BÀI TẬP THỰC TIỄN ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC
vectorstock.com/20159044
Ths Nguyễn Thanh Tú eBook Collection
XÂY DỰNG BÀI TẬP THỰC TIỄN ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC, KĨ NĂNG ĐÃ HỌC TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ “SINH HỌC VI SINH VẬT VÀ VIRUS”, CHƯƠNG TRÌNH SINH HỌC 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG WORD VERSION | 2022 EDITION ORDER NOW / CHUYỂN GIAO QUA EMAIL TAILIEUCHUANTHAMKHAO@GMAIL.COM Tài liệu chuẩn tham khảo Phát triển kênh bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đơn vị tài trợ / phát hành / chia sẻ học thuật : Nguyen Thanh Tu Group Hỗ trợ trực tuyến Fb www.facebook.com/DayKemQuyNhon Mobi/Zalo 0905779594
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
OF FI
CI
AL
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA SINH - MÔI TRƯỜNG ⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯
NH ƠN
TRẦN THỊ MINH ANH
XÂY DỰNG BÀI TẬP THỰC TIỄN ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC, KĨ NĂNG ĐÃ HỌC TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ “SINH HỌC VI SINH VẬT VÀ VIRUS”, CHƯƠNG TRÌNH SINH HỌC 10
QU Y
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Chuyên ngành: Sư phạm Sinh học
DẠ Y
KÈ
M
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đà Nẵng – 2021
CI
OF FI
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA SINH - MÔI TRƯỜNG ⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯
AL
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
NH ƠN
TRẦN THỊ MINH ANH
XÂY DỰNG BÀI TẬP THỰC TIỄN ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC, KĨ NĂNG ĐÃ HỌC TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ “SINH HỌC VI SINH VẬT VÀ VIRUS”, CHƯƠNG TRÌNH SINH HỌC 10
DẠ Y
KÈ
M
QU Y
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Chuyên ngành: Sư phạm Sinh học Mã số
:
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Người hướng dẫn Th.S Nguyễn Thị Hải Yến
Đà Nẵng - 2021
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
AL
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài nghiên cứu “Xây dựng bài tâp thực tiễn đánh giá năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong dạy học chủ để “Sinh học vi sinh vật và
OF FI
CI
virus” chương trình Sinh học 10, Trung học Phổ thông” là công trình nghiên cứu của tôi dưới hướng dẫn của giảng viên Th.S Nguyễn Thị Hải Yến. Các số liệu và kết quả nghiên cứu hoàn toàn khách quan, trung thực và không sao chép kết quả của bất kỳ công trình nghiên cứu nào.
Đà Nẵng, tháng 4 năm 2021
DẠ Y
KÈ
M
QU Y
NH ƠN
Tác giả
i
Trần Thị Minh Anh
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
AL
LỜI CẢM ƠN
CI
Tôi xin chân thành cảm ơn khoa Sinh học – Môi trường của trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện đề tài này.
OF FI
Với tấm lòng tri ân và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn Thạc sĩ Nguyễn Thị Hải Yến người đã tận tình hướng dẫn hỗ trợ và động viên tôi rất nhiều trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn quý Thầy Cô giáo giảng dạy cho khóa 2017 – 2021 ngành cử nhân sư phạm Sinh học ở Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng đã tận tình giảng dạy, trang bị cho tôi những kiến thức quan trọng và những chỉ dẫn quý báu giúp tôi hoàn thiện đề tài của mình.
NH ƠN
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đối với gia đình, bạn bè – nguồn động lực chính để tôi có sức mạnh vượt qua mọi khó khăn trong quá trình học tập và nghiên cứu.
QU Y
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Đà Nẵng, tháng 4 năm 2021 Tác giả
DẠ Y
KÈ
M
Trần Thị Minh Anh
ii
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
AL
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................i
CI
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii
OF FI
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT, KÍ HIỆU ................................................................ v DANH MỤC HÌNH .......................................................................................................vi DANH MỤC BẢNG .................................................................................................... vii MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài........................................................................................... 1 1.1. Xuất phát từ đổi mới chương trình giáo dục theo định hướng phát triển năng
NH ƠN
lực ............................................................................................................................ 1 1.2. Xuất phát từ vai trò của đánh giá trong dạy học .............................................. 1 1.3. Xuất phát từ vai trò của bài tập thực tiễn trong dạy học .................................. 2 2. Mục tiêu đề tài ........................................................................................................ 3 3. Giả thuyết nghiên cứu............................................................................................. 3 4. Những đóng góp của đề tài ...................................................................................... 3
QU Y
PHẦN NỘI DUNG .......................................................................................................... 4 CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................... 4 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ......................................................................... 4 1.2. Cơ sở lí luận của đề tài .................................................................................... 7 CHƯƠNG II. ĐỐI TƯỢNG, KHÁCH THỂ, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
M
NGHIÊN CỨU .......................................................................................................... 19 2.1. Đối tượng và khách thể nghiên cứu................................................................ 19
KÈ
2.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 19 2.3. Nội dung nghiên cứu ...................................................................................... 19 2.4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 19
DẠ Y
CHƯƠNG III. KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN ............................................................ 21 3.1. Phân tích nội dung kiến thức phần “Sinh học vi sinh vật và virus”, chương trình sinh học 10, THPT ........................................................................................ 21
iii
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 3.2. Thiết kế bài tập thực tiễn đánh giá năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã
AL
học của học sinh ở phần “Sinh học vi sinh vật và virus”, chương trình sinh học 10, THPT ............................................................................................................... 23
3.3. Đề xuất phương án sử dụng bài tập thực tiễn để đánh giá năng lực vận dụng
CI
kiến thức, kĩ năng đã học ....................................................................................... 27
3.4. Kết quả hệ thống bài tập thực tiễn dùng trong dạy học phần “Sinh học vi sinh
OF FI
vật và virus”, chương trình sinh học 10, THPT nhằm đánh giá năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học ....................................................................................... 31 3.5. Kết quả xây dựng thang đánh giá năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học ......................................................................................................................... 32 3.6. Khảo nghiệm sư phạm .................................................................................... 35
NH ƠN
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................................... 40 1. Kết luận.................................................................................................................. 40 2. Kiến nghị ............................................................................................................... 40 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................... 41
DẠ Y
KÈ
M
QU Y
PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 44
iv
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
GV
Giáo viên
HS
Học sinh
BTTT
Bài tập thực tiễn
ĐG
Đánh giá
NL
Năng lực
KT – KN
Kiến thức – Kĩ năng
KN
Kĩ năng
GD & ĐT
Giáo dục và Đào tạo
KT – ĐG
Kiểm tra – Đánh giá
OF FI
Trung học phổ thông
DẠ Y
KÈ
M
QU Y
NH ƠN
THPT
CI
Chữ viết đầy đủ
Tên viết tắt
v
AL
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT, KÍ HIỆU
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
Tiêu đề hình
Hình
AL
DANH MỤC HÌNH
Trang
Hệ thống các phương pháp kiểm tra, đánh giá trong dạy học
3.1.
Quy trình xây dựng BTTT nhằm ĐG năng lực VDKT – KN đã học trong dạy học phần “Sinh học vi sinh vật và virus”, Sinh học
11
OF FI
CI
1.1.
10, THPT
23
Quy trình sử dụng BTTT nhằm ĐG năng lực VDKT – KN đã học 3.2.
trong dạy học phần “Sinh học vi sinh vật và virus”, Sinh học 10, THPT truyền nhiễm”
NH ƠN
Phiếu bài tập BTTT 3.1 trong dạy học chủ đề “Virus và bệnh
DẠ Y
KÈ
M
QU Y
3.3.
vi
27
30
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
AL
DANH MỤC BẢNG
Bảng
Tiêu đề bảng
1.1.
Biểu hiện các tiêu chí năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học môn Sinh học
9
1.2.
Công cụ KT - ĐG trong dạy học môn Sinh học
13
CI
OF FI
3.1.
Trang
Nội dung, yêu cầu cần đạt trong phần “Sinh học vi sinh vật và virus”, Sinh học 10, THPT
21
Câu hỏi và gợi ý đáp án BTTT trong dạy học chủ đề “Virus và bệnh truyền nhiễm” nhằm đánh giá năng lực vận dụng KT – KN đã học của HS
NH ƠN
3.2.
26
Bảng thống kê số lượng BTTT dùng trong dạy học Sinh học phần 3.3.
“Sinh học vi sinh vật và virus”, Sinh học 10, THPT nhằm ĐG năng lực vận dụng KT – KN đã học của HS
31
Rubric chung đáng giá các mức độ đạt được của năng lực vận dụng
3.5.
Rubric chung đánh giá mức độ đạt được của năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học của HS trong bài tập BTTT 3.1 Kết quả khảo nghiệm sử dụng BTTT đánh giá NL vận dụng KT – KN của HS trong dạy học chủ đề “Sinh học vi sinh vật và virus”, Sinh học 10, THPT
DẠ Y
KÈ
M
3.6.
kiến thức, kĩ năng đã học trong phần “Sinh học vi sinh vật và virus”, Sinh học 10, THPT
QU Y
3.4.
vii
32
34
36
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
AL
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
CI
1.1. Xuất phát từ đổi mới chương trình giáo dục theo định hướng phát triển năng lực
OF FI
Hiện nay với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, yêu cầu giáo dục (GD) phải chuyển từ ghi nhớ, tích lũy thông tin sang khai thác, xử lí thông tin vào các tình huống thực tiễn; do đó phải thay đổi từ việc quan tâm học sinh (HS) “học được cái gì” đến
NH ƠN
việc HS “vận dụng được cái gì hay làm được cái gì qua việc học”. Trong chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020 đã xác định: “Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo và năng lực tự học của người học” [1]. Tiếp đó, ở nghị quyết số 29 NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã xác định lấy đổi mới KT ĐG làm khâu đột phá: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phẩm chất, năng lực của người học” [2]. Cùng với sự hoạt động theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT trong chương trình đổi mới giáo dục tổng thể năm 2018 có đề cập: “Kết quả giáo dục được đánh giá bằng các hình thức định tính và định lượng thông qua đánh giá thường xuyên, định kì ở cơ sở giáo dục, các kì đánh giá trên diện rộng ở cấp quốc gia, cấp địa phương và
QU Y
các kì đánh giá quốc tế” [3]. Việc đánh giá giúp thu thập thông tin về người học; giúp cho giáo viên (GV), người học nhận ra được những thiếu sót, những yếu điểm từ đó đi đến tự điều chỉnh hoạt động dạy và học. Bên cạnh đó, người học sẽ hình thành nên năng lực (NL) thực hiện của cá nhân, đáp ứng với nhu cầu nhân lực của xã hội. Người
M
học sẽ có thể giải quyết các vấn đề phức tạp trong cuộc sống, biết vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết một vấn đề hay tình huống nào đó trong thực tiễn.
KÈ
1.2. Xuất phát từ vai trò của đánh giá trong dạy học
DẠ Y
Như vậy, vấn đề đổi mới giáo dục và đào tạo (GD – ĐT) luôn được Đảng và Nhà nước quan và được đặt ra một cách cấp thiết ở trường phổ thông. Đổi mới phương pháp dạy học không thể tách rời với đổi mới kiểm tra, đánh giá (KT – ĐG). Bởi vì mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học và KT – ĐG là những thành tố quan trọng của quá trình dạy học ở trường phổ thông, chúng có quan hệ mật thiết và biện chứng với nhau.
1
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community KT - ĐG có vai trò vô cùng quan trọng là một biện pháp để nâng cao chất lượng
AL
dạy học bộ môn, đó là khâu mở đầu của quá trình dạy học đồng thời cũng là khâu kết thúc của quá trình dạy học này để mở ra một quá trình dạy học khác. Đồng thời nó
CI
cũng có tác động điều tiết trở lại quá trình đào tạo. Việc KT – ĐG có nhiệm vụ làm sáng tỏ mức độ lĩnh hội kiến thức của HS, sự hình thành kĩ năng, kĩ xảo, góp phần phát huy tính tích cực, chủ động, độc lập, tự giác trong mỗi HS. Đồng thời thông qua việc
OF FI
KT – ĐG, GV có thể rút kinh nghiệm quá trình dạy học của mình để từ đó những điều chỉnh biện pháp sư phạm sẽ được hợp lí hơn. Song việc KT – ĐG trong dạy học HS của các trường THPT cho thấy: quan niệm về KT – ĐG của GV và HS cũng còn nhiều bất cập, KT – ĐG còn nặng về ghi nhớ các sự kiện mà không mà không kiểm tra được
NH ƠN
HS hiểu và vận dụng sự kiện; kĩ năng KT – ĐG HS chưa thực sự được GV quan tâm; việc đánh giá còn nặng về hình thức, điểm số nên độ chính xác chưa cao. Chính vì vậy, việc KT – ĐG chưa phát huy được đúng vai trò và chức năng của nó [4]. 1.3. Xuất phát từ vai trò của bài tập thực tiễn trong dạy học Bài tập thực tiễn (BTTT) là dạng bài tập gắn với bối cảnh/tình huống thực tiễn đòi hỏi sự phân tích, tổng hợp, ĐG và vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề. BTTT
QU Y
tạo cơ hội cho nhiều cách tiếp cận, nhiều phương án giải quyết khác nhau, góp phần hình thành ở HS các NL như: NL xử lí thông tin, NL giải quyết vấn đề, NL vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Với các bài tập này có thể chia thành các mức: Mức đầy đủ, chưa đầy đủ và không đạt [5]. Trong dạy học môn Sinh học, BTTT có thể sử dụng trong các dạng bài học khác nhau và theo các mục đích khác nhau như hình thành kiến thức mới, ôn tập củng cố hoặc kiểm tra đánh giá. Với bài dạy nghiên cứu tài liệu mới, GV có thể sử dụng BTTT để tạo tình huống có vấn đề, kích thích tư duy của HS để đưa ra các câu trả lời hoặc
KÈ
M
các cách giải quyết vấn đề thực tiễn khác nhau; Với bài dạy luyện tập, GV dùng BTTT để mở rộng, phát triển kiến thức, rèn luyện KN và phát triển NL vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho HS. GV có thể tổ chức cho HS tự đề xuất các vấn đề thực tiễn cần được tìm hiểu, giải thích và nêu ra dưới dạng câu hỏi để các bạn cùng tìm câu trả lời.
DẠ Y
Trong KT - ĐG hiện nay, việc sử dụng các hình thức ĐG mới, hiện đại còn rất hạn chế, đa phần những đánh giá GV sử dụng còn mang tính máy móc: dựa vào viết luận, làm các bài tập như kiểm tra 15 phút, 1 tiết… và thông qua một số câu hỏi trắc nghiệm hoặc tự luận. Với các kiểu truyền thống rất khó để đánh giá được NL của HS. Hệ thống bài tập định hướng NL là công cụ để HS luyện tập nhằm hình thành NL và là công cụ để GV KT - ĐG năng lực của HS [6]. Việc sử dụng những câu hỏi, BTTT để đưa HS vào những tình huống có vấn đề, buộc HS phải tư duy, sáng tạo, vận dụng các 2
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community kiến thức, kĩ năng và thể hiện thái độ mình có để giải quyết vấn đề đưa ra, từ đó làm
AL
giảm nhẹ sự nặng nề của khối lượng kiến thức lí thuyết và gây hứng thú say mê học tập của HS. Vì vậy, cần đẩy mạnh việc xây dựng và sử dụng BTTT để ĐG được NL của HS, phù hợp với yêu cầu mới của KT - ĐG.
CI
Xuất phát từ những lí do trên chúng tôi quyết định chọn đề tài “Xây dựng bài tâp thực tiễn đánh giá năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong dạy học chủ
OF FI
để “Sinh học vi sinh vật và virus” chương trình Sinh học 10, Trung học Phổ thông” để tiến hành nghiên cứu. 2. Mục tiêu đề tài
- Thiết kế các BTTT dùng để đánh giá NL vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong dạy học chủ đề “Sinh học vi sinh vật và virus”, chương trình sinh học 10, THPT.
trình sinh học 10, THPT. 3. Giả thuyết nghiên cứu
NH ƠN
- Đề xuất phương án sử dụng các BTTT dùng để đánh giá NL vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong dạy học chủ đề “Sinh học vi sinh vật và virus”, chương
Nếu xây dựng và sử dụng BTTT trong các khâu của quá trình dạy học sẽ có thể đánh giá được NL vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học của HS. 4. Những đóng góp của đề tài
QU Y
Xây dựng các BTTT đánh giá NL vận dụng kiến thức, kĩ năng (KT – KN) đã học củaHS, trong đó BTTT gắn với bối cảnh/tình huống đòi hỏi sự phân tích, tổng hợp, ĐG và vận dụng kiến thức riêng lẻ vào những bối cảnh, tình huống thực xảy ra trong thực tiễn. Với những BTTT tạo cơ hội cho nhiều cách tiếp cận, nhiều phương án giải quyết khác nhau trong mỗi HS thông qua dạy học chủ đề “Sinh học vi sinh vật và
DẠ Y
KÈ
M
virus”, chương trình sinh học 10, THPT.
3
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
CI
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
AL
PHẦN NỘI DUNG
1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
OF FI
Các chương trình giảng dạy NL đòi hỏi các phương pháp đánh giá phù hợp để đo lường được mục tiêu giảng dạy. Vì đánh giá theo NL chủ yếu là đánh giá đầu ra nên quá trình ĐG tập trung thu thập và phân tích các thông tin để có thể đánh giá được NL của HS so với mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, để các phương pháp ĐG đạt chất lượng theo yêu cầu, GV phải đánh giá bằng nhiều hình thức và thông qua nhiều công cụ. Nếu NL
NH ƠN
được coi như là khả năng sử dụng KT – KN và thái độ một cách kết hợp để giải quyết các vấn đề trong những bối cảnh cụ thể thì các chương trình giảng dạy và các phương pháp ĐG cũng phải kết hợp cả ba yếu tố này được nghiên cứu bởi Birenbaum và một số tác giả nước ngoài khác đề xuất năm 2006 [7]. Kết hợp với các bài kiểm tra, các công cụ khác như ĐG hồ sơ, phỏng vấn và quan sát HS, và tham vấn ý kiến cũng được các cơ sở GD sử dụng rộng rãi để ĐG toàn diện NL của HS được đưa ra bởi hai tác giả Black và William (1998) [8]. Phương pháp ĐG này còn được gọi là ĐG thực (authentic assessment). Với việc phổ biến của hình
QU Y
thái GD dựa trên NL và đánh giá NL, phương pháp ĐG này đang ngày càng trở nên phổ biến. Hai tác giả Nitko và Brookhart (2007) có đề cập vấn đề bài kiểm tra nhằm đánh giá NL của HS là một hoạt động ĐG trong đó yêu cầu HS chứng minh khả năng của mình bằng việc đưa ra các câu trả lời dưới dạng viết/nói, bằng việc tham gia vào các
KÈ
M
hoạt động của nhóm hoặc tự thể hiện bằng hoạt động của cá nhân, hoặc bằng việc sáng tạo ra một sản phẩm cụ thể [9]. GV sử dụng loại bài kiểm tra này để yêu cầu HS chứng minh một cách trực tiếp mức độ NL đạt được so với mục tiêu học tập. GV có thể kiểm tra gián tiếp bằng cách hỏi HS trả lời ngắn (ví dụ như hoàn thành câu) hoặc yêu cầu HS làm bài trắc nghiệm (với các câu hỏi ghép nối, câu hỏi đúng sai, câu hỏi có nhiều lựa chọn trả lời).
DẠ Y
Như vậy vấn đề KT – ĐG được nhiều học giả nước ngoài nghiên cứu và tìm hiểu.
Mặc dù có nhiều quan điểm và cách nhìn nhận khác nhau nhưng các tác giả đều thống nhất trong việc khẳng định vai trò của KT – ĐG.
4
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
AL
1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Cùng với các học giả nước ngoài, các học giả, các nhà nghiên cứu GD ở nước ta
CI
cũng tìm hiểu và nghiên cứu khá sâu sắc về vấn đề KT – ĐG. Đặc biệt trong những năm gần đây vấn đề đổi mới KT – ĐG đang rất được quan tâm. Theo Phó giáo sư, Tiến Sĩ Trần Kiều trong bài báo “Kiểm tra đánh giá, đòi hỏi
OF FI
bức thiết của phương pháp dạy học”, tạp chí nghiên cứu giáo dục số 11/1995 có đề cập “Kiểm tra – đánh giá là một bộ phận hợp thành không thể thiếu của quá trình giáo dục. Các yếu tố xác định mục tiêu giáo dục soạn thảo và thực hiện chương trình giáo dục. Kiểm tra đánh giá là một chỉnh thể tạo thành chu trình kín. Mối quan hệ chặt chẽ
NH ƠN
giữa các yếu tố trên được đảm bảo sẽ tạo thành một quá trình giáo dục đạt hiệu quả cao”. Tác giả coi: “Đổi mới phương pháp dạy học gắn liền với đổi mới việc đánh giá nói chung và thi cử nói riêng” [10]. Giáo sư Trần Bá Hoành trong cuốn “Đánh giá trong giáo dục”, xuất bản năm 1997 thì cho rằng: “Việc kiểm tra, đánh giá không thể chỉ dừng lại ở yêu cầu tái hiện các kiến thức, rèn luyện các kỹ năng đã học mà phải khuyến khích tư duy năng động, phát hiện sự chuyển biến về xu hướng hành vi của học sinh trước các vấn đề của đời sống gia đình và cộng đồng, rèn luyện khả năng phát hiện và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong những tình huống thực tế” [11].
QU Y
Bên cạnh đó, đã có một số tác giả quan tâm nghiên cứu đến ĐG NL như: Dương Thị Anh (2013) “Nghiên cứu ĐG năng lực nghe tiếng Anh của sinh viên khối ngành không chuyên Anh trường Đại học Phương Đông” có khẳng định: “Để tăng hiệu quả dạy và học tiếng Anh chính là đổi mới cách KT - ĐG theo hướng tiếp cận năng lực”
DẠ Y
KÈ
M
[12]. Trịnh Lê Hồng Phong và Phạm Thị Hương (2019), “Xây dựng thang đánh giá năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn học sinh trường THPT” đã đề cập đến khung năng lực, mức độ ĐG NL vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn của HS trường trung học phổ thông; bên cạnh đó, tác giả đã cấu trúc hóa NL gồm ba NL thành phần với 10 tiêu chí đánh giá, trong đó mỗi tiêu chí ĐG được lượng hóa bằng bốn mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập bộ môn Hóa học [13]. Theo Trần Thị Như Quỳnh (2017) “Đánh giá năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn của HS trong dạy học Vật lí lớp 10 nâng cao THPT” đã khẳng định việc xây dựng phương án ĐG NL vận dụng kiến thức đã học của HS dựa trên đặc thù của tri thức vật lí kết hợp với các hoạt động cơ bản của quá trình vận dụng kiến thức trong dạy học vật lí giúp cho việc ĐG đạt độ tin cậy cao hơn và cung cấp được những thông tin phản hồi quan trọng và cần thiết về NL vận dụng kiến thức của HS [14]. 5
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community Năm 2014, Bộ GD & ĐTđã tổ chức tập huấn “Dạy học và KT - ĐG kết quả học
AL
tập theo định hướng phát triển năng lực HS môn Sinh học cấp THPT” nhằm góp phần hỗ trợ quản lí giáo dục, GV THPT về nhận thức và kĩ thuật biên soạn câu hỏi, bài tập
CI
để KT - ĐG kết quả học tập của HS theo định hướng NL [15]. Nghiên cứu của tác giả Phan Thị Thanh Hội, Nguyễn Thị Tuyết Mai (2017) cũng chỉ ra rằng “Kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn của học sinh là khả năng người học nhận diện được các
OF FI
vấn đề trong thực tiễn, huy động được các kiến thức đã học hoặc tìm tòi, khám phá kiến thức nhằm giải thích, phân tích, đánh giá, đề xuất và thực hiện được các biện pháp giải quyết vấn đề đó” [16].
Tác giả Nguyễn Thị Thu Hằng, Phan Thị Thanh Hội với đề tài “Đánh giá năng
NH ƠN
lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh trong dạy học phần sinh học vi sinh vật – Sinh học 10” đăng trên tạp chí giáo dục thàng 6/2018, bài viết đã trình bày quy trình và một số biện pháp ĐG năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn nhằm giúp GV có thể tham khảo trong dạy học Sinh học [17].
Tác giả Trần Thái Toàn với nghiên cứu “Một số biện pháp phát triển kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh trong dạy học Sinh học trung học phổ thông” đã định nghĩa KN vận dụng kiến thức vào thực tiễn và vai trò của nó trong dạy học và trình bày 2 nhóm biện pháp dạy học: Dạy học liên hệ lí thuyết với thực tiễn và dạy học bằng trải nghiệm thực tiễn [18].
QU Y
Hiện nay, đã có nhiều công trình về xây dựng và sử dụng BTTT trong dạy học nhiều môn học khác nhau như Phạm Thị Kiều Duyên với công trình nghiên cứu “Sử dụng bài tập thực tiễn trong dạy học hóa học nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh trong dạy học môn hóa học”, tác giả đã tổng quan cơ sở lí luận về NL, nghiên cứu quy trình xây dựng, sử dụng BTTT như một công cụ hữu
DẠ Y
KÈ
M
hiệu trong dạy học hóa học nhằm phát triển NL vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho HS THPT [19]. Hay tác giả Kiều Đỗ Ngọc Trinh đã xây dựng và sử dụng hệ thống BTTT trong dạy học “Từ trường” và “Hiện tượng cảm ứng điện từ” để nhằm phát hiện NL vận dụng kiến thức, NL sáng tạo cho HS [20]. Gần đây, Nguyễn Thị Thu Cúc, An Biên Thùy và Điêu Thị Mai Hoa với đề tài “Xây dựng bài tập thực tiễn trong dạy học phần chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật – sinh học 11 nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh” [21]. Nhìn chung, việc xây dựng và sử dụng BTTT để ĐG năng lực vận dụng KT –
KN đã học trong dạy HS học ở trường phổ thông thì đã có nhiều đề tài nghiên cứu. Nhưng qua nghiên cứu, chúng tôi thấy vẫn chưa có đề tài xây dựng BTTT trong dạy học chủ đề “Sinh học vi sinh vật và virus”, chương trình Sinh học 10. Do đó, chúng tôi 6
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community thực hiện xây dựng BTTT cho chủ đề này nhằm bổ sung nguồn tài liệu tham khảo cho 1.2. Cơ sở lí luận của đề tài
CI
1.2.1. Cơ sở lí luận về năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học
AL
GV khi giảng dạy.
a) Khái niệm năng lực
Với những cách tiếp cận khác nhau, các nhà nghiên cứu đã đưa ra những khái
OF FI
niệm khác nhau về NL. Theo Nguyễn Quang Uẩn: “Năng lực là tổ hợp các thuộc tính độc đáo của các nhân phù hợp với những yêu cầu của một loại hoạt động cụ thể, đảm bảo cho hoạt động đó có kết quả tốt. Năng lực là mức độ nhất định của khả năng con người, biểu thị hoàn thành có kết quả một hoạt động cụ thể, năng lực vừa là tiền đề,
NH ƠN
vừa là kết quả của hoạt động” [22]. Theo chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể của Bộ GD & ĐT (2018) thì: “Năng lực là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân như hứng thú, niềm tin, ý chí,… thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể” [3]. b) Phân loại năng lực
QU Y
Theo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể môn Sinh học 2018 của Bộ trưởng Bộ GD – ĐT, NL được phân chia làm 2 loại là năng lực chung và năng lực chuyên biệt: (1) Những năng lực chung được tất cả các môn học và hoạt động giáo dục góp phần hình thành, phát triển. Những NL chung bao gồm: NL tự chủ và tự học; NL giao tiếp và hợp tác; NL giải quyết vấn đề và sáng tạo.
KÈ
M
(2) Những năng lực chuyên môn được hình thành, phát triển chủ yếu thông qua một số môn học và các hoạt động giáo dục nhất định. Những NL chuyên môn gồm: NL ngôn ngữ, NL tính toán, NL tìm hiểu tự nhiên và xã hội, NL công nghệ, NL tin học, NL thẩm mĩ, NL thể chất.
DẠ Y
Bên cạnh việc hình thành, phát triển NL chung và các phẩm chất (nhân ái, trung thực, yêu nước, trách nhiệm, chăm chỉ) trong chương trình GD phổ thông tổng thể môn Sinh học 2018 cũng đã đưa ra những yêu cầu cần đạt NL đặc thù trong nhóm NL Sinh học bao gồm ba NL thành phần sau: - NL nhận thức sinh học: Trình bày, phân tích và giải thích được các kiến thức sinh học cốt lõi về các sự vật hiện tượng, khái niệm, quy luật và các quá trình sinh học; những thuộc tính cơ bản về các cấp độ tổ chức sống phân tử, tế bào, cơ thể quần thể, 7
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community quần xã - hệ sinh thái, sinh quyển. Từ nội dung kiến thức sinh học về các cấp độ tổ
AL
chức sống, HS khái quát được các đặc tính chung của thế giới sống là trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng; sinh trưởng và phát triển; cảm ứng; sinh sản; di truyền, biến dị
CI
và tiến hoá. Thông qua các chủ đề nội dung sinh học, HS trình bày và giải thích được các thành tựu công nghệ sinh học trong chăn nuôi, trồng trọt, xử lí ô nhiễm môi trường, sản xuất thực phẩm sạch; trong y - dược học.
OF FI
- NL tìm hiểu thế giới sống: Thực hiện được hoạt động tìm hiểu thế giới sống, bao gồm: đề xuất vấn đề; đặt câu hỏi cho vấn đề; đưa ra phán đoán, xây dựng giả thuyết; lập kế hoạch; thực hiện kế hoạch; viết, trình bày báo cáo và thảo luận; đề xuất các biện pháp giải quyết vấn đề trong các tình huống học tập, đưa ra quyết định. Để thực hiện
NH ƠN
được các hoạt động trong tiến trình tìm hiểu thế giới sống, HS hình thành và phát triển các kĩ năng như: quan sát, thu thập và xử lí thông tin bằng các thao tác logic phân tích, tổng hợp, so sánh, thiết lập quan hệ nguyên nhân - kết quả, hệ thống hoá, chứng minh, lập luận, phản biện, khái quát hoá, trừu tượng hoá, định nghĩa khái niệm, rèn luyện NL siêu nhận thức. - NL vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Có khả năng giải thích những hiện
QU Y
tượng thường gặp trong tự nhiên và đời sống hằng ngày liên quan đến Sinh học; giải thích, ĐG những vấn đề thực tiễn của ứng dụng tiến bộ sinh học; giải thích và xác định được quan điểm cá nhân để có ứng xử thích hợp trước những tác động đến đời sống cá nhân, cộng đồng, loài người như sức khoẻ, an toàn thực phẩm, nông nghiệp sạch, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu và phát triển bền vững; giải thích được cơ sở khoa học của các giải pháp công nghệ sinh học để có định hướng lựa chọn ngành nghề; giải thích cơ sở sinh học để có ý thức tự giác thực hiện các biện pháp luyện tập, phòng chống bệnh, tật, nâng cao sức khoẻ tinh thần và thể chất [3]. c) Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học
KÈ
M
Theo Từ điển Tiếng Việt, vận dụng là đem tri thức vận dụng vào thực tiễn [23; tr 1105].
DẠ Y
Theo Chương trình giáo dục phổ tổng thể năm 2018 (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/Thông Tư - Bộ GD & ĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo), vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học có nghĩa là HS vận dụng được kiến thức, kỹ năng đã học để giải thích, đánh giá hiện tượng thường gặp trong tự nhiên và trong đời sống; có thái độ và hành vi ứng xử thích hợp [3]. Theo tác giả Phan Thị Thanh Hội và Nguyễn Thị Tuyết Mai: “Vận dụng kiến thức vào thực tiễn là quá trình đem tri thức áp dụng vào những hoạt động của con 8
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community người nhằm tạo ra những điều kiện cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của xã hội”
AL
[16]. Theo tác giả Nguyễn Công Khanh, Đào Thị Oanh: “Năng lực vận dụng kiến thức
CI
là khả năng của bản thân người học tự giải quyết những vấn đề đặt ra một cách nhanh chóng và hiệu quả bằng cách áp dụng kiến thức đã lĩnh hội vào những tình huống, những hoạt động thực tiễn để tìm hiểu thế giới xung quanh và có khả năng biến đổi nó.
OF FI
Năng lực vận dụng kiến thức thể hiện phẩm chất, nhân cách của con người trong quá trình hoạt động để thoả mãn nhu cầu chiếm lĩnh tri thức” [24]. Theo hai tác giả Phan Thị Thanh Hội và Trần Thái Toàn: “Kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn là khả năng của cá nhân có thể thực hiện thuần thục một hay một
NH ƠN
chuỗi hành động dựa trên kiến thức, kinh nghiệm đã có của bản thân hoặc tìm tòi, khám phá kiến thức mới để giải quyết được các vấn đề thực tiễn một cách có hiệu quả” [25]. Hai tác giả Nguyễn Thị Thu Hằng và Phan Thị Thanh Hội đã đề xuất cấu trúc của năng lực vận dụng KT – KN đã học của môn Sinh vào thực tiễn gồm 4 thành tố chính và biểu hiện của từng thành tố đó như bảng 1.1. Bảng 1.1: Biểu hiện các tiêu chí năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học môn Sinh học Biểu hiện
QU Y
Tiêu chí
Phát hiện được vấn - HS nhận diện được vấn đề thực tiễn, nhận ra được những mâu đề thực tiễn thuẫn phát sinh từ vấn đề, có thể đặt được câu hỏi có vấn đề. Huy động được
- Huy động được các kiến thức liên quan và thiết lập các mối quan hệ giữa kiến thức đã học hoặc kiến thức cần tìm hiểu với vấn đề thực tiễn.
KÈ
M
kiến thức liên quan đến vấn đề thực tiễn và đề xuất được giả thuyết.
- HS phân tích làm rõ nội dung của vấn đề.
- Đề xuất được giả thuyết khoa học.
DẠ Y
- HS thu thập, lựa chọn và sắp xếp những nội dung kiến thức liên Tìm tòi, khám phá quan đến vấn đề thực tiễn. kiến thức liên quan - HS điều tra, khảo sát thực địa, làm thí nghiệm, quan sát... để đến thực tiễn. nghiên cứu sâu vấn đề. Thực hiện giải quyết vấn đề thực
- HS giải quyết vấn đề thực tiễn dựa trên kiến thức đã học/ khám phá. 9
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community đề mới.
- Đề xuất các ý tưởng mới về vấn đề đó hoặc các vấn đề thực tiễn liên quan.
AL
tiễn và đề xuất vấn
CI
1.2.2. Cơ sở lí luận về đánh giá a) Khái niệm
OF FI
Có nhiều khái niệm về ĐG được đưa ra: Theo “Từ điển giáo dục học”, ĐG là một hoạt động của con người nhằm phát xét về một hay nhiều đặc điểm của sự vật, hiện tượng, con người mà mình quan tâm, theo những quan niệm chuẩn mực mà người đánh giá tuân theo [26]. Hay theo C.E.Beeby (1997): “Đánh giá là sự thu nhập và lí giải một cách có hệ thống những bằng chứng dẫn tới sự phán xét về giá trị theo quan điểm hành động”[27]. Còn theo giáo sư Trần Bá Hoành, “Đánh giá (evaluation) là quá
NH ƠN
trình hình thành những nhận định, phán đoán về kết quả của công việc, dựa vào sự phân tích những thông tin thu được, đối chiếu với những mục tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra, nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiện thực trạng, điều chỉnh, nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc” [28]. Hiện nay, đánh giá kết quả học tập theo định hướng tiếp cận NL cần chú trọng vào khả năng vận dụng sáng tạo tri thức trong những tình huống ứng dụng khác nhau. Hay nói cách khác, đánh giá theo NL là đánh giá KT - KN và thái độ trong những bối cảnh có ý nghĩa. Theo Nguyễn Công Khanh, ĐG năng lực không chỉ là việc đánh giá,
QU Y
việc thực hiện nhiệm vụ hoặc hành động học tập mà nó bao gồm việc đo lường khả năng tiềm ẩn của HS và đo lường việc sử dụng những KT - KN và thái độ cần có để thực hiện nhiệm vụ học tập tới một chuẩn nào đó. Đánh giá năng lực dựa trên việc miêu tả các sản phẩm đầu ra cụ thể, rõ ràng tới mức GV, HS và các bên liên quan đều
M
có thể hình dung tương đối khách quan và chính xác về thành quả của HS sau quá trình học tập [16].
DẠ Y
KÈ
Theo Trần Kiều (2006): “Bài kiểm tra nhằm ĐG năng lực của HS là một hoạt động đánh giá trong đó yêu cầu HS chứng minh khả năng của mình bằng việc đưa ra các câu hỏi dưới dạng viết/ nói, bằng việc tham gia vào các hoạt động của nhóm hoặc tự thể hiện bằng hoạt động của cá nhân hoặc bằng việc sáng tạo ra một sản phẩm cụ thể” [29]. Đánh giá NL không chỉ ĐG kiến thức, mà thông qua các sản phẩm của hoạt động học và quá trình học. Đánh giá phải chú ý đến tiềm năng của HS như: Cách HS quan sát, nhận biết sự việc, nhận thức một vấn đề như thế nào? Khả năng trực giác như thế nào? Phong cách tư duy của HS thế nào? HS nhận xét thế nào? HS có ưu điểm gì trong hoạt động học hay trong việc hợp tác với HS khác? [15]. 10
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community b) Vai trò
AL
Theo nghiên cứu của Angelo, Thomas A. và Cross, K. Patricia (1993), đánh giá có vai trò:
CI
- Đối với GV : Cung cấp phản hồi ngắn hạn về quá trình học tập và dạy học bằng cách xác định những gì HS đã học được và khó khăn họ gặp phải, GV có thể tập trung dạy học hiệu quả hơn để đáp ứng nhu cầu học tập của HS, họ có thể tìm ra
OF FI
những cách thức có thể thay đổi ngay lập tức để giúp cải thiện việc học của HS. Cung cấp thông tin hữu ích, đầy đủ về việc học tập của HS mà chỉ tốn ít thời gian. Đánh giá là cơ sở giúp GV xác định mục đích học tập, lựa chọn những hoạt động dạy học thích hợp. Từ đó quyết định phương pháp, hình thức, nhịp độ giảng dạy phù hợp nhằm cải tiến nâng cao chất lượng dạy học.
đồng đẳng cho HS [30, tr54 – 59].
NH ƠN
- Đối với HS: Đánh giá biết mình đang ở vị trí nào trong mục tiêu học tập, HS cần làm gì để cải thiện việc học tập của mình; giúp rèn luyện kĩ năng tự ĐG và ĐG c) Phương pháp và các loại hình đánh giá
Có thể hình dung hệ thống các phương pháp KT – ĐG trong dạy học qua sơ đồ
QU Y
sau:
KÈ
M
Trắc nghiệm khách quan
Hình 1.1: Hệ thống các phương pháp kiểm tra, đánh giá trong dạy học
DẠ Y
Để KT – ĐG có dùng các GV có thể dùng các phương pháp như quan sát quá trình học tập của HS hoặc có thể thông qua quá trình vấn đáp để biết được mức độ đạt được của HS, bên cạnh đó có thể sử dụng phương pháp viết bằng các bài kiểm tra, bảng hỏi, phiếu học tập… để thu thập thêm thông tin ĐG. Dưới đây là một số phương pháp ĐG thường dùng:
11
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community - Phương pháp dùng lời (vấn đáp, kiểm tra miệng): Là cách thức GV đưa ra cho
AL
HS một số câu hỏi và HS trả lời trực tiếp với GV. Phương pháp dùng lời được sử dụng ở tất cả các giai đoạn của quá trình dạy học. Giúp GV dễ dàng nắm bắt được tư tưởng,
CI
cách suy luận của HS để kịp thời uốn nắn những sai sót, đồng thời giúp HS nhớ lâu tài liệu nhờ trình bày qua ngôn ngữ của mình, mạnh dạn phát biểu ý kiến, luyện tập khả năng diễn đạt ý tưởng, suy nghĩ phán đoán nhanh chóng, rèn kĩ năng ứng xử. Tuy
OF FI
nhiên, phương pháp dùng lời có một số hạn chế: áp dụng cho cả lớp mất nhiều thời gian, mà ý kiến của một số HS thì không phải lả ý kiến chung cả lớp. Các câu hỏi phân phối cho các HS không đồng đều.
- Phương pháp dùng giấy bút (kiểm tra viết): Là cách thức HS làm những bài
NH ƠN
kiểm tra viết trong những khoảng thời gian khác nhau tùy theo yêu cầu của môn học. Giúp GV trong một thời gian ngắn có thể kiểm tra toàn thể HS trong lớp về một số nội dung môn học, do đó ĐG được trình độ chung của HS trong lớp và từng HS, để kịp thời điều chỉnh hoạt động dạy. Đồng thời giúp HS có đủ thời gian suy nghĩ để trả lời và biểu đạt bằng ngôn ngữ của chính mình. Hạn chế của phương pháp này là khó đảm bảo tính chính xác nếu không được tổ chức một cách nghiêm túc, khó có điều kiện để ĐG kĩ năng.
QU Y
- Phương pháp đánh giá thực hành: Là cách thức HS làm những bài KT – ĐG có tính chất thực hành như: đo đạc, làm thí nghiệm, chế tạo các mô hình, thiết bị kĩ thuật… ở trên lớp, trong phòng thí nghiệm và ngoài thiên nhiên. Phương pháp không đơn thuần để ĐG kĩ năng, kĩ xảo thực hành mà còn ĐG kĩ năng vận dụng kiến thức vào cuộc sống. Tuy nhiên, khi áp dụng hạn chế của phương pháp này là thiếu cơ sở vật chất, thiết bị thí nghiệm và nguồn nhân lực tham gia kiểm tra đánh giá HS [31]. Bên cạnh đó, đánh giá trong giáo dục thường được chia thành các loại hình đánh giá sau:
KÈ
M
- ĐG quá trình (formative assessment): Được thiết kế để phản hồi cho HS tiến bộ của họ đối với việc hình thành kiến thức, kỹ năng và thái độ. Đánh giá quá trình nhằm thu thập thông tin về việc học của HS trong quá trình học tập để cải thiện việc học.
DẠ Y
- ĐG tổng kết (summative assessment): Được sử dụng vào khi kết thúc một chủ đề học tập hoặc cuối một học kỳ, một năm, một cấp học. Cách ĐG này thường sử dụng hình thức cho điểm và nó giúp cho người học biết được khả năng học tập của mình. - ĐG lớp học (classroom assessment): Là hình thức ĐG phổ biến hiện nay trong các trường học và là việc tự nhiên của cả việc dạy và học. Nó thường được thực hiện nhiều lần mỗi giờ học khi GV và HS đặt các câu hỏi về nội dung bài học, báo cáo về nhiệm vụ của họ, và đưa ra quyết định về việc phải làm gì tiếp theo. 12
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community - ĐG theo tiêu chí (criterion-referenced assessment): Người học được ĐG dựa
AL
trên các tiêu chí đã định rõ về thành tích, thay vì được xếp hạng trên cơ sở kết quả thu được. Thông thường, ĐG theo tiêu chí dùng để xác lập mức độ NL của một cá nhân.
CI
- Đánh giá theo chuẩn (norm-referenced assessment): Là hình thức ĐG kết hợp với đường cong phân bố chuẩn, trong đó giả định rằng một số ít sẽ làm bài rất tốt, một số rất kém, số còn lại nằm ở khoảng giữa được ĐG trung bình.
OF FI
- Tự suy ngẫm và tự ĐG: Là việc HS tự đưa ra các quyết định ĐG về công việc và sự tiến bộ của bản thân. Hai hình thức ĐG này góp phần thúc đấy học tập suốt đời, bằng cách giúp HS đánh giá thành tích học tập của bản thân và của bạn một cách thực tế, không khuyến khích sự phụ thuộc vào ĐG của GV.
NH ƠN
- ĐG đồng đẳng: Là loại hình ĐG trong đó HS tham gia vào việc ĐG sản phẩm công việc của các bạn học. Khi đánh giá HS phải nắm rõ nội dung mà họ dự kiến sẽ ĐG trong sản phẩm của các bạn học. - ĐG qua thực tiễn: đưa ra cho HS những thách thức thực tế và thường được ĐG thông qua NL thực hiện các nhiệm vụ trong thực tiễn [31]. d) Công cụ đánh giá
QU Y
Chương trình mới và chương trình hiện hành đều ĐG kết quả học tập về KT KN, thái độ, đánh giá quá trình, đánh giá tổng kết; với các công cụ trắc nghiệm khách quan, tự luận. Như vậy, công cụ đánh giá phải là câu hỏi, bài tập đòi hỏi gia công trí tuệ kiến thức bằng các thao tác logic giải quyết vấn đề có ý nghĩa nhận thức và thực tiễn. Trong quá trình giải quyết vấn đề đó, HS bộc lộ các NL chung và NL Sinh học. Dưới đây là bảng công cụ ĐG được đề xuất bởi tác giả Phan Thị Thanh Hội (2018) [30, tr54 – 59]:
M
Bảng 1.2: Công cụ kiểm tra, đánh giá trong dạy học môn Sinh học Nội dung ĐG
Câu hỏi khái quát
Công cụ ĐG
DẠ Y
KÈ
- HS đã học được gì? Bảng khảo sát kiến thức nền 1. Kiến thức đã - HS có kiến thức nền Thang đo khoảng học như thế nào? Thẻ huy động kiến thức Câu hỏi/ bài tập 2. Kiến thức đang
- HS đang học gì? Thẻ đánh giá nhanh - HS học tập như thế Thẻ điểm mập mờ/ Khó hiểu
học/ Tiến trình học nào? Thẻ đặt câu hỏi tập/ Trở ngại - HS gặp trở ngại gì khi Bảng phân tích (bảng so sánh, hệ học tập? thống) 13
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
năng cần thiết không? Thẻ đặt câu hỏi (Kĩ năng tự học, hợp Bảng hỏi
4. Kĩ năng
OF FI
tác, giải quyết vấn đề, Bảng kiểm phân tích, so sánh,...) Tiểu luận nhỏ
CI
HS có đạt được các kĩ Bảng tranh luận
AL
- HS vận dụng KT - KN Thẻ vận dụng kiến thức 3. Khả năng vận học được như thế nào? Viết/ diễn giải vấn đề đã học dụng kiến thức Câu hỏi bài tập vận dụng
Câu hỏi, bài tập 5. Thái độ
NH ƠN
HS có suy nghĩ/ cảm Thang đo giác/ giá trị gì? Bảng hỏi Bảng kiểm
Trong đó:
1) Bảng khảo sát kiến thức nền/ kiến thức đã học: Dùng để thu thập thông tin về KT - KN HS đã học trước khi học bài/ chủ đề mới, giúp GV xác định điểm khởi đầu cho một bài học/ chủ đề và mức độ phù hợp nhất để bắt đầu dạy học một nội dung, một chủ đề mới. Bảng này thường chứa các câu hỏi ngắn, đơn giản.
QU Y
2) Thang đo khoảng: Là công cụ đo lường được sử dụng nhằm định lượng các vấn đề trong quan sát, nghiên cứu. Ví dụ: Hoàn toàn không đồng ý/ Không đồng ý/ Bình thường (phân vân)/ Đồng ý/ Rất đồng ý. Sử dụng thang đo giúp GV xác định được những nhận thức của HS đúng hay sai hoặc ĐG thái độ của người học. Đồng thời, thang đo cũng cung cấp cho GV một bảng tham chiếu chung để có thể so sánh, ĐG các HS trong lớp.
KÈ
M
3)Thẻ huy động kiến thức: Nhằm huy động được các kiến thức đã học của HS liên quan đến vấn đề, từ đó GV có thể xác định HS đã học được những nội dung nào và những nội dung nào cần bổ sung. GV chọn 1 thuật ngữ, tên gọi, khái niệm quan trọng trong bài/ chủ đề sắp học và yêu cầu HS nêu các ý tưởng, hoặc từ hay cụm từ liên quan đến vấn đề đó. Sau đó, GV yêu cầu HS sắp xếp các ý tưởng, từ đã có thành các nhóm với các tiêu chí khác nhau, qua đó xác định được kiến thức đầu vào của HS.
DẠ Y
4) Bảng phân tích: Là các bảng trống hoặc bảng khuyết một phần. Thông qua bảng, GV có thể xác định được hệ thống kiến thức của HS để có thể điều chỉnh và bổ sung. Sử dụng các bảng này, GV còn ĐG được kĩ năng phân tích, so sánh, hệ thống hóa kiến thức của HS.
14
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 5) Thẻ điểm mập mờ/ khó hiểu: Yêu cầu khả năng phản ứng/ trả lời nhanh của
AL
HS với một câu hỏi duy nhất “Điểm mập mờ/ khó hiểu nhất trong bài học/ chủ đề này là gì?”. HS được yêu cầu xác định những gì họ không hiểu về chủ đề/ bài học. HS
CI
cũng nhanh chóng ĐG những gì họ không hiểu và nêu ra để GV phân tích rõ hơn.
6) Thẻ đánh giá nhanh: Thẻ này được sử dụng trong vài phút cuối của tiết học,
OF FI
GV yêu cầu HS trả lời vài câu hỏi trong một thời gian ngắn bằng cách viết trên một mẩu giấy nhỏ. Các câu hỏi thường là một số biến thể của hai câu hỏi sau: “Điều quan trọng nhất bạn đã học được trong bài học/ chủ đề này là gì?” “Điểm nào/ nội dung nào không rõ nhất đối với bạn?”. Công cụ này cho phép GV đánh giá sự phù hợp giữa mục tiêu dạy học và sự nhận thức của HS về các mục tiêu đó. Đồng thời, giúp GV nắm bắt
NH ƠN
và nhanh chóng giải quyết những vấn đề HS gặp phải trong giờ học.
7) Thẻ vận dụng kiến thức: Sau khi HS đã được tìm hiểu, giới thiệu một số nguyên tắc, nội dụng, GV giao cho HS thẻ vận dụng và yêu cầu HS viết ra ít nhất một ứng dụng thực tiễn cho những gì họ vừa học được. Công cụ này cho phép GV xác định xem HS có hiểu và vận dụng được các kiến thức đã được học vào thực tiễn hay không. 8) Viết/ diễn giải vấn đề đã học: HS sử dụng ngôn ngữ của mình diễn giải nội
QU Y
dung được học cho một đối tượng khác (bạn, người thân...). Công cụ này sử dụng tốt nhất khi HS đang học các chủ đề hoặc khái niệm mà sau này các em sẽ giao tiếp với người khác. 9) Bảng tranh luận: GV yêu cầu HS hoàn thành 1 trong 2 cột của bảng tranh luận về một vấn đề, 2 cột có thể là nên/ không nên; đồng ý/ không đồng ý,... Công cụ này
M
nhằm ĐG kĩ năng tư duy phản biện của HS.
KÈ
10) Thẻ đặt câu hỏi: HS được yêu cầu viết vào thẻ hai hoặc ba câu hỏi kiểm tra với các dạng: câu hỏi trắc nghiệm: đúng/sai, nhiều lựa chọn, điền vào chỗ trống, tiểu luận,... kèm theo đáp án mà HS tự đưa ra. Dựa vào kết quả, GV vừa đánh giá kĩ năng đặt câu hỏi, đồng thời ĐG kĩ năng tư duy, phân tích, tổng hợp.
DẠ Y
11) Tiểu luận nhỏ: GV yêu cầu HS trình bày những quan điểm của mình về một chủ đề nào đó. HS sẽ tìm kiếm thông tin, thu thập tài liệu, tổng hợp và phân tích để nêu lên quan điểm của mình. 12) Bảng hỏi: Là tập hợp các câu hỏi, tiêu chí/ chỉ báo được GV đưa ra nhằm thu thập, khai thác các thông tin liên quan đến các KT - KN , thái độ của người học. Bảng 15
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community hỏi thường sử dụng thang đo hoặc sử dụng các checklist đúng/ sai, đồng ý/ không
AL
đồng ý. 13) Bảng kiểm: Hay còn được gọi là bảng tiêu chí. Là một bảng ĐG tổng hợp
CI
dựa trên một loạt các tiêu chí theo các cấp độ khác nhau của các tiêu chuẩn cần được đánh giá về KT - KN , thái độ, giúp người học theo dõi được sự tiến bộ của bản thân, bạn cùng học, nhóm học tập và giúp người dạy có những thông tin phản hồi một cách
OF FI
khách quan, xác đáng giúp kiểm soát chặt chẽ sự tiến bộ của người học để có các biện pháp hỗ trợ kịp thời. 1.2.3. Cơ sở lí luận của bài tập thực tiễn a) Khái niệm
NH ƠN
Theo Triết học Mac – Lênin, thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải biến tự nhiên và xã hội. Hoạt động thực tiễn là hoạt động bản chất của con người. Hoạt động thực tiễn bao gồm 3 loại hình cơ bản: Hoạt động sản xuất vật chất; hoạt động chính trị - xã hội và hoạt động thực nghiệm khoa học. Trong dạy học để hoàn thành các chức năng về GD, giáo dưỡng và phát triển nhằm giúp HS trở thành những người phát triển toàn diện , mỗi
QU Y
GV cần quán triệt quan điểm kết hợp giữa lý luận với thực tiễn trong quá trình dạy học. Nguyên tắc dạy học kết hợp với đời sống và xã hội là dựa trên những luận điểm quan trọng có tính chất quy luật của học thuyết Mác – Lênin về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn [33]. Theo từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê (2000) định nghĩa: “Bài tập là bài giao cho học sinh làm để vận dụng những điều đã học được” [23]. Ngoài ra, theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang (1986): “Bài tập là bài ra cho học sinh làm để vận dụng những
M
điều đã học nhằm hình thành kiến thức mới, củng cố, hoàn thiện, nâng cao kiến thức đã học” [34].
KÈ
Từ những vấn đề quan trọng đó, tác giả Lê Thanh Oai (2016) định nghĩa: “Bài tập thực tiễn là dạng bài tập xuất phát từ các tình huống thực tiễn, được giao cho HS thực hiện để vận dụng những điều đã học nhằm hình thành kiến thức mới hoặc củng cố, hoàn thiện, nâng cao kiến thức đã học đồng thời phát triển năng lực người học”.
DẠ Y
BTTT có những đặc điểm nổi trội như sau: (1) Có sự gia công chu đáo về mặt sư phạm bằng cách điều chỉnh giữa cái đã biết với cái chưa biết để phù hợp với mục đích dạy học; (2) BTTT cần phải được thiết kế dựa trên các thông tin đã có trong thực tiễn để từ đó người học mày mò tìm ra công nghệ nhận thức; (3) BTTT là thước đo để phân loại GV và HS tạo ra mối quan hệ giữa GV và HS; (4) BTTT là cơ sở để tổ chức hóa 16
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community hoạt động người học; (5) BTTT tạo ra mối quan hệ ràng buộc giữa những cá thể nhận
AL
thức trong lớp học [35]. Như vậy, trong dạy học, BTTT được hiểu là dạng BT có nội dung gắn liền với
CI
thực tiễn, đòi hỏi HS vận dụng các kiến thức đã học để giải thích hoặc giải quyết vấn đề phát sinh trong thực tiễn. BTTT còn có thể định nghĩa khái quát như sau: BTTT là tình huống có vấn đề, nó vừa là điểm xuất phát, vừa là phương tiện, sản phẩm trung
OF FI
gian, là cầu nối tạo điều kiện cho con người nhận thức được thế giới quan một cách biện chứng. Cấu trúc của BTTT gồm: “cái đã biết” và “điều cần tìm”. b) Vai trò
Sử dụng BTTT trong dạy học Sinh học có vai trò như sau:
NH ƠN
- Rèn luyện và phát triển các kĩ năng học tập: thu thập thông tin, vận dụng kiến thức cơ bản để xử lí các tình huống, lựa chọn kiến thức để giải quyết vấn đề thực tiễn... - Rèn luyện và phát triển các kĩ năng tư duy: phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu... - Rèn luyện khả năng vận dụng kiến thức Sinh học vào việc phát hiện và giải quyết những vấn đề do thực tiễn đặt ra, từ đó hiểu sâu và mở rộng kiến thức, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.
QU Y
- Giúp HS hiểu biết về thiên nhiên, tài nguyên, môi trường, các hoạt động của con người trong đời sống, sản xuất và những vấn đề thời sự mang tính toàn cầu. - Tạo điều kiện cho HS sử dụng nhiều giác quan, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong quá trình học tập. - Giúp HS sống có trách nhiệm hơn đối với gia đình, cộng đồng và xã hội.
M
- Giáo dục tư tưởng đạo đức, rèn tính chính xác, kiên nhẫn, kích thích sự hứng thú, trí tò mò, lòng say mê nghiên cứu khoa học công nghệ [36, tr73-74].
KÈ
c) Tiêu chí của bài tập thực tiễn
DẠ Y
➢ BTTT phải đảm bảo tính chính xác, tính khoa học, tính hiện đại: Trong một BTTT, bên cạnh nội dung sinh học, còn có những dữ liệu thực tiễn. Những dữ liệu đó cần phải được đưa vào một cách chính xác, tính thời sự. ➢ BTTT phải gần gũi với kinh nghiệm của HS: Nếu BTTT có nội dung về những vấn đề gần gũi với kinh nghiệm đời sống và môi trường xung quanh HS thì sẽ tạo cho họ động cơ và hứng thú mạnh mẽ khi tiếp nhận và giải quyết vấn đề.
17
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community ➢ BTTT phải sát với nội dung học tập: Các BTTT cần có nội dung sát với chương
AL
trình mà HS được học. Nếu BTTT có nội dung hoàn toàn mới về kiến thức Sinh học thì sẽ không tạo được động lực cho HS để giải bài tập đó.
CI
➢ BTTT phải đảm bảo tính sư phạm: Các tình huống thực tiễn thường phức tạp hơn những kiến thức trong chương trình Sinh học phổ thông nên khi xây dựng BTTT cho HS cần phải có bước xử lí sư phạm để phù hợp với trình độ, khả năng của HS.
OF FI
➢ BTTT phải có tính hệ thống, logic: Trong quá trình dạy học, thông qua KT ĐG, cần phải kịp thời xây dựng những BTTT ở mức độ vừa và cao hơn một chút so với mức độ nhận thức của HS để nâng dần trình độ, khả năng nhận thức của HS. Xây dựng một số BTTT điển hình và từ đó có thể lắp ráp chúng vào các tình huống thực tiễn cụ thể, hoặc tháo gỡ bài toán phức tạp thành những bài toán đơn giản, tạo ra những BT mới. ➢ BTTT phải có các yếu tố kích thích tính tích cực của người học: Các giả thuyết
DẠ Y
KÈ
M
QU Y
NH ƠN
bài tập phải bao gồm cả kiến thức cũ mà HS tiếp nhận được ở nội dung đã học trước đây và cả những tri thức mới. Hai nội dung này phải có tỉ lệ tương ứng sao cho đủ độ kích thích người học vận dụng trí sáng tạo, hứng khởi, tự tin [36].
18
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
AL
CHƯƠNG II. ĐỐI TƯỢNG, KHÁCH THỂ, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
CI
2.1. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
OF FI
- Các BTTT ĐG năng lực vận dụng KT – KN đã học trong dạy học chủ đề “Sinh học vi sinh vật và virus”, chương trình sinh học 10, THPT. - NL vận dụng KT – KN đã học. 2.1.2. Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy học phần kiến thức chủ đề “Sinh học vi sinh vật và virus”, chương
2.2. Phạm vi nghiên cứu
NH ƠN
trình Sinh học 10, THPT.
Đề tài được giới hạn trong nội dung kiến thức chủ đề “Sinh học vi sinh vật và virus”, chương trình sinh học 10, THPT. 2.3. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu những vấn đề lí luận liên quan đến đề tài như: KT – ĐG theo hướng phát triển NL, BTTT, NL vận dụng KT - KN đã học.
QU Y
- Phân tích cấu trúc chương trình, nội dung kiến thức liên quan đến “Sinh học vi sinh vật và virus”, chương trình sinh học 10, THPT. - Xây dựng các BTTT và đề xuất phướng án sử dụng các BTTT để đánh giá NL vận dụng KT - KN đã học của HS ở phần “Sinh học vi sinh vật và virus”, chương
KÈ
M
trình sinh học 10, THPT. - Khảo nghiệm để bước đầu ĐG tính khả thi, hiệu quả của việc xây dựng BTTT để đánh giá NL vận dụng KT - KN đã học của HS ở phần “Sinh học vi sinh vật và virus”, chương trình sinh học 10, THPT. 2.4. Phương pháp nghiên cứu
DẠ Y
2.4.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết - Nghiên cứu tổng quan các tài liệu về chủ trương nghị quyết của Đảng và nhà
nước trong công tác giáo dục và đổi mới KT – ĐG, các tài liệu về lí luận đo lường và ĐG kết quả học tập, đặc biệt là các tài liệu về KT – ĐG theo NL, NL vận dụng KT –
19
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community KN đã học; các bài báo cáo khoa học, công trình nghiên cứu; các tài liệu xây dựng
AL
chương trình giáo dục phổ thông theo định hướng phát triển NL. - Nghiên cứu SGK về nội dung kiến thức trong phần “Sinh học vi sinh vật và
CI
virus”, chương trình sinh học 10, THPT cơ bản và nâng cao, cùng các tài liệu khác có liên quan. 2.4.2. Phương pháp nghiên cứu ý kiến chuyên gia
OF FI
- Phỏng vấn và xin ý kiến của các GV hướng dẫn, các GV đã nghiên cứu và tổ chức sử dụng bài tập để ĐG năng lực vận dụng kiến thức của HS. - Trao đổi với các chuyên gia/ GV tại trường khảo nghiệm xin ý kiến trong việc điều chỉnh và hoàn thiện công cụ ĐG năng lực vận dụng KT – KN đã học của HS tại trường.
NH ƠN
2.4.3. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Sử dụng phiếu điều tra để khảo nghiệm ý kiến đóng góp của các chuyên gia hay các GV đang và đã giảng dạy tại các trường về mức độ khả thi của hệ thống các BTTT, đánh giá NL vận dụng KT – KN đã học của HS trong phần “Sinh học vi sinh vật và virus”, Sinh học 10, THPT.
DẠ Y
KÈ
M
QU Y
- Số liệu thu thập từ việc khảo nghiệm sự phạm được xử lý bằng phần mềm Excel để ĐG tính khả thi của hệ thống các BTTT, đánh giá NL vận dụng KT – KN đã học của HS trong phần “Sinh học vi sinh vật và virus”, Sinh học 10, THPT.
20
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
AL
CHƯƠNG III. KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN
CI
3.1. Phân tích nội dung kiến thức phần “Sinh học vi sinh vật và virus”, chương trình sinh học 10, THPT
OF FI
Trong chương trình Sinh học lớp 10 của Chương trình giáo dục phổ thông mới 2018, thông qua các chủ đề sinh học hiện đại như sinh học tế bào, sinh học vi sinh vậtvà virus, sinh học và phát triển bền vững, sinh học trong tương lai, công nghệ tế bào, công nghệ vi sinh vật... HS vừa được trang bị cách nhìn tổng quan về thế giới sống; vừa có hiểu biết khái quát về sinh học, công nghệ sinh học và vai trò của sinh học đối với con người [3].
NH ƠN
Từ việc phân tích nội dung, yêu cầu cần của chủ đề “Sinh học vi sinh vật và virus” chúng tôi xác định những vấn đề của thực tiễn có thể truyền tải vào BTTT. Bảng 3.1. Nội dung, yêu cầu cần đạt trong phần”Sinh học vi sinh vật và virus”, Sinh học 10, THPT
Yêu cầu cần đạt
Nội dung Vi sinh vật
QU Y
- Khái niệm và các - Nêu được khái niệm vi sinh vật. Kể tên được các nhóm vi sinh nhóm vi sinh vật. vật. - Phân biệt được các kiểu dinh dưỡng ở vi sinh vật. - Các phương pháp - Trình bày được một số phương pháp nghiên cứu vi sinh vật. nghiên cứu vi sinh - Thực hành được một số phương pháp nghiên cứu vi sinh vật vật. thông dụng. - Quá trình tổng - Nêu được một số ví dụ về quá trình tổng hợp và phân giải các
DẠ Y
KÈ
M
hợp và phân giải ở chất ở vi sinh vật. vi sinh vật. - Phân tích được vai trò của vi sinh vật trong đời sống con người và trong tự nhiên. - Quá trình sinh - Nêu được khái niệm sinh trưởng ở vi sinh vật. Trình bày được trưởng và sinh sản đặc điểm các pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn. ở vi sinh vật. - Phân biệt được các hình thức sinh sản ở vi sinh vật nhân sơ và vi sinh vật nhân thực. - Trình bày được các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật. - Trình bày được ý nghĩa của việc sử dụng kháng sinh để ức chế hoặc tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh và tác hại của việc lạm dụng 21
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community thuốc kháng sinh trong chữa bệnh cho con người và động vật.
AL
- Một số ứng dụng - Kể tên được một số thành tựu hiện đại của công nghệ vi sinh vi sinh vật trong vật.
- Trình bày được cơ sở khoa học việc ứng dụng vi sinh vật trong thực tiễn. - Trình bày được một số ứng dụng vi sinh vật trong thực tiễn
CI
thực tiễn
OF FI
(sản xuất và bảo quản thực phẩm, sản xuất thuốc, xử lí môi trường,...). - Thực hiện được dự án hoặc đề tài tìm hiểu về các sản phẩm công nghệ vi sinh vật. Làm được tập san các bài viết, tranh ảnh về công nghệ vi sinh vật. - Làm được một số sản phẩm lên men từ vi sinh vật (sữa chua, dưa chua, bánh mì,...).
NH ƠN
- Phân tích được triển vọng công nghệ vi sinh vật trong tương lai. - Kể tên được một số ngành nghề liên quan đến công nghệ vi sinh vật và triển vọng phát triển của ngành nghề đó. Virus và các ứng dụng
- Khái niệm và đặc - Nêu được khái niệm và các đặc điểm của virus. Trình bày được cấu tạo của virus. - Trình bày được các giai đoạn nhân lên của virus trong tế bào chủ. Từ đó giải thích được cơ chế gây bệnh do virus.
trong sản xuất. - Virus gây bệnh.
trừ sâu từ virus. - Trình bày được phương thức lây truyền một số bệnh do virus ở người, thực vật và động vật (HIV, cúm, sởi,...) và cách phòng chống. Giải thích được các bệnh do virus thường lây lan nhanh, rộng và có nhiều biến thể. - Thực hiện được dự án hoặc đề tài điều tra một số bệnh do virus gây ra và tuyên truyền phòng chống bệnh.
QU Y
điểm virus. - Quá trình nhân lên của virus trong tế bào chủ. - Một số thành tựu ứng dụng virus
DẠ Y
KÈ
M
- Kể tên được một số thành tựu ứng dụng virus trong sản xuất chế phẩm sinh học; trong y học và nông nghiệp; sản xuất thuốc
Dựa trên yêu cầu cần đạt, chúng tôi xác định những nội dung sau có thể được truyền tải vào BTTT, cụ thể:
22
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community - Ở chủ đề “Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật” có nội dung của
AL
mục II: Quá trình phân giải – Bài 23: Quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật phù hợp để truyền tải vào BTTT.
CI
- Nội dung bài 27: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật trong chủ đề “Sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật.
- Trong chủ đề “Virus và bệnh truyền nhiễm” có nội dung mục II: HIV/AIDS –
OF FI
Bài 30: Sự nhân lên của virus trong tế bào vật chủ; ngoài ra còn có nội dung của bài 31: Virus gây bệnh và ứng dụng của virus trong thực tiễn; mục I: Bệnh truyền nhiễm – Bài 32: Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch cũng là những nội dung phù hợp để truyền tải bào BTTT.
NH ƠN
Nhìn chung, nội dung phần “Sinh học vi sinh vật và virus”, Sinh học 10, THPT chứa đựng những kiến thức gần gũi với thực tiễn, gắn bó với cuộc sống hằng ngày của HS. Do đó, việc thiết kế đưa ra các BTTT vừa để giảng dạy về mặt kiến thức, vừa ĐG năng lực vận dụng KT - KN đã học cho HS là một vấn đề cần thiết và rất phù hợp. 3.2. Thiết kế bài tập thực tiễn đánh giá năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học của học sinh ở phần “Sinh học vi sinh vật và virus”, chương trình sinh học 10, THPT 3.2.1. Quy trình thiết kế
QU Y
Trên cơ sở tham khảo quy trình xây dựng BTTT của tác giả Lê Thanh Oai [13], chúng tôi có sửa đổi và đề xuất quy trình thiết kế BTTT ĐG năng lực vận dụng KT – KN đã học của HS trong dạy học phần “Sinh học vi sinh vật và virus”, chương trình sinh học 10, THPT gồm 5 bước như sau: Bước 1: Xác định mục tiêu của BTTT
DẠ Y
KÈ
M
Bước 2: Thu thập thông tin và dữ liệu liên quan Bước 3: Thiết kế BTTT
Bước 4: Thử nghiệm BTTT Bước 5: Chỉnh sửa, hoàn thiện các BTTT
Hình 3.1. Quy trình xây dựng BTTT nhằm ĐG năng lực VDKT – KN đã học trong dạy học phần “Sinh học vi sinh vật và virus”, Sinh học 10, THPT 23
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community Cụ thể các bước như sau:
AL
Bước 1: Xác định mục tiêu của BTTT
Ở bước 1 này trả lời cho câu hỏi: BTTT sẽ đánh giá cái gì? Trả lời câu hỏi nay sẽ
CI
giúp cho GV xác định được mục tiêu của BTTT hướng đến. Mục tiêu của bài tập cần diễn đạt rõ ràng, cụ thể và có thể đo lường được. Bước 2: Thu tập thông tin và dữ liệu liên quan
OF FI
Dựa vào mục tiêu đã xác định ở bước 1 để định hướng cho việc thu thập dữ liệu liên quan đến thực tiễn, GV cần xác định kiến thức nền đã có của HS để thu thập và chọn lọc, làm xuất hiện tình huống nhận thức thực tiễn. Có thể tìm kiếm dữ liệu là các sự vật, hiện tượng tồn tại, nảy sinh trong môi trường tự nhiên, xã hội mà HS trực tiếp bắt
Bước 3: Thiết kế BTTT
NH ƠN
gặp hoặc thông qua các nguồn thông tin đa dạng (các hình ảnh, các đoạn video, các thí nghiệm, các bài báo, đoạn văn… trên các trang web tin cậy, các sách, báo, tạp chí…).
Dựa vào thông tin và dữ liệu ở bước 2 GV tiến hành gia công sư phạm để cấu trúc BTTT. BTTT cần đảm bảo cấu trúc gồm 2 phần, phần thông tin và phần yêu cầu. Phần yêu cầu có thể ở dạng câu hỏi tự luận, câu lệnh hoặc câu hỏi trắc nghiệm và đáp ứng được các mục tiêu đã đề ra ở bước 1. Bước 4: Thử nghiệm BTTT
QU Y
Mục đích của bước này là nhằm đảm bảo cho bài tập đáp ứng được các tiêu chuẩn của BTTT, thỏa mãn được các mục tiêu đã đề ra cũng như tính khả thi, khả năng áp dụng của bài tập. Để thực hiện bước này, GV có thể tự làm hoặc có thể giao bài tập để một vài HS/ giáo sinh làm trước. Từ đó phân tích kết quả và điều chỉnh sai sót nếu có.
M
Bước 5: Chỉnh sửa, hoàn thiện các BTTT
KÈ
Lấy cơ sở từ bước 4, GV có thể phải chỉnh sửa hình thức diễn đạt, “gia giảm” thông tin, yêu cầu cần đạt sản phẩm HS hoàn thành,… để phù hợp với đặc điểm của HS, cơ sở vật chất của nhà trường… Cuối cùng đi đến hoàn thiện các BTTT. 3.2.2. Ví dụ minh họa
DẠ Y
Ví dụ dưới đây minh họa quy trình xây dựng BTTT cho nội dung “Virus và bệnh
truyền nhiễm”. Bước 1: Xác định mục tiêu của BTTT Sau khi học bài này, HS phải: 24
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community - Phân tích được lý do không nên kì thị người nhiễm HIV.
AL
- Xác định được biểu hiện và nguyên nhân của sự kì thị người nhiễm HIV.
- Đề xuất được các biện pháp sống chung an toàn với người nhiễm HIV.
CI
Bước 2: Thu thập thông tin và dữ liệu liên quan
Bước 3: Thiết kế BTTT
OF FI
Thu thập các thông tin, các bài báo câu chuyện về hiện trạng kì thị người nhiễm HIV trong thực tế.
Câu chuyện thực tế được chỉnh sửa để trở thành phần thông tin của bài tập. Mục tiêu của bài tập định hướng câu hỏi yêu cầu.
“Nỗi khiếp sợ với HIV/AIDS”
NH ƠN
Nỗi khiếp sợ trước một căn bệnh không có thuốc chữa là chính đáng, thế nhưng nếu nỗi khiếp sợ ấy đẩy những đứa trẻ vô tội vào một cuộc sống tối tăm, bị đánh đập, bị ghẻ lạnh, bị cô lập… thì nỗi sợ hãi ấy đang giết chết tình người. Những đứa trẻ có HIV và mất bố mẹ vì HIV có lẽ giống như “đoá hoa không Mặt Trời, trẻ thơ không nụ cười”. Những đứa trẻ ấy không chỉ mất đi người chăm sóc, che chở mà còn mất đi cơ hội được đối xử bình thường như những đứa trẻ khác.
QU Y
Như bao đứa trẻ có HIV tôi được gặp, L.T.R (huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La), một bé gái mồ côi cha mẹ vì HIV toát lên một vẻ mạnh mẽ, kiên cường thậm chí khá lỳ lợm. Thế nhưng khác với vẻ lạnh lùng ban đầu, chỉ sau vài câu hỏi han, R bất ngờ yếu đuối òa khóc ấm ức như một đứa trẻ thơ khiến tôi ngỡ ngàng. R bình thản khi được hỏi em có khỏe không, đi đường có mệt không nhưng bỗng bật khóc nức nở khi trả lời câu hỏi “Tại sao con lại nghỉ học?” R khóc và nói không
M
thành tiếng rằng em bị cô giáo không cho vào lớp bắt ngồi ngoài, bị cô giáo mắng, cô giáo đánh. R nói em sợ lắm!
KÈ
Trong suốt cuộc nói chuyện, người bà đứng bên cạnh em cũng thương cháu mà nước mắt rơi lã chã. Người bà già yếu thương em vô cùng nhưng cũng bất lực. Bà sợ cháu bà không được đi học, nhưng bà còn sợ cháu bà đến lớp bị đánh, bị chửi, bị kỳ thị hơn cả nỗi sợ không biết chữ.
DẠ Y
Ở trường đã vậy, ở làng bản mọi người cũng xa lánh em. Những ngày mới nghỉ
học, R ở nhà giúp ông bà, cậu mợ chăn trâu nhưng không ai cho con đi chăn trâu cùng R, em lầm lũi làm gì cũng một mình, trong khi các bạn đi học thì em chỉ loanh quanh làm việc ở nhà. Dần dần năm tháng qua đi, trẻ em trong làng không xa láng nhưng
25
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community cũng không quá thân thiết với em. R vẫn không có đủ dũng cảm để quay trở lại lớp
AL
học. (Nguồn:http://vaac.gov.vn/ChuyenTrang/Detail/Bai-2-Giot-nuoc-mat-so-hai-cua-be-
CI
gai-bi-ky-thi-vi-nhiem-HIV)
Bảng 3.2. Câu hỏi và gợi ý đáp án BTTT trong dạy học chủ đề “Virus và bệnh truyền
OF FI
nhiễm” nhằm đánh giá năng lực vận dụng KT – KN đã học của HS Câu hỏi
Gợi ý đáp án
1) Vấn đề đang được đề cập trong đoạn 1) Vấn đề đang được đề cập là kì thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS.
thông tin trên là gì?
NH ƠN
2) Kiến thức nào liên quan để giải thích 2) Thông tin liên quan: vấn đề trên? - HIV/ AIDS là gì? - Chúng lây truyền qua con đường nào? - Những đối tượng nào thường bị lây nhiễm HIV?
QU Y
3) Tại sao người dân lại thể hiện thái độ - Sợ bị lây bệnh. xa lánh đối với em bé trong câu chuyện? - Sợ người khác kì thị mình khi mình tiếp xúc với người bị bệnh. 4) Theo em, có những biện pháp nào - Sống chan hòa với người bị nhiễm HIV. nhằm làm giảm tình trạng: “Kì thị và phân - Không kì thị xa lánh người bị bệnh HIV.
KÈ
M
biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS”? - Tham gia tuyên truyền các vấn đề liên quan đến HIV và người nhiễm HIV/AIDS.
Bước 4 và bước 5:
DẠ Y
Cho HS làm BTTT (về nhà) để kiểm tra xem bài tập có đáp ứng được các tiêu chí và thỏa mãn được mục tiêu đã đề ra hay không. Dựa vào kết quả bài tập của HS làm để xác định các lỗi của BTTT từ đó chỉnh sửa, gia công sư phạm và cuối cùng đi đến hoàn thiện BTTT.
26
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 3.3. Đề xuất phương án sử dụng bài tập thực tiễn để đánh giá năng lực vận dụng
AL
kiến thức, kĩ năng đã học 3.3.1. Đề xuất phương án sử dụng
rộng và nâng cao.
OF FI
CI
Trong logic trên, BTTT chính là “ngôn ngữ” mã hóa tình huống thành vấn đề, nhiệm vụ nhận thức hay thực hành ứng dụng kiến thức vào thực tiễn.Trong luyện tập, củng cố cuối mỗi bài học hoặc bài tổng kết, GV có thể sử dụng BTTT vận dụng mở Trên cơ sở tham khảo quy trình sử dụng BTTT của tác giả Lê Thanh Oai [32],
chúng tôi có sửa đổi và đề xuất quy trình sử dụng BTTT để ĐG năng lực vận dụng KT – KN đã học của HS trong dạy học phần “Sinh học vi sinh vật và virus”, chương trình sinh học 10, THPT gồm các bước như sau:
NH ƠN
Bước 1: Đặt vấn đề
Bước 2: GV giao BTTT
Bước 3: Tổ chức HS giải BTTT
QU Y
Bước 4: HS báo cáo kết quả thực hiện BTTT
Bước 5: Đánh giá và kết luận về cách giải
quyết BTTT Hình 3.2. Quy trình sử dụng BTTT nhằm ĐG năng lực VDKT – KN đã học trong dạy học phần “Sinh học vi sinh vật và virus”, Sinh học 10, THPT
M
Cụ thể các bước:
KÈ
Bước 1: Đặt vấn đề
Mục đích của bước này là giới thiệu cho HS xác định được kiến thức và NL mà HS có thể đạt được sau khi giải quyết xong bài toán được giao.
DẠ Y
Bước 2: GV giao BTTT cho HS GV giao BTTT và nêu rõ nhiệm vụ, thời gian cụ thể và các nguyên tắc HS phải
thực hiện trong quá trình giải quyết BTTT. Bước 3: Tổ chức HS giải BTTT 27
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community Tổ chức cho HS giải quyết BTTT theo nhiều hình thức khác nhau:
AL
- Làm việc cá nhân từng HS: HS phân tích yêu cầu BTTT, tìm hiểu nội dung bài học, lựa chọn, thu thập thông tin, xác định giải pháp và thực hiện. GV theo dõi, có thể
CI
dẫn dắt HS giải quyết BTTT bằng các câu hỏi gợi mở, định hướng cách giải quyết vấn đề, bổ sung thông tin khi cần thiết. HS chuẩn bị báo cáo kết quả thực hiện. - Tổ chức HS làm việc theo nhóm: Tùy tình huống cụ thể mà theo nhóm nhỏ
OF FI
hoặc cả lớp hoặc cả hai hình thức xen kẽ. Dù hình thức nào thì cũng cần kết hợp học cá nhân với học hợp tác, trong đó đảm bảo mỗi HS tự lực tối đa. Sản phẩm hoạt động cá nhân được chia sẻ trong nhóm nhỏ hoặc cả lớp và được GV sử dụng để đánh giá, tổ chức tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng.
NH ƠN
- Thảo luận cả lớp: GV cố gắng tạo điều kiện để nhiều HS được tham gia thảo luận chia sẻ ý kiến. GV cần tạo môi trường tâm lí dân chủ, cởi mở để mọi HS mạnh dạn tham gia bình luận kết quả thực hiện bài tập. Đó là cách làm cho BTTT được sử dụng đạt được nhiều mục tiêu sư phạm nhất.
Bước 4: HS báo cáo kết quả thực hiện BTTT
QU Y
Nếu BTTT được tổ chức làm việc theo nhóm thì GV cho HS đại diện từng nhóm báo cáo. GV nên yêu cầu HS lập luận, giải thích vì sao em chọn cách giải quyết đó để HS trình bày quan điểm của mình. Đó cũng là biện pháp hiệu quả kích thích được chú ý lắng nghe và tích cực tham gia thảo luận của cả lớp. GV nên hướng dẫn HS các hình thức trình bày kết quả giải bài tập, khuyến khích sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông. Bước 5: Đánh giá và kết luận về cách giải quyết BTTT Sau khi các cá nhân báo cáo, tổ chức thảo luận nhóm hoặc cả lớp, GV nhận xét,
M
đưa ra ra cách giải quyết BTTT hợp lí nhất và có lời động viên, khuyến khích các em đã tích cực tham gia cùng nhau giải quyết.
KÈ
3.3.2. Ví dụ minh họa
DẠ Y
Để tiến hành ĐG năng lực vận dụng KT – KN đã học của HS, tôi sử dụng BTTT được thiết kế trong phiếu học tập với bài tập vừa xây dựng ở trên trong minh họa dưới đây được sử dụng trong chủ đề: “Virus và bệnh truyền nhiễm”, sinh học 10, THPT. PHIẾU BÀI TẬP
Trường: Lớp:
28
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community “Nỗi khiếp sợ với HIV/AIDS”
AL
Tên nhóm/ học sinh:
Nỗi khiếp sợ trước một căn bệnh không có thuốc chữa là chính đáng, thế nhưng
CI
nếu nỗi khiếp sợ ấy đẩy những đứa trẻ vô tội vào một cuộc sống tối tăm, bị đánh đập, bị ghẻ lạnh, bị cô lập… thì nỗi sợ hãi ấy đang giết chết tình người.
Những đứa trẻ có HIV và mất bố mẹ vì HIV có lẽ giống như “đoá hoa không Mặt
OF FI
Trời, trẻ thơ không nụ cười”. Những đứa trẻ ấy không chỉ mất đi người chăm sóc, che chở mà còn mất đi cơ hội được đối xử bình thường như những đứa trẻ khác. Như bao đứa trẻ có HIV tôi được gặp, L.T.R (huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La), một bé gái mồ côi cha mẹ vì HIV toát lên một vẻ mạnh mẽ, kiên cường thậm chí khá lỳ lợm. Thế nhưng khác với vẻ lạnh lùng ban đầu, chỉ sau vài câu hỏi han, R bất ngờ
NH ƠN
yếu đuối òa khóc ấm ức như một đứa trẻ thơ khiến tôi ngỡ ngàng.
R bình thản khi được hỏi em có khỏe không, đi đường có mệt không nhưng bỗng bật khóc nức nở khi trả lời câu hỏi “Tại sao con lại nghỉ học?” R khóc và nói không thành tiếng rằng em bị cô giáo không cho vào lớp bắt ngồi ngoài, bị cô giáo mắng, cô giáo đánh. R nói em sợ lắm!
QU Y
Trong suốt cuộc nói chuyện, người bà đứng bên cạnh em cũng thương cháu mà nước mắt rơi lã chã. Người bà già yếu thương em vô cùng nhưng cũng bất lực. Bà sợ cháu bà không được đi học, nhưng bà còn sợ cháu bà đến lớp bị đánh, bị chửi, bị kỳ thị hơn cả nỗi sợ không biết chữ. Ở trường đã vậy, ở làng bản mọi người cũng xa lánh em. Những ngày mới nghỉ học, R ở nhà giúp ông bà, cậu mợ chăn trâu nhưng không ai cho con đi chăn trâu cùng R, em lầm lũi làm gì cũng một mình, trong khi các bạn đi học thì em chỉ loanh quanh
KÈ
M
làm việc ở nhà. Dần dần năm tháng qua đi, trẻ em trong làng không xa láng nhưng cũng không quá thân thiết với em. R vẫn không có đủ dũng cảm để quay trở lại lớp học. (Nguồn:http://vaac.gov.vn/ChuyenTrang/Detail/Bai-2-Giot-nuoc-mat-so-hai-cua-begai-bi-ky-thi-vi-nhiem-HIV)
DẠ Y
1) Vấn đề đang được đề cập trong đoạn thông tin trên là gì? ……………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………. 2) Kiến thức nào liên quan để giải thích vấn đề trên?
29
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community ……………………………………………………………………………………….
AL
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
CI
3) Tại sao người dân lại thể hiện thái độ xa lánh đối với em bé trong câu chuyện?
……………………………………………………………………………………….
OF FI
……………………………………………………………………………………….. 4) Theo em, có những biện pháp nào nhằm làm giảm tình trạng: “Kì thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS”?
………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………….
NH ƠN
………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………….
Hình 3.3. Phiếu bài tập BTTT 3.1 trong dạy học chủ đề “Virus và bệnh truyền nhiễm” Bước 1: Đặt vấn đề
GV giới thiệu BTTT cho HS. Xác định cho HS những kiến thức và NL mà HS có
QU Y
thể đạt được sau khi giải quyết xong bài tập này: - Xác định được biểu hiện và nguyên nhân của sự kì thị người nhiễm HIV. - Phân tích được lý do không nên kì thị người nhiễm HIV. - Đề xuất được các biện pháp sống chung an toàn với người nhiễm HIV.
M
Bước 2: Giao BTTT cho HS
KÈ
- Giao BTTT trước khi dạy kiến thức mới và yêu cầu HS làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm hoặc thảo luận cả lớp trên phiếu hình thành và xác định kiến thức. - Hướng dẫn HS cách vận dụng KT – KN bằng cách trả lời các câu hỏi gợi ý trong phiếu hình thành và xác định kiến thức.
DẠ Y
Bước 3: Tổ chức HS giải BTTT - Làm việc cá nhân từng HS.
30
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community - Tổ chức HS làm việc theo nhóm: Sản phẩm hoạt động cá nhân được chia sẻ
AL
trong nhóm nhỏ hoặc cả lớp và được GV sử dụng để ĐG, tổ chức tự ĐG và ĐG đồng đẳng:
CI
+ Lớp được chia thành nhiều nhóm. Khi các nhóm làm việc, GV cần quan sát và trợ giúp các nhóm nếu thấy cần thiết.
+ GV cần thiết kế và đưa cho các nhóm phiếu tự đánh giá, đánh giá đồng đẳng
OF FI
kết quả thực hiện BTTT. - Thảo luận cả lớp. Bước 4: HS báo cáo kết quả thực hiện BTTT
GV yêu cầu cá nhân HS hoặc HS đại diện các nhóm báo cáo. GV nên yêu cầu HS lập luận, giải thích vì sao em chọn cách giải quyết đó để HS trình bày quan điểm mình.
NH ƠN
Bước 5: Kết luận về cách giải quyết BTTT
Sau khi các cá nhân báo cáo, tổ chức thảo luận nhóm hoặc cả lớp, GV nhận xét, đưa ra ra cách giải quyết BTTT hợp lí nhất và có lời động viên, khuyến khích các em đã tích cực tham gia cùng nhau giải quyết.
QU Y
3.4. Kết quả hệ thống bài tập thực tiễn dùng trong dạy học phần “Sinh học vi sinh vật và virus”, chương trình sinh học 10, THPT nhằm đánh giá năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học Dựa vào các tiêu chí và quy trình thiết kế BTTT, qua tham khảo tài liệu, chúng tôi đã xây dựng được 12 BTTT để sử dụng trong dạy học Sinh học phần “Sinh học vi sinh vật và virus”, Sinh học 10, THPT với mục đích ĐG năng lực vận dụng KT – KN đã học của HS: Số liệu cụ thể được thể hiện trong bảng sau:
KÈ
M
Bảng 3.3. Bảng thống kê số lượng BTTT dùng trong dạy học Sinh học phần “Sinh học vi sinh vật và virus”, Sinh học 10, THPT nhằm ĐG năng lực vận dụng KT – KN đã học của HS Chủ đề giảng dạy
Số lượng bài tập
Mã số bài tập
4
BTTT 1.1 BTTT 1.2 BTTT 1.3 BTTT 1.4
4
BTTT 2.1 BTTT 2.2 BTTT 2.3
DẠ Y
Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật
Sinh trưởng và sinh sản ở Vi sinh vật
31
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community BTTT 2.4
Virus và bệnh truyền nhiễm
AL
BTTT 3.1 BTTT 3.2 BTTT 3.3
4
CI
BTTT 3.4
OF FI
Ví dụ minh họa về một BTTT dùng trong dạy học Sinh học phần “Sinh học vi sinh vật và virus”, Sinh học 10, THPT:
Mã số BTTT 2.3: Sữa chua hay Yaourt là sản phẩm bơ sữa được sản xuất bởi vi khuẩn lên men của sữa. Mọi loại sữa có thể dùng để làm sữa chua, nhưng trong cách chế tạo hiện đại, sữa bò được dùng nhiều nhất. Sữa chua đặc và yaourt là sản phẩm lên men lactic từ sữa bò tươi, sữa bột hay sữa động vật nói chung sau khi đã khử chất béo
NH ƠN
và thanh trùng vi khuẩn gây bệnh bằng phương pháp tiệt trùng Pasteur ở nhiệt độ 8090 °C. 1) Từ đề bài, hãy xác định mâu thuẫn trong vấn đề.
2) Vì sao trong sữa chua hầu như không có vi sinh vật gây hại? 4) Nhân tố nào làm ảnh hưởng đến sự sinh sôi của vi sinh vật gây hại?
QU Y
3) Sữa chua chủ yếu được làm từ sữa bò, vậy nếu những con bò sau khi chữa bệnh bằng penicillin mà vắt sữa ngay thì sữa sẽ còn tồn dư kháng sinh. Loại sữa này có thể làm sữa chua được không? Vì sao? 3.5. Kết quả xây dựng thang đánh giá năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học
KÈ
M
Để đánh giá mức độ đạt được của NL vận dụng KT – KN đã học của HS, chúng tôi dựa trên thang ĐG năng lực của tác giả Nguyễn Thị Thu Hằng [14] có sửa đổi cho phù hợp với kiến thức phần “Sinh học vi sinh vật và virus” – Sinh học 10 – THPT, được mô tả cụ thể trong rubric hướng dẫn đánh giá sau (Trong đó, có 3 mức độ ĐG tương ứng với “Thấp” : Không thực hiện được hoặc thực hiện sai; “Trung bình”: Thực hiện chính xác nhưng không đầy đủ; “Cao”: Thực hiện chính xác là đầy đủ):
DẠ Y
Bảng 3.4. Rubric chung đáng giá các mức độ đạt được của năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong phần “Sinh học vi sinh vật và virus”, Sinh học 10, THPT Năng lực thành tố
Tiêu chí
Mô tả tiêu chí chất lượng
Mức độ
Phát hiện ra
Phát biểu
- Phát biểu thành một câu hỏi ngắn gọn
Cao
32
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community vấn đề thực
vấn đề thành phản ánh nội dung của vấn đề. một câu hỏi
- Phát hiện được mâu thuẫn của vấn đề.
AL
tiễn
- Phát biểu được câu hỏi hoặc câu hỏi nhưng còn dài dòng, chưa phản ánh đầy
Trung bình
CI
đủ nội dung của vấn đề. - Chưa phát hiện được mâu thuẫn của vấn đề.
OF FI
- Không phát biểu được câu hỏi hoặc câu hỏi không phản ánh đầy đủ nội dung của vấn đề. - Không phát hiện được mâu thuẫn của vấn đề.
Đề xuất các giả thuyết
đề thực tiễn và đề xuất được giả thuyết
Cao
Đưa ra được một số giả thuyết, trong đó có giả thuyết phù hợp, có giả thuyết
Trung
chưa phù hợp.
QU Y
Không đưa ra hoặc có thì chỉ đưa ra một vài giả thuyết nhưng không hợp với nội dung vấn đề.
Giải thích và lí giải thỏa đáng (vẽ hình, mô tả) thông tin, kiến thức cần thiết để Thu thập, lựa chứng minh giả thuyết. chọn, sắp Xác định được một số thông tin, kiến xếp nội dung thức nền tảng liên quan đến vấn đề kiến thức nhưng chưa chứng minh được giả thuyết. chứng minh Đưa ra (nói, viết, trình bày) những thông giả thuyết tin, kiến thức nền tảng nhưng không liên
KÈ
M
Tìm tòi, khám phá kiến thức liên quan đến thực tiễn
khoa học
Đưa ra đầy đủ các giả thuyết, các giả thuyết đưa ra đều phù hợp với nội dung của vấn đề.
NH ƠN
Huy động được kiến thức liên quan đến vấn
DẠ Y
Thực hiện giải quyết vấn đề
quan tới vấn đề và không chứng minh được giả thuyết. Giải quyết vấn đề và đề
Thấp
- Thực hiện giải quyết vấn đề chính xác, đầy đủ và logic.
- Đề xuất được các ý tưởng liên quan thực tiễn và đề xuất các ý xuất vấn đề tưởng mới về đến vấn đề thực tiễn. mới các vấn đề - Thực hiện giải quyết vấn đề chính xác 33
bình
Thấp
Cao
Trung bình
Thấp
Cao
Trung
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community thực tiễn liên nhưng chưa đầy đủ.
bình
- Đề xuất được một số ý tưởng nhưng có
trên kiến
ý tưởng liên quan đến vấn đề thực tiễn, có ý tưởng không liên quan.
Hình thành đầy đủ, chính xác các nội dung kiến thức, bước đầu thực hiện giải
Thấp
OF FI
quyết vấn đề nhưng chưa đúng.
CI
thức đã học/ khám phá
AL
quan dựa
Dựa vào thang đo NL trên, chúng tôi tiến hành xây dựng rubric ĐG năng lực VDKT – KN đã học của HS cho BTTT 3.1 dùng trong ĐG năng lực như sau: Bảng 3.5. Rubric chung đánh giá mức độ đạt được của năng lực
Năng lực thành tố
Tiêu chí
Phát biểu vấn đề thành một câu hỏi
Mô tả tiêu chí chất lượng
Mức độ
HS hình thành mâu thuẫn và phát triển: - Có nên kì thị người nhiễm HIV? - Tại sao người dân lại thể hiện thái độ xa lánh đối với em bé trong câu chuyện?
Cao
HS phát biểu được đầy đủ được 1 ý trên.
Trung bình
QU Y
Phát hiện ra vấn đề thực tiễn
NH ƠN
vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học của HS trong bài tập BTTT 3.1
M
HS phát biểu sai hoặc không phát biểu được.
DẠ Y
KÈ
Huy động được kiến thức liên quan đến vấn đề thực tiễn và đề xuất được giả thuyết Tìm tòi, khám phá kiến thức liên quan đến
Đề xuất các giả thuyết khoa học
Thấp
+ Tại sao một số người kì thị, phân biệt người nhiễm HIV? + Có nên tiếp xúc với người nhiễm HIV?
Cao
HS phát biểu được đầy đủ được 1 ý trên.
Trung bình
HS không đưa ra hoặc đưa ra sai giả thuyết khoa.
Thu thập, lựa Giải thích và lí giải thỏa đáng (vẽ hình, chọn, sắp mô tả) thông tin, kiến thức cần thiết để xếp nội dung chứng minh giả thuyết: 34
Thấp
Cao
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community kiến thức
+ HIV/ AIDS là gì?
chứng minh
+ Chúng lây truyền qua con đường nào?
giả thuyết
+ Những đối tượng nào thường bị lây
AL
thực tiễn
CI
nhiễm HIV? + Nên hay không nên tiếp xúc với người có khả năng mắc bệnh?
OF FI
- Làm thế nào để giảm tình trạng kì thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS?
Xác định được một số thông tin, kiến thức nền tảng: + HIV là gì? + Các con đường lây lan?
NH ƠN
HS đưa ra những thông tin, kiến thức sai, không liên quan đến đề tài.
Trung bình
Thấp
Thực hiện giải quyết vấn đề chính xác,
QU Y
đầy đủ và logic: + Trình bày được tác nhân gây bệnh, con đường lây truyền… + HS đề xuất được các biện pháp phòng tránh bệnh.
thực tiễn liên HS chỉ trình bày đầy đủ 1 ý trên quan dựa Biết về HIV nhưng lại không biết các trên kiến vấn đề liên quan và không giải quyết thức đã học/ được vấn đề đặt ra, còn ngại ngùng với khám phá vấn đề.
Cao
Trung bình
Thấp
KÈ
M
Thực hiện giải quyết vấn đề thực tiễn và đề xuất vấn đề mới
Giải quyết vấn đề và đề xuất các ý tưởng mới về các vấn đề
3.6. Khảo nghiệm sư phạm
DẠ Y
3.6.1. Mục đích khảo nghiệm Thực hiện khảo nghiệm sư phạm nhằm mục đích: Đánh giá sơ bộ tính khả thi và hiệu quả của việc lồng ghép các BTTT trong quá trình dạy học phần “Sinh học vi sinh vật và virus”, Sinh học 10, THPT. 35
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 3.6.2. Nội dung khảo nghiệm
AL
Thời gian nghiên cứu bị ảnh hưởng bởi vấn đề của xã hội (Dịch Covid – 19) nên chúng tôi chỉ thực hiện khảo nghiệm để đánh giá mức độ hiệu quả và tính khả thi của
CI
hệ thống các BTTT đánh giá NL vận dụng KT – KN đã học trong dạy học phần “Sinh học vi sinh vật và virus” chương trình Sinh học 10, THPT. Để giảng dạy nội dung phần kiến thức “Sinh học vi sinh vật và virus” – Sinh học
OF FI
10 – THPT, chúng tôi tiến hành khảo nghiệm hệ thống các BTTT xây dựng được với 3 chủ đề: + Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật; + Sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật; + Virus và bệnh truyền nhiễm.
NH ƠN
Với mỗi BTTT của từng chủ đề, chúng tôi thực hiện khảo sát, tham vấn ý kiến ĐG của các chuyên gia, các GV đã và đang giảng dạy môn Sinh học tại các trường THPT ở 5 mức độ phù hợp (Hoàn toàn phù hợp/ Phù hợp/ Bình thường/ Không phù hợp/ Hoàn toàn không phù hợp), bên cạnh đó, chúng tôi còn xin ý kiến góp ý để đi đến hoàn thiện các BTTT. Được trình bày cụ thể trong phiếu khảo nghiệm sư phạm (phụ lục). 3.6.3. Kết quả khảo nghiệm
QU Y
Qua quá trình khảo nghiệm, chúng tôi đã tham vấn ý kiến ĐG của hơn 25 chuyên gia và các GV hiện đang giảng dạy bộ môn Sinh học tại các trường THPT của tỉnh Quảng Nam và Thành phố Đà Nẵng. Kết quả khảo nghiệm được thể hiện ở bảng sau: Bảng 3.6. Kết quả khảo nghiệm sử dụng BTTT đánh giá NL vận dụng KT – KN
Mã số bài tập
DẠ Y
STT
KÈ
M
của HS trong dạy học chủ đề “Sinh học vi sinh vật và virus”, Sinh học 10, THPT
1
BTTT 1.1
Mức độ phù hợp
Hoàn toàn phù hợp
Phù hợp
Bình thường
Số Tỉ Số Tỉ Số lượng lệ % lượng lệ % lượng 10
40%
13
52%
36
2
Tỉ lệ % 8%
Không phù hợp Số lượng
Tỉ lệ %
Hoàn toàn không phù hợp Số lượng
Tỉ lệ %
BTTT 1.2
15
60%
10
40%
3
BTTT 1.3
8
32%
14
56%
4
BTTT 1.4
18
70%
7
30%
5
BTTT 2.1
8
32%
15
6
BTTT 2.2
5
20%
7
BTTT 2.3
17
8
BTTT 2.4
9
8%
60%
2
8%
15
60%
4
68%
8
32%
16
64%
9
36%
BTTT 3.1
18
70%
10
BTTT 3.2
9
36%
11
BTTT 3.3
9
36%
12
BTTT 3.4
5
20%
1
4%
OF FI
2
CI
2
AL
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
1
4%
NH ƠN
16%
30%
16
64%
16
64%
20
80%
QU Y
7
Nhìn vào bảng 3.6 cho thấy:
+ Ở BTTT 1.1: Các GV đều đánh giá ở cả 3 mức: 10/25 người – Hoàn toàn phù hợp; 13/25 người – Phù hợp; 2/25 người – Bình thường, không có ĐG nào về bài tập
M
là Không phù hợp/ Hoàn toàn không phù hợp. Mức độ có thể đưa vào sử dụng khá là cao.
KÈ
+ Ở BTTT 1.2: 25/25 GV đánh giá khá cao mức độ khả thi của bài tập: 15/25 người – Hoàn toàn phù hợp; 10/25 người – Phù hợp.
DẠ Y
+ Ở BTTT 1.3: Trong tổng số lượng khảo nghiệm: 8/25 người – Hoàn toàn phù hợp; 14/25 người – Phù hợp; 2/25 người – Bình thường, 1/25 người – Không phù hợp (nên đưa sang chủ đề 2). + Ở BTTT 1.4: 25/25 GV đánh giá cao mức độ khả thi của bài tập: 18/25 người – Hoàn toàn phù hợp; 7/25 người – Phù hợp. → Từ những số liệu trên, nhìn chung có thể thấy các bài tập BTTT 1.1, BTTT 1.2, BTTT 1.3, BTTT 1.4 khi đưa vào giảng dạy chủ đề “Chuyển hóa vật chất và năng 37
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community lượng ở vi sinh vật” hoàn toàn có thể sử dụng được. Một bài tập cần chỉnh sửa lại để
AL
hoàn thiện. + Ở BTTT 2.1: Các GV đều đánh giá ở cả 3 mức: 8/25 người – Hoàn toàn phù
CI
hợp; 15/25 người – Phù hợp; 2/25 người – Bình thường, không có ĐG nào về bài tập là Không phù hợp/ Hoàn toàn không phù hợp. Mức độ có thể đưa vào sử dụng khá là cao.
OF FI
+ Ở BTTT 2.2: Trong tổng số lượng khảo nghiệm: 5/25 người – Hoàn toàn phù hợp; 15/25 người – Phù hợp; 4/25 người – Bình thường, 1/25 người – Không phù hợp (Nội dung dẫn dắt cho HS chú ý đến việc có mùi khai, nhất là khi trời nắng. Do đó HS sẽ suy nghĩ đến urê bị chuyển thành NH3. Không tập trung vào kiến thức sinh trưởng và ss của vi sinh vật).
NH ƠN
+ Ở BTTT 2.3: 25/25 GV đánh giá cao mức độ khả thi của bài tập: 17/25 người – Hoàn toàn phù hợp; 8/25 người – Phù hợp. + Ở BTTT 2.4: Tương tự BTTT 2.3: 16/25 người – Hoàn toàn phù hợp; 9/25 người – Phù hợp. → Từ những số liệu trên, nhìn chung có thể thấy các bài tập BTTT 2.1, BTTT 2.2, BTTT 2.3, BTTT 2.4 khi đưa vào giảng dạy chủ đề “Sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật” hoàn toàn có thể sử dụng được. Một bài tập cần chỉnh sửa lại để hoàn thiện.
QU Y
+ Ở BTTT 3.1: 18/25 GV đánh giá cao mức độ khả thi của bài tập: 7/25 người – Hoàn toàn phù hợp; 8/25 người – Phù hợp. Mức độ có thể đưa vào sử dụng cao. + Ở BTTT 3.2: Tương tự 25/25 chuyên gia đánh giá cao mức độ khả thi của bài tập: 9/25 người – Hoàn toàn phù hợp; 16/25 người – Phù hợp.
KÈ
M
+ Ở BTTT 3.3: Các GV đều đánh giá ở 2 mức: 9/25 người – Hoàn toàn phù hợp; 16/25 người – Phù hợp, không có ĐG nào về bài tập là Không phù hợp/ Hoàn toàn không phù hợp. + Ở BTTT 3.4: Các GV đánh giá cao tính khả thi của bài tập 5/25 người – Hoàn toàn phù hợp; 20/25 người – Phù hợp.
DẠ Y
→ Từ những số liệu trên, nhìn chung có thể thấy các bài tập BTTT 2.1, BTTT 2.2, BTTT 2.3, BTTT 2.4 khi đưa vào giảng dạy chủ đề “Sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật” hoàn toàn có thể sử dụng được trong quá trình giảng dạy.
38
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community Bên cạnh những số liệu, có một số ý kiến đóng góp của các chuyên gia/ GV để
AL
hoàn thiện hệ thống các BTTT, đa số các ý kiến của các chuyên gia/ GV đều đề cập tới việc:
CI
- Tăng tính thời sự, cập nhật thông tin mới nhất của bài tập (HIV/AIDS, Covid – 19, các bệnh truyền nhiễm hiện nay...) - Cần chú ý tới cách đặt câu hỏi để HS có thể tiếp cận thông tin truyền đạt.
OF FI
- Các BTTT thì phải cần liên hệ đến địa phương, vùng miền mà HS đang sinh sống thì sẽ dễ để HS tiếp cận. Cuối cùng chúng tôi đi đến chỉnh sửa các dạng bài tập để đi đến hoàn thiện hệ thống các BTTT đánh giá NL vận dụng KT - KN của HS trong dạy học phần “Sinh
DẠ Y
KÈ
M
QU Y
NH ƠN
học vi sinh vật và virus” – Sinh học 10 – Trung học Phổ thông.
39
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
AL
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
CI
Qua nghiên cứu đề tài theo tiêu chí bám sát mục tiêu và nhiệm vụ đề ra, tôi đã thu được một số kết quả sau:
OF FI
- Phân tích cấu trúc, nội dung và mục tiêu cần đạt được trong dạy học phần “Sinh học vi sinh vật và virus”, chương trình sinh học 10, THPT. - Đề xuất được quy trình xây dựng và sử dụng BTTT để đánh giá NL vận dụng KT - KN đã học cho HS. - Đề xuất được rubric hướng dẫn đánh giá mức độ đạt được của NL vận dụng KT - KN đã học ở 3 mức độ: thấp – trung bình – cao ở cả 4 NL thành tố.
NH ƠN
- Thiết kế được 13 BTTT trong dạy học phần “Sinh học vi sinh vật và virus”, chương trình sinh học 10, THPT để ĐG năng lực vận dụng KT – KN của HS. - Kết quả khảo nghiệm cho thấy BTTT xây dựng có tính khả thi và hiệu quả khi sử dụng để đánh giá năng lực vận dụng KT - KN của HS trong dạy học phần “Sinh học vi sinh vật và virus”, chương trình sinh học 10, THPT. 2. Kiến nghị
QU Y
Từ những kết quả thu được và phân tích ý kiến chuyên gia, chúng tôi có một số đề xuất như sau: - Tiếp tục thiết kế, sưu tầm để xây dựng được một hệ thống BTTT hoàn chỉnh từ nhằm đánh giá NL vận dụng KT – KN đã học của HS trong dạy học phần “Sinh học vi sinh vật và virus”, chương trình sinh học 10, THPT.
KÈ
M
- Tiến hành xây dựng rubric đánh giá NL vận dụng KT – KN cụ thể cho từng bài kiểm tra NL và tiến hành thực nghiệm nhiều hơn trong quá trình dạy học phần “Sinh học vi sinh vật và virus”, chương trình sinh học 10, THPT nhằm đưa ra kết quả chính xác nhất về đánh giá NL vận dụng KT - KN đã học của HS.
DẠ Y
- Tiếp tục thiết kế, sưu tầm và sử dụng các bài toán thực tiễn để đánh giá NL vận dụng KT - KN đã học của HS trên nhiều nội dung kiến thức trong chương trình Sinh học bậc THPT nhằm khẳng định một cách chính xác ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu.
40
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
AL
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
CI
[1] Chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020 (Ban hành kèm theo Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ) [2] Nghị quyết số 29 NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI.
OF FI
[3] Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT trong chương trình đổi giáo dục tổng thể năm 2018. [4] Hồ Sỹ Anh (2013), “Tìm hiểu về kiểm tra đánh giá học sinh và đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực”, Tạp chí khoa học – Trường ĐHSP TP.HCM, số 50 [5] https://repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/13127/1/42.pdf
NH ƠN
[6] Mai, Đ. H., Hồng, S. C., Thoa, Đ. T. K., & Bích, N. T. N. (2013). Nghiên cứu đề xuất áp dụng các kĩ thuật đánh giá trong lớp học cho bậc học phổ thông ở Việt Nam. VNU Journal of Science: Education Research, 29(2) [7] Birenbaum, M., Breuer, K., Cascallar, E., Dochy, F., Dori, Y., Ridgway, J., & Wiesemes, R., Position paper. A learning integrated assessment system, Educational Research Review, 1 (2006) 61.
QU Y
[8] Baartman, Prins, Kirschner và van der Vleuten, Determining the quality of competence assessment programs: A self-evaluation procedure, Studies in Educational Evaluation: 33 (21) (2007) 258.
[9] Nitko. A.J & Brookhart. S.M., Educational Assessment of Students. 5th Ed. Pearson Education, Inc, Upper Saddle River, New Jersey, Merrill Prentice Hall, 2007.
M
[10] Trần Kiều (1995), Kiểm tra đánh giá, đòi hỏi bức thiết của phương pháp dạy học”, Tạp chí nghiên cứu giáo dục số 11.
KÈ
[11] Trần Bá Hoành (1997), Đánh giá trong giáo dục, NXB Giáo dục, Hà Nội.
DẠ Y
[12] Dương Thị Anh (2013), Nghiên cứu đánh giá năng lực nghe tiếng Anh của sinh viên khối ngành không chuyên Anh trường Đại học Phương Đông, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Quốc gia Hà Nội. [13] Trịnh Lê Hồng Phương – Phạm Thị Hương (2019), Xây dựng thang đánh
giá năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn học sinh trường THPT, Báo cáo nghiên cứu, Đại học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
41
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community [14] Trần Thị Như Quỳnh (2017), Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào
AL
thực tiễn của HS trong dạy học Vật lí lớp 10 nâng cao THPT, Luận án Thạc sĩ, Đại học Huế.
CI
[15] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Tài liệu tập huấn: Dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn Sinh học cấp THPT, Chương trình phát triển trung học, Hà Nội.
OF FI
[16] Phan Thị Thanh Hội – Nguyễn Thị Tuyết Mai (2017), Rèn luyện cho học sinh kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn dạy học sinh học 11, Tạp chí Giáo dục [số411, tr37].
[17] Nguyễn Thị Thu Hằng – Phan Thanh Hội (2018), Đánh giá năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn của HS trong dạy học phần Vi sinh vật – sinh học 10 – THPT, Tạp chí Giáo dục, Hà Nội.
NH ƠN
[18] Trần Thái Toàn (2018), Một số biện pháp phát triển kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho HS trong dạy học Sinh học cấp THPT, Tạp chí Giáo dục [19] Phạm Thị Kiều Duyên, Sử dụng bài tập thực tiễn trong dạy học hóa học nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh trong dạy học môn hóa học, Tài liệu tham khảo, Hà Nội.
QU Y
[20] Kiều Đỗ Ngọc Trinh (2018), Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập thực tiễn trong dạy học “Từ trường” và “Hiện tượng cảm ứng điện từ” để nhằm phát hiện năng lực vận dụng kiến thức, năng lực sáng tạo cho học sinh, Luận án Thạc sĩ, Đà Nẵng. [21] Nguyễn Thị Thu Cúc – An Biên Thùy – Điêu Thị Mai Hoa (2019), Xây dựng bài tập thực tiễn trong dạy học phần chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật – sinh học 11 nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh, Đại học Sư phạm
M
Hà Nội.
KÈ
[22] Nguyễn Quang Uẩn (Chủ biên) – Nguyễn Kế Hào – Phan Thị Hạnh Mại (2005), Tâm lí học (Tài liệu đào tạo giáo viên tiểu học trình độ cao đẳng và đại học sự phạm), NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội. [23] Hoàng Phê (2000). Từ điển Tiếng Việt. Viện Ngôn ngữ học.
DẠ Y
[24] Nguyễn Công Khanh (chủ biên) – Đào Thị Oanh (2014), Kiểm tra đánh giá trong giáo dục, NXB Đại học sư phạm. [25] Tran Thai Toan - Phan Thi Thanh Hoi (2017). Process of training for student skill of applying knowledge into practice in teaching biology in high school. Proceeding of international conference on the development of science teachers’ 42
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community pedagogical competence to meet the requirement of general education innovation.
AL
Hanoi December 2017, pp. 73-79. [26] Bùi Hiền – Nguyễn Văn Giao – Nguyễn Hữu Quỳnh – Vũ Văn Tảo (2001),
CI
Từ điển Giáo dục học, NXB Từ điển Bách khoa, Hà Nội.
[27] Bybee, R.W. (1997). Achieving Scientific Literacy: From Promise to Practice. Portsmouth: Heinemann
OF FI
[28] Trần Bá Hoành (1995). Đánh giá trong giáo dục (dùng cho các trường đại học sư phạm và cao đẳng [13]Nguyễn Thành Đạt (tổng chủ biên) - Phạm Văn Lập sư phạm). NXB Giáo dục.
[29] Trần Kiều (2006), Nghiên cứu phương thức và một số công cụ đánh giá
NH ƠN
Giáo dục Phổ thông, Báo cáo tổng kết đề tài cấp Bộ, mã số B2003 – 49 – 45 – TD, Hà Nội. [30] Phan Thị Thanh Hội (2018), Thiết kế công cụ đánh giá lớp học trong dạy học sinh học Trung học Phổ thông, Tạp chí Giáo dục, số 438. [31]https://tusach.thuvienkhoahoc.com/wiki/Các_phương_pháp_kiểm_tra,_đánh _giá_kết_quả_học_tập_trong_dạy_học.
[32] Tôn Quang Cường (2009), Áp dụng đánh giá theo Rubrics trong dạy học, Tạp chí Giáo dục, số 221.
QU Y
[33]https://www.slideshare.net/trungbao10/chu-nghia-mac-thong-nhat-ly-luanva-thuc-tien. [34] Nguyễn Ngọc Quang (1986), Lí luận dạy học đại cương (tập I), Sách chuyên khảo, tuyển tập, Trường Cán bộ quản lí giáo dục Trung ương I.
M
[35] Lê Thanh Oai (2016). Thiết kế bài tập thực tiễn trong dạy học Sinh học 11 trung học phổ thông. Tạp chí Giáo dục, số 396.
DẠ Y
KÈ
[36] Nguyễn Thị Ngọc Mai (2013), Xây dựng và sử dụng bài tập thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả dạy học và bồi dưỡng học sinh giỏi Hóa học ở trường THPT, Diễn đàn trao đổi, số 11.
43
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
AL
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: HỆ THỐNG BÀI TẬP THỰC TIỄN ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC
Chủ đề I. Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật
CI
VẬN DỤNG KIẾN THỨC, KĨ NĂNG ĐÃ HỌC CỦA HỌC SINH
OF FI
BTTT 1.1: Đọc đoạn trích và tiến hành trả lời các câu sau: “Nét riêng chỉ có ở nem chua Thanh Hóa”
Nhắc tới Thanh Hóa, không ai không biết món nem chua trứ danh. Nem chua
NH ƠN
xuất hiện khá phổ biến, có ở nhiều địa phương trên cả nước, tuy nhiên mỗi nơi lại có cách chế biến với hương vị riêng. Nem là 1 sản phẩm của quá trình lên men lactic thịt sống. Bản chất của quá trình lên men là chuyển hóa đường thành acid lactic nhờ hoạt động của vi khuẩn lactic. Quá trình chín của nem không qua quá trình gia nhiệt nên phần lớn các chất dinh dưỡng có trong thịt không bị mất đi. Nem chua có hương vị đặc trưng của sản phẩm lên men,giữ cho người ăn cảm giác dễ chịu khi ăn cũng như tốt cho quá... Đây là một trong những món ăn được sản xuất quanh năm để phục vụ nhu cầu của người dân.
QU Y
(Nguồn:https://vnexpress.net/thoi-su/net-rieng-chi-co-o-nem-chua-thanh-hoa3545074.html) 1) Vấn đề được đề cập trong đoạn thông tin trên là gì? 2) Tại sao nem lại có vị chua?
3) Quá trình tạo ra nem chua được áp dụng từ quá trình chuyển hóa nào của vi sinh
M
vật?
4) Nếu ăn nem chua có đảm bảo sạch hay không khi nem chua làm bằng thịt sống hoàn
KÈ
toàn mà không qua đun nấu? 5) Đề xuất các biện pháp bảo quản nem chua được lâu. 6) Hãy kể thêm một số sản phẩm được áp dụng từ quá trình len men mà em biết? Mô
DẠ Y
tả lại quá trình đó. BTTT 1.2: “Khéo tay hay làm” Tiến hành chia các nhóm lớp, yêu cầu từng nhóm sẽ thực hiện một sản phẩm từ
quá trình phân giải vi sinh vật và không được trùng nhau (mắm cá, tương, dưa muối, 44
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community sữa chua, kim chi…). Sau một khoảng thời gian nhất định, GV yêu cầu các nhóm trình
AL
bày sản phẩm trước lớp với những câu hỏi gợi ý sau: 1) Giới thiệu (mô tả) khái quát về sản phẩm.
CI
2) Trình bày lại cách làm ra sản phẩm?
3) Tại sao một số sản phẩm lại tại vị chua, một số khác lại tạo vị chát?
OF FI
4) Quá trình tạo ra sản phẩm được áp dụng từ quá trình phân giải nào của vi sinh vật? 5) Các loại vi sinh vật nào tham gia vào quá trình tạo ra sản phẩm?
6) Tại sao một số sản phẩm lên men lại để dưới ánh nắng? (Có thể áp dụng trong bài 27: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật)
NH ƠN
7) Sơ đồ hóa quá trình tạo ra sản phẩm.
8) Thời gian sử dụng của các loại sản phẩm trên là bao nhiêu? Có nên để các sản phẩm này quá lâu? BTTT 1.3: “Bột giặt sinh học”
Bảo vệ môi trường, hạn chế thải nhựa, trồng cây xanh là những cụm từ được nhắc nhiều trong năm qua mà cả xã hội. Chúng ta nên dần thay đổi mọi thứ từ vật
QU Y
dụng sinh hoạt, sản xuất đến hành động trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày với tiêu chí an toàn, thân thiện môi trường. Các sản phẩm sinh học thân thiện với môi trường bắt đầu được người tiêu dùng quan tâm, trong đó có sản phẩm bột giặt sinh học được coi là một mẹo hữu ích, thay
M
thế hoàn hảo cho các loại hóa chất tẩy rửa độc hại, không an toàn thường chứa chất xút (NAOH), thuốc tẩy, tạp chất thường có trong bột giặt và nước giặt thông thường dễ ăn
KÈ
da tay, làn da trẻ em và hệ hô hấp, sử dụng bột giặt sinh học vẫn đảm bảo hiệu quả giặt giũ, tăng độ bền cho máy giặt. Bột giặt sinh học thường sử dụng công nghệ enzyme và công nghệ oxygen hoàn toàn tự nhiên, enzyme sẽ cắt các mạch carbon đánh bật vết
DẠ Y
bẩn do thức ăn trên quần áo; ví dụ enzym Amilasa có thể loại bỏ tinh bột, enzym Proteasa có thể loại bỏ protein,… giúp đánh bay vết bẩn nhanh chóng mà không cần tác động lực quá nhiều, giúp bảo vệ sợi vải và làm mới vải vóc tươi mới…
45
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community (Nguồn:https://willendrof.com.vn/bot-giat-sinh-hoc-la-gi-xu-huong-bot-giat-sinh-hoc-
AL
moi/) Đọc đoạn trích và tiến hành trả lời các câu sau:
CI
1) Đoạn trích đang đề cập tới vấn đề gì?
2) Bột giặt sinh học có những ưu điểm gì nổi bật so với những loại bột giặt thông
OF FI
thường được bán rộng rãi trên thị trường?
3) Chữ “Sinh học” trên bao bì của các loại bột giặt sinh học là gì và tác dụng của nó? 4) Ngoài bột giặt sinh học, em còn biết những sản phẩm sinh học gì? Các loại enzyme tham gia.
NH ƠN
BTTT 1.4: “Thực hành”
Trong giờ thực hành, 3 bạn HS làm sữa chua theo 3 cách khác nhau: - Bạn A: Pha sữa bằng nước vừa đun sôi, rồi bổ sung ngay 1 thìa sữa chua Vinamilk, sau đó ủ ấm trong 6 – 8 giờ.
- Bạn B: Pha sữa bằng nước nóng, rồi để nguội 40°C, bổ sung ngay 1 thìa sữa chua Vinamilk (GV giải thích: Có thể cho thêm enzyme lizozim vào) sau đó ủ ấm
QU Y
trong 3 – 5 giờ. - Bạn C: Pha sữa bằng nước nóng, rồi để nguội 40°C, bổ sung ngay 1 thìa sữa chua Vinamilk, sau đó ủ ấm trong 3 – 5 giờ. 1) Từ đề bài, hãy xác định mâu thuẫn trong vấn đề (Sự khác nhau giữa các cách pha
M
sữa chua).
2) Theo em, bạn nào làm sữa chua đúng cách, bạn nào làm không đúng? Vì sao?
KÈ
3) Em hãy hoàn thành sơ đồ sau đây: Vi khuẩn Lactic Glucozo ……………………… + Năng lượng (lít)
DẠ Y
4) Vì sao sữa từ trạng thái lỏng trở nên sệt? 5) Vì sao sữa chua là loại thực phẩm rất bổ dưỡng? Chủ đề II. Sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật
46
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community BTTT 2.1: Đôi tay chính là bộ phận tiếp xúc với nhiều vi khuẩn nhất mà mắt thường
AL
bạn không thể nào nhìn thấy được. Tuy nhiên, với cuộc sống ngày nay bạn phải thường xuyên ra ngoài, đến những nơi công cộng… Hằng ngày, chúng ta thường dùng
CI
xà phòng là biện pháp tối ưu nhất sát khuẩn tay. Hiện nay, cùng với diễn biến phức tạp của dịch bệnh, các nhà nghiên cứu đã cho đã hàng loạt những sản phẩm dùng để sát khuẩn tay một cách nhanh nhất hay còn gọi là dung dịch sát khuẩn tay nhanh. Dung
OF FI
dịch sát khuẩn tay nhanh hay nước rửa tay khô có dạng xịt hoặc gel. Trên thị trường hiện nay, nước rửa tay khô cho bé và người lớn còn được thêm vào nhiều mùi hương như: táo, trà xanh, lavender, hoa nhài,.... Khi sử dụng bạn chỉ cần cho một lượng đủ để làm sạch cả bàn tay và ngón tay vào tay, thoa đều trong vòng 30 giây đến khi khô hẳn và không cần rửa lại bằng nước. Những thành phần chính của nước rửa tay y tế nói chung và nước rửa tay khô nói riêng thường bao gồm:
NH ƠN
- Ethanol (Cồn); - Deionized Water (Nước tinh khiết); - Sodium Lactate (Chất hút ẩm);
- Fragrance (Hương liệu tạo mùi / Tinh dầu làm thơm); - Benzalkonium Chloride (Chất diệt khuẩn). Đọc thông tin sau và trả lời câu hỏi:
QU Y
1) Vấn đề đang được đề cập trong đoạn thông tin trên là gì? 2) Từ đề bài, hãy xác định mau thuẫn trong vấn đề. (HS có thể đặt ra những câu hỏi) 3) Dung dịch rửa tay chứa những chất gì mà có thể diệt được vi khuẩn? 4) Những chất này này tác động như thế nào đến vi sinh vật/ vi khuẩn?
M
5) Cần sát khuẩn tay vào các thời điểm nào trong ngày? BTTT 2.2: Trong nhiều năm nay, tại các đô thị, vào thời tiết nắng nóng, khi tới gần
KÈ
các con kênh, mương, ao, hồ bẩn người ta thường ngửi thấy một mùi khai rất khó chịu (liên hệ những khu vực bẩn tại địa phương, hướng HS đến kiến thức Sinh học): + Tại sao khi đến gần các con kênh, mương bẩn đó vào ngày nắng nóng lại thấy có
DẠ Y
mùi khai? + Tại sao khi trời nắng nóng ta cảm mùi khai rõ hơn so với những ngày lạnh? + Em hãy đề xuất biện pháp để cải thiện mùi hôi thối, xử lí các loài vi sinh vật trong mương, kênh, rạch. 47
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community BTTT 2.3: Sữa chua hay Yaourt là sản phẩm bơ sữa được sản xuất bởi vi khuẩn lên
AL
men của sữa. Mọi loại sữa có thể dùng để làm sữa chua, nhưng trong cách chế tạo hiện đại, sữa bò được dùng nhiều nhất. Sữa chua đặc và yaourt là sản phẩm lên
men lactic từ sữa bò tươi, sữa bột hay sữa động vật nói chung. Sau khi, đã khử chất
CI
béo và thanh trùng vi khuẩn gây bệnh bằng phương pháp tiệt trùng Pasteur ở nhiệt độ 80-90 °C.
OF FI
1) Đoạn trích đang đề cập tới vấn đề gì?
2) Vì sao trong sữa chua hầu như không có sự tồn tại vi sinh vật gây hại? 4) Nhân tố nào làm ảnh hưởng đến sự sinh sôi của vi sinh vật gây hại?
3) Sữa chua chủ yếu được làm từ sữa bò, vậy nếu những con bò sau khi chữa bệnh
NH ƠN
bằng penicillin mà vắt sữa ngay thì sữa sẽ còn tồn dư kháng sinh. Loại sữa này có thể làm sữa chua được không? Vì sao? (Tranh luận/ biện luận) BTTT 2.4: Ngộ độc thực phẩm hay còn được gọi tên thông dụng là ngộ độc thức ăn hay trúng thực là các biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống phải những loại thực phẩm nhiễm khuẩn, nhiễm độc hoặc có chứa chất gây ngộ độc hoặc thức ăn bị biến chất, ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia... Người bị ngộ độc thực phẩm thường biểu
QU Y
hiện qua những triệu chứng lâm sàng như nôn mửa, tiêu chảy, chóng mặt, sốt, đau bụng.... Ngộ độc thực phẩm không chỉ gây hại cho sức khỏe (có thể dẫn đến tử vong) mà còn khiến tinh thần con người mệt mỏi. 1) Thông tin đề cập tới vấn đề gì?
2) Từ đề bài, hãy xác định mâu thuẫn trong vấn đề. (HS đặt ra những câu hỏi rồi cả lớp
M
cùng bàn luận dưới sự hỗ trợ của GV)
KÈ
3) Tác nhân gây ra ngộ độc? 4) Cần phải làm gì để tránh ngộ độc thực phẩm?
DẠ Y
5) Em hãy cho biết các hình thức bảo quản thực phẩm phổ biến hiện nay. 6) Hộp thịt nếu không được diệt khuẩn kĩ, để lâu ngày có thể bị phồng lên, vì sao? (Các yếu tố ảnh hưởng)
48
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
BTTT 3.1: Đọc thông tin và trả lời câu hỏi: “Nỗi khiếp sợ với HIV/AIDS”
AL
Chủ đề III. Virus và bệnh truyền nhiễm
OF FI
CI
Nỗi khiếp sợ trước một căn bệnh không có thuốc chữa là chính đáng, thế nhưng nếu nỗi khiếp sợ ấy đẩy những đứa trẻ vô tội vào một cuộc sống tối tăm, bị đánh đập, bị ghẻ lạnh, bị cô lập… thì nỗi sợ hãi ấy đang giết chết tình người.
Những đứa trẻ có HIV và mất bố mẹ vì HIV có lẽ giống như “đoá hoa không Mặt Trời, trẻ thơ không nụ cười”. Những đứa trẻ ấy không chỉ mất đi người chăm sóc, che chở mà còn mất đi cơ hội được đối xử bình thường như những đứa trẻ khác. Như bao đứa trẻ có HIV tôi được gặp, L.T.R (huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La),
NH ƠN
một bé gái mồ côi cha mẹ vì HIV toát lên một vẻ mạnh mẽ, kiên cường thậm chí khá lỳ lợm. Thế nhưng khác với vẻ lạnh lùng ban đầu, chỉ sau vài câu hỏi han, R bất ngờ yếu đuối òa khóc ấm ức như một đứa trẻ thơ khiến tôi ngỡ ngàng. R bình thản khi được hỏi em có khỏe không, đi đường có mệt không nhưng bỗng bật khóc nức nở khi trả lời câu hỏi “Tại sao con lại nghỉ học?” R khóc và nói không thành tiếng rằng em bị cô giáo không cho vào lớp bắt ngồi ngoài, bị cô giáo mắng, cô giáo đánh. R nói em sợ lắm! Trong suốt cuộc nói chuyện, người bà đứng bên cạnh em cũng thương cháu mà
QU Y
nước mắt rơi lã chã. Người bà già yếu thương em vô cùng nhưng cũng bất lực. Bà sợ cháu bà không được đi học, nhưng bà còn sợ cháu bà đến lớp bị đánh, bị chửi, bị kỳ thị hơn cả nỗi sợ không biết chữ. Ở trường đã vậy, ở làng bản mọi người cũng xa lánh em. Những ngày mới nghỉ
KÈ
M
học, R ở nhà giúp ông bà, cậu mợ chăn trâu nhưng không ai cho con đi chăn trâu cùng R, em lầm lũi làm gì cũng một mình, trong khi các bạn đi học thì em chỉ loanh quanh làm việc ở nhà. Dần dần năm tháng qua đi, trẻ em trong làng không xa láng nhưng cũng không quá thân thiết với em. R vẫn không có đủ dũng cảm để quay trở lại lớp học.
DẠ Y
(Nguồn:http://vaac.gov.vn/ChuyenTrang/Detail/Bai-2-Giot-nuoc-mat-so-hai-cua-begai-bi-ky-thi-vi-nhiem-HIV) 1) Vấn đề đang được đề cập trong đoạn thông tin trên là gì? 2) Kiến thức nào liên quan để giải thích vấn đề trên? 3) Tại sao người dân lại thể hiện thái độ xa lánh đối với em bé trong câu chuyện? 49
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 4) Theo em, có những biện pháp nào nhằm làm giảm tình trạng: “Kì thị và phân biệt
AL
đối xử với người nhiễm HIV/AIDS”? BTTT 3.2: Đọc thông tin và trả lời câu hỏi:
CI
Đại dịch COVID-19 là một đại dịch bệnh truyền nhiễm với tác nhân là virus SARS CoV-2, đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu. Các ca nghi nhiễm đầu tiên
OF FI
ở Vũ Hán, sự lây nhiễm virus từ người sang người đã được xác nhận cùng với tỷ lệ bùng phát dịch tăng nhanh. Ngày 11 tháng 3 năm 2020, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ra tuyên bố gọi "COVID-19" là "Đại dịch toàn cầu". Chính phủ các quốc gia trên thế giới đã tiến hành phản ứng đáp trả nhằm bảo vệ sức khỏe người dân cũng như các nhóm cộng đồng trên toàn cầu, bao gồm: hạn chế đi lại, phong tỏa kiểm dịch,
NH ƠN
ban bố tình trạng khẩn cấp, sử dụng lệnh giới nghiêm, tiến hành cách ly xã hội, hủy bỏ các sự kiện đông người, đóng cửa trường học và những cơ sở dịch vụ, kinh doanh ít quan trọng, khuyến khích người dân tự nâng cao ý thức phòng bệnh, đeo khẩu trang, hạn chế ra ngoài khi không cần thiết, đồng thời chuyển đổi mô hình hoạt động kinh doanh, học tập, làm việc từ truyền thống sang trực tuyến.
(Nguồn:https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%A1i_d%E1%BB%8Bch_CO VID-19)
QU Y
1) Vấn đề đang được đề cập trong đoạn thông tin trên là gì? 3) Covid – 19 là gì?
4) Chúng lây truyền qua con đường nào?
M
5) Những đối tượng nào thường bị lây nhiễm Covid – 19? 6) Theo em, có những biện pháp nào nhằm làm giảm tình trạng: “Lây lan của Đại dịch
KÈ
Covid -19”?
BTTT 3.3: Chia lớp thành các nhóm, yêu cầu mỗi nhóm tìm hiểu về các loại virus kí sinh gây hại tại địa phương (Kí sinh ở thực vật (Bệnh vàng lá trên cây lúa), virus ki
DẠ Y
sinh gây hại ở người qua vật trung gian là muỗi (sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản,)). Tiế hành nghiên cứu bằng cách trả lời các câu hỏi sau: 1) Đề tài nhóm nghiên cứu là gì? (Bệnh do virus kí sinh gây hại) 2) Đối tượng nhiễm bệnh là ai? 50
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 3) Tác nhân gây bệnh?
AL
4) Triệu chứng, các giai đoạn nhiễm bệnh? 5) Đề xuất biện pháp phòng tránh bệnh?
CI
Sau khoảng thời gian đã xác định GV yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả nghiên cứu.
BTTT 3.4: Virus cúm có 3 tuýp A, B, C trong đó tuýp cúm A thường xuyên có sự biến
OF FI
đổi và có thể tạo thành các chủng virus có độc cực cao, cự lây truyền rộng rãi nên ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người dân. Với 16 loại kháng nguyên H và 9 loại kháng nguyên N, virus cúm A có thể có nhiều loại phân tuýp cúm (có thể tới 144 loại): H1N1, H2N2, H3N2, H5N1, H7N9, H5N6, H9N2, H5N2, H5N3, H5N8… Trên thế giới, một số phân tuýp cúm A đã gây nên các đại dịch cúm như: H2N2, H1N1, H3N2,
NH ƠN
H3N8. Trong một vài năm trở lại đây trên thế giới cũng đã ghi nhận sự xuất hiện và tái bùng phát của nhiều chủng cúm mới như: H5N1, H7N9, H5N6, H9N2, H5N2, H5N3, H5N8.
(Nguồn:http://www.sggp.org.vn/nhieu-chung-virus-cum-moi-la-dang-rinh-rap497911.html)
1) Thông tin được đề cập trong đề bài là gì?
QU Y
2) Xác định mâu thuẫn trong vấn đề?
3) Hãy nêu giả thuyết của em về vấn đề này? 4) Phương thức lan truyền của virus gây bệnh cúm là gì?
M
5) Vì sao virus cúm có tốc độ lan chủng nhanh như vậy? 6) Nếu dùng vaccine của năm trước để tiêm phòng dịch cúm cho năm sau có được
KÈ
không?
7) Trước tình hình biến đổi khí hậu đang xảy ra, thời tiết biến đổi thất thường, bệnh cảm cúm có nguy cơ lây lan và bùng phát rất cao, đặc biệt ở những nơi tập trung đông
DẠ Y
người thì nguy cơ bùng phát dịch ngày càng cao hơn. Là một HS em hãy đưa ra những giải pháp để phòng ngừa và điều trị bệnh cúm.
51
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community PHỤ LỤC 2: PHIẾU KHẢO NGHIỆM TÍNH KHẢ THI CỦA VIỆC XÂY
AL
DỰNG BÀI TẬP THỰC TIỄN TRONG DẠY HỌC PHẦN “SINH HỌC VI SINH VẬT VÀ VIRUS”, SINH HỌC 10 DÀNH CHO GIÁO VIÊN THPT ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG KHOA SINH – MÔI TRƯỜNG
CI
Số Phiếu:……………
Ngày khảo nghiệm: …/ …/2021
OF FI
PHIẾU KHẢO NGHIỆM SƯ PHẠM
V/v: Xây dựng bài tập thực tiễn đánh giá năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong dạy học chủ đề “Sinh học vi sinh vật và virus” – Sinh học 10 – THPT
NH ƠN
Thân gởi quý thầy cô giáo!
Trong khuôn khổ đề tài khóa luận “Xây dựng hệ thống bài tập thực tiễn đánh giá năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong dạy học chủ đề “Sinh học vi sinh vật và virus” – Sinh học 10 – THPT” để xác định tính hiệu quả khả thi cũng như thu nhận ý kiến đóng góp cho hệ thống bài tập thực tiễn đã xây dựng. Chúng tôi rất mong quý Thầy/Cô dành chút tời gian để hoàn thành câu hỏi khảo nghiệm dưới đây. Chúng tôi xin cam đoan những thông tin trả lời trong Phiếu khảo nghiệm và
QU Y
thông tin cá nhân của các Thầy/Cô chỉ được sử dụng với mục đích nghiên cứu và hoàn toàn được bảo mật.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đở của tất cả các Thầy/Cô giáo! PHẦN A: Thông tin chung
M
Họ và tên:………………………………………………………………………
KÈ
Trường:………………………………………………………………………… Thâm niên công tác:……………………………………………………………
PHẦN B: Nội dung khảo sát
DẠ Y
Các Thầy/Cô cho biết ý kiến của mình và chọn vào mục trắc nghiệm mà các
Thầy/Cô đồng ý. BTTT 1.1: (Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở Vi sinh vật) Đọc đoạn trích và tiến hành trả lời các câu sau: 52
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community Nhắc tới Thanh Hóa, không ai không biết món nem chua trứ danh. Nem chua
AL
xuất hiện khá phổ biến, có ở nhiều địa phương trên cả nước, tuy nhiên mỗi nơi lại có cách chế biến với hương vị riêng. Nem là 1 sản phẩm của quá trình lên men lactic thịt
CI
sống. Bản chất của quá trình lên men là chuyển hóa đường thành acid lactic nhờ hoạt động của vi khuẩn lactic. Quá trình chín của nem không qua quá trình gia nhiệt nên phần lớn các chất dinh dưỡng có trong thịt không bị mất đi. Nem chua có hương vị đặc
cầu của người dân.
OF FI
trưng của sản phẩm lên men,giữ cho người ăn cảm giác dễ chịu khi ăn cũng như tốt cho quá... Đây là một trong những món ăn được sản xuất quanh năm để phục vụ nhu
(Nguồn:https://vnexpress.net/thoi-su/net-rieng-chi-co-o-nem-chua-thanh-hoa3545074.html)
2) Tại sao nem lại có vị chua?
NH ƠN
1) Vấn đề được đề cập trong đoạn thông tin trên là gì?
3) Quá trình tạo ra nem chua được áp dụng từ quá trình chuyển hóa nào của vi sinh vật?
4) Nếu ăn nem chua có đảm bảo sạch hay không khi nem chua làm bằng thịt sống hoàn toàn mà không qua đun nấu?
QU Y
5) Đề xuất các biện pháp bảo quản nem chua được lâu.
6) Hãy kể thêm một số sản phẩm được áp dụng từ quá trình len men mà em biết? Mô tả lại quá trình đó.
1. Thầy/Cô vui lòng cho biết mức độ phù hợp khi sử dụng bài tập này để đánh giá năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong chủ đề "Chuyển
M
hóa vật chất và năng lượng ở Vi sinh vật". ❑ Không phù hợp
❑ Phù hợp
❑ Hoàn toàn không phù hợp
KÈ
❑ Hoàn toàn phù hợp
DẠ Y
❑ Bình thường 2. Thầy/Cô có đóng góp gì để hoàn thiện bài tập 1.1?
……………………………………………………………………………………….. BTTT 1.2: (Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở Vi sinh vật) 53
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community “Khéo tay hay làm” – Tiến hành chia các nhóm lớp, yêu cầu từng nhóm sẽ thực
AL
hiện một sản phẩm từ quá trình phân giải vi sinh vật và không được trùng nhau. Sau một khoảng thời gian nhất đinh, GV yêu cầu các nhóm trình bày sản phẩm trước lớp
CI
với những câu hỏi gợi ý sau: 1) Mô tả sơ qua về sản phẩm.
OF FI
2) Trình bày lại quá trình tạo ra sản phẩm. Cho biết đó là quá trình gì?
3) Tại sao một số sản phẩm lại tại vị chua, một số khác lại tạo vị chát?
4) Quá trình tạo ra sản phẩm được áp dụng từ quá trình phân giải nào của vi sinh vật? 5) Các loại vi sinh vật nào tham gia vào quá trình tạo ra sản phẩm?
NH ƠN
6) Tại sao một số sản phẩm lên men lại để dưới ánh nắng? 7) Sơ đồ hóa quá trình tạo ra sản phẩm.
8) Thời gian sử dụng của các loại sản phẩm trên là bao nhiêu? Có nên để các sản phẩm này quá lâu?
1. Thầy/Cô vui lòng cho biết mức độ phù hợp khi sử dụng bài tập này để đánh giá năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong chủ đề "Chuyển
QU Y
hóa vật chất và năng lượng ở Vi sinh vật". ❑ Hoàn toàn phù hợp
❑ Không phù hợp
❑ Phù hợp
❑ Hoàn toàn không phù hợp
❑ Bình thường
M
2. Thầy/Cô có đóng góp gì để hoàn thiện bài tập 1.2?
KÈ
……………………………………………………………………………………… BTTT 1.3: (Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở Vi sinh vật) Bảo vệ môi trường, hạn chế thải nhựa, trồng cây xanh là những cụm từ được
DẠ Y
nhắc nhiều trong năm qua mà cả xã hội. Chúng ta nên dần thay đổi mọi thứ từ vật dụng sinh hoạt, sản xuất đến hành động trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày với tiêu chí an toàn, thân thiện môi trường.
54
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community Các sản phẩm sinh học thân thiện với môi trường bắt đầu được người tiêu dùng
AL
quan tâm, trong đó có sản phẩm bột giặt sinh học được coi là một mẹo hữu ích, thay thế hoàn hảo cho các loại hóa chất tẩy rửa độc hại, không an toàn thường chứa thuốc tẩy, tạp chất thường có trong bột giặt và nước giặt thông thường dễ ăn da tay, làn da trẻ
CI
em và hệ hô hấp, sử dụng bột giặt sinh học vẫn đảm bảo hiệu quả giặt giũ, tăng độ bền cho máy giặt. Bột giặt sinh học thường sử dụng công nghệ enzyme và công nghệ
OF FI
oxygen hoàn toàn tự nhiên, enzyme sẽ cắt các mạch carbon đánh bật vết bẩn do thức ăn trên quần áo; ví dụ enzym Amilasa có thể loại bỏ tinh bột, enzym Proteasa có thể loại bỏ protein,… giúp đánh bay vết bẩn nhanh chóng mà không cần tác động lực quá nhiều, giúp bảo vệ sợi vải và làm mới vải vóc tươi mới…
NH ƠN
Đọc đoạn trích và tiến hành trả lời các câu sau: 1) Đoạn trích đang đề cập tới vấn đề gì?
2) Bột giặt sinh học có những ưu điểm gì nổi bật so với những loại bột giặt thông thường được bán rộng rãi trên thị trường?
3) Chữ “Sinh học” trên bao bì của các loại bột giặt sinh học là gì và tác dụng của nó? 4) Ngoài bột giặt sinh học, em còn biết những sản phẩm sinh học gì? Các loại
QU Y
enzyme tham gia. 1. Thầy/Cô vui lòng cho biết mức độ phù hợp khi sử dụng bài tập này để đánh giá năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong chủ đề "Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở Vi sinh vật". ❑ Không phù hợp
M
❑ Hoàn toàn phù hợp ❑ Phù hợp
❑ Hoàn toàn không phù hợp
KÈ
❑ Bình thường
2. Thầy/Cô có đóng góp gì để hoàn thiện bài tập 1.3?
DẠ Y
……………………………………………………………………………………… BTTT 1.4: (Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở Vi sinh vật) Trong giờ thực hành, 3 bạn HS làm sữa chua theo 3 cách khác nhau:
55
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community - Bạn A: Pha sữa bằng nước vừa đun sôi, rồi bổ sung ngay 1 thìa sữa chua
AL
Vinamilk, sau đó ủ ấm trong 6 – 8 giờ. - Bạn B: Pha sữa bằng nước nóng, rồi để nguội 40°C, bổ sung ngay 1 thìa sữa
CI
chua Vinamilk (GV giải thích: Có thể cho thêm enzyme lizozim vào) sau đó ủ ấm trong 3 – 5 giờ.
chua Vinamilk, sau đó ủ ấm trong 3 – 5 giờ.
OF FI
- Bạn C: Pha sữa bằng nước nóng, rồi để nguội 40°C, bổ sung ngay 1 thìa sữa
1) Từ đề bài, hãy xác định mâu thuẫn trong vấn đề (Sự khác nhau giữa các cách pha sữa chua).
2) Theo em, bạn nào làm sữa chua đúng cách, bạn nào làm không đúng? Vì sao?
NH ƠN
3) Em hãy hoàn thành sơ đồ sau đây: Vi khuẩn Lactic Glucozo ……………………… + Năng lượng (lít) 4) Vì sao sữa từ trạng thái lỏng trở nên sệt?
5) Vì sao sữa chua là loại thực phẩm rất bổ dưỡng?
1. Thầy/Cô vui lòng cho biết mức độ phù hợp khi sử dụng bài tập này để
QU Y
đánh giá năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong chủ đề "Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở Vi sinh vật". ❑ Hoàn toàn phù hợp
❑ Không phù hợp
❑ Phù hợp
❑ Hoàn toàn không phù hợp
M
❑ Bình thường
KÈ
2. Thầy/Cô có đóng góp gì để hoàn thiện bài tập 1.4? ……………………………………………………………………………………… BTTT 2.1: (Sinh trưởng và sinh sản của Vi sinh vật)
DẠ Y
Đôi tay chính là bộ phận tiếp xúc với nhiều vi khuẩn nhất mà mắt thường bạn không thể nào nhìn thấy được. Tuy nhiên, với cuộc sống ngày nay bạn phải thường xuyên ra ngoài, đến những nơi công cộng… Hằng ngày, chúng ta thường dùng xà phòng là biện pháp tối ưu nhất sát khuẩn tay. Hiện nay, cùng với diễn biến phức tạp của dịch bệnh, các nhà nghiên cứu đã cho đã hàng loạt những sản phẩm dùng để sát 56
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community khuẩn tay một cách nhanh nhất hay còn gọi là dung dịch sát khuẩn tay nhanh. Dung
AL
dịch sát khuẩn tay nhanh hay nước rửa tay khô có dạng xịt hoặc gel. Khi sử dụng bạn chỉ cần cho một lượng đủ để làm sạch cả bàn tay và ngón tay vào tay, thoa đều trong
CI
vòng 30 giây đến khi khô hẳn và không cần rửa lại bằng nước. Những thành phần chính của nước rửa tay y tế nói chung và nước rửa tay khô nói riêng thường bao gồm:
- Deionized Water (Nước tinh khiết); - Sodium Lactate (Chất hút ẩm);
OF FI
- Ethanol (Cồn);
- Fragrance (Hương liệu tạo mùi/ Tinh dầu làm thơm); - Benzalkonium Chloride (Chất diệt khuẩn). Đọc thông tin sau và trả lời câu hỏi:
NH ƠN
1) Vấn đề đang được đề cập trong đoạn thông tin trên là gì? 2) Từ đề bài, hãy xác định mau thuẫn trong vấn đề. (HS có thể đặt ra những câu hỏi) 3) Dung dịch rửa tay chứa những chất gì mà có thể diệt được vi khuẩn? 4) Những chất này này tác động như thế nào đến vi sinh vật/ vi khuẩn? 5) Cần sát khuẩn tay vào các thời điểm nào trong ngày?
QU Y
1. Thầy/Cô vui lòng cho biết mức độ phù hợp khi sử dụng bài tập này để đánh giá năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong chủ đề "Sinh trưởng và sinh sản của Vi sinh vật ". ❑ Không phù hợp
❑ Phù hợp
❑ Hoàn toàn không phù hợp
M
❑ Hoàn toàn phù hợp
❑ Bình thường
KÈ
2. Thầy/Cô có đóng góp gì để hoàn thiện bài tập 2.1?
…………………………………………………………………………………………
DẠ Y
BTTT 2.2: (Sinh trưởng và sinh sản của Vi sinh vật) Trong nhiều năm nay, tại các đô thị, vào thời tiết nắng nóng, khi tới gần các con
kênh, mương, ao, hồ bẩn người ta thường ngửi thấy một mùi khai rất khó chịu (liên hệ những khu vực bẩn tại địa phương, hướng HS đến kiến thức Sinh học):
57
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community + Tại sao khi đến gần các con kênh, mương bẩn đó vào ngày nắng nóng lại thấy có
AL
mùi khai? + Tại sao khi trời nắng nóng ta cảm mùi khai rõ hơn so với những ngày lạnh?
CI
+ Em hãy đề xuất biện pháp để cải thiện mùi hôi thối, xử lí các loài vi sinh vật trong mương, kênh, rạch.
OF FI
1. Thầy/Cô vui lòng cho biết mức độ phù hợp khi sử dụng bài tập này để đánh giá năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong chủ đề "Sinh trưởng và sinh sản của Vi sinh vật ".
❑ Không phù hợp
❑ Phù hợp
❑ Hoàn toàn không phù hợp
❑ Bình thường
NH ƠN
❑ Hoàn toàn phù hợp
2. Thầy/Cô có đóng góp gì để hoàn thiện bài tập 2.2? ……………………………………………………………………………………… BTTT 2.3: (Sinh trưởng và sinh sản của Vi sinh vật)
Sữa chua hay Yaourt là sản phẩm bơ sữa được sản xuất bởi vi khuẩn lên
QU Y
men của sữa. Mọi loại sữa có thể dùng để làm sữa chua, nhưng trong cách chế tạo hiện đại, sữa bò được dùng nhiều nhất. Sữa chua đặc và yaourt là sản phẩm lên men lactic từ sữa bò tươi, sữa bột hay sữa động vật nói chung. Sau khi, đã khử chất béo và thanh trùng vi khuẩn gây bệnh bằng phương pháp tiệt trùng Pasteur ở nhiệt độ
M
80-90 °C.
1) Đoạn trích đang đề cập tới vấn đề gì?
KÈ
2) Vì sao trong sữa chua hầu như không có sự tồn tại vi sinh vật gây hại? 4) Nhân tố nào làm ảnh hưởng đến sự sinh sôi của vi sinh vật gây hại?
DẠ Y
3) Sữa chua chủ yếu được làm từ sữa bò, vậy nếu những con bò sau khi chữa bệnh bằng penicillin mà vắt sữa ngay thì sữa sẽ còn tồn dư kháng sinh. Loại sữa này có thể làm sữa chua được không? Vì sao? (Tranh luận/ biện luận)
58
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 1. Thầy/Cô vui lòng cho biết mức độ phù hợp khi sử dụng bài tập này để trưởng và sinh sản của Vi sinh vật ".
AL
đánh giá năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong chủ đề "Sinh
❑ Không phù hợp
❑ Phù hợp
❑ Hoàn toàn không phù hợp
❑ Bình thường
OF FI
CI
❑ Hoàn toàn phù hợp
2. Thầy/Cô có đóng góp gì để hoàn thiện bài tập 2.3?
……………………………………………………………………………………… BTTT 2.4: (Sinh trưởng và sinh sản của Vi sinh vật)
NH ƠN
Ngộ độc thực phẩm hay còn được gọi tên thông dụng là ngộ độc thức ăn hay trúng thực là các biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống phải những loại thực phẩm nhiễm khuẩn, nhiễm độc hoặc có chứa chất gây ngộ độc hoặc thức ăn bị biến chất, ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia... Người bị ngộ độc thực phẩm thường biểu hiện qua những triệu chứng lâm sàng như nôn mửa, tiêu chảy, chóng mặt, sốt, đau bụng.... Ngộ độc thực phẩm không chỉ gây hại cho sức khỏe (có thể dẫn đến tử vong)
QU Y
mà còn khiến tinh thần con người mệt mỏi. 1) Thông tin đề cập tới vấn đề gì?
2) Từ đề bài, hãy xác định mâu thuẫn trong vấn đề. 3) Tác nhân gây ra ngộ độc?
M
4) Cần phải làm gì để tránh ngộ độc thực phẩm? 5) Em hãy cho biết các hình thức bảo quản thực phẩm phổ biến hiện nay.
KÈ
6) Hộp thịt nếu không được diệt khuẩn kĩ, để lâu ngày có thể bị phồng lên, vì sao? (Yếu tố ảnh hưởng)
DẠ Y
1. Thầy/Cô vui lòng cho biết mức độ phù hợp khi sử dụng bài tập này để
đánh giá năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong chủ đề "Sinh trưởng và sinh sản của Vi sinh vật ". ❑ Hoàn toàn phù hợp
❑ Phù hợp
59
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community ❑ Hoàn toàn không phù hợp
❑ Không phù hợp 2. Thầy/Cô có đóng góp gì để hoàn thiện bài tập 2.4?
AL
❑ Bình thường
CI
………………………………………………………………………………………
OF FI
BTTT 3.1: (Virus và bệnh truyền nhiễm) Đọc thông tin và trả lời câu hỏi:
“Nỗi khiếp sợ với HIV/AIDS”
Nỗi khiếp sợ trước một căn bệnh không có thuốc chữa là chính đáng, thế nhưng
NH ƠN
nếu nỗi khiếp sợ ấy đẩy những đứa trẻ vô tội vào một cuộc sống tối tăm, bị đánh đập, bị ghẻ lạnh, bị cô lập… thì nỗi sợ hãi ấy đang giết chết tình người. Những đứa trẻ có HIV và mất bố mẹ vì HIV có lẽ giống như “đoá hoa không Mặt Trời, trẻ thơ không nụ cười”. Những đứa trẻ ấy không chỉ mất đi người chăm sóc, che chở mà còn mất đi cơ hội được đối xử bình thường như những đứa trẻ khác.
QU Y
Như bao đứa trẻ có HIV tôi được gặp, L.T.R (huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La), một bé gái mồ côi cha mẹ vì HIV toát lên một vẻ mạnh mẽ, kiên cường thậm chí khá lỳ lợm. Thế nhưng khác với vẻ lạnh lùng ban đầu, chỉ sau vài câu hỏi han, R bất ngờ yếu đuối òa khóc ấm ức như một đứa trẻ thơ khiến tôi ngỡ ngàng. R bình thản khi được hỏi em có khỏe không, đi đường có mệt không nhưng bỗng bật khóc nức nở khi trả lời câu hỏi “Tại sao con lại nghỉ học?” R khóc và nói không thành tiếng rằng em bị cô giáo không cho vào lớp bắt ngồi ngoài, bị cô giáo mắng, cô giáo đánh. R nói em sợ lắm!
KÈ
M
Trong suốt cuộc nói chuyện, người bà đứng bên cạnh em cũng thương cháu mà nước mắt rơi lã chã. Người bà già yếu thương em vô cùng nhưng cũng bất lực. Bà sợ cháu bà không được đi học, nhưng bà còn sợ cháu bà đến lớp bị đánh, bị chửi, bị kỳ thị hơn cả nỗi sợ không biết chữ.
DẠ Y
Ở trường đã vậy, ở làng bản mọi người cũng xa lánh em. Những ngày mới nghỉ học, R ở nhà giúp ông bà, cậu mợ chăn trâu nhưng không ai cho con đi chăn trâu cùng R, em lầm lũi làm gì cũng một mình, trong khi các bạn đi học thì em chỉ loanh quanh làm việc ở nhà. Dần dần năm tháng qua đi, trẻ em trong làng không xa láng nhưng cũng không quá thân thiết với em. R vẫn không có đủ dũng cảm để quay trở lại lớp học.
60
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community (Nguồn:http://vaac.gov.vn/ChuyenTrang/Detail/Bai-2-Giot-nuoc-mat-so-hai-cua-be-
AL
gai-bi-ky-thi-vi-nhiem-HIV) 1) Vấn đề đang được đề cập trong đoạn thông tin trên là gì?
CI
2) Kiến thức nào liên quan để giải thích vấn đề trên?
3) Tại sao người dân lại thể hiện thái độ xa lánh đối với em bé trong câu chuyện?
OF FI
4) Theo em, có những biện pháp nào nhằm làm giảm tình trạng: “Kì thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS”?
1. Thầy/Cô vui lòng cho biết mức độ phù hợp khi sử dụng bài tập này để đánh giá năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong chủ đề "Virus và bệnh truyền nhiễm ".
❑ Phù hợp
❑ Không phù hợp
NH ƠN
❑ Hoàn toàn phù hợp
❑ Hoàn toàn không phù hợp
❑ Bình thường
2. Thầy/Cô có đóng góp gì để hoàn thiện bài tập 3.1? ………………………………………………………………………………………
QU Y
BTTT 3.2: (Virus và bệnh truyền nhiễm) Đọc thông tin và trả lời câu hỏi:
Đại dịch COVID-19 là một đại dịch bệnh truyền nhiễm với tác nhân là virus SARS CoV-2, đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu. Các ca nghi nhiễm đầu tiên
M
ở Vũ Hán, sự lây nhiễm virus từ người sang người đã được xác nhận cùng với tỷ lệ bùng phát dịch tăng nhanh. Ngày 11 tháng 3 năm 2020, Tổ chức Y tế Thế
KÈ
giới (WHO) ra tuyên bố gọi "COVID-19" là "Đại dịch toàn cầu". Chính phủ các quốc gia trên thế giới đã tiến hành phản ứng đáp trả nhằm bảo vệ sức khỏe người dân cũng như các nhóm cộng đồng trên toàn cầu, bao gồm: hạn chế đi lại, phong tỏa kiểm dịch,
DẠ Y
ban bố tình trạng khẩn cấp, sử dụng lệnh giới nghiêm, tiến hành cách ly xã hội, hủy bỏ các sự kiện đông người, đóng cửa trường học và những cơ sở dịch vụ, kinh doanh ít quan trọng, khuyến khích người dân tự nâng cao ý thức phòng bệnh, đeo khẩu trang, hạn chế ra ngoài khi không cần thiết, đồng thời chuyển đổi mô hình hoạt động kinh doanh, học tập, làm việc từ truyền thống sang trực tuyến. 61
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 1) Vấn đề đang được đề cập trong đoạn thông tin trên là gì?
AL
2) Covid – 19 là gì?
4) Những đối tượng nào thường bị lây nhiễm Covid – 19?
CI
3) Chúng lây truyền qua con đường nào?
5) Theo em, có những biện pháp nào nhằm làm giảm tình trạng: “Lây lan của Đại dịch
OF FI
Covid -19”?
1. Thầy/Cô vui lòng cho biết mức độ phù hợp khi sử dụng bài tập này để đánh giá năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong chủ đề "Virus và bệnh truyền nhiễm ".
❑ Phù hợp
❑ Không phù hợp
NH ƠN
❑ Hoàn toàn phù hợp
❑ Hoàn toàn không phù hợp
❑ Bình thường
2. Thầy/Cô có đóng góp gì để hoàn thiện bài tập 3.2? ………………………………………………………………………………………
QU Y
BTTT 3.3: (Virus và bệnh truyền nhiễm)
Chia lớp thành các nhóm, yêu cầu mỗi nhóm tìm hiểu về các loại virus kí sinh gây hại tại địa phương (Kí sinh ở thực vật (Bệnh vàng lá trên cây lúa), virus ki sinh gây hại ở người qua vật trung gian là muỗi (sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản)). Tiến hành nghiên cứu bằng cách trả lời các câu hỏi sau:
M
1) Đề tài nhóm nghiên cứu là gì? (Bệnh do virus kí sinh gây hại)
KÈ
2) Đối tượng nhiễm bệnh là ai? 3) Tác nhân gây bệnh? 4) Triệu chứng, các giai đoạn nhiễm bệnh?
DẠ Y
5) Đề xuất biện pháp phòng tránh bệnh? Sau khoảng thời gian đã xác định GV yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả nghiên cứu.
62
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 1. Thầy/Cô vui lòng cho biết mức độ phù hợp khi sử dụng bài tập này để
bệnh truyền nhiễm ".
AL
đánh giá năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong chủ đề "Virus và
❑ Không phù hợp
❑ Phù hợp
❑ Hoàn toàn không phù hợp
CI
❑ Hoàn toàn phù hợp
OF FI
❑ Bình thường
2. Thầy/Cô có đóng góp gì để hoàn thiện bài tập 3.3?
……………………………………………………………………………………… BTTT 3.4: (Virus và bệnh truyền nhiễm)
NH ƠN
Virus cúm có 3 tuýp A, B, C trong đó tuýp cúm A thường xuyên có sự biến đổi và có thể tạo thành các chủng virus có độc cực cao, cự lây truyền rộng rãi nên ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người dân. Với 16 loại kháng nguyên H và 9 loại kháng nguyên N, virus cúm A có thể có nhiều loại phân tuýp cúm (có thể tới 144 loại): H1N1, H2N2, H3N2, H5N1, H7N9, H5N6, H9N2, H5N2, H5N3, H5N8… Trên thế giới, một số phân tuýp cúm A đã gây nên các đại dịch cúm như: H2N2, H1N1, H3N2, H3N8. Trong một vài năm trở lại đây trên thế giới cũng đã ghi nhận sự xuất hiện và tái
QU Y
bùng phát của nhiều chủng cúm mới như: H5N1, H7N9, H5N6, H9N2, H5N2, H5N3, H5N8.
1) Thông tin được đề cập trong đề bài là gì? 2) Xác định mâu thuẫn trong vấn đề?
M
3) Hãy nêu giả thuyết của em về vấn đề này?
KÈ
4) Phương thức lan truyền của virus gây bệnh cúm là gì? 5) Vì sao virus cúm có tốc độ lan chủng nhanh như vậy? 6) Nếu dùng vaccine của năm trước để tiêm phòng dịch cúm cho năm sau có được
DẠ Y
không?
7) Trước tình hình biến đổi khí hậu đang xảy ra, thời tiết biến đổi thất thường, bệnh cảm cúm có nguy cơ lây lan và bùng phát rất cao, đặc biệt ở những nơi tập trung đông người thì nguy cơ bùng phát dịch ngày càng cao hơn. Là một HS em hãy đưa ra những giải pháp để phòng ngừa và điều trị bệnh cúm. 63
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 1. Thầy/Cô vui lòng cho biết mức độ phù hợp khi sử dụng bài tập này để
bệnh truyền nhiễm ".
AL
đánh giá năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong chủ đề "Virus và
❑ Không phù hợp
❑ Phù hợp
❑ Hoàn toàn không phù hợp
CI
❑ Hoàn toàn phù hợp
OF FI
❑ Bình thường
2. Thầy/Cô có đóng góp gì để hoàn thiện bài tập 3.4?
……………………………………………………………………………………… Cảm ơn sự hợp tác và giúp đỡ của các quý Thầy/Cô, kính chúc Thầy/Cô và gia
NH ƠN
đình sức khỏe, đạt được nhiều thành công trong công việc! Mọi thông tin thắc mắc xin vui lòng liên hệ:
Trần Thị Minh Anh – Lớp 17SS, Khoa Sinh – Môi trường, trường Đại học Sư phạm –
DẠ Y
KÈ
M
QU Y
Đại học Đà Nẵng.
64
DẠ Y
KÈ
M
QU Y
NH ƠN
OF FI
CI
AL
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community