2 minute read

Hình 1.5. Quy trình tổ chức dạy học theo mô hình Lớp học đảo ngược

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL sự thụ động của học sinh trong học tập, năng lực sử dụng công nghệ thông tin (CNTT) và năng lực giải quyết vấn đề trong cuộc sống cho HS tiến bộ hơn; qua đó nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tương lai đáp ứng yêu cầu xã hội . Tác giả Phạm Thị Ngọc Anh (2020) [1] đã xây dựng ba quy trình dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược: Xác định mục tiêu, đối tượng; công cụ xây dựng bài dạy; thiết lập cấu trúc cho mô hình lớp học đảo ngược, Hoàng Giang Quỳnh Anh [2] trình bày 3 bước để đảo ngược lớp học bao gồm: tạo 1 video, chia sẻ với SV và sử dụng thời gian học tập khác nhau. Tác giả Phạm Anh Đới [21] chỉ ra 4 giai đoạn khi áp dụng mô hình lớp học đảo ngược, đó là: trải nghiệm cuốn hút, khám phá khái niệm, tạo ra ý nghĩa, trình diễn và áp dụng. Công việc trên lớp của GV chủ yếu là hỗ trợ SV, đảm bảo các khó khăn của SV đều được giải quyết và theo tác giả, lớp học đảo ngược mở ra cơ hội học tập cho mọi đối tượng SV. SV tự học nhiều hơn sẽ tăng tính tự chủ và có kỹ năng học tập tốt hơn. Tác giả Nguyễn Thế Dũng [15] đã đưa ra quy trình tổ chức dạy học lập trình theo tiếp cận quy trình phát triển phần mềm với mô hình lớp học đảo ngược trong B-learning cùng các tình huống học tập minh họa. Theo tác giả, nên tận dụng các buổi học đồng bộ trên lớp hay qua video conference để tổ chức giao tiếp giữa các bạn trong nhóm cùng thực hiện dự án thay vì cung cấp nội dung. Kết quả bước đầu minh chứng rằng lớp học đảo ngược được triển khai trên Blearning sẽ nâng cao tính tương tác, phát triển năng lực sáng tạo và bồi dưỡng NLTH của người học. Như vậy, vấn đề TH, phát triển NLTH cho HS và việc áp dụng mô hình lớp học đảo ngược đã được đề cập đến ở một số sách, công trình nghiên cứu, luận văn và luận án. Các nghiên cứu đều cho thấy vai trò ý nghĩa quan trọng của việc TH nói chung và việc phát triển NLTH cho HS nói riêng trong việc nâng cao chất lượng học tập, rèn luyện khả năng tư duy độc lập, sáng tạo cho người học. Đó là nguồn tài liệu quí giá để chúng tôi tiếp tục đi sâu nghiên cứu và triển khai mô hình lớp học đảo ngược để phát triển NLTH cho HS. 1.2. Năng lực và sự phát triển năng lực cho học sinh trung học phổ thông 1.2.1. Khái niệm năng lực F.E.Weinert (2001) [62] cho rằng: “Năng lực là những kỹ năng kĩ xảo học 8

Advertisement

This article is from: