Ở một số vùng đất và một số cây trồng, loại cây trồng biểu hiện triệu chứng thiếu dinh dưỡng Zn hoặc Cu khá rõ rệt. Tuy nhiên khi lạm dụng các yếu tố trên lại trở thành những loại kim loại nặng khi vượt quá mức sử dụng cho phép và gây độc hại cho con người và gia súc. Hiện nay với kỹ thuật sử dụng phân bón lá các loại phân bón vi lượng trong đó có Cu và Zn được bón trực tiếp cho cây dưới dạng Chelate (dạng mạch vòng) hoặc kết hợp với các chất mang khác để quá trình hấp thu vào cây được nhanh và thuận lợi, nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón. Tuy nhiên nếu sử dụng cho các loại cây rau ăn lá, cho chè và các loại quả không có vỏ bọc mà không chú ý tới thời gian cách ly và liều lượng sử dụng theo đúng quy thì các yếu tố dinh dưỡng trên lại trở thành các yếu tố độc hại cho người tiêu dùng.
M
2. Ô nhiễm do từ các nhà máy sản xuất phân bón
DẠ Y
KÈ
Không chỉ do bón dư thừa dinh dưỡng mà ô nhiễm do phân bón còn gây ra do từ nguồn các nhà máy sản xuất phân bón. Các minh chứng trong thực tế đã cho thấy, vào khoảng đầu thập niên 80 của thế ký trước, khi nhà máy phân đạm Hà Bắc được xây dựng và đi vào hoạt động, do quá trình xử lý môi trường chưa đảm bảo, nước thải của nhà máy đã thải ra nguồn nước của khu vực lân cận gây chết hàng loạt các loại động, thực vật... Gần đây, một số nhà máy sản xuất các loại phân bón hữu cơ sinh học, hữu cơ vi sinh sử dụng nguyên liệu là các phế phụ phẩm cây trồng hoặc chăn nuôi hay nguyên liệu của quá trình sản xuất mía đường, bột sắn… với các công nghệ xử lý môi trường thô sơ đã gây nên ô nhiễm cho nguồn nước do thải ra các chất độc hại chưa được xử lý triệt để và thải các chất có mùi gây ô nhiễm không 51
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community khí cho các khu vực dân cư sống lân cận.
AL
3. Phân bón có chứa một số chất độc hại
Phân bón được sản xuất từ nguồn nguyên liệu là rác thải đô thị, phế thải công nghiệp chế biến từ nông sản, thực phẩm, phế thải chăn nuôi. Để tận dụng nguồn hữu cơ, đồng thời giải quyết những vấn đề về môi trường cho các đô thị, các trại chăn nuôi tập trung, các nhà máy chế biến nông sản... hiện nay đã có một số nhà máy sử dụng các nguồn nguyên liệu nêu trên để sản xuất ra các loại phân bón hữu cơ, hữu cơ sinh học, hữu cơ vi sinh để bón trở lại cho cây trồng. Các loại phân bón được sản xuất từ các nguồn nguyên liệu nêu trên sẽ gây nên sự ô nhiễm thứ cấp do có chứa các kim loại nặng hoặc vi sinh vật gây hại vượt quá mức quy định. Kết quả điều tra của Viện Thổ nhưỡng Nông hóa từ năm 2004 -2007 cho thấy trong số các kim loại nặng thì Thuỷ ngân, còn đối với các vi sinh vật gây hại thì Coliform là những yếu tố thường vượt quá mức cho phép ở nhiều mẫu phân bón được kiểm tra thuộc nhóm trên.
QU Y
NH ƠN
-
OF FI
CI
Ngay trong bản thân một số loại phân bón đã có chứa một số chất gây độc hại cho cây trồng và cho con người như các kim loại nặng hoặc các vi sinh vật gây hại, các chất kích thích sinh trưởng khi vượt quá mức quy định. Theo quy định hiện hành, các loại kim loại nặng có trong phân bón gồm Asen (As), Chì (Pb), Thuỷ ngân (Hg) và Cadimi (Cd); các vi sinh vật gây hại có trong phân bón gồm: E. Coli, Salmonella, Coliform là những loại gây nên các bệnh đường ruột nguy hiểm. Phân bón có chứa kim loại nặng và vi sinh vật gây hại thường gặp trong những hợp sau đây:
KÈ
M
Việc sử dụng phân bón có chứa các chất kích thích sinh trưởng không đúng theo hướng dẫn về liều lượng, đối tượng cây trồng cũng làm thiệt hại tới sản xuất. Do thiếu hiểu biết, hơn 20 ha mạ vụ Đông xuân 2007/2008 ở Phú Xuyên Hà Nội (Hà Tây cũ) đã bị thiệt hại do sử dụng phân bón Tăng trưởng AC GABA CYTO có chứa chất kích thích sinh trưởng mà chỉ khuyến cáo dùng cho chè và rau xanh nhưng đã sử dụng cho mạ, do dùng sai đối tượng cây trồng. Cần thiết phải có những điều tra tổng thể về hàm lượng các chất kích thích sinh trưởng trong phân bón để đưa ra những quy định, các biện pháp quản lý chặt chẽ và có hiệu quả đối với đối tượng này, tuy nhiên việc điều tra đòi hỏi tiêu tốn khá nhiều kinh phí vì mẫu phân tích các chỉ tiêu về chất kích thích sinh trưởng thường rất đắt, số lượng phòng phân tích có khả năng phân tích được các chỉ tiêu này trên cả nước còn rất ít.
DẠ Y
4. Phân bón đối với vệ sinh an toàn thực phẩm và sức khỏe con người
Dư thừa đạm trong đất hoặc trong cây đều gây nên những tác hại đối với môi trường và sức khỏe con người. Do bón quá dư thừa hoặc do bón đạm không đúng cách đã làm cho Nitơ và phospho theo nước xả xuống các thủy vực là nguyên nhân
52
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
NH ƠN
OF FI
CI
AL
gây ra sự ô nhiễm cho các nguồn nước. Các chất gây ô nhiễm hữu cơ bị khử dần do hoạt động của vi sinh vật, quá trình này gây ra sự giảm oxy dưới hạ lưu. Đạm dư thừa bị chuyển thành dạng Nitrat (NO3-) hoặc Nitrit (NO2-) là những dạng gây độc trực tiếp cho các động vật thuỷ sinh, gián tiếp cho các động vật trên cạn do sử dụng nguồn nước (Tabuchi and Hasegawa, 1995). Đặc biệt gây hại cho sức khỏe con người thông qua việc sử dụng các nguồn nước hoặc các sản phẩm trồng trọt, nhất là các loại rau quả ăn tươi có hàm lượng dư thừa Nitrat. Theo các nghiên cứu gần đây, nếu trong nước và thực phẩm hàm lượng nitơ và photpho, đặc biệt là nitơ dưới dạng muối nitrit và nitrat cao quá sẽ gây ra một số bệnh nguy hiểm cho người đặc biệt là trẻ em. TS. Lê Thị Hiền Thảo (2003) đã xác định, trong những thập niên gần đây, mức NO3- trong nước uống tăng lên đáng kể mà nguyên nhân là do sự sử dụng phân đạm vô cơ tăng, gây rò rỉ NO3- xuống nước ngầm. Hàm lượng NO3trong nước uống tăng gây ra nguy cơ về sức khỏe đối với cộng đồng. Ủy ban châu Âu quy định mức tối đa của NO3- trong nước uống là 50 mg/l, Mỹ là 45mg/l, Tổ chức y tế thế giới (WHO) là 100 mg/l. Y học đã xác định NO2- ảnh hưởng đến sức khoẻ với 2 khả năng sau: gây nên chứng máu Methaemoglobin và ung thư tiềm tàng. Các nghiên cứu về y học gần đây đã xác định, dư thừa Phospho trong các sản phẩm trồng trọt hoặc nguồn nước làm giảm khả năng hấp thu Canxi vì chất này lắng đọng với Canxi tạo thành muối triphosphat canxi không hòa tan và tạo thuận lợi cho quá trình sản xuất para thormon, điều này đã huy động nhiều Canxi của xương, và nguy cơ gây loãng xương ngày một tăng, đặc biệt ở phụ nữ.
QU Y
VII. Đề xuất một số giải pháp tăng hiệu suất sử dụng phân bón giảm thiểu ô nhiễm môi trường [9]
KÈ
M
Phân bón vừa cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng, làm tăng độ màu mỡ của đất, trái lại cũng có thể gây tác động xấu tới môi trường nếu không có biện pháp quản lý sản xuất, kinh doanh và sử dụng hợp lý. Do vậy cần thiết phải đưa phân bón vào nhóm mặt hàng sản xuất, kinh doanh có điều kiện để tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, giám sát, đặc biệt cần giám sát chặt ngay từ khâu sản xuất, nhập khẩu và trong quá trình sử dụng. Một số giải pháp sau đây được đề xuất để giảm thiểu sự ô nhiễm, đồng thời tăng hiệu suất sử dụng phân bón:
1. Giảm lượng bón, tăng hiệu suất sử dụng phân bón
DẠ Y
Để hạn chế tối đa lượng phân bón dư thừa trong đất do bón phân quá liều, có thể áp dụng các giải pháp về kỹ thuật sau đây: - Sử dụng các loại phân bón hoặc các chất có tác dụng làm tăng hiệu suất sử dụng của phân bón. Hiện nay đã có một số loại phân bón hoặc các chế phẩm có khả năng làm tăng hiệu suất sử dụng đạm từ 25-50% khi sử dụng phối hợp với
53
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
CI
AL
phân đạm. Cơ chế tăng hiệu suất sử dụng dinh dưỡng được xác định do việc hạn chế hoạt động của men phân giải Ureaza, men làm mất đạm; tăng khả năng lưu dẫn N cho cây trồng. Các loại phân bón có công dụng nêu trên như: NEB 26, Wehg, Agrotain… có thể giảm ¼ đến ½ lượng đạm so với lượng dùng thông thường mà cây trồng vẫn cho năng suất cao, chất lượng nông sản tốt. Cần phải tổ chức khuyến cáo và hướng dẫn rộng rãi để nhanh chóng đưa các chế phẩm nêu trên được sử dụng trên toàn quốc.
NH ƠN
OF FI
- Sử dụng các loại phân bón lá có chứa K-humate và các yếu tố đa lượng, trung lượng, vi lượng để bổ sung dinh dưỡng cho cây, tăng khả năng phục hồi, tăng sức đề kháng của cây trồng đối với sự thay đổi và khó khăn của thời tiết và tăng đề kháng sâu bệnh, tăng hiệu suất sử dụng các yếu tố đa lượng. Tiến bộ kỹ thuật về phân bón lá đối với cây trồng đã được khẳng định, sử dụng phân bón lá vào các thời điểm thích hợp sẽ làm tăng hiệu suất sử dụng các yếu tố dinh dưỡng đa lượng một cách cân đối, bổ sung kịp thời các chất dinh dưỡng cây trồng vào những giai đoạn thiết yếu. Liều lượng dùng theo khuyến cáo của nhà sản xuất hoặc phân phối. - Bón bổ sung các loại phân bón có chứa yếu tố Silic làm tăng khả năng cứng cây chống đổ ngã, tăng khả năng quang hợp, tăng sử dụng cân đối dinh dưỡng, nâng cao hiệu suất sử dụng các yếu tố dinh dưỡng đa lượng NPK, đặc biệt có tác dụng đối với cây lúa và cây họ hoà thảo. Vai trò của yếu tố Silic gần đây đã được xác định rõ và được bổ sung vào Danh mục phân bón như là một yếu tố trung lượng.
QU Y
- Cần sử dụng các loại phân bón dạng chậm tan (slow release fertilizer) để cây trồng sử dụng một cách từ từ tăng hiệu suất sử dụng chất dinh dưỡng, giảm chi phí, giảm ô nhiễm môi trường.
KÈ
M
- Tích cực triển khai chương trình ba giảm (giảm lượng đạm bón, giảm thuốc bảo vệ thực vật, giảm lượng hạt giống gieo đối với các tỉnh phía Nam hoặc giảm lượng nước tưới đối với các tỉnh phía Bắc) ba tăng (tăng năng suất, tăng chất lượng sản phẩm và tăng hiệu quả kinh tế), bón phân theo bảng so màu, tiết kiệm tối đa lượng đạm bón nhưng vẫn đem lại năng suất cao. Thực hiện bón phân cân đối, lượng đạm có thể giảm từ 1,7 kg/sào bắc bộ, tương đương với 47 kg urê/ha tuỳ từng chân đất. Tổ chức hướng dẫn sử dụng phân bón hợp lý theo nguyên tắc “năm đúng”: đúng loại phân, đúng lúc, đúng đối tượng, đúng thời vụ, đúng cách bón sẽ góp phần tăng hiệu suất sử dụng phân bón, tránh lãng phí và giảm ô nhiễm môi trường.
DẠ Y
2. Nghiên cứu, đào tạo, tập huấn, thông tin tuyên truyền Để đảm bảo các giải pháp về khoa học-kỹ thuật có thể đến được người nông dân cần thiết phải tổ chức đào tạo tập huấn cho người nông dân và các cán bộ quản lý,
54
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community cán bộ khuyến nông các cấp cần tập trung vào một số giải pháp sau:
OF FI
CI
AL
- Các Viện, Trường, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh phân bón tổ chức các hoạt động: hội thảo, xây dựng mô hình trình diễn, hướng dẫn các biện pháp tăng hiệu suất sử dụng phân bón, triển khai chương trình “3 giảm 3 tăng”, tập huấn và hướng dẫn cho nông dân về sử dụng phân bón. Nghiên cứu tạo ra các công cụ bón phân, tạo ra các phương thức bón, để giảm thiểu sử dụng lao động, đưa phân bón vào trong đất tránh rửa trôi, bay hơi… Nghiên cứu tạo ra các chế phẩm phân bón mới, các chế phẩm sinh học giúp cho quá trình xử lý ủ phân hoặc xử lý các phế phụ phẩm từ trồng trọt, chăn nuôi mau hoai, giảm thiểu mùi hạn chế mức thấp nhất khả năng ô nhiễm môi trường.
NH ƠN
- Thông qua hệ thống thông tin đại chúng như truyền hình, đài, báo chí…tăng cường việc phổ biến các kiến thức khoa học kỹ thuật, các kinh nghiệm về sản xuất, sử dụng phân bón có hiệu quả. Một số địa phương như Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Ninh Thuận… đã tổ chức tốt chương trình truyền hình “Nhịp cầu nhà nông” để phổ biến các kiến thức về nông nghiệp cho nông dân một cách nhanh chóng và có hiệu quả, đem lại cho nông dân những hiểu biết và những kiến thức mới. - Ứng dụng công nghệ thông tin, phần mềm quản lý hệ thống tổ chức, quản lý các hoạt động kiểm tra giám sát chất lượng phân bón, đặc biệt cần tăng cường giám sát các loại phân bón có chứa các chất độc hại, có nguy cơ gây ô nhiễm cao trên phạm vi cả nước.
QU Y
3. Các quy định, chính sách Cần sớm xây dựng Luật phân bón để tăng hiệu lực công tác quản lý phân bón, trong đó cần xây dựng và ban hành đồng bộ Nghị định quy định xử phạt chi tiết đối với lĩnh vực phân bón. Có các chế tài xử phạt đủ mạnh để đảm bảo hạn chế tối đa các loại phân bón kém chất lượng, phân bón có các chất độc hại vượt quá mức quy định.
-
Xây dựng, ban hành kịp thời và đầy đủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về sản xuất, sử dụng phân bón, tạo ra các hàng rào kỹ thuật để hạn chế việc sử dụng phân bón quá liều, hạn chế việc sản xuất, nhập khẩu các loại phân bón có chứa các chất độc hại vượt quá mức quy định.
KÈ
M
-
Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các phòng thí nghiệm để có thể nhanh chóng phân tích phát hiện để kịp thời xử lý các hoạt động đưa các loại phân bón kém chất lượng, phân bón có chứa chất độc hại vào lưu thông trên thị trường và trong quá trình sử dụng.
DẠ Y
-
-
Việc áp dụng đồng bộ và triệt để các giải pháp nêu trên có thể tiết kiệm được hàng nghìn tỷ đồng do giảm lượng phân bón sử dụng trên toàn quốc, hạ giá thành sản 55
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
AL
xuất, giảm nhập siêu phân bón. Đồng thời đây cũng là những giải pháp đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, góp phần quan trọng giảm thiểu ô nhiễm môi trường nông nghiệp, tăng sức khỏe cộng đồng.
CI
2.3.5. Các trò chơi bổ trợ
BÀI TẬP CỦNG CỐ - CÂU HỎI TRÒ CHƠI NỞ HOA TRÍ TUỆ
A. Nitrogen.
B. Phosphorus.
OF FI
Câu 1: Phân lân cung cấp nguyên tố dinh dưỡng nào cho cây trồng? C. Potassium.
D. Manganese.
Câu 2: Phân vi lượng cung cấp nguyên tố dinh dưỡng nào cho cây trồng? A. Nitrogen, cacbon, potassium.
B. Lưu huỳnh, manganese.
B. Potassium, phosphorus, nitrogen D. Kẽm, molipden, boron. Câu 3: Phân đạm cung cấp nitrogen cho cây dưới dạng ion B. NH4+, PO43-.
C. PO43-, K+ .
NH ƠN
A. NO3- và NH4+.
D. K+ , NH4+.
Câu 4: Phân kali cung cấp potassium cho cây dưới dạng ion A. NO3- và NH4+.
B. K+.
C. phosphate ( PO43-). D. K+ và NH4+.
Câu 5: Loại phân nào sau đây là phân đạm 2 lá? A. NaNO3.
B. NH4NO3. C. Ca(NO3)2.
D. Na3PO4.
Câu 6: Ðể đánh giá chất lượng phân lân người ta dựa vào chỉ số
QU Y
A. % khối lượng P có trong phân. B. % khối lượng P2O5 có trong phân. C. % khối lượng PO43- có trong phân. D. % khối lượng Ca3(PO4)2 có trong phân.
M
Câu 7: Trong các loại phân bón sau, loại phân bón nào có lượng đạm cao nhất? A. NH4NO3.
B. NH4Cl.
C. (NH4)2SO4.
D. (NH2)2CO.
KÈ
Câu 8: Thành phần chính của phân bón phức hợp amophot là A. Ca3(PO4)2, (NH4)2HPO4 .
B. NH4NO3 ,Ca(H2PO4)2.
C. NH4H2PO4, (NH4)2HPO4.
D. NH4H2PO4 ,Ca(H2PO4)2.
DẠ Y
Câu 9: Phân lân cung cấp P cho cây dưới dạng ion A. NO3- và NH4+ .
B. K+ .
C. phosphate (PO43-).
D. K+ và NH4+.
Câu 10: Tro thực vật được biết đến là một loại phân bón rất tốt cho cây trồng thường được bà con nông dân sử dụng nhiều. Vậy công thức của tro là 56
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community A. KCl.
B. K2CO3.
C. K2SO4.
D. KNO3.
B. phân lân.
C. phân kali.
D. phân vi lượng.
CI
A. phân đạm.
AL
Câu 11: Loại phân bón có tác dụng làm tăng sức chống bệnh, chống rét, chịu hạn, giúp cây hấp thụ đạm tốt hơn là Câu 12: Loại phân bón hóa học nào dùng để bón cho cây trồng đang trong thời kì sinh trưởng mạnh có tác dụng làm cành lá cứng khỏe, hạt chắc, củ, quả to? B. Phân lân.
C. Phân kali.
2.3.6. Phiếu học tập
D. Phân vi lượng.
OF FI
A. Phân đạm.
Bảng 2.14. Phiếu KWL K
W
(Những điều đã biết)
L
(Những điều muốn biết) (Những điều đã học được)
NH ƠN
…………………………… ………………………… …………………………… …………………………… ………………………… …………………………… Bảng 2.15. Phiếu học tập số 1 Phiếu học tập số 1
Câu 1: Phân bón là gì?
QU Y
Câu 2: Hãy kể tên một số loại phân bón mà bà con nông dân thường sử dụng. Câu 3: Trình bày hiểu biết của em về các loại phân bón trên. Bảng 2.16. Phiếu học tập số 2
M
Phiếu học tập số 2
Câu 1: Viết phương trình phản ứng Haber-bosch?
DẠ Y
KÈ
Câu 2: Dựa vào sơ đồ quy trình Haber-bosch dưới đây, hãy nêu các điều kiện tối ưu được sử dụng trong công nghiệp để đảm bảo hiệu suất quá trình?
57
2.3.7. Hướng dẫn một số kỹ năng
OF FI
CI
AL
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
DẠ Y
KÈ
M
QU Y
NH ƠN
* Tìm kiếm thông tin: Đối với HS chưa quen với việc tìm thông tin trên mạng internet, GV cần có sự hướng dẫn cụ thể như: công cụ tìm kiếm; cách chọn từ khóa; những trang web tin cậy; tìm hình ảnh và đoạn phim, cách sao lưu và tải về để minh họa cho bài làm của mình… giúp các em có được phương pháp và thói quen sử dụng công nghệ thông tin phục vụ cho học tập. Yêu cầu các em ghi lại nguồn tài liệu tham khảo (nhằm chứng minh tính tin cậy của thông tin, có thể tra cứu lại dễ dàng và thể hiện ý thức tôn trọng quyền tác giả). * Xử lí thông tin: chọn lọc những thông tin cần thiết và bổ ích, trình bày một cách cô đọng, sử dụng sơ đồ, bảng biểu để làm phong phú thêm bài làm. * Phân công nhiệm vụ Dựa vào SĐTD, các nhóm phân công nhiệm vụ các thành viên: tìm kiếm thông tin và hình ảnh liên quan đến từng nội dung của tiểu DA; trao đổi bài viết trong nhóm, nhận xét, góp ý và hoàn thiện; thảo luận, thống nhất về cách trình bày sản phẩm. - Các nội dung kiến thức cần sự chính xác – khoa học, phân tích – tổng hợp thông tin nên giao cho các bạn khá giỏi; Phần thiết kế và trình bày sản phẩm giao cho những bạn có năng khiếu về thẩm mỹ; Trong nhóm cần có sự hướng dẫn, giúp đỡ nhau hình thành các kĩ năng cần thiết như tìm kiếm thông tin, xử lí thông tin… * Cách lập sơ đồ tư duy - Bắt đầu từ một ý tưởng trung tâm, đặt ý tưởng (chủ đề) chính vào trung tâm của trang giấy. - Viết ra những ý tưởng khác liên quan tỏa ra từ trung tâm. - Sử dụng những đường nối, màu sắc, mũi tên để thể hiện sự kết nối giữa những ý tưởng được đưa ra. - Sử dụng những từ ngữ đơn giản (từ khóa) để thể hiện thông tin. - Sử dụng những kí hiệu, biểu tượng và hình ảnh minh họa, giúp các ý tưởng được thể hiện một cách rõ ràng, sinh động, làm nổi bật vấn đề. - Tư duy 2 chiều (phản biện).
58